Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 13

Thread: Ấn Độ có khả năng trong cuộc đua: Trung Ấn ?

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Ấn Độ có khả năng trong cuộc đua: Trung Ấn ?

    Ấn Độ có khả năng trong cuộc đua: Trung Hoa / Ấn Độ?
    Ngày 25/5 Ấn Độ sẽ thử tàu sân bay Vikramaditya


    Hăng tin Interfax (Nga) ngày 22/5 đưa tin sau khi được hiện đại hóa tại Severodvinsk, tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ sẽ có chuyến ra biển đầu tiên vào ngày 25/5 tới.

    Hăng tin Interfax (Nga) ngày 22/5 đưa tin sau khi được hiện đại hóa tại Severodvinsk, tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ sẽ có chuyến ra biển đầu tiên vào ngày 25/5 tới.

    Một nguồn tin cao cấp trong Tổng Công ty đóng tàu (USC) của Nga nói rằng "trên tàu sân bay Vikramaditya đă tiến hành các hoạt động để ra biển".


    Tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ. (Nguồn: Internet)

    Ông cho biết con tàu được đưa ra biển để tiến hành cuộc thử nghiệm trên "phạm vi đầy đủ”. Người đại diện của USC bác bỏ các thông tin báo chí rằng do hải quân thay đổi ban chỉ huy tàu, nên ngày ra khơi có thể bị hoăn lại.

    Ông nhấn mạnh "tàu sân bay Vikramaditya sẽ được bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng đúng Ngày Hải quân Ấn Độ (4/12)".

    Nga đă kư hợp đồng hiện đại hóa tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân hạng nặng với Ấn Độ trong năm 2004.

    Theo Đài Tiếng nói nước Nga, theo dữ liệu không chính thức, giá trị giao dịch song phương hiện nay ước tính khoảng 2,3 tỷ USD.

    Nguồn: TTXVN/Vietnamplus
    Last edited by alamit; 24-05-2012 at 03:22 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Ấn Độ có khả năng trong cuộc đua: Trung Ấn ?

    Ấn Độ có khả năng trong cuộc đua: Trung Ấn ?
    Cuộc cạnh tranh Trung-Ấn




    Theo Mạng phân tích thông tin t́nh báo chiến lược Stratfor của Mỹ, khi thế giới bước sang thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, một cuộc cạnh tranh quyền lực mới đang h́nh thành giữa Ấn Độ và Trung Quốc, hai gă khổng lồ của châu Á về lănh thổ, dân số và sự phong phú của các nền văn hoá.

    Việc Ấn Độ gần đây phóng thành công tên lửa tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và có thể với tới Bắc Kinh và Thượng Hải là dấu hiệu mới nhất của sự phát triển này.

    Đây là một sự cạnh tranh sinh ra hoàn toàn do hoạt động địa chính trị cấp cao nhằm tạo ra một sự phân tách cốt lơi giữa hai cường quốc có mô h́nh phát triển địa lư hiếm khi chồng chéo lên nhau hoặc tương tác với nhau trong suốt lịch sử. Mặc dù có một cuộc chiến tranh hạn chế giữa hai nước trong vấn đề biên giới Himalaya cách đây 50 năm, nhưng đằng sau cuộc cạnh tranh này có sự thù địch về lịch sử hoặc sắc tộc tương đối nhỏ.

    Thực tế địa lư nổi bật giữa Ấn Độ và Trung Quốc là bức tường Himalaya không thể vượt qua chia tách họ. Đạo Phật lan truyền thông qua nhiều h́nh thức từ Ấn Độ qua Xri Lanca và Mianma đến Vân Nam ở miền Nam Trung Quốc vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Tuy nhiên, loại tương tác văn hoá sâu sắc này là ngoại lệ hơn mức b́nh thường.

    Hơn nữa, những tranh căi trong việc phân định biên giới chung ở chân dăy núi Himalaya, từ Casơmia ở phía Tây đến Arunachal Pradesh ở phía Đông, dù đúng là một nguồn gây căng thẳng, nhưng không nhất thiết gây ra một cuộc cạnh tranh mới. Nguyên nhân của cuộc cạnh tranh mới là sự sụp đổ về khoảng cách do công nghệ quân sự tiên tiến mang lại.

    Thực tế, trên lư thuyết, tầm hoạt động của các máy bay chiến đấu của Trung Quốc tại các sân bay ở Tây Tạng bao trùm cả Ấn Độ. Các vệ tinh không gian của Ấn Độ có thể giám sát Trung Quốc. Ngoài ra, Ấn Độ có thể đưa tàu chiến vào Biển Đông ngay khi Trung Quốc giúp xây dựng các cảng biển lớn và hiện đại ở Ấn Độ Dương. Và như vậy, Ấn Độ và Trung Quốc đang cảnh giác để mắt đến nhau. Bản đồ toàn châu Á đang trải trước mắt các nhà hoạch định quốc pḥng ở Niu Đêli và Bắc Kinh v́ ngày càng rơ ràng rằng hai quốc gia với dân số đông nhất thế giới này (và cũng đang thực hiện việc xây dựng quân đội nhanh) đang xâm lấn phạm vi ảnh hưởng của nhau – phạm vi ảnh hưởng tồn tại trong điều kiện cụ thể ngày nay không theo như cách chúng tồn tại trong thời kỳ công nghệ trước đây.



    Và điều này chưa nói ǵ đến tầm với kinh tế đang mở rộng của Trung Quốc, nó mang ảnh hưởng của Trung Quốc ra khắp thế giới Ấn Độ Dương. Các dự án tăng cường cảng biển tại Kênia, Pakixtan, Xri Lanca, Bănglađét vả Mianma đă chứng minh điều này. Điều này cũng làm Ấn Độ lo ngại.

    V́ cuộc cạnh tranh này là địa chính trị – có nghĩa là trên cơ sở vị trí của Ấn Độ và Trung Quốc, với dân số của các nước này rất lớn, trên bản đồ khu vực giữa châu Âu và châu Á – có rất ít cảm xúc đằng sau cuộc cạnh tranh này. Theo nghĩa này, nó tương đương với cuộc cạnh tranh ư thức hệ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, một cuộc cạnh tranh không nhất thiết phải gần nhau về địa lư và không có mấy sự chia rẽ về cảm xúc.

    Cách tốt nhất để đánh giá bầu không khí tương đối kiềm chế trong cuộc cạnh tranh Ấn – Trung là so sánh nó với sự thù địch giữa Ấn Độ và Pakixtan. Ấn Độ và Pakixtan giáp với nhau. Thung lũng sông Hằng đông dân của Ấn Độ chỉ cách thung lũng sông Indus đông dân của Pakixtan 480km. Có một sự khác biệt trong những căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakixtan mà không thể áp dụng cho sự cạnh tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Sự khác biệt đó bị kích động bởi yếu tố tôn giáo: Pakixtan là hiện thân cận đại của tất cả các cuộc xâm lược Hồi giáo đă tấn công người Hinđu ở miền Bắc Ấn Độ trong suốt lịch sử. Và sau đó có một câu chuyện lộn xộn về chính bản thân phần tiểu lục địa châu Á này – cả Ấn Độ và Pakixtan cùng nhau sinh ra trong máu.

    Cuộc cạnh tranh Ấn – Trung phục vụ rất tốt cho những lợi ích của cộng đồng chính trị cấp cao ở Niu Đêli. Một cuộc cạnh tranh với Trung Quốc làm gia tăng vị thế của Ấn Độ v́ Trung Quốc là một nước lớn mà giờ Ấn Độ có thể sánh với. Tầng lớp thượng lưu Ấn Độ không thích khi Ấn Độ có nguồn gốc với Pakixtan, một nước nghèo và tương đối bất ổn. Họ thích được so sánh với Trung Quốc. Tầng lớp thượng lưu Ấn Độ có thể bị ám ảnh bởi Trung Quốc, thậm chí giới thượng lưu Trung Quốc. Điều này là b́nh thường. Trong một cuộc cạnh tranh không b́nh đẳng, bên yếu hơn luôn thể hiện mức độ ám ảnh lớn hơn. Ví dụ, Hy Lạp luôn lo lắng về Thổ Nhĩ Kỳ hơn là Thổ Nhĩ Kỳ lo lắng về Hy Lạp.

    Sức mạnh vốn có của Trung Quốc trong mối quan hệ với Ẩn Độ không chỉ là vấn đề nước này có khả năng kinh tế lớn hơn hay cơ quan chính phủ hiệu quả hơn, mà cả vấn đề địa lư. Đúng vậy, dân tộc Hán hầu như được bao quanh bởi các dân tộc thiểu số như Nội Mông, Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng ở vùng đất cao và khô của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh đă tập hợp các dân tộc thiểu số này vào nhà nước Trung Quốc, do đó an ninh nội địa được quản lư. Ngay cả trong những năm gần đây, khi Trung Quốc giải quyết những tranh chấp biên giới với các nước láng giềng, các tranh chấp này cũng không tạo ra nhiều mối đe dọa đối với Trung Quốc.

    Ngược lại, Ấn Độ bị hành hạ bởi đường biên giới dài và không an toàn không chỉ với nước gây khó khăn là Pakixtan mà c̣n cả với Nêpan và Bănglađét – hai nước yếu và tạo ra các vấn đề về người tị nạn cho Ấn Độ. Sau đó là cuộc nổi dậy theo Chủ nghĩa Mao của nhóm Naxalite ở miền Đông và miền Trung Ấn Độ. Kết quả là trong khi hải quân của Ấn Độ có thể phát huy sức mạnh tại Ấn Độ Dương và do đó có thể chống lại Trung Quốc th́ lục quân Ấn Độ phải tập trung vào các vấn đề của riêng ḿnh ngay tại tiểu lục địa này.

    Ấn Độ và Trung Quốc có một cuộc chơi lớn nhằm cạnh tranh ảnh hưởng kinh tế và quân sự tại Nêpan, Bănglađét, Mianma và Xri Lanca. Nhưng những nơi này cơ bản là nằm trong tiểu lục địa Ấn Độ mở rộng, do đó Trung Quốc đang thực hiện một cuộc cạnh tranh ở sân sau của Ấn Độ.

    Thử thách quan trọng đối với Ấn Độ vẫn là tương lai của Ápganixtan, thử thách quan trọng –đối với Trung Quốc vẫn là số phận của Bắc Triều Tiên. Cả Ápganixtan và Bắc Triều Tiên đều có khả năng làm tiêu hao năng lượng và nguồn lực của Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng Ấn Độ có lợi thế hơn do Ấn Độ không chung biên giới với Ápganixtan trong khi Trung Quốc có biên giới với Bắc Triều Tiên. Do đó, một Ápganixtan sau khi Mỹ rút quân rối loạn ít gây khó khăn cho Ấn Độ hơn việc chế độ đổ vỡ tại Bắc Triều Tiên có thể gây ra cho Trung Quốc, nước phải đối mặt với khả năng hàng triệu người tị nạn chạy vào vùng Măn Châu của Trung Quốc.

    Do dân số Ấn Độ sẽ vượt qua dân số của Trung Quốc vào khoảng năm 2030, nên dân số Ấn Độ sẽ lăo hoá với tốc độ chậm hơn của Trung Quốc và do đó ở góc độ tương đối, Ấn Độ có tương lai sáng sủa hơn. Dù hệ thống dân chủ của Ấn Độ không hiệu quả, nhưng nó cũng không phải đối mặt với vấn đề về tính hợp pháp như hệ thống độc quyền của Trung Quốc có thể phải đối mặt.

    Sau đó là vấn đề Tây Tạng. Tây Tạng tiếp giáp tiểu lục địa Ấn Độ, nơi Ấn Độ và Trung Quốc xung đột về biên giới Himalaya. Trung Quốc càng kiểm soát Tây Tạng ít, t́nh h́nh địa chính trị càng có lợi cho Ấn Độ. Ấn Độ c̣n cho Đạtlai Lạtma tị nạn. Các cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc ở Tây Tạng gây khó khăn cho Trung Quốc nhưng lại tạo thuận lợi cho Ấn Độ. Nếu Trung Quốc phải đối mặt với cuộc nổi dậy nghiêm trọng ở Tây Tạng, ảnh hưởng của Ấn Độ sẽ tăng lên đáng kể. Do đó, dù Trung Quốc rơ ràng là một cường quốc lớn hơn, nhưng vẫn có những điều kiện thuận lợi cho Ấn Độ trong cuộc cạnh tranh này.

    Ấn Độ và Mỹ không phải là đồng minh chính thức. Hệ thống chính trị của Ấn Độ, với những đặc trưng dân tộc chủ nghĩa và cánh tả, sẽ không bao giờ cho phép điều đó. Tuy nhiên, do vị trí của Ấn Độ khống chế Ấn Độ Dương tại trung tâm hàng hải Á – Âu, nên sự phát triển về quân sự và kinh tế của Ấn Độ có lợi cho Mỹ v́ Ấn Độ sẽ hoạt động như là đối trọng đối với sức mạnh đang tăng lên của Trung Quốc. Mỹ không bao giờ muốn thấy có một sức mạnh thống trị Đông bán cầu như nó thông trị ở Tây bán cầu. Sự cạnh tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc chính là niềm hy vọng của Mỹ: Ấn Độ cân bằng chống lại Trung Quốc và do đó giảm nhẹ cho Mỹ một số gánh nặng của việc là cường quốc thống trị thế giới./.

    Nguồn: TTXVN/ Basam

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Ấn Độ có khả năng trong cuộc đua: Trung Ấn ?

    Ấn Độ có khả năng trong cuộc đua: Trung Ấn ?
    Ấn Độ sẽ trở thành siêu cường tên lửa trong 5 năm tới?




    Thông qua công nghệ chế tạo tên lửa siêu thanh, Ấn Độ sẽ trở thành một siêu cường mới trong lĩnh vực tên lửa trong 5 năm tới.

    Trang web brahmand dẫn lời Giám đốc điều hành Công ty BrahMos Aerospace ông Sivathanu Pillai mới đây cho hay, thông qua công nghệ chế tạo tên lửa siêu thanh, Ấn Độ sẽ trở thành một siêu cường mới trong lĩnh vực tên lửa trong 5 năm tới.

    Ông Pillai cho biết thêm, sau khi nắm vững được kỹ thuật sản xuất tên lửa hành tŕnh, Ấn Độ đă bắt đầu triển khai chương tŕnh nghiên cứu và phát triển tên lửa cỡ lớn, có tốc độ bay tăng từ 2,8 đến 7 Mach.

    Theo kế hoạch, khai niệm tên lửa hành tŕnh siêu thanh cao cấp sẽ xuất hiện tại Ấn Độ trong năm 2016.



    Tên lửa siêu thanh BrahMos của Ấn Độ


    Tên lửa siêu thanh BrahMos của Ấn Độ

    Thông qua chương tŕnh nghiên cứu tên lửa hành tŕnh siêu thanh BrahMos, Ấn Độ đă đạt đến tŕnh độ quốc tế trong lĩnh vực sản xuất tên lửa.

    Ông Pillai c̣n cho rằng, về tốc độ và độ chính xác th́ tên lửa của Ấn Độ đứng nhất nh́ thế giới hiện nay, trong khi các nước khác hầu hết chỉ sản xuất được các loại tên lửa cận âm.

    Hiện tên lửa siêu thanh cao cấp BrahMos của Ấn Độ được đánh giá là có tốc độ bay lớn gấp 3 lần tên lửa Tomahawk và Harpoon của Mỹ.

    Ngoai ra, Ấn Độ đă thành công trong việc gắn tên lửa BrahMos trên các máy bay chiến đấu. Hiện động cơ mới cho loại tên lửa này vẫn đang được tiếp tục phát triển.

    Trong thời gian tới, Ấn Độ sẽ tiến hành công tác thử nghiệm cuối cùng trong việc phóng tên lửa BrahMos từ máy bay chiến đấu hiện đại Su-30 MKI.

    Về trọng lượng của loại tên lửa này, tới đây nó sẽ được thiết kế nhỏ gọn hơn để đảm bảo tốc độ bay nhanh, pham vị và độc chính xác tốt hơn. Đồng thời có thể dễ dàng phối hợp với các loại máy bay chiến đấu.

    Ông Pillai tiết lộ, chương tŕnh thử nghiệm phóng tên lửa BrahMos từ tàu ngầm hiện đang bước vào giai đoạn cuối cùng.

    Ngoài ra, trong thời gian tới tên lửa BrahMos Block III cũng được quân đội Ấn Độ triển khai tại các khu vực vùng núi cao để tăng cường khả năng pḥng thủ mặt đất.

    My Thái (Theo Sina)

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Ấn Độ có khả năng trong cuộc đua: Trung / Ấn ?

    Ấn Độ có khả năng trong cuộc đua: Trung / Ấn ?
    Ấn Độ gấp rút triển khai tàu sân bay nội địa để đối phó Trung Quốc



    “Ấn Độ sẽ tập trung cho an ninh biển, bao gồm đảm bảo tuyến đường hàng hải, bảo vệ tuyến đường bờ biển, an ninh lănh thổ hải đảo”.

    Ngày 28/5, tờ “Nihon Keizai Shimbun” Nhật Bản có bài viết nhan đề “Ấn Độ đẩy nhanh tăng cường quân bị nhằm vào Trung Quốc”.

    Bài báo cho biết, trong một bài phỏng vấn gần đây, khi đề cập đến tên lửa đạn đạo Agni-5 được phóng thành công vào tháng 4/2012, Quốc vụ khanh Quốc pḥng Ấn Độ Pallam Raju cho rằng: “Ấn Độ sẽ tăng khoảng cách tấn công của tên lửa và tăng thêm đầu đạn”. Raju c̣n nhấn mạnh sẽ dốc sức cho an ninh biển.


    Tàu sân bay nội địa Ấn Độ hạ thủy.


    Tàu sân bay Gorshkov của Hải quân Ấn Độ, mua của Nga.

    Pallam Raju cho biết, xét tới việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở biển Đông và Ấn Độ Dương, Ấn Độ sẽ gấp rút triển khai các trang bị như tàu sân bay nội địa.

    Ngày 19/4, Ấn Độ tuyên bố đă phóng thử tên lửa đạn đạo Agni-5 có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, đưa các thành phố duyên hải chính của Trung Quốc vào tầm ngắm.

    Về lư thuyết, đă có thể tiến hành tấn công đối với các khu vực cốt lơi của Trung Quốc. Ấn Độ c̣n bắt tay nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo Agni-6 có tầm phóng từ 8.000-10.000 km.

    Raju cho biết: “Điều quan trọng là phải phát đi một thông điệp mang tính chất kiềm chế đối với các thế lực thù địch, trong đó có Trung Quốc, đó là: nếu tấn công chúng tôi, chúng tôi có khả năng đáp trả”.


    Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant do Ấn Độ tự sản xuất.

    Đằng sau việc Chính phủ Ấn Độ khẩn trương tăng cường quân bị là do có sự lo ngại đối với sức ép ngày càng tăng lên của Quân đội Trung Quốc ở khu vực dọc tuyến “Tuyến kiểm soát thực tế” Trung-Ấn. Ấn Độ nhấn mạnh, từ năm 2010 đến nay, Trung Quốc xâm phạm lănh thổ của họ đă hơn 500 lần.

    Về việc tăng cường quân bị trong tương lai như thế nào, Raju cho rằng: “Ấn Độ sẽ tập trung cho an ninh biển, bao gồm đảm bảo tuyến đường hàng hải, bảo vệ tuyến đường bờ biển, an ninh lănh thổ hải đảo”.

    Có thể nhận thấy, trường hợp của câu nói này là, xoay quanh tài nguyên biển ở vùng đặc quyền kinh tế và vùng biển quốc tế, cuộc tranh chấp lợi ích giữa Ấn Độ và Trung Quốc (một nước đang ra sức mở rộng quyền lợi biển) sẽ tiếp tục quyết liệt.

    Trên thực tế, Ấn Độ thực sự đang tăng cường sức mạnh hải quân. Được biết, Ấn Độ cố gắng đến khoảng năm 2015 sẽ triển khai tàu sân bay nội địa đầu tiên ở bờ biển Ả-rập.

    Tàu ngầm hạt nhân nội địa Arihant của Ấn Độ “có thể hoạt động giữa biển Ả-rập và vịnh Bengal, có kế hoạch đưa vào hoạt động từ năm 2013”.


    Tàu vận tải đổ bộ Trenton của Hải quân Ấn Độ, do Mỹ chế tạo.

    Đông B́nh (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Ấn Độ có khả năng trong cuộc đua: Trung Ấn ?

    Ấn Độ có khả năng trong cuộc đua: Trung Ấn ?
    Ấn Độ "cứng rắn" trong tranh chấp với Trung Quốc



    Cáo buộc Trung Quốc gây sức ép tâm lư với Ấn Độ, lănh đạo cấp cao của Đảng Bharatiya Janata Hindu (BJP) – ông Yashwant Sinha hôm 30/5 tuyên bố, nếu được bầu lên nắm quyền, đảng của ông sẽ đáp trả thẳng tay bất kỳ hành động nào như thế từ Bắc Kinh.

    "Vũ lực sẽ được đáp trả bằng vũ lực”, ông Sinha đă phát biểu như vậy tại Viện Brookings khi được hỏi về chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Trung Quốc và Pakistan nếu đảng BJP lên cầm quyền.



    Ông Sinha đang có chuyến thăm cá nhân đến Mỹ. Ông này cáo buộc Trung Quốc đang dùng chiến tranh tâm lư với Ấn Độ bằng việc thường xuyên xâm phạm lănh thổ nước này cũng như đưa ra những lời đe dọa đối với việc Ấn Độ tham gia khai thác dầu khí ở Biển Đông. Lănh đạo cấp cao của Đảng BJP tuyên bố mạnh mẽ và đầy thách thức rằng, New Delhi sẽ không để Trung Quốc giành thế thượng phong trong cuộc chiến tranh tâm lư đó.

    "Tàu thuyền của chúng tôi đang t́m kiếm hydro carbon ở Biển Đông và Trung Quốc t́m cách dọa dẫm chúng tôi. Quan điểm của BJP là chúng tôi sẽ không chùn bước. Chúng tôi sẵn sàng đối đầu với họ. Vũ lực sẽ được đáp trả bằng vũ lực”, ông Sinha tuyên bố.

    Trong những phát biểu của ḿnh, ông Sinha cũng cho rằng, hai nước láng giềng Trung Quốc và Pakistan đang để mắt tới lănh thổ của Ấn Độ. "Trung Quốc đang đ̣i chủ quyền đối với toàn bộ một bang nằm trong lănh thổ Ấn Độ, đó là bang Arunachal Pradesh. Nhiều người trong chúng tôi tin rằng, Trung Quốc đang t́m cách bao vây Ấn Độ từ mọi phía để kiềm chế sự phát triển của chúng tôi. V́ thế, thỉnh thoảng họ lại khiêu khích chúng tôi ở biên giới”, ông Sinha cho biết.

    "Tuy nhiên, Ấn Độ đang nổi lên là một nước mạnh trong 5 thập kỷ qua. T́nh h́nh toàn cầu cũng đă thay đổi. Trung Quốc biết và Ấn Độ cũng biết, vấn đề biên giới sẽ không được giải quyết bằng một cuộc đụng độ vũ trang mà phải thông qua các cuộc đàm phán", ông Sinha nói thêm.


    Kiệt Linh - (theo Zeenews)

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Ấn Độ có khả năng trong cuộc đua: Trung Ấn ?

    Ấn Độ có khả năng trong cuộc đua: Trung Ấn ?
    Mỹ muốn Ấn Độ đóng vai tṛ tích cực hơn ở Afghanistan



    Các giới chức Mỹ cho hay Bộ trưởng Quốc pḥng Leon Panetta sẽ khuyến khích Ấn Độ đóng một vai tṛ tích cực hơn tại Afghanistan, khi ông gặp các giới chức Ấn Độ để thảo luận vấn đề an ninh khu vực và quan hệ quốc pḥng.

    Ông Panetta đến New Delhi hôm nay để tham gia hai ngày thảo luận. Theo dự kiến, ông sẽ gặp Thủ tướng Manmohan Singh, cố vấn an ninh quốc gia Shivshankar Menon và Bộ trưởng Quốc pḥng A.K.Antony. Ông sẽ có bài phát biểu về chính sách vào ngày mai.

    Các giới chức quốc pḥng nói rằng có nguy cơ ‘các căng thẳng và sự ngờ vực giữa Ấn Độ và Pakistan có thể khiến hai quốc gia nghĩ về vai tṛ của mỗi nước tại Afghanistna là mâu thuẫn với nhau’.

    Nhưng các giới chức nói với các phóng viên đi cùng ông Panetta rằng hai quốc gia ḱnh chống nhau là Ấn Độ và Pakistan cùng chia sẻ mối quan tâm về ḥa b́nh và ổn định tại Afghanistan.

    Pakistan bấy lâu nay cảm thấy nước này có mối quan tâm chiến lược ở Afghanistan và đặc biệt quan ngại về các chính sách tiếp cận kinh tế, chính trị và ngoại giao của đối thủ Ấn Độ.


    Ấn Độ đă cung cấp 2 tỷ đôla viện trợ cho Afghanistan và tháng 10 năm ngoái hai nước dă kư một thỏa thuận chiến lược, cam kết tăng cường hợp tác an ninh và kinh tế.

    Ấn Độ đă giúp lực lượng an ninh Afghanistan chuẩn bị cho việc rút quân của các binh sĩ quốc tế, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2014.

    Các cuộc thảo luận cũng sẽ bao gồm vấn đề ‘tái cân bằng châu Á’. Ông Panetta nói với một diễn đàn an ninh ở Singapore hôm thứ Bảy rằng hải quân Hoa Kỳ sẽ chuyển phần lớn tàu chiến tới vùng Thái B́nh Dương vào năm 2020 trong một phần tập trung trọng tâm chiến lược vào châu Á.

    Các giới chức Mỹ nói rằng Ấn Độ có thể giúp thúc đẩy an ninh và ổn định trong vùng Ấn Độ Dương và đất nước Nam Á này đă được chỉ rơ trong chiến lược mới của Hoa Kỳ.

    Các giới chức Hoa Kỳ và Ấn Độ cũng dự kiến sẽ thảo luận mối quan hệ hợp tác quân sự chặt chẽ hơn.

    Chuyến thăm Ấn Độ của người đứng đầu ngành quốc pḥng Hoa Kỳ, cũng là chuyến công du đầu tiên của ông kể từ khi nhận nhiệm sở hồi năm ngoái, diễn ra sau khi Ngoại trưởng Hillary Clinton ghé thăm nước này hồi tháng trước.

    VOA

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Ấn Độ có khả năng trong cuộc đua: Trung Ấn ?

    Ấn Độ có khả năng trong cuộc đua: Trung Ấn ?
    Ấn Độ có khu trục tàng h́nh mới INS Sahyadri, nhấn mạnh Biển Đông


    Bộ trưởng Quốc pḥng Ấn Độ đă tham dự lễ bàn giao tàu khu trục tàng h́nh mới nhất cho hải quân nước này và nhấn mạnh tự do hàng hải ở biển Đông.


    Tàu khu trục INS Sahyadri F49 chính thức được biên chế cho Hải quân Ấn Độ ngày 21/7/2012.

    Tờ “Phương Đông” Trung Quốc dẫn bài viết từ tờ “Thời báo Ấn Độ” ngày 22/7 cho hay, tàu khu trục tàng h́nh mới nhất của Ấn Độ mang tên INS Sahyadri F49 đă biên chế cho hải quân nước này vào ngày 21/7.

    Bộ trưởng Quốc pḥng Ấn Độ A.K. Antony đă tham gia buổi lễ cùng ngày, đồng thời đă trả lời báo chí về các vấn đề nóng của khu vực, trong đó có tranh chấp biển Đông.

    Ông nhấn mạnh: “Tự do đi lại của tất cả các tàu thuyền ở vùng biển quốc tế không được bị cản trở. Đồng thời, các nước (có tranh chấp biển Đông) cần thông qua đối thoại, bàn bạc giải quyết, chứ không nên để xảy ra bất cứ xung đột nào”.


    Khu trục tàng h́nh mới INS Sahyadrig F-49

    Bộ trưởng Quốc pḥng Ấn Độ A.K. Antony cùng ngày đă nói như vậy với báo giới sau khi tham dự lễ bàn giao tàu hộ vệ tàng h́nh INS Sahyadri F49.

    Bài báo cho biết, INS Sahyadri là tàu khu trục tàng h́nh mới nhất do Ấn Độ tự sản xuất, trang bị cho Hải quân Ấn Độ, lượng giăn nước 6.100 tấn.


    Khu trục tàng h́nh mới INS Sahyadrig F-49

    2 tàu khu trục trước đó là INS Shivalik và INS Satpura đă lần lượt đi vào hoạt động tháng 4/2010 và tháng 8/2011, đồng thời đă thực hiện nhiều nhiệm vụ ở khu vực Ấn Độ Dương.

    Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho hay, Ấn Độ luôn quan tâm đến các động thái ngày càng thích tăng cường “khoe mẽ cơ bắp” của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái B́nh Dương.



    Bài báo cho rằng, đối diện với sự cạnh tranh địa-chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay, Ấn Độ đang cố gắng duy tŕ sự “cân bằng tinh tế”.

    Ngoài ra, Antony cùng ngày cũng đă nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc Ấn Độ tăng cường sức mạnh hải quân.

    Ông nói: “Mỗi một năm tới đây, Hải quân Ấn Độ đều tiếp nhận 5 tàu chiến. Sở hữu một lực lượng hải quân lớn mạnh và cảnh giác, để bảo vệ đường bờ biển rộng lớn của chúng tôi và duy tŕ sự thông suốt của các tuyến đường hàng hải. Điều này hầu như không cần tiếp tục nhấn mạnh nữa”.

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Ấn Độ có khả năng trong cuộc đua: Trung Ấn ?

    Ấn Độ có khả năng trong cuộc đua: Trung Ấn ?
    Trung Quốc dọa sẽ phản ứng nếu Ấn Độ khai thác dầu khí ở Biển Đông






    Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 1/8 đề nghị phải có phản ứng mạnh mẽ với Việt Nam và Ấn Độ nếu hai nước này nhất định khai thác dầu khí trong vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

    Tờ Hoàn Cầu thời báo nói Trung Quốc phải mạnh mẽ dùng áp lực chính trị đối với Ấn và Việt Nam, cảnh cáo Hà Nội và New Delhi rằng hoạt động hợp tác của họ trong việc thăm ḍ dầu khí ở Biển Đông là 'bất hợp pháp và vi phạm chủ quyền của Bắc Kinh'.

    Tờ báo cho hay tác giả bài viết này dựa trên cuộc phỏng vấn với ông Su Hao, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Á-Thái B́nh Dương thuộc trường đại học Ngoại giao Trung Quốc.

    Báo này cho rằng ư đồ chiến lược của Ấn Độ là quá rơ ràng khi lại một lần nữa dính líu tới các vấn đề ở Biển Đông.

    Tờ Global Times tố cáo Ấn Độ muốn làm phức tạp thêm t́nh h́nh căng thẳng Biển Đông, cản chân Trung Quốc để chiếm ưu thế trong các vấn đề xuyên suốt khu vực.

    Vẫn theo bài báo, hợp tác dầu khí giữa Việt Nam với Ấn ở Biển Đông có động cơ chính trị hơn là các lợi ích về kinh tế.

    Trung Quốc nhiều lần cảnh cáo Ấn Độ không được hợp tác thăm ḍ dầu khí với Việt Nam trong vùng biển có tranh chấp.

    Đáp lại, Ấn Độ khẳng định Biển Đông thuộc sở chung của thế giới và kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp qua đường lối đối thoại dựa trên luật quốc tế.

    VOA

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Ấn Độ quyết tâm bảo vệ quyền lợi ở Biển Đông


    Hải quân Ấn Độ trong một cuộc tập trận ngoài khơi bờ biển của Bombay.


    Anjana Parischa

    04.12.2012
    NEW DEHLI — Trong khi Ấn Độ quyết tâm bảo vệ quyền lợi của họ trong vùng Biển Đông, Trung Quốc đă nhắc lại rằng họ có chủ quyền không thể tranh căi tại các ḥn đảo và vùng biển xung quanh. Ấn Độ không can dự trực tiếp vào các vụ tranh chấp ở Biển Đông, nhưng đă bắt đầu thăm ḍ dầu khí trong lănh hải mà Trung Quốc nhận chủ quyền. Từ New Delhi, thông tín viên VOA Anjana Pasricha gửi về bài tường thuật sau đây.

    Việc Ấn Độ khẳng định rằng họ sẽ không thoái lui trong việc bảo vệ các quyền lợi kinh tế và hàng hải ở vùng biển Nam Trung Hoa do Đô đốc Hải quân D.K. Joshi đưa ra.

    Ông Joshi hôm qua tuyên bố, mặc dù không phải là một trong những nước đ̣i chủ quyền ở vùng Biển Nam Trung Hoa, Ấn Độ sẽ bố trí tàu hải quân ở đó nếu xét là cần thiết. Cơ quân dầu khí quốc doanh của Ấn Độ, Tổng Công ty Dầu khí Thiên Nhiên ONGC có quyền lợi trong một phần biển mà Việt Nam nói là đặc khu kinh tế của ḿnh.

    Ông Joshi nói: “Không phải v́ chúng tôi dự kiến sẽ đến vùng nước này một cách rất thường xuyên, nhưng khi cần có ở đó, tỷ như, trong các t́nh huống có liên quan đến quyền lợi đất nước của chúng tôi, chẳng hạn như ONGC, ONGC Videsh...chúng tôi sẽ phải đến đó và chuẩn bị sẵn sàng. Chúng tôi có những cuộc tập dượt mang tính cách đó hay không. Câu trả lời ngắn gọn là có.”

    Được hỏi liệu Bắc Kinh sẽ làm ǵ nếu Hải quân Ấn Độ đến bảo vệ các quyền lợi dầu khí của họ ở vùng biển Nam Trung Hoa, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh căi được đối với các ḥn đảo trong vùng biển và vùng nước lân cận.

    Ông Hồng nói Trung Quốc phản đối việc đơn phương khai thác dầu khí trong vùng Biển Đông.

    Ông hy vọng các nước có liên quan sẽ tôn trọng lập trường và quyền của Trung Quốc.

    Bản đồ đường lưỡi ḅ do Trung Quốc vẽ, giành chủ quyền hầu như toàn bộ lănh hải ở Biển Đông.
    ​​Khẳng định chủ quyền phần lớn lănh hải ở Biển Đông, Trung Quốc đă lâm vào một loạt các vụ tranh chấp với các nưóc Đông Á như Việt Nam và Philippines. Căng thẳng đă leo thang và tập trung trong vùng biển giàu tài nguyên, và một số chuyên gia bày tỏ lo ngại về xung đột.

    Trước đây, Ấn Độ chủ yếu chỉ là một nước bị động quan sát các căng thẳng gia tăng ở Biển Đông.

    Nhưng các nhà phân tích về Ấn Độ nói New Delhi đă dính vào vụ tranh chấp qua việc bắt đầu thăm ḍ một giếng dầu ở Việt Nam. Một chuyên gia phân tích vấn đề sách lược, ông Bhaskar Roy, nói rằng ấn Độ muốn nắm lấy sự hiện diện ở Biển Đông giàu trữ lượng dầu khí.

    Bà Roy cho biết: “Đă có những dấu hiệu, không trực tiếp nhưng gián tiếp, cho thấy phía Trung Quốc muốn đẩy chúng ta ra khỏi đó, Nay chúng ta không thể để cho mọi người nắm lấy ḿnh mà vứt ra ngoài. Công chúng tại Ấn Độ có quan tâm đến vấn đề này: chúng ta sẽ đi về đâu, chúng ta có từ bỏ chủ quyền v́ áp lực của Trung Quốc hay không. Nó cũng chứng tỏ rằng chúng ta cũng có các khả năng và quyết tâm bảo vệ quyền lợi của chính chúng ta.”

    Các giới chức Ấn Độ nói vùng Biển Đông là chủ chốt cho sự an toàn năng lượng của ḿnh. Phân nửa lượng nhập khẩu và xuất khẩu cũng đi qua vùng nước đó và New Delhi nói họ muốn sự an toàn và an ninh cho các tàu bè quốc tế.

    Một số chuyên gia phân tích về Ấn Độ cho rằng nếu Trung Quốc có quyền hợp tác hàng hải với các lân quốc như Pakistan và Sri Lanka trong vùng Ấn Độ Dương, th́ Ấn Độ cũng có một quyền tương tự trong vùng Biển Đông.

    VOA

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Ấn Độ ủng hộ quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên ở Biển Đông



    Bản đồ Biển Đông


    07.12.2012
    Trước cảnh báo mới đây của Trung Quốc yêu cầu Việt Nam ngưng hoạt động tự ư thăm ḍ dầu khí ở Biển Đông, Ấn Độ một lần nữa nhấn mạnh ủng hộ quyền tự do tiếp cận các nguồn tài nguyên tại vùng biển có tranh chấp này.

    Bản tin IANS ngày 6/12 dẫn lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Syed Akbaruddin, rằng Ấn hiểu rơ chủ quyền nhiều khu vực trên Biển Đông đang bị tranh chấp và đă nhiều lần nêu rơ lập trường của ḿnh.

    Vẫn theo lời ông, dù Ấn không có tranh chấp tại đây, nhưng New Dehli ủng hộ quyền tự do hàng hải, quyền tự do đi lại và tiếp cận các nguồn tài nguyên ở Biển Đông.

    Theo IANS News, điểm nhấn quan trọng là ‘quyền tự do tiếp cận các nguồn tài nguyên’ giữa lúc Ấn Độ, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vẫn kiên quyết khẳng định rằng ba hợp đồng hợp tác thăm ḍ khai thác dầu khí của Ấn với Việt Nam tuân thủ các chuẩn mực và luật lệ quốc tế.

    Cùng ngày 6/12, Trung Quốc lên tiếng đ̣i Việt Nam ngưng ngay lập tức các hoạt động thăm ḍ dầu khí ‘đơn phương’ tại các vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông.

    Phát ngôn nhân Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc c̣n nói thêm rằng Việt Nam phải chấm dứt quấy nhiễu các tàu cá Trung Quốc để mang lại bầu không khí xây dựng cho các cuộc thảo luận liên quan.

    Trước đó, Bắc Kinh cũng đă phản ứng mạnh mẽ về loan báo của Ấn Độ rằng hải quân Ấn sẵn sàng bố trí lực lượng tới Biển Đông để bảo vệ lợi ích của ḿnh.
    Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu các nước ngoài khu vực chớ can thiệp vào chuyện Biển Đông cũng như từng khuyến cáo Nga và Ấn không được hợp tác thăm ḍ dầu khí với Việt Nam tại đây.

    Nguồn: IANS/Global Times

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 27-09-2011, 10:33 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 01-09-2011, 09:16 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 19-01-2011, 09:09 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 04-12-2010, 08:28 AM
  5. Trung Quốc đánh thức Việt Nam và Ấn Độ
    By Thương Dân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 15-08-2010, 04:22 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •