Results 1 to 8 of 8

Thread: Nửa bài báo, một tấm h́nh

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Nửa bài báo, một tấm h́nh

    Lời người đăng: Đọc bài viết này để xem bằng chứng VẸM nói láo. Nói láo không đỏ mặt, nói láo bất kể liêm sỉ. Tư cách & nhân cách của 1 tướng vc c̣n thua cả ma cô & gái điếm. Và xem cái bọn văn nô vc múa bút máu ... sửa lại lịch sử - bôi lọ sự thật.

    o0o


    Nửa bài báo, một tấm h́nh

    Trà Mi

    Tờ mờ sáng bên cốc cà-phê bốc khói, đọc bài báo đăng trên tờ An Giang Mobile ngày 3 tháng 8, 2012. Đây là một bài đă đăng trên trang Người đưa tin do Hội Luật gia Việt Nam chủ quản. Tựa bài "Trận đánh bất ngờ giải phóng Trường Sa của vị tướng già" làm người viết đă phải giựt tóc mai ba lần để xác định ḿnh tỉnh hay vẫn đang mơ.

    Trời ạ! Việt Nam lại một lần nữa đứng dậy đánh đuổi ngoại xâm?

    Coi vậy mà không phải vậy. Xin trích dẫn lại đây phần liên quan đến "giải phóng Trường Sa" để mọi người cùng đọc.


    Trận đánh bất ngờ giải phóng Trường Sa của vị tướng già

    An Giang Mobile. Cập nhật ngày: 30/01/2012

    Quế Ngân

    Là một trong những người chỉ huy trung đội đặc công nước trên tàu không số ra giải phóng quần đảo Trường Sa trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, nên trong kư ức của vị tướng già Mai Năng đầy hào hùng nhưng đẫm máu và nước mắt.

    Dũng sỹ số một

    Tướng Mai Năng tên thật là Tạ Văn Thiều, sinh năm 1930, ở huyện Kiến Thuỵ, TP. Hải Pḥng. 20 tuổi, ông nhập ngũ và được điều về Bộ chỉ huy quân sự Kiến An (cũ).
    [...]


    Thiếu tướng Tạ Văn Thiều (Tức Mai Năng)
    Nguồn: Nguoiduatin

    Sau khi miền Bắc được giải phóng, Dũng sỹ Năng được cử đi học tại Cục T́nh báo. Học xong, ông được biên chế vào làm chính trị viên của lực lượng hải quân, chuyên săn tàu ngầm. Năm 1962, ông được giao nhiệm vụ xây dựng lực lượng đặc công hải quân. Từ năm 1962 đến khi về hưu, ông gắn với nhiệm vụ ban đầu này.

    Tướng Năng tâm sự:
    "Đặc công hải quân hay c̣n gọi chung là đặc công nước, đ̣i hỏi người chiến sỹ có những tố chất khác biệt với lính b́nh thường. Bơi, lặn là một chuyện nhưng tố chất của người chỉ huy, tự quyết định không thể thiếu. Bởi trận địa dưới nước, khác với trận địa trên không, trên mặt đất. Sai lầm trong tích tắc, có thể phải trả giá bằng mạng sống của ḿnh và đồng đội. Đặc công nước của Mỹ, Ngụy được trang bị đến tận răng nên ta không thể xem thường".

    Theo tướng Năng, ngày đó, Trung đội đặc công hải quân ra đời, ông không dám nghĩ rằng, năm 1975, nó lại là mũi tiên phong để ra giải phóng quần đảo Trường Sa.

    Tướng Năng cho biết: Không thể kể chi tiết chuyện huấn luyện hay công tác chuẩn bị, kế hoạch đánh của đặc công hải quân v́ đó là bí mật quân sự. Song có một điều chắc chắn rằng, đă vào đặc công th́ không thể không khổ luyện. Họ có tư duy trận địa dưới nước rất tốt, ngoài ra, họ cũng thuộc những "món" đánh trên cạn để thích nghi với địa h́nh khi có phát sinh. Đă có thời gian dài, đặc công hải quân gắn liền với tàu không số trên biển, với những chuyến hàng từ Bắc chi viện cho miền Nam.

    Trận đánh bất ngờ

    Theo tướng Năng, thời điểm đó (năm 1975), quần đảo Trường Sa do Chính quyền Sài G̣n cũ chiếm giữ. Ông nhận nhiệm vụ vào Đà Nẵng chỉ huy đơn vị hợp thành giữa Trung đoàn đặc công hải quân và đặc công quân khu V, với 3 tàu không số là 673, 674 và 675 của Đoàn 125 huyền thoại, ra giải phóng Trường Sa. Chỉ có 3 tàu nhưng nhiệm vụ là đánh đồng loạt các đảo để áp đảo tinh thần nguỵ quân, chặn đường chạy, cứu viện từ đảo này sang đảo khác của chúng.

    Tướng Năng kể:
    "Chúng tôi cải trang thành tàu đánh cá rồi "đè sóng" ra khơi. Anh em đặc công phải nằm gọn dưới gầm tàu. Trên đường ra khơi, máy bay của nguỵ quân cứ quần thảo trên đầu, chúng gọi, chúng hô. Để nghi binh, tàu phải hướng về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) như thể là tàu đánh cá quốc tế. Máy bay thăm ḍ của quân ngụy bị lừa, bỏ đi. Thế là tàu quay mũi, nhằm quần đảo Trường Sa mà tiến. Trong các đảo th́ Song Tử Tây là được bố trí hệ thống pḥng thủ, quân nhiều nhất. Giải phóng Song Tử Tây có nghĩa là chặn cả ư chí lẫn hy vọng tiếp viện của quân ngụy."

    Thế là tướng Năng phân bổ nhiều quân vào Song Tử Tây hơn các đảo khác. Các mũi tiến vào đảo cứ thế mà y lệnh.



    Trường Sa luôn trong kư ức của vị tướng già
    Nguồn: Nguoiduatin

    Lênh đênh trên sóng 3 ngày th́ tàu áp sát đảo Song Tử Tây. Như kế hoạch đă vạch ra trước đó, sau 30 phút từ hiệu lệnh của khẩu súng DKZ phát ra, đảo Song Tử Tây đă được giải phóng. Lá cờ của quân giải phóng đă tung bay trên đảo. Một kỷ niệm không thể quên trong kư ức của tướng Năng, đó là, lúc tiến vào giải phóng đảo, ông gặp viên chỉ huy phía bên kia. Viên sỹ quan này có khuôn mặt hiền.

    Tướng Năng hỏi: "Sao các anh không chống cự mà lại tự tan ră nhanh thế?" Viên sỹ quan này thành thật: "Biết có tàu chiến vào đảo, tôi huy động quân, chuẩn bị chiến đấu rất sẵn sàng. Theo dơi, tôi nghe được hiệu lệnh chỉ huy là tiếng Việt, tôi biết không phải quân ngoại quốc đến chiếm đảo nên không chống cự, tránh thương vong cho anh em." Nói xong, viên sỹ quan này thỉnh cầu: "Đừng để người Việt Nam trên đảo đổ máu nữa." "Tôi thấy nhẹ ḷng, dù trước đó đầy băo tố nhưng câu nói đó làm tôi thấy b́nh yên trở lại," tướng Năng bộc bạch.

    Tướng Năng khẳng định: Đảo Song Tử Tây là kiên cố nhất của quân ngụy ngày ấy mà giải phóng nhanh như vậy th́ các đảo khác lại đơn giản hơn. Tôi hỏi: "Bị đánh bất ngờ, nguỵ quân không chống cự, không gọi chi viện sao?"

    Tướng Năng nói:
    "Có chứ. Quân ngụỵ đă cho tàu ở Vũng Tàu ra chi viện; cho trực thăng chi viện quân... nhưng đều ở xa, không dám áp sát đảo. Tàu chi viện nh́n thấy cờ của quân giải phóng bay trên đảo đă tự quay tàu, hướng về điểm xuất phát. Các đảo khác như Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa, Nam Yết cũng ở trong t́nh trạng tương tự. Sỹ quan, lính nguỵ hỗn loạn, chen nhau ra tàu để chạy về đất liền. Không chen được lên tàu th́ xuống xuồng, canô... bất kể là thứ ǵ có thể để trốn chạy khỏi đảo càng nhanh, càng tốt."

    Đất nước thống nhất, tướng Năng về tham gia Chiến dịch biên giới Tây Nam rồi Chiến dịch biên giới phía Bắc. Tướng Năng giữ chức vụ Tư lệnh Quân chủng Đặc công; được tặng thưởng 2 Huân chương kháng chiến, 2 Huân chương quân công, 4 Huân chương chiến công v́ những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 1998, ông về hưu với quân hàm Thiếu tướng.

    Nguồn: Quế Ngân. Nguoiduatin

    Nửa bài báo

    Bây giờ là giữa mùa Hè 2012; từ 1975 đến nay đă có 37 mùa Xuân đi qua nhưng người viết báo và "dũng sỹ số một" trong nước vẫn có thể b́nh thản dùng những nhóm chữ tràn đầy tính ḥa giải, ḥa hợp nhưng vô nghĩa như "Quân ngụy bị lừa", " Đặc công nước của Mỹ, Ngụy", "quần đảo Trường Sa do Chính quyền Sài G̣n cũ chiếm giữ." Chiếm giữ hay bảo vệ Trường Sa, giữ ǵn biển mẹ?

    Bài phỏng vấn đăng vào đầu năm 2012 nhưng tác giả và "dũng sỹ số một" đặc công nước Tạ Văn Thiều không một câu, một chữ nhắc đến trận hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng ḥa và quân xâm lăng Cộng sản Trung Hoa (Trung Cộng) vào đầu năm 1974. Có thể nhà báo Quế Ngân và "vị tướng già" mắc kẹt với bản công hàm ngày 14 tháng 9, 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, gởi đồng chí Chu Ân Lai, Tổng lư Quốc Vụ Viện nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa (Trung Cộng). Và nếu theo đúng công hàm Phạm Văn Đồng này th́ Trường Sa là của Trung Quốc và đặc công nước của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa "giải phóng Trường Sa" khỏi sự chiếm giữ của Chính quyền Sài G̣n chỉ là giải phóng cho Trung Quốc, đúng như lời nguyên Tổng Bí Thư Đảng CSVN, Lê Duẩn, đă nói, "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xă hội chủ nghĩa và cả nhân loại."


    Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa xả súng pḥng không 37 ly giết 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam tại quần đảo Trường Sa (1988)

    Đặc công nước Mai Năng, và nhà báo Quế Ngân cũng quên luôn việc các đồng chí anh em Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa (Trung Cộng) xả súng bắn giết 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam ngay tại quần đảo Trường Sa vào ngày 14 tháng 3, 1988. Xin xem lại đoạn video trên để đừng quên lịch sử.



    Hơn nữa khi đề cập đến cuộc tấn công vào Kampuchia đánh Khmer đỏ, con bài của Trung Cộng, cuối năm 1978, hay cuộc chiến tranh biên giới đánh đuổi quân xâm lăng phương Bắc năm 1979 th́ nhà báo Quế Ngân chỉ dám gọi đó là "Chiến dịch biên giới Tây Nam" và " Chiến dịch biên giới phía Bắc". Đúng là văn phong "dũng cảm" của nhà báo nước CHXHCN Việt Nam.

    Một tấm h́nh

    Trong nguyên bản bài báo đăng ở trang Người Đưa Tin do Hội Luật gia Việt Nam chủ quản cũng như bài đăng lại trên trang Ang Giang Mobile có hai tấm h́nh minh họa như ở đoạn trích dẫn phía trên. H́nh ông đặc công nước, "dũng sỹ số một" Mai Năng không có ǵ để nói. Đáng nói đến là tấm h́nh thứ hai có chú thích "Trường Sa luôn trong kư ức của vị tướng già".

    Cuộc chiến Nam Bắc chấm dứt cách đây 37 năm, kể là lâu với đời người nhưng chẳng đáng ǵ so với lịch sử đất nước. Người trong cuộc có lẽ chưa chết hết và hơn nữa hôm nay là thời đại của thông tin điện tử nên những hành động bất lương, ngang nhiên đánh tráo lịch sử khó có thể xẩy ra. Tuy thế, nhà báo Quế Ngân và tờ Người Đưa Tin chứng tỏ ḿnh là hạng bất lương số một, và cũng không đủ trí khôn.

    Trong tấm h́nh chú thích "Trường Sa luôn trong kư ức của vị tướng già" là h́nh ảnh các chiến sĩ Việt Nam Cộng ḥa hân hoan cầm cờ búa liềm của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 như chào mừng "giải phóng Trường Sa". Tấm h́nh là bằng chứng của sự bất lương và trí tuệ lùn của nhà báo Quế Ngân và tờ báo Người Đưa Tin, cũng như Hội Luật Gia Việt Nam.

    Sự thực lịch sử sau tấm h́nh là các chiến sĩ Việt Nam Cộng ḥa đang trưng bày một phần chiến lợi phẩm thu được từ Quân đội Nhân dân Việt Nam trong đợt phản công đầu tại mặt trận Xuân Lộc, vào tháng 4, 1975.




    Nguồn: vnafmamn.com

    Tấm h́nh trên đây trích từ trang "Những câu chuyện chưa kể", Mặt trận Xuân Lộc. Tại đây lưu trữ một số h́nh ảnh của trận Xuân Lộc và các bài viết của Phillip B. Davision, George J. Veith và Merle L. Pribbenow, II, về chiến trường Xuân Lộc và những ngày tháng 4, 1975.

    Với t́nh h́nh Biển Đông, và tập đoàn lănh đạo như hiện nay liệu Trung đội, Đại đội hay Tiểu đoàn đặc công nước, và các dũng sĩ số hai, số ba... của CHXHCN Việt Nam có cơ hội giải phóng Hoàng Sa, và "giải phóng" trường Sa thêm một lần nữa hay không? Có thể đây vẫn c̣n là một bí mật quân sự.

    Đến đây chợt nhớ lại câu mới đọc của một blogger trong nước, Hanwonders viết, "Một dân tộc ǵ mà độc ác và hèn hạ thế?" Cay đắng thật nhưng có lẽ không sai!

    Nguồn: DCVOnline
    http://dcvonline.net/modules.php?nam...ticle&sid=9266

    Nguồn:

    - Trận đánh bất ngờ giải phóng Trường Sa của vị tướng già. Quế Ngân. Người Đưa Tin. 30-01-2012 | 06:20
    - Untold Stories.
    - Phillip B. Davision, BATTLE OF XUAN LOC
    - George J. Veith và Merle L. Pribbenow, II,FIGHTING IS AN ART"Fighting is an Art": The Army of the Republic of Vietnam's Defense of Xuan Loc, 8-20 April 1975, The Journal of Military History 68 (January 2004): pp 163-214.
    Last edited by SilverBullet; 05-08-2012 at 08:05 AM.

  2. #2

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447
    Đây là nghề cuả CS mà, không lấy ǵ làm bất ngờ lắm. Nghề nói ngược th́ CS vô địch không ai mặt dày hơn. Bái tổ!!!

  3. #3
    Member
    Join Date
    23-05-2012
    Posts
    88

    "đè... cổ dân"

    Trong thời đại Internet, những tṛ hề tự tung tự hứng, mị dân bỉ ổi của QDNDVN cùng là tay sai cho bè lũ băng đảng CSVN ngày nay càng lộ liễu cái bịp bợm đốn mạt hèn hạ của chúng.
    Bao năm qua, chả thấy bóng QDND và các "chiến sĩ đặc công nước" này "đè sóng" ra khơi bảo vệ cho ngư dân VN mà chỉ nghe bọn ngư chính Tàu phù "đè cổ" bắt, bắn, và cướp tàu của ngư dân VN.
    Quân đội nhân dân VN là thế ư ? Các chiến sĩ anh hùng "ăn cơm quốc dân mà thờ qủi đỏ CS" nay rất bận rộn thi đua theo chỉ đạo của đảng để ra sức làm nghĩa vụ "đè dân" cưỡng chế đất đai và chống biểu t́nh yêu nước của nhân dân... nên chả rổi hơi mà "đè nước với đè sóng" v́ "Anh em đặc công đă nằm gọn dưới gầm Tàu" ... là bọn Tàu Thanh Quang, Tàu Chí Vịnh ấy !
    Last edited by Bui Lan Chi; 05-08-2012 at 09:53 AM.

  4. #4
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432


    Ông SilverBullet lượm ở đâu ra cái chuyện nầy hay vậy. Làm tui coi mà cười muốn té ghế. Phải đổi tên ông Tướng nầy thành ông tướng "phù thủy" mới đúng. Ông ta có thể hô một phát là có thể biến Biệt Động Quân từ Xuân Lộc thành "đặc công nước" của ổng ở Trường Sa. Đúng là Vẹm hết thời rồi, càng cố gắng càng lố bịch....

    PS : Như tuồng huy hiệu trên áo là lính Sư Đoàn 18 BB chứ không phải BĐQ.
    Last edited by Pleiku; 05-08-2012 at 01:02 PM.

  5. #5
    NAM SAIGON 2
    Khách
    H́nh các chiến sĩ VNCH đang trong tư thế chiến thắng,vậy mà bọn bồi bút VC biến họ thành đang chiến bại,hèn chi những anh lính VNCH trong hỉnh cũng phải cười toe toét....
    Nh́n cái cờ búa lưỡi liềm,chợt nghĩ lại ngày xưa bọn CSVN nó ngu làm sao....

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523
    Quote Originally Posted by Pleiku View Post


    Ông SilverBullet lượm ở đâu ra cái chuyện nầy hay vậy. Làm tui coi mà cười muốn té ghế. Phải đổi tên ông Tướng nầy thành ông tướng "phù thủy" mới đúng. Ông ta có thể hô một phát là có thể biến Biệt Động Quân từ Xuân Lộc thành "đặc công nước" của ổng ở Trường Sa. Đúng là Vẹm hết thời rồi, càng cố gắng càng lố bịch....

    PS : Như tuồng huy hiệu trên áo là lính Sư Đoàn 18 BB chứ không phải BĐQ.
    Chào ông Pleiku,

    Mấy cái chuyện bố láo & lố bịch này đă bị những người trong cuộc của Hải quân VNCH vạch ra từ năm 1999 rồi. Người có chút liêm sỉ th́ chắc đă "nín khe" rồi.
    Vậy mà, vẫn không biết "nhục nhă", vẫn c̣n xào đi nấu lại ... Đúng là Vẹm!

    C̣n cái cha nội tướng vc đó nên lấy cái tấm băng vệ sinh trùm/ che mặt lại nếu c̣n chút xíu tự trọng.

    Ủa mà quên, tất cả vc đă trùm cái "tấm băng vệ sinh" đó từ hồi 1954 rồi, chứ đâu phải 1 ḿnh cha nội 'Mai/ Mu rùa" này ... Tui lại uổng công, tốn nước bọt, mỏi ngón tay để "khuyên". Đúng là làm chuyện tào lao !!! :)

    Hiện nay, VC và cái tấm băng vệ sinh chỉ c̣n có 1 chỗ hợp t́nh, hợp lư và có lẽ đa số dân VN cũng đồng ư => SỌT RÁC.

    Việc này cũng thuận lư lẽ, hợp vệ sinh luôn ... Băng vệ sinh đă sử dụng th́ chỉ có 1 chỗ hợp lư là THÙNG RÁC. <= Ai hông tin, th́ cứ hỏi chị em của chúng ta th́ sẽ biết sự thật.:o:p

    ***

    Mời ông Pleiku và ACE xem tiếp một bài viết của 1 Hải quân VNCH = NGƯỜI THẬT VIỆC THẬT! (đă viết từ năm 1999)

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    NGƯỜ THẬT, VIỆC THẬT

    Một Cuộc Săn Đuổi Tàu Địch trên Biển Của Hải Quân VNCH
    PHAN LẠC TIẾP

    Cuộc xâm nhập bằng đường biển của Cộng sản Hà Nội được chính thức khởi đầu vào ngày 30 Tết năm 1960, cho đến ngày 24 tháng 4 năm 1972 được coi là chấm dứt, bởi con tàu số 645 của Cộng sản Hànội bị theo dơi và bị đánh ch́m rất ngoạn mục tại vùng biển Phú Quốc.



    Khu trục hạm HQ4 Trần Khánh Dư (và HQ1 Trần Hưng Đạo)

    KẾ HOẠCH XÂM NHẬP BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA HÀ NỘI.

    Cuộc xâm nhập bằng đường biển của Cộng sản Hà Nội được chính thức khởi đầu vào ngày 30 Tết năm 1960, cho đến ngày 24 tháng 4 năm 1972 được coi là chấm dứt, bởi con tàu số 645 của Cộng sản Hànội bị theo dơi và bị đánh ch́m rất ngọan mục tại vùng biển Phú Quốc. Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư, HQ 4 của Hải Quân VNCH đă lập được chiến công này. Trước khi đi sâu vào cuộc săn đánh tàu Cộng sản Bắc Việt, cần có một cái nh́n khái quát và kế hoạch xâm nhập của Hà Nội vào bờ biển Miền Nam. Suốt 12 năm dài, từ 1960 đến 1972, lực lượng xâm nhập đường biển của Hà Nội được tổ chức theo quy chế bộ binh. Từ năm 1960 đến 1964, lực lượng này c̣n nhỏ, được gọi là Đoàn 604. Lúc đầu là các thuyền gỗ nhỏ, trong tải trên dưới 10 tấn, sau là các tàu sắt lớn hơn, trong tải trên dưới 40 tấn. Các ghe loại này ngoài việc trang bị mot số vũ khí để tự vệ khi thật cần thiết, tất cả c̣n được trang bị các dụng cụ đánh cá như lưới, cào, vừa để ngụy trang, vừa để đánh cá và sản xuất nước mắm. Bắt đầu từ tháng 12 năm 1964, xă hội miền Nam có nhiều xáo trộn, cuộc chiến mỗi lúc mỗi thêm ác liệt, nhu cầu tiếp viện chiến trường miền Nam của quân đội Bắc Việt (dưới chiêu bài Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam), mỗi lúc mỗi thêm to lớn, Hà Nội thành lập Đoàn 125, và được cung cấp thêm nhiều tàu sắt có khả năng đi biển lâu ngày, trong tải cũng to lớn hơn, trên dưới 100 tấn. Suốt 12 năm đó, ở khoảng giữa một biến cố bột phát đă làm thay đổi tới cách xâm nhập của Hà Nội, đồng thời cũng là thời điểm mà Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa và Hoa Kỳ thay đổi kế hoạch pḥng thủ bờ biển Việt Nam. Biến cố ấy là tàu số 143 của Cộng sản Hà Nội bị phát giác và đánh ch́m tai Vũng Rô ngày 16 tháng 2 năm 1965. Theo tài liệu tịch thu được trên con tàu này, th́ đây là chuyến thứ 23 của con tàu này xâm nhập bờ biển miến Nam. Hàng ngàn vũ khí và rất nhiều đạn dược của Cộng sản Bắc Việt đă bị tịch thu.

    KẾ HOẠCH PHONG TỎA, BẢO VỆ BỜ BIỂN VIỆT NAM CỘNG H̉A

    Khởi đi từ biến cố đó Hải Quân Việt Mỹ đă có một kế hoạch tỉ mỉ và hùng hậu bảo vệ bờ biển Việt Nam. Ngày 24 tháng 3 năm 1965, (hơn một tháng sau biến cố Vũng Rô). Kế hoạch Market Time đă được mở đầu. Kể từ lúc này, ngoài các ghe của các Duyên Đoàn, đóng tại cửa sông huyết mạch, kiểm soát và theo dơi các ghe tại sát các vùng nước nông, c̣n có các Hải Đội Duyên Pḥng, được trang bị bằng các loại tàu nhỏ, có vận tốc cao, hỏa lực mạnh để chận xét các ghe thuyền trong vùng lănh hải VNCH. Bên ngoài lănh hải, 12 hải lư kể từ bờ lúc nước thấp nhất, c̣n có các chiến hạm loại lớn, tuần dương, để theo dơi và phát giác các ghe tàu khả nghi từ hải phận quốc tế. Xa hơn nữa, bao gồm cả vùng biển Đông từ bờ biển Phi Luật Tân phía Đông, vùng vịnh Bắc Việt cho măi tận đến phía Nam là vùng lănh hải của Mă Lai, Singapor, Thái Lan…, đều được sự kiểm soát của Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ. Ngoài các đơn vị cơ động nói trên, dọc theo bờ biển của VNCH c̣n có 16 đài kiểm báo, với các Radar cực mạnh, bán kính kiểm soát của Radar của các đài này đan kín nhau để bổ trợ cho việc kiểm soát bờ biển. Trên không phận, c̣n có các loại máy bay Không tuần để mau chóng theo dơi và phát giác các điểm di động khả nghi. Như thế, để chống lại sự xâm nhập các tàu bè Cộng sản Bắc Việt, bờ biển VNCH đă được bao kín. Chính tài liệu của Hà Nội đă phải xác nhận :"địch điên cuồng ngăn chặn phong tỏa hoạt động của Đoàn 125". Sau vụ Vũng Rô, lần lượt có thêm 13 vụ khác mà các tàu bè của Cộng sản Bắc Việt đă bị phát giác, săn đuổi và đánh ch́m như:

    - Cửa Tiểu ngày 8/1/1966
    - Cửa Bồ Đề ngày 10/5/1966
    - Ba Động ngày 20/6/1966
    - Bồ Đề lần thứ hai ngày 1/1/1967
    -Mũi Ba Làng An (Batangan) ngày 14/3/1967
    - Sa Kỳ ngày 15/7/1967
    - Đức Phổ ngày 1/3/1967
    - Ḥn Hèo gần Nha Trang ngày 1/3/1968
    - Cửa Việt ngày 1/3/1968
    - Bồ Đề lần thứ ba ngày 1/3/1968
    - Cửa Cung Hầu ngày 22/11/1970
    - Gành Hào ngày 12/4/1971


    Và vụ cuối cùng là ngày 24/4/1972 HQ 4 đánh ch́m tàu địch, tại vùng biển Phú Quốc. Như thế, trong thời gian từ 1965 đến 1972, Hải Quân Việt Mỹ hợp tác hoạt động với nhau rất chặt chẽ. Các chiến hạm, chiến cụ mới, các cơ phận thay thế dồi dào, các cơ sở tiếp vận và sửa chữa ở dọc theo các vùng duyên hải, cũng như các Cơ Xưởng Hạm neo tại các con sông lớn, lúc nào cũng sẵn sàng cung cấp các cơ phận thay thế và sửa chữa. Năng xuất hoạt động thật là cao. Nhiều ghe tàu của cộng sản Hà Nội xâm nhập, gần tới bờ biển VNCH đành phải quay trở lại, v́ gặp các tàu bè miền Nam theo dơi, săn đuổi. Trong cuốn lịch sử ‘Hải Quân Nhân Dân - Dự Thảo và Tóm Tắt,’ trang 139 - 194, của Ha Nội đă phải viết "11 chuyến vận chuyển nhưng chỉ 1 chuyến thành công, đưa được 60 tấn vũ khí vào mặt trận, c̣n 10 chuyến gặp địch bao vây, phong tỏa, phải quay về". Qua lời ghi nhận của cộng sản Hà Nội nói trên, ai cũng thấy là Hải Quân VNCH, cũng như Hoa Kỳ, luôn luôn tôn trọng luật hàng hải quốc tế. Nếu các tàu khả nghi chưa xâm nhập lănh hải của ḿnh, th́ con tàu ấy chỉ bị theo dơi, mà không bị lục soát, tấn công. V́ thế, chúng mới quay về được khi không lọt được vào lănh hải Việt Nam. Nhưng cuộc chiến mỗi lúc mỗi thêm ác liệt. Hà Nội đă dùng đủ mánh khóe gian manh, lừa bịp trên mọi lănh vực để đưa người và vũ khí vào xâm lăng Miền Nam. Quân tử măi, tôn trọng luật lệ mà chỉ lấy phần thua thiệt. HQ 4 đánh tàu địch ngày 24 tháng 4 năm 1972 đă chính thức chấm dứt cuộc xâm lăng bằng đường biển vào Nam theo lối b́nh thường.

    HÀ NỘI THAY ĐỔI LỘ TR̀NH XÂM NHẬP.

    Không thể xâm nhập bằng các ghe nhỏ vào bờ biển phía Đông được nữa. Hà Nội mở một con đường mới. Chúng đóng loại tàu sắt to lớn, có khả năng đi xa, đi lâu trên đại dương. Để mở đường "ngày 24 tháng 8 năm 1969, con tàu số 42 rời cửa biển Hải Pḥng. Trên chặng hải tŕnh tàu đă qua vùng quần đảo Hoàng Sa, sau xuyên thẳng xuống vùng biển Đông Nam Á, vào vùng Tây Nam, rồi quay về căn cứ xuất phát vào ngày 9 tháng 9 năm 1969. Trong chuyến đi 22 ngày này, vượt qua chặng đường dài gần 4000 hải lư, chịu đựng đói khát, thiếu thốn và sóng gió trên biển cả, tàu 42 đă t́m được và mở ra một con đường chuyển vận mới trên biển từ Bắc vào Nam địch ít ngờ tới nhất" (LSHQ/NDVN, dự thảo và tóm tắt, trang 137 tài liệu của CS Hà Nội). Với con đường mới này Cộng sản Bắc Việt đă để lại các xác tàu tại Gành Hào, ngày 22/11/70 và Cung Hầu, ngày 12/4/71. Nhưng Hà Nội đă không biết rằng mọi phát xuất từ các cửa biển ở miền Bắc, h́nh ảnh các tàu bè của Hà Nội đă được cung cấp và lưu trữ tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân Sài G̣n. Các số tàu có thể sơn lại. Màu sơn có thể thay đổi. Nhưng kiến trúc con tàu, một cách tổng quát làm sao thay đổi trên đường xâm nhập. Nhất là các cửa sổ tṛn kín nước. Có loại có 9 cửa, có loại có 12 cửa v.v… và cả đặc tính và vận tốc của các con tàu ấy cũng được theo dơi và biết một cách chính xác, để sẵn trong ngăn kéo trong Pḥng Hành Quân Biển tại Sàig̣n. Khi cần, sau khi phối kiểm, kèm theo Lệnh Hành Quân trao cho các chiến hạm thi hành.

    HQ 4 VỚI THỦY THỦ ĐOÀN GƯƠNG MẪU
    ĐÁNH CH̀M TÀU ĐỊCH.


    Nằm trong chương tŕnh chuyển giao cấp tốc (Accelerated Turnover to the Vietnamese: ACTOV), khu trục hạm HQ 4 nguyên là một chiến hạm của Đệ Thất Hạm Đội, đang hoạt động tại Thái B́nh Dương, mang số 334. Đối với Việt Nam là một con số bù, không tốt. Ngày chuyển giao tại Guam, Hải Quân Trung táù Nguyễn Ngọc Rắc, Hạm trưởng với sự xắp xếp của Hải Quân Mỹ, cử 2 thủy thủ, 1 Việt, 1 Mỹ, sau một hồi c̣i nghi lễ, lấy cọ sơn xóa đi hai con số 3, nên con tàu chỉ c̣n lại số cuối là số 4. Khu trục hạm mang tên một vị tướng lẫy lừng họ Trần, Trần Khánh Dư. Thủy thủ đoàn được tuyển chọn và huấn luyện kỹ càng. Sau Hạm trưởng là Hạm Phó Nguyễn Kim Khánh, khóa 11. Ông Khánh đă cho hay : "HQ 4 lúc ấy vừa mới lănh về, tất cả ở trong t́nh trạng toàn hảo. Tàu dài 305 bộ, rộng 36 bộ, độ sâu là 14 bộ, vận tốc tối đa là 21 gút. Tàu được trang bị hải pháo 76 ly 2 trước mũi, bắn bằng điện, do hai nhân viên phụ trách : Thượng Sĩ Điện Pháo Tân và xạ thủ chính là Trung Sĩ Trọng Pháo Huệ. Ở phía sau cũng có một dàn hải pháo 76 ly 2 nữa. Chưa kể các khẩu đại bác 20 ly dọc theo hai bên sàn tàu. Đó là những vũ khí trên mặt biển. HQ 4 c̣n có 6 ống phóng ngư lôi, một dàn thủy lựu đạn MK 15 để đánh tầu ngầm…. Nhân viên, lúc ấy với cấp số 170 người, đầy đủ 100%, rất thuần thục và gương mẫu". Vẫn theo sự nhớ lại của Cựu Hạm Phó HQ.4 Nguyễn Kim Khánh, ông nói : "trước ngày 22 tháng 4 năm 1974, Hạm trưởng tôi từ Bộ Tư Lệnh về, đem theo các tài liệu hành quân, với độ khẩn Hỏa Tốc. Ông ra lệnh cho đi chợ thật mau, gọi tất cả nhân viên về. Tất nhiên một số đi phép không có mặt. Mặc, 2 giờ chiều tàu rời Sài G̣n. Cẩn thận tối đa và tới cửa Cap St. Jacque lúc 5 giờ chiều. Với các chi tiết đă được cung cấp. HQ 4 tiến thẳng ra vùng Vịnh Phan Thiết. Radar mở tối đa, bán kính bao vùng 32 hải lư. Chỉ sau mấy giờ đồng hồ, echo địch đă hiện ra. HQ 4 lại gần tàu địch, với một phân đội hải hành sẵn sàng trong nhiệm sở tác chiến. Lúc ấy tàu địch ở ngoài hải phận quốc tế, cách bờ từ 25 đến 30 hải lư. Quan sát tàu, kiến trúc đúng như h́nh ảnh đă được cung cấp. Trên tàu địch chỉ có các ô vuông phủ lưới. Thấy bị theo dơi, tàu địch hướng mũi về phía Hồng Kông. Ta đi theo, xa xa trong tầm kiểm soát của Radar. Sau tàu địch đổi hướng vào vùng Cà Mau. Đợi cho địch vào sâu hơn nữa, ta xả hết máy theo sát nó. Sáng ngày 24 tháng 4 năm 1972, tàu địch ở giữa vùng biển từ Phú Quốc và đảo Thổ Châu. Trên tàu địch không treo quốc kỳ của bất cứ quốc gia nào. Tàu ta và tàu địch rất gần nhau. Ta đánh đèn hỏi, tàu địch vẫn giữ im lặng. Tàu ta đi sát hơn, dùng cờ hiệu hỏi, tàu địch vẫn lầm ĺ không phản ứng ǵ. Trên ống nḥm, h́nh dáng, bộ mặt các nhân viên trên tàu địch rất là Việt Nam. Không c̣n khả nghi ǵ nữa. HQ 4 ở nhiệm sở tác chiến toàn diện. Và tất nhiên mọi diễn tiến đều được thông báo bằng âm thoại tới Trung Tâm Hành Quân tại Sài G̣n… Tàu ta, HQ 4 dùng loa kêu gọi "các anh hăy dừng máy, kéo cờ trắng đầu hàng, chúng tôi sẽ cho các anh hưởng quy chế chiêu hồi…" Tàu địch h́nh như ở trong t́nh trạng hôn mê. Bỗng chúng kéo quốc kỳ Trung Cộng lên cột cờ… Hạm trưởng Nguyễn Ngọc Rắc rất tin tưởng vào các xạ thủ của khẩu 76 ly 2 tại mũi tàu. Ông nhắc : " Khi cần, chỉ một ḿnh khẩu này bắn thôi…" Tàu ḿnh và tàu địch vẫn chạy song song, hướng mũi vào Phú Quốc. Và thật nhẫn nại, vừa theo sát, vừa bắc loa kêu gọi, tàu địch vẫn cứ ĺ. Lệnh từ chính Tư Lẹânh Hải Quân, Đề Đốc Trần Văn Chơn bằng âm thoại:" Theo đúng luật hàng hải quốc tế, hăy bắn hai phát trước mũi tàu địch để cảnh cáo. Nếu tàu địch không ngừng máy, kéo cờ trắng, hăy bắn thẳng vào tàu địch." Sau hai phát đại bác, tàu địch vẫn lầm ĺ tiến. Hạm Trưởng Nguyễn Ngọc Rắc ra lệnh:" Bắn thẳng vào đài chỉ huy." Khẩu 76 ly 2 do xạ thủ Huệ bóp c̣. Chỉ một phát, tàu địch nghiêng. Trên tàu địch tán loạn. Phát thứ hai, tàu địch bốc cháy và từ từ ch́m trong ṿng mấy phút. Các họng súng khác trên HQ 4 đều hướng về tàu địch và chưa được lệnh bắn phát nào…" Vẫn theo Cựu Hạm Phó Nguyễn Kim Khánh :"nhiệm sở thả *youyou loan ra. Trên các xuồng máy này đều có nhân viên trang bị súng nhỏ, và c̣ng. HQ 4 đă ngừng máy, biển êm. Hai xuồng được thả xuống tiến đến vùng biển, nơi các mảnh ván và các đầu người bơi lóp ngóp… . Sĩ quan trưởng toán báo cáo về HQ 4. "Dạ thưa Hạm trưởng tất cả họ đều nói tiếng Việt Nam…" Báo cáo này được loan ngay về Trung Tâm Hành Quân tại Sài G̣n. Đô Đốc Chơn cười, và lấy khăn lau mồ hôi trên trán (ghi nhận này của người viết lúc ấy ở Sài G̣n.) Vẫn theo ông Khánh, có hơn 10 nhân viên trên tàu của Hànội được vớt lên. Lúc ấy HQ.4 vừa mới lănh từ Mỹ về, thuốc lá Mỹ, cam, táo c̣n đầy. Ta đem ra mời các tù binh của tàu Bắc Việt. Tất cả đều ngồi im, từ chối. Sau Thượng sĩ Quân y, tên là Ân, nói : "Ông thầy phân tán họ ra, rồi hăy cho họ ăn". Đúng như ông Ân đoán. Các tù binh Cộng sản Bắc Việt uống nước cam, ăn táo, ăn nho rất tận t́nh…".

    o0o

    HÀ NỘI ĐĂ VIẾT G̀ VỀ VỤ NÀY.

    Theo tài liệu chính thức của Hà Nội: Lịch sử Hải Quân Nhân Dân Việt Nam, Dự Thảo Tóm Tắt, trang 140 nguyên văn như sau : "Trung tuần tháng 4, đoàn lại tiếp tục giao nhiệm vụ cho tàu 645 đưa một chuyến hàng nữa vào Quân Khu 9. Trên đường đi tàu đă lợi dụng mọi yếu tố bất ngờ vượt qua các tuyến tuần tiễu của địch gồm hàng chục tàu chiến, máy bay trinh sát của Mỹ và Ngụy. Đến ngày 24 tháng 4, khi tàu chuyển hướng vào bờ th́ gặp địch và xảy ra chiến đấu. Với âm mưu nham hiểm định bắt sống tàu ta, bọn địch dùng mọi thủ đoạn chiến tranh tâm lư, dụ dỗ, mua chuộc và đe dọa ḥng lung lạc ư chí cán bộ, chiến sĩ tàu 645. Sau một thời gian tác động, kêu gọi, chiêu hồi không được, bọn địch liền dùng đại bác bắn vào ta. Thực hiện kế hoạch đă bàn sẵn, tàu 645 chưa bắn trả lại vội, vừa dập lửa cứu máy vừa tiếp tục vận động b́nh thường để nghi binh nhử địch đến gần. Sau mấy loạt đạn 76,2 mi-li-mét bắn tới tấp không thấy tàu ta phản ứng ǵ, chiếc tàu khu trục địch ngưng bắn tiến sát lên ngang hông tàu 645. Chỉ chờ có thời cơ ấy, tàu 645 bất ngờ tăng hết tốc độ nhắm thẳng tàu địch lao tới. Trong giờ phút quyết liệt một mất một c̣n với kẻ thù. Thiếu úy chính trị viên, Bí thư chi bộ tàu 645. Nguyễn Văn Hiệu, đă b́nh tĩnh, tỉnh táo tổ chức, cho anh em rời tàu, căn dặn anh em tiếp tục chiến đấu v́ miền Nam ruột thịt". Tập tài liệu được biên soạn bởi 3 người : Phạm Hồng Thụy, Phạm Hồng Đời, Vũ Mạnh Đoan (không thấy có một vị Tiến Sĩ, hay một vị nào với học vị cao kiểm soát, hay trách nhiệm xuất bản như các cuốn tài liệu khác.)

    ĐÔI LỜI NHẮN GỞI.

    Thưa các anh Thụy, Đời và Đoan. Như các anh đă thấy và ghi nhận. Cuộc xâm nhập của các anh từ Bắc vào Nam, chúng tôi đă theo dơi và biết rất rơ. Và Hải Quân chúng tôi luôn luôn tôn trọng luật hàng hải quốc tế. Hơn thế nữa, dù ở thế thượng phong, chúng tôi sẵn sàng mở một cánh cửa để cho các anh có thể về với chúng tôi qua chính sách chiêu hồi. Cực chẳng đă, chúng tôi mới sử dụng vũ khí, và cũng chỉ giới hạn, rất giới hạn hỏa lực và thời gian tác xạ. Chúng tôi muốn cứu sống các anh tối đa. Khi tàu các anh đă ch́m, chúng tôi đă cứu vớt các anh ngay và đối xử với các anh rất tử tế, nồng hậu. Một con tàu nhỏ, thiếu tiện nghi, và được huấn luyện sơ sài, không đáp ứng được các quy luật thông tin căn bản của luật hàng hải, họ đă cho các anh ra đi. Như thế thật là liều lĩnh và tàn ác. Với con tàu nhỏ, chưa quá 100 tấn, gặp con tàu của Hải Quân Việt Nam, lớn gấp 20 lần tàu của các anh, với tất cả sự hùng hậu về hỏa lực và kỹ thuật, các anh khiếp đảm là lẽ đương nhiên. Chỉ nguyên đi gần chiến hạm của chúng tôi, với sức hút của trọng tải khối sắt gần 2000 tấn, đă làm các anh khó có thể giữ được bánh lái vững vàng. Khi đă bị bắn, tàu nghiêng và phát hỏa, đứng đă không vững, lấy sức đâu mà "…tàu 645 chưa bắn trả vội, vừa dập tắt lửa cúu máy, vừa tiếp tục vận động b́nh thường,,để nhử địch tới gần…" Tôi chắc các anh, người viết bài, chưa có một chút kinh nghiệm nào về cuộc sống trên tàu chiến. Các anh quen phóng đại và tô hồng bừa băi, nên đọc đoạn văn trên tôi buồn cười quá. Con tàu đă nghiêng, hầm máy đă cháy, khiếp lắm, chứ có đâu như đám rơm, đám rạ cháy lan trong góc bếp của các anh đâu mà dập lửa…Với anh "Nguyễn Văn Hiệu, chính trị viên, bí thư chi bộ tàu 645 ", trên thực tế, do các bạn tôi kể lại, th́ từ 10 giờ sáng hôm 24 tháng 4 năm 1972 lúc con tàu của các anh bị HQ 4 theo sát, anh ta đeo kính đen, ngồi ngoảnh mặt về phía HQ 4, không động đậy. Tôi chắc là anh ta lúc đó, hăi quá "ướt cả quần", nên không c̣n nhúc nhích ǵ được. Anh ta chết ngay, như tin anh phụ máy mà tôi hỏi lúc các anh này được đưa về Sài G̣n hôm 25 tháng 4 năm 1972. Anh này nói : " Tầu đi nâu quá, em hăi quá, khi tàu bị bắn cháy, em thấy đầu và phổi của anh Hiệu rơi xuống trước mặt em…" Thưa các anh trong ban Biên Tập của tập tài liệu trên. Điều thứ nhất là anh Nguyễn Văn Hiệu, Bí thư chi bộ tàu 645, chết đúng 12 giờ ngày 24 tháng 4 năm 1972, tại vùng biển giữa đảo Phú Quốc và đảo Thổ Châu. Các anh nên thông báo cho gia đ́nh anh Hiệu biết như thế để tiện bề cúng giỗ. Là một người đi biển, tôi thấy rằng thủy thủ của con tàu 645 đă phải có một niềm tin vững chắc lắm mới dám liều ra đi như thế. Niềm tin ấy đă được nhồi nặn với tất cả căm thù và sai quấy. Các anh ra đi để giải phóng miền Nam. Người lính miền Nam được các anh hiểu như là một loại người tàn ác và không có t́nh tự dân tộc… Các anh hăy b́nh tâm đọc lại và kiểm chứng các đoạn tôi ghi ở trên. Nếu chúng tôi muốn tiêu diệt các anh, các họng súng 20 ly trên tàu chỉ quét một lượt, các anh c̣n ǵ ? Khi vớt các anh lên, nếu muốn cho phi tang, quá dễ. Vậy mà các anh đă được nuôi dưỡng, đón tiếp như thế. Trừ một ḿnh anh Hiệu, hơn 10 người của con tàu 645, đă được vớt. Và giờ đây, tất cả đất nước đă nằm trong tay các anh, các thủy thủ của con tàu 645, chắc đă được trở về đoàn tụ với gia đ́nh. Thực tế, sau khi đất nước đă về tay các anh, những thủy thủ như các thủy thủ của con tàu 645 ra sao? Sao không thấy các anh nói đến. Các anh hăy nh́n lại quanh các anh, những thân nhân các anh, gia đ́nh của các "chiến sĩ ngoan cường chống Mỹ cứu nước" hiện họ sống ra sao? Thực tế là câu trả lời cụ thể về cái lư tưởng mà những thanh niên miền Bắc đă liều thân đi vào chỗ chết. Hỡi các anh trong Ban Biên Tập của Bộ Tư Lệnh Hải Quân Hà Nội, chúng tôi, bằng tất cả tấm ḷng tôn trọng sự thật, và rất b́nh tĩnh mong được anh lên tiếng. Hăy trả sự thật lại cho sự thật.

    Ngày 12 tháng 7 năm 1999.
    PHAN LẠC TIẾP

    *youyou: Một loại xuồng nhỏ trên chiến hạm dùng để cấp cứu.


    Nguồn

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Phim VC cấm chiếu: Hoàng Sa Việt Nam_ Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

    Quote Originally Posted by SilverBullet View Post
    Với t́nh h́nh Biển Đông, và tập đoàn lănh đạo như hiện nay liệu Trung đội, Đại đội hay Tiểu đoàn đặc công nước, và các dũng sĩ số hai, số ba... của CHXHCN Việt Nam có cơ hội giải phóng Hoàng Sa, và "giải phóng" trường Sa thêm một lần nữa hay không? Có thể đây vẫn c̣n là một bí mật quân sự.

    Đến đây chợt nhớ lại câu mới đọc của một blogger trong nước, Hanwonders viết, "Một dân tộc ǵ mà độc ác và hèn hạ thế?" Cay đắng thật nhưng có lẽ không sai!

    Bộ phim này của ông Hồ Cương Quyết [André Menras] người pháp, mang quốc tịch danh dự Việt Nam. Phim bị nhà nước cấm chiếu, phim nói về ngư dân Việt bị Trung Quốc giết hại.


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 38
    Last Post: 08-08-2012, 11:10 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 15-06-2011, 12:07 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 29-09-2010, 11:36 AM
  4. Replies: 6
    Last Post: 12-09-2010, 02:55 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •