Bài viết của Nguyễn Thiếu Nhẫn


Lời giới thiệu: Mới đây trên các diễn đàn điện tử rùm beng lên về chuyện Khánh Ly được VC cho phép về hát ở VN. Trong một bài phỏng vấn về việc tŕnh diễn ở VN, Khánh Ly cho biết: “Phải có kiểm duyệt. Lỡ hát bài người ta không cho phép th́ phiền lắm. Nhưng mà nhiều khi tôi nghĩ nó cũng đúng. Ḿnh vào nhà người ta. Tức là vào nhà người ta th́ chỉ làm được những ǵ người ta cho phép”.

Trước sự kiện này, nhạc sĩ Phạm Duy lại một lần nữa “vô cùng liêm sĩ” phát biểu chứng tỏ đă là ông ta đă được “Đảng cho sáng mắt, sáng ḷng/Xin làm một giọt máu hồng về tim”: “Đây là bằng chứng hùng hồn của chính sách đại đoàn kết dân tộc”. Và ông ta coi như chuyện về hát ở VN của Khánh Ly là chuyện “Chim bay về tổ, cá lội về nguồn” (sic!)

C̣n nhớ mấy tháng trước, trên một tờ điện báo có đăng tải bài “Chế Linh và “văn hóa ḥa hợp” của ông Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn nói về chuyện một chương tŕnh tŕnh diễn của ca sĩ này ở Hà Nội bị “cúp” giấy phép, thấy ông TS Tuấn có viết: “Nhạc sĩ Phạm Duy có lần nói rằng sau chiến tranh, âm nhạc là phương tiện hoà hợp ḥa giải dân tộc tốt nhất, và tôi thấy cũng đúng…”

Chuyện nhạc sĩ Phạm Duy xin xỏ Đảng và Nhà Nước CSVN về nước để sinh sống và tŕnh diễn là chuyện đă cũ – như chuyện của cố Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ!

Mấy năm trước, một chương tŕnh tŕnh diễn của nhạc sĩ Phạm Duy cũng đă bị CSVN “cúp” giấy phép. Thực tế, những việc làm của những Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy hay một số ca sĩ ở hải ngoại, dù vô t́nh hay cố ư, đă giúp đảng và Nhà Nước CSVN thực hiện nghị quyết 36 trong âm mưu thôn tính cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng Sản.

Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin mời đọc giả đọc bài viết PHẠM DUY VĨNH BIỆT THÔN ĐOÀI của nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn viết cách đây 7 năm.

Và nhất là để thấy “thiên tài âm nhạc” Phạm Duy chỉ là một “cái vỏ chanh” “khi bó tay về với triều đ́nh”… CSVN, nói ǵ đến chuyện… ÂM NHẠC LÀ PHƯƠNG TIỆN H̉A HỢP, H̉A GIẢI TỐT NHẤT!

Xin thưa ngay đây chỉ là cái tựa của một bài viết để quư vị có quen biết với nhạc sĩ Phạm Duy khỏi thắc mắc, chất vấn v́ ông ta ở Midway City mà ông ta thường dịch ra là “Thị Trấn Giữa Đường” chớ đâu có ở thôn Đông, thôn Đoài nào đâu mà bảo là Phạm Duy vĩnh biệt …thôn Đoài!

Vào năm 1995, chúng tôi có viết bài “Phạm Duy vẫn ở thôn Đoài”, lấy từ tựa đề do nhà thơ Trần Dạ Từ đặt, và tờ báo đăng tải bài viết này là tạp chí Thế Kỷ 21. Vào khoảng năm 1993, khi mới định cư ở Thụy Điển, nhà thơ Trần Dạ Từ được nhạc sĩ Phạm Duy nhờ viết lời giới thiệu cho quyển Hồi Kư. Trong bài viết đại ư nhà thơ ca ngợi là tù nhân ở nơi nhà thơ bị giam giữ là trại tù Phan Đăng Lưu rất “biết ơn” nhạc sĩ Phạm Duy đến nỗi cứ khi vắng mặt cai tù là các tù nhân bèn “ới” nhau “Phạm Duy đi”, tức mang nhạc Phạm Duy ra mà hát.

Dù thiên kiến đến thế mấy, chúng ta cũng không thể phủ nhận nhạc sĩ Phạm Duy là một thiên tài đă đóng góp rất nhiều cho nền âm nhạc Việt Nam. Chúng ta “mang ơn” Phạm Duy cũng như chúng ta đă “mang ơn” Nguyễn Trăi với “B́nh Ngô đại cáo”: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt chỉ v́ khử bạo”; mang ơn thái-sơn-lục-bát Nguyễn Du với “chữ tài liền với chữ tai một vần/Hải đường lả ngọn đông lân/Giọt sương treo nặng cành xuân la đà/Rằng trong lẽ phải có người, có ta”; mang ơn Nguyễn Đ́nh Chiểu với “Trai thời trung hiếu làm đầu/Gái thời tiết hạnh làm câu trau ḿnh”; mang ơn Lam Phương với “em ơi nếu một không thành th́ sao/Non cao đất rộng biết đâu mà t́m?… Tàu đưa ta đi tàu sẽ đón ta về. Quê hương sẽ sống lại yêu thương…” v.v…

Với bài viết này, người viết không làm chuyện khen pḥ mă tốt áo! Cũng không có ư đả kích nhạc sĩ Phạm Duy. Chúng tôi chỉ xin ghi lại những bài báo ở hải ngoại cũng như ở trong nước có liên quan đến nhạc sĩ Phạm Duy, để độc giả có cái nh́n chính xác về những việc làm của nhạc sĩ Phạm Duy.

*
-Bài thứ nhất là một trích đoạn trong bài “Buồn vui Cali”, tác giả là Người Cali, đăng trong tạp chí Dân Chủ Mới số 43, phát hành vào tháng 6 năm 1995, như sau:

“…Thêm một Phạm Duy, ngày xưa nhà cao cửa rộng, con cái toàn làm lính kiểng, nhờ những bài “T́nh ca”, “Kỷ vật cho em”… chửi Cộng sản và mang t́nh tự dân tộc, giờ đă mấy phen xin về Việt Nam nhưng bị tụi Việt Cộng từ chối. Ông “già không nên nết này” đă trả lời cuộc phỏng vấn của nhật báo “Người Việt” ra ngày thứ Sáu 28-4-95 trong bài “Cảm nghĩ của người Việt hải ngoại về 30/4”, do kư giả Lư Kiến Trúc thực hiện rằng: “Trong hai mươi năm thế giới đă đổi thay, Berlin đă thay đổi th́ tất nhiên Hà Nội cũng phải thay đổi. Và tôi, tôi cũng thay đổi cái suy nghĩ của tôi, cũng như một số người khác, về cuộc sống ở đây. Ví dụ như những năm đầu đến Mỹ, tôi nghĩ có lẽ tôi sẽ sống và chết ở đây, nhưng hôm nay tôi lại thấy tôi có thể về được. Đừng bắt tôi suy nghĩ như năm bảy mươi nhăm. Về cái cuộc sống của tôi, th́ trước kia tôi chuẩn bị chết ở đây, c̣n bây giờ tôi chuẩn bị chết ở Việt Nam. Điều đó có ảnh hưởng đến công việc làm. Như trước kia, tôi cũng như mọi người, chống một cái ǵ đó đến tận cùng… cho đến bây giờ cái lối chống cũ nó không cải tiến được, nên cũng chẳng gọi là theo được.”

Để kết thúc bài phỏng vấn, nhật báo Người Việt hỏi nhạc sĩ Phạm Duy cảm tưởng về ngày 30-4, ông hoan hỉ trả lời: “Tôi rất vui mừng, v́ tôi cảm thấy cái ngày tôi chết… tôi sẽ chết tại quê hương, chứ không phải tôi sống tại quê hương, không lâu đâu…”

Đó, những lời tâm huyết của một thiên tài âm nhạc của Việt Nam Cộng Ḥa trước đây như thế đấy! Nhà thiên tài đă viết trong cuốn hồi kư của đời ḿnh rằng ông ta đă từng “có hơn hai trăm mối t́nh mật thiết với đàn bà” trong thời gian ông ta nổi tiếng và đă có gia đ́nh, “bỏ vùng Cộng sản về với Quốc Gia v́ sinh kế, chứ không phải v́ lư tưởng…”

-Bài thứ hai, được đăng ở trang 26, tạp chí Thời Sự số 2 ở Florida như sau:

“Nhạc sĩ Phạm Duy có chụp h́nh chung với Đại sứ Việt Cộng hay không?”

Gần đây có một vài tờ báo đưa tin nhạc sĩ Phạm Duy đă đến ṭa Đại sứ CS Trịnh Ngọc Thái vào ngày 7-1-95. Tin này đă gây xôn xao dư luận không ít trong hàng ngũ những người Quốc Gia từng yêu mến một nghệ sĩ tài ba tên tuổi như nhạc sĩ Phạm Duy.

Chúng tôi đă gặp nhạc sĩ Phạm Duy và đă được nhạc sĩ cho biết như sau:

“Tôi xin khẳng định với quư anh là Phạm Duy này không hề quen biết với ông đại sứ Trịnh Ngọc Thái bao giờ để mà nói câu như thế, cũng chưa từng chụp h́nh với ông ấy. Bức h́nh mà một số báo đưa ra là h́nh tôi chụp với một người bạn thân tên Nguyễn Văn Tuyên tại nhà riêng của ông ấy, chứ không phải Đại sứ Cộng sản Trịnh Ngọc Thái.”

Nhạc sĩ Phạm Duy c̣n cho biết ông đă yêu cầu tờ Ép-Phê ở Paris do ông Trần Trung Quân chủ trương đăng tin sai phải đính chính, nếu không ông sẽ đưa ra ṭa về tội vu cáo. Tạp chí Ép-Phê đă đăng lời “cáo lỗi” trên mặt báo, nguyên văn như sau:

“Cáo lỗi

Trong ấn bản số 4, phát hành tháng 2-1995, nơi trang 12, phóng viên Dương Thiện Ư đă viết: “Nhạc sĩ Phạm Duy tuyên bố: Tôi bỏ chiến khu đi ra thành chẳng qua v́ cuộc sống kinh tế. Thực tâm mà nói, 40 năm nay tôi chẳng ưa thích ǵ ‘bọn ngụy miền Nam’, cùng với một tấm h́nh với lời ghi chú: ‘Từ trái qua phải: Đại sứ VC Trịnh Ngọc Thái, Phạm Duy và ông Trần Văn Khê.’

Nay phối kiểm lại, nhạc sĩ Phạm Duy cho biết ông chỉ chụp h́nh chung với ông Trần Văn Khê và một người bạn thân chứ không phải là đại sứ VC Trịnh Ngọc Thái, cũng như chưa bao giờ tuyên bố câu nói trên. Thành thật xin lỗi nhạc sĩ Phạm Duy về sự sơ suất ngoài ư muốn này

Tạp chí Ép-Phê.”

-Bài thứ ba là một trích đoạn trong bài “Từ Chế Lan Viên đến Nam Chi – 4 Điểm Chiến Thuật Trong Âm Mưu Du Kích Văn Hóa của Cộng sản” của tác giả Trần Ngọc Lũ, đăng trên tạp chí Tân Văn số Xuân Mậu Th́n như sau:

“… Có lần trong bài viết có tựa đề ‘Văn hóa thực dân mới chết hay chưa chết?’ đăng trên tạp chí Văn Học, Hà Nội số 5-6-1985. Chế Lan Viên quai mỏ ra chửi rủa Phạm Duy:

“Cái anh nhạc sĩ dân ca, dâm ca, tục ca từng tuyên bố: “Moa th́ có lư tưởng mẹ ǵ ngoài t́nh và tiền”, anh ấy năm kia lại giở tṛ lư tưởng rồi. Đêm ấy tôi ở Bruxelles (Bỉ) đang nói chuyện với anh chị em Việt kiều, th́ cách chỗ tôi một cây số thôi, Phạm Duy cùng đoàn nghệ thuật của anh ta đang thóa mạ Tổ quốc.”

Hai năm sau, trên tạp chí Sông Hương số 21, xuất bản tại Huế vào tháng 9-86, cũng lại Chế Lan Viên viết về Phạm Duy, nhưng giọng điệu khác hẳn. Tưởng như lúc này cuối năm 1986, Chế Lan Viên vừa viết vừa cầm khăn mù-xoa thút thít:

“Mất Phạm Duy, chúng ta tiếc lắm, v́ anh có tài lớn. Nhưng chúng ta làm sao được! Anh ấy bỏ chúng ta chứ chúng ta đâu có bỏ anh. Hồi đi B́nh Trị Thiên với tôi năm 49, anh viết “Bên ni, bên tê”, “Bà mẹ Gio Linh” rất xúc động. Nhưng anh đă “dinh tê” về Hà Nội…

Sau chiến thắng vĩ đại của ta hồi năm 75, h́nh như anh lại xúc động lại. Anh Trần Văn Khê ở Pháp về, hỏi ư kiến anh Tố Hữu, anh Tố Hữu bảo “bỏ khúc giữa, lấy khúc đầu và khúc đuôi.” Nghĩa là quên đi thời Phạm Duy theo Pháp và theo Mỹ, chỉ nhớ cái ǵ đẹp nhất trước kia và nên, sau này…

… Chúng ta kiên tŕ, nhưng biết làm sao được! Nếu Phạm Duy cóc cần sự kiên tŕ ấy, 1979 tôi đang ở thủ đô Bruxelles của Bỉ. Đêm ấy cách chỗ tôi 800 mét, đoàn của Duy đang biểu diễn và chửi rủa chúng ta. Tôi chỉ biết nhắn:

-Mọi người đều tùy thích có thể yêu thương hay nguyền rủa trong đời. Nhưng tổ quốc chúng ta đang ốm… Cần ǵ phải chửi, chờ cho mẹ khỏe ra, giàu lên rồi ai muốn đi đâu th́ đi.”

Hai bài viết, cách nhau hai năm. Vẫn cũng một người viết về một người khác mà sao giọng điệu cứ như nước với lửa? Tôi không nói đến sự ngụy biện cố t́nh đồng hóa Tổ quốc với chế độ Cộng sản của Chế Lan Viên. Chỉ xin bạn đọc lưu ư sự khác nhau trong hai bài viết về cách gọi tên. Ở bài đầu, viết 1984, đăng báo 1985, là “cái anh nhạc sĩ”, “anh”, “anh ấy”…một cách trịch thượng hằn học, xấc láo. Ở bài dưới, viết và đăng cuối 1986, ngược lại, rất ngọt ngào. Hoặc gọi là “anh”, “anh Phạm Duy”. Ra vẻ kính mến. Hoặc gọi “Phạm Duy” không. Ra vẻ thân mật. Hoặc gọi là “Duy” thôi. Ra chừng âu yếm.

… Tại sao bỗng dưng Chế Lan Viên viết về Phạm Duy và đổi giọng ngọt nào với Phạm Duy?

Câu trả lời đầu tiên là: nhờ Trần Văn Khê.

Hăy để ư đến câu văn thật ngắn trong đoạn viết về Phạm Duy của Chế Lan Viên mới dẫn ở trên: “Anh Trần Văn Khê ở Pháp về, hỏi ư kiến anh Tố Hữu…” Trần Văn Khê hỏi ư kiến Tố Hữu về việc ǵ? Về Phạm Duy. Trước khi đi hỏi ư kiến, Trần Văn Khê làm ǵ? Báo cáo. Có lẽ nắm bắt được một nét giao động, buồn nản nào đó trong tâm lư Phạm Duy những ngày khắc khoải lưu xứ ở nước ngoài. Trần Văn Khê về báo cáo ngay với “lănh đạo” bàn bạc ra lệnh. Kẻ thừa hành là Chế Lan Viên. Đoạn viết về Phạm Duy của Chế Lan Viên là một nỗ lực “chiêu dụ” trong âm mưu du kích văn hóa của Cộng Sản nhắm vào Việt kiều.

-Bài viết thứ tư, do tạp chí Làng Văn ở Canada đăng tải, đại ư cho biết trong lần gặp gỡ học giả Lê Hữu Mục ở Quận Cam, nhạc sĩ Phạm Duy đă tuyên bố là “ông ta sáng tác nhạc trong cầu xí”, là “ông ta không chống Cộng , chỉ có chống gậy mà thôi”, và “nếu ai cho ông ta 10 ngàn đô-la ông ta sẽ sáng tác nhạc ca tụng Hồ Chí Minh (sic!)”. Dư luận rùm beng lên. Nhạc sĩ Phạm Duy tuyên bố ông ta không có tuyên bố những lời bậy bạ như thế và cho biết sẽ mướn luật sư kiện tờ báo nào đă vu cáo cho ông ta, nhưng không hiểu v́ sao, sau đó, mọi chuyện đều ch́m xuồng.

Ít lâu sau, cũng theo tin báo chí, nhạc sĩ Phạm Duy đă được VC cho phép về Việt Nam. Khi trở lại Hoa Kỳ ông ta tuyên bố sẽ về Việt Nam mở hai quán cà phê lấy tên “Phạm Duy”, một tiệm ở Hà Nội, một tiệm ở Sàig̣n th́ tha hồ mà hốt bạc (sic!).

-Bài viết thứ năm là một bài phỏng vấn do phóng viên Nguyễn Đông Thức của tuần báo Tuổi Trẻ ở trong nước, có nội dung như sau:

Phóng viên (PV): 30 năm qua, ông vẫn sáng tác đều đặn?

-Phạm Duy (PD): Vâng. 30 năm ở Mỹ, tôi viết được khoảng 300 ca khúc. Và riêng trong 10 lần về nước bốn năm qua, tôi đă viết được tập Hương ca, gồm 10 ca khúc về quê hương, bắt đầu với Trăm năm bến cũ (phổ nhạc bài thơ Về thôi của Lưu Trọng Văn), Hương rừng (phổ vài câu thơ trong Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam), Lời mẹ dặn (phổ thơ Phùng Quán)… và kết thúc bằng Tây tiến (thơ Quang Dũng), thể hiện sự hùng tráng của dân tộc Việt… Mong ước thứ ba hiện nay của tôi là được giới thiệu các ca khúc này với đồng bào trong nước.

-PV: Mong ước thứ ba, ở tuổi 85? vậy c̣n thứ nh́, thứ nhất?

-PD: Tôi vừa nộp đơn xin Nhà nước Việt Nam cho phép phổ biến 9 ca khúc cũ của tôi, gồm 5 ca khúc tôi viết trong thời gian dân tộc kháng chiến chống Pháp (T́nh ca, Bà mẹ Gio Linh, Quê nghèo, Nương chiều, Ngày trở về) và 4 ca khúc phổ thơ (Áo anh sứt chỉ đường tà – phổ Màu tím hoa sim của Hữu Loan, Ngậm ngùi – thơ Huy Cận, Mộ khúc – thơ Xuân Diệu, Thuyền viễn xứ – thơ Hà Huyền Chi). Đây chính là mong ước thứ nh́ của tôi. Nhưng điều mà tôi đang thiết tha mong đợi nhất chính là được trở về sống và làm việc hẳn ở quê nhà. Tôi mong được về hẳn, đưa tất cả con cái cùng sự nghiệp của ḿnh về…

-PV: V́ sao và từ khi nào ông muốn về?

-PD: Năm 1994, tôi được anh Lưu Trọng Văn – là con của một người bạn tôi, nhà thơ Lưu Trọng Lư – tặng cho bài thơ Về thôi. Có mấy câu đă làm tôi hết sức xúc động và quyết định phải về: Về thôi… Làm ǵ có trăm năm mà chờ. Làm ǵ có kiếp sau mà đợi… Vâng, thật sự tôi đă muốn về từ lâu. Tôi đă quyết định chuyển sang bước sáng tác mới. Bài “Về thôi” của anh Văn càng cho tôi thấy rơ tôi chẳng c̣n được bao năm nữa, đă muốn làm ǵ th́ phải làm ngay thôi…

-PV: Nếu được cho phép trở về, ông sẽ làm ǵ?

-PD: Tôi sẽ viết thêm một số ca khúc về quê hương sau một chuyến đi xuyên Việt, tiếp tục nghiên cứu dân ca và sẽ xin phép được… biểu diễn.

-PV: Ông vẫn có thể hát ở tuổi này?

-PD: Chứ sao!

Và nhạc sĩ Phạm Duy lập tức hát cho tôi nghe bài Trăm năm bến cũ. Tôi nh́n người nhạc sĩ già đang nhắm mắt say sưa hát và thầm nghĩ cuộc hành tŕnh “ngh́n trùng xa cách” về lại bến cũ của ông chắc chắn sẽ không chút dễ dàng, nhưng quả thật ông không c̣n nhiều thời gian để có thể chờ đợi lâu hơn. Dù ông đă có làm ǵ đi nữa th́ tôi vẫn tin trong sự rộng mở của dân tộc Việt, sau cùng ông sẽ thực hiện được mong ước lớn cuối đời: về với quê nhà, với nơi chốn đă từng cho ông viết những câu “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời…” và nhiều ca khúc nữa một thời đă làm rung động biết bao người.”

NGUYỄN THIẾU NHẪN