Results 1 to 2 of 2

Thread: Đường cùng của ngư phủ VN

  1. #1
    Member
    Join Date
    19-10-2010
    Posts
    323

    Đường cùng của ngư phủ VN

    Đôi điều với ngư phủ Việt Nam



    Nguyên Thạch (Danlambao) -



    Với lệnh cấm ngang tàng và vô căn cứ của nhà nước Trung Cộng, người viết xin được phép có vài cảm nghĩ.

    Trong tham vọng bành trướng cùng ư đồ tham lam có từ lâu, tháng 2-1948, Trung Hoa đă vẽ đường lưỡi ḅ (Đường chín đoạn) nhằm thăm ḍ phản ứng các nước trong khu vực và quốc tế về biển Đông, theo bản vẽ, đường lưỡi ḅ này chiếm hơn 75% diện tích của chu vi toàn vùng.


    Đường lưỡi ḅ do Trung Quốc vẽ

    Trung Cộng đă rất khéo léo để tranh thủ t́nh cảm nhận thức của cộng đồng thế giới nên ban hành lệnh cấm đánh cá trong mùa từ 16-5 cho đến 1-8 Việc cấm đánh cá này với lư lẽ khơi động ư thức cao thượng cho ư niệm bảo vệ tài nguyên biển chỉ là mặt nổi của một khối băng ch́m. Họ muốn tung ra những điều lệ xem như nhẹ nhàng cho những ư định cực kỳ to lớn mà họ muốn che đậy.

    Sự thật th́ những con cá bơi bơi vô tội vạ trên biển cấm không là vấn đề quan trọng, mà vấn đề quan trọng về lâu về dài cho ngàn thế hệ kế tiếp là trữ lượng tài nguyên khoáng sản dưới đáy biển cùng sự kiểm soát số lượng tàu thuyền lưu thông trên khu vực mới là mục đích, là trọng tâm.

    Lệnh cấm có từ từ năm 1999 cho đến nay, mỗi một khi lệnh này thành công qua nhiều năm tháng, họ sẽ có cớ để chứng minh rằng các nước liên hệ đă công nhận cũng như đă nghiêm chỉnh tuân thủ!. Nếu đă là như vậy th́ chủ quyền thuộc quốc gia họ là lẽ đương nhiên.

    Biển đông là một vấn đề lớn, mang đầy tính phức tạp. Đây không phải là chuyện tranh chấp mang tính đơn điệu giữa hai quốc gia hoặc khu vực mà vấn đề đáng quan tâm của cả thế giới. Như quí vị đă theo dơi và nắm bắt t́nh h́nh tranh căi, phản đối tỏ thái độ cũng như chuẩn bị tinh thần bảo vệ vùng biển mà các quốc gia Asean căn cứ theo điều luật biển cùng di tích lịch sử mà họ cho là thuộc quyền sở hữu của họ như: Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam, tôi xin miễn đề cập nơi đây.

    Trong số các quốc gia liên hệ đó th́ Việt Nam là một nước đă và đang có mối bang giao "nhức nhối" với nước chủ chốt gây rắc rối đó là Trung Cộng. Tên Tàu này đă cố ép Việt Nam lờ đi với "Công ước Quốc tế về luật biển 1982".

    Chuyến đi chầu chính thức với thiên triều từ ngày 12-15-10-2011 với một bộ sậu hùng hậu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Phú Trọng cùng phái đoàn đă đơn phương thay mặt đảng cũng như nhà nước Việt Nam ngô nghê kư kết những thỏa hiệp song phương, đă ngu xuẩn tự trói tay ḿnh trước quốc tế. Sự kư kết đó không hề chứa ư niệm về sự vẹn toàn lănh thổ của Tổ quốc mà là v́ tính nhu nhược khiếp sợ trước kẻ mạnh cũng như mưu cầu sự bảo kê cho cái độc quyền cai trị. Một thỏa hiệp vô nguyên tắc, làm ô nhục danh dự của Tổ Quốc. Nguyễn Phú Trọng và đồ đệ như Đinh Thế Huynh, trưởng ban tuyên giáo trung ương, Phạm B́nh Minh, bộ trưởng bộ ngoại giao, Phùng Quang Thanh, bộ trưởng bộ quốc pḥng... là những tên Thái thú đê hèn bạc nhược.

    Đảng và nhà nước Việt Nam đă không làm được việc bảo vệ dân, họ làm ngơ trước 9 ngư phủ ở Thanh Hóa bị bắn giết, tàu bè bị tông ch́m, bị bắt và cướp tài sản cũng như ngang nhiên đ̣i tiền chuộc… Họ cúi mặt trước sự khiêu khích của tàu hải giám Trung Cộng, hai vụ Viking II ngày 9-6-2011 và B́nh Minh 2 cùng tháng.



    Ngư chính 311, một trong các tàu yểm trợ cho tàu cá Trung Quốc trong vụ Viking II. Đây là tàu lớn nhất trong đội ngư chính của Trung Quốc, được hoán cải từ một tàu chiến. Ảnh: China Daily

    Bây giờ vào mùa đánh bắt, trước t́nh thế này, người dân ngư phủ phải tự ḿnh lo lấy cuộc sống và vận mạng của chính ḿnh cũng như cho đất nước. Việc làm này, nó thể hiện được nhiều điều:

    - Thứ nhất: Giải quyết công ăn việc làm cho gia đ́nh, công cán cũng như phải liều thân đi làm để mà trả nợ với lăi xuất cắt cổ của ngân hàng. Bằng không cả sự nghiệp sẽ sụp đổ, con cái đói kém thất học, cuộc sống sẽ lây lất rồi cuối cùng cũng chết!. Chết v́ nghèo đói hay chết dưới họng súng của bọn Tàu xâm lược th́ đằng nào cũng chết, vậy buộc phải ra khơi, không c̣n con đường nào khác để lựa chọn.

    - Thứ Hai: V́ sự vẹn toàn và bảo vệ chủ quyền biển của Tổ quốc. Trong t́nh trạng đảng và nhà nước không thực hiện được điều này th́ bắt buộc người dân phải trường ḿnh ra lănh đạn, phải hy sinh. Những thảm cảnh đó… nếu có th́ sẽ là những h́nh ảnh thương đau, nó sẽ đánh động được lương tâm thế giới, chớ không mong chờ vào hy vọng hăo huyền là khơi dậy trách nhiệm cũng như lương tâm nhà nước Việt Nam. Bởi lẽ họ đă chứng minh rằng họ không phải là lớp người đáng trân trọng ấy. Nói một cách rơ nét hơn, họ chỉ là những hạng hèn với giặc, ác với dân mà thôi.

    Trước t́nh trạng nguy ngập của đất nước, trên đất liền th́ có những chiến sĩ dân chủ đấu tranh với sự ngầm ngấm ủng hộ của đại đa số dân chúng, sẽ tạo nên những đợt sóng thần cuốn trôi bè lũ phản quốc là đảng cộng sản VN trong một ngày không xa. Ngoài biển khơi, các ngư phủ là lớp người chiến đấu, là đoàn quân tay không tất sắt, không vũ khí, có chăng là những tấm thân gầy guộc đen đúa, trơ gan với sóng gió hiểm nguy và kẻ thù hung bạo tham tàn.

    Trước đây, tôi cũng đă từng là một ngư phủ với cuộc đời đầu sóng ngọn gió nên rất quan tâm và thông cảm. Ơi đoàn quân oai hùng của dân tộc Việt, hăy can đảm, hăy mạnh dạn chong thuyền hướng về Hoàng Trường để hoàn thành cả hai nhiệm vụ như đă nêu trên.

    Cầu chúc sự an lành đến với tất cả. Cầu nguyện ơn trên che chở cho những người con yêu của Tổ Quốc Việt Nam.



    Nguyên Thạch

    danlambaovn.blogspot .com

  2. #2
    Member
    Join Date
    19-10-2010
    Posts
    323

    Đường cùng của ngư dân

    Ngư dân Việt Nam không chùn bước


    RFA - Ngư dân Việt Nam vẫn tiếp tục ra khơi, bất chấp việc Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông.

    Cũng giống như những năm trước, vào mùa hè năm nay Trung Quốc lại ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong một khu vực rộng lớn ở Biển Đông, bao gồm cả vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

    Lệnh cấm của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16 tháng 5, và sẽ kéo dài cho đến ngày 1 tháng 8.

    Không năm nào không cấm

    Tuy nhiên, ngay trong ngày đầu tiên lệnh cấm hiệu lực, trả lời Đài Á Châu Tự Do, ngư dân Lê Lớn – một trong 21 ngư dân Việt Nam từng bị Trung Quốc bắt giam và mới thả về hồi tháng trước cho biết, ngư dân Quảng Ngăi vẫn tiếp tục ra khơi bất chấp lệnh cấm của Bắc Kinh:

    “Năm nào Trung Quốc cũng cấm hết, không có năm nào không cấm hết. Bọn em đi biển lúc nào cũng thấy là nó cấm ngư dân Việt Nam ra đánh bắt cá hết nhưng mà ḿnh đi miết thôi. Cứ nghe thôi nhưng rồi cứ ra làm, không sao mà sợ hết.”

    Về mặt chính thức, Bộ ngoại giao Việt Nam cũng bác bỏ lệnh cấm của Trung Quốc đồng thời khuyến khích ngư dân Việt Nam tiếp tục ra khơi.

    Trong tuyên bố đưa ra một ngày trước lệnh cấm của Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị nhấn mạnh rằng “Việt Nam phản đối quyết định đơn phương của Trung Quốc và coi quyết định này là không có giá trị”.
    Bọn em đi biển lúc nào cũng thấy là nó cấm ngư dân Việt Nam ra đánh bắt cá hết nhưng mà ḿnh đi miết thôi.

    Ngư dân Lê Lớn

    Theo ông Lương Thanh Nghị, lập trường của Việt Nam về vấn đề này đă rất rơ ràng, theo đó th́ việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như thẩm quyền hợp pháp của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982.

    Và để đề pḥng nguy cơ bị tàu Trung Quốc tấn công và bắt bớ ngư dân Việt Nam như trước đây, Bộ Nông nghiệp và Hội Nghề cá Việt Nam khuyến cáo ngư dân là nên kết hợp thành đoàn, đội để có thể giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết.

    Đồng thời, Hội nghề cá Việt Nam kêu gọi các hội nghề cá các cấp vận động, tuyên truyền hội viên, ngư dân yên tâm, tích cực bám biển sản xuất.

    Ngoài ra, Việt Nam c̣n dự trù thành lập lực lượng dân quân biển để bảo đảm an toàn cho ngư dân.

    Sao không cấm tàu Trung Quốc

    Việc Trung Quốc áp đặt tấm bản đồ h́nh lưỡi ḅ cũng như đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm, khiến cho cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông càng thêm căng thẳng cũng như khiến cho các nỗ lực nhằm t́m giải pháp cho cuộc tranh chấp dai dẳng này càng thêm bế tắc.

    Kể từ năm 1999 đến nay, mua hè năm nào Trung Quốc cũng áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trên một vùng biển rộng lớn trong Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và khu vực băi cạn Scarborough thuộc Philippines.

    Về lư do ban hành lệnh cấm, chính phủ Trung Quốc cho rằng cần phải ngưng đánh bắt trong khoảng thời gian này hàng năm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển.

    Tuy nhiên, trên thực tế những ǵ diễn ra ở Biển Đông hoàn toàn mâu thuẫn với tuyên bố của Bắc Kinh.

    Báo chí Việt Nam năm ngoái cho biết vào thời điểm lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc có hiệu lực, vẫn có đến hơn 140 lượt tàu cá của Trung Quốc vào khu vực biển miền Trung Việt Nam để đánh bắt hải sản.
    Làm thế nào các anh có thể bảo vệ nguồn cá nếu các anh chỉ cấm các tàu Việt Nam và tàu của Philippines mà không cấm các tàu cá của ḿnh?
    GS Carl Thayer
    Trả lời Việt Hà của Đài Á Châu Tự Do, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc Pḥng Australia, đặt câu hỏi về sự nghiêm túc trong lệnh cấm này của Trung Quốc:

    “Làm thế nào các anh có thể bảo vệ nguồn cá nếu các anh chỉ cấm các tàu Việt Nam và tàu của Philippines mà không cấm các tàu cá của ḿnh? Việc này đ̣i hỏi sự hợp tác của cả 3 nước.”

    Và cũng hết sức mâu thuẫn, trong khi Trung Quốc yêu cầu ngư dân các nước tôn trọng lệnh cấm để bảo vệ nguồn cá th́ những ngày gần đây, báo chí nước này đưa tin Trung Quốc chuẩn bị đưa một nhà máy chế biến cá khổng lồ ra Biển Đông.

    Giáo sư Carl Thayer cho rằng việc Trung Quốc đưa nhà máy chế biến cá ra Biển Đông có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của hàng triệu người dân trong khu vực bao gồm cả Trung Quốc:

    “Trung Quốc đang tự ḿnh hành động mà không có hợp tác. Họ đang giết con ngỗng đẻ trứng vàng. Hàng triệu người đang sống dựa vào nguồn cá trên biển Đông.”

    Nó ra lệnh th́ cứ ra lệnh

    Từ vài năm trở lại đây, đă có hàng trăm ngư dân Việt nam khi đánh bắt cá gần khu vực quần đảo Hoàng Sa đă bị các tàu cảnh sát biển Trung Quốc xua đuổi hoặc bắt giữ và đ̣i tiền chuộc.

    Từ đầu năm đến nay, chỉ riêng tỉnh Quảng Ngăi đă có tới 5 tàu cá với 61 ngư dân bị Trung Quốc bắt giam.
    Nó ra lệnh th́ cứ ra lệnh…. Mắc mớ ǵ phải sợ, mà bây giờ hoàn cảnh khó khăn đâu phải chỉ có ḿnh ḿnh, thuyền tận 14, 15 người đi lận mà.
    Ngư dân Lê Lớn
    Khi chưa có lệnh cấm đánh bắt cá, Trung Quốc bắt các ngư dân này v́ cáo buộc họ đă xâm phạm chủ quyền khi đánh bắt hải sản gần quần đảo

    Hoàng Sa. C̣n bây giờ, khi lệnh cấm đánh bắt cá đă được áp dụng trong một phạm vi rộng hơn khu vực quần đảo Hoàng Sa, việc bắt giữ hay xua đuổi các tàu cá Việt Nam lại càng có lư do để trở nên gay gắt hơn.

    Tuy nhiên, cũng như mọi năm, ngư dân Việt Nam không hề chùn bước. Ngư dân Lê Lớn nói ông và các ngư dân biết rất rơ về lệnh cấm này và những mối nguy đang ŕnh rập, nhưng gánh nặng gia đ́nh không cho họ lựa chọn nào khác:

    “Nó ra lệnh th́ cứ ra lệnh…. Mắc mớ ǵ phải sợ, mà bây giờ hoàn cảnh khó khăn đâu phải chỉ có ḿnh ḿnh, thuyền tận 14, 15 người đi lận mà.”


    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...012090647.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Thâm cung bí sử của Đảng CSVN
    By alamit in forum Hồ Chí Minh
    Replies: 36
    Last Post: 20-02-2020, 04:25 AM
  2. Trận chiến cuối cùng của trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu
    By anlocdia in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 28-03-2012, 12:18 AM
  3. Người Chiến Sĩ VNCH ngày cuối cùng của cuộc chiến
    By anlocdia in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 23-03-2012, 03:05 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:43 PM
  5. Replies: 4
    Last Post: 19-04-2011, 02:39 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •