Page 1 of 5 12345 LastLast
Results 1 to 10 of 43

Thread: Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?

    Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?
    Trung Quốc - Nhật Bản sẽ bước vào “kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh”



    Kế hoạch tàu sân bay Trung Quốc sẽ làm đảo lộn cơ chế pḥng vệ của Nhật Bản, đưa Nhật-Trung bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh kéo dài.

    Gần đây, tạp chí “Nghiên cứu Quân sự” Nhật Bản có bài viết cho rằng, kế hoạch chế tạo tàu sân bay và chiến lược của Trung Quốc sẽ làm đảo lộn cơ chế pḥng vệ trên biển, trên không của Nhật Bản.

    Tàu sân bay Varyag đánh dấu Trung Quốc và Nhật Bản đă bước vào kỷ nguyên của cuộc Chiến tranh Lạnh.

    Bài viết cho rằng, tàu sân bay Varyag hiện đă liên tục được chạy thử, nó có thể mang theo 50 máy bay các loại, gồm có máy bay chiến đấu J-15, c̣n máy bay cảnh báo sớm sẽ tạm thời áp dụng phương thức: máy bay trực thăng mang theo radar cảnh báo sớm.


    Tàu sân bay của Trung Quốc.

    Trung Quốc có thể sẽ thử nghiệm sử dụng máy bay huấn luyện JJ-9 (Jianjiao-9) trên tàu sân bay Varyag, dùng để đào tạo phi công cho tàu sân bay.

    Ngoài ra, Trung Quốc có thể đang nghiên cứu chế tạo máy bay cảnh báo sớm dựa trên nền tảng máy bay Y-7. Máy bay chở khách Y-7 có 50 chỗ ngồi, do đó không gian sử dụng lớn hơn máy bay cảnh báo sớm E-2C của Mỹ.

    Sau vài năm nữa, khi đưa vào sử dụng thực tế, tàu sân bay Varyag chủ yếu mang theo các loại máy bay gồm: 12-24 máy bay chiến đấu J-15, khoảng 3 chiếc máy bay trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 hoặc Z-8 cải tạo, khoảng 6 máy bay trực thăng chống tàu ngầm Z-9C.

    Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, sứ mệnh của tàu sân bay Varyag là xây dựng nền tảng sử dụng tàu sân bay cho Hải quân Trung Quốc. Hiện nay, có rất nhiều thông tin cho rằng Hải quân Trung Quốc “sẽ sở hữu 3 tàu sân bay trước năm 2020”, “có kế hoạch chế tạo 6 tàu sân bay”.


    Máy bay trực thăng chống tàu ngầm Z-9 của Trung Quốc.

    Mặc dù Trung Quốc hoàn toàn không chính thức công bố những thông tin này, nhưng nh́n chung, con số này sẽ không sai lệch nhiều so với t́nh h́nh thực tế.

    Sau khi tàu sân bay Varyag được đưa vào huấn luyện, Trung Quốc sẽ bắt đầu chế tạo mới tàu sân bay nội địa của họ. Tàu sân bay mới sẽ có lượng choán nước khoảng 50.000 tấn, có thể áp dụng phương thức cất cánh kiểu nhảy cầu hoặc máy phóng.

    Sau khi chế tạo được 2 tàu sân bay loại này, Trung Quốc có thể sẽ tận dụng thiết bị động cơ hạt nhân của họ để chế tạo một tàu sân bay động cơ hạt nhân.

    Theo đó, trong 15 năm tới, Trung Quốc sẽ sở hữu 1 tàu sân bay động cơ hạt nhân, 2 tàu sân bay động cơ thông thường và tàu sân bay Varyag hiện nay. Ngoài tàu sân bay Varyag, 3 tàu sân bay c̣n lại sẽ h́nh thành chế độ trực ban luân phiên thuộc các giai đoạn “bảo vệ”, “huấn luyện” và “chiến đấu thực tế”.

    Báo Nhật cho rằng, xét tới việc Hải quân Trung Quốc có thể sẽ tập trung sử dụng tàu sân bay ở hai hướng là biển Đông và biển Hoa Đông, Trung Quốc có thể thành lập hai “chế độ 3 tàu sân bay” có thể trực ban luân phiên, v́ vậy cuối cùng cần tổng cộng 6 tàu sân bay.

    Cụm chiến đấu tàu sân bay Trung Quốc sẽ hoành hành ở biển Đông và biển Hoa Đông – tuyến đường huyến mạch của Nhật Bản, đồng thời có thể tiến hành hoạt động hăm dọa ở vùng biển xung quanh đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư).

    Nhiệm vụ của Pḥng vệ Biển/Trên không Nhật Bản đứng trước sự thay đổi lớn

    Bài viết cho rằng, có thể rất dễ tưởng tượng, sau khi Trung Quốc sở hữu tàu sân bay sẽ ảnh hưởng đến lực lượng pḥng vệ Nhật Bản, nhiệm vụ của Lực lượng Pḥng vệ Biển và Trên không sẽ có những thay đổi tương ứng.

    Lực lượng Pḥng vệ Biển Nhật Bản chắc chắn sẽ tiến hành nhiệm vụ trinh sát, theo dơi trong t́nh h́nh lực lượng tàu sân bay Trung Quốc tiến hành ngăn chặn và hăm dọa.



    Máy bay trực thăng SH-60 của Lực lượng Pḥng vệ Biển Nhật Bản.

    Ngoài tàu sân bay, cụm chiến đấu tàu sân bay Trung Quốc sẽ được bố trí thêm 6-10 tàu chiến hộ tống gồm tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu chi viện và tàu ngầm. Toàn bộ hạm đội tàu chiến sẽ lấy tàu sân bay làm hạt nhân, triển khai ở vùng biển vài chục dặm cho tới vài trăm dặm.

    V́ vậy, số lượng tàu nổi và tàu ngầm làm nhiệm vụ trinh sát, giám sát chắc chắn cũng sẽ tăng lên, Nhật Bản có thể sẽ gia tăng đầu tư, liên tục mua máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, đồng thời điều máy bay trực thăng SH-60, máy bay tuần tra P-3C và P-1 thường xuyên tiến hành trinh sát, do thám đối với tàu sân bay Trung Quốc.

    Do tàu sân bay Trung Quốc sẽ bắt đầu sử dụng máy bay chiến đấu J-15 để thực hiện nhiệm vụ pḥng không, máy bay trinh sát chưa được lắp radar đối không của Lực lượng Pḥng vệ Biển Nhật Bản sẽ rất khó trực tiếp tiếp cận tàu sân bay.

    Trong t́nh h́nh đó, tàu sân bay sẽ tiến hành huấn luyện chiến thuật và bay cảnh giới. V́ vậy, để thu thập tin tức t́nh báo về tàu sân bay và máy bay trang bị cho tàu sân bay, Lực lượng Pḥng vệ Biển Nhật Bản sẽ phải luân phiên điều động tàu Aegis có trang bị radar SPY-1D.


    Tàu Aegis Nhật Bản mang tên Kirishima rời cảng ở căn cứ Yokosuka.

    Cụm chiến đấu tàu sân bay Trung Quốc không thể hoạt động trên biển cả 1 năm với 365 ngày, v́ vậy 6 tàu Aegis hiện có của Nhật Bản thay nhau trực ban sẽ không quá căng thẳng.

    Nhưng, trong 10 năm tới, số lượng tàu sân bay của Trung Quốc sẽ tăng lên nhiều và hoạt động ở biển bên ngoài càng tích cực hơn, khi đó hoạt động theo dơi luân phiên của tàu Aegis Nhật Bản sẽ không c̣n đơn gian nữa.

    Trong tương lai, cụm chiến đấu tàu sân bay Trung Quốc có thể chạy xuyên qua vùng biển Okinawa, xâm nhập Thái B́nh Dương và có thể đến vùng biển quốc tế xa hơn, gần quần đảo Izu (cụm đảo phía đông nam bán đảo Izu của đảo Honshu).

    Rất khó tưởng tượng, tàu sân bay Trung Quốc c̣n có thể tiến hành hoạt động cất/hạ cánh và bay cho máy bay ở vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Điều này cơ bản sẽ làm đảo lộn cơ chế vận hành hiện có của hệ thống pḥng không và hệ thống cất cánh khẩn cấp của Lực lượng Pḥng vệ Trên không Nhật Bản.

    Cơ chế đánh chặn mới đối với Trung Quốc sẽ hoạt động

    Đến nay, khi máy bay không rơ quốc tịch tiếp cận khoảng 161 km ngoài phạm vi nhận biết pḥng không của Nhật Bản, radar và máy bay cảnh báo sớm của hệ thống cảnh giới, quản lư, kiểm soát tự động sẽ “chộp” được đối tượng này và hướng dẫn cho máy bay chiến đấu khẩn cấp cất cánh chặn lại.

    Nhưng cơ chế này muốn ứng phó với tàu sân bay sẽ rất khó khăn. Khi tàu sân bay hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế ở lănh hải tiếp giáp, một khi máy bay chiến đấu cất cánh từ tàu sân bay, chỉ cần thời gian vài chục giây là có thể xâm nhập không phận Nhật Bản. Khi radar Nhật Bản phát hiện được máy bay của đối phương, đối phương đă xâm nhập vào phạm vi nhận biết pḥng không; khi máy bay chiến đấu Nhật Bản khẩn cấp cất cánh, đối phương đă xâm nhập vào bầu trời Nhật Bản.



    Nhật quyết mua máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, dù giá cả đắt đỏ.

    Để ngăn chặn t́nh huống này, khi tàu sân bay Trung Quốc hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, Nhật buộc phải xây dựng cơ chế đánh chặn khẩn cấp pḥng không mới, đó là: một mặt tàu Aegis duy tŕ hoạt động trinh sát, theo dơi liên tục và kết nối tin tức t́nh báo với hệ thống quản lư, kiểm soát tự động; mặt khác triển khai máy bay chiến đấu ở trên không đợi lệnh.

    Ngoài ra, c̣n có thể triển khai máy bay chiến đấu trực ban ở căn cứ Hamamatsu và đảo Iwo Jima, đồng thời xây dựng công tŕnh bảo vệ máy bay ở sân bay dân dụng như không quân nước ngoài để cho máy bay chiến đấu trực ban sử dụng.

    Bài viết cho rằng, sở dĩ Bộ Quốc pḥng Nhật Bản mua sắm tàu khu trục trực thăng kiểu mới có lượng choán nước 19.500 tấn, đường băng dài 249 m, có thể đă tính tới nhu cầu này trong tương lai.

    Nếu trên con tàu mới này triển khai máy bay chiến đấu làm nhiệm vụ trực ban th́ có thể chiếc tàu mới này sẽ bám theo tàu sân bay Trung Quốc, một khi máy bay chiến đấu Trung Quốc có ư định xâm phạm không phận, th́ máy bay chiến đấu của Lực lượng Pḥng vệ Biển Nhật Bản sẽ khẩn cấp cất cánh tiến hành đánh chặn.

    Mặc dù sau khi tàu sân bay Varyag đi vào hoạt động, trong ngắn hạn t́nh h́nh này sẽ chưa xảy ra, nhưng sau khi Trung Quốc sở hữu 2-3 tàu sân bay, th́ Nhật Bản cần phải chuẩn bị tốt tâm lư cho t́nh h́nh này. Khi tàu sân bay Varyag chính thức đi vào hoạt động, cũng có nghĩa là Nhật Bản sẽ bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh kéo dài giữa Nhật-Trung.


    Nhật chế tạo tàu sân bay trực thăng mới 22DDH.

    Đông B́nh (Theo báo Quang Minh)

  2. #2
    huongdem92
    Khách
    Đọc bài này thấy nhẹ cả người. Nhật bản lúc này đầu tư hơi mạnh vào quân sự. Đó là một tin vui để chiến với tàu.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?

    Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?
    TÀU CHIẾN NHẬT SẼ ÁP SÁT CỬA NGƠ TRUNG QUỐC
    VNMedia





    Nhật Bản đang cân nhắc khả năng triển khai một loạt tàu khu trục Aegis tối tân của Lực lượng Pḥng vệ Hàng hải đến vùng biển quốc tế ngoài khơi bán đảo Triều Tiên. Đây là khu vực nằm ngay cửa ngơ Trung Quốc.

    Tờ Asahi Shimbun hôm thứ Tư 30/5/2012 tiết lộ họ đă biết được thông tin trên từ một bản báo cáo của Bộ Quốc pḥng Nhật Bản. Bản báo cáo này xác định những vấn đề liên quan đến phản ứng của Nhật Bản đối với vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hồi tháng 4. Bản cáo cáo của Bộ Quốc pḥng cho biết, bộ này đang cân nhắc điều các tàu khu trục “đến vùng lănh hải gần với nơi phóng tên lửa của Triều Tiên. Mục đích là để có thể phát hiện dễ dàng hơn đường đi của tên lửa Triều Tiên” nếu nước này phóng thêm các tên lửa khác.

    Theo tờ Asahi Shimbun, bản báo cáo trên đă được Bộ trưởng Quốc pḥng Naoki Tanaka phê chuẩn và sẽ sớm được công bố chính thức sau các cuộc thảo luận cuối cùng tại văn pḥng của Thủ tướng Nhật Bản.

    Ư định triển khai một loạt tàu chiến tối tân đến gần bán đảo Triều Tiên là một phần trong kế hoạch xoa dịu sự tức giận của công chúng Nhật Bản đối với thất bại của nước này trong việc phát hiện sớm đường đi của tên lửa Triều Tiên hồi tháng 4. Khi đó, Nhật Bản đă phái 3 tàu khu trục được trang bị tên lửa đánh chặn SM3 đi giám sát vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Tên lửa Triều Tiên được phóng đi từ lúc 7h39 phút sáng 13/4 nhưng phải đến 8h20 cùng ngày, Nhật Bản mới phát hiện, tên lửa này rơi xuống biển. Trong khi đó, báo chí Hàn Quốc đưa tin về thất bại đó chỉ 15 phút sau khi tên lửa Triều Tiên được phóng đi.

    Nhật Bản có thể viện vào những chỉ trích của công chúng làm cái cớ để tăng cường sự hiện diện của Hải quân Nhật Bản ở vùng biển gần Triều Tiên và Trung Quốc. Những tàu chiến được Tokyo dự định điều động đến gần bán đảo Triều Tiên được trang bị những hệ thống radar tối tân có tầm hoạt động lên tới 1.000km. Điều này đồng nghĩa với việc, Nhật Bản có thể dễ dàng giám sát hoạt động huấn luyện liên quan đến tên lửa ở các căn cứ quân sự trên bờ biển phía đông Trung Quốc cũng như hoạt động đào tạo lực lượng không quân nước này.

    Phản ứng của Trung Quốc

    Lực lượng Pḥng vệ Hàng hải Nhật Bản (MSDF) khẳng định, tàu của họ đến khu vực chỉ để thu thập thông tin t́nh báo. Tuy nhiên, lời khẳng định này chẳng thể khiến Trung Quốc an ḷng. Rơ ràng, Bắc Kinh không thể không quan ngại khi ngay cửa ngơ họ xuất hiện một loạt tàu khu trục được trang bị hệ thống chiến đấu tối tân.

    Năm ngoái, để giám sát "sự bành trướng" trên biển của Trung Quốc, Nhật Bản từng sửa đổi Sách trắng Quốc pḥng. Theo đó, nước này đă chuyển Lực lượng Pḥng vệ Hàng hải của ḿnh từ một đội quân mang tính pḥng vệ đơn thuần trở thành một đội quân có tính chiến đấu cao. Ngoài ra, hôm 30/4, tại một cuộc họp thượng đỉnh ở thủ đô Washington, Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Yoshihiko Noda đă xác định lại đặc điểm của liên minh Mỹ-Nhật như là một lực lượng nhằm cân bằng sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Châu Á-Thái B́nh Dương.

    Chính phủ Trung Quốc chưa có phản ứng chính thức về các động thái trên. Nhưng nước này chắc chắn sẽ đáp trả mạnh mẽ nếu Nhật Bản điều tàu chiến tối tân đến cửa ngơ của họ. “Tàu khu trục được trang bị hệ thống chiến đấu tối tân Aegis của Nhật Bản có phạm vi hoạt động rất rộng. V́ thế, dù tàu chiến của Nhật Bản có hoạt động ở vùng lănh hải quốc tế th́ Trung Quốc cũng nằm trong tầm bắn của những chiếc tàu hiện đại đó. Như vậy, xung đột rất có thể xảy ra”, ông Kim Jong-dae, chủ bút của tạp chí quân sự online Defense 21+, đă nhận định như vậy.

    Về phía Hàn Quốc, nước này được cho là sẽ không phản ứng ǵ với kế hoạch của Nhật Bản. Lập trường của chính phủ Hàn Quốc là, không có lư do ǵ để ngăn Tokyo điều tàu chiến đến khu vực lănh hải gần bán đảo Triều Tiên nếu những chiếc tàu này hoạt động trong vùng lănh hải quốc tế. Trên thực tế, Nhật Bản và Hàn Quốc đang thắt chặt quan hệ nhằm đối phó với cả Triều Tiên lẫn Trung Quốc.

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?

    Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?
    8 Dân biểu Tokyo "cưỡi" tàu cá ra khu vực đảo Senkaku



    8 Dân biểu (hội đồng nhân dân/nghị viện Tokyo) và 2 quan chức Isigaki hôm 25/6 đă lên tàu ra khu vực đảo Senkaku đang có tranh chấp với Trung Quốc

    Tân Hoa Xă ngày 26/6 đưa tin, 8 Dân biểu (hội đồng nhân dân/nghị viện Tokyo) và 2 quan chức Isigaki hôm qua 25/6 đă lên tàu ra khu vực đảo Senkaku đang có tranh chấp với Trung Quốc.



    Tháng trước 6 Nghị sĩ Nhật Bản và gần 120 người ra đảo Senkaku khiến Bắc Kinh đặc biệt chú ư

    Chuyến đi này của nhóm Dân biểu và quan chức Tokyo nhằm thúc đẩy kế hoạch mua đảo Senkaku mà phía Trung Quốc, Đài Loan gọi là đảo Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

    Họ bắt đầu lên tàu vào tối qua, dự kiến sáng nay nhóm Dân biểu, quan chức này đến gần đảo Senkaku, tuy nhiên những người này không công bố trước kế hoạch có lên đảo hay không.

    Nhóm Dân biểu Tokyo trước đó đă rẽ qua thành phố Isigaki thuộc quận Okinawa gặp gỡ Thị trưởng thành phố này và tọa đàm với Ủy ban Hoạch định kế hoạch cơ bản hải dương Isigaki. Sau tọa đàm, 2 quan chức Isigaki đi cùng đoàn.


    Nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, ḥn đá tảng trong quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc

    Theo thông tin ban đầu, 8 Dân biểu Tokyo và 2 quan chức thành phố Isigaki được ngư dân Nhật Bản trợ giúp phương tiện để ra đảo Senkaku tiến hành các hoạt động khảo sát.

    Quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc đă trở nên căng thẳng hơn sau hoạt động tổ chức câu cá, lên đảo Senkaku của hơn 120 người Nhật Bản.

    Trong số này có 6 nghị sỹ và 14 tàu cá dưới sự hộ tống của tàu Cảnh sát biển nước này hồi tháng trước.

    Cả Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông được cho là nhiều tiềm năng về dầu khí.

    Hồng Thủy (nguồn Tân Hoa Xă)

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?

    Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?
    Nhật Bản tố cáo Trung Quốc uy hiếp thế giới

    Duy Ai/VOA




    Báo chí Nhật Bản mới đây cho biết bạch thư quốc pḥng của Nhật năm nay tố cáo Trung Quốc uy hiếp thế giới, giữa lúc vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục leo thang.

    Thủ tướng Nhật khẳng định quyết tâm điều động binh sĩ để “đáp trả một cách mạnh mẽ” những hành vi xâm phạm lănh hải, trong lúc các học giả Trung Quốc đề nghị chính phủ ở Bắc Kinh tuyên bố đ̣i chủ quyền quần đảo Lưu Cầu của Nhật, kể cả đảo Okinawa là nơi có nhiều căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ.

    Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Satoshi Morimoto mới đây cảnh báo rằng Tokyo có thể đưa quân tới quần đảo Senkaku nếu có sự leo thang trong vụ tranh chấp hiện đang sôi sục với Trung Quốc. Ông nói rằng lập trường của Nhật không thay đổi, nhưng ông khẳng định là nước ông sẽ dùng vũ lực để bảo vệ những ḥn đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài và cũng tuyên bố có chủ quyền. Bộ trưởng Morimoto cho biết việc bảo vệ các ḥn đảo này chủ yếu là do lực lượng tuần duyên và cảnh sát đảm nhận, nhưng theo qui định của pháp luật, binh lính thuộc Lực lượng Tự vệ có quyền hành động nếu giới hữu trách địa phương không đủ khả năng xử lư t́nh h́nh.

    Người đứng đầu bộ quốc pḥng Nhật cảnh báo như thế tại cuộc họp báo ở Tokyo hôm thứ 6 (27-07-2012), một ngày sau khi Thủ tướng Yoshihiko Noda khẳng định quyết tâm sử dụng lực lượng quân sự để “đáp trả một cách mạnh mẽ” những hành vi xâm phạm lănh hải. Ông Noda phát biểu tại phiên họp khoáng đại của Hạ viện Nhật rằng “Nếu các nước láng giềng có những hành động bất hợp pháp ở lănh thổ và lănh hải của chúng ta, trong đó có quần đảo Senkaku, chúng ta sẽ có những hành động nghiêm khắc, kể cả việc sử dụng tới binh lính thuộc Lực lượng Tự vệ, nếu cần.”

    Phát biểu của nhà lănh đạo Nhật đă nhanh chóng gặp phải sự đả kích của Trung Quốc. Bản tin hôm thứ 7 của Tân Hoa Xă trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng Trung Quốc “quan tâm sâu sắc” và “cực kỳ bất măn” đối với điều mà ông mô tả là “những lời phát biểu thiếu trách nhiệm cao độ” của Thủ tướng Noda. Ông Hồng Lỗi cũng tái khẳng định quyết tâm của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền lănh thổ và nói rằng Điếu Ngư Đài là một phần của lănh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa.

    Hai ngày trước khi ông Noda phát biểu tại Hạ viện Nhật, báo chí ở Tokyo cho biết bạch thư quốc pḥng năm nay đă được nộp cho nội các, và văn kiện dự kiến sẽ được công bố trong những ngày sắp tới đặc biệt chú trọng đến sự kiện là sức mạnh quân sự của Trung Quốc đă gia tăng một cách rất nhanh chóng, tạo ra một mối đe dọa cho thế giới. Theo tin của tờ Yomiuri Shimbun, trong bạch thư này các chuyên gia quốc pḥng Nhật nói rằng ngân sách quốc pḥng Trung Quốc đă gia tăng khoảng 30 lần trong 24 năm qua. Họ cũng ghi nhận là hải quân Trung Quốc trong thời gian gần đây đă gia tăng hoạt động ở Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa qua việc điều động chiến hạm đến khu vực này thường xuyên hơn.

    Tiến sĩ Dương Trung Mỹ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Đương đại ở Nhật Bản, cho biết nội dung của bạch thư quốc pḥng Nhật Bản báo hiệu một sự điều chỉnh lớn của Tokyo về đường lối ngoại giao và quân sự đối với Trung Quốc.

    Ông Dương Trung Mỹ nói “Trước đây không hề có chuyện Nhật Bản công bố sách trắng quốc pḥng chuyên phân tích vấn đề quốc pḥng Trung Quốc. Điều này chứng tỏ Nhật Bản rất nhạy cảm và cảnh giác trước sự lớn mạnh của Trung Quốc trong lănh vực quân sự. Nhật Bản đặc biệt chú tâm tới sức mạnh quân sự Trung Quốc hồi năm ngoái, sau khi Trung Quốc tuyên bố Điếu Ngư Đài là lợi ích cốt lơi. Điều này làm cho Nhật Bản cảm thấy cần phải tiến hành một sự điều chỉnh lớn trong chính sách ngoại giao và quân sự đối với Trung Quốc.”

    Tiến sĩ Dương Trung Mỹ cho rằng vụ tranh chấp chủ quyền Điếu Ngư Đài khiến cho quan hệ Trung-Nhật trở nên rất phức tạp và ông dự kiến trong 10 năm tới đây mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển, nhưng quan hệ chính trị và quân sự sẽ ở trong t́nh trạng mà ông gọi là “băng giá.” Ông nói rằng sự băng giá này có thể thấy được qua sự kiện là năm nay là năm kỷ niệm thứ 40 ngày hai nước thiết lập bang giao nhưng không hề có một cuộc thăm viếng cấp cao nào được thực hiện.

    Ông Dương Trung Mỹ nhận định rằng có hai biến số định đoạt vấn đề Trung Quốc có phải là một mối đe dọa cho Nhật Bản hay không.

    Ông nói “Điều thứ nhất là nội bộ của Trung Quốc có ổn định hay không. Trung Quốc hiện đang đối mặt với những vấn đề vô cùng to lớn, trong lúc quan hệ với các nước xung quanh lại phát sinh những thay đổi kịch liệt, từ Bắc Triều Tiên cho tới Miến Điện, nước nào cũng cảm thấy e dè đối với Trung Quốc. Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đ̣i hỏi họ thực hiện một cuộc điều chỉnh lớn về ngoại giao, nhưng chúng tôi không thấy họ có khả năng để điều chỉnh một cách linh hoạt. Điều thứ nh́ là sau khi kinh tế đă phát triển tới mức độ như hiện nay Trung Quốc lẽ ra phải ra sức xây dựng một xă hội công dân hài ḥa, nhưng điều này đă không xảy ra. Trung Quốc giờ đây vẫn tiếp tục nằm dưới sự cai trị độc đoán của những người có quyền thế, cấu kết với giới tư sản mại bản để trục lợi.”

    Trong khi đó, các học giả, chuyên gia và các nhà b́nh luận thời cuộc ở Trung Quốc hồi gần đây đă lên tiếng thúc giục chính phủ ở Bắc Kinh chính thức tuyên bố đ̣i chủ quyền quần đảo Lưu Cầu, trong đó có đảo Okinawa, nơi Hoa Kỳ đang có nhiều căn cứ quân sự quan trọng.

    Một bài b́nh luận hồi đầu tháng này của tờ Hoàn cầu Thời báo ở Bắc Kinh đề nghị chính phủ xem xét tới việc thách thức quyền kiểm soát của Nhật đối với đảo Okinawa. Tờ báo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc này nói rằng Trung Quốc không nên sợ ǵ mà không cùng với Nhật Bản tham gia một cuộc đấu tranh để gây phương hại cho sự toàn vẹn lănh thổ của đối phương. Theo tường thuật ngày 23 tháng 7 của tờ Financial Times, Thiếu tướng Kim Nhất Nam, Chủ nhiệm Bộ Nghiên cứu chiến lược của Đại học Quốc pḥng Trung Quốc, tuyên bố rằng chỉ đ̣i Nhật Bản trao trả Điếu Ngư Đài là không đủ mà cần phải đ̣i hỏi đảo Okinawa và phần c̣n lại của quần đảo Lưu Cầu là lănh thổ của Trung Quốc. Ông Đường Thuần Phong, cựu tham tán kinh tế của ṭa đại sứ Trung Quốc ở Tokyo, cũng cổ xướng cho việc xét lại sự thừa nhận của Trung Quốc đối với quyền cai trị của Nhật trên đảo Okinawa.

    Chủ trương này tuy chưa được chính phủ Trung Quốc tán đồng, nhưng sự xuất hiện của những luận điệu quá khích như vậy ở Trung Quốc đang làm cho Nhật Bản và nhiều nước khác cảm thấy bất an. Tờ Financial Times trích lời một chuyên gia về Trung Quốc và Nhật Bản của Đại học Miami, bà June Dreyer, nói rằng “một khi quí vị bắt đầu lập luận rằng một mối quan hệ triều cống tại một thời điểm nào đó trong lịch sử là cơ sở để đ̣i chủ quyền trong thế kỷ 20, quí vị bắt đầu gây lo ngại cho rất nhiều người. Có rất nhiều quốc gia từng có quan hệ triều cống với Trung Quốc.”

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?

    Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?
    Nhật Bản cảnh báo về ảnh hưởng ngày càng tăng của quân đội Trung Quốc



    Trung Quốc đă gia tăng chi tiêu quốc pḥng gấp 30 lần trong trong 24 năm qua


    Nhật Bản cảnh báo về ảnh hưởng của quân đội Trung Quốc đối với chính sách đối ngoại của nước này, nói rằng quan hệ giữa quân đội và đảng Cộng sản đang trở nên phức tạp.

    Nhận định của Nhật Bản nằm trong trong bản duyệt xét hằng năm của bộ quốc pḥng được công bố trong ngày hôm nay.

    Bản báo cáo nói rằng sự thay đổi ở Trung Quốc là “một vấn đề quản lư rủi ro”.

    Báo cáo của Bộ Quốc pḥng Nhật Bản cũng nêu bật sự gia tăng gấp 30 lần trong chi tiêu quốc pḥng của Trung Quốc trong 24 năm qua.

    Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Satoshi Morimoto hôm nay nói rằng sự lo ngại về đường hướng của của Trung Quốc lan rộng sang các nước khác tại Đông Á.

    Báo cáo cũng nói rằng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Nhật Bản có tác dụng răn đe và đem lại cảm giác an toàn cho khu vực.

    Đối với Bắc Triều Tiên, bản báo cáo nói rằng tham vọng hạt nhân của B́nh Nhưỡng khiến nước này trở thành một mối đe dọa lớn.

    VOA

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?

    Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?
    Nhật Bản với Biển Đông: Từ “đứng ngoài quan sát” đến tăng cường can dự


    SGTT.VN - “Biển Đông” từ năm 2008 trở về trước ít xuất hiện trong quan hệ giữa các nước lớn hay tại các diễn đàn đa phương khu vực (ARF, EAS…) như một vấn đề thời sự. Từ năm 2009 nó nóng lên và từ năm 2010 trở thành một “vấn đề” thời sự, khi Trung Quốc đặt chân vào “lằn ranh đỏ” ở Biển Đông dẫn tới vụ “Tam Sa”. Tiếp sau bài về thái độ của Mỹ với Biển Đông, TS Nguyễn Ngọc Trường phân tích về chính sách của Nhật Bản với Biển Đông. Bài đăng trên báo quốc nội SGTT.

    Hôm 10.9, Nhật Bản đă quyết định quốc hữu hóa ba ḥn đảo thuộc Senkaku. Chỉ một ngày trước đó, bên lề hội nghị APEC tại Vladivostok, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào một lần nữa đă nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh phản đối việc Nhật Bản mua quần đảo này. Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố giải quyết vấn đề Senkaku “từ tầm nh́n đại cục”.

    Sự quả quyết của phía Nhật Bản không thể không rút ra từ vụ “Tam Sa”. Và theo cách này hay cách khác, cuộc xung đột Senkaku/Điếu Ngư sẽ tác động đến cục diện ở Biển Đông.



    Tàu huấn luyện Nhật Bản cập cảng Philippines tháng 5.2012 trong bối cảnh căng thẳng băi cạn Scarborough

    Nhật Bản coi đe dọa của Trung Quốc chủ yếu từ biển

    Những thay đổi tương quan lực lượng tại châu Á-Thái B́nh Dương dưới tác động sự trỗi dậy của Trung Quốc đă từng bước thay đổi cách tiếp cận của Nhật Bản đối với các vấn đề Đông Nam Á/Biển Đông.

    Là một quốc gia hải đảo, Nhật Bản cần phải trở thành một cường quốc hàng hải. Tuy nhiên trong nửa thế kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến lược hàng hải của Nhật Bản chủ yếu phục vụ giao thương kinh tế. Những năm gần đây, do lo ngại sức mạnh tăng nhanh của hải quân Trung Quốc, chính sách quốc pḥng mới của Nhật Bản, công bố tháng 12.2010, đă nhấn mạnh nhu cầu thay đổi chính sách cách tiếp cận từ bị động sang chủ động, linh hoạt và mang tính tấn công.

    Chiến lược hải quân Nhật Bản được quyết định bởi nhu cầu an ninh, kinh tế và khoảng cách giữa các đảo chính của nước này. Môi trường địa chính trị được thể hiện bằng các vành đai đồng tâm hướng vào các đảo chính của Nhật Bản. Vành đai thứ nhất bao gồm biển Hoa Đông, biển Nhật Bản, một phần biển Hoàng Hải và Bắc Thái B́nh Dương. Nhật Bản coi đây là khu vực ảnh hưởng trực tiếp đến Nhật Bản và về lịch sử, là cửa ngơ và nguồn gốc của các mối đe dọa bên ngoài đối với nước này. Vành đai thứ hai, tập trung chủ yếu vào Biển Đông - nơi vận chuyển tới 88% lượng hàng hóa của Nhật Bản.

    Đối với tranh chấp Biển Đông, quan điểm của Nhật Bản từng bước điều chỉnh. Ban đầu, Nhật Bản không biểu thị thái độ rơ ràng. Khi thách thức từ phía Trung Quốc tăng lên, kim chỉ nam mới cho pḥng vệ Nhật-Mỹ và “sự biến xung quanh” được Hạ viện Nhật Bản thông qua năm 1999 đă cho thấy rơ ư đồ của Nhật Bản mở rộng cơ chế bảo đảm an ninh Nhật-Mỹ ra khu vực Biển Đông. Điểm cốt lơi trong mối lo ngại của Nhật Bản cũng như Mỹ và các nước lớn khác chính là việc Trung Quốc nỗ lực áp đặt một số quyền cấm đoán đối với các lực lượng nước ngoài tiến vào khu vực Biển Đông. Việc Trung Quốc xây dựng một lực lượng trên biển mạnh và t́m cách kiểm soát Biển Đông là điều Nhật Bản không thể chấp nhận. Mặt khác, nếu Trung Quốc giải quyết vấn đề Biển Đông thành công, họ sẽ có ưu thế trong vấn đề quần đảo Senkaku và đấy cũng là điều Nhật Bản không thể chấp nhận.

    Từ thái độ “đứng ngoài quan sát” trước các hành động gây hấn của Trung Quốc, Nhật Bản đă chuyển sang tăng cường can dự. Ngày 24.7.2010, tại Hà Nội, trong buổi hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm và Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada, hai bên đă đạt được nhận thức chung về việc tiến hành đối thoại chiến lược Nhật-Việt; đồng thời Ngoại trưởng Nhật Bản khẳng định “Nhật không thể không quan tâm tới vấn đề Biển Đông”.

    Nhật Bản coi mối đe dọa của Trung Quốc chủ yếu từ biển, bởi v́ các tuyến đường hàng hải của Nhật Bản chạy song song với bờ biển kéo dài của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Những tuyên bố và hành động của Trung Quốc cho thấy họ thực sự muốn kiểm soát các tuyến đường biển quốc tế và các nguồn tài nguyên ở vùng biển này. Khi thành công, họ sẽ đưa ra các quy định về hoạt động của tàu và máy bay quân sự nước ngoài trên Biển Đông. Điểm mấu chốt là cho dù Trung Quốc đưa ra cam kết tốt đẹp về đảm bảo tự do hàng hải, các quyền kiểm soát hoàn toàn hoặc chủ quyền lănh hải bên trong “đường 9 đoạn” thực sự mâu thuẫn với lợi ích hàng hải của tất cả các nước liên quan.

    Nhật Bản có mối quan tâm trực tiếp để đảm bảo rằng Trung Quốc không giành thế độc quyền thương mại và hải quân ở khu vực này. Bên cạnh phối hợp lập trường ngoại giao, tổ chức đối thoại hợp tác an ninh hàng hải với ASEAN, chính quyền Noda tập trung hỗ trợ việc xây dựng lực lượng hải tuần của Philippines. Đối với Nhật Bản, giúp người là tự giúp ḿnh. Bởi v́ vành đai thứ hai ở Biển Đông hỗ trợ tuyến pḥng thủ biển, khi nó phân tán lực lượng quân sự của Trung Quốc đang t́m cách xâm nhập vào vành đai pḥng ngự hải quân thứ nhất bao quanh Nhật Bản và các đảo Senkaku. Đồng thời, Nhật Bản tập hợp lực lượng nhằm mở rộng ảnh hưởng về chính trị, kinh tế, cũng như tăng cường sự hiện diện và sức mạnh hải quân của Nhật Bản.

    Phát triển ngành công nghiệp quốc pḥng tự chủ

    Nhật Bản, cùng với Mỹ, Ấn Độ, Australia và các nước khác ủng hộ giải pháp đa phương. Ngày 9.7.2011, ba nước Mỹ, Nhật, Australia đă thực hiện cuộc tập trận ba bên đầu tiên ở hải phận Biển Đông ngoài khơi Bruney. Đây là hành động quân sự mang ư nghĩa tượng trưng. Thông cáo của phía Nhật Bản cho biết cuộc tập trận chung này nhằm tăng cường khả năng chiến thuật của hải quân Nhật Bản và củng cố mối quan hệ giữa hải quân ba nước. Giới chuyên gia cho rằng hành động đó mang ư nghĩa phối hợp giữa ba nước trong nỗ lực dài hạn ngăn chặn sự phát triển của hải quân Trung Quốc vượt khỏi Biển Đông để ra Thái B́nh Dương.

    Đầu tháng 7.2012, Nhật Bản và Philippines kư kết thỏa thuận hợp tác quốc pḥng và trao đổi quân nhân. Tokyo bắt đầu hỗ trợ Manila hiện đại hóa Lực lượng tuần duyên Philippines. Tokyo và Manila thỏa thuận về dự án Nhật Bản đóng 12 tàu tuần tra với nhiều trang thiết bị hiện đại.

    Các kế hoạch quân sự của Nhật Bản tính đến hai t́nh huống: Đáp ứng yêu cầu là một bộ phận của liên minh quân sự Mỹ-Nhật với một chiến lược quân sự thống nhất ở khu vực châu Á-Thái B́nh Dương. Mặt khác, Nhật Bản cũng theo đuổi kế hoạch hành động riêng đề pḥng trường hợp v́ lư do chiến lược nào đó mà Mỹ nghiêng về phía Trung Quốc, khi đó Nhật Bản không c̣n dựa được vào chiếc ô an ninh và hạt nhân của Mỹ. Cuộc đại thảm họa động đất và sóng thần ngày 11.3.2011 thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp quốc pḥng Nhật Bản. An ninh và kinh tế là những động lực của nỗ lực mới này.

    Vả lại, một nước lớn, hay bất kỳ một quốc gia nào cũng vậy, dù dựa vào một ô an ninh của ai đó, cũng không thể để mất khả năng chủ động về quốc pḥng và để ḿnh rơi vào t́nh trạng bị bất ngờ chiến lược.

    TS Nguyễn Ngọc Trường

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?

    Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?
    Sách lược của Nhật Bản




    Việc Nhật bản quyết định quốc hữu hóa quần đảo người Nhật gọi là Senkaku, người Tàu gọi là Điếu Ngư (Senkaku/Điếu ngư), vào cuối tháng 09/2012 có một sách lược rơ rằng: Trước Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18 diễn ra trong tháng 10, Trung Cộng phải ổn định t́nh h́nh trong nước. Đó là thời cơ thuận tiện cho Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu ngư. Các nhà quân sự Nhật Bản cho rằng Trung Quốc sẽ không v́ Nhật Bản quốc hữu hóa đảo Senkaku/Điếu Ngư gây chiến với Nhật Bản. Mặc dù Đài Loan cũng tuyên bố đảo Senkaku/Điếu ngư thuộc lănh thổ Đài Loan, nhưng không v́ Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo này mà “bắt tay” với Trung Cộng. Theo sự đánh giá của quân đội Nhật Bản, sức mạnh của quân đội Nhật Bản tuy không bằng Trung Quốc, nhưng Nhật Bản có hệ thống rađa cảnh báo sớm gọi là X-Band (Sea-Based X-Band Radar -SBX) tọa lạc trên một ḥn đảo ở phía nam Nhật Bản, có thể chống lại phi đạn đạo đạn của Giải phóng quân Trung Quốc. Một khi X-Band xác định được quỹ đạo của hỏa tiễn, Hoa Kỳ có thể triển khai các hỏa tiễn đánh chặn từ mặt đất hay trên biển.



    Hoa Kỳ và Nhật Bản từng xác nhận quần đảo Senkaku/Điếu ngư là đối tượng áp dụng thích hợp của Hiệp ước Bảo đảm An ninh Nhật-Mỹ, nếu Trung Cộng khai chiến với Nhật Bản, Hoa Kỳ sẽ kề vai sát cánh với Nhật Bản chống lại Trung Cộng. Bắc Kinh không c̣n là đối thủ của Liên minh Washington-Tokyo. Trung Cộng c̣n v́ tranh chấp quần đảo này gây chiến với Nhật Bản nữa hay không? Đó là điều hiện đang được nhiều học giả, các nhà quân sự và dư luận thế giới bàn tán xôn xao.

    Từ mua đảo, đến quốc hữu hóa đảo và phản ứng của Bắc Kinh

    Trong khi Trung Quốc và Nhật Bản tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu ngư, quan hệ giữa 2 bên vốn đă căng thẳng, đột nhiên chính phủ Nhật Bản quyết định mua quần đảo Senkaku/Điếu ngư của gia tộc Kurihara để quốc hữu hóa, quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản lại càng căng thẳng. Nhiều người đặt câu hỏi, liệu Trung Quốc có dám gây chiến để “Trung Quốc hóa” quần đảo này hay không? Nếu xảy ra chiến tranh, Hoa Kỳ là đồng minh của Nhật Bản tất nhiên sẽ đứng về phía Tokyo, thái độ của Đài Loan, đảo quốc từng nhiều lần tuyên bố quần đảo Senkaku/Điếu ngư thuộc về lănh thổ Đài Loan, sẽ như thế nào? Cơn băo chính trị thách đố hai nước Nhật Trung không những khiến cho quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo căng thẳng, c̣n đe dọa an ninh khu vực Đông Bắc Á và Châu Á-Thái B́nh Dương.

    Ngày 05/09, chính phủ Nhật Bản công bố đă thỏa thuận với gia tộc Kurihara mua lại quần đảo Senkaku/Điếu ngư với giá 2 tỷ 50 triệu đồng Yen (khoảng 26 triệu Mỹ kim). Hai bên đă kư xong hợp đồng mua bán trong tháng 09/2012. TTg Nhật Bản Yoshihiko Noda đă họp nội các thông báo việc mua bán quần đảo Senkaku/Điếu ngư sẽ được thông qua mau lẹ.

    Theo tin các báo phát hành ở Nhật Bản, Chánh văn pḥng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura đă cùng ông chủ quần đảo này là Kurihara Hiroyuki bàn bạc cách giải quyết đề nghị của thị trưởng thành phố Tokyo, Shintaro Ishihara, đưa ra trước đây: Tokyo mua quần đảo Senkaku/Điếu ngư làm nơi ẩn náu cho tàu bè khi xảy ra băo táp.

    Ngày 17/04/2012, năm phút cuối cùng trong buổi nói chuyện tại Hoa Thịnh Đốn về “Nhật Bản có vũ khí hạt nhân”, Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara bỗng chuyển đề tài sang chuyện mua quần đảo Senkaku/Điếu ngư. Ông cho biết, sau khi thỏa thuận với đảo chủ, thành phố Tokyo đă kêu gọi dân chúng quyên góp tiền mua lại quần đảo này. Tính đến nay đă góp được 1,4 tỷ Yen (khoảng 18 triệu Mỹ kim). Thực hiện kế hoạch mua đảo, ngày 02/09/2012, thành phố Tokyo đă cử một đoàn khảo sát gồm 25 người đến vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/ Điếu ngư t́m hiểu thủy văn, sinh thực vật, đường vào các đảo... Ông Ishihara c̣n nói, bất luận thế nào, tháng 10/2012 cũng đến thị sát quần đảo này, bất chấp sự ngăn cản của chính phủ Nhật Bản.

    Trước đây, Thị trưởng Ishihara từng thương lượng với gia tộc Kurihara mua quần đảo này với giá từ 1 tỷ đến 1.5 tỷ Yen. Sau đó, chính phủ Nhật Bản lấy tư cách chính phủ trung ương thu mua quần đảo này với giá cao hơn để quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư gồm 5 ḥn đảo nằm cách đảo Okinawa ở phía nam Nhật Bản khoảng 160km, cách Đài Loan khoảng 200km. Quần đảo nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan này có nguồn cá dồi dào và dầu mỏ. Nó cũng nằm gần các tuyến đường biển quan trọng.

    Theo tin của giới truyền thông Nhật Bản, việc mua ba ḥn đảo Uotsuri Jima, Kita Kojima và Minami Kojima đă được kư kết sáng ngày 11/09. Phía Nhật Bản cho biết, thương vụ này được thực hiện nhằm bảo đảm an toàn hàng hải trong khu vực cũng như quản lư ổn định và ḥa b́nh đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tokyo cho rằng, xét về quan điểm lịch sử và luật pháp quốc tế, quần đảo Senkaku/Điếu ngư là lănh thổ không thể tách rời của Nhật Bản.

    Sau khi chính phủ Nhật Bản thông báo việc quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu ngư vào cuối tháng 09/2012, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ứng rất lẹ. Họ khẳng định Bắc Kinh không ngồi nh́n lănh thổ của họ bị xâm phạm. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản lập tức ngưng hành động xâm phạm chủ quyền lănh thổ của Trung Quốc, quay lại bàn đàm phán để giải quyết tranh chấp. Nếu Nhật Bản tiếp tục hành động, họ sẽ phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng”.

    Tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2012 ở Vladivostok (Nga), CT Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và TTg Nhật Bản Yoshihiko Noda đă hội kiến 15 phút. Dịp này Hồ Cẩm Đào tái khẳng định lập trường của Bắc Kinh về các đảo, coi đó là một phần không thể tách rời lănh thổ Trung Quốc... TTg Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố Bắc Kinh quyết “không lùi một tấc nào” trong tranh căi chủ quyền lănh thổ với Nhật Bản.

    Trong một bản tin phát đi từ Bắc Kinh, Tân Hoa Xă viết: “Ngày 14/09, hai hạm đội tàu hải giám Trung Quốc đă tới vùng biển quanh quần đảo Senkaku/ Điếu ngư và các đảo phụ cận làm nhiệm vụ tuần tra và thi hành luật pháp”.

    Tại một số thành phố ở Trung Quốc đă xảy ra một số cuộc biểu t́nh phản đối Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu ngư. Thông qua hệ thống internet, những người tổ chức kêu gọi biểu t́nh vào Chúa Nhật 15/09 trên 50 thành phố. Khoảng 2.000 người biểu t́nh đă tới trước Ṭa Đại sứ Nhật Bản ở Bắc Kinh hô khẩu hiệu phản đối. Một số người định nhảy vào Ṭa Đại sứ, đă xảy ra cảnh giằng co với hàng trăm cảnh sát. Tại Trùng Khánh, hàng ngàn người đă tổ chức diễn hành trước Ṭa Lănh sự Nhật Bản. Một số người đă có hành động bạo loạn như dùng ống thép đập vỡ cửa sổ và phá hỏng một tấm biển tại một băi đậu xe. Tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, khoảng 2000 người tham gia biểu t́nh đă giương cao các biểu ngữ với nội dung “Quần đảo Điếu ngư thuộc về Trung Quốc”.

    Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu ngư, cũng phản đối Nhật Bản quốc hữu hóa, nhưng chỉ kêu gọi đàm phán ḥa b́nh, không biểu t́nh phản đối, cũng không nói đến dùng vũ lực.

    Nhật Bản quốc hữu hóa đảo Senkaku và khả năng gây chiến của Trung Quốc

    Các nhà b́nh luận thời sự Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản biết rằng quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu ngư sẽ gặp sự chống đối mănh liệt của Trung Quốc. Nếu quốc hữu hóa sau Đại hội 18 của ĐCSTQ, sẽ gặp sự thách đố của tầng lớp lănh đạo mới, quan hệ Trung Nhật sẽ căng thẳng trong một thời gian lâu dài, thậm chí Trung Quốc sẽ dùng hành động cứng rắn chống lại Nhật Bản. Bởi vậy, tốt nhất là quốc hữu hóa đảo này vào cuối tháng 09/2012, khi Bắc Kinh đang lo ổn định xă hội chuẩn bị khai mạc Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18 vào tháng 10/2012.

    Để quốc hữu hóa đảo Senkaku thuận lợi, một mặt TTg Yoshihiko Noda viết thư thông báo cho Hồ Cẩm Đào biết, hy vọng sẽ giảm bớt căng thẳng giữa hai nước. Mặt khác, chính phủ Nhật Bản cử Thứ trưởng Ngoại giao Tsuyoshi Yamaguchi đến Bắc Kinh gặp Đái Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, nói rơ ư đồ của Nhật Bản. Như vậy có thể hạn chế được phản ứng mănh liệt của dân Tàu hơn khi nghe tin thành phố Tokyo mua được quần đảo Senkaku/Điếu ngư, khiến cho t́nh h́nh Đông Bắc Á bị cuốn vào cơn băo táp chính trị từ quần đảo Senkaku/Điếu ngư tràn vào.

    Một số người đặt câu hỏi: Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu ngư, Trung Cộng có dùng biện pháp quân sự đoạt lại hay không?

    Trả lời câu hỏi này, giáo sư Kazuhisa Kitakaze giảng dạy môn t́nh báo tại Đại học Tokyo tin rằng Trung Quốc sẽ không dùng vũ lực thay đổi t́nh trạng hiện nay. Nếu các nhà lănh đạo Trung Quốc c̣n sáng suốt sẽ không bao giờ gây chiến với Nhật Bản. Nếu Bắc Kinh dùng vũ lực tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu ngư, Trung Quốc không những tổn thất về ngoại giao mà c̣n tổn thất về quân sự. Quan trọng hơn nữa là, nếu gây chiến, phát triển kinh tế bấy lâu nay ở Trung Quốc sẽ thành con số “0”. Kinh tế Trung Quốc đứng thứ nh́ thế giới, chủ yếu dựa vào buôn bán với ngoại quốc. Nếu Bắc Kinh dùng vũ lực để “Trung Quốc hóa” quần đảo Senkaku/Điếu ngư, quan hệ buôn bán giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ gián đoạn. Cộng đồng quốc tế sẽ phẫn nộ, cắt đứt quan hệ mậu dịch với Bắc Kinh, khiến cho xă hội và kinh tế Trung Quốc càng không ổn định. Cuối cùng ông kết luận, xuất phát từ yêu cầu ổn định xă hội và phát triển kinh tế, Trung Quốc sẽ không dùng biện pháp quân sự trong việc tranh giành chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu ngư.

    Trong khi đó, ông Yoji Koda, cựu Chỉ huy Hạm đội Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản, viết báo cho rằng, nếu t́nh h́nh quần đảo Senkaku/Điếu ngư tiếp tục bị kéo căng như hiện nay, khó tránh khỏi nguy cơ bùng nổ chiến tranh. Ông cho rằng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực và cuộc chiến sẽ diễn biến như sau:

    Trước hết, Trung Quốc cho các tàu quân sự trá h́nh tàu đánh bắt cá phi pháp với quy mô lớn ở vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hoặc ngay trong lănh hải Nhật Bản. Sau đó, ra lệnh cho các tàu này tiếp cận và đổ quân lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Sau khi quân trên các “tàu cá trá h́nh” đổ bộ xong, các tàu hải giám và ngư chính của Trung Quốc sẽ nắm quyền kiểm soát thực tế bằng cách phối hợp hành động để bảo vệ và chi viện cho các tàu cá.

    Trong tiến tŕnh đánh chiếm, Trung Quốc sẽ không bỏ qua bất cứ thủ đoạn nào để đạt bằng được mục tiêu chiếm giữ Senkaku/Điếu Ngư. Theo ông Yoji Koda, không phải bây giờ mà ngay từ đầu năm nay, Trung Quốc đă bắt đầu tuyên bố rơ ư đồ “sớm giành lại quyền kiểm soát hiệu quả” quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Để thực hiện ư đồ này, Trung Quốc sẽ lặp lại các diễn biến trong trận hải chiến Midway tại chiến trường Thái B́nh Dương, diễn ra ngày từ ngày 04/06 đến 07/06/1942 giữa quân đội Hoa Kỳ và Nhật Bản.

    Trung Quốc sẽ bắt chước cách đánh của quân đội Hoa Kỳ theo kế hoạch tác chiến “kiềm chế và gây rối” bằng cách tấn công và quét sạch các đảo Nhật Bản đang kiểm soát. Các vụ tấn công như thế sẽ được thực hiện hoàn toàn bất ngờ và lặp lại nhiều lần cho tới khi đối phương cảm thấy mệt mỏi.

    Ông Yoji Koda cảnh báo: “Đối chiếu vụ hải chiến Midway với t́nh h́nh hiện nay ở quần đảo Senkaku, Trung Quốc sẽ điều quân đặc nhiệm đổ bộ bất ngờ và chiếm đóng quần đảo Senkaku. Số quân này sẽ được bí mật đổ bộ lên đảo từ tàu ngầm hoặc bằng đường không để thực hiện tác chiến chiếm quần đảo từ ‘điểm mù’ trong chế độ cảnh giới của lực lượng bảo vệ bờ biển”.

    Theo ông, trong trường hợp xấu nhất, khi Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản phát hiện ra sự hiện diện của lính Trung Quốc trên đảo th́ ngọn cờ máu “5 sao” của Trung Quốc đă được cắm trên đỉnh núi. H́nh ảnh này sẽ được truyền trực tiếp qua vệ tinh về Bắc Kinh với thông tin rằng “Quân đội Trung Quốc đă giành lại được chủ quyền và kiểm soát hiệu quả quần đảo Điếu ngư”. Thông tin này cũng sẽ được Trung Quốc lập tức phát đi trên toàn thế giới. Sau đó, quân đội Trung Quốc tiếp tục chiến đấu giữ đảo một cách không khoan nhượng.

    Trong trường hợp này, nếu Nhật Bản đối phó chậm trễ, quân đội Nhật sẽ mất thời điểm triển khai lực lượng pḥng vệ và sử dụng đến Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, kêu gọi quân đội Hoa Kỳ vào cuộc. Lúc đó t́nh h́nh sẽ căng thẳng vô cùng. Cựu Chỉ huy Hạm đội Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cảnh báo: “Trung Quốc là nước nắm quyền chủ động lựa chọn và phát động hành động”. Nếu Nhật Bản không chuẩn bị sẵn sàng cho mọi t́nh huống có thể xảy ra, kể cả việc phải đối phó với một t́nh huống quân sự bất ngờ ở Senkaku/Điếu Ngư, sớm muộn cũng sẽ sẽ phải trả giá đắt.

    Sau khi nhắc nhở về bài học thảm họa động đất – sóng thần xảy ra hồi tháng 03/2011 ở Nhật Bản đă cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người dân Nhật Bản chỉ v́ các cơ quan chức năng không tính tới các biện pháp pḥng ngừa cho những t́nh huống mà họ nghĩ là không bao giờ, hoặc khó xảy ra. Cuối cùng ông Yoji Koda kết luận: “Đừng bao giờ nói những điều ngoài giả định sẽ không xảy ra!”.

    Nhị Khê

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?

    Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?
    Chuyện quần đảo Senkaku


    Kurihara




    Ngày 11/09/2012, chính phủ Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa quần đảo người Nhật gọi là Senkaku, người Hoa (Hoa Lục và Đài Loan) gọi là Điếu Ngư. Một số đông dân Tàu từ Hoa Lục đến Đài Loan nghe được tin này đă xuống đường phản đối. Ngày 15/09, cả triệu người dân trên 50 thành phố Trung Quốc đă xuống đường biểu t́nh, đập phá cửa hàng người Nhật, đốt cháy xe Nhật, quan hệ giữa Trung Cộng và Nhật Bản vô cùng căng



    thẳng. Người Tàu Đài Loan tuy không có thái độ hung dữ như người Tàu Hoa Lục, nhưng cũng biểu t́nh, các chính khách cũng bày tỏ ư kiến của ḿnh. Ngày 22/09, đến lượt người Nhật ở Tokyo và một số nơi khác xuống đường biểu t́nh bày tỏ quyết tâm bảo vệ chủ quyền của ḿnh trên quần đảo Senkaku. Tuy nhiên, những cuộc biểu t́nh của người Nhật “hiền lành” và “lịch sự”, không hung dữ như dân Tàu.

    Người Nhật biểu t́nh bảo vệ chủ quyền đảo Senkaku

    Hạ tuần tháng 09/2012, gần ngàn người Nhật Bản đến trung tâm thủ đô Tokyo biểu t́nh. Các khẩu hiệu của họ, “Không nhượng bộ bọn khủng bố Bắc Kinh”; “Hăy đánh ch́m tàu Trung Quốc trong vùng biển của chúng ta”, phản đối dă tâm xâm chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của dân Tàu.

    Cuộc biểu t́nh ngày 22/09, do nhóm hoạt động chính trị cánh hữu Ganbare Nippon (Nhật Bản tiến lên) tổ chức, đă diễn ra trong không khí ôn ḥa. Họ mang theo những biểu ngữ phản đối Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Senkaku, đề nghị chính phủ Nhật Bản phải cương quyết hơn nữa trong chính sách ngoại giao khi Trung Quốc đ̣i quyền lợi ở quần đảo này. Ông Satoru Mizushima, người đứng đầu nhóm Ganbare Nippon, nói: “Hăy cho người Trung Quốc thấy chúng ta lịch sự hơn họ bằng các cuộc biểu t́nh có trật tự, đầy nhiệt t́nh và bản lĩnh”. Nhưng ông vẫn cho rằng, bất luận thế nào cũng phải b́nh tĩnh v́ không nên đổ thêm dầu vào lửa khi người dân láng giềng c̣n tức giận.

    Một người trong ban tổ chức đă nói trên loa phóng thanh: “Người Nhật chúng ta biểu t́nh ôn ḥa, không ồn ào như người Trung Quốc. Đó là phong cách Nhật Bản!” Ban tổ chức chỉ cho phép từng nhóm 5 người đi qua vỉa hè đối diện với Ṭa Đại sứ Trung Quốc ở Tokyo. Hàng chục cảnh sát có mặt tại đó duy tŕ trật tự. Chỉ trong vài phút, họ đă đưa các nhóm người biểu t́nh ra khỏi khu vực Ṭa Đại Sứ một cách mau lẹ.

    Ban tổ chức cho biết trên 1.400 người có mặt trong cuộc biểu t́nh, nhưng hăng thông tấn AP ước tính chỉ có khoảng 800 người. Nhiều xe tải treo đầy biểu ngữ phản đối Trung Quốc, loa phóng thanh hô to các khẩu hiệu “Chúng ta không tha thứ cho Trung Quốc!”, “Chúng ta có sức mạnh bảo vệ tổ quốc!”.

    Cuộc biểu t́nh tại Tokyo ngày 22/09 là hoạt động lớn đầu tiên của người Nhật sau hàng loạt vụ xuống đường rầm rộ của dân Tàu. Trước đó, vào hôm 18/09, vài chục người đă mang cờ và biểu ngữ đến trung tâm thương mại Tokyo phản đối Trung Quốc.

    Nhiều người Nhật Bản đồng t́nh với quan điểm cứng rắn của một số chính trị gia theo đường lối dân tộc. Emi Yamagata, một chuyên viên thiết kế, nói với kư giả đi theo đoàn biểu t́nh chụp h́nh: “Nhật Bản chúng ta quá hiền lành. Dân Tàu khiêu khích nhất định phải chống lại”. Một bà nội trợ tên Aki Kaneko cũng bày tỏ thái độ kiên quyết của ḿnh: “Tôi muốn chính phủ Nhật phải mạnh tay hơn. An ninh cần được tăng cường, phải tăng thêm số tàu tuần tra xung quanh khu vực quần đảo Senkaku”.

    Hôm đó, Lực lượng Duyên pḥng Nhật Bản tiếp tục giám sát 11 tàu ngư chính và hải giám Trung Quốc đang hoạt động xung quanh quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư.

    Cũng trong ngày 22/09, tại đảo Guam, hải quân Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng nhau tổ chức cuộc tập trận bảo vệ đảo Senkaku.

    Vài nét về đảo Senkaku và gia tộc Kurihara

    Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư rộng khoảng 7km vuông, không có người ở, cách Okinawa của Nhật Bản 300 km về phía tây và 200 km về phía đông bắc Đài Loan. Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) và Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) đều quả quyết quần đảo Điếu Ngư thuộc lănh thổ huyện Nghi Lan, Đài Loan. Nhật Bản không công nhận THDQ ở Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền, coi quần đảo Senkaku thuộc địa phận thành phố Ishigaki tỉnh Okinawa, đồng thời không thừa nhận tuyên bố chủ quyền của CHNDTQ và THDQ đối với quần đảo này.

    Một số ghi chép về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đă được ghi lại trong hai quyển sách của Trung Quốc là Thuận Phong Tương Tống (1403) và Lưu Cầu Lục (1534) đầu thế kỷ 15. Trong tấm bản đồ của Trung Hoa thời nhà Minh, quần đảo này đă được nhắc đến với 2 tên Nhật Bản và Trung Hoa: Uotsuri và Điếu Ngư.

    Năm 1796, ông Isaac Titsingh, một bác sĩ ngoại khoa, thương nhân, đại sứ người Ḥa Lan đưa đến Châu Âu cuốn sách miêu tả lần đầu tiên về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong thư viện sách tiếng Nhật nhỏ bé của ông có quyển Sangoku Tsuran Zusetsu của Hayashi Shihei, một nhà địa lư và tư tưởng người Nhật. Quyển Sangoku Tsuran Zusetsu được lưu hành tại Nhật Bản năm 1785, nói về Vương quốc Lưu Cầu (Ryu-kyu- Kingdom).

    Lord Edward Belcher, sĩ quan hải quân Hoàng gia Anh, Hạm đội trưởng hạm đội Samarang, là người ghi lại tài liệu tham khảo đầu tiên về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Từ năm 1847 ông chỉ huy hạm đội Samarang đo đạc dọc bờ biển từ quần đảo Đông Ấn Độ đến Phi Luật Tân. Sau khi quan sát, ông Belcher nhận xét: “Các tên gọi được ấn định trong vùng này quá vội vàng”. Tháng 03/1845, để t́m hiểu địa thế vùng biển này, Lord Edward Belcher cho hạm đội Samarang bỏ neo ngoài khơi đảo Pinnacle. Năm 1848, ông viết sách giới thiệu quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thập niên 1870 và 1880, tên tiếng Anh “Pinnacle Islands” được hải quân Anh Quốc sử dụng để gọi các đảo liền kề với đảo lớn nhất Uotsuri Jima/Diaoyu Dao (khi đó gọi là Hoa-pin-su); Kuba Jima/Huangwei Yu (khi đó gọi là Ti-a-usu); và Taisho- Jima/Chiwei Yu.

    Năm 1900, Tsune Kuroiwa, giáo viên tỉnh Okinawa, đến thăm các đảo, ông đặt cho chúng tên gọi Senkaku. Cuốn Nihon Gaiko Monjo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản ra đời năm 1950 là tài liệu đầu tiên gọi quần đảo này là Senkaku.

    Nhật Bản chính thức sát nhập quần đảo Senkaku vào ngày 14/01/1895. Khoảng năm 1900, thương gia người Nhật Koga Tatsushiro- xây dựng một nhà máy chế biến cá ngừ tại quần đảo này với 200 công nhân. Kinh doanh thất bại, nhà máy sập vào năm 1940, từ đó quần đảo vẫn bị bỏ hoang. Thập niên 1970, các hậu duệ của Koga Tatsushiro- bán bốn ḥn đảo nhỏ cho gia tộc Kurihara ở thành phố Saitama, cách Tokyo gần trăm cây số. Người anh cả tên Kurihara Hiroyuki sở hữu các đảo Uotsuri, Kita Kojima, và Minami Kojima. Người em gái của Hiroyuki sở hữu đảo Kuba.

    Năm 1945, Nhật Bản đầu hàng, đảo Đài Loan và nhóm đảo phụ cận Nhật chiếm đóng trước kia trao trả lại cho Trung Hoa Dân Quốc, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Hoa Kỳ quản lư. Năm 1969, Ủy ban Kinh tế Xă hội Châu Á và Viễn Đông của Liên Hiệp Quốc (ECAFE) xác định tiềm năng dự trữ dầu mỏ và khí đốt trong vùng lân cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Năm 1971, Hiệp ước trao trả Okinawa, trong đó có quần đảo Sekaku/Điếu Ngư, cho Nhật Bản được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua. Từ đó, Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan và Trung Cộng chính thức tuyên bố quyền sở hữu các ḥn đảo thuộc về dân Tàu. Năm 1971, Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa thay thế Trung Hoa Dân Quốc ở Liên Hiệp Quốc. Năm 1972, Nhật Bản và Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa lập bang giao, hai nước thỏa thuận tạm gác việc tranh chấp quần đảo này sang một bên.

    Từ khi quần đảo Senkaku thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản vào năm 1972, thị trưởng Ishigaki được trao quyền quản lư dân sự đối với vùng đảo này. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản cấm thành phố Ishigaki đo đạc đất đai hay phát triển quần đảo. Năm 1979, một phái đoàn chính thức của chính phủ Nhật Bản gồm 50 học giả, quan chức chính quyền từ các Bộ Ngoại giao và Giao thông, các quan chức đến từ Cơ quan Phát triển Okinawa (nay không c̣n tồn tại) và chủ đảo là ông Kurihara Hiroyuki, ra viếng thăm quần đảo và cắm trại tại Uotsuri trong khoảng bốn tuần. Phái đoàn nghiên cứu hệ sinh thái của đảo, t́m kiếm chuột chũi và dê, nghiên cứu sinh vật biển, khảo sát xem các đảo này có thể hỗ trợ cho cuộc sống của con người hay không.

    Từ năm 2002, Bộ Nội vụ và Truyền thông trả cho gia tộc Kurihara 25 triệu Yên (khoảng 320.000 Mỹ kim) mỗi năm để thuê các đảo Uotsuri, Minami Kojima và Kita Kojima. Cục Pḥng vệ Quốc gia thuê đảo Kuba với số tiền không được tiết lộ. Chính phủ Nhật Bản hoàn toàn sở hữu đảo Taisho. Ngày 17/12/2010, thành phố Ishigaki tuyên bố ngày 14/01 là “Ngày Tiên phong”. Trung Quốc phản đối hành động này của thành phố Ishigaki. Tháng 04/2012, Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara cho biết đă thương lượng với gia tộc Kurihara mua quần đảo này với giá từ 1 tỷ đến 1.5 tỷ Yen. Ngày 05/09/2012, hăng thông tấn Kyodo News và nhật báo Asahi lại đưa tin chính phủ Nhật đă đồng ư mua ba trong số năm đảo chính thuộc Senkaku/Điếu Ngư hiện đang do gia đ́nh Kurihara sở hữu. Cũng theo hai nguồn tin trên, đại diện Chính phủ Nhật Bản và các thành viên gia đ́nh Kurihara đă gặp nhau, hai bên đă đồng ư các điều khoản cơ bản về việc mua bán đảo. Các nguồn tin giấu tên nói giá của ba đảo này là 2,05 tỉ Yen (26 triệu Mỹ kim).

    Theo các nguồn tin đăng trên báo Đài Loan, thủ tục mua bán quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đă hoàn tất chiều 11/09, người của gia tộc Kurihara đều không xuất hiện, mọi việc đều do luật sư của họ đại diện.

    Nhiều người Nhật Bản và Đài Loan cho rằng, quần đảo Senkaku đối với gia tộc Kurihata không khác ǵ một “mỏ vàng”. Họ đă kiếm được rất nhiều tiền từ quần đảo không người ở này. Chỉ trong 8 năm đă kiếm được 200 triệu đồng Yen tiền cho thuê đảo. Bây giờ lại thu được 2,05 tỷ Yen. Tuy nhiên, ông Kurihara Hiroyuki vẫn nói: “Trước đây chúng tôi mua đảo không v́ lư do kinh tế, bây giờ cũng không muốn bị bàn tán bán đảo v́ tham lời”.

    Kurihara là một ḍng họ đại địa chủ 17 đời sinh sống tại thành phố Saitama. Ngoài tiền cho thuê đảo, gia tộc này c̣n có một ṭa nhà rộng lớn chuyên cho thuê tổ chức lễ thành hôn. Tuy họ sống rất thầm lặng, nhưng sau khi bán quần đảo Senkaku, tiếng tăm của họ vang lừng khắp nước Nhật.

    Lư Anh

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?
    5 lư do v́ sao Senkaku không phải lănh thổ Trung Quốc

    Việt-Long, RFA
    2012-10-05

    Người Nhật, hay một pháp nhân, kư tên là independentjapan2009 đăng trên youtube một đoạn phim video bằng Anh ngữ tŕnh bày 5 lư do v́ sao quần đảo Senkaku không thể thuộc về Trung Quốc.

    acus.org photo

    Người Nhật giương cờ trên đảo lớn nhất của Senkaku

    1. Luật pháp quốc tế:

    Vụ kiện “Đảo Palmas” năm 1928 , có một trong những án lệ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong việc giải quyết những vụ tranh chấp lănh thổ, đă phán quyết như sau:

    - Trước hết, vấn đề quyền (sở hữu) dựa trên khoảng cách gần về địa dư không có chỗ đứng trong luật quốc tế.

    - Thứ nh́, quyền hạn (sở hữu) được đặt do sự phát hiện th́ chỉ là loại quyền hạn phôi thai vừa chớm thành h́nh.

    - Và sau cùng, nều có một nhà cầm quyền khác khởi sự thực hiện chủ quyền liên tục và thực sự, (và cơ quan phân xử đ̣i hỏi rằng sự xác nhận đó phải được khai mở và công khai với quyền sở hữu tốt), và người (hay pháp nhân) phát hiện không tranh giành về sự xác nhận đó, (th́) sự xác nhận của nhà cầm quyền mà đă thực thi thẩm quyền sẽ chiếm phần lợi thế hơn quyền sở hữu chỉ căn cứ riêng rẽ trên sự phát hiện mà thôi.
    senkaku


    Quần đảo tranh chấp Nhật-Hoa- freebeacon.com photo

    Quần đảo Senkaku được sáp nhập vào Nhật Bản từ năm 1895 do “sự chiếm hữu trước một lănh thổ vô chủ”, nhưng trong suốt 76 năm sau đó tính đến 1971, cả Cộng Hoà Nhân dân Trung hoa lẫn Cộng Hoà Trung Hoa (tức Đài Loan) đều chưa bao giờ phản đối lại sự giành chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku.

    Thay vào đó họ đă nh́n nhận một cách rơ ràng quần đảo này như lănh thổ của Nhật Bản trong các tài liệu, báo chí, sách giáo khoa và bản đồ của họ. Luật quốc tế không c̣n dành cho họ quyền đ̣i chủ quyền quần đảo ấy nữa.

    2. Quần đảo Senkaku được phát hiện đầu tiên không phải do người Trung hoa mà do người Ryukyu, là người cư dân Okinawa.

    Trong 507 năm chỉ có 23 lần những phái đoàn Trung Quốc giong buồm đến Vương quốc Ryukyu, tức Okinawa, trong khi các phái đoàn người Ryukyu giong buồm đi Trung Quốc qua ngă quần đảo Senkaku tới 580 lần trong cùng thời gian.

    3. Không có dữ kiện lịch sử nào xác định rằng Trung Quốc đă thi hành bất kỳ một “quyền kiểm soát có hiệu lực” nào trên quần đảo Senkaku.

    Trung Quốc nhận quần đảo Senkaku là lănh thổ Trung Quốc “kể từ thời nhà Minh”. Tuy nhiên, trong thời nhà Minh, ngay cả Đài Loan cũng không phải là một phần của Trung Quốc. Đài Loan lần đầu tiên được sáp nhập vào Trung Quốc là trong thời nhà Thanh, năm 1683.

    Và tất cả các tài liệu chính thức của Trung Quốc được biên soạn trong thời nhà Thanh liên quan đến Đài Loan đều nói cạnh phía bắc của Đài Loan là “đảo Hy vọng” ngày nay (chú thích của người dịch: đó là thị xă Vọng An, thuộc Bành Hồ, ở vĩ độ 23, ngang 1/3 Đài Loan từ phía nam tính lên) không bao giờ nói là Cơ-Long (người dịch: tỉnh cực bắc của Đài Loan ngày nay). Cũng không có dữ kiện lịch sử nào nói rằng quần đảo Senkaku từng được sáp nhập vào Trung Quốc.

    4. Bản đồ cổ của Nhật Bản do Trung Quốc thường viện dẫn không bao giờ nh́n nhận quần đảo Senkaku là lănh thổ Trung Quốc. Trung Quốc viện dẫn bản đồ Nhật cổ năm 1786 「琉球三省並三十六島之図」c ủa Hayashi Shinei, để biện luận rằng quần đảo Senkaku được tô cùng màu với lục địa Trung Hoa nên người Nhật vào thời đó đă nh́n nhận quần đảo này là lănh thổ Trung Quốc.

    Tuy nhiên, trong cùng một bản đồ đó, Đài Loan đă được tô màu khác với Hoa Lục, bất kể dữ kiện là Đài Loan đă sáp nhập với nhà Thanh khi bản đồ đó được xuất bản tại Nhật.



    Thuỷ-pháo-chiến giũa tuần duyên Nhật với tàu Đài Loan- screen capture
    Và Hayashi Shihei không phải là một viên chức chính phủ Nhật Bản, mà ch́ là một công dân bị chính quyền Mạc Phủ Tokugawa (người dịch: chính quyền quân sự Mạc Phủ Tokugawa trị v́ từ 1603-1868) bắt giữ và trừng phạt. Dù sao cũng không thể cho là quan điểm chính thức của Nhật Bản phản ảnh trong bản đồ của người này.

    5. Không hề có dữ liệu lịch sử nào nói rằng quần đảo Senkaku từng có lúc thuộc về Trung Quốc, nên Trung Quốc không thể nói nhóm đảo đó bị “đánh cắp” từ tay Trung Quốc. Do đó Bản Tuyên bố Cairo không liên quan ǵ đến quần đảo Senkaku

    KẾT LUẬN:

    Trung quốc đă xâm lược và thâu nhập Tây Tạng, Đông Turkestan, Nội Mông và Măn Châu. Trung Quốc lần này sắp sửa “nuốt” quần đảo Senkaku, Okinawa và Đài Loan. Sự tái lập Đế quốc Trung hoa ngôi vị đầy đủ (“đủ lông đủ cánh”) chính là mục tiêu tối hậu của họ.

    Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

    In bản tin này Email bản tin này
    Ư kiến của Bạn

    Bấm vào đây để nêu ư kiến của bạn.
    Lê Trần nơi gửi USA :

    Ngày nay,truyền bá ư thức hệ không dùng ṇng súng nữa .Tàu Cọng xâm chiếm Mông ,Mán,Tây tạng đều bằng vơ lực.Đó là bản chất bành trướng,thống trị của Hán tộc .
    Hoàng sa của VN cũng bị Tàu Cọng chiếm bằng vũ lực .Nay Tàu Cọng cũng muốn thống tri bằng vũ lực để chiếm Trường sa ,Senkaku .Ư đồ của Hán tộc lộ ra rỏ ràng.nhưng CS/VN vẫn c̣n mê muội Mác xít, đành tâm dâng hiến cho Tàu cọng lănh,haỉ củc Tổ tiên để lại . Đó là yêu nước của CS .

    08/10/2012 08:08
    thanh nơi gửi usa :

    di hoc lich su lai, noi ma khong hieu gi ca,neu so trung cong, hay ve viet nam lat do viet cong truoc roi cung my kiem che trung cong, con nup sau lung noi bong gio lam gi, tat ca cong san deu khong choi ca, my nuoi trung cong, lam cho nuoc my, dan my khong con viec lam, nay trung cong khong nghe loi my nua, thi doi danh, sui nhat, sui dong nam a, gay chien trung cong, tat ca deu do nuoc my ma ra, tu ma suy nghi di, dat tren qua dia cau nay thuoc ve ai, tai phiet, quan phiet, cong san, tu ban quoc te, hay la cac chu nha bang quay dan ngheo de ho lam giau them ma tiep tuc boc lot dan den? gay chien tranh ai chet truoc. tu suy nghi di.

    07/10/2012 23:45
    thu nơi gửi vietnam :

    long tham vo day.

    07/10/2012 05:40
    hoangsavn nơi gửi vn :

    nhat ban co len

    06/10/2012 10:19
    Kent Tran nơi gửi California :

    Ro rang Lanh Dao Trung Cong qua tham lam nuot Hoang Sa,Truong Sa va mot phan lanh tho dau nguon cua Viet Nam qua de dang nhu dap 1 con kien. Nha nuoc Viet Nam co day du bang chung HSTS la cua Viet Nam ngay ca TT Nguyen Tan Dung da len tieng Trung Cong dung vu luc danh chiem HSTS cua Viet Nam vay ma ca Dan Toc Viet Nam gom ca Lanh Dao CSVN chi biet chui dau vao tien quyen luc thanh nien Viet da phan chi biet chui vao co bac so de ruoi ....va mot so ngu thanh nien con cho rang neu khong co Trung Cong thi Viet Nam dau co phat trien nhu ngay hom nay (Nhuc) Con nhuc hon nua la chinh TT Viet Nam phat bieu rang Trung Cong xam lang VN vay ma khi qua Trung Quoc lai om hon Tap Can Binh rat oi la nhuc (Xin hoi moi nguoi neu ke cuop va nha cuop nha cuop tien va hiep ca vo minh con minh thi minh phai lam gi ? Om lay ho noi van tue van tue ...a`. Hay la dung phap luat che tai ho?

    05/10/2012 23:00

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •