Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 28

Thread: Kinh Tế Tài Chính Thế Giới

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Kinh Tế Tài Chính Thế Giới

    Kinh Tế Tài Chính Thế Giớii
    Đồng Gia kim và Úc kim trở thành tiền dự trữ thế giới



    London, Anh(Theo CBS Marketwatch): Hai loại tiền dẫn đầu thế giới về loại bản vị nguyên liệu (commodities-rich currencies), đă được thêm vào những loại tiển dự trữ.



    Trong hôm thứ năm ngày 22 tháng 11, Qũy Tiền Tệ Thế giới đă yêu cầu các quốc gia thành viên, cho thêm hai loại tiền Gia kim và Úc kim vào danh sách những loại tiền dự trữ. Một kỷ nguyên mới diễn ra trong lănh vực tiền tệ thế giới.



    Số tiền dự trữ của các quốc gia trên thế giới, trong các ngân hàng trung ương, vào khoảng 10 ngàn 5 trăm tỷ mỹ kim. Số tiền này sẽ được giữ dưới các loại tiền tệ gồm đồng Mỹ kim, đồng euro, đồng Bảng Anh, đồng Phăng Thụy Sĩ, đồng Yen, đồng Gia kim và đồng Úc kim.





    Trong những năm trước cuộc Thế Chiến thứ Nhầt, tiền dự trữ thế giới là đồng Bảng Anh, và từ thời Thế Chiến cho đến nay, th́ đồng Mỹ kim đă thay thế là tiền dự trữ trong các ngân hàng trung ương.
    Last edited by alamit; 25-11-2012 at 11:03 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Cơ quan Bưu Điện Hoa Kỳ lỗ vốn ở mức kỷ lục



    Hoa Thịnh Đốn: Trong tài khóa nguyên năm, tính đến cuối tháng 9 năm 2012, bưu điện Hoa Kỳ đă lỗ 15.9 tỷ Mỹ kim, gấp ba lần con số 5.1 tỷ Mỹ kim bị lỗ trong năm 2011. 15.9 tỷ Mỹ kim cũng là một số tiền lỗ kỷ lục chưa từng có trong lịch sử bưu điện Hoa Kỳ.

    Thời đại cao kỹ, người ta gửi thư cho nhau qua email, gửi dữ kiện qua máy điện thoại, gửi mua hàng hóa qua hệ thống UPS… v́ thế số khách hàng cũa bưu điện Mỹ ngày càng ít đi, trong khi các chi phí về tiên lương nhân viên, tiền hưu bổng, tiền chi phí bảo hiểm y tế cho nhân viên và các cựu nhân viên ngày một gia tăng.

    Cũng theo phát ngôn viên của sở bưu điện Hoa Kỳ th́ trong số 15.9 tỷ Mỹ kim lỗ lă, có đến 11.1 tỷ Mỹ kim là tiền chi phí bảo hiểm y tế.



    Theo ông Patrick Donahoe, tổng giám đốc bưu điện Mỹ th́ trong năm tới, bưu điện Hoa Kỳ có thể vẫn bị lỗ, như con số tiền lỗ sẽ chỉ ở mức 7.6 tỷ Mỹ kim.

    Ông tổng giám đốc bưu điện Mỹ cũng lên tiếng báo động là cơ quan này sẽ không thể tiếp tục lỗ vốn hàng tỷ Mỹ kim mỗi năm, và có thể phải khai phá sản, nếu quốc hội Hoa Kỳ không thông qua dự luật cho phép chính quyền Mỹ cáng đáng một phần các chi phí bảo hiểm y tế cho các nhân viên bưu điện. Nếu không, theo ông tổng giám đốc Donahoe, số tiền lỗ vào năm 2016 có thể lên đến 21 tỷ Mỹ kim.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Top 10 Richest Countries in the World




    Top 50 Richest Countries in the World

    ▲ Country GDP
    1.
    United States
    $15,290,000,000,000
    2.
    China
    $11,440,000,000,000
    3.
    India
    $4,515,000,000,000
    4.
    Japan
    $4,497,000,000,000
    5.
    Germany
    $3,139,000,000,000
    6.
    Russia
    $2,414,000,000,000
    7.
    Brazil
    $2,324,000,000,000
    8.
    United Kingdom
    $2,290,000,000,000
    9.
    France
    $2,246,000,000,000
    10.
    Italy
    $1,871,000,000,000
    11.
    Mexico
    $1,683,000,000,000
    12.
    Korea, South
    $1,574,000,000,000
    13.
    Spain
    $1,432,000,000,000
    14.
    Canada
    $1,414,000,000,000
    15.
    Indonesia
    $1,139,000,000,000
    16.
    Turkey
    $1,087,000,000,000
    17.
    Iran
    $1,003,000,000,000
    18.
    Australia
    $926,200,000,000
    19.
    Poland
    $781,500,000,000
    20.
    Argentina
    $725,600,000,000
    21.
    Netherlands
    $713,100,000,000
    22.
    Saudi Arabia
    $691,500,000,000
    23.
    Thailand
    $609,800,000,000
    24.
    South Africa
    $562,200,000,000
    25.
    Egypt
    $525,600,000,000
    26.
    Pakistan
    $494,800,000,000
    27.
    Colombia
    $478,000,000,000
    28.
    Malaysia
    $453,000,000,000
    29.
    Nigeria
    $418,700,000,000
    30.
    Belgium
    $418,600,000,000
    31.
    Philippines
    $395,400,000,000
    32.
    Sweden
    $386,600,000,000
    33.
    Venezuela
    $378,900,000,000
    34.
    Austria
    $356,500,000,000
    35.
    Switzerland
    $344,200,000,000
    36.
    Ukraine
    $333,700,000,000
    37.
    Singapore
    $318,900,000,000
    38.
    Peru
    $305,800,000,000
    39.
    Vietnam
    $303,800,000,000

    40.
    Chile
    $303,500,000,000
    41.
    Greece
    $298,100,000,000
    42.
    Czech Republic
    $288,600,000,000
    43.
    Bangladesh
    $285,800,000,000
    44.
    Romania
    $270,600,000,000
    45.
    Norway
    $269,300,000,000
    46.
    Algeria
    $267,000,000,000
    47.
    United Arab Emirates
    $262,100,000,000
    48.
    Portugal
    $252,200,000,000
    49.
    Israel
    $238,200,000,000
    50.
    Kazakhstan
    $219,600,000,000
    Last edited by alamit; 03-12-2012 at 11:22 PM.

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thêm hàng trăm ngàn công ăn việc làm ở Bắc Mỹ


    Hoa Thịnh Đốn: Trong tháng 9 vừa qua, có thêm 114 ngàn công ăn việc làm mới ở Hoa Kỳ, theo như bản công bố của bộ Lao Động Mỹ vừa phổ biến, và đă giúp làm hạ mức thất nghiệp ở Hoa Kỳ xuống c̣n ở mức 7.8 phần trăm, và đây là mức thất nghiệp thấp nhất ở Hoa Kỳ trong ṿng 4 năm qua.



    Sút giảm mức thất nghiệp cũng sẽ giúp cho tổng thống Obama có cơ hội trở về ṭa Bạch Ốc thêm một nhiệm kỳ nữa.

    Trong khi đó ở Canada th́ số công ăn việc làm mới gia tăng trong tháng 9, đă lên tới 52,100 công việc, cao hơn con số 10 ngàn mà các kinh tế gia đă ước tính.





    Phần lớn những công việc mới ở Canada là việc toàn phần, nhưng mức thất nghiệp ở Canada vẫn ở mức 7.4 phần trăm.



    Hai tỉnh bang có nhiều công việc mới trong tháng 9 là tỉnh bang Ontario với 31 ngàn công việc và tỉnh bang Manitoba với 6,600 công việc.

    Thoibao Online

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Gía nhà ở Mỹ tiếp tục gia tăng




    Hoa Thịnh Đốn: Theo bản khảo cứu của công ty nghiên cứu đầu tư CoreLogic th́ giá nhà ở Hoa Kỳ trong tháng 10 đă gia tăng 6.3 phần trăm so với giá của một năm trước đó, và đây là mức gia tăng nhiều nhất trong ṿng một năm, kể từ năm 2006 cho đến nay.




    Sự gia tăng trong tháng 10, là lần gia tăng liên tiếp thứ 8 trong những tháng qua, đă là những dấu hiệu cho thấy nền kỹ nghệ địa ốc Hoa Kỳ đang trên đà tiến triển.





    Ông Mark Fleming, kinh tế gia trưởng của công ty CoreLogic cho biết là sự phục hồi của kỹ nghệ địa ốc Mỹ đă phát triển một cách toàn diện.



    Trong số các tiểu bang Mỹ, giá nhà trong ṿng một năm qua đă lên cao nhất ở mức 21.3 phần trăm ở tiểu bang Arizona, gia tăng 9 phần trăm ở tiểu bang California.



    Gía nhà gia tăng ở tất cả các tiểu bang, trừ 5 tiểu bang sau đây là tiểu bang Alabama, Delaware, Illinois, New Jersey và Rhode Island.



    Vùng có giá nhà gia tăng cao nhất là vùng các thành phố Phoenix-Mesa-Glendale gia tăng 24.5 phần trăm, vùng các thành phố Riverside-San Bernardino-Ontario ở tiễu bang California gia tăng 7.3 phần trăm.

    Thoibao Online

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Năng lực cạnh tranh sản xuất của Việt Nam sắp đứng top 10 thế giới



    Trong 5 năm tới, Việt Nam sẽ lọt vào danh sách 10 nước hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh sản xuất, qua mặt cả Thái Lan.

    Đó là dự báo của công ty Deloitte Touche Tohmatsu hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, dịch vụ thuế, tham vấn tài chính và quản trị rủi ro quốc tế trong báo cáo mới công bố về ‘Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Sản xuất Toàn cầu 2013’.

    Theo báo cáo này, 5 năm tới đây, Đông Nam Á sẽ là điểm sáng về năng lực cạnh tranh sản xuất.

    Cùng với Indonesia, năng lực cạnh tranh sản xuất của Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục tăng hạng.

    Việt Nam sẽ rời vị trí thứ 18 hiện nay để lọt vào top ten.

    C̣n Thái Lan sẽ sụt từ hạng 11 xuống thứ 15.

    Báo cáo nói trong nửa thập niên tới, những nước sản xuất lớn của thế kỷ thứ 20 như Mỹ, Đức, và Nhật sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các nước đang lên như Trung Quốc, Ấn Độ, và Brazil để giữ vị thế cạnh tranh của ḿnh.

    Trong 5 năm tới, Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục đứng hàng đầu. Theo sau là Ấn Độ thế chỗ cho Đức.

    Mỹ sẽ phải nhường vị trí thứ ba hiện nay cho Brazil để lùi về hạng 5. Và trong ṿng thập niên tới, 10 nước Châu Á sẽ có tên trong danh sách 15 nước hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh sản xuất.

    Báo cáo của Deloitte Touche Tohmatsu được dựa trên sự phân tích chuyên sâu kết quả khảo sát từ trên 550 lănh đạo cao cấp của các công ty sản xuất trên khắp thế giới.

    Nguồn: The Nation, ANN, The China Post, Bernama

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hệ thống ngân hàng Trung quốc: có phải là một vụ lường gạt Ponzi vĩ đại?



    (theo CBS Marketwatch)

    Hiện có những lo ngại là hệ thống ngân hàng quôc doanh Trung quốc, đang lường gạt khách hàng bằng một vụ lừa kiểu mượn đầu heo nấu cháo, Ponzi?



    Các sản phẩm của việc quản trị sự giàu có (wealth-management products) của các ngân hàng Trung quốc, có tối trên 100 sản phẩm, khuyến dụ những khách hàng bỏ tiền đấu tư. Số tiến trong hệ thống quản trị này lên đến 13 ngàn tỷ tệ ( hay 2,090 tỷ mỹ kim)





    Các ngân hàng Trung quốc đang bị những áp lực của chính quyền, về số tiền kư thác của khách hàng, đang t́m mọi cách đề thu hút thêm số tiền đầu tư của các khách hàng.



    Theo tổ chức đầu tư Fitch Ratings th́ nhiều loại sản phẩm đầu tư của các ngân hàng Trung quốc, thật ra chỉ là những h́nh thức cho mượn tiền. V́ thế phẩm chất của các ngân hàng Trung quốc đă khiến nhiều chuyên gia đầu tư lo ngại.



    Những cách thức thu hút tiền đầu tư của các ngân hàng Trung quốc, không rơ rang minh bạch, và đây là điều lo ngại được tổ chức First Ratings nêu lên.

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những “vực thẳm tài chánh” ở Hoa Kỳ




    Hoa Thịnh Đốn: Trong khi tóa Bạch Ốc và quốc hội Mỹ đang bàn căi về những cách thức làm giảm nguy cơ nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào vực thẳm tài chánh (fiscal cliff) th́ những người dân Mỹ cũng đang phải đối phó với những vực thẳm tài chánh cá nhân.



    Vào ngày 29 tháng 12 năm 2012, sẽ có 2.1 triệu người Mỹ đang thất nghiệp, sẽ không c̣n được hưởng tiền trợ cấp nữa, và sẽ có thêm 1 triệu người khác sẽ hết tiền thất nghiệp trong ṿng 3 tháng đầu năm 2013.



    Kể từ năm 2008, thời gian có cuộc Đại Suy Thoái Kinh tế, chính phủ Hoa Kỳ đă tung ra 520 tỷ Mỹ kim, để gia hạn những trợ cấp cho những người không có công ăn việc làm.



    Trong khi tổng thống Obama đă hứa sẽ triển hạn sự trợ giúp này thêm một năm nữa, với ngân khoản 30 tỷ mỹ kim, trong bản dự thảo cứu nguy khỏi vực thẳm tài chánh. Tuy nhiên bản dự thảo của tổng thống Obama vẫn chưa được sự đồng ư của đảng Cộng Ḥa.





    Bản công bố của bộ lao động Hoa Kỳ hôm thứ sáu ngày 8 tháng 12, th́ tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đă sút giam xuống c̣n ở mức 7.7 phần trăm. Nhưng theo nhiều chuyên gia tài chánh th́ sự sút giảm mức thất nghiệp là do có nhiều người không t́m ra việc, đă chán nản không ghi danh trong danh sách những người thất nghiệp nữa.



    Tiền trợ cấp thất nghiệp trung b́nh cho một người Mỹ là 300 Mỹ kim một tuần.

    Thoibao Online

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Kinh tế gia: Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có những thách thức lớn

    11.12.2012
    Các nhà phân tích nói rằng mặc dầu một phúc tŕnh t́nh báo Mỹ nói rằng Trung Quốc sẽ xuất hiện như một cường quốc kinh tế trong tương lai gần, nhưng tăng trưởng kinh tế của Bắc Kinh phải đối mặt với nhiều khó khăn quan trọng.

    Bản phúc tŕnh được công bố hôm thứ Hai do Ủy ban T́nh báo Quốc gia thực hiện, đă dự phóng Trung Quốc sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030, khiến Hoa Kỳ sẽ trở thành quốc gia “hàng đầu trong số những quốc gia đồng đẳng” trên thế giới.

    Nhưng, phúc tŕnh vừa kể nói rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc, hiện nay là nền kinh tế lớn hàng thứ nh́ trên thế giới, sẽ chậm nếu nước này không thể tạo ra được một khuôn mẫu kinh tế dựa trên sự đổi mới bền vững hơn.

    Ông Patrick Chovanec thuộc Khoa Kinh Tế và Quản Trị Trường Đại Học Tsinghua ở Bắc Kinh đồng ư như vậy. Ông nói với đài VOA rằng tỷ lệ tăng trưởng thúc đẩy bởi khuôn mẫu kinh tế dựa trên xuất khẩu hiện nay sẽ không bền vững.

    Ông Chovanec nói rằng, một khó khăn nữa là tăng trưởng của Trung Quốc “cực kỳ lệ thuộc vào tài nguyên, đặc biệt là nước, đang “trở thành ngày càng hiếm hơn.”

    Những lo ngại về kinh tế khác bao gồm sự mất quân b́nh về giới tính và dân số già đi mau chóng bởi v́ chính sách một con của Trung Quốc. Điều này dẫn tới nhiều e ngại rằng Trung Quốc sẽ già đi trước khi giầu có.

    Ông Jean Pierre-Cabestan thuộc Trường Đại Học Baptist Hong Kong nói rằng nhiều người tại Bắc Kinh biết rằng những cải tổ cơ cấu quan trọng là cần thiết để duy tŕ tỷ lệ tăng trưởng hiện tại.

    Nhiều nhà phân tích nêu lên rằng hệ thống chính trị và giáo dục hiện nay của Trung Quốc vốn khuyến khích và thậm chí bó buộc tuân hành khiến mất đi óc sáng tạo cần thiết thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai.

    Nhưng, cho tới nay, các nhà lănh đạo Cộng Sản Trung Quốc đă không muốn cải tổ chính trị mau chóng bởi v́ điều một số người nói rằng, sợ cởi mở quá nhiều sẽ đe dọa hệ thống cai trị độc đảng của họ.

    VOA

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tổng kết t́nh h́nh kinh tế 2012
    Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

    2012-12-12

    Thấm thoát vậy mà đă tới cuối năm. Đây là dịp Diễn đàn Kinh tế làm một tổng kết sơ khởi về t́nh h́nh kinh tế toàn cầu qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Vũ Hoàng thực hiện.



    T́nh trạng chung

    Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Chỉ c̣n hai tuần nữa là thế giới bóc nốt tờ lịch của Tháng 12 năm 2012 và chuẩn bị chào đón năm 2013 với nhiều hy vọng cùng những băn khoăn e ngại. V́ vậy, tiết mục chuyên đề của chúng ta yêu cầu ông khởi sự một bản tổng kết về t́nh h́nh kinh tế năm nay, trong đó tất nhiên là có các nền kinh tế châu Á và Việt Nam.

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng về đại thể, ta có thể phân biệt hai khối kinh tế lớn của thế giới. Đầu tiên là khối kinh tế của các nước công nghiệp hóa tiên tiến, chủ yếu là của Âu Châu, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Sau đó là khối kinh tế của các quốc gia đang phát triển hoặc vừa mới nổi lên, trong đó có Việt Nam. Do hiện tượng toàn cầu hóa v́ các nền kinh tế này trao đổi buôn bán với nhau với mức độ sâu rộng chưa từng thấy, cho nên các nước cũng bị hiệu ứng của nhau.

    Các nền kinh tế công nghiệp hóa chưa ra khỏi chu kỳ suy sụp v́ đă vay mượn quá nhiều quá lâu và lại bị nạn lăo hóa dân số nên đạt tốc độ tăng trưởng thấp, thường xuyên bị rủi ro suy trầm là khi mức tăng trưởng sút giảm trong nhiều quư liên tục và thậm chí c̣n bị nguy cơ suy thoái kinh tế và khủng hoảng xă hội. Trong khi ấy, các nền kinh tế đang lên đều có mức tăng trưởng cao hơn nhưng cũng bị hậu quả sa sút từ các thị trường Âu-Mỹ-Nhật, nên chưa thể kéo kinh tế toàn cầu ra khỏi tŕ trệ th́ có khi lại bị suy trầm vào năm tới. Nói chung, 2012 vẫn là bất trắc kéo dài.

    Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ khởi đi từ khối kinh tế công nghiệp hóa thưa ông. Có phải rằng năm 2012 này chưa thấy có ǵ tiến triển sau nhiều năm khó khăn và khủng hoảng hay chăng?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Với khoảng cách thời gian đủ dài v́ thật ra đă là năm năm rồi kể từ năm 2008, người ta hiểu ra nhiều điều trước đây không biết hoặc chỉ thấy một cách lờ mờ. Đó là các nước công nghiệp hóa đă qua chu kỳ tích nợ nghĩa là vay mượn kéo dài đến ba chục năm và nay đă đến hồi trả nợ. Khi nội vụ vỡ lở vào năm 2008, người ta tưởng lầm rằng đó là hậu quả của nạn bể bóng đầu tư trên thị trường gia cư và khủng hoảng tài chính của Mỹ. Thật ra, nạn chồng chất nợ nần và bể bóng đầu tư là t́nh trạng chung của khối kinh tế Âu Mỹ Nhật khi mà tiền rẻ, lăi suất hạ và trào lưu toàn cầu hóa c̣n giúp khối kinh tế này thu hút tiết kiệm từ các quốc gia mới nổi lên. Khi phải điều chỉnh một chu kỳ kéo dài nhiều thập niên th́ người ta phải mất nhiều năm sau khi gặp những khó khăn chưa từng thấy kể từ vụ Tổng khủng hoảng thời 1929-1933.

    Trong năm 2012, các khó khăn này kết tụ vào Âu Châu v́ cả lư do kinh tế là nạn vay mượn, bong bóng và bội chi ngân sách lẫn lư do chính trị là trong cơ chế 27 nước của Liên hiệp Âu châu lại có 17 nước đă thống nhất tiền tệ gọi là khối Euro mà không có khả năng cưỡng hành về chính trị hay chính sách. Vụ khủng hoảng của đồng Euro gây rạn nứt trong khối và c̣n đe dọa cả cơ chế Liên Âu. Hậu quả là bất ổn xă hội lan rộng, là sự tái xuất hiện của chủ nghĩa quốc gia và nhất là nguy cơ rạn nứt trong khối Âu Châu.
    Chuyện nợ nần


    Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde (giữa) hội thảo cùng Chủ tịch điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới Klaus Schwab (trái), Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Koriki Jojima (thứ 2 từ trái), Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf (thứ 2 từ phải) và Chủ tịch hăng Hitachi Nhật Bản, Takashi Kawamura (phải) tại Tokyo hôm 11/10/2012. AFP
    Vũ Hoàng: Nhưng nói về chuyện nợ nần th́ dường như là Nhật Bản mới mắc nợ nhiều nhất mà v́ sao trong năm qua xứ này lại không bị khủng hoảng như Âu Châu.

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng Nhật quả là mắc nợ nhiều nhất trong các nước công nghiệp hóa với gánh nợ đă vượt 230% Tổng sản lượng Nội địa so với hơn 90% của khối Euro hay 100% của Mỹ. Nhưng khác với Âu Châu, Nhật Bản là một quốc gia thống nhất và khác với Hoa Kỳ, chủ nợ chính của Nhật Bản là người Nhật, với sức tiết kiệm rất cao.

    Tuy nhiên, nền kinh tế đứng hàng thứ ba của thế giới đang ở trong trạng thái tôi xin gọi là "đợi chờ khủng hoảng" v́ lănh đạo chính trị tŕ hoăn và thậm chí từ chối cải cách nên trong năm 2012 chỉ kéo dài ảo tưởng ổn định. Nhiều dấu hiệu đă manh nha cho thấy nguy cơ khủng hoảng đó khi hai chính đảng lớn bị sức ép rất mạnh của các đảng nhỏ ở địa phương và có thể mất đa số để cầm quyền và lồng trong đó là sự lớn mạnh của xu hướng quốc gia dân tộc đă t́m thấy lực đẩy từ sự bất măn và tuyệt vọng lan rộng của quần chúng.

    Vũ Hoàng: Chúng ta xét tới trường hợp Hoa Kỳ, với dự báo vừa được một cơ quan tư vấn về t́nh báo quốc gia công bố hôm Thứ Hai mùng 10 vừa qua, rằng kinh tế Mỹ sẽ tụt xuống hạng nh́ và nhường bước cho Trung Quốc vào năm 2030 này. Năm 2012, Hoa Kỳ cũng lại vừa có tổng tuyển cử, cử tri và lănh đạo Mỹ đă xoay trở ra sao với hồ sơ kinh tế?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ là kết quả bầu cử tại Hoa Kỳ xác nhận công tŕnh nghiên cứu và dự phóng của Hội đồng T́nh báo Quốc gia hay National Intelligence Council mà ông vừa nhắc tới. Xin nói thêm rằng Hội đồng này chỉ là cơ quan tư vấn và kết quả nghiên cứu của họ không là chính sách nhà nước mà chỉ nhắm vào việc kích thích suy tư về chiến lược cho trường kỳ, là điều rất hay trong một xă hội có quyền tự do thông tin và cởi mở về tư tưỏng.

    Trở lại chuyện kinh tế, Hoa Kỳ đă đến kỳ trả nợ và sẽ phải trải qua nhiều năm khó khăn th́ mới có nền tảng chi thu quân b́nh và khai thác được những lợi thế truyền thống của địa dư h́nh thể và tinh thần linh động biến báo mà ít xứ nào có thể so sánh được. Nhưng quần chúng Mỹ không nh́n ra viễn ảnh dài của yêu cầu cải cách mà chỉ muốn có sự chọn lựa dễ dăi cho ngắn hạn.

    V́ vậy, sau hai năm ách tắc, họ bầu lại hệ thống lănh đạo tương tự như trước và hệ thống đó sẽ kéo dài t́nh trạng bế tắc mà không dám cải cách thật, trước tiên là hệ thống ngân sách, thuế vụ, kinh doanh và giáo dục để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Hoàn cảnh chính trị ấy mới giải thích v́ sao ngay sau bầu cử nước Mỹ lại có cuộc tranh cử nữa trong dư luận về việc giảm chi hay tăng thuế, là những chọn lựa đă được nêu thành vấn đề mà không có giải pháp trong hai năm qua. Báo cáo của Hội đồng T́nh báo Quốc gia có thể là hồi chuông cảnh tỉnh cho lâu dài chứ trước mắt và trong năm tới, kinh tế có thể lại bị suy trầm nữa và chỉ khá hơn nếu dám cải tổ.
    Kinh tế châu Á


    Một người Trung Quốc đi qua một chi nhánh ngân hàng HSBC tại Hồng Kông hôm 11/12/2012. HSBC đă đồng ư trả cho nhà chức trách Mỹ 1,92 tỷ USD để giải quyết những cáo buộc rửa tiền. AFP
    Vũ Hoàng: Trong năm qua Trung Quốc cũng đă có thay đổi lănh đạo sau Đại hội 18 của Đảng Cộng Sản Trung Hoa. Thưa ông, tổng kết về t́nh h́nh kinh tế của xứ này là ǵ trong năm 2012?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thuần về kinh tế, Trung Quốc bị hiệu ứng nặng nhất từ nạn tŕ trệ chung của các thị trường công nghiệp hoá mà cũng đă có những triệu chứng nguy ngập của t́nh trạng vay mượn quá sức thanh toán, bể bóng đầu cơ và cả nạn lăo hóa dân số với hậu quả tệ hại cho sản xuất và xă hội.

    Trong năm 2012, lănh đạo xứ này c̣n chật vật chuẩn bị việc thay đổi tầng lớp cầm quyền trên thượng tầng cho 10 năm tới, với rất nhiều bất măn và động loạn xă hội ở bên dưới trong khi đà tăng trưởng lại sút giảm nặng. Về Đại hội 18 này, năm nay nỗ lực bày tỏ ra một h́nh thức thống nhất và quy củ ở mặt ngoài đă thất bại v́ hàng loạt những vụ tai tiếng về tội ác và tham nhũng ngay trong hàng ngũ những người cao cấp nhất. Và thế hệ thứ năm sẽ lănh đạo Trung Quốc phải nhận lại một di sản chồng chất những vấn đề mà thế hệ thứ tư đă nh́n thấy nhưng không giải quyết được. V́ vậy, năm 2012 là năm bản lề đánh dấu sự chuyển hướng tăng trưởng từ lượng sang phẩm, với rất nhiều rủi ro chính trị.

    Khi chỉ nh́n vào mặt ngoài mà dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ, dù tính trên mệnh giá hay tỷ giá măi lực th́ có khi người ta cho xứ này nuôi nấng ảo tưởng ưu việt của một quốc gia có dân số cao nhất thế giới. Chứ nh́n trong dài hạn và y hệt trường hợp Nhật Bản ba chục năm trước với ảo tưởng sẽ mua đứt nước Mỹ, Trung Quốc có nguy cơ khủng hoảng rất cao v́ cơ chế thiếu dân chủ và linh động nên rất khó xoay trở và kịp thời t́m ra giải pháp khác.

    Vũ Hoàng: Ngoài Trung Quốc và trong nhóm kinh tế đang lên, t́nh h́nh năm 2012 có những ǵ là đáng kể nhất?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta thấy là nói chung các nền kinh tế này đă có đà tăng trưởng cao hơn của những nước đi sau nhưng trong nội bộ từng nước th́ cũng có vấn đề về tham nhũng hay lạm phát như trường hợp Ấn Độ hay Brazil và cả các nước Á Rập Hồi giáo đang bị chấn động nặng v́ những đổi thay chính trị với sự xuất hiện của một lớp người trẻ, có học mà thất nghiệp và thấy bất măn với hiện tại.

    Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối thưa ông là về t́nh h́nh Việt Nam, dù rằng chúng ta sẽ phải có một chương tŕnh riêng về đề tài này trong những tuần lễ tới.

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Việt Nam chưa thuộc vào tầng lớp các quốc gia có nền kinh tế tân hưng, hay mới phát triển mà cũng đă gặp nhiều chứng tật của các nền kinh tế giàu có hơn, tức là cũng vay mượn quá sức để thổi lên bong bóng đầu tư v́ t́nh trạng lạc quan thiếu cơ sở. Thứ hai, Việt Nam cũng đi vào một chu kỳ tăng trưởng thấp hơn xưa, cỡ 5% là mừng, với cơ cấu thất quân b́nh c̣n nặng hơn nhiều nước khác, kể cả Trung Quốc, nên bị nguy cơ khủng hoảng tài chính ngân hàng và cả xă hội c̣n cao hơn. Thứ ba, cơ chế chính trị xứ này c̣n lạc hậu, với tŕnh độ lănh đạo thấp hơn hầu hết các lân bang mà mâu thuẫn nội bộ về quyền lợi lại sâu đậm hơn, nên sẽ rất khó xoay trở khi khủng hoảng bùng nổ. Trong khung cảnh đổi thay rất lớn của toàn cầu, mấy chục năm mới có một lần, tŕnh trạng bấp bênh của Việt Nam là điều đáng lo ngại nhất.

    Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 05-10-2011, 08:20 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 19-08-2011, 03:13 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 03-11-2010, 04:53 PM
  4. Những gương mặt thần đồng khiến thế giới kinh ngạc
    By việtdươngnhân in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 20-10-2010, 11:30 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 14-09-2010, 05:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •