Results 1 to 3 of 3

Thread: Cô Carina Hoàng, đại sứ của Hội Đồng Tỵ Nạn Úc châu

  1. #1
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,758

    Cô Carina Hoàng, đại sứ của Hội Đồng Tỵ Nạn Úc châu



    Cô Carina Hoàng được bổ nhiệm làm đại diện cho Cao Ủy Tỵ Nạn trong một buổi lễ ở Sydney. Cô thực hiện vài chuyến trở về trại tỵ nạn ở Nam Dương tìm các ngôi mộ của người thân và những người tầm trú Việt Nam khác.

    SBS Audio: Các kế hoạch trong tương lai Cô Carina Hoàng

    <iframe src='http://www.sbs.com.au/yourlanguage/vietnamese/player/embed/id/220944' width='310' height='65' frameborder='0' marginwidth='0' marginheight='0' scrolling='no' align='middle'></iframe>

    <iframe src='http://www.sbs.com.au/yourlanguage/vietnamese/player/embed/id/220946' width='310' height='65' frameborder='0' marginwidth='0' marginheight='0' scrolling='no' align='middle'></iframe>

    * Source: http://www.sbs.com.au/yourlanguage/vietnamese


  2. #2
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399

    Phải Carina Hoàng này không???

    Cứ đà này, mai mốt Nguyễn Hữu Liêm, Vũ Đức Vượng, Lê Văn Chiêu, Nguyễn Phương Hùng, Nancy Bùi đều đại diện cho người Việt Tị nạn cả!!!
    Cộng Đồng VN tại Úc đâu rồi?



    Phượng Hoàng(?) đẻ Kên Kên!!!???

    Chúng nó đang lộ diện!





    Đỗ Văn Phúc





    Những thập niên trước đây, ngoài vài đứa Việt Gian lác đác gồng ḿnh tuyên bố vung vít hay công khai liên lạc làm tay sai cho bọn Việt Cộng mà đồng bào tị nạn đă điểm mặt chính xác như Vũ Đức Vượng, Kiều Quang Chấn, Lê Văn Chiêu, Trần Trường; th́ hầu hết những tay gian manh khác chỉ dám thậm thụt, lén lút đi đi về về nước nhưng vẫn cố khoác cho ḿnh cái áo tị nạn, chống Cộng. Thậm chí có đứa c̣n chui sâu vào sinh hoạt cộng đồng để tạo niềm tin nơi đồng hương.

    Ngày nay, do nhu cầu an ninh, kinh tế của Hoa Kỳ ở vùng Đông Nam Á, chính phủ Mỹ đă có nhiều cải thiện trong mối bang giao với Việt Cộng- Tuy Trung Cộng đang chế ngự Việt Nam, nhưng chắc chắn Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ không để yên cho Tàu thao túng ở Biển Đông.

    Dưa hơi vào t́nh h́nh bang giao trên, cộng với đạo quân gián điệp chính trị của Việt Cộng, cũng như vào ngân sách khổng lổ chi cho việc thực hiện Nghị Quyết 36, bọn Việt Gian dần dà công khai lộ diện. Ngày nay, chúng đi về Việt Nam đầu tư, tham gia hội nghị Việt Kiều, đọc tham luận, ra mắt sách, viết bài cho báo đảng, tiếp xúc với cán bộ cao cấp của Cộng. Khi trở về nơi cư trú, có đứa c̣n dám công khai tuyên bố này nọ, ca tụng sự tiến bộ mà chúng thấy được nơi những khu phố hào nhoáng bên ngoài ở Hà Nội hay Sài G̣n. Trường hợp Nguyễn Hữu Liêm - mà các luật sư Lê Duy San và Trần An Bài đă tỏ ra cương quyết đuổi ra khỏi pḥng tiệc của Hội Luật Sư Việt Nam – là trường hợp điển h́nh v́ qua những lời tuyên bố nịnh bợ đáng tởm đă để lộ ra tư cách hèn mạt của một đứa xu thời phản bội.

    Hơn một năm qua, chúng ta dă chứng kiến việc rối loạn trong vài cộng đồng có đông người Việt tị nạn. Đặc biệt tại Houston, nơi một tay giảo hoạt đă ngoi lên từ các hoạt động đấu tranh để nắm Cộng Đồng, mới chui được vào chính quyền thành phố là sớm trở mặt qua hai bài viết cổ vũ cho việc giao thương với Vẹm và quan hệ với Tàu Cộng trong khi chúng đang xúc tiến việc cướp nước tại Việt Nam ta.

    Chắc chắn có bàn tay nối dài của đảng Cộng Sản qua các nhân viên điệp báo tại các toà Lănh Sự. Những bàn tay này ch́a ra hàng trăm ngàn, hàng triệu đô la. Những đồng tiền này có thể mua được những đứa hám danh, hám lợi để quậy nát Cộng đồng, kiên tụng sách nhiễu hù dọa người Quốc Gia, chuẩn bị cho sự h́nh thành các tổ chức, hội đoàn thân Cộng.

    Những năm trước, khi bọn Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng đến Hoa Kỳ, con số những đứa Việt gian tham dự tiếp đón tiệc tùng với chúng chỉ lác đác, c̣n che mặt cúi đầu, trốn nhủi trong xe buưt. Th́ nay, chúng ngang nhiên thành lập Hiệp Hội Doanh Nhân tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, những khuôn mặt gian nhân hiệp đảng càng ngày càng lộ diện nhiều hơn. Trong một văn bản mới đây tại Đức Quốc, một nhóm gồm các tên Nguyễn Công Chính, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Vũ Quốc Nam, Nguyễn Sỹ Phương, Nguyễn Mạnh Tấn, và Trần Trọng Tỵ đă đứng ra thành lập cái gọi là Liên hiệp Hội người Việt toàn Liên bang Đức với mục đích ghi rơ như sau:

    “Hội gồm các hội người Việt điạ phương, các hội người Việt lĩnh vực, cùng các nhân sỹ, doanh nhân, tự nguyện tham gia Hội, nhằm phục vụ và bảo vệ lợi ích của cộng đồng người Việt ở cấp Liên bang trước các cơ quan công quyền Đức, Việt Nam và các tổ chức dân sự khác, góp phần xây dựng một cộng đồng người Việt vững mạnh, phát triển, hoà nhập, có vị thế trong xă hội Đức và hướng về quê hương, đất nước.”



    Hướng về quê hương như thế nào?

    Có phải như những người yêu nước là hướng về quê hương, tranh đấu cho một nền tự do dân chủ, giải phóng đồng bào khỏi ách bạo tàn của Cộng Sản?

    Không đâu. Chúng hướng về quê hương để làm tôi mọi cho bọn Cộng hầu kiếm chút cặn bă do chúng ném ra cho.

    Một trong năm nhiệm vụ của hội có ghi rơ:

    - Đóng vai tṛ cầu nối giữa cộng đồng người Việt ở Đức với trong nước, tham gia đóng góp ư kiến, chuyển tải tâm tư nguyện vọng của cộng đồng tới các cấp thẩm quyền liên quan. Hỗ trợ, thúc đẩy các mối quan hệ, giao lưu, giữa trong nước với cộng đồng người Việt ở Đức, với nước Đức, nhất là trong trao đổi văn hoá, xã hội, kinh tế và thương mại.



    Trong bản Thông Báo thành lập Hội, đăng trên trang web http://nguoiviet.de, chúng đă minh xác mối quan hệ với nhà nước Việt Cộng như sau:

    “Tại cuộc gặp mặt giữa đại diện lănh đạo các hội đoàn với Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, ngày 26/12/2010, đông đảo đại biểu đặt vấn đề, đă đến lúc cộng đồng người Việt tại CHLB Đức cần thành lập một hội người Việt toàn Liên bang”

    Hoặc:

    “Nhóm có nhiệm vụ, từ tháng 12.2010 – 2.2011, nghiên cứu Đề án Thành lập Hội người Việt toàn Liên bang, với sự bảo trợ, giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức, để đệ tŕnh trước hội nghị các hội đoàn bàn chuyên đề chuẩn bị thành lập Hội người Việt toàn Liên bang.”



    Chúng ta biết rằng t́nh h́nh Cộng Đồng Việt Nam ở các nước Âu Châu phức tạp hơn tại Mỹ và Úc. Trước năm 1975, có rất ít người Việt từ miền Nam đến các nước này. Có chăng những sinh viên du học, th́ một số đă bị bọn Việt Cộng đưa đón dụ dỗ theo chúng.

    Sau 1975, các đợt người di tản, thuyền nhân hay cựu tù nhân chính trị th́ rất ít người đến các nước Âu Châu. Từ khi Liên Sô và các nước Đông Âu sụp đổ, th́ làn sóng những người lao nô, du sinh gốc miền Bắc chạy tràn qua Đức, Pháp để t́m kiếm cuộc sống sung sướng hơn. Do đó, họ không phải là thành phần chống Cộng, mà có chăng, chỉ là chống lại cái nhà cầm quyền đương thời như bọn mệnh danh phản tĩnh trong nước hiện nay mà thôi.

    Đó là chưa kể đến đạo quân gián điệp đông đảo của Việt Cộng gài vào – như chúng từng cài lại miền Nam sau 1954, hay cài theo trong những chuyến tàu vượt biên, ngay cả trong nhóm những cựu tù nhân chính trị.

    Việc ở Đức, xin để dành cho quư chiến hữu bên trời Âu lo giùm, chúng ta trở lại Hoa Kỳ vậy.

    Trong tuần qua, trên các diễn đàn lại rộ lên câu chuyện một cựu nữ thuyền nhân vừa ra mắt cuốn sách viết bằng Anh Ngữ “Boat People” tại toà soạn nhật báo Người Việt. Đó là Carina Oanh Hoàng, một người mà trên trang web của chính cô ta có ghi những thành công đáng kể về học vấn và doanh nghiệp tại Hoa Kỳ (nhưng cũng bị phát giác là khai láo). Carina khai rằng cô vượt biên đến Hoa Kỳ năm 15 tuổi, từng chứng kiến thảm kịch do bọn cướp biển Thái Lan tác hại trên đám thuyền nhân con tàu của cô. Cô khoe từng có những hoạt động để t́m mộ thuyền nhân trên các đảo tạm cư cho thân nhân họ.

    Chứng đó thôi th́ cũng chẳng có ǵ đáng bàn. Nhưng điều trái khoáy là cô Carina này đă về Việt Nam từ năm 1987 và về ở hẳn bên đó làm ăn từ năm 1996. Carina c̣n là Hội Viên chính thức của cái mà VC gọi là “Hiệp Hội Doanh Nghiệp Người VN ở Nước Ngoài” , một tổ chức Việt Gian tay sai của Việt Cộng tại Mỹ. Carina Hoàng cũng từng bưng bô cho Vẹm qua câu nói: “…được sống trên chính quê hương của ḿnh là hạnh phúc nhất.” (trích Phỏng Vấn ngày 7/7/2005 với “chuyên san Người Viễn Xứ” tren VietnamNet cua VC).

    Người ta nói rằng khi chiếu slides giới thiệu cuốn sách Boat People của Carina Hoàng, có đưa lên hai tấm ảnh cô bé Trần Kim Phúc bị cháy do bom napalm của Không Lực Đồng Minh và tấm ảnh Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn vào đầu tên Việt Cộng Bảy Lốp. Đó là hai tấm h́nh mà phản chiến Hoa Kỳ đă tận dụng để tuyên truyền chống lại Chính Phủ VNCH, tạo làn sóng căm phẫn của công luận Hoa Kỳ dẫn đến việc Mỹ bỏ rơi Miền Nam chúng ta.

    Cô đưa hai tấm ảnh không dính dấp ǵ trong cuốn sách về thuyền nhân với dụng ư ǵ?

    Dựa vào mối liên hệ của Carina với nhà cầm quyền Cộng Sản, th́ chúng ta đă t́m thấy câu trả lời đích thực.

    Cuốn sách “Boat People”, và chính cô ta “Thuyền Nhân”, là cái bề mặt ngoài che đậy cho âm mưu thực hiện mục đích mà “đồng chí” Trần Quang Hoan - Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban về Người VN ở Nước Ngoài - đă nhắn nhủ bằng những lời lẽ ngọt ngào khi kết thúc buổi hội nghị Doanh Nhân Việt Kiều

    “Trong việc triển khai NQ 36, các anh chị giữ vai tṛ quan trọng, là cầu nối hữu hiệu với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Chúng tôi luôn lắng nghe các ư kiến của các anh chị, những ǵ trong phạm vi quyền hạn của UB VNVNONN chúng tôi sẽ xem xét giải quyết và hồi âm cho các anh chị rơ. C̣n những vấn đề khác, chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan cùng xem xét và có hướng giải quyết cho các anh chị. Rất mong các anh chị thường xuyên quan tâm, đóng góp ư kiến cho công việc của UB VNVNONN ngày một tốt hơn.”

    Th́ ra, cô bé mười lăm tuổi năm xưa, chấp nhận thập tử nhất sinh - từng bị bọn hải tặc đánh cướp - để ra đi t́m tự do, chỉ bảy năm sau đă quên cái vết thương nhục nhă mà quay về nơi ḿnh từng chối bỏ để quyết chí làm tiền. Cô đă tự phản bội chính ḿnh, phản bột người cha từng là sĩ quan cao cấp trong Quân Lực VNCH, từng bị tù đày khổ nhục trong các trại tù Cộng Sản. Trên các diễn đàn, người ta đă gọi Carina Oanh Hoàng là con Kên Kên, có lẽ v́ cô vừa đang bán sách kiếm tiền trên tử thi của những người vượt biên xấu số, vừa đang cố tuyên truyền rằng thuyền nhân ra đi là v́ mưu sinh chứ không v́ tị nạn Cộng Sản(trong sách Boat People, Carina Hoàng dùng chữ migration và xem những người thuyền nhân là v́ tránh sự đói nghèo, do đất nước bị chiến tranh tàn phá.) .

    Ấy thế mà lại có ông cựu Đại Tá VVL-GC ở San Jose lên tiếng bào chữa sau đă chịu khó viết một bài khá dài, nhận rằng ḿnh đă “đem cuốn sách về đọc và viết bài điểm sách với tất cả tấm ḷng.”

    “Nếu trích ra từng đoạn th́ chỉ thấy h́nh ảnh của một Việt kiều đi đi về về từ 96 đến 2005.”

    Nếu chỉ là Việt Kiều đi về làm ăn th́ cũng chẳng ai mất th́ giờ bàn đến. Nhưng cô Carina Hoàng này đi xa hơn, là thứ Việt Kiều thân Cộng, và xa hơn nữa, là Việt Kiều tay sai. Nói đúng chữ là Việt Gian.

    Nghe đâu ông VVL-GC hănh diện là sui gia của tên hoạn lợn Đỗ Mười, cựu Tổng Bí Thư Đảng Cướp Cộng Sản Việt Nam. Khiếp!

    Trong bài, VVL-GC nhắc lại câu nói của cha Carina Hoàng, cựu Trung Tá Hoàng Tích Hữu Ái”

    “Cộng sản độc tài gọi cha là Phượng Hoàng nợ máu nhân dân, cộng ḥa tự do gọi con là Kên kên ăn thịt thuyền nhân. Tôi thật tiếc cho các ông”

    Tôi không rơ ngày xưa ông Hoàng Tích Hữu Ái, “Phương Hoàng” ra sao, nhưng tôi vẫn kính phục ông v́ ông từng là cấp chỉ huy trong Quân Đội và đă chịu đựng 14 năm tù trong các trại tập trung của Cộng Sản. Nhưng tôi không thể nghe nổi cái lư luận rất buồn cười khi cho rằng hể cha là Phượng Hoàng th́ con không thể là Kên Kên.

    Lịch sử cổ xưa, cận đại, và hiện đại cũng đă cho chúng ta những bài học về hoàn cảnh “Hổ phụ sinh khuyển tử”

    - Vua Lê Đại Hành có phải là một bậc anh hùng không? Sao lại sinh ra một Lê Long Đỉnh hôn quân tàn bạo?

    - Tên bán nước Lê Chiêu Thống có phải là hậu duệ của B́nh Định Vương Lê Lợi không?

    - Nguyễn Cao Kỳ từng là Đại Bàng Thần Phong của QLVNCH, mà cũng quay mặt, tự biến ḿnh thành con chó đói nhục nhă bưng bô cho Việt Cộng?

    Trong hoàn cảnh hiện nay, cũng có những đứa con thế hệ hai của những người cựu chiến binh VNCH, cựu tù nhân chính trị đă bôi tro trát trấu vào mặt cha chúng khi triển lăm tranh tôn thờ h́nh tượng Hồ Chí Minh, cờ đỏ sao vàng, vinh danh cán binh Việt Cộng là “những người chiến đấu cho tổ quốc” và mạ lị cha anh chúng là “được dạy để giết đồng bào ḿnh”



    Tại sao cái bọn khốn nạn từng tuyên bố nào là “Việt Cộng đă thay đổi, tiến bộ; hạnh phúc được sống trên quê hương…”, chúng nó không cút hẳn về bên đó mà hưởng cái hạnh phúc cho đỡ xốn mắt người Việt chống Cộng?

    Hay chúng nó phải bám ở lại các nước tự do v́ chúng cũng biết trước thân vận trái chanh bị vắt bỏ vỏ nếu chạy về ở hẳn bên Việt Nam?

    Hay chúng nó đă nhận chỉ thị phải bám lại các nước tự do để tiếp tục thi hành Nghị Quyết 36 để đối lấy vài lợi nhuận kinh doanh bên Việt Nam?



    Đỗ Văn Phúc



    March 5, 2011

  3. #3
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Một phụ nữ Việt trở thành tân đại diện UNHCR ở Úc

    Minh Anh - VOA-03.07.2012

    Bà Carina Hoàng đă giúp nhiều gia đ́nh người Việt tị nạn t́m lại được mộ của những người thân yêu trên đảo Kuku của Indonesia

    Carina Hoàng, tức Hoàng Thị Oanh Oanh, là tác giả của cuốn Boat People, Personal Stories from the Vietnamese Exodus 1975-1996, trong đó kể về những câu chuyện và trải nghiệm của thuyền nhân Việt Nam. Bà Oanh Oanh đă từng giúp nhiều gia đ́nh tị nạn người Việt t́m được mộ của những người thân yêu bấy lâu nay nằm lạnh lẽo ở nơi đất khách quê người xa xôi, tại ḥn đảo Kuku ở Indonesia, nơi bà và rất nhiều người tị nạn đă từng phải đối phó với những thiếu thốn về vật chất, những nguy hiểm và bệnh tật ŕnh rập khi mới rời khỏi Việt Nam hồi cuối thập niên 70. Mới đây, bà Oanh Oanh đă trở thành người Việt đầu tiên được Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người Tị nạn tại Australia bổ nhiệm làm đại sứ đặc biệt ở nước này. Dưới đây là cuộc tṛ chuyện mà đài VOA mới thực hiện với vị tân đại diện đặc biệt của UNHCR:
    VOA: Xin chào bà Oanh Oanh, trước hết, xin chúc mừng bà đă trở thành Đại diện đặc biệt của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người Tị nạn. Bà có cảm tưởng ra sao về việc bổ nhiệm này?
    Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Khi mà tôi được bổ nhiệm làm đại diện cho Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc ở Úc th́ ban đầu tôi rất là ngạc nhiên và sau đó rất hănh diện v́ được trao cho trách nhiệm như vậy.
    VOA:Thưa bà, là người Việt đầu tiên giữ cương vị này, bà nhận được phản hồi ra sao của cộng đồng người Việt ở Australia và hải ngoại?
    Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Tôi được mọi người chúc mừng và chia sẻ là họ hănh diện v́ có một người Việt Nam đại diện cho cộng đồng người Việt để có tiếng nói cho Cao ủy Tị nạn, và đồng thời cũng là một cơ hội cho ḿnh cám ơn lại sự giúp đỡ của họ cho hàng triệu người Việt vào thập niên 1970, 1980.
    VOA: Bà có thể cho biết đôi chút về những nhiệm vụ chính của một Đại diện đặc biệt của Cao ủy Tị nạn LHQ?
    Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Trách nhiệm của người đại diện cho UNHCR là đưa thông điệp đến cho mọi người, hoặc giúp họ hiểu được việc làm và trách nhiệm cũng như khó khăn của Cao ủy Tị nạn, đồng thời giúp họ hiểu được những khó khăn và sự nguy hiểm mà người tị nạn phải trải qua trước khi họ đến một quốc gia khác xin tị nạn. Một thông điệp khác mà những người đại diện muốn đưa đến cho mọi người được hiểu thêm đó là: ‘một người tị nạn khi đến một quốc gia nào đó, sau khi họ qua thời gian cần sự giúp đỡ rồi th́ họ cũng là một thành phần đóng góp lại những giá trị cho xă hội cho quốc gia đó , ví dụ như là về mặt kinh tế, văn hóa, chứ không phải người tị nạn chỉ là một gánh nặng cho quốc gia đó thôi’.
    VOA: Thưa bà, Australia là một trong những điểm đến mà các thuyền nhân thường nhắm tới và nhiều người thường tới Đảo Christmas rồi từ đó xin tị nạn ở Australia, nhưng như bà đă biết, gần đây đă xảy ra một số vụ tai nạn đắm tàu đáng tiếc của những người tị nạn ở gần đảo này, cũng từng là một thuyền nhân bà nh́n nhận vấn đề này ra sao?
    Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Cũng là một người thuyền nhân th́ tôi rất lo ngại cho sự an toàn và số mạng của những người đă tới Christmas Island và đồng thời những người dự định tới đó, tại v́ ḿnh thấy rơ ràng điều đó rất nguy hiểm. Ngày xưa tôi cũng đă từng trải qua thời gian đó, và con số thuyền nhân Việt Nam mất trên biển lên tới cả trăm ngàn người. Bây giờ thấy những tai nạn như vậy th́ tôi cũng giống như nhiều người cảm thấy lo âu không biết sắp tới đây sẽ c̣n bao nhiêu tai nạn như vậy nữa nếu mà các chính phủ không có biện pháp đưa ra để giảm bớt những sự nguy hiểm này.
    VOA: Bà đă có cơ hội được tiếp xúc với những người mới tới xin tị nạn ở Úc chưa, thưa bà?
    Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Dạ không, bởi v́ mấy người mới tới họ bị giữ ở trại tạm giam giữ ở đảo Christmas Island th́ ḿnh không được vào gặp họ.
    VOA: Vậy ngay cả với tư cách là một Đại diện đặc biệt của UNHCR th́ bà cũng không được tiếp xúc với họ?
    Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Thứ nhất trách nhiệm giao cho tôi th́ cũng mới đây, hơn nữa những người mới vào và bị giam giữ để được điều tra, phỏng vấn và lo về vấn đề sức khỏe của họ th́ họ không cho người ngoài tiếp xúc trong mấy tháng đầu, v́ c̣n mới quá.
    VOA: Vậy trên cương vị mới bà có thể làm ǵ cho những người tị nạn mới tới Australia?
    Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Cao ủy Tị nạn cũng có nỗ lực để giúp cho những người này. Những người đại diện như tôi th́ cố gắng làm cho người dân cũng như những người trong chính quyền hiểu được nỗi khổ của những người đang bị giam đó và giúp cho mọi người có thêm sự thông cảm và tính nhân đạo khi đối xử với những người này. V́ những khó khăn và nguy hiểm ở đất nước họ mà họ mới bỏ xứ mà ra đi như vậy. Họ tới đây với tương lai bấp bênh, đặc biệt những trẻ em đi mà không có phụ huynh đi theo th́ nỗi lo sợ đó sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của họ trong tương lai.
    VOA: Bà là ân nhân của nhiều gia đ́nh người Việt tị nạn v́ bà đă không quản khó khăn và gian khổ để giúp họ t́m kiếm và xây lại mộ cho người thân ở tận một ḥn đảo xa xôi ở Indonesia, nhưng giờ đây vị trí mới chắc hẳn sẽ chiếm mất nhiều thời gian của bà, vậy trong thời gian tới bà có thể tiếp tục công việc này không?
    Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Tôi vẫn tiếp tục làm công việc này, tuy nhiên thời gian không cho phép được nhiều như trước đây. Ít nhất vào năm nay tôi sẽ có một chuyến đi vào tháng 10, đă có nhiều gia đ́nh đang chờ để đi chung với tôi để xây mộ cho người thân của họ. Đồng thời, tôi cũng đă xin phép chính phủ Indonesia cho khắc tên những thuyền nhân đă mất vào tượng đài, do đó tôi sẽ thực hiện chuyến đi này trong năm nay. Sang năm tôi cũng mong là tôi cố gắng giữ mức độ mỗi năm đi một lần, c̣n nhiều hơn nữa th́ tôi nghĩ là tôi sẽ không có thời gian và khả năng để làm tṛn được việc cho cả hai bên.
    VOA: Xin cảm ơn bà đă dành cho đài VOA cuộc phỏng vấn này và xin chúc bà nhiều thành công trên cương vị mới của ḿnh.
    Nói về việc bổ nhiệm vị đại diện đặc biệt này, Giám đốc Quốc gia của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người Tị nạn tại Australia, bà Naomi Steer, nhận định: “Câu chuyện của bà Carina nhắc nhở chúng ta về nỗi thất vọng, sự tủi nhục, niềm hy vọng, niềm vui và sự kiên cường của những người tị nạn. Chúng tôi tự hào có bà ấy trong vai tṛ một đại diện đặc biệt".

    Nguồn:
    http://www.voatiengviet.com/content/...c/1360724.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 19-04-2012, 02:49 AM
  2. Lại chuyện Carina Oanh Hoàng
    By TuDochoVietNam in forum Tin Việt Nam
    Replies: 34
    Last Post: 10-03-2011, 01:34 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •