Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 19

Thread: Vẻ vang dân tộc / Tương lai đất nước

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vẻ vang dân tộc / Tương lai đất nước

    Vẻ vang dân tộc / Tương lai đất nước
    Một thiếu niên đạp xích lô ở Việt Nam trở thành khoa học gia nguyên tử ở Mỹ

    Tuần rồi, trên Tạp chí Thanh Niên, chúng ta có dịp làm quen với gương thành công đáng nể của một cậu bé bán thuốc lá dạo ở Việt Nam trở thành một nhà khoa học tài danh ở Mỹ, Giáo sư-Tiến sĩ Trương Nguyện Thành. Trong buổi tái ngộ hôm nay, Trà Mi hân hạnh kể cho quư vị và các bạn nghe một cuộc lột xác đổi đời kỳ diệu khác, từ một thiếu niên đạp xích lô ở Việt Nam biến thành một khoa học gia nghiên cứu vật lư nguyên tử ở Mỹ, Tiến sĩ Vơ Tá Đức.



    Tiến sĩ Đức hiện công tác tại Pḥng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, một trong hai pḥng thí nghiệm của Mỹ chuyên nghiên cứu chế tạo các loại vơ khí nguyên tử và là một trong các viện nghiên cứu đa ngành lớn nhất thế giới. Cậu bé đạp xích lô ở Việt Nam ngày nào giờ đây đă góp công nghiên cứu sáng chế ra những máy móc, thiết bị ḍ t́m nguyên tử đang được ứng dụng để ngăn ngừa các h́nh thức vận chuyển nguyên tử bất hợp pháp vào biên giới Hoa Kỳ.

    Là con trưởng trong gia đ́nh 11 anh chị em, năm lên 14 tuổi, cậu bé Vơ Tá Đức đă trở thành lao động chính trong nhà v́ gia cảnh khó khăn. Ba cậu làm thợ nề, nhưng do bệnh tật nên bị mất sức lao động. Mẹ Đức tảo tần buôn bán lặt vặt chạy bữa qua ngày. Hằng ngày, sau giờ tan học, Đức ăn vội cơm trưa rồi cuốc chiếc xe xích lô rong ruổi khắp mọi góc phố ở Tuy Ḥa để kiếm tiền phụ cha mẹ nuôi 14 miệng ăn trong gia đ́nh.

    Tiến sĩ Đức nhớ lại:

    ‘Sau biến cố năm 1975, lúc đó tôi c̣n rất nhỏ đang học trung học, nhưng v́ nhà nghèo quá, nên cũng phải phụ giúp gia đ́nh. Sáng đi học, trưa về ăn cơm xong liền xách xích lô chạy. Đạp xích lô tới chiều tối. Ăn cơm tối xong lại lên xe đi tiếp. Tôi chỉ học buổi sáng, đạp xích lô từ trưa tới sáng hôm sau luôn. Tối đến tôi đậu xích lô ở bến xe ngủ. Hễ nghe tiếng xe đ̣ tới th́ tôi tỉnh dậy, chạy về nhà tắm rửa, thay quần áo đi học. Lúc đó tôi đâu có thời giờ học đâu, thỉnh thoảng khi rănh, tôi ngồi trên xe xích lô lấy bài vở ra làm chút chút vậy thôi. Thời đó, tôi học rất dở v́ không có giờ học.’

    5 năm trời dầm mưa dăi nắng c̣ng lưng trên chiếc xích lô đạp, việc học hành của Đức hoàn toàn sa sút, nên cậu đă không thi đại học. Tới năm 1981, ba Đức cố xoay sở t́m cách cho cậu theo một người bà con trong Nam đi vượt biên, và cũng từ đó, cuộc đời cậu bé đạp xích lô bước sang một ngă rẽ mới. Thời gian trong trại tị nạn chờ được một nước thứ ba cho đi định cư chính là giai đoạn bước ngoặt đối với Đức, khi chàng thanh niên lam lũ, cơ hàn quyết chí phải đổi đời, phải phấn đấu tiến thân bằng con đường học vấn.

    Tiến sĩ Đức cho biết:

    “Vượt biên qua tới trại tị nạn, tôi cảm thấy như vậy là từ đây ḿnh có cơ hội đi học, phát triển. Ngay từ lúc đó, tôi đă quyết định phải cố gắng học hành cho thành tài. C̣n hồi trước ở Việt Nam, tôi không dám có ước mơ đó v́ đi đạp xích lô cả ngày, học hành sao được mà có ước mơ học cho thành công?”

    Sau thời gian ở trại tị nạn, anh tới Mỹ và được một gia đ́nh ở bang Iowa nhận làm con nuôi. Thành tích học tập của chàng trai nghèo từ Việt Nam bắt đầu tỏa sáng sau 1 năm rưỡi ở trường trung học Mỹ.

    Thông thường sinh viên ở Mỹ khi vào đại học phải trả học phí. Ngoài một số ít sinh viên xuất sắc nhận được học bổng, đa số phải vay từ các nguồn quỹ hỗ trợ của chính phủ dành cho sinh viên. Thế nhưng, cậu bé đạp xích lô ở Tuy Ḥa suốt thời gian đại học và cao học ở Mỹ không phải trả bất kỳ khoản tiền học phí nào, nhờ vào thành tích lao động trí óc cần cù. Năm học lớp 12, Đức đoạt giải nhất một kỳ thi khoa học cấp tiểu bang, mang lại cho cậu học tṛ nghèo học bổng toàn phần cho suốt 4 năm học ở khoa vật lư trường đại học Bắc Iowa. Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương tŕnh tiến sĩ chuyên ngành vật lư nguyên tử, và trong suốt thời gian cao học, anh liên tục nhận được các nguồn học bổng dành cho nghiên cứu sinh. C̣n các khoản sinh hoạt phí khác anh trang trải từ thu nhập làm trợ giảng cho các vị giáo sư.

    Tiến sĩ Đức cho biết những điều kiện học tập có được ở Mỹ đă khuyến khích ông thêm say mê học tập, nên ông đă không dừng lại ở tấm bằng đại học như dự định ban đầu:

    ‘Ḿnh đi học ráng học cho lẹ, lấy thiệt nhiều lớp để mau ra trường lấy bằng đi làm kiếm tiền gửi về Việt Nam phụ gia đ́nh. Nhưng tới lúc học gần xong đại học, tôi lại thấy sức ḿnh vẫn c̣n đi học tiếp được. Cho nên năm cuối đại học, tôi lại nộp đơn xin vào cao học. Tôi thấy vấn đề học hành không khó lắm. Nếu ḿnh chịu khó th́ chuyện ǵ cũng vượt qua được hết. Mỹ là một nước tự do và có cơ hội để mọi người, ai có chí, th́ có thể làm nên. Tôi nghĩ nếu không qua Mỹ mà c̣n ở Việt Nam th́ giờ này chắc tôi cũng c̣n đạp xích lô, không có cơ hội để phát triển thành tài. Nghĩa là phải có cơ hội nào đó đưa đến cho người ta có dịp để phát triển tài năng. Đối với tôi, cơ hội đưa đến là được qua Mỹ để rồi được phát triển đầu óc. Ở Mỹ này tôi thấy nếu ḿnh chịu khó học sẽ có cơ hội đưa cuộc sống ḿnh đi lên. C̣n ở Việt Nam, dù cũng có, nhưng cơ hội không đồng đều.’

    Ai có ngờ một nhà khoa học đang làm việc cho một pḥng thí nghiệm nguyên tử nổi tiếng ở Mỹ xuất thân là một người đạp xích lô ở bến xe Tuy Ḥa. Điều kỳ diệu ấy đă xảy ra đối với Tiến sĩ Vơ Tá Đức th́ cũng có thể xảy ra với các bạn, nhất là các bạn trẻ nghèo khó tại Việt Nam, nếu các bạn quyết tâm phấn đấu, cần cù chịu khó học tập để thay đổi số phận của ḿnh.

    Tiến sĩ Đức:‘Một thông điệp tôi muốn nói với các bạn trẻ ở Việt Nam, nhất là các bạn nghèo, rằng nếu có ư chí sẽ vượt qua được những khó khăn. Nếu các bạn chịu khó đặt một mục đích nào đó cho tương lai, cho cuộc sống của ḿnh và ráng sống theo mục đích đó, th́ sẽ thành công.’

    Cùng với thông điệp của tiến sĩ Đức, Tạp chí Thanh Niên xin chúc các bạn thành công và luôn sẵn sàng giới thiệu câu chuyện thành công của các bạn với quư thính giả của đài VOA ở khắp nơi trên thế giới. Qúy thính giả muốn chia sẻ những câu chuyện thành công, xin email số phone về vietnamese@voanews.c om. Trà Mi mong được ghi nhận thêm nhiều gương vượt khó vươn lên khác nữa của người Việt bốn phương để gửi tới các bạn trẻ Việt Nam.

    Tạp chí Thanh Niên mong được đón tiếp quư vị và các bạn trên làn sóng phát thanh của đài VOA trong chương tŕnh 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần cũng như trên trang web voatiengviet.com, trong phần Chuyên mục đặc biệt ngay trang chính. Trà Mi kính chào tạm biệt quư thính giả.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vẻ vang dân tộc / Tương lai đất nước

    Vẻ vang dân tộc / Tương lai đất nước
    Người Việt Được Giải Thưởng Về Khảo Cứu Khoa Học Hàng Đầu Của Canada
    Thanh Trúc, phóng viên RFA
    2012-03-08

    Tại thủ đô Ottawa của Canada hôm 27 tháng Hai vừa qua, một người Việt mang quốc tịch Canada, giáo sư Bùi Tiến Rũng, cư dân vùng Montréal, được ông toàn quyền David Johnston trao Prix D’Exellenướce En Recherche

    (Ảnh LHNVC)

    GS Bùi Tiến Rũng và Toàn Quyền Canada David Johnston tại dinh Rideau Hall, Ottawa

    Giải thưởng này c̣n gọi là Synergie, giải thưởng danh dự và cao quí về thành quả nghiên cứu khoa học ứng dụng vào nền kỹ nghệ của đất nước Canada.

    Giáo sư Bùi Tiến Rũng

    Năm 1953, ông Bùi Tiến Rũng rời Hà Nội sang Pháp du học, tốt nghiệp kỹ sư cơ khí tại École Navale. Năm 1956, ông trở về nước. Năm 1964, ông có bằng PhD của Naval Postgraduate School ở Hoa Kỳ.

    Trước 1975, ông phục vụ trong Hải Quân Công Xưởng Sài G̣n và Trung tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang , cấp bậc sau cùng là trung tá kỹ sư. Ông cũng từng là giám đốc Trường Quốc Gia Kỹ Sư Công Nghệ, giám đốc Trung Tâm Kỹ Thuật Quốc Gia ở Sài G̣n, sau đó là cố vấn Toà Đại Sứ của chính phủ miền Nam ở Thái Lan, đại diện cho Việt Nam Cộng Hoà tại Uỷ Hội ECAFE của Lướiên Hiệp Quốc.

    Rời quê nhà sau 30 tháng Tư 1975, ông Bùi Tiến Rũng trở thành giáo sư khoa học ứng dụng và khảo cứu những phương thức tân tiến để chế tác kim loại tại đại học Québec à Chicoutimi, gọi tắt là UQAC.

    Đó là thân thế và học vị của giáo sư Bùi Tiến Rũng, vừa được vinh danh về kết quả làm việc cũng như khảo cứu có lợi cho đất nước Canada.

    loại giải này c̣n có tên là Synergie Award For Innovation, tạm dịch ra tiếng Việt là Cộng Năng Để Canh Tân. Giải này là do Hội Đồng Nghiên Cứu Khoa Học Kỹ Thuật của Canada, viết tắt là NSERC, được ông toàn quyền Canada David Johnston trao tân tay trong một buổi lễ long trọng


    Bây giờ mời quí vị nghe ông Bùi Tiến Rũng, đă nghĩ hưu nhưng vẫn trong cương vị giáo sư danh dự, vẫn tiếp tay với đại học trong các chương tŕnh nghiên cứu và hướng dẫn, tŕnh bày công việc và hoạt động khảo cứu của ông trong hơn ba thập niên qua mà kết quả là giải thưởng vinh dự về khảo cứu khoa học hàng đầu của Canada:

    Giải thưởng Award Of Exellenướce In Research

    Giáo sư Bùi Tiến Rũng: Ở Canada th́ chính phủ liên bang có một giải để cấp cho những nhà khảo cứu hàng đầu của Canada, được định nghĩa là Award Of Exellenướce In Research mà trong đó có hai ba loại. Một loại dành cho những thành quả đặc sắc về nghiên cứu khoa học ứng dụng với sự hợp tác của những đại kỹ nghệ mà điều kiện là phải có áp dụng thực tiễn và có hiệu quả.

    V́ thế cho nên loại giải này c̣n có tên là Synergie Award For Innovation, tạm dịch ra tiếng Việt là Cộng Năng Để Canh Tân. Giải này là do Hội Đồng Nghiên Cứu Khoa Học Kỹ Thuật của Canada, viết tắt là NSERC, được ông toàn quyền Canada David Johnston trao tân tay trong một buổi lễ long trọng.

    Thanh Trúc: Thưa giáo sư, xin cho biết những thành quả ông gặt hái được dẫn đến việc ông được vinh danh?

    Tôi ở gần nên lựa đại học đó để có thể nghiên cứu về cái tôi thích là phương thức tân tiến để chế tác kim loại. Chúng tôi được tài trợ bởi cả hai chính phủ Canada lẫn Québec, rồi lại thêm đại học của chúng tôi nữa. Thành ra họ lập cho tôi một giảng đàn, tiếng Anh gọi là Research Chair trong hơn mười năm.


    G.S.Bùi Tiến Rũng: Tôi cũng là may mắn năm 75 sang đây th́ đi làm việc ở phân khoa Khoa Học Ứng Dụng của một đại học gần với công ty nhôm ALCAN( Aluminium Of Canada )lúc đó lớn nhất Canada và lớn nh́ thế giới, chỉ sau ALCOA của Mỹ mà thôi. Tôi ở gần nên lựa đại học đó để có thể nghiên cứu về cái tôi thích là phương thức tân tiến để chế tác kim loại. Chúng tôi được tài trợ bởi cả hai chính phủ Canada lẫn Québec, rồi lại thêm đại học của chúng tôi nữa. Thành ra họ lập cho tôi một giảng đàn, tiếng Anh gọi là Research Chair trong hơn mười năm.



    Giáo sư Bùi Tiến Rũng. (Tapchithegioimoi.co m)


    Giảng đàn về chế tác kim khí sau đó lớn dần ra th́ họ thành lập Trung Tâm Nghiên Cứu Kỹ Thuật Chế Tác Nhôm CURAL( Centre Universitaire De Recherche Sur L’Aluminium). Xong nó lại lớn dần ra và v́ cần nhiều đến sự hợp tác của những chuyên gia các đại học khác, cần đến trao đổi sinh viên trao đổi chuyên viên và ngay cả trao đổi những trang thiết bị đắt tiền trong pḥng thí nghiệm, v́ thế cho nên chúng tôi thành lập mạng lưới bảy đại học ở Québec, gọi là REGAL(Regroupement Aluminium), tôi điều khiển trong vài năm th́ về hưu. Chính những cái đó đưa đến việc tôi được đề nghị lănh giải này.

    Thành quả chương tŕnh nghiên cứu

    khi người ta trộn Aluminium với một chất khác nữa th́ nó có thể thành một thứ kim khí mới đẹp, bóng, nhẹ như nhôm nhưng lại cứng như sắt. Đó là những thí dụ mà chúng tôi đă đóng góp vào cho kỹ nghệ Aluminium ở Canada.

    Thanh Trúc: Thưa ông, những thành quả đạt được, những việc ông làm trong suốt thời gian hơn ba mươi năm qua ông cho rằng có ảnh hưởng thế nào đến kinh tế cũng như đến kỹ nghệ của Canada?

    G.S.Bùi Tiến Rũng: Tất cả tiến tŕnh để làm kim khí từ lúc nó là quặng di đất cho đến lúc thành đồ kim khí dùng được chẳng hạn nhôm, dao, nĩa trên bàn ăn, nó qua nhiều giai đoạn lắm. Để không làm phí th́ giờ của thính giả tôi chỉ xin đơn cử thí dụ thứ nhất đang được thính giả đài Á Châu Tự Do chú ư đến nhiều là vấn đề lọc bô xít. Tiến tŕnh lọc bô xít để lấy ra Alumin rồi từ Alumin làm ra Aluminium. Cái đó gọi là tiến tŕnh gạn lọc bô xít.

    Bởi v́ Aluminium lỏng nó nóng tám chín trăm độ, những chất bẩn trong đó không phải là những chất bẩn thường mà ta có thể lọc được như làm bánh mà lọc qua vải. Tất cả những kỹ thuật đó, gọi là Filtration Of Liquid Aluminium, là cả một vấn đề lớn.


    Chúng tôi nghiên cứu và đă giúp ALCAN tiến triển phương thức đó, bớt rất nhiều vấn đề phí tổn vấn đề nhân lực và nhất là vấn đề môi sinh. Chẳng hạn vấn đề kết tủa, làm sao để cho bùn đỏ kết tủa và đọng xuống rồi lắng tụ, đem đổ nơi khác mà không gây độc hại môi sinh.

    Thí dụ thứ hai là làm sao mà lọc được Aluminium. Nếu dùng những dao nĩa trên bàn th́ thấy dao hay dĩa bằng Aluminium mà người ta đem ra ngoài kỹ nghệ th́ nó hết sức trong sạch bóng đẹp. Nhưng lúc ở trong nhà máy th́ không thế, nó đầy gợn bẩn. Mà làm sao lọc được chất bẩn đó? Bởi v́ Aluminium lỏng nó nóng tám chín trăm độ, những chất bẩn trong đó không phải là những chất bẩn thường mà ta có thể lọc được như làm bánh mà lọc qua vải. Tất cả những kỹ thuật đó, gọi là Filtration Of Liquid Aluminium, là cả một vấn đề lớn.

    Tôi xin kể thí dụ thứ ba nữa, là khi người ta trộn Aluminium với một chất khác nữa th́ nó có thể thành một thứ kim khí mới đẹp, bóng, nhẹ như nhôm nhưng lại cứng như sắt. Đó là những thí dụ mà chúng tôi đă đóng góp vào cho kỹ nghệ Aluminium ở Canada.

    Quốc tế quan tâm và hợp tác

    Thanh Trúc: Chứng như công việc của ông vượt cả ra ngoài biên giới Canada, có nghĩa là nó đă qua Hoa Kỳ và những quốc gia khác?

    G.S.Bùi Tiến Rũng: Vâng, lúc chúng tôi bắt đầu làm việc nhiều th́ một group anh em bốn mươi người, khi bên ngoài người ta biết nhiều th́ họ t́m đến hợp tác. Chúng tôi không phải là một cơ quan thương mại thành ra không có quyền tự quảng cáo, chỉ đi qua những hội nghị khoa học này khác và được người ta biết đến. Tổ chức gần nhất với chúng tôi là ALCOA( Aluminium Of America), công ty anh em với ALCAN ở Canada.

    ALCOA ở vùng Pittsburgh sát biên giới Canada, là cơ quan hợp tác đầu tiên. Xa nhất là bên Úc, công ty lớn nhất tên COMALCO ở Melbourne. Ngoài ra chúng tôi c̣n có những dự án nghiên cứu với Pháp, công ty PECHINEY, với Hung, công ty HUNGALU, ở Đức là ALUNORF. . Bên Anh cũng có ở vùng Kittsgreen, và đi măi đến tận tiểu quốc Ả rập Dubai, ở đó có công ty DUBAL cũng làm về Aluminium.

    Ngoài ra c̣n sang đến Liên Hiệp Quốc v́ khi Liên Hiệp Quốc trợ giúp các nước đang mở mang th́ họ đề nghị chúng tôi tổ chức những lớp đào tạo về nghiên cứu gia cho những việc nghiên cứu bên Hung bên Ấn và bên Dubai, thành ra chúng tôi phải đi nhiều lắm.


    GS Bùi Tiến Rũng và TS Lê Duy Cấn, ủy viên ngoại vụ Liên Hội Người Việt Canada (ảnh LHNVC)


    Thanh Trúc: Thưa như ông có tŕnh bày th́ giải thưởng danh dự này có 260.000 đô la Canada . Với 260.000 đô la đó ông dự tính làm ǵ trong tương lai?

    G.S. Bùi Tiến Rũng: Khi chính phủ tặng 260.000 Gia Kim th́ họ có đường lối sẵn để sử dụng. Thành ra dự trù 60.000 để tuyển thêm nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ, để vừa làm vừa học luôn trong đại kỹ nghệ ALCAN và thường là học lên cấp tiến sĩ.

    Hai trăm ngàn để làm khảo cứu khoa học nhắm vào việc đẩy xa hơn nữa những hoạt động trong lănh vực mà chúng tôi say mê xây đắp trong suốt cuộc đời gần ba thập niên làm việc ở đại học trên đất nước Canada này.

    Thanh Trúc: Như đă nói lúc năy là không phải một ḿnh ông đơn độc nhưng ông là người hướng dẫn. Vậy ông có điều ǵ để tŕnh bày về công việc mà có rất nhiều bàn tay góp vào dưới sự hướng dẫn của ông để dẫn đến thành công như thế này?

    G.S. Bùi Tiến Dũng: Nhóm chúng tôi ở đại học gồm bốn chục người, nếu mà lan ra cái réseau mà tôi nói chuyện ban năy là REGAL đó th́ có lên đến sáu mươi lăm giáo sư đại học, họ cần rất nhiều phương tiện để làm việc.

    giải thưởng người ta dùng như “seed money”(tiền thóc giống). Bởi v́ khi chúng tôi dùng tiền đó đi về chính phủ của Québec th́ gần như tự động chính phủ Québec sẽ đóng góp, gọi là Dollar For Dollar, họ sẽ tặng thêm một số tiền bằng chừng đó, và đại kỹ nghệ nào mà chúng tôi hợp tác để làm nghiên cứu th́ họ cũng bỏ một số tiền như vậy


    Tiền mà chính phủ Canada tặng làm giải thưởng người ta dùng như “seed money”(tiền thóc giống). Bởi v́ khi chúng tôi dùng tiền đó đi về chính phủ của Québec th́ gần như tự động chính phủ Québec sẽ đóng góp, gọi là Dollar For Dollar, họ sẽ tặng thêm một số tiền bằng chừng đó, và đại kỹ nghệ nào mà chúng tôi hợp tác để làm nghiên cứu th́ họ cũng bỏ một số tiền như vậy.

    Thành ra thường thường là số tiền của giải nó lên gấp ba hoặc đôi khi gấp bốn. Nếu có phần thứ tư nữa th́ đó là chính đại học bỏ tiền vào hoặc là những cơ quan ủng hộ cho đại học bỏ tiền vào. V́ thế cho nên rằng chúng tôi có thể dễ dàng làm thành một số tiền lớn hơn nhiều.

    Thanh Trúc: Chừng như ông cũng rất say mê trong việc đào tạo những nhà nghiên cứu, đào tạo những người say mê công việc như ông?

    G.S.Bùi Tiến Rũng: Thật ra mỗi lănh vực hoạt động có một sắc thái khác nhau nhưng tôi thấy có một mẫu số chung. Ví dụ muốn xây đắp lâu dài th́ tôi cho rằng ḿnh làm việc có tŕnh tự th́ nó sẽ đỡ cho ḿnh nhiều. Chẳng hạn muốn nghiên cứu th́ phải có cơ sở bền vững, bắt đầu bằng nhóm nhỏ thôi như năm 75 tôi mới sang th́ hai ba anh em thôi và làm dự án nhỏ.

    tôi thiết nghĩ muốn thành công th́ sự say mê là chính. Bản thân tôi nghĩ đến việc làm như một thích thú một đặc quyền thay v́ một gánh nặng. Khi gặp khó khăn tôi nghĩ đó là thách đố. Không có thách đố th́ người ta cần ǵ đến ḿnh, th́ làm ǵ có dự án này?


    Khi mà ḿnh có thêm khả năng thêm kinh nghiệm rồi th́ nó buộc ḿnh phải mở những cuộc nghiên cứu lớn hơn rồi lập những pḥng thí nghiệm rồi th́ những trung tâm. Và khi được chính phủ giúp đỡ th́ ḿnh lập những cơ sở nghiên cứu có nền móng qui mô hơn.

    Rồi khi hợp tác với những đại học khác th́ ḿnh thấy ḿnh cần người ta và người ta cũng cần đến ḿnh. Thế th́ tại sao không hợp tác với nhau để thành lập ra mạng lưới mà theo thời gian nó trở thành thời thượng đến mức mà các chính phủ cho tiền để mà thành lập những mạng lưới. Bởi v́ các đại học không có nhiều tiền thành chúng tôi đă lập cái mạng lưới REGAL (Regroupement Aluminium) đó ở Canada với bảy đại học liền vào với nhau. Những đại học đó có những hoạt động tương tự để mà có thể bổ túc cho nhau.

    Thanh Trúc: Thưa giáo sư Bùi Tiến Rũng, những khó khăn những trở ngại mà bản thân ông phải tự phấn đấu tự vượt qua để có được cương vị như ngày hôm nay?

    G.S. Bùi Tiến Rũng: Ngoài làm việc tích cực ra th́ tôi nghĩ những sự khó khăn thường là do áp lực của chính phủ. Khi người ta đă giúp ḿnh th́ người ta muốn có kết quả để cho kỹ nghệ phát triển để giữ được công việc làm cho công dân và để chính phủ có thuế để mà thâu.

    Thành tôi thiết nghĩ muốn thành công th́ sự say mê là chính. Bản thân tôi nghĩ đến việc làm như một thích thú một đặc quyền thay v́ một gánh nặng. Khi gặp khó khăn tôi nghĩ đó là thách đố. Không có thách đố th́ người ta cần ǵ đến ḿnh, th́ làm ǵ có dự án này?

    Tôi cũng xin nói thêm là trong nghề khảo cứu, nhất là trong khảo cứu khoa học ứng dụng của chúng tôi th́ cái mà tiếng Việt ḿnh gọi nôm na là “đồ nghề” rất quan trọng!

    Có đồ nghề thích hợp ḿnh sẽ tiến nhanh hơn, mới có thể kiếm ra được những cái mà người khác chưa t́m ra. Đồ nghề có thể là những trang bị tin học, máy móc và máy tính hay là những máy móc về pḥng thí nghiệm. Nhưng phải là loại tân tiến chứ nếu mà những loại mà kỹ nghệ người ta đă biết đến từ lâu ngày rồi th́ lúc đó không c̣n cái ǵ mới để mà t́m ṭi nữa. Khi nói chuyện với sinh viên tôi cứ lấy những thí dụ tầm thường nhưng mà có ư nghĩa. Tôi nói với các bạn rằng sửa ống nước mà c̣n cần dùng đồ nghề nói chi tới làm khoa học.

    Quí thính giả vừa nghe cuộc phỏng vấn mà Thanh trúc thực hiện với giáo sư Bùi Tiến Rũng, người được chính phủ Canada vinh danh về thành tích khảo cứu khoa học có lợi ích cho đất nước.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vẻ vang dân tộc / Tương lai đất nước

    Vẻ vang dân tộc / Tương lai đất nước
    Đầu bếp người Việt là một trong những người làm bánh pizza nhanh nhất thế giới



    Las Vegas: Dennis Trần, chủ nhân của năm cửa tiệm Domino’s Pizza ở thành phố Tallahasse, tiểu bang Florida, sẽ đến thành phố Las Vegas dự thi cuộc tranh tài đầu bếp làm bánh pizza nhanh nhất thế giới năm 2012.
    Ông Dennis Trần đă từng đoạt chức vô địch trong những năm 2006, 2007 và 2008. Mục tiêu của ông Trần trong cuộc tranh tài năm nay là có thể làm ba cái bánh pizza loại lớn trong ṿng 39 giây trở lại.
    Theo bà Chantele Telegada, phát ngôn viên của hệ thống tiệm Domino’s Pizza th́ sẽ có khoảng 4 ngàn khán giả theo dơi cuộc tranh tài ở trong ṣng bài The Mirage, nơi mà ông Trần và 12 người đầu bếp khác cùng tranh giải. Người vô địch trong năm ngoái 2011 là ông Pali Grewal đến từ xứ Anh.


    Ông Dennis Trần năm nay 35 tuổi, bắt đầu làm việc cho hệ thống tiệm pizza Domino vào năm ông ta 14 tuổi. Ông được thâu nhận vào trường quản trị Domino năm 19 tuổi, và bắt đầu mở một tiệm Domino’s pizza ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, trước khi di chuyển về thành phố Tallahassee hơn ba năm qua.
    Trong buổi tối thứ sáu đông khách, một tiệm pizza của ông Trần có thể làm trên 100 chiếc bánh pizza trong ṿng một tiếng đồng hồ.
    Hệ thống tiệm bánh pizza Domino là một hệ thống tiệm thương mại bản quyền(franchise) với gần 10 ngàn chi nhánh ở 70 quốc gia trên thế giới.

  4. #4
    Member
    Join Date
    28-03-2011
    Posts
    708
    Quote Originally Posted by alamit View Post
    Vẻ vang dân tộc / Tương lai đất nước
    Đầu bếp người Việt là một trong những người làm bánh pizza nhanh nhất thế giới


    ...
    Làm bánh pizza nhanh nhất thế giới th́ có thể làm "vẻ vang dân tộc" sao bác ?

    Và "tương lai đất nước" sẻ chuyển biến thế nào qua việc làm pizza ?

  5. #5
    Member
    Join Date
    05-12-2010
    Posts
    202

    Xin đừng tự măn, khoe khoan

    Vâng, chúng ta phải ca tụng những gương thành công ấy để người Việt ta phấn khởi vươn lên. Nhưng cũng xin đừng tự măn, khoe khoan mà người biết chuyện họ cười cho. So sánh tỉ số các sắc dân ở Mỹ th́ số người có bằng cử nhân đến Tiến Sĩ trên tổng số người của từng sắc dân th́ người Việt đứng gần chót bảng, chỉ hơn được vài sắc dân Phi Châu !!! Tôi làm việc tại hảng Boeing, trên Hallway họ treo h́nh những kỹ sư và khoa học gia Boeing có bằng sáng chế, nhiều trăm tấm h́nh được treo tại đó, t́m đỏ con mắt không thấy có một mặt hoặc một tên (họ) VN nào, mặc dù khoảng phân nửa là khuôn mặt Á Châu !!!

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vẻ vang dân tộc / Tương lai đất nước

    Vẻ vang dân tộc / Tương lai đất nước
    GS Trịnh Xuân Thuận được trao Giải thưởng Thế giới Cino del Duca




    Viện Pháp quốc ngày 6/6 trao tặng Giáo sư thiên văn Trịnh Xuân Thuận thuộc trường đại học Virginia, Hoa Kỳ, Giải thưởng Cino del Duca năm 2012.

    Giáo sư Thuận là ngừơi Việt Nam đầu tiên và là người gốc Á thứ nh́ được vinh danh giải thưởng cao quư này.

    Gỉai thưởng trị giá 300 ngàn Euro vinh danh những người có công tŕnh nghiên cứu trong các lĩnh vực văn học hay khoa học đóng góp một thông điệp nhân văn hiện đại.

    Giáo sư Trịnh Xuân Thuận là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng viết về vũ trụ bằng Pháp ngữ. Theo nhận xét của Viện Pháp quốc, ông đă giúp mọi người hiểu biết về vũ trụ bằng loại ngôn ngữ dễ hiểu.

    Giáo sư Thuận từng nhận Giải thưởng Kalinga do Tổ chức Văn hóa, Khoa học, và Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) trao tặng vào năm 2009.

    Nguồn: Bernama / www.astro.virginia.edu

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vẻ vang dân tộc / Tương lai đất nước

    Vẻ vang dân tộc / Tương lai đất nước
    Hai doanh nhân sáng giá tại Mỹ


    Tại Mỹ, 2 doanh nhân gốc Việt là Đoàn Trí Trung và Chu Chính đang để lại những ấn tượng sâu sắc trong 2 lĩnh vực kinh doanh thời thượng.

    Nhiều năm qua, không ít doanh nhân gốc Việt đă thành công rực rỡ trên nhiều lĩnh vực tại Mỹ. Nếu như lĩnh vực khách sạn có ông Trần Đ́nh Trường, một tỉ phú gốc Việt vừa qua đời hồi tháng 5, th́ ngành bất động sản có ông Triệu Phát hay kinh doanh ẩm thực có ông Chiêu Lê. Ngoài ra, một tên tuổi khác rất đáng được nhắc đến là Trung Dung, người tạo nên không ít tiếng vang trong ngành công nghệ thông tin tại Mỹ. Mỗi người có những dấu ấn, đặc trưng riêng. Trong đó, Đoàn Trí Trung và Chu Chính là 2 đại diện tiêu biểu cho sự thành công của cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt.

    “Đại gia” ngành bán dẫn


    Kỹ sư Đoàn Trí Trung, ngôi sao đang lên của ngành chip LED - Ảnh: Optics.org

    Ít ai biết rằng Semileds, một trong những doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chip LED (chíp đi ốt bán dẫn), được sáng lập bởi kỹ sư gốc Việt tên Đoàn Trí Trung (54 tuổi). Đến Mỹ khi c̣n khá trẻ, ông Trung nhận bằng kỹ sư về ngành kỹ thuật hạt nhân của ĐH California vào năm 1979, theo Bloomberg. Hai năm sau đó, ông tiếp tục nhận bằng thạc sĩ ngành hóa kỹ thuật cũng tại ĐH California. Kể từ đây, ông bắt đầu làm việc trong ngành kỹ thuật bán dẫn.

    Đến năm 1988, ông chính thức gia nhập Tập đoàn Micron Technology, ở bang Idaho của Mỹ, là một trong những đơn vị hàng đầu thế giới về kỹ thuật bán dẫn. Từ đây, sự nghiệp của kỹ sư Trung ngày càng thăng hoa. Trong giai đoạn từ năm 1997 - 2003, ông Trung giữ chức Phó chủ tịch phụ trách quy tŕnh phát triển của Micron Technology. Đồng thời, ông cũng đảm nhiệm chức vụ quản lư và điều hành tại nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như Intel, Honeywell và Philips.

    Từ năm 2003, ông trở thành Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của Jusung Engineering, một công ty hàng đầu Hàn Quốc chuyên về thiết bị bán dẫn và LCD. Trước đó, hồi năm 2000, ông c̣n kiêm nhiệm chức vụ thành viên ban giám đốc của công ty chuyên về hệ thống kỹ thuật EMCO Flow Systems. Năm 2004, kỹ sư Trung cùng một số người sáng lập nên Công ty Semileds đặt trụ sở tại bang Idaho. Một năm sau đó, ông cũng được chọn vào ban giám đốc của Advanced Energy chuyên về công nghệ điều khiển, thiết bị bán dẫn.

    Không chỉ dần đạt được nhiều bước thăng tiến trong công việc, ông c̣n là chủ nhân hoặc đồng chủ nhân của khoảng 250 bằng sáng chế có giá trị trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử của Mỹ. Nhờ vào thành tích sáng chế này, ông từng bước dẫn dắt Semileds không ngừng phát triển. Tháng 8.2010, Semileds phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại sàn giao dịch NASDAQ tại Mỹ. Đến nay, công ty này đạt giá trị thị trường vào khoảng 100 triệu USD. Năm ngoái, Semileds đạt doanh thu gần 40 triệu USD và trở thành một trong những doanh nghiệp sáng giá ở lĩnh vực chip LED. Hiện tại, Semileds đang có 2 nhà máy tại Trung Quốc và Đài Loan. Theo tạp chí LEDs, Semileds có nhiều khả năng sẽ sớm dẫn đầu thị trường chip LED trên thế giới vốn được dự báo sẽ cán mức 4,3 tỉ USD vào năm 2014. V́ thế, ông Đoàn Trí Trung đang ngày càng trở nên nổi tiếng trong ngành chip LED trên khắp thế giới, đặc biệt tại Mỹ.

    Tỉ phú phố Wall


    Tỉ phú Chu Chính, người khiến phố Wall phải chú ư - Ảnh: Sunflowerchildren.or g

    Không riêng ǵ ngành công nghệ chip LED, thị trường tài chính phố Wall ở New York cũng thường xuyên nhắc đến doanh nhân gốc Việt tên Chu Chính. Theo Bloomberg, ông Chu Chính, 44 tuổi, hiện đang giữ chức giám đốc cấp cao kiêm đồng chủ tịch công ty tài sản cá nhân thuộc Tập đoàn đầu tư tài chính Blackstone tại Mỹ. Ông nhận bằng cử nhân chuyên ngành tài chính của Đại học Buffalo tại New York (Mỹ) rồi nhanh chóng phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này.

    Trước khi gia nhập Blackstone vào năm 1990, ông Chu Chính đă đạt được không ít thành công khi làm việc tại bộ phận thu mua và sáp nhập của Ngân hàng đầu tư tài chính Salomon Brothers.

    Trong suốt nhiều năm qua, nhà đầu tư Chu Chính dần thể hiện khả năng kinh doanh của ḿnh thông qua hàng loạt thương vụ đầu tư, mua bán, sáp nhập đ́nh đám tại Mỹ. Nổi bật trong số này phải kể đến việc ông được đánh giá như một “đạo diễn” trong phi vụ thâu tóm Celanese, vốn nằm trong số những tập đoàn lớn nhất thế giới, vào năm 2004.

    Theo Công ty tư vấn thị trường ICIS, đại diện Blackstone, ông Chu Chính đă mua lại thành công Tập đoàn Celanese với mức giá 3,8 tỉ USD. Lúc bấy giờ, ông đă thuyết phục được Morgan Stanley và Deutsche Bank cùng một số ngân hàng khác đồng ư hậu thuẫn tài chính cho thương vụ trên. Nhờ đó, Blackstone nhanh chóng xâm nhập hiệu quả vào thị trường hóa chất thế giới và công đầu thuộc về Giám đốc Chu Chính. Song hành cùng những thương vụ đ́nh đám, tài sản của ông cũng từng bước tăng lên.

    Hồi năm 2008, toàn bộ giới tài chính tại phố Wall đều phải trầm trồ khi ông Chu Chính bỏ ra 34,5 triệu USD để mua trọn các căn hộ tầng 89 và một phần tầng 90 tại ṭa tháp Trump World Tower của tỉ phú Donald Trump. Ngoài ra, ông Chu Chính c̣n chi thêm 5 triệu USD để sở hữu một khu vực không gian trên ṭa tháp này, theo tờ The New York Times. Sau thương vụ trên với tổng giá trị lên đến gần 40 triệu USD (xấp xỉ 850 tỉ đồng), ông trở thành một trong những chủ nhân của khu bất động sản sang trọng hàng đầu thành phố New York, Mỹ. Tổ chức Celebrity Networth chuyên đánh giá giới nhà giàu Mỹ ước tính tổng tài sản của ông Chu Chính không dưới mức 1,1 tỉ USD.

    Nguồn: Ngô Minh Trí/ TN

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vẻ vang dân tộc / Tương lai đất nước

    Vẻ vang dân tộc / Tương lai đất nước
    Một nữ văn sĩ gốc Việt vào được chung kết giải văn chương Giller của Canada





    Toronto: Tên tuổi năm văn sĩ vào được chung kết giả văn chương Giller đă được công bố trong hôm thứ hai ngày 1 tháng 10.



    Trong số năm văn sĩ này, có Lư Kim Thúy, một luật sư ở thành phố Montreal với tác phẩm Ru viết bằng tiếng Pháp, đă được chuyển qua Anh ngữ bởi Sheila Fischman.

    Giải văn chương Giller là giải cao quư nhất của Canada, và người đoạt giải sẽ được lănh 50 ngàn dollars.





    Kết quả cuộc tuyển chọn sẽ được công bố trong cuộc tŕnh diễn 2012 Gilller Prize gala ở Toronto và sẽ được đài CBC trực tiếp truyền h́nh.



    Cô Lư Kim Thúy sinh năm 1968 tại Saigon và đă vượt biên tỵ nạn vào năm 1978, khi cô mới 10

    tuổi. Sau khi ở trại tỵ nạn Mă Lai Á một thời gian, gia đ́nh cô gồm bố mẹ và hai người anhem trai đă được định cư ở Quebec.



    Trong thời gian đi học, cô Kim Thúy đă phải làm đủ mọi nghề, từ nghề hái rau cỏ trong các nông trại, nghề thợ may, nghề tính tiền cashier. Cô tốt nghiệp luật và ngành thông dịch ở trường đại học Montreal.



    Tác phẩm “Ru” của cô viết bằng tiếng Pháp, đă đoạt giải văn chương của phủ toàn quyền Canada (The 2010 Governor General’s Literary Award). Ru tiếng Việt là lời ru, nhưng tiếng Pháp là một ḍng suối nhỏ, là một cuối tự truyện nói về cuộc đời của một thiếu nữ, bị bắt buộc phải trốn chạy khỏi Saigon trên một con thuyền nhỏ, phải sống những ngày cực khổ trong trại tỵ nạn, và khi được định cư ở Canada, đă phải phấn đấu để sống.



    Trả lời trong một cuộc phỏng vấn của đài CBC, cô Kim Thúy cho biết chúng ta đă nói về những khó khăn của cuộc sống, nhưng riêng với cô ta, th́ những khó khăn này là những thử thách lớn và cô cảm thấy may mắn vượt qua được những thử thách đó.



    Cuốn sách Ru của cô đă là một trong những cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất ở Quebec và ở Pháp. Cuốn sách này sẽ được dịch qua các thứ tiếng Ư, Thụy Điển, Đức và Tây Ban Nha trong những tháng sắp tới.



    Phê b́nh về cuốn Ru, báo Le Figaro ở Pháp cho rằng tác giả Kim Thúy viết văn tựa như làm thơ:chuyên chở và dỗ dành. Lời văn mạnh mẽ và gợi lại những kỷ niệm, khiến người đọc cảm thấy những hạnh phúc tuyệt vời.



    Báo La Presse ở Montreal bỉnh luận là sự thành công của tác giả Kim Thúy như là một chuyện thần tiên,: cô ta đă chinh phục được tấm ḷng của các độc giả, dù cô ta viết không bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Vẻ vang dân tộc / Tương lai đất nước
    Nữ nhiếp ảnh gia gốc Việt đoạt giải thưởng trị giá 500 ngàn Mỹ kim




    Hoa Thịnh Đốn: Theo những tin tức vừa loan báo, một nữ nhiếp ảnh gia gốc Việt vừa được trao tặng giải thưởng nhiếp ảnh Genius Grants, trị giá 500 ngàn Mỹ kim.

    Bà Lê Mỹ An năm nay 52 tuổi là một nhiếp ảnh gia thiên về đề tài chiến tranh, khi c̣n ở Việt Nam.



    Bà đă sang Mỹ định cư vào năm 1975 và tiếp tục nghề nhiếp ảnh.





    Bà tốt nghiệp cao học khoa học ở trường đại học Stanford năm 1985, và cao học về nghệ thuật đương đại ở trường đại học Yale năm 1993, hiện là giảng viên về khoa nhiếp ảnh của trường đại học Bard ở New York.

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Vẻ vang dân tộc / Tương lai đất nước
    Người Việt mở trường tư thục quốc tế tại Lào

    Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
    2012-11-01

    Kiettisak International School là trường quốc tế đầu tiên được thành lập năm 1992 tại thủ đô Vientiane nước Lào, sau một quá tŕnh vận động và thuyết phực khá gian nan từ một phụ nữ mà ông bà tổ tiên người Việt đến định cư ở Paksé từ những năm bốn mươi của thập kỷ trước.


    Tiến sĩ Ted Chase và tiến sĩ Changsanga Valakone của trường quốc tế Kietisak


    Tải xuống - download

    Hoạt động không mệt mỏi của nữ tiến sĩ Lào gốc Việt Nam

    Tôi là Nguyễn Thị Nga , tên Lào là Changsanga Valakone, hiệu trưởng Trường Quốc Tế Kiettisak tại nước Cộng Ḥa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Nga có bằng Master Of Education Tiến Sĩ Giáo Dục tại Dongdok Universitiy, có đi trained (tu nghiệp) ở nhiều nước chẳng hạn như Australia, Anh và Netherland

    Đối với nhiều người Lào, có thể nói không quá rằng tiến sĩ Nguyễn Thị Nga hay cô hiệu trưởng Chansanga Valakone của Kiettisak International School, thường đi khắp nơi để tham dự những khoá tu nghiệp hoặc những buổi hội thảo về giáo dục tại các nước trong khu vực Đông Nam Á, là một phụ nữ tiên phong, can đảm và cương quyết trong việc cổ động dạy dỗ cũng như sử dụng Anh ngữ từ những ngày đầu, nghĩa là trước cả thời kỳ nước Lào thực sự mở cửa ra bên ngoài hồi giữa những năm 1980.

    Với chức năng trên hết của một nhà giáo dục nh́n xa hiểu rộng, sự thành công về nhiều mặt tại Trường Quốc Tế Kiettisak ở Vientiane là động lực thúc đẩy tiến sĩ Nguyễn Thị Nga nghĩ đến và thực hiện thêm một trường Kiettisak thứ hai ở thành phố Luang Prabang nằm trong tỉnh Luang Prabang mạn Bắc nước Lào, nơi hai tuần trước Thanh Trúc đă mời quí vị ghé thăm cộng đồng Việt từ miền Bắc Việt Nam bỏ sang đây sinh sống từ giữa thế kỷ XX.

    Năm 2007, Thanh Trúc đă đến Kieytisak International School ở ngay trung tâm Vientiane. Khi đó trường chỉ có khoảng ba mươi lớp với hơn ba trăm học sinh, trong đó có một số em từ Việt Nam sang:

    Hiện nay trường Kiettisak ở Vientiane có hơn bảy mươi lớp với hơn một ngàn em và có ba cấp, Vỡ Ḷng, Cấp Một và Cấp Hai. Số giáo viên dạy ở Vientiane tất cả là 118 thầy cô giáo

    Hiện nay trường Kiettisak ở Vientiane có hơn bảy mươi lớp với hơn một ngàn em và có ba cấp, Vỡ Ḷng, Cấp Một và Cấp Hai. Số giáo viên dạy ở Vientiane tất cả là 118 thầy cô giáo, trong đó 63 thầy cô giáo là international staff members, đến từ nhiều nước.


    Các nữ sinh trường quốc tế Kiettisak ở Luang Prabang. RFA
    V́ trường giảng dạy theo chương tŕnh học Cambridge của Anh Quốc, tiến sĩ Nga giải thích, nên phần đông thầy cô giáo của Trường Quốc Tế Kiettisak đến từ nước Anh, Ngoài ra, trường c̣n nhận giáo viên đến từ Mỹ, Australia, Philippines, New Zealand vân vân.

    Đó là thực lực là bề mặt của Kiettisak International School mà cô là hiệu trưởng. Tuy nhiên, tiến sĩ Nga chia sẻ, điều làm cô hănh diện không phải ở bề mặt đó mà là kết quả giáo dục và đào tạo do Trường Quốc Tế Kiettisak mang lại cho học sinh bản xứ và cả học sinh Lào gốc Việt:

    Trường Kiettisak đă thành lập được hai mươi năm cho nên cũng được sự tin tưởng của phụ huynh học sinh và Bộ Giáo Dục Lào. Chị Thanh Trúc cũng đă phỏng vấn các em từ năm 2007 chẳng hạn như Lê Quốc Hùng, cháu học rất giỏi và cháu được học bổng, hiện cháu đi học ở Bournemouth College School bên Anh. Cháu Hoàng Lan Hương được học bổng tại RMIT International University Of Vietam, và cháu Đặng Thái Phương hiện được học bổng của UK London School Of Commerce.

    Vào khi Trường Quốc Tế Kiettisak thứ hai đang được khởi công xây dựng tại Luang Prabang, tiến sĩ Nga liên tục di chuyển như con thoi từ Vientiane đến Luang Prabang mỗi hai tuần một lần. Với mọi sinh hoạt gần như đă ổn thỏa và đi vào nền nếp tại trường ở Vientiane, tương lai của trường Kiettisak ở Luang Prabang hiện chiếm hết thời giờ của cô bởi cô quan niệm cái ǵ đi sau đương nhiên phải hoàn chỉnh hơn cái đi trước. Ḷng tận tụy và niềm đam mê của tiến sĩ Nga, bất kể những thử thách trước mắt, đă chinh phục được một người


    Các thầy cô giáo của Kiettisak International School. RFA
    nước ngoài từng biết đến Kiettisak International School ở Vientiane, tiến sĩ giáo dục Ted Chase, một cư dân của tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ:

    Tôi là Ted Chase, hiện là giám hiệu của Trường Quốc Tế Kiettisak ở Luang Prabang. Tôi nghĩ về mặt giáo dục th́ khuyết điểm của phố cổ Luangprabang, cửa ngơ đi lên vùng cực Bắc Lào, là học sinh ở đây cũng như vùng phụ cận đă không biết và không có cơ may tiếp xúc với một chương tŕnh học phổ thông mà lại theo tiêu chuẩn quốc tế như học sinh ở Vientiane. Đó là lư do trường Kiettisak t́m cách tiếp cận với phụ huynh và học sinh ở đây là vậy.

    Cũng không chỉ một mà nhiều thử thách khác nữa, đó là bên cạnh những thông tin cần thiết để một ngôi trường quốc tế có thể thành lập và tồn tại, chúng tôi c̣n phải t́m hiểu nguyện vọng của phụ huynh cùng nhu cầu học tập của học sinh trong tỉnh.

    Hy vọng, mà cũng là thử thách của Trường Quốc Tế Kiettisak ở Luang Prabang là phải chứng tỏ được tiêu chuẩn giáo dục mong đợi đó, một tiêu chuẩn có thể nói là cao hơn hết thảy những chương tŕnh học phổ quát lâu nay

    tiến sĩ Ted Chase

    Và một khi kinh tế cũng như mức sống ở Luang Prabang càng ngày càng phát triển, tiến sĩ Ted Chase nhận định tiếp, đặc biệt sau bao nhiêu năm thành phố cổ ḱnh này được UNESCO công nhận là Di Sản Văn Hóa Thế Giới, trở thành điểm đến của khách du lịch quốc tế, th́ nhu cầu về một trường học Anh ngữ càng trở nên mănh liệt hơn mà đồng thời c̣n có thể cung cấp chất xám cho đại học Luang Prabang trong thời gian tới:

    Hy vọng, mà cũng là thử thách của Trường Quốc Tế Kiettisak ở Luang Prabang là phải chứng tỏ được tiêu chuẩn giáo dục mong đợi đó, một tiêu chuẩn có thể nói là cao hơn hết thảy những chương tŕnh học phổ quát lâu nay tại những khu vực khác của nước Lào.

    Từ thành quả này đến thành quả khác


    Lễ tốt nghiệp trường quốc tế Kiettisak ở Vientiane. RFA
    Đối với tiến sĩ Nguyễn Thị Nga tức cô hiệu trưởng Changsanga Valakone, mọi khó khăn trở ngại khi thành lập một trường học quốc tế ở Luang prabang là điều có thể vượt qua và đă vượt qua được, cái chính cần nói ở đây là vấn đề học hành và đào tạo.

    Khi Thanh Trúc đến Luang Prabang để t́m hiểu về chi nhánh Trường Quốc Tế Kiettisak ở thành phố này, cũng là lúc một ngôi trường lớn đang được xây và chưa hoàn tất, trong lúc các lớp từ Vỡ Ḷng, Cấp Một và Cấp Hai đă bắt đầu hoạt động tại một trụ sở tạm thời nhưng rất khang trang, với năm thầy cô nước ngoài, chín giáo viên người Lào và khoảng hơn trăm học sinh nam nữ ở địa phương :

    Tiếng Anh là tiếng quốc tế, phụ huynh học sinh đă biết đến sự quan trọng của nó cho nên rất nhiều bố mẹ t́m đến và muốn trường học được thành lập ở thành phố Luang Prabang. V́ lư do đấy Nga nghĩ ḿnh nên thành lập thêm một chi nhánh ở Luang Prabang để các em được học và được tiếp thu một cương tŕnh học quốc tế.

    Ḿnh phải dạy từ lúc các em c̣n bé, nghĩa là nhận các em từ khi hai tuổi cho đến tốt nghiệp trung học. Tại v́ học sinh đến từ rất nhiều tỉnh Nam Bắc cho đến Đông Bắc cho nên tánh t́nh của các em không như nhau. Trong quá tŕnh dạy dỗ các em, làm việc với bố mẹ và thầy giáo tất nhiên trường học cũng gặp khá nhiều khó khăn tại học sinh có đứa ngoan ngoăn nhưng cũng có đứa ḿnh phải dùng thời gian để huấn luyện, để cho các em có những thay đổi mới, hội nhập được dễ dàng và có giáo dục tốt.

    Ḿnh phải đi mượn tiền nhà băng để thành lập trường học, tất nhiên có nhiều khó khăn về ngân quĩ nhưng được sự đón nhận của phụ huynh học sinh nên trường học cũng không ngại ǵ để phát triển và mở rộng thêm.

    Tiến sĩ Nga

    Cũng như Trường Quốc Tế Kiettisak ở Vientiane, Trường Quốc Tế Kiettisak ở Luang Prabang là trường tư, phải tự lập từ ngân quĩ cho đến chi phí xây dựng:

    Ḿnh phải đi mượn tiền nhà băng để thành lập trường học, tất nhiên có nhiều khó khăn về ngân quĩ nhưng được sự đón nhận của phụ huynh học sinh nên trường học cũng không ngại ǵ để phát triển và mở rộng thêm.

    Trường dùng tiếng Anh là chính, nhưng v́ các em phần đông là người Lào cho nên trường có dạy thêm chương tŕnh của Bộ Giáo Dục Lào cho các em người Lào. Song song theo chương tŕnh giảng dạy th́ trường có thêm ba thứ tiếng để các em lựa chọn, chẳng hạn tiếng Pháp, tiếng Nhật và tiếng Tàu. Sau khi hết Cấp Một lên Cấp Hai th́ các em phải lựa một trong ba thứ tiếng này để học thêm song song với tiếng Anh.

    Trong tầm nh́n của tiến sĩ Changsanga Valakone, Lào là một quốc gia đang phát triển nhưng bị coi là chậm hơn các nước chung quanh. Theo quan điểm của một nhà giáo dục, thông thạo tiếng Việt, tiếng Lào, Anh Ngữ và Pháp ngữ như tiến sĩ Nguyễn Thị Nga, Lào không thể tự ḿnh dậm chân tại chỗ và không thể cho phép tuổi trẻ nước ḿnh thua kém tuổi trẻ các nước khác v́ chẳng c̣n bao lâu nữa Lào sẽ bước hẳn vào AEC Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN:

    Trong sự phát triển của đất nước hoặc là của các em học sinh, quan trọng nhất là ḿnh phải có tŕnh độ. Muốn làm việc ǵ cũng thế, ḿnh phải có tŕnh độ phải có bằng cấp th́ mới làm đúng tư cách và mới thành công.

    Thường làm evaluation về ngành giáo dục th́ Nga cảm thấy học sinh người Việt Nam thực sự rất chăm chỉ và rất thông minh. Đi thi đấu từng các cháu cũng là đứng đầu.

    Chẳng hạn năm 2010 trường đưa hai cháu đi dự một cuộc thi gọi là T́m Kiếm Những Nhà Khoa Học Trẻ tại Malaysia, hai cháu của trường Kiettisak được hạng nhất môn Toán Học, trong đấy cháu Phonnaphan là Việt kiều, cháu được hạng nhất. Ngoài ra c̣n có những em được học bổng đi nước ngoài chẳng hạn Lê Quốc Hùng đi học ở Bournemouth College School bên Anh, em Hoàng Lan Hương ở RMIT International University Of Vietnam, Đặng Thái Phương đi học tại UK London School Of Commerce. V́ lư do đấy thành ra Bộ Giáo Dục cũng xét nghiệm và thấy Kiettisak là một trường có thể đào tạo các em học sinh có tŕnh độ và có khả năng.

    Những thành quả này, tiến sĩ Nguyễn Thị Nga chia sẻ, chưa phải là đủ để tự măn, chỉ có thể nói là phần thưởng quí báu đáp lại hoài băo giáo dục của ḿnh. Chứng kiến từ đầu về sự h́nh thành và sự lớn mạnh của Trường Quốc Tế Kiettisak ở Vientiane, và nay con đường gian truân đó đang lập lại đồi với Trường Quốc Tế Kiettisak ở Luang Prabang, h́nh như cô đă không dấu nỗi xúc động khi được hỏi có bao giờ trở ngại khiến cô chán nản hoặc khó khăn có từng làm cô chùn bước:

    Khi Nga bắt đầu làm trường học và trong thời gian hai mươi năm qua, Nga cảm thấy học sinh có thành quả rất tốt. Học tṛ tốt nghiệp tại trường Kiettisak được học bổng của nhiều nước chẳng hạn của Australia, của UK London School Of Commerce, của ABAC University Of Thailand, University Of Korea…

    Tất nhiên có sự cố gắng của các em, có sự đóng góp của bố mẹ và có sự ủng hộ của Bộ Giáo Dục Lào. Nga nghĩ nếu ḿnh đào tạo các em mà có kết quả tốt th́ những sự mệt mỏi và những sự khó khăn không là ǵ cả, ḿnh có thể trải qua rất dễ dàng. Tại v́ nếu ḿnh làm công việc ǵ đấy mà ḿnh yêu thương nó th́ nó sẽ làm cho công việc ấy tốt hơn.

    Thanh Trúc ḱnh chào, xin hẹn quí vị tối thứ Năm tuần tới.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 20
    Last Post: 12-02-2012, 06:00 AM
  2. Replies: 19
    Last Post: 03-01-2012, 10:24 PM
  3. Replies: 164
    Last Post: 25-08-2011, 01:41 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 11-06-2011, 11:58 PM
  5. Video of Đỗ Anh: Vẻ Vang Cộng Đồng
    By Sydney in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 17-09-2010, 10:10 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •