Results 1 to 5 of 5

Thread: Chiến lược bảo vệ đất nước

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Chiến lược bảo vệ đất nước


    GS Nguyễn Hữu Chi


    Trong khi Trung Quốc [TQ] tiếp tục cướp đất, cướp biển, cướp mỏ dầu khí của Việt Nam [VN], và đồng thời dọa nạt VN, th́ VN có thể chọn một trong những chiến lược sau đây để phản ứng:

    1. Chiến lược "HÈN VỚI GIẶC"

    Đó là chiến lược dùng "vơ mồm" để tỏ vẻ "ta cũng là người hùng như ai". Nghĩa là vén ngay hai vành MÔI của ḿnh lên, rồi thảm thiết tả oán và van lơn hàm RĂNG của kể thù. "Môi hở" tất "răng lạnh" là vậy. Để tránh tai nạn "răng cắn môi", nạn nhân bị ức hiếp phải dùng "4 lá bùa hộ mạng" dán ngay lên môi, trong khi mồm lẩm bẩm đọc "16 câu thần chú". Nh́n thấy "4 lá bùa hộ mạng" và nghe thấy "16 câu thần chú", ngay cả những lực lượng "thù địch" đều thấy tởn.

    Nếu hai vật linh thiêng này không đủ hiệu nghiệm để chống đối dân chúng, th́ phải dùng bàn chân đạp vào mặt những tên không biết "để Nhà Nước lo".

    Cái kẹt của chiến lược này là những tên bị đạp vào mặt sẽ nổi cơn điên lên, rồi kéo nhau đập tan chế độ "hèn với giặc, ác với dân". Thế là vành MÔI rơi vào trong cảnh nguy kịch.

    Đến giờ phút nghiêm trọng này, hàm RĂNG vội nhảy vào cứu vành MÔI, rồi đưa vành MÔI về Tầu chữa chạy.

    Thế là tất cả thế giới b́nh thản ngồi nh́n màn bi kịch: "Cô gái Việt ngồi than thân cùng với mấy vị sư Tây Tạng"!!!

    2. Chiến lược "ĐÁNH ĐĨ MƯỜI PHƯƠNG"

    Chiến lược này thường được các cô bán "Bia ôm" dùng khi bị tên Ma-cô bắt nạt. Cô ta bèn chơi tṛ hù: "Nếu anh bắt ức em, lấy hết tiền "boa" của em, th́ làm sao em c̣n tiền nuôi con? Bây giờ em chỉ c̣n có một nước là đi kiếm người khác nâng đỡ em chứ".

    Thằng Ma-cô cũng không vừa, nên vội dọa nạt: "Mày tưởng bỏ tao dễ lắm sao! Mày mà bỏ tao đi, tao sẽ cho tụi du côn tới nhà mày cướp hết tiền của nhà mày".

    Bị dọa như vậy, cô bán "Bia ôm" cũng sợ, nên nói ngay: "Em không dám bỏ anh đâu". Trong khi đó, nàng đi t́m một cậu công tử bột nào đó đỡ đầu! Tiếc thay, cô bán "Bia ôm" không muốn dứt khoát với thằng Ma-cô v́ đă bị thằng Ma-cô làm mê mệt bao nhiêu năm. Thế cho nên chẳng cậu công tử nào muốn chơi tṛ "tay ba", vừa nguy hiểm, vừa hại thanh danh và bệnh tật mà "chẳng ăn cái giải ǵ cả".

    Thằng Ma-cô được thể tiến tới. Bao nhiêu nồi niêu xong chảo của cô "Bia ôm" bị thằng Ma-cô cho du côn tới mang đi hết. Cùng lúc đó, họ hàng, anh em, con cháu cô "Bia ôm" bị lột hết sạch. Bây giờ họ mới thấy ḿnh bị lừa, v́ tưởng rằng cô "Bia-ôm" sẽ kiếm được một cậu vừa đàng hoàng, vừa giàu có, để đối chọi với thằng Ma-cô. Chẳng hạn ông Ấn Độ (đă từng là nạn nhân của thằng Ma-cô), hoặc ông Úc xa vời…

    Chỉ c̣n ông hàng xóm Mỹ hy vọng có thể dụ dỗ được. Tuy không ưa tụi Ma-cô, ông Mỹ chỉ ngồi vuốt râu, thở dài, và than một câu ai oán: "Cô em xinh đẹp ơi! muốn về nâng khăn sửa túi cho anh, th́ anh ô-kê ngay. Nhưng em định đèo ḅng thằng Ma-cô đó vào pḥng ngủ của anh, th́ anh cũng đành bái-bai em. Sức người có hạn thôi chứ, em định "bắt cá hai tay" đâu có được. Các cụ ngày xưa đă có câu "đánh đĩ mười phương để một phương đi lấy chồng". Anh hoàn toàn đồng ư với các cụ. V́ thế anh chỉ biết "thương em, anh để trong ḷng mà thôi’. Bây giờ em vẫn c̣n ôm cái thằng Ma-cô đó, th́ anh cũng chịu thua em luôn".

    Trong khi đó, thằng Ma-cô biết vậy, mới làm tới: Hắn xông vào nhà, cướp bóc, hăm hiếp tơi bời. Con cháu lầm than cơ cực. "Tức nước vỡ bờ", cả họ hàng vùng lên đuổi cô "Bia ôm" ra khỏi nhà. Nhưng thằng Ma-cô đă nằm sẵn trong nhà rồi, nên nó chỉ cần vươn tay ra, là cướp được cả nhà lẫn đất, rồi bắt tất cả người ở trong nhà làm tôi đ̣i cho hắn.

    Thế là tất cả thế giới lại b́nh thản ngồi nh́n màn bi kịch: "Cô gái Việt ngồi than thân cùng với mấy vị sư Tây Tạng"!!!

    3. Chiến lược "LÀM LẠI CUỘC ĐỜI"

    Chiến lược này rất khó thực hiện được, nhất là đối với người bị nghiền ma-túy hơn nửa thế kỷ. Thật vậy, để áp dụng chiến lược này, người nghiền ma-túy phải hoàn thành những biện pháp sau:

    (a) Vất tất cả thuốc ma túy và dụng cụ vào thùng rác (kể cả cái xác chưa được chôn).

    (b) Chịu khó một thời gian cực khổ trong trại cai thuốc.

    (c) Tiêm thuốc trừ khử vi trùng tiêm la, cùng những vi trùng "lạ" như HIV/AIDS/CIDA, v.v..

    Sau đó, tất cả quốc gia "lành mạnh" sẽ mang binh lực, nhân lực, tài lực, tới bênh vực, và nuôi dưỡng kẻ bệnh tật và yếu thế.

    Câu hỏi quan trọng là "Đảng ta có dám cai thuốc không?".

    GS Nguyễn Hữu Chi
    Nguồn

  2. #2
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Chiến lược "LÀM LẠI CUỘC ĐỜI"

    Chiến lược này rất khó thực hiện được, nhất là đối với người bị nghiền ma-túy hơn nửa thế kỷ. Thật vậy, để áp dụng chiến lược này, người nghiền ma-túy phải hoàn thành những biện pháp sau:
    (a) Vất tất cả thuốc ma túy và dụng cụ vào thùng rác (kể cả cái xác chưa được chôn).
    (b) Chịu khó một thời gian cực khổ trong trại cai thuốc.
    (c) Tiêm thuốc trừ khử vi trùng tiêm la, cùng những vi trùng "lạ" như HIV/AIDS/CIDA, v.v..
    Sau đó, tất cả quốc gia "lành mạnh" sẽ mang binh lực, nhân lực, tài lực, tới bênh vực, và nuôi dưỡng kẻ bệnh tật và yếu thế.
    Câu hỏi quan trọng là "Đảng ta có dám cai thuốc không?".
    Bác Chi dùng người nghiệm ma tuư như 1 toa thước cho VN, xem có vẻ ít chính xác, v́ cái bịnh lớn nhất của những người lănh đạo hôm nay hoàn toàn khác với người dân, nên liều thuốc đó không công hiệu

    Người dân có những thứ nghiện có thể khử bằng những cách như người nghiện cai ma tuư
    Nhưng những người lănh đạo th́ có những thứ nghiện không thể

  3. #3
    Member
    Join Date
    28-05-2011
    Posts
    432


    Đừng mong cs thay đổi , cũng đừng van xin cs nghĩ lại mà hăy đứng lên !

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523
    Quote Originally Posted by pheng View Post
    Bác Chi dùng người nghiệm ma tuư như 1 toa thước cho VN, xem có vẻ ít chính xác, v́ cái bịnh lớn nhất của những người lănh đạo hôm nay hoàn toàn khác với người dân, nên liều thuốc đó không công hiệu

    Người dân có những thứ nghiện có thể khử bằng những cách như người nghiện cai ma tuư
    Nhưng những người lănh đạo th́ có những thứ nghiện không thể
    Hello Ông Pheng,

    Đọc lại bài của GS Nguyễn Hữu Chi lại 1 lần nữa đi (bài ngắn mà !).

    SB
    Quote Originally Posted by tinhyeu@ View Post

    Đừng mong cs thay đổi, cũng đừng van xin cs nghĩ lại mà hăy đứng lên !
    Chào Sis Tinhyeu@

    A+ (xin phép làm tám tàng chút :p) cho góp ư/ trả lời của Tinhyeu@. Và SB nghĩ, nếu tác giả GS Nguyễn hữu Chi nếu t́nh cờ đi qua & xem th́ cũng phải đồng ư với SB (v́ đó là "ư" của bài viết).

    Sẽ giải thích thêm sau (đang bận cộng việc phải làm cho xong trước).

    SB

  5. #5
    Member
    Join Date
    23-05-2012
    Posts
    88

    Nhưng chống Trung Quốc bằng cách nào?

    Nhưng chống Trung Quốc bằng cách nào?
    07/29/2012
    Ngô Nhân Dụng.

    Câu tựa đề trên đây là ư kiến của một vị độc giả sau khi đọc bài trước trên mục này: “Ai cũng biết Việt Nam đang bị Trung Quốc làm nhục, nhưng chống Trung Quốc bằng cách nào?”

    Đó cũng là ư kiến của Thái Úy Trần Nhật Hiệu, vào thế kỷ 13.

    Năm 1257 Hốt Tất Liệt, sau khi xóa tan nước Đại Lư, sai quân tấn công nước ta v́ vua nhà Trần không chịu qua Vân Nam khấu đầu quy phục. Đạo quân Mông Cổ phá đổ hàng pḥng thủ đầu tiên do Trần Quốc Tuấn chỉ huy; rồi đánh bại đạo quân chính do Trần Thái Tông trực tiếp lănh đạo; tiến tới chiếm thành Thăng Long, “cướp phá, giết tất cả nam phụ lăo ấu ở trong thành,” như Trần Trọng Kim ghi trong Việt Nam Sử Lược. Triều đ́nh chạy về Hưng Yên, Thái Tông hỏi ư kiến mọi người. Thái Úy Trần Nhật Hiệu cầm sào viết xuống nước hai chữ: Nhập Tống (xin vào nước Tống). Lúc đó Tống c̣n là tên gọi cả nước Trung Hoa; mặc dù vua quan nhà Tống chỉ c̣n làm chủ một mẩu đất ở vùng Quảng Đông, hai năm sau mới bị quân Mông Cổ tiêu diệt. Nếu theo lời khuyên của Thái Úy Trần Nhật Hiệu th́ vua nhà Trần đă xin hàng. Nhưng Thái sư Trần Thủ Độ có ư kiến khác: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất th́ xin bệ hạ đừng lo.” Cuối cùng nước Việt Nam không bị nhục.

    Vị độc giả trên c̣n lư luận: “Chưa thấy ai nói đến phương thức chống Trung Quốc bành trướng một cách có hiệu quả. Chỉ có những cuộc biểu t́nh ồn ào, không kết quả.”

    Năm 1285 chắc cũng có người nghĩ như vậy. Trước mối đe dọa quân Nguyên sang tấn công lần thứ ba, Thái thượng hoàng Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông mời các vị già cả trong nước vào họp ở điện Diên Hồng để tham khảo. Đại Việt Sử Kư Toàn Thư viết: “Các phụ lăo đều nói ‘Đánh,’ vạn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng.”

    Điện Diên Hồng có lẽ không đủ rộng để chứa đến một vạn người. Nhưng dù chỉ có hàng ngàn th́ không khí cuộc họp chắc cũng đủ “ồn ào,” náo nhiệt, “muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng,” không khác ǵ trong các cuộc biểu t́nh trước ṭa đại sứ Trung Quốc gần đây. Những “phụ lăo” thời nhà Trần chắc cũng chỉ trên dưới 50 tuổi, c̣n quá trẻ so với những “cụ” Nguyễn Quang A đi biểu t́nh ở Hà Nội, hay Ḥa Thượng Thích Chí Thắng mới xuống đường ở Huế. Các phụ lăo thời đó chắc chỉ vào tuổi cho các cô Trịnh Kim Tiến, Huỳnh Thục Vy gọi là chú thôi! Nhưng cuộc “biểu t́nh” trong điện Diên Hồng đă có kết quả. Cuộc họp mặt hào hùng đó cho thấy một cách “chống Trung Quốc bành trướng.” Phương thức duy nhất có kiệu quả là: Toàn dân một ḷng bảo vệ danh dự quốc gia. Nhờ thế, sau cùng nước Việt Nam không bị quân Mông Cổ chiếm mất. Nếu vua và dân nhà Trần đều run sợ mà chịu nhục th́ có thể từ đó nước ta đă biến thành một tỉnh hay một quận của nước Trung Hoa cho tới bây giờ, không khác ǵ tỉnh Vân Nam.

    Vị độc giả trên đây c̣n lo sợ: “Dùng quân sự không thể thắng Trung Quốc, Hải quân ta quá yếu... Trung Quốc đă chế được tàu vũ trụ, Việt Nam ta (chỉ) tổ chức được (thi) Hoa Hậu Thế Giới. Cán cân đă ngă ngũ. Xin đừng bàn vấn đề này như truyện kiếm hiệp Kim Dung, chỉ nhục thêm.”

    Không ai muốn “nhục thêm,” nhưng phải hỏi: Nếu có hai c̣n đường phải chọn, một bên là im lặng hèn nhát, bên kia là chống cự đến cùng, th́ con đường nào nhục nhă hơn? Không người Việt Nam nào muốn gây chiến tranh với Trung Quốc. Nhưng bị lấn ép măi mà không dám đối đầu th́ chắn chắn nhục nhă. Mà trong t́nh thế hiện nay, Trung Quốc không dám đánh Việt Nam, v́ những quyền lợi thiết yếu của họ.

    Vào đời nhà Trần, cán cân lực lượng giữa nước ta và nhà Nguyên cũng chênh lệch không khác ǵ với Trung Cộng bây giờ. Có thể nhà Trần c̣n yếu hơn nhiều v́ cả trăm năm người Việt không biết đến chiến tranh. Quân Mông Cổ th́ vừa mới chinh phục tất cả nước Trung Hoa sau khi làm cỏ suốt vùng Trung Á, sang đến Nga và Đông Âu; đạo quân bách chiến tới đâu tàn sát đó rồi đặt người mới cai trị. Dân số Việt Nam lúc đó được mấy triệu và quân đội nhà Trần có được bao nhiêu người? Vua nhà Nguyên sai một đạo quân trăm ngàn lính thiện chiến sang đánh, cuối cùng chỉ c̣n 20 ngàn tơi tả chạy về. Nhờ đâu nhà Trần giữ vững được bờ cơi nước ta? V́ toàn dân trên dưới một ḷng: Thà làm quỷ nước Nam! Chúng ta cũng đừng quên rằng các vị vua nhà Trần đều là ḍng dơi người Việt gốc Hoa, qua nhiều đời họ đă hóa thành dân tộc Đại Việt; nhưng khi cần chống ngoại xâm th́ họ vẫn được toàn dân ủng hộ.

    Vị thế của Trung Quốc bây giờ chắc chắn không mạnh bằng thời nhà Nguyên. Vào thế kỷ thứ 13, Trung Quốc chiếm địa vị bá chủ trong vùng Á Đông, về chính trị, kinh tế, và quân sự. Chưa có những nước Nhật Bản, Nam Hàn giầu mạnh, chưa có khối Đông Nam Á cùng lo lắng trước đế quốc Trung Hoa mới. Chưa có nước Nga đè nặng phía Bắc. Cũng chưa hạm đội thứ bẩy của Mỹ và một ông tổng thống khẳng định v́ quyền lợi nước Mỹ sẽ duy tŕ sự có mặt ở Á Châu Thái B́nh Dương.

    Nhà Nguyên cũng không cần tiền đầu tư ngoại quốc đổ vào, không lệ thuộc các tài nguyên, nhiên liệu từ các nước Á Châu, Phi Châu và Nam Mỹ để phục hồi kinh tế, không lo việc dân chúng đ̣i tự do dân chủ, không sợ bị cả thế giới ngưng giao thương nếu có hành động hiếu chiến, xâm lăng.

    Trung Cộng bây giờ mang đầy những mối lo tâm phúc đó! Hải Quân Trung Cộng không dám đánh chiếm đảo Điếu Ngư đang bị Nhật chiếm đóng; v́ Bắc Kinh không muốn dân Nhật Bản nổi giận yêu cầu chính phủ tái vơ trang, lập lại quân đội. Tầu thuyền Trung Cộng phải rút khỏi vùng biển tranh chấp với Philippines v́ nếu có chiến tranh th́ các nước trong vùng sẽ phải cùng nhau xin liên kết với Mỹ chặt chẽ hơn. Bắc Kinh cần giữ ḥa b́nh trong vùng biển Đông nước ta v́ nếu con đường giao thông qua đó bất an th́ cả nền kinh tế Trung Quốc sẽ lo không có đủ nguyên liệu và nhiên liệu để chạy b́nh thường. Chính Bắc Kinh sẽ lo tránh đụng độ nhiều hơn nước ta, v́ nếu thêm một trăm ngàn dân thất nghiệp th́ chế độ cộng sản sẽ sụp đổ!

    Nhà Nguyên có thể đem quân đánh Việt Nam v́ vào thế kỷ 13 nước ta hoàn toàn cô lập. Cũng giống như năm 1979 Trung Cộng đă “dạy một bài học” cho Lê Duẩn về tội phản phúc v́ Cộng Sản Việt Nam đang bị cả thế giới tẩy chay. T́nh trạng thế giới ngày nay hoàn toàn khác. Không nước nào lo bị cô lập nữa, mà Trung Quốc cũng không c̣n địa vị độc quyền bá chủ nữa. Nước Mỹ, Châu Âu cũng như Ấn Độ, Nhật Bản, và các nước Đông Nam Á sẽ phản ứng mănh liệt nếu Trung Cộng gây chiến với Việt Nam. Họ sẽ ngăn cản đến cùng, v́ quyền lợi của chính họ chứ chẳng cần họ phải thương yêu ǵ nước ḿnh! Ư nghĩ cho rằng Trung Cộng muốn làm ǵ th́ làm, các nước nhỏ chung quanh phải sợ sệt như giun như dế mới thật là hoang tưởng. Đó mới là sống trong “truyện kiếm hiệp Kim Dung!”

    Nhưng vị độc giả có ḷng c̣n lo ngại, viết rằng nếu “Dùng chánh trị (chống lại Trung Cộng th́ sẽ) lệ thuộc Mỹ hoặc phương Tây.”

    Đó cũng là một điều hoang tưởng. Thế giới bây giờ không ai c̣n phải lo bị lệ thuộc như vậy, dù lệ thuộc Mỹ hay lệ thuộc Tàu, nếu tự ḿnh biết khôn ngoan và quyết tâm bảo vệ nền độc lập. Năm 1940, các nước Anh, nước Pháp đă nhờ quân Mỹ sang đánh quân Đức Quốc Xă, sau đó các nước này bị lệ thuộc nước Mỹ hay không? Nếu không có Mỹ bảo vệ th́ Nam Hàn và Đài Loan đă biến mất từ lâu rồi, nhưng bây giờ ai dám nói rằng các nước này lệ thuộc Mỹ? Nếu thân với Mỹ mà dân nước họ giầu có, được sống trong dân chủ tự do được th́ tại sao họ không kết thân? Trên thế giới bây giờ không một nước nào lo phải lệ thuộc nước khác, v́ tất cả các nước đều tùy thuộc vào nhau trong nền kinh tế toàn cầu hóa. Có ai bắt Singapore phải mở cửa cho tầu chiến Mỹ vào bến tu bổ, có ai bắt họ phải kư hiệp ước tự do thương mại với Mỹ hay không? Chẳng qua là v́ Singapore thấy các hành động đó có lợi cho dân họ!

    Vị độc giả nêu những ư kiến trên đây có thể v́ tấm ḷng lo cho đất nước thật. Nhưng các ư kiến đó cũng là luận điệu để bào chữa cho thái độ khiếp nhược, sợ hăi một cách vô lư trước các hành động gây hấn và lấn áp của Cộng Sản Trung Quốc. Đó cũng là luận điệu mà Bắc Kinh muốn người ḿnh truyền cho nhau nghe. Để cho cả nước Việt Nam chết nhát! Người Việt Nam không hèn nhát như vậy, ngay từ thời Hai Bà Trưng, bà Triệu.

    Không thể chấp nhận những luận điệu hèn nhát, chưa chi đă lo nước Việt Nam không đủ sức chống lại Trung Cộng. Những kẻ đưa ra các luận điệu đó chỉ làm tṛ “rung cây nhát khỉ” để phục vụ Bắc Kinh và biện minh cho những thái độ khiếp nhược của họ. Nếu mỗi lần Trung Cộng tấn công tầu đánh cá Việt Nam, bắt cóc các ngư dân nước ḿnh, th́ một chính quyền Việt Nam biết trọng danh dự đă hành động trả đũa liền. Có thể quyết định tống xuất một ngàn công nhân Trung Quốc làm việc không giấy phép ở trong nước ta ngay sau khi “tầu lạ” đánh dân ḿnh. Đang có hàng chục ngàn di dân lậu trong đám các công nhân Trung Quốc, một đêm là có thể t́m ra một ngàn người dễ dàng. Trục xuất di dân lậu là một việc làm hợp pháp, hợp đạo lư, quốc tế phải công nhận là đúng lẽ phải. Liệu Trung Cộng có dám v́ thế mà đem quân sang đánh nước ta hay không? Thế giới có ngồi im cho họ hành động ngang ngược như vậy hay không? Dân Việt Nam đă hèn nhát từ bao giờ vậy?

    Năm 1974 ông Nguyễn Văn Thiệu đă ra lệnh Hải Quân Việt Nam chống cự đến cùng khi quân Trung Cộng tiến đánh Hoàng Sa. Lúc đó ông tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa chắc phải biết rằng những người lính sắp ra trận sẽ phải chịu hy sinh. Dù biết như vậy, ở địa vị người lănh đạo một quốc gia, ai cũng phải ra lệnh tử chiến. Họ không thể chỉ nghĩ đến kế an toàn cho mỗi người lính. V́ phải bảo toàn danh dự quốc gia, v́ c̣n phải nghĩ đến tổ tiên và con cháu.

    Những người lính Việt Nam bảo vệ thành phố Lạng Sơn năm 1979 có biết rằng họ sắp bỏ ḿnh trước biển người quân Trung Cộng hay không? Tại sao họ vẫn cầm súng chống cự tới cùng? Thiếu Tá Ngụy Văn Thà khi cùng các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam chống cự tới cùng đến lúc chỉ c̣n lưỡi lê trên đầu súng, họ có biết là họ sắp hy sinh hay không? Tại sao họ vẫn bám lấy mảnh đất Hoàng Sa cho đến chết? Tất cả những người lính Việt Nam, dù ở miền Nam hay miền Bắc, đều biết họ sẽ chết, nhưng chết cho tổ quốc Việt Nam. V́ bổn phận với tiền nhân bao đời trước. V́ biết c̣n bao nhiêu thế hệ con cháu đời sau. Người Việt Nam xưa nay không khiếp nhược.

    Nguồn: Nhật Báo Người Việt

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 05-10-2011, 04:32 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 24-04-2011, 02:35 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 22-03-2011, 08:51 PM
  4. Replies: 7
    Last Post: 05-01-2011, 11:30 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 29-12-2010, 08:59 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •