Results 1 to 4 of 4

Thread: al-Qaeda

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    al-Qaeda

    al-Qaeda
    "Gia đ́nh khủng bố" al-Qaeda đón 14 ngh́n thành viên



    Thủ lĩnh mới của al-Qaeda Ayman al-Zawahiri cho biết, nhóm Hồi giáo vũ trang Somali Al Shabab đă chính thức gia nhập "gia đ́nh" khủng bố này.
    Phó thủ lĩnh lâu năm vừa lên nắm quyền thủ lĩnh của tổ chức khủng bố khét tiếng al-Qaeda Ayman al-Zawahiri đă tỏ ra hài ḷng với động thái của Al Shabab trong một video được công bố ngày hôm qua.

    AP đă trích dẫn 1 đoạn trong video được công bố trên web của tổ chức này như sau: "Hôm nay tôi có 1 tin mừng cho các tín đồ Hồi giáo, đó là việc Al Shabab đă gia nhập với al-Qaeda để hỗ trợ tổ chức chống lại chiến dịch phục quốc của người Do Thái và những lănh đạo gian xảo của họ."


    Ayman al-Zawahiri chào đón những người anh em mới Al Shabab với gia nhập "ngôi nhà chung" al-Qaeda.

    Video mới được công bố cũng có một đoạn ghi âm bổ sung được cho là của Mukhtar Abu Zubeyr, lănh đạo của Al Shabab cam kết sẽ trung thành với al-Qaeda bằng lời thề "đi theo Ayman al-Zawahiri trong mọi cuộc hành tŕnh như một chiến binh trung thành."

    Mukhtar cũng nói: "Thay mặt các binh sĩ Al Shabab, tôi thề sẽ trung thàng với ngài và sẽ cùng nhau tiếp tục cuộc thánh chiến mà lănh tụ vĩ đại Osama đă vạch ra."
    http://vietsn.com/forum/showthread.php?t=518614

    Được biết Al Shabab là tổ chức nắm giữ nhiều quyền kiểm soát tại miền Nam Somali với chủ trương chống lại quân đội chính phủ và các lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh của Liên minh Châu Phi. Theo các phương tiện truyền thông, hiện tổ chức này có khoảng 14.426 chiến binh trên toàn lănh thổ vào năm 2011.
    Last edited by alamit; 13-02-2012 at 06:11 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    al-Qaeda

    al-Qaeda
    Al-Qaida ủng hộ cuộc nổi dậy tại Syria





    Ayman al-Zawahiri lên nắm quyền chỉ huy al-Qaida sau khi trùm khủng bố Osama bin Laden bị lực lượng đặc nhiệm Mỹ hạ sát

    Người lănh đạo al-Qaida đă lên tiếng ủng hộ cho cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống Bashar al-Assad và kêu gọi người Hồi giáo từ các quốc gia láng giềng hăy tiếp tay giúp cho quân nổi dậy chống chính phủ Syria.

    Trong một băng video được đưa lên một trang web của Hồi giáo, ông Ayman al-Zawahri hối thúc những người Hồi giáo ở Iraq, Jordanie, Li Băng và Thổ Nhĩ Kỳ hăy cùng với phe nổi dậy chống lại chế độ mà ông gọi là độc hại, thối nát của ông Assad. Ông ta cũng kêu gọi nhân dân Syria chớ lệ thuộc vào phương Tây hay các chính phủ Ả Rập.

    Các giới chức Iraq nói tin t́nh báo trong 4 tháng qua cho thấy một luồng sóng những chiến binh có liên hệ với al-Qaida cũng như vũ khí cho phe chống ông Assad, từ miền bắc Iraq, được đổ vào Syria.

    Lời nhận định của ông Zawahri được đưa ra một ngày sau khi 2 vụ đánh bom xe tự sát tấn công vào các cơ sở an ninh tại Aleppo, một thành phố ở Syria trước đó vẫn tương đối b́nh an trong suốt khoảng thời gian tính từ khi vụ nổi dậy bắt đầu.

    Trong lúc không phe nhóm nào lên tiếng nhận trách nhiệm, những vụ tấn công bằng xe bom là một chỉ dấu đặc biệt của al-Qaida.

    Cũng hôm thứ Bảy, một tuớng lănh kiêm bác sỹ quân y Syria đă bị ám sát ở bên ngoài tư gia của ông tại Damascus. Chuẩn tướng Issa Kholi được biết là một trong những sỹ quan cao cấp nhất đă bị hạ sát trong cuộc xung đột kéo dài 11 tháng nay.

    Ám sát vẫn là một yếu tố thông thường trong cuộc xung đột tại Syria, với bên nọ tố cáo bên kia tấn công thường dân. Một phát ngôn viên cho quân nổi dậy thuộc Quân Đội Tự do Syria đă phủ nhận cáo buộc cho là quân nổi dậy đă liên can tới vụ hạ sát tướng lănh này.

    T́nh h́nh rối loạn tại Syria bắt đầu bằng các cuộc biểu t́nh phản đối chống lại quyền cai trị của ông Assad, nhưng càng ngày cuộc nổi dậy càng bị quân sự hóa khi những quân nhân bỏ ngũ và người phản kháng cầm súng chống lại chính phủ.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Algeria: địa bàn hoạt động của quân khủng bố không c̣n biên giới ?
    (Nguyễn Văn Huy)




    “…Địa bàn hoạt động của quân khủng bốHồi giáo hiện nay tuy không có biên giới nhưng hiệu quả mang lại rất hạn hẹp. Cuộc đấu tranh của những tổ chức khủng bố Hồi giáo chống lại nền văn minh và đà tiến hóa hiện đại đang bước vào giai đoạn tuyệt vọng…”







    Cuộc giải cứu con tin của đội đặc nhiệm Algeria tại khu khai thác khí đốt In Amenas ngày 19/01/2013 đă diễn ra trong biển máu. Hai ngày sau cuộc tấn công, đội đặc nhiệm đă giải thoát được 792 người (107 người nước ngoài và 685 người Algerian địa phương) nhưng số con tin bị thiệt mạng rất lớn: 40 người và hơn 60 người bị thương. Về phía quân khủng bố, 29 người bị giết, 5 người bị bắt sống và 3 người khác đang bị truy lùng.

    Trong số 40 con tin bị thiệt mạng, 37 là người nước ngoài thuộc 8 quốc gia : 10 người Nhật, 7 người Philippines, 2 người Romania, 3 người Anh, 3 người Bỉ, một người Mỹ, một người Pháp, nhiều người nước ngoài khác và 7 người chưa xác định được quốc tịch. Đó là chưa kể 5 người bị mất tích mà chính quyền Algeria không hy vọng c̣n sống.

    Trong số quân khủng bố bị giết, chính quyền Algeria đă nhận diện được 11 người Tunisia, 2 người Canada, một người Pháp, số c̣n lại là những người địa phương gốc Algeria, Mali, Nigeria, Mauritania và Aicập. Toán khủng bố này thuộc đội Moulathamine ("kư tên bằng máu để ăn thề"), do Mokhtar Belmokhtar điều khiển, đến từ miền bắc Mali. Người dẫn đường là một cựu tài xế của khu khai thác khí đốt In Amenas.


    lănh tụ nhóm khủng bố Mokhtar Belmokhtar

    Thấy ǵ qua hai cuộc tấn công của quân khủng bố và cuộc giải cứu con tin của chính quyền Algeria ? Sự phân tích không dễ dàng v́ không giản dị như giới truyền thông quốc tế đưa tin.

    Trước hết cũng nên biết khu khai thác khí đốt Tiguentourine tại In Amenas này nằm sâu trong sa mạc Sahara, cách thủ đô Alger hơn 1500 km về phía Đông-Nam và chỉ cách biên giới Libya vài cây số. Đây là khu khai thác khí đốt lớn thứ ba (18% lượng khí đốt xuất khẩu với 75 triệu m3 khí đốt mỗi ngày, tức 60000 thùng khí nén, hay 9 tỷ m3/năm) và cũng là một trong những nguồn tài nguyên chính của Algeria với 4 tỷ USD/năm. Khu này do một tổ hợp gồm ba công ty B (Anh), Sonatrach (Algeria) và Statoil (Na Uy) cùng khai thác với sự hợp tác của nhiều công ty chuyên ngành về khí đốt, lao động và an ninh, chẳng hạn như công ty JCG của Nhật phụ trách thiết kế và xây dựng cơ sở hóa học và năng lượng, công ty CIS Catering của Pháp cung cấp công nhân lao động người bản xứ, công ty Stirling của Anh phụ trách bảo vệ an ninh khu này, v.v.

    Sở dĩ chính quyền Algeria quyết định tấn công nhanh vào khu này để giải thoát con tin v́ hay tin quân khủng bố đang gài chất nổ phá vào các ống dẫn khí đốt nếu bị tấn công. Thái độ cứng rắn của chính quyền Algeria đối với quân khủng bố là hậu quả tự nhiên của cuộc nội chiến giữa chính quyền và quân khủng bố Hồi giáo trong suốt hơn 20 năm qua, gần 150.000 người Algeria đă bị thiệt mạng. Sở dĩ ḥa b́nh đă được tái tạo lại là nhờ chính sách ḥa giải của đương kim tổng thống Abdelaziz Bouteflika : những kháng chiến quân Hồi giáo cực đoan nếu cam kết qui phục chính quyền th́ sẽ không bị truy tố và được quyền về sống với gia đ́nh. Nhưng khế ước này đang bị quân khủng bố vi phạm, nhất là dám đánh phá vào nguồn lợi huyết mạch của Algeria (Algeria không có nguồn lợi nào chính ngoài dầu thô và khí đốt).

    Dư luận quốc tế chỉ trích nhiều về thái độ không nhân nhượng của chính quyền Algeria đối với quân khủng bố, nhưng khi một cơ sở dân sự bị một toán khủng bố gần 40 người vơ trang đến tận răng đi trên 10 xe pickup đến tấn công bất th́nh ĺnh và bắn giết những công nhân vô tội, rơ ràng đây là một hành động chiến tranh chứ không phải là một vụ bắt con tin thuần túy. Chính quyền Algeria cũng không thể tham vấn tất cả chính quyền các quốc gia có công dân làm việc trong khu vực này v́ quá nhiều và th́ giờ lại gấp rút. Một cách vắn tắt, ngay khi vừa xâm nhập vào khu vực, quân khủng bố liền nả súng vào những người chạy trốn và xử tử ngay tại chỗ những người có nhiệm vụ bảo vệ an ninh. Phần lớn những con tin người nước ngoài đă bị quân khủng bố giết chết trước khi đội đặc nhiệm của chính quyền Algeria can thiệp. Thêm vào đó quân khủng bố c̣n yêu sách những điều kiện không thể thỏa măn được, như đ̣i thả các tù nhân Hồi giáo tại Mỹ và Pháp phải rút quân khỏi Mali.

    Điều khó hiểu thứ nhất là tại sao số người Châu Á (10 người Nhật, 7 người Philippines) bị quân khủng bố giết nhiều hơn người Châu Âu, không biết quân khủng bố có lầm tưởng đây là những người Trung Quốc không? Nhắc lại, sự hiện diện của công nhân Trung Quốc trên lănh thổ Algeria đang gây nhiều bất măn trong dân chúng. Gần như tất cả các hợp đồng xây dựng đường sá, cầu cống và bến cảng tại Algeria đều do các công ty Trung Quốc thực hiện. Đặc điểm của các công ty này là không tuyển dụng công nhân địa phương và tỏ ra hống hách đối với những người Algeria có liên hệ với họ. Những công nhân Trung Quốc sau khi hết hợp đồng thường t́m cách ở lại Algeria sinh sống bằng nghề buôn bán. Với thời gian những người này đă gần như chiếm lĩnh các thị trường bán lẻ hàng hóa điện tử nhỏ và áo quần, hoạt động này đă bóp chết những tiểu thương địa phương buôn bán hàng thủ công nghiệp. Sự va chạm kinh tế giữa hai dân tộc do đó đă rất căng thẳng. Về tín ngưỡng, người Trung Quốc thích ăn thịt heo (mà người Algeria rất kỵ v́ đạo Hồi cấm) và không ngần ngại phô trương sự vượt trội của văn hóa Trung Hoa trên mọi lănh vực.

    Điều khó hiểu thứ hai là với một lực lượng vơ trang gần 40 người đi trên 10 chiếc Pick-up cải biến thành xe tấn công chạy từ biên giới bắc Mali đến In Amenas, một đoạn đường dài trên 1000 km trong sa mạc, mà không hề bị phát giác kể cũng lạ. Điều này cho thấy chính quyền Algeria không đủ khả năng kiểm soát toàn bộ sa mạc Sahara trên lănh thổ và cũng không ngờ quân khủng bố Hồi giáo dám tấn công vào một địa điểm kinh tế trọng yếu ngay trên lănh thổ của ḿnh. Sự yếu kém này thể hiện qua sự hiện diện của Stirling, một công ty tư nhân Anh, được thuê để bảo vệ an ninh khu dầu khí Tiguentourine tại In Amenas.

    Những tổ chức khủng bố Hồi giáo tại Algeria và Mali được trang bị như thế nào và hoạt động ở đâu? Nh́n chung có vẻ rất phức tạp, nhưng nếu quan sát kỹ cũng không khó hiểu.

    Từ sau các cuộc nổi dậy của người Ả rập từ tháng 12-2011 đến nay, không ai biết được số lượng vũ khí của các chế độ độc tài Tunisia và Libya bị những người chống đối chiếm giữ làm của riêng là bao nhiêu. Một điều có thể kiểm chứng được là gần như mỗi gia đ́nh sinh sống trong sa mạc Sahara đều có ít nhất một khẩu súng tự động để tự vệ. Do đời sống khó khăn, một phần lớn lượng vũ khí này được buôn bán tự do trên các chợ trời trong sa mạc mà khách hàng phần lớn là những toán du kích khủng bố nhân danh Hồi giáo. Quân khủng bố ưu tiên chọn mua các loại vũ khí có hỏa lực mạnh và có khả năng sát hại nhiều người như đại liên, trung liên, phóng lựu, súng cối, đại bác hạng nhẹ, súng chống xe bọc sắt và phi cơ, các loại xe pick-up cải tiến và xăng dầu.

    Được sự giúp đỡ tài chánh của những tổ chức Hồi giáo quá khích salafist tại các tiểu vương quốc sản xuất dầu lửa vùng Vịnh, những nhóm khủng bố Hồi giáo trong sa mạc Sahara không những đă tân trang lại lượng vũ khí cũ kỹ mà c̣n được những cựu du kích quân thánh chiến Hồi giáo (jihad) từ Afghanistan đến huấn luyện cách sử dụng các loại vũ khí có hỏa lực mạnh và cách lái xe pick-up cải biến để tấn công. Với tinh thần cực đoan và khối lượng vũ khí hiện đại này, quân khủng bố Hồi giáo trong sa mạc Sahara đánh bại dễ dàng các đội quân Châu Phi ô hợp, vừa thiếu huấn luyện vừa không có tinh thần chiến đấu và nhất là được trang bị yếu hơn. Sự thảm bại mau chóng của quân đội Mali trước sự tiến công của những nhóm du kích Hồi giáo cực đoan này là một thí dụ điển h́nh.

    Dư luận cho rằng quân khủng bố tấn công vào khu sản xuất khí đốt Tiguentourine tại In Amenas là để trả đũa lại cuộc tiến công của quân Pháp đánh đuổi quân khủng bố ra khỏi lănh thổ miền bắc Mali. Phỏng đoán này không đúng v́, theo tin t́nh báo Algeria, cuộc tấn công vào khu dầu khí này đă được chuẩn bị từ nhiều tháng trước, trong mục đích bắt được nhiều con tin người nước ngoài để yêu sách, hay đ̣i tiền chuộc, hay làm hàng trao đổi tù binh với các chính quyền liên hệ. Sự trùng hợp là quân khủng bố tấn công vào khu khí đốt In Amenas vài ngày sau khi quân đội Pháp tiến công quân khủng bố Hồi giáo trên lănh thổ Mali, do đó dễ bị hiểu lầm là có liên hệ với nhau.

    Cũng nên biết từ sau khi sào huyệt của tổ chức khủng bố Al Qaeda tại Afghanistan bị Hoa Kỳ phá hủy, những tàn quân của tổ chức này tản mác khắp nơi trong mục tiêu t́m một địa bàn khác để xây dựng lại tổ chức. Để tránh sự truy lùng của quân đội Mỹ, những nhóm tàn quân này thay đổi tên để trở thành những tổ chức vơ trang địa phương nhằm thu hút sự ủng hộ của dân cư Hồi giáo trong địa bàn hoạt động. Trong giai đoạn đầu, những cán bộ Al Quaeda thường làm gương cảm tử trong những cuộc tấn công vào các lực lượng quân sự của các chính quyền Afghanistan, Pakistan, Yemen, Somalia, Kenya, Nigeria hay quân đội Mỹ tại Iraq. Về sau, sau khi bám trụ được trong quần chúng, chúng tuyển mộ và đào tạo những thanh niên địa phương thành những cảm tử để nằm vùng hay trà trộn vào những cuộc nổi dậy tại Tunisia, Libya, Yemen và Syria để thu thập tin tức.

    Tại Pakistan, những nhóm tàn quân Al Quaeda trốn tránh trong khu vực các bộ lạc (tribal zone) giáp ranh với Afghanistan không c̣n an toàn v́ đang bị các máy bay không người lái (drone) của Hoa Kỳ dội bom ám sát. Tại Yemen, đám tàn quân Aqpa (Al Qaeda of Peninsula Arabic) trốn tránh trên vùng núi phía tây thủ đô Sanaa cũng đang bị các loại máy bay không người lái (drone) của Hoa Kỳ dội bom và quân đội chính quyền Yemen tấn công, do đó không c̣n an toàn. Trên bán đảo Malaysia, những toán vơ trang Hồi giáo quá khích đang bị các lực lượng quân sự Thái Lan và Malaysia truy lùng và bắt giữ. Tại Mali, ba tổ chức khủng bố Hồi giáo Aqmi (Al Qaeda in Maghreb Islamic), Mujao và Ansar-dine chiếm đóng miền bắc Mali đang bị quân đội Pháp đánh đuổi ra khỏi lănh thổ, phải trốn lánh vào khu vực sa mạc Sahara.

    Sau khi thử nghiệm những địa bàn hoạt động khác nhau, sa mạc Sahara có lẽ là địa bàn mà nhiều nhóm khủng bố chọn làm sào huyệt, v́ có một địa bàn rộng lớn (dài trên 7500 km với một diện tích rộng 12 triệu km2) và một khí hậu ngặt nghèo (ban ngày +50°C và ban đêm -18°C). Thêm vào đó, Sahara là một khu vực không có biên giới rơ ràng, rất khó kiểm soát và cũng khó truy lùng, v́ chạy dài qua 10 quốc gia từ Khu vực tranh chấp Tây Sahara và Morocco (Đại Tây Dương) qua các quốc gia Mauritania, Mali, Niger, Algeria, Libya, Tchad, Sudan và đến Ai cập (Biển Đỏ). Nhưng Sahara không phải là một địa bàn lư tưởng v́ khí hậu quá nghiệt ngă và quá rộng lớn dễ bị máy bay thám thính phát hiện, hơn nữa lại thiếu tiện nghi và không có nơi ẩn nấp an toàn để đặt bản doanh. Tuy nhiên trong t́nh huống hiện nay, Sahara vẫn là địa bàn hoạt động hữu hiệu của quân khủng bố Hồi giáo, v́ được sự bao che của những nhóm du mục Touareg (chăn dê).

    Các tổ chức khủng bố Hồi giáo hiện nay là những ung nhọt mà bất cứ chính quyền liêm chính nào cũng muốn tiêu diệt. Chúng không mạnh như giới truyền thông phương Tây tuyên truyền. Phần lớn những cán bộ cao cấp của những tổ chức khủng bố đều rất sợ chết, bằng chứng là không một lănh tụ khủng bố nào dám xuất hiện công khai v́ sợ bị ám sát và luôn luôn có bên cạnh một đội bảo vệ hùng hậu. Những cán bộ này thường lợi dụng sự tuyệt vọng của những thanh niên nhẹ dạ và kém hiểu biết để hy sinh cho những mục tiêu kinh tế, chính trị và quân sự nhân danh Thượng Đế mà chính chúng không dám liều thân. Nguyên tắc hành động của chúng là bạo hành và sử dụng sự dă man để đe dọa hay làm áp lực trên giới truyền thông và trong dư luận. Chúng thường quay phim những cảnh cắt cổ, chặt tay, treo cổ, ném đá những thường dân bị lên án là phản bội, ngoại đạo hay vi phạm luật Sharia. Phần lớn những nạn nhân của quân khủng bố là đàn bà và những người dân vô tội không có vũ khí tự vệ.

    Địa bàn hoạt động của quân khủng bố Hồi giáo hiện nay tuy không có biên giới nhưng hiệu quả mang lại rất hạn hẹp, chỉ quanh quẩn trong các quốc gia Hồi giáo. Cuộc đấu tranh nhân danh Hồi giáo của những tổ quốc khủng bố chống lại nền văn minh và đà tiến hóa của nhân loại đang bước vào giai đoạn tuyệt vọng. Những hoạt động hy sinh cảm tử không phải là phương kế để mang lại tiến bộ hay san bằng thua kém. Những tổ chức khủng bố Hồi giáo không phát minh được cái ǵ mới, những loại vũ khí và phương tiện truyền thông hiện đại mà chúng đang có trong tay đều do các xă hội phương Tây sáng chế và sản xuất. Trong suốt hơn 20 năm xuất hiện, những tổ chức khủng bố không xây dựng được một nhà thờ Hồi giáo nào, ngược lại chúng sẵn sàng đập phá những di tích tôn giáo của Hồi giáo, như những nhà thờ Hồi giáo tại Tombouctou ở Mali cách đây mấy trăm năm được UNESCO xếp vào di sản của nhân loại. H́nh ảnh những nhà hiền triết Hồi giáo của thời phục hưng vừa uyên bác vừa bao dung trong những thế kỷ trước đă bị xóa hẳn trong kư ức của những thành phần quá khích Hồi giáo.

    Thay v́ khuyến khích thanh niên Hồi giáo học hỏi những kinh nghiệm của thế giới phương Tây để mở mang kiến thức, phục hưng quốc gia, bắt kịp đà tiến hóa chung của nhân loại, những lănh tụ Hồi giáo cực đoan quay lưng lại với tương lai và áp dụng những luật lệ đă có cách đây hơn 800 năm. Phản ứng của những lănh tụ Hồi giáo cực đoan chống lại văn minh đang đến hồi cáo chung và thế giới ngày nay cũng không nhân nhượng trước những tổ chức khủng bố.

    Nguyễn Văn Huy
    Viết b́nh luận

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Khủng bố cuồng tín nằm vùng ở Canada và Úc Đại Lợi



    Sofia, Bulgaria (Reuters): Vào ngày 18 tháng Bẩy năm 2012, khủng bố quân đă đánh bom vào một chiềc xe bus chở những du khách người Do Thái, ở thành phố Burgas, xứ Bulgarian, và đă khiến 5 du khách thiệt mạng.



    Theo lời tuyên bố của ông Tsvetan Tsevtnov, bộ trưởng nội vụ xứ Bulgaria mới đây, th́ hai nghi can trong vụ đánh bom này mang thông hành Úc Đại Lợi và Canada. Cũng theo ông bộ trưởng nội vụ, th́ hai tên khủng bố này đă dùng hệ thống điều khiển từ xa, để đánh bom giết người trên xe bus. Hai nghi can này có liên quan đến tổ chức khủng bố cuồng tín Hezbollah ở Lebanon.





    Ông bộ trưởng Tsevtnov cũng hy vọng chính quyền xứ Lebanon trợ giúp truy tầm hai nghi can này, mà người ta nghi ngờ đang ẩn náu ở Lebanon.



    Trong hôm thứ ba ngày 5 tháng Hai, ông John Baird, tổng trưởng ngoại giao Canada xác nhận là một nghi can có liên quan đến vụ đánh bom điều khiển tầm xa, là một người có hai quốc tịch , trong đó có quốc tịch Canada.

    TBOnline

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 01-10-2011, 11:23 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •