Page 14 of 18 FirstFirst ... 4101112131415161718 LastLast
Results 131 to 140 of 172

Thread: Sách "Bên Thắng Cuộc" - Huy Đức

  1. #131
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Sản phẩm của ḷng hận thù mù quáng!

    Thursday, January 24, 2013 5:05:03 PM
    Sổ Tay
    Vũ Ánh

    Tôi quay trở lại nghề nghiệp cũ kể từ ngày định cư ở Hoa Kỳ đă 19 năm ở một địa phương mà người ta gọi là cái nôi của người tị nạn. Cái tên ai khéo chọn và thật là hay.
    Nó gợi lại cho những người Việt Nam thất tán sang đất Mỹ này có thể tạm coi đây là một mảnh của Saigon mà họ cố gắng mang theo kể từ ngày đặt bước chân bàng hoàng của ḿnh xuống thành phố nhỏ này. Đến nay 38 năm sắp qua sự phát triển của Little Saigon là niềm hănh diện không những cho những cư dân gốc Việt sinh sống tại quận Cam mà c̣n cho tất cả những cư dân gốc Việt khác sống tập trung thành những cộng đồng nhỏ hơn trên toàn liên bang Hoa Kỳ.
    Những ai đă phải bỏ quê hương nơi chôn nhau cắt rún của ḿnh để nhận một nước khác làm quê hương thứ hai tất không thể chấp nhận chế độ Cộng sản. Nhưng trong nhiều trường hợp họ phải tạm gạt bỏ thù hận để lo toan cho một đời sống mới cũng đầy những khó khăn. Chế độ Cộng sản đă tồn tại tại Miền Bắc Việt Nam nhiều thập niên và kể từ ngày 30 tháng 4, 1975, họ vẫn c̣n hiện diện cho đến nay, ước mơ của người Việt Nam ở trong nước rằng trong một tương lai gần, những người lănh đạo ở Việt Nam sẽ quay lưng lại với những chính sách hà khắc do họ đặt ra từ bao năm nay giống như ông Thein Sein đă mở một trang sử mới cho đất nước Miến Điện, ngày một xa vời, trong khi hiểm họa Trung Quốc ngày càng cận kề. Xem ra niềm tin của một số người Việt Nam ở hải ngoại theo đó sẽ có một “Đông Âu tại Việt Nam” cũng đă bắt đầu nhạt nḥa. T́nh h́nh này rơ ràng không phải là tảng sơn mầu hồng cho bức tranh “Đông Âu Tại Việt Nam” và mặc nhiên đă đẩy một số nhà hoạt động chống Cộng thiếu kiên nhẫn vào t́nh trạng bối rối. Họ có vẻ không bằng ḷng với sự chuyển đổi mục tiêu “đấu tranh v́ một đất nước Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền phải được tôn trọng.” Lư do rất dễ hiểu: con đường tranh đấu này đ̣i hỏi thời gian lâu dài và sự đoàn kết của cả người Việt Nam ở hải ngoại lẫn người Việt Nam ở trong nước.
    Hiện tại, tôi chưa thấy có nhiều bằng chứng đại đa số những người Việt Nam ở trong nước chịu chấp nhận những bất ổn và đảo lộn trong đời sống của họ như người dân Ba Lan đă biểu lộ ở hải cảng Gdansk hồi thập niên 80s. Nhưng kể từ lúc ông Lech Walesa chủ tịch Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan khởi sự chiến lược trường kỳ mai phục cho đến khi sự kiện Gdansk xảy ra với gần một triệu người biểu t́nh đổ xuống đường trong một thành phố nhỏ khiến cho lực lượng quân đội và công an được sử dụng để đàn áp đă phải quay về với nhân dân, thời gian nung nấu ư chí người dân Ba Lan không phải chỉ ngày một ngày hai. Walesa phải là người bản lănh, tài ba và nhẫn nại mới có thể khiến chiến lược trường kỳ mai phục dẫn đến hậu quả là chế độ Cộng sản Ba Lan bị cáo chung. Những ai đă có dịp nói chuyện với những nhân chứng của sự kiện Gdansk, đă từng có dịp lục t́m trong một núi những tài liệu và nhất là tác phẩm tuyệt vời của Norman Davies, một nhà báo người Anh viết về lịch sử và cuộc cách mạng lật đổ chế độ Cộng sản Ba Lan tất sẽ t́m thấy một khẩu hiệu hay nói cho đúng hơn một hiệu lệnh cho thời trường kỳ mai phục như sau: “...Trong khi chờ đợi ngày khởi nghĩa, mọi người dân Ba Lan phải nỗ lực phục vụ tốt quyền lợi của đất nước Ba Lan, lẽ phải và nhân phẩm của người Ba Lan...”
    Quay lại các cộng đồng người Mỹ gốc Việt và đặc biệt là ở Little Saigon được gọi là thủ đô của người Việt tị nạn, người ta có thể thấy ǵ? Trở lại nghề cũ là làm báo và làm truyền thông ở quận Cam liên tiếp suốt trong 19 năm qua tạo cho tôi một cơ hội chuyện tṛ với nhiều người Việt tị nạn thuộc đủ mọi tầng lớp. Tôi hiểu thế nào là dư luận thầm lặng ở đây và suy nghĩ của họ ra sao. Một trong những lời than phiền của họ là như thế này: “Một cộng đồng của người Việt tị nạn ở đây tức là cộng đồng của hầu hết những người yêu tự do nhưng lạ một điều là tại sao không đoàn kết được, không có được những cuộc tranh luận nghiêm túc, không có được một sách lược chống Cộng chung hữu hiệu, thuần lư và những người lănh đạo chỉ làm một công việc là tuyên xưng lập trường chống Cộng của ḿnh và đi t́m kẻ thù trong số những đồng cảnh với ḿnh chỉ v́ họ không thích, ghét những việc gây chia rẽ, bất ổn chính trị trong cộng đồng hoặc v́ họ không có suy nghĩ giống ḿnh, thậm chí chỉ biết bới móc lư lịch và đời tư của người ta....”
    Nếu cần phải kê khai đến những sự kiện không được ḷng dân của một vài tổ chức hay ủy ban có tiêu đề chống Cộng và tay sai th́ phải dùng đến một danh sách cũng không phải ngắn. Nhưng theo tôi, điều này cũng không cần thiết nữa v́ đă là chuyện cũ và người Mỹ gốc Việt trong cộng đồng này cũng đă biết nhiều. Cho nên, tôi không hề ngạc nhiên về thái độ chống đối của một số người đối với cuốn “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức và tôi cũng đă từng nói với tác giả là khi nó được ấn hành anh sẽ phải đi dưới hai lằn đạn. Và quả thật điều này đă xảy ra. Những phản ứng mạnh mẽ nhất của một số người trong cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ dựa trên lư lịch, dùng những từ ngữ quá đáng để mô tả diện mạo của tác giả và sau đó là lên án bằng những luận cứ bất di bất dịch từ ba mươi mấy năm qua nghe đă đầy tai rồi kết luận là không nên đọc, thậm chí lại có người dùng những nhóm từ “bưng bô cho Cộng sản” để nhục mạ một số cơ quan truyền thông Việt ngữ quốc tế chỉ v́ họ có tiếng nói độc lập, không giống những suy nghĩ của ḿnh. Trong một đất nước tự do như Hoa Kỳ, quyền tranh luận được bảo vệ bởi Hiến Pháp cho nên việc ủng hộ hay chống một tác phẩm trí tuệ là điều không ai có thể ngăn được. Quyền này đă rộng thênh thang th́ hà cớ ǵ mà phải cuồng nộ, giận dữ và dùng những từ ngữ không thích hợp cho những cuộc đấu tranh trong mặt trận tư tưởng và văn hóa vốn rất cần thuyết phục dư luận quần chúng? Cho nên điều làm tôi ngạc nhiên lại là trong cuộc biểu t́nh ngày 19 tháng 1, 2013 trước trụ sở nhật báo Người Việt để chống cuốn “Bên Thắng Cuộc” v́ kể cả những người trong ban tổ chức lẫn người tham dự đều nói là họ chưa đọc cuốn sách nhưng vẫn chống! Chỉ cần điều này cũng đă đủ cho thấy chính họ không thuyết phục được họ rồi, nói chi đến thuyết phục những người khác. Sự kiện này quả là một điều đáng buồn. Trong các cuộc tranh đấu, hành động này được mô tả là sản phẩm tồi của ḷng hận thù mù quáng thường dẫn đến những thất bại. Trong cuộc chiến tranh trước 30 tháng 4, 1975, điều đáng sợ nhất là những người chỉ huy dẫn quân vào mục tiêu mà không hề biết mục tiêu đó như thế nào, cũng như ngày nay chống Cộng mà không biết tại sao chúng ta chống!
    Nhưng nói cho cùng những phản ứng của những người chống đối cuốn “Bên Thắng Cuộc” chỉ là đ̣n gió so với những đ̣n thật của chính quyền Cộng sản tại Việt Nam. Tôi xin trích một đoạn trong bài Mật Mă “Bên Thắng Cuộc” của Nguyễn Khánh Hưng tŕnh bày ư kiến về chuyện này:
    “Thế nhưng những h́nh thức chống Bên Thắng Cuộc của các nhân vật của Sài G̣n Nhỏ chỉ là chuyện nhỏ so với một chiến dịch bài bản, thiện nghệ, và đầy uy lực của chính quyền cộng sản trong nước. Đầu tiên là tờ báo Pháp Luật Tp HCM với lượng xuất bản gần 100 ngàn tờ mỗi tuần lên án Bên Thắng Cuộc là một cái nh́n thiên kiến về lịch sử, phủ nhận công lao của đảng Cộng sản và ca ngợi kẻ thù của dân tộc! Tiếp theo, cơ quan ngôn luận của thành ủy Tp HCM, báo Sài G̣n Giải Phóng đăng hai bài kết án tác giả Bên Thắng Cuộc phản bội lợi ích của đất nước, theo đuôi đế quốc Mỹ và tay sai... Rồi, của lực lượng công an Việt Nam, tờ báo có lượng phát hành cao nhất nước với hơn 500 ngàn bản mỗi số đă tung ra loạt bài đấu tố tác giả Bên Thắng Cuộc thuộc hàng ‘phản động’ bán rẻ tổ quốc và đồng đội... Tuổi Trẻ và hàng loạt các tờ báo mạng của hệ thống báo chí do đảng Cộng sản quản lư đă và đang tiếp tục đánh Bên Thắng Cuộc và tác giả của nó theo chiều hướng qui vào những vi phạm luật pháp của nhà nước mà kết luận chính thức đang phôi thai bởi nhận định của Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Thông Tin Đỗ Quư Doăn rằng sẽ xem xét cuốn sách này dưới gốc độ của nghị định 97, tức cuốn sách nầy (bị) xem như là sản phẩm văn hóa tuyên truyền chống đối chế độ, một vi phạm h́nh sự đối với pháp luật Việt Nam, mở đường cho khả năng có thể truy tố tác giả của nó về tội phản quốc!”
    Làm sao có thể giải thích lư do tại sao mà một cuốn sách như “Bên Thắng Cuộc” không mang tính tung hô bất cứ bên nào trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng vừa qua mà chỉ là ghi nhận những sự kiện lịch sử không thể chối bỏ, lại có thể bị tấn công bởi cả bên thua cuộc lẫn bên thắng cuộc? Không những thế nội dung cuốn sách chỉ là những biên niên thời sự sau ngày 30 tháng 4, 1975 cộng thêm với phần chú thích và những chuyện hậu trường chính trị của bên thắng cuộc mà dư luận trong lẫn ngoài nước chưa hề biết hay có biết th́ cũng rất sơ sài. Điều quan trọng nhất là phương thức làm việc của tác giả: Huy Đức đă giảm thiểu đến mức tối đa ư kiến của ḿnh vào những sự kiện và dành quyền cho độc giả phân tích để t́m kết luận riêng cho ḿnh.
    Cá nhân, tôi cho rằng kể từ khi xuất hiện cộng đồng người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ đă có một sản phẩm tuyên truyền sau khi phải bỏ nước ra đi trong biến cố 30 tháng 4, 1975: phải cảnh giác v́ Cộng sản trà trộn vào người tị nạn để đánh phá. Cái khung này trở thành những bức tường bê tông bảo vệ những cá nhân và tổ chức cực đoan và từ đó sinh ra chuyện lạm dụng, tưởng ḿnh có quyền lực đến cái mức lạc hậu là t́m mọi cách để áp lực và kiểm duyệt suy nghĩ và hành động của người đồng cảnh. Không rơ ai là tác giả của sản phẩm này, nhưng sự hoang tưởng ấy ngày nay lại phát sinh ra hiện tượng một số nhà hoạt động chính trị quan niệm rằng cứ đem chụp mũ Cộng sản cho những người ḿnh không thích, những tờ báo ḿnh không ưa hay nâng quan điểm bảo họ là tay sai đánh phá cộng đồng, không cho ai biện minh th́ mọi chuyện sẽ yên ổn. Và quả thật, những phần tử mù quáng cứ dán cái nhăn chống Cộng vào ngực áo để đàn áp cộng đồng đă yên trí với niềm tin đó trong nhiều năm, nhưng thực tế họ đang bị đẩy vào những bế tắc, không lối thoát.
    Lẽ đời là “già néo đứt dây.” Một số nhà quan sát trong cộng đồng tin rằng vụ “Bên Thắng Cuộc” và vụ “27,000 tiền cứu trợ băo Sandy” đang là những ngọn gió có khả năng làm sập bức tường che chắn cho những sản phẩm chống Cộng đầy khuyết điểm, không những không hữu hiệu mà lại c̣n làm hại đến uy tín của cộng đồng. Hiện nay, nhà cầm quyền Việt Nam ngoài chiến dịch đàn áp những bloggers “lề trái,” kiểm soát chặt chẽ hơn các bloggers “lề phải,” đă nâng quan điểm để cấm lưu hành một đĩa DVD của trung tâm băng nhạc ASIA “32 năm nh́n lại” kỷ niệm ngày thành lập trung tâm trước ngày phát hành, đă mở chiến dịch tấn công Huy Đức rộng khắp và nặng nề. Nhưng động thái vừa kể của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chẳng qua chỉ là động thái của những kẻ sợ ma nên đi đêm phải huưt gió mà thôi. Cho nên, nếu những nhà hoạt động trong cộng đồng này không cẩn trọng trong suy nghĩ và hành động của ḿnh sẽ rất dễ bị đồng hóa với hành động ủng hộ những việc làm chà đạp vào quyền tự do tư tưởng và nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam Cộng sản. (VA)


    Nguồn:
    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...7#.UQQQjR2ABNI

  2. #132
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Đinh Quang Anh Thái của nhật báo Người Việt b́nh luận về cuộc biểu t́nh trước nhật báo Người Việt, ngày 19/ 1 /2013

    Nghe nhà báo Đinh Quang Anh Thái, phụ tá Chủ Nhiệm của Nhật Báo Người Việt, b́nh luận về cuộc biểu t́nh diễn ra trước nhật báo Người Việt, Westminster, California, vào chiều ngày 19 Tháng Giêng, 2013 với mục đích dường như không rơ rệt "phản đối cuốn sách Bên Thắng Cuộc của tác giả Huy Đức” ở đây:

    http://www.youtube.com/watch?feature...&v=lwDbQTr3n-s

  3. #133
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Điểm mặt rắn

    Moi rắn trong cái ổ rắn "ngợm vịt" điểm mặt từng con, nếu không là hổ mang, thì hổ lửa, không hổ lửa thì cạp nong.v.v. rõ trơ, ngo ngoay múa lưỡi khen khen con rắn nước "răng hô". Nhạt hơn nước ốc.
    Còn bên nào hận thù bên nàò nữa bây giơ.

    Đọc chuyên vui cuả TN Tui Xạo kể chuyện Jackie may áo cưới mặn mà thú vi hơn.
    Ha ha ha.
    Last edited by Vân Nương; 27-01-2013 at 07:42 AM.

  4. #134
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Đọc “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức

    Đàn Chim Việt - 12:00:am 24/01/13 |
    Tác giả: Trần B́nh Nam


    Huy Đức, tên thật là Trương Huy San, sinh năm 1962 tại Hà Tỉnh, năm nay 51 tuổi. Khi những chiếc xe tăng đầu tiên của quân đội Cộng sản Bắc Việt xô sập cổng Dinh Độc Lập tại Sài g̣n và chấm dứt cuộc nội chiến ông mới lên 13, một tuổi c̣n quá nhỏ để hiểu ư nghĩa lịch sử của nó.
    Ông nhập ngũ năm 17 tuổi và trở thành sĩ quan, công tác một thời gian tại chiến trường Cambodia, trước khi trở về làm báo. Năm 2005, ông được chính quyền Hà Nội gởi đi tu nghiệp tại Maryland, Hoa Kỳ. Năm 2006 về nước, tiếp tục làm báo. Năm 2012 ông lại được gởi qua đại học Harvard, một đại học nổi tiếng tại Hoa Kỳ để nghiên cứu về “phân tích chính trị”. Gởi học viên đi tu nghiệp tại các nước tư bản là một phần trong chương tŕnh đào tạo chính quy các nhà lănh đạo tương lai tại Trung quốc khi thế giới bước vào kỷ nguyên “toàn cầu hóa” (1). Ông Huy Đức đang ở Hoa Kỳ khi cho xuất bản bộ sách “Bên Thắng Cuộc”
    Theo tác giả, khi có cơ hội tiếp cận với miền Nam, anh –cũng như bà Dương Thu Hương – nhận thấy miền Nam không giống ǵ với những điều đảng Cộng sản Việt Nam đă dạy dỗ anh. Từ năm 1980, vừa làm báo anh vừa để tâm thu thập tài liệu để viết một tài liệu về cuộc chiến Việt Nam để tự trả lời các thắc mắc của chính anh đối với các hiện tượng chính trị và xă hội trước mắt. Và công việc biên soạn này trở thành một thúc bách khi t́nh h́nh khối Cộng sản quốc tế biến chuyển một cách căn bản .
    Tại Liên bang Xô viết, Gorbachev đề ra chương tŕnh cởi mở chính trị “glasnost” và cải tổ hành chánh “perestroika” đưa đến sự sụp đổ của Đông Âu. Năm 1986 tại Đại Hội 6, đảng Cộng sản Việt Nam quyết định “đổi mới”. Và cuối thập niên 1980 Liên bang Xô viết sụp đổ, đảng Cộng sản Liên xô bị giải tán.
    Huy Đức có cơ hội và được phép sưu tầm tại liệu cũng như tiếp xúc và phỏng vấn các nhân vật chính yếu của chế độ cho thấy anh được khuyến khích và giúp đỡ. Một luồng tư tưởng mới hay một sáng kiến ở sau lưng dự án?
    Bộ sách “Bên Thắng Cuộc” hoàn tất năm 2012 được Huy Đức tŕnh bày thành 2 cuốn. Cuốn I “Bên thắng Cuộc: Giải phóng”, cuốn II “Bên Thắng Cuộc: Quyền bính”. Hai cuốn sách gộp lại dày 1000 trang cỡ chữ 11, gồm 22 Chương, 195 Danh Mục Tác phẩm và 52 Hồi kư, Bản thảo truyền tay trong nước được dùng để tham khảo, với 1262 mục chú thích . Phần chú thích (Cuốn I 82 trang, cuốn II 66 trang) tổng cộng 148 trang là một phần không thể tách rời với bộ sách. Tác giả để riêng ra để cho phần tŕnh bày có tính liên tục.
    Bộ sách của Huy Đức là một tác phẩm đồ sộ. Đồ sộ ở bề dày của nó đă đành, nó c̣n “đồ sộ” ở chỗ tác giả của nó là một người Cộng sản nhưng không viết để ca ngợi chiến thắng và tuyên truyền cho tính vô địch của chủ thuyết Mác- Lê Nin.
    Cuốn sách là một tài liệu lịch sử mặc dù tác giả không tŕnh bày dưới lăng kính của một nhà viết sử. Tác giả đóng vai một bác sĩ giải phẫu mổ xẻ một cơ thể, tŕnh ra những sự kiện lịch sử có chứng liệu. Trong đó những nhân vật lịch sử suy nghĩ, hành xử và thao tác trước thực tế khách quan.
    Cuốn sách tŕnh bày một cuộc sống lịch sử có tính nhân sinh sống động. Qua đó người đọc đôi khi thấy quy luật của cuộc sống át hẵn quy luật lịch sử. Ông Vơ Văn Kiệt, ông Đỗ Mười, ông Lê Duẫn …, ông Nguyễn Văn Thiệu, ông Kissinger … , ông Vơ Nguyên Giáp , ông Văn Tiến Dũng … tuy vẫn c̣n là những Thủ tướng, những Tổng Bí thư, Tổng thống, Cố vấn chính tri …, những ông Tướng … nhưng chính yếu dưới ng̣i bút của Huy Đức là những con người bằng xương bằng thịt lấy những quyết định lịch sử của ḿnh liên quan đến cái sống và cái chết của hằng trăm ngàn người khác như một con người trước thực tế sinh động và hạn chế của nó.
    Những ai quan tâm đến những biến chuyển của lịch sử diễn ra trên đất nước chúng ta trong 60 năm qua t́m thấy qua bộ sách “Bên Thắng Cuộc” một bức tranh hậu trường trọn vẹn bên phe xă hội chủ nghĩa. Tác giả gạn lọc và tŕnh bày một bức tranh nối kết sự kiện này với sự kiện khác một cách nhân quả (causal). Đối với các nhà nghiên cứu, cuốn sách cung cấp những sử liệu về người và việc từ trước đến nay không có sẵn sàng như vậy.
    Cuốn “Bên Thắng Cuộc” là một cuốn sách nói về những cay đắng của người thắng cuộc. Thắng xong mới thấy ḿnh mới là kẻ bại trận. Cuốn sách cũng chứa đựng những oái oăm của cuộc sống . Chỉ riêng mối t́nh của Lê Duẫn với bà Nguyễn Thụy Nga người vợ thứ do Đảng cưới cho ông tại Cà Mâu năm 1948 trong thời gian chống Pháp đă có đủ chất liệu cho một thiên t́nh sử. Ông Duẫn có những ngày hạnh phúc với bà Nga khi ông c̣n lănh đạo phong trào Cộng sản ở miền Nam trước Hiệp Định Geneve năm 1954. Năm 1957 khi ông được điều ra Bắc trở thành Bí thư thứ nhất của đảng với quyền uy chính trị chỉ sau ông Hồ Chí Minh ông đă không bảo vệ nổi bà Nga trước lối sống công thức giữa một thủ đô vừa lấy lại trong tay người Pháp và áp lực của người con gái lớn của bà vợ cả. Bà Nga được gởi đi học và sống một ḿnh ở Trung quốc 5 năm, sau đó trở lại miền Nam tham gia cuộc đấu tranh chống chính quyền miền Nam. Vợ ông Vơ Văn Kiệt, bà Trần Kim Anh và hai con nhỏ bị bom chết năm 1966 trên đường di chuyển từ Bến Cát đến căn cứ Củ Chi ông Kiệt gặp khó khăn trong đời sống gia đ́nh cho măi đến năm 1984 khi cưới bà Phan Lương Cầm, con ghẻ tướng Phan Tử Lăng và vẫn không yên với dư luận v́ bà Cầm quá mới! Tách chúng ra khỏi cuốn sách đó là những mối t́nh rất con người. Nó bị cọ xác và đầy đọa bởi chiến tranh, phân ly, ghen tuông, quyền lực và phong tục tập quán.
    Tôi c̣n nhớ một bi kịch xẩy ra tại trại cải tạo Lam sơn, trong tỉnh Khánh ḥa khi tôi đang bị giam tại đó cuối năm 1975 giữa một cán bộ Cộng sản và một Trung úy quân đội Việt Nam Cộng Ḥa trẻ tuổi. Trong một buổi lên lớp khi người cán bộ xỉ vả học viên là phản bội tổ quốc, viên Trung úy đứng lên nói, anh không phản bội ai cả. Anh nói: “Nếu Mẹ tôi sinh tôi ra trên vĩ tuyến 17 th́ bây giờ tôi cũng đang đứng chỗ của anh và có thể đang mắng nhiếc anh là phản quốc.” (2)
    Trong thời gian sau cuộc cách mạng tháng 8/1945, người Pháp trở lại, nhưng một số vùng như Thanh-Nghệ -Tỉnh, B́nh Định-Phú Yên, Cà Mâu -Đồng Tháp vẫn nằm trong ṿng kiểm soát của phe kháng chiến do đảng Cộng sản lănh đạo, và nhiều thanh niên v́ điều kiện địa lư này đă ở bên này hay bên kia và có khi anh em một nhà biến thành kẻ thù bắn giết nhau. Bên thắng hay bên thua chỉ là ngẫu nhiên của lịch sử và may mắn hay rủi ro của từng số phận. Cái c̣n lại là cái tâm.
    Nhưng có cái tâm tốt chưa chắc vượt ra khỏi nghịch cảnh. Sau năm 1975 ông Vơ Văn Kiệt giữ chức vụ lănh đạo tại Sài g̣n- Gia Định ông cũng phải ngăn sông cấm chợ để cho dân Sài g̣n nằm trên vựa lúa mà đói. Guồng máy buộc ông làm vậy nếu ông không muốn bị kết án là phản cách mạng, phản bội nguyên tắc kinh tế tập trung xă hội chủ nghĩa! Nhưng ít nhất ông Kiệt c̣n trăn trở t́m lối thoát ra khỏi cái gông tự tṛng vào cổ ḿnh của đảng. Bên cạnh c̣n biết bao kẻ tầm thường tin tưởng tuyệt đối chủ thuyết Mác Xít: Đỗ Mười, Vơ Chí Công, Đào Duy Tùng, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh … Thật khó mà định giá những nhân vật như Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Lê Đức Thọ … để biết họ muốn ǵ. Họ là những tay “ma nớp” quyền lực như một thú vui trong khung cảnh lịch sử mà họ đang sống?
    Huy Đức vẽ con người rất con người và các sử gia nếu muốn nghiên cứu các lănh tụ Cộng sản Việt Nam th́ bộ sách của Huy Đức là một nguồn tài liệu phong phú muôn màu muôn vẻ.
    Nhưng nét nổi bật nhất của bộ sách là đường nét ngây ngô của bộ máy Đảng. Cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, ngăn sông cấm chợ, sở hữu công của tư liệu sản xuất, đất đai thuộc về toàn dân là những nhát búa đảng Cộng sản tự đập vào chân ḿnh.
    Bộ sách “Bên Thắng Cuộc” cho thấy trong thập niên 1980 đảng Cộng sản Việt Nam đă vùng vẫy để thoát hiểm trước cơn giông tố đang làm lung lay tận gốc phong trào cộng sản thế giới. Gorbachev tại Liên xô. Đặng Tiểu B́nh ở Trung quốc với “mèo trắng mèo đen mèo nào cũng tốt miễn là bắt được chuộc”. Thắng cuộc, nhưng Việt Nam phải “đổi mới” để tồn tại. Nhưng “đổi mới” mà không có chính sách. Chỉ có những bước ṃ mẫm trong sương mù của “kinh tế thị trường” không định hướng, ngoại trừ “định hướng xă hội chủ nghĩa” để níu kéo lĩnh vực quốc doanh cứu đảng.
    Kết quả duy nhất của sự đổi mới mà vẫn duy tŕ chế độ độc đảng là làm cho dân “có gạo ăn” nhưng không xây dựng được tiềm năng của quốc gia. Chính sách của quốc gia dựa vào trí tuệ giới hạn nếu không muốn nói là kém cỏi của “Bác” của anh Ba, anh Sáu, anh Mười … một cách rất là tùy tiện.
    Bộ sách của Huy Đức có một nét đặc thù là không những bày ra cái yếu kém của chủ nghĩa Mác, mà c̣n bày ra cái yếu kém của người Việt Nam. Người Việt Nam thông minh, nhưng thiếu cái nh́n lớn và vọng ngoại. Dân khổ triền miên v́ vậy.
    Nh́n bộ sách đồ sộ của Huy Đức khó mà nghĩ một cách đơn giản rằng đó là thành quả của một cá nhân. Anh Huy Đức dù xông xáo cũng khó tiếp cận với tài liệu nhất là tiếp cận phỏng vấn các nhân vật đang nắm quyền lực mà thói quen sinh hoạt của đảng là mật, cái ǵ cũng là mật.
    Năm 1967 bộ trưởng quốc pḥng Hoa Kỳ Robert McNamara trong khi điều hành cuộc chiến Việt Nam nhận ra sự phi lư của cuộc chiến mà quốc gia và cá nhân ông đang vướng vào, ông kín đáo cho lập một Ủy ban nghiên cứu các biến chuyển từ năm 1945 dẫn đến cuộc chiến tranh. Tài liệu nghiên cứu được gọi là “Hồ sơ của Lầu Năm Góc” (The Pentagon Papers). Bộ sách của Huy Đức có nét tương tự của Pentagon Papers. Phải chăng mục đích của bộ sách là thu thập dữ kiện một cách khách quan để t́m ra nguyên ủy của các mâu thuẫn ngự trị trên đất nước Việt Nam? Cái khác bề ngoài phải chăng là công việc truy t́m này được giao phó cho Huy Đức như một nghiên cứu cá nhân?
    Bộ sách của Huy Đức phanh phui ra các dữ kiện tự nhiên từ việc này dẫn đến việc khác cho thấy tại sao chúng ta là nạn nhân. Nạn nhân của hoàn cảnh lịch sử, nạn nhân của các tranh chấp quốc tế, và trên hết là nạn nhân của chính tầm nh́n kém cỏi của chúng ta.
    Nếu tài liệu “The Pentagon Papers” đă giúp cho nhân dân Hoa Kỳ vượt qua “Hội chứng Việt Nam” để nhanh chóng hóa giải căng thẳng và sự chia rẽ trong xă hội do cuộc chiến Việt Nam gây ra th́ bộ sách “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức cũng có thể là một liều thuốc hóa giải sự chia rẽ dân tộc Việt Nam giữa người thắng kẻ thua.
    Câu hỏi then chốt là chúng ta đă sẵn sàng để ḥa giải với nhau chưa?
    Trong phần kết thúc cuốn sách tác giả kết luận: “Giá như không phải là ư thức hệ mà tự do và hạnh phúc của nhân dân là nền tảng h́nh thành chính sách của đảng Cộng sản Việt Nam, đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lănh đạo, th́ người dân đă tránh được chuyên chính vô sản, tránh được cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, tránh được “Nhân Văn Giai Phẩm, tránh được biết bao cuộc binh đạo xung đột trong nội bộ gia đ́nh”.
    Và giờ đây đảng Cộng sảnViệt Nam vẫn c̣n duy tŕ Điều 4 Hiến pháp nắm trọn quyền lănh đạo đất nước, đảng vẫn chưa trả quyền tự do ngôn luận cho dân, đảng vẫn c̣n ràng buộc với ư thức hệ Mác xít chưa chịu trả quyền tư hữu và quyền sở hữu đất đai lại cho dân th́ rơ là chưa có cơ hội ḥa giải dân tộc.
    Nhưng con đường thiên lư nào cũng phải bắt đầu bằng dặm đầu tiên. Bộ sách “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức là bước bắt đầu và là một bước tích cực của quá tŕnh hoà giải dân tộc.

    Chú thích:
    (1): Theo The Life of the Party: The Post Democratic Future Begins in China của Eric X. Li – Foreign Affairs Jan-Feb. 2013
    (2) Cán bộ trại đă phạt nhốt viên Trung úy vào thùng sắt, loại connex quân đội Mỹ dùng chuyên chở quân dụng.

    Jan 23, 2013
    Trần B́nh Nam

    Nguồn:
    http://www.danchimviet.info/archives...uy-duc/2013/01
    Last edited by Truc Vo; 27-01-2013 at 10:44 AM.

  5. #135
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Quáng Gà Kinh Niên!

    Quote Originally Posted by Truc Vo View Post
    Sản phẩm của ḷng hận thù mù quáng!

    Thursday, January 24, 2013 5:05:03 PM
    Sổ Tay
    Vũ Ánh

    Tôi quay trở lại nghề nghiệp cũ kể từ ngày định cư ở Hoa Kỳ đă 19 năm ở một địa phương mà người ta gọi là cái nôi của người tị nạn. Cái tên ai khéo chọn và thật là hay.
    ....

    Nguồn:
    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...7#.UQQQjR2ABNI
    Về "mù quáng"
    Ông VA có thể nghĩ vậy nhưng người khác cũng có thể nghĩ ngược lại. Nói khác, họ có thể nghĩ và nói là ông và tương cận: Có mắt nhưng bị (bịnh) quáng gà kinh niên.

    Căn cứ vào những sự kiện lịch sử cận đại của Việt Nam th́ h́nh như hầu hết các sự kiện lịch sử "ủng hộ" (support) cái quan điểm: "Có mắt nhưng bị quáng gà"!

    Xem post #118

    Về "sản phẩm"
    Nhắc cho ông Vũ Ánh và bà con tị nạn nhớ. Ở dưới là sản phẩm chống cộng hữu hiệu của ông Vũ Ánh sau 19 làm báo (đă được đăng trên báo người Việt thời ông VA làm chủ nhiệm)


    (Ai nói chi th́ nói, chén cơm của ông VA và tương tự cũng là từ cái nôi cộng đồng người Việt tị nạn cs và nên nhớ là nó có trộn lẫn , có pha với mồ hôi, máu và nước mắt của những người tị nạn từ thời điểm trốn chạy, từ sự tù đày, từ sóng gió biển đông, từ hải tặc, từ trại tị nạn, từ những ngày đầu tiên xây dựng lại cuộc sống mới ở xứ người)

    V́ vậy, theo dơi kết quả 19 năm làm báo của ông ở "cái nôi tị nạn" của người Việt tị nạn cộng sản. Như một nguời Việt tị nạn, tôi "ước" một điều là sao ông Vũ Ánh không chết mẹ nó luôn trong trại cải tạo của VC hoặc chọn ở lại làm "báo" (việt cộng) cho bản thân ông th́ bà con tị nạn sẽ tránh được việc phải "bức vài cái xúc xích". Đó có lẽ là "sản phẩm không có hận thù , mù quáng, ..." mà ông có khả năng tạo ra để đóng góp cho xă hội VN.

    Ngoài ra, nói thiệt, tôi chẳng thấy cá nhân tị nạn cs như ông VA và tương tự có ích lợi thiết thực chi cho cộng đồng người Việt tị nạn hải ngoại nói riêng và cho đất nước Mỹ nói chung !? Có hại cho cộng đồng và có lợi cho Vixi th́ như thấy trước mắt mọi người.

    Về việc luận bàn về nhân phẩm của người VN hoặc của CON NGƯỜI

    Dựa vào những ǵ như thấy trước mắt , tôi nghĩ , ông Vũ Ánh và tương tự chưa đủ nhân cách để "bàn luận" về nhân phẩm của người Việt tị nạn cs nói riêng và người Việt khác cộng nói chung.

    Về "Bưng Bô"

    Trong mắt tôi, nếu phải sắp loại th́ tôi sẽ sắp ông Vũ Ánh và tương cận vào loại thành phần chính giữa nhưng thiếu chân giữa . Nói nôm na là thuộc loại THÁI GIÁM. Và một trong những công việc phục dịch chính của thái giám là bưng bô/ đổ bô cho chủ tử. Và rơ ràng trước mắt mọi người là các ông / báo đó đang làm cái công việc này cho Việt cộng th́ c̣n phản đối người khác gọi các cá nhân & cơ quan đó vậy (= as it is, as they are) cái nổi ǵ !?

    Đệ tứ quyền

    Theo cách "diễn giải" của ông th́ h́nh như chỉ có các nhà BÁO (đời, dân, nước ..) như các ông và tương cận mới nên được hưởng và thực tập "đệ tứ quyền". Và chỉ có các ông mới "trông xa hiểu rộng" & "nói" đúng, mới "xứng đáng" được quảng bá/ phổ biến/ truyền tải .... etc... . Thời buổi đó đă qua xa lắc rồi ông Vũ Ánh ạ!

    Hăy làm ơn tỉnh dậy và ngửi "mùi" cây cỏ, "hương" của trăm hoa .... thứ thiệt ... của thời buổi điện toán. V́ việc "thông tin", cũng như việc phát biểu truyền/ quảng bá quan điểm/ ư kiến/ suy tư của từng cá nhân đến với mọi người không c̣n là quyền "độc tôn" của các ông và các công ty "media" nữa!

    Tôi nghĩ đây là một bước nhảy vọt lớn và đúng hướng cho "CÔNG BẰNG" (equality for all). Như một con người b́nh thường (ordinary person), tôi xin chân thành cám ơn những người đă sáng tạo ra "mạng lưới điện toán"...
    Last edited by SilverBullet; 27-01-2013 at 11:30 AM.

  6. #136
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Một nhà báo dấn thân – Huy Đức sẽ không đơn độc

    Posted 24.01.2013 - luongkhaulao blog
    Lương Kháu Lăo


    Là một trong những người sống gần trọn đời trong chế độ cộng sản, tôi chỉ đọc, chỉ biết những ǵ báo chí của Đảng viết ra . Một thời tôi đă từng say mê những bài viết của Thép Mới, Nguyễn Thành Lê, Nguyễn Hữu Chỉnh , Hữu Thọ, Hoàng Tùng, và cả Bùi Tín nữa khi anh ta c̣n làm Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân phụ trách tờ Nhân dân chủ nhật . Có lúc chợt nghĩ nếu Olimpic có môn viết xă luận th́ chắc chắn Việt Nam sẽ có huy chương vàng !
    Sau năm 1975, một thế hệ các nhà báo trẻ xuất hiện. Họ trưởng thành ở một thành phố gặp muôn trùng khó khăn nhưng cũng mạnh mẽ trỗi dậy và đi đầu trong công cuộc đổi mới . Đó là Đỗ Trung Quân, Nguyễn Ngọc Châu, Lê Thọ B́nh, Bùi Thanh, Thủy Cúc , Lưu Đ́nh Triều ,Tâm Chánh, Đà Trang… ở tờ Tuổi trẻ, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Văn Thịnh, Danh Đức … ở tờ Thanh Niên ; Trong số đó người nổi tiếng nhất là Huy Đức . Tôi đă có nhiều lần cộng tác với số nhà báo trẻ sớm thành danh nói trên nhưng với Huy Đức th́ chưa một lần gặp mặt. Chỉ “ gặp” anh trên các bài viết nóng hổi tính thời sự và nhân văn . Sau khi buộc phải rời các tờ báo khá mạnh bạo ở Sài G̣n, Huy Đức nổi tiếng với blog “lề trái” Osin , nhưng tôi cũng ít đọc cho tới khi Bên thắng cuộc ra đời th́ nó như một quả bom nổ giữa sự nhàm chán của dư luận làm rúng động cả “quân ta” lẫn “quân địch”.
    Huy Đức tung ra ánh sáng biết bao chuyện được gọi là “thâm cung bí sử” mà cả hai bên chiến tuyến, hai bên cựu thù đều dấu kín . Huy Đức viết những điều mà nhiều người đương thời c̣n “sống nhăn răng” ra đó” nên người khen kẻ chê, người phản ứng gay gắt khi chạm nọc là điều không tránh khỏi .
    Với một số bà con định cư ở Quận Cam và nhiều thành phố bên nước Mỹ xa xôi, những cay đắng họ phải gánh chịu từ chuyện cải tạo tư sản, cải tạo ngụy quân ngụy quyền, từ chuyện đổi tiền, chuyện vượt biên với biết bao rủi ro và mất mát … sẽ không bao giờ nguôi ngoai sự uất hận trong ḷng họ cho dù ḥa b́nh đă hơn ba chục năm rồi và nhiều người đă lần lượt trở về quê hương đoàn tụ gia đ́nh t́m cơ hội làm ăn, thậm chí nhiều người già trong đó có những người nổi tiếng là tướng lĩnh là nhà chính trị trong quân đội Việt Nam cộng ḥa, là văn nghệ sĩ nổi danh đă xin được về chết trên mảnh đất quê hương bởi v́ như Đỗ Trung Quân đă viết khi c̣n là phóng viên Tuổi trẻ “Quê hương là chùm khế ngọt” . Ấy là lúc Trung Quân c̣n trai trẻ và tương lai của dân tộc cũng như t́nh yêu quê hương đất nước c̣n đang cháy bỏng trong trái tim anh chứ không phải của Đỗ Trung Quân chín chắn và trưởng thành như bây giờ .
    Cho nên một số bà con Việt kiều dù chưa đọc một ḍng Bên thắng cuộc nhưng nghe lời xúi dục của các phần tử quá khích đă đi biểu t́nh chống Bên thắng cuộc là một điều đáng tiếc . Nếu họ đọc , đọc thật kĩ và suy ngẫm về những điều Huy Đức nói về những “người thua cuộc” th́ họ sẽ từ chối đi “biểu t́nh “ như vậy . Quả thật, nhờ những thông tin mà Huy Đức cung cấp trong kho sử thi đồ xộ của đất nước trong hơn ba chục năm qua , chúng ta bây giờ mới có thể biết được v́ sao Cộng sản giải phóng được Sài G̣n và toàn Miền Nam . Không chỉ là chuyện hai miền “nội chiến”” nồi da xáo thịt” mà có sự can dự và hưởng lợi của các nước lớn mang danh đồng minh với cả hai phía của cuộc chiến dai dẳng ba chục năm
    Tất cả các câu chuyện về thành phố Sài G̣n sau giải phóng đă được Huy Đức giải mă một cách đầy đủ và chân thực . Tại sao những người chịu đau thương và mất mát trong các sự kiện kể trên lại có thể phản đối tác giả khi anh đă giúp họ nói lên một phần sự thật để phần nào nguôi ngoai nỗi đau thương dấu kín bấy lâu. Có lẽ chỉ v́ chuyện Huy Đức đă mô tả rất chi tiết việc quân đội Việt Nam cộng ḥa tan ră nhanh chóng trước sức tấn công như vũ băo của quân đội miền Bắc chăng ? Lúc đó ở Hà Nội, tôi thắc mắc tại sao Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vốn là một vị tướng lại ra lệnh “tùy nghi di tản” dẫn đến cuộc tháo chạy ồ ạt từ Ban Mê Thuột, đến Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng …cho đến tận Sài G̣n . Nếu chỉ bằng những thông tin trên báo chí Miền Bắc th́ ta có thể suy ra rằng quân đội cộng ḥa Sài G̣n là đội quân bạc nhược sau khi bị Mỹ bỏ rơi . Nhưng Huy Đức đă chỉ ra rằng có rất nhiều tướng lĩnh và sĩ quan đă “tử v́ đạo”. Có người đă bắn chết cả gia đ́nh sau đó tự sát như các vơ sĩ Nhật Bản . Đáng lẽ người Việt phải rời quê hương ra đi phải biết ơn Huy Đức đă cho ṭan thế giới biết bên cạnh những tướng lĩnh bạc nhược vẫn có những người “anh hùng” như vậy chứ. Vậy th́ cớ ǵ phản đối Bên thắng cuộc ?
    Năm 1995, trên tờ Tuổi trẻ chủ nhật nhân kỉ niệm 20 năm ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước tôi đă viết bài “Sài G̣n 1975-1995 dưới con mắt một người Hà Nội” . Bài viết kể chuyện về ông chú v́ đói thông tin đă bán hết hàng hóa ôm một đống tiền , khi chính quyền quân quản đổi tiền ông mất trắng. Trong khi người cháu là sĩ quan quân đội , là đảng viên cộng sản ngày 30-4 vào tiếp quản thành phố đă không dám đến gặp người chú v́ sợ bị liên lụy. Chuyện của người anh trai của tôi với ông chú không chỉ là chuyện cá biệt trong trận chiến ba mươi năm giữa những người cùng ḍng máu đỏ da vàng , cho nên chuyện cha con Lưu Quư Kỳ và Lưu Đ́nh Triều cũng chẳng có ǵ là khó hiểu và anh Triều không nên có phản ứng với người đồng nghiệp một thời cùng chung lưng đấu cật làm nên thương hiệu của tờ Tuổi trẻ . Cuộc chiến Nam Bắc không chỉ hy sinh hàng triệu nhân mạng những người con ưu tú của dân tộc mà c̣n là cuộc chiến tranh ư thức hệ giữa một bên là cộng sản một bên là cộng ḥa mà cuộc chiến về ư thức hệ này c̣n dai dẳng đến tận bây giờ. Nếu nó không chấm dứt với một bên thắng một bên thua hoàn toàn th́ sẽ không bao giờ có ḥa hợp dân tộc một cách đúng nghĩa
    Nếu như phần I của Bên thắng cuộc với tiêu đề “ Giải phóng” làm cho ai đó bên thua cuộc phản ứng là điều có thể hiểu được th́ phần II có tiêu đề “ Quyền bính” đă và sẽ làm cho nhà cầm quyền Hà Nội, bên thắng cuộc phát điên . Bao nhiêu chuyện thâm cung bí sử dấu lẹm đă bị Huy Đức phơi bày . Huy Đức “khôn “ lắm, anh chỉ cung cấp thông tin có dẫn chứng người nói, dẫn chứng từ các văn bản “mật” chứ không b́nh luận. Tự thân các sự kiện nói lên tất cả tùy nhận thức của người đọc . Cũng không ai có th́ giờ và tâm huyết đi kiểm chứng xem những thông tin Huy Đức tung ra là đúng hay sai, đúng bao nhiêu phần trăm, sai bao nhiêu phần trăm. Cho nên nói như Bùi Tín rằng Huy Đức mới chỉ nói 30% sự thật là nói đại. C̣n 70% nữa Bùi Tín có giỏi th́ nói nốt đi. Cần biết rằng để viết Bên thắng cuộc , Huy Đức không chỉ dành 3 năm để viết và chỉnh sửa, anh đă dành gần cả trọn cuộc đời làm báo của ḿnh để tích lũy sử liệu , để thẩm tra các dữ kiện, để phỏng vấn các nhân vật và nhờ có internet, anh đă lưu trữ được nó trong một chiếc laptop nhỏ bé để mang theo nó sang nước Mỹ rồi tung nó ra toàn cầu bằng giải pháp kĩ thuật số, điều mà ở trong nước anh không thể làm được.
    Sau một thời gian im ắng, các báo trong nước chủ yếu là các tờ báo công an bắt đầu phản công Bên thắng cuộc và tác giả Huy Đức . Đọc qua một vài bài tôi thấy h́nh như họ viết theo sự chỉ đạo của cấp trên nên g̣ ép và thiếu sự thuyết phục. Những “dư luận viên” mà ông Trưởng ban tuyên huấn thành ủy Hà Nội nói theo sự chỉ đạo của cấp trên không đủ tâm và đủ tài để chọi với các bài phản biện của các tay bút bên lề trái . Nó tương tự như bài của ông nghị Hoàng Hữu Phước viết trên blog của ḿnh đại ư rằng một thằng nhóc mới 13 tuổi khi Sài g̣n giải phóng th́ biết ǵ mà viết nhăng viết cuội . Cái ông nghị rởm này như có bạn viết trên Facebook là đă bị ung thư dây thần kinh giai đọan cuối này làm sao có đủ tŕnh độ và tư cách phê phán Bên thắng cuộc .
    Chúng ta phải cám ơn Bên Thắng cuộc và tác giả Huy Đức đă dũng cảm giải mă biết bao sự thật ở Ba Đ́nh . Ví dụ người có công tiến hành đổi mới đất nước là ông Trường Chinh về lí luận và ông Vơ Văn Kiệt về hành động chứ không phải ông Nguyễn Văn Linh với mấy bài “Những việc cần làm ngay”. Ví dụ v́ sao các lănh đạo Việt nam từ thời ông Lê Duẩn, ông Trường Chinh, ông Nguyễn Văn Linh, ông Đỗ Mười, ông Lê Khả Phiêu, ông Nông Đức Mạnh , đến ông Nguyễn Phú Trọng hôm nay đều “kiên tŕ” định hướng xă hôi chủ nghĩa cho dù mang tiếng là giáo điều . Bởi v́ tuy Huy Đức không nói ra nhưng nếu không bám vào cái lí thuyết không tưởng đó th́ không có lí do ǵ tồn tại Đảng Cộng sản mà nếu không c̣n Đảng th́ c̣n đâu mảnh đất tham nhũng như ngày hôm nay . Cho nên nói chống tham nhũng mà vẫn khư khư theo đuổi định hướng XHCN một cái rất mơ hồ th́ chỉ là nói chống cho vui vậy thôi. Bây giờ bên Đảng có Ban nội chính chống tham nhũng, bên chính quyền lại mới đẻ thêm Ban chỉ đạo ǵ đó tương tự th́ chỉ là cuộc chiến giữa Đảng và Chính quyền chứ bè lũ tham nhũng vẫn phè phỡn ngoài ṿng pháp luật v́ các ông đang kềm chế nhau chứ có đánh ǵ tham nhũng đâu
    Trong hai thứ những người cộng sản sợ nhất là chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa giáo điều. Xét lại hiểu theo một cách nào đó là một sự đổi mới chủ nghĩa Maxk đă lỗi thời c̣n giáo điều là cố níu kéo cái đă lỗi thời đó để thể hiện ḿnh là người trung thành tuyệt đối với lí tưởng mà thời trai trẻ ḿnh đă mù quáng tuyên thệ . Tất cả những ǵ làm trái quy luật dù cố níu kéo bằng lư thuyết ma giáo hay bằng chuyên chính vô sản tàn bạo , mà tàn bạo nhất là chiến tranh đều không thoát khỏi sự phán xét và trừng phạt của lịch sử mà lịch sử th́ rất công bằng.
    Nhiều thế hệ người Việt nam phải biết ơn “sử gia” Huy Đức bằng những thông tin mà anh cung cấp . Những đời tư của các nhân vật quyền thế từ Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh, Vơ Văn Kiệt, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Văn Tiến Dũng, Đoàn Khuê, Vơ Nguyên Giáp , Đinh Đức Thiện , Mai Chí Thọ, Nguyễn Hà Phan, Trần Xuân Bách, Nông Đức Mạnh … Tất cả những sự kiện hư hư thực thực kể cả chuyện Hồ Chí Minh có vợ đăng trên tờ Tuổi trẻ -lí do mà Tổng biên tập Kim Hạnh mất chức và suốt đời không được làm báo , những chuyện Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng có bố có mẹ chứ không phải là con ông nọ bà kia đều đă được Huy Đức công khai danh tính và có thể đó là lí do mà các “dư luận viên” viết theo Lề Đảng sẽ vin vào đó để kết tội Huy Đức làm lộ bí mật quốc gia và bí mật đời tư chiểu theo nghị định này nghị định nọ để có thể bỏ tù khi Huy Đức về tới sân bay Tân Sơn Nhất
    Huy Đức đă không thể từ trong nước phát hành Bên Thắng cuộc, anh cũng chưa thể in thành sách . Anh lựa chọn phát hành trên mạng. Cách phát hành này có thể không mang lại cho anh nhiều tiền bạc tương xứng với công sức anh bỏ ra và giá trị của quyển sách mà anh mang đến cho độc giả nhưng bằng cách này sẽ có nhiều người trên thế giới t́m đọc quyển sách đang rất hot này. Càng có nhiều người khen kẻ chê càng có nhiều người t́m đọc. Đó là quy luật mà những người làm công tác tuyên giáo của Đảng Cộng sản rất biết nhưng họ vẫn cứ phải lên án nếu như không muốn bị cấp trên khiển trách , mắng mỏ . Và tôi nghĩ như ai đó đă từng viết rằng các lănh đạo Việt nam, các Trung ương ủy viên, các ủy viên Bộ Chính trị càng nên đọc sách này để biết một phần sự thật mà họ chưa được biết . Biết để mà pḥng thân và tránh các sai lầm khuyết điểm mà tư tưởng giáo điều đă ám ảnh họ , Trên hết ông Nguyễn Phú Trọng cần đọc quyển sách này . Và nếu là người thực sự cầu thị, th́ ông phải khuyến khích các đảng viên của ông cùng đọc mới đúng . Và tôi tin lịch sử sẽ rất công bằng với Huy Đức, một nhà báo dấn thân.

    Lương Kháu Lăo

    Nguồn:
    http://luongkhaulao.wordpress.com/20...khong-don-doc/

  7. #137
    Dac Trung
    Khách
    Nêú quyển sách này có nguy hại cho chê´độ cộng sản th́ họ đă câm´ rố.

    Nêú cộng sản ngu th́ họ đă không năm´lâư chính phủ và là một trong những đảng ngố lâu nhât´thê´giơí trên đâù dân.

    Quyển sách nói chuyện quá khư´và tác giả c̣n chịu ảnh hưởng cũng như bị giơí hạn bởi chê´độ cộng sản .

    Nhân dân VN chỉ làm cách mạng thay đổi chê´độ v́ những ǵ trong hiện tại và tương lai, chơ´không phải là v́ những ǵ xăy ra trong quá khư´.

  8. #138
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    “Quyền Bính” – vấn đề muôn thuở trong lịch sử Việt Nam hiện đại

    Tháng Một 27, 2013
    Lê Mai

    Thăng yên hạ mă bách thiên nan
    Quốc thế như kim thực vị an
    Nùng mạt, đạm trang, nhân tính cựu
    Nguyên nhung bát thập bất tri nhàn
    (Lên yên xuống ngựa khó muôn vàn
    Thế nước hôm nay thực chửa an
    Đậm, nhạt, mau, thưa người nếp cũ
    Tám mươi lăo tướng chẳng mong nhàn)

    Tôi mở đầu vài cảm nghĩ về cuốn sách “Quyền Bính” (Tập 2 – Bên Thắng Cuộc, Huy Đức) bằng bài thơ của Tào Mạt: “Gặp Đại tướng Vơ Nguyên Giáp đi bộ ứng khẩu làm ngay”. Năm 1991 ấy, tướng Giáp tṛn 80 tuổi. Sau Đại hội VII ĐCSVN, ông Vơ Nguyên Giáp – một đại công thần của chế độ, chính thức rời khỏi chính trường. Rồi những cuốn hồi kư nổi tiếng, rất có giá trị sử học của ông liên tiếp ra đời: Chiến đấu trong ṿng vây, Đường tới Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử, Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng…Nhưng, trong những cuốn hồi kư ấy, ông chỉ nói rất ít về bản thân ḿnh.
    Th́ đây, “Quyền Bính” có một chương riêng về tướng Giáp. Tác giả đă cho chúng ta biết một câu nói rợn người đầy kinh hăi của Lê Đức Thọ qua lời kể của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, con rể Lê Duẩn: “Có lần ông Thọ nói ông c̣n để cái đầu ông Giáp trên cổ là đă may lắm”. Than ôi! Một ông Đại tướng Tổng tư lệnh, người Anh Cả đầu tiên và duy nhất của quân đội, đă làm nên biết bao công tích, được thế giới ca ngợi, đă phạm “tội” ǵ mà Lê Đức Thọ dám đưa ra một lời kết án tai ác đến cỡ đó?
    Trong Quân ủy Trung ương, ông Thọ chỉ là Phó Bí thư, cấp dưới của ông Giáp. Ông ta dĩ nhiên không phải là nhà quân sự chuyên nghiệp. Chiến lược, chiến thuật quân sự, điều quân đánh đông dẹp bắc là nhờ tài năng của các tướng lĩnh. Thế mà trong chiến dịch Quảng Trị (không chỉ chiến dịch Quảng Trị), “Lê Đức Thọ không hiểu bằng con đường nào, thường xuyên điện thẳng cho các sư đoàn không qua điện đài của Bộ Tổng Tham mưu, vừa để nắm t́nh h́nh vừa tự ư đôn đốc đánh. Kỳ quặc!”.
    Lê Đức Thọ thường gọi ông Trần Bạch Đằng, một người cộng sản cấp tiến cực kỳ tài hoa, tiếng tăm lẫy lừng là “thằng trời đánh” – điều cay đắng là ông Đằng không bao giờ được vào Trung ương, dù có ông Lê Duẩn đỡ đầu. Chính Giáo sư Hồ Ngọc Đại cũng đă một phen hoảng hốt sau khi bố vợ mất, ông hỏi Đoàn Duy Thành, “Ba cháu mất rồi, liệu họ… có giết gia đ́nh nhà cháu không?” (Làm người là khó – Đoàn Duy Thành). Quả thật, quyền bính – vấn đề muôn thuở trong lịch sử VN hiện đại.
    Người làm chính trị, nắm quyền bính, điều quan trọng nhất là để lại tiếng thơm trong sử sách. Tôi xin lưu ư, một Giáo sư người Mỹ sau khi nghiên cứu về Mao Trạch Đông đă kết luận, cuộc đời ông ta làm được 31 việc nhưng có tới 20 việc liên quan đến việc hủy hoại tinh thần và đạo đức con người!
    Quan sát sự vận hành quyền bính tại VN cho thấy, dường như không ít nhà lănh đạo cao cấp ghen tỵ với tài năng và vinh quang của tướng Giáp, họ muốn hạ bệ uy tín cực lớn của ông trong đảng và dân chúng. Đến như ông Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, thay v́ bác bỏ bản báo cáo sai sự thật của Nguyễn Đức Tâm về vụ Sáu Sứ, ông lại chỉ đạo điều tra hai ông Vơ Nguyên Giáp và Trần Văn Trà; thay v́ minh oan cho ông Giáp và ông Trà sau khi biết kết quả điều tra, ông và Bộ Chính trị lại im lặng “đáng sợ”.
    Có nhà nghiên cứu cho rằng, ông Vơ Nguyên Giáp là điển h́nh của một tài năng không được phát huy hết trong một xă hội mà sự vận hành quyền lực tập trung vào tay một số người, lại thiếu công cụ để khống chế, kiểm soát quyền lực ấy. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tham nhũng tuyệt đối và quyền lực tuyệt đối cũng sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối.
    Đúng như tác giả Huy Đức nhận xét, ông “mưu lược và quyết liệt không chỉ trong những cuộc chiến quy ước như Điện Biên Phủ, năm 1946, khi Hồ Chí Minh đi Pháp nhân Hội nghị Fontainebleau, ở Hà Nội, Tướng Giáp đă cùng với Trường Chinh thanh trừng đối lập gần như triệt để. Nhưng trước những đối thủ chính trị nhân danh Đảng, Tướng Giáp trở nên cam chịu và thụ động. Có lẽ ḷng trung thành với tổ chức và ư thức tuân thủ kỷ luật đă rút đi thanh gươm trận của ông”.
    Thêm một điểm cần lưu ư, đó là ông Vơ Nguyên Giáp đă xử lư mẫu thuẫn “địch – ta” khác hẳn việc xử lư mẫu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Xử lư mẫu thuẫn “địch – ta” là xử lư mâu thuẫn đối kháng, một mất một c̣n – chiến tranh là như thế. Song, xử lư mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân th́ phải khác. Ông Trần Bạch Đằng từng nói: “Đành rằng làm chính trị là phải thủ đoạn. Nhưng làm chính trị th́ cũng phải có t́nh nghĩa, bạn bè chứ”. Chỉ có điều, đối thủ chính trị của các ông không nghĩ và làm như vậy.
    Quyền bính (quyền hành) và quyền lực đều có điểm chung là quyền định đoạt mọi công việc và sức mạnh để đảm bảo thực hiện quyền ấy. Quyền lực đồng nghĩa với sức mạnh và như vậy, kẻ mạnh nắm quyền lực sẽ thống trị và chi phối kẻ yếu. “Quyền Bính” đă làm nổi bật tư duy và quyền lực của nhiều nhà lănh đạo cao cấp VN, của tập thể, của cả chế độ, trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, con người và tư tưởng; sự vận hành và chi phối của quyền lực, kết quả của việc thực thi quyền lực. Có thể nói, “Quyền Bính” đă cho chúng ta thấy sự vận hành quyền lực ảnh hưởng như thế nào đến tương lai đất nước và dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử VN hiện đại.
    Anh Doan Tran, một người bạn thân của tôi ở Hoa Kỳ, rất am hiểu văn hóa và lịch sử VN – người đă gửi tặng tôi ấn bản điện tử “Quyền Bính” ngay sau khi phát hành, bằng một sự liên tưởng và tinh tế hiếm có, nhận xét: “Hăy lưu ư h́nh b́a cuốn sách với chiếc xe hơi Lada, dây điện, đèn tín hiệu giao thông rồi đọc chi tiết này trong cuốn sách để thấy sự thú vị:
    “Khi nhậm chức, Nguyễn Văn Linh vẫn sử dụng một chiếc xe hơi hiệu Lada của Liên Xô đă cũ thay v́ tiêu chuẩn của Tổng bí thư phải là “Volga đen” hoặc Toyota. Theo ông Bùi Văn Giao, trợ lư của Nguyễn Văn Linh: “Ông không biết rằng, để Lada có thể chở Tổng bí thư, Văn pḥng phải gắn thêm máy lạnh. V́ tải thêm máy lạnh mà tuổi thọ của những chiếc Lada này bị giảm đi rất nhanh, cứ sau một hai năm là phá luôn giàn máy. Một lần ông Linh đi công tác về tỉnh, chiếc máy lạnh tự chế phát nổ. May mà khi đó, ông Linh đang ngồi trong pḥng họp c̣n chiếc xe th́ đậu ngoài sân”.
    Phải chăng, đưa “cái lạnh” của tư bản vào “cái nóng” của xă hội chủ nghĩa, nó sẽ “trung ḥa” và “bộ máy” sẽ vận hành tốt hơn? Không phải! Trên thực tế, làm như vậy “bộ máy” bị hỏng nhanh hơn và tệ hơn nữa – nó phát “nổ” rất nguy hiểm. Không thể “lắp ghép” một cách tùy tiện, bởi nó không thể tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, dù gắn cho nó cái “đầu” hay cái “đuôi” ǵ đi nữa (“đuôi” định hướng XHCN chăng – một gợi ư!). Tri thức nhân loại đă kết tinh hàng ngàn năm, sao người ta không tiến cùng văn minh thời đại, mà lại “sáng tạo” ra con đường đi mới chưa có tiền lệ trong lịch sử và than ôi, sự “sáng tạo” đó đă cho kết quả nhăn tiền rồi!
    Cũng như “Giải Phóng”, “Quyền Bính” – dù khách quan đến đâu, chúng ta vẫn nhận thấy tác giả tiếp tục dành cho ông Vơ Văn Kiệt nhiều thiện cảm. Anh Doan Tran cho rằng tác giả dường như “thần tượng hóa” ông Kiệt – tôi nghĩ nhận xét đó hơi quá. Dù sao, cách sử dụng quyền lực và việc nắm quyền bính của ông Kiệt được nhiều người ủng hộ, dù ông Tố Hữu bóng gió: “Sáu Dân muốn làm vua Saigon”.
    Ông Vơ Văn Kiệt có cách giải quyết mâu thuẫn về chính trị khá hay. Đă một lần ông nói với người lănh đạo văn nghệ: “Ở Sài G̣n nếu đ̣i hỏi người xứng đáng theo tiêu chuẩn chính trị để đóng Hai Bà Trưng th́ chỉ có Bà Định; đóng Lênin th́ chỉ có Bác Tôn thôi. Các anh cứ mời các vị ấy đóng xem thử có ai đi coi không?”. Lại một lần khác, khi họp Bộ Chính trị để thông qua việc chọn BHP làm đối tác thăm ḍ dầu ở mỏ Đại Hùng, Nguyễn Hà Phan phản đối: “Đồng bào miền Nam chắc chắn không một ai đồng t́nh chọn Úc làm đối tác khai thác dầu khí v́ bọn Úc đă từng đưa quân vào tàn sát đồng bào ta”. Ông Vơ Văn Kiệt liền đứng dậy: “Nếu nói như Sáu Phan th́ tôi đề nghị Bộ Chính trị nên chọn Lào đầu tư. Mỹ là kẻ thù mới đánh ta; Pháp đô hộ 80 năm; Nhật khiến cho 2 triệu người chết đói; Úc, Hàn theo Mỹ mang quân sang… Không có nước nào có công nghệ tốt lại không có dính líu vào một ‘tội ác’ nào đó”.
    Đọc “Quyền Bính” và “Giải Phóng”, chúng ta nhận thấy có một điểm nổi bật nữa là tính tự trọng của nhiều nhà lănh đạo cao cấp thời ấy. Họ dám làm và dám chịu trách nhiệm. Các ông Trường Chinh từ chức Tổng bí thư, Lê Văn Lương ra khỏi Bộ Chính trị, Hồ Viết Thắng bị kỷ luật do sai lầm của cải cách ruộng đất. Ông Linh cũng đă phải một lần ra khỏi Bộ Chính trị. Ông Kiệt xé rào, đổi mới. Ông Trần Phương quyết định từ chức sau vụ “giá – lương – tiền” cho dù ông không phải là người chịu trách nhiệm chính. Ông Lê Duẩn thấy rằng, sau vụ “giá – lương – tiền”, Tố Hữu không c̣n khả năng làm Tổng bí thư, dù đă được chọn vào hàng ngũ kế cận. Và thực tế, tại Đại hội VI, Tố Hữu thậm chí không được bầu vào Trung ương.
    Phải thừa nhận, thời ấy đa số các nhà lănh đạo cao cấp không được đào tạo bài bản, song họ rất có tŕnh độ, chỉ bằng tự học. C̣n gần đây và hiện nay th́ sao? Không ít người gần như “mất trí” v́ ham mê quyền bính: dấu bệnh để mong làm Chủ tịch nước, dấu bệnh để làm Thường trực Ban bí thư, sợ ra khỏi Bộ Chính trị th́ chết không nhắm được mắt…Rồi một Tổng bí thư hai nhiệm kỳ mà Phó Ban Tổ chức Trung ương nhận xét tŕnh độ chỉ tầm cỡ cán bộ cấp huyện, một Thủ tướng mà chỉ mới nghe tên thôi, người dân đă lắc đầu ngán ngẩm. Liệu đất nước có thể phát triển sánh vai với thế giới nếu vấn đề quyền bính được vận hành như thế?
    Rốt cuộc, ai là người có quyền lực nhất? Nhà tương lai học người Mỹ, Alvin Toffler, trong tác phẩm Thăng trầm quyền lực, đă phân tích rất sâu sắc về quyền lực. Bạo lực, của cải và tri thức là ba đỉnh của một tam giác quyền lực. Bạo lực chủ yếu dùng để trừng phạt, làm người ta khiếp sợ nhưng là nguồn quyền lực ít linh hoạt nhất. Đọc Bên Thắng Cuộc (“Giải Phóng” và “Quyền Bính”), chúng ta đă rơ nhân vật nào, thời nào ưa sử dụng nguồn quyền lực bạo lực nhất.
    Của cải được dùng vừa trừng phạt lại vừa ban thưởng và có thể được chuyển thành nhiều nguồn khác, là một công cụ quyền lực rất uyển chuyển. Đọc Bên Thắng Cuộc cũng như quan sát t́nh h́nh hiện nay, chúng ta đă rơ nhân vật nào, thời nào ưa sử dụng và sử dụng hết sức “thành công” nguồn quyền lực của cải nhất.
    Tuy vậy, tri thức mới là nguồn quyền lực cơ bản và linh hoạt nhất, v́ một người có tri thức có thể tránh được những thử thách đ̣i hỏi sử dụng bạo lực hay của cải và có thể thuyết phục được những người khác để hoàn tất những ư định ḿnh mong ước. Tri thức tạo ra quyền lực có phẩm chất cao nhất. Đọc Bên Thắng Cuộc, chúng ta đă rơ nhân vật nào thường sử dụng nguồn quyền lực tri thức nhất. Nếu nhân vật ấy sử dụng nguồn quyền lực bạo lực, chắc chắn lịch sử VN hiện đại đă khác rồi.
    Và một khi quyền lực được tạo ra từ quyền mưu hay từ những yếu tố khác thay v́ tri thức th́ quyền lực đó không thể bền vững, khiến cho những người nắm quyền lực kiểu đó trở nên đáng sợ – ngay cả với bạn bè, đồng chí, người thân của họ. Lịch sử hiện đại VN không thiếu thí dụ minh họa điều này.
    “Quyền Bính” – vấn đề muôn thuở trong lịch sử VN hiện đại. Một xă hội chỉ có thể phát triển tốt khi “quyền bính” được cân bằng, không bị lũng đoạn hoặc tập trung vào trong tay một số người – cũng tức là phải tạo ra một tam giác đều quyền lực trong đó ba đỉnh của nó chính là bạo lực, của cải và tri thức.
    Để kết thúc, tôi xin nh́n đôi nét tổng quát về Bên Thắng Cuộc. Điểm mạnh của “Quyền Bính” cũng như “Giải Phóng” là nhiều tư liệu, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, được thể hiện bởi một nhà báo lăo luyện – công tŕnh mang phong cách báo chí. Tuy nhiên, tác giả Bên Thắng Cuộc tái hiện một giai đoạn lịch sử VN hiện đại nhưng tư liệu gốc chiếm tỷ trọng không nhiều lắm, chỉ có một số bức điện, một số báo cáo, một số biên bản, một số nghị quyết, c̣n chủ yếu sử dụng các hồi kư và phỏng vấn nhân chứng. Đối với những người am hiểu, c̣n rất nhiều sự kiện lịch sử VN cực kỳ quan trọng, song có thể v́ lẽ này, lẽ khác chưa được tác giả đề cập. V́ vậy, tính đầy đủ và chính xác của nó chắc rằng c̣n phải thảo luận nhiều. Các Phụ lục cuối mỗi tập sách không có ǵ đặc biệt, chưa tương xứng với nội dung phong phú và những vấn đề rất lớn mà bộ sách đặt ra. Và, tác giả chỉ nêu các sự kiện lịch sử nhưng không phân tích, không b́nh luận làm cho bộ sách thiếu hẳn tính “hàn lâm” – đó không hẳn là một phương pháp tốt nhất?
    Dẫu sao, Bên Thắng Cuộc thực sự là một công tŕnh rất đáng đọc, rất đáng t́m hiểu, rất đáng suy ngẫm, với tất cả ư nghĩa đầy đủ của nó. Đọc Bên Thắng Cuộc, chúng ta càng hiểu thêm nhận xét “có một lịch sử như nó diễn ra và một lịch sử như nhà sử học viết ra”. Thử hỏi, đến nay, đă có công tŕnh nào phản ánh đầy đủ, trung thực và hấp dẫn lịch sử VN hiện đại do các nhà sử học VN “nổi tiếng” thể hiện? Cho nên, chúng ta không đ̣i hỏi tác giả Bên Thắng Cuộc, song chúng ta có quyền hy vọng…

    Lê Mai

    Nguồn:
    http://lemaiblog.wordpress.com/2013/...-nam-hien-dai/

  9. #139
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Vài suy nghĩ về vụ đánh tư sản mại bản trong “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức

    (01/16/2013 04:43 PM)
    Tác giả : Vũ Ánh/Sống Magazine

    Trong trại tù A-20 Xuân Phước, tôi bị nhốt chung với những thành phần bị nhà cầm quyền tiếp quản gọi là tư sản mại bản người Hoa có tầm cỡ như Lư Sen, Lưu Trung, Trương Dĩ Nhiên. Trước đó, khi c̣n bị tập trung ở trại Z-30C Hàm Tân, tôi cũng lại có sống gần một bạn đồng tù mà anh em chúng tôi thường gọi đùa là ông “rùa vàng”, tức cựu thượng nghị sĩ VNCH Hoàng Kim Quy, một thượng nghị sĩ thân chính phủ, nổi tiếng v́ hai chuyện: mỗi lần ông Nguyễn Văn Thiệu gặp khủng hoảng chính trị th́ phủ Tổng Thống lại lôi ông cùng với những thượng nghị sĩ thân chính phủ khác lên đài truyền thanh và truyền h́nh để ông nói vài lời bênh vực, thứ đến ông có một người con trai khét tiếng vung tiền trong những chốn ăn chơi tại Saigon.
    Bấy lâu nay, báo chí hay sách báo Việt ngữ tại quận Cam ít đề cập ǵ đến một sự kiện từng làm náo loạn đời sống của toàn bộ dân chúng Miền Nam Việt Nam là chiến dịch X-2 đánh tư sản mại bản, gian thương và cải tạo công thương nghiệp tư doanh. Phần lớn những bài báo hay những cuốn hồi kư chỉ chú trọng tới chuyện tù cải tạo và vượt biển. Khi t́m nguyên nhân khiến chính quyền VNCH thất bại, phần đông các tác giả chỉ có một lập luận: Miền Nam Việt Nam là một vùng đất tự do, dân chủ, quân đội VNCH là một quân đội hùng mạnh, thiện chiến, đánh đâu thắng đó nhưng cuối cùng VNCH thua trận v́ bị Mỹ bỏ rơi, Dương Văn Minh lên nắm quyền có một ngày rưỡi và “dâng” Miền Nam Việt Nam cho Cộng Sản nên chúng ta mất phần đất từ vĩ tuyến 17 trở vào. Thật là giản dị và mọi người đều ngủ yên trên những lập luận này trong nhiều thập niên sau chiến tranh.
    Nhưng nếu người ta chịu khó t́m ṭi ở trong cái kho tài liệu chiến tranh Việt Nam ở Lubbock (Texas), Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, những tài liệu đă được công khai hóa của Văn Khố Quốc Gia Hoa Kỳ hay những cuốn băng và hàng chục ngàn trang tài liệu mật đă được bạch hóa, cuốn hồi kư tương đối đứng đắn nhan đề “Can trường trong chiến bại” (của Đô Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại), “Tháng Ba Găy Súng” (Cao Xuân Huy), “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” (Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng), các tài liệu mật của Ngũ Giác Đài (The Pentagon Papers của Beacon Press-Boston) một công tŕnh tổng hợp những tài liệu thật về những quyết định của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, từng giúp giải thích lư do tại sao mà Hoa Kỳ quay lưng lại với đồng minh VNCH một cách cạn tầu ráo máng như vậy vào năm 1975... th́ hiển nhiên, chúng ta sẽ có được những chứng cơ hậu thuẫn cho suy nghĩ riêng của mỗi người, tránh được những định kiến và dễ dăi với chính ḿnh là đổ tất cả cho Mỹ.
    Nay có một tập hợp những tài liệu, các cuộc phỏng vấn và gặp gỡ nói chuyện với các nhân chứng của hai miền Nam Bắc lại xuất hiện ngay tại cái nôi của người tị nạn đề cập đến những biến chuyển tại Việt Nam, chủ yếu nhắm vào củng cố quyền lực của người Cộng Sản sau khi họ thắng trận. Theo cách nh́n của riêng tôi, thắng cuộc hay thắng trận chẳng có ǵ khác nhau cả. Nó cũng giống như một trận vơ đài, một bên giơ cánh tay chiến thắng và một bên nằm lăn ra trên “ring” trọng tài đếm đến 10, vẫn không sao ngồi dậy được. Tôi cũng chỉ là một cá nhân rất nhỏ bé trong số những người thua trận và cũng rất muốn nói theo giọng điệu phủi tay, vuốt đuôi cho qua chuyện đồng thời cũng là phương thức tốt nhất để tránh bị mặc áo đội nón Cộng sản vốn bày bán đầy rẫy ở quận Cam nói riêng và trong những cộng đồng người Việt khác ở hải ngoại nói chung. Nhưng ở đời, lực bất ṭng tâm, nhiều khi muốn mà không được v́ ḿnh đă lỡ theo đuổi cái nghề cầm bút, một nghề vốn bạc bẽo nhưng nó như ma túy, bập vào rồi khó bỏ được. V́ thế, khi đă đọc “Bên Thắng Cuộc”, tôi vẫn phải tŕnh bày những suy nghĩ riêng của ḿnh, suy nghĩ của một người đọc chứ không phải là một người làm tuyên truyền.
    Thật sự, khi nói đến những người gọi là tư sản mại bản gốc Hoa như Huy Đức đă đề cập trong “Bên Thắng Cuộc”, tôi cũng thú thật là không biết họ giầu như thế nào, có giầu bằng những đại gia hiện tại ở Việt Nam như Bầu Kiên hay Đặng Thị Hoàng Yến hoặc Cường “đô la”... không, nhưng tôi nghĩ rằng dùng chữ đại gia đối với các nhân vật gốc Hoa như Lư Sen, Lưu Trung, Trương Dĩ Nhiên, Lư Long Thân, Trần Thành là điều không ngoa. Cái trại A-20 mà tôi bị giam là một trại khắt khe hàng đầu của Việt Nam. Thành phần giam ở đây gồm các cựu sĩ quan và cựu công chức trung và cao cấp VNCH từng tham dự các vụ nổi loạn ở những trại khác, cùng với các tù chính trị mang án rất nặng, thấp nhất là 10 năm cao nhất là chung thân và tử h́nh. Vào thời điểm của năm 1980, Lư Sen, Lưu Trung và Trương Dĩ Nhiên với mức án từ 20 năm tới chung thân đă bị đưa về trại nhốt chung với các anh em tù chính trị có án. Cùng bị kết án nặng như Lư Sen, Lưu Trung và Trương Dĩ Nhiên nhưng vào lúc bị đưa ra ṭa, cựu thượng nghị sĩ Hoàng Kim Quy đồng thời là chủ nhân của một đại công ty xuất nhập cảng đă ở tuổi 80 nên được chuyển thành án tập trung sau khi đă tịch thu trọn bộ gia sản khổng lồ của ông và v́ thế bị đưa vào trại Hàm Tân Z-30C chung với các anh em “án cao su” tức tập trung cải tạo.
    Trước hết, tôi nói về cựu thượng nghị sĩ Hoàng Kim Quy khi bị giam trong trại Z-30C là trại lao cải đầu tiên mà tôi bị lưu đầy sau 2 năm nằm biệt giam tại các trại B-5 Tân Hiệp Biên Ḥa và Chí Ḥa, để nhà cầm quyền điều tra về quá tŕnh hoạt động trong ngành truyền thanh của chính phủ VNCH. Trong suốt thời kỳ trai trẻ, tôi chỉ làm phóng viên mặt trận, sau đó bị động viên vào quân đội và trở về lại để làm công việc chuyên môn của ḿnh tại Hệ Thống Truyền Thành Quốc Gia, nhưng cũng chính v́ thế mà tôi đă bị đưa vào biệt giam để trả lời câu hỏi của những thẩm vấn viên công an Cộng sản: “Anh có biết anh nợ máu với nhân dân như thế nào không?”. Tôi nhắc lại chi tiết này v́ nó cần thiết khi đề cập đến câu chuyện của nhà tư sản mại bản Việt Nam Hoàng Kim Quy.
    Ở trại Z-30C, tôi ở khác đội lao cải với ông Quy nhưng ở cùng láng tức buồng giam, nằm cách ông có vài chiếu. Vị cựu thượng nghị sĩ này lúc đó đă quá già và yếu v́ bệnh hoạn nên được cho đi nhặt rác loanh quanh trong trại. Là một trong những viên chức lănh đạo của chính quyền VNCH và là chủ nhân một công ty lớn, giầu nứt đố đổ vách trước 30-4-1975, nhưng khi bị đưa ra trại lao cải, cựu thượng nghị sĩ Hoàng Kim Quy rất hiếm khi được thăm nuôi. Ông sống rất cô đơn giữa các cựu sĩ quan và công chức bị đi tù cải tạo và luôn luôn trong t́nh trạng hốt hoảng và sợ hăi. Có một lần tôi hỏi ông: “Bác thừa phương tiện sao không di tản để ra nông nỗi này?” th́ ông nói: “Ấy cũng chi v́ tiếc của. Chúng (chính quyền Cộng Sản) lấy sạch sành sanh của tôi rồi ông ơi, tôi dại quá”.
    Ngẫm nghĩ ra th́ ông Quy dại thật. Bao nhiêu người kể cả những viên chức lănh đạo cốt cán của chế độ Cộng Ḥa như Tổng Thống, Thủ Tướng, Tổng Trưởng, các tướng lănh kể cả Tổng Tham Mưu Trưởng đa phần đều bỏ của chạy lấy người, c̣n cựu thượng nghị sĩ Hoàng Kim Qui tuy chức có to, có giầu nhưng làm sao giầu bằng họ được, ấy vậy mà c̣n tiếc của th́ quả đúng là dại rồi. Anh em chúng tôi ở Z-30C đều ái ngại cho hoàn cảnh của ông, nhưng chúng tôi không hề phục những con người này và vẫn coi ông là một trong những người chỉ biết làm giầu nhờ dựa vào ô dù của quyền lực cũ. Bởi v́ làm giầu bằng cách dựa hơi nhà cầm quyền để được độc quyền hay ưu quyền hơn người khác đă không những không vinh hạnh ǵ cho những người quốc gia chống Cộng mà c̣n làm nhụt chí những người lính ngoài tiền tuyến.
    V́ thế, với tư cách một người đọc sách, tôi cho rằng những trích dẫn của Huy Đức về thượng nghị sỹ Hoàng Kim Quy rất cần thiết dù rằng những nhân vật mà anh dẫn lời có thể làm cho tôi hay những người khác khó chịu. Chẳng hạn như đoạn thuật lại lời của Ủy Viên Công Tố Nguyễn Hoàn khi Ṭa Án Nhân Dân Đặc Biệt đưa ra công khai xét xử cựu thượng nghị sĩ VNCH Hoàng Kim Quy. Ông ta luận tội cựu thượng nghị sĩ VNCH này như sau, xin trích:
    “Bức thư Hoàng Kim Quy gởi cho Tổng Trưởng Ngoại Giao Ngụy thúc giục chính quyền vay của Ả Rập Xê Út (Saudi Arabia) để mớm hơi cho chiến tranh Việt Nam Hóa của Mỹ đang phá sản và trả dài hạn bằng cách cho đầu tư khai thác dầu mỏ ở thềm lục địa Việt Nam. Hoàng Kim Quy đă suy nghĩ và hành động như một tên xâm lược Mỹ với ư thức chống Cộng sâu sắc, cam tâm bán đứng cả Miền Nam để duy tŕ chế độ thối nát của Ngụy quyền...”.
    Tuy nhiên, lời lẽ của ông Hoàn mà Huy Đức dẫn trong “Bên Thắng Cuộc” mới chỉ đúng một phần, đó là lá thư của thượng nghị sĩ Hoàng Kim Quy viết cho Tổng Trưởng Ngoại Giao VNCH lúc đó là luật sư Vương Văn Bắc, trước khi ông mở chuyến du hành dài ngày ở Trung Đông và Phi châu để yêu cầu Saudi Arabia cứu nguy, v́ Tổng Thống Thiệu đă nh́n thấy Mỹ sẽ quay lưng với VNCH. Luật sư Bắc là nhà ngoại giao đầu tiên năng động nhận ra việc không thể chỉ trông cậy vào Mỹ và ông đă hăng hái mở rộng mối liên lạc với Saudi Arabia, Israel và một vài nước Phi châu, nhưng tiếc rằng sự xoay chuyển này quá trễ.
    Đối chiếu với t́nh h́nh thực tế mà dân chúng Việt Nam phải trải qua khi Mỹ thực hiện sách lược Việt Nam Hóa chiến tranh th́ lời của ông Nguyễn Hoàn quả có đúng phần nào nhưng bảo rằng thượng nghị sĩ Hoàng Kim Quy có “ư thức chống Cộng sâu sắc, cam tâm bán đứng cả Miền Nam Việt Nam” là cái thói quen cường điệu của những người Cộng Sản có nhiệm vụ làm cung từ. Tôi nghĩ rằng đây chỉ là cách nâng quan điểm mà anh em chúng tôi cũng từng phải trải qua trong các trại tù Cộng Sản, chẳng hạn như đói quá tù nhân nhổ trộm một cây cải th́ bị cáo “phá hoại kinh tế xă hội chủ nghĩa”. Thực tế, những tư sản gộc tại VNCH không chống Cộng, họ chỉ lo bảo vệ túi tiền của họ. Nay người Cộng sản chiếm được Miền Nam muốn lấy hết tài sản của họ th́ nâng quan điểm như thế cho “oai”, ra cái điều ta đây “bắt được những tay tổ chống Cộng” chứ thực t́nh mà nói đợi mấy ông tư sản gộc ấy chống Cộng th́ chúng ta mất Miền Nam từ lâu rồi chứ không phải đến ngày 30-4-1975 mới mất!
    Ngẫu nhiên, những trích dẫn về các tư sản mại bản gốc Hoa như Lư Sen, Lưu Trung và Trương Dĩ Nhiên trong tác phẩm “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức diễn ra hơn 30 năm sau ngày tôi gặp lại các nhân vật này trong cùng một trại tù, đó là trại A-20 Xuân Phước một trại được xếp vào hàng khắt khe nhất trên toàn Việt Nam. Khắt khe là khắt khe với chúng tôi, những tù cải tạo từng tham dự vào những cuộc nổi loạn trong các trại khác bị đưa vào trừng phạt ở đây, chứ nó vẫn không thể khắt khe với những đại gia gốc Hoa nói trên. Chúng tôi bị cho ăn đói, làm việc nặng, ốm không có thuốc, có những lúc phải ăn cả cỏ kiểng, củ chuối, gia đ́nh bị cấm thăm gặp. Nhưng mấy đại gia gốc Hoa này cũng phải sống trong trại trừng giới như chúng tôi nhưng vẫn no đủ như khi ở ngoài xă hội. Trước 30-4-1975, họ mua các quan chức VNCH để độc quyền nhập cảng những hàng hóa và nhu yếu phẩm chiến lược, tự do làm giá, thao túng thị trường, đầu cơ tích trữ, buôn lậu trốn thuế. Kết quả là trong khi những người lính của chúng ta đổ máu ngoài tiền tuyến để bảo vệ Miền Nam Việt Nam th́ tại hậu phương gia đ́nh họ méo mặt v́ nạn khan hiếm giả tạo để tăng giá hàng của bọn gian thương và tư sản mại bản gốc Hoa. Nhưng khi vào tù với án nặng và gia sản bị tịch thu, họ vẫn là những đại gia, nhờ c̣n giấu được của nên có tiền mua từ trại trưởng lên đến Cục Trại Giam Miền Nam. Năm 1982, những đại gia gốc Hoa này khăn gói ra khỏi trại dù trên vai họ là những cái án từ 20 năm đến chung thân. Ít lâu, tin nhắn vào trại: các đại gia Lư Sen, Lưu Trung và Trương Dĩ Nhiên “bị” tống xuất sang Hồng Kong sau khi thành thật khai báo gia sản c̣n giấu hay tẩu tán được.
    Thái độ của chúng tôi lúc đó nh́n các ông tư sản mại bản gốc Hoa này như thế nào? Phần lớn các anh em đều tỏ ra vô cảm với những người bạn tù bất đắc dĩ này. Tuy nhiên, một số người cũng có cảm t́nh với các tù cải tạo tư sản mại bản gốc Hoa nói trên và dễ dăi cho rằng “dù sao họ cũng là phe ta”. Riêng tôi và một vài anh em mà tôi quen biết trong trại th́ không bao giờ coi những đại gia này là những người đồng cảnh. Ngược lại chúng tôi coi họ là những người đồng lơa với các quan chức VNCH tham nhũng và góp phần vào sự sụp đổ của Miền Nam Việt Nam. Các bạn tù vốn là lính của tôi v́ luôn luôn phải sống ngoài tiền tuyến, không có thời giờ nào để ư đến hậu phương. Họ không hề biết rằng đám tư sản mại bản gốc Hoa ở Chợ Lớn nói trên từng đâm vào lưng họ những vết dao sâu hoắm. Trong khi họ chiến đấu ngoài tiền tuyến, đổ máu để mong giữ ǵn mảnh đất Miền Nam, th́ tại hậu phương bố mẹ vợ con họ khốn khổ v́ giá gạo, đường, xăng, sữa, bột ngọt... tăng lên vùn vụt và ba Tầu Chợ Lớn tha hồ đầu cơ tích trữ và làm giá. Ấy vậy mà các nhà cầm quyền VNCH chẳng làm ǵ họ được.
    Ông Ngô Đ́nh Diệm mới đầu cũng hung hăng mang một ông tư sản gốc Hoa được gọi là Huyện Thung (vua heo) ra bắn và ra lệnh cấm người Hoa làm 17 nghề, nhưng chỉ thời gian ngắn sau là đâu lại vào đấy và cuối cùng chính ông và người em là Ngô Đ́nh Nhu lại phải nhờ đến sự bảo bọc của đại gia Mă Tuyên. Tướng Nguyễn Cao Kỳ khi mới lên làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương đă hô hoán “nhất quyết diệt gian thương Chợ Lớn” và ông lập tức đem Tạ Vinh ra pháp trường cát. (Tạ Vinh được mệnh danh là Vua Lúa Gạo, nhưng ở trong trại A-20 có lần Lưu Trung nói với tôi Tạ Vinh chỉ là tài phú chứ chẳng phải là vua hay quan ǵ trong các vụ đầu cơ tích trữ lúa gạo). Nhưng rồi sau đó, Quận 5, dưới thời ông Kỳ, trở thành vương quốc của các đại gia làm ăn kiểu mafia như ở New York.
    Dưới chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, các đại gia ở Chợ Lớn gần như nắm toàn bộ nền kinh tế miền Nam Việt Nam. T́nh h́nh này tương tự như ở Jakarta, Indonesia vào thập niên 60, phải đợi đến khi dân chúng bực tức nổi loạn, họ mới lấy lại được các giềng mối kinh tế về cho người Indonesia. Nhưng tại Việt Nam, những người Cộng sản lại chính là những người làm công việc phá cái mạng lưới mafia của hệ thống tư sản mại bản gốc Hoa ở Chợ Lớn để rồi mấy chục năm sau chính họ lại h́nh thành một lớp “đại gia đỏ” mới mà những người nổi tiếng nhất trong giới này là Bầu Kiên và Đặng Thị Hoàng Yến, Cường “đô la”. Đây hẳn cũng là một trong những oái oăm của lịch sử, nhưng là một thực tế không thể phủ nhận. Điểm đặc biệt cần nhấn mạnh ở đây là ngay dưới thời Đệ Nhị Cộng Ḥa, tệ nạn tư sản mại bản (lúc đó báo chí và chính phủ VNCH gọi thành phần này là gian thương) được báo chí đề cập hàng ngày và đưa ra khá nhiều lời kêu gọi “đă đến lúc đuổi gian thương ba Tầu ra khỏi nước, đưa họ về Hoa lục để họ tiếp tục làm gian thương”. Nhưng chính quyền VNCH, từ đệ Nhất đến đệ Nhị, đă không hề đem thêm một đại gia gốc Hoa nào khác ra ṭa hay đem họ ra pháp trường.
    Với tác phẩm “Bên Thắng Cuộc”, Huy Đức cũng đưa ra một phần h́nh ảnh của những vụ đánh tư sản mại bản bằng cách trích dẫn các nguồn của nhà cầm quyền Cộng sản, đối chiếu với những cuộc phỏng vấn nhân chứng. Trong khi một số người phản đối tác giả, chỉ biết giản dị đưa ra những lư do: Huy Đức là Việt Cộng và 9/10 nguồn viện dẫn là nguồn từ báo Cộng sản.
    Đúng như vậy, Huy Đức là người Cộng Sản, nhưng Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê, Trần Độ, Tiêu Giao Bảo Cự, Hà Sĩ Phu, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Dương Thu Hương, Trần Khải Thanh Thủy... có phải là người Cộng Sản không, mà một thời những người vỗ ngực là chống cộng vẫn coi những lời tuyên bố chống chính quyền Cộng Sản của họ là những khuôn vàng thước ngọ,c và người ta tự hỏi liệu ngay trong tổ chức 8406 có người Cộng sản không? Tại sao không ai phản đối lư lịch của những nhân vật vừa kể mà lại chỉ giận dữ với người mà họ gọi là “Việt cộng con Huy Đức”? Liệu trong những người phải bỏ nước chạy sang đây như chúng ta, có bà con hay thân nhân thuộc thế hệ thứ 2 nay đă trở thành những “Việt cộng con” không?
    Ở thế hệ của Huy Đức, không trích dẫn nguồn từ chế độ mới đối với vụ đánh tư sản mại bản th́ trích nguồn từ đâu trong khi tác giả chủ yếu viết về bên thắng cuộc chứ không phải viết về bên thua cuộc? C̣n biết bao nhiêu điều mâu thuẫn khác diễn ra trong cộng đồng này từ lâu nay: Báo chí và truyền thông Việt ngữ ở Mỹ trích dẫn hay dùng những tin ở trong nước thậm chí trong nhiều trường hợp để nguyên văn, trong khi sách báo, băng đĩa sản xuất từ trong nước bày bán đầy rẫy ở ngay trung tâm Little Saigon, người Việt tị nạn ở đây vẫn có những phương tiện xem đài VTV-4 của nhà cầm quyền Việt Nam nhưng có người Việt tị nạn nào bỏ không xem hay không nghe truyền thông Việt ngữ hải ngoại đâu?
    Mà có ǵ khiến những nhà hoạt động ở đây lo ngại đến thế? Ngày nay, nếu người Việt ở Mỹ có những chống đối nhà cầm quyền Việt Nam trong nước th́ đó cũng chỉ là mặt trận tư tưởng, một loại mặt trận không bao giờ có giới tuyến rơ rệt. Biểu t́nh, viết biểu ngữ, hô khẩu hiệu, cấm đoán, tẩy chay sẽ không tạo ra ảnh hưởng quan trọng nào trong mặt trận tư tưởng nếu như những hoạt động này không thuyết phục được công chúng. Ngược lại nó chỉ làm cho người thật ḷng chống Cộng chán ngán những hành động vô lối, trẻ con và nhỏ nhen của một vài nhà hoạt động chính trị mà cộng đồng đă nhẵn mặt.
    Người dân Little Saigon bắt đầu đặt vấn đề: Nếu chúng ta có chính nghĩa và đoàn kết th́ việc ǵ mà sợ hăi đối phương đến mức nh́n đâu cũng thấy Việt cộng? Thời gian tôi bị cùm tại “chồng cọp” ở trại tù A-20 Xuân Phước, người bạn tù chung hoàn cảnh với tôi ở chuồng cọp bên cạnh là linh mục Nguyễn Luân, một linh mục mới 36 tuổi bị suyễn rất nặng. Sáng nào mỗi khi viên sĩ quan công an trực trại vào mở cửa chuồng để điểm số, ngài cũng hỏi: “Tôi là tu sĩ, các anh có ǵ phải sợ đến nỗi nhốt tôi lâu đến như vậy”. Do lời nói của linh mục Nguyễn Luân chạm vào cái nọc của người Cộng Sản nên viên sĩ quan công an này ra lệnh không cấp thuốc suyễn cho linh mục Luân nữa, cho đến khi ngài chết v́ một cơn suyễn làm ngài nghẹt thở. Cho nên, cuồng nộ và giận dữ chỉ biểu lộ được phản ứng sợ hăi chứ không thể che giấu được sự thật hay nói lên được sự thật.
    (C̣n tiếp)

    Vũ Ánh

    Nguồn:
    http://tuanbaosongonline.com/D_1-2_2...a-huy-duc.html

  10. #140
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Vài suy nghĩ về vụ đánh tư sản mại bản trong “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức

    (01/16/2013 04:43 PM)
    Tác giả : Vũ Ánh/Sống Magazine
    (Tiếp theo)

    Khi tác giả Huy Đức trích dẫn những diễn tiến của những vụ đánh tư sản mại bản trong “Bên Thắng Cuộc”, anh chỉ làm cái công việc lật lại những trang sử cũ đang đóng bụi thời gian ở phía những người thắng trận để “tŕnh bày các nhân vật” của ḿnh như đă viết trong Facebook. Những nhân vật trong “Bên Thắng Cuộc” phần lớn được h́nh thành ở h́nh ảnh của những h́nh nộm mù quáng và mê muội từ Lê Duẩn cho tới Đỗ Mười, Phạm Hùng, từ cách thiết lập các phương tŕnh đấu tố cho tới hậu quả đầy cay đắng và bi phẫn của nó. Chẳng hạn ở trang 90 (bản thảo) của “Bên Thắng Cuộc”, Huy Đức viết:
    “Những năm sau 1975, cứ mỗi khi có thành phần nào đó trong xă hội trở thành đối tượng của chính quyền, lại có một thành phần khác là quần chúng được đưa ra lên án. Chín mươi hai nhà tư sản mại bản vừa bị đánh vào rạng sáng 10-9-1975 th́ sáng hôm sau 11-9-1975 ‘đă có 1,200 nhà tư sản dân tộc, tiểu thương, tiểu chủ mở đại hội bất thường’ tại rạp Rex để ‘bày tỏ quyết tâm bài trừ bọn tư sản mại bản, đầu cơ tích trữ, lũng đoạn và phá rối thị trường.”
    Thậm chí: “Có giới người Hoa tỏ ư muốn chánh quyền công bố đầy đủ danh sách và tội trạng của tất cả những tên gian thương đă bị sa lưới. Giám đốc một xí nghiệp ở Chợ Lớn (xin giấu tên) là người Hẹ cho biết, theo ông ta, nên tịch thu toàn bộ tài sản của bọn gian thương, đem xử công khai trước nhân dân và cho bọn này đi cải tạo lao động lâu dài để chúng biết giá trị lao động”
    Huy Đức nhận định: “Ông giám đốc người Hẹ này khi ấy chắc không ngờ có ngày ông cũng trở thành đối tượng của nhân dân lao động”.
    Trong số những phần tử Cộng sản được gọi là Việt Cộng trong MTGPMNVN, có bao nhiêu người giầu có v́ đánh tư sản mại bản cuối cùng cũng nhận lănh số phận của ông Giám đốc xí nghiệp người Hẹ? Tôi không có con số thống kê này, nhưng vào năm 1987, khi từ trại Z-30A bị đưa trở lại trại giam số 4 Phan Đăng Lưu, để bị điều tra lại vụ làm tờ báo chui trong trại, tôi đă có bị giam chung với các “tư bản đỏ” trong các căn biệt giam. Họ bị bắt phần lớn v́ bị ghép hai loại tội: “tham ô” “phá hoại kinh tế xă hội chủ nghĩa”. Đông nhất, phải kể đến những người từng tổ chức các chuyến vượt biển “bán chính thức” bằng tầu sắt vào năm 1979. Vào lúc họ bị bắt th́ người nào cũng là “đại gia” cả rồi. Đây là chuyến đánh tư sản sản mới gồm toàn những thành phần làm ăn kinh tế với giới tư bản đỏ và chính quyền quân quản.
    Một trong những người chức vượt biển tầu sắt từ năm 1979 và sau đó chuyên đứng ra mua băi bán băi là Hải “nhí”, một người Tầu lai c̣n khá trẻ bị tạm giam vào xà lim số 5 khu C-1 cùng với tôi, v́ lúc đó mới xảy ra ra vụ linh mục Thủ của ḍng Don Bosco ở Thủ Đức nên các căn biệt giam ở trại số 4 Phan Đăng Lưu đều chật kín người, nên nhà tù tạm giam này phải nhốt những người mới bị bắt chung với những người bị bắt đă lâu. Theo lời Hải “nhí”, ngoài số vàng đă tẩu tán cho người thân, nhà cầm quyền c̣n tịch thu khoảng của anh ta 6,000 lượng vàng. Tôi không thể kiểm chứng được lời tiết lộ của Hải “nhí” nhưng theo cái cách sống thoải mái của anh ta khi bị tạm giam chung với tôi th́ Hải “nhí” phải là người làm ăn lớn qua việc cán bộ vào nhận anh ta đi hỏi cung vẫn giữ thái độ nể v́ đối với nghi can này. So sánh thời điểm th́ đây là vụ kế tiếp vụ đánh tư sản mại bản lần thứ hai, cách nhau 11 năm. Nhưng dù trước hay sau th́ mục tiêu của chiến dịch là vét hết vàng và đô la của những người cộng tác làm ăn với các viên chức chính quyền Cộng sản trong những vụ tổ chức vượt biển, buôn lậu. Vụ đánh tư sản mại bản lớn khi tiếp thu Miền Nam Việt Nam kết thúc vào ngày 10-9-1976 khi nhà tư sản Đào Tắc Kinh, Lư Hơn, Lâm Huê Hồ, Dương Hải, Trang Trịnh Nguyên, Mă Tuyên, Trần Thanh Hà, Lư Hấn, Trần Liệt Hồng... Mẻ lưới này, tuy là mẻ lưới vớt, nhưng nó cũng làm cho những tư sản người Hoa không nổi tiếng lắm cũng rất khốn đốn: Họ mất cả bất động sản lẫn đô la, vàng. Nhưng thái độ của dân chúng đối với những vụ bắt bớ những nhà tư sản gốc Hoa ra sao?
    Huy Đức trích dẫn một phản ứng được báo chí thời đó trích thuật mà tất cả những điểm quan trọng đều được ghi trong ngoặc kép. Sáng ngày 11-9-1976, hàng ngàn người Hoa tại Chợ Lớn đă được chính quyền huy động trong một cuộc biểu t́nh được báo chí mô tả là “sôi sục căm phẫn tố cáo tội ác của bọn tư sản mại bản bóc lột và yêu cầu chính phủ bài trừ chúng tận gốc”. Tác giả gợi lại cách mô tả những bài báo của chính quyền để cho những nhân chứng nào vào thời gian đó thoát được ra hải ngoại có thể kiểm chứng. Chính một số người Hoa được báo chí dẫn lời cho rằng: “Bọn tư sản mại bản Hoa kiều càng giầu bao nhiêu th́ chúng tôi càng cơ cực bấy nhiêu. Phải trừ hết bọn người này th́ người Hoa chúng tôi mới có thể sống yên ổn”. Nhưng thực ra những hoạt động quần chúng này, theo Huy Đức không những chỉ là cách lư giải cho những hành vi bắt bớ mà c̣n chuẩn bị dư luận cho một chính sách sắp sửa ban hành: Cải tạo công thương nghiệp tư doanh, một hành động sai lầm nghiêm trọng đang là nguyên nhân khiến cho nền kinh tế Việt Nam hiện đang đi vào ngơ cụt.
    Điểm đặc biệt nhất trong chương mô tả việc đánh tư sản mại bản, tác giả của “Bên Thắng Cuộc” đă đưa ra một vài điển h́nh từng uống phải những liều thuốc mê thuộc cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn. Đó là Lư Mỹ, con gái một nhà tư sản người Hoa vừa trở thành đoàn viên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản thay v́ chỉ tuyên bố xuông để tỏ ra “tiến bộ”, đă dẫn các “đồng chí” về nhà chỉ những địa điểm cha mẹ ḿnh chôn giấu tài sản. Cô được ca ngợi như sau, xin trích:
    “Hai năm qua, đất nước ta được chuyển ḿnh đi lên chủ nghĩa xa hội, cũng như nhiều bạn trẻ khác, Lư Mỹ đă ḥa ḿnh trong ngọn lửa triều thời đại ấy. Nhưng cũng chính v́ thế mà Mỹ đă phải trải qua những ngày trăn trở dằn vặt, đấu tranh với chính bản thân ḿnh, đă chịu đựng được một số những mất mát thương tổn trong khi lôi kéo những người thân yêu theo bước đi của xă hội”.
    Huy Đức tiếp tục mô tả tấn bi kịch này:
    “Cái ngày mà toàn bộ gia sản bị kê biên, Lư Mỹ đă không giấu được niềm vui hoàn thành nhiện vụ: Mỹ kêu mẹ đi ngủ để c6 làm nhiệm vụ kê khai cùng với đoàn công tác đang đóng chốt tại đấy. Đêm 24-3-1978 Mỹ thức tới 3 giờ khuya, không phải để thao thức, trăn trở trong sự khổ sở mà để sao 4 bản kê khai trong sự vui sướng tràn trề. Ḷng Mỹ rộng ràng như lần đầu tiên biết ḿnh được đứng vào hàng ngũ của Đoàn. Cuốn nhật kư của Mỹ khép lại vào lúc 3 giờ ngày 25 tháng 3 năm 1978: má đă yên tâm rồi, c̣n ḿnh càng yên tâm hơn khi gia đ́nh ḿnh đă chấm dứt quá khứ từ ngày hôm qua để chuẩn bị bước vào tương lai. Ḿnh không c̣n mặc cảm với bạn bè nhân dân lao động v́ gia đ́nh ḿnh sống bằng nghề bất chính. Ḿnh đă đấu tranh, đă thực hiện lư tưởng, ước mơ của ḿnh. Hăy cất cao tiếng hát, hăy tiến lên, không ǵ có thể ngăn cản được bước tiến của ḿnh. Ḿnh trở lại phấn khởi rồi, vui quá”.
    Tác giả Huy Đức viết câu kết cho sự kiện nói trên như một mũi tên:
    “Nhưng điều mà Lư Mỹ lúc ấy tưởng là niềm vui rồi sẽ khoét vào ḷng cô như một vết thương. Vết thương này không bao giờ có khả năng khép lại.”
    Lời kết của Huy Đức mang đầy cái vẻ âm thầm, b́nh thản nhưng ở đằng sau đó rơ ràng là niềm đau của cuộc đời đổi thay, sóng gió. Theo lời tác giả Huy Đức, cho dù được báo Nhân Dân ca ngợi, được đoàn viên khắp nơi trong cả nước viết thư thăm hỏi bày tỏ ḷng ngưỡng mộ, Lư Mỹ cũng chỉ là một sản phẩm hy hữu của Thành Đoàn. Con cái của những nhà tư sản khác, trong những ngày ấy đă bị buộc phải trưởng thành để cùng cha mẹ bảo vệ tài sản trước nguy cơ bị cải tạo. Một trong những gia đ́nh đó là gia đ́nh ông Vơ Quang Trữ. Gia đ́nh ông từ Quảng Nam di chuyển vào Saigon làm ăn với nghề dệt, tiền của làm ra từ hai bàn tay trắng. Bắt đầu là dệt, kế tiếp là hồ rồi buôn bán hàng tơ sợi. Gia đ́nh ông làm giầu nhanh, nhưng chưa được xếp vào danh sách các ông vua. Một ngày khi ông đi vắng, “cách mạng 30-4 đến chiếm tầng trệt căn nhà của ông để làm trụ sở công an, rồi treo bảng hiệu mà không cần chờ chủ nhà đồng ư.” Cũng vẫn theo Huy Đức, ngày 23-3-1978, một tổ cải tạo 5 người đă đến đóng chốt trước tiền sảnh ngôi nhà mà gia đ́nh ông Trữ đang ở trên đường Hồ Tấn Đức. Họ ở đó liên tiếp trong 6 tháng. Tác giả trích dẫn lời ông Vơ Quang Dũng kể lại tấn thảm kịch gia đ́nh ông bị khảo của như thế nào. Họ lần lượt thẩm vấn từng người trong gia đ́nh với một câu hỏi giống nhau: “Vàng giấu ở đâu?”. Không ai kể cả vợ con ông Trữ biết vàng giấu ở đâu. Dù các cán bộ cải tạo có khám từng ly từng tư, không c̣n viên gạch nào trong nhà mà không bị cạy lên, họ cũng không thể kiếm ra được vàng. Huy Đức kể lại: “Những mưu sâu kế dày mà các gia đ́nh ‘cách mạng’ dùng để qua mặt cảnh sát Saigon, nuôi giấu cán bộ giờ đây được chính nhân dân áp dụng một cách triệt để để thoát khỏi “chính quyền cách mạng”. Cũng v́ thế mà ông Trữ chuyển 10,000 lượng vàng từ căn nhà trên đường Hồ Tấn Đức lên một căn nhà khác ở Ngă Tư Bảy Hiền bằng cách dùng các đứa con của hai ông bà là Dũng và Đào v́ quan sát thấy một sơ hở: Những cán bộ cải tạo chỉ khám người lớn chứ không khám trẻ nhỏ. Huy Đức đă dẫn một lời kết bằng câu chuyện kể lại của ông Vơ Quang Dũng:
    “Chúng tôi bị tước mất tuổi thơ kể từ đó. Vốn là những đứa trẻ vô tư, nhưng hàng ngày hai anh em vẫn phải đóng kịch, giả vờ vui vẻ ra khỏi nhà khi th́ với quả bóng, khi th́ với món đồ chơi để qua mặt tổ cải tạo đứng canh trước cửa. Từ cổng khi th́ xích lô, khi th́ taxi, khi th́ chiếc xe ôm đứng đón. Họ chở tôi đi một đường, em gái tôi đi một đường, mỗi ngày chúng tôi đi đến mọt địa điểm mà ba tôi chỉ cho biết vài phút trước khi ra khỏi nhà. Ở đó, một người được ba tôi đặc biệt tín cẩn và được huấn luyện trước chờ sẵn đón chúng tôi, nhận hàng rồi đi ngay lập tức. Công việc chuyển vàng ra khỏi nhà trước mắt tổ cải tạo trong suốt 6 tháng khiến cho cha con ông Trữ trở thành những người có vẻ ngoài lạnh lùng. Năm 1979 khi anh em Dũng vượt biển không thành trở về, gặp nhau ngoài ngơ, nhưng cha con chỉ khẽ gật đầu như vừa đi đâu đó ngoài đường trở về. Măi tới khi vào đến bên trong nhà, ông Trữ mới ôm lấy các con và cả mấy cha con cùng bật khóc”.
    Ở vị trí của Huy Đức ngày nay, khi nhắc lại những sự kiện liên quan đến chiến dịch đánh tư sản, anh chỉ viết được đến chừng mực đó. Nhưng nó cũng đă đủ mô tả trọn vẹn một giai đoạn lịch sử trong đó thiện, ác, chính, tà lẫn lộn, ḷng người khó đoán. Nếu chúng ta căn cứ theo những trích dẫn của Huy Đức không cần thêm thắt, b́nh luận, chúng ta cũng có thể h́nh dung ra ngay bối cảnh của một đám thảo khấu vừa mới lọt được vào nhà một gia chủ và bắt đầu khảo của. Tác giả đă vẽ ra được một bức tranh về hậu quả khốn đốn của một khối dân chúng mất đất và mất chính quyền. H́nh ảnh của Lư Mỹ và Vơ Quang Trữ đă cho thấy một sự cân bằng trong cách tŕnh bày vấn đề của Huy Đức. Cùng một vấn đề đánh tư sản, nhưng các dữ kiện được khơi dậy khiến người đọc có thể có những cảm nghĩ khác nhau. Tác giả của “Bên Thắng Cuộc” không dùng những tĩnh từ để bày tỏ cảm t́nh với hai trường hợp, nhưng rơ ràng trong lối hành văn và dùng chữ để mô tả lại hai trường hợp điển h́nh trên, người ta thấy cảm t́nh của tác giả nghiêng về bên nào.
    Ở vị trí của người viết kư sự lịch sử (cứ tạm gọi là như vậy), cách tŕnh bày toàn cảnh vụ đánh tư sản mại bản như vậy là rất mực thước. Nhưng ở vị trí một người đọc tuy thuộc bên thua cuộc nhưng được sống trong một xứ tự do, tôi cho rằng không thể coi tất cả những ǵ diễn ra trong biến cố đối với tư sản mại bản đều là sai lầm của nhà cầm quyền Cộng Sản tiếp quản. Chúng ta nh́n những tư sản mại bản như Lư Sen, Lưu Trung, Lư Long Thân, Trần Thành, Trương Dĩ Nhiên, Hoàng Kim Quy và một loạt những tư sản mại bản “thấp cơ” với cảm quan nào? Bạn có thể bảo dù muốn dù không, họ cũng là những nạn nhân của Cộng Sản, có nghĩa là ở phe chúng ta? Nếu quả thật có một ai đó v́ phản đối tác giả cuốn “Bên Thắng Cuộc” nên đành phải nhận những đại gia nói trên là phe ta th́ theo tôi đó là cách nh́n lệch lạc. Những đại gia nói trên là người gốc Hoa và chính là những người mà trong khi các bạn phải miệt mài chiến đấu ngoài tiền tuyến th́ ở hậu phương họ đầu cơ tích trữ để tăng gia nhu yếu phẩm ảnh hưởng đến đời sống của gia đ́nh các bạn. Đă có nhiều năm VNCH phải nhập cảng đến 50,000 tấn gạo để chống lại việc các chú ba Chợ Lớn đầu cơ bằng cách mua lúa non để đến sau thu hoạch tích trữ chờ đến khi khan hiếm lên cao, lúc đó họ mới từ từ bán ra với giá cắt cổ. Đó mới chỉ là vấn đề gạo, c̣n bao nhiêu thứ nhu yếu phẩm khác. Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Ḥa quyền lực như thế và có điều kiện để áp dụng thiết quân luật thời chiến lẽ ra đă có thể đưa mấy nhà tư sản mại bản này vào nằm khám lạnh, nhưng đáng buồn thay cả hai chế độ đều bất lực. Phải đợi cho đến khi Cộng sản vào Saigon, Chợ lớn, các tư sản mại bản gốc Hoa này mới bị khốn đốn và bỏ của chạy lấy người. Phải công bằng mà nói như thế !
    Tuy nhiên, trong tất cả các chương trong “Bên Thắng Cuộc”, người đọc sẽ thấy tác giả tŕnh bày vấn đề đánh tư sản mại bản rất khúc chiết, từ chủ trương được những nhà lănh đạo chính sách của chế độ mới nói ra với nhau bên trong những cánh cửa đóng kín, việc thi hành các kế hoạch, những mưu mô săn vàng đầy bạo lực, những chủ trương được tŕnh bày với ngôn ngữ hoa mỹ để che giấu một thực tế thô cứng, những thảm kịch và hậu ư thiếu lương thiện khi nhà cầm quyền quân quản đồng hóa tư sản mại bản với những người miền Nam có bát ăn bát để, nhằm tước đoạt những tài sản do mồ hôi nước mắt của họ làm ra. Tác giả Huy Đức đă sắp xếp những dữ kiện lịch sử sau 30 tháng 4 như một bản cáo trạng bày rơ những sai lầm của chính quyền được mệnh danh là “cách mạng”. Bản cáo trạng ấy không hề có lời lên án được đọc lên với giọng hùng hồn và ngược lại nó được kể lể với một giọng b́nh thản, thầm lặng lâu lâu lại xuất hiện một lời trách cứ nhẹ nhàng nhưng nó là những nhát dao sẽ để lại nhiều vết thẹo trên khuôn mặt cường quyền. Cho nên, nhất thiết, bản cáo trạng thầm lặng đó sẽ mở đường cho những người c̣n tha thiết với vận mạng Việt Nam lên tiếng để buộc nhà cầm quyền Việt Nam loại trừ những tư sản đỏ đang trở thành những tỷ phú đô la trên lưng những người Việt Nam lương thiện hiện nay.
    Dù dư luận nhận định tác phẩm “Bên Thắng Cuộc” như thế nào đi nữa th́ trong cộng đồng vẫn có một số người không đồng ư với Huy Đức. “Không đồng ư” là một trong những đặc tính của nền dân chủ. Nhưng đi t́m kẻ thù từ một cuốn sách ghi nhận những diễn biến chính trị và xă hội sau sau 30-4-1975 cách đây 37 năm là một điều không tưởng. Trong lịch sử giữa thế kỷ 16 cuốn “Quân Vương” (The Prince) của Nicolo Machiavelli đă bị các vương triều tại Âu Châu phần lớn bị ảnh hưởng bởi nền chính trị Thiên chúa giáo săn đuổi để tịch thu và đốt cũng chỉ v́ tác giả nói huỵch toẹt ra rằng nền cai trị và chính trị của vương triều nào đi nữa th́ cũng chỉ gồm những phương pháp cai trị đầy thủ đoạn dơ bẩn. Nhưng điều ngược ngạo là trong suốt thể kỷ 16, lúc các ông vua từng căm ghét cuốn sách này băng hà, t́m trong thư pḥng của mấy ổng, các sử gia mới khám phá ra rằng mấy ổng đều có giấu một cuốn “Quân Vương” dưới đầu nằm. Cuốn “Bên Thắng Cuộc” chỉ là một biên niên thời sự b́nh thường ghi lại những sự kiện hậu chiến cùng ảnh hưởng của nó với cả bên thua cuộc lẫn bên thắng cuộc, một tác phẩm chính văn không hề đóng lại mà luôn luôn “mở” để những nhân chứng của cả hai phía có thể góp thêm những bằng chứng và phân tích để hiệu đính lại những ǵ mà họ coi là sai lạc hay chưa nói đủ. Có ǵ mà phải to tiếng và giận dữ đối với tác giả “Bên Thắng Cuộc” như thế?
    Cho nên, dù muốn dù không, “Bên Thắng Cuộc” cũng là một tài liệu để cho những sử gia hay những nhà nghiên cứu của những thế hệ người Việt Nam không c̣n dính dấp ǵ đến cuộc chiến Việt Nam có thể dùng để đối chiếu với những tài liệu khác. Đừng bao giờ lo sợ hăo huyền rằng những thế hệ kế tiếp của người Việt Nam gồm con em cháu chắt của chúng ta ở Việt Nam hay ở hải ngoại chỉ dùng tài liệu của bên này hay bên kia vào cuộc nghiên cứu của chúng.

    Vũ Ánh

    Nguồn:
    http://tuanbaosongonline.com/D_1-2_2...a-huy-duc.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 09-10-2012, 07:43 PM
  2. Replies: 5
    Last Post: 09-10-2012, 07:20 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 05-10-2012, 10:47 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 07-09-2012, 07:41 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •