Page 1 of 5 12345 LastLast
Results 1 to 10 of 43

Thread: Những Mănh Đời Tị Nạn

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Những Mănh Đời Tị Nạn

    Những Mănh Đời Tị Nạn
    Một Ngày ở Nursing Home




    Sau ba tháng du lịch ở Mỹ về, những người quen hỏi tôi điều ǵ làm tôi tâm đắc nhất. Không chút do dự hay suy nghỉ, tôi trả lời: đó là cái Nursing Home.

    Họ ngạc nhiên khi thấy tôi không đề cập đến những địa danh nổi tiếng: như Las vegas, Hollywood, Disney-land, những ṭa nhà chọc trời cao nhất thế giới hoặc những cái Mall rộng lớn đi cả ngày chưa hết, những viện bảo tàng, những đại lộ thênh thang, chồng chéo lên nhau như những sợi ḿ....

    Tôi đă hưởng một chuỗi ngày dài thật tuyệt vời,với biết bao điều mới lạ, hiện đại, tối tân mà từ trước đến giờ tôi chưa h́nh dung hay tưởng tượng ra nỗi.

    Thế mà khi trở về Việt Nam, tâm trí tôi chỉ c̣n lắng đọng một điều làm tôi ưu tu, trăn trở, ray rức: cái Nursing Home mà mẹ chồng tôi đang sống.

    Chặng cuối cùng của chuyến du lịch, chúng tôi đă ở Los Angeles mười lăm ngày để thăm viếng mẹ chồng. Hằng ngày, chúng tôi phải chuyển hai chuyến xe bus, GardenGrove, Westminster, Bolsa và bao nhiêu đại lộ nữa mà tôi không nhớ hết tên, đưa chúng tôi gần trạm cuối cùng của lộ tŕnh.

    Chúng tôi phải đi bộ khoảng năm trăm mét để đến khu dưỡng lăo của một tổ chức tư nhân. Đó là một khoảng đất rộng, nằm khuất sau đại lộ Hungtington hai con đường, cách bờ biển Hungtington chưa tới hai cây số. Một nơi yên tĩnh, vắng vẻ, với hai hàng cây sồi đưa vào cái ngơ cụt.



    Gồm ba dăy nhà trệt, ghép thành h́nh chữ U, nó êm dịu với những cánh cửa sơn màu xanh da trời, nổi bật màu sơn trắng của những bức tường, với những khung kính to trong suốt, lịch sự và trang nhă, bằng những tấm màn voan trắng che rủ. Những khóm hoa hồng, cẩm tú cầu được trồng một cách mỹ thuật trước hàng hiên, dưới cửa sổ, tạo cảm giác vui tươi, hưng phấn khi ngồi trên bộ bàn ghế để phơi nắng hoặc hóng mát dưới tàng cây.

    Khi vợ chồng tôi đến nơi, kim đồng hồ của pḥng trực chỉ 8 giờ 30 phút, bác sỉ và y tá đang đi từng pḥng kiểm tra sức khỏe cho các cụ già. Mẹ chồng tôi tươm tất, sạch sẽ trong bộ quần áo mới thay, nét mặt tươi tỉnh. Họ đă làm vệ sinh cá nhân cho bà từ sáng sớm, trước khi dùng điểm tâm. Mâm thức ăn sáng chưa dọn, c̣n để trên bàn. Cô y tá người Việt vào kiểm tra huyết áp, đo lượng đường trong máu, rồi rót nước, bỏ thuốc vào miệng bà, ân cần thăm hỏi.

    Mẹ chồng tôi không c̣n nhiều trí nhớ để tṛ chuyện. Bà hờ hững trả lời những câu hỏi không chính xác, mạch lạc. Những ngày đằng đẳng ở đây đă làm bà trở nên câm lặng. Trái ngược với thuở sinh thời, bà nổi tiếng là người nói nhiều. Ánh mắt vô hồn, lúc nào cũng nh́n lên trần nhà và tách biệt với cảnh vật chung quanh.

    Thời gian đầu cách đây mười bảy năm, cô em chồng đă bảo lănh bà sang Mỹ. Bà đă sống một ḿnh trong một căn pḥng mà chính phủ ưu tiên cho người già thuê. Ban ngày bà ở đó, chiều đến con cháu thay phiên đón về nhà ăn, ngủ, tắm rửa. Sáng hôm sau lại tiếp tục, như một em bé đi nhà trẻ, đều đặn từ tháng nọ sang năm kia.

    Gần đây, do tuổi tác quá cao (93 tuổi), bà bị té găy xương đùi, không thể đi lại được,và không thể tự lo vệ sinh cá nhân, nên cô em chồng sau khi bàn tính với các anh chị đă quyết định đưa bà vào đây. Anh em chúng tôi như bị dồn vào ngơ cụt, tiến thoái đều lưỡng nan. Khó t́m một giải pháp vẹn toàn, con đường nào cũng trắc trở, chông gai. Phải chăng là do số phận, do định mệnh hay do nghiệp lực? Cuối cùng phải tự an ủi và chấp nhận, đó là quy luật đời thường mà xă hội đặt ra để giải quyết.

    Lúc chưa sang Mỹ, tôi rất có thành kiến không mấy tốt đẹp và phản đối việc đem gửi cha mẹ vào viện dưỡng lăo. Giờ đây tôi mới biết rằng tôi hiểu chưa thấu. Luật pháp ở đây không cho người già yếu và trẻ con ở nhà một ḿnh. Thuê người giúp việc th́ không có, hoặc rất là đắc đỏ. Con người ở đây chịu rất nhiều áp lực về công việc làm ăn, tiền bạc.

    Để đáp ứng nhu cầu vật chất gọi là thiên đường của sự hưởng thụ, người ta phải đánh đổi bằng những món nợ khổng lồ, mà người ta truyền miệng nhau: "không mắc nợ không phải là người Mỹ", đánh đổi sự mất mát t́nh cảm, đổ vỡ hạnh phúc gia đinh, có khi luôn cả sinh mạng.

    Những tấm gương hiếu thảo của thầy Mẫn Tử Khiên trong Nhị Thập Tứ Hiếu: "thờ cha sớm viếng khuya hầu" sẽ không có chỗ đứng trong thời khóa biểu của các người con ở thời hiện đại này. Chỉ có những viện dưỡng lăo mới đáp ứng những lổ hổng mà người con không thể lấp đầy được.

    Ở đây, chỉ cần một cái nhấn chuông là có bác sĩ, y tá, điều dưỡng, sẵn sàng đáp ứng, giải quyết điều ḿnh yêu cầu. Mẹ chồng tôi kêu đau bụng, là có ngay hai cô điều dưỡng người Mễ cao to, khỏe mạnh bồng bà đặt lên cái ghế dành cho người khuyết tật, đẩy vào nhà vệ sinh. Tiểu tiện th́ tự do thăi vào tả lót, đến giờ họ đi thay.

    10 giờ sáng và 3giờ 30 phút chiều, các cụ được tập trung ở pḥng giải trí. Những chiếc xe lăn được đẩy tới, xếp thứ tự quanh chiếc bàn dài. Họ tham gia những tṛ chơi đố chữ, chuyền banh, những tṛ chơi vận động tay chân, nghe nhạc, xem tivi, và kết thúc bằng bánh ngọt hay trái cây với nước giải khát.

    11 giờ 30 và 5 giờ chiều các cụ tập trung ở pḥng ăn. Những mâm thức ăn dư thừa năng lượng. Ai không thích ngồi tại đây, th́ yêu cầu mang vào pḥng. Những chiếc xe lăn được đẩy tới, xếp quanh cái bàn tṛn. Bàn này có tám người, ba người đàn ông và năm người đàn bà.

    Chỉ có mẹ chồng tôi là người Việt. Ông Mỹ đen trên bốn mươi tuổi, bị tai biến mạch máu năo, tay không cử động được, nên người điều dưỡng phải đút cho ông và hai bà kế bên. Tôi đặc biệt chú ư đến một bà Mỹ trắng, tuổi trên độ "thất thập cổ lai hi", nét mặt thanh tú, dáng người thon nhỏ, mănh mai. Thời con gái chắc bà được xếp vào hàng mỹ nhân. Đôi mắt to và buồn. . . . đôi mắt như biết nói, khi đối diện với một người nào.

    Ngày đầu tiên, bà nh́n tôi cười và chỉ mẹ chồng tôi hỏi "tôi là ǵ". Tôi trả lời là “con dâu”. Câu chuyện giữa tôi và bà chỉ dừng lại ở những câu xă giao thông thường. Vốn liếng Anh ngữ nghèo nàn của tôi, không cho phép tôi t́m hiểu sâu hơn nữa. Hoặc nếu bà có tâm sự, tôi cũng không thể hiểu hết được.

    Một bữa, tôi thấy bà không chịu ăn, bà ngồi trầm ngâm, rồi những giọt nước mắt liên tục tuôn trào trên g̣ má xanh xao. . . Bà khóc nức nở. Những người bạn cùng bàn an ủi, làm bà càng khóc to hơn. Tôi nắm tay bà, lau nước mắt và đút cho bà ăn. Bà vẫn khóc như một đứa trẻ. Liên tiếp ba ngày như vậy.

    Tôi được biết qua cô y tá người Việt, là lâu rồi con bà không đến thăm. H́nh ảnh tôi đút cơm cho mẹ chồng, làm bà nhớ con và chạnh ḷng buồn tủi. Những ngày sau cùng, tôi không dám đưa mẹ chồng ra pḥng ăn. Tôi không dám nh́n bà khóc thêm nữa. Ḷng tôi cũng xao động, nước mắt tôi cũng chảy dài. Bởi tôi là người rất nhạy cảm và dễ xúc động.

    Tôi rón rén ra nh́n. Bà ngồi đó, đôi mắt xa xăm, tư lự. Chắc chắn bà đang nghĩ về con bà. Biết bao câu hỏi, đang quay cuồng trong tâm trí: sao lâu rồi con không đến, bận rộn hay có sự bất trắc ǵ đă xảy ra? Bà vừa lo, vừa buồn, rồi giận, rồi thương, nhớ, làm bà không tự chủ, đè nén những cảm xúc của ḿnh.

    Chắc chắn, không biết bao nhiêu lần, cuốn phim dĩ văng của một thời vàng son đă lần lượt, thường xuyên quay lại trong kư ức của bà. Bà nhớ đến người chồng quá cố, nhớ những đứa con bà hết ḷng thương yêu, nhớ những ngày đầm ấm hạnh phúc, nhớ những lo toan, thăng trầm trong cuộc sống. Giờ này con bà có biết bà đang mỏi ṃn trông đợi hay không?

    Ở đây, cái viện dưỡng lăo này chỉ giúp người già cải thiện, bù đắp những thiếu sót về vật chất, mà con cái không thể hoàn thiện được. Bác sĩ, y tá, thức ăn, thuốc men, máy móc, chỉ giúp họ hết đau đớn về thể xác. Cái tensionmètre chỉ đo được chỉ số huyết áp giao động trong ngày, các máy móc kỹ thuật cao phát hiện những tổn thương sâu trong cơ thể.

    Tất cả những thứ đó không giải quyết, chữa trị được những đau đớn tinh thần, những giao động tâm lư, những khắc khoải triền miên của ḷng khát khao yêu thương. Đó là căn bệnh trầm kha mà không máy móc, bác sỉ, y tá nào chữa trị được. Đó là thứ thức ăn linh nghiệm và hiệu quả mà con người đă mỏi ṃn t́m kiếm và chưa bao giờ thấy no đủ.

    Mẹ chồng tôi có sáu người con: bốn trai hai gái. Một ḿnh bà nuôi nấng sáu người con khôn lớn trưởng thành. Giờ đây khi tuổi tác chồng chất, sáu người con không chăm sóc được một mẹ già. Dù rất thương mẹ, dù biết công đức sinh thành dưỡng dục, sâu rộng như trời biển; nhưng không thể nào làm tṛn bổn phận, bởi những tất bật, căng thẳng và đa đoan của cuộc sống.

    Bên Mỹ có ngày Mother's day và Father's day. Việt Nam có ngày Vu Lan-Bông hồng cài áo. Ai c̣n cha mẹ th́ cài một đóa hoa cẩm chướng đỏ hay hoa hồng đỏ. Ai mất mẹ th́ cái một bông cẩm chướng trắng hay hoa hồng trắng. Một h́nh ảnh biểu trưng, chọn một ngày để nhắc nhở những ai diễm phúc c̣n có mẹ, để mà yêu thương và trân quư. Với tôi một ngày trong một năm như thế là quá ít ỏi. Chẳng khác nào hạt muối trong đại dương.

    Mỗi ngày, ít lắm mỗi tuần, tệ lắm mỗi tháng, ta phải tự cài lên áo một hoa hồng đỏ, qua một món quà mà mẹ yêu thích: cái bánh, củ khoai, trái chuối, ly sữa. . . . một lời thăm hỏi ân cần, một câu nói ngọt ngào, một ánh mắt ấm áp chan chứa yêu thương, một cử chỉ âu yếm, quan tâm, lo lắng. Đó là đóa hoa hồng đỏ, đă tự nở trên áo của ta, không đợi đến ngày Vu Lan được mọi người nhắc nhở.

    Em chồng tôi, đều đặn mỗi ngày ghé thăm mẹ, với những món quà mà bà mẹ Việt Nam yêu thích. Mỗi tuần cô cài đủ bảy hoa hồng đỏ thắm. Bảy ngày hạnh phúc và luôn thầm cảm ơn cái đặc ân c̣n có mẹ để mà tự nguyện và hiến dâng. Thế mà mẹ chồng tôi vẫn không chịu đựng được sự trống vắng, cô đơn khi không có sự đồng cảm giữa những người xa lạ và ngôn ngữ bất đồng. Lúc nào bà cũng muốn về nhà, khẩn khoản muốn về nhà.

    Cùng pḥng với mẹ chồng tôi là một bà cụ người Bắc năm 54, mới đưa vào ba hôm. Người con gái lấy chồng lính Mỹ, đă bảo lănh bà sang đây mười mấy năm về trước. Bà chỉ c̣n da bọc xương, lưng c̣ng gần 90 độ. Bà nằm co quắp như con tôm luộc chín. Bà không c̣n đủ sức để ngồi lâu.

    Bà chỉ ăn cháo và uống sữa. Buổi trưa, người con gái đem cháo đến đút cho bà, phát hiện đầu bà không ngẩng lên được. Cô ta hốt hoảng la toáng lên: "tại sao bà không ngẩng đầu lên được, tụi nó đă làm ǵ bà ? Có phải tụi nó giật đầu, giật tóc bà không ? Để tôi đi hỏi cho ra lẽ?". Bà không c̣n hơi sức mà trả lời.

    Từ khi bà đến nằm trên cái giường này, tôi chưa nghe bà nói ǵ ngoài tiếng thều thào yếu ớt: "cho con về nhà, con muốn về nhà". Bà nh́n tôi cầu cứu, tôi nắm bàn tay khô đét, lạnh ngắt và hỏi bà cần ǵ. Bà chỉ nói một câu đó, lập đi, lập lại không biết bao nhiêu lần.

    Bà tới đây từ một cái viện dưỡng lăo khác, mà cô con gái chê là tệ quá. Cô ta sốt ruột v́ thấy mẹ ḿnh suy sụp nhanh chóng. Cô phản ứng lồng lộn. Ḷng thương mẹ mù quáng làm cô thốt ra những câu nói không tế nhị. Bác sĩ và xe cấp cứu đến, người ta đưa bà vào bệnh viện lớn để rà soát lại cơ thể. Căn pḥng chỉ c̣n lại một ḿnh mẹ chồng tôi.

    Sớm mai thức giấc, nh́n quanh một ḿnh
    Sáng khuya trưa tối, nh́n quanh một ḿnh
    Đời mong manh quá, kể chi chuyện ḿnh


    Đó là những câu hát năo nùng, thật chua chát và đắng cay mà nhạc sĩ Lam Phương đă viết cho số phận của ḿnh vào cuối đời, với những dư chứng của bệnh tai biến mạch máu năo.

    Chúng tôi về lại Việt Nam, với linh tính biết đây là lần cuối cùng chúng tôi c̣n thấy mẹ. Buổi chia tay đẫm nước mắt và đau buồn trĩu nặng tâm tư. Mười ngày sau, vào một đêm cuối mùa hạ 2006, mẹ chồng tôi đă vĩnh viễn không mở mắt nh́n cái trần nhà, mà mấy tháng ṛng ră bà ít khi rời nó. Bà ra đi trong sự an giấc của mọi người, âm thầm lặng lẽ không một ai hay biết. C̣n biết bao bà mẹ khác cũng đă và sẽ ra đi trong cô đơn tẻ lạnh như thế này.

    Tất cả con cháu ở rải rác ở nhiều tiểu bang đau đớn khi nhận được tin khủng khiếp này. Cô em chồng tức tưởi v́ bà không đợi cô. Chỉ vài tháng nữa cô sẽ nghĩ hưu non, sẽ đem mẹ về nhà phụng dưỡng. Cô đă không điều đ́nh được với Thần Chết. Mọi người câm lặng chịu đựng.

    Trong thâm tâm ai cũng trăn trở, ray rứt, xót xa v́ biết bao điều chưa thực hiện: "địa ngục chứa đầy những dự định tốt đẹp".
    Làm sao cân bằng lại tâm lư, t́m lại an b́nh, một khi ḷng cứ khắc khoải bởi những dằn vặt, ăn năn.

    Thời gian trôi theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Người ta đă chế tạo ra nhiều thứ.. kể cả người máy, nhưng có một thứ họ không chế tạo được là trái tim người mẹ. Con người vẫn ăn ngủ, làm việc, theo cái đà tiến hóa. Không biết đủ, không vừa ḷng, họ có thể bị con lốc cuốn trôi theo cái thảm họa đua đ̣i vật chất.

    Nếu không cảnh giác không dừng lại đúng lúc, họ sẽ là một thứ nô lệ mà suốt cuộc đời họ không hề biết hạnh phúc đích thực là gi. Quên bản thân, quên quyến thuộc, quên luôn cả tử thần đang ŕnh rập, chờ đợi, bất cứ lúc nào cũng có thể cướp đi sinh mạng vốn đă mong manh trong từng hơi thở.

    Tại ai ? Tại con người ? Tại xă hội hay tại ta sinh lầm thế kỹ ?

    Nguyên Thúy

  2. #2
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    333

    Rồi ngày sẽ tới...

    Thân chào tác giả Nguyên Thuư.
    Em chồng của cô sắp về "hiu non" th́ tôi đoán cô cũng gần "cổ lai hy".
    Bài viết của cô có lẽ sẽ làm đọc giả ở VN không đồng căm được.
    Những bà mẹ ở VN quá khổ ải và thiếu thốn vật chất.
    Có rất nhiều bà đă trên 90 tuổi vẫn c̣ng lưng "móc bọc,lượm ve chai" mưu sinh và nuôi cháu.
    Mấy bà già VN sẽ thấy "nhà già" ở Mỹ là thiên đàng xă hội cộng sản.Được lên thiên đàng mà c̣n khóc lóc th́ tu làm cái con...mẹ ǵ nữa?

    C̣n đọc giả ở hải ngoại ? Đây là chuyện mà người trong nước gọi là "thường ngày ở huyện".
    Người cao niên th́ đă chuẩn bị cho ngày vào nơi "rong chơi cuối đời quên lăng..."
    Mỗi một xă hội,một quốc gia có một nền văn minh khác nhau...
    Trong nước nhiều khi con cái phải "phụng dưỡng,trả hiếu cha mẹ" nhiều quá nên tối tăm mặt mũi nện cho ông bà một trận nên thân...
    Có khi c̣n xô đẩy,đuổi xua ra đường bỏ mặc cho...chết.
    ..........
    Chúng tôi:những người cao niên ở Mỹ,đă quen rồi cái t́nh yêu "đơn phương,một chiều" mà ḿnh dành cho con cháu ḿnh.
    Cái bổn phận là ḿnh "được" chăm nom,lo lắng hỏi han con cháu mà không có quyền đ̣i hỏi chúng ngược lại.
    V́ có trách móc nhắc nhở th́ lúc nào chúng cũng "dà...dà..." rồi biệt tăm...Rồi ông bà già nhớ con thương cháu quá phải ḷ ḍ đi thăm...
    Nh́n đàn cháu nội ngoại khôn lớn...Ḿnh tự biết rằng cái ngày vào "trại tập trung cũng gần kề..."
    Dù sao th́ anh chị em chiến hữu VNCH ḿnh cũng biết rằng nó là cái thiên đường cuối trời thênh thang của anh chị em ḿnh, so với cái trại tập trung thổ tả của bọn khốn kiếp vc.
    C̣n cái vụ mà tác giả muốn "những chạy đua theo tiến bộ kỹ thuật hăy biết dừng lại...để chế tạo trái tim của mẹ (c̣n tim cha đâu?)...." Th́ xin tác giả đừng có sắp hàng mua Iphone nghe chưa ? Có thương mẹ chồng quá th́...chờ đấy,dâu con bà sẽ ...thương bà.Rồi ngày sẽ tới mà...gấp gáp mà chi !
    MN.
    Last edited by Mike Nguyen; 13-10-2012 at 06:22 PM.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những Mănh Đời Tị Nạn
    Một chuyến đi thăm Thương Phế Binh/VNCH





    Rời bến xe đ̣, tôi đón Honda ôm ḍ theo địa chỉ đến nhà anh TPB Phạm Hữu Tâm. Con đường làng lót sỏi đá, nhưng đến thôn anh sống th́ đường đất, lồi lơm ổ gà. Hai bên đường là những mái tranh vách đất, xen lẫn vài căn nhà lợp tôn, vườn nhà nào cũng có những hàng dừa cao vút với những chùm trái nặng trĩu. May mắn cho chúng tôi, anh Tâm có ở nhà. Ngồi bên nhau, anh tâm sự với tôi: “Tôi nhập ngũ khóa 4/71 SQTB/Thủ Đức, măn khóa ra trường phục vụ tại Trung đoàn 42, SĐ 22 Bộ

    Binh. Trong cuộc hành quân tiến chiếm ngọn đồi Du Tự, cách quận Hoài An khoảng 500 mét, thuộc chiến trường Bắc B́nh Định cuối năm 1972 tôi bị thương rất nặng, cụt một chân trái trên gối, cụt một tay trái ngang cùi chỏ, cụt vài ngón tay, mảnh đạn trên đầu không lấy ra được, đui mắt trái, tai trái bị điếc không nghe được. Một năm sau tôi được giải ngũ với cấp độ tàn phế 100% có cấp dưỡng. Trước năm 75, vợ chồng tôi tạm đủ sống, nhưng sau 75 vợ tôi bị đuổi việc, c̣n tôi th́ trợ cấp cũng chẳng c̣n nên phải bồng con gái đầu ḷng mới 8 tháng cùng bà mẹ già về quê. Cuộc sống của tôi vô cùng cơ cực kể từ đó đến nay. Ở nhà tranh cột sậy, lấy tre gai làm vách, mỗi lần trời mưa đến chẳng khác chi ngồi ngoài trời. Bữa ăn th́ gần như quanh năm chỉ có củ khoai lang, củ ḿ là chính, có được chút cơm trắng th́ mẹ tôi và vợ tôi cũng để dành cho tôi và đứa con gái nhỏ. Mẹ tôi tận tụy săn sóc, lo lắng những lúc ốm đau, tôi chưa làm ǵ để trả hiếu th́ Mẹ tôi đă mất...” Rồi anh buồn bă kể tiếp, “...tôi bị bệnh tim cứ thường hay ngất xỉu, năm nay tôi 62 tuổi mà răng th́ đă rụng gần hết rồi, c̣n cân nặng chỉ có 32 kg thôi...”
    Trở về Saigon để chuẩn bị chuyến đi thăm một vài anh em TPB miền Nam. Vào mùa này, trời Saigon chỉ mát vào buổi chiều, c̣n cả ngày th́ nóng lắm. Đang thả bộ ra công viên Tao Đàn, t́nh cờ đến độ không thể nào tin được, tôi gặp Lập, một người quen của thuở c̣n đi học tại Saigon mấy chục năm về trước... Một thoáng dĩ văng ngày xưa hiện về, một Lập oai hùng phong sương trong bộ đồ trận rằn ri TQLC, và một Lập bây giờ tàn tạ ốm yếu, xanh xao. Lập đưa tôi về nhà trong một con hẻm sâu, đường Trường Sa. Ngồi trong căn nhà vách gỗ, mái tôn, nền nhà xi măng loang lổ, với chiếc quạt máy cổ lỗ lâu đời để làm giảm bớt sức nóng hừng hực của Saigon, tôi cảm nhận hết nỗi khó khăn nghèo khó mà Lập gánh chịu từ bao năm qua. Với giọng buồn nhè nhẹ, Lập kể: “Sau đêm uống rượu cuối cùng trên bờ sông Hương năm 1972, Đại đội 3, Tiểu đoàn 9 Mănh Hổ TQLC của tao cùng các bạn đồng đội khác tiến chiếm Cổ thành trong một cuộc chiến rực lửa, tao được lịnh xung phong tuyến đầu tiến chiếm mục tiêu, chẳng may trúng nhiều vết đạn qua đầu, ruột, và đùi, tao ngất đi không biết ǵ nữa. Tỉnh ra, thấy ḿnh đang nằm trên giường bệnh, đầu, bụng, chân đều bị băng bó kín mít. Người Y tá Hoa Kỳ mừng rỡ khi thấy tao tỉnh dậy và cho tao biết là tao đang nằm trên tàu bệnh viện thuộc Hạm đội 7, đă hôn mê 2 tuần lễ. Người Y tá kể lại là khi bị thương nặng trên tuyến đầu, tao được y tá tiểu đoàn băng ḿnh trên lửa đạn cứu và cơng đưa về tuyến sau. Trực thăng Hoa Kỳ đến tải thương, bốc tao ra thẳng Hạm đội. Tao nằm chữa thương trong bệnh viện Mỹ khá lâu, đơn vị báo cáo mất tích và rồi thông báo gia đ́nh. Bà già tao nghĩ chắc là tao đă chết rồi nên khóc lóc thảm thiết, rồi cho tao lên bàn thờ ngồi. Mấy tháng sau tao khập khểnh trở về, bà già mừng quá xá. Tao c̣n sống, nhưng thằng bạn cứu tao đă chết, tao nhớ ơn, hằng năm dù nghèo khổ tao cũng ráng lên nghĩa trang Biên Ḥa thắp cho nó một nén hương và một điếu thuốc. Tao bị thương rất nặng bị lủng ruột, phổi, gan, và vết thương trên đầu...” Sau khi vạch bụng cho tôi xem những vết sẹo, Lập cười buồn, “vợ tao người Sa Đéc cùng quê, chứ không phải cô nàng xứ Huế xa xưa, vợ tao chịu khổ cực, buôn bán tảo tần lo cho chồng con mà không bao giờ than thân trách phận, vợ tao làm đủ nghề, đủ mọi việc để kiếm tiền sống đắp đổi qua ngày. Dù cố gắng, nhưng không đủ tiền sống làm sao lo nổi tiền học cho con nên con cái lại thất học, phải đi làm lao động tay chân để kiếm sống từng ngày. Nghề chụp h́nh dạo của tao ế ẩm nên kiếm tiền bữa có bữa không... Nh́n hoàn cảnh gia đ́nh Lập, nghe Lập nói, ḷng tôi chùng xuống, bùi ngùi xúc động, tôi tự nhủ phải làm điều ǵ để giúp Lập, bởi v́ ngoài t́nh quen biết c̣n là t́nh huynh đệ chi binh. Tôi xác quyết tôi phải làm nhiều hơn nữa, tôi phải cố gằng thêm nữa. Dúi vào túi Lập tí tiền cùng địa chỉ Nhóm Hoa T́nh Thương Toronto. Siết tay Lập lần nữa, tôi rảo bước đi nhanh, tôi không dám nh́n lại, ḷng tôi đang nghẹn, tôi sợ ḿnh không kiềm nổi những cảm xúc đang dâng tràn...
    Công, một thành viên của Nhóm HTT Saigon, điện thoại cho tôi biết đă mua được chiếc xe lăn để tặng TPB Nguyễn Quốc Chính ở Lâm Đồng và ngày mai sẽ đi đưa. Tôi đă dự định đi thăm một số anh em TPB Lâm Đồng để thấu hiểu hoàn cảnh, rà soát lại công việc trợ giúp được thêm công bằng và trong sáng hơn, nên sẵn dịp tôi xin Công cho đi tháp tùng. Chiếc xe lăn này do cụ bà Lưu Thị Tiến tặng chỉ định cho TPB Nguyễn Quốc Chính. Đêm gây quỹ năm ngoái vào ngày 15/10/2011, cụ bà Lưu thị Tiến gởi ủng hộ $800 CAD, số tiền này Nhóm đă gởi trợ giúp đến 8 thương phế binh (TPB), các TPB này sau khi nhận tiền đă gởi thư cám ơn đến Nhóm HTT và Nhóm đă chuyển giao những lá thơ này đến tận tay cụ bà Lưu Thị Tiến. Sau khi đọc xong những lá thư cám ơn, thương xót cho hoàn cảnh cơ cực của TPB Chính với một ước mơ là có được một chiếc xe lăn, một ít tiền làm vốn để đi bán vé số, cụ Tiến đă đă gởi tặng tiếp $200 để nhờ Nhóm HTT mua tặng anh Chính một chiếc xe lăn và số tiền c̣n lại làm vốn để mua vé số bán sống qua ngày.
    Trên đường đi đến nhà anh Chính tôi ghé thăm TPB Trần Văn Tâm, binh nhất Địa phương Quân, bị cụt 2 chân, hiện đang sống tại thôn Tân Vương, TPB Nguyễn Văn Chắt, hạ sĩ Biệt Động Quân, bị cụt đùi phải, chân trái bị găy ở phường Lộc Tiến. Hai anh Tâm và Chắc bị tàn phế 100% nên hằng năm Nhóm HTT vẫn gởi tiền về trợ giúp. Số tiền $100 CAD một năm không nhiều nhưng đối với các anh TPB là một số tiền lớn, rất quư giá trong hoàn cảnh túng quẫn nghèo đói.
    Xe đ̣ ngừng, hai anh em lo khiêng chiếc xe lăn xuống rồi lần ṃ địa chỉ đến nhà anh Chính. Không đợi lâu, từ xa tôi thấy một người đang di chuyển về hướng chúng tôi. Dù đă biết anh Chính cụt cả 2 chân, nhưng giờ đây thấy anh ngồi trên 1 tấm ván nhỏ, 2 chân cụt bọc bằng miếng mo cau, và chống 2 tay để đi, hai đứa tôi bàng hoàng. Chính mời chúng tôi vào nhà... chúng tôi đă nói chuyện với nhau một cách thân t́nh. Với giọng trầm buồn pha lẫn một chút đắng cay anh nói: “Tôi gia nhập quân đội VNCH vào ngày 15/10/1970. Năm 1973, trong trận chiến ác liệt, gay go dưới sự điều động chỉ huy của Đ/u Hoàng Minh Cát tôi được lệnh xung phong lên tuyến đầu tiến chiếm mục tiêu... tôi bị thương rất nặng, tôi được điều trị một thời gian khá lâu tại bệnh viện. Mặc dầu được Y tá và Bác sĩ tận t́nh cứu chữa tôi vẫn bị mất 2 chân và rồi được giải ngũ vào ngày 18/9/1974 với cấp độ tàn phế 100%. Mang tấm thân tàn phế tôi cố gắng làm mọi việc để kiếm sống qua ngày, nhưng tuổi già sức yếu tôi hổ thẹn đi ăn xin tại quê làng ḿnh, nên đành phải bỏ quê đi tha phương cầu thực tại Lâm Đồng. Hằng ngày tôi lê lết hết phố rồi đến chợ ăn xin chỉ cầu mong cô bác giúp đỡ để đủ tiền trả nhà trọ, để sống qua ngày. Đi ăn xin từng đồng tiền để sống tôi cũng cảm thấy tủi nhục và xót xa, đôi khi tôi muốn chết để giải thoát một kiếp người nhưng nào chết được...” Nghe anh tâm sự hai đứa tôi cũng ngậm ngùi buồn lây. Tôi nói anh hăy vui lên, bây giờ anh có được chiếc xe lăn, có tiền để làm vốn mua vé số kiếm sống qua ngày. Đây là món quà của cụ bà Lưu Thị Tiến từ Canada gởi tặng. Anh Chính ôm tôi, anh khóc, những giọt nước mắt của sung sướng khi điều mơ ước đă thành sự thật: CHIẾC XE LĂN. Công và tôi tập cho anh leo ngồi trên xe, cách bẻ lái, cách đi, cách ngừng, cách vận chuyển lui tới... Cuối cùng anh đă cười, nụ cười rạng rỡ trên môi mắt anh, với niềm vui, niềm hy vọng cho quăng đời c̣n lại.
    Họ là những người trai trẻ với bầu nhiệt huyết, yêu chuộng tự do và lư tưởng Quốc Gia đă xông pha vào vùng lửa đạn hy sinh xương máu để bảo vệ Miền Nam cho chúng ta được sống ấm êm, nhưng chưa một lần nhắc đến công lao. Nhưng chúng ta nào nở nhẫn tâm đành ḷng bỏ quên họ. Chúng tôi không quên Anh. Chúng tôi Nhớ ơn Anh, người thương binh VNCH.

    Vơ Hoàng Thiên An

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những Mănh Đời Tị Nạn
    Nối t́nh đồng đội




    Hôm Chủ nhật, 23-09-2012, lúc 11 giờ sáng, nhân dịp đến Toronto tham dự “Đêm Alfa”, cựu Chuẩn tướng Trần Quang Khôi đă tiếp xúc thân t́nh với một số cựu quân nhân QLVNCH tại pḥng họp Hội Người Việt Toronto, số 1364 Dundas Street West.
    Tướng Trần Quang Khôi đă theo học Khóa 1 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức trước khi chuyển qua hiện dịch và theo học Khóa 6, tại trường Vơ bị Quốc gia Đà Lạt vào năm 1952.


    Ông là Tư lệnh cuối cùng của Lữ đoàn 3 Kỵ Binh kiêm Tư lệnh Lực lượng Xung kích của Quân Đoàn III/QLVNCH, đơn vị đă tiếp ứng cho thủ đô Sài G̣n trước khi có lệnh buông súng của Tổng thống 24 giờ Dương Văn Minh.
    Sau 17 năm tù cộng sản, tướng Khôi sang Hoa Kỳ và định cư tại tiểu bang Virginia. Ông ghi danh học tại Đại học George Mason và đậu Cao học Văn chương Pháp.
    Trong suốt buổi gặp gỡ, Tướng Khôi đă giải đáp những thắc mắc của các cựu quân nhân về những diễn biến trong khoảng thời gian cuối tháng Tư 1975. Ông xác nhận chính ông là người đă yêu cầu dội 2 quả bom “Daisy cutter” (BLU-82) trên chiến trường Long Khánh để chặn đứng Bắc quân và giải cứu chiến đoàn 52 thuộc sư đoàn 18 BB của Đại tá Ngô Dũng khỏi bị tiêu diệt. Cho đến nay, vẫn chưa có thống kê chính xác tổn thất nhân mạng của Bắc quân, tuy nhiên 2 trái bom “Daisy cutter” đă gây thương vong lớn khiến Cộng quân rối loạn hàng ngũ ngưng các cuộc tấn công. Trả lời nghi vấn về cái chết của Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh phó quân đoàn 3, Tướng Khôi cho biết Tướng Hiếu bị súng cướp c̣ gây tử thương, không phải bị ám sát như những tin đưa ra trước đây.
    Tướng Khôi cho biết ông có cơ hội rời Việt Nam trước khi mất nước nhưng ông đă từ chối để ở lại chiến đấu với các binh sĩ thuộc quyền và không bao giờ hối tiếc về quyết định đó. Theo lời ông, bây giờ nếu phải làm lại, ông cũng sẽ ở lại chiến đấu cho dù tương quan lực lượng giữa VNCH và Bắc quân chênh lệch, bởi v́ ông là người lính và người lính có nhiệm vụ phải bảo vệ Tổ quốc.

    Thoibao Onine

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những Mănh Đời Tị Nạn
    Little Saigon, một ṿng qua những quán cà phê



    Cà phê Quỳnh

    Một số bạn bè chuyên ngồi quán cà phê cho chúng tôi biết, có thể phân biệt những quán cà phê “thường thường” mà trong số báo trước chúng tôi đă lần lượt điểm qua, nơi không có các tiếp viên xinh đẹp và các quán cà phê có “mỹ nữ” khác nhau ở chỗ: Ở các quán cà phê kể sau chúng ta không “tiện” đem vợ, người yêu hay gia đ́nh đến đó. Lư do cũng dễ hiểu.



    Chỗ khác nhau c̣n ở giá cả: Mỗi ly cà phê hay thức uống ở quán cà phê có mỹ nữ là $5.00, trong khi ở các quán b́nh thường giá từ $3.00 đến $3.50.

    Quán “xường xám”

    Cà phê Quỳnh chỉ mới khai trương gần một năm nay do một cô chủ trẻ tên Diễm Quỳnh đảm trách, nhưng công việc ở tiệm do thân mẫu của cô coi sóc. Bà cho biết, tiệm của bà chọn trang phục xường xám và thỉnh thoảng một vài chiếc áo dài cho các tiếp viên của tiệm. Bà dùng chữ “Mỹ con” để nói đến các thiếu nữ trẻ, đẹp này. Họ là sinh viên làm bán thời gian hay đă thôi học, đi làm để giúp gia đ́nh. Sự giao tiếp giữa khách và các tiếp viên có khoảng cách và không có điều ǵ khiến bà phải quan tâm lo lắng. Bà cũng nói thêm: “Gái đẹp th́ ai lại không muốn nh́n, và nh́n là quyền của họ, và tất cả th́ cũng ngừng ở đó thôi!”

    Ở tiệm này cũng như vài tiệm “cà phê mỹ nữ” chúng tôi thấy rất nhiều khách ngoại quốc, thường là những người Mỹ trắng trung niên lui tới.

    Ông Lâm Thanh, một người từ Paris, Pháp quốc sang chơi Cali, hẹn gặp bạn cũ ở quán cà phê này. Ông cho đây là một sắc thái đặc biệt của Little Saigon v́ ở thủ đô nước Pháp và Âu Châu không thấy quán cà phê loại này, khách thường vội vă và các tiếp viên không ăn mặc đẹp “dân tộc” như các cô người Việt ở đây.

    Áo dài cho hai ngày cuối tuần. Như chúng tôi đă nói trong một bài báo tuần trước, ở vùng Bolsa có hơn chục quán cà phê loại này. Người ta gọi nó là “sexy café” hay “bikini café”. Dù nói thế nào đi nữa, th́ động lực ngồi quán cà phê này cùng chỉ v́ các tiếp viên trẻ trung, xinh đẹp và mặc “bán khỏa thân” (half-naked). Theo OC Register, ngày 11 tháng 5 năm 2011, Hội Đồng Thành phố Garden Grove đă đồng ư cho loại “bikini coffee shop” hoạt động với số phiếu tuyệt đối 4-0.

    Chúng tôi đến thăm quán “Dĩ Văng 2,” một quán cà phê khá đông khách với màn ảnh lớn cho các chương tŕnh thể thao hay ca nhạc. Chủ nhân, anh Danh, cho biết là anh đă đến Mỹ năm 1980, đă qua nhiều nghề như mở quán nhậu, làm auto body shop, nhưng kinh doanh loại cửa hàng cà phê này cũng dễ chịu. Anh cũng đă điều hành nhiều quán cà phê trước khi sang lại quán “Dĩ Văng 2” này. Ở Little Saigon đă có những quán “ Dĩ Văng 1” hay “Dĩ Văng 3”.

    V́ vào ngày Thứ Bảy, khách uống cà phê khá đông đến nỗi chủ nhân là anh Danh, một người c̣n trẻ, không t́m ra một bàn trống để tiếp chúng tôi. Hôm nay, các nữ tiếp viên đều mặc những chiếc áo dài mỹ thuật, nhưng là loại áo dài “cánh chuồn”. Chủ nhân cho chúng tôi biết để thay đổi, vào hai ngày cuối tuần, các cô tiếp viên đều mặc áo dài, c̣n những ngày khác là bikini.

    Các tiếp viên làm việc ở đây lănh lương giờ và tiền “tip” được chia đồng đều cho các cô. Mỗi ly cà phê, dù loại nào cũng bán với giá $5,00, nhưng trà th́ châm cho khách không hạn chế. Anh Danh cho biết phần lớn các cô là sinh viên làm bán thời gian, nhưng cũng có người làm toàn thời gian ở đây đă nhiều năm.

    Về thành phần khách chọn quán này để uống cà phê hay nghe nhạc, anh Danh cho rằng họ là những thành phần trí thức, sinh viên hay công nhân sau giờ làm việc, họ cũng từ các văn pḥng và dịch vụ trong vùng, có nhiều thanh niên hay mấy ông già tuổi hưu người Mỹ, lui tới.

    Những quán cà phê bikini thường dễ dăi để các phóng viên người Mỹ của các tờ báo địa phương chụp ảnh hơn là những tờ báo tiếng Việt trong khu vực Bolsa, theo anh Danh, là v́ độc giả người Mỹ thoải mái và ít có thành kiến hơn độc giả Việt Nam, nên chính các cô cũng ngại để cho phóng viên ảnh của chúng tôi chụp ảnh cho bài phóng sự này hơn là các tờ báo Mỹ trong vùng.


    Bikini và bikini!

    Mặc dầu c̣n trẻ, chủ nhân Café Miss Cutie là cô Hạnh Lê trước đây đă là chủ nhân của nhiều quán cà phê trong đó có Miss Saigon. Hiện nay cô đang điều hành quán cà phê này và một quán nhậu bikini mang tên Cutie-Lounge trên đường Bolsa.

    Đặc biệt của quán Cutie là khách hút thuốc phải ngồi ngoài trời. Cô Hạnh cho biết cô tuyển chọn cà phê từ Virginia và thuốc lá lấy từ Costco để tránh giả mạo cũng như không bao giờ quán dùng cà phê xuất cảng từ Việt Nam.

    Chủ nhân cho biết khách của Cutie phần lớn là dân văn pḥng, công nhân các hăng xưởng và sinh viên, thường họ đi chung với bạn bè như một thói quen. Trong số khách hiện diện chúng tôi nhận thấy không ít những ông khách người Mỹ trong đó có những cụ cao niên tuổi trên 70, đến nhâm nhi ly nước và lơ đăng nh́n ngắm các tiếp viên ăn mặc c̣n “thoáng” hơn trên các băi biển của Huntington Beach.

    Chủ nhân cho biết, các tiếp viên vào làm việc ở đây đều được tuyển chọn kỹ càng về kinh nghiệm, nhan sắc và nhân dáng, do vậy đồng lương không đồng đều, và cũng như những quán cà phê khác, tiền “tip”, một số không nhỏ được chia đồng đều cho các tiếp viên. Hiện diện hôm nay quán có 7 tiếp viên, nhưng lực lượng xoay ṿng có thể lên đến con số 50, v́ không ít các cô chỉ làm việc bán thời gian v́ c̣n đi học hay đi làm.

    Café Miss Cutie cũng như các “bikini café” khác không muốn cho khách chụp h́nh nhưng trên các Internet, dưới tên của các quán cà phê này, để quảng cáo cho cửa hiệu, nhiều h́nh ảnh của tiếp viên được tŕnh bày rất táo bạo.

    Khi tôi hỏi một ông bạn già có bao giờ cụ đến nhâm nhi một ly cà phê ở loại quán này chưa, th́ cụ lắc đầu quầy quậy: “Ấy chết, con cháu nó cười cho!” Cũng như khi chúng tôi và phóng viên Huỳnh Dân vác máy ảnh, dừng xe trước một quán “bikini café” để “thăm dân cho biết sự t́nh” th́ một vài khách qua đường nh́n chúng tôi với ánh mắt có vẻ cười cợt.

    Nếu một người bạn ở phương xa về thăm Little Saigon và hỏi: “Bolsa có ǵ lạ không anh?” th́ cà phê Bolsa cũng là một chuyện lạ. “Bikini café” ở Mỹ chắc sexy hơn ở Việt Nam nhưng luật lệ khắt khe Mỹ ở sẽ làm cho nó “có giới hạn” hơn.

    Huy Phương

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những Mănh Đời Tị Nạn
    Law of the Garbage Truck (Quy luật của xe rác)




    Có lẽ đây là một trong những thư hay nhất tôi nhận được v́ khi ngồi suy nghĩ về ư nghĩa câu chuyện, sao mà đúng quá!

    Law of the Garbage Truck (Quy luật của xe rác)


    Một hôm tôi nhảy vào một chiếc taxi để ra phi trường.

    Đang chạy đúng làn bỗng từ băi đậu xe phía trước một chiếc xe nhà màu đen phóng ra. Người lái taxi thắng kêu một tiếng két và tránh không va chạm xe kia trong đường tơ kẻ tóc!

    Người lái xe kia ngoái đầu mắng chúng tôi.

    Người lái taxi chỉ cười vẫy chào lại. Tôi thấy anh thật là tử tế.

    Thế nên tôi hỏi" Sao anh hiền vậy? Anh kia suưt tông hư xe anh và ḿnh có lẽ đă phải nhập viện!"

    Bấy giờ anh lái taxi dạy tôi bài học này, tôi gọi nó là

    'The Law of the Garbage Truck.'

    Anh giải thích rằng nhiều người cứ như là xe rác vậy. Họ chạy ṿng quanh mang theo đầy rác, đầy bực dọc, đầy nóng giận và chán chường. V́ rác của họ đầy ắp, họ cần nơi đổ rác và đôi khi họ trút lên bạn. Đừng mang nó vào ḿnh. Chỉ cần mỉm cười, vẫy chào, chúc điều tốt lành rồi ta cứ đi tiếp. Đừng thèm lấy rác đó rồi mang rải cho người khác nơi làm việc, nơi dọc đường hay mang về nhà. Người thành đạt quyết không để cho mấy xe chở rác làm hỏng ngày của ḿnh.

    Cuộc đời quá ngắn để mà cứ sống trong hối tiếc, vậy nên...

    Hăy yêu thương người cư xử tốt với ḿnh và cầu nguyện cho ai xử tệ.
    Cuộc sống này ta tạo nên nó chỉ mười phần trăm c̣n chín mươi phần trăm là tùy thuộc cách ta tiếp nhận nó!

    Chúc một ngày không có rác!

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những Mănh Đời Tị Nạn
    Thọ

    Phan



    Thọ c̣n rất trẻ nên chả có chứng cứ ǵ để tin là anh ta sẽ... thọ. Nhất là vào năm 2008, trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Thọ đă làm mất ḷng nhiều chú bác. Hồi đó chú bác người Việt ủng hộ ông John McCain với những lư do như: Ông thuộc về phe ta (đảng Cộng ḥa); là cựu quân nhân từng tham chiến ở Việt Nam; từng ở tù Hỏa ḷ -Hà Nội; là nghị sĩ ủng hộ chương tŕnh H.O. hết ḿnh... Ngược lại, Thọ là tín đồ cuồng tín của “Mr. Change”.

    Thọ bày tỏ sự hả hê của ḿnh sau cú điện thoại McCain chúc mừng Obama đắc cử Tổng thống lúc đă quá nửa đêm - Thọ làm rùm cả làng; mở tiệc khoản đăi ngoài garage nhà ḿnh vào hôm sau, để mấy lăo già bảo thủ chống mắt lên mà xem...

    Năm thứ nhất-đời Obama, Thọ lăm le mua tàu đi câu cá, như bằng chứng cho một thời phú cường, quốc thái dân an từ vị Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ! Nhưng số Thọ c̣n may là chưa mua chứ rước về cái tàu vài chục ngàn th́ chắc Thọ đă lên bàn thờ với hai chữ “hưởng dương” chứ làm ǵ được “hưởng thọ”.

    Từ khẩu hiệu hoang tưởng của tân tổng thống không lâu thành hoang mang với người di dân. Thọ mặc kệ thiên hạ. Thọ mơ giữa ban ngày; mơ nhiều và mơ xa đến mấy ông già chửi đổng, “Đồ mù chữ Việt, nào giờ đọc báo Mỹ. Thấy Obama đắc cử rồi nịnh, đọc luôn báo Việt. Có biết chữ Việt đâu mà cũng nịnh!”

    Thọ chỉ trả lời... “Coi h́nh không được sao, chứ mấy chú coi cái ǵ trên báo Mỹ?”

    Rồi ra giêng, sang năm thứ hai-đời Obama, ngó bộ Thọ có phần lơ là, khi mấy ông già lấy lại được Hạ viện là bắt đầu xỉa xói thằng nhỏ. Tội nghiệp Thọ một ḿnh làm sao chống mafia –c̣n khủng khiếp hơn mafia là mấy ông già nói dai; nói không cần ai nghe th́ xá ǵ chuyện nói đúng hay sai... Nhưng không ngờ lời nguyền của mấy lăo già ứng nghiệm; Thọ lâm nạn vào cuối năm thứ hai-đời Obama. Một đêm lạnh về, Thọ âm thầm tháo h́nh Tổng thống c̣n mới tinh trên tường garage mà hôm nào Thọ hí hửng ghim lên chỉ để chọc tức mấy ông già. Thọ ngồi nh́n bốn lỗ đinh ghim h́nh tổng thống; đọc đi đọc lại tờ giấy lay-off trước khi tŕnh cho vợ.

    Từ đó, chàng trai trẻ vốn ḍng hào sảng, giấu hết ước mơ để ở nhà trông con cho vợ đi cày; vợ cày tối mặt vừa hăng vừa nail để trang trải nhà to, xe mới...

    18 tháng thất nghiệp, như thử thách vĩ đại với người quá nhỏ nhoi. Cho đến hôm má Thọ từ Việt Nam qua thăm, nh́n không ra quư tử của bà. Bởi một tay nó nấu ăn, giặt đồ, thay tă, tắm con, dọn dẹp nhà cửa... con ngủ th́ gởi má để ra ngoài cắt cỏ hay đi chợ mua sữa, trứng, thức ăn, tă em bé... Thọ rành sáu câu. Rành đến má Thọ xót xa lên tiếng, “Con coi, khó sống quá th́ về Sài G̣n với má. Bên đó, má giúp con được. Chứ thấy mày ở Mỹ ǵ mà cực quá! Má xót ruột quá Thọ ơi!”

    Trong khi phe Cộng ḥa khinh khỉnh, không thèm nhắc tới những chuyện đau ḷng cho thằng nhỏ quê. Họ là chú bác, đàn anh, nhưng hèn mọn không phân tuổi tác. Cái hách dịch, kẻ cả của cánh diều hâu khi có dịp tề tựu bạn bè ở sân sau nhà Thọ, v́ nơi đó khang trang, thoáng mát, thích hợp cho những buổi họp mặt và đặc biệt là gia chủ dễ sai. Và ai đến cũng tay xách nách mang, toàn những mặt hàng mà Thọ thôi mua từ khi thất nghiệp, như rượu, bia, thuốc lá... Thọ biết ơn và thấm t́nh chú bác, anh em, dù ḷng không vui với sự thương hại. Chỉ vài người khả kính, không tranh luận nữa v́ biết trẻ em ưa hờn giận, dại dột...

    Song, họa vô đơn chí! Cuối triều Obama mà xui vẫn chưa qua, vợ Thọ cũng đem về nhà một tờ giấy lay-off như chồng trước đó. Hết cách, Thọ phải nhắm mắt đi bấm thẻ chứ cả nhà ngồi trông vào cây dũa nail của vợ th́ không ổn. Từ kỹ sư điện tử, không tử v́ điện mà chết ngắc v́ niềm tin đổ vỡ. Bây giờ phải xuống nước theo cánh Cộng ḥa mù chữ (Mỹ) đi bấm thẻ ăn giờ.

    Cái t́nh bạn nhậu không tuổi tác, không phân biệt sang hèn, lại lồng trong t́nh đồng hương bát ngát nên người ta dễ lầm; không như người Mỹ họ rơ ràng, phân minh về năng lực và quan hệ. Ông chủ để Thọ làm cu-li hết hai tuần. Sang tuần thứ ba, ông tuyên bố trong buổi họp đầu tháng: “Từ nay Mr. Thọ là Manager của hăng. (Thọ có cái Manager Office ngay trong phân xưởng).

    Từ đó, chú bác phải gơ cửa trước khi bước vào Manager Office chứ không c̣n “ê-Thọ” được nữa! Chuyện ǵ cũng phải thông qua Manager trước khi tŕnh lên chủ-kiêm giám đốc công ty. Điều đơn giản ở Mỹ là có năng lực th́ được cất nhắc; không cần phải có quan hệ họ hàng ǵ với chủ cả. Nhưng cánh già bảo thủ bất b́nh - rồi trở mặt! Bây giờ chẳng chú-cháu; bác-cháu ǵ nữa! Vài người biết chuyện, cố gắng giải thích nhưng không lại nhiều người ‘bất luận’. Tuy cũng có người nói đến đâu là nó có học, có bằng cấp, thông thạo tiếng Anh th́ làm Manager là hợp lư... những người bất luận chỉ tặng không cho những người biết chuyện cái nón “nịnh Manager để giữ job; để lên lương”. Từ bằng hữu, đồng nghiệp, đồng hương... chỉ v́ Thọ mà thành hai phe thù địch. Nếu tính thêm Thọ th́ thành ba phe. Phe tôn trọng lẽ phải - bị chụp mũ nịnh bợ; giới bất luận cho rằng: con cháu ḿnh đă làm sếp mà không lên lương cho chú bác là “đồ phản bội”! Và phe “in door” - một ḿnh Thọ bên trong cánh cửa Manager Office; Thọ đă làm ǵ để bênh vực quyền lợi cho chú bác th́ chỉ ḿnh Thọ biết chú bác đă không tạo điều kiện cho tiếng nói của ḿnh có giá trị hơn với ông chủ côn ty.

    Chiều nay, Thọ ngồi một ḿnh ngoài quán Năm Hứa, uống bia với đậu phọng. Nói với cô chạy bàn là đợi bạn nên chưa order. Thọ ngồi đợi người chú đă hẹn nhưng chắc chắn không đến. Người chú, vừa bị lay-off chiều nay, đă thề, không luộc thằng Thọ không ở Dallas nữa! V́ thằng phản phúc này đă đuổi việc ông. Thọ đành nói là chiều nay con đợi chú ở Năm Hứa.

    Chuyện ǵ cũng có thể xảy ra trong đời, nhưng người đợi người đến “luộc” ḿnh th́ hơi bị lạ! Thọ ngồi rất buồn, cho nên khi đến Năm Hứa để pick-up vài món mà một người bạn khác đă order trước dặn, tôi tan sở th́ ghé pick-up và đưa về nhà anh ta, bạn bè đang đợi, tôi đành gọi về nhà người bạn để xin lỗi “cho tôi một tiếng v́ gặp bạn ngoài quán...”. Tôi ngồi lại Năm Hứa với Thọ để chia chung ngậm ngùi. Thương chú bác nên con cháu gồng bớt việc nặng cho chú bác khi làm việc chung với nhau th́ được. Nhưng trường hợp chú này thật khó nói! Nguyên là trong xưởng có một khu chuyên để kim loại recycle. Có khi cả năm, hăng mới gọi công ty mua bán sắt thép recycle đến cân một lần để tổng vệ sinh; cũng là tổng kết cuối năm...

    Nay người chú cứ âm thầm rỉ rả ngày vài pound đồng vụn; chú đưa ra bán cho Recycle Center trong thành phố. Một lần, rồi nhiều lần... Tự nơi mua bán phế liệu báo cảnh sát, cảnh sát tự t́m hiểu về nguồn gốc của đồng vụn, qua những label, serial number c̣n dính trên những miếng đồng do thợ cắt xén ra... Cảnh sát đến hăng để bắt người! Nhưng nhờ Manager khéo ăn nói với nhân viên công lực; lại khéo che chắn cho đồng hương với ông chủ, nên thỏa thuận đạt được với ông chủ là cho chú nghỉ việc.

    Chú không hiểu việc bị cảnh sát bắt với tội danh trộm cắp trong hăng là ở tù; đương nhiên mất việc, không có một xu tiền thất nghiệp v́ bị đuổi việc với tội danh trộm cắp chứ đâu phải bị lay-off với lư do hết việc đâu mà xin được tiền thất nghiệp. Chú không biết Thọ đă cứu chú thế nào? Cứu cả cho tương lai của chú v́ để hồ sơ cá nhân của chú có một lần bị tù v́ tội trộm cắp trong hăng th́ coi như tàn đời!

    Chú không biết cách nào mà Thọ xin được cho chú khỏi tù; không bị đuổi việc mà chỉ bị lay-off, nên có tiền thất nghiệp... Chú không biết ǵ hết! Chú chỉ biết Thọ là thằng phản phúc. Chú đă xin việc cho nó; bây giờ nó lên sếp th́ quay lại đuổi việc chú. Chú thề chiều nay ngoài parking hăng: Chú không luộc thằng Thọ sẽ không ở Dallas này nữa!

    Chú nói đúng. Không giết người ơn không phải kẻ phản phúc. Nhưng làm người phản phúc không dễ, bởi trước hết phải có một lá gan; làm người lương thiện cũng trước hết phải có một tấm ḷng. Cho dù làm người tốt hay xấu cũng cần giữ chữ tín; đă hẹn mà không đến không phải chú bác của những người bạn trẻ c̣n có chút suy tư về giống ṇi...

    Phan

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những Mănh Đời Tị Nạn
    TIÊN ĐOÁN “CÁC CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI & CS SẼ BỊ XÓA SỔ TRƯỚC NĂM 2016”.




    Nay đoán Việt Nam sẽ thay đổi Màu Cờ và chế độ vào năm 2014 do dân lật đổ”.

    http://thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=2944




  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những Mănh Đời Tị Nạn
    Đại nhạc hội “Cám ơn Anh” kỳ 6 thu được trên 800 ngàn mỹ kim





    Garden Grove, California: Theo các tin tức vừa loan báo, tổng số tiền thu được cho đại nhạc hội “Cám ơn Anh” kỳ 6 tại Little Saigon đă thâu được 801,286 mỹ kim.

    Chúng ta cũng biết các chương tŕnh đại nhạc hội Cám Ơn Anh đă diễn ra hàng năm ở vùng Tiểu Saigon ở Cali, nhằm mục đích quyên tiền cứu trợ cho các thương phế binh và các quả phụ của QL VNCH vẫn c̣n kẹt ở trong nước.





    Trong hôm chúa nhật ngày 21 tháng 10, tại trung tâm văn hóa VN tại Garden Grove, trước khoảng 100 đại diện cho các đoàn thể, bà cựu trung tá Nguyễn Hạnh Nhơn, hội trưởng hội H.O. cứu trợ thương phế binh và quả phụ VNCH đă công bố bản chi thu cho chương tŕnh đại nhạc hội kỳ 6.



    Bà hội trưởng cũng cho biết, số tiền thu được sẽ tài trợ cho hàng ngàn các thương phế binh và quả phụ VNCH hiện c̣n ở Việt Nam.

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những Mănh Đời Tị Nạn
    Giáo Sư Lê Mạnh Hùng Ra Mắt Bộ “Nh́n Lại Sử Việt”


    Westminster (Cali) - Từ Anh Quốc, Giáo sư Lê Mạnh Hùng và phu nhân Lê Chân đă đến Nam California để ra mắt bộ sách “Nh́n Lại Sử Việt” tại hội trường Viện Việt Học ở thành phố Westminster, nam California, chiều Chủ Nhật 21/10/2012.
    Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích giới thiệu qua về Giáo sư TS. Nguyễn Mạnh Hùng với khoảng trên dưới 100 người tham dự.
    Trong phần chia sẻ tâm t́nh với khán giả, tác giả bộ “Nh́n Lại Sử Việt” , giáo sư Lê Mạnh Hùng nói: “Sở dĩ tôi có ư định viết bộ sử này cũng một phần nhờ mấy năm nằm trong tù th́ có sự thắc mắc là tại sao đất nước ḿnh có những diễn biến như vậy mà các nước khác không có những trường hợp như ḿnh? Chúng tôi t́m hiểu th́ thấy rằng lịch sử VN hiện đại cũng như trước đây cần được làm sáng tỏ, và đó là ước vọng mà tôi muốn làm”.


    Gs. Nguyễn Mạnh Hùng cho biết ông viết bộ sử theo lối b́nh dân “để ai cũng có thể đọc và hiểu được, c̣n bộ sử viết với những chi tiết và dẫn chứng thật đầy đủ th́ xin để các thức giả về sau” v́ mục tiêu chính là vẽ lại được tiến tŕnh h́nh thành dân tộc Việt Nam từ thời Hùng Vương qua thời Bắc thuộc rồi độc lập tự chủ, Pháp thuộc và cho đến bây giờ.
    Theo tác giả, bộ sử dự trù gồm 5 quyển, “Quyển thứ nhất từ thời tiền sử cho đến hết thời Bắc thuộc đă được xuất bản, Bộ thứ nh́ trong giai đoạn tạm gọi là tự chủ lần thứ nhất tức là từ thời Ngô Vương Quyền giành được độc lập cho đến cuối đời nhà Hồ. Bộ thứ ba tức là bộ hôm nay chúng tôi hân hạnh mang ra giới thiệu, là từ thời vua Lê Lợi khởi nghĩa cho đến khi vua Gia Long thống nhất đất nước vào năm 1802”.
    Ông cũng thông báo sẽ c̣n hai bộ nữa, một bộ đă đưa đi in, bao gồm giai đoạn từ thời sáng lập nhà Nguyễn 1802 đến thời vua Bào Đại thoái vị, kết thúc nhà Nguyễn năm 1945, và bộ cuối cùng “có thể gây ra nhiều tranh căi” là viết về giai đoạn từ 1945 đến 1975.
    Tác giả sau đó đă dành th́ giờ trả lời một số câu hỏi của các người tham dự, và tặng chữ kư cho những người mua sách.
    Xin liên lạc: (714)775-2050.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Sau bức mành mành tre...
    By nguyen manh quoc in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 224
    Last Post: 12-10-2018, 11:46 PM
  2. Replies: 38
    Last Post: 08-08-2012, 11:10 AM
  3. Lưu manh chính trị
    By hoanghuyus123456 in forum Tin Việt Nam
    Replies: 14
    Last Post: 07-07-2012, 07:50 AM
  4. Replies: 6
    Last Post: 18-11-2011, 11:09 AM
  5. Replies: 15
    Last Post: 22-01-2011, 01:58 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •