Results 1 to 2 of 2

Thread: Trí thức Việt Kiều: Thành công / Thảm bại CS Việt Nam?

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trí thức Việt Kiều: Thành công / Thảm bại CS Việt Nam?

    Trí thức Việt Kiều: Thành công / Thảm bại CS Việt Nam?
    Giáo sư Việt kiều trả ơn quê hương




    Sau gần 30 năm định cư tại Mỹ, nay giáo sư Trương Nguyện Thành dành phân nửa thời gian làm việc tại quê hương, tiếp tục gieo hạt giống mới phát triển khoa học công nghệ nước nhà khi trở về giữ chức viện trưởng Viện Khoa học và công nghệ tính toán TPHCM.

    Phát triển khoa học tính toán

    Rời quê hương khi c̣n là cậu học tṛ nghèo với nỗ lực và ư chí học tập, giáo sư Trương Nguyện Thành trở về Việt Nam khi đă thành danh trên đất Mỹ chỉ để thực hiện những ước nguyện từ thuở thiếu thời trên đất mẹ. Với ư nghĩ chỉ mong đóng góp một phần bé nhỏ vào sự phát triển của đất nước, năm 2006 anh nhận lời mời của UBND TPHCM trở về thành lập Viện Khoa học và công nghệ tính toán TPHCM, để phát triển và nâng cao ngành công nghệ tính toán - một lĩnh vực c̣n khá mới mẻ ở Việt Nam.

    GS.TS Trương Nguyện Thành sinh năm 1961, tại Quy Nhơn, B́nh Định. Anh đă có nhiều công tŕnh nghiên cứu giá trị trong lĩnh vực hoá học, hiện là giáo sư đại học Utah (Mỹ). Từ năm 2004 đến nay, anh đă nỗ lực trong việc vận động, kết nối các trí thức người Việt ở nước ngoài cũng như huy động các nguồn lực khác nhằm xây dựng một ngành khoa học tính toán c̣n rất mới mẻ ở Việt Nam.

    Nói về đóng góp của giáo sư Trương Nguyện Thành, giáo sư Mai Suan Li, trưởng pḥng Khoa học sự sống - Viện Khoa học và công nghệ tính toán TPHCM nhận xét: “Giáo sư Thành là một trong số những trí thức Việt kiều đầu tiên về đầu quân cho viện. Anh được UBND thành phố mời giữ chức viện trưởng và đóng vai tṛ quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực, phát triển các dự án khoa học chuyên môn”.

    “Làm việc bên đó lương cao, công việc cũng thoải mái, ngoài ra tôi cũng có một công ty phần mềm ở đó nữa. Nhưng lúc ở Lái Thiêu, vào thời điểm mà tôi ở tận cùng dưới đáy xă hội th́ tôi có một lời nguyền là nếu ai đó cho tôi một cơ hội th́ tôi sẽ trao cơ hội đó lại cho người khác. Với tôi đó là một cách trả” - anh chia sẻ khi nói về lư do tại sao quyết định trở về làm việc tại Việt Nam.

    Những chuyến trở về làm việc tại viện, anh không thôi trăn trở phải làm sao phát triển và mở rộng quy mô viện ngày một khang trang hơn. Sở Khoa học và công nghệ đă xây dựng đề án xây dựng triển khai quy mô của viện, UBND thành phố dành cho viện 4.500m2 đất tại công viên phần mềm Quang Trung và cam kết hỗ trợ 4 triệu USD đầu tư trang bị máy tính. Sau hai năm đi vào hoạt động, bước đầu viện đă có những thành công.

    Theo giáo sư Thành, với sự hỗ trợ tích cực của TPHCM và sự hợp tác nhiệt t́nh của nhiều giảng sư Việt kiều, sau hai năm hoạt động, Viện Khoa học và công nghệ tính toán TPHCM đă có được những đóng góp thiết thực. Tuy nhiên giáo sư Thành cho biết: “Viện chỉ mới bắt đầu phát triển các bước đầu tiên, trong năm 2015 viện sẽ hợp tác với trường đại học đào tạo nghiên cứu sinh, phát triển khả năng sử dụng khoa học tính toán để ứng dụng trong công tŕnh nghiên cứu để làm việc tốt hơn”.


    GS.TS Trương Nguyện Thành (bên phải) cùng t́nh cảm quê nhà thân thương

    Ơn nghĩa t́m về

    Ngoài việc hỗ trợ Sở Khoa học và công nghệ trong công tác lănh đạo, giáo sư Thành c̣n trực tiếp đào tạo chuyên môn, tổ chức hoạt động khoa học và giúp các nghiên cứu sinh thực hiện đề án. Hiện có khoảng hơn mười nghiên cứu sinh đang làm đề án khoa học dưới sự hướng dẫn tận t́nh của anh. Là người nhiều năm làm việc trong lĩnh vực khoa học tính toán, giáo sư đă truyền đạt tất cả kinh nghiệm và kiến thức để hướng dẫn học tṛ. Đối với nghiên cứu sinh, anh là người thầy, người dẫn đường tận tâm, chỉ ra hướng đi mới, gợi ư đưa ra những ư tưởng đột phá trong khoa học. Nói về ḿnh, anh vẫn khiêm tốn: “Viện Khoa học và công nghệ tính toán không phải là công lao của riêng tôi. Đó là tầm nh́n của UBND thành phố thấy được sự quan trọng của khoa học tính toán, là sự nỗ lực đóng góp của các anh em trí thức Việt kiều về làm việc và của toàn thể nhân viên, nghiên cứu sinh tại viện”.

    Quê cha ở B́nh Định, gia đ́nh sống ở TPHCM, nhưng năm 16 tuổi, do hoàn cảnh gia đ́nh, anh về quê ngoại ở huyện Lái Thiêu, B́nh Dương làm ruộng và làm đủ mọi việc nhọc nhằn để kiếm tiền nuôi sáu đứa em ăn học. Đă gần 30 năm xa quê, ngần ấy thời gian đă có quá nhiều thay đổi tại quê nhà. Ngoại anh nay đă không c̣n khoẻ, cũng sắp sửa đi hết một đời người. Thương ngoại tảo tần nuôi cháu trong những năm tháng muôn vàn khó khăn, giáo sư Trương Nguyện Thành luôn về thăm nom, báo đáp công ơn với biết bao bồi hồi của một người con sau mấy chục năm xa quê. Việc anh đang nỗ lực từng ngày để đem đến cơ hội cho thế hệ trẻ Việt Nam mở mang kiến thức khoa học và phát triển công nghệ cũng là cách để trả ơn quê hương, cám ơn những người đă giúp đỡ, nuôi nấng anh thành người.

    Nguồn: SGTT






    Nguyễn Ba Hải, tiến sĩ 1 USD từ Hàn Quốc


    Từ chối làm việc tại các tập đoàn lớn của Hàn Quốc với mức lương khủng, Tiến sĩ (TS) Nguyễn Bá Hải (SN 1983) trở về nước truyền thụ kiến thức cho giới trẻ với mức học phí... 1 đô la/khóa học.


    Nguyễn Bá Hải (giữa)

    Nguyễn Bá Hải nhận bằng TS trước thời hạn ở tuổi 28 chuyên ngành biorobotics (robot sinh học) tại Hàn Quốc với bằng khen và giải thưởng Đề tài TS tốt nhất của trường trong khóa tốt nghiệp.

    Trước đó, Bá Hải được cấp 4 bằng phát minh, sáng chế quốc tế, trong đó 3 bằng được ứng dụng thực tế từ luận văn thạc sỹ xuất sắc 100/100 điểm, được tập đoàn ô tô Hyundai cấp học bổng 50.000 USD, công bố nhiều công tŕnh nghiên cứu tại hiệp hội kỹ sư điện - điện tử Hoa Kỳ và các hội thảo quốc tế uy tín khác. Lư lịch khoa học trích ngang của Hải khiến không ít người choáng.

    Càng bất ngờ hơn, chàng TS trẻ từ chối lời mời làm việc tại một Cty sản xuất ô tô lớn của Hàn Quốc với mức lương khủng để về quê nhà, truyền kiến thức và ngọn lửa đam mê cho thế hệ trẻ.

    “Khi đậu vào khoa cơ khí động lực trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM, v́ gia đ́nh khó khăn nên ḿnh phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Từ bán sách báo cũ, dạy kèm, dịch thuật cho đến hàn điện, phụ bàn, bán đồng hồ, mắt kính dạo”, Bá Hải tâm sự.

    Về lại chính ngôi trường từng học Đại học, TS Hải cùng các giáo viên tâm huyết xây dựng ngành học nghiên cứu chuyên sâu về ô tô, là ngành mà sinh viên Việt Nam ít có cơ hội tiếp cận.

    Để kêu gọi các bạn trẻ đam mê cơ khí, kỹ thuật theo học, cập nhật kiến thức mới, Bá Hải sáng lập Khóa học 1 đô la, dạy về LabView (ngôn ngữ lập tŕnh đồ họa trực quan).

    Theo Bá Hải, nếu tổ chức dạy miễn phí, các bạn sẽ thờ ơ mà không nhiệt t́nh tham gia nghiêm túc. “Con số 1 đô la chỉ là tượng trưng. Giới trẻ Việt Nam ham học, nhưng điều kiện khó khăn khiến các bạn không có cơ hội tiếp cận với kiến thức mới”, Bá Hải cho biết.

    Với LabView, Bá Hải (hiện là Trưởng pḥng thí nghiệm Cơ điện tử ô tô - Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM) đă sáng chế ra nhiều sản phẩm như xe quân sự điều khiển từ xa, robot chó Rudo biết giữ nhà, Steer by wire (lái không trục lái) cho ô tô…

    Bá Hải c̣n nổi tiếng với bộ thí nghiệm đa năng HDL-9000 trong ô tô, cơ điện tử và điều khiển học với giá chỉ 1.000 USD, trong khi giá sản phẩm tương tự nước ngoài bán 10.000 USD. Vừa rồi, sản phẩm Chiếc nón kỳ diệu giành cho người khiếm thị được Nguyễn Bá Hải sáng chế ra mắt thành công.

    Bá Hải cho biết, Khóa học 1 đô la giới thiệu cho bạn trẻ các ứng dụng trong ngành kỹ thuật thông qua video về các thiết bị, hệ thống trong kỹ thuật và tương tác tại pḥng thí nghiệm, nhà máy thực tế.

    “Nắm được kiến thức tổng quan về một hệ thống cơ điện tử, biết lập tŕnh LabView căn bản và thu thập tín hiệu từ cảm biến vào máy tính là nền móng vững chắc mà khóa học mong muốn đưa đến cho các bạn trẻ yêu kỹ thuật”, TS Hải chia sẻ.

    Hiện có hơn 500 bạn trẻ được đào tạo trong Khóa học 1 đô la. Tiến sỹ 1 đô la không chỉ mang khóa học đến với sinh viên các trường ở TPHCM mà c̣n ở nhiều tỉnh thành khác...

    Nguồn: Lê Quang Minh/ TP
    Last edited by alamit; 24-05-2012 at 08:43 PM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    01-06-2011
    Location
    Travel around (English speaking countries only)
    Posts
    1,251
    Hi hi hi lại những cái bản tin vịt nữa rồi!

    T́m doctor Truong khắp Bắc Mỹ, chẳng thấy ǵ hết. Chỉ thấy mấy cái trang của VN đăng thôi. Một vài trang tiếng Anh cũng của VN. Ở Mỹ, lấy PhD rồi đi dạy, cứ ở ́ một chỗ, từ từ cũng thành professor, đâu khó. Nhiều PhD ở Mỹ lắm cơ. Chỉ một vài người nổi tiếng. Những người c̣n lại, chắc dỡ ẹt, ai biết đến? Ông này được bọn VN nó thổi lên nhiều quá đó thôi.

    Tiến sỹ Hàn Quốc hi hi, chỉ viết xong thesis, rồi làm phụ giảng, có nhiều khi cũng chỉ đứng lab. Tài năng, nếu có, chưa được chứng minh. D́a VN được tâng lên tận mây. Rồi cũng chẳng làm được khỉ ǵ!

    Hèn ǵ, trí tuệ của đại học VN càng ngày càng đáng vất vào sọt rác.

    Chừng nào cô Dương Nguyệt Ánh về làm việc ở VN mới đáng đưa tin!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •