Results 1 to 9 of 9

Thread: HỒN VIỆT TRONG NGÔN NGỮ VIỆT

  1. #1
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    77

    HỒN VIỆT TRONG NGÔN NGỮ VIỆT

    HỒN VIỆT TRONG NGÔN NGỮ VIỆT
    Quách vĩnh Niên

    Linh hồn Việt được t́m thấy và cảm nhận qua thơ, nhạc, văn, ca giao, tục ngữ, vè, và các h́nh thức nghệ thuật, khoa học, triết học …trong đóngôn ngữ là phương tiện chuyển tải. Trong quá tŕnh h́nh thành, ngôn ngữ được hoàn thiện từ thế hệ nầy qua thế hệ khác . Khi xă hội càng tiến bộ th́ từ ngữ càng phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu diễn đạt trong mọi lănh vực, v́ vậy sự vay mượn từ ngữ ngoại quốc dưới mọi h́nh thức và Việt hoá từ ngữ vay mượn là điều tựn hiên nhưng tất cả đều được đặt căn bản không đi ngược tinh thần Việt, nếu không sẽ bị tự nhiên đào thải.

    Khi người Việt tiếp cận văn minh phương Tây, nhất là Pháp, những từ cu li, ô tô … được phiên âm thành từ Việt. Trong khoa học, triết học chúng ta t́m thấy những từ ỏ dạng phiên âm rất nhiều và được chấp nhận sử dụng tự nhiên, đây là công lao đóng góp của trí thức qua mọi thời đại trong môi trường tự do không bị o ép dưới bất kỳ h́nh thức nào. Từ ngữ nào không thích hợp sẽ bị lăng quên trong quần chúng và vắng bóng trên văn đàn, điều nầy chỉ xảy ra trong môi trường tự do (dưới thời thực dân Pháp đô hộ người Việt vẫn có được quyền tự do nầy). Những từ như Cảng thơm (Hương cảng), yên sĩ phi lư thuần (hồn thơ) … đă bị đào thải.

    Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà, bên cạnh tổng thống có ban cố vấn Hán văn đứng đầu là một vi thâm nho mục đích đặt ra từ mới khi cần. Ngày nay bên cạnh những từ thuần Việt như đi chơi, ăn mặc, bạn bè … chúng ta c̣n t́m thấy hầu hết từ Hán Việt trong sách vở và ngôn ngữ thường đàm nhưng đó hoàn toàn là ngôn ngữ Việt và tuyệt đối không có hơi hướng ngoại lai nào cả.



    Nhưng khi CSVN thống trị Miền Bắc Việt nam th́ mọi việc trở nên tồi tệ.

    Trong khi Miền Nam tiếp tục phát triển văn hoá Việt theo tinh thần ngàn đời của tiền nhân th́ Miền Bắc XHCN áp dụng triệt để triết học Mác-Lê, xoá bỏ cái mà chúng gọi là “tàn dư văn hoá đồi truỵ”. CSVN đă bóp méo lịch sử, cải sửa ngôn từ, buộc các văn nhân, thi, nhạc sĩ tiền chiến lầm theo bọn chúng phải bóp chết những đứa con tinh thần của ḿnh trước khi được chấp nhận đứng vào hàng ngũ và sáng tác theo chủ trương của đảng c̣n bằng không th́ thân tàn ma dại. Ngôn ngữ của Việt cộng (VC) là ngôn ngữ của con tố cha, vợ tố chồng, ngôn ngữ của hận thù, của giết chóc, của đấu tranh giai cấp, của mạt sát tôn giáo, của luồn cúi quan thầy Nga Hoa.Trong khi Liên sô và Trung cộng dùng học thuyết Mác Lê làm phương tiện thống trị thế giới th́ Hồ chí Minh và bè lũ xem đó là điều thiêng liêng phải tôn thờ. Mặt khác CSVN âm mưu đánh lừa trí thức và toàn dân Việt cũng như dư luận thế giới bằng những giả chiêu bảo tồn văn hoá dân tộc và khốn nạn thay chúng đă thành công trong quá khứ và di hại đến ngày hôm nay. Con tắc kè VC đă đổi màu không biết bao nhiêu lần và lần nào cũng có không ít người lầm. Tại sao vậy? Đây là điều mỗi người trong chúng ta cần phải suy gẫm.

    CSVN cai trị dân tộc Việt bằng bạo lực kết hợp với dối trá nên tự thân đầy mâu thuẫn, thấp kém và bế tắc. Cứ nh́n vào mớ ngôn từ đang lưu dùng trong nước từ ngôn ngữ thường đàm đến văn học cũng như lănh vực y khoa , khoa học … th́ rơ. Tia sáng mặt trời có bảy màu thấy được là đỏ, cam, vàng, xanh, lam, chàm, tím. Bên ngoài độ dài sóng của tia màu đỏ mắt thường không thấy được gọi là tia hồng ngoại. Bên ngoài tia màu tím (tử) mắt thường không thấy được gọi là tia tử ngoại. Vậy mà họ đặt tên tia tử ngoại là tia cực tím. Cực tím là quá tím, quá tím là vẫn c̣n tím tức mắt thường c̣n thấy được! Nói đến đây chúng ta liên tưởng đến chữ cực. Khi dùng chữ cực hoặc cực kỳ th́ phải thêm tĩnh từ phía sau người nghe mới hiểu được, ví dụ cực kỳ hay, cực kỳ thú vị …mở miệng ra là … cực? ! Ngôn ngữ XHCN là thứ ngôn ngữ tuỳ tiện, lai căn, và nghèo nàn. Sở dĩ có t́nh trạng nầy là v́ lănh đạo chóp bu (dốt) nói lời nào, dùng từ ǵ th́ cấp dưới lập lại rập khuôn không sai một chữ, một mặt sợ vạ lây, một mặt tâng bốc và thể hiện sự trung thành tuyệt đối, trong đó dân đen lại càng rập khuôn tệ hại hơn nữa.Trí thức XHCN thuộc lớp người trong nước và ngoại quốc (nhất là ở Pháp) lầm nghe theo Hồ chí Minh khi chạm thực tế th́ đă quá muộn (vào tay mỗ vỗ không ra), vừa hận ḿnh vừa hổ thẹn và trước hết là v́ mạng sống đành phải nhắm mắt làm theo, nói theo. Hai mươi mốt năm XHCN miền Bắc và mấy chục năm cho cả nước sau năm 75 người dân Việt nam đă tiêm nhiễm cách hành xử như vậy nên không thấy sai, không biết mắc cỡ và tệ hại hơn họ c̣n thích những cái sai quấy đó nữa! Ngôn ngữ có phong phú mới có khả năng chuyển đạt tư tưởng chính xác, lời văn mới trong sáng. Chỉ có một chữ liên hệ thôi mà họ dùng để thay thế cho chữ quan hệ, liên quan, thăm viếng… chữ hiện đại thay thế cho chữ tối tân, tân tiến, thời đại, mới mẻ… chữ đột xuất thay thế cho chữ bất ngờ, đột ngột, đột biến … chữ khẩn trương thay thế cho chữ nhanh lên, gấp rút … chữ sự cố thay cho chữ biến cố, sự kiện, diễn biến bất ngờ … phát hiện thay thế cho chữ khám phá , t́m ra, phát giác … cái ǵ cũng bức xúc, cái ǵ cũng nhạy cảm (?), hồ hởi (?), ấn tượng (?), vô tư (?), bồi dưỡng(?) … và khủng khiếp hơn nữa là chữ xưởng đẻ th́ quả thật cái “ưu việt” của XHCN không c̣n biết nói sao!

    Tiêu cực không có nghĩa là phủ định, chống đối mà có nghĩa là thiếu xây dựng, ỡm ờ, không mạnh dạn, không quyết liệt. Chống cộng quyết liệt không có nghĩa là tiêu cực mà là chống cộng tích cực. Chống cộng ỡm ờ là hành động tiêu cực.

    Chữ văn hoá bao gồm văn học, triết học, nghệ thuật, phong tục, tập quán cũng như tất cả mọi sinh hoạt tinh thần và thể chất của người dân trong suốt chuỗi dài lịch sử của dân tộc. V́ vậy văn hoá không có nghĩa là văn học và càng không thể nào có nghĩa là phép lịch sự. Vậy mà một hành động khiếm nhă họ gọi là thiếu văn hoá. Đao to búa lớn quá (!). Phản ảnh chứ không nên là phản ánh (khó nghe quá), phản ảnh tức phản chiếu h́nh ảnh (toàn bộ vấn đề), c̣n phản ánh có nghĩa là phản chiếu ánh sáng (không nói lên toàn bộ sự việc).

    Chữ football tiếng Anh có nghĩa là túc cầu, bóng tṛn, Ở Mỹ và Úc gọi là môn thể thao bóng bầu dục. Để phân biệt từ football mang nghĩa hai môn thể thao khác nhau, một bên chỉ dùng chân, một bên dùng cả tay lẫn chân, có nghĩa là môn nào cũng dùng chân cả nên dùng chữ bóng đá là không ổn bằng từ bóng tṛn (để phân biệt bóng bầu dục).

    Mở đầu bản di chúc, Hồ chí Minh đă trích dẫn câu thơ của Đỗ Phủ (712-770) nhân sinh thất thập cổ lai hy. Vậy là cả nước nhao nhao lên “nhân sinh thất thập cổ lai hy” mà không hiểu rằng câu nói của ông Đỗ Phủ cách nay đă mười ba thế kỷ rồi! Ngày nay thiên hạ sống đến chín mươi hay hơn nữa là chuyện b́nh thường. Vừa tếu vừa lếu láo, cái lối hiếp dâm văn từ như vậy xảy ra nhan nhản trong cái xă hội “ưu việt” XHCN từ trước đến nay cũng không lấy ǵ làm lạ khi đích thực Hồ chí Minh đă thoát xác thành Trần dân Tiên để hiếp dâm chính bản thân ḿnh, một việclàm chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.

    Đành rằng ngôn từ nào cũng là ngôn từ Việt cả nhưng phải tránh ngôn từ luộm thuộm, ngôn từ chói tai, hoăc tối nghĩa. Thay v́ thuỷ quân lục chiến lại cải thành lính thủy đánh bộ, máy bay trực thăng thành máy bay lên thẳng, hoả tiển thành tên lửa nghe nó ngô nghê làm sao ấy. Xuất cảng chứ không phải xuất khẩu (nghe muốn ói). Chữ xuất cảng đi một chuỗi với các từ hải cảng, giang cảng, phi cảng. Ngôn từ phải có cái hồn của nó cho nên việc dùng chữ chính xác th́ văn mới tải được đạo. Văn là phương tiện, tải đạo là mục tiêu, phương tiện có tuyệt vời th́ư của đạo mới được tải trọn vẹn.

    Đến đây chúng ta sang thưởng lăm nét đẹp tuyệt vời của hai bài thơ, một là bài “Khóc Bằng Phi” của vua Tự Đức.

    Ới thị Bằng ơi! Đă mất rồi!
    Ới t́nh, ới nghĩa, ới duyên ơi!
    Mưa hè nắng chái oanh ăn nói.
    Sớm ngơ trưa sân liễu đứng ngồi.
    Đập cổ kính ra t́m lấy bóng.
    Xếp tàn y lại để dành hơi.
    Mối t́nh muốn dứt càng thêm bận.
    Măi măi theo hoài cứ chẳng thôi.

    Và bài thơ tặng vợ của Hồ Dzếnh.

    Ḿnh vừa là chị là em.
    Tấm ḷng người mẹ trái tim bạn đời.
    Mai nầy tới phút chia đôi.
    Hai ta ai sẽ là người tiễn nhau?
    Xót ḿnh đă lắm thương đau.
    Tôi xin làm kẻ đi sau đỡ ḿnh.
    Cuộc đời đâu phải phù sinh.
    Nước non chan chứa nghĩa t́nh ḿnh ơi.


    Hàngvạn những viên kim cương như trên trong nền văn học Việt đă bị CSVN xoá bỏ. Một Hồ Dzếnh không chịu khai tử những đứa con tinh thần theo lệnh CSVN đành phải chấp nhận cuộc đời công nhân lam lũ. Một Phạm Duy nếu không sớm chạy về hàng ngũ Quốc Gia là môi trường tự do để phát triển tài năng th́ cuộc đời ông ta cũng chỉ là một tên văn nô xoàng xĩnh, cớ sao chừng ấy tuổi mà chưa biết sự đời c̣n nhi nhô lắm điều chói tai?! …

    Lịch sử Việt đă trải qua biết bao thăng trầm nhưng ngôn ngữ Việt không những được bảo tồn mà c̣n phát triển theo từng thế hệ và không gặp phải bất cứ một sức cản nào, cho đến khi Hồ chí Minh tự nguyện làm tên tiên phong áp đặt chủ thuyết ngoại lai vong bản lên đầu dân tộc Việt th́ nền văn học miền Bắc rơi vào t́nh trạng hổ lốn, bế tắc và thô tục thuần vật chất (duy vật) và vắng bóng tinh thần (vô thần). Sau năm 75, CSVN tiếp tục huỷ diệt nền văn học Việt trên một nửa nước c̣n lại.Vậy là CSVN đă hoàn tất cái “sứ mạng thiêng liêng” của tên Việt gian trên đất Việt đối với ông tổ Mác Lê của chúng. Người dân miền Nam bị xích hoá nặng nề bằngbạo lực nên tiêm nhiễm cung cách CSVN hồi nào không hay cho đến khi hệ thống XHCN thế giới bị tan tác từng mảnh, CSVN phải chùn bước (con tắc kè VC một lầnnữa lại đổi màu), cái di căn nặng nề đó người dân cả nước (nói chung) vẫn chưatẩy xoá (và rất khó tẩy xoá) mặc dù văn học Việt hải ngoại từ lâu dưới mọi h́nh thức đă thổi luồng sinh khí về nước.

    Dưới thời Việt Nam Cộng Hoà những tác phẩm văn, thơ, nhạc tiền chiến được tiếp tục phổ biến v́ đó là sự kế tục của văn học Việt mặc dù một vài tác giả v́ lư donào đó đă tự nguyện làm văn nô cho CSVN, những người nầy đă tự ư chối bỏ chính ḿnh là chuyện cá nhân và họ phải chịu trách nhiệm ít nhất đối với chính bản thân họ.

    Ngày nay CSVN cho lưu hành một số hạn chế tác phẩm thơ nhạc VNCH chỉ v́ trước sức ép của thời đại chúng đành phải nhượng bộ một chút để xoa dịu ḷng dân. Nhưng chừng nào chế độ CSVN độc tài độc đảng c̣n đó th́ chẳng khác nào lưỡi gươm D’Amocle`s vẫn c̣n treo lơ lửng trên đỉnh đầu dân tộc Việt.

    Cộng đồng Việt hải ngoại ở Hoa kỳ, Úc, Canada, Âu châu đă có hệ thống trường dạy tiếng Việt khá hoàn chỉnh, sách vở,báo chí, truyền thanh và truyền h́nh rộng khắp, thêm vào đó là sinh hoạt mạng bằng tiếng Việt phong phú đến độ CSVN không cách nào ngăn cản nổi. Ư thức bảo tồn ngôn ngữ Việt ở hải ngoại ngày nay rất cao đă dội vào trong nước có hiệu quả, tất cả những thành tựu đó là do công lao của mọi người Việt hải ngoại, đăc biệt là các nhân sĩ, trí thức, văn thi sĩ, các vị thâm nho và các nhà ngôn ngữ học. Mong sao quư vị có được sự đồng thuận (dưới một danh xưng nào đó) nhằm thống nhất từ ngữ, nhất là từ mới trong cộng đồng Việt trên khắp thế giới, đây là một mặt trận rất quan trọng hiện nay. Nhân loại tiến bộ không ngừng đ̣i hỏi phải có từ ngữ mới nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy và truyền bá kiến thức. Trong nước thiếu khả năng làm việc nầy, từ ngữ mới của họđặt ra mang tính tuỳ tiện, vô nghĩa và chói tai đến buồn cười mặc dầu ban, ngành của họ nghe rất kêu, nhưng tất cả đều lệ thuộc lệnh trên mà trên th́ dốt nát,lại tham ô vơ vét của dân và rối ḅng bong v́ đă trót buôn dân, bán nước và cúi luồn giặt Tàu.

    Ngày nay các bạn trẻ trong nước đă mạnh dạn phản kháng chế độ, chấp nhận bị truy bứcvà tù đày, những bản văn lên án chế độ trên trang mạng rất trong sáng rạch ṛiđầy tính nhân bản. Văn của các bạn đă thoát ra khỏi cái đám ngôn ngữ lầy lộiXHCN, quả thật các bạn là những đoá hoa sen, xứng đáng được ngưỡng mộ và noi gương. Nh́n vào đó, là người ở hải ngoại, chúng ta biết phải làm ǵ, không lẽ chúng tac̣n vô t́nh dùng từ VC, c̣n coi truyền h́nh VC, c̣n xem văn nghệ do ca sĩ trongnước ra tŕnh diễn? Nói đến đây chợt nhớ hai câu thơ cổ:

    Thương nữ bất tri vong quốc hận.
    Cách gian du xướng hậu đ́nh hoa.


    Ôi nhục thay bọn gái đĩ (hiểu theo nghĩa rộng) không biết ǵ hận mất nước mà cứ nhởnnhơ vô ư thức.

    Quáchvĩnh Niên
    Last edited by NAS; 18-08-2012 at 09:22 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289
    Quote Originally Posted by Quách Vĩnh Niên View Post

    Bài thơ “Khóc Bằng Phi” của vua Tự Đức:

    Ới thị Bằng ơi! Đă mất rồi
    Ới t́nh ới nghĩa ới duyên ơi
    Mưa hè nắng chái oanh ăn nói
    Sớm ngơ trưa sân liễu đứng ngồi
    Đập cổ kính ra t́m lấy bóng
    Xếp tàn y lại để dành hơi
    Mối t́nh muốn dứt càng thêm bận
    Măi măi theo hoài cứ chẳng thôi


    Tác giả bài thơ "Khóc Bằng Phi" không phải là vua Tự Đức - Bài viết của Phan Thuận An

    "Khóc Bằng Phi" hay "Khóc Thị Bằng" là một bài thơ nổi tiếng xưa nay, nhưng tác giả của nó là ai th́ chưa được xác minh một cách cụ thể. Người ta thường cho rằng bài thơ trữ t́nh này là do vua Tự Đức (1848-1883) làm ra để thương tiếc một bà cung phi tên là Thị Bằng c̣n rất trẻ đẹp nhưng chết sớm.

    Tuy nhiên, sử sách chính thống của triều Nguyễn cũng như một số tư liệu khác từ trước đến nay đều không cho phép nói như thế. Vậy tác giả của bài thơ ấy là ai? Chúng tôi xin nêu vấn đề này ra để t́m hiểu và mong các nhà nghiên cứu văn học sử t́m ra được tác giả đích thực của bài thơ:

    Khóc Bằng Phi

    Ới Thị Bằng ơi đă mất rồi
    Ới t́nh ới nghĩa ới duyên ôi
    Mưa hè nắng chái oanh ăn nói
    Sớm ngơ trưa sân liễu đứng ngồi
    Đập cổ kính ra t́m lấy bóng
    Xếp tàn y lại để dành hơi
    Mối t́nh muốn dứt càng thêm bận
    Măi măi theo hoài cứ chẳng thôi


    Đây là một bài thơ Nôm có giá trị văn chương rất cao, kể cả về h́nh thức lẫn nội dung. Lăng mạn nhất là ở hai câu luận (câu 5-6) với ư tứ cực kỳ mới mẻ và táo bạo: v́ quá nhớ thương nên đập vỡ tấm gương mà nàng đă từng soi để mong thấy lại được h́nh ảnh của nàng trong đó, và xếp chiếc áo cũ mà nàng đă từng mặc, đem cất kỹ để thỉnh thoảng giở ra để thưởng thức lại dư hương. Theo sách " phong giải trào" của Trần Danh Án, Ngô Đ́nh Thái và Trần Doăn Giác (thế kỷ XVIII-XIX) được khắc in vào năm 1910(1) th́ hai câu thơ này đă lặp lại phần lớn các từ ngữ ở hai câu trong một bài thơ của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều (1741-1798)
    Đập mảnh gương ra t́m lấy bóng
    Xếp manh áo lại để dành hơi(2)

    Trong 14 chữ ấy, tác giả sau chỉ thay thế 4 chữ của tác giả trước: đổi "mảnh gương" ra "cổ kính" và thay "manh áo" thành "tàn y". Văn phong trở nên bay bướm và hoa mỹ hơn.

    Sở dĩ trong hơn 70 năm qua, người ta thường gắn bài thơ "Khóc Bằng phi" với vua Dực Tông Anh Hoàng đế (tức là vua Tự Đức) có lẽ v́ các lư do sau:
    - Phần lớn lời thơ, cũng như nhan đề của tác phẩm, hiểu theo nghĩa thông thường và nhận thức theo cảm tính, rơ ràng là của một ông vua viết cho một nàng cung phi vừa qua đời.
    - Vua Tự Đức là một ông vua giỏi về thơ văn, từng biên soạn khá nhiều tập sách bằng chữ Hán và chữ Nôm, như "Ngự chế thi văn tập", "Ngự chế Việt sử Tổng vịnh tập", "Luận ngữ diễn ca", "Tự học giải nghĩa ca", và cũng đă làm hơn 100 bài thơ Nôm.
    - Lúc sinh thời, trong nội cung của vị vua này, từng có đến hơn 100 bà phi tần. Dù không sinh được người con nào để nối ngôi (có lẽ v́ bệnh đậu mùa biến chứng), nhưng măi đến khi nhà vua thăng hà vào năm 1883, vẫn c̣n lại 103 bà vợ (femmes)(3).

    Có lẽ v́ nghĩ như thế, cho nên, trong bộ "Từ điển văn học" gồm hai tập xuất bản tại Hà Nội vào hai năm 1983 và 1984, khi giới thiệu về "Nguyễn Hồng Nhậm" (tức là vua Tự Đức), tác giả Phạm Tú Châu đă kết luận rằng:
    "Về phương diện văn học, dù sao Tự Đức vẫn được coi là một tác gia có khối lượng sáng tác đáng kể ở thế kỷ XIX. Thơ văn ông thể hiện bước nối tiếp và phát triển về nhiều thể loại như thơ, phú, ca, từ, truyện, lư luận văn học... Riêng về thơ t́nh, ông để lại bài thơ Nôm "Khóc Bằng phi" nổi tiếng"(4)
    Nói rằng "Khóc Bằng phi" là bài "thơ t́nh" của vua Tự Đức, được xem như một sự khẳng định, nhưng, theo thiển ư, đây là một sự khẳng định thiếu căn cứ khoa học trong nghiên cứu văn học.

    Vậy do đâu mà người ta đă đi đến nhận định thiếu sức thuyết phục như thế?
    Thiết tưởng chúng ta cần truy nguyên bài thơ t́nh lăng mạn ấy đă xuất hiện trên sách báo chữ quốc ngữ từ bao giờ và do ai công bố.
    Khi tra cứu các tài liệu đề cập đến và tuyển đăng thơ Nôm thế kỷ XIX, chúng tôi thấy quyển sách đầu tiên có đăng bài thơ "Khóc Bằng phi" dường như là "Chương Dân thi thoại" của Phan Khôi (1887-1959), được xuất bản lần đầu tại Huế vào năm 1936. Trong sách ấy, ông chỉ viết một câu rất ngắn gọn và đơn sơ rằng đây là "thơ ngự chế của đức Dực Tôn" (tức là vua Tự Đức), chứ không ghi xuất xứ bài thơ đă được lấy ra từ tư liệu cụ thể nào. Trong khi đó th́ ở "Lời đầu sách", ông cho biết rằng 43 "tắc" (tức là đoạn) trong quyển sách đầu tiên này của ông là do ông tập hợp và chọn lọc từ các bài mà ông đă từng đăng trên các báo chí đương thời, chứ ông không nói là lấy ra từ một nguồn tư liệu cụ thể và đáng tin cậy nào cả. Và trong phần "Tiểu dẫn" ở đầu sách, ông c̣n thổ lộ rằng ông "chép ra quyển Thi thoại nầy để giúp vui cho các ngài [tức là độc giả] khi tửu hậu trà tiền"(5).

    Thế nhưng 3 năm sau, tức là năm 1939, khi biên soạn quyển "Văn học Việt Nam", nhà giáo Dương Quảng Hàm (1898-1946) liền đưa bài thơ ấy vào sách giáo khoa của ḿnh một cách chính thức và chú thích một cách vô tư rằng "Thị Bằng: tên một bà phi của vua Tự Đức"(6).
    Chúng ta cần nhớ lại rằng trước đó 10 năm, tức là năm 1929, trong quyển "Việt Nam thi văn hợp tuyển", ông chỉ chọn bài thơ Nôm tiêu biểu nhất của vua Tự Đức là bài "Ngẫu cảm" để in vào sách của ḿnh mà thôi. Nội dung bài thơ này như sau:
    Sự đời ngẫm nghĩ, nghĩ mà ghê!
    Sống gửi, rồi ra lại thác về.
    Khôn dại cùng chung ba thước đất,
    Giàu sang chưa chín một nồi kê.
    Tranh giành trước mắt mây tan tác,
    Đày đọa sau thân núi nặng nề.
    Muốn đến hỏi tiên, tiên chẳng bảo,
    Gượng làm chút nữa để mà nghe(7).

    Cũng cần biết thêm rằng khi biên soạn quyển "Việt Nam văn học sử yếu" vào năm 1914 tại Hà Nội, nhà giáo Dương Quảng Hàm đă dành ra một chương để đề cập đến "Các nhà viết văn Nôm về thế kỷ XIX", trong đó, ông đă phân loại thơ văn chữ Nôm của vua Tự Đức thuộc về khuynh hướng đạo lư, chứ không phải khuynh hướng t́nh cảm(8).
    Vả lại, trước đó 13 năm, trên Thần kinh Tạp chí (xuất bản tại Huế), số 10, tháng 5-1928, ở mục "Văn uyển" có dành ra một trang để đăng 3 bài thơ Nôm mà Ṭa soạn của Tạp chí cho là tiêu biểu nhất trong hơn 100 bài thơ Nôm của vua Tự Đức. Nhưng 3 bài đó mang nhan đề là "Lên Khiêm cung", "Khuyên học" và "Mừng đặng mưa", chứ không thấy có bài "Khóc Bằng phi".

    V́ 3 bài thơ này đă được đăng tải cách đây 80 năm (1928-2008), rất khó t́m, và cần so sánh văn phong cũng như cách dùng từ ngữ giữa chúng với bài "Khóc Bằng phi", cho nên, chúng tôi xin dẫn lại dưới đây để làm tư liệu và để đối chiếu:
    Lên Khiêm cung
    Một phen một mới gọi tân cung,
    Ước đă mười năm hỡi mối mong.
    Sẵn thế núi non đà tạo lập,
    Thêm h́nh điện các lại hào hùng.
    Khắp đường cây rập cành xuân mát,
    Vào cửa ḿnh quên nắng hạ nồng.
    Khuyên kẻ theo đ̣i đừng sợ nhọc,
    Đuôi rồng vin đặng lọ râu rồng.
    Khuyên học
    Tánh linh người vốn khác muôn loài,
    Chẳng học sao mà đặng gọi người.
    Xây mặt vào tường nào biết chuyện,
    Cong lưng như nộm khéo trê đời.
    Nên kim t́m khó siêng mài sắc,
    Kiếm nẽo cho thông phải phát gai.
    Sanh biết gắng hay rồi cũng một,
    Thánh hiền cũng chúng khác ǵ ai.
    Mừng đặng mưa
    T́nh cơ may gặp trận mưa rào,
    Thiên hạ vui mừng hẳn biết bao.
    Thần núi ứng mây thêm đậm đậm,
    Ơn trời rưới nước khắp ào ào.
    Tràn đồng hột ngọc nhờ no đủ,
    Một nhọt cân vàng khó ước ao.
    Hai tháng tưởng cầu nay mới đặng,
    Rằng thanh minh vơ tạc non cao(10).

    Về mặt h́nh thức, chúng ta thấy ở cả 3 bài thơ đều có dùng một số từ ngữ thường gặp trong lời thơ từ thế kỷ XIX trở về trước, chẳng hạn như: đà, lọ, trê đời..., và đặc biệt nhất là cả 3 bài đều có dùng từ "đặng":
    - Đuôi rồng vin đặng lọ râu rồng (Bài Lên Khiêm cung).
    - Chẳng học sao mà đặng gọi người (Bài Khuyên học).
    - Hai tháng tưởng cầu nay mới đặng (Bài Mừng đặng mưa).
    Nếu 3 bài thơ này có những điểm giống nhau rơ rệt th́ xem ra lại có nhiều điểm khác biệt so với bài "Khóc Bằng phi". Trong khi 3 bài ấy mang lời lẽ chất phác và thiếu điêu luyện, văn hoa, bay bướm th́ lời thơ bài này lại hầu như được gọt giũa từng câu từng chữ. Nhưng, chính vua Tự Đức đă từng nói: "Đại để, thơ của Trẫm phần nhiều là nhân cảm hứng phát ra, không có phù phiếm để cầu đẽo gọt" (Đại để, dư thi đa nhân cảm hứng nhi phát, bổn phi phiếm nhiên cầu công) (10), hoặc: "Làm thi văn tả ngay những điều do tâm can nghĩ ra, không gọt rũa"(11).

    Có người cho rằng 4 từ "mưa hè, nắng chái, sớm ngơ, trưa sân" ở 2 câu thực trong bài "Khóc Bằng phi" đều mang nặng tính dân gian, chứ chẳng có vẻ ǵ là cung đ́nh và vương giả.
    Hơn nữa, lúc sinh thời, học giả Bửu Kế (1914-1989) có cho biết rằng vào năm 1945, khi đang làm công tác văn khố tại Văn Thư Viện ở Huế, ông đă may mắn đọc được tập thơ Nôm của vua Tự Đức vốn được "trân tàng tại Nội Các" trong Đại Nội chuyển ra cùng với một số tài liệu quí báu khác. Đọc hơn 100 bài thơ Nôm ở tập thơ viết tay ấy, học giả Bửu Kế đă nhận ra hai điều. Một là, ông đọc rất kỹ nhưng vẫn không thấy bài "Khóc Bằng phi". Hai là, những bài thơ Nôm trong đó (cũng như nhiều bài thơ chữ Hán của vua Tự Đức) đều chỉ nói đến đạo lư, lịch sử và tả cảnh, chứ không hề có bài nào mang nội dung t́nh cảm lăng mạn ướt át đối với t́nh yêu đàn bà con gái. Nhưng rất tiếc là "Tập thơ này đă bị mất trong trận chiến tranh Việt Pháp"(12) diễn ra ở Huế vào đầu tháng 2-1947.
    Loại cứ liệu quan trọng và có sức thuyết phục hơn hết cần đưa ra để phủ nhận tác giả ấy của bài thơ là chính tư liệu do triều Nguyễn để lại.
    Đọc những bộ chính sử của triều đại này nói chung, của thời Tự Đức nói riêng, như "Đại Nam thực lục", "Đại Nam liệt truyện", chúng ta không hề thấy có bà hoàng hậu hoặc phi tần nào mang danh hiệu là Bằng phi hay Thị Bằng cả.

    Theo cách phân cấp và định danh cho tất cả các bà trong nội cung thời bấy giờ, họ được chia ra làm hai tầng bậc cách biệt nhau rất xa và rơ rệt: hậu và phi. Hậu là vợ chính của vua, c̣n gọi là Hoàng hậu. Phi là vợ thứ, vợ lẽ của vua, c̣n gọi chung là phi tần. Dưới thời Tự Đức (1848-1883), không có bà nào trong nội cung được phong là Hoàng hậu cả, chỉ có một bà được phong là Hoàng Quư phi. Địa vị Hoàng Quư phi đứng trên tất cả các bà phi tần khác trong cung và hàng ngày giữ trọng trách điều khiển, trông coi cả Lục viện. Cách định vị chức phận và thiết lập kỷ cương này đă bắt đầu có từ thời Minh Mạng (1820-1840). Tất cả các bà ở đó đều đă được tổ chức một cách chặt chẽ. Tuy có sự khác nhau đôi chút về danh xưng dành cho các bà tuỳ theo từng thời điểm lịch sử, nhưng nh́n chung, từ thời Minh Mạng đến thời Tự Đức, ngoài bà Hoàng Quư phi ở địa vị quan trọng nhất, tất cả các bà khác trong nội đ́nh đều được chia ra làm 9 bậc, gọi là "cửu giai", cũng như các quan trong triều đ́nh được chia ra làm "cửu phẩm" vậy.

    Quốc Sử Quán đă ghi rơ trong sách "Đại Nam thực lục" rằng vào tháng 5 năm Tự Đức thứ 3, tức là tháng 6-1850, nhà vua xuống dụ "định rơ thứ bậc ở Nội cung". Theo tờ dụ này, "về Hoàng quư phi trở lên, đă có lệ sẵn", c̣n từ phi tần trở xuống, th́ chia làm 9 bậc với các danh xưng và mỹ từ như sau:
    1. Nhất giai phi: gồm Thuận phi, Thiện Phi, Nhă phi.
    2. Nhị giai phi: gồm Cung phi, Cần phi, Chiêu phi.
    3. Tam giai tần: gồm Khiêm tần, Thận tần, Nhân tần, Thái tần.
    4. Tứ giai tần: gồm Khoan tần, Giai tần, Tuệ tần, Gián tần, Giản tần.
    5. Ngũ giai tần: gồm Tĩnh tần, Cẩn tần, Tín tần, Uyển tần.
    6. Lục giai: Tiệp dư.
    7. Thất giai: Quư nhân.
    8. Bát giai: Mỹ nhân.
    9. Cửu giai: Tài nhân (13).
    Riêng hàng phi trong 9 bậc ấy, đến tháng 12 năm Tự Đức thứ 14, tức là tháng 1-1862, Cần phi được đổi thành Đôn phi(14), và sau đó một tháng, Chiêu phi được đổi thành Mẫn phi(15) ...
    Mặc dù trong thời gian tại vị, vua Tự Đức có đến hơn 100 bà vợ như đă nói, nhưng chỉ có rất ít bà trong số đó được phong đến hàng phi. Theo thông lệ của triều Nguyễn, con gái của các trọng thần, dù mới tiến cung cũng được xếp vào hàng tần hoặc hàng phi ngay, c̣n con gái của các quan lại cấp thấp hoặc con nhà dân dă tuyển chọn từ ngoài vào, dù đẹp người đẹp nết đến đâu, lúc mới nhập cung cũng phải liệt vào hàng "Cửu giai Tài nhân", hoặc thậm chí chưa được xếp vào hàng đó nữa, gọi là "Tài nhân vị nhập giai".

    Ngay cả một người phụ nữ thông minh, có tài văn chương và được sủng ái đặc biệt như Nguyễn Thị Bích (1830-1909), con gái của Hộ lư Tổng đốc Thanh Hóa Nguyễn Nhược Sơn; nhập cung năm Tự Đức nguyên niên (1848), lúc mới 19 tuổi, cũng chỉ được liệt vào hàng "Tài nhân vị nhập giai". Đến năm Tự Đức thứ 3 (1850), bà mới được phong làm Tài nhân, sau đó 10 năm (1860), được phong làm Mỹ nhân, rồi Quư nhân, và đến năm 1868, bà được tấn phong làm Tiệp dư. Cho đến cuối thời Tự Đức (1883), bà chỉ được phong ngang bậc đó. Bà là tác giả của tập thơ Nôm nổi tiếng "Hạnh Thục ca" kể về sự kiện thất thủ Kinh đô Huế năm 1885. Măi đến năm Thành Thái thứ 4 (1892), bà mới được phong làm "Tam giai lễ tần"(16), vẫn chưa đạt đến hàng phi.
    Nay đọc lại sử sách triều Nguyễn, chúng ta thấy suốt thời Tự Đức, trong số các bà "phi tần trở xuống", chỉ có 3 bà được phong lên hàng phi. Đó là bà Thiện phi, bà Học phi và bà Cung phi. Tất nhiên, đứng trên 3 bà phi ấy là bà Hoàng Quư phi ở địa vị đặc biệt. Xin tóm lược tiểu sử của cả 4 bà để thử t́m xem trong đó có bóng dáng của bà "Bằng phi" nào đó hay không.
    1. Bà Hoàng Quư phi: Bà tên thật là Vũ Thị Duyên (c̣n có tên huư là Hài), sinh năm 1828, con gái của đại thần Vũ Xuân Cẩn. Bà được tuyển vào cung làm vợ vua Tự Đức từ năm 1843 khi nhà vua chưa lên ngôi. Sau khi vua đăng quang, năm 1848, bà được phong làm Cung tần, rồi lần lượt được thăng lên Cần phi (1850), Thuần phi (1860), Trung phi (1861). Đến năm 1870, bà mới được tấn phong làm Hoàng Quư phi(17). Bà là mẹ nuôi của "Hoàng trưởng dưỡng tử" Dục Đức (sau đó làm vua chỉ được 3 ngày th́ bị bức tử). Khi chết vào năm 1902, bà được triều đ́nh Thành Thái tặng thụỵ hiệu là Lệ Thiên Phụ Thánh Trang Ư Thuận Hiếu Cần Thứ Ôn Từ Hiền Minh Tĩnh Thọ Anh Hoàng hậu. Miếu hiệu của bà là Lệ Thiên Anh Hoàng hậu(18). Như vậy, bà mất sau vua Tự Đức đến 19 năm (1883-1902). Việc than khóc thương tiếc nếu có th́ chỉ có việc bà khóc vua Tự Đức khi nhà vua thăng hà, chứ không có chuyện nhà vua khóc bà này.

    2. Bà Thiện phi: Bà phi này tên thật là Nguyễn Thị Cẩm, thứ nữ của Hải An Kinh lược Đại thần kiêm Định An Tổng đốc Nguyễn Đ́nh Tân (1798-1873). Ông người huyện Quảng Điền, đậu Hương tiến (Cử nhân), làm quan từ thời Minh Mạng. Đến thời Tự Đức, dù ông là một đại thần có công, nhưng v́ "con ông là Đ́nh Cán cùng công tử Hồng Tập mưu làm trái phép, Đ́nh Tân tri t́nh mà dung túng ẩn nặc, bị nghĩ tội "trượng đồ". Sau được vua gia ân cho khai phục Hồng lô Tự khanh rồi mất, truy tặng Lễ bộ Thượng thư"(19). Từ Cung tần, bà Nguyễn Thị Cẩm được phong làm Chiêu phi vào năm 1860, rồi sau đó được tấn phong làm Thiện phi(20).
    3.Bà Học phi: Bà tên thật là Nguyễn Thị Hương, người gốc tỉnh Vĩnh Long. Năm 1870, theo lệnh vua Tự Đức, bà nhận công tử Nguyễn Phúc Ưng Hỗ (con của Kiên Quốc Công Nguyễn Phúc Hồng Cai: 1845-1876) bấy giờ mới 2 tuổi làm con nuôi (cho nhà vua). Về sau, vị Hoàng dưỡng tử này lên ngôi với niên hiệu Kiến Phúc (1884).
    4. Bà Cung phi: Bà mang họ Lê, thường được gọi là Lê Thị Cung phi. Từ Thận tần, bà được tấn phong làm Cung phi vào tháng giêng năm Tự Đức thứ 13, tức là tháng 1-1860(21).

    Xem đó th́ thấy, trong số các bà vợ thuộc hàng phi của vua Tự Đức, không hề có bà nào mang danh hiệu là Bằng phi cả.
    Lúc c̣n tại thế, nhà thơ Phan Văn Dật (1909-1987), một người Huế hiểu biết nhiều về lịch sử và thơ văn triều Nguyễn, cũng đă phủ nhận bài "Khóc Bằng phi" là của vua Tự Đức. Phan Văn Dật thuộc thế hệ các nhà thơ thời tiền chiến, sống cùng thời với Thanh Tịnh, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên... Ông đă nổi tiếng trên thi đàn với những tập thơ "Bâng khuâng" (1936), "Những ngày vàng lụa" (1944)...(22). Sau năm 1975, một thi hữu cũ của ông là Chế Lan Viên từ Hà Nội vào thăm Huế và ghé thăm ông tại nhà trong Thành Nội. Trong cuộc đàm đạo giữa hai thi sĩ về thơ ca, họ có nói đến bài "Khóc Bằng phi"... Đến năm 1986, nhà thơ Chế Lan Viên đă nhớ lại và viết rằng: "Người ta bảo của vua Tự Đức. Anh Phan Văn Dật bảo tôi không phải, anh đọc tên bốn bà phi, thuộc cả lư lịch từng bà, nhưng chẳng có bà nào là bà Bằng... Tôi tin anh Dật đúng"(23).

    Một loại cứ liệu đáng quan tâm nữa là những bài vị thờ các bà phi tần ở lăng Tự Đức. Nhà vua đă cho xây dựng trong khu lăng tẩm của ḿnh hàng chục ṭa nhà với những chức năng khác nhau, trong đó có Chí Khiêm Đường dùng "để thờ phụng các phi tần"(24). Riêng bà Hoàng Quư phi (Lệ Thiên Anh Hoàng hậu) th́ được thờ chung với vua Tự Đức tại Ḥa Khiêm Điện. C̣n tất cả các bà từ hàng phi tần trở xuống đều được thờ tại Chí Khiêm Đường. Hiện nay, ṭa nhà này vẫn c̣n hầu như nguyên vẹn, trong đó tồn tại hàng chục bài vị ghi rơ danh hiệu của các bà. Trong khi ở đó hiện có bài vị thờ bà Học phi và các bà khác th́ chúng tôi không hề thấy bài vị nào ghi danh hiệu "Bằng phi" cả.

    Vào năm 2007, nhà nghiên cứu Hồ Bạch Thảo ở New Jersey (Hoa Kỳ) đă viết một bài rất có giá trị để "T́m hiểu về con người vua Tự Đức". Một trong những kết luận mà nhà nghiên cứu này nêu lên là sự nghi ngờ hữu lư về tác giả Tự Đức của bài "Khóc Bằng phi". Ông viết:
    "Tất cả những điều đă t́m hiểu, có thể giúp cho việc đính chính bài thơ nổi tiếng "Khóc thị Bằng"...; có thuyết gán cho Tự Đức là tác giả...
    "Thực vậy, xuyên qua cuộc sống lứa đôi, vua Tự Đức không phải là mẫu người đam mê về t́nh ái..."(25).
    Chúng tôi tâm đắc với nhận thức này.
    Mới đây, khi ấn hành công tŕnh "700 năm thơ Huế", Ban biên soạn vẫn chọn bài thơ ấy cho là của Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (vua Tự Đức) để đưa vào công tŕnh. Mặc dù Ban biên soạn có chú thích rằng: "Bài này cũng có quan điểm cho là không phải của vua Tự Đức, nhưng mọi phân tích cũng chỉ dừng ở mức độ phán đoán, chưa nêu được cứ liệu, ở đây chúng tôi căn cứ vào giá trị tác phẩm gắn liền với tính chất truyền tụng trong dân gian để ngơ hầu giới thiệu một áng thơ hay của Huế xưa, và cũng bảo lưu quan điểm về tác giả của bài thơ"(26).

    Vua Tự Đức sống cách chúng ta đă trên dưới một thế kỷ rưỡi, c̣n bài "Khóc Bằng phi" th́ mới xuất hiện trên sách báo cách đây chỉ khoảng 70 năm với một phong cách thơ thật lăng mạn, trữ t́nh. Quả thật đây là một áng thơ hay, từng được nhiều người ưa thích và thuộc nằm ḷng. Nhưng đáng tiếc là chưa biết chắc được tác giả của nó là ai. Bằng những cứ liệu văn học và lịch sử, cũng như qua ư kiến của một số người có quan tâm đến vấn đề như đă nêu trên, chúng tôi cho rằng tác giả bài thơ đó không phải là vua Tự Đức.
    Nhưng dù sao, quá tŕnh t́m hiểu vấn đề cũng chỉ mới đi được nửa đường. Một nửa c̣n lại là t́m cho ra tác giả chính xác của nó. Nghĩa là vấn đề vẫn c̣n bỏ ngỏ. Rất mong mọi người, nhất là các nhà nghiên cứu văn học tham gia t́m hiểu và xác minh để thấy rơ hơn giá trị đích thực của bài thơ cũng như của người làm ra nó.

    Phan Thuận An

    source

  3. #3
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289

    Ai là tác giả của bài thơ "Khóc Bằng Phi"?


    Hỏi:
    Bài thơ Khóc Bằng Phi thật ra là của ai? Có phải là vua Tự Đức làm để khóc một bà quư phi nào đó không?
    (Nguyễn Tiến Cảnh, P. Cầu Ông Lănh, Q.2, Saigon)

    Mai Tiểu Sinh trả lời: Xin chép bài thơ đó, như sau:

    Ới Thị Bằng ơi đă mất rồi
    Ới t́nh ới nghĩa ới duyên ơi
    Mưa hè nắng chái oanh ăn nói
    Sớm ngơ trưa sân liễu đứng ngồi
    Đập cổ kính ra t́m lấy bóng
    Xếp tàn y lại để dành hơi
    Mối t́nh muốn dứt càng thêm bận
    Măi măi theo hoài cứ chẳng thôi


    (Văn học Việt Nam, trang 142, Sài G̣n – Trung tâm học liệu Bộ Giáo Dục VNCH xuất bản, không đề năm).

    Theo nhà phê b́nh Đặng Tiến (Pháp) th́ bài Khóc Bằng Phi không phải của Tự Đức mà là của Nguyễn Gia Thiều: “Ngô Tất Tố đă chứng minh điều này từ năm 1941, trong cuốn Thi văn B́nh chú, Lê Mạc – Tây Sơn...”. Ngoài ra, dường như Trần Danh Án (1754-1794) có dịch bài thơ này ra chữ Hán”.

    “Sỡ dĩ có sự gán ghép là v́ (dường như) Tự Đức khi nhuận sắc có sửa lại hai chữ mảnh gương thành tàn y, nên Dương Quảng Hàm mới nhầm ra thơ Tự Đức và trong chương tŕnh văn học đă ghi là của Dực Tông rồi người sau cứ truyền tụng như thế. Ngoài Ngô Tất Tố, các chuyên gia thơ cung đ́nh triều Nguyễn, như Phan Văn Dật, Bửu Cầm đều nói không phải của vua, v́ trong thư khố, không t́m thấy vết tích ǵ của bài thơ này và tên họ một bà phi nào tương tự; hơn nữa giọng thơ trữ t́nh bay bướm này khó có thể là giọng Tự Đức. Sinh thời, học giả Hoàng Xuân Hăn cũng nói như vậy”. Trên đây là ư kiến của Đặng Tiến (Diễn đàn, số 151, Paris).

    Xin nói thêm: Tôi đă đọc Ngự chế thi tập của Tự Đức, và thấy thơ ông khá b́nh thường, nếu không muốn nói là tầm thường. Ông không thể làm nên một kiệt tác như vậy. C̣n Nguyễn Gia Thiều là một thiên tài, đại thi gia thơ chữ Nôm với Cung oán ngâm khúc; với lép nhép vài hàng tỏi... Thế mà cũng tang thương… mới có giọng thơ tài hoa, trang nhă mà chân t́nh ấy. Nhất là hai câu: “Đập cổ kính ra t́m lấy bóng/ Xếp tàn y lại để dành hơi” th́ thật là thiên cổ danh cú vậy.

    Cũng nên nói thêm là, Dương Quảng Hàm, trong sách đă dẫn, phần chú giải bài thơ trên, có đoạn: “Cứ theo sách Nam phong giải trào th́ hai câu thơ này đă thấy trong một bài thơ của Ôn Như Hầu (tức Nguyễn Gia Thiều): “Đập mảnh gương ra t́m lấy bóng / Xếp manh áo lại để dành hơi”. Trong hai câu của vua Dực Tông, chỉ khác mấy chữ “mảnh gương” đổi làm “cổ kính” và “manh áo” đổi làm “tàn y” (nt, tr.143).

    Nam phong giải trào là những bài giải nghĩa ca dao Việt Nam bằng chữ Hán của Trần Danh Án (1754-1794) và Ngô Đ́nh Thái (giải nguyên năm 1819).

    source
    Last edited by dqtran; 18-08-2012 at 10:07 PM.

  4. #4
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289

    Những áng thơ liên quan bài thơ "Khóc Bằng Phi"


    Bài xướng
    :

    BẰNG PHI TUYỆT BÚT

    Hạ bút thơ đề ngấn lệ vương
    Trần gian âm cảnh rẽ đôi đường
    Sao rơi Ngự Uyển ĺa kim cải
    Trăng rụng Tràng Tiền đoạn lửa hương
    Tiếng trống Vân Lâu rền điện vắng
    Hồi chuông Linh Mụ điểm canh trường
    Lao xao ngọn gió buồn hiu hắt
    Một kiếp hoa tàn mặc nắng sương

    Một kiếp hoa tàn mặc nắng sương
    T́m nhau trong giấc mộng đêm trường
    Mây đen phủ kín trời non Ngự
    Sóng bạc bao trùm nước bến Hương
    Tuyệt bút đôi vần trao thánh thượng
    Tâm thư một bức gởi song đường
    Xưa nay định số thường cay nghiệt
    Để khách nhan hồng lắm nợ vương

    Kim Bạch Kim


    Bài họa:

    KHÓC BẰNG PHI

    Chuông chùa Diệu đế giục sầu vương
    Bóng ngả chiều rơi lá trải đường
    Ảm đạm mưa luồn cây đỉnh Ngự
    Âm thầm sóng gợn nước sông Hương
    Nhân gian mấy kẻ tài miên viễn
    Phù thế nào ai sắc cửu trường
    Khanh hỡi khanh về nơi cửu hạ
    Cung vàng hiu quạnh mặc phong sương

    Cung vàng hiu quạnh mặc phong sương
    Giấc mộng trùng hoan mộng huyễn trường
    "Cổ kính đập ra t́m lấy bóng
    Tàn y xếp lại để dành hương"
    Quăng nghiên ném bút sầu tri kỷ
    Bỏ phú ĺa thơ khóc bạn đường
    Ngự uyển tiêu điều trơ nắng gió
    Ai người lau ngấn lệ quân vương

    HTL

    source
    Last edited by dqtran; 18-08-2012 at 10:04 PM.

  5. #5

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447
    Quote Originally Posted by dqtran View Post
    Hỏi: Bài thơ Khóc Bằng Phi thực ra là của ai? Có phải là vua Tự Đức làm để khóc một bà quư phi nào đó không?
    (Nguyễn Tiến Cảnh, P. Cầu Ông Lănh, Q.2, Saigon)

    Mai Tiểu Sinh trả lời: Xin chép bài thơ đó, như sau:

    Ới Thị Bằng ơi đă mất rồi
    Ới t́nh ới nghĩa ới duyên ơi
    Mưa hè nắng chái oanh ăn nói
    Sớm ngơ trưa sân liễu đứng ngồi
    Đập cổ kính ra t́m lấy bóng
    Xếp tàn y lại để dành hơi
    Mối t́nh muốn dứt càng thêm bận
    Măi măi theo hoài cứ chẳng thôi


    (Văn học Việt Nam, trang 142, Sài G̣n – Trung tâm học liệu Bộ Giáo Dục VNCH xuất bản, không đề năm).

    Theo nhà phê b́nh Đặng Tiến (Pháp) th́ bài Khóc Bằng Phi không phải của Tự Đức mà là của Nguyễn Gia Thiều: “Ngô Tất Tố đă chứng minh điều này từ năm 1941, trong cuốn Thi văn B́nh chú, Lê Mạc – Tây Sơn...”. Ngoài ra, dường như Trần Danh Án (1754-1794) có dịch bài thơ này ra chữ Hán”.

    “Sỡ dĩ có sự gán ghép là v́ (dường như) Tự Đức khi nhuận sắc có sửa lại hai chữ mảnh gương thành tàn y, nên Dương Quảng Hàm mới nhầm ra thơ Tự Đức và trong chương tŕnh văn học đă ghi là của Dực Tông rồi người sau cứ truyền tụng như thế. Ngoài Ngô Tất Tố, các chuyên gia thơ cung đ́nh triều Nguyễn, như Phan Văn Dật, Bửu Cầm đều nói không phải của vua, v́ trong thư khố, không t́m thấy vết tích ǵ của bài thơ này và tên họ một bà phi nào tương tự; hơn nữa giọng thơ trữ t́nh bay bướm này khó có thể là giọng Tự Đức. Sinh thời, học giả Hoàng Xuân Hăn cũng nói như vậy”. Trên đây là ư kiến của Đặng Tiến (Diễn đàn, số 151, Paris).

    Xin nói thêm: Tôi đă đọc Ngự chế thi tập của Tự Đức, và thấy thơ ông khá b́nh thường, nếu không muốn nói là tầm thường. Ông không thể làm nên một kiệt tác như vậy. C̣n Nguyễn Gia Thiều là một thiên tài, đại thi gia thơ chữ Nôm với Cung oán ngâm khúc; với lép nhép vài hàng tỏi... Thế mà cũng tang thương… mới có giọng thơ tài hoa, trang nhă mà chân t́nh ấy. Nhất là hai câu: “Đập cổ kính ra t́m lấy bóng/ Xếp tàn y lại để dành hơi” th́ thật là thiên cổ danh cú vậy.

    Cũng nên nói thêm là, Dương Quảng Hàm, trong sách đă dẫn, phần chú giải bài thơ trên, có đoạn: “Cứ theo sách Nam phong giải trào th́ hai câu thơ này đă thấy trong một bài thơ của Ôn Như Hầu (tức Nguyễn Gia Thiều): “Đập mảnh gương ra t́m lấy bóng / Xếp manh áo lại để dành hơi”. Trong hai câu của vua Dực Tông, chỉ khác mấy chữ “mảnh gương” đổi làm “cổ kính” và “manh áo” đổi làm “tàn y” (nt, tr.143).

    Nam phong giải trào là những bài giải nghĩa ca dao Việt Nam bằng chữ Hán của Trần Danh Án (1754-1794) và Ngô Đ́nh Thái (giải nguyên năm 1819).
    Lần đầu nghe có người nói bài thơ trên của Vua Tự Đức tôi cũng thấy lạ, v́ văn phong cuả Vua Tự Đức không có lăng mạn và tuyệt vời như vậy. Nhưng đa số sách vở đều viết là cuả vua Tự Đức. Hôm nay đọc bài này cuả bác post lên tôi càng nghi ngờ khả năng rằng bài thơ đó cuả vua Tự Đức làm...

  6. #6
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289
    Quote Originally Posted by ForexNews View Post
    Lần đầu nghe có người nói bài thơ trên của Vua Tự Đức tôi cũng thấy lạ, v́ văn phong cuả Vua Tự Đức không có lăng mạn và tuyệt vời như vậy. Nhưng đa số sách vở đều viết là cuả vua Tự Đức. Hôm nay đọc bài này cuả bác post lên tôi càng nghi ngờ khả năng rằng bài thơ đó cuả vua Tự Đức làm...
    Tôi cũng chỉ sưu tầm và copy lên đây để "rộng đường dư luận" mà thôi.
    Ḿnh là hậu sinh nên cũng không đủ khả năng, tŕnh độ và phương tiện để xác quyết xuất xứ và tác giả bài thơ "Khóc Bằng Phi".

  7. #7
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289

    Những áng thơ liên quan bài thơ "Khóc Bằng Phi"


    Bài xướng
    :

    Khóc Thị Bằng

    Ới Thị Bằng ơi đă mất rồi
    Ới t́nh ới nghĩa ới duyên ơi
    Mưa hè nắng chái oanh ăn nói
    Sớm ngơ trưa sân liễu đứng ngồi
    Đập cổ kính ra t́m lấy bóng
    Xếp tàn y lại để dành hơi
    Mối t́nh muốn dứt càng thêm bận
    Măi măi theo hoài cứ chẳng thôi

    Nguyễn Gia Thiều


    Bài họa 1:

    Khóc Thị Bằng

    Cánh cửa nhà ai khép kín rồi
    C̣n chờ chi nữa bạn ḷng ơi
    Mây vương nẽo vắng trông cùng ngóng
    Nguyệt rẽ pḥng đơn đứng lại ngồi
    Mấy độ Thu tàn như khắt tiếng
    Bao lần Hạ tới luống ṃn hơi
    Xuân xanh đă úa màu năm tháng
    Cái nợ ân t́nh khổ quá thôi

    Thanh Minh
    Apr 11, 2007


    Bài hoạ 2:

    Khóc Bằng Phi

    Mới đó mà nay vắng dạng rồi
    Cung vàng quạnh quẽ ái khanh ơi
    Trao lời vĩnh biệt châu buồn đổ
    Thốt tiếng từ ly trẫm biếng ngồi
    Núi Ngự nao nao giờ nhắm mắt
    Sông Hương bịn rịn phút tàn hơi
    Bằng phi đă bỏ về thiên cổ
    Bút tủi nghiên sầu nhớ măi thôi

    Bích Trân
    Apr 11, 2007


    Bài họa 3:

    Khóc Bằng Phi

    Vĩnh viễn từ đây cách biệt rồi
    Thương nàng chỉ gọi cố nhân ơi
    Vườn hoa ngự uyển chim không hót
    Ghế lệ chi viên trẫm chẳng ngồi
    Chớp chớp đôi mi gần kiệt sức
    Ṛng ṛng ngấn lệ sắp cùn hơi
    Chuông chùa Diệu đế buồn đưa tiễn
    Cạn ư thơ sầu bẻ bút thôi

    Tuyết Trắng
    Apr 13, 2007


    Bài họa 4:

    Khóc Bằng Phi

    Ngàn thu vĩnh biệt ái khanh rồi
    Mấp máy môi mà gọi chẳng ơi
    Thảng thốt đêm buồn cơn gió rít
    Lâm ly lệ thảm bóng ta ngồi
    Thia thia lẻ bạn hoài thương chậu
    Chồng vợ ly t́nh măi nhớ hơi
    Âm cảnh dương gian đành rẽ lối
    T́m trong giấc mộng gặp nhau thôi

    Bảo Sơn
    Apr 13, 2007
    Last edited by dqtran; 18-08-2012 at 11:27 PM.

  8. #8
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289
    Quote Originally Posted by ForexNews View Post
    Lần đầu nghe có người nói bài thơ trên của Vua Tự Đức tôi cũng thấy lạ, v́ văn phong cuả Vua Tự Đức không có lăng mạn và tuyệt vời như vậy. Nhưng đa số sách vở đều viết là cuả vua Tự Đức. Hôm nay đọc bài này cuả bác post lên tôi càng nghi ngờ khả năng rằng bài thơ đó cuả vua Tự Đức làm...
    Lâu rồi tôi có đọc một bài nói về vua Tự Đức có một người vợ rất trẻ tên Nguyễn Thị Bằng. Nguyễn Thị Bằng rất đẹp lại rất giỏi về văn chương thi phú, thường xướng hoạ với vua rất tương đắc. Nguyễn Thị Bằng bị bệnh đậu mùa, không chữa khỏi nên chết. Vua rất thương xót v́ mất một hồng nhan tri kỷ khó t́m. Trên đời này, vợ hay gái đẹp ǵ đối với bậc quân vương th́ không khó t́m; nhưng hồng nhan tri kỷ th́ không phải dễ.
    Chữ "phi" trong "Bằng phi" không phải chỉ về phẩm ngạch như trong bài viết của tác giả Phan Thuận An ở trên (coi như danh từ riêng); mà chữ "phi" này là một danh từ chung (b́nh thường) để chỉ những người vợ hay thiếp của vua, như trong chữ phi tần, cung phi... Như vậy rất có thể vua Tự Đức có người thiếp tên Bằng nhưng chưa được tấn phong lên hàng "Phi" theo nội dung bài viết của tác giả Phan Thuận An, v́ vậy chữ "phi" chỉ hiểu theo nghĩa đơn thuần là người phụ nữ trong đám phi tần trong hoàng cung. Do đó mà "điều tra" trong hàng ngũ đă được tấn phong không có.
    Tiếc rằng tài liệu này bây giờ tôi không t́m lại được để trưng lên cho bác ForexNews cùng tham khảo.

  9. #9
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289

    Bài thơ liên quan đến nhan đề "Khóc Bằng Phi"


    KHÓC BẰNG CƠ


    Ới Thị Bằng ơi đă mất rồi
    Ới t́nh ới nghĩa ới duyên ơi
    Mưa hè nắng chái oanh ăn nói
    Sớm ngơ trưa sân liễu đứng ngồi
    Đập cổ kính ra t́m lấy bóng
    Xếp tàn y lại để dành hơi
    Mối t́nh muốn dứt càng thêm bận
    Măi măi theo hoài cứ chẳng thôi

    Nguyễn Gia Thiều
    (1741-1798)

    Bài thơ trữ t́nh và nổi tiếng này đă là đề tài tranh luận của giới văn nhân thi sĩ.
    Có người cho rằng đây là hai câu thơ (5-6) trong bài khóc Thị Bằng của vua Tự Đức (1829-1883) để thương nhớ người cung phi c̣n trẻ đẹp nhưng đă sớm hồng nhan bạc mệnh, nhan đề: "Khóc Bằng Phi".
    Giả thuyết khác th́ tin rằng đây là bài thơ t́nh tha thiết nhất trong văn chương Việt Nam của đại thi hào Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều. Xét về thời gian th́ bài thơ Khóc Bằng Cơ ra đời đă lâu cả nửa thế kỷ.

    Tạm xếp lại hai giả thuyết này, thử nh́n về quan niệm t́nh yêu dưới thời phong kiến của người đă viết nên tuyệt phẩm Cung Oán Ngân Khúc của nền văn học Việt Nam - Ôn Như Hầu.
    Đập cổ kính ra tím lấy bóng
    Xếp tàn y lại để dành hơi

    Thời Nho giáo với quan niệm tam ṭng tứ đức, t́nh yêu của người đàn bà phải đi sau các nghi lễ và tập tục. Họ phải sinh con đẻ cái để nối dơi tông đường như một bổn phận. Với quan niệm thời bấy giờ, t́nh yêu chỉ hiện thực trong giấc mộng, trong tiểu thuyết hoặc hóa hiện nơi miền tiên cảnh! Thân phận của người phụ nữ trong t́nh yêu rất mờ nhạt.

    Tác phẩm Cung Oán Ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều đă duy nhất thấu tỏ thân phận hẩm hiu, đơn chiếc và buồn thảm của người phụ nữ trong cung cấm, là khúc ngâm ai oán của người đàn bà!
    Hai câu thơ này là sự kết hợp yêu đương gắn liền giữa quá khứ, hiện tại, vị lai của t́nh yêu. Họ mất nhau trong cái c̣n. Đập hết vật thể đi t́m cái phi h́nh tướng, chỉ c̣n lại hương thơm trên đường về cố lư. Vũ trụ bổng có nơi chốn dù đó là nơi chốn chẳng định h́nh.

    Nguyễn Gia Thiều có gặp lại Bằng Cơ không? T́nh yêu là sự ḥa nhập của nửa này với nửa kia. T́nh yêu không đ̣i hỏi, không điều kiện hay yêu sách. T́nh yêu thong dong như mây trắng, núi xanh, biển sóng, như hạt mầm nẩy trong ḷng đất, lặng căm nhưng căng đầy sức sống, như ḷng trống không nhưng lưu giữ những âm vang. Tất cả là một sự h́nh thành kết hợp. Hành tŕnh t́nh yêu chưa kết thúc khi hai người chưa thành một trong nhau. Nguyễn Gia Thiều đập vỡ cổ kính, ông hít một hơi dài vô tận để lấy hết những ǵ c̣n sót lại trong chiếc áo cũ và trong tấm gương, cho sự ḥa nhập của t́nh yêu thôi phân tán. Để không ai c̣n sỡ hữu được dù là bóng hay mùi hương, một biểu tượng của t́nh yêu vô cùng và bất diệt.

    Nhà thơ Thi Vũ đă nhận định:
    Khóc Bằng Cơ của Ôn Như Hầu là một bài thơ t́nh khóc người ái thiếp ray rứt và đắm đuối nhất trong thơ Việt Nam. Bài thơ lời ít, ư đầy, là chân trời man mác về giới hạn của phân ly sinh tử. Ư thơ tuyệt bích, h́nh ảnh thơ siêu thực, nguồn thơ xuống tận đáy tâm can góp mặt với nguồn cội của t́nh yêu trọn vẹn.

    Bài thơ này nổi tiếng nhờ hai câu năm, sáu. Hai câu ấy quả hay. T́nh nghĩa vợ chồng ít thấy trong thơ, lại càng ít thấy xuất hiện đậm đà đến mức này trong thơ.

    source
    Last edited by dqtran; 19-08-2012 at 06:48 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 07-07-2012, 07:04 AM
  2. CHUYỆN NHỮNG BỨC ẢNH: AI BUỒN HƠN AI?
    By nguoibatcao in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 10-07-2011, 06:54 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 20-12-2010, 05:28 PM
  4. NGÔN NGỮ XỨ NGHỆ TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
    By việtdươngnhân in forum Văn Hóa - Nghệ Thuật
    Replies: 0
    Last Post: 21-10-2010, 04:03 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 30-09-2010, 05:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •