Results 1 to 5 of 5

Thread: Bao giờ người Việt được sống thật, được nói thật?

  1. #1
    Dac Trung
    Khách

    Bao giờ người Việt được sống thật, được nói thật?

    Ngày xưa trong gia đ́nh cha mẹ luôn dạy con cái phải thật thà, trung thực. Khi đến tuổi đi học, nhà trường cũng dạy học sinh phải thẳng thắn, dũng cảm, dám hy sinh, tôn trọng người khác và biết tự trọng... Rất nhiều tấm gương về ḷng trung thực, dũng cảm bảo vệ lẽ phải, sự công bằng và chính nghĩa mà các nhân vật trong tiểu thuyết hay phim ảnh luôn là thần tượng của tuổi thanh thiếu niên bấy giờ. Thế rồi không biết từ bao giờ, cùng với nền giáo dục, những phẩm hạnh đó mất đi và nay trở thành xa lạ với xă hội, thậm chí trong một số trường hợp, trung thực, thật thà, dũng cảm lại là vật cản đối với nhiều người.

    Ngày nay, thay bằng việc giáo dục tính thật thà, trung thực, ḷng dũng cảm, các bậc phụ huynh phải trang bị cho con trẻ ngay từ khi chúng mới lớn cách sống “khôn ngoan” và khả năng tự vệ, né tránh với muôn vàn mánh lới, cạm bẫy nguy hiểm của xă hội, nơi chúng vừa mới bước vào. Nhà trường dạy cho học sinh những tiểu xảo che mắt các phái đoàn đến thăm, dạy học sinh cách gian lận trong thi cử để trường ḿnh được thành tích tốt hơn trường khác, khai man tuổi để đi thi…

    Khi vào đời th́ người ta dạy cách sống “khéo léo” để được “tiến bộ”, được đề bạt. Khi đă có cái ghế ngồi, có địa vị trong công việc th́ học thêm những mẹo vặt hay cách “ngậm miệng ăn tiền” để được ḷng cấp trên, vừa ḷng cấp dưới… Cao hơn nữa th́ dạy cách trang bị càng nhiều càng tốt những hư danh, kể cả viêc mua bằng giả để trèo cao, chui sâu. Cho tới khi hết tuổi làm việc nhiều người thậm trí c̣n cố t́m cách khai man tuổi để không bị về hưu đúng hạn.

    Con người cá thể t́m kẽ hở để qua mặt Nhà chức trách, đối phó với cơ quan Công quyền. Ngược lại đại diện các cơ quan Công quyền, Nhà chức trách cũng t́m cách kiếm chác từ sơ hở của pháp luật lẫn sự dại dột và ấu trĩ của người dân.

    Cả xă hội quay cuồng, tất bật với bao nhiêu là kỹ xảo gian dối, thủ đoạn tàn nhẫn để kiếm chác, bon chen, luồn lách, tồn tại. Họ lo sợ, né tránh sự thật. Kẻ có quyền, có tiền th́ lo mất quyền, mất ghế.. Người không có quyền th́ sợ quyền lực trù dập. Phần lớn người ta bị rơi vào một tâm lư hoảng loạn, xét nét, ngờ vực dẫn đến thái độ vô cảm, vô trách nhiệm, sống thờ ơ, thụ động, hèn nhát và tàn nhẫn. Một số ít người nhận biết ra sự thật th́ cũng chỉ dám th́ thầm, bàn tán vụng trộm như thể chính họ là những người có lỗi. Họ sợ bị cô lập. Hoạ hoằn lắm mới có người dũng cảm nói lên sự thật, dũng cảm “đi t́m cái tôi đă mất” - nhưng cũng chỉ đến khi đă nghỉ hưu.

    Sự giả dối ngày nay đạt tới mức “chân thật”. Giả dối không chỉ lời nói, cử chỉ, thái độ, suy nghĩ mà ngay cả niềm tin cũng giả dối nốt. Mặc dù cũng có người tự trọng cảm thấy đó là vô liêm sỉ, song họ bắt buộc phải ḥa ḿnh với khung cảnh và môi trường xă hội để tồn tại v́ không c̣n sự lựa chọn khác. Vả lại trong hoàn cảnh xă hội ngày nay, sống thật, nói thật, nói thẳng nhiều khi bị vạ lây, nhiều trường hợp c̣n bị coi là “kích động”, “giúp tay” cho thế lực “diễn biến hoà b́nh”, “âm mưu chống chế độ” vv. Đến nỗi mọi người phải th́ thầm lén lút, vụng trộm như những kẻ phạm tội mỗi khi nói về sự thật, đấu tranh cho sự công bằng và chính nghĩa.

    Tuy nhiên sự thật vẫn luôn tồn tại bên cạnh những biến thể của nó. Xă hội tồn tại và phát triển là dựa trên cái “thực” chứ không phải cái “hư”. Khi xă hội bị một ma lực nào đó áp đặt những quy tắc trái với lẽ thông thường để rồi cái “chân” bị chối từ, phủ nhận hay kết án th́ con người cá thể theo bản năng tự nhiên sẽ t́m cách bảo vệ sự thật, bảo vệ lẽ phải và công lư. Chẳng thế mà từ ngàn đời nay, dẫu triều đại hưng thịnh hay xuy tàn, rốt cuộc mọi diễn biến của xă hội dù bi hay hùng, đều được các nhà chép sử lưu lại một cách trung thực. Lịch sử loài người có thăng có trầm, nhưng rất may xă hội luôn theo hướng tiến bộ và hoàn thiện. Cũng như ngày nay, khi những tờ báo “lề phải” không dám nói hoặc “bỏ sót” sự thật, th́ ngay lập tức xuất hiện những tờ báo hay trang mạng xă hội nhận trách nhiệm thay thế, bù đắp cho sự thật bị đánh tráo, công lư bị chà đạp. Đó chính là quy luật vũ trụ không thể khác.

    Sự thật luôn luôn tồn tại một cách khách quan. Dẫu có muốn bóp méo hay chôn vùi, rồi cuối cùng sự thật vẫn hiện nguyên h́nh. Sự thật chỉ có một, không thể là hai hay một nửa. Sự thật chẳng cần tô vẽ hay gọt đẽo để tăng thêm hay giảm đi giá trị của nó.

    Lịch sử cho thấy những triều đại suy tàn và sụp đổ đều có chung một kịch bản, đó là cố đi t́m cái “hư” mà không phải là cái “thực”. Rất nhiều bài học cay đắng trong lịch sử mất nước của những Vương triều bị sụp đổ là do Vua nghe nịnh thần, tự huyễn hoặc, bắt chấp dư luận xă hội, trừng phạt trung thần. Như vậy, có thể nói mức độ chân thực của xă hội chính là thước đo sức khoẻ của chế độ. Mức độ giả dối của xă hội càng cao th́ nguy cơ tan vỡ càng lớn.

    Các chế độ xă hội đều tồn tại trên cơ sở một chủ thuyết nhất định, được nhà cầm quyền lựa chọn áp đặt và giáo dưỡng. Chủ thuyết không tưởng (hư) sẽ dẫn tới một xă hội thác loạn và mất phương hướng. Nói cách khác, khi xă hội bị đẩy tới chỗ tha hóa biến chất, mọi giá trị đạo đức không c̣n ư nghĩa, con người mất hết niềm tin và sự thật trở thành vật cản của chính nó th́ chứng tỏ chủ thuyết đó đă tan vỡ, triều đại dựa trên chủ thuyết đó đang sụp đổ.

    Xă hội Việt nam ngày nay đang chứa đựng một sự giả dối đến cực điểm. Nó như bóng ma phủ lên mọi khía cạnh của đời sống xă hội, phủ kín mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Giả dối không chỉ là hàng hóa, mà cả thước đo, chứng chỉ, bằng cấp. Giả dối từ vật thể đến phi vật thể, từ giá trị đến khái niệm… hết thảy đều giả dối. Giả dối dẫn đến lẫn lộn trắng đen, đảo ngược giữa công và tội, lẫn lộn giữa thiện và ác, giữa hư với thực. Chính sự giả dối là thủ phạm số một, là môi trường lư tưởng cho tham nhũng và tham nhũng đă trở thành Quốc nạn.

    Đă đến lúc chúng ta phải dũng cảm vứt bỏ những cái “hư”, cái ảo để đi t́m cái “thực”, lấy lại niềm tin và lẽ sống với giá trị đích thực của con người, của đời sống xă hội. Không ai cho và cũng không ai cấm chúng ta quyền được sống một cách đàng hoàng, đĩnh đạc, quyền được suy nghĩ và biểu hiện suy nghĩ một cách trung thực, trong sáng và mạch lạc, quyền được nói lên sự thật một cách công khai và đàng hoàng.

    Nhanh hay chậm, tất cả phụ thuộc vào mỗi chúng ta.



    http://www.radiochantroimoi.com/spip.php?article10512

    http://chauxuannguyen.wordpress.com/...duoc-noi-that/

    http://danluanvn.blogspot.de/2012/07...-uoc-song.html

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Theo Bạn th́ "Adam và Eva là người nước nào ?"

    Adam và Eva là người nước nào ?

    Một người Pháp, một người Mỹ và một người VN tranh luận xem Adam và Eva là người nước nào.

    Người Pháp: "Trần truồng và trụy lạc ngay trước mặt Thượng đế như thế, chỉ có thể là dân Pháp".

    Người Mỹ: "Yêu tự do đến mức lẽ ra có thể sống hạnh phúc, chỉ cần đừng đụng đến trái táo, vậy mà họ vẫn không chịu nổi sự cấm đoán đó th́ chỉ có thể là dân Mỹ".

    Người VN lúc này mới lên tiếng: "Quần áo chẳng có, nhà cửa chẳng có, thậm chí đến ăn một trái táo cũng bị cấm, thế mà vẫn bảo là sống trên thiên đường. Đích thị đây là dân VN".

  3. #3
    Member
    Join Date
    26-09-2011
    Posts
    3
    Ngay tiêu đề của bài viết “Bao giờ người Việt được sống thật, được nói thật” của Thái Hiền đă cho người ta thấy một nhận xét áp đặt lên toàn XH, khái phát toàn XH, là một sai lầm có ác ư.
    Chả nhẽ trước đây toàn dân đồng tâm hiệp lực chống xâm lược cũng là cách sống giả dối hay sao? Chả nhẽ ĐCSVN và nhân dân VN vạch ra sai lầm trong cải cách ruộng đất rồi dốc sức sửa sai và sửa sai thành công cũng là nói dối hay sao? Và chả nhẽ chỉ ra sai lầm trong chính sách và cơ chế quản lí, kéo dài t́nh trạng quan liêu bao cấp, rồi tiến hành đổi mới, th́ cũng là sống không thật, nói không thật hay sao? Chả nhẽ những thành tựu xóa đói giảm nghèo, sản xuất lương thực và xuất khẩu gạo đều là giả dối cả hay sao? Rơ ràng một nhận định cố t́nh làm nhiễu loạn tư tưởng, tâm lí, nhiễu loạn niềm tin.
    Có thể đồng ư với tác giả về một sự thật là có sự sa sút đạo đức lối sống, trong đó có bệnh dối trá của một bộ phận không nhỏ trong xă hội, ngay cả trong Đảng, song bôi đen cho toàn Đảng, toàn xă hội như thế th́ lại là điều sai lầm lớn. Nhưng người ta có thể hiểu được tính chất sai lầm của tác giả v́ đứng đằng sau sai lầm ấy chính là động cơ chính trị. Và người ta cũng không khó ǵ để nhận ra rằng tác giả gán lỗi cho chế độ xă hội, khi tác giả viết : “Các chế độ xă hội đều tồn tại trên cơ sở một chủ thuyết nhất định được nhà cầm quyền lựa chọn áp đặt và giáo dưỡng. Chủ thuyết không tưởng (hư) sẽ dẫn đến một xă hội thác loạn và mất phương hướng.” Thái Hiền không che giấu được thái độ kích động lật đổ chế độ khi hô hào rằng “Nhanh hay chậm, tất cả phụ thuộc vào mỗi chúng ta.”
    Thử hỏi thêm tác giả Thái Hiền rằng toàn thế giới, đặc biệt thông qua cơ chế LHQ ghi nhận nhiều thành tựu vượt mục tiêu thiên niên kỉ của VN th́ cũng là không thật cả hay sao? Ngay xung quanh ta c̣n biết bao nhiêu anh hùng, bao nhiêu người tốt việc tốt, chả nhẽ tất cả đều là giả dối? Càng vô ơn bạc nghĩa đối với những người đă hi sinh v́ tổ quốc, v́ nhân dân, khi nói toàn xă hội chưa bao giờ sống thật.
    Những người truy cập internet gặp phải bài của Thái Hiền th́ đừng mắc lừa vào thuật bôi đen toàn chế độ xă hội mà chúng ta đang củng cố niềm tin và quyết tâm xây dựng.

  4. #4
    Dac Trung
    Khách
    Bổ sung :

    Xếp hạng về tự do báo chí

    Press freedom index 2011/2012 :

    Việt Nam đứng thứ 172 / 179, trong nhóm mười nước có vị trí thấp nhất về tự do báo chí trên thế giới .


    http://en.rsf.org/spip.php?page=clas..._rubrique=1043


    Việt Nam vẫn trong danh sách các quốc gia không có tự do báo chí

    Tại buổi họp báo sáng thứ Ba 1 tháng Năm, tổ chức độc lập Freedom House công bố phúc tŕnh thường niên về t́nh h́nh tự do báo chí toàn cầu 2012

    Báo cáo này cho biết Việt Nam vẫn nằm trong danh sách những quốc gia không có một nền báo chí thông thoáng và tự do tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung.

    Không có thay đổi tích cực về báo chí ở Việt Nam, một trong những quốc gia c̣n áp dụng chính sách kiểm duyệt đối với ngành truyền thông và người làm báo, vẫn c̣n kiểm soát và ngăn chặn Internet, vẫn bắt giữ các bloggers có tiếng nói đối lập với chính phủ.

    Chính v́ thế cũng như năm trước và năm trước nữa, Việt Nam vẫn nằm lại trên danh sách những quốc gia không có tự do báo chí.

    Tự do báo chí: điều kiện tối cần cho sự phát triển dân chủ


    Đó là báo cáo của Freedom House, một tổ chức độc lập ở Washington, chuyên theo dơi t́nh h́nh báo chí, dân chủ và nhân quyền trên thế giới. Báo cáo tự do báo chí 2012 được công bố trong buổi họp báo ở Newseum tức Viện Bảo Tàng Báo Chí tại Washington sáng thứ Ba vừa qua.



    Ông David Kramer, giám đốc Freedom House đang thuyết tŕnh tại Newseum

    Trả lời đài Á Châu Tự Do trước buổi họp báo , ông David Kramer, giám đốc Freedom House, phát biểu:

    Phúc tŕnh thường niên về tự do báo chí rất quan trọng v́ nó phản ảnh cách hành xử của từng quốc gia đối với vấn đề tự do báo chí.



    Freedom House xếp hạng các nước theo ba nhóm, nhóm thứ nhất là những nước hoàn toàn có một nền truyền thông rất thoáng và rất tự do, nhóm thứ nh́ là các nước được phần nào tự do, tức c̣n bị hạn chế, và nhóm thứ ba là hoàn toàn không có tự do, trong đó có Bắc Hàn, Trung Quốc, Miến Điện, Việt Nam, Lào, …được đánh dấu bằng màu đỏ, nghĩa là không có tự do báo chí, trên bản đồ thế giới của Viện Bảo Tàng Báo Chí ngày hôm nay.

    Đối với Freedom House, một nền báo chí tự do là điều kiện tối cần cho sự phát triển dân chủ của một đất nước. Tự do báo chí tựa như đôi mắt soi rọi vào những hành động tiêu cực những hành vi sai trái của một chính phủ một thể chế, thí dụ như tham nhũng như lạm quyền chẳng hạn. Chính v́ sự quan trọng đó mà Freedom House phải bỏ công sức theo dơi và thức hiện báo cáo hàng năm về tự do báo chí trên thế giới.

    ... Giám đốc David Kramer của Freedom House giải thích:

    Tiêu chuẩn và câu hỏi là những điều chúng tôi nhắm đến khi t́m hiểu về tự do báo chí tại một quốc gia. Việt Nam không nằm ngoài thông lệ đó. Căn cứ trên những dữ kiện thu thập được, chúng tôi nhận thấy Việt Nam vẫn nằm trong danh sách những nước không có một nền báo chí thông thoáng và tự do tính đến lúc này. Ở Việt Nam người làm báo bị rất nhiều áp lực, đă có những kư giả những phóng viên bị bắt giữ v́ dám noí thẳng nói thực. Đó là những điều khiến chúng tôi quan tâm và buộc phải đặt Việt Nam vào nhóm những nước không có tự do báo chí.

    Theo báo cáo 2012 về tự do báo chí thế giới phần nói về Đông Nam Á, nh́n chung khu vực Châu Á Thái B́nh Dương đă tiến tới một nền truyền thông tương đối phát triển với 15 quốc gia và vùng lănh thổ được xếp hạng Free tức báo chí tự do, 13 nước vào hạng Partly Free có tự do nhưng c̣n bị giới hạn, và 12 nước c̣n lại , trong đó có Việt Nam, lọt vào danh sách Not Free, không có tự do báo chí.

    Dưới mắt giám đốc dự án của Freedom House chuyên trách tự do báo chí, tiến sĩ Karin Deutsch Karlegar, dù như có đến trên sáu trăm tờ báo đủ loại phát hành trong nước th́ Việt Nam cũng không được coi là một quốc gia có tự do báo chí:

    Bởi cứ nh́n vào thực trạng ngành truyền thông Việt Nam người ta sẽ thấy chính quyền và đảng cộng sản nước này luôn t́m cách đặt báo chí và người làm báo vào ṿng kiểm soát chặt chẽ. Điều gọi là đa dạng hay phong phú trong thông tin không có nghĩa lư ǵ một khi báo chí vẫn bị kềm kẹp, bài vở bị kiểm duyệt. T́nh trạng kiểm duyệt ở Việt Nam rơ nét tới độ rất nhiều kư giả khi tác nghiệp đă không dám đăng tải lên sự thật chỉ v́ sợ tới lượt ḿnh bị sách nhiễu, bị bắt bớ thậm chí bị cấm hành nghề như một số đồng nghiệp của họ trước đó...

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...012130457.html

    Thứ Tư, 02 tháng 5 2012

    Việt Nam tiếp tục trong danh sách các nước không có tự do báo chí


    Theo phúc tŕnh thường niên về nền tự do báo chí trên thế giới do tổ chức Freedom House thực hiện vừa công bố hôm 1/5, Việt Nam bị xếp thứ 182 trên tổng số 197 quốc gia và lănh thổ được khảo sát trong năm 2011 vừa qua và thuộc nhóm các nước không có tự do báo chí.

    Trong số 40 nước được đánh giá về tự do báo chí riêng trong khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương, Việt Nam xếp thứ 36
    ...

    http://www.voanews.com/vietnamese/ne...149815325.html

    http://www.freedomhouse.org/sites/de...%20Booklet.pdf

  5. #5
    Dac Trung
    Khách
    Trong thập niên 50 th́ miền Nam đă xuât´ khẩu gạo rố, sau đó th́ cộng sản tuyên chiến và chiến tranh lan rộng, cho nên việc xuât´ khẩu gạo đ́nh chỉ.

    Nhờ vào phù sa thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long màu mỡ, chư´không phải nhờ cộng sản.

    Những vùng cộng sản lâu năm nhât´ ở VN đêù không thể xuât´ khẩu gạo.

    Sự thay đổi trong thành phô´ và vài làng ngày nay là nhờ vào kiêù hôí và viện trợ từ các nươc´ đa đảng và dân chủ.

    Các bài trong thread :

    http://www.vietlandnews.net/forum/sh...ad.php?t=18515

    Tuấn Minh muôn´ giữ chê´ độ cộng sản th́ nên chịu khó đọc cho hết các threads của Dac Trung, xem ngướ ta nói cái ǵ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •