Results 1 to 9 of 9

Thread: Hồi giáo Thế Giới

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Hồi giáo Thế Giới

    Hồi giáo Thế Giới
    Sự Ngây Thơ Của Người Hồi Giáo




    Sự Ngây Thơ Của Người Hồi Giáo là tựa cuốn phim đưa đến sự bạo loạn của tín đồ đạo Hồi, bắt đầu từ thủ đô Cairo của Ai Cập, lan qua nước láng giềng Libya ở phía tây, tiếp đến ở Yemen, chủ yếu là nhằm tấn công, đốt phá, hôi của và giết chóc nhân viên ngoại giao của Hoa Kỳ.

    Trong nguyên bản tiếng Anh, tên của cuốn phim là Innocence of Muslims. Thoạt đầu, không ai buồn để mắt tới cuốn phim được thực hiện với kinh phí bỏ túi, được đặt tên Chiến binh Sa mạc (Desert Warrior), rồi cải danh thành Sự Ngây Thơ Của Bin Laden, trước khi mang cái tên thứ ba hiện nay. Người Ai Cập, người Libya hay Yemen b́nh thường đă không nh́n thấy được những điều mà người khác báng bổ và khiêu khích tôn giáo và đấng chí tôn của ḿnh qua việc bỏ nhiều th́ giờ xoi mói các đoạn video đăng la liệt trong trang mạng YouTube. Phải chờ đến khi mạng lưới truyền thông Al-Nas của Ai Cập phổ biến, họ mới phản ứng bằng một loạt các vụ tấn công các cơ sở ngoại giao của Mỹ ở Cairo, Benghazi, Sana’a. Do một đại gia người Saudi làm chủ, đài Al-Nas chuyên quảng bá và khích động chủ nghĩa cực đoan Salafist, chủ trương dùng bạo lực để bảo vệ đạo Hồi. Salafist sử dụng lá cờ nền đen chữ trắng mang hàng chữ: “Ngoài Allah không c̣n ai là Thượng đế và Muhammad là Thiên sứ của Ngài”. Giáo kỳ này cũng được sử dụng bởi các nhóm khủng bố như al-Qaeda, Taliban và nhiều đảng phái hoặc phong trào khác trong các nước Ả Rập, đặc biệt là tại các quốc gia mới được tự do gồm Tunisia, Ai Cập và Libya, cũng như trong thành phần kháng chiến chống Tổng thống Bashar Assad tại Syria hiện nay.

    Đoạn chiếu dạo (trailer) dài 14 phút của cuốn phim Sự Ngây Thơ Của Người Hồi Giáo có nội dung báng bổ Thiên sứ Mohammed là người mê đàn bà, dụ dỗ trẻ con và giết người không gớm tay nay đă được gỡ khỏi trang mạng YouTube bằng tiếng Ả Rập, c̣n lư lịch cuốn phim hiện vẫn c̣n rất mù mờ. Vào ngày 01 và 02 tháng 07 vừa qua, hai đoạn chiếu dạo bằng tiếng Ả Rập được đăng lên trang mạng YouTube, sau đó được luật sư Morris Sadek gốc Ai Cập mang quốc tịch Mỹ chuyển ngữ sang tiếng Anh. Ngày 08/09/2012, đoạn phim này được thâu ngắn lại chỉ c̣n 2 phút, được đài Al-Nas phát sóng. Ba hôm sau, bạo động bắt đầu nổ ra ở Cairo, rồi đến Benghazi, và đang lan tràn qua hàng chục nước khác trong đó có Yemen, Tunisia, Ma Rốc, Sudan, Iran, Iraq, Do Thái, Palestine và Úc. Nhân viên công lực Mỹ đă xác nhận lư lịch người làm ra cuốn phim là Nakoula Basseley Nakoula. Trước b́nh minh ngày thứ Bảy 15/09/2012, cảnh sát California đă mang xe tới tận căn nhà số 12608 Park St., thành phố Cerritos, CA 90703 đón công dân Mỹ gốc Ai Cập Nakoula Basseley Nakoula 55 tuổi tới đồn để lấy lời khai và tiến hành điều tra về quan hệ giữa người này với những nhân vật mang tên “Sam Bacile” và “Alan Roberts” liên quan tới việc thực hiện cuốn phim.

    Hồi mùa hè vừa qua, cuốn phim đă được chiếu ở một rạp chiếu bóng nhỏ tại Los Angeles. Phim quá tồi, với những cảnh sa mạc và lều bạt kèm âm thanh chát chúa, h́nh ảnh trơ ĺ như phim hoạt họa, lời đối thoại vụng về – nên chẳng mấy ai buồn dẫn xác tới xem.

    Các diễn viên của phim, khi đóng phim này vào tháng Bảy năm ngoái, họ cứ nghĩ là họ diễn xuất cho một phim mạo hiểm có cốt truyện xảy ra 2000 năm về trước mang tựa đề Chiến Binh Sa Mạc như tạp chí Backstage mô tả. Họ không biết rằng cuốn phim do một nhóm nặng đầu óc bài Hồi giáo ở Mỹ chủ trương và với đạo Hồi, ngay cả chuyện vẽ h́nh Tiên tri Mohammed cũng bị tuyệt đối cấm, đừng nói tới chuyện quay thành phim, lại là những đoạn phim nặng phần xúc phạm thần tượng của họ, thế nên thế giới Hồi giáo phải nổ bùng cơn giận dữ như một ngọn hỏa diệm sơn.

    Trong quá khứ, việc vẽ vời như thế đă từng dẫn tới các cuộc chống đối tập thể, kèm theo bạo lực. Hồi năm 1977, cuốn phim Mohammed, Thiên sứ của Thượng đế, dù không chính thức tŕnh làng một h́nh ảnh nào của Mohammed, vẫn đưa tới cuộc bao vây Hanafi diễn ra ngay tại thủ đô nước Mỹ, kéo dài suốt ba ngày của tháng Ba. Hôm 09, mười hai tay súng Mỹ đen theo đạo Hồi do Hamaas Abdul Khaalis cầm đầu đă chiếm giữ ba ṭa cao ốc tại Washington DC, bắt giữ 149 con tin, giết chết một kư giả truyền thanh và một cảnh sát. Sau 39 tiếng đồng hồ gay cấn, tất cả con tin đă được thả khỏi cao ốc District Building (Ṭa Thị chính), Bản doanh B'nai B'rith, và Trung tâm Hồi giáo Washington. Một trong hai người thiệt mạng đă chết oan, khi nhà báo Maurice Williams 24 tuổi bước ra khỏi thang máy tầng thứ năm, là tầng đặt văn pḥng của thị trưởng và chủ tịch hội đồng thành phố cũng là nơi mà súng của bọn khủng bố đă nạp đạn lên ṇng. Phe vũ trang cũng đă bắn gục Mack Cantrell, cảnh sát của đội an ninh; làm anh này chết mấy hôm sau tại bệnh viện. Nghị viên Marion Barry của hội đồng thành phố đi trong hành lang cũng trúng một viên đạn vào ngực. Một trong những đ̣i hỏi của phe vũ trang là buộc chính phủ phải thiêu hủy hoàn toàn cuốn phim Mohammed, Thiên sứ của Thượng đế. Biến động này không có con số nạn nhân thiệt mạng cao là nhờ sự can thiệp đầy gan dạ của ba ông đại sứ theo đạo Hồi: ông Ashraf Ghorbal của Ai Cập, ông Sahabzada Yaqub-Khan của Pakistan, và Ardeshir Zahedi của Iran. Lần khác, vào năm 2005, nhật báo Jyllands-Posten của Đan Mạch đăng tải một loạt tranh hí họa vẽ thiên sứ Mohammed, đă làm dấy động nhiều cuộc xuống đường tập thể và tấn công khủng bố.



    Trong tranh tối tranh sáng của cuốn phim không mấy sáng giá về kỹ thuật lần này, một cái tên nổi lên—Sam Bassiel, trên danh sách dàn dựng có tên là Sam Bassil—thoạt đầu được các hăng tin viết là Sam Bacile. Nhưng Cục điều tra Liên bang FBI cho rằng cả ba đều là tên giả của một người thật là Nakoula Basseley Nakoula, từng bị kết án hồi năm 2009 v́ tội lừa đảo ngân hàng. Thấy hàng hàng lớp lớp xe van báo chí đậu kín lối vào nhà ḿnh, Nakoula đă gọi cho văn pḥng cảnh sát trưởng quận Los Angeles trong đêm để phàn nàn rằng ḿnh bị quấy nhiễu và yêu cầu được cảnh sát bảo vệ.

    Khi tin tức đầu tiên về cuốn phim rộ lên, nhà sản xuất cho biết tên ḿnh là Sam Bacile, và nói với báo Wall Street Journal rằng ông ta là một nhà khai thác bất động sản người Mỹ gốc Do Thái 52 tuổi, cũng như đưa ra chi tiết rằng ông ta được các ân nhân người Do Thái hỗ trợ tài chính tới 5 triệu đồng để hoàn tất cuốn phim. Khi báo Wall Street Journal liên lạc để xác minh, Yigal Palmor, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Do Thái, trả lời rằng chính phủ họ không có bất cứ hồ sơ nào của một công dân mang tên Sam Bacile cả. Đài CNN truy lùng tất cả các hồ sơ công cộng liên quan đến ḍng họ Bacile đă không t́m thấy một ai. Khi truy lục hồ sơ của văn nghệ sĩ, các đạo diễn và người viết kịch bản cũng chẳng có ai liên quan tới cái tên Sam Bacile. Không liên lạc được với nhà sản xuất cuốn phim, đài CNN sau cùng t́m được một nhân viên có tham gia ở phần sơ khởi của cuốn phim cho biết rằng trên giấy tờ, phim được đứng tên một người là Abenob Nakoula Bassely. Quay lại với hồ sơ công cộng, Abenob Nakoula Bassely là người khai địa chỉ cư trú trùng với địa chỉ của một người khác tên Nakoula Basseley Nakoula, một người đàn ông có vợ và hai con—người con gái có đóng góp vào giai đoạn sản xuất và thỉnh thoảng mang thức ăn trưa tới phim trường. Khi đài CNN liên lạc với Bộ Nội Vụ để xin chi tiết về cá nhân mang tên Sam Bassil, họ nhận được một bản sao trát ṭa kư năm 2009 về tội lừa đảo ngân hàng của Nakoula Basseley Nakoula. Nakoula là người có đầu óc sáng tạo phong phú: trong bản án 3 năm trước, chúng ta thấy đương sự đă chế ra một loạt các bí danh khác để dùng như Mark Basseley Youssef, Yousseff M. Basseley, Nicola Bacily, Malid Ahlawi, Thomas J. Tanas, Ahmad Hamdy và Erwin Salameh.

    Thông tấn xă AP nói chuyện qua điện thoại với một người tự xưng là Bacile, ở một địa điểm bí mật, v́ t́nh h́nh rối loạn tại Libya. Sau đó, AP truy lùng số điện thoại, và ḷi ra kết quả là họ đă nói chuyện với chủ nhân đường dây mang tên Nakoula Basseley Nakoula, kẻ đă không chống án vụ án lừa đảo vào năm 2010 mới đây, khi ṭa tuyên phạt $790.000 cùng với 21 tháng tù giam tại khám đường liên bang, và bị cấm dùng computer hay internet trong ṿng 5 năm. Như thế, đăng đoạn video lên YouTube với tên tác giả là Sam Bacile có thể coi như đương sự vi phạm lệnh quản chế của ṭa. Ngoài ra, Nakoula c̣n thích tuyên bố. Trong cuộc phỏng vấn của nhật báo Wall Street Journal, Nakoula bảo rằng việc làm phim là “một nỗ lực chính trị để gây chú ư của công luận về tính đạo đức giả của Hồi giáo”. Ông ta nói thêm, “Đạo Hồi là một chứng ung thư. Cuốn phim là phim chính trị, không phải là phim về tôn giáo”.

    Cindy Garcia, một nữ diễn viên của cuốn phim, cho CNN biết rằng trong kịch bản gốc không có vai Thiên sứ Mohammed và không hề nhắc nhở tới Hồi giáo, mà là một nhân vật tên George. Sau khi quay xong, nhà sản xuất đă tự ư viết lại, lấy tên George đi rồi thay Mohammed vào, và đặt tập thể 80 diễn viên chính và phụ trước một sự đă rồi. Những người này rất bàng hoàng trước những lời dối gạt của nhà sản xuất, nhất là khi thấy ḿnh xuất hiện trong một cuốn phim với nội dung phỉ báng tôn giáo như thế. Họ cũng vô cùng ân hận khi cuốn phim đă gây ra những bi kịch như đă và đang xảy ra.

    Nhà hoạt động bài Hồi Steve Klein, cố vấn kịch bản cho cuốn phim, khai rằng nhà sản xuất phim bảo với anh rằng ông ta có ư định làm một cuốn phim để lật tẩy “các dữ kiện, các bằng chứng” về Thiên sứ Mohammed cho những đối tượng mà ông ấy cho là tín đồ Hồi giáo cuồng tín. Klein nói tên cuốn phim là Sự Ngây Thơ Của Bin Laden. Klein bảo “Mục đích cuốn phim là nhắm vào một cộng đồng rất nhỏ bé nhưng vô cùng nguy hiểm ở California, để làm họ vỡ lẽ ra về mức độ nguy hiểm của Hồi giáo. “Chúng tôi biết cuốn phim sẽ tạo ra một số va chạm, nếu như khán giả để ư tới cuốn phim”. Nhưng khi Klein tới quan sát buổi chiếu thử tại Los Angeles, không ai xem phim này cả. Anh tự kết luận: “Đó là một vụ kinh doanh hỏng bét, một chuyến làm ăn thua sạch sành sanh”.

    Thất bại của Klein và Nakoula không chết ch́m trong câm lặng. Phần chiếu dạo của cuốn phim được đăng lên mạng, và cái tựa được đổi lại làm nhiều người giật ḿnh, Sự Ngây Thơ Của Mohammed. Đoạn phim lại được chuyển ngữ sang tiếng Ai Cập, và quả bom nguyên tử không cần dây cháy chậm. Cơn giận đă dâng trào. Một ngày sau khi Sứ quán Mỹ ở Cairo bị tấn công, Klein cho báo chí hay nhà làm phim đang lánh nạn. Bản thân Klein là người được nhiều kẻ khác biết qua vụ chống lại việc xây một đền thờ Hồi giáo ở Temecula nằm ở phía đông nam Los Angeles cách đây 2 năm. Anh thành lập tổ chức Công dân Thao thức về Tu chính án Thứ Nhất, một tổ chức quan niệm rằng Hồi giáo là một hiểm họa cho nền tự do Hoa Kỳ. Người ta cũng ḍ t́m được lư lịch của Klein là một cựu chiến binh TQLC từng phục vụ ở chiến trường Việt Nam, đang huấn luyện quân sự cho những tín đồ Thiên Chúa giáo chính thống để chuẩn bị chiến tranh.

    Hai ngày sau vụ bạo loạn làm chết đại sứ, chính quyền quận Los Angeles từ chối yêu cầu của đài CNN xin được xem tận mắt giấy phép cho quay cuốn phim Sự Ngây Thơ Của Người Hồi Giáo. Ông Ryan J. Alsop, viên chức thường vụ của quận, cho hay mọi khi loại giấy phép ấy vốn là thông tin công cộng, ai cũng có thể xem. Nhưng nay việc xem giấy phép của phim ấy đă bị tạm đ́nh chỉ, v́ lư do an ninh công cộng mà Bộ Ngoại Giao và Cục Điều tra Liên bang nêu ra.

    Những phút cuối của một ông đại sứ

    “Salaam alaikum. Tên tôi là Chris Stevens, và tôi là tân đại sứ Hoa Kỳ tại quốc gia Libya”. Dân chúng Libya đă được thấy ông Christopher Stevens, vị đại sứ 52 tuổi vừa mới tŕnh ủy nhiệm thư hồi tháng 5/2012, xưng danh như thế trong cuốn video vừa phát hành để làm quen dân bản xứ. Nhưng không ai nhận ra ông trong màn lửa khói dày đặc cuồn cuộn cháy ṭa lănh sự. Người dân Libya đă t́m thấy ông nằm sóng soài úp mặt trên mái nhà, có lẽ ông đă cố gắng một cách tuyệt vọng để trèo lên được tới đó mong t́m cách thoát ra khỏi màn khói đen nghịt đang bủa vây chung quanh. Khi ông Stevens được đưa tới bệnh viện cấp cứu trong t́nh trạng hôn mê, ḿnh mẩy phủ một lớp bồ hóng của bụi than từ đám cháy, không có một người Mỹ nào bên ông, nên cũng chẳng ai nhận diện được ông. Bác sĩ pḥng cấp cứu làm hô hấp nhân tạo cho ông, nhưng đă quá muộn; họ tuyên bố ông đă chết trước đó.

    Một trong những nhân viên an ninh người địa phương tên Jamal Mabrouk có nhiệm vụ bảo vệ ṭa lănh sự, kể rằng ông ta chỉ được vũ trang bằng một máy vô tuyến, trong khi cuộc tấn công nổ ra đồng loạt từ cả ba phía, bằng súng máy hạng nặng và súng phóng lựu. Phe tấn công kê súng vào đầu Mabrouk và dọa giết ông v́ tội “bảo vệ cho bọn ngoại giáo”. Những người tham gia vào nỗ lực cứu mạng cho người Mỹ ở lănh sự quán Benghazi là lính thuộc Lữ đoàn Tử đạo Mười Bảy Tháng Hai. Đơn vị này có bản doanh tại Benghazi, gồm hàng trăm người dân tự kiếm vũ khí để gia nhập lực lượng kháng chiến chống Gadhafi ở tuyến đầu hồi năm ngoái, vừa bán chính thức chịu trách nhiệm an ninh cho các lănh tụ kháng chiến. Họ trực thuộc chính phủ mới, nhưng không nằm trong hệ thống quân giai của quân lực Libya.

    Sau khi lănh sự quán bị tấn công và phóng hỏa, một số người Mỹ đă thoát nạn tới được một cơ sở an toàn nằm ở vị trí khác trong thành phố, nhưng sau đó cơ sở này cũng bị tấn công nốt. Ông Mabrouk nói ông nhận được một cú phôn từ Tripoli cho biết người gọi vừa nhận được điện thoại do một người Mỹ đang rất hoảng hốt gọi từ cơ sở an toàn ở Benghazi. Phía Lữ đoàn 17/02 hỏi người Mỹ có cần giúp ǵ không, th́ họ cho biết t́nh h́nh tại đó rất nguy hiểm. Vài tiếng đồng hồ sau, ông Mabrouk nhận được thêm cú phôn khác, từ thủ đô Tripoli gọi xuống, cho biết một toán người Mỹ đă đáp xuống phi trường Benghazi, đang cần phương tiện để vào thành phố. Mang xe ra đón, ông gặp bảy người Mỹ vũ trang đầy ḿnh, nhưng không mặc quân phục, đang đứng chờ ngay trên phi đạo. Ông hộ tống toán này vào thành phố. Khi hai chiếc xe chở bảy người Mỹ tới cơ sở an toàn, cả bọn bị tấn công dữ dội, bằng súng phóng lựu và đạn đại liên. Sau đó phe tấn công tẩu thoát.

    Khi tới thị sát t́nh h́nh tại ṭa lănh sự, tổng thống dân cử của Libya hứa sẽ mang các hung thủ vụ tấn công và giết người này ra trước ánh sáng công lư, nhưng ông nói thêm là để làm được thế, ông phải chờ đợi sự giúp đỡ của bạn bè trong cộng đồng quốc tế. Và khi báo chí đặt câu hỏi, liệu chính phủ ông có bị bó tay trong vấn đề kiểm soát các phe nhóm khủng bố không, ông đă trả lời: “Quư vị không cách xa vị trí của sự thực bao nhiêu đâu”.

    Kết quả là Đại sứ Chris Stevens đă bị giết chết cùng lúc với 3 nhân viên sứ quán khác trong vụ ṭa lănh sự Mỹ ở Benghazi bị tấn công, bắt nguồn từ đoạn chiếu dạo của cuốn phim Sự Ngây Thơ Của Người Hồi Giáo.

    Thực ra, kẻ ngây thơ hơn cả người Hồi giáo phải kể là ông đại sứ. Với tư cách là nhân vật đại diện cho một siêu cường—quốc gia vừa mới là ân nhân giúp phe kháng chiến triệt hạ chế độ độc tài kéo dài dai dẳng bốn mươi hai năm—với những người dân của thành phố được mệnh danh là “thủ đô kháng chiến chống Gadhafi”, nếu ông không được công kênh lên cổ, th́ bề ǵ tính mạng cũng được bảo vệ. Ông đă tính sai về ḷng dạ những người Libya mà ông yêu quư. Thay v́ thoát nạn, ông lại trở thành một đại sứ Hoa Kỳ nữa tử nạn v́ công vụ, vào đúng ngày kỷ niệm 11 năm biến cố đau thương 11/9 của cả nước Mỹ.

    Chân dung Đại sứ Chris Stevens

    Mặc dù chỉ mới nhậm chức được 4 tháng, ông đại sứ không xa lạ với khu vực này. Nói thông thạo tiếng Pháp và tiếng Ả Rập, ông Stevens trước kia là thiện nguyện viên của Đạo quân Ḥa b́nh (Peace Corps) tới phục vụ tại Ma Rốc, và sau thời gian làm việc trong ngành luật thương mại quốc tế tại thủ đô Washington, ông đă phục vụ ở Do Thái, Ai Cập và Ả Rập Saudi trong suốt 21 năm làm việc ở Bộ Ngoại Giao. Riêng tại quốc gia của “Đại tá” Muammar Gadhafi, ông Stevens là nhân vật ngoại giao số hai của Mỹ suốt từ năm 2007 tới năm 2009, thời kỳ mà ông đă để lại nhiều dấu ấn. Bằng kinh nghiệm tại chỗ và thời gian từng trải với bộ máy chính quyền cũ của một quốc gia khép kín, ông đă thuyết phục được nội các của Tổng thống Obama quyết định yểm trợ cho phe kháng chiến sắp đến hồi bị triệt tiêu tại cứ điểm cuối cùng là Benghazi. Điều mai mỉa là chính Benghazi, thay vị tại thủ đô Tripoli, là nơi người Libya đă giết ông. Sau một cái chết, mọi lời lẽ ca tụng và vinh danh đều trở thành thừa mứa đối với kẻ đă xuôi tay. Chưa tới 3 tiếng đồng hồ sau khi giết ông Stevens, người dân Libya đă khai trương một trang Facebook bằng tiếng Ả Rập để tưởng niệm vị anh hùng của ḿnh, trong đó họ đăng những tấm ảnh chụp ông đại sứ bốc tay thực phẩm của người bản xứ và cùng đứng ăn với họ, cạnh những h́nh chụp họ thắp nến tiếc thương ông.

    Theo lời kể lại của tất cả người quen và thân ông, Chris Stevens không bao giờ chịu ngồi ở bàn giấy. Ông thích ra khỏi văn pḥng của ḿnh tại Bộ Ngoại Giao, để tới thực địa, lăn xả vào công việc. Vốn là một thể tháo gia California mê trèo núi, nên khi tới làm việc ở Libya, ông thường tận dụng giờ rảnh để thám hiểm khu phế tích của Đế chế La Mă lưu lại trên đất nước này. Bà Liz Dibble, phó Ngoại trưởng Mỹ, kể rằng hồi trước khi cùng phục vụ bên Syria, đồng nghiệp Chris của bà thích thú kể về chuyến đi hào hứng mà ông lặn lội tới tận lâu đài Saladin, nằm ở một vùng ngăn sông cách núi, trong một quốc gia cách núi ngăn sông. C̣n nữ đồng nghiệp Janet Sanderson lại nhắc tới bản tính ḥa đồng của người quá cố, khi họ làm việc chung ở Cairo trong thập niên 1990: “Ông ấy là người thích tiệc tùng bù khú với bè bạn. Khi nào cũng làm huyên náo, ông c̣n là mẫu người vô cùng b́nh dân và đầy cá tính. Nơi nào có ông, nơi ấy có tiếng cười gịn tan. Ông ấy có thể ngồi ĺ tới 2 giờ sáng để nói chuyện chính trị, bên những tách trà hay cà phê bất tận hết đầy lại vơi”. Bà Sanderson c̣n kể rằng ông Stevens có thể trói chân mọi người bằng biệt tài kể chuyện của ḿnh, cũng như khi ra điều trần trước quốc hội, ông luôn có sẵn câu trả lời cho bất cứ câu hỏi nào mà các ông bà thượng hạ nghị viện nêu ra. Ví dụ khi Libya mới rục rịch theo chân Tunisia trong cuộc Cách mạng Mùa Xuân Ả Rập, quốc hội muốn biết phe kháng chiến gồm những ai, các phe phái có thể đoàn kết với nhau không? Khi các nhà lập pháp Mỹ đang nhớn nhác đi t́m thông tin, th́ Chris Stevens đă chuẩn bị sẵn lời giải đáp, về địa lư, về khả năng dầu lửa, về khuynh hướng chính trị và thực lực của mỗi phe nhóm hay bộ tộc trong xứ sở của ông Gadhafi. Ở thủ đô Cairo của Ai Cập, người ta biết tới Stevens là một tay quần vợt nổi tiếng. Trong khóa tốt nghiệp từ lớp chuyên về Bang giao Quốc tế, ông là khóa sinh đầu tiên nhận nhiệm vụ trưởng đoàn. Người khác c̣n gọi ông là người điếc không sợ súng. Trong cao điểm của cuộc cách mạng ở Libya năm ngoái, khi chính phủ Mỹ quyết định triệt thoái toàn bộ nhân viên ngoại giao khỏi Tripoli để bảo đảm tính mạng cho họ, ông Stevens đă len lỏi móc nối và bố trí để được bí mật đổ bộ từ Địa Trung Hải vào bờ biển Benghazi bằng xà lan, để có thể làm việc trực tiếp với các lănh tụ kháng chiến và giúp họ thành lập một tân chính quyền. Chắc chắn mọi người ở Bộ Ngoại Giao Mỹ không ai rành đường đi nước bước trong thành phố Benghazi hơn ông. Ông mê Benghazi như loài vịt cần lội nước. Đă thế, tính ông lại điềm đạm, nhẩn nha, ngay cả trong các t́nh huống khẩn trương, ngay cả khi lâm chiến. Bà Liz Dibble kể là ông không hề bước nhanh, không hề chạy. Bà nói làm việc chung với ông, bà không hề thấy ông vội vàng. Ông Aaron Snipe, một phát ngôn viên của Phân bộ Cận Đông của Bộ Ngoại giao, nhận xét: “Trong viễn ảnh là cùng với thâm niên, các nhân viên ngoại giao sẽ được tuyển chọn để làm đại sứ, nhưng điều ái ngại nhất là họ sẽ trở thành quá nghiêm túc, gay cấn và lắm khi đánh mất sự lạc quan mà họ có được khi c̣n trẻ. Riêng Chris Stevens duy tŕ được khả năng lạc quan ấy, và luôn mang theo với ḿnh tới mọi nhiệm sở”.

    Tập thể nhân viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ thương tiếc Stevens, người đại sứ Mỹ kế tiếp chết v́ công vụ sau một giai đoạn an lành kéo dài 33 năm. Nhưng có thể không bằng thế giới tiếc thương ông. Libya và những quốc gia khác được thay thịt đổi da bởi luồng gió mới Mùa Xuân Ả Rập đang trong quá tŕnh lịch sử tái tạo một nền dân chủ. Họ không thể không thừa nhận rằng Chris Stevens ôm ấp một ước mơ làm nên một nước Libya mới, và ông đă thực sự góp phần của ḿnh. Các nền dân chủ mới h́nh thành trong khu vực này cần tái dựng các thể chế tự do từ tro than của chế độ độc tài, và trong sự cám dỗ của chủ nghĩa cực đoan trong tôn giáo. Nếu c̣n sống, chắc chắn Chris Stevens sẽ tiếp tay đắc lực cho quá tŕnh chông gai ấy. Chính Ngoại trưởng Mỹ cũng phải nh́n nhận: “Thế giới đang cần thêm những người như Chris Stevens”. Không những thế, chính lúc này, trong cơn bạo loạn đang lan truyền này, thế giới hồi giáo lại cần những Chris Stevens hơn bất cứ lúc nào hết.

    Chuyện đă yên chưa?

    Sau cái chết của 4 nhân viên ngoại giao tại Benghazi, Hoa Kỳ đă gởi thêm điệp viên, TQLC và máy bay không người lái tới Libya, nhằm truy tầm các thủ phạm, nhưng đó là một công tŕnh lần t́m dấu vết từ sợi chỉ mong manh trong một đất nước c̣n ngổn ngang sau khi vừa triệt hạ một chế độ kéo dài 42 năm dài đăng đẳng. Việc xác định thủ phạm không thể là chuyện một sáng một chiều, không thể tiến hành trong t́nh trạng thiếu thốn tin t́nh báo. CIA có quá ít nhân viên loại đúng người đúng việc để gởi đi, cũng như số nhân lực cần thiết để dàn mỏng qua các quốc gia Trung Đông, Châu Phi và Châu Á. Phía Libya, chính quyền mới tái lập sự kiểm soát toàn bộ đất nước, bộ phận t́nh báo của họ c̣n non kém.

    Ban giám đốc Google—hăng mẹ của YouTube—đă rút đoạn phim gây chết chóc khỏi trang mạng bằng tiếng Ả Rập của họ. Tại Mỹ và các nước khác, người hiếu kỳ c̣n có thể vào xem, nhưng khi được khi không. Trên thế giới, sự cuồng nộ đang cháy lan, sau lưng là đám al-Qaeda giật dây, lèo lái. Bọn khủng bố đang lấn sân, v́ biết tổng thống Mỹ lúc này cần thêm một nhiệm kỳ nữa hơn bất cứ điều ǵ trên đời, nên ông chỉ đánh vơ mồm thay v́ ra quân, và sẵn sàng thu ḿnh lại, ít ra là cho đến giờ đóng của pḥng phiếu vào ngày 06/11/2012.

    Nhiều người Mỹ đang hỏi tại sao Hoa Kỳ cứ t́m cách làm cảnh sát thế giới trong một khu vực mà người thi ân cứ bị tấn công, nguyền rủa và giết hại? Cái chết của Đại sứ Stevens là bằng chứng mới nhất về sự trật khớp của chính sách Mỹ trong thế giới Ả Rập. Cứ thử nh́n lại thời gian bảy ngày trước khi các nhân viên ngoại giao Mỹ chết thảm, chúng ta thấy ǵ? Tại Iraq, trong chỉ một ngày, quá nhiều thường dân bị giết trong vụ nổ bom, rồi ông phó tổng thống bị kết án tử h́nh khuyết tịch v́ tội sát nhân; ở Yemen, ông bộ trưởng quốc pḥng chết hụt trong một vụ mưu sát; bên dải Gaza lính Do Thái giết 6 tay vũ trang; c̣n ở Tunisia nhóm cực đoan Salafist đập vỡ thành cám một quán rượu trong thành phố từng là cái nôi nơi cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập nở nhụy khai hoa, trong khi bên Syria, người chết do 2 phe cù cưa làm thịt nhau vừa vượt quá con số 25.000 người. Người Mỹ mọi giai cấp đang căng thẳng v́ sợ bị dính líu vào cuộc chém giết ở Syria, và mối lo Iran sẽ làm xong trái bom nguyên tử. Dân Mỹ đă chán tận cổ những lời kết án “bài Hồi giáo” v́ thực sự đất nước này chào mời và dung dưỡng người Hồi giáo thuộc phái Shia c̣n nặng t́nh hơn khi những tín đồ này gặp người anh em thuộc giáo phái Sunni. Cùng với binh đội hoàn tất chương tŕnh triệt thoái khỏi chiến trường Iraq, và dầu đá phiến đang giúp giảm bớt sự lệ thuộc vào dầu lửa Ả Rập, không lẽ chẳng bao giờ nước Mỹ có thể cho ḿnh một cơ hội phủi tay với thế giới vong ân, để rảnh rang lo cho cuộc sống của người dân?

    NgyThanh

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Hồi giáo Thế Giới

    Hồi giáo Thế Giới
    'Vụ tấn công lănh sự quán Mỹ ở Libya được hoạch định trước'




    Tổng thống Libya nói rằng cuộc tấn công gây tử vong cho Đại sứ Hoa Kỳ Christopher Stevens và 3 người Mỹ tại lănh sự quán Mỹ ở Benghazi là một cuộc tấn công đă được bọn khủng bố hoạch định trước.

    Trả lời cuộc phỏng vấn của kênh truyền h́nh Mỹ NBC hôm nay Tổng thống Libya Mohammed el-Magarief nói rằng cuộc tấn công vừa kể không liên can ǵ tới các cuộc biểu t́nh phản đối một cuốn phim bài Hồi giáo

    Nhà lănh đạo Libya nói rằng cuộc tấn công với mức chính xác cao cho thấy các hung thủ đă phải tập dượt về cách hành động thế nào để khởi động và đạt mục tiêu.

    Các giới chức Hoa Kỳ cũng gọi cuộc tấn công hồi đầu tháng này là một hành động khủng bố.

    Cuộc tấn công xảy ra vào dịp kỷ niệm các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Hoa Kỳ.

    Vụ này ra giữa lúc nhiều ngàn người biểu t́nh phản đối một cuốn video được thực hiện tại Mỹ bởi một nhà làm phim chống Hồi giáo.

    Trong bài diễn văn đọc trước Đại hội đồng LHQ ngày hôm qua, Tổng thống Barack Obama mô tả cuốn video thô lỗ và đáng kinh tởm.

    Nhưng Tổng thống Obama nói rằng không có cuốn video nào có thể biện minh cho một cuộc tấn công vào một đại sứ quán.


    Thời biểu các cuộc biểu t́nh chống Mỹ

    - 11 tháng 9: Người biểu t́nh tấn công đại sứ quán Hoa Kỳ ở Cairo, Ai Cập và lănh sự quán Hoa Kỳ ở Benghazi, Libya. Đại sứ Hoa Kỳ ở Libya Chris Stevens và 3 người Mỹ khác tử nạn.
    - 12 tháng 9: Các cuộc biểu t́nh bài Mỹ lan qua nhiều nước Ả Rập khác.
    - 13 tháng 9: Người biểu t́nh xông vào khu vực đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sana’a, Yemen.
    - 14 tháng 9: Các cuộc biểu t́nh lan ra xa hơn khắp châu Phi, châu Á và Trung Đông.
    - 15 tháng 9: Hoa Kỳ ra lệnh cho nhân viên không cấp thiết và gia đ́nh ngoại giao đoàn rời khỏi Tunisia và Sudan.
    - 16 tháng 9: Biểu t́nh tiếp tục tại nhiều nước.
    - 17 tháng 9: Một người biểu t́nh thiệt mạng trong một vụ xung đột với cảnh sát ở Pakistan.
    - 18 tháng 9: Biểu t́nh lan rộng, buộc đại sứ quán Mỹ ở Bangkok, Thái Lan, đóng cửa sớm.
    - 19 tháng 9: Pháp ra lệnh đóng cửa nhiều đại sứ quán sau khi một tờ báo Pháp đăng biếm họa Tiên tri Muhammad.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hồi giáo Thế Giới
    Phẫn nộ của những tín đồ Hồi giáo


    Nhị Khê



    Tháng 09/2012 thế giới có nhiều tin đáng chú ư. Ngoài những tin nói về dân Tàu hung hăn đ̣i cướp đoạt quần đảo Sunkaku của Nhật Bản, thế giới Hồi giáo nổi loạn chống Hoa Kỳ và Pháp quốc về cuốn phim Sự ngây thơ của người Hồi giáo (Innocence of Muslims) đăng tải trên YouTube của Google và bức họa trên trang b́a tạp chí châm biếm Charlie Hebdo Pháp chế nhạo nhà tiên tri

    Mohammed, khiến cho một số đông người Hồi giáo nổi dậy chống Hoa Kỳ và Pháp quốc. Điển h́nh là vụ tàn sát Đại sứ Hoa Kỳ Chris Stevens ở Libya và 3 người Mỹ khác trong ngày 11/09. Tiếp đến là những vụ biểu t́nh chống Pháp khiến chính phủ nước này phải ra lệnh báo động cho công dân sinh sống và làm việc tại 20 quốc gia trên thế giới. Sau nữa là bài diễn văn về tự do ngôn luận của TT Hoa Kỳ Barack Obama đọc tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc với ḷng mong muốn giải quyết vấn đề bạo động chống Mỹ do cuốn phim báng bổ Hồi giáo gây ra.

    Tín đồ Hồi giáo nổi giận
    về bức tranh châm biếm nhà tiên tri Mohammet
    Một đoạn phim ngắn ngớ ngẩn nói về Hồi giáo đă khiến cho thế giới Hồi giáo nổi dậy chống Hoa Kỳ một cách điên cuồng, giết chết Đại sứ Hoa Kỳ Chris Stevens, tùy viên truyền thông và 2 người Mỹ khác tại ṭa lănh sự Hoa Kỳ ở Benghazi, Libya. Trong lúc chính phủ Hoa Kỳ t́m mọi cách hạn chế cơn cuồng nhiệt đó chưa ổn thỏa, tuần báo Charlie Hebdo của Pháp lại đăng bức h́nh châm biếm nhà tiên tri Mohammet, không khác ǵ lửa đổ thêm dầu. Thế là không những tín đồ Hồi giáo ở Pháp biểu t́nh phản đối mănh liệt, tín đồ Hồi giáo các nước trên thế giới cũng nổi lên chống đối, khiến cho người Hồi giáo càng điên cuồng hơn, buộc chính phủ Pháp phải ra lệnh báo động an ninh cho công dân sinh sống và làm việc tại 20 quốc gia trên thế giới. Bức tranh trên trang b́a tuần báo Charlie Hebdo vẽ một tín đồ Hồi giáo cao niên người gầy nhom đầu trùm khăn, ngồi trên một chiếc xe lăn, một người Do Thái quần áo chỉnh tề đẩy chiếc xe lăn đó. Cụ già ngồi trên xe lăn lẩm bẩm “không nên chế nhạo người khác”. Chủ đề bức biếm họa đó dựa vào cuốn phim Intouchable (tạm dịch là Không thể tiếp xúc) của 2 đạo diễn người Pháp là Olivier Nakachetheo và Eric Toledano bắt đầu chiếu tại Pháp ngày 02/11/2011. Nội dung cuốn phim nói về một nhà quư tộc giàu có liệt nửa người phải ngồi xe lăn, mướn 1 thanh niên da đen tên là Driss đến giúp đỡ. Anh ta là một thanh niên sống ở ngoại thành vừa ngồi tù ra. Câu chuyện này nói lên hoàn cảnh của 2 người hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng sống với nhau lâu ngày, dần dần hiểu nhau hơn. Một số trang trong tạp chí Charlie Hebdo c̣n in một số bức tranh châm biếm nhà tiên tri Mohammet, trong đó có một vài bức trần truồng.
    Số báo Charlie Hebdo in những bức tranh châm biếm ngày hôm đó vừa ra sạp đă bán sạch sành sanh. Người không biết thực hư cứ tưởng độc giả Pháp thích thưởng thức loại tranh châm biếm này. Kỳ thực, Charlie Hebdo không được nhiều người ham mê như vậy. Vừa chở đến các sạp báo, 75.000 tập Charlie Hebdo đă bị các tín đồ Hồi giáo mua hết. Một số người mua xong xé ngay tại chỗ vứt vào sọt rác. Hôm đó, có một số người Hồi giáo quá khích c̣n định đến ṭa soạn báo Charlie Hebdo phản đối, Sở cảnh sát Paris vội vàng điều động một số đông cảnh sát pḥng chống bạo động đến canh giữ.
    Tuy nhiên, những kẻ bị người Hồi giáo biểu t́nh uy hiếp đầu tiên không phải là ṭa soạn tuần báo Charlie Hebdo, mà là mấy trăm ngàn kiều dân và viên chức Pháp sinh sống và làm việc ở hải ngoại. Các trường học của Pháp ở 2 thành phố Cairo và Tunis, thủ đô Ai Cập và Tunisia, trở thành những tấm bia đỡ đạn. Nhà trường sợ học sinh gặp tai bay vạ gió lập tức đóng cửa trường. Phụ huynh học sinh vô cùng phẫn nộ. Họ cho rằng, chủ tờ tuần báo Charlie Hebdo đă có hành động vô trách nhiệm khi dùng cách đăng tranh ảnh đó để lôi kéo độc giả mua báo, hoàn toàn không nghĩ đến an ninh của người khác. Ngày cầu nguyện thứ Năm hằng tuần, các tổ chức Hồi giáo huy động rất nhiều tín đồ xuống đường phản đối, gây nhiều rắc rối cho xă hội, khiến thần kinh các quan chức Bộ Ngoại giao Pháp căng thẳng, lập tức ra lệnh cho các ṭa Đại sứ và Lănh sự tại 20 quốc gia trên thế giới tạm thời đóng cửa, kiều dân Pháp sống ở hải ngoại phải thận trọng để tránh những tai nạn không cần thiết xảy ra.
    Trong khi người Hồi giáo c̣n giận dữ về đoạn phim Sự ngây thơ của người Hồi giáo (Innocence of Muslims), tờ tuần báo Pháp Charlie Hebdo đăng biếm họa châm biếm nhà tiên tri Mohammet, không khác ǵ lửa đổ thêm dầu. Nhà cầm quyền Hoa Thịnh Đốn phải họp báo, phát ngôn viên của TT Obama là Jay Carmey nói với kư giả có mặt: “Những bức tranh châm biếm mỉa mai quả thật khiến người xem khó chịu. Tuy hiến pháp quy định rơ quyền tự do ngôn luận, nhưng khi quyết định đăng những biếm họa đó phải nghĩ đúng hay sai”. TT Obama quá bận rộn trong cuộc bầu cử TT sắp tới, cử cố vấn bàn bạc với nhà cầm quyền Ba Lê, mong nước Pháp t́m cách ngăn chặn, giảm bớt cơn thịnh nộ của người Hồi giáo, đừng gây thêm bất cứ cuộc tranh căi nào. TT Obama gửi đến các lănh tụ Pháp những lời nghiêm ngặt, chứng tỏ ngay cả Hoa Kỳ cũng lo những bức tranh châm biếm đó trở thành ng̣i thuốc nổ gây ra những căng thẳng không lường trước được.
    Trước đó không lâu, tạp chí Pháp Close đăng h́nh khỏa thân nửa phần trên của nữ Bá tước Cambridge Catherine Middieton khi đang nghỉ mát tại một lâu đài ở miền Nam nước Pháp vào cuối tháng 08/2012, Hoàng gia Anh lập tức gửi đơn kiện lên ṭa án h́nh sự Pháp quốc. Sau khi tờ Charlie Hebdo đăng tranh châm biếm nhà tiên tri Mohammet, Tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo (Muslim Brotherhood) bắt chước Hoàng gia Anh bảo vệ cuộc sống riêng tư của những người trong hoàng gia, tố cáo truyền thông Pháp sỉ nhục tín đồ Hồi giáo. Họ cho rằng: “Cần phải bảo vệ tôn giáo tín ngưỡng của người khác”. Phát ngôn viên của Tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo Mahmoud Gozlan nói: “Nước Pháp đă thông qua đạo luật cấm phủ nhận cuộc tàn sát chủng tộc đối với sáu triệu người Do Thái và nhiều nhóm thiểu số khác ở Châu Âu và Bắc Phi trong Đệ nhị Thế chiến do phát xít Đức và các nước cùng phe gây ra. Nếu ở Pháp đă công khai cấm phủ nhận cuộc tàn sát này, tại sao sỉ nhục nhà tiên tri Mohammet lại không bị trừng phạt? Điều đó không phù hợp với đạo lư và cũng không công bằng”. Ông Gozlan nhấn mạnh, các nhà lănh đạo Tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo đă chuẩn bị đầy đủ cáo trạng để khởi tố.
    Nhiều tổ chức Hồi giáo nộp đơn kiện lên Ṭa án Pháp. Theo cách nói của luật sư được tuần báo Charlie Hebdo ủy thác, các đơn kiện đó thiếu luận chứng thuyết phục, v́ ở nước Pháp không có tội “Phỉ báng thần thánh”. Trong khi đó ṭa báo Charlie Hebdo cũng gửi đơn kiện lên cơ quan luật pháp nhà nước, v́ sau khi báo này đăng một số tranh biếm họa nhà tiên tri Hồi giáo vào tháng 11/2011, trang mạng của tờ tuần báo này thường bị quấy nhiễu, đến nỗi không thể liên kết được. Bây giờ lại xuất hiện những bức biếm họa, tất nhiên trang mạng này phải chịu cái giá phải trả về tội châm biếm mỉa mai người khác.

    Diễn văn về tự do ngôn luận của TT Obama
    Ngày 27/09, trong ngày khai mạc hội nghị Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 67 năm 2912, sau diễn văn của Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đề cập đến t́nh h́nh khó khăn trên thế giới ở ba điểm nóng là Iran, Syria, cùng với vùng biển Đông và biển Hoa Đông, TT Hoa Kỳ Barack Obama đọc diễn văn nói về tự do ngôn luận hầu như muốn giải quyết trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc vấn đề bạo động chống Hoa Kỳ do cuốn phim báng bổ đạo Hồi gây ra. Mở đầu bài diễn văn ông Obama nói về những cống hiến của Đại sứ Hoa Kỳ Chris Stevens tại Libya đối với Trung Đông từ Ai Cập đến Syria, từ Saudi Arabia tới Libya... nhưng rồi bị giết chết ở Benghazi, Libya, sau đó ông nói về dân chủ và tự do ngôn luận ở Hoa Kỳ và trên thế giới đă phát triển như thế nào.
    Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, ông Obama đă dùng tài hùng biện nhờ thế giới ngăn chặn những cuộc bạo động chống Mỹ từ hai tuần qua, đồng thời biện minh cho việc Hoa Kỳ phải bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Chính v́ bảo vệ quyền tự do ngôn luận mà đoạn phim nhiều lần ông lên án là “thô bạo và đáng tởm” đă khiến người Mỹ và dân Mỹ trở thành nạn nhân phải trả giá cho quyền tự do ngôn luận đó.
    TT Obama nói: “Vũ khí mạnh nhất để chống lại những lời lẽ hận thù không phải là đàn áp, mà là những tiếng nói mạnh hơn về ḷng dung thứ cùng những lời lẽ hợp nhất để chống lại sự mù quáng và phỉ báng”. Ông Obama dẫn chứng quyền tự do ngôn luận tại Mỹ khi nói rằng ông là Tổng thống và là Tổng Tư lệnh Quân đội Mỹ vẫn phải chấp nhận việc người dân hằng ngày gọi vào nói lên những điều “dễ sợ”. Khi ông kể chuyện này, hội nghị vang lên tiếng cười, xen lẫn tiếng vỗ tay.
    Ngay sau đó TT Afghanistan Hamid Karzai nói đoạn phim ở Hoa Kỳ và những bức biếm họa ở Pháp chỉ là “sự đồi bại của những kẻ cuồng tín”, không thể biện minh là tự do ngôn luận. TT Pakistan Ali Zardari gọi cuốn phim đó là kích động hận thù, nhấn mạnh bạo động là việc không thể dung thứ, những hành vi lạm dụng tự do ngôn luận để phá hoại ḥa b́nh và gây nguy hiểm cho an ninh thế giới phải trừng trị, quốc tế không được im lặng trước những hành vi đó. TT Ai Cập Mohamed Mursi phát biểu rằng, quyền tự do bày tỏ ư kiến phải được thể hiện song song với tinh thần trách nhiệm. TT Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono trích dẫn Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền nói rằng “mọi người đều phải tôn trọng đạo lư và trật tự” v́ vậy quyền tự do bày tỏ ư kiến không phải là một quyền tuyệt đối. Ông c̣n kêu gọi cần có một hiệp ước quốc tế có tính cách ràng buộc ngăn chặn sự kích động thù nghịch hay bạo lực dựa trên tôn giáo hay đức tin. Qua những lời phát biểu của TT các nước, có thể thấy rằng, những quan điểm của TT Obama không được tiếp nhận nồng nhiệt tại phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 67.

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hồi giáo Thế Giới
    Nhật kư Malala

    NgyThanh



    Tháng 7 năm 1942, trong Chiến tranh Thế giới Thứ Hai, một bé gái người Đức gốc Do Thái 13 tuổi tên Anne Frank và bốn người khác ẩn náu trên căn gác áp mái tại một ngôi nhà ở đường Prinsengracht, trong thành phố Amsterdam bị quân Đức quốc xă chiếm đóng. Sau đó, do bị phản bội, gia đ́nh Anne bị phát giác và bị đưa vào trại tập trung. Bảy tháng sau, Anne chết tại trại cải tạo Bergen-Belsen. Ông Otto Frank, cha của bé, là người duy nhất trong nhóm sống sót được để trở về

    căn gác sau chiến tranh và t́m thấy cuốn nhật kư của con gái tại nơi gọi là Chái nhà bí mật. Cuốn nhật kư viết bằng tiếng Hà Lan, được ông cho xuất bản và sau đó đă được dịch sang nhiều ngôn ngữ, đă trở thành một trong những cuốn sách được t́m đọc nhiều nhất trên thế giới, về góc nh́n của một bé gái trước thảm trạng chết chóc gây nên bởi bọn khủng bố.

    Bảy thập niên sau, một bé gái người Pakistan, sống ở vùng Thung lũng Swat xinh đẹp và nghèo khó của miền tây bắc đất nước chiến tranh, chọn h́nh thức viết nhật kư gởi ra nước ngoài để phản kháng sự thống trị bất công của phe Hồi giáo quá khích Taliban, và đ̣i quyền được đến trường như nam sinh, sau khi các trường tư thục bị Taliban buộc phải đóng cửa và 5 trường đă bị đánh sập để ngăn các bé gái đến lớp. Những ḍng chữ trung thực bằng ngôn ngữ địa phương của học sinh lớp bảy Malala đă xuất hiện trên trang mạng bằng tiếng Urdu của đài BBC, vạch trần cho thế giới thấy lệnh cấm đă ảnh hưởng tới em và các bạn học của em như thế nào. Nhật kư của Malala đă khiến cho thế giới bên ngoài Pakistan kinh hoàng về những tội ác diệt chủng của Taliban trong thời gian chúng chiếm đóng thung lũng Swat từ năm 2007 tới 2009 mà em kể lại – gây chấn động người đọc trước bộ mặt phi nhân của Taliban.

    Ngày 9/10/2012, khi Malala Yousafzai cùng các bạn ngồi xe chở học sinh từ trường về, đang cùng nhau ca vang bản nhạc đồng quê Pashtun dịu dàng về thung lũng Swat thân ái và đề cao sự hy sinh cho quê hương – phe quân sự Taliban đă chỉ thị người của chúng bám theo và thi hành lệnh hành quyết Malala. Các hung thủ, mặt đă xồm xoàm râu ria c̣n mang thêm mặt nạ để che giấu tung tích, phóng xe đạp rượt theo chặn xe nhà trường. Xe ngừng. Trước mặt đám học sinh con gái hốt hoảng, người của Taliban đọc án lệnh tử h́nh: “Đứa nào trong chúng mầy là Malala? Nếu không nói, tao giết sạch cả đám!” Không ai trả lời, và không ai làm điềm chỉ viên. Hung thủ quát to hơn: “Con bé này dám to gan truyền bá chủ nghĩa thế tục, chống lại Taliban, là quân đội của Đấng Allah. Nó phải bị trừng phạt”. Rồi khi nhận diện được Malala, hắn đă chĩa thẳng súng vào đầu và vào ngực em, bóp c̣.

    Những năm trước đây, khi lực lượng an ninh hành quân vào thung lũng để tảo thanh phiến quân Taliban, cô bé Malala cũng phải theo chân hàng triệu người tị nạn khác chạy trốn cảnh lửa khói của chiến tranh. Trên đường tản cư, v́ hầu hết trường ốc đă bị Taliban đánh sập, em đă dạy cho các em bé hơn con toán, cái chữ trong các lều bạt chơ vơ giữa núi đồi. Những đồi núi chơ vơ nằm giữa bạt ngàn ấy chính là nơi xuất phát tuần qua của những người mang súng đạn xuống đồng bằng lùng t́m một đứa bé gái tuổi 14 để ám sát. Chúng có thể từ bên kia biên giới, nơi Mullah Qari Fazlullah, thủ lănh của lực lượng Taliban huyện Swat, đang ẩn náu và thực hiện những vụ ám hại thường dân, hay cũng có thể từ Bắc Waziristan, nơi được xem là sào huyệt của những kẻ tôn thờ chủ nghĩa khủng bố và chọn Al Qaeda hay Taliban làm lẽ sống. Ba năm trước, vụ cô gái Chaand Bibi 17 tuổi bị Taliban xử án bằng cách quất 34 ngọn roi vào mông đă làm cả nước sục sôi cơn giận dữ. Quất roi vào mông phụ nữ là một trong những h́nh phạt qui định bởi luật tôn giáo Sharia của đạo Hồi, dựa trên kinh thánh Coran.

    Sharia

    Tín đồ Hồi giáo tin rằng Sharia là Đấng Chí Tôn của pháp luật, và luật Sharia đề ra nhiều cách giải quyết bằng luật pháp thế tục, chi phối cả vào lănh vực tội phạm chính trị hay kinh tế, thậm chí các chuyện cá nhân như chế độ ăn uống, cầu nguyện và ăn chay, t́nh dục, vệ sinh. Luật Sharia được diễn giải bởi các thầy tế (giáo sĩ) và áp dụng bởi các qadis (thẩm phán Hồi giáo) như sau:

    Tín đồ Hồi giáo phải cầu kinh 5 lần một ngày, trong thời gian kinh nguyện nếu bị phát giác đang làm một việc ǵ khác th́ sẽ bị đánh đ̣n; đàn ông phải để râu, độ dài tối thiểu phải ít nhất bằng một nắm tay tính từ phía dưới cằm, vi phạm sẽ bị đánh; nam học sinh phải đội khăn xếp: học sinh từ lớp một đến lớp sáu đội khăn màu đen, khăn của lớp bảy trở lên màu trắng, tất cả phải mặc quần áo đạo Hồi, cổ áo phải cài cúc; không được hát, không được khiêu vũ, không được chơi bài, đánh cờ, đánh bạc và thả diều, không được viết sách, vẽ tranh và xem chiếu phim; nuôi vẹt sẽ bị đánh đ̣n, nuôi chim sẽ bị giết, ăn cắp sẽ bị chặt bàn tay, tái phạm sẽ bị chặt chân. Nếu không là tín đồ đạo Hồi, việc thờ cúng cấm thực hiện ở những nơi mà người đạo Hồi có thể thấy, ngược lại sẽ bị đánh đ̣n và tống giam. Ai dụ dỗ một tín đồ đạo Hồi cải giáo theo đạo ḿnh sẽ bị xử tử.

    Phụ nữ Hồi giáo phải luôn ở trong nhà, không được lê la không mục đích ngoài đường. Khi cần ra đường, phải đi cùng một người nam có quan hệ họ hàng; nếu bị bắt gặp đi một ḿnh ngoài đường sẽ bị bắt đưa về nhà và h́nh phạt là đánh đ̣n; không được để lộ khuôn mặt của ḿnh, phải mặc burqa (áo trùm mặt) khi đi ra ngoài, vi phạm sẽ bị quất roi thật nặng; không được trang điểm, không được đeo nữ trang, không mặc quần áo diêm dúa, không được nói trước nếu người đối diện chưa nói với ḿnh; không được nh́n vào mắt đàn ông, cấm cười ở nơi công cộng, không được sơn móng tay, ngược lại sẽ bị chặt ngón tay. Nghiêm cấm trẻ em gái đến trường: tất cả trường học dành cho con gái phải đóng cửa; cấm phụ nữ đi làm. Phụ nữ ngoại t́nh sẽ bị ném đá cho đến chết.

    Trong khi thế giới ngày càng văn minh và các tiến bộ khoa học được sử dụng b́nh đẳng giữa nữ và nam, th́ trong thế giới Hồi giáo, người ta ứng dụng tiến bộ ấy để hạ thấp thêm giá trị của nữ giới, ví dụ đàn ông đạo Hồi chỉ cần xác nhận việc họ muốn ly dị vợ một cách hợp pháp chỉ bằng một cái tin nhắn điện thoại SMS. Dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS hay Short Message Services) là một phương tiện viễn thông cho phép gửi các thông điệp ngắn không quá 160 mẩu tự bằng điện thoại di động qua dịch vụ truyền thông không dây. Ngày 27/07/2003, tại ṭa án Hồi giáo bên Mă Lai, thẩm phán Mohamad Fauzi Ismail tuyên bố giá trị hôn nhân giữa nguyên đơn Azida Fazlina Abdul Latif và vợ là Shamsudin Latif được chính thức vô hiệu hóa sau khi ông chồng đă công khai gởi cho vợ một lời nhắn với nội dung rằng “nếu bà không chịu rời nhà cha mẹ bà, bà sẽ bị ly dị”. Theo luật đạo Hồi, người chồng được phép ly dị vợ ḿnh sau khi lặp lại ba lần chữ “talaq”, nghĩa là “tôi ly dị bà”. Do đó, chuyện phụ nữ Hồi giáo bị quất roi vào mông như thú vật, xảy ra thường t́nh như phụ nữ phương Tây bắt tay đàn ông.

    Nhưng quất roi là một việc, c̣n nhân danh Allah để nổ súng vào đầu con trẻ là chuyện khác. Ngoài ra, giết chết phụ nữ không vũ trang không là lầm lỗi của một cá nhân vô kỷ luật, mà là một chủ trương của Taliban. Ngày 6/07/2012 vừa qua, chị nữ tu 25 tuổi Farida Afridi bị bắn vào đầu khi đi từ nhà ở Hayatabad trong huyện Peshawar tới văn pḥng thiện nguyện của ḿnh tại Jamrud bên huyện Khyber. “Tội ác” của nữ tu Afridi để Taliban phải hạ sát chị, là cải thiện quyền b́nh đẳng của phụ nữ trong khu vực mà không ai nghe hay biết tới giá trị của phái nữ. “Tội ác” của sơ Farida Afridi c̣n là sự “ngoan cố”, không chịu lấy cái chết trước đó của một người khác mang cùng họ Afridi để làm gương. Ngày 8/12/2011, nhà giáo Zarteef Khan Afridi trên đường tới lớp ở Jamrud cũng đă bị Taliban hạ sát sau khi bị chụp cái mũ “tay sai của Tây phương để tiếp tay hủ hóa nhân dân trong vùng” – một luận điệu để ngụy biện cho hành động khát máu của Cộng sản mà người miền Nam Việt Nam đă nghe đầy tai trong thời gian chiến tranh. Lần này, vụ tấn công vào bé gái Malala đă làm giận dữ cả nước Pakistan, và làm cộng đồng thế giới phẫn nộ.

    Malala đă viết ǵ trong nhật kư?

    Thứ Bảy 3/01/2009 – Tôi sợ. Hôm qua tôi có một giấc mơ hăi hùng khi thấy máy bay trực thăng và lính Taliban. Tôi đă từng có những cơn ác mộng như thế kể từ khi quân đội hành quân vào Swat. Mẹ cho tôi ăn sáng và tôi đến trường. Tôi rất sợ khi phải đến lớp, v́ Taliban đă công bố một sắc lệnh cấm tất cả con gái chúng tôi đi học. Lớp có 27 đứa, nhưng chỉ có 11 học sinh. Con số tụt xuống v́ sắc lệnh của Taliban. Đă có ba người bạn của tôi theo gia đ́nh di cư về Peshawar, Lahore và Rawalpindi v́ sắc lệnh này. Trên đường từ lớp về nhà, tôi nghe một người đàn ông thét lên ‘Tao sẽ giết mầy’. Tôi nhanh chân rảo bước thêm, sau đó nh́n lui xem ông ấy có đuổi theo ḿnh không. May quá, ông ta đang gọi điện thoại di động và đang dọa dẫm một ai đó trên đường dây.

    Chủ Nhật 4/01 – Hôm nay là ngày lễ, tôi ngủ dậy trễ, khoảng 10 giờ sáng khi nghe bố tôi nói về ba xác người nữa nằm ngoài trạm biên giới Green Chowk. Nghe tin ấy, tôi thấy buồn. Trước cuộc hành quân, tất cả chúng tôi thường đến Marghazar, Fiza Ghat và Kanju trong các ngày Chủ Nhật để cắm trại. Nay t́nh h́nh như thế làm chúng tôi không c̣n được đi picnic từ một năm rưỡi nay. Cũng như trước đây chúng tôi đi dạo một chút sau bữa ăn tối, nhưng nay phải vào trong nhà trước khi trời tắt nắng. Hôm nay tôi làm một số việc vặt vănh ở nhà, làm bài tập và chơi với em trai tôi. Nhưng nghĩ đến ngày mai phải tới lớp, tim tôi đập dập dồn.

    Thứ Hai 5/01 – Tôi chuẩn bị để đi học và khi sắp mặc áo quần, tôi chợt nhớ luật cấm chúng tôi mặc đồng phục, và phải mặc đồ thường khi đi học. Tôi quyết định mặc chiếc áo màu hồng mà tôi thích. Mấy đứa con gái khác cũng mặc áo màu nên lớp học có vẻ như ở nhà. Bạn tôi đến cạnh hỏi tôi, ‘Nhân danh Thượng đế, hăy trả lời tôi thật danh dự, liệu trường chúng ta có bị Taliban tấn công không?’ Trong buổi học sáng, chúng tôi được dặn ḍ đừng mặc áo màu v́ Taliban cấm. Buổi tối ở nhà mở TV tôi nghe lệnh giới nghiêm ở Shakardra được bỏ sau 15 ngày. Thật vui trước tin ấy, v́ cô giáo dạy tiếng Anh của chúng tôi sống ở đó, nay có thể trở lại lớp rồi.

    Thứ Tư 14/01 – Tôi không vui trong ḷng khi đi học v́ kỳ nghỉ đông sẽ bắt đầu vào ngày mai. Ông hiệu trưởng thông báo kỳ nghỉ nhưng không đề cập tới ngày tựu trường. Đây là lần đầu tiên chuyện như thế xảy ra. Trong quá khứ, ngày tựu trường luôn luôn được thông báo rơ ràng. Ông hiệu trưởng chẳng tiết lộ lư do tại sao không nhắc tới ngày tựu trường, nhưng tôi đoán là Taliban đă phổ biến lệnh cấm con gái đi học bắt đầu áp dụng từ 15/01. Lần này, cánh con gái chúng tôi chẳng hứng thú ǵ về kỳ nghỉ đông v́ cả bọn biết rằng khi Taliban đă áp dụng lệnh cấm th́ chúng tôi không c̣n đến lớp được nữa. Một vài đứa c̣n mơ mộng là trường sẽ mở cửa lại trong tháng Hai, nhưng mấy đứa khác bảo bố mẹ chúng đă quyết định dọn nhà khỏi xứ Swat để tới các thị trấn khác cho chúng được cắp sách tới trường.

    Thứ Năm 15/01 – Đêm qua là một đêm dày đặc tiếng đại bác, làm tôi thức giấc tới ba lần. Nhưng sáng nay không đi học, nên tôi ngủ đến 10 giờ. Sau đó, bạn tôi đến, và chúng tôi bàn bạc về bài tập ở nhà. Mười lăm tháng 01 cũng là kỳ hạn mà sắc lệnh của Taliban bắt đầu có hiệu lực. Hôm nay tôi đọc thấy nhật kư viết cho BBC bằng tiếng Urdu của ḿnh được đăng trên nhật báo nữa. Mẹ tôi thích bút hiệu Gul Makai của tôi, và hỏi bố tôi sao không đổi tên tôi thành Gul Makai luôn đi. Tôi chọn bút hiệu này, v́ tên thật của tôi có nghĩa là ‘kiếp trầm luân’. Bố tôi kể mấy bữa trước có người cắt bài báo mang lại cho bố và bảo bài nhật kư thật tuyệt vời. Bố kể bố chỉ lẳng lặng cười mà không thể cho ông bạn biết rằng chính con gái ông viết các trang nhật kư ấy.

    Thứ Sáu 16/01 – Bố bảo rằng chính phủ sẽ bảo vệ trường lớp của chúng tôi. Thủ tướng đă nói như thế. Mới nghe, tôi rất vui trong ḷng, nhưng sau đó tôi nghĩ ra rằng lời tuyên bố ấy không giải quyết được khó khăn của chúng tôi. Tại xứ Swat này, hằng ngày chúng tôi nghe binh sĩ bị giết dài dài, và nhiều lính tráng khác bị bắt cóc khi chỗ này khi chỗ kia. Cảnh sát th́ biến mất tăm mất tích. Bố mẹ tôi cũng rất lo sợ. Ông bà bảo rằng chúng tôi không được tới trường trừ phi chính Taliban đọc lệnh trên đài phát thanh chính thức cho phép con gái đi học. Chính quân đội chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm về việc chúng tôi bị gián đoạn học vấn. Hôm nay một nam sinh từ chỗ chúng tôi tới trường, và thầy hiệu trưởng bảo về, v́ lệnh giới nghiêm sẽ áp dụng sớm. Nhưng về nhà, hắn mới biết là không hề có lệnh giới nghiêm như thầy nói, thay vào đó, trường đóng cửa v́ lính chuyển quân qua con lộ chạy gần trường.

    Thứ Hai 19/01 – Thêm 5 ngôi trường nữa bị san bằng, một trong số đó nằm sát nhà tôi. Tôi hết sức ngạc nhiên: trường đă đóng cửa, th́ cần ǵ c̣n phải triệt hạ? Thế là sau hạn chót của Taliban, không c̣n ai tới lớp nữa. Hôm nay tôi sang nhà bạn và con bé nói với tôi rằng cách đấy ít bữa có người hạ sát ông chú của Maulana Shah Dauran; con bé cho rằng v́ thế mà Taliban thịnh nộ và đánh sập trường ốc. Con bé cũng bảo rằng chẳng ai trong chúng tôi làm tổn thương phe Taliban, nhưng mỗi khi thất bại, họ cứ dồn cơn giận dữ lên trường ốc của học sinh chúng tôi. Thế mà lính tráng chẳng làm ǵ để ngăn cản cả. Họ cứ trốn kỹ trong mấy cái bót trên đỉnh đồi, và giết dê để chén một cách vui thú.

    Thứ Năm 22/02 – Tôi chán ngán cảnh ngồi nhà trong những ngày trường đóng cửa. Một số bè bạn của tôi đă rời khỏi Swat v́ t́nh thế ở đây nguy hiểm quá. Tôi không ra khỏi nhà. Maulana Shah Dauran (ông thầy tế Taliban đă ra lệnh cấm con gái đi học) nhắc lại lời cảnh cáo là ban đêm phái nữ không được ra khỏi nhà. Ông ấy cũng tuyên bố là sẽ đánh sập những trường nào mà lực lượng an ninh dùng làm trạm gác. Bố bảo rằng lực lượng an ninh đă tới đóng tại các trường nam và trường nữ ở vùng Haji Baba. Xin thượng đế giữ ǵn cho các trường ốc này được b́nh an. Thầy tế Maulana Shah Dauran cũng lên radio đọc thông điệp cho hay ba ‘tên trộm’ sẽ bị quất roi vào ngày mai, ai muốn xem th́ có thể đến để chứng kiến. Tôi ngạc nhiên là khi mà chúng tôi đang chịu đựng nhiều điều thế này, ai c̣n ḷng dạ để đi xem ba cái chuyện ấy? Và tại sao quân đội không chặn đứng đừng để bọn chúng bày những tṛ như thế? Chính tôi thấy được rằng ở đâu có lính, th́ có một tên Taliban kèm một bên, nhưng ở đâu Taliban xuất hiện, th́ chẳng thấy bóng dáng quân đội.

    Thứ Bảy 24/01 – Cuộc thi măn khóa lẽ ra được tổ chức sau kỳ nghỉ đông nhưng điều này chỉ xảy ra nếu Taliban cho phép con gái tới trường. Chúng tôi được dặn chuẩn bị học ôn vài chương để thi nhưng tôi không thấy ham thích học hành ǵ nữa. Tính từ hôm qua, quân đội nhận trách nhiệm các cơ sở học đường để bảo vệ. Có vẻ như phải chờ đến khi nhiều chục trường ốc bị tàn phá và hàng trăm trường khác bị đóng cửa xong, quân đội mới chợt nghĩ đến việc bảo vệ. Nếu như họ mở các cuộc hành quân của họ một cách đúng nghĩa, t́nh h́nh bết bát hiện nay đă không xảy ra. Muslim Khan, phát ngôn viên của phe Taliban tại Swat, đă nói rằng những trường nào chứa chấp quân đội sẽ bị tấn công. Như thế, chúng tôi càng lo sợ hơn, nếu lính dùng trường làm nơi đóng quân.

    Điều hay ho duy nhất từ việc chiến tranh tràn đến Swat là bố mang chúng tôi rời khỏi Mingora, thị trấn lớn nhất trong vùng thung lũng Swat, để tản cư tới các thị trấn khác. Hôm qua, chúng tôi đă từ Islamabad tới Peshawar. Ở Peshawar, chúng tôi dừng chân ở một nhà bà con để uống trà, trước khi tiếp tục đi nữa, tới Bannu. Thằng em trai 5 tuổi của tôi đùa nghịch trên cỏ. Khi bố hỏi nó chơi tṛ ǵ thế, nó bảo nó đang làm một ngôi mộ. Sau đó chúng tôi kéo nhau tới trạm xe buưt để đi Bannu. Chiếc xe già nua và bác tài bóp c̣i liên tục. Khi đang chạy, xe sụp ổ gà, và c̣i xe lại ré lên inh ỏi, đánh thức thằng em 10 tuổi của tôi. Thằng bé hoảng sợ hỏi mẹ: ‘Có phải bom vừa nổ không?’. Tới Bannu, bạn của bố đă chờ sẵn ở đó. Ông ấy cũng là người gốc Pashtun, nhưng cả nhà ông nói bằng thổ ngữ Bannu, nên chúng tôi không thể hiểu hết ông ấy nói ǵ. Chúng tôi đến chợ bán hàng phước thiện trước, sau đó mới ra công viên. Ở đây, phụ nữ phải trùm khăn veil che mặt mỗi khi ra khỏi nhà. Mẹ tôi cũng trùm một cái, nhưng tôi từ chối trùm mặt như thế, với lư do quá khó nh́n để bước đi. So với Swat, th́ Bannu an b́nh hơn nhiều. Chủ nhà cho biết ở đây cũng có Taliban lảng vảng nhưng không tới mức bất ổn như ở Swat. Ở đây, Taliban cũng từng đe dọa sẽ đóng cửa trường học, nhưng đến giờ th́ trường vẫn mở cửa.

    Thứ Hai 26/01 – Tiếng đầu đạn đại bác xé gió trong tĩnh lặng của buổi sáng đă đánh thức tôi dậy. Trước đây chúng tôi run sợ khi nghe tiếng trực thăng, c̣n bây giờ th́ run sợ khi nghe tiếng đạn pháo binh. Tôi c̣n nhớ lần đầu tiên khi bầy trực thăng quần trên nóc nhà vào đầu cuộc hành quân. Chúng tôi sợ đến nỗi phải t́m chỗ trốn. Không riêng chúng tôi, mà tất cả đám trẻ con trong khu vực cũng hoảng sợ như thế. Có lần, từ trên trực thăng, kẹo bơ được liệng xuống, và điều này kéo dài một thời gian. Bây giờ nghe tiếng trực thăng, chúng tôi ùa ra khỏi nhà và chờ kẹo bơ thả xuống, nhưng chuyện ấy không xảy ra nữa. Bố vừa cho chúng tôi hay một tin vui, là ổng sẽ mang chúng tôi quay về lại Islamabad vào ngày mai. Chúng tôi thấy rất vui trong ḷng.

    Thứ Tư 28/01 – Bố tôi đă giữ đúng lời hứa, và hôm qua chúng tôi đă có mặt trở lại ở Islamabad. Lúc vừa rời Swat trước kia, chúng tôi vô cùng lo sợ khi nghe Taliban sắp tiến hành lục soát nhà cửa. Nhưng chuyện trái ngược lại, là lính chính phủ lục soát nhà. Chúng tôi trú lại nhà bạn của bố ở thủ đô. Đây là lần đầu tiên tôi viếng thăm thành phố xinh đẹp với những căn nhà bằng gỗ xinh xinh và những con đường rộng thênh thang, nhưng so với thị trấn Swat của tôi, thủ đô thiếu vẻ đẹp tự nhiên. Bố dẫn chúng tôi đến thăm bảo tàng viện Lok Virsa và tôi đă học hỏi được nhiều thứ. Tại Swat, chúng tôi cũng có một viện bảo tàng, nhưng chinh chiến thế này, tôi không biết nó có thoát khỏi tàn phá bởi đạn bom chăng. Bố mua bắp rang của ông già bán dạo ngoài cửa viện bảo tàng. Khi nghe ông nói bằng tiếng Pashtun, bố hỏi có phải ông là dân Islamabad. Ông lăo trả lời: “Bộ ông nghĩ Islamabad có thể là của dân Pashtun hay sao?” Ông lăo bán bắp kể rằng ông là người gốc huyện Momand trên ấy, nhưng v́ cuộc hành quân kéo dài bất tận, ông đành phải rời bỏ quê cha đất tổ của ḿnh. Đúng lúc ấy, tôi thấy bố và mẹ tôi nước mắt lưng tṛng.

    Thứ Bảy 31/01 – Trên đường lưu lạc từ Bannu về Peshawar, tôi nhận được điện thoại từ bạn tôi. Nó bảo rằng nó quá sức lo sợ, và bảo t́nh h́nh ở Swat tồi tệ hơn, rồi khuyên tôi chớ trở về. Con bé kể rằng cuộc hành quân đang đến hồi cao điểm, nội ngày hôm nay đă có 37 người chết v́ đạn pháo kích. Chúng tôi tới được Peshawar vào buổi tối, ai cũng mệt ră rời. Bật TV, tôi thấy chiếu cảnh đồng bào chạy loạn từ Swat với hai bàn tay không. Chuyển qua đài khác, tôi nghe một phụ nữ nói “chúng ta sẽ trả thù vụ ám sát bà Benazir Bhutto”. Tôi hỏi bố vậy ai là người sẽ trả thù cho cái chết của người dân Swat, nhưng bố lặng thinh.

    Thứ Hai 2/02 – Tôi nổi nóng, v́ trường lớp ở Swat vẫn c̣n đóng cửa. Lẽ ra hôm nay lớp chúng tôi phải tái khai giảng. Khi tới trường, tôi mới biết là trường c̣n đóng cửa. Trước kia, thời gian trường đóng cửa là lúc chúng tôi sung sướng nô đùa. Nhưng bây giờ làm sao mà vui mà đùa, v́ tôi lo sợ rằng trường sẽ đóng cửa vĩnh viễn theo lệnh Taliban. Bố bảo rằng tiếp theo lệnh đóng cửa trường nữ tư thục, trường nam tư thục đă quyết định sẽ không mở cửa trước ngày 8 tháng Hai, và v́ bên ngoài cổng trường không niêm yết thông cáo, nên việc tái khai giảng trường nữ kể như không có.

    Thứ Bảy 7/02 – Em trai tôi và tôi khởi hành về Mingora sau trưa. Mẹ tôi đă về đó trước. Tôi vừa mừng vừa sợ khi nghĩ đến chuyến về sau 20 ngày xa cách. Trước khi vào Mingora, chúng tôi ch́m vào sự câm lặng chết chóc của Qambar, nơi không c̣n ai, trừ những người để tóc và râu dài ḷng tḥng, như những người phe Taliban. Tôi thấy nhiều nhà cửa bị hư hại v́ đạn pháo kích. Về tới Mingora, đường phố vắng hoe. Chị em tôi tới siêu thị định mua món quà cho mẹ, nhưng cửa đóng. Trước kia, siêu thị mở cửa đến rất muộn trong đêm. Khi chúng tôi bước vào, mẹ hốt hoảng đến lặng thinh.

    Chủ Nhật 8/02 –Tôi thấy nhói đau khi mở tủ quần áo và thấy bộ đồng phục, túi sách vở và hộp dụng cụ học sinh của ḿnh. Ngày mai, trường nam sẽ mở cửa lại, nhưng con gái chúng tôi th́ bị Taliban cấm học hành. Kư ức về trường lớp thoáng qua đầu, nhất là những lời tranh luận giữa đám con gái chúng tôi với nhau. Trường của em trai tôi cũng sẽ mở cửa nhưng nó chưa làm xong bài tập mang về nhà. Mẹ nhắc lại lệnh giới nghiêm vào ngày mai và thằng em hỏi mẹ liệu có phải lệnh sẽ áp dụng thật hay không. Khi nghe mẹ khẳng định rằng chắc chắn sẽ giới nghiêm, nó nhảy tưng tưng và reo mừng.

    Thứ Hai 9/02 – Trường nam ở Swat tái khai giảng, và Taliban thu hồi lệnh cấm con gái đi học. Em trai tôi kể rằng chỉ có 6 đứa trong lớp học với sĩ số 49 của mọi khi. Tại trường tôi, 70 học sinh có mặt, trong khi danh sách ghi danh tổng cộng là 700. Hôm nay, bà giúp việc đă tới. Bà thường có mặt tuần một lần để giặt giũ đồng phục của chúng tôi. Là dân xứ Attock, nhưng bà đến sống ở đây từ nhiều năm nay. Người ta thường không rời quê cha đất tổ để tha phương cầu thực, trừ phi bị cuốn phăng bởi một trong hai thứ nước lũ, là nghèo khó hoặc t́nh yêu.

    Thứ Tư 11/02 – Hôm nay là một ngày chán ngán và đầy lo sợ. Trong nhà không có TV nữa. Thời gian chúng tôi chạy loạn về Mingora 20 ngày, trộm đă đến viếng nhà. Trước kia, những vụ trộm vặt như thế không xảy ra, nhưng dạo sau này, khi an ninh xuống cấp, th́ khác. Cảm ơn trời, trong nhà không của nổi của ch́m cất giấu, nên căn nhà vẫn được lành lặn. Ṿng vàng và dây chuyền vàng của tôi biến mất, nhưng sau đó đă t́m thấy ở chỗ khác trong nhà. Có lẽ tên đạo chích tưởng là vàng y, nhưng lấy xem kỹ, thấy là đồ dỏm, nên liệng lại cho nhẹ túi. Trong bài diễn văn đọc trên radio tối qua, Maulana Fazlullah bảo rằng vụ tấn công mới nhất nhắm vào trạm cảnh sát Mingora đă giống y một nồi áp suất nổ tung. Ông ta hứa hẹn rằng cuộc tấn công kế tiếp sẽ nổ lớn như một xe bồn chở xăng dầu bị đánh bom. Đêm đến, bố cho chúng tôi thêm tin tức về t́nh h́nh chiến sự ở Swat. Dạo này, trong ngôn ngữ chúng tôi đầy những từ ngữ như quân đội, Taliban, hỏa tiễn, pháo kích, Maulana Fazlullah, Muslim Khan, cảnh sát, trực thăng, chết và bị thương.

    Thứ Năm 12/02 – Đêm qua là đêm đạn trọng pháo cày thâu đêm. Hai thằng em trai tôi cứ ngủ kh́, nhưng tôi th́ thua. Tôi chạy đến nằm bên bố, rồi chạy lại với mẹ, nhưng vẫn không thể chợp mắt. V́ thế, sáng nay tôi thức dậy thật muộn. Buổi chiều, tôi có lớp. Buổi tối, tôi chơi game trên mạng một lúc, thay v́ xem phim truyện như khi Taliban chưa cấm xem cable. Hôm nay là thứ Năm, nên tôi sợ, v́ thiên hạ bảo phần lớn các cuộc nổ bom tự sát xảy ra vào sáng hay tối thứ Sáu. Họ bảo rằng những người cảm tử nghĩ thứ Sáu là những ngày đặc biệt quan trọng trong Hồi giáo, nên thực hiện các vụ đánh bom tự sát trong ngày này sẽ làm Thượng đế vui ḷng hơn.

    Thứ Sáu 13/02 – Khi tôi vừa thức giấc, em tôi kể cho tôi chuyện một người kéo xe tay và một nhân viên bảo vệ bị giết. Cuộc sống mỗi ngày qua càng tồi tệ hơn. Hàng trăm người từ vùng lân cận đổ xô vào Mingora mỗi ngày, trong khi dân thị trấn th́ kiếm đường phiêu bạt đi nơi khác. Người giàu t́m cách xa lánh Swat, c̣n kẻ nghèo vô phương, phải bám trụ tại đây.

    Thứ Hai 16/02 – Hôm nay, tôi rất hân hoan v́ là ngày chính phủ và phe kháng chiến kư thỏa ước ḥa b́nh. Hôm nay, trực thăng cũng bay, và bay thật thấp. Một cô bạn gọi điện thoại cho tôi để chúc mừng. Chúng tôi hy vọng các trường nữ được mở cửa trở lại.

    Thứ Tư 18/02 – Hôm nay tôi ra chợ. Mọi người tươi vui v́ thỏa ước ḥa b́nh. Lâu lắm, nay mới thấy lại cảnh kẹt xe. Buổi tối, bố cho chúng tôi hay về cái chết của kư giả Musa Khankhel, người của địa phương Swat. Mẹ thấy mất vui. Thế là hy vọng của chúng tôi về một nền ḥa b́nh đă vỡ tan như mây khói.

    Thứ Năm 19/02 – Bố phải làm thức ăn sáng, v́ hôm nay mẹ không khỏe. Mẹ than phiền bố, hỏi tại sao bố lại bắt mẹ nghe về cái chết của nhà báo. Tôi qui ước với các em tôi rằng, từ nay chị em tôi sẽ không nói về chiến tranh nữa, mà chỉ nhắc nhở tới ḥa b́nh. Tôi vừa nhận được thông tin từ cô hiệu trưởng rằng kỳ thi cuối khóa sẽ được tổ chức vào tuần lễ đầu của tháng Ba. Như vậy là tôi phải gấp rút học ôn bài vỡ đây.

    Muốn cách mạng, phải có anh hùng

    Sau cùng, cô bé Malala nghe tin vui về việc học hành, thi cử. Cô bé quyết định gác mọi chuyện sang một bên, để tận hưởng niềm vui theo đuổi con đường học vấn. Nhưng cô bé đă quá vội vàng khi nghe tin ḥa b́nh, để rồi bị Taliban ŕnh rập, và xử tử.

    Nhiều người trên địa cầu nay đồng ư với nhau rằng lịch sử cần sản sinh một nữ sinh 14 tuổi để mở mắt cho cả đất nước Pakistan thấu suốt ư nghĩa của sự can trường. Từ hơn 3 năm trước, Malala Yousafzai đă nh́n thấy rơ sự phiến diện của luật Sharia trong tay Taliban, và dám đứng lên phản kháng. Bé đă tự khẳng định quyền được đi học – một vấn đề mà Taliban làm bằng mọi cách để ngăn cấm. Malala đă gọi phe Taliban bằng chữ “lũ man rợ”. Ngày 9/10, lũ man rợ tự xác nhận chúng man rợ bằng cách bắn vào đầu Malala để rửa hận.

    Sau khi em được các bác sĩ địa phương gắp viên đạn ghim trong hộp sọ ra, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất đă gởi một máy bay phản lực trang bị phương tiện cứu thương đặc biệt tới Islamabad để không vận Malala sang Bệnh viện Nữ hoàng Elizabeth tại Birmingham bên Anh quốc để cứu chữa. Ở nhà, kư giả truyền h́nh nổi tiếng Nusrat Javed tuyên bố “Malala đă giải phóng đất nước Pakistan”. Tướng Ashfaq Kayani, Tư lệnh Quân đội, sau khi đến bệnh viện thăm Malala, đă nói, “Chúng tôi khước từ việc quỳ gối trước nạn khủng bố. Chúng tôi sẽ chiến đấu, bất kể giá nào. Chúng tôi sẽ chiến thắng”. Cũng thế, trong cả nước, không thiếu ǵ các nhân vật lănh đạo chính trị, quân sự, tôn giáo đang lên án vụ ám hại một cách chung chung, nhưng không ai có cái dũng khí của Malala để gọi đích danh đám Taliban trên lănh thổ Pakistan. Mạn bắc Waziristan là căn cứ địa của Taliban, nơi Hoa Kỳ thường xuyên thúc bách chính phủ Islamabad làm mạnh tay với bọn khủng bố, nhưng vấn đề chẳng đi về đâu. Tới nay, vẫn không thấy một sự đồng ḷng nào ở tầm mức quốc gia về vấn đề đánh Taliban, hay dưới một dạng khác khó giải thích – là làm ḥa với chúng. Với cuộc tuyển cử sẽ xảy ra trong vài tháng sắp tới, chính trị gia các phe phái càng thận trọng hơn trong việc chống khủng bố nhằm tránh hậu quả là một phản ứng ngược trên khắp quốc gia.

    Trước mắt, nhục nhă v́ vụ ám sát hụt Malala, phe Taliban đành ngậm tăm về vụ này. Kư giả Pakistan đang bị đe dọa tính mạng, c̣n kư giả quốc tế thu gọn hoạt động về thủ đô Islamabad. Trong khi đó, một số lănh tụ tôn giáo đă mở màn chiến dịch bôi nhọ Malala, chụp mũ em bé là “nhân viên t́nh báo của Mỹ”. Hôm 15/10, trên 100 tay súng Taliban tấn công một đồn cảnh sát ở Peshawar. Sau khi giết cảnh sát trưởng và thêm 5 cảnh sát viên, họ rút lui, không quên cắt mang theo cái thủ cấp của ông c̣, thay cho huy chương chiến thắng. Với một đối thủ hung hăng con bọ xít như thế, học rồi hành được sự can đảm của cô bé Malala, không thể là chuyện một sớm một chiều.

    NgyThanh

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Bất công quá, Thượng Đế ơi


    - Nguyễn đạt Thịnh



    Ngày Chúa Nhật 20 tháng Giêng 2013, đúng vào giờ mặt trời mọc, khoảng 300 người đă có mặt tại Park-e Honarmandan (Công Trường Nghệ Sĩ), Tehran, Iran, để dự kiến cuộc xử giảo hai tên cướp; trong số khán giả có khoảng 40 người đàn bà; quá nửa số nữ khán giả này ôm mặt, ngồi sụp xuống đất, khóc ngất.





    300 người có mặt tại Park-e Honarmandan , để dự kiến cuộc xử giảo hai tên cướp



    Một thanh niên gào lên "bất công quá, Thượng Đế ơi," rồi anh cũng ̣a khóc; một người bạn lôi anh ra khỏi đám đông, đưa anh đi.

    Tội nhân bị treo cổ là hai anh: Alireza Mafiha, 23, và Mohammad Ali Sarvari, 20; Mafiha run rẩy gục vào vai anh nhân công hành quyết, người sắp treo cổ anh, và anh nhân công đưa tay vịn vai anh tử tội, như để an ủi anh này.



    Tử tội Mafiha run rẩy gục vào vai anh nhân công hành quyết, người sắp treo cổ anh



    Một số khán giả là thân hữu, thân nhân của tử tội; một thanh niên chỉ tay vào anh Mafiha, nhận xét, "họ cạo đầu nó trọc lóc"; anh Sarvari (không có trong ảnh) được khán giả cho là, "cái mặt nó sữa quá, c̣n con nít trân".

    Cả hai tử tội cùng vô cùng nghèo khó, lại thất nghiệp; hai anh này rủ thêm hai anh đồng lơa nữa, rồi kéo nhau đi ăn cướp; cướp nhà giàu th́ không đủ sức, v́ nhà giàu cổng kín, tường cao, lại có alarm, có súng, nên họ đành cướp nhà nghèo, dù không hy vọng cướp được nhiều tiền.

    Họ chọn được một nạn nhân, đánh và chém anh này bằng búa, rồi giật của nạn nhân một cái bọc, trong đó có một số tiền tương đương với 20 Mỹ kim.

    Bốn anh cướp tài tử không ngờ họ hành nghề dưới ống kính của một máy quay video. Đoạn băng ghi nhận cảnh hành hung, được đưa lên tŕnh chiếu trên truyền h́nh, tạo ra một dư luận công phẫn v́ cuộc đâm chém dă man để chỉ cướp $20 của một người nghèo. Nhiều chính khách và tu sĩ đ̣i chính quyền phải có biện pháp trừng trị nặng nề để bảo vệ người lương thiện.

    V́ vẻ mặt, vóc dáng được chiếu hằng ngày trên truyền h́nh, nên chỉ 2 tuần sau cả 4 tên cướp đều bị bắt; Tổng trưởng Tư pháp Iran, ông Ayatollah Sadegh Larijani, nói là mặc dù nạn nhân không chết v́ những nhát búa chém ông ta, nhưng 2 tên chính phạm vẫn cần bị xử tử để răn đe những kẻ cướp hung hăn khác.

    Hai tên cướp này, mặc dù đắc tội nhưng cũng có hoàn cảnh đáng thương, có thể cứu xét để giảm án; anh Mafiha khai trước ṭa là anh quá cần tiền để trả bệnh viện phí cho mẹ. Luật sư bênh vực bị can nói cả Mafiha lẫn Sarvari đều quá nghèo, đều mồ côi cha. Mafiha nói, "V́ quá cần tiền mà tôi đi ăn cướp; tôi vô cùng ân hận v́ đă chém nạn nhân nhiều búa".

    Ngồi ghế chánh án là thẩm phán Abdolghassem Salavati, người nổi tiếng xử nhiều bản án rất nặng, nhất là trong những cuộc xuống đường của sinh viên và quần chúng năm 2009. Ông buộc 2 anh cướp tài tử vào tội "moharreb", có nghĩa là "khai chiến với chủ trương yêu thương của Thượng Đế", một loại tội cần phải xử tử, rồi lên án tử h́nh cả 2; riêng 2 anh đồng lơa, mỗi anh lănh 10 năm tù giam, sau hạn tù sẽ bị đày ra một nơi hẻo lánh thêm 5 năm nữa, và ngay tại ṭa mỗi anh bị đánh 74 roi.

    Một số người Tehran cho là bản án tuy nặng nhưng cần thiết để bảo vệ người Iran chống nạn cướp cạn nảy sinh từ t́nh trạng nghèo đói lan tràn. Một số khác cho là không bản án nào ngăn cấm được kẻ đói ăn vụng, người túng làm liều; mà giải pháp hữu hiệu phải là "xóa đói giảm nghèo", nhưng phải xóa thật, giảm thật chứ không xóa đói giảm nghèo bằng khẩu hiệu chính trị xôm tụ mà trống rỗng như Việt Cộng đang làm.



    Đúng 6 giờ sáng 2 chiếc xe cần cẩu của cảnh sát tiến vào pháp trường để được sử dụng như công cụ hành h́nh; người lái xe sẽ điểu khiển cần cẩu rút ngắn sợi dây cáp đă được móc vào sợi thừng tḥng lọng siết cổ nạn nhân kéo lên cao.



    Hai thanh niên nghèo chết treo trước sự chứng kiến của 300 người



    Cảnh sát một mặt vẫn hành quyết tử tội, mặt khác vẫn chỉ trích chính phủ như cơ cấu mấu chốt có trách nhiệm về cảnh "bần cùng sinh đạo tặc" của người Iran ngày nay.



    Bốn thanh niên đền tội v́ đánh cướp một số tiền đáng giá 20 Mỹ kim, chia tư, mỗi anh được $5; cái giá sinh mạng của mỗi anh chánh phạm là $5, hai anh ṭng phạm trả giá 2 năm tù + thêm 1 năm biệt xứ cho mỗi Mỹ kim

    Phải chăng đó là nỗi bất công mà anh thanh niên khán giả bật khóc và kêu trời? Ấy là chưa nói đến việc đồng bạc Iran mất giá 23.1% năm 1987, vượt lên đến 35.2% năm 1995, và 49.1% năm 1996. Mất giá quá đáng đến nỗi tờ giấy bạc gần như không c̣n giá trị ǵ nữa cả.

    Tuy đồng tiền không c̣n măi lực, nhưng muốn có những đồng tiền giấy lộn đó hai anh Mafiha và Sarvari vẫn phải vác búa đi chém người khác, để rồi bị treo cổ; nói cách khác, ngoài cách ăn cướp họ không c̣n cách nào để kiếm ra đồng bạc mà họ cũng như mọi người đều rất cần, rất muốn có.

    Tỉ lệ thất nghiệp của thanh thiếu niên Iran rất cao: 30% cho con trai và 40% cho con gái không có việc làm; nói cách khác cứ 3 người Iran trẻ lại có 1 người không có công ăn việc làm. Giáo sư Salehi-Isfahani, người Iran dạy tại Virginia Tech, nhận định, "Tôi chưa thấy một quốc gia nào đối xử với thanh thiếu niên tệ như Iran. Xă hội không giúp đỡ ǵ cho họ cả, gần như toàn thể thanh thiếu niên Iran thất nghiệp chỉ sống được là nhờ vào cha mẹ; dĩ nhiên cha mẹ của những người trẻ nghèo nàn này cũng nghèo như con cái họ. Nhiều thanh niên, thiếu nữ tốt nghiệp đại học rồi cũng chỉ biết ngồi nhà, không ai thuê mướn".



    Trước sự chỉ trích của dư luận về việc Iran xử tử bừa băi và quá nhiều, Tổng trưởng T́nh báo Iran, ông Heidar Moslehi, nói nguồn gốc tội ác đến từ việc các quốc gia Tây Phương tạo ra t́nh trạng bất ổn hiện tại bằng trận chiến tranh tiền tệ. Không những tẩy chay không mua dầu của Iran, họ c̣n gây khó khăn cho những quốc gia chưa cắt đứt việc mua dầu Iran.

    Bộ Kinh tế Iran than văn nỗ lực bành trướng thị trường quốc nội không thay thế được nguồn lợi xuất cảng dầu.

    Hai nguồn tin này xác nhận hiệu quả chính sách phong tỏa kinh tế Iran của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, nhưng cũng xác nhận trách nhiệm gián tiếp của Mỹ đối với t́nh trạng xáo trộn xă hội tại Iran, mà vụ xử giảo treo cổ 2 thanh niên hôm Chúa Nhật vừa rồi chỉ mới nói lên một góc nhỏ.

    Nếu quyền lực vô biên của Thượng Đế có giúp Ngài trả lời được anh thanh niên Iran vừa khóc thương 2 thanh niên dùng búa chém người để cướp 20 Mỹ kim, vừa gọi Ngài mà trách, "BẤT CÔNG QUÁ, THƯỢNG ĐẾ ƠI" th́ Ngài -nếu quả là có Ngài- sẽ xử như thế nào?

    Trừng phạt Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad về tội bướng bỉnh cứ tiếp tục t́m cách chế tạo bom nguyên tử khiến thế giới phong tỏa kinh tế Iran tạo ra cảnh thất nghiệp và nạn lạm phát, 2 nguyên nhân của nghèo đói và tội phạm.

    Hay Ngài sẽ trừng phạt Obama về tội bần cùng hóa người Iran, trong đó có 2 anh Mafiha và Sarvari, những người không hề chủ trương làm bom nguyên tử?



    Nguyễn đạt Thịnh

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Mắt đền mắt, răng đền răng


    H́nh phạt cho em bé 8 tuổi bị bắt trong chợ ở Iran về tội trộm 1 ổ bánh ḿ.

    HUY PHƯƠNG

    Tại một số địa phương trên thế giới hiện nay vẫn c̣n áp dụng một thứ luật lệ truyền thống khắc nghiệt theo kiểu “mắt đền mắt – răng đền răng”, hay theo kiểu thường nghe là “mạng đền mạng” nữa. Bất cứ ai làm cho người khác chết v́ lư do ǵ th́ cũng phải đền mạng y như vậy.

    Ông Chánh Án Saoud bin Suleiman al-Youssef của Saudi Arabia vừa tuyên án một tội phạm của nước này là phải chịu để cho bệnh viện, giải phẫu cắt đứt dây thần kinh cột sống để thành bại liệt, v́ y mang tội, trong một cuộc tấn công bằng vũ khí, đă làm cho một nạn nhân tên là Abdul-Aziz al-Mutairi, 22 tuổi, bị tổn thương thần kinh và trở thành bại liệt.

    Trong thế giới Hồi Giáo, trộm cắp bị gia h́nh phải chặt bàn tay, phải chăng người ta quan niệm bàn tay đó phải chịu trách nhiệm v́ nó đă cầm lấy vật ăn cắp. Trên Internet, chúng ta đă xem những h́nh ảnh man rợ tại Iran, nhân danh đấng Mohammad, người ta đă thi hành bản án dành cho một đứa trẻ mới 8 tuổi, v́ tội ăn cắp vặt trong một khu chợ, phải chịu để bàn tay dưới một bánh xe vận tải để nó cán qua, v́ đó là bàn tay ăn cắp.

    Họ nhân danh ǵ nơi tôn giáo để biện minh cho những tội ác ghê tởm như vậy? Trong khi một viên Tỉnh Trưởng có thể ăn cắp của công, nhũng lạm, sống xa hoa, được bảo vệ bởi cường quyền, th́ một người dân đói rách ăn cắp một ổ bánh ḿ có thể bị nhục h́nh. Cũng trong xă hội Hồi Giáo, đàn ông có quyền lấy nhiều vợ nhưng đàn bà chỉ được lấy một chồng, do đó đàn ông không có tội ngoại t́nh. Trái lại, đàn bà ngoại t́nh sẽ bị đem ra nơi công cộng để mọi người ném đá đến chết.

    Mới đầu chúng ta tưởng những vụ án này chỉ xảy ra trong thế giới Hồi Giáo, nhưng thực sự lối xử án này cũng xảy ra nhiều nơi trên thế giới, nhất là Á Châu.

    Không cần đến ṭa án, cũng không nhân danh tôn giáo nào, cũng với lối trừng phạt độc ác kiểu thời Trung Cổ, một người Việt, Nguyễn Thọ Đắc, ở tỉnh Vĩnh Long, sau khi đi ăn đám cưới về, nghe chuyện cháu gọi ḿnh bằng cậu là Nguyễn Thị Mỹ Huyền, học sinh lớp 5 tiểu học, ăn cắp tiền của bà ngoại, đă xử án bằng cách đặt tay cháu lên tấm thớt và chặt đứt ba ngón tay!



    Ở Ấn Độ, sau vụ một thiếu nữ bị hiếp dâm tập thể trên xe bus, đảng Quốc Đại cầm quyền đang soạn luật mới cho tội phạm hiếp dâm, gồm án phạt tối đa là 30 năm và dùng hóa chất gây liệt dương cho thủ phạm. Nghĩa là vật để dùng gây tội phải được trừ khử như bàn tay em bé ăn cắp bị “phán xét” dưới bánh xe vận tải ở trên. Nếu luật pháp xử theo lối này th́ kẻ hiếp dâm đáng phải bị cắt “tang vật” (vật khí gây tội) hơn là chỉ làm cho nó hết ngo ngoe thôi.



    Một ṭa án Hàn Quốc ngày 3/1 vừa qua đă ra lệnh áp dụng biện pháp thiến bằng hóa chất đối với một kẻ bị kết tội ấu dâm tái phạm, trong một phán quyết đầu tiên thuộc loại này tại quốc gia Đông Á, theo hăng Tân Hoa Xă. Với phán quyết của Ṭa án Quận Nam Seoul, một người đàn ông 31 tuổi họ Pyo sẽ bị kết án 15 năm tù và phải qua quá tŕnh điều trị bắt buộc nhằm ức chế ham muốn sinh lư. Pyo, người mà ṭa cho là “mất khả năng tự chủ”, đă bị kết tội hiếp dâm năm trẻ vị thành niên trong khoảng thời gian từ tháng 11/2011 đến tháng 5/2012. Y đă đe dọa phát tán những đoạn phim quay cảnh hiếp dâm lên mạng internet.

    Phán quyết của ṭa cho biết: “Việc điều trị bằng thuốc men sẽ làm giảm những tưởng tượng và ham muốn t́nh dục thái quá của bị cáo”.

    Những người chỉ trích bản án lại cho rằng việc sử dụng biện pháp “thiến” bằng hóa chất là vi phạm nhân quyền của tội phạm t́nh dục.

    Quan niệm đền tội ác có phần đơn giản, chiếu theo điều anh đă làm ǵ cho người khác, th́ anh phải chịu bản án như nạn nhân phải chịu. Nếu một kẻ sát nhân chặt đầu t́nh địch, đương nhiên ra ṭa án, phải chịu bản án lên “đoạn đầu đài” (nghĩa là bị chặt đầu), đâm người khác mù một mắt th́ thủ phạm cũng phải chịu móc mù một con mắt trở lại, đánh một người khác găy chân phải th́ cũng bị ṭa ra án lệnh cho đám thi hành bản án đánh què chân phải của thủ phạm gây án.

    Phải chăng xử án theo kiểu này là để cho thủ phạm biết nỗi đau đớn mà ḿnh đă đem lại cho người khác, “cái ǵ ḿnh không muốn th́ đừng làm cho người khác” (kỷ sở bất dục vật thi ư nhân).

    Theo kiểu trừng phạt “mắt đền mắt, răng đền răng” này, có độc giả đề nghị nên lấy màng nhĩ của một ông đại tá bộ đội VC ở Ninh Thuận để thay thế cho một em bé lối xóm, vừa bị ông đánh thủng màng nhĩ, sau khi đọc bản tin này trên báo chí trong nước.

    Nhưng theo Phúc Âm: Mt 5, 38-42 Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con đă nghe bảo: “Mắt đền mắt, răng đền răng”. C̣n Thầy, Thầy bảo các con: đừng chống cự lại với kẻ hung ác; trái lại, nếu ai vả má bên phải của con, th́ hăy đưa má bên kia cho nó nữa. Và ai muốn kiện con để đoạt áo trong của con, th́ hăy trao cho nó cả áo choàng nữa. Và ai bắt con đi một dặm, th́ con hăy đi với nó hai dặm. Ai xin, th́ con hăy cho. Ai muốn vay mượn, th́ con đừng khước từ”.

    Để chống lại những vụ án “mạng đền mạng” kiểu trên sách vở kể lại một vụ án thời cổ như sau: “Một hôm, có một người thợ xây đang ở trên giàn giáo cao bị sẩy chân rơi xuống, chẳng may lại trúng ngay một người đang đi bộ ngang qua phía dưới. Anh thợ chỉ bị thương nhẹ, trong khi người khách bộ hành th́ chấn thương đầu, hôn mê rồi chết. Chiếu theo một loại luật của miền này, gia đ́nh nạn nhân đưa nội vụ ra ṭa đ̣i anh thợ hồ phải đền mạng. Vị quan ṭa vốn từ lâu đă thấy những cái vô lư trong bộ luật của địa phương, nhưng truyền thống và hủ tục xưa nay rất khó thay đổi. Cuối cùng, để cứu người thợ xây oan ức, ông tuyên án:

    “Gia đ́nh nạn nhân đ̣i “mạng đổi mạng” theo truyền thống là chính đáng, nhưng tôi thấy phải nói rơ rằng: Nếu anh ta đă giết người nhà của các ông bằng cách nào, th́ các ông cũng phải giết anh ta đúng bằng cách ấy, nghĩa là một người trong gia đ́nh các ông phải trèo lên giàn giáo, nhảy xuống đúng vào đầu anh thợ xây đang đi phía dưới...”



    C̣n theo ư bạn, bạn nghĩ sao? Liệu chúng ta có thể lùa tất cả chúng xuống biển như chúng đă lùa con cái, họ hàng, đồng bào của chúng ta xuống biển ngày trước không?

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Iran từ chối đối thoại hạt nhân trực tiếp với Mỹ



    Lănh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei.


    07.02.2013
    Lănh tụ tối cao Iran đă bác bỏ đề nghị đàm phán trực tiếp với Mỹ về chương tŕnh hạt nhân của nước này, và nói rằng các cuộc đàm phán như vậy sẽ không giải quyết được bất cứ điều ǵ.

    Trong một tuyên bố được đăng trên website của ḿnh, đại giáo sĩ Ayatollah Ali Khamenei nói rằng Hoa Kỳ muốn đối thoại trong khi lại đe dọa trừng phạt Iran, và rằng nước ông sẽ không dễ bị hăm dọa.

    Hôm thứ Bảy tuần trước, trong một cuộc hội thảo về an ninh ở Munich, Đức, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết rằng Hoa Kỳ để ngỏ việc tiếp xúc trực tiếp với Iran nếu nước này nghiêm túc về các cuộc đàm phán.

    Thông điệp của lănh tụ tối cao Iran được đưa ra một ngày sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào ngành công nghiệp dầu khí của Iran có hiệu lực.

    Ṭa Bạch Ốc cam kết tiếp tục gây sức ép đối với Iran chừng nào nước này vẫn t́m cách phát triển vũ khí hạt nhân và vi phạm nhân quyền.

    Một số quốc gia phương Tây, trong đó có Mỹ, tin rằng Iran đang bí mật t́m cách phát triển vũ khí hạt nhân. Iran nói rằng chương tŕnh hạt nhân của nước này chỉ dùng cho mục đích dân sự.

    Iran và nhóm liên lạc gọi là P5 +1 - gồm Hoa Kỳ, Pháp, Nga, Trung Quốc, Anh và Đức - chuẩn bị tiến hành một ṿng đàm phán mới về chương tŕnh hạt nhân của Iran vào cuối tháng này tại Kazakhstan.

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hai nền Dân chủ

    - Nguyễn đạt Thịnh



    Bài báo này đem 2 nền dân chủ ra so sánh; một bên là nền dân chủ mới toanh, mới nhất thế giới -nền dân chủ Ai Cập; và bên kia là nền dân chủ không cũ nhất, nhưng tiến bộ nhất thế giới hiện nay -nền dân chủ Hoa Kỳ.

    Cũng như mọi quốc gia dân chủ khác, cử tri Ai Cập và Hoa Kỳ bầu lên một vị tổng thống, rồi vị tổng thống đắc cử này thành lập chính phủ, điều hành việc nước theo chính sách mà ông đă tŕnh bày với quốc dân trong lúc tranh cử.



    Vấn đề kinh niên của mọi chế độ dân chủ hiện hữu là không vị tổng thống nào được toàn dân bầu lên cả; họ chỉ được trên một nửa cử tri trong nước bầu chọn.

    Con số non nửa dân Mỹ, dân Ai Cập, những người không bầu cho 2 vị tổng thống đương nhiệm -ông Barack Obama và ông Mohamed Morsi- ấm ức cho là những chính phủ này không đại diện cho họ. Họ phản đối, và sự khác biệt trong cách phản đối của khối cử tri Hoa Kỳ với 300 năm sống trong truyền thống dân chủ, và khối cử tri Ai Cập, mà nền dân chủ c̣n mới toanh, chưa thôi nôi, đang cho chúng ta một bài học quư giá về những giá trị Dân Chủ.

    Thử t́m hiểu t́nh trạng hỗn loạn của Ai Cập; v́ bất đồng ư kiến với chính quyền: trong suốt vài tháng vừa rồi, nhiều cuộc biểu t́nh chống chính phủ đă đi quá đà để trở thành bạo động. Đợt biểu t́nh mới chống đối ông Morsi bắt đầu tại Port Said, nguyên nhân tạo ra biểu t́nh là ṭa án quyết định xử tử 21 nhà hâm mộ bóng đá, v́ những người này bênh vực hội banh nhà mà thủ súng, giắt dao vào vận động trường xem đá bóng.

    Trận túc cầu kết thúc trên một tỉ số không làm vừa ḷng khách mộ điệu, khán giả tràn vào sân cỏ bắn giết cả cầu thủ lẫn những khán giả bênh vực phe thắng cuộc, cảnh sát can thiệp bắn những khán giả sử dụng súng. Kết quả 30 xác người nằm lại trên sân banh, đa số chết v́ đạn cảnh sát. Hàng trăm ngàn người xuống đường, biểu t́nh đ̣i lập quốc, tách Port Said ra khỏi quốc gia Ai Cập; họ gầm thét, “Chúng tôi muốn thành lập nước Port Said,” rồi kéo đến tấn công trụ sở cảnh sát.

    Morsi lên truyền h́nh nói ông quyết định dùng biện pháp mạnh để chấm dứt cảnh người Ai Cập tắm máu.

    “Tôi sẽ chứng minh là chính quyền đủ khả năng bảo vệ mọi công dân; tôi sẽ cứng rắn hơn v́ sự tồn, vong của Ai Cập,” Morsi nói, và ra lệnh thiết lập t́nh trạng khẩn trương tại 3 thành phố lớn trên bờ con kinh đào Suez -Ismailia, Suez, và Port Said- những thị trấn đông dân và tiêm nhiễm văn hóa Âu Mỹ.



    Kinh đào Suez nối liền Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương



    Một trong những h́nh thức văn hóa Âu Mỹ xâm nhập vào 3 thị trấn vừa kể trên là họ không chấp nhận quyền hành tuyệt đối của chính phủ -dù chính phủ được bầu lên do một cuộc tổng tuyển cử dân chủ và hợp pháp.

    Tại Hoa Kỳ non nửa con số 312,780,968 người Mỹ vẫn chống đối chính phủ Obama, họ cho là chính phủ này không đại diện cho họ, mà chỉ đại diện cho già nửa người Mỹ không giàu có, sống hưởng thụ trên những chương tŕnh xă hội như Social Security, Medicare, Medicaid ... mà toàn thể người Mỹ đóng thuế để tài trợ. Nhóm thiểu số c̣n chủ trương giảm thuế, và đồng thời cắt giảm mọi chương tŕnh phúc lợi tốn kém như xă hội, giáo dục, nhi đồng, y tế, văn hóa, khoa học, ... để có tiền trả 16, 500 tỉ bạc nợ.

    Tại Ai Cập, non nửa người Ai Cập tin rằng chính phủ Morsi chỉ đại diện cho người Ai Cập theo Hồi Giáo.

    Tin tưởng là chính phủ cầm quyền không đại diện cho ḿnh tại Hoa Kỳ đặt trên những tín điều kinh tế, trong lúc tin tưởng đó tại Ai Cập lại đặt trên những tín điều tôn giáo. Cả hai tín điều này cùng rất mạnh; nhiều người Mỹ không bầu cho ông Obama lớn tiếng nguyền rủa “tại sao ổng chưa chết đi cho rảnh nợ”; tại Ai Cập, số cử tri không bầu cho ông Morsi có phản ứng quá đáng hơn: họ xuống đường biểu t́nh chống đối ông; phản lại nguyên tắc đầu tiên của dân chủ là “thiểu số phục tùng đa số”.

    Người biểu t́nh đi đến mức bạo động, chống cự lại cảnh sát, khiến Tổng thống Morsi phải quyết định ban hành t́nh trạng khẩn cấp -biện pháp mà chính phủ của cựu Tổng thống Hosni Mubarak đă từng sử dụng và chính biện pháp này đă tạo tức giận cho quần chúng khiến người Ai Cập nổi loạn chống đối và lật đổ ông.

    Quyền ban hành t́nh trạng khẩn cấp của tổng thống vẫn được bản tân hiến pháp của Ai Cập duy tŕ, và khi t́nh trạng khẩn cấp được ban hành, đa số quyền công dân -kể cả quyền biểu t́nh- đều bị tạm treo.

    Điểm khác biệt duy nhất giữa hai chế độ mới và cũ của Ai Cập là Tổng thống Morsi là vị tổng thống đầu tiên được người Ai Cập bầu lên; trước ông chức vụ tổng thống không do dân cử.

    Truyền thông phê phán là lập luận “ban hành t́nh trạng khẩn cấp là yêu nước” kiểu này cũng đă được nguyên Tổng thống Mubarak sử dụng để kéo dài nhiều thập niên một chế độ thối nát và tham nhũng.

    Sâu sắc hơn các kư giả, nhà nghiên cứu chính trị Moattaz Abdel-Fattah bày tỏ lo ngại. “Ai cũng hy vọng là sau khi đạt được một chính thể Dân Chủ chân chính, người Ai Cập sẽ hội nhập vào nền văn hóa Dân Chủ; nếu không hội nhập được, có lẽ chúng ta cần tái xét để điều chỉnh lại chính nền văn hóa của chúng ta”.

    Nhận xét này đề cao văn hóa Dân Chủ -cao hơn cả nền văn hóa truyền thống Ai Cập mà người Ai Cập thường hănh diện- liệu có được họ chấp nhận không.



    Xin bước qua t́nh h́nh “hậu bầu cử” của Hoa Kỳ, quốc gia được coi như đang dẫn đầu thế giới trên con đường Dân Chủ; từ 4 năm nay niềm bất ḥa lớn hiện đang chia người Mỹ thành 2 khối rơ rệt là số nợ 16, 500 tỉ Mỹ kim, trong số này những nhà đầu tư ngoại quốc Tầu và Nhật nắm giữ $1,100 tỉ.

    Cả hai đảng vừa tranh cử đều đưa ra kế hoạch cân bằng ngân sách để không phải vay thêm nợ mới, và t́m cách thanh thỏa 16. 5 trillion nợ đang vướng mắc. Điểm đồng dạng giữa ngân sách quốc gia và ngân quỹ gia đ́nh là số chi ra phải ít hơn số thu vào. Nợ nần phát sinh từ t́nh trạng thu vào th́ ít, mà chi ra lại quá nhiều.

    Đảng Cộng Ḥa chủ trương cắt giảm chi tiêu, trong lúc đảng Dân Chủ chủ trương tăng thuế đánh vào các tỉ phú, triệu phú, tăng thâu để cân bằng ngân sách. Vấn đề ngân sách không cân bằng gây nên cảnh thâm thủng không phải là vấn đề mới, mà là vấn đề nảy sinh từ triều đại của Tổng thống George W. Bush. Ông Bush giảm thâu bằng luật giảm thuế cho nhà giàu, và tăng chi để đài thọ chiến phí cho 2 trận chiến tranh tại Iraq và A Phú Hăn.

    Lên thay Bush, ông Obama vẫn chịu cảnh thu ít mà tiêu nhiều, dù ông đă chấm dứt được cuộc chiến Iraq, và đang chấm dứt cả cuộc chiến A Phú Hăn. Không c̣n gánh chịu những chiến phí nặng nề nữa, nhưng Obama phải đầu tư vài ngàn tỉ vào để cứu t́nh trạng sụp đổ của toàn bộ hệ thống ngân hàng, toàn bộ kỹ nghệ xe hơi, và một hệ thống địa ốc bị bọn gian manh lừa gạt khiến hàng triệu căn nhà ngập nợ, hàng trăm ngàn căn bị ngân hàng “kéo”.

    T́nh trạng Hoa Kỳ ngập nợ, và trả nợ bằng cách nào -tăng thu hay giảm chi- trở thành đề tài chính trong những cuộc tranh luận bầu cử. Phe Cộng Ḥa, với chủ trương giảm chi, thất bại, đành chấp nhận tăng thuế đánh vào 1% người Mỹ tỉ phú.



    Những khó khăn của Tổng thống Obama dĩ nhiên dễ giải quyết hơn những khó khăn của Tổng thống Morsi, nhưng ông này cũng chỉ khó khăn chứ không bế tắc.

    Được người Ai Cập bầu lên, trọng trách của ông là bảo vệ nền Dân Chủ c̣n trong trứng nước; bảo vệ không chỉ bằng súng đạn, mà c̣n bằng nhiều thứ vũ khí chính trị khác nữa -như sự chân thành của người lănh đạo, và lư thuyết dân chủ chẳng hạn.



    Nguyễn đạt Thịnh

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Phụ nữ Ai Cập tranh đấu chống t́nh trạng bị hăm hiếp
    Phong Thu, thông tín viên RFA



    Cô Lara Logan, phóng viên của đài CBS đă bị tấn công t́nh dục vào đêm 11 tháng 2 năm 2011 bởi hàng trăm đàn ông Ai Cập
    Screen cap/CBS News


    Suốt mấy tuần qua, dư luận thế giới đang quan tâm t́nh trạng phụ nữ Ai Cập bị quấy rối t́nh dục, bị hiếp dâm tập thể nơi công động. Những cuộc tuần hành tranh đấu chống lại hành vi dă man đối với phụ nữ Ai Cập đă diễn ra trong ngày 12 tháng 2 vừa qua trước cổng 20 Đại Sứ Quán của Ai Cập trên toàn thế giới .

    Các tổ chức nhân quyền của Ai Cập và các tổ chức nhân quyền quốc tế lo ngại rằng phụ nữ Ai Cập sẽ trở thành kẻ thù trên đường phố.
    Quấy rối t́nh dục trắng trợn trên đường phố

    Theo nghiên cứu của tác giả Michanna công bố trên Studymode cho biết vào những năm trước thập niên 80, đất nước Ai Cập khó nhận ra được t́nh trạng quấy rối t́nh dục xảy ra trên các đường phố. Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 80, phụ nữ Ai Cập đă trở thành là nạn nhân của quấy rối t́nh dục. Nhưng v́ đó là điều cấm kỵ không được biểu lộ nên nạn nhân phải im lặng, giữ kín. Mặc khác,v́ luật lệ tố tụng khá rắc rối nên nạn nhân chỉ c̣n biết đau đớn cả cuộc đời. Vấn đề nầy ngày càng gia tăng nên các tiểu bang tại Ai Cập đă báo cáo rằng có 83% phụ nữ Ai Cập phải đối mặt với quấy rối t́nh dục và 98% phụ nữ nước ngoài đến thăm Ai Cập cũng là nạn nhân. Có hơn 62% nam giới cho rằng họ đă tham gia làm những chuyện tồi tệ nầy. Trong một báo cáo gần đây nhất của văn pḥng Ngoại Vụ Anh cho biết, Ai Cập là một trong những nước có số lượng cao nhất của các trường hợp sách nhiễu t́nh dục đối với các công dân Anh và cảnh cáo các công dân ḿnh phải hết sức cẩn thận khi đi trên các đường phố Ai Cập.

    Các nhóm nữ quyền và nhiều học giả Ai Cập đă nghiên cứu và t́m ra nguyên nhân sự xuất hiện của hiện tượng xâm hại t́nh dục. Họ kết luận rằng từ sau cuộc cách mạng Ai Cập cách đây 2 năm, t́nh trạng nầy ngày càng gia tăng đến mức đáng báo động. Nó diễn ra trong những cuộc biểu t́nh đông đảo có phụ nữ tham dự.

    Thế giới vẫn c̣n nhớ câu chuyện cô Lara Logan, phóng viên của đài CBS đă bị tấn công t́nh dục vào đêm 11 tháng 2 năm 2011. Khi chế độ độc tài Hosni Mubarak sụp đổ, đă có hơn 100,000 người ăn mừng tại quảng trường Tahrir của Cairo. Cô đă bị một đám đông khoảng 200, 300 trăm người đàn ông bao vây và tấn công. Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền h́nh CBS News trong 60 phút, cô nói rằng cô không nhận ra được chuyện ǵ đang xảy ra. Cô có cảm giác có nhiều bàn tay nắm lấy ngực, nắm đáy quần, gh́ cô từ phiá sau. Họ xé quần áo, bao vây tấn công cô mọi phiá. Cô cứ nghĩ rằng ḿnh sẽ chết. Sau cùng, cô đă được một phụ nữ Ai Cập cứu thoát. Cô đă trở lại Washington D.C và phải nằm bệnh viện điều trị trong 4 ngày v́ những vết cắt, những vết bầm và nội thương trên cơ thể.

    Cô đă bị một đám đông khoảng 200, 300 trăm người đàn ông bao vây và tấn công. Cô có cảm giác có nhiều bàn tay nắm lấy ngực, nắm đáy quần, gh́ cô từ phiá sau. Họ xé quần áo, bao vây tấn công cô mọi phiá.

    cô Lara Logan, phóng viên CBS

    Hai nữ phóng viên khác là cô Caroline Sinz, đài truyền h́nh Pháp, và nữ phóng viên Mona Eltahawy cũng đă bị xâm hại t́nh dục tại Ai Cập vào tháng 11 năm 2011. Cô Mona Eltahawy đă bị đánh găy cánh tay trái và bàn tay phải. Trước t́nh trạng đó, phụ nữ Ai Cập bằt đầu tham gia các lớp tập vơ để tự vệ.
    Chính quyền làm ngơ?

    Mới đây, vào ngày 25 tháng 1 năm 2013, đă có 19 phụ nữ tham gia biểu t́nh đă bị xé nát quần áo, xâm hại t́nh dục tập thể tại Quảng Trường Tahrir. Dư luận cho rằng rất khó nhận ra được đây là đ̣n chính trị của chính quyền dùng để ngăn chặn phụ nữ biểu t́nh hay do bọn một nhóm lưu manh chuyên hăm hiếp phụ nữ để thoả măn thú tính. Họ thường lẫn trốn trong đám đông làm bộ bảo vệ phụ nữ rồi sau đó cô lập, bao vây nạn nhân và thay phiên nhau quấy rối, xé quần áo, đánh đập bằng gậy, dao và hăm hiếp rồi sau đó trốn vào đám đông

    Cô Sama, sinh viên người Mỹ gốc Ai Cập, đang cư ngụ tại Maryland, đă theo dơi cuộc cách mạng Ai Cập. Cô phẩn nộ khi thấy h́nh ảnh phụ nữ bị đánh đập kéo lê trên đường phố. Và mới đây nhất những đám đông thanh niên đă tiếp tục hành động dă man đối với phụ nữ mà không bị ai bắt giữ. Cô khẳng định rằng đàng sau hành động nầy có sự tiếp tay của chính phủ:

    Sama: “Chính phủ có liên quan đến việc xâm hại t́nh dục đối với những phụ nữ đi biểu t́nh. Họ muốn đối thoại với chính quyền nhưng chính quyền đă cho những người đàn ông xé áo quần, lột trần truồng, đánh đập họ. Những h́nh ảnh đó đă được quay phim lại và ai cũng có thể thấy trên liên mạng. Chuyện nầy càng lúc càng khủng khiếp. Tôi không thể nào hiểu được v́ sao?”


    Cảnh sát Ai Cập lợi dụng sách nhiễu phụ nữ trong lúc thi hành nhiệm vụ...Screen capture/worldnews

    Phụ nữ là lực lượng quan trọng đă từng tham gia cuộc biểu t́nh lật đổ chế độ Hosni Mubarak và nay họ lại là những người biểu t́nh chống lại Tổng Thống đương nhiệm Mohamed Morsi. Nhiều nhà quan sát ngạc nhiên và hỏi điều ǵ đang xảy ra tại Ai Cập? Tại sao dân Ai Cập lật đổ ông Mubarak rồi nay biểu t́nh chống đối cả ông Tổng Thống mà ḿnh vừa mới bầu lên. Ông Amenei, một nhà báo tự do người Mỹ gốc Ai Cập. Hiện đang cư ngụ tại New Hampshire, thành phố Silver Spring. Ông đă rời Ai Cập trên 35 năm. Nhưng ông vẫn thường trở về viếng thăm người thân và bạn bè. Ông là người theo dơi quan sát và am tường t́nh h́nh Ai Cập. Ông cho biết lư do v́ sao phụ nữ Ai Cập chống đối ông Mohamed Morsi:

    Ông Amenei: “Cho dù ông Mubarak có sử dụng quân đội để củng cố quyền lực, gia đ́nh ông ta có nhiều uy quyền. Nhưng trên đất nước Ai Cập, những người Hồi Giáo ở tất cả các tiểu bang ở Ai Cập đều được tự do. Tất cả phụ nữ đều tự do. Rồi họ làm một cuộc cách mạng lật đổ ông Mubarak và mọi người cũng như tôi tin rằng đó là đều tốt. Ông Mubarak đă bị lật đổ th́ đất nước sẽ có dân chủ. Nhưng sau đó th́ họ bầu ai? Islamic Brotherhood, mà Islamic Brotherhood th́ phụ nữ phải đội nón, phải tuân theo những luật lệ Hồi Giáo. T́nh trạng tự do của phụ nữ đă bị giới hạn trở lại. Có nhiều vấn đề không tốt đă xảy ra cho phụ nữ của những nước Hồi Giáo. Thật là đáng buồn nếu bạn sinh ra làm phụ nữ. Phụ nữ và đàn ông không được b́nh đẳng. Và ai là người đă xuống đường biểu t́nh chống chính phủ? Đó là những người thông minh có học thức. Những người ngu dốt họ không thèm đi biểu t́nh. Hiện nay những người có bằng cấp như luật sư, bác sĩ, trí thức họ không thích sống ở Ai Cập. Họ đă bỏ nước ra đi.”

    Phụ nữ Ai Cập hiện nay cảm thấy dần dần bị mất quyền b́nh đẳng, cộng thêm việc quấy rối t́nh dục diễn ra khắp nơi trên đường phố, và cuối cùng là những đám côn đồ đă xâm hại t́nh dục những phụ nữ xuống đường biểu t́nh vừa qua đă châm ng̣i cho sự giận dữ của họ. Nhiều cuộc biểu t́nh rầm rộ của phụ nữ diễn ra. Có cả đàn ông cũng tham gia ủng hộ. Họ giăng biểu ngữ và kéo nhau về thủ đô Cairo, tập trung tại khu vực dinh tổng Thống và quảng trường Tahrir để chống lại t́nh trạng bạo lực và hiếp dâm tập thể.

    Một đại diện của một tổ chức phi chính phủ tại Ai Cập cho rằng “Đó là một cuộc đấu tranh lâu dài, đ̣i hỏi không chỉ có vấn đề giáo dục ư thức của người dân mà c̣n cả về việc cải tổ hệ thống Tư Pháp để xử tội những kẻ hiếp dâm”. Hàng ngàn phụ nữ hô vang khẩu hiệu biểu lộ sự phẩn nộ. Họ lên án và phản đối bọn côn đồ. Họ yêu cầu Tổng thống Mohamed Morsi phải mở cuộc điều tra khẩn cấp và đưa những kẻ phạm tội ra trước toà án. Tổ chức Ân xá Quốc tế và các tổ chức nhân quyền cũng kêu gọi ông Morsi phải có hành động để giải quyết t́nh trạng xâm hại t́nh dục và bạo lực đối với phụ nữ. Qua các h́nh ảnh video tung lên mạng, dư luận nhận thấy rằng phụ nữ biểu t́nh dễ bị tổn thương. Họ đă bị đánh đập, kéo lê qua đường phố, và bị bắn cùng với những người biểu t́nh anh em của họ. Họ đă bị cầm tù, bị đàn áp một cách tàn nhẫn như nam giới. Họ đă bị chèn ép, quấy rối cưỡng hiếp bởi cả những người ủng hộ chế độ. Đó cũng là h́nh thức và chiêu bài chính trị để giải tán cuộc biểu t́nh.


    Một phự nữ Ai Cập bị đám đông lột quần áo khi đi lạc vào 1 đám biểu t́nh. Screen cap/cbc Ai Cập

    Trong khi đó, phát ngôn viên chính thức của Hội Đồng Quốc Gia về Nhân Quyền của Ai Cập gần đây nói rằng phụ nữ không nên tham gia các cuộc biểu t́nh đường phố v́ sự hiện diện của họ xúi giục cho sự lạm dụng t́nh dục. Nhóm bảo vệ nhân quyền cho phụ nữ Ai Cập đă lên án tuyên bố của ông như là có thêm bằng chứng rằng các quyền của phụ nữ đă bị xâm phạm. Cuộc biểu t́nh của họ cũng là một cuộc cánh mạng nhằm yêu cầu chính quyền phải có đạo luật nhằm ngăn chặn t́nh trạng quấy rối t́nh dục và bạo lực đối với phụ nữ.

    Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, một giáo viên Toán hiện đang cư ngụ tại Florida đă theo dơi tin tức về những cuộc cách mạng tại các nước Trung Đông trong nhiều năm. Bà đă nh́n thấy sự bạo hành man rợ đối với phụ nữ tại Ai Cập không phải mới diễn ra. Bà nhận xét rằng chính phủ đă cho phép những kẻ côn đồ nầy hành động:

    Nguyễn Kim Ngân: “Nói chung ở đâu cũng có nhưng có chỗ nặng, có chỗ nhẹ. Bao giờ người đàn ông cũng biểu tượng cho sự khỏe mạnh. Người ta khoẻmạnh, lực lưỡng th́ người ta hiếp đáp ngụi yếu thế là phụ nữ thôi. Nước cộng sản cũng có mà nước tư bản cũng có. Có cái vụ mà người ta đi biểu t́nh mà đánh đập c̣n hăm hiếp người ta nữa là quá đáng. Ví vụ cho người ta vô tù hay giải tán cái đám đông đó. Như vậy là chắc do ở trên ra lịnh cho tụi bây tàn sát nó, tụi bây muốn làm ǵ th́ làm. Ḿnh ra lệnh như vậy tụi nó mới dám làm chớ nếu mà cả thế giới người ta lên tiếng. Người ta biết cái chuyện như vậy th́ cái nước ḿnh đâu c̣n ra cái ǵ nữa đâu. Bây giờ luật pháp đưa ra cho mấy người đó muốn làm ǵ th́ làm tùy ư tụi bây giải quyết th́ nó giải quyết một cách man ri, mọi rợ. Chính phủ không có can thiệp ǵ hết th́ mấy người đó làm chuyện bậy bạ. Mấy người đó làm chớ đâu có bị bắt bớ ǵ đâu. Chính phủ đâu có bắt mấy người đó tử h́nh ǵ đâu. Đâu có thấy giải quyết cái ǵ đâu mà vẫn im lặng để cho mấy người đó thi hành nhiệm vụ muốn làm cái ǵ th́ làm.”

    Ông Amenei cho rằng chính phủ mới của Ai Cập vẫn c̣n non trẻ. Họ hiểu rằng quyền lực của họ rất mong manh. Họ không dại ǵ gây tổn thương đến phụ nữ:

    Ông Amenei: “Một số người Hồi Giáo họ nghĩ rằng đây là xă hội Hồi Giáo và họ tự do làm theo những ǵ họ muốn nhưng chính quyền không thích làm như vậy. Tôi cam đoan một trăm phần trăm chính phủ không muốn như vậy. Có thể năm năm nữa họ sẽ hành động. Nhưng hiện tại quyền lực của họ rất mong manh, c̣n yếu kém. Ai Cập có rất nhiều trí thức, nhiều người rất thông minh mà Ai Cập trước đó là một đất nước mở rộng, b́nh đẳng giới được tôn trọng. Nhưng giờ đây những đều tốt đẹp đó dần dần khép lại. Cho nên tất cả những bác sĩ, kỹ sư và những trí thức trong nước đều lên tiếng. Chính phủ biết rơ điều đó và họ không dại ǵ làm ra lớn chuyện và họ cũng không dám làm tổn thương đến phụ nữ. Chỉ có những người ngu ngốc mới nghĩ rằng đất nước Ai Cập bây giờ đă là Hồi Giáo và họ có quyền hành động như vậy.”

    Một nhà hoạt động nhân quyền tại Ai Cập đă nói rằng hành vi tồi bại này không phải là một điều mới. Nó không chỉ diễn ra trong hai tuần qua. Các trường hợp hiếp dâm đă diễn ra liên tục kể từ những ngày 18 của cuộc cách mạng. Chúng ta đă thấy rất nhiều phụ nữ bị tấn công, bàn tay của nam giới kiểm tra trinh tiết của họ trong những cuộc tuần hành của phụ nữ cách đây một năm. Những hành vi đáng xấu hổ đă trở thành không thể chịu đựng nỗi trong vài tuần qua. Và không chỉ phụ nữ mà nam giới cũng đă bị hăm hiếp.

    Phóng viên Mohammed Shaikhibrahim, đang ở Cairo, Ai Cập nói rằng: "Người Ai Cập cổ đại đă xem phụ nữ là một nguồn của sự dịu dàng, tốt lành và khả năng duy tŕ ṇi giống. Họ là những biểu tượng trong các truyền thuyết của đất nước Ai Cập. Ngày nay, phụ nữ Ai Cập hy vọng cho quyền tự do, b́nh đẳng và phải được tôn trọng. Họ sẽ không c̣n bị săn đuổi và bị hiếp dâm trên đường phố.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 06-10-2011, 01:16 PM
  2. Replies: 5
    Last Post: 06-06-2011, 08:31 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 26-10-2010, 12:08 PM
  4. Thư Mời: Hướng Về Giáo Xứ Cồn Dầu
    By Phú Yên in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 6
    Last Post: 01-10-2010, 10:16 AM
  5. Video - Cali: Hướng Về Giáo Xứ Cồn Dầu
    By Sydney in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 22-09-2010, 06:34 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •