Results 1 to 3 of 3

Thread: Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về t́nh h́nh nhân quyền năm 2011

  1. #1
    Member thuongdan's Avatar
    Join Date
    13-03-2011
    Posts
    682

    Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về t́nh h́nh nhân quyền năm 2011

    Nguồn: nuvuongcongly.net (trích từ Website Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội)
    8/09/12 5:28 PM

    Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ được công bố hàng năm nêu lên t́nh trạng nhân quyền trên toàn thế giới. Riêng với Việt Nam, bản Báo cáo đă nêu khá chi tiết các vụ việc liên quan đến nhân quyền ở Việt Nam. Sau đây là tóm tắt về phần nhân quyền tại Việt Nam trong bản Báo cáo nhân quyền năm 2011 của BNG Hoa Kỳ:

    " Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc tài do một đảng duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng CSVN) – thống trị, được lănh đạo bởi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất, tiến hành vào tháng 5/2012, không có tự do và công bằng, bởi lẽ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của Đảng CSVN – một nhóm quyền lực điều khiển các tổ chức quần chúng của đất nước – đă soi xét kỹ càng tất cả các ứng cử viên. Lực lượng an ninh đă báo cáo cho các nhà chức trách dân sự.
    Những vấn đề quyền con người nổi bật nhất trong nước là: sự hạn chế nghiêm ngặt của chính quyền đối với quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền của công dân trong việc thay đổi chính quyền của ḿnh; tăng cường các biện pháp hạn chế quyền tự do dân sự của công dân; và sự tham nhũng trong hệ thống ṭa án và cảnh sát.
    Những vi phạm quyền con người cụ thể bao gồm cả việc công an tiếp tục đối xử không phù hợp đối với các nghi can trong quá tŕnh bắt giữ và tạm giam, kể cả sử dụng vũ lực làm chết người, cũng như các điều kiện khắc khổ của trại giam, bắt giữ và giam cầm tùy tiện đối với các hoạt động chính trị, và từ chối quyền được xét xử công bằng và nhanh chóng. Ảnh hưởng chính trị, nạn tham nhũng cố hữu và tính kém hiệu quả đă bóp méo nghiêm trọng hệ thống tư pháp. Chính quyền ngày càng hạn chế các quyền riêng tư và quyền tự do báo chí, ngôn luận, hội họp, phong trào và các hội đoàn; tăng cường trấn áp sự bất đồng quan điểm; tiếp tục hạn chế quyền tự do sử dụng Internet; tham gia vào việc tấn công các trang mạng có tính chất phê phán chế độ; và theo dơi những người viết nhật kư cá nhân trên mạng có tính chất đối kháng. Tự do tôn giáo tiếp tục phải chịu sự diễn giải và bảo vệ thiếu nhất quán, với nhiều vấn đề lớn vẫn xảy ra, đặc biệt ở cấp tỉnh và làng xă. Sự tham nhũng của công an c̣n tiếp tục dai dẳng ở các cấp độ khác nhau. Chính quyền vẫn duy tŕ lệnh cấm các tổ chức độc lập về quyền con người. Bạo hành và phân biệt đối xử với phụ nữ và nạn buôn bán người vẫn diễn ra, cũng như t́nh trạng bóc lột t́nh dục trẻ em và phân biệt đối xử xă hội nhất định dựa trên sắc tộc, thiên hướng t́nh dục và bản dạng giới và t́nh trạng HIV/AIDS. Chính quyền đă hạn chế quyền của người lao động được thành lập và gia nhập các công đoàn độc lập và đă thực thi không đầy đủ các điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh.
    Chính quyền đă thực hiện các bước truy tố và trừng phạt những quan chức đă phạm tội lạm dụng công quyền, và cảnh sát đôi khi lại thoát tội.

    Phần 1. Tôn trọng sự toàn vẹn của con người, kể cả quyền không bị:

    a) Tước đoạt sinh mạng một cách độc đoán hoặc trái pháp luật
    Không có báo cáo rằng chính quyền hay các đặc vụ của chính quyền đă phạm tội giết người tùy tiện hoặc trái pháp luật, nhưng đă có báo cáo về 19 người chết khi bị giam giữ trong năm 2011 cũng như việc hành hạ bằng vũ lực gây chết người.
    Ví dụ, vào tháng 3, ông Trịnh Xuân Tùng đă chết ở Hà Nội sau khi bị Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh trong lúc tạm giữ ông ta v́ vi phạm luật giao thông. Nhà chức trách đă tŕ hoăn việc điều tra vụ Trung tá Ninh, và đến cuối năm đă dự kiến mở phiên xét xử vào đầu năm 2012.
    Vào tháng 4 ở tỉnh Đồng Nai, công an địa phương đă đánh anh Nguyễn Công Nhựt đến chết sau khi bắt giữ anh ta 5 ngày v́ cho là anh ta lấy trộm lốp xe. Vụ án đă được thông báo cho Ṭa án Nhân dân Tối cao và măi đến cuối năm vẫn c̣n đang trong quá tŕnh điều tra.
    Vào tháng 3 một phiên ṭa đă xử Thiếu úy công an Nguyễn Thế Nghiệp 7 năm tù giam v́ tội dùng vũ lực đánh gây ra cái chết của anh Nguyễn Văn Khương, người bị bắt v́ vi phạm luật giao thông ở tỉnh Bắc Giang tháng 7/2010. Nhà chức trách cũng cấm Nghiệp làm việc trong ngành công an trong thời gian c̣n lại của cuộc đời và buộc phải bồi thường 155 triệu đồng (xấp xỉ 7.380 đôla Mỹ) cho gia đ́nh người bị nạn, và gia đ́nh Nghiệp đă trả cho gia đ́nh người bị nạn số tiền này.
    Tháng 9, nhà chức trách kết án bốn nguyên cán bộ công an trại giam (Hoàng Đ́nh Nam, Nguyễn Văn Thọ, Lê Hữu Thiết và Trần Văn Phúc) ở tỉnh Đắk Lắk đă dùng gậy bằng chất dẻo đánh gây ra cái chết của phạm nhân Trương Thanh Tuấn vào tháng 9/2010. Phiên ṭa đă buộc bốn bị can bồi thường 129 triệu đồng (xấp xỉ 6.140 đôla Mỹ) cho gia đ́nh nạn nhân.
    b) Mất tích
    Không có báo cáo về những người bị mất tích v́ động cơ chính trị.
    Tiếp tục không có thông tin ǵ về Thượng tọa Thích Trí Khải đang ở đâu, một nhà sư thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất không đăng kư, người đă bị nhà chức trách bắt vào năm 2008, và về Lê Trí Tuệ, một người sáng lập Công đoàn Độc lập đă bị nhà chức trách bắt giữ năm 2007.

    c) Tra tấn và việc đối xử hoặc trừng phạt dă man, vô nhân đạo hay đê hèn khác
    Luật pháp cấm việc hành hạ thân thể, nhưng công an vẫn thường ngược đăi các nghi can trong quá tŕnh bắt giữ hoặc tạm giam. Những sự việc xâm hại thân thể, hăm dọa và chất vấn các thành viên trong gia đ́nh đă xảy ra ở nhiều địa phương, không chỉ giới hạn ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Giang và Đồng Nai.
    Ví dụ, vào tháng 4, công an địa phương đă bắt và đánh ông Trần Văn Dữ người tỉnh Sóc Trăng trong lúc thẩm vấn ông ta khi tạm giữ. Vào tháng 10, Ṭa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đă tuyên phạt các sĩ quan công an sau đây tội “cố ư gây thương tích”: Vơ Văn Út Đèo 2 năm tù giam; Danh Nhăn, 8 năm; Trần Tuấn Khải, 4 năm; và Nguyễn Quốc Thắng, 2 năm.
    Tháng 8, công an Hà Nội đă mở một cuộc điều tra về việc Đại úy Minh bị cáo buộc đă “hành hạ thân thể có chủ ư” sau khi Internet chiếu cảnh anh ta đạp mạnh vào một người bị bắt giữ khi tham gia một cuộc biểu t́nh phản đối Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông vào tháng 7. Nhà chức trách đă tạm đ́nh chỉ công tác đối với Minh nhưng về sau lại xóa bỏ lệnh xử lư hành chính và phục chức cho anh ta.
    Những người phản đối về quyền sử dụng đất ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục báo cáo về những trường hợp các nhà chức trách địa phương xâm phạm thân thể và dọa dẫm. Phần lớn các vụ việc giữa nhà chức trách địa phương với người dân tộc ít người là có liên quan đến đất đai, tiền bạc hoặc những tranh chấp nội bộ. Ví dụ, Ṭa án Nhân dân tỉnh Gia Lai đă tuyên phạt 9 người dân tộc Thượng v́ tội “phá hoại chính sách đoàn kết” và bỏ tù họ v́ những ǵ mà các nhóm hoạt động nhân quyền coi là các hoạt động vận động cho quyền lợi của người Thượng hoặc tranh chấp đất đai. Các bản án được tuyên vào tháng 4 như sau: Siu Hlom, 12 năm tù giam; Siu Nheo và Siu Brơm, mỗi người 10 năm; Rah Lan Mlih, Rơ Mah Pró và Rah Lan Blom, mỗi người 9 năm; Kpă Sinh và Rơ Man Klít, mỗi người 8 năm. Tháng 12, ṭa án cũng kết án Siu Thái (Ama Thương), bị bắt vào tháng 4, 10 năm tù giam.
    Tháng 9, Chính phủ cho biết có trên 32.300 người sử dụng ma túy. Phần lớn trong số đó đă bị xử lư hành chính để bắt vào trại cai nghiện mà không có sự xem xét của ṭa án. Họ sống trong 121 trung tâm cai nghiện trên cả nước. Theo chính quyền, số người đă nêu không vượt quá sức chứa dự tính của các trung tâm, ở đó đă tách riêng các khu vực cho phụ nữ. Ở các trung tâm này, theo một báo cáo vào tháng 9 của một tổ chức phi chính phủ, nhà chức trách được cho là đă ép buộc các cá nhân làm công việc phục vụ trong những điều kiện hà khắc và ngược đăi họ (xem Phần 7.b.). Sau chuyến thăm vào tháng 11 của đặc phái viên về y tế của Liên hợp quốc, ông này đă phê phán các trung tâm đó là không có hiệu quả và phản tác dụng.
    Điều kiện ở trại giam và trung tâm giam giữ
    Điều kiện ở trại giam là khắc khổ nhưng nói chung tính mạng không bị đe dọa. Quá chật chội, chế độ ăn uống không đủ, thiếu nước sạch và các hệ thống vệ sinh nghèo nàn tiếp tục là những vấn đề nghiêm trọng. Nói chung các phạm nhân phải làm việc nhưng không được nhận tiền công. Nhà chức trách đôi khi biệt giam tù nhân, do đó họ không có các thứ để đọc và viết trong khoảng thời gian đến vài tháng. Người nhà tù nhân vẫn tiếp tục khẳng định rằng tù nhân sẽ được đối xử tốt hơn nếu biết hối lộ cho những người quản lư trại giam hoặc quyết định tuyệt thực.
    Tù nhân được chăm sóc y tế cơ bản, mặc dù trong nhiều trường hợp người quản lư đă ngăn chặn người nhà mang thuốc vào cho tù nhân. Người nhà của những tù nhân có những vấn đề về sức khỏe quả quyết rằng việc điều trị ở trại là không đầy đủ và khiến cho bệnh t́nh diễn biến phức tạp và để lại những hậu quả lớn và lâu dài. Vào tháng 7 và tháng 9, hai tù nhân bị kết án và bị giam dài hạn v́ âm mưu lật đổ chính quyền (Nguyễn Văn Trại, Thành viên của Đảng Nhân dân Hành động Việt Nam, và Trương Văn Sương) đă chết trong tù lần lượt v́ ung thư gan và v́ suy tim.
    Tổng số tù nhân và người bị tạm giam không được công bố. Những người bị tạm giam trước khi xét xử được giam cách ly với các tù nhân đă kết án. Phạm nhân ở tuổi thanh thiếu niên nói chung được giam riêng với người lớn tuổi, nhưng cũng có một số ít trường hợp, các em cũng bị giam cùng với người lớn trong một khoảng thời gian ngắn do không có đủ chỗ. Đàn ông và phụ nữ được giam riêng nhưng bị đối xử như nhau. Các tù nhân chính trị thường được gửi đến những trại giam đă chỉ định đặc biệt, và những trại này cũng giam những tội phạm thông thường khác, và trong hầu hết các trường hợp, các tù nhân chính trị được giam tách biệt với những tù nhân phi chính trị. Nhà chức trách đă cách ly hoàn toàn một số tù nhân chính trị nổi tiếng với tất cả những tù nhân khác. Trong khi mức án tù có thể rất dài, nhưng tù nhân không bị buộc phải thụ án quá khung h́nh phạt tối đa ứng với tội danh của ḿnh.
    Nhà chức trách hạn chế mỗi tháng gia đ́nh được đến thăm một lần 30 phút và nói chung cho phép người nhà chu cấp thêm thực phẩm và đồ chăn đệm cho tù nhân. Tù nhân không được quyền thực hành tín ngưỡng của ḿnh ở nơi công cộng, cũng không được tiếp cận với sách báo tôn giáo hay các cuốn sách kinh, tuy nhiên nhà chức trách lại cho phép Linh mục Thiên chúa giáo La Mă và là nhà hoạt động dân chủ Thaddeus Nguyễn Văn Lư (bị bắt lại vào tháng 7) được giữ Kinh thánh, cầu nguyện và làm lễ ban thánh thể. Tù nhân được phép đưa đơn kháng nghị đến ban quản lư trại giam và ṭa án, nhưng những lá đơn của họ thường không được để ư đến.

    Trước đây, nhà chức trách đă cho phép Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế đến thăm tù nhân, nhưng trong năm nay đă không có chuyến thăm nào như vậy. Nhà chức trách cũng cho phép các nhà ngoại giao nước ngoài tiến hành chuyến thăm tù nhân một cách hạn chế và gặp gỡ một tù nhân nổi bật. Sự kiểm soát của nhà nước đối với các phương tiện truyền thông đă hạn chế việc loan tin về điều kiện sống trong trại giam. Không có thanh tra trại giam, và cũng không có cá nhân nào được phép hoạt động v́ lợi ích của tù nhân và người bị tạm giam để xem xét những vấn đề chẳng hạn như là thay thế việc cầm tù bằng những h́nh thức khác đối với các tù nhân phi bạo lực.
    d. Bắt giữ hoặc giam cầm tùy tiện
    Luật pháp cho phép chính quyền giam giữ người mà không luận tội một cách vô thời hạn, căn cứ trên những điều khoản mập mờ về “an ninh quốc gia”. Chính quyền cũng đă bắt giữ và giam người vô thời hạn theo những quy định pháp luật khác, và bắt chịu quản chế hành chính hoặc quản thúc tại gia một số người bất đồng chính kiến trong khắp cả nước.
    Vai tṛ của công an và bộ máy an ninh
    An ninh nội địa là trách nhiệm của Bộ Công an, mặc dù ở một số vùng xa xôi, quân đội là bộ máy cai trị chủ yếu và thực hiện chức năng công an, kể cả việc duy tŕ trật tự công cộng khi xảy ra bất ổn dân sự. Bộ Công an quản lư đội ngũ công an, một bộ máy điều tra đặc biệt về an ninh quốc gia và những đơn vị an ninh trong nước khác. Bộ Công an cũng duy tŕ một hệ thống đăng kư hộ khẩu và cảnh sát khu vực để theo dơi những người dân sống trong khu dân cư. Mặc dù hệ thống này ít can thiệp vào đời tư của người dân hơn so với trước đây, nhưng nó vẫn tiếp tục theo dơi những người có nghi ngờ đang bị lôi kéo hoặc có khả năng bị lôi kéo vào các hoạt động chính trị trái phép. Những báo cáo đáng tin cậy cho thấy công an địa phương đă sử dụng “những kẻ côn đồ có hợp đồng” và “những nhóm an ninh nhân dân” để liên tục quấy rối và hành hung những người hoạt động chính trị và những người khác, kể cả những người tôn sùng tín ngưỡng được cho là có thể gây phiền phức hoặc đe dọa đến an ninh công cộng.
    Các tổ chức công an có ở khắp các cấp tỉnh, huyện và địa phương và nằm dưới quyền của Hội đồng Nhân dân ở mỗi cấp. Ở cấp xă, thông thường c̣n có lực lượng dân pḥng gồm những người dân địa phương để hỗ trợ công an. Công an nói chung hoạt động hiệu quả trong việc duy tŕ trật tự công cộng, nhưng các năng lực của công an, đặc biệt là về điều tra, nói chung c̣n rất hạn chế, và việc đào tạo cũng như nguồn lực là chưa đầy đủ. Một số chính phủ nước ngoài đă trợ giúp trong việc huấn luyện công an cấp tỉnh và những người quản lư trại giam nhằm cải thiện tính chuyên nghiệp của họ...

    (C̣n tiếp)

  2. #2
    Member thuongdan's Avatar
    Join Date
    13-03-2011
    Posts
    682

    Thủ tục bắt giam và việc đối xử trong lúc tạm giam (tiếp theo)

    Luật pháp quy định quá tŕnh một người bị bắt tạm giam và được đối xử cho đến khi những người có thẩm quyền xét xử vụ việc của người đó. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (tương đương với Viện Công tố) ban hành lệnh bắt giam, nói chung theo yêu cầu của công an. Tuy nhiên, công an có thể tiến hành bắt giữ mà không có lệnh, chỉ dựa trên đơn được một người nào đó đưa ra. Trong trường hợp đó, viện kiểm sát sẽ có lệnh bắt sau nhưng có hiệu lực hồi tố để hợp lư hóa việc bắt giữ đó. Trong ṿng 9 ngày, bên kiểm sát phải ban hành một quyết định khởi tố điều tra tội phạm chính thức đối với người bị tạm giam; nếu không, công an phải thả người bị t́nh nghi. Trên thực tế, quy định 9 ngày này thường bị vi phạm.
    Bắt giam tùy tiện: Việc bắt và giam giữ tùy tiện, đặc biệt đối với những nhà hoạt động chính trị, vẫn c̣n là một vấn đề. Theo các nhóm hoạt động và các nguồn tin ngoại giao, năm nay chính quyền đă kết án ít nhất là 29 nhà hoạt động bị bắt với tổng cộng 165 năm tù giam và 70 năm quản chế v́ việc sử dụng quyền công dân của họ. Nhà chức trách cũng kết tội ngày càng nhiều những người bất đồng quan điểm chính trị v́ “âm mưu lật đổ nhà nước” bởi được cho là thành viên của các đảng phái chính trị khác với Đảng CSVN. Mặc dù những người vi phạm điều khoản này có thể bị kết án tử h́nh, nhưng thông thường họ nhận được bản án đến 7 năm tù giam. Chính quyền cũng sử dụng các nghị định, pháp lệnh và các công cụ khác để bắt giam các nhà hoạt động đă thể hiện một cách ôn ḥa các quan điểm chính trị đối kháng (xem Phần 2.a.).
    Chẳng hạn, trong tháng 2 công an TP. Hồ Chí Minh đă bắt Nguyễn Đan Quế với cáo buộc xúi giục nhiều người tham gia vào các cuộc phản đối tập thể đ̣i cải tổ chính trị, nhưng đă thả ông ta sau ba ngày thẩm vấn. Công an địa phương đă tiếp tục theo dơi ông ta trong suốt cả năm.
    Vào tháng 4, công an đă bắt những nhà bất đồng chính kiến Phạm Hồng Sơn và Lê Quốc Quân v́ “gây rối trật tự công cộng” khi họ cố đi đến dự phiên ṭa công khai xét xử nhà hoạt động chính trị cùng chí hướng Cù Huy Hà Vũ, nhưng đă thả họ 9 ngày sau đó.
    Các cuộc phản kháng ḥa b́nh trong suốt năm ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đă dẫn tới việc bắt bớ tạm thời và theo dơi một số tổ chức chống đối, và có những báo cáo rằng các nhân viên an ninh địa phương đă ngăn cản nhiều người không cho rời khỏi nhà họ để đến tham gia các cuộc biểu t́nh. Ngoài ra, vào ngày 27/11, nhà chức trách đă bắt nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng ở TP. Hồ Chí Minh v́ tham gia vào một cuộc phản kháng “bất hợp pháp” và sự tham gia trước đó vào các cuộc phản kháng liên quan trong tháng 7 và tháng 8 ở Hà Nội. Vào tháng 12 nhà chức trách đă kết tội bà ta hai năm tù giam ở một trại cải tạo gần Hà Nội mà không tuân theo tŕnh tự pháp lư chuẩn mực nào.
    Nhà chức trách cũng bắt những người hoạt động tôn giáo và chính trị phải chịu sự cầm giữ không chính thức ở những mức độ khác nhau tại nơi cư trú của họ. Ví dụ, công an TP. Hồ Chí Minh tiếp tục theo dơi chặt chẽ các nhà hoạt động nổi bật là Nguyễn Đan Quế và Đỗ Nam Hải.
    Giam giữ trước xử án : Thời hạn điều tra thông thường kéo dài từ 3 tháng đối với các tội danh ít nghiêm trọng (có thể bị phạt đến 3 năm tù giam) đến 16 tháng đối với các tội danh cực kỳ nghiêm trọng (có thể bị phạt đến 15 năm tù giam hoặc tử h́nh) hoặc kéo dài hơn 2 năm đối với các tội về an ninh quốc gia. Tuy nhiên, đôi khi thời gian điều tra đă kéo dài vô thời hạn. Theo luật, bên viện kiểm sát cũng có thể yêu cầu tạm giam thêm hai tháng sau cuộc điều tra để xem xét có truy tố nghi phạm hay không hoặc yêu cầu công an điều tra tiếp. Các điều tra viên nhiều khi đă dùng các hành động ngược đăi thân thể, cách ly, kéo dài quá lâu các buổi thẩm vấn, tước đoạt giấc ngủ để bắt nghi phạm phải nhận tội.
    Theo luật, nghi phạm được phép tiếp xúc với luật sư trong thời gian bị tạm giam; tuy nhiên, nhà chức trách đă dùng những cách cản trở quan liêu để ngăn chặn nghi phạm được tiếp cận với luật sư. Trong những vụ được điều tra theo luật an ninh quốc gia, nhà chức trách đă cấm luật sư bào chữa tiếp cận với thân chủ cho đến khi kết thúc điều tra và nghi phạm đă bị chính thức buộc một tội danh, hầu hết thường là sau gần bốn tháng. Theo quy định, cuộc điều tra có thể được tiếp tục và việc tiếp xúc với luật sư có thể bị từ chối đến trên hai năm. Ngoài ra, việc ít có các luật sư lành nghề và sự bảo vệ không đầy đủ quyền của bị đơn đă khiến cho sự tiếp cận của bị đơn với luật sư hiếm khi xảy ra kịp thời. Trong thực tế chỉ có vị thành niên và người chính thức bị kết án tử h́nh mới được chỉ định luật sư.
    Luật sư phải được thông báo về các cuộc thẩm vấn thân chủ của ḿnh và được phép tham gia các cuộc thẩm vấn đó. Tuy nhiên, bị đơn trước hết phải yêu cầu sự có mặt của luật sư, và không rơ là nhà chức trách có luôn thông báo cho bị đơn biết quyền đó hay không. Luật sư cũng phải được quyền tiếp cận với hồ sơ của vụ án và phải được phép sao chụp lại các tài liệu. Các luật sư đôi khi đă có thể sử dụng quyền này.
    Công an nói chung đă cho gia đ́nh biết nghi can đang ở đâu, nhưng người nhà chỉ có thể vào thăm khi được phép của điều tra viên, và việc cho phép này không xảy ra thường xuyên. Trong quá tŕnh điều tra, nhà chức trách thường từ chối không cho người bị tạm giam tiếp xúc với người nhà, đặc biệt trong các vụ án về an ninh quốc gia. Trước khi đưa ra cáo trạng chính thức, bị đơn cũng có quyền báo cho gia đ́nh biết, mặc dù phần lớn các bị đơn cho là vi phạm an ninh quốc gia đă bị giữ không cho liên lạc. Không có hệ thống bảo lănh hoặc hệ thống tương tự để bị đơn được tại ngoại có điều kiện. Thời gian bị giam giữ trước xử án cũng được tính vào thời gian chịu h́nh phạt theo bản án.
    Ṭa án có thể kết án một người phải chịu quản chế hành chính đến 5 năm sau khi chấp hành xong một bản án. Ngoài ra, công an hoặc các tổ chức quần chúng có thể đề nghị chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh áp dụng một trong năm “biện pháp xử lư vi phạm hành chính” mà không cần xét xử. Các biện pháp này bao gồm thời hạn từ 6 tháng đến 24 tháng trong các trại cải tạo dành cho vị thành niên hoặc cho người lớn, và nói chung được áp dụng đối với các phạm nhân có tiền sự tái phạm các tội không quan trọng, chẳng hạn như tội trộm cắp vặt hoặc “sỉ nhục người khác”. Thời hạn 24 tháng là tiêu chuẩn đối với người sử dụng ma túy và mại dâm. Những người bị kết án tù giam bị buộc phải đóng góp sức lao động để trang trải các chi phí dịch vụ và giam giữ. Chủ tịch ủy ban nhân dân cũng có thể buộc chấp hành một thời hạn “quản chế hành chính”, nói chung dưới dạng hạn chế hoạt động và đi lại. Nhà chức trách vẫn tiếp tục dùng những điều khoản của luật về an ninh quốc gia với lời lẽ mơ hồ để trừng phạt một số người.
    Ân xá: Nhân dịp lễ Quốc khánh, chính quyền đă ân xá khoảng 10.535 tù nhân vào ngày 29/8, chủ yếu là những người đă phạm tội thông thường. Trong số những người được thả có 5 người sau đây phạm các tội về an ninh quốc gia: 3 người Thượng ở tỉnh Đắk Lắk (Y Dhiam Êban, Y Biên Niê, và Y Kim Kbuôr) bị kết tội “phá hoại đoàn kết dân tộc” và Nguyễn Văn Tính người Hải Pḥng cùng Trần Đức Thạch người Nghệ An, cả hai bị kết tội tuyên truyền chống nhà nước.
    e) Từ chối xét xử công khai và công bằng
    Luật pháp quy định tính độc lập của thẩm phán và hội thẩm nhân dân, nhưng trong thực tế, họ lại không độc lập. Đảng CSVN đă điều khiển các ṭa án ở tất cả các cấp thông qua việc kiểm soát có hiệu quả đối với việc bổ nhiệm thẩm phán và các cơ chế khác, và trong nhiều trường hợp, đảng c̣n định đoạt các phán quyết. Cũng như trước đây, ảnh hưởng chính trị, nạn tham nhũng cố hữu và thiếu năng lực đă bóp méo thậm tệ hệ thống tư pháp. Hầu hết, nếu không phải là tất cả, các thẩm phán đều là đảng viên Đảng CSVN và được chọn lựa chí ít phần nào v́ quan điểm chính trị của họ. Sự chi phối của đảng là đặc biệt rơ ràng trong những vụ nổi tiếng và những trường hợp khác mà trong đó nhà chức trách buộc tội bị cáo là chống lại hoặc làm tổn hại đảng hoặc nhà nước.
    Vẫn c̣n thiếu các luật sư và thẩm phán có tŕnh độ. Liên đoàn Luật sư Việt Nam th́ nằm dưới sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đă phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và Hội Luật gia Việt Nam. Liên đoàn này giám sát các chức năng của các đoàn luật sư địa phương và trong năm nay tiếp tục biên soạn một bộ tiêu chuẩn đạo đức của luật sư (c̣n tiếp).

  3. #3
    Member thuongdan's Avatar
    Join Date
    13-03-2011
    Posts
    682

    Thủ tục xử án (tiếp theo)

    Hiến pháp quy định rằng các công dân đều phải được coi là vô tội cho đến khi việc xét xử chứng minh là anh ta có tội, dù vậy nhiều luật sư đă phàn nàn rằng các thẩm phán nói chung đă giả định trước là bị cáo có tội. Các phiên xử nói chung là công khai với dân chúng, nhưng trong các trường hợp nhạy cảm, các thẩm phán đă xử kín hoặc hạn chế chặt chẽ số người tham dự phiên ṭa. Không sử dụng cơ chế bồi thẩm đoàn.
    Ủy viên công tố đưa ra cáo trạng chống lại bị cáo và có nhiệm vụ như một công tố viên trong quá tŕnh xử án. Bị cáo có quyền có mặt và có luật sư ở phiên ṭa, nhưng không nhất thiết luật sư đó là do bị cáo chọn, và quyền này nói chung đă được duy tŕ trong thực tế. Những bị cáo không đủ khả năng để có luật sư th́ nói chung được cung cấp cho một luật sư chỉ trong các vụ án dính líu đến tội phạm vị thành niên hoặc có khả năng bị kết án chung thân hay tử h́nh. Bị cáo hoặc luật sư bào chữa có quyền chất vấn chéo các nhân chứng, nhưng đă có những trường hợp trong đó bị cáo cũng như luật sư của ḿnh không được phép tiếp cận với bằng chứng của chính quyền trước phiên xử, không được chất vấn chéo các nhân chứng hoặc phản đối các tuyên bố. Luật sư bào chữa nói chung có rất ít thời gian trước khi xử án để nghiên cứu các bằng chứng chống lại thân chủ của ḿnh. Trong các vụ án về an ninh quốc gia, các thẩm phán thỉnh thoảng lại không cho luật sư bào chữa được nói khi luật sư đang đưa ra lập luận trước ṭa v́ lợi ích của thân chủ của ḿnh, bởi các thẩm phán cho rằng các lập luận đó là phản động. Người bị kết án có quyền kháng cáo. Các ṭa án quận/huyện và tỉnh đă không công bố biên bản phiên ṭa của họ, nhưng Ṭa án Nhân dân tối cao th́ vẫn công bố biên bản của tất cả các vụ án mà nó phúc thẩm.
    Vẫn có các báo cáo đáng tin cậy rằng nhà chức trách đă gây sức ép để các luật sư bào chữa không nhận bào chữa cho những thân chủ là nhà hoạt động tôn giáo hay dân chủ. Các luật sư về quyền con người bị hạn chế, bị quấy rối, bị bắt, bị khai trừ khỏi đoàn luật sư, và trong một số trường hợp c̣n bị giam giữ v́ việc làm đại diện phát ngôn cho các nhà hoạt động chính trị. Ví dụ, vào ngày 12/8 Hội Luật gia Đắk Lắk đă khai trừ Huỳnh Văn Đông v́ đă làm luật sư bào chữa trong tháng 5 cho hai bị cáo bị kết tội hoạt động ḥng lật đổ nhà nước. Ngoài ra, căn cứ vào sự kết tội trước đó của họ, các luật sư Lê Trần Luật, Lê Thị Công Nhân và Lê Quốc Quân đă không được phép hành nghề luật sư. Trong phiên ṭa tháng 4 xử nhà hoạt động Cù Huy Hà Vũ, một trong số những luật sư của ông ta (Trần Vũ Hải) đă cáo buộc Ṭa án Nhân dân Hà Nội vi phạm thủ tục tố tụng v́ đă khước từ công bố các tài liệu mà ṭa án này dùng để buộc tội. Khi ṭa từ chối giảm nhẹ tội cho ông Vũ và không chịu nhận là đă xét xử không đúng thủ tục, ông Vũ đă cho luật sư của ḿnh ra về để tỏ ư phản kháng; ṭa án đă xác định ông Vũ có tội và và kết án ông ta 7 năm tù giam.
    Những tù nhân và người bị bắt giữ v́ lư do chính trị
    Vẫn có những ước lượng không chính xác về số tù nhân chính trị. Có tin chính quyền đă tạm giam hơn 100 người v́ lư do chính trị, tính đến cuối năm 2011, mặc dù một số quan sát viên quốc tế đă khẳng định con số đó c̣n cao hơn nhiều (xem Phần 1.d., Bắt giữ tùy tiện). Các nguồn tin ngoại giao cho biết có 4 trại cải tạo trong nước đang giam giữ gần 4.000 tù nhân.
    Ví dụ, ngày 8/2 nhà chức trách đă bắt Vũ Quang Thuận, một nhà hoạt động dân chủ và là Chủ tịch Phong trào Chấn hưng nước Việt khi ông vừa đặt chân đến sân bay Tân Sơn Nhất ở TP. Hồ Chí Minh v́ tuyên truyền chống nhà nước. Ông ta đợi xử án vào cuối năm.
    Ngày 23/12 nhà chức trách đă bắt và giam giữ Việt Khang (cũng gọi là Vơ Minh Trí) sau khi ông ta sáng tác và hát hai bài hát bày tỏ quan điểm của ḿnh về cách xử lư của chính quyền với Trung Quốc liên quan đến chủ quyền ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Theo tin đă đưa, đến cuối năm ông ta vẫn đang bị giam giữ tại TP. Hồ Chí Minh.
    Vào cuối năm, nhà bất đồng quan điểm Nguyễn Bá Đăng, thành viên Đảng Dân chủ Nhân dân, đang chờ xét xử. Công an đă bắt giữ ông ta vào tháng 1/2010 ở tỉnh Hải Dương v́ phân phát truyền đơn chống nhà nước.
    Vào tháng 3, Ṭa Phúc thẩm tỉnh Trà Vinh đă giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với ba thành viên của Tổ chức Đoàn kết Công nông Việt Nam: Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù giam và Đỗ Thị Minh Hạnh cùng Đoàn Huy Chương 7 năm tù giam với tội danh gây rối trật tự công cộng để chống đối chính quyền. Công an đă bắt giữ họ v́ phân phát những cuốn sách mỏng vào tháng 2/2010, trong đó kêu gọi người dân ủng hộ dân chủ và tự do hội họp và đấu tranh chống âm mưu xâm lược của Trung Quốc.
    Tháng 9, Ṭa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai đă tuyên án Phạm Thị Phượng, một thành viên của Đảng V́ dân Việt Nam 11 năm tù v́ các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Nhà chức trách đă bắt giữ bà ta và chồng bà ta, Phạm Bá Huy ở TP. Hồ Chí Minh vào tháng 4/2010 v́ được báo là lập kế hoạch đánh bom các tượng đài khắp thành phố. Vào cuối năm, Phạm Bá Huy vẫn tiếp tục chờ được xét xử.
    Tháng 1, Ṭa án Nhân dân tỉnh B́nh Phước đă cáo buộc Phùng Lâm người tỉnh B́nh Phước v́ tuyên truyền chống nhà nước và kết án ông ta 7 năm tù giam. Công an đă bắt ông ta vào tháng 6/2010 v́ được cho là liên kết với Đảng Dân chủ Việt Nam (DPV) và chủ tịch đảng này là Nguyễn Sỹ B́nh, và ṭa khẳng định rằng Lâm đă công bố các bài báo chống đối chính quyền trên mạng Internet. Lâm đă trốn chạy sang Campuchia vào tháng 6/2010, nhưng công an đă bắt giữ ông ta khi ông ta t́m cách trở về thăm gia đ́nh.
    Trong một phiên xử kín kéo dài một ngày vào tháng 5, Ṭa án Nhân dân Bến Tre đă cáo buộc một số bị can v́ âm mưu lật đổ chính quyền và kết án họ như sau: Trần Thị Thúy, người tỉnh Đồng Tháp, 8 năm tù giam và 5 năm quản chế; Phạm Văn Thông, tỉnh Bến Tre, 7 năm tù giam và 5 năm quản chế; mục sư Dương Kim Khải, TP. Hồ Chí Minh, 6 năm tù giam và 5 năm quản chế; và Cao Văn Tỉnh, tỉnh Cần Thơ, 5 năm tù giam và 5 năm quản chế. Ba người khác (thầy truyền giáo Phạm Ngọc Hoa, Nguyễn Thành Tám, và mục sư không giáo hội Nguyễn Chí Thành) bị kết án mỗi người 2 năm tù giam và 3 năm quản chế. Vào tháng 8, Thúy, Thông, Khải và Tỉnh đă kháng cáo; ṭa phúc thẩm đă giảm án của Khải xuống c̣n 5 năm tù giam và của Tỉnh xuống c̣n 4 năm rưỡi tù giam, và bác đơn kháng cáo của Thúy và Thông. Công an đă bắt Thúy, Thông, Khải và Tám vào tháng 7 và tháng 8/2010 v́ cho là có liên hệ với một nhóm ủng hộ dân chủ bị cấm có cơ sở ở nước ngoài và v́ tổ chức và ủng hộ những người khiếu kiện đất đai ở các tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp. Vào tháng 11/2010, công an cũng đă bắt Hoa và Thành, những người đă liên hệ với Khải và Hội thánh Chuồng Ḅ không được công nhận, v́ cho rằng họ liên kết với nhóm ủng hộ dân chủ này và hoạt động cùng với Khải.
    Ngày 22/3, nhà chức trách trục xuất công dân nước ngoài Le Kin, mà họ đă bắt vào tháng 10/2010 ở TP. Hồ Chí Minh v́ âm mưu lật đổ chính quyền do ông ta được cho là dính líu đến các tổ chức chính trị ở nước ngoài chỉ trích chính quyền.
    Tháng 8, một ṭa phúc thẩm đă giữ nguyên phán quyết 7 năm tù giam của Ṭa án Nhân dân Hà Nội trong tháng 4 đối với luật sư Cù Huy Hà Vũ v́ tội tuyên truyền chống nhà nước. Công an đă bắt ông ta vào tháng 11/2010 v́ các bài báo của ông ta trên Internet và các cuộc trả lời phỏng vấn với truyền thông nước ngoài chỉ trích thủ tướng. Vào tháng 11, kháng cáo của Vũ về bản án của ông ta đă không có kết quả.

    Tháng 2, Ṭa án Nhân dân Hà Nội đă cáo buộc Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành, đă liên hệ với giáo phái Pháp luân công, v́ “đưa trái phép thông tin lên mạng (vào Trung Quốc) và hoạt động mạng thông tin không có giấy phép” và kết án họ lần lượt 3 năm và 2 năm tù giam. Công an đă bắt họ ở Hà Nội vào tháng 11/2010 v́ truyền đi các chương tŕnh phát thanh của giáo phái Pháp luân công.
    Tháng 3, Ṭa án Nhân dân huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đă kết án Chau Hêng, một người Khmer Krom vận động cho quyền đối với đất đai, 2 năm tù giam v́ “cố ư phá hoại tài sản và gây rối trật tự xă hội”. Công an đă bắt Hêng vào tháng 12/2010 khi ông ta trở về Việt Nam sau khi Cao ủy Liên hiệp quốc về người tỵ nạn (UNHCR) ở Thái Lan không cho ông hưởng quy chế tỵ nạn chính trị. Hêng đă đứng đầu các cuộc phản đối trong các năm 2007 và 2008 chống lại sự chiếm đoạt đất đai của chính quyền địa phương.
    Cũng trong tháng 8, Ṭa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đă kết án Phạm Minh Hoàng, một người hai quốc tịch và là giảng viên ở Trường đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, 3 năm tù giam tiếp theo là 3 năm quản thúc tại nhà v́ bị cho là có liên hệ với một nhóm ủng hộ dân chủ nguồn gốc nước ngoài đưa lên mạng các bài phê b́nh chỉ trích chống lại chính quyền dưới một bút danh trong năm 2010 và các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Hoàng đă thừa nhận tội và yêu cầu được quay lại nước ngoài. Tháng 11, một ṭa phúc thẩm ở TP. Hồ Chí Minh đă giảm án cho ông ta từ 3 năm xuống c̣n 17 tháng, và vào cuối năm Hoàng vẫn đang tiếp tục thụ án.
    Tháng 3, ṭa phúc thẩm của Ṭa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đă giảm án sơ thẩm của Lê Thăng Long từ 5 năm tù giam xuống c̣n ba năm rưỡi. Tháng 5, Ṭa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh bác đơn kháng cáo của doanh nhân và blogger Trần Huỳnh Duy Thức và y án sơ thẩm 16 năm tù giam. Long và Thức – cũng như luật sư nổi tiếng Lê Công Định và lănh đạo Đảng Dân chủ Việt Nam và người đồng sáng lập Tập hợp Thanh niên dân chủ Nguyễn Tiến Trung – đều đă bị bắt trong năm 2009 và cùng bị xét xử ở TP. Hồ Chí Minh vào tháng 1/2010 v́ dính dáng trong một âm mưu thành lập các đảng chính trị mới và lật đổ chính quyền. Định và Trung đă thừa nhận tội gia nhập các đảng chính trị khác với Đảng CSVN nhưng đă phủ nhận âm mưu lật đổ chính quyền. Trong năm đă không có tiến triển trong vụ án của Định và Trung.
    Ngày 29/8, chính quyền đă ân xá và tha cho thành viên Trần Đức Thạch của Khối 8406 (xem Phần 1.d., Ân xá). Nhà chức trách đă bắt Thạch cùng các thành viên khác củaKhối 8406 là Vũ Văn Hùng và Phạm Văn Trội vào năm 2008, cáo buộc họ năm 2009 về tội tuyên truyền chống nhà nước v́ trưng ra các biểu ngữ chỉ trích Đảng CSVN và ủng hộ nền dân chủ đa đảng, và tuyên án họ (Thạch và Hùng, 3 năm tù giam; Trội, 4 năm). Tháng 1/2010 Ṭa Phúc thẩm Hà Nội, không cho các nhà ngoại giao và các nhà báo nước ngoài vào, đă giữ nguyên các án tù này.
    Tháng 7, nhà chức trách đă đưa Linh mục Thiên chúa giáo La Mă và nhà hoạt động Thaddeus Nguyễn Văn Lư trở lại trại giam để chấp hành nốt thời gian c̣n lại của hạn tù 8 năm của ông ta v́ tội tuyên truyền chống nhà nước. Nhà chức trách đă bắt ông ta năm 2007 về vai tṛ của ông ta trong việc đồng sáng lập phong trào Khối 8406 và Đảng Việt Nam Tiến bộ, nhưng vào tháng 3/2010 đă chấp nhận tha ông ta một năm v́ lư do nhân đạo để điều trị một khối u năo tiếp sau hai lần đột quỵ vào năm 2009 (xem thêm Phần 1.c.).
    Một số các nhà bất đồng chính kiến khác có liên quan đến các tổ chức chính trị bị đặt ngoài ṿng pháp luật, bao gồm Đảng Dân chủ nhân dân, Đảng Hành động nhân dân, Tổ chức Việt Nam tự do, Đảng Dân chủ Việt Nam, Tổ chức Đoàn kết Công nông, Khối 8406 và những tổ chức khác, vẫn c̣n trong tù hoặc bị quản thúc tại nhà ở các địa phương khác nhau.
    Nhà chức trách vẫn tiếp tục bắt giữ và cầm tù những người khác, những người đă sử dụng Internet để công bố các ư kiến về quyền con người, các chính sách của chính phủ và thuyết đa nguyên chính trị (xem Phần 2.a., Tự do Internet).
    Trong năm nay, nhà chức trách đă thả một số người, kể cả các nhà hoạt động chính trị và lănh đạo tôn giáo, bao gồm những cá nhân sau:
    Tháng 6, nhà chức trách thả nhà hoạt động và bất đồng chính kiến, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy khỏi trại giam, và bà ta đă tái định cư ở nước ngoài. Tháng 2/2010, một ṭa án ở Hà Nội đă cáo buộc Thủy và chồng bà ta, Đỗ Bá Tân v́ tội hành hung và đă kết án Thủy ba năm rưỡi tù giam và chồng bà ta 2 năm quản chế, sau một vụ xô xát vào năm 2009 trong đó những người không rơ danh tính đă tấn công họ.
    Ngày 1/7, nhà chức trách đă thả nhà hoạt động dân chủ Ngô Quỳnh, người đă bị kết tội và bỏ tù v́ tuyên truyền chống nhà nước vào năm 2009.
    Tháng 3, nhà hoạt động Luật sư Nguyễn Văn Đài đă chấp hành xong bản án năm 2007 bốn năm tù của ông ta v́ đưa lên mạng Internet những đ̣i hỏi về một nhà nước đa đảng, và nhà chức trách đă thả ông ta để bắt đầu thi hành án 4 năm quản thúc tại nhà.
    Tháng 9, Phạm Bá Hải, người lănh đạo Quỹ Bạch Đằng Giang và thành viên của Khối 8406, đă măn hạn án năm 2006 năm năm tù giam v́ tuyên truyền chống nhà nước. Vào thời điểm cuối năm, ông ta đang chịu 2 năm quản thúc tại nhà.

    Tháng 2, nhà chức trách thả nhà hoạt động chính trị và nguyên sỹ quan công an Trần Văn Thiềng 75 tuổi. Một ṭa án ở TP.Hồ Chí Minh đă cáo buộc ông ta năm 1991 tội âm mưu lật đổ chính quyền bằng việc “cố ư xuất bản cuốn sách bóp méo tài liệu lịch sử” về Việt Nam và đă kết án ông ta 20 năm tù giam.
    Tháng 10/2010, Cơ quan Điều tra an ninh công an Cần Thơ và Viện Kiểm sát nhân dân Cần Thơ đă tha cho Đoàn Văn Chác khỏi hành vi phạm pháp và ngưng tiếp tục điều tra vụ việc của anh ta. Công an đă bắt anh ta vào tháng 6/2010 sau khi anh ta đă lẩn trốn để khỏi bị bắt v́ tham gia lúc c̣n là vị thành niên vào một cuộc vận động năm 1983 chống lại chính quyền mà đă gây ra cái chết của ba cán bộ.
    Các thủ tục và biện pháp khắc phục tư pháp dân sự
    Không có cơ chế dân sự rơ ràng hoặc hiệu quả nào để có thể kháng nghị hoặc khắc phục hậu quả trong trường hợp có các vi phạm của cơ quan chính quyền. Những vụ kiện dân sự được xét xử bởi ṭa hành chính, ṭa dân sự hoặc ṭa h́nh sự. Cả ba cấp ṭa án này đều thực hiện thủ tục xét xử giống như trong các vụ án h́nh sự và được xét xử bởi các thành viên của cùng một cơ quan thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Cả ba ṭa này đều có biểu hiện tham nhũng, thiếu tính độc lập và thiếu kinh nghiệm.
    Theo luật pháp, công dân muốn khiếu nại về hành vi vi phạm quyền con người của một cán bộ nhà nước trước tiên phải kiến nghị tới cán bộ bị cáo buộc vi phạm sau đó mới được phép khiếu nại lên Toà hành chính. Nếu kiến nghị này bị từ chối, công dân có thể khiếu nại lên cấp trên của cán bộ đó. Chỉ khi cơ quan hoặc cấp trên của cán bộ đó đồng ư cho phép khiếu nại được xử lư th́ khiếu nại đó mới được tŕnh lên ṭa hành chính. Nếu ṭa án hành chính đồng ư cho rằng vụ kiện này cần được giải quyết th́ nó mới được đưa lên các ṭa dân sự trong trường hợp có tổn thương thân thể và nạn nhân đ̣i bồi thường ít hơn 20% tổng chi phí chăm sóc sức khỏe do hành vi vi phạm quyền con người gây ra, hoặc vụ việc sẽ được đưa ra các ṭa h́nh sự trong trường hợp mức đ̣i bồi thường cao hơn 20% chi phí này. Trên thực tế, hệ thống chuyển đơn kháng nghị và phải được sự cho phép này khiến công dân ít có khả năng theo đuổi một cách hiệu quả các thủ tục tư pháp dân sự hoặc h́nh sự nhằm khắc phục hậu quả của các hành vi vi phạm quyền con người; bên cạnh đó, cũng chỉ có rất ít chuyên gia pháp lư có kinh nghiệm về hệ thống này. Chính phủ tiếp tục không cho phép sử dụng các vụ kiện hành động tập thể để kiện các bộ của chính phủ, do đó đă hạn chế quyền khiếu kiện của công dân về đất đai có liên quan đến nhiều cơ quan chính phủ.
    Bồi thường tài sản
    Nghị định năm 2009 quy định việc bồi thường bằng tiền, nhà ở tái định cư và đào tạo nghề cho các cá nhân bị thu đất để phục vụ cho các dự án phát triển. Tuy nhiên, có rất nhiều lời phàn nàn, kể cả từ Quốc hội, cho rằng việc bồi thường này tỏ ra chưa tương xứng và được thực hiện một cách chậm trễ. Cũng có nhiều báo cáo về hành vi tham nhũng của quan chức và sự thiếu minh bạch của chính phủ trong quá tŕnh thu hồi đất và di dân để làm đường cho các dự án cơ sở hạ tầng. Một số thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số ở miền Trung và Tây Bắc Tây Nguyên tiếp tục khiếu nại v́ cho rằng họ đă không nhận được khoản bồi thường thích hợp cho diện tích đất bị chính phủ thu hồi để xây dựng các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn.
    Ví dụ như trong tháng Hai vừa qua, Phạm Thành Sơn đă tự thiêu trên vỉa hè bên ngoài ṭa nhà Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng để phản đối việc tài sản gia đ́nh bị tịch thu bởi các quan chức địa phương và đơn khiếu nại của anh bị từ chối.
    Ngày 3/11, 50 đến 70 nhân viên cảnh sát đă cố gắng loại bỏ một biển hiệu “bất hợp pháp”, được treo từ vài tuần trước đó trên mái nhà thờ Thái Hà tại Hà Nội, kêu gọi chính phủ trả lại khu đất từng thuộc quyền sở hữu của nhà thờ. Được biết các nhân viên an ninh đă làm bị thương một thành viên nhà thờ khi họ cố gắng vượt qua cửa trước. Ngày 2/12, các nhân viên an ninh đă giam giữ 30 giáo dân và hai giáo sĩ, bao gồm cả linh mục chính của nhà thờ Thái Hà, sau khi 150 đến 200 giáo dân biểu t́nh một cách ḥa b́nh để đ̣i chính quyền trả lại đất. Vào cuối năm, những người bị bắt giữ này đều đă được trả tự do.

    Vào tháng Giêng, sau phiên phúc thẩm, Toà án nhân dân Thành phố Đà Nẵng đă thu hồi bản án đối với tất cả các bị cáo c̣n lại trong cuộc biểu t́nh đ̣i quyền đất đai dẫn đến cuộc đụng độ giữa cảnh sát với các giáo dân thuộc nhà thờ Công Giáo La Mă tại một đám rước tang ở làng Cồn Dầu tháng 5/2010 và ṭa án đă trả tự do cho các bị cáo này. Cảnh sát đă bắt giữ sáu giáo dân bị cáo buộc là đă gây ra các cuộc ẩu đả và làm hư hại một chiếc xe cảnh sát. Ban đầu, vào tháng 10/2010, Ṭa án đă xử các bị cáo tội gây rối trật tự công cộng và từ chối ba trong số họ không được có đại diện pháp lư; bốn cá nhân đă lănh án phạt tù 9 và 12 tháng, hai bị cáo c̣n lại nhận án treo.
    f. Tự ư can thiệp vào sự riêng tư, gia đ́nh, nhà ở hay thư tín
    Luật pháp nghiêm cấm các hành động tự ư can thiệp vào sự riêng tư, gia đ́nh, nhà ở hay thư tín, song trên thực tế, chính phủ không tôn trọng những qui định này. Các hệ thống đăng kư hộ khẩu và cảnh sát khu vực đă tồn tại để giám sát mọi công dân. Các cơ quan chính quyền tập trung sự chú ư đặc biệt vào những người bị nghi ngờ tham gia các hoạt động chính trị hoặc tôn giáo không được phép.
    Chính phủ theo đuổi chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản quy định rơ số con trung b́nh mà mỗi cặp vợ chồng được phép sinh (xem phần 6, Phụ nữ).
    Pháp luật quy định không được phép đột nhập nhà của công dân nếu không có giấy phép khám nhà của viện kiểm sát, song lực lượng an ninh hiếm khi tuân thủ quy định này, thay vào đó, họ thường yêu cầu được phép khám nhà đương sự bằng cách đe dọa và ám chỉ về các hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu đương sự thiếu hợp tác. Trong năm vừa qua, cảnh sát đă đột nhập vào nhà của một số nhân vật chống đối nổi bật như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Thanh Giang, Lê Quốc Quân, Lê Trần Luật, đồng thời lấy đi máy tính cá nhân, điện thoại di động, và các vật dụng khác.
    Các cơ quan chính phủ tiếp tục mở và kiểm duyệt thư từ của những người đang trong diện bị theo dơi, tịch thu hàng hóa và thư từ, theo dơi các cuộc nói chuyện điện thoại, e-mail, tin nhắn văn bản, và các giấy tờ truyền qua fax của họ. Chính phủ cắt đường dây điện thoại và tạm ngưng cung cấp dịch vụ điện thoại di động và Internet của một số nhà hoạt động chính trị và các thành viên trong gia đ́nh họ.
    Là thành viên Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là điều kiện tiên quyết để thăng tiến trong các tổ chức nhà nước và trong tất cả các cơ quan và các doanh nghiệp có liên quan đến chính phủ. Tuy nhiên, đa dạng hóa kinh tế tiếp tục làm cho việc trở thành thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức quần chúng chịu sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng ít có vai tṛ hơn trong việc thăng tiến về tài chính và xă hội. (c̣n tiếp)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 10-03-2012, 05:11 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 31-03-2011, 10:09 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 25-03-2011, 01:39 PM
  4. Replies: 14
    Last Post: 12-02-2011, 12:55 AM
  5. Replies: 2
    Last Post: 12-12-2010, 06:08 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •