Results 1 to 6 of 6

Thread: Những mảnh đời trên phố cơm trắng ở Sài G̣n

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Những mảnh đời trên phố cơm trắng ở Sài G̣n

    Chị Loan - người bán báo đi dép lê cầm trên tay những tờ báo in đậm ḍng tít nói về những ṭa nhà con em quan chức tỉnh nọ lên đến hàng trăm tỷ được xây dựng chỉ để cho họ hưởng lạc…- ghé vào mua cơm trắng, ánh mắt buồn hiu hắt.

    * * *

    Sài G̣n, bề nổi là một thành phố lộng lẫy xa hoa sực mùi dầu thơm và những nhà hàng tiệm ăn sang trọng. Nhưng vẫn c̣n đó một Sài G̣n của những công nhân, những trí thức mà bữa cơm chiều chỉ là bát cơm không, mua ở cổng nhà ga.



    Khách quen của quán cơm trắng là các công nhân.

    Phố cơm trắng

    Khu vực quanh ga Sài G̣n có nhiều nhà trọ tồi tàn. Những người từ xa xuống sân ga thường thuê trọ để bán báo, đánh giày, bán vé số, làm công nhân. Họ c̣n bỡ ngỡ, chưa dám đi đâu xa, vả lại cuộc sống quanh nhà ga cũng không đắt đỏ như trong khu trung tâm.

    Những ngóc ngách chật chội và có phần hôi hám, nhà cửa cáu bẩn, những chung cư cũ kỹ phơi đầy quần áo cũ, lúc nào cũng nườm nượp người lao động lấm lem. Giữa hàng vạn con người khuôn mặt nhầu nhĩ ấy, đă ra đời phố bán cơm không mà người Sài G̣n gọi là phố cơm trắng quanh nhà ga xe lửa.

    Người bán cơm trắng nhiều khi không thuê mặt bằng, mấy b́nh ga đặt ở góc đường, che ô dù, đội nắng mưa nấu cơm mà bán cho nhân dân.

    Mỗi người dăm bảy cái nồi, mỗi nồi nấu được gần yến gạo. Họ không bán thức ăn, chỉ vài hàng có bán thêm dưa hành, nước mắm nước tương. Cơm và dưa món để trong bao ni lông. Cơm tính theo cân, người ta cũng thường gọi là “cơm kư”.

    Chị Hồng, một người bán cơm trắng 12 năm nay cho biết vợ chồng chị thay nhau nấu cơm bán. Mỗi cân cơm chỉ lăi được 500 – 1.000 đồng nên không đủ tiền thuê nhân công: “Chúng tôi chỉ lấy công làm lăi. Bán cơm giá cao chút lập tức người ta không mua nữa. Công nhân nghèo lấy tiền đâu mà mua”.

    Mỗi ngày chị Hồng dậy từ 4 giờ sáng, nấu cơm bán đến gần 9 giờ đêm. Cứ mỗi cân gạo nấu thành hai cân cơm. Chị nói: “Gạo ngon mọi người thường ăn giá 18.000- 20.000 đồng/kg, gạo chúng em nấu bán ở đây chỉ 12.000 đồng/kg. Dân cần ăn no chứ chưa cần ăn ngon”.

    Một cân cơm bán giá 8.000 đồng, đủ cho ba công nhân ăn. Tính ra mỗi bữa một người chỉ phải bỏ ra 2.700 đồng. “Một ly trà đá giờ đă 2.000 đồng” - chị Hồng nói. Một ngày chị Hồng bán khoảng 450 kg cơm trắng.

    Chị Hương, một người bán cơm trắng th́ nói: “ Người ta bán hàng cơm, chủ yếu lời vào thức ăn. Khi công nhân đến mua cơm trắng, các quán cơm chẳng bao giờ bán. Bởi vậy, người nghèo phải t́m tới ga tàu lửa này để mua cơm ăn qua ngày”.

    Chị nói thêm: “Có người thấy chúng tôi bán ngày cả tạ gạo, tưởng bán cho các quán cơm, nhưng hoàn toàn không phải. Người ta kinh doanh, nấu cơm có lời, chỉ khi nào thiếu cơm họ mới chạy qua đây mua vài ba kư thôi. Cơm trắng chúng tôi nấu ra chủ yếu bán cho dân lao động và sinh viên”.


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 07-06-2012 at 09:41 PM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Heo hắt những bữa ăn


    Ông Sáu chạy xích lô. Khi nào đói và rảnh khách lại tạt vào mua 3.000 đồng cơm trắng buộc vào xích lô. Ông có hai chai nước lớn lấy từ ṿi, khát th́ cúi xuống mà uống. Ông Long chạy xe ôm, chiều tối ghé mua vài lạng cơm, giữ nó như giữ bảo bối vậy. Cầm bịch cơm trắng nom ông cười
    thật hiền.



    Phần lớn khách mua cơm trắng là người nghèo.

    Chị Hương nói với tôi: “Khách mua đủ lứa tuổi. Trẻ em đánh giày, phụ nữ bán báo, người già bán vé số”. Chị nói: “Lắm người chỉ mua vài ngàn, nhưng vẫn phục vụ. Cơm cháy thường để cho mấy người neo đơn, nghèo khổ. Lắm khi thấy tội quá, không nỡ lấy tiền”.

    Thùy, sinh viên một trường cao đẳng nói: “Chúng em ba đứa thuê một pḥng, tháng mất tám trăm ngàn. Pḥng trọ nhỏ, chủ không cho nấu cơm v́ sợ cháy nhà. Ăn cơm hàng th́ đắt đỏ lắm, mà không no, nên mỗi bữa lại ra đây mua một cân cơm trắng”.

    Quanh ga tàu có tới cả chục quán cơm bụi. Nhưng giờ giá thuê mặt bằng tăng, giá điện nước, gạo, thịt rau đều tăng, giá cơm bụi tăng liên tục. “Cơm rẻ nhất cũng phải 20.000 đồng một suất. Nếu cả ba đứa đi ăn th́ mất 60.000 đồng”.

    C̣n tiếp...

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hỏi ăn cơm trắng hoài sao nuốt nổi và sức đâu học hành?

    Thùy nói: “Chúng em mua thêm trứng luộc”.

    Chị Hằng bán hàng rong, là khách quen của phố. Chị nói là “đi bán suốt từ sáng sớm đến tối mịt, lấy đâu thời gian nấu cơm”.

    Hàng bán bữa được bữa mất. Họ từ Quảng Nam vào, thuê nhà trọ gần bệnh viện da liễu.

    Đói th́ mua cơm, ngồi gốc cây chia nhau mà ăn. Lắm khi trời nắng nuốt không nổi. Chị nói: “Muốn ăn cơm ngon th́ chờ đến tết về quê”.

    T́m nguồn sống

    Trời nắng, xe cộ, bụi bặm, tiếng c̣i tàu rắt réo. H., một học viên theo học nghề điện, ngồi đạp xe lăn đi t́m mua cơm trắng.

    H. nói: “Chi phí học hành đắt đỏ lắm, em phải tiết kiệm để đỡ cho gia đ́nh”.

    H. không chỉ mua cơm cho ḿnh mà c̣n mua cho nhiều bạn khác nữa.



    T́m mua cơm trắng.

    C̣n tiếp...

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nh́n cảnh người ngồi xe lăn, len lỏi giữa phố xá đầy bụi bặm và xe cộ nơi ga tàu, mới biết người ta mong t́m quán cơm trắng đến như thế nào.

    Anh Thời, công nhân một nhà máy cách phố cơm trắng hàng cây số nói: “Ngày nào cũng như ngày nào, tôi đều mua cơm ở đây ăn. Đồng tiền trượt giá, gạo thịt đều tăng, giá thuê nhà tăng. Phải sống như thế này, cầm cự, chứ c̣n biết làm sao bây giờ? Có cái bỏ vào miệng là tốt rồi, cầu ǵ ăn ngon”.

    Anh mua hai ngàn đồng tiền cơm cộng thêm ba ngàn dưa món: “Muốn đổi khẩu vị th́ mua mấy ngàn đậu phụ chấm với nước tương”.

    Phố Nguyễn Thông nằm sát cổng ga Sài G̣n có lẽ là một bức tranh tương phản của cuộc đời hôm nay. Phố này nổi tiếng bán rượu Tây với hàng chục tiệm rượu.

    Những chai rượu được thiết kế cầu kỳ, rượu ngâm với sâm Cao Ly, rượu lâu năm đến từ các nước… có giá vài chục triệu đồng, thậm chí có chai mấy chục triệu đồng. Một bữa nhậu của người có tiền, có chức, phải hết mấy chai!

    Ngồi bên vệ đường cùng phố cơm trắng, tôi mới phát hiện ra phần lớn những khách hàng phố này đều độ tuổi thanh thiếu niên, sinh viên, người lao động trẻ.
    Họ đều đang tuổi ăn, tuổi lớn, độ tuổi lao động quan trọng nhất của xă hội. Phần đa khách mua cơm trắng đều gầy g̣, xanh lớt, có người tay run, giọng nói phều phào. Chị Hồng nói: “Không ít người là khách quen của chúng tôi đến cả chục năm ṛng. Nghĩ mà thương”.

    Nhưng cũng ở phố Nguyễn Thông, nơi cuối con phố giáp với ga tàu, những ngơ nhỏ tối tăm và những hàng cơm trắng bày bán trên vỉa hè, nườm nượp các vị khách.

    Chị Loan, người bán báo đi dép lê, cầm trên tay những tờ báo in đậm ḍng tít nói về các tập đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ ném hàng ngàn tỷ đồng vô nghĩa xuống sông xuống biển, những ṭa nhà con em quan chức tỉnh nọ lên đến hàng trăm tỷ được xây dựng chỉ để cho họ hưởng lạc… Người đàn bà bán báo dạo ghé vào mua cơm trắng, ánh mắt chị buồn hiu hắt.

    Chị Nga, chủ một quán cơm trắng đă quyết định bán hai loại cơm. Cơm thường nấu từ gạo xốp bán giá 8.000 đồng/kg. Cơm ngon nấu từ gạo dẻo, giá bán 10.000 đồng/kg.

    Quan sát hơn 20 người mua cơm trắng tại quán này, tôi thấy tất cả họ đều chỉ có một nhu cầu: “Bán cho tôi cơm thường”. Người đàn bà bán báo mua 3.000 đồng cơm thường ấy. Chị cầm chặt nắm cơm trong tay, như sợ sẽ đánh rơi một vật quư giá.


    Chị Loan, người bán báo đi dép lê, cầm trên tay những tờ báo in đậm ḍng tít nói về các tập đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ ném hàng ngàn tỷ đồng xuống sông xuống biển, những ṭa nhà con em quan chức tỉnh nọ lên đến hàng trăm tỷ được xây dựng chỉ để cho họ hưởng lạc…

    Người đàn bà bán báo dạo ghé vào mua cơm trắng, ánh mắt chị buồn hiu hắt !!!


    Theo TPO

    http://dinhvankhai.blogspot.com/2012...ang-o-sai.html
    Last edited by Tigon; 07-06-2012 at 11:40 PM.

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Quán Cơm Trắng

    Quote Originally Posted by Tigon; [B
    Phố cơm trắng[/B]

    ...
    Vấn đề phố cơm trắng, chính bản thân tôi cũng gặp phải, như sau:

    Sau khi bị nhốt trên Hoàng Liên Sơn 7 năm, tôi được thả về Sài G̣n. Chúng vẫn không tha, đuổi tôi trở về nguyên quán ở Tu Bông, Khánh Ḥa, để sinh sống.

    Tôi t́m cách xoay 300.00 đồng, làm tiền đút lót. Chúng cho tôi ở lại Sài G̣n 3 tháng, và dặn rằng, nếu muốn ở thêm th́ phải biết điều.

    Nhưng làm sao tôi biết điều được khi bà xă tôi phải buôn gánh bán bưng để nuôi 4 đứa con dại.

    Riêng tôi, ngoài số tiền mà bà xă cho tôi giới hạn, tôi phải thắt lưng buộc bụng để sống qua ngày,
    t́m đường vượt biên.

    Mỗi sáng, tôi ra đường Dương Công Trừng, Thị Nghè, mua 1 đồng sắn luộc, nhét cho bao tử cho đỡ buồn, và giữ cho đôi chân được siết bù loong, để đạp ṿng quanh Sài G̣n - Chợ Lớn, t́m mối
    vượt biên.

    Đến trưa, chân mỏi, bụng rỗng, tôi ghé quán cơm bên đường, kiếm chút ǵ để bỏ vào bụng, may ra có thể tiếp tục đi cho hết ngày.

    Quán cơm bên lề đường lúc bấy giờ bán một đỉa cơm, gồm 2 chén cơm nhỏ, với 2 miếng thịt ba chỉ, và ba muổng nước thịt.

    Tôi hỏi bà chủ quán, nếu tôi chỉ cần đỉa cơm trắng thôi th́ tôi phải trả bao nhiêu ?
    Bà ta nói rằng, 3.50 đồng. Tôi nói, bà cho tôi đỉa cơm trắng thôi.

    Khi tôi nhận đỉa cơm để ăn, bà ta nh́n tôi ăn một hồi, bà nói:

    Đưa đỉa đây, tôi chang cho vải muổng nước thịt, chứ ăn như vậy, làm sao nuốt cho vô.

    Tôi xúc động, nghẹn ngào, đưa đỉa cơm cho bà. Bà múc 2 muổng nước thịt chan vào đỉa cơm cho tôi.

    Lúc ấy nước mắt tôi rịn ra lưng tṛng . Tôi vội cảm ơn bà ta, và ăn hết đỉa cơm trong nháy mắt.

    Bây giờ, tôi muốn t́m bà chủ bán cơm bên lề đường ngày xưa để hậu tạ, nhưng chẳng biết bà ta hiện giờ ở đâu.

    Chỉ biết cầu xin Phật Trời phù hộ cho bà ta luôn khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi.

    Đó, cơm trắng của tôi như thế đó. Quư bạn có ai thử chưa ? xin kể cho nghe, để biết cái chế độ
    siêu việt của bọn gian manh cộng sản.

    Kính,

    namnguyennhan@ymail. com

    Các bạn VL có ǵ kể không ?

    Tigon

  6. #6
    Dac Trung
    Khách

    Xót ḷng nh́n những đứa trẻ lượm ăn trái cây thối

    Chúng tôi gặp các em ở Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo. Cứ khoảng 3 lần một ngày, vào đầu buổi sáng, trưa và chiều muộn, các em lao vào những đống rác thải đổ giữa khu thương mại, bới tung rác để t́m nhặt những trái cây đă thối rữa…
    Mỗi khi kiếm được “chiến lợi phẩm”, các em đưa ngay lên miệng ăn, thậm chí hồn nhiên tranh giành nhau, bất chấp thứ quả đó đă thối ủng, mốc đen…




    Bới băi rác…





    hay lục tung thùng rác…






    trái thôí mốc đen vỏ







Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 11
    Last Post: 30-12-2012, 07:01 AM
  2. Replies: 60
    Last Post: 21-11-2012, 05:05 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 12-06-2012, 04:31 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 23-12-2011, 12:55 AM
  5. Những h́nh ảnh 'cười ra nước mắt' ở Việt Nam
    By Nhân Dân Tự Vệ in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 47
    Last Post: 10-11-2011, 05:24 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •