Results 1 to 4 of 4

Thread: Cuộc chiến Vùng Vịnh 3' xảy ra ngày 30/1?

  1. #1
    Member
    Join Date
    04-11-2010
    Posts
    543

    Cuộc chiến Vùng Vịnh 3' xảy ra ngày 30/1?



    Ngày càng nhiều tàu chiến mới của Mỹ và NATO kéo đến bờ biển Iran.

    Không lâu trước năm mới, Mỹ và EU đă tuyên bố sẽ cấm vận mua dầu mỏ Iran, khiến Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad dọa đóng cửa eo biển Hormuz, trong khi hơn 40% dầu mỏ Cận Đông cung cấp cho châu Âu và Mỹ đi qua đây.

    Ngay trước thềm năm mới, Mỹ đă phái đến đây hạm đội chiến đấu do tàu sân bay John Stennis dẫn đầu. Đầu tháng 1/2012, thêm một hạm đội của Hải quân Mỹ do tàu sân bay USS Carl Vinson lại kéo đến biển Arab ở tây nam bờ biển Iran.

    Trong đội h́nh của hạm đội này ngoài bản thân tàu sân bay với 90 máy bay và trực thăng trên khoang, c̣n có tàu tuần dương tên lửa USS Bunker Hill và tàu khu trục tên lửa USS Halsey. Ngày 10/1/2012, tàu sân bay Abraham Lincoln cũng đến đó cùng tàu tuần dương tên lửa USS Cape St. George. Trong cụm tàu này c̣n có 2 tàu khu trục tên lửa USS Momsen và USS Sterett.

    Ngoài ra, Hải quân Mỹ đă tung đến khu vực Vùng Vịnh cụm tàu đổ bộ và một tiểu đoàn TQLC viễn chinh. Cụm tàu này bao gồm tàu đổ bộ chở trực thăng vạn năng tối tân USS Makin Island lớp Wasp, tàu đốc vận tải đổ bộ USS New Orleans, tàu đốc đổ bộ USS Pearl Harbor, một tiểu đoàn TQLC, một nhóm đặc nhiệm, một phi đội trực thăng tăng cường và một tiểu đoàn hậu cần.

    Các tàu đổ bộ vạn năng lớp Wasp được coi là những tàu lớn nhất thuộc loại này trên thế giới. Chúng được sử dụng để đổ bộ các đơn vị TQLC lên bất cứ bờ biển nào. Trên các boong tàu này có thể bố trí máy bay và trực thăng.

    Các tàu này được trang bị các hệ thống tên lửa pḥng không, các hệ thống pháo tầm gần và các tên lửa có điều khiển. Thủy thủ đoàn gồm hơn 1.100 người. Tàu cũng có thể chở gần 1.900 TQLC.

    Nhưng đó chưa phải là tất cả. Tàu khu trục HMS Daring của Anh cũng được cử đến Vịnh Persique. Nhiệm vụ chính của các tàu loại này là bảo vệ hạm đội chống tấn công đường không. Hệ thống radar hiện đại và hệ thống tên lửa pḥng không PAAMS cho phép chúng phát hiện và tiêu diệt các tên lửa và máy bay tiêm kích của đối phương với hiệu quả cao gấp 5 lần các tàu cùng lớp của các nước khác. Tại khu vực này, hiện có mặt tổng cộng 9 tàu của Anh, trong số đó có 4 tàu quét lôi, 1 tàu tuần tra-thủy văn và 3 tàu vận tải tiếp vận.

    Kênh truyền h́nh tiếng Arab Al Arabiya đă đưa tin về việc Lục quân Mỹ bắt đầu đưa tới Israel một đội quân nhiều ngh́n lính. Theo site debka.com của Israel chuyên về phân tích chính trị an ninh, đă có gần 9.000 lính Mỹ đến Israel. Ngoài ra, tại Israel sẽ thành lập các sở chỉ huy của Mỹ, c̣n ở đại bản doanh Bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu đặt tại Đức sẽ triển khai các sở chỉ huy của quân đội Israel. Mục đích là lập một lực lượng tác chiến chung cho trường hợp xung đột quy mô lớn ở Cận Đông.

    Sự cảnh cáo đối với Iran
    Trong bối cảnh đó, cuộc xâm lược đang đến gần của liên minh phương Tây do Mỹ cầm đầu xem ra gần như không tránh khỏi. Việc cấm vận xuất khẩu dầu mỏ Iran thực tế là một thảm họa kinh tế đối với nước này. Sau khi bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt này, Iran đơn giản là không c̣n cách nào khác là t́m cách dùng quân sự ngăn cản việc chuyên chở dầu mỏ bằng đường biển từ các nước khác. Mà những hành động đó có nghĩa là chiến tranh. Người Mỹ để làm việc đó đang huy động các tàu chiến của ḿnh và các đồng minh để giành ưu thế tuyệt đối trước về các phương tiện chiến tranh.

    Thời gian khai chiến tương đối người ta đă biết: nhiều chuyên gia nêu ra ngày 30.1, khi mà tại phiên họp tiếp theo Ủy ban châu Âu của EU dự định công khai tuyên bố áp dụng cấm vận mua dầu mỏ Iran. Đây sẽ là “sự cảnh cáo” đối với Iran. Các hành động tiếp theo của Iran là rơ ràng - đó là đóng cửa eo biển Hormuz. Phản ứng của Mỹ cũng có thể tiên liệu. Mà tiếp sau đó th́ cái ǵ cũng có thể xảy ra. Dẫu sao th́ chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đă cảnh báo nếu Mỹ hay một nước nào khác tấn công Iran, Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp nhanh chóng và trực tiếp tham chiến. Trong một bài báo của Học viện quan hệ quốc tế đương đại mới đăng trên tờ China Daily, có viết: “Dầu mỏ Iran chiếm tỷ lệ lớn trong nhập khẩu của Trung Quốc. Iran là nhà cung cấp hydrocarbon lớn thứ ba cho thị trường Trung Quốc. Trung Quốc hàng năm mua khoảng 20% toàn bộ dầu mỏ Iran xuất khẩu. Mỹ đă quen áp đặt ư chí của ḿnh cho cộng đồng quốc tế, tuy nhiên, họ cần phải biết rằng, thế giới đang thay đổi rất nhanh”.

    (Theo Đất Việt)

  2. #2
    Member
    Join Date
    04-11-2010
    Posts
    543

    Iran sẵn sàng đàm phán hạt nhân

    Trong bối cảnh phương Tây áp lệnh trừng phạt cứng rắn buộc Iran phải xem xét lại chương tŕnh hạt nhân của ḿnh, Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố nước này sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với các cường quốc thế giới

    Tuy nhiên, nhà lănh đạo Iran khẳng định, sức ép trên sẽ không khiến nước này từ bỏ nhu cầu của ḿnh, theo đó vẫn sẽ tiếp tục làm giàu uranium, yếu tố khiến cuộc đối thoại năm ngoái thất bại.

    Mỹ và các đồng minh muốn Iran ngừng các hoạt động sản xuất nhiên liệu hạt nhân có thể được sử dụng để chế tạo vũ khí.

    Iran luôn khẳng định mục đích của họ mang tính chất ḥa b́nh, tức là sản xuất điện và sử dụng cho mục đích chữa trị bệnh nhân ung thư.

    Liên minh châu Âu đă áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Iran hồi đầu tuần, gây sức ép buộc nước này phải quay trở lại ṿng đàm phán hạt nhân.

    Một quan chức cấp cao phụ trách vấn đề hạt nhân của LHQ dự kiến sẽ tới Tehran vào ngày mai.

    Ông Ahmadinejad khẳng định: "Rơ ràng các người (Mỹ và đồng minh) muốn gây sức ép lên nhân dân Iran...Họ sẽ không bị sức ép đó. Lịch sử cho thấy đất nước Iran đă vượt qua nhiều thử thách. Thử thách càng lớn, người Iran càng quyết tâm hơn".

    EU nhập khẩu khoảng 450.000 thùng dầu mỗi ngày từ Iran, chiếm 18% tổng lượng xuất khẩu dầu mỏ của nước này.

    Trong khi đó, Trung Quốc phản đối lệnh trừng phạt trên nhằm vào Iran. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh: "Mù quáng gây sức ép và áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran không phải là những giải pháp mang tính xây dựng".

    Hồng Hà (Theo AP)

  3. #3
    Member
    Join Date
    04-11-2010
    Posts
    543

    TQ băn khoăn về nguồn dầu Iran

    Trong lúc Phương Tây tăng sức ép lên Iran, Trung Quốc rơi vào cảnh khó xử.
    Vì là bạn hàng lớn nhất và khách hàng mua dầu thô nhiều nhất của Tehran, (20% lượng xuất khẩu của Iran), sự hợp tác của Bắc Kinh đóng vai trò trọng yếu nếu Phương Tây muốn thành công trong kế sách ngăn Iran làm giàu uranium.
    Thế nhưng cũng chưa rõ gì rõ ràng là Trung Quốc sẽ chấp nhận chuyện đó.
    Khi Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông Timothy Geithner thăm Bắc Kinh đầu tháng 1 này để hối thúc các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong chuyện Iran, nước chủ nhà đã lịch sự nói không.
    Tuy vậy, vì tầm quan trọng của mối bang giao với Phương Tây, nhất là với Mỹ, Trung Quốc không thể hoàn toàn bỏ qua sức ép đó để cứ tiếp tục làm ăn với Iran như chẳng có chuyện gì xảy ra.
    Để hiểu cách Trung Quốc bảo vệ quyền lợi của họ trong hoàn cảnh khó khăn và nhiều rủi ro thế này, chúng ta cần xem trước hết điều gì là động lực cho chính sách ngoại giao của Trung Quốc với Iran.

    An ninh năng lượng
    Điều hiển nhiên nhất là lợi ích kinh tế.
    Iran đang đứng hàng thứ ba trong số nước cung cấp dầu thô cho Trung Quốc, bằng khoảng 500 nghìn thùng mỗi ngày và vì thế, Tehran đóng vai trò sống còn trên bàn cờ an ninh năng lượng của Trung Quốc.
    Mất đi nguồn dầu từ Trung Quốc sẽ ngay lập tức gây cơn sốc về cung ứng cho Trung Quốc, trừ khi các nước sản xuất dầu khác, như Ả Rập Saudi, nhảy vào bù ngay lại được khoản thiếu hụt.
    Hơn nữa, các công ty dầu của Trung Quốc đã ký những hợp đồng hàng tỷ đô la để khai thác năng lượng và lọc dầu với các đối tác Iran.
    Trung Quốc sẽ mất những hợp đồng béo bở này nếu tham gia cấm vận Iran cùng Phương Tây.


    Bộ trưởng tài chính Mỹ Timothy Geithner thăm Trung Quốc v́ vấn đề Iran

    Về nguyên tắc, Bắc Kinh cũng luôn chống lại lệnh cấm vận nói chung. Còn trong trường hợp của Iran, Trung Quốc chắc cũng sẽ chấp nhận làm theo một khi cấm vận về dầu được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua. Nhưng vì đây là sáng kiến do Hoa Kỳ và các nước châu Âu nêu ra, Trung Quốc coi đó là hành động thiếu chính danh quốc tế.
    Dù thế nào thì vụ Hoa Kỳ nhằm vào chương trình hạt nhân của Iran cũng lại khiến Bắc Kinh cho là một ví dụ tiếp theo của tiêu chuẩn nước đôi mà Hoa Kỳ đem ra áp dụng – Hoa Kỳ vừa nhắm mắt để Israel có vũ khí nguyên tử nhưng đe dọa dùng vũ lực để chống lại chương trình của Iran – và vì thế, Trung Quốc vẫn đi con đường ‘trung dung chi đạo’, không ngả về phía nào.

    Sự ủng hộ có nhiều nấc
    Trung Quốc công nhận quyền của Iran được làm giàu uranium chừng nào vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Trung Quốc ủng hộ cấm vận nhằm vào Iran chỉ như cách buộc Iran xác tín các cam kết thi hành luật quốc tế mà thôi.
    Các lợi ích kinh tế và bản năng không ưa cấm vận khiến Trung Quốc nghi ngờ về đề nghị cấm vận dần thô nhắm vào Iran.
    Nhưng Trung Quốc cũng phải xem xét cái giá phải trả một khi họ làm bực lòng những bạn hàng lớn nhất.
    Giao thương với Washington chắc chắn là chuyện quan trọng hơn cho quyền lợi quốc gia của Trung Quốc hơn là quan hệ với Iran.
    Hoa Kỳ đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ nhì, chỉ sau EU cho hàng hóa Trung Quốc.
    Nước Mỹ cũng có đầy phương tiện khiến Trung Quốc khó khăn một khi Washington có lý do để tin rằng Trung Quốc cố ý phá cố gắng của Mỹ buộc Iran ngưng chương trình hạt nhân.

    Đường dây Saudi
    Tình hình chưa hết phức tạp cho Trung Quốc vì nước này cũng phải tính đến sự đối đầu sâu nặng của Ả Rập Saudi trước chương trình hạt nhân của Iran. Từ nhiều năm qua, Trung Quốc chăm sóc quan hệ với Ả Rập Saudi, quốc gia cung ứng dầu hàng đầu cho Trung Quốc.
    Hồi giữa tháng 1 này, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã thăm Ả Rập Saudi để tăng cường quan hệ.
    Quốc gia này quan trọng hơn Iran nhiều nếu nhìn từ góc độ an ninh năng lượng với Trung Quốc.
    Và vì thế, Trung Quốc không dám làm Ả Rập Saudi khó chịu chỉ vì Iran.
    "Tình hình chưa hết phức tạp cho Trung Quốc vì nước này cũng phải tính đến sự đối đầu sâu nặng của Ả Rập Saudi trước chương trình hạt nhân của Iran. "
    Cuối cùng, những nhân vật mang đầu óc thực tiễn ở Bắc Kinh hiểu rằng ngay tại Israel cũng có những sức ép ngày càng tăng để nước này tấn công phòng ngừa phá các cơ sở hạt nhân của Iran, chấp nhận các lệnh trừng phạt mà thực tế sẽ làm Iran đau đớn có thể là cách duy nhất để xua đi kịch bản tồi nhất: một cuộc chiến tại vùng Vịnh Ba Tư làm ngăn luồng dầu qua eo biển Hormuz và dẫn tới cơn khát dầu toàn cầu.
    Cách đi ‘trung dung chi đạo’ mà Bắc Kinh có thể sẽ theo, dù không mấy mặn mà, là cách bảo vệ quyền lợi riêng trên nhiều mặt trận.
    Để trách không hoàn toàn biến Iran từ bạn thành thù, Trung Quốc sẽ vẫn chính thức phản đối lệnh cấm vận dầu với Iran.
    Nhưng nếu các nước nhập dầu khác như Nhật Bản và Hàn Quốc ủng hộ cấm vận, Trung Quốc cũng sẽ bắt đầu giảm lượng dầu nhập từ Iran với nhiều cách lý giải khác nhau, và như thế cũng để tỏ ra không phải là nước phá đám với kế hoạch của Phương Tây.
    Cùng lúc, Trung Quốc sẽ cố gắng có lời cam kết mạnh mẽ từ Ả Rập Saudi về nguồn cung ứng dầu bù vào lượng nhập khẩu mất đi từ Iran.
    Các tính toán này có thể không làm Trung Quốc tránh được cảnh phải nhìn một cuộc xung đột quân sự có hậu quả tai hại ở vùng Vịnh nếu Israel mất kiên nhẫn và vẫn tấn công Iran dù Hoa Kỳ phản đối.
    Nhưng trong cuộc chơi nguyên tử đầy bất trắc và kịch tính Trung Quốc cũng chẳng còn lá bài nào khác.

    Bài viết cho BBC thể hiện quan điểm của giáo sư Bùi Mẫn Hân (Pei Minxin) từ trường Claremont McKenna, California, Hoa Kỳ.

  4. #4
    Member
    Join Date
    04-11-2010
    Posts
    543
    Anh sẵn sàng điều thêm tàu chiến đến gần Iran
    London sẵn sàng điều động lực lượng bổ sung tới vùng vịnh Persian trong bối cảnh căng thẳng với Iran đang gia tăng, Bộ trưởng Quốc pḥng Anh cho biết sau khi EU công bố lệnh trừng phạt Iran và tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Hormuz.
    Ông Philip Hamond cho hay các kế hoạch điều thêm tàu chiến, máy bay và binh sĩ tới khu vực nóng này đă sẵn sàng, theo Indenpedent. Ông nói thêm rằng quyết định điều một hải đội, do tàu sân bay Mỹ USS Abraham Lincoln dẫn đầu, đi qua eo biển chiến lược Hormuz, đă gửi một thông điệp rơ ràng về quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải qua cửa ngơ huyết mạch này.

    Trước đó hôm 22/1, Bộ Quốc pḥng Anh thông báo tàu chiến nước này cùng các tàu của Pháp và Mỹ đi qua eo biển Hormuz - nơi được coi như điểm nhạy cảm có thể châm ng̣i xung đột giữa phương tây với Iran.

    Eo biển Hormuz nối vịnh Persian với vịnh Arab, đây là tuyến đường vận chuyển dầu mỏ quan trọng từ các nước Arabra thế giới. Mỗi ngày khoảng một phần năm lượng dầu giao thương của thế giới đi qua đây. Khi Mỹ và các nước châu Âu t́m cách trừng phạt kinh tế Iran, Tehran tuyên bố sẽ đóng cửa eo biển này và sẽ làm điều đó một cách dễ dàng.

    Nếu eo biển Hormuz bị phong tỏa sẽ là gây ảnh hưởng vô cùng to lớn cho nền kinh tế đang khủng hoảng của thế giới, và cũng ảnh hưởng đến chính nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ của Iran. Trong nhiều tuần qua, những lời đe dọa qua lại xung quanh việc Iran có thể chặn cửa ngơ này đă khiến t́nh h́nh lên rất căng thẳng.

    Hiện ở vùng vịnh Arab và Persian có các tàu chiến của Mỹ, Anh, Pháp. Sự hiện diện quân sự của các nước này và đồng minh đă tăng lên trong thời gian qua, sau khi Iran tiến hành cuộc tập trận rầm rộ kéo dài 10 ngày trên biển.

    Đầu tuần này, Liên minh châu Âu tuyên bố chính thức thông qua các lệnh trừng phạt mới với Iran thông qua biện pháp tài chính. Những biện pháp này, cùng với các lệnh trừng phạt của Mỹ mới đây, sẽ khiến Iran khó khăn trong việc xuất khẩu dầu. Một số khách hàng lớn của Iran như Nhật Bản và Trung Quốc đă giảm mức nhập.

    Đáp lại lệnh cấm vận của EU, phó chủ tịch Ủy ban ngoại vụ và an ninh quốc gia Iran, Mohamed Kusa, tuyên bố "nếu hoạt động xuất khẩu dầu của Iran gặp bất kỳ trở ngại nào, thì eo biển Hormuz chắc chắn sẽ phải đóng cửa".

    Còn các chuyên gia Ủy ban soạn thảo và thẩm định Hiến pháp tỏ quan điểm, Iran sẽ chủ động cắt đứt các hoạt động xuất khẩu dầu mỏ sang châu Âu, để các nước thành viên EU không kịp tìm bạn hàng mới, từ đó nâng cao giá dầu, giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế châu Âu.

    Iran đă chịu rất nhiều lệnh trừng phạt về kinh tế từ Hội đồng Bảo an, và các biện pháp cấm vận đơn phương của nhiều quốc gia phương Tây. Các nước này muốn gây sức ép để Iran từ bỏ chương tŕnh hạt nhân mà họ nghi là nhằm chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chính phủ Iran, quốc gia có nguồn tài nguyên dầu lửa dồi dào, khẳng định chương tŕnh hạt nhân chỉ nhằm các mục đích ḥa b́nh là tạo ra điện và thí nghiệm phục vụ y tế.

    Thanh Mai

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 77
    Last Post: 31-12-2011, 08:39 AM
  2. Replies: 130
    Last Post: 31-12-2011, 08:37 AM
  3. Replies: 7
    Last Post: 10-09-2011, 02:33 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 18-08-2011, 01:52 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 08-11-2010, 01:27 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •