Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 13

Thread: Vương quốc Liên hiệp Anh

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vương quốc Liên hiệp Anh

    Vương quốc Liên hiệp Anh
    Lễ hội mừng 60 năm ngày Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị lên ngôi

    RFA 02.06.2012

    Dân chúng Vương Quốc Anh hân hoan chào đón lễ hội mừng kỷ niệm 60 năm ngày Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị lên ngôi báu.

    AFP photo/Geoff Caddick

    Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị trong ngày đám cưới Công Nương Kate Middleton và Hoàng Tử William, 01/04/2011.

    Chương tŕnh đặc biệt đă bắt đầu kể từ hôm qua, và cả trăm ngàn người có mặt tại trường đua Epson đứng dậy reo ḥ khi vị nữ hoàng khả kính của họ xuất hiện cùng với chồng.

    Trong ngày hôm nay, sẽ có gần 10,000 chương tŕnh lễ hội ngoài trời để đón mừng ngày trọng đại của nước Anh.

    Đến ngày mai, hơn 4,000 ngọn hải đăng sẽ chiếu sáng khắp nơi, đi kèm với một chương tŕnh âm nhạc quy tụ tiếng hát của những ca nghệ sĩ nổi tiếng nhất thế giới.

    Cuộc thăm ḍ mới nhất cho thấy 80% người dân Anh ủng hộ thể chế quân chủ.

  2. #2
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    Trên nguyên tắc th́ bà Elizabeth II là chủ tịch của liên hiệp 54 nước khối Commonwealth. Bà không chỉ là nữ hoàng vương quốc Anh, mà c̣n là nữ hoàng của
    Canada, Australia, New Zealand, South Africa, Pakistan, và Ceylon. Thêm đó cũng là nữ hoàng của những nước đảo như Jamaica, Barbados, the Bahamas, Grenada, Papua New Guinea, the Solomon Islands, Tuvalu, Saint Lucia, Saint Vincent and the Grenadines, Belize, Antigua and Barbuda, và Saint Kitts and Nevis.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vương quốc Liên hiệp Anh

    Vương quốc Liên hiệp Anh
    Nữ hoàng Anh dự lễ hội rước thuyền trên sông Thames












  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vương quốc Liên hiệp Anh

    Vương quốc Liên hiệp Anh
    Kết thúc Đại lễ Kim cương của Nữ hoàng Anh




    Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị dự buổi lễ tạ ơn tại London bắt đầu ngày cuối cùng trong lễ Kim cương đánh dấu 60 năm trị v́ của bà.

    Nhiều ngàn người dân London reo ḥ và phất quốc kỳ Anh, đứng dọc hai bên đường trong thành phố để chào mừng vị nữ hoàng 86 tuổi khi bà được đưa từ điện Buckingham tới thánh đường Saint Paul để dự buổi lễ trọng thể.

    Tháp tùng nữ hoàng có Thái tử Charles và hai cháu nội là hoàng tử William và Harry cùng các thành viên khác trong hoàng tộc.

    Nhưng năm nay bà không được cùng dự lễ hội với người đă chung sống với bà 64 năm là Hoàng tế Philip, v́ ông phải nhập viện hôm qua do bị nhiễm trùng bàng quang.

    Trong bài thuyết giảng tại lễ tạ ơn, đức Tổng giám mục Canterbury Rowan Williams nói rằng Nữ hoàng Elizabbeth đă thể hiện”chất lượng của niềm vui trong hạnh phúc của người khác” trong 60 năm trị v́ nước Anh.

    Hoàng gia sẽ kết thúc Đại lễ Kim cương bằng việc xuất hiện trên ban công điện Buckingham sau một bài diễn văn hiếm hoi được truyền h́nh khắp nước.





    Những đám đông reo mừng đứng chật hai bên đường dẫn vào cung điện Buckingham để xem buổi lễ cuối cùng của hội mừng kéo dài 4 ngày trên toàn nước Anh và khối thịnh vượng chung kỷ niệm 60 năm trị v́ của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị.

    Hôm thứ Ba, Nữ hoàng năm nay đă 86 tuổi cùng hoàng gia từ trên bao lơn của cung điện vẫy tay chào đám đông reo ḥ phất cờ trong lúc máy bay cuả Không lực Hoàng gia bay trên trời. Hoàng tế Philip, phu quân của Nữ hoàng từ 64 năm nay, đă vắng mặt v́ phải nhập viện hôm thứ Hai v́ nhiễm trùng bàng quang.

    Trước đó trong ngày, Nữ hoàng Elizabeth đă tham dự một Lễ Tạ Ơn long trọng tại thánh đường St.Paul, cùng với thái tử Charles và hai cháu nội là hoàng tử William và Harry cùng những người trong hoàng tộc.

    Sau đó bà ngự trên xe ngựa dẫn đầu đoàn xe đi về cung điện Buckingham, trong lúc ban nhạc tấu nhạc giữa 60 phát đại bác kết thúc lễ hội.

    Trong bài giảng trong nghi lễ tạ ơn, Tổng giám mục Canterbury Rowan Williams nói Nữ hoàng Elizabeth đă cho thấy phẩm chất của niềm vui trong “hạnh phúc của những người khác.”

    Tại Washington, Tổng thống Barack Obama đă đưa ra một lời chúc mừng Nữ hoàng của riêng ông, nói rằng ông hy vọng Nữ hoàng sẽ tiếp tục “ trị v́ ngôi báu trong nhiều năm sắp tới.”

    Trong một băng video được đưa lên trang web của ṭa Bạch Ốc, Tổng thống Obama gọi Nữ hoàng là “một nhân chứng sống“ của mối quan hệ đặc biệt lâu dài giữa Anh quốc và Hoa Kỳ, một mối gắn bó theo ông, vẫn không thể thiếu giữa hai nước và thế giới.

    Vào chiều thứ Ba, Nữ hoàng sẽ đọc một bài diễn văn trước quốc dân hiếm thấy trên truyền h́nh.


    VOA

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vương quốc Liên hiệp Anh

    Vương quốc Liên hiệp Anh
    30 điều chưa biết về Nữ hoàng Anh











    Đại lễ kim cương của Nữ hoàng Elizabeth II





    Sinh ra ở London ngày 21/4 năm 1926, Công chúa Elizabeth chỉ thuộc hàng thứ ba trong ḍng thừa kế ngai vàng nhưng một loạt sự kiện bất ngờ xảy đến, đưa bà lên ngôi Nữ hoàng ở tuổi 25.



    Kể từ khi bà lên ngôi vào tháng Hai năm 1952, phong cách sống của Nữ hoàng và Hoàng gia đă cuốn hút mọi người từ khắp nơi trên thế giới. Hãy bấm vào các biểu tượng ở trên để biết về nhiều các dữ kiện thú vị và tìm hiểu thêm về Nữ hoàng và sáu thập kỷ trên ngôi báu của bà.





    Tiếp tân



    Trung b́nh hàng năm, Nữ hoàng tiếp đón hơn 50.000 người tại các bữa tiệc khánh tiết khác nhau, các tiệc trưa, tiệc tối, tiệc tiếp tân bên vườn tại Cung điện Buckingham.









    Bà cũng tiếp đón hơn 8.000 người mỗi năm qua các bữa tiệc tại vườn và các lễ phong chức, tước vị tại Holyroodhouse, trong dịp Tuần lễ Holyrood.





    Giáng Sinh bánh pudding



    Nữ hoàng đă ban khoảng 90.000 bánh pudding Giáng sinh cho các nhân viên phục vụ, tiếp tục truyền thống của vua George V và vua George VI



    Bánh ngọt Giáng sinh là bánh trái cây truyền thống của Anh được ăn vào Lễ Giáng sinh sau khi hâm nóng qua lửa đốt bằng rượu cồn.





    Thư từ



    Nữ hoàng đă trả lời khoảng ba triệu rưỡi thư từ.



    Ngoài ra, Nữ hoàng và Công tước xứ Edinburgh đă gửi khoảng 45.000 thiệp Giáng sinh trong thời gian 60 năm





    Thời gian trị vì



    Nữ hoàng là vị quốc vương trị vì dài thứ hai trong lịch sử vương quốc Anh



    Chỉ có năm vị vua và nữ hoàng có thời gian trị v́ ở Vương quốc Anh kéo dài trong 50 năm hoặc hơn: Victoria (63 năm), George III (59 năm), Henry III (56 năm), Edward III (50 năm) và James VI của Scotland (James I của Anh) (58 năm).





    Các vị quốc vương



    Nữ hoàng là vị quốc vương thứ 40 của Vương quốc Anh kể từ khi William the Conqueror giành được vương miện của Anh (England) vào năm 1066.



    Trong số 40 vị quốc vương ấy, chỉ có sáu người là Nữ hoàng.





    Nữ hoàng và các Thủ tướng



    Trong thời gian trị vì của ḿnh, Elizabeth đệ nhị thường xuyên triệu vời 12 vị Thủ tướng tới hội kiến.







    Đó là: Winston Churchill, Sir Anthony Eden, Harold Macmillan, Sir Alec Douglas-Home, Harold Wilson, Edward Heath, James Callaghan, Margaret Thatcher, John Major, Tony Blair, Gordon Brown và đương kim Thủ tướng David Cameron.





    Nữ hoàng và các Giáo Hoàng Công Giáo



    Elizabeth II từng nghênh đón hai Giáo Hoàng trong các chuyến thăm tới Vương quốc Anh.



    Chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng John Paul II vào năm 1982 là lần đầu tiên một Giáo hoàng thăm Vương quốc Anh trong suốt hơn 450 năm. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI viếng thăm năm 2010.





    Điện tín



    Nữ hoàng đă gửi hơn 175.000 điện cho những người sống tới một trăm tuổi ở Vương quốc Anh và Khối thịnh vượng chung.



    Bà cũng đă gửi gần 540.000 bức điện mừng tới các cặp vợ chồng ở Anh và Khối thịnh vượng chung kỷ niệm đám cưới kim cương (60 năm) của họ.



    Công du



    Trong 60 năm, Nữ hoàng đă thực hiện 261 chuyến thăm chính thức ra nước ngoài, trong đó có 96 chuyến thăm nhà nước đến 116 quốc gia khác nhau.







    Các chuyến công du chính thức của Nữ hoàng trải dài từ thăm đảo Cocos nhỏ bé, một lănh thổ của Úc với dân số 596 người, cho tới Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa, với dân số 1,3 tỷ.





    Ireland



    Nữ hoàng đă thực hiện một chuyến thăm lịch sử tới Cộng ḥa Ireland vào tháng Năm năm 2011.



    Đây là chuyến thăm đầu tiên bởi một vị Quân vương Anh kể từ khi Ireland giành độc lập. Chuyến thăm lần trước đă được nhà vua George V thực hiện vào năm 1911.





    Các Thủ tướng



    Có hai Thủ tướng được sinh ra trong thời gian trị v́ của Nữ hoàng.



    Tony Blair là người đầu tiên, ông sinh ra một tháng trước khi Nữ hoàng đăng quang, và David Cameron là người thứ hai.





    Biểu diễn ở Hoàng gia



    Nữ hoàng đă dự khán 35 buổi biểu diễn nghệ thuật tổng hợp ở Hoàng gia được gọi là Royal Variety performance.



    Đây là một chương tŕnh được diễn ở mỗi nhà hát khác nhau ở Vương quốc Anh từng năm, với số tiền thu được sẽ đóng góp cho từ thiện.





    Những chiếc tàu thủy



    Nữ hoàng đă khai trương, hạ thủy 21 chiếc tàu thủy trong suốt thời gian trị của bà.









    Con tàu đầu tiên được bà hạ thủy là chiếc HMS Vanguard khi bà còn là Công chúa Elizabeth vào năm 1944. Khi đã là Nữ hoàng, chiếc tàu đầu tiên mà bà khai trương là chiếc HMS Yatch Britannia, nay nó đã có tới hơn một triệu dặm hải trình tổng cộng, cùng với Hoàng gia và thực hiện các sứ mạng chính thức.





    Dinh thự London



    Điện Buckingham Palace, London nơi cư trú chính thức của Nữ hoàng, có 775 căn pḥng.



    Cung điện có bề dài 108 mét mặt tiền, bề rộng 120 mét (gồm cả các tứ giác) và chiều cao 24 mét. Tổng diện tích sàn của cung điện, từ tầng hầm đến mái nhà, hơn 77.000 mét vuông.





    Thông điệp Giáng sinh



    Nữ hoàng đă có 59 lần đọc thông điệp trên các làn sóng phát thanh, truyền hình vào dịp Giáng sinh tới Khối thịnh vượng chung vào hàng năm trong thời gian bà trị v́, ngoại trừ năm 1969.



    Năm 2002, Nữ hoàng đọc thông điệp Giáng sinh lần thứ 50 trên đài và năm 2004, Nữ hoàng đă lên sóng đọc thông điệp lần đầu tiên dành riêng cho các thành viên thuộc lực lượng vũ trang Anh.





    Nữ hoàng trên mạng



    Nữ hoàng công bố trang mạng chính thức của Quốc vương Anh quốc vào năm 1997.



    Năm 2007, kênh trên YouTube của Quốc vương Anh đă được công bố, và nó nhanh chóng được nối tiếp bằng việc mở ra các tài khoản trên Twitter @britishmonarchy (năm 2009), Flickr (năm 2010) và Facebook (năm 2010).





    Bóng đá



    Trận bóng đá đầu tiên mà Nữ hoàng ngự lãm là trận chung kết tranh FA Cup năm 1953.











    Bà là người bảo trợ của Hiệp hội Bóng đá (FA), cơ quan điều hành bóng đá Anh, cũng như các hội bóng đá của Quân đội Hoàng gia, Không quân Hoàng gia và Hải quân Hoàng gia.





    Tài chính



    Có bốn nguồn tài chính của Nữ hoàng và của những người giúp việc của Nữ hoàng trong cương vị Nguyên thủ Quốc gia.



    Đó là: Civil List - nguồn đáp ứng chi phí chính thức liên quan sứ mạng của Nữ hoàng là Nguyên thủ Quốc gia của Khối thịnh vượng chung; nguồn Grant-in-Aid giúp bảo tŕ các Cung điện Hoàng gia; nguồn Grant-in-Aid chi trả chi phí đi lại của Hoàng gia bằng đường hàng không, đường sắt ; và các nguồn kinh phí cam kết chính thức khác như nguồn Privy Purse, chi trả cho các sinh hoạt công cộng và cá nhân của Nữ hoàng.





    Lái xe



    Nữ hoàng học lái xe vào tháng Tư năm 1945 khi bà được cấp số hiệu 230.873 dành cho Elizabeth Alexandra Mary Windsor tại Sở Giao thông vận tải thuộc Trung tâm Đào tạo Giao thông Cơ giới Camberley.



    Bà là thành viên nữ đầu tiên của Hoàng gia trở thành sỹ quan cao cấp hoạt động toàn thời gian trong quân đội Anh. Bà nắm vị trí tư lệnh của nhiều trung đoàn ở Vương quốc Anh và trong suốt Khối thịnh vượng chung.





    Sinh nhật



    Nữ hoàng có hai sinh nhật: ngày sinh thực của bà là vào 21 tháng Tư, nhưng lễ kỷ niệm "sinh nhật chính thức" diễn ra vào tháng Sáu.



    Bà tổ chức riêng tư sinh nhật thực của mình. Còn sinh nhật chính thức của bà không cố định: hoặc là ngày thứ Bảy đầu tiên, thứ nhì, hay thứ ba trong tháng Sáu, do Chính phủ quyết định.





    Nuôi chó



    Nữ hoàng sở hữu hơn 30 con chó Corgis trong suốt triều đại của bà, bắt đầu với con chó có tên Susan được tặng cho bà vào sinh nhật thứ 18.







    Bà cũng giới thiệu một giống chó mới được gọi là "Dorgi" khi một trong các con chó Corgis của bà được phối giống với một con chó Dachshund.





    Hôn nhân



    Nữ hoàng và Công tước xứ Edinburgh đă kết hôn được 64 năm.



    Họ tổ chức kỷ niệm đám cưới kim cương của họ vào ngày 20 tháng 11 năm 2007.





    Nhẫn cưới



    Chiếc nhẫn cưới của Nữ hoàng được chế tác từ một khối vàng tự nhiên ở xứ Wales được tìm thấy ở mỏ Clogau St David gần Dolgellau.









    Bánh cưới chính thức do hãng McVitie và Price Ltd làm có sử dụng các đặc liệu là quà cưới của Australian Girl Guides.

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vương quốc Liên hiệp Anh

    Vương quốc Liên hiệp Anh
    30 điều chưa biết về Nữ hoàng Anh
    P2


    Chứng nhận Hoàng gia



    Chứng nhận Hoàng gia được cấp cho người hoặc các công ty thường xuyên cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ với thời gian tối thiểu là năm năm liên tiếp tới Nữ hoàng, Công tước xứ Edinburgh hay Hoàng tử xứ Wales.



    Chứng nhận này cho phép công ty được cấp nó sử dụng dòng chữ "By Appointment" và được để biểu tượng của Hoàng gia gọi là “Royal coat of arms” trên các sản phẩm. Hiện có khoảng 800 hãng được cấp chứng nhận của Hoàng gia.





    Ngựa



    Nữ hoàng có khoảng 25 con ngựa được huấn luyện mỗi năm và bà đă giành được một số chiến thắng lớn trong vòng 50 năm qua.







    Đua ngựa là môn thể thao lâu năm rất phổ biến giữa các thành viên của Hoàng gia. Màu sắc đội đua của nữ hoàng là thân màu tím với bím màu vàng, tay áo màu đỏ tươi và mũ nhung đen với ŕa vàng.





    Từ thiện



    Nữ hoàng là người bảo trợ của hơn 600 tổ chức từ thiện và các tổ chức khác.



    Bà đă đã bảo trợ cho hơn 400 tổ chức từ năm 1952.





    Các Đại lễ Kim cương



    Chỉ có ba đại lễ kim cương của các Nguyên thủ Quốc gia trên toàn thế giới trong suốt thời gian trị vì của Nữ hoàng.



    Vua Bhumibol Adulyadej của Thái Lan vào năm 2006, cựu Quốc vương của Johor (nay là một phần của Malaysia) vào năm 1955, Hoàng đế Hirohito của Nhật Bản vào năm 1986. Nữ hoàng Victoria cho đến nay là vị quân vương duy nhất của Vương quốc Anh đã cử hành một đại lễ kim cương vào năm 1897.





    Cung điện



    Buckingham Palace là nơi đặt văn phòng của Nguyên thủ Quốc gia, đồng thời là dinh thự nơi ở của Nữ hoàng.



    Ngày nay hơn 800 thành viên trong đội ngũ nhân viên phục vụ làm việc tại Cung điện Buckingham. Công việc của họ bao gồm từ dọn dẹp phòng ốc tới làm vườn, từ phục vụ các bữa ăn cho tới thư tín. Một số công việc khác thường của một số trong họ bao gồm thợ sửa tấm chắn kim loại lò sưởi cho tới thợ đồng hồ và người cầm cờ phướn.





    Danh hiệu và giải thưởng



    Kể từ năm 1952, Nữ hoàng đă ban hơn 404.500 phần thưởng danh dự và và các giải thưởng.



    Hệ thống khen thưởng của Vương quốc Anh tôn vinh những người dân vì các công trạng phục vụ, công đức, ḷng dũng cảm của họ. Một trong những danh hiệu cao quý nhất nhận được là tước hiệu hiệp sĩ.





    Dữ kiện đặc biệt: tranh chân dung



    Trong suốt triều đại của ḿnh, Nữ hoàng đă ngồi trước 129 bức chân dung k‎ư họa.







    Nữ hoàng đă ngồi để được kư họa chân dung ba chiều vào năm 2003 và chỉ mới là một Công chúa lên bảy tuổi khi được kư họa bức chân dung đầu tiên. Một trong số những bức họa này có thể được thưởng ngoạn tại triển lăm đặc biệt ở Bảo tàng tranh chân dung Quốc gia (National Portrait Gallery) ở London.





    Dani Dutra, Tom Fletcher và Jason Cowlam.

    http://baomai.blogspot.co.uk/2012/05...hoang-anh.html

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vương quốc Liên hiệp Anh

    Vương quốc Liên hiệp Anh
    Sân vận động Olympic 2012 London




    Trung tâm Olympic nằm về phía đông của London, bao gồm nhiều cơ sở và sân vận động. Toàn bộ khu này được xây trên một diện tích đất công nghiệp chưa sử dụng đến, và nếu đi tàu cao tốc Javelin từ trung tâm London đến đó sẽ mất độ 7 phút.

    Sau khi Olympic kết thúc, trung tâm này sẽ được gọi là Trung tâm Elizabeth, đánh dấu nữ hoàng Anh trị v́ được 60 năm.


    (Xin bấm vào các khu vực trên bản đồ để xem thêm chi tiết.)

    Sân vận động OlympicLàngOlympic vàParalympicTrung tâm bơi lộiSân bóng rổSân đua xe đạpHộp đồngKhu vực RiverbankTrung tâmbáo chí(MPC/IBC)

    Trung tâm của Olympic lần này, sân vận động sẽ là nơi làm lễ khai mạc, bế mac, và tranh tài một số bộ môn. Báo chí Anh gọi lối kiến trúc của sân vận động này là vừa pha trộn đấu trường Colosseum của Rome khi xưa và một “mạng lưới gồm những cây kim bằng thép đan vào nhau.”
    1 2 3

    Sức chứa: 80.000

    Nơi diễn ra: Lễ khai mạc, bế mạc, và tranh tài một số bộ môn.

    Đặc trưng ấn tượng nhất: Phía trên của sân vận động, chiếm 55.000 chỗ, có thể tháo gỡ ra được.

    Đặc trưng bất thường nhất: Chung quanh sân vận động có những ḍng nước bao quanh, phải dùng một loại cầu để vượt qua.

    So sánh: Sân vận động Olympic lớn thứ 3 ở Anh, sau sân vận động Wembley và Twickenham.

    Sử dụng sau Olympic: Phần trên sẽ được tháo ra để chỉ c̣n thường trực 25.000 chỗ, sẵn sàng để tổ chức giải Vô địch Điền kinh Thế giới 2015.

    Chi phí xây dựng: Độ 775 triệu đôla.

    VOA

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Vương quốc Liên hiệp Anh

    Vương quốc Liên hiệp Anh
    Olympic 2012 London
    Huy chương vàng đầu tiên về tay một lực sĩ Trung quốc:





    London: Kết quả đầu tiên của cuộc tranh tài thế vận hội London trong hôm thứ bảy ngày 28 tháng Bảy cho thấy các lực sĩ Trung quốc đă đoạt hai trong ba huy chương đầu tiên.

    Kết quả của môn bắn súng trường nữ 10 mét, với nữ lực sĩ Yi Siling của Trung quốc đoạt huy chương vàng, cô Sywia Bogacka của Ba Lan đoạt huy chương bạc, và huy chương đồng về tay cô Yu Dan cũng của Trung Quốc.

    Mặt khác lực sĩ Michael Phelps của Hoa Kỳ vừa đủ tiêu chuẩn để là một trong 8 lực sĩ tranh tài của môn bơi tiếp sức cá nhân 400 thước . Một con cá ḱnh một thời tung hoành trên các hồ bơi của các cuộc tranh cúp thề vận hội trước đó.

    Thoibao Online

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đế quốc Anh - Kẻ thù Thế giới Thâm độc nhất
    Wikipedia



    Những lănh thổ trên thế giới đă từng là một phần của đế quốc Anh. Những lănh thổ hải ngoại Anh Quốc được gạch dưới bằng màu đỏ

    Đế quốc Anh (Tiếng Anh: British Empire) bao gồm những lănh thổ tự trị, những thuộc địa, những quốc gia tự trị và nhiều lănh thổ khác được điều hành và quản lư bởi liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, đế quốc Anh khởi nguồn với những thuộc địa ngoại quốc và cảng giao thương được thành lập bởi Anh cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17.

    Trong thời kỳ đỉnh cao, đây là đế quốc lớn nhất trong lịch sử, trong hơn một thế kỷ, Thực dân Anh là siêu cường hàng đầu trên thế giới.[1] Tính tới năm 1922, đế quốc Anh có dân số khoảng 458 triệu người, chiếm 1/8 dân số thế giới lúc đó[2] và bao phủ diện tích hơn 13,000,000 dặm vuông (33,000,000 km2): xấp xỉ một phần tư tổng diện tích toàn cầu.[3] Những di sản về văn hóa, ngôn ngữ của đế quốc Anh được truyền bá rộng răi. Tại đỉnh cao của quyền lực, đế quốc Anh thường được ví với câu nói "mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh".

    Trong suốt thời kỳ khai phá ở thế kỷ 15 và 16, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đi tiên phong trong phong trào khai phá thuộc địa của châu Âu và trong quá tŕnh đó đă xây dựng nên một đế chế rộng lớn. Chứng kiến sự thịnh vượng những đế quốc thực dân này dành được, Anh, Pháp và Hà Lan bắt đầu xây dựng thuộc địa và những mạng lưới giao thương tại châu Mỹ và châu Á.[4] Những cuộc chiến tranh với Pháp và Hà Lan trong thế kỷ 17 và 18 đă giúp Anh trở thành một cường quốc thuộc địa thống trị ở Bắc Mỹ và Ấn Độ. Nhưng đồng thời, uy thế của Anh (và cả Pháp[5]) bị hạn chế ở châu Âu sau năm 1763, trước sự phát triển lớn mạnh của các cường quốc phía Đông như Phổ, Áo và Nga.[6][7] Sau khi bị mất mười ba thuộc địa sau cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ năm 1783 đă giáng một đ̣n mạnh vào Anh Quốc, cuộc chiến đă tước đi của Anh Quốc phần lớn những thuộc đia đông dân nhất. Bất chấp bước thụt lùi, sự chú ư của Anh sau đó chuyển sang châu Phi, châu Á và Thái B́nh Dương. Sau thất bại của Napoléon Bonaparte năm 1815, Anh Quốc đă tận hưởng một thế kỷ thống trị không có đối thủ, đồng thời mở rộng phạm vi trên khắp toàn cầu. Nhiều thuộc địa của dân da trắng được trao quyền tự trị, một vài trong số đó được phân lại là quốc gia tự trị.

    Sự phát triển lớn mạnh của Đức và Hoa Kỳ đă làm sói ṃi sự dẫn đầu về kinh tế của Anh Quốc cuối thế kỷ 19. Sau đó những căng thẳng về kinh tế và chính trị giữa Đức và Anh là những nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong đó Anh Quốc phải dựa chủ yếu vào đế chế của ḿnh. Cuộc chiến đă tạo ra những khó khăn về tài chính cho Anh Quốc, và dù đế quốc Anh đă đạt được sự mở rộng lănh thổ lớn nhất sau cuộc chiến, nhưng Anh Quốc không c̣n là một cường quốc số một về quân sự và công nghiệp. Chiến tranh thế giới lần hai chứng kiến việc các thuộc địa Anh ở Đông Nam Á bị quân phiệt Nhật Bản chiếm đóng, điều này đă làm tổn thương uy tín của Anh Quốc và đẩy nhanh quá tŕnh sụp đổ của đế chế này. Trong ṿng hai năm cuối cuộc chiến, Anh Quốc phải trao quyền độc lập cho thuộc địa đông dân và giá trị nhất là Ấn Độ.

    Trong những năm c̣n lại của thế kỷ 20, phần lớn những thuộc địa của đế quốc Anh dành được độc lập như là một phần của phong trào phi thuộc địa hóa của các cường quốc châu Âu, kết thúc với việc trao trả Hồng Kông về cho Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Sau độc lập, nhiều quốc gia đă gia nhập Khối thịnh vượng chung Anh, một hiệp hội tự do của các quốc gia độc lập. 16 quốc gia có chung một lănh đạo, đó là nữ hoàng Elizabeth II của Anh. 14 thuộc địa khác vẫn chịu sự quản lư của Anh, những thuộc địa đó được gọi là lănh thổ hải ngoại Anh Quốc.

    Nguồn gốc (1497-1583)


    Một bản sao của The Matthew, chiếc thuyền mà thuyền trưởng John Cabot đă dùng để đến Tân thế giới trong lần khàm phá thứ hai của ḿnh

    Nền tảng của Đế quốc Anh được đặt khi Anh và Scotland được phân thành hai vương quốc riêng biệt. Vào năm 1496 vua Henry VII của Anh , sau những thành công của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong việc thăm ḍ ở nước ngoài, hạ sĩ John Cabot đă dẫn đầu một chuyến đi để khám phá một tuyến đường tới châu Á thông qua Bắc Đại Tây Dương .[8] Cabot khởi hành năm 1497, năm năm sau khi phát hiện ra châu Mỹ và mặc dù thành công đổ bộ lên trên bờ biển của Newfoundland, nhưng lại không cố gắng để t́m một thuộc địa (nhầm tưởng như Christopher Columbus, rằng ông đă đạt đến châu Á) [9]. Cabot dẫn đầu một chuyến đi đến châu Mỹ vào năm sau đó nhưng không được nghe nói về tàu của ḿnh lần nữa.[10]

    Không có nỗ lực hơn nữa để thiết lập các thuộc địa Anh ở châu Mỹ cho đến khi nữ hoàng Elizabeth I trị v́, trong những thập niên cuối của thế kỷ 16.[11] Cuộc Cải Cách Tin Lành đă khiến Anh và Công Giáo Tây Ban Nha trở thành kẻ thù.[8] Năm 1562 , Hoàng Gia Anh đă xử phạt John Hawkins và Francis Drake v́ tham gia vào các cuộc tấn công nô lệ chống lại tàu Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngoài khơi bờ biển Tây Phi [12] với mục tiêu đột nhập vào hệ thống thương mại Đại Tây Dương. Nỗ lực này bị từ chối và sau đó, chiến tranh Anh-Tây Ban Nha xảy ra, Elizabeth cho vay phước lành của ḿnh để tiếp tục chống lại các cuộc tấn công cảng Tây Ban Nha ở châu Mỹ và vận chuyển đă được trả lại vượt Đại Tây Dương, chất đầy kho báu của Tân thế giới.[13] Trong khi đó, những nhà văn có ảnh hưởng như Richard Hakluyt và John Dee (những người đầu tiên sử dụng thuật ngữ "British Empire")[14] đă bắt đầu cho việc thành lập một đế chế riêng của nước Anh. Đến thời điểm này, Tây Ban Nha đă cố thủ ở châu Mỹ, Bồ Đào Nha đă thiết lập các cuộc thương mại và thiết lập các pháo đài từ bờ biển châu Phi và Brasil sang Trung Quốc, và Pháp đă bắt đầu giải quyết sông Saint Lawrence, sau này trở thành Tân Pháp .[15]
    Thuộc địa Ái Nhĩ Lan

    Mặc dù là một người đến trễ so với người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng Anh đă tham gia vào việc giải quyết Ai Len vào những năm cuối thế kỷ 16, dựa trên tiền đề là những cuộc xâm lăng Ai Len của nhà Norman vào năm 1171.[16][17] Nhiều người đă đóng góp vào công cuộc thuộc địa hóa Ireland và cũng đóng một phần trong các thuộc địa đầu tiên ở Bắc Mỹ, đặc biệt là một nhóm được gọi là "những người đàn ông miền Tây", trong đó bao gồm Humphrey Gilbert, Walter Raleigh, Francis Drake, John Hawkins, Richard Grenville và Ralph Lane.[18]
    "Đệ nhất đế chế" (1583-1783)

    Bài chi tiết: Đế quốc Thực dân Anh

    Năm 1578, Nữ hoàng Elizabeth I trao giấy chứng nhận cho Humphrey Gilbert để khám phá và thăm ḍ ở nước ngoài.[19] Năm đó, Gilbert khởi hành đi Tây Ấn với ư định tham gia vào việc cướp biển và thiết lập một thuộc địa ở Bắc Mỹ, nhưng đoàn thám hiểm đă bị hủy bỏ trước khi nó đă vượt qua Đại Tây Dương.[20][21] Năm 1583 ông bắt tay vào một nỗ lực thứ hai, vào dịp này các ḥn đảo của Newfoundland đă chính thức được Anh tuyên bố chủ quyền, mặc dù không có người định cư bị bỏ lại phía sau. Gilbert đă không sống sót trong cuộc hành tŕnh trở về Anh, và được kế tục bởi em trai sinh đôi của ḿnh, Walter Raleigh, người đă cấp giấy chứng nhận bởi Elizabeth năm 1584. Cuối năm đó, Raleigh thành lập các thuộc địa trong thành phố Roanoke trên bờ biển mà ngày nay là Bắc Carolina, tuy nhiên sự thiếu vật tư khiến việc khai phá bị thất bại.[22]

    Năm 1603, Vua James VI của Scotland lên ngôi vua Anh và một năm sau đó, ông đă đàm phán với người Tây Ban Nha kư vào Hiệp ước London, chấm dứt t́nh trạng thù địch lâu nay. Vào thời điểm này việc ḥa b́nh được Anh chú trọng, chuyển đổi từ các cuộc phá hoại những cơ sở hạ tầng thuộc địa của các quốc gia khác cho các doanh nghiệp trong nước thành lập thuộc địa ở nước ngoài.[23] Đế chế Anh bắt đầu được h́nh thành trong những năm đầu thế kỷ 17, với việc Anh lập vài thuộc địa ở Bắc Mỹ và các đảo nhỏ của vùng Caribbean, và thành lập những công ty tư nhân, đáng chú ư nhất là Công ty Đông Ấn Anh, để quản lư các thuộc địa và thương mại ở nước ngoài. Thời gian này, cho đến khi mất Mười ba thuộc địa sau khi cuộc chiến tranh giành độc lập của Mỹ kết thúc vào cuối thế kỷ 18 được gọi là "Đế chế Anh đầu tiên".[24]
    Châu Mỹ, châu Phi và những cuộc thương mại nô lệ

    Bài chi tiết: Anh thuộc địa hóa châu Mỹ, Châu Mỹ thuộc Anh, Bắc Mỹ thuộc Anh, và Mười ba thuộc địa

    Caribbean ban đầu là thuộc địa quan trọng và hấp dẫn nhất của Anh,[25] nhưng không phải trước khi nỗ lực của cuộc thuộc địa hóa thất bại. Một cố gắng để lập thuộc địa tại Guiana chỉ kéo dài trong ṿng hai năm, và họ đă thật bại trong khi thực hiện mục tiêu chính là t́m vàng.[26] Thuộc địa ở St Lucia (1605) và Grenada (1609) cũng nhanh chóng bọc kín, nhưng khu định cư được thiết lập thành công tại St. Kitts (1624), Barbados (1627) và Nevis (1628).[27] Các thuộc địa sớm thông qua hệ thống các đồn điền đường thành công được sử dụng bởi người Bồ Đào Nha ở Brasil, mà phụ thuộc vào sức lao động của nô lệ, và tại các tàu Hà Lan, họ đổi nô lệ và nhận lấy đường.[28] Để đảm bảo rằng, lợi nhuận thương mại vẫn nằm trong tay Anh, Quốc hội đă ra sắc lênh năm 1651 với việc chỉ có tàu Anh được đi lại trong vùng biển thuộc quyền kiểm soát của Anh. Điều này đă gây nên sự xích mích với Hà Lan, và một loạt những cuộc giao chiến đă diễn ra giữa hai cường quốc hàng hải, kết quả đă giúp Hà Lan thống trị nền thương mại thế giới và tăng vị trí của Anh tại châu Mỹ đến với Hà Lan.[29] Năm 1655, Anh sáp nhập đảo Jamaica từ Tây Ban Nha và thành công trong việc chinh phục Bahamas.[30]


    Thuộc địa Anh tại Bắc Mỹ thế kỷ 18

    Khu định cư đầu tiên của Anh tại châu Mỹ được thành lập tại Jamestown năm 1607, đứng đầu là thuyền trưởng John Smith và quản lư bởi công ty Virginia. Bermuda được Anh tuyên bố chủ quyền sau vụ đắm chiếc kỳ hạm của công ty và năm 1615 đă được chuyển giao sang công ty Somers Isles.[31] Điều lệ các Công ty Virginia của đă bị thu hồi năm 1624 và trực tiếp kiểm soát bởi toàn quyền Virginia, do đó đă thành lập các thuộc địa tại Virginia.[32] Công ty Newfoundland đă được thành lập năm 1610 với mục đích tạo ra một giải quyết hậu quả lâu dài trên Newfoundland, nhưng phần lớn đều không thành công.[33] Năm 1620, Plymouth để làm nơi trú ẩn của những tín đồ Thanh giáo sau này được biết đến như là những người hành hương..[34] Chạy trốn từ những cuộc đàn áp tôn giáo sẽ là động cơ cho nhiều cuộc vượt biển gian nan để đến với vùng đất hứa: Maryland được thành lập năm 1634 để làm nơi cứ ngụ của giáo dân Công giáo La Mă, Rhode Island (1636) được thành lập làm nơi cư ngụ cho những người khác đạo được khoan dung, Connecticut (1639) được thành lập cho những người theo chủ nghĩa giáo đoàn. Tỉnh Carolina được thành lập năm 1663. Với việc đồn Amsterdam đầu hàng năm 1634, Anh đă dành quyền kiểm soát thuộc địa Tân Hà Lan của Hà Lan và đổi tên thành New York. Điều này được chính thức hóa trong cuộc đàm phán sau cuộc chiến tranh Anh-Hà Lan lần thứ hai, trong trao đổi cho Suriname.[35] Trong năm 1681, thuộc địa Pennsylvania đă được thành lập bởi William Penn. Các thuộc địa Mỹ có sức hút tài chính với thành công ít hơn so với những vùng biển Caribbean, nhưng có diện tích lớn đất nông nghiệp tốt và thu hút số lượng lớn hơn của người di cư người Anh ưa thích khí hậu ôn đới của nó.[36]

    Năm 1670, vua Charles II cấp một điều lệ cho Công ty Vịnh Hudson, cấp độc quyền về thương mại lông thú trong những ǵ sau đó đă được biết đến đất của Rupert, một đoạn lớn của lănh thổ mà sau này sẽ tạo nên một tỷ lệ lớn cho lănh thổ Canada ngày nay. Pháo đài và các khu thương mại thành lập bởi Công ty thường xuyên thực hiện những cuộc tấn công vào thuộc địa Pháp, những người đă thành lập thuộc địa liền kề với Tân Pháp.[37]


    Sơ đồ Tam giác thương mại

    Hai năm sau đó, Công ty Hoàng gia châu Phi đă được thành lập, được cấp giấy phép độc quyền từ vua Charles trong việc thương mại nô lệ cho các thuộc địa của Anh tại Caribbean. Ngay từ đầu, chế độ nô lệ là cơ sở của Đế chế Anh ở Tây Ấn. Cho đến khi băi bỏ việc buôn bán nô lệ vào năm 1807, Anh chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển 3,5 triệu nô lệ châu Phi đến châu Mỹ, 1/3 của tất cả các nô lệ vận chuyển qua Đại Tây Dương.[38] Để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại này, nhiều pháo đài đă được thành lập trên bờ biển Tây Phi, chẳng hạn như James Island, Accra và Bunce Island. Tại vùng biển Caribbean thuộc Anh, tỷ lệ phần trăm của dân số người da đen đă tăng từ 25% năm 1650 lên khoảng 80% vào năm 1780, và trong 13 thuộc địa từ 10% đến 40% so với cùng kỳ (phần lớn ở các thuộc địa phía Nam).[39] Đối với các thương nhân, thương mại nô lệ cực kỳ có lợi nhuận, và đă trở thành một trụ cột kinh tế lớn cho các thành phố phía tây Anh là Bristol và Liverpool, h́nh thành các góc thứ ba của cái gọi là tam giác thương mại với châu Phi và châu Mỹ. Đối với các điều kiện vận chuyển, khắc nghiệt và không hợp vệ sinh trên tàu nô lệ và chế độ ăn uống nghèo nàn có nghĩa rằng tỷ lệ tử vong trung b́nh là cứ bảy người th́ một người tử nạn.[40]

    Trong năm 1695, quốc hội Scotland đă cấp một điều lệ cho Công ty Scotland, được thành lập để giải quyết một vấn đề năm 1698 trên eo đất Panama, với việc xây dựng một kênh đào ở đó. Họ bị quân Tây Ban Nha láng giềng tại Tân Granada và bị ảnh hưởng bởi những cơn sốt rét king hoàng, thuộc địa này đă bị bỏ rơi trong hai năm sau đó. Đề án Darien là một thảm họa tài chính cho Scotland —1/4 vốn của Scotland— đă bị mất[41] trong khi các doanh nghiệp Scotland hy vọng thiết lập một đế chế ở nước ngoài. Nó cũng có hậu quả chính trị lớn, thuyết phục chính phủ của cả hai nước Anh và Scotland thành lập một liên minh, chứ không phải là hai vương quốc tách biệt.[42] Điều này đă được thực hiện năm 1707 với việc một hiệp ước liên minh được kư kết, thành lập nên Liên hiệp Anh.

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đế quốc Anh - Kẻ thù Thế giới Thâm độc nhất
    Wikipedia
    P2

    Cuộc đối đầu với Hà Lan ở châu Á


    Pháo đài St. George được thành lập tại Madras năm 1639

    Vào cuối thế kỷ 16, Anh và Hà Lan bắt đầu thách thức sự độc quyền của Bồ Đào Nha trong việc thương mại với Á châu. H́nh thành nên loại h́nh công ty cổ phần để tài trợ cho các chuyến đi, công ty Đông Ấn Anh sau này là Công ty Đông Ấn Anh Quốc và Công ty Đông Ấn Hà Lan, được thành lập năm 1600, 1602. Mục đích của những công ty này là khai thác thượng mại gia vị[43], một nỗ lực tập trung chủ yếu vào quần đảo Đông Ấn, và đầu mối quan trọng trong mạng lưới thương mại, Ấn Độ. Tại đây, họ cạnh tranh quyền lực và thương mại tối cao với Bồ Đào Nha.[44] Mặc dù, cuối cùng, Anh sẽ che khuất quyền lực thực dân tối cao của Hà Lan, nhưng trong thời gian ngắn, Hà Lan đă hồi phục lại hệ thống tài chính[45] và ba cuộc chiến tranh với Anh vẫn giúp họ đứng vững ở Á châu. Chiến sự chấm dứt sau cuộc Cách mạng Vinh quang năm 1688 khi William xứ Orange lên ngôi vua nước Anh, mang lại ḥa b́nh giữa Anh và Hà Lan. Một thỏa thuận giữa hai nước c̣n lại việc buôn bán gia vị của quần đảo Đông Ấn đến Hà Lan và ngành công nghiệp dệt may của Ấn Độ đến Anh, nhưng lợi nhuận hàng dệt may sớm vượt qua các loại hàng gia vị, năm 1720, doanh số bán hàng của Anh đă vượt qua Hà Lan.[45]

    Chiến tranh với Pháp

    Ḥa b́nh giữa Anh và Hà Lan năm 1688 có nghĩa rằng hai nước bước vào cuộc chiến tranh Chín năm là đồng minh, nhưng tiến hành cuộc xung đột ở châu Âu và ở nước ngoài từ Pháp, Tây Ban Nha và liên minh Anh-Hà Lan, bên trái người Anh là một quyền lực thực dân mạnh mẽ Hà Lan, họ đă buộc phải để dành một tỷ lệ lớn hơn ngân sách quân sự của họ về các cuộc chiến tranh đất tốn kém ở châu Âu.[46] Thế kỷ 18 sẽ nh́n thấy nước Anh (sau 1707, Anh Quốc) trở thành quốc gia thống trị quyền lực thế giới thuộc địa, và Pháp trở thành đối thủ chính trên sàn đấu.[47]


    Hạm đội Pháp bị đánh ch́m tại Quebec năm 1759

    Cái chết của Carlos II của Tây Ban Nha vào năm 1700 và người thừa kế Tây Ban Nha và đế quốc thực dân của ông là Philippe Anjou, một cháu trai của vua nước Pháp, đă nâng triển vọng của sự thống nhất của Pháp, Tây Ban Nha và các thuộc địa của ḿnh, một nhà nước mà Anh và các cường quốc khác của châu Âu không thể chấp nhận.[48] Năm 1701, Anh, Bồ Đào Nha và Hà Lan đứng về phía Thánh chế La Mă chống lại Tây Ban Nha và Pháp trong cuộc chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, kéo dài cho đến 1714. Tại kết luận của Hiệp ước Utrecht, Philip thoái xuất và con cháu ông lên ngôi vua của Pháp và Tây Ban Nha đánh mất mất đế chế của ḿnh ở châu Âu.[48] Đế quốc Anh mở rộng lănh thổ: từ Pháp, Anh đă đạt được Newfoundland và Acadia, và Gibraltar, Minorca từ Tây Ban Nha. Gibraltar, đó vẫn là một lănh thổ Anh cho đến ngày nay, đă trở thành một căn cứ hải quân quan trọng và cho phép Anh để kiểm soát nhập Đại Tây Dương và điểm xuất cảnh đến Địa Trung Hải. Minorca đă được trở về Tây Ban Nha tại Hiệp ước Amiens năm 1802, sau khi thay đổi tay hai lần. Tây Ban Nha cũng nhượng lại quyền sinh lợi (cho phép bán nô lệ ở Tây Ban Nha Mỹ) tới nước Anh.[49]

    Bảy năm chiến tranh, bắt đầu từ năm 1756, là cuộc chiến đầu tiên được tiến hành trên một quy mô toàn cầu, diễn ra ở châu Âu, Ấn Độ, Bắc Mỹ, vùng Caribbean, Phi Luật Tân và ven biển châu Phi. Việc kư kết Hiệp ước Paris (1763) đă có hậu quả quan trọng đối với tương lai của Đế chế Anh. Ở Bắc Mỹ, tương lai quyền lực thực dân Pháp đă trở nên mù mịt và không bao giờ có thể khôi phục với việc công nhận tuyên bố của Anh về vùng đất Rupert, Louisiana ở Tân Pháp được nhượng sang Anh rời một sô nơi có cộng đồng nói tiếng Pháp khá lớn cũng nằm dưới kiểm soát của Anh và Tây Ban Nha. Tây Ban Nha nhượng lại Florida tới nước Anh. Tại Ấn Độ, Chiến tranh Carnatic khiến Pháp chấm dứt hy vọng của kiểm soát Ấn Độ.[50] Do đó, chiến thắng Anh trước Pháp trong Chiến tranh Bảy năm đă đưa Anh trở thành siêu cường hàng hải mạnh nhất thế giới.[51]

    Sự nổi lên của "Đệ nhị đế chế"


    Robert Clive chiến thắng tại trận Plassey.

    Công ty cai trị ở Ấn Độ


    Trong thế kỷ đầu tiên hoạt động, Công ty Đông Ấn Anh tập trung vào thương mại với tiểu lục địa Ấn Độ, v́ đó không phải ở một vị trí để thách thức quyền lực với đế quốc Mogul,[52] đă cấp quyền thương mại năm 1617. Thay đổi này trong thế kỷ 18 đă làm giảm quyền lực của Mogul và Công ty Đông Ấn vật lộn với đối tác Pháp, Compagnie française des Indes Orientales, tại cuộc chiến tranh Carnatic trong thập niên 1740 và 1750. Trận Plassey năm 1757, người Anh, do Robert Clive, đă đánh bại Nawab của Bengal và đồng minh Pháp của ḿnh, dẫn đến việc công ty kiểm soát Bengal và là sức mạnh quân sự và chính trị lớn ở Ấn Độ.[53] Trong những thập kỷ sau, nó dần dần tăng kích thước từ các vùng lănh thổ cũ dưới sự kiểm soát của nó, hoặc cầm quyền trực tiếp hoặc thông qua nhà cầm quyền địa phương dưới sự đe dọa lực lượng quân đội Ấn Độ từ Anh, phần lớn được trấn áp bởi quân đội Anh-Ấn.[54] Ấn Độ thuộc Anh cuối cùng đă phát triển trở thành sở hữu có giá trị nhất của đế quốc, "viên ngọc gắn trên vương miện", bao gồm một lănh thổ lớn hơn cả đế chế La Mă, nó là những nguồn cung quan trọng nhất cho sức mạnh của nước Anh, định rơ vị trí của nó như là một sức mạnh vĩ đại nhất thế giới.[55]

    Cách mạng Mỹ



    Hầu tước Cornwallis đầu hàng (1781)

    Trong thập niên 1760 và 1770, mối quan hệ giữa Mười ba thuộc địa và Anh trở nên ngày càng căng thẳng, chủ yếu do của sự oán giận của các nỗ lực của Quốc hội Anh để quản lư và thuế thực dân mà không có sự đồng ư của dân tại đây, để tóm tắt t́nh h́nh vào thời điểm đó là khẩu hiệu "Không có thuế mà không cần đại diện ". Bất đồng về quyền thực dân tại Mỹ đảm bảo với người Anh trong cuộc Cách mạng Mỹ và sự bùng phát của cuộc Chiến tranh Độc lập Hoa Kỳ năm 1775. Năm sau, người dân thuộc địa tuyên bố độc lập thành lập Hoa Kỳ. Với sự hỗ trợ từ Pháp, Tây Ban Nha và Hà Lan, Hoa Kỳ giành chiến thắng trong cuộc chiến năm 1783.

    Mất Mười ba thuộc địa là một cú đau rất lớn đối với Anh, đây là thuộc địa đông dân nhất vào thời bấy giờ, và theo nhiều nhà sử học, đây là giai đoạn chuyển đỗi giữa đế chế thứ nhất và thứ hai,[56] và Anh chuyển chú ư từ châu Mỹ đến châu Á, Thái B́nh Dương và sau đó là châu Phi. Tác phẩm T́m hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia của Adam Smith được xuất bản năm 1776 đă kết luân rằng, các thuộc địa đă dư thừa và rằng nên thay thế một chính sách là thương mại tự do mà đặc trưng là giai đoạn đầu tiên cua công cuộc khai phá thuộc địa, có niên đại giữa sự bảo hộ mậu dịch của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.[51][57] Tốc độ tăng trưởng thương mại giữa quốc gia non trẻ Hoa Kỳ và Anh sau năm 1783 dường như để xác nhận cho Smith rằng, kiểm soát chính trị là không cần thiết đối với thành công kinh tế.[58][59] Căng thẳng giữa hai nước ngày càng leo thang trong cuộc chiến tranh Napoléon, khi Anh cố gắng cắt giảm thương mại giữa Hoa Kỳ và Pháp, và những cuộc cưỡng bách ṭng quân từ tàu chiến Hoa Kỳ đă gây sự chú ư đến Anh. Hoa Kỳ tuyên bố chiến tranh, cuộc chiến tranh 1812 bắt đầu, cả hai bên cũng đều cố gắng giảm lợi nhuận của nhau, nhưng đều không thành công. Hiệp ước Ghent được phê chuẩn năm 1815 giữ ranh giới thời kỳ tiền chiến.[60]

    Thăm ḍ Thái B́nh Dương


    Nhiệm vụ của James Cook là phải t́m lục địa Terra Australis ở phía Nam

    Kể từ 1718, việc vận chuyển đến các thuộc địa Mỹ đă là một h́nh phạt cho nhiều tên tội phạm h́nh sự khác nhau ở Anh, với khoảng một ngàn người bị kết án vận chuyển mỗi năm trên Đại Tây Dương.[61] Cuộc cách mạng Mỹ đă đánh dấu sự kết thúc của 13 thuộc địa, một nhà nước mới được thành lập mà không c̣n là một thuộc địa của người Anh nữa. Buộc phải t́m một vị trí thay thế sau khi mất 13 thuộc địa, năm 1783, Chính phủ Anh quay sang việc phát hiện ra vùng đất mới ở Úc.[62] Những bờ biển phía tây của Úc đă được phát hiện do nhà thám hiểm Willem Jansz người Hà Lan năm 1606 và sau này được đặt theo tên của Công ty Đông Ấn Hà Lan ở New Holland,[63] nhưng không có cố gắng để t́m một thuộc địa. Năm 1770, James Cook phát hiện ra bờ biển phía đông của Úc, trong một chuyến đi đến Nam Thái B́nh Dương, và tuyên bố đây lục địa của Anh, và đặt tên là New South Wales.[64] Những thuộc địa Úc đă trở thành nhà xuất khẩu có lợi nhuận từ lông cừu và vàng,[65] chủ yếu là do vàng từ các thuộc địa ở Victoria, làm cho Melbourne trở thành thành phố giàu nhất thế giới [66] và thành phố lớn nhất sau London của Đế quốc Anh.[67]

    Trong suốt chuyến đi của ḿnh, Cook cũng đă đến thăm New Zealand, nó đă được phát hiện bởi nhà thám hiểm Hà Lan Abel Tasman vào năm 1642, và được Hoàng Gia Anh tuyên bố chủ quyền ở cả hai đảo Bắc và Nam lần lượt vào năm 1769 và 1770. Ban đầu, tương tác giữa người bản địa Maori và người châu Âu đă được giới hạn trong việc kinh doanh hàng hoá. Tăng cường giải quyết châu Âu thông qua những thập kỷ đầu của thế kỷ 19, với việc thành lập nhiều trạm kinh doanh, đặc biệt là ở miền Bắc. Năm 1839, Công ty New Zealand công bố kế hoạch mua những vùng đất rộng lớn và thiết lập các thuộc địa ở New Zealand. Ngày 06 Tháng 2 năm 1840, Thuyền trưởng William Hobson và khoảng 40 tù trưởng Maori đă kư Hiệp ước Waitangi .[68] Hiệp ước này được xem là bởi nhiều người cho là của tài liệu sáng lập New Zealand,[69] nhưng khác nhau giữa cách diễn giải của người Maori và các phiên bản tiếng Anh[70] có nghĩa là nó tiếp tục là một nguồn tranh chấp.[71]

    Chiến tranh với Napoléon

    Thử thách tiếp theo của Anh là phải đối đầu với nước Pháp của Napoléon Bonaparte, trong cuộc chiến không giống như cuộc chiến đă diễn ra trước đó, đại diện cho một cuộc thi ư thức hệ giữa hai nước. Đây không chỉ là trách nhiệm của mỗi ḿnh nước Anh mà toàn thế giới: Napoléon từng đe dọa để xâm lược nước Anh, cũng giống như những ǵ quân đội của ông từng đă thực hiên với nhiều quốc gia trên lục địa châu Âu.[72]


    Trận Waterloo đă kết thúc bằng thất bại của Napoléon

    Các cuộc chiến tranh Napoléon khiến người Anh bắt buộc phải đầu tư một lượng vốn lớn và nguồn lực để giành chiến thắng. Hải quân Pháp bị phong tỏa bởi Hải quân Hoàng gia, sau khi giành được một chiến thắng quyết định trên một hạm đội Pháp-Tây Ban Nha tại Trafalgar năm 1805. Tất cả các thuộc địa ở nước ngoài cũng bị tấn công và chiếm đóng, bao gồm cả của Hà Lan, được sáp nhập bởi Napoléon năm 1810. Cuối cùng Pháp đă bị liên minh của quân đội châu Âu đánh bại vào năm 1815.[73] Anh là người thụ hưởng hiệp ước ḥa b́nh. Pháp nhượng lại các quần đảo Ionian, Malta (mà họ đă chiếm đóng năm 1797, 1798), Mauritius, St Lucia, và Tobago, Tây Ban Nha phải nhượng lại Trinidad, Guyana thuộc Hà Lan, và Cape Colony. Anh trả Guadeloupe, Martinique, Guiana thuộc Pháp, và Réunion cho Pháp, và Java và Suriname Hà Lan, trong khi nắm quyền kiểm soát của Tích Lan (1795-1815).[74]

    Băi bỏ chế độ nô lệ

    Dưới áp lực ngày càng tăng từ các phong trào băi nô ở Anh, chính phủ Anh đă ban hành Đạo luật buôn bán nô lệ vào năm 1807, băi bỏ việc buôn bán nô lệ trong đế quốc. Năm 1808, một thuộc địa của Anh, Sierra Leone đă chính thức giải phóng nô lệ. [75]Đạo luật xoá bỏ chế độ nô lệ được thông qua vào năm 1833, băi bỏ chế độ nô lệ tại Đế quốc Anh vào ngày 1 tháng 8 năm 1834 (ngoại trừ St. Helena, Tích Lan và các vùng lănh thổ được quản lư bởi Công ty Đông Ấn Anh, mặc dù những ngoại lệ đă bị băi bỏ sau đó). Theo Đạo luật, nô lệ được trả tự do sau một khoảng thời gian từ 4 đến 6 năm "học nghề".[76]

    Thế kỷ đế chế" của Anh (1815-1914)


    Ấn Độ thuộc Anh, 1909


    An elaborate map of the British Empire in 1886, marked in the traditional colour for imperial British dominions on maps

    Giữa những năm từ 1815 đến 1914, khoảng thời gian mà theo một số sử gia là "thế kỷ đế chế" của nước Anh,[77][78] họ đă mở rộng lănh thổ của ḿnh lên tới 10,000,000 dặm vuông (26 km2) và thêm khoảng 400 triệu người.[79] Chiến thắng trước Napoléon giúp nước Anh loại bỏ được cái gai, không c̣n bất kỳ đối thủ trên thế giới có thể cạnh tranh với họ, khác so với Nga ở Trung Á.[80] Không c̣n gặp thách thức trên biển, Anh đă thông qua vai tṛ là cảnh sát toàn cầu, về sau c̣n được gọi là Pax Britannica,[81] và chính sách "cách ly tuyệt vời" với nước ngoài. Cùng với việc kiểm soát chính thức, tác dụng lên trên các thuộc địa riêng, vị trí thống trị của Anh trong thương mại thế giới có nghĩa rằng đạt hiệu quả kiểm soát nền kinh tế của nhiều quốc gia, như Trung Quốc, Argentina và Xiêm La, mà một vài nhà sử học gọi là "đế chế không chính thức".[82][83]

    Sức mạnh đế quốc Anh đă được củng cố bằng tàu hơi nước và điện báo, những công nghệ mới phát minh ra trong nửa cuối của thế kỷ 19, cho phép nó để kiểm soát và giữ vững nền thịnh trị của đế chế. Đến năm 1902, đế quốc Anh đă được liên kết với nhau bởi một mạng lưới cáp điện báo, được gọi là All Red Line.[84]
    Công ty Đông Ấn tại châu Á


    Công ty Đông Ấn mở rộng lănh thổ của Đế chế Anh tại châu Á. Quân đội của Công ty đă gia nhập lực lượng Hải quân Hoàng gia trong Chiến tranh Bảy năm, và đă tầng tiếp tục hợp tác cùng nhau hai lần trên những chiến trường nằm ngoài Ấn Độ: Napoléon rút khỏi Ai Cập (1799), Chiếm đánh Java từ Hà Lan (1811), mua Singapore (1819) và Malacca (​​1824) và trong công cuộc đánh chiếm Miến Điện (1826).[80]

    Từ cơ sở chính ở Ấn Độ, Công ty ch]], nơi mà một tổng đốc được chỉ định để quản lư Ấn Độ và Nữ hoàng Victoria lên ngôi Nữ vương Ấn Độ. Công ty Đông Ấn Độ đă được giải thể ngay vào năm sau đó.[85]

    Tại Ấn Độ, mùa màng thất bát nghiêm trọng liên tục vào cuối thế kỷ 19, dẫn đến nạn đói lan rộng, ước tính rằng có hơn 15 triệu người đă chết. Công ty Đông Ấn không thực hiện bất kỳ chính sách phối hợp nào để đối phó với nạn đói trong thời kỳ mà ḿnh c̣n nắm quyền. Điều này đă được thay đổi vào thời Raj, nhiều ủy ban điều tra được thiết lập sau khi nạn đói tác loan, họ có nhiệm vụ điều tra nguyên nhân và thực hiện các chính sách mới, chính sách này có hiệu lực đến những năm đầu thập niên 1900.[86]

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •