Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 12

Thread: TÁC PHẨM :"GIẢI THOÁT DÂN TỘC VIỆT" Của Blogger Nguyễn Thiện Nhân

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    TÁC PHẨM :"GIẢI THOÁT DÂN TỘC VIỆT" Của Blogger Nguyễn Thiện Nhân

    Theo tin ngày hôm qua , blogger Nguyễn Thiện Nhân, chủ nhân blog Giải pháp Dân chủ đă bị công an mời lên làm việc , và có thể bị khởi tố v́ tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’ .

    Xin giới thiệu đến bạn đọc Vietland tác phẩm :


    GIẢI THOÁT DÂN TỘC VIỆT

    Của tác giả Nguyễn Thiện Nhân






    Tác phẩm gồm 5 phần :

    - Phần I: Không thể đi theo Chủ nghĩa cộng sản.

    -Phần II: Việt Nam nên đi theo con đường nào?.

    -Phần III: Những tử huyệt của chế độ cộng sản ở Việt Nam.

    -Phần IV: Những thủ đoạn của đảng CSVN.

    -Phần V: Giải pháp cho dân tộc.



    Tác phẩm gồm tổng cộng hơn 40 trang . Tập trung nhiều nhất vào phần giải pháp (phần chính) với 20 trang.


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 05-11-2012 at 04:00 AM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    LỜI GIỚI THIỆU

    Nước Việt Nam có vị trí địa lư tốt, có bờ biển dài, có những vùng đất màu mỡ, có tài nguyên thiên nhiên phong phú, có bề dày văn hóa mấy ngh́n năm, có lực lượng lao động dồi dào, con người khá thông minh có thể thi thố với các quốc gia trên thế giới, đă hưởng nền ḥa b́nh gần 40 năm(từ 1975).

    Thế mà nhân dân VN vẫn nghèo, khoa học cơ bản kém cỏi, công nghệ sản xuất lạc hậu, chưa sản xuất được một chiếc xe máy hoàn chỉnh chứ đừng nói đến xe hơi, máy bay hay máy vi tính. V́ sao? Tệ nạn xă hội đầy rẫy, môi trường ô nhiễm, nợ nần chồng chất, tài nguyên cạn dần, tham nhũng tràn lan, nhân quyền bị xâm phạm... Ai gây nên những họa này?

    Nh́n lại những quốc gia giàu có xem họ đă làm ǵ?

    Nh́n lại các quốc gia Châu Á giàu có, mà trước đây những năm sau chiến tranh thế giới lần II họ từng nghèo khổ, xem họ đă làm ǵ?

    Nh́n sang Thái Lan, nước láng giềng xem họ đă làm ǵ?

    Đừng đổ thừa chiến tranh, đừng đổ thừa dân trí thấp, đừng nói rằng đời sống nhân dân đă khá lên.

    Đó là thái độ của người vô trách nhiệm, lăng tránh và ngụy biện.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh đă nói:

    · Không có ǵ quư hơn độc lập tự do
    · Dân có giàu th́ nước mới mạnh
    ….
    Nhưng dân tộc VN vẫn c̣n nghèo, và chưa thật sự được có độc lập tự do.

    * Nói chưa có độc lập là bởi v́ hiện nay VN đang lệ thuộc chính trị vào Trung Quốc, là bởi v́ TQ đă xâm chiếm Hoàng Sa và đang tiếp tục xâm chiếm Trường Sa của chúng ta.

    * Nói chưa có tự do bởi chính quyền chưa cho phép thành lập phương tiện truyền thông của tư nhân (báo chí, đài truyền h́nh, đài phát thanh), từ đó tiếng nói bất đồng/phản biện vẫn c̣n bị trù dập và hạn chế tác dụng.

    Ai đang dẫn dắt dân tôc VN?

    Đường lối như thế nào?

    Làm sao để có sự cải cách?

    Làm sao để giải thoát dân tộc Việt khỏi sự nghèo khổ và khỏi bàn tay của Trung cộng?


    C̣n tiếp...

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    PHẦN I: KHÔNG THỂ ĐI THEO CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN



    Marx-Lenin


    Tôi biết chủ đề “triết học” hiện nay ở VN thật là khô khan và nhàm chán. Tuy nhiên đất nước chúng ta đang đi vào khủng hoảng toàn diện, v́ vậy sẽ không thừa chút nào khi tôi sờ vào những điểm nhức nhối nhối nhất của chủ đề này với mong mỏi đất nước chúng ta sẽ được cải cách và đi vào quỹ đạo đúng.


    Học thuyết của Karl Marx đă được Lenin phát triển thành học thuyết Mac-Lenin, học thuyết này một thời được đông đảo các quốc gia hưởng ứng, nó trở thành ngọn cờ cho hàng tỷ người lao theo, trong số đó có hàng chục triệu sinh mạng đă hy sinh để chống lại tư sản (gồm tư sản phong kiến và tư sản trong CNTB). V́ vậy học thuyết Mac-Lenin trở thành CNCS.


    Ngày nay (2012), CNCS đă teo tóp lại, chỉ c̣n TQ, VN, Cuba, Bắc Triều Tiên là các quốc gia xưng danh XHCN.


    Đảng Cộng sản Việt Nam, một chính đảng đang lănh đạo nước Việt Nam, đang đi theo chủ nghĩa cộng sản (CNCS), nói đúng hơn là đang đi theo Chủ nghĩa xă hội (CNXH), cần nói rơ là: về lư thuyết, CNXH là giai đoạn đầu của CNCS.

    V́ lẽ đó, tôi đă đọc lại, tư duy nó. Tôi muốn chỉ ra những thiếu sót, những mặt chưa phù hợp với thực tiễn xă hội chúng ta đang sống, từ đó có thể vạch trần âm mưu thối tha của những kẻ lợi dụng học thuyết Mac-Lennin làm tổn hại đến đất nước của chúng ta.

    I. TÍNH BẤT KHẢ THI CỦA CNCS

    Cụm từ “Chủ nghĩa cộng sản” chứa từ “cộng sản”.

    Từ “sản” chỉ tư liệu sản xuất (TLSX).

    Từ “tư sản” chỉ những người (cá nhân) sở hữu tư liệu sản xuất.

    “Cộng sản” có nghĩa là “tư liệu sản xuất thuộc sở hữu toàn dân”.

    Người cộng sản là người theo quan điểm tư liệu sản xuất phải thuộc sở hữu toàn dân và chống lại tư sản.

    1/ Bất khả thi từ định nghĩa

    Định nghĩa CNCS (theo từ điển học sinh do NXB Giáo dục 1971):

    “Học thuyết chủ trương xây dựng một chế độ xă hội trong đó mọi điều kiện vật chất cần thiết cho sự sản xuất như ruộng đất, nhà máy, hầm mỏ,…đều là của chung của xă hội; mọi người đều lao động và cùng làm cùng hưởng, làm tùy sức hưởng theo sự cần dùng; trong xă hội không c̣n giai cấp, không c̣n nhà nước, do đó không c̣n áp bức bóc lột giữa người và người nữa”.


    Một định nghĩa mà đến khi đọc hiểu được tôi lạnh toát mồ hôi bởi hai cụm từ chứa trong nó: “đều là của chung của xă hội” và “làm tùy sức hưởng theo sự cần dùng”.

    Hai cụm từ này chứa đựng sự bất khả thi của CNCS. Chủ nghĩa cộng sản bất khả thi từ định nghĩa!!!

    Từ sự manh nha tư tưởng đă là không thực tế. Tiếc thay người sáng lập ra nó không nhận thấy được. Tiếc thay hơn một nửa nhân loại thời ấy không nhận thấy được!!!

    Tôi lạnh toát mồ hôi là v́ dân tộc tôi đang bị dẫn dắt đi theo CNCS (mà tôi nhận ra ngay trong định nghĩa có 2 điểm rất lớn đă đẩy chủ nghĩa này đến chỗ bất khả thi), nói cụ thể hơn là đi đến sự nghèo đói và rối loạn.

    Ở cụm từ thứ nhất: “đều là của chung của xă hội” , TLSX mà của chung của xă hội th́ đặt nó ở đâu, do ai quản lư? Chắc chắn TLSX sẽ được để ở những đơn vị sản xuất (doanh nghiệp và HTX), một đơn vị sản xuất chắc chắn sẽ có ban lănh đạo, đứng đầu là người thủ trưởng.

    Chao ôi, những người quản lư điều hành TLSX lại không phải là những người sở hữu TLSX th́ họ sẽ làm ǵ chúng? Người sở hữu (toàn dân) lại là chung chung, dân đâu có cách nào để giám sát tài sản của ḿnh khi tài sản đó đang nằm trong tay cũng như được định đoạt bởi kẻ khác. V́ vậy tài sản của dân (TLSX) chắc chắn sẽ bị tham ô, tham nhũng, bị xâu xé, chia chác bởi những quan tham.

    Thôi rồi, giao trứng cho ác!

    Ở cụm từ thứ hai: “làm tùy sức hưởng theo sự cần dùng”, sức lao động của mỗi con người là khác nhau, có người khả năng lao động của họ gấp đôi gấp ba thậm chí gấp mười người khác, họ có sẵn sàng đem sức ḿnh ra làm hết ḿnh để những người làm ít hơn hưởng hay sao?

    Tệ hại hơn, những kẻ khả năng lao động kém họ cũng chẳng làm hết sức ḿnh bởi dù họ làm ít hay nhiều họ cũng được hưởng theo sự cần dùng! Sự cần dùng ư? Ḷng tham của con người th́ dùng bao nhiêu mới đủ?! Hậu quả cuối cùng là năng suất sụt giảm thảm hại là cái chắc, hoặc chí ít nó chẳng bao giờ tăng và sự bất công sinh sôi nảy nở. Rối loạn!


    C̣n đây là lư giải của những người sáng lập chủ nghĩa (Marx _Anghen): h́nh thái xă hội cộng sản có hai giai đoạn phát triển:

    - Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn mà xă hội mới xây dựng vừa thoát ra từ xă hội tư bản. V́ thế về mọi phương diện, xă hội ấy c̣n mang những dấu vết của xă hội cũ, xă hội đẻ ra nó, xă hội tư bản. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn xă hội chủ nghĩa, hay chủ nghĩa xă hội, giai đoạn thấp của CNCS. Nguyên tắc phân phối trong giai đoạn này là nguyên tắc phân phối theo lao động.

    -Giai đoạn thứ hai của CNCS là giai đoạn xă hội cộng sản đă phát triển trên cơ sở riêng của nó, giai đoạn cao của CNCS. Trong giai đoạn này cá nhân không c̣n bị phụ thuộc một cách nô lệ vào sự phân công, sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc không c̣n; lao động trở thành nhu cầu bậc nhất của đời sống; lực lượng sản xuất cũng tăng lên cùng với sự phát triển mọi mặt của cá nhân, nguồn của cải dồi dào. Chỉ trong giai đoạn này, xă hội mới có thể thực hiện nguyên tắc phân phối của xă hội cộng sản: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Và cũng chỉ trong giai đoạn này mới tạo ra được những điều kiện cho sự phát triển toàn diện của cá nhân, các nguyên tắc của đạo đức cộng sản mới được khẳng định.

    Tôi không phủ nhận các ông ấy là thiên tài bởi tầm ảnh hưởng của học thuyết do các ông ấy tạo ra và bởi tôi tin các ông ấy thực tâm đấu tranh cho lợi ích nhân dân lao động. Nhưng học thuyết các ông ấy là bất khả thi, chắc chắn điều đó. Sở dĩ tôi có thể tuyên bố điều như vậy là v́ tôi sống ở thế kỷ 21 này, sau các ông ấy đến hàng trăm năm.

    C̣n tiếp...

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    2/ Bất khả thi từ thực tiễn ở VN

    Mô h́nh CNXH trên thực tế lại là mảnh đất cho độc tài sinh sôi nảy nở, nảy sinh bọn tư sản đỏ (như thời kỳ đầu của CNTB), sự lạm quyền đàn áp người bất đồng chính kiến đẩy nhiều người phải sống trong sự nô dịch về mặt tinh thần.


    Lịch sử đă trả lời một số câu hỏi cho thấy tính bất khả thi của CNCS ở VN:

    - Câu hỏi: Tư liệu sản xuất là của toàn dân, vậy ai là người nắm giữ, quản lư và định đoạt khối tài sản ấy?

    - Trả lời: Nhà nước quản lư, nhà nước tổ chức một hệ thống các tổ chức kinh tế để nắm giữ và định đoạt TLSX theo quy định của pháp luật.

    - Câu hỏi: Hệ thống tổ chức nắm giữ và định đoạt TLSX là những tổ chức nào?

    - Trả lời: Trước đây gồm DNNN và HTX kiểu cũ. Hệ thống HTX kiểu cũ đă sụp đổ. Hiện nay ở VN chỉ c̣n DNNN là TLSX thuộc sở hữu công. Những nông trại, nông trường, nhà máy, công xưởng…thuộc DNNN.

    - Câu hỏi: Vậy ai lănh đạo các DNNN?

    - Trả lời: những người do nhà nước bổ nhiệm đảm nhiệm các chức vụ điều hành doanh nghiệp, gọi là ban lănh đạo. Người lănh đạo cao nhất trong ban lănh đạo là thủ trưởng. Thủ trưởng là một cá nhân.

    - Câu hỏi: Sở hữu là sở hữu công c̣n lănh đạo lại là cá nhân. Liệu điều này có khả thi?
    - Trả lời: Đây chính là nhược điểm lớn nhất của CNCS. Nó dẫn đến hệ lụy to lớn gây tổn thất tài sản của nhân dân và làm giảm sút năng suất lao động.

    - Câu hỏi: tại sao vậy?

    - Trả lời: Những lănh đạo trong bộ máy chính quyền là những cá nhân. Những lănh đạo trong DNNN cũng là những cá nhân. Bản chất phổ biến của một con người là họ ưu tiên lo cho lợi ích bản thân họ trước cho dù miệng họ luôn nói v́ dân v́ nước, họ luôn nói chống tiêu cực nhưng họ vẫn thực hiện hành vi tiêu cực để mang lại lợi ích cho cá nhân họ. V́ vậy họ xâm phạm lợi ích của nhân dân để có lợi ích bản thân. Lănh đạo doanh nhiệp nhà nước tham nhũng, họ không ăn hết mà trích lại một phần tiền tham những hối lộ cho lănh đạo của chính quyền…. Sự liên kết lợi ích này bào ṃn tiền của của nhân dân, nói đúng hơn là gây tổn thất của cải của nhân dân.

    - Câu hỏi: Vậy Đảng cộng sản lănh đạo có giữ được vai tṛ là “đại biểu” cho lợi ích của người lao động?

    - Trả lời: Những lănh đạo đảng nhận lợi ích lớn từ tiêu cực nghĩa là họ xâm hại lợi ích của nhân dân. Khi quá nhiều kẻ xâm hại lợi ích của nhân dân họ sẽ sợ nhân dân đấu tranh lật đổ, v́ vậy xu hướng họ sẽ bảo vệ nhau, bao che nhau để cùng xâm hại lợi lợi ích nhân dân. Do vậy họ trở thành lực lượng ṇng cốt trong giai cấp thống trị mà nhân dân là giai cấp bị trị. Đảng hiện nay không c̣n là “đại biểu” của nhân dân.

    - Câu hỏi: Vậy họ có chăm lo lợi ích nhân dân hay không?

    - Trả lời: Có. Cũng như bất kỳ giai cấp thống trị nào trên thế giới, họ luôn muốn dân họ giàu, quốc gia hùng mạnh. Tuy nhiên, họ ưu tiên cho lợi ích của họ trước. Và khi lợi ích này mâu thuẫn th́ họ sẵn sàng xâm hại lợi ích của nhân dân.

    - Câu hỏi: Vậy tại sao hệ thống kiểm soát và thực thi pháp luật không hoạt động hiệu quả.
    - Trả lời: Đảng cộng sản là một tổ chức chính trị, cũng như tổ chức kinh tế hay bất kỳ tổ chức nào khác, họ sẽ ưu tiên chăm lo lợi ích thành viên của họ trước rồi mới đến lợi ích của nhân dân. Đảng cộng sản giữ độc quyền lănh đạo, dĩ nhiên họ sẽ tổ chức hệ thống chính trị sao cho quyền lợi họ được cao nhất và thời gian tồn tại của họ được lâu nhất.

    V́ vậy họ sẽ t́m cách để những đảng viên nắm giữ những vị trí lănh đạo trong chính quyền, những người giữ chức vụ cao trong đảng dễ dàng được đưa sang nắm giữ chức vụ cao trong chính quyền.

    Ở VN những tổ chức nhận lănh nhiệm vụ kiểm soát kinh tế (VKS, thanh tra, và cơ quan điều tra tội phạm kinh tế) sẵn sàng gắn kết với đối tượng để chia lợi ích và bảo vệ nhau ở mức độ có thể. Mức độ có thể tùy thuộc vào cá nhân họ tự đánh giá, thường là mức độ họ cho rằng chưa đến nỗi ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ hay chưa đến nỗi bị người dân phát hiện. Tuy nhiên vẫn có nhiều vụ án bể ra, khi đó họ lại t́m cách bao che nhau tối đa.

    V́ vậy ta thường thấy những cá nhân trong cơ quan đảng, chính quyền, MTTQ bắt tay nhau trở thành lực lượng đối lập với lợi ích nhân dân nhưng họ luôn núp dưới cái bóng “của dân, do dân, v́ dân” để ẩn ḿnh trong những việc làm xấu xa, bỉ ổi.


    Tóm lại: CNCS không khả thi ở bất kỳ quốc gia nào, do đó không thể tồn tại lâu dài.

    Các nhà sáng lập CNCS và các vị lănh đạo cao nhất của CNCS chưa bao giờ đưa ra được một mô h́nh kinh tế khả thi, những năm tháng tăng trưởng kinh tế mạnh ở TQ và VN là nhờ họ cho phép kinh tế tư nhân tồn tại như trong mô h́nh CNTB, điều mà trước đó họ luôn bài trừ.

    Trên thế giới, trong thời gian tồn tại của ḿnh, CNCS chỉ có thể thúc đẩy CNTB điều chỉnh hoàn thiện hơn mà thôi. CNCS là một bài học lớn của loài người về phương thức đấu tranh trong quan hệ xă hội giữa người với người cũng như giữa các lực lượng đối lập lợi ích với nhau.

    C̣n tiếp...

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    II. TẠI SAO MỘT CHỦ NGHĨA BẤT KHẢ THI MÀ CÓ ĐẾN MỘT NỬA NHÂN LOẠI TỪNG THEO NÓ?

    Karl Mark và Lenin là những thiên tài chính trị nhưng không phải là tiên tri. Có thể hai vị này muốn t́m cách để bọn tư sản thời ấy không c̣n bóc lột công nhân.

    Trước tiên, cần nh́n nhận rằng với t́nh h́nh lúc ấy, CNCS là vũ khí lợi hại nhất để chống lại tư sản.

    Tư sản lúc ấy khác tư sản ngày nay nhiều. Tư sản ngày nay đa số là doanh nhân, được tôn trọng, thậm chí ngay tại VN c̣n được chọn vinh danh. Số lượng tư sản lúc ấy c̣n rất ít so với ngày nay và cũng c̣n rất ít so với lực lượng người lao động, bởi thế nên sự cạnh tranh giữa các tư sản trên thị trường hàng hóa và thị trường lao động chưa đủ mức cần thiết.

    Đó là nguyên nhân chính làm cho bọn chúng bóc lột quá mức và sẵn sàng hành hạ công nhân. Nhưng nhân loại lúc ấy chưa nhận thức ra rằng “không thể chống lại sự bóc lột bằng cách triệt tiêu tư sản, cái cần thiết phải xây dựng cơ chế thị trường cạnh tranh mức độ cao và thiết lập một thể chế dân chủ”. Sự đấu tranh cũng rất cần thiết nhưng cách đấu tranh nhằm loại trừ vĩnh viễn tư sản và thiết lập chế độ công hữu TLSX là điều bất khả thi.

    Bức tường Berlin đă sụp đổ là niềm vui của nhân dân Đức, là sự khẳng định CNCS không thể đưa con người phát triển được.




    Nhân dân Đức vui mừng khi bức tường Berlin sụp đổ 1989

    Cho dù bạn là tiến sĩ, giáo sư hay một chuyên gia nghiên cứu, việc bạn lập nên một dự án bất khả thi là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Hăy thử nghĩ về một dự án kinh doanh của bạn, đương nhiên bạn phải tin tưởng nó khả thi th́ bạn mới thực hiện. Nhưng khi đi vào thực tiễn thực hiện gặp thất bại rồi bạn mới nhận ra bài học và thừa nhận nó bất khả thi.

    CNCS thời Karl Marx và Lenin đa số con người sống trên trái đất này không nhận ra tính bất khả thi của nó. Điều đó cũng giống như loài người từng ngộ nhận rằng “mặt trời quay quanh trái đất”, hay một số dân tộc từng ngộ nhận rằng “trái đất h́nh vuông”. Kể cả những người học cao hiểu rộng cũng từng nghĩ rằng CNCS là khả thi và sẵn sàng hy sinh để đưa loài người đến với nó. Rất tiếc, đó là sai lầm.

    Một yếu tố tạo nên sức mạnh vũ băo của CNCS trước đây là tinh thần đấu tranh mănh liệt đang lên đỉnh điểm của người lao động chống lại những ông chủ bóc lột.

    Họ sẵn sàng đi theo bất cứ ngọn cờ nào chống lại tư sản với lư tưởng cùng sự nôn nóng giành lại công bằng. V́ thế họ lao theo CNCS mà không hề biết hậu quả rằng điều ǵ sẽ đến sau khi tiêu diệt hoàn toàn tư sản. Tai họa!

    Tại VN, CNCS được tiếp nhận như một con đường chống lại thực dân và đế quốc ngoại xâm.

    Ư thức bài ngoại ăn sâu trong tâm trí người việt là nhân tố cộng hưởng tạo nên làn sóng nhân dân đi theo cộng sản dâng lên cao ngút không những về lượng mà c̣n bằng cả sự hăng hái nhiệt t́nh.
    CNCS đă giúp nhân dân VN đẩy lùi nguy cơ bị thực dân và đế quốc thôn tín. Nhưng CNCS vốn dĩ bất khả thi nên đă để hậu quả rất lớn mà nhân dân VN phải chịu đựng trong suốt nhiều thập kỷ sau chiến tranh.

    Nói rơ ràng là những tay cơ hội đă lợi dụng CNCS để nắm quyền cai trị độc tài với vỏ bọc là CNXH.


    C̣n tiếp...

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    PHẦN II: VIỆT NAM NÊN ĐI THEO CON ĐƯỜNG NÀO?

    1. Tất yếu phải đi theo con đường CNTB


    Sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là ngành tin học đă giúp con người dễ dàng gắn kết với nhau.

    Sự tự do kinh doanh h́nh thành vô số doanh nghiệp cạnh tranh nhau. Từ đó tạo thế cân bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động.

    Các quốc gia tiên tiến đi theo CNTB đă trao công cụ làm chủ cho nhân dân, thứ nhất nhân dân được bầu cử trực tiếp nguyên thủ quốc gia gắn với sự cạnh tranh chính trị đa nguyên đa đảng, từ đó người dân được chọn lựa người lănh đạo đất nước ḿnh, thứ hai người dân được phép biểu t́nh bất bạo động kèm theo những quyền khác như quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận…tạo nên một sức mạnh lớn lao trong dân chúng mà bất cứ chính phủ nào cũng phải khuất phục.

    Đă qua rồi thời kỳ CNTB man rợ (thời Karl Marx sống). CNTB đă tiến bộ nhiều so với trước, cứ 50 năm nh́n lại là CNTB đă tiến một bước dài. Kinh tế phát triển rất mạnh mẽ trong giai đoạn CNTB so với giai đoạn chế độ quân chủ chuyên chế (Phong kiến). Ở các nước CNTB phát triển, ngày nay chế độ an sinh rất tốt. Người thất nghiệp, người đau ốm, người tàn tật, người về hưu, sản phụ…được chăm sóc tốt hơn.

    Đời sống người lao động đạt mức khá cao, có thể có nhà cửa khang trang, sở hữu xe ôtô, hưởng các dịch vụ công hiện đại, lại được sống trong môi trường sạch sẽ, tự do. Nạn bóc lột đă giảm thiểu, nạn tham nhũng được đẩy lùi thông qua sự cạnh tranh chính trị. Sự chênh lệch giàu nghèo mặc dù c̣n cao nhưng ngày càng được điều tiết tốt hơn qua thuế thu nhập (TNDN, TNCN).

    CNCS có người sáng lập và có người t́m cách phát triển lên. CNTB lại phát triển không hề có người sáng lập, nó phát triển theo quy luật của sự vận động.

    Nói ‘tư bản bóc lột công nhân tận xương tủy’ chỉ đúng ở giai đoạn đầu của CNTB. Ngày nay nó không đúng nữa. Một doanh nhân muốn có lợi nhuận họ phải chấp nhận rủi ro (có thể bị thua lỗ) và phải lao động trừu tượng từ sự tổ chức sản xuất, cải tiến công nghệ và nghiên cứu nhu cầu thị trường. Lợi nhuận của doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế, giúp con người thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu.

    Mặt trái của CNTB: con người chạy theo vật chất, sự tích lũy ngày càng lớn của giới kinh doanh và sự tích lũy quá ít của người lao động làm thuê nên khoảng cách giàu nghèo trở thành sự thách thức cho xă hội. 1% dân số nắm giữ phần lớn TLSX làm cho 99% c̣n lại cảm thấy bị thiệt tḥi.


    Dù có những mặt hạn chế nhưng CNTB mang một sứ mệnh hết sức quan trọng trong lịch sử loài người, đó là khai bật sức lao động và sáng tạo của loài người làm cho của cải và tŕnh độ dân trí tăng lên chưa từng có. CNTB giải phóng cuộc sống con người thông qua con đường kinh tế và kết nối con người trên toàn thế giới với nhau để chuẩn bị cho thế hệ tương lai sẵn sàng bước giai đoạn mới sau đó, có thể là cuộc cách mạng khám phá vũ trụ hay thế giới siêu h́nh, cũng có thể là giai đoạn con người vượt lên chính ḿnh để làm chủ các tiểu hành tinh.


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 05-11-2012 at 12:00 AM.

  7. #7
    Hoàng Nguyên
    Khách

    Nếu ai ai cũng rơ chủ nghĩa cộng sản đă được thực thi áp dụng như thế nào, th́ cái chủ nghĩa này tự nó sẽ tan ră

    Chủ nghĩa cộng sản ra đời do những triết gia như những chủ nghĩa khác, cái khác là Lenin, Mao dùng nó để quyến rũ những người lầm đường lạc lối nhưng sau đó kẹt lại không thể thoát ra v́ những tên chủ tể Lenin với Mao đă tuyên án tử h́nh cho ai t́m cách thoát ra, đi kèm là biện pháp giết chóc gây kinh sợ không dám phản kháng trong quần chúng, cùng dùng biện pháp giết chóc để không cho phát tán những cái tàn ác cùng thủ đoạn của chính sách này, cứ thế mà chủ nghĩa cộng sản đă tồn tại, chứ chỉ vài năm sau khi bọn đầu tể Lenin Mao đề ra với áp dụng cái chủ nghĩa cộng sản là người người đă thấy bộ mặt ghê tởm dối giá độc ác phi nhân diệt chủng của người giương cao cái chủ nghĩa cộng sản này.

    Cái chính yếu trong sự tồn tại của chủ nghĩa cộng sản là bưng bít (bức màn sắt), đúng như thi sĩ, ngục sĩ, tu sĩ Nguyễn Chí Thiện đă nói, nếu ai ai cũng rơ chủ nghĩa cộng sản đă được Lenin Stalin Mao thực thi áp dụng như thế nào, th́ cái chủ nghĩa này tự nó sẽ tan ră.
    Last edited by Hoàng Nguyên; 05-11-2012 at 04:24 AM.

  8. #8
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    2) Tại sao phải đa nguyên đa đảng?



    Chỉ tốt khi cùng tồn tại


    Thể chế đa nguyên đa đảng với môi trường cạnh tranh chính trị thông qua bầu cử có những ưu việt mà thể chế độc đảng không thể có được. Có 3 đặc tính ưu việt cốt lơi nhất, đó là:

    - Sự giám sát chéo: không có ai giám sát hiệu quả bằng đối thủ. Trong thể chế đa đảng, đảng này giám sát đảng kia, cái xấu của đối phương sẽ được lôi ra công luận để tất cả nhân dân đều biết. Khi một đảng có nhiều cái xấu bị phát hiện, nhân dân sẽ không bầu cho đảng đó, nói rơ hơn là nhân dân sẽ không bầu cho ứng cử viên tổng thống/thủ tướng của đảng bị mất ḷng tin tại thời điểm bầu cử. V́ vậy các đảng sẽ tự ḿnh phải chính đốn để không bị mất ḷng tin.


    - Sự thi đua: Đó chính là sự phấn đấu cạnh tranh giữa các đảng, đảng nào cũng muốn thuyết phục với dân chúng khả năng lănh đạo của ḿnh, v́ vậy có động lực để các đảng thi đua ra sức phục vụ nhân dân.


    - Nhân dân được trao công cụ làm chủ đất nước: nhân dân có trong tay 2 công cụ làm chủ: lá phiếu và biểu t́nh. Khi nhân dân bất măn điều ǵ bức bách, nhân dân có thể biểu t́nh mà không sợ bị quy kết tội “gây rối trật tự công cộng’, và không ai phải sợ bị quy kết tội xúi giục/kích động hay tuyên truyền chống phá nhà nước.

    Khi nhân dân muốn chính phủ làm ǵ theo ư ḿnh, nhân dân cũng có thể biểu t́nh. Khi một đảng dùng sức mạnh ‘cơ bắp’ của ḿnh để trấn áp, tiêu diệt đảng khác, nhân dân sẽ không bầu cho chúng, nếu chúng c̣n hung hăng, nhân dân sẽ biểu t́nh để triệt tiêu quyền lực của chúng. V́ vậy nhân dân sẽ hẫu thuẫn cho đảng nào bị đảng khác làm tổn hại, để đảm bảo chính trường luôn được trong sạch, công bằng và bền vững.


    Với 3 đặc tính ưu việt này, thể chế đa nguyên đa đảng sẽ đẩy lùi tiêu cực và khuyến khích năng lực phát huy nhằm phục vụ nhân dân được tốt nhất.


    Trong chế độ độc đảng, cho dù lănh đạo có năng lực đi nữa th́ năng lực ấy sẽ bị danh lợi d́m chết, vị lănh đạo độc tài lo vơ vét của cải và quyền lực về cho ḿnh cùng phe cánh nên không chuyên tâm phục vụ nhân dân.


    Do đó, trong thể chế đa đảng, tiêu cực khó phát sinh, đặc biệt là tiêu cực lớn rất khó phát sinh. Thay vào đó, người lănh đạo sẽ cố gắng khai thác chất xám của ḿnh để nâng cao giá trị cho chính ḿnh, qua đó người dân sẽ được lợi. Sự phục tùng dân chúng sẽ trở thành nguyên tắc để các đảng phái tồn tại và tỏa sáng.


    Bên cạnh đó, thực thi tam quyền phân lập sẽ tránh được t́nh trạng vừa đá bóng vừa thổi c̣i, lập pháp-hành pháp-tư pháp: mỗi ngành đều nổ lực phát huy quyền lực của ḿnh mà không bị ngành khác khống chế hay áp đảo.

    Kết luận: Tốt hơn hết, chúng ta hăy đi theo CNTB đa nguyên đa đảng tam quyền phân lập, và cố gắng khắc chế những mặt trái của nó, c̣n sau CNTB là cái ǵ th́ để vài trăm năm nữa con cháu chúng ta sẽ tự lựa chọn cho ḿnh.

    C̣n tiếp....(3) Lư giải những băn khoăn

  9. #9
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    3) Lư giải những băn khoăn


    a) Tại sao một số nước đa đảng vẫn c̣n đói nghèo?

    Tại sao một số nước có thể chế đa nguyên đa đảng lại c̣n nghèo, GDP/đầu người và HDI (chỉ số phát triển con người) thấp? Thậm chí c̣n có cả bạo lực, bất ổn ở các nước này.

    Cụ thể là Pakistan, Bangladesh c̣n nghèo hơn cả VN.

    Indonesia, Philippin độc lập đă lâu mà vẫn c̣n nghèo, mặc dù giàu hơn VN nhưng chỉ tương đương TQ?

    Trả lời:

    Đối với một vấn đề lớn, trước tiên ta hăy nh́n vào tổng thể của nó. Những nước tiên phong áp dụng thể chế đa đảng đă thành công.

    Tiếp theo là các con hổ Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore…Hiện nay, đa số các nước có thể chế đa đảng là những nước phát triển. Tuy nhiên, một quốc gia phát triển nhanh hay chậm, có thịnh vượng hay không c̣n phụ thuộc vào một số yếu tố, có thể kể một vài yếu tố quan trọng: thể chế chính trị, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lư, địa h́nh, điều kiện tự nhiên, văn hóa, dân trí, … Thể chế chính trị là một yếu tố quan trọng cấu thành nên sự hưng thịnh của một quốc gia nhưng nó không phải là ‘thuốc tiên’ để có thể thay thế mọi thứ.

    Indonesia, Philippin, Pakistan, Bangladesh…Nh́n vào các nước này, ta thấy họ có điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Nếu một nước có điều kiện tự nhiên không thuận lợi th́ đất nước đó sẽ phát triển chậm hơn, những trở lực từ thiên nhiên như hạn hán, băo lụt, động đất, sóng thần (thiên tai), đất đai không màu mỡ, thiếu đồng bằng, nhiều đồi núi/sa mạc…

    Tất nhiên tinh thần, ư thức con người có thể vượt qua, tấm gương điển h́nh là Nhật bản. Nhưng chuyện đ̣i hỏi dân tộc nào cũng có tinh thần, ư thức như Nhật bản là điều không thể!

    Nói như vậy không có nghĩa là các nước này măi nghèo. Indonesia và Philippin rất có tương lai.
    Bắc Triều Tiên nghèo đói, một nước lẽ ra phải giàu như Hàn Quốc nhưng rớt vào cái nghèo thê thảm là do thể chế chính trị không phủ hợp, nói đúng hơn là một thể chế tai hại mà Bắc Triều không may gặp phải.

    Về tổng thể, Việt Nam và TQ có điều kiện tự nhiên khá tốt. Nếu xét về ‘ tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lư, điều kiện tự nhiên’ th́ VN và TQ hơn hẳn Indonesia, Philippin. V́ vậy việc so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong một giai đoạn vủa VN (hay TQ) với Indonesia (hay Philippin) để nói thể chế nào tốt hơn là điều khập khiễng.

    Điều cần thấy là nếu VN cổ phần hóa tất cả DNNN th́ kinh tế VN sẽ tăng trưởng với tốc độ cao hơn. Điều cần thấy nữa là nếu đa đảng th́ tham nhũng ở VN chắc chắn giảm đi nhiều lần và nhân quyền được tôn trọng hơn.

    Rơ ràng là VN có điều kiện tự nhiên tốt hơn Ấn Độ nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế VN c̣n thua Ấn Độ. VN có đầy đủ các yếu tố, chỉ thiếu một thể chế chính trị phù hợp để trở thành quốc gia hưng thịnh.

    C̣n chuyện bạo lực ư? Chuyện bạo lực thường xuyên xảy ra tại một số vùng ở một số nước là có, nhưng nó c̣n đỡ hơn là thảm sát Thiên An Môn ở TQ và chà đạp nhân quyền ở VN hay Bắc Triều Tiên.

    Sau cùng, ta đừng nghĩ rằng Singapore là nước không dân chủ nhé. Đảng của ông Lư Quang Diệu thắng cử và lănh đạo Singapore suốt hơn nửa thế kỷ. Đó là điều rất tốt mà Đảng CSVN phải học tập. Điều đó cho thấy trong thể chế đa đảng, một đảng tốt có thể được nhân dân tin tưởng và chọn lựa trong suốt nhiều thập kỷ.

    b) Khi cải cách chính trị hoặc có những biến cố để chuyển sang thể chế đa đảng, liệu VN có gặp bất ổn, thậm chí là xảy ra đấu đá giữa các phe phái hay không?

    Tổn thất từ hệ thống DNNN và tham nhũng từ 1975 đến nay (quy đổi) đă vượt qua con số 1 triệu tỷ đồng. Chúng ta có muốn tiếp tục tổn thất hay không?

    Muốn có sự thay đổi phải chấp nhận sự xáo trộn nhất định.




    Biểu t́nh ở miền nam trước 1975: bất ổn tất yếu!


    Mức độ bất ổn tùy thuộc vào những hành động của Đảng CSVN. Đảng CSVN càng có thiện chí th́ càng dễ dàng cho sự chuyển đổi. Nếu Đảng CSVN nhất quyết giữ chế độ độc đảng, đi ngược lại lợi ích dân tộc, sẽ có tổn thất về nhân mạng.

    Khi có càng nhiều tù nhân chính trị và những người đấu tranh hy sinh tính mạng, có nghĩa là Đảng CSVN tự đánh mất giá trị của ḿnh, hơn thế nữa người dân sẽ có cái nh́n không tốt về quá khứ, như vậy những người lănh đạo đảng hiện nay sẽ có tội với tiền nhân, có tội với bao lớp người theo đảng đă hy sinh xương máu của ḿnh.

    Nước Đức quá hạnh phúc khi thống nhất Đông Đức và Tây Đức để xóa bỏ CNCS mà không phải đổ máu (Khi sáp nhập, GDP của Đông Đức chỉ chiếm 7% trong tổng số, GDP của Tây Đức chiếm 93%). Liên Xô rất may mắn khi đă chuyển đổi thành công tuy có bất ổn kinh tế nhất định.

    Dân tộc Việt Nam liệu có may mắn như thế chăng? Được hay không phụ thuộc vào sự đấu tranh của chúng ta, từ đấu tranh trong nội bộ đảng đến đấu tranh rộng răi trong quần chúng, nhất là trong lực lượng trí thức, đặc biệt là sinh viên.


    Bạn sợ tù tội ư? Bạn sợ bị trù dập ư? Bạn sợ ảnh hưởng đến người thân ư? Đến phần giải pháp, bạn sẽ nghĩ ra và chọn cho ḿnh một cách phù hợp để góp phần vào phong trào đấu tranh, t́nh h́nh hiện nay đang rất cần những con người có trách nhiệm với đất nước.



    C̣n tiếp...

  10. #10
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    PHẦN III: NHỮNG TỬ HUYỆT CỦA ĐẢNG CSVN

    1) Hệ thống DNNN yếu kém-

    * Thứ nhất, DNNN là nơi tham nhũng sinh sôi không thể khống chế, nảy sinh bởi những kẻ điều hành nó (đă phân tích ở phần I)

    * Thứ hai, DNNN có năng suất sản xuất thấp và hoạt động kém hiệu quả.

    Bởi những người điều hành DNNN không bỏ đồng xu nào trong vốn của DNNN nên họ chỉ lo tư túi chứ đâu có lo chuyện tăng năng suất hay hiệu quả của DNNN. Họ tham nhũng xong, trích một phần đem hối lộ cho lănh đạo cơ quan quản lư của họ. V́ vậy DNNN như một cơ thể bệnh tật, thiếu đề kháng và đi dần đến chỗ thua lỗ, phải chuyển đổi hoặc phá sản. Tiền của dân đă chạy vào túi quan tham qua hệ thống DNNN này.

    Thủ tướng chính phủ đă từng tuyên bố “ năm 2010 cơ bản hoàn thành cổ phần hóa DNNN” nhưng thực tế th́ việc cổ phần hóa DNNN vẫn ́ ạch, các DNNN tiếp tục thua lỗ và xảy ra tiêu cực.

    2) Tham nhũng tràn lan


    - Điều này ai cũng đă rơ, có lẽ không phải phân tích nhiều. Thể chế đẻ ra những cơ chế nuôi béo quan tham. Tham nhũng ở VN gắn liền với ‘kinh tế thị trường định hướng XHCN’ thống trị bởi một đảng duy nhất là Đảng CSVN. Tham nhũng xảy ra ở hai môi trường chính: chi tiêu ngân sách và hệ thống DNNN. Tham nhũng nhiều nhất dưới hai h́nh thức: nhận hối lộ (ăn hoa hồng, tiền bồi dưỡng, nhận tiền chạy án, tiền mua chức quyền…) và rút ruột công tŕnh. Tham nhũng xảy ra ở mọi cấp từ TW đến địa phương nhưng thực tế TW vẫn luôn nằm trong “vùng tối”, cơ quan chống tham nhũng khó mà đụng vào.

    3) Lạm quyền và vi phạm nhân quyền

    Lạm quyền ngày càng trầm trọng và trở nên nghiêm trọng từ sau đại hội đảng lần thứ 11 (năm 2011), năm 2012 liên tiếp các vụ cưỡng chế kinh hoàng xảy ra như vụ cưỡng chế ở Tiên Lăng (Đoàn Văn Vươn), Văn Giang, Vụ Bản…

    Trước đó ṭa án cấu kết với chính quyền địa phương vi phạm pháp luật, xử ép Đoàn Văn Vươn để thu hồi đất, tiếp theo huy động cả công an và quân đội mấy trăm người để cưỡng chế. Nhưng không có quan chức nào trong vụ này bị xử tù cả.

    Công an bất chấp pháp luật, ngang nhiên hành hung nhiều người, nổi bật là vụ hành hung 2 nhà báo của VOV trong lần cưỡng chế ở Văn Giang. Cuối cùng, huề cả làng, không có thằng an ninh nào bị xử lư thích đáng cả!




    Công an đánh 2 nhà báo VOV trong vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang

    Việt Nam đă tham gia Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966 (Việt Nam tham gia năm 1982). Theo công ước này th́:

    “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do t́m kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ư kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng h́nh thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng nào khác theo sự lựa chọn của ḿnh” .

    Thế nhưng hệ thống chính trị vẫn ngang nhiên vi phạm công ước này.

    Bộ luật h́nh sự quy định tội “tuyên truyền chống nhà nước” (Điều 88) và “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” (Điều 79), không có điều nào quy định tội “tuyên truyền chống phá đảng”. Nhưng công dân nào tuyên truyền (rải truyền đơn/viết bài trên mạng…) đ̣i đa đảng là bị quy chụp vào 1 trong 2 tội trên và bị xử tù giam. Bằng hành vi này, hệ thống chính trị đă vi phạm Hiến Pháp: “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội" (Điều 69).

    Ḍng chúa cứu thế (DCCT) và một số tôn giáo khác thường lên tiếng bảo vệ nhân quyền, họ lên án chính quyền đă vi phạm nhân quyền…v́ vậy họ đă bị chính quyền đàn áp. Do đó nhiều tổ chức ở nước ngoài và nhiều linh mục trong nước đă cáo buộc chính quyền đàn áp tôn giáo.

    Như vậy hệ thống chính trị đă vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhưng họ vẫn cố t́nh tiếp tục vi phạm để đàn áp phong trào đấu tranh ngày càng dâng cao.

    Vấn nạn lạm quyền và vi phạm nhân quyền được sinh sôi nảy nở bởi chế độ độc tài cộng sản đang hiện diện ở VN.


    C̣n tiếp...


    ( Ghi chú : DNNN = Doanh Nghiệp Nhà Nước )
    Last edited by Tigon; 05-11-2012 at 02:18 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 07-07-2012, 07:04 AM
  2. Replies: 6
    Last Post: 25-05-2012, 06:38 AM
  3. Replies: 2
    Last Post: 28-06-2011, 05:04 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 26-02-2011, 07:32 AM
  5. Replies: 2
    Last Post: 29-12-2010, 03:32 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •