Results 1 to 3 of 3

Thread: Hội thảo cho mệt - Cọng sản đâu có nghe

  1. #1
    Member
    Join Date
    29-05-2012
    Posts
    396

    Hội thảo cho mệt - Cọng sản đâu có nghe

    Trich bài từ báo trong nước .
    ====================

    Giáo dục Việt Nam: Chênh vênh kiềng hai chân
    Thứ Bảy, 29/09/2012 22:38
    Cần xem xét nhận thức về mức độ nghiêm trọng của sự xuống cấp và lạc hậu của nền giáo dục đă thực sự khủng khoảng chưa hay cơ bản vẫn là tốt. Nếu đă khủng hoảng th́ phải cải cách triệt để
    “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” đă được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Tuy nhiên, đổi mới căn bản, toàn diện thế nào không phải là câu hỏi dễ trả lời. Ngày 29-9, tại Hà Hội, đông đảo các GS, trí thức đă tham gia hội thảo Trí thức thủ đô với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam do Liên hiệp Các Hội khoa học Kỹ thuật Hà Nội tổ chức.


    GS Hoàng Xuân Sính phát biểu tại hội thảo

    Lạc hướng, lạc điệu!

    Theo GS Hoàng Tụy, từ nhiều năm qua, giáo dục của ta không chỉ lạc hậu mà c̣n đi lạc hướng xa con đường chung của nhân loại, đang phát triển lạc điệu với thế giới văn minh. Ông nhấn mạnh lỗi thiết kế hệ thống của giáo dục - nguyên nhân sâu xa của mọi khó khăn, vấp váp của chúng ta - chính là sự lạc hướng, lạc điệu, không giống ai. GS Chu Hảo cũng nhất trí với quan điểm này và cho rằng giáo dục đang khủng hoảng, cần một cuộc cách mạng thực sự chứ không phải chỉ là “đổi mới căn bản và toàn diện”.

    Theo GS Chu Hảo, vấn đề ở đây chính là nhận thức về mức độ nghiêm trọng của sự xuống cấp và lạc hậu của nền giáo dục đă thực sự khủng khoảng chưa hay cơ bản vẫn là tốt. Theo ông, nếu đă khủng hoảng th́ phải cải cách triệt để.

    GS Nguyễn Xuân Hăn, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng: “Sách, giáo viên, trường lớp là 3 vấn đề được mọi quốc gia, mọi thể chế và mọi thời đại coi trọng. Song ở nước ta, cả ba yếu tố nền tảng kể trên đều có vấn đề nghiêm trọng. Chương tŕnh giáo dục chính thức nhất quán từ phổ thông đến ĐH chưa có, chưa bàn bạc thống nhất phê duyệt ở cấp quốc gia về những nội dung chương tŕnh cần phải giảng dạy ở tất cả các cấp học th́ đă vội vàng biên soạn sách giáo khoa.

    Hậu quả là bậc phổ thông học sinh bị bội thực về sách, bậc ĐH th́ đói sách học chay triền miên. Chương tŕnh giáo dục ở phổ thông quá nặng và xa rời với chuẩn quốc tế (phải bỏ đi khoảng 30%-50% khối lượng kiến thức - có môn như môn toán phải bỏ tới 60% khối lượng và viết lại cho phù hợp với quốc tế và đặc thù của lứa tuổi phổ thông).

    Giáo viên ở bậc phổ thông chỗ thừa chỗ thiếu, việc chuẩn hóa thiếu cơ sở khoa học, ở bậc ĐH thiếu khoảng 20.000 giáo viên nhưng việc sử dụng những trí thức có học hàm học vị hiện có lại nhiều bất cập về cách thức sử dụng và đăi ngộ. Người có tŕnh độ bậc cao, trong đó không ít người có tŕnh độ nghiên cứu và giảng dạy thuộc đẳng cấp quốc tế, cứ đến tuổi là cho về hưu, ngược với xu thế chung về sử dụng đội ngũ chuyên gia giỏi trên thế giới.

    Lăng phí ghê gớm

    Một vấn đề nhức nhối nữa cũng được các trí thức đề cập, đó là mất cân đối trong hệ thống giáo dục quốc dân và cơ cấu nguồn nhân lực. GS Nguyễn Xuân Hăn ví von: Giáo dục phổ thông, ĐH và dạy nghề được ví như 3 chân kiềng cân đối hài ḥa tạo thành hệ thống giáo dục quốc dân hoàn chỉnh, song năm 1993 ta đă thay đổi, gần như xóa bỏ nhánh dạy nghề, hệ thống giáo dục quốc dân trở thành h́nh trụ. Học sinh vào học lớp 1 phổ thông và đầu ra là thi ĐH, cái kiềng chỉ c̣n 2 chân, chênh vênh không bền vững.

    Theo thống kê, số trường ĐH, CĐ hiện nay là khoảng 500 trường, dự kiến từ nay đến năm 2020 sẽ có khoảng 576 trường, số lượng sinh viên là 4,5 triệu. So với năm 1987, số trường ĐH, CĐ tăng gấp 5 lần, số sinh viên tăng 13 lần nhưng số giảng viên chỉ tăng 3 lần. PGS Đặng Danh Ánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu - Đào tạo và Tư vấn khoa học công nghệ, nêu lên bất cập giữa quy mô giáo dục tăng mạnh so với trước nhiều lần nhưng vốn kiến thức cơ bản và văn hóa của học sinh phổ thông rất yếu, khả năng thực hành sáng tạo và độc lập nghiên cứu của sinh viên cực kém, trong khi đó năng lực ứng dụng kiến thức đă học của thạc sĩ, tiến sĩ và thực tiễn lại càng hạn chế.

    GS Nguyễn Xuân Hăn bức xúc việc mở rộng ĐH ồ ạt không xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, vượt xa sức chịu đựng của nền kinh tế. Chất lượng đào tạo của ta rất thấp, bằng cấp của ĐH Việt Nam chưa được thị trường lao động quốc tế thừa nhận, đào tạo mà không sử dụng được là sự lăng phí ghê gớm. Hiện 63% sinh viên ĐH, CĐ thất nghiệp.

    Nghề giáo và người thầy bị hạ thấp

    Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị B́nh nói bà không vui khi các kết quả điều tra mới nhất cho thấy một tỉ lệ lớn giáo viên phổ thông không đủ sức đáp ứng các yêu cầu của chương tŕnh giáo dục hiện hành. Sắp tới đây, chất lượng giáo viên mới vào nghề c̣n thấp hơn v́ phần lớn sinh viên đang học các trường sư phạm vốn chỉ là học sinh trung b́nh, phương pháp đào tạo lại quá lạc hậu.

    Theo bà Nguyễn Thị B́nh, trở ngại lớn nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông chính là họ không c̣n động lực hoạt động nghề nghiệp v́ thu nhập từ lương và phụ cấp Nhà nước trả không đủ bảo đảm cho họ có một cuộc sống tươm tất. Để tự cứu ḿnh, nhiều giáo viên phải dạy thêm dẫn đến dạy thêm tràn lan, sự xuống cấp về đạo đức cũng khiến giáo viên bị lây nhiễm và v́ thế, vị thế của nghề giáo, người thầy bị hạ thấp trong thang giá trị xă hội.

    PGS Đặng Quốc Bảo, nguyên giám đốc Học viện Quản lư giáo dục, chỉ ra sự thiển cận của những người làm chính sách kinh tế lao động cho giáo viên. Không có thầy giỏi, tâm huyết với nghề sẽ không có “nhân cách - nhân lực” tốt cho đất nước. Bà Nguyễn Thị B́nh nhấn mạnh cần phải tập trung sửa đổi chính sách đối với nhà giáo và cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đồng thời sửa đổi chính sách về tiền lương và phụ cấp, bảo đảm để giáo viên trường công và gia đ́nh họ có mức sống cao hơn mức sống trung b́nh trong xă hội.

    GS Nguyễn Xuân Hăn đưa ra đề nghị Nhà nước tách lương giáo viên thành hệ thống lương riêng trong đợt cải cách lương sắp tới như các nước, không để chung trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp, đồng thời tăng lương cho giáo viên tương xứng với “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

    Những kiến nghị tâm huyết

    Liên hiệp Các Hội khoa học Kỹ thuật Hà Nội đă đưa ra bản kiến nghị với Hội nghị Trung ương lần 6 khóa XI. Theo đó, nội dung quan trọng là kiến nghị Nhà nước xem xét lại và chấn chỉnh hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng gắn kết giáo dục phổ thông, giáo dục nghề - giáo dục ĐH, khắc phục những lệch lạc có tính hệ thống hiện tại. Cũng trong bản kiến nghị này, các trí thức đồng ḷng đề nghị Nhà nước tập trung giải quyết dứt điểm những bất cập về chương tŕnh, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên và trường sở. Đồng thời đề nghị kiểm tra một cách nghiêm túc toàn bộ vấn đề đầu tư, chi tiêu ngân sách Nhà nước và đóng góp của dân cho giáo dục. Xây dựng một cơ chế phân bổ minh bạch và quản lư vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau cho giáo dục. Đề nghị tách hệ thống lương giáo viên khỏi hệ thống lương hành chính sự nghiệp trong việc cải cách lương sắp tới. Trước mắt, đề nghị cho giáo viên đă nghỉ hưu từ ngày 1-1-1994 đến 1-5-2011 được hưởng phụ cấp thâm niên để bảo đảm công bằng, đạo lư.
    Tiền cho giáo dục đi đâu?

    Theo thống kê của GS Nguyễn Xuân Hăn, năm 1990, Việt Nam có 12 triệu học sinh, sinh viên, ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục chỉ 767 tỉ đồng (120 triệu USD theo giá USD lúc đó). Đến năm 2011, số học sinh, sinh viên tăng lên 22 triệu nhưng ngân sách chi cho giáo dục của Nhà nước và dân đóng góp là xấp xỉ 10% GDP (12 tỉ USD); ngoài ra c̣n các khoản vay của nước ngoài trung b́nh 100 triệu USD/năm, kể từ năm 1993 đến nay. Theo GS Hăn, con số này không phải nhỏ, thậm chí như đánh giá của nhóm GS ĐH Harvard trong thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gần đây, tỉ lệ ngân sách dành cho giáo dục trong GDP của Việt Nam là khá cao so với các nước trong khu vực. Vậy tiền đi đâu?
    Cũng có chung mối quan tâm này, PGS Đặng Danh Ánh cho rằng đầu tư cho GD-ĐT c̣n rất nhiều bất cập. Đầu tư cho giáo dục của ta cao hơn hầu hết các nước trong khu vực nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa có một trường phổ thông, dạy nghề, CĐ hoặc ĐH nào đạt chuẩn khu vực v́ đầu tư dàn trải, manh mún, chất lượng và hiệu quả thấp, tiền bị thất thoát do chi tiêu kém minh bạch và lăng phí. Với cách quản trị như vậy, đổ thêm tiền chỉ là giải pháp t́nh thế không thể giải quyết được vấn đề chất lượng, do đó vấn đề không phải do kinh phí hạn hẹp mà chủ yếu là vấn đề quản trị. PGS Ánh cũng đặt vấn đề kiểu thu học phí b́nh quân không tính đến đối tượng cụ thể cũng làm giảm đáng kể số lượng học sinh, sinh viên nghèo.

    http://nld.com.vn/20120929102921995p...g-hai-chan.htm

  2. #2
    Member
    Join Date
    29-05-2012
    Posts
    396
    Hội thảo xong rồi, bây giờ kiến nghị .
    Chờ xem kiến nghị đi đến đâu .
    ==================
    (SGGPO).- Vừa qua, Liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội đă tổ chức hội thảo “Trí thức thủ đô với đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam giai đoạn 2012-2020” để đóng góp ư kiến với Hội nghị Trung ương lần thứ 6 bàn về đổi mới giáo dục.

    Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà giáo, giới trí thức tiêu biểu của thủ đô như nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị B́nh, GS Hoàng Tụy, GS Chu Hảo, GS Phạm Minh Hạc, GS Nguyễn Lân Dũng..

    Sau hội thảo, giới trí thức thủ đô đă gửi bản kiến nghị lên Hội nghị TƯ lần thứ 6 về đổi mới giáo dục. 6 kiến nghị gồm:

    - Hội nghị Trung ương lần thứ 6 cần đánh giá đúng thực chất nền giáo dục hiện nay. Mọi Nghị quyết của Đảng liên quan đến sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, có sự tham gia đóng góp của các tầng lớp xă hội để bám sát thực tiễn và tính khả thi cao.

    - Nhà nước xem xét lại và chấn chỉnh hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng gắn kết giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp - giáo dục đại học, giáo dục nghề, khắc phục những lệch lạc có tính hệ thống hiện tại, giải quyết tốt việc phân luồng, liên thông mềm dẻo, linh hoạt trong toàn bộ hệ thống.

    - Chương tŕnh, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên và trường lớp với trang thiết bị đầy đủ là 3 vấn đề cốt lơi của giáo dục. Đề nghị Nhà nước tập trung đầu tư giải quyết dứt điểm những vấn đề bất cập kể trên để phát triển giáo dục ngang bằng với các nước.

    - Đề nghị kiểm tra một cách nghiêm túc toàn bộ vấn đề đầu tư, chi tiêu ngân sách Nhà nước và đóng góp của nhân dân cho giáo dục. Xây dựng một cơ chế phân bổ minh bạch và quản lư vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau cho giáo dục.

    - Đề nghị tách hệ thống lương giáo viên ra khỏi hệ thống lương hành chính sự nghiệp trong việc cải cách lương sắp tới như các nước. Trước mắt, đề nghị cho các giáo viên đă nghỉ hưu từ 1-1-1994 đến 1-5-2011 được hưởng phụ cấp thâm niên để bảo đảm công bằng và hợp đạo lư.

    - Đề nghị thành lập Ủy ban đổi mới Giáo dục - Đào tạo giúp Đảng và Chính phủ điều phối toàn bộ công cuộc đổi mới giáo dục. Kiến nghị Đảng mạnh dạn cải cách cơ chế tuyển chọn và sử dụng trí thức hiện nay, đổi mới tư duy về công tác lựa chọn, đào tạo và sử dụng những người đủ tâm, đủ tầm cho phát triển giáo dục.

    Phan Thảo

  3. #3
    Member
    Join Date
    29-05-2012
    Posts
    396
    Trích :
    Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà giáo, giới trí thức tiêu biểu của thủ đô như nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị B́nh, GS Hoàng Tụy, GS Chu Hảo, GS Phạm Minh Hạc, GS Nguyễn Lân Dũng

    Bà Hoàng thị Sính là Em ruột Ông Hoàng Xuân Hăn, Tiến sĩ Pháp đời Ông cố nội lận, 4 anh em về VN phục vụ cùng 1 lần, mà bỏ tên Bà ra.

    Trích :
    Chương tŕnh, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên

    Sách giáo khoa do Đảng viên soạn, lấy ư kiến TRÊN (không biết trên nào), không có dũng sĩ ôm bom và phá phi trường (láo), không có Nguyễn văn Trổi th́ đâu có thành Sủ VN .
    Đội ngủ giáo viên, giáo viên chũ nhiệm, không là đảng viên đảng Cọng sản th́ đâu có được .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 05-03-2012, 04:09 AM
  2. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 10-04-2011, 05:23 AM
  4. Replies: 47
    Last Post: 11-10-2010, 10:53 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •