VietTuSaiGon

Trên mạng, chúng ta có thể bắt gặp vô số trường hợp sinh ngày 30/4/1975, buồn có, vui có…, bơm thổi, cũng có. Thế nhưng mới đây tôi t́nh cờ gặp một bạn sinh đúng ngày này, nhưng là một trường hợp rất b́nh thường, chẳng ai để ư cả, chỉ có suy nghĩ của bạn là thú vị. Bạn này nói rằng tụi ḿnh có cái “vinh dự kinh khủng”, đó là sinh ra nhằm lúc để chứng kiến nhiều cái sẽ chết đi, v́ thập niên 20, 30 của mỗi thế kỷ thường có những thay đổi như thế.

Cái đầu tiên mà bạn này nói là việc cải lương sắp chết.

Văn hóa Việt Nam vốn có thói quen đùn đẩy trách nhiệm cho quá khứ, nên cải lương từ lâu được xem như nghệ thuật của truyền thống, dù tuổi đời của nó chỉ tương đương với một số nghệ sĩ c̣n sống như Phạm Duy (sinh 1921), Viễn Châu (sinh 1924), Trần Văn Khê (1921)… Bởi theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển (1902-1996, người từng dành nhiều tài sản để xiển dương bộ môn này) th́: ngày 16/11/1918, khi tuồng Gia Long tẩu quốc công diễn, cách hát này mới chính thức “bành trướng không thôi, mở đầu cho nghề mới, lấy đờn ca và ca ra bộ chỉnh đốn, thêm thắt măi, vừa canh tân, vừa cải cách... nên cải lương h́nh thành lúc nào cũng không ai biết rơ...”, (theo Hồi kư 50 năm mê hát, trang 207).

Cái chết mà bạn này nói là mất sức sống, hoặc sống mà như chết, chứ không phải hoàn toàn biến mất trong đời sống. Nó cũng giống như cái chết của hát bội, hát chèo… dù các nhà hát và gánh hát th́ vẫn c̣n đây đó.

Việt Nam hay nói tới bản sắc văn hóa, nhưng thực chất, chẳng bao giờ thể hiện một sách lược bảo tồn và phát triển văn hóa đúng đắn, có chăng là… bảo thủ một cách mù quáng. Cải lương định h́nh từ thập niên 1930, khoảng 30 năm sau, nó nhanh chóng bước lên đỉnh cao của thể loại, với các bài bản phong phú, với nhiều nghệ sĩ tài danh. Những cái tên như Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường, Tấn Tài, Dũng Thanh Lâm, Minh Cảnh, Minh Vương, Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Thanh Nga, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Thanh Kim Huệ, Thanh Thanh Hoa…, mà ngày nay, nhiều người vẫn c̣n sống.

Cái chết của cải lương dường như được tuyên bố từ ngay 30/4/1975, v́ sau ngày này, nhiều gánh hát bị giải thể và cấm hát. Trong sự ră rời đó, cải lương cựa quậy thêm chừng 10 năm (1985) th́ bắt đầu chết, với lư do “thiếu kịch bản hay, thiếu rạp diễn mới và thế hệ lăo thành tàn lụi”. Thực chất th́ không phải như vậy, v́ nghệ sĩ lúc này gần như vẫn c̣n nguyên, chỉ có rạp hát là đă bị thu hồi để làm hợp tác xă, kịch bản th́ bị kiểm duyện gắt gao, nên thành ra chẳng có cái ǵ đáng để xem. Bổn cũ soạn lại miết, dân miền Nam vốn ưu thay đổi, cũng ngại xem. Đầu thập niên 1990, chính quyền bắt đầu chú ư đến cải lương theo hướng tuyên truyền, cách làm này hoàn toàn vô bổ, nên cải lương càng thêm có cớ để chết. Từ năm 2000 đến nay, dù có nhiều cuộc thi, nhưng khuôn khổ của nó cũng hoàn toàn bó hẹp ở ca ngợi và tuyên truyền, nên nó cũng không có đất sống. Cũng cần lưu ư rằng, thời cao điểm, tại vùng Sài G̣n, Chợ Lớn, Gia Định đă có khoảng 40 rạp hát cải lương, vậy mà bây giờ chỉ c̣n Nhà hát Trần Hữu Trang, nên thi xong, muốn có đất dụng vơ cũng khó, v́ chẳng biết đầu quân về đâu cho đủ sống. Nên chết là đương nhiên thôi.

Ai cũng biết có sinh th́ có diệt. Nhưng nhiều người không tin cải lương sẽ chết, v́ thấy bộ phận nào trên “thân thể” cũng c̣n “trẻ khỏe”, chỉ có mất khán giả mà thôi. Họ không cắt nghĩa được, nếu chỉ nh́n riêng vào nội hàm cải lương. Cho nên, nói đến cái chết của cải lương, bắt buộc phải cứu xét đến chính sách phát triển văn hóa và cách ứng xử của nhà cầm quyền với bộ môn này.

Mà không chỉ riêng với cải lương, mà với nhiều mặt của nền văn hóa cũng thế, cái chết đều liên quan trực tiếp đến chính sách của nhà cầm quyền.

Điều tiếp theo mà bạn này nói là cái chết của đảng CSVN.

Họ luôn tuyên truyền chế độ tư bản đang giăy chết, thế nhưng trong hơn 20 năm qua, từ gần một nửa thế giới, cộng sản chỉ c̣n trong vỏ bọc chính thể của vài ba nước. Mà tinh thần vô sản th́ đă biến chất hoàn toàn.

Nếu khẩu hiệu của cải lương là: “Cải cách hát ca theo tiến bộ/ Lương truyền tuồng tích sánh văn minh” – theo tiến bộ và văn minh mà c̣n chết yểu. Th́ khẩu hiệu đi ngược tiến bộ và văn minh của đảng độc tài, ắt cùng chung số phận mà thôi. Với các nước c̣n lại, chỉ là một sớm một chiều, tự họ không thắng nổi tuổi già hay số mệnh của chính ḿnh. Đảng CSVN ra đời năm 1930, nhỏ hơn cải lương khoảng 10 tuổi, có thể xem là tiểu đệ cũng được. Huynh đệ này đều có ư muốn “cải lương”, nhưng phương thức hoạt động th́ ngày càng “cổ lương”, nên có cùng thời điểm để ch́m xuồng (!?).

Có điều cái chết của cải lương hay ca khúc bolero Việt Nam (thập niên 1950) dù buồn nhưng lặng lẽ, chẳng tác động trực tiếp đến đời sống nhân quần; c̣n cái chết của đảng CS dù vui nhưng sẽ khá huyên náo và nhiều hệ lụy. Cái chết này sẽ làm cho nhiều tầng lớp bị thương.

Hệ lụy đầu tiên là những khoản nợ công khổng lồ mà nhân dân phải gánh chịu trong hàng thế kỷ nữa mới mong trả hết. Chính quyền vay nợ quốc tế bao nhiêu tiền, không một chuyên gia hay tổ chức nào có thể tổng kết hết được, chỉ biết là rất nhiều và chủ yếu để phục vụ các nhóm nhỏ quyền lực của đảng.

Hệ lụy tiếp theo là nền giáo dục tan hoang. Hiện có đến 1/3 dân số đi học (khoảng 30 triệu học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh…) mà giáo dục chỉ có bệnh thành tích, thu học phí cao và nhồi sọ, làm sao có được những lớp kế tục giỏi và lành mạnh.

Hệ lụy kế tiếp là các thỏa hiệp bất lợi về biên cương, biển đảo, chủ quyền…, làm sao các thế hệ tiếp theo đủ cơ sở pháp lư để bảo vệ, tranh biện.

Hệ lụy dễ thấy nữa là nền nông lâm ngư nghiệp bị phá tan tành, dù phần lớn người dân vẫn thuộc tầng lớp này.

…v.v….

Nếu cải lương sống dở chết dở là do chính sách bảo tồn văn hóa sai lệch, th́ Đảng CSVN sống dở chết dở là v́ chủ đích của chính họ. Sự phân nhóm quyền lực trong một đảng độc quyền khiến cuộc chay đua quyền lực và tài lực luôn là chủ đích chính, hùng mạnh th́ khó tham nhũng, móc ngoặt. Họ luôn tự xào xáo để tạo ra lỗ hổng nhằm có cơ hội trục lợi và xóa dấu vết của chính ḿnh, cái này gọi là “đục nước béo c̣”.

Chính v́ vậy, cái chết của đảng CSVN cũng rất khác với cải lương, nó không phải mất sức sống mà hoàn toàn sẽ biến mất trong thù hận, oán hờn của người dân, chỉ c̣n lại những ḍng trong lịch sử. Chắc chắn đảng cầm quyền cũng biết điều đó, nên họ luôn chơi chiêu của cờ bạc, “rời bàn tan nợ”, nên họ mặc sức tích cóp tài sản riêng và t́m cách hợp thức hóa đây đó.

Chính bối cảnh như vậy, con đường của Việt Nam sẽ là món nợ khổng lồ từ một cái chết và một đám tang được báo trước, chỉ c̣n chờ đợi ngày xảy ra mà thôi. Cho nên, trong viễn cảnh về một Việt Nam hậu cộng sản, những người soạn thảo ra các con đường cho Việt Nam, bắt buộc phải nghĩ đến các món nợ này. Nếu phớt lờ nó, mọi kế sách chỉ c̣n là bong bóng xà pḥng v́ nó phi thực tế.

Nguồn: ViettuSaigon Blog/RFA