Page 1 of 5 12345 LastLast
Results 1 to 10 of 47

Thread: Chuyện Bắc Mỹ

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bắc Mỹ

    Chuyện Bắc Mỹ
    Cuộc chiến Mafia tái bùng nổ ở Montreal?


    Chu Nguyễn



    Trung tuần tháng Tám 2012, hai vụ nổ súng khiến hai tay giang hồ ở Montreal gục ngă khiến giới hữu trách an ninh và các nhà chuyên nghiên cứu t́nh trạng xă hội đen ở Montreal đặt dấu hỏi: phải chăng trong băng đảng được gọi là Mafia có sự cạnh tranh quyền lực hay ân oán giang hồ trước nguồn tin sang thu này bố già Vito Rizzuto sẽ trở về Canada.


    Thực sự có dấu hiệu báo động. Trước hết là cái chết của Chenier Dupuy, 37 tuổi. Vào lúc 7:30 tối ngày 10 tháng 8, 2012, Dupuy đang ngồi trong xe với một người bạn gần thương xá Galeries dAnjou th́ bị hai sát thủ chĩa súng vào xe bóp c̣ rồi tẩu thoát. Hậu quả, Dupuy tử thương c̣n người bạn trọng thương. Vụ thanh toán liên hệ với băng đảng v́ Dupuy được coi như là thủ lănh của băng Bo-Gars, thuộc liên minh giang hồ Bloods hay Rouges (c̣n gọi là the Reds vốn ḱnh chống vời băng the Blues) khét tiếng phía bắc Montreal. Bảy tiếng đồng hồ sau lại một vụ thanh toán khác gây tử thương cho Lamartine S. Paul, 42, cũng là khuôn mặt sáng giá của Bloods.
    Nhà h́nh-sự-học Maria Mourani, một chuyên gia nghiên cứu về băng đảng ở Montreal và cũng là dân biểu của đơn vị thuộc Montreal North, cho rằng hai cuộc thanh toán có thể liên quan đến tranh chấp nội bộ của Bo-Gars. Cũng có suy luận xa hơn cho rằng đó là hồi mở đầu cho cuộc thư hùng sắp tới khi Vito Rizzutto vào mùa thu này trở về ân đền oán trả và nắm lại cán quyền lực đă tuột khỏi gia đ́nh Rizzutro khi ông ta bị giam ở nhà tù Colorado ở Mỹ trong mấy năm qua. Sự thực ra sao?
    Tại sao lại có ân oán giang hồ? Chúng ta cũng cần biết qua về gia đ́nh Mafia nổi tiếng một thời ở Montreal, được gọi là gia đ́nh thứ sáu ở Bắc Mỹ do bố già Nicolo Rizzuto khai sáng.
    Đúng là giang hồ có luật của nó, đó là luật sắt máu cạnh tranh quyền lực và độc quyền ma túy, cho nên khi Vito Rizzuto ở trong ngục th́ ở nhà thân phụ là cụ Nicolo Rizzuto và người con trai là Nick Rizzuto Jr. bị bắn chết ở Montreal. C̣n người anh em rể Paolo Renda bị bắt cóc vào năm 2010 và không c̣n biết tung tích đâu nữa. Mourani cho rằng nếu Vito Rizzuto trở về có thể là thời điểm tái diễn bạo hành: “Đó là khởi đầu của một cuộc báo cừu tuyết hận”.

    Gia đ́nh Rizzuto rời Sicily sang Bắc Mỹ

    Vào một ngày đông, dưới bầu trời xám xịt và mưa giăng bến cảng Halifax, con tàu M/S Vulcania, một con tàu xuyên đại dương mang theo hành khách từ Sicily tới Canada. Mặc dù thời tiết xấu nhưng có một gia đ́nh bốn người trong số 774 hành khách của chuyến tàu đa số di dân này, có lư do để nhớ măi ngày kỷ niệm. Ngày 21 tháng Hai năm 1954, ngày đầu họ tới một quê hương mới với tham vọng xây dựng một tương lai xán lạn. Hơn nữa, đó cũng là ngày sinh nhật lần thứ tám của cậu quư tử, con trai duy nhất của gia đ́nh Rizzuto.
    Gia đ́nh Rizzuto, trước đó sinh nhai ở một làng quê phía Tây Ư, gồm người chồng là Nicolo, bà vợ là Libertina, cậu trai là Vito và một gái có tên Maria. Họ tới Canada với kế hoạch lớn, nên không nán lại miền đông lâu dài mà dời ngay về Montreal, nơi có khá nhiều di dân đồng hương sinh sống và đă thành công.
    Bước đầu khởi nghiệp của gia đ́nh Rizzuto xem ra không kèn không trống, nhưng 50 năm sau gia đ́nh này đă nổi tiếng trên chốn giang hồ về cả hai mặt tiền tài và thế lực. Dư luận cho rằng đây là một trong những gia đ́nh Mafia không những bề thế nhất ở Canada mà c̣n cả trên thế giới.
    Nhân vật nổi đ́nh nổi đám nhất chính là Vito Rizzuto tới Canada vào sinh nhật thứ 8, một người đă gây ra những trang sử oanh oanh liệt liệt khiến giới xă hội đen ở thành phố New York kiềng mặt, cũng như ở Montreal khiếp vía. Phải kể từ người cha, người có công khai sơn phá thạch cho gia đ́nh Rizzuto. Người cha, ông Nicolo Rizzuto, cũng là khuôn mặt đáng nể v́ cảnh sát ngờ rằng ông ta là một trong những tay sừng sỏ của tổ chức tội ác quốc tế. Và mặc dù cả hai bố con Rizzuto chọn Canada làm quê hương mới, có quốc tịch và ăn sâu bén rễ vào vùng đất lành nhưng họ không hề quên quê cũ và tổ chức của họ gồm gần hết là thân bằng cố hữu ở quê xưa.
    Quê cũ của họ với những con đường núi ngoằn ngoèo dẫn tới thị xă Cattolica Eraclea, một vùng quê có 5000 dân. Nơi đây xa những xa lộ và thiết lộ của đảo Sicily và chỉ có những con đường nhỏ hẹp, gồ ghề, rợp bóng ô-liu và các vườn hạnh nhân xen kẽ trong sỏi đá.
    Qua vùng đồng quê có vẻ hoang vu và bát ngát dẫn tới một thị xă với những con phố hẹp, với những ngôi nhà có màu vàng buồn tẻ, trên nóc thiết trí những cột ăng-ten và đĩa bắt đài vệ tinh, cùng quần áo đủ màu phơi dưới ánh mặt trời chói chang.
    Người ta cho rằng chính tại nơi này tổ chức Mafia thế giới bao trùm ba lục địa đă h́nh thành.
    Cattolica Eraclea, cũng giống như hầu hết tất cả các cộng đồng xung quanh, trong nhiều thập kỷ không thể tránh được ảnh hưởng của Mafia.
    Như cảnh sát Ư cho biết Antonio Manno là một ngôi sao giang hồ chói sáng ở Cattolica Eraclea và chính là nhân vật có thẩm quyền nắm giữ tổ chức Mafia “Famiglia Manno” hay “Gia đ́nh Manno”.
    Antonio Manno, bố già của Gia đ́nh quyền uy này, có cô con gái xinh đẹp và cứng cựa có tên là Libertina.
    Chàng trai dám ăn dám làm, có tên là Nicolo Rizzuto, được tuyển làm pḥ mă và dần dần được trao quyền trong Gia đ́nh. Nicolo từ đó nuôi tham vọng mở rộng hơn nữa quyền bính ra khỏi phạm vi Sicily.
    Nicolo chẳng phải là kẻ t́nh cờ lọt vào cơi giang hồ mà ông ta cũng ḍng dơi Mafia. Chàng trai Sicily cưới được “công chúa” trong “vương quốc đen” Libertina vào giữa thập niên 40 tại một giáo đường gần quê nhà và khi có quyền trong tay th́ Nicolo sáp nhập nhiều chi nhánh Mafia trong vùng. Các nhóm như Renda, Sollectico, Arcuri và LoPresti ở trong vùng đă ủng hộ Rizzuto. Tổ chức mạnh thêm và vào thập niên 1950 đă phân tán tứ phương. Có nhóm tới Venezuela, có nhóm tới Mỹ và Canada. Họ chọn định cư tại các địa điểm có tính cách chiến lược để có thể chuyển hàng heroin và cocaine giữa Âu châu và Mỹ châu.
    Nicolo vào năm 1954, chuyển tổng đàn của “Gia đ́nh Manno” về Montreal và nhiều thành viên của gia đ́nh đă tháp tùng Rizzuto và xây dựng ở Montreal một tổ chức mạnh mà cảnh sát liên bang Canada gọi họ là Gia đ́nh Rizzuto. Từ ngày tới Montreal, Nicolo thực hiện tham vọng bá chủ giang hồ. Nhưng họ đă gặp đối thủ. Ở Montreal đă có sẵn một băng Mafia Bắc Mỹ và một bố già được New York phái tới cai quản đàn em coi sóc mạng buôn bán heroin và cocaine. Nhân vật này là Paolo Violi, một phụ tá của gia đ́nh Bonanno, một trong năm gia đ́nh Mafia khét tiếng ở New York City.
    Trong khi Nicolo Rizzuto củng cố thế lực ở Montreal để chờ ngày thư hùng với đối thủ, th́ cậu quư tử Vito Rizzuto theo học một trường đạo nổi tiếng ở Montreal, trung học St. Pius X.

    Paolo Violi bị giết
    Giới giang hồ có câu “hai mănh hổ không thể sống chung yên ổn tại một khu rừng”. Tương tự, hai bố già Nicolo và Violi tranh nguồn lợi ma túy không thể sống hữu nghị măi măi ở Montreal. Phải có một người chết. Người chết sẽ là ai?
    Sau bữa cơm chiều ngày 22 tháng Một, 1978, Paolo Violi, như thường lệ, khoác áo jacket đi tới câu lạc bộ quen thuộc tại khu vực Jean-Talon St. E.
    Trong quán cà phê cổ kính này, Violi chơi bài với những người mà ông ta đă quen biết nhiều năm, th́ bỗng nhiên một người mang mặt nạ, lăm lăm trong tay khẩu súng lục kiểu Ư có tên là lupara, lén lại sau lưng ông ta. Tên này bất ngờ kê ṇng súng vào sau gáy bố già Violi của phe Bonanno và lẫy c̣. Violi không kịp ngạc nhiên gục xuống bàn.
    Violi thực ra không phải người bị thanh toán đầu tiên mà trước đó một cố vấn thân tín và người em út của ông ta đă bị bắn chết. Violi chết, kế đến người em cuối cùng và nhiều tay thân tín khác của ông ta cũng bị toi mạng. Thế là toàn thể những nhân vật đầu năo của Paolo Violi đă bị thanh toán gọn. Cảnh sát có bắt được mấy nghi can. Họ đều là dân Sicily, và đều là thân tín của Rizzuto, trong đó có Domenico Manno, cậu của Vito. Hung thủ chỉ bị tù ít năm rồi về. Thế là cán cân quyền lực ở Montreal đă vào tay Gia đ́nh Rizzuto.
    Theo một phúc tŕnh của cảnh sát liên bang Mỹ vào năm 1985 th́ Nicolo Rizzuto bị ngờ là kẻ chủ mưu trong cuộc thanh trừng đẫm máu trên. Nhưng chẳng bao giờ ông ta bị truy tố. Thế là lực đối kháng không c̣n, từ đó gia đ́nh Rizzuto làm chủ phố phường Montreal về đêm. Một phúc tŕnh mật của cảnh sát liên bang Canada cho biết: “Họ -gia đ́nh Rizzuto- nhanh chóng và êm ả mở ra một dịch vụ quy mô nhập ma túy. Họ đă biến cảng Montreal thành cửa vào Bắc Mỹ cho hàng chục tấn hashish từ Pakistan, Lebanon và nhiều chuyến hàng chở heroin từ Sicily và Thái Lan tới. Họ bán phần lớn hàng đen này ở New York và ở New Jersey”.
    Tiếp tục thực hiện chiến lược bành trướng quyền lực của Gia đ́nh trên toàn thế giới. Nhờ tiền kiếm bộn nên họ thành công và khởi đầu bước ngoặt của gia đ́nh Rizzuto.

    Xâm chiếm thị trường New York
    Buôn bán trong giới giang hồ cũng như buôn bán ngoài đời, cần có nguồn cung cấp hàng rẻ, hệ thống chuyên chở êm xuôi và mạng lưới phân bố hàng đáng tin. Nếu việc kiểm soát được một phần của xă hội đen ở Sicily và chọc sâu mũi dùi khống chế vào nguồn hàng ở khu vực Venezuela là việc quan trọng v́ có thể bảo đảm được nguồn hàng, th́ củng cố Montreal như là nhịp cầu vận chuyển hàng cũng là việc vô cùng cần thiết.
    C̣n nữa. New York, thị trường tiêu thụ ma túy rộng lớn nhất, cần phải có một hệ thống phân phối hàng hữu hiệu và đáng tin cẩn.
    Nhân vật đại diện cho gia đ́nh Rizzuto ở NewYork là Gerlando Sciascia, cũng có gốc ở Cattolica Eraclea vừa là bạn của Rizzuto vừa của gia đ́nh Rizzuto. Mối liên hệ của anh ta và các “ông chủ” ở New York được giang hồ công nhận và dân chơi New York gọi anh ta thân mật là “George ở Canada” (George From Canada). Sciascia là một người đẹp trai, mềm mỏng giỏi xă giao nên quen biết các tay găng-tơ tăm tiếng của năm gia đ́nh Mafia ở New York.
    Anh ta đă chuyển nhiều lượng heroin cho em của John Gotti, một bố già lừng danh, và cho nhiều tay phụ tá của gia đ́nh Bonanno.
    Nhưng trong gia đ́nh Bonanno ở New York sau đó lại xảy ra cuộc lục đục nội bộ, tạo thành hai phe ḱnh chống dữ dội, nên việc buôn bán bị trở ngại. Gia đ́nh Rizzuto khôn ngoan đă chọn một phe để cộng tác. Dĩ nhiên là phe có nhiều uy thế hay phe chính thống được Rizzuto ủng hộ, chống lại “phe làm phản” yếu thế hơn.
    Cộng tác bằng cách nào? Giúp phe mạnh loại trừ đối thủ ở “phe làm phản”.
    Thế là Sciascia được chọn làm con mồi và căng bẫy nhử những kẻ không hề biết đám giang hồ Canada đă nhúng tay vào việc loại họ. Sciascia mời ba lănh tụ của “phe làm phản” tới một câu lạc bộ ở Brooklyn vào ngày 05 tháng 05, 1981 hứa sẽ giao cho họ một lượng lớn heroin. Khi ba người này đă lọt vào trong quán, ngồi vào bàn và bắt đầu cuộc thương lượng với những ly rượu thân hữu, th́ Sciascia giơ tay lên vuốt nhẹ mái tóc làm ám hiệu. Thế là lập tức có bốn người từ một căn chứa đồ gần đó xông ra, lăm lăm súng trong tay rồi nổ súng bắn chết ba con mồi sập bẫy.
    Sau này, năm 2004, trước ṭa án tại New York xử vụ thanh toán trong băng Bonanno, một nhân chứng cho biết sát thủ đi đầu chính là Vito Rizzuto. Vito Rizzuto lúc đó giả bộ kêu lớn: “Bỏ hết tiền ra bàn, yêu cầu muốn sống th́ đừng động đậy”.
    Nhưng họ không cướp tiền mà cướp mạng. Bốn khẩu súng nổ gịn và ba mạng người té xuống chết không kịp ngáp.
    Vụ thảm sát này đă củng cố lại gia đ́nh Bonanno và cũng thắt chặt mối liên hệ giữa Bonanno và gia đ́nh Rizzuto. Cảnh sát New York khi đó bó tay v́ nghi can gây án đă bay mất về Canada.
    Từ thập niên 1980 tới thập niên 1990 gia đ́nh Rizutto nức tiếng giang hồ và mở rộng ra thị trường quốc tế.
    Hashish tuôn từ Trung Đông bằng tàu, nhập lậu vào duyên hải phía đông Canada rồi chuyển về phía Tây. Từ ngả Florida, cocaine lọt vào Mỹ, nơi gia đ́nh Rizzuto làm việc với các tập đoàn tội ác Mỹ-Latin. Heroin từ Á châu tới, nhờ sự hợp tác của giới giang hồ Trung quốc. Rồi tất cả lại được bán về Ư và các nước Âu châu khác qua trung gian của Mafia Ư vùng Calabria. Tại New York, gia đ́nh Rizzuto đă thắt chặt giao t́nh với các phe phái giang hồ khác nên quyền lợi được bảo đảm. Nhờ thế giới giang hồ đặt cho họ một cái danh là “Gia đ́nh thứ sáu”, một tổ chức mới tranh giành ảnh hưởng với năm gia đ́nh đă có từ lâu đời ở New York City.
    Cảnh sát cho biết gia đ́nh Rizutto ngờ rằng có thể dính dáng tới các vụ làm ăn lớn như vụ giúp cựu tổng thống Phi Luật Tân là Ferdinand Marcos tẩu tán vàng của quốc gia, vụ gian lận trong thị trường chứng khoán ở Calgary và làm giả bạc triệu Gia kim ở vùng quê Quebec.
    Trong suốt bao năm tung hoành giang hồ ở Canada, Vito Rizzuto hai lần bị truy tố nhưng hai lần được băi miễn nên có hỗn danh là Teflon Don, ám chỉ ông ta như các đồ làm bếp của hăng Teflon sau khi nấu nướng chỉ cần lau chùi cũng sạch boong chẳng để lại ngấn tích tội lỗi.
    Vào cuối thập niên 1990, khi băng Hells Angels và phe đối lập thư hùng bằng những cuộc đổ máu, th́ phe Rizzuto rút vào bóng tối, để mặc cảnh sát ra tay dẹp trừ hai phe trong băng mô tô. Nhờ thế tổ chức của Rizzuto b́nh chân như vại và tha hồ kiếm tiền.
    Nhưng sự đời không phải măi măi chiều ḷng kẻ làm giàu nhờ tội ác và đến lúc giới Mafia ở New York suy tàn. Các tay tổ của gia đ́nh Bonanno chia rẽ và có người vào năm 2003 ra khai với cảnh sát liên bang FBI danh tính của những kẻ giết người vào tháng 05 năm 1981. Thế là Vito Rizzuto bị tố là kẻ đă nổ súng vào ba tay phản loạn của gia đ́nh Bonanno khi trước. Mỹ thông báo cho Montreal và yêu cầu dẫn độ Rizzuto. Vào ngày 20 tháng 01, 2004, Vito Rizzuto bị bắt giữ tại nhà riêng ở Montreal và hơn hai năm sau bị dẫn độ sang New York để ra ṭa.
    Vào 17 tháng Tám 2006, sau 31 tháng giằng co pháp lư về việc dẫn độ, cuối cùng bố già vẫn phải sang New York và ra một ṭa án liên bang ở Brooklyn. Nhờ có thương lượng với bên viện công tố, ngày 04 tháng 05, 2007, Vito Rizzuto chỉ nhận tội có mặt tại hiện trường nổ súng sát hại 3 tay giang hồ vào năm 1981 chứ không ra tay giết người nên chỉ nhận h́nh phạt 10 năm. Nếu kể cả thời gian bị giam trước khi xét xử th́ vào tháng 10, 2012 ông ta sẽ được gửi về bắc cho Canada quản thúc.
    (Xem tiếp phần sau: Gia đ́nh thứ sáu bị tan ră Nick Rizutto, Nicolo Rizzuto, Paolo Renda lần lượt kẻ bị sát hại kẻ bị thủ tiêu. Liệu có chuyện máu trả bằng máu sau khi Vito Rizzuto ra tù hay không?)

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chuyện Bắc Mỹ
    ““Gia đ́nh thứ sáu” tan ră!



    Chu Nguyễn



    Nhà báo Lee Lamothe và Adrian Humphreys đă đăït tên cho băng Rizzuto ở Montreal là gia đ́nh thứ sáu (The Sixth Family) bằng vai phải lứa với năm gia đ́nh huyền thoại “Cosa Nostra” ở New York.
    Ai để ư tới giới xă hội đen ở Bắc Mỹ thường nghe nói tới năm đại gia đ́nh Mafia từng ngự trị sinh hoạt hạ tầng xă hội trong nhiều thập kỷ. Mỗi gia đ́nh này thường được biết dưới tên một bố già có công gây dựng nên. Bố già hay ông trùm, với các đầu mục phụ tá, cầm đầu một nhóm người liên hệ với nhau như thân tộc và có ảnh hưởng ởû một khu vực nhất định tại thành phố New York. Những khu vực này đă được chia chác do sự đồng thuận của các băng trong một hội đồng quản trị Mafia.
    Các danh xưng như gia d́nh Bonanno, Colombo, Genovese, Gambino và Luchese đă đi vào phim ảnh như trong bộ phim Godfather và bộ Donnie Brasco, kể lại cuộc ḍ thám của Joseph Pistone, một nhân viên ch́m của FBI được gài vào Mafia có mục đích điều tra hoạt động xă hội đen.
    Nhưng “trên trường giang làn sóng sau xô làn sóng trước”, nên trong thập niên 80 lại có một băng đảng khác gốc Sicily trỗi lên ởû Canada. Gia đ́nh này do Nicolo Rizzuto (1924-2010) thành lập nhưng sau này nhường quyềân cho con trai là Vito Rizzuto điều khiển. Trong thập niên 80, Vito Rizzuto đă bắt tay với gia đ́nh Bonanno trong việc thanh trừng nội bộ. Phe Bonanno ngày ấy ở New York đang suy sụp uy tín v́ sự tranh chấp quyền lực bên trong. Vito Rizzuto đă góp phần vào việc giải quyết tranh chấp này nên tạo được thế đứng ở New York. Từ đó người ta nhắc tới Gia đ́nh Vito Rizzuto như gia đ́nh thứ sáu.
    Ngày ấy Vito là ngôi sao mới lên trong hàng ngũ giang hồ Bắc Mỹ. Ông ta sinh ngày 21 tháng 02, 1946 tại Sicily, theo gia đ́nh tới Montreal vào năm 1954, có vợ và ba con cư ngụ tại phía bắc Montreal, gần chỗ ở của người cha là Nicolo và cũng là nơi có nhiều tay Mafia vai vế chọn làm nơi cư ngụ trên đường Antoine Berthelet Ave., thường được biết với cái tên “Mafia Row”.
    Vito là người Canada duy nhất trong số 28 người của các băng Bonanno bị bắt ở New York v́ vụ thủ tiêu ba tay đầu mục của gia đ́nh Bonanno như đă thuật trên. Nếu bị kết án, Vito Rizutto có thể lănh 27 năm tù và về già mới ra khỏi khám!
    Gia đ́nh thứ 6 này cũng như đa số Mafia ởû Bắc Mỹ có gốc Ư. Trong phần trước đă tŕnh bày cuộc quật khởi của nhóm gốc Cattolica Eraclea trong những năm cuối thế kỷ trước kể từ lúc Nicolo cùng vợ và con trai 8 tuổi (Vito) tới Halifax trên chuyến tàu chở di dân sang Canada vào năm 1954.
    Sau mấy chục năm họ đă xưng hùng xưng bá không những tại Montreal mà c̣n thiết lập được ṿi bạch tuộc ở nhiều đô thị Bắc Mỹ và Âu châu. Trong phần tiếp sau đây xin tường thuật thời kỳ suy vong của băng Vito.
    Sau khi Vito Rizzuto bị dẫn độ sang Mỹ, th́ biến cố tiếp theo làm tê liệt nhóm là cuộc ruồng bắt quy mô các phần tử của gia đ́nh vào cuối tháng 11, 2006.
    Vào ngày 22 tháng 11, 2006, cảnh sát liên bang phối hợp với cảnh sát tỉnh bang Quebec, đă mởû cuộc hành quân quy mô chưa từng có nhắm vào các phần tử liên hệ với Vito Rizzuto, người được coi là “bố già Mafia Canada”, trong đó có hàng chục tay được kể là đầu năo của gia đ́nh thứ sáu này.
    Cảnh sát liên bang cho biết cuộc ruồng bắt lần này là kết quả của một chiến dịch, mở ra kể từ 2002, có tên là Colisée hay Colosseum (tên của đại diễn trường Cổ La Mă), nhằm phá tan hệ thống Mafia ở Canada sau khi tay đại đầu mục của băng Mafia ở Canada là Vito Rizutto bị phía Mỹ truy tố và bị dẫn độ sang Mỹ.

    Gia đ́nh thứ sáu suy sụp
    Nicolo Rizzuto đă để gần ba chục năm khai sáng ra gia đ́nh thứ 6 và con trai là Vito Rizzuto đă đầu tư hai chục năm tiếp đó để khuếch trương gia đ́nh này. Gia đ́nh thứ sáu đă lên tới đỉnh cao quyền lực ở Bắc Mỹ vào cuối thập niên 90 th́ bắt đầu có nhiều biến cố bất lợi xảy ra cho họ.
    Bước sang thế kỷ 21, cùng với sự suy tàn của Mafia ởû Mỹ, băng đảng xă hội đen gốc Mafia của Canada cũng xuống dốc theo.
    Như kỳ trước đă kể, gia đ́nh Bonanno ở New York có cuộc lủng củng nội bộ v́ các lănh tụ tranh chấp quyền hành vào cuối thập niên 70 sang đầu thập niên 80. Vito Rizzuto đă khéo léo bênh phe ưu thế trong băng Bonanno và tham dự vào cuộc tàn sát phe đối lập bị coi là phản loạn. Có nhân chứng cho rằng chính Vito Rizzuto là kẻ nổ phát súng đầu tiên vào những nạn nhân này. V́ thế cảnh sát Mỹ cho rằng Vito Rizzuto cũng được coi như sát thủ quan trọng của gia đ́nh Bonanno nên cần về Mỹ để ra ṭa lănh án.
    Ở Canada, Vito Rizzuto từ trước xem ra b́nh chân như vại v́ có ít nhất hai lần bị pháp luật Canada truy tố nhưng đều được băi miễn v́ không đủ chứng cớ buộc tội. Cho tới 2004 ông ta mới bị bắt ở Montreal do yêu cầu của Mỹ và bị tống giam cho tới ngày được đưa sang Mỹ để ra ṭa mặc dù đă nhiều lần chống lệnh dẫn độ nhưng thất bại.
    Sau khi đàn anh nằm ấp ở Mỹ th́ đàn em của Vito Rizzuto tiếp tục hoạt động và tay được coi như c̣n trẻ và có uy tín hơn cả là Francesco Arcadi, 53 tuổi, lên lănh đạo. Các dịch vụ buôn bán ma túy do nhóm này càng táo bạo (chở cocaine bằng con-ten-nơ) và mở rộng hơn trong một màng lưới quốc tế từ Mỹ-Latin sang Mỹ và các nước Âu châu; từ Á, Phi sang Âu, sang Mỹ. Cảnh sát Canada không thể làm ngơ. Trước đây họ c̣n bận tâm đối phó với các băng xe mô-tô, nhất là trong cuộc hai phe “biker” đại chiến và khiến hàng chục tử thương ở Montreal. Vào năm 2001 cảnh sát đă bắt 128 người liên quan đến băng Hell Angels sau nhiều năm điều tra. Từ 2002, cảnh sát rảnh tay và mũi nhọn điều tra hướng sang Mafia Canada.

    Các cuộc hành quân liên tiếp chống Mafia
    Vào năm 2002, khi chiến dịch điều tra Colisée nhằêm vào phân đà (cellules hay cells) của tổ chức Mafia ở Montreal. Kết quả của điều tra cho biết, mỗi phân đà này có chừng từ 30 tới 50 thành viên và hoạt động dưới sự điều khiển của một nhân vật có thế lực của gia đ́nh.
    Phân đà đông nhất và cũng là tổ có quy mô lớn nhất do Nicolo Rizzuto, người khai sáng gia đ́nh Rizutto, lúc đó đă 82 tuổi, điều khiển.
    Tổ thứ hai do Francesco Acardi là đầu năo. C̣n tổ thứ ba chưa được cảnh sát hỏi thăm sức khỏe.
    Cuộc hành quân vào ngày 22 tháng 11, 2006 huy động tới 700 cảnh sát ở Montreal. Không phải nó chỉ nhắm vào Montreal mà c̣n diễn ra ở nhiều tỉnh thành từ miền Đông tới Tây ngạn Canada và chẳng phải chỉ nhằm vào người trong tổ chức mà cả những viên chức công quyền có liên hệ với băng Mafia.
    Riêng ở Montreal cuộc ruồng bắt đă đạt kết quả khả quan ngoài dự liệu.
    Vào 6 giờ sáng, cảnh sát gơ cửa một cơ ngơi bề thế ởû Montreal, giá gần 2 triệu Gia kim, nơi cư ngụ của Nicolo Rizzuto, một thứ “thái thượng hoàng” của gia đ́nh Rizzuto. Nicolo chỉ được phép mặc quần áo, xỏ giày và bị khóa tay lôi lên xe. Bên cạnh nhà của cụ trùm, cảnh sát bắt thêm Paulo Renda, 57 tuổi, là con rể của Nicolo.
    Trong khi ấy trong vùng Hemmingford, phía nam Montreal, cảnh sát bắt Francesco Arcadi, 53, khi hắn định đi săn.
    Không phải chỉ những tay chức sắc của tổ chức Mafia bị tống vào khám mà c̣n có nhiều nhân viên và cựu nhân viên phi trường Montreal bị bắt giữ v́ bị ngờ rằng nhận hối lộ giúp cho Mafia chuyển hàng ngàn kilo ma túy vào trong nước. Trong số bị bắt giữ có hai nữ nhân viên trong cơ quan quan thuế và 10 nhân viên của phi trường hiện nhiệm hay đă nghỉ việc.
    Nếu tính tổng số bị bắt trong chiến dịch th́ tại Montreal, Toronto và Halifax có 92 người bị tóm, hơn 70 người bị tống giam, trong đó có hai nhân viên làm việc cho cơ quan an ninh biên giới Canada (Canada Border Services Agency.) Tất cả bị truy tố về nhiều tội danh như tổ chức cờ bạc, buôn bán ma túy, mưu sát, tống tiền, hối lộ nhân viên công quyền và nhận hối lộ, và tàng trữ súng bất hợp pháp.
    Cảnh sát đă tịch thu nhiều triệu tang vật, niêm phong nhiều tư gia và khóa nhiều trương mục ngân hàng của các nghi can.
    Như đă biết, bố già Vito sau khi bị dẫn độ sang Mỹ vào tháng 08 năm 2006, ra ṭa về tội mưu sát ở New York năm 1981. Tiếp đó bị cáo lănh bản án 10 năm tù nhờ thương lượng với công tố viện và nhận một số tội trạng.

    Gia đ́nh thứ sáu bị tấn công
    Vito Rizzuto nằêm tù được mấy năm, thế lực của gia đ́nh thứ sáu suy tàn thêm. Bố già Nicolo Rizzuto đă ngoài 80 lúc đó bị truy tố về những tội lặt vặt như băng đảng và trốn thuế, lănh án treo quản thúc tại gia. Nhân vật huyền thoại này tuy lo sợ kẻ thù sẽ tới v́ cuối năm 2009, người cháu trai của ông là Nick Jr. bị bắn gục ngay ban ngày ban mặt trên đường phố. Kế đó là một phụ tá đắc lực của Rizzuto là Paolo Renda bị bắt cóc vào tháng 5 và biệt tăm biệt tích. C̣n nữa mùa hạ, 2010 Agostino Cuntrera, một cộng tác viên của Rizzuto từng được coi là “chúa tể” của vùng St. Leonard bị bắn chết cùng người hộ vệ trước cửa kho hàng của ông ta.
    Nhưng cụ Nicolo Rizzuto vẫn tưởng rằêng ḿnh đă “phong kiếm quy ẩn” th́ không ai độïng tới ḿnh nữa và yên chí được sống yên ổn những năm hoàng hôn của cuộc đời tại dinh thự sang trọng ở tây bắc Montreal. Cụ ông lúc đó vào tuổi 86, đă lầm và chủ quan v́ sát thủ tới thăm vào lúc trong nhà chỉ có hai phụ nữ, nên đă bị bắn gục vào lúc 5:40 chiều ngày 10 tháng 11, 2010 .
    Thảm kịch gia đ́nh liên tiếp xảy ra ra cho gia đ́nh ở Montreal khi Vito Rizzuto c̣n đang nằm ở nhà tù liên bang kiên cố nhất United States Penitentiary, Florence ADX ở Colorado. Như dự tính th́ tháng 10, 2012 ông ta có thể được trở về Canada chịu sự quản thúc.
    Mănh hổ đă bị thương nay nằm trong cũi sắt liệu có thể nghĩ tới “thuở tung hoành hống hách những ngày xưa” và tái nhập giang hồ lấy máu trả nợ máu hay không? Hăy đợi chờ xem!

    Thoibao Online

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chuyện Bắc Mỹ
    Tại sao nam giới thất bại?



    Vị Nhân



    Cách đây khoảng bốn thập niên, 1966, James Brown cho phát hành một khúc ca ăn khách có tên là Man’s Man’s Man’s World ca tụng phái nam đă tạo dựng các thành tựu kỳ diệu trên thế giới với những điệp khúc tôn xưng nam phái dù nh́n nhận phái nữ rất cần thiết cho cuộc đời:

    This is a man’s world, this is a man’s world

    But it wouldn’t be nothing, nothing without a woman or a girl

    Chẳng phải chỉ riêng ca sĩ này mà từ xưa người ta vẫn coi nam phái là giới làm chủ mọi sinh hoạt trong cuộc thế. Ở Á Đông, quan niệm “nam ngoại nữ nội” và “thông minh nhất nam tử” ngày nay c̣n in sâu trong óc nhiều người. Thế mà bước sang thế kỷ 21, đă có dấu hiệu cho thấy vai tṛ nam nữ đảo ngược. Trong nhiều lănh vực, kể cả kiếm miếng bánh hằng ngày, nữ giới thời đại mới càng ngày càng có nhiều người xông xáo ra bên ngoài và thành công hơn phái nam và chung quanh ta thiếu ǵ trường hợp nam giới thu ḿnh về nhà làm việc vặt, để các bà “quanh năm buôn bán ở mom sông, nuôi đủ năm con với một chồng”. Hiện tượng nam thoái nữ tiến mới đây được một cây viết của tờ Atlantic, Hanna Rosin, hăm hở chứng minh trong một tác phẩm mới, The End of Men (Nam giới hết thời). Trong tác phẩm này Rosin cho rằng Bắc Mỹ tiếp tục chuyển đổi từ một nền kinh tế chế tạo sang nền kinh tế có nền tảng là dịch vụ và sáng tạo. Đó là cơ hội tự nhiên thích hợp cho nữ giới phát huy năng lực, nên ngày nay nhiều phụ nữ xuất hiện trong lực lượng lao động hơn bao giờ hết.

    Ở đại học phái nữ tốt nghiệp càng ngày càng đông hơn phái nam và trong các nghề đang phát triển mạnh th́ nữ giới là lực lượng chủ chốt. Trong khi ấy, thành tích học vấn của nam giới có chiều suy thoái và một số đông nam giới nhận thấy kiếm tiền ít đi hay không có việc làm và phải lui về tổ ấm làm “tề gia nội trợ”. Thực thế hay không? Bài sau đây lược dịch từ một bài đăng trên New York Times vào trung tuần tháng 9, 2012, với nhan đề Why Men Fail (Tại sao quư ông thất bại) của kư giả David Brooks.

    Chúng ta có thể thấy khuynh hướng căn bản của xă hội là như thế nào rồi. Phần thưởng tài chính dành cho học vấn đă gia tăng trong vài thập niên qua, nhưng nhiều người phái nam h́nh như không ư thức kịp điều này.

    Trong những trường tiểu và trung học ở Bắc Mỹ, tŕnh độ học vấn của nam sinh đang có chiều hướng tŕ trệ. Nam sinh chiếm tới ba phần tư số điểm thấp. Ở bậc đại học, nam sinh viên tuột hậu rơ ràng. Chỉ khoảng 40 phần trăm văn bằng tốt nghiệp đại học dành cho nam, ở bậc cao học (master) họ cũng chỉ chiếm 40 phần trăm, c̣n 60 phần trăm dành cho phái nữ.

    Cũng v́ tay nghề thấp v́ không lo cải thiện kịp thời, nên nam giới giảm dần trong lực lượng lao động. Vào năm 1954, có tới 96 phần trăm nam giới ở Mỹ trong độ tuổi 25 và 54 làm việc. Ngày nay, con số này giảm c̣n 80 phần trăm. Trong phúc tŕnh về việc làm trong tuần thứ hai tháng 9, 2012 cho biết thành phần nam giới gia nhập lực lượng lao động đă hạ thấp xuống mức chưa từng có.



    Hàng triệu nam giới đang lănh trợ cấp bệnh tật. Ngay cả những người đang có việc cũng làm việc không mấy hiệu quả. Theo Michael Greenstone của Hamilton Project, th́ số tiền trung b́nh kiếm được hằng năm của một nam giới trong tuổi lao động (prime-age) đă giảm 28 phần trăm trong trong ṿng 40 năm.

    Tuy ở những vị trí cao cấp của các công ty vẫn thấy nam giới chiếm ưu thế nhưng chỉ v́ nữ giới không tranh đua vị trí này v́ c̣n bận nuôi dạy con cái. Nhưng nữ giới đă đạt được và chiến thắng ở mọi lănh vực khác. Phụ nữ trong độ tuổi 20 đă kiếm tiền nhiều hơn nam giới cùng độ tuổi. Mười hai trong 15 nghề nghiệp phát triển nhanh nhất do nữ giới khống chế.

    Trong nhiều năm chúng ta đă đưa ra cách giải thích tại sao t́nh trạng kinh tế của phái nam suy thoái. Nhiều người đồng ư trong một nền kinh tế như thời đại chúng ta th́ phần thưởng dành cho những phần tử nào có thể nắêm bắt và thích ứng được xu hướng đổi mới. Để thành công ngày nay, ngay khi c̣n ở trên ghế nhà trường, tuổi thơ cũng phải ngồi yên chăm chú nghe, từ từ lănh hội bài học vào đời. Thế mà theo tính di truyền và văn hóa, nam sinh lại ghét điều này nên cứ theo chiều hướng đó, họ chểnh mảng tài bồi nền tảng học vấn. Phải chăng v́ không bắt kịp nhịp tiến hóa nên họ chậm tiến?

    Tuy nhiên, một cuốn sách mới khá hấp dẫn của Hanna Rosin có tên The End of Men (Nam giới hết thời) đă đưa ra một giả thuyết mới khác. Theo Rosin, sở dĩ nam thua nữ v́ nam thiếu khả năng thích ứng. Tác giả The End of Men cho rằng nữ giới, chẳng khác những di dân có đầu óc rộng răi và thực tế, mới tới một xứ sở khác quê hương cũ, họ cảm nhận ngay được sự thay đổi và việc cần thiết phải uyển chuyển thích ứng với hoàn cảnh mới, mới có thể tồn tại và thăng tiến. C̣n nam giới, cũng như những di dân bảo thủ, con người th́ tới xứ mới nhưng tâm trí c̣n bảo tŕ cái cũ. Nào là nói tiếng mẹ đẻ, xem phim cũ và theo những thói quen và kinh nghiệm làm việc cũ nên làm sao thành công. Tóm lại, nam giới thường trơ trơ, cứng nhắc, trong khi nữ giới thường uyển chuyển, mềm mỏng nên dễ dàng thành công hơn, khi hoàn cảnh kinh tế và xă hội thay đổi.

    Lư luận trên có phần hợp lư. Khi có sự thay đổi xă hội lớn lao, th́ những ai vốn ở tầng cao của cái cũ thường bám lấy cái cũ. C̣n thành phần ở đáy th́ có cơ hội bộc phát năng lực và tiếp nhận cái mới một cách nhiệt t́nh hơn.

    Phúc tŕnh của Rosin phần lớn dựa vào tầng lớp lao động ở Alabama. Tại đây, phụ nữ mà tác giả gặp đổ xô vào các công việc mới và cơ hội mới như trở lại giảng đường và chọn công việc mới. C̣n quư ông th́ chờ đợi công việc cũ tới tay và ngại ngùng cầu tiến hoặc xông xáo trước sự thay đổi. H́nh như ở họ có sự “miễn nhiễm” khá rơ với các chọn lựa mới. Ở khu vực kinh tế phát triển Auburn-Opelika, Alabama lợi tức phái nữ trung b́nh gấp 100 lần lợi tức trung b́nh của phái nam.

    Rosin cũng khảo sát sinh hoạt của nam nữ tại khu vực đại học, th́ thấy phái nữ xông xáo trong học tập và cũng ủng hộ thứ văn hóa ḥ hẹn cặp đôi (hookup culture) nhưng với phong cách khác với phái nam. Nam giới thường lợi dụng cơ hội tiếp xúc với người khác phái để ḥ hẹn và thỏa dục vọng càng nhiều càng tốt, c̣n nữ giới tuy cũng t́m dịp ong bướm cho nhu cầu thân xác nhưng không để việc này tốn th́ giờ làm cản trở cho tiến tŕnh xây dựng dự nghiệp. Chẳng khác những di dân mới, phụ nữ khát vọng vươn lên, và họ chấp nhận và tuân thủ quy luật về xă hội và t́nh dục để có tự do tập trung vào sinh hoạt chuyên môn .

    Rosin không hề nói phái nữ là kẻ chiến thắng trong cuộc chiến giới tính hay họ làm việc vô cùng xuất sắc chỉ v́ phái nam làm việc tệ hại. Tác giả The End of Men chỉ nói phái nữ đă ḥa nhập vào nền kinh tế ngày nay khéo léo và kiên tŕ hơn nam giới. Có khá nhiều dẫn chứng để chứng minh lập luận của Rosin là chính xác.

    Trong một nghiên cứu của tổ chức liên hợp thương mại độc lập có tên là National Federation of Independent Business cho thấy trong cuộc suy thoái kinh tế vừa qua những kinh doanh nhỏ do phụ nữ quản lư vượt hẳn về thành quả so với loại h́nh này do nam coi sóc. Trong lănh vực tài chính, nữ giới đổi chỗ làm thường thấy thành quả làm việc tăng tiến, trong hoàn cảnh tương tự th́ nam phái phần lớn cảm thấy hiệu năng làm việc suy thoái. Cũng có bằng chứng cho thấy người nữ sau khi ly dị có khả năng thích ứng hơn so với nam cùng hoàn cảnh. Ngày nay, nhiều nữ hơn nam nhận ra sau khi hôn nhân găy đổ th́ lợi tức của ḿnh tăng 25 phần trăm.

    Bốn chục năm trước, nam và nữ cùng gắn bó với một vài ư thức hệ, phân biệt nam và nữ ra sao như “trọng nam khinh nữ”, “trọng nữ khinh nam” hoặc nam mạnh nữ yếu. Rosin cho rằng nữ giới trẻ ngày nay có thái độ xóa bỏ thành kiến cũ. C̣n nam giới vẫn khư khư ôm lấy các quy luật “nam nhi chí tại bốn phương”, là bậc “đại trượng phu”, “người quân tử” khiến cho tầm nh́n và hoạt động của họ bị giới hạn.

    Nếu lư luận của Hanna Rosin là đúng, th́ nam nhi nên nghĩ lại, trong thời đại mới bớt tự kiêu như Achilles muốn mang ư chí của ḿnh ra khống chế thế giới mà phải khôn khéo, mềm dẻo như Odysseus để vượt cuộc hành tŕnh nhiều chông gai. Họ phải biết chấp nhận họ là những người lạ trong một mảnh đất lạ.

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chuyện Bắc Mỹ
    Băng đảng Mafia ở Canada




    Trong hôm thứ năm ngày 4 tháng 10, đội cảnh sát đặc trách chống tham nhũng của tỉnh bang Quebec đă đến lục soát ṭa thị chính thành phố Laval và tư gia của thị trưởng Gilles Vaillancourt.

    Theo những nguồn tin thông thạo th́ biệt đội cảnh sát chống tham nhũng đang t́m kiếm những chứng cớ liên quan giữa các băng đảng Mafia và những vụ tham nhũng trong cơ cấu chính quyền tỉnh bang, trong các cuộc đấu thầu xây cất đường xá cầu cống cũng như các cao ốc trong tỉnh bang Quebec.



    Theo lời người nữ phát ngôn viên của biệt đội cảnh sát th́ tổ chức này đang cùng một lúc mở hơn 70 cuộc điều tra về những tội trạng tham nhũng trong hệ thống chinh quyền tỉnh bang.

    Trong một cuộc điều trần mới đây, ông Lino Zambito, một nhà thầu xây cất đă lên tiếng tố cáo những ăn chia trong các vụ đấu thầu xây cất ở thành phố Montreal, giữa băng đảng Mafia, công chức thành phố và đảng chính trị của thị trưởng thành phố Montreal, Gilles Tremblay. Theo ông Zambioto th́ các thương gia trúng thầu, phải chi ra 3 phần trăm số tiền được thầu, cho đảng chính trị của ông thị trưởng Tremblay, ngoài ra các thương gia này c̣n phải trả 2.5 phần trăm số tiến được thầu cho băng đảng Rizutto.



    Đây là một luật bất thành văn, nhưng hầu như các nhà thầu ở Quebec đều phải biết, nếu muốn công việc xây cất xuông xẻ, không gặp những khó khăn về nghiệp đoàn lao động, về những luật lệ hành chánh phải tuân theo. Rồi thêm 1 phần trăm phải trả cho các kỹ sư công chánh làm việc cho thành phố.



    Mới đây, cảnh sát Hoàng gia RCMP cũng quay phim được những nhà thầu xây cất, sau khi trúng thầu, phải đem tiền đến chia cho các băng đảng Mafia.



    Báo La Presse cũng cho biết là trong những năm từ năm 2001 cho đến 2008, một phần tư các vụ thầu xây cất của công chánh thành phố Laval, đă vào tay nhà thầu Tony Accurso, một nhà thầu được biết là có những liên quan mật thiết với băng đảng Mafia của bố già Rizzuto.



    Một viên chức cảnh sát cũng cho biết các tay băng đảng Mafia của thời hiện đại, là những nhà thương mại, mặc áo vét, đi làm từ 9 giờ sáng cho đến 5 giờ chiều, chứ không phải những tay bặm trợn, của thời xưa: đội nón nỉ, hút x́ gà, chơi bài hàng giờ tring các tiệm cà phê. V́ thế, nếu nh́n bề ngoài, người ta không thể biết đó là những tay băng đảng, có thể giết người không gớm tay.


    Cảnh sát mở cuộc càn quét băng đảng tội ác




    Montreal: Một cuộc càn quét các băng đảng tội ác đại quy mô đă diễn ra trong hai ngày thứ năm 1 tháng 11 và ngày thứ sáu 2 tháng 11, tại các tỉnh bang British Columbia, Ontario và Quebec. Cuộc càn quét với sự tham gia của trên 1 ngàn cảnh sát viên thuộc nhiều lực lượng khác nhau.



    Trong ngày thứ sáu 2 tháng 11, cảnh sát vùng Niagara, tỉnh bang Ontario đă phá vỡ một đường dây băng đảng có liên quan giữa thành phố Niagara và tỉnh bang B.C.. Đường dây này đă lén lút chuyển vào khu vực Niagara Falls một tấn cocaine mỗi tháng. Trong sáu nghi can bị bắt giữ, có nghi can Amin Torabi, 49 tuổi, cư dân ở thành phố Vancouver.





    Và trong ngày thứ năm trước đó, cảnh sát đă bắt giữ 128 nghi can ở cả ba vùng Ontario, B.C. và Quebec. Những hệ thống băng đảng có liên quan đến băng xe gắn máy Hell Angels đă chuyển hàng tuần khoảng 400 kư lô cocaine từ Mexico , xuyên qua Hoa Kỳ và vào Canada.



    Ngoài việc bắt giữ các nghi can, cảnh sát c̣n tịch thu hàng trăm ngàn dollars, xe cộ đắt tiền và hàng chục các loại vũ khí đủ loại.



    Một trong những nghi can bị bắt giữ tại thành phố Montreal là ông Larry Amero, một thành viên của băng đảng Hell Angels, và ông ta đă từng bị bắn gần chết, trong một cuộc thanh toán giữa các băng đảng mới đây, ở vùng thủ phủ Vancouver.



    Theo những tin tức t́nh báo, th́ ông Larry Amero là một trong sáu ông trùm của một liên hiệp băng đảng tội ác, đă kết hợp với nhau ở tỉnh bang Quebec và tỉnh bang B.C.

    Những ông trùm này, lo việc vận chuyển cocaine vào Canada và ấn định giá cả bán ra ngoài thị trường.



    Việc càn quét xem ra không có hiệu quả lâu dài. Vào năm 2009, cảnh sát tỉnh bang Quebec phối hợp với cảnh sát Hoàng Gia RCMP, tung ra hai chiến dịch bắt giữ hàng trăm thành viên của băng đảng Hell Angels và băng Mafia Rizzuto. Lập tức, có các băng đảng tội ác khác, xông ra chiếm lại thị trường, ngay sau khi những thành viên của băng Hell Angels và Mafia vào tù.

    Thoibao Online

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chuyện Bắc Mỹ
    Thời kỳ cấm đoán việc xử dụng cần sa sẽ chấm dứt?





    Seattle, Wasghington: Kèm theo cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào ngày 6 tháng 11, ba tiểu bang Hoa Kỳ là Washington, Oregon và Colorado đă kèm theo bản trưng cầu dân ư, về việc có nên hợp thức hóa việc dùng cần sa ở các tiểu bang này, và cần sa sẽ được chính quyền các tiểu bang vừa kể, đặt ra những điều lệ kiểm soát như việc lưu hành rượu.



    Sau khi phát động cuộc chiến chống cần sa kéo dài 40 năm, th́ kết cục có thể đă đến hồi kết thúc.





    Hai năm trước, tiểu bang California cũng đă có mở một cuộc trưng cầu dân ư về việc hợp thức hóa cần sa, với kết quả suưt soát nhau: 53.5 phần trăm cư dân chống lại việc hợp thức hóa và 46.5 phần trăm đồng ư.



    Theo kết quả của những cuộc thăm ḍ dân ư mới đây th́ có thể cư dân tiểu bang Washington sẽ đồng ư vào việc hợp thức hóa cần sa?



    Hiện nay nhiều tiểu bang Mỹ đă hợp thức hóa việc dùng cần sa để chữa một số bệnh tật, nhưng chính quyền liên bang vẫn duy tŕ việc lục soát và bắt giữ những nghi can xử dụng cần sa ở các hội quán bán cần sa chữa bệnh.



    Ư kiến của những người ủng hộ việc hợp thức hóa cần sa là Hoa Kỳ sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí: chính quyền liên bang sẽ đỡ tốn kém 7.7 tỷ mỹ kim hàng năm cho việc bắt giữ và bỏ tù những người xử dụng. Đồng thời chính quyền Mỹ c̣n thu thêm được hàng năm 6 tỷ mỹ kim tiền thuê, đánh trên số cần sa được bán ra thị trường.



    Nếu cần sa được hợp thức hóa, các băng đảng tội ác sẽ là những người thiệt hại nặng nề nhất.



    Hiện nay cũng đang có phong trào đ̣i hợp thức hóa việc xử dụng cần sa ở tỉnh bang British Columbia, Canada.

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chuyện Bắc Mỹ
    Một bố già vừa bị bắn chết ỡ thành phố Montreal



    Montreal, Canada: Cảnh sát thành phố Montreal vừa xác nhận là người đàn ông 70 tuổi, bị bá9n chết tại sân đậu xe của một căn nhà trong thị trấn Blainville, tỉnh bang Quebec, trong hôm chúa nhật ngày 4 tháng 11 vửa qua, là một bố già sừng sỏ của xă hội đen ở Montreal.

    Người ta t́m thấy xác của ông Joe Di Maulo, tại sân đậu xe của một căn nhà ở thị trấn Blainville, cách thành phố Montreal vào khoảng 50 cây số về hướng Bắc vào lúc 9 giờ tối ngày chúa nhật.





    Theo tin của đài CTV th́ ông Di Maulo là một nhân vật đứng hàng thứ hai trong thế giới Mafia ở Montreal, và đă trong nghề từ những năm 1970s.



    Bố già Di Maulo thuộc một băng đảng mafia ḱnh chống với băng mafia của bố già Vito Rizzuto. Bố già Vito Rizzuto vừa mới từ nhà tù Mỹ trở về lại Montreal, sau khi phải ngồi tù 5 năm.



    Trong khi ông Vito ngồi tù th́ hàng loạt các thành viên của băng Rizzuto đă bị bắn hạ, gồm cả thân phụ và đứa con trai của bố già Vito.



    Các viên chức an ninh đă tiên đoán là sẽ có một cuộc thư hùng, tranh dành lại quyền lực giữa các nhóm băng đảng tội ác ở Montreal trong những ngày sắp tới?

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Canada: Cảnh sát phá vỡ một tổ chức người Việt trồng cần sa liên tỉnh bang



    Alamit:
    Nghe nói người Việt ở Canada, nhứt là di dân muộn giàu nhanh nhờ "Trồng Cỏ - Trồng Cần sa". Nay di dân muộn mang "Kỷ thuật, kỷ nghệ "Trồng Cỏ" về Việt Nam, từ Bắc vô Nam, người Việt Nam phấn khởi với "Công nghệ Trồng Cỏ giàu nhanh, không cần nhiều đất" nầy. Cán bộ CS nằm vùng Bắc Mỹ nên học và mang "Kỷ nghệ' nầy về Việt Nam "Giảm Đói Giảm nghẻo" cho nông dân. Di dân từ phía Bắc Việt Nam làm cộng đồng hải ngoại Canada tức giận v́ giàu quá nhanh qua quá tŕnh tham gia "Điền thổ Kháng chiến - Trồng cỏ tại gia" .Di dân muộn mua nhà bạc Triệu đô?



    Xe xịn bị tịch thâu

    Toronto-Canada: Trong hôm thứ ba ngày 6 tháng 11 năm 2012, một hỗn hợp các lực lượng cảnh sát tỉnh bang Ontario, lực lượng cảnh sát hoàng gia RCMP và lực lượng cảnh sát hỗn hợp đặc biệt CBSA, đă mở cuộc khám xét nhiều tư gia ở thành phố Toronto, London và Vancouver.



    Kết quả các lực lượng an ninh đă bắt giữ 10 nghi can, gồm 7 người ở thành phố Toronto, một nghi can ở thành phố London và hai người khác ở thành phố Vancouver. Lực lượng an ninh cũng tịch thâu gần 300 kư lô cần sa, 660 ngàn dollars tiền mặt, và 8 chiếc xe hơi đắt tiền.



    Đây là thành quả của chiến dịch mang tên là “Project Lie-See” do lực lương đặc nhiệm chống các tổ chức băng đảng Á Châu thực hiện, kéo dài trong ṿng 7 tháng qua.





    Tên tuổi các nghi can gồm Bryan Quoc Toan Lâm, Steve Thanh Hien Trần, Trung Le Lâm, Thanh Sau Trần, David Hoc Trương,Tan Nguyễn, Joe Viet Trương, Michael Tuan Van Nguyễn, Wali Seddiqi và Ba Tuan Trần.



    Những nghi can tuổi từ 23 cho đến 54 tuổi, sẽ phải ra hầu ṭa trong ngày thứ tư và thứ năm trong tuần.


    Maine-USA: Cần sa được hợp thức hóa ở hai tiểu bang, trong khi cư dân tiểu bang Maine chấp thuận hôn nhân đồng tính



    Seattle, Washington: Trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ ngày 6 tháng 11, có một loạt những cuộc trưng cầu dân ư ở các tiểu bang và kết quả cho thấy cư dân tiểu bang Maine chấp nhận việc hôn nhân đồng tính, và là tiểu bang đầu tiên ở Hoa Kỳ công nhận những cuộc hôn nhân cùng phái.

    Trong khi đó cư dân ở hai tiểu bang Colorado và Washington đă đồng ư hợp thức hóa việc xử dụng cần sa.





    Tại tiểu bang Washington, chính quyền tiểu bang sẽ cho thiết lập một hệ thống các cơ sở trồng cần sa, mà người trồng phải xin giấy phép. Có những cơ sở chế biến và các tiệm bán lẻ. Những người mua phải trên 21 tuổi và chỉ được phép mua một cân Anh. Chính quyền tiểu bang cũng sẽ ấn định các thử nghiệm về lượng cần sa trong máu, tối đa mà một người có thể hút, trong khi lái xe. Người ta ước lượng là việc hợp thức hóa dùng cần sa, sẽ đem về cho tiểu bang này hàng trăm triệu mỹ kim tiền thuế hàng năm.
    Last edited by alamit; 09-11-2012 at 10:09 PM.

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    [B]Những nghề kiếm nhiều ti

    (Theo báo Money)

    Theo Payscale.com’s, th́ sau đây là những nghề kiếm nhiều tiền nhất ở Mỹ



    1-Bác sĩ giải phẩu thần kinh (neurosurgeon): Lương trung b́nh của một bác sĩ giải phẩu thần kinh là 368 ngàn mỹ kim một năm, trong khi những bác sĩ đứng đầu bảng có thể kiếm được 643 ngàn mỹ kim một năm.





    2. Kỹ sư dầu hỏa: Một kỹ sư dầu hỏa có thể kiếm được 265 ngàn mỹ kim một năm, và lương trung b́nh của một kỹ sư dầu hỏa là 162 ngàn mỹ kim.



    3. Y tá gây mê (Nurse Anesthetist, CRNA): Muốn làm y tá gây mê, một người phải đi học bốn năm đại học ngành y tá, và làm y tá thường trong ṿng 2 năm, rồi phải quay về trường học lại thêm hai năm nữa. Lương trung b́nh của một y tá gây mê là 159 ngàn mỹ kim, trong khi có những y tá gây mê có thể kiếm được 105 ngàn mỹ kim một năm.



    4. Chuyên gia địa chất về dầu hỏa (petroleum geologist): Các chuyên gia này cần cho các công ty dầu, với số lương trung b́nh 149 ngàn mỹ kim một năm. Có nhiều chuyên gia có thể kiếm được 247 ngàn mỹ kim.



    5.Nha sĩ: Lương trung b́nh của một nha sĩ là 147 ngàn mỹ kim, và có nha sĩ có thể thu vào 253 ngàn mỹ kim



    6. Chuyên gia toán học làm việc cho các công ty bảo hiểm(actuary): Những chuyên gia này có số lương trung b́nh 136 ngàn mỹ kim một năm. Trong khi một người chuyên gia có thể kiếm được tối đa khoảng 208 ngàn mỹ kim.

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Truyện ba bà và hai ông tướng

    Chu Nguyễn



    - Trung tuần tháng 11, 2012, chính trường Mỹ nổ ra vụ Tướng David Petraeus, Giám đốc CIA từ chức v́ vụ bê bối t́nh ái. Việc này kéo theo Tướng bốn sao John Allen bị điều tra. Ai khiến danh tướng Petraeus ngă ngựa? Không phải một bà mà có tới hai bà. Nội vụ bùng lên và thêm một phu nhân khác xuất hiện. Truyện t́nh cảm không c̣n là dan díu ngoại hôn giữa những kẻ thành danh nữa mà có thể là việc ṛ rỉ tin tức bí mật quốc pḥng của Mỹ và của liên minh NATO.

    * * *



    David Petraeus la một tướng bốn sao nổi tiếng trong chiến tranh Bosnia (Iraq) v́ từng là chỉ huy trưởng của sư đoàn không vận 101 vào năm 2003 dưới thời Tổng thống Bush. Ông cũng từng là chỉ huy trưởng liên quân đồng minh ở Afghanistan và từng được Tổng thống Barack Obama khen ngợi cống hiến của ông trong 37 năm dưới lá cờ hoa là đă “giúp đất nước an ninh hơn và mạnh hơn”. Khi rời quân ngũ vào năm 2011, David Petraeus đă được Thượng nghị viện Mỹ chọn vào chức vụ quan trọng nhất trong ngành an ninh Mỹ là giám đốc cơ quan t́nh báo trung ương CIA từ tháng 6/9, 2011 cho tới tháng 9/11, 2012 là lúc ông từ chức v́ vụ bê bối t́nh ái.
    Tiểu sử của danh tướng này cũng có nhiều điểm son. Ông sinh năm 1952 tại Cornwall-on-Hudson, New York, tốt nghiệp hạng ưu tại Đại học Quân sự Mỹ West Point năm 1974 và có bằng Ph.D tại Đại học Princeton vào năm 1987. Ông từng lập được nhiều chiến công trong cương vị chỉ huy ở Bosnia (Iraq) cũng như ở Afghanistan và leo lên cấp tướng khá nhanh dưới thời Tổng thống Bush, và được thưởng nhiều huy chương cao quư nhất của quân đội Mỹ. Một danh tướng như David Petraeus, ở tuổi 60, c̣n có nhiều tương lai rực rỡ kể cả muốn vào chính trường, tại sao lại sa vào ṿng thân bại danh liệt?
    Chẳng qua là chuyện t́nh của kẻ đa tài th́ đa t́nh và “anh hùng khó qua được cửa ải mỹ nhân” như cổ nhân thường nói hay nói như b́nh dân ta “văn chương chữ nghĩa bề bề” có lúc cũng mê mẩn thần hồn v́ nhan sắc.
    Trong đời thường, David Petraeus không nổi tiếng là tay ăn chơi bốc trời mà xưa nay vốn được coi là một quân nhân có quy tắc và không phải loại giàu sang. Ông lập gia đ́nh khá sớm, vào năm 1974, với ái nữ của một viên tướng trong ban giám đốc tại West Point. Cuộc hôn nhân khá hạnh phúc v́ bà vợ Holly có học vấn và vượng phu ích tử được Petraeus khen với mọi người rằng vợ ḿnh khéo trong vai tṛ nội tướng, lo dạy dỗ con cái khi chồng sống nghiệp chinh phu ở măi Nam Á. Họ sinh được hai con, một trai và một gái, và người con trai tốt nghiệp MIT (Học viện Kỹ thuật Massachusetts.) Người thân với Petraeus tiết lộ ông ta nhận chức giám đốc CIA v́ muốn có cơ hội đoàn tụ với gia đ́nh trong tổ ấm t́nh yêu, một căn nhà thuê ở phía bắc Virginia.
    Nhưng rồi có những bóng hồng vào ra trong cuộc đời danh tướng khi “đường mây rộng đă thênh thênh cử bộ” và vào lúc tuổi hồi xuân.

    Paula Broadwell, nàng là ai?
    Tờ Wall Street tiết lộ mối t́nh nhỏ của David Petraeus với Broadwell bắt đầu từ tháng 8, 2011, khi tướng Petraeus chuẩn bị rời quân ngũ.
    Paula Broadwell, 40, là một bà mẹ đă hai con, có gia sản và là phụ nữ có học và một cây viết tiểu sử danh nhân mới vào nghề. Paula chuộng thể thao, có thân h́nh nảy lửa và thích giao du với các yếu nhân, đă t́nh cờ gặp Petraeus vào năm 2006 khi tốt nghiệp trường Quốc gia hành chính Kennedy của Đại học Harvard. Ngày ấy viên tướng tới thăm đại học thuộc hệ danh tiếng Ivy để nói chuyện về kinh nghiệm của ḿnh trong vai tṛ chỉ huy trưởng không đoàn không vận 101 trong cuộc tấn công Iraq vào năm 2003. Sau cuộc nói chuyện, Broadwewll t́m tới viên tướng để làm quen và được mời dự bữa chiều cùng với ông ta và một số sinh viên khác. Trong hồi kư của ḿnh, Broadwell ghi lại: “Tôi tự giới thiệu với tướng Petraeus và cho ông ta biết tôi thích nghiên cứu”. Viên tướng này trước mỹ nhân đă đon đả đưa cho cô ta danh thiếp và hứa sẽ giúp cô tiếp xúc với những người nghiên cứu đồng mục tiêu.
    Vào năm 2009, khi tướng Petraeus được cử giữ vài tṛ chỉ huy trường trung tâm điều hành an ninh trung ương (USCENTCOM) ở Tampa, Florida th́ Broadwell và David Petraeus tỏ ra khăng khít bên nhau. Trong hai năm tiếp sau đó họ như h́nh với bóng, v́ Broadwell đóng vai tṛ người viết tiểu sử danh tướng nên có thể thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn Petraeus không những tại tổng hành doanh của ông ở Tampa, Florida mà c̣n theo gót tướng quân tới Afghanistan nơi ông được chuyển sang Nam Á trong vai tṛ chỉ huy trưởng liên quân.
    Một sĩ quan thuộc cấp từng làm việc với Petraeus ở Afghanistan tiết lộ, dàn nhân sự dưới quyền ông tướng tỏ ra ngạc nhiên không hiểu sao một phụ nữ dân sự có chồng, một chuyên viên quang tuyến, tới Afghanistan làm ǵ trong bộ binh phục, theo bén gót Petraeus như thế? Có người cho rằng chắc bà ta vốn là tay nghiên cứu của Đại học Harvard đang chuẩn bị một luận án tiến sĩ nghiên cứu về chiến tranh nên phải tới Afghanistan. Nhưng đa số cho rằng Broadwell chỉ là bồ nhí của ông tướng mà thôi!
    Nhưng ai nấy c̣n nhiều việc đối phó với Taliban nên lời th́ thầm về chuyện t́nh cảm riêng tư giữa Petraeus và Broadwell rồi cũng gió thoảng và mây bay.
    Nhưng rồi vụ ái t́nh lẻ của Petraeus bùng nổ khi có một phụ nữ thứ hai xuất hiện trong đời ông tướng David Petraeus.
    Phụ nữ này là Jill Kelley. Jill Kelley, 37 tuổi, là một dân sự, có chồng là Scott Kelley, một nhà phẫu thuật ung thư. Đôi vợ chồng này được coi là bạn thân của vợ chồng tướng Petraeus trong khoảng thời gian từ 2008 tới 2010, khi ông c̣n là chỉ huy trưởng trung tâm điều hành an ninh của Mỹ ở khu vực Nam Á và Trung Đông ở căn cứu không quân MacDill, Tampa, Florida.
    Jill Kelley là một phụ nữ hoạt bát chịu chi, từng bỏ ra hàng trăm ngàn để tổ chức các buổi hội họp của yếu nhân trong giới quân sự Mỹ và được tướng Petraeus ưu ái, nên bà ta thường tự nhận là một thứ “đại sứ thiện chí” của quân đội Mỹ. Dư luận ban đầu cho rằng giữa vợ chồng Kelley và Petraeus chỉ là bạn thâm giao nhưng bỗng nhiên tai tiếng bùng lên khiến Petraeus mất chức.
    Tai tiếng ǵ vậy? Chính bà Jill Kelley báo cho cục điều tra liên bang FBI biết rằng bà nhận được nhiều email nặc danh với nội dung cay cú với bà và ra lệnh bà phải xa lánh ngay tướng Petraeus nếu không th́ biết tay. Ai gửi thư này? FBI nghiên cứu các thư nặc danh mà Jill Kelley cung cấp thấy có những câu như của một phụ ghen tuông với t́nh địch: “Tao biết những ǵ mày đă làm. Liệu hồn hăy biến mất khỏi người của tao!”
    Cuộc điều tra khi t́m ra tác giả những lá thư này không khó khăn. Nhóm điều tra biết tác giả của chúng chính là Paula Broadwell, 40, một bà mẹ đă có hai con và nhân vật mà hai mỹ nhân tranh giành chính là danh tướng Petraeus.
    Paula Broadwell không phải là một phụ nữ tầm thường. Báo chí có cơ hội tọc mạch và kẻ chống đối Obama có cơ hội bàn ra tán vào v́ Paula Boadwell nghe nói có liên hệ mật thiết với viện Hudson (Hudson Institute) thân Do Thái và với đảng Likud của Do Thái. Giới an ninh Mỹ giật ḿnh v́ như thế tin tức mật có thể lọt ra ngoài nên điều tra Petraeus và ông này từ chức vào 09-11-12. Nhân viên cục điều tra cũng khám nhà của Broadwell nhưng không cho biết có t́m ra chứng cớ nào là bà ta lợi dụng Petraeus để moi tin hay không.
    Petraeus không tuyên bố ǵ sau khi bất ngờ từ chức giám đốc CIA ngoài việc nh́n nhận sai lầm trong một cuộc t́nh ngoài hôn nhân. Giới thân cận với danh tướng cho biết ông ta rất thất vọng và cố gắng bạch hóa tên tuổi trước dân chúng Mỹ.

    Nhưng liệu có thể bạch hóa được không?
    Nguồn tin mới nhất cho biết nhân vật hiện giờ an minh Mỹ chú ư không phải chỉ là Paula Broadwell mà chính là Jill Kelley và người chị em song sinh Khawam sinh năm 1975 và lớn lên ở Pennsylvania. Đôi mỹ nhân này gốc Lebanon, cha mẹ từng di cư sang Mỹ vào 1970. Họ đă xây dựng được quan hệ với các yếu nhân ở Florida như cựu thống đốc Charlie Crist và chưởng lư Pam Bondi, một đồng minh thân thiết của ứng viên Mitt Romney. Nếu họ chỉ là những người thích hoạt động giúp quân đội Mỹ ở Tampa, Florida trong giao tế xă hội th́ chẳng ai bàn tán. Nhưng tại sao họ lại bám lấy trung tâm nơi điều hành an ninh của Mỹ ở Nam Á và Trung Đông từ Pakistan, Afghanistan tới Iraq...? Cục điều tra liên bang t́m thấy hàng trăm là điện thư trao đổi giữa Jill Kelley và tướng bốn sau John Allen chỉ huy quân đội Mỹ ở Afghanistan. Trong thư bên lời “âu yếm có chiều lả lơi” nên không thể không mở cuộc điều tra ông tướng này xem có bị mỹ nhân kế hay không. Hiện tướng Allen vẫn giữ chức vụ chỉ huy liên quân ở Nam Á nhưng tương lai của ông cũng không có ǵ bảo đảm v́ áp lực dư luận sợ rằng có thể có sự ṛ rỉ tin tức của Mỹ và đồng minh NATO trong những cuộc t́nh phức tạp giữa hai danh tướng và ba người đẹp nửa chừng xuân.
    Tuy nhiên, nh́n chung dư luận cho rằng chị em song sinh Jill Kelley bám mấy ông tướng là muốn dựa hơi để mưu đồ tài chính. Phúc tŕnh điều tra cho biết cả hai người đẹp đều nợ như chúa chổm. Riêng Khawam, một luật sư, th́ mới khai phá sản v́ nợ nhiều triệu. Có điều người ta không hiểu tại sao hai tướng Petraeus và Allen lại nhiệt t́nh bênh vực hai phụ nữ này trong nhiều vụ, chẳng hạn khi Khawam khi ly dị chồng cũ đ̣i quyền nuôi con th́ hai ông tướng đă gửi thư tới ṭa bênh vực giai nhân.
    David Petraeus từ chức, Tổng thống Obama lại một phen bị chỉ trích về vụ khủng bố tấn công và sát hại đại sứ Mỹ ở Benghazi (Libya) vào lúc Petraeus đang giữ chức vụ tổng giám đốc CIA. Phải chăng ông ta mê gái nên bê trễ nhiệm vụ đến nỗi xảy ra việc đáng tiếc như thế?

    Thoibao Online

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thêm một thành viên băng đảng tội ác bị bắn chết ở Montreal





    Montreal: Cảnh sát thành phố Montreal đă xác nhận tên tuổi của nạn nhân bị bắn chết trong hôm thứ bảy ngày 17 tháng 11 vừa qua, ở thành phố Montreal. Cảnh sát cũng cho biết thêm nạn nhân là một thành viên băng đảng có nhiều tiền án, có liên quan đến việc bắt cóc một thành viên của băng đảng Mafia Rizzuto vào năm 2008.



    Ông Mohamed Awada, năm nay 47 tuổi, đă bị bắn chết vào lúc 1.15 sáng hôm thứ bảy tại trước căn nhà của ông ta ở đường Leblanc trong thành phố Montreal.

    Nạn nhân là người đă từng can nhiều tội phạm, và đă bị án tù 9 năm trong năm 1995 về những liên quan đến ma túy.





    Trong năm 2008, ông Awada cũng là một trong 11 nghi can bị buộc tội bắt cóc một thành viên của băng đảng mafia Rizzuto, nhưng ông ta đă được tha bổng v́ thiếu những chứng cớ.



    Theo nhận định của nhiều chuyên gia về băng đảng tội ác th́ cái chết của tên găng tơ này, có thể có liên quan đến việc trở về của bố già Vito Rizzuto?


    Thoibao Online

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện Bắc Mỹ
    By alamit in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 08-10-2012, 06:59 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 04-04-2012, 01:38 PM
  3. Replies: 9
    Last Post: 18-11-2010, 05:46 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 02-10-2010, 04:49 AM
  5. Mỹ cân nhắc chuyện "đánh sập" mạng Internet toàn cầu
    By việtdươngnhân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 09-09-2010, 02:45 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •