Page 3 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 21 to 30 of 41

Thread: VINH DANH CÁC CHIẾN SĨ HẢI QUÂN VNCH TRONG TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974

  1. #21
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tưởng nhớ Nguỵ Văn Thà




    Đặng Huy Văn (Danlambao) - Hôm nay là tṛn 39 năm ngày Hoàng Sa bị quân xâm lược Trung Quốc cưỡng chiếm. Ngày 19/1/1974 đă được đánh dấu bằng một trận Hải Chiến Hoàng Sa oanh liệt giữa Hải Quân VNCH với quân Trung Quốc xâm lược.

    Do phía Trung Quốc có lực lượng đông, chuẩn bị kỹ lại được Hoa Kỳ bật đèn xanh và Miền Bắc làm ngơ, nên Hải Quân VNCH đă thất bại! Nhưng tấm gương chiến đấu dũng cảm và xả thân v́ Tổ Quốc của các chiến sĩ ta th́ muôn đời sau sẽ được lịch sử ghi danh.

    Đặc biệt trong trận Hải Chiến Hoàng Sa đó, Thiếu Tá HQ Ngụy Văn Thà, Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 đă mưu trí dũng cảm hạ gục được hai chiến hạm 389 và 396 của bọn Trung Quốc xâm lược.

    Nhưng HQ 10 cũng đă bị hư hỏng nặng, nhiều chiến sĩ hy sinh và bị thương trong đó có Đại Úy Hạm Phó Nguyễn Thành Trí. Lúc đó, Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà đă quyết định chiến đấu đến giọt máu cuối cùng và các anh đă tiếp tục nă đạn vào các chiến hạm của TQ. Cuối cùng các anh đă bị chết ch́m cùng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 vào lúc 14 giờ 52 phút ngày 19/1/1974, tức ngày 27 tết Giáp Dần! Quân ta đă có 74 chiến sĩ hy sinh anh dũng.




    Nhân dịp này, tôi xin trân trọng gửi tới quư vị độc giả gần xa một bài viết để tưởng nhớ Thiếu Tá HQ Ngụy Văn Thà phỏng theo lời kể của bà quả phụ Ngụy Văn Thà, bà Huỳnh Thị Sinh nay vẫn c̣n sống tại Sài G̣n cùng các con cháu.

  2. #22
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lời thương từ bà quả phụ Ngụy Văn Thà

    (Phỏng theo lời kể của bà Huỳnh Thị Sinh)







    Anh ơi nhớ chăng?
    Hôm đó ra đi anh đă quay về mấy bận
    Nói đang sửa tàu hư, rồi anh gọi em hoài!
    Từ chung cư Nguyễn Kim ngó xuống nh́n
    Em đă thấy anh xách va li quay lại
    Và gọi với lên “Tàu c̣n sửa đến mai!”
    Nhưng tàu sửa xong ngay và anh đi, đi măi
    Đi đến tận bây giờ rồi ở măi “Chốn Bồng Lai”!


    Em đă quen với những cuộc ra đi như vậy
    Nay Vũng Tàu, Nha Trang mai Đà Nẵng, Hoàng Sa
    Được ở nhà mươi hôm anh chăm sóc ba con gái
    Đứa chín tuổi, đứa sáu năm c̣n bé út lên ba


    Các con cũng đă quen với những chuyến xa ba
    Nên mỗi lần chia tay không đứa nào dám khóc
    Chỉ bé lớn một lần ngồi cầu thang lau nước mắt
    Bị bé út “lêu lêu” làm chị nó phải cười x̣a


    Nhưng cái lần cuối này anh đi em thấy điềm rất lạ
    Anh đứng dưới sân nh́n lên mắt như đẫm lệ nḥa
    Anh đi rồi làm suốt đêm em không sao chợp mắt
    V́ có tin quân ḿnh đang đụng giặc tại Hoàng Sa!


    Chiều hôm sau tin báo về
    Anh đă bị giặc bắn ch́m cùng tàu HQ10 - Nhật Tảo!
    Sau khi đă phá tan hai chiến hạm của giặc Tàu
    Nhưng trừ con lớn, hai đứa sau vẫn không hề hay biết
    Ngày nào chúng cũng ngồi chờ: “Ba của chúng con đâu?”


    Em khôn xiết khổ đau tháng ngày ngồi ngóng đợi
    Và hy vọng thời nay Trời c̣n có phép màu
    Giúp kéo tàu Hộ Tống Hạm lên đưa anh về một buổi
    Thăm lại các con thơ cho chúng vợi buồn đau!


    Anh ơi!
    Ba mươi chín năm rồi! Anh đă tṛn tuổi bảy mươi
    Các con của chúng ta nay cũng đă thành gia thất
    Nhưng em không thể nào tin là anh yêu đă mất
    V́ đêm nào em cũng nghe tiếng anh gọi: “Em ơi!”


    Khi được trở về trời, ai cũng cần nấm đất
    Để vợ con ngày tết, ngày mất c̣n có chỗ cắm nhang
    Nay anh nằm dưới biển sâu nơi giặc Tàu cưỡng chiếm
    Ba mươi chín năm trời hồn xác dạt lang thang!


    Không có anh nhưng v́ c̣n các con, em phải sống!
    Rồi bán dần thứ nọ thứ kia để nuôi chúng trưởng thành
    Nay nhà ở cũng đang phải chờ, mấy năm liền thuê trọ
    Nên chưa có chỗ đặt bàn thờ để treo ảnh của anh!


    Anh Thà ơi!
    Em nhớ lắm ngày xưa mỗi lần về nghỉ phép
    Anh đưa cả bốn mẹ con em tới phố Nguyễn Tri Phương
    Ăn ốc luộc chấm mắm gừng mồm út cay bật khóc
    Anh cười hiền ôm dỗ con ngó phụng phịu mà thương!


    Ôi ước ǵ em và các con được một lần ra đảo
    Để thả 74 ṿng hoa tang trên biển cả bao la
    Nguyện cầu hương hồn 74 các anh được về quê ăn tết
    Để các anh thôi bị giặc Tàu xéo dày giữa Hoàng Sa!


    Đến mùa băo, ngư dân ta hay vào Hoàng Sa lánh nạn
    Vẫn thường bị quân Trung Quốc đuổi ra giữa biển khơi
    Hồn các anh có thiêng xin hăy cứu đồng bào gặp nạn
    V́ dân Việt Nam ḿnh c̣n khổ lắm, các anh ơi!


    Ôi giá em đưa được anh về Trảng Bàng như anh từng ao ước
    - Nếu anh hi sinh, xin em để xác anh được về lại quê nhà!
    - Để được nằm gần má, gần ba, gần ông bà nội ngoại!
    Có ai ngờ xác anh nay trôi giạt măi Hoàng Sa!


    Em không dám mơ các anh sẽ được vinh danh, tạc tượng
    Mà chỉ ước biển đảo quê hương không c̣n giặc xâm lăng!
    Cho đất nước bớt lầm than, dân thôi phải bị lao tù oan trái
    Để Hoàng Sa sớm trở về Đất Mẹ Cửu Long Giang!



    Hà Nội, 19/1/2013




    Ts. Đặng Huy Văn

    http://danlambaovn.blogspot.com/2013...a_19.html#more

  3. #23
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129
    Kính thưa các bạn trẻ ở Việt Nam,

    Quote Originally Posted by Hoài Vũ Việt
    ...

    ...
    Giữa những người Việt Nam không có ǵ để mà phải Ḥa Giải! Giữa những người Việt Nam với nhau chẳng cần kẻ nào đóng vai Ḥa Hợp!

    Việc chúng ta cần làm là:

    "V́ Danh Dự dân tộc chống giặc tàu!" V́ Tổ Quốc Việt Nam, v́ Trách Nhiệm công dân diệt Việt cộng!



    Những người lính Cộng Ḥa đă hy sinh năm 1974 -- họ hy sinh cho Tổ Quốc của họ.

    Những người bộ đội cộng sản: Những Người Con Của Những Người Mẹ Người Cha Việt Nam -- cũng đă chết cho Việt Nam năm 1989.

    -- Cá nhân tôi xin được đốt nén hương ḷng tưởng nhớ tất cả các Người Lính Việt Nam đă đổ máu cho nước Việt Nam.


  4. #24
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tuong niem cac Anh hung Tu si VNCH chien dau chong quan xam lang Trung Cong trong tran Hai chien Hoang Sa 19/01/1974





  5. #25
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

  6. #26
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129
    Hoàng Sa Nộ Khí Phú

    Kha Tiệm Ly-Thái Quốc Tế


    Ngựa cũ quen đường,
    Đĩ già lậm nết.
    Việc phế hưng mỗi thuở khác nhau,
    Mộng bá chủ bao đời y hệt!


    Ta thấy ngươi,

    Từ Đông Chu bị họa Thất Hùng,
    Đến Hậu Hán bị xiềng Tam Quốc.
    Đất Trường An thây chất chập chùng,
    Bờ Vô Định xương phơi chất ngất!


    Đă biết,

    Hễ gieo chinh chiến là kín đất đau thương,
    Nếu động can qua th́ mịt trời tang tóc.


    Vậy mà sao,

    Chẳng lo điều yên nước no dân,
    Lại quen thói xua quân chiếm đất?


    Như nước ta,

    Một dải non sông, nam bắc chung giềng,
    Trăm triệu anh em, trước sau như nhất.
    Hoàng Liên, Tam Đảo, Hồng Hà, Cửu Long , là máu là xương,
    Phú Quốc, Côn Sơn, Trường Sa, Hoàng Sa là da là thịt.
    Máu xương đâu lẽ tách rời,
    Thịt da dễ ǵ chia cắt?
    Mà là liền tổ quốc phồn vinh,
    Mà là khối giang sơn gấm vóc.
    Người trăm triệu nhưng vốn một ḷng,
    Tim một trái dẫu nhiều sắc tộc!
    Nữ nhi chẳng thiếu bậc anh hùng,
    Niên thiếu cũng thừa người kiệt xuất.
    Mười năm phục quốc, gươm Lê Lợi thép vẫn sáng ngời,
    Ba lượt phá Nguyên, sông Bạch Đằng cọc c̣n nhọn hoắt.
    Thùng! Thùng! Thùng! Liên hồi giục, trống Ngọc Hồi hực bước tiến quân.
    Đánh! Đánh! Đánh! Luôn miệng thét, điện Diên Hồng, vang lời sát thát.
    Ải Chi Lăng, Liễu Thăng chết c̣n lạc phách kinh hồn,
    Sông Nhị Hà, Sĩ Nghị chạy c̣n đứng tim vỡ mật.
    Thoáng thấy vó câu Thường Kiệt, Khâm Châu ngàn dặm, không c̣n bóng quỉ bóng ma,(1)
    Chợt nghe tiếng sét Đống Đa, Quảng Đông toàn tỉnh chẳng tiếng con gà con vịt. (1)
    Hùng khí dù dậy trời Nam,
    Nghĩa nhân lại tràn đất Bắc:

    Thương ngươi binh bại, tàn quân về c̣n cấp xe ngựa ŕnh rang (2)
    Trọng kẻ trung can, hổ tướng chết vẫn được khói hương chăm chút.(3)
    Mạc Cửu đem quân lánh nạn, chúa ta vẫn mở dạ đón người,
    Hoa kiều mượn đất ở nhờ, dân ta vẫn chia cơm xẻ thóc.
    Phúc cùng hưởng khi mưa thuận gió ḥa,
    Họa cùng chia lúc sóng vùi gió dập.
    Giúp các ngươi như kẻ một nhà,
    Thương các ngươi như người chung bọc!


    Thế mà nay,

    Ngươi lại lấy oán trả ơn,
    Ngươi lại lấy thù báo đức!
    Ăn đàng sóng, nói đàng gió, y như đĩ thúi già mồm.
    Lộn bề ngược, tráo bề xuôi, khác chi điếm già bịp bạc.

    Kéo neo tuần hạm, ào ào đổ bộ Hoàng Sa,
    Quay súng thần công, ầm ỉ tấn công Đá Bắc.
    Chẳng chấp hải qui,
    Chẳng theo công ước.
    Quen nết xưa xấc láo, giở giọng hung tàn,
    Lậm thói cũ nghênh ngang, chơi tṛ bạo ngược.


    Nói cho ngươi biết; dân tộc ta:

    Từng đánh bọn ngươi chỉ với ngọn giáo dài,
    Từng đuổi bọn ngươi chỉ bằng thanh kiếm bạc.
    Từng đánh Tây bằng ngọn tầm vông,
    Từng đuổi Nhật với thanh mác vót!

    V́ khát tự do mà uống nước đ́a,
    V́ đói độc lập mà ăn cơm vắt.
    Sá chi tóc gội sa trường,
    Đâu quản thây phơi trận mạc.


    Hăy liệu bảo nhau,

    Nh́n thây G̣ Đống mà liệu thắng liệu thua,
    Thấy cọc Bạch Đằng mà nghĩ sau nghĩ trước!
    Đừng để Biển Đông như Đằng Giang máu nhuộm đỏ ḷm,
    Đừng để Hoàng Sa là Đống Đa xương phơi trắng xác!
    Nếu ngươi dựa vào hỏa tiển, phi cơ,
    Th́ ta cũng có tuần dương, đại bác.
    So vũ khí, th́ kẻ nhược người cường,
    Đọ trái tim, coi ai gang ai sắt?

    Thư hăy xem tường,
    Hoàng Sa hạ bút.


    Kha Tiệm Ly-Thái Quốc Tế (*)


    Chú thích:

    1. Sử ghi: Khi Lư Thường Kiệt đem quân qua Khâm Châu, Liêm Châu, cũng như khi quân Thanh bại trận Đống Đa chạy về, th́ dân Tàu vùng biên giới kinh hoàng chạy theo. “Từ Nam Quan về bắc hàng trăm dặm vắng tanh, không thấy bóng con gà, con vịt”

    2. Sự kiện Lê Lợi cấp ngựa và lương thực cho tù binh quân Minh về nước

    3. Sự kiên dân ta lập miếu thờ Sầm Nghi Đống hạ tướng của Tôn Sĩ Nghị)



    Chú thích của người sưu tầm:


    (*) Thi sĩ Kha Tiệm Ly tên thật là Thái Quốc Tế sinh năm 1946 tại Bến Tre. Hiện thi sĩ đang sống ở Mỹ Tho, Việt Nam.

    Trước ngày 30/4/1975 thi sĩ Kha Tiệm Ly đă có nhiều bài thơ hay đăng trên các báo và được ngâm trên chương tŕnh Thơ của Hồng Vân đài phát thanh Sài g̣n.

    Theo nhận xét thô thiển của cá nhân tôi, hiện nay thi sĩ Kha Tiệm Ly là một trong hai thi sĩ làm "Phú" hay nhất trong nước (người thứ hai là ông Hà Sĩ Phu).


    Trần Văn Giang (Sưu Tầm)

    Source: http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=7312

  7. #27
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chờ Nghe Tiếng C̣i Tàu


    Kính tặng các chiến sĩ Hải quân VNCH

    Ngày tưởng niệm Hoàng Sa 19/1/1974





    * * *

    Thuở nhỏ, tôi thường chờ đợi nghe tiếng c̣i tàu trong những dịp đặc biệt, nhất là phút đón chào năm mới. Sau khi chuông chùa và chuông nhà thờ đổ rồi sẽ đến tiếng c̣i tàu. C̣i hụ rất lâu, từ bến tàu Sài G̣n. Tôi nao nức lắm, tưởng tượng những con tàu thật lớn đang neo đậu, đang cất lời cùng với con người ca ngợi giây phút thiêng liêng. Không biết có bạn nhỏ nào giống như tôi không?

    Như thế đó! Và thật b́nh yên, tôi mở một trang giấy mới, ngồi ngay ngắn, “khai bút” đầu năm.
    Tôi có ông anh họ làm lính hải quân - anh Sơn. Anh đi đi về về và thường ghé thăm Ba Má. Anh nói anh chẳng có quà chi đặc biệt cho cô em gái. Không lẽ anh vớt “hoa sóng” về cho em ư? Nghe buồn cười quá, giống như trong một bài hát, không giống thật.

    Nhưng anh có một biệt tài: khắc h́nh thiếu nữ bằng những viên phấn. Anh xin tôi những viên phấn nguyên vẹn - cái này th́ tôi không thiếu, v́ tôi hay làm cô giáo tưởng tượng, có bảng đen, có phấn trắng hẳn hoi. Và thế là chỉ với một lưỡi dao lam, anh Sơn khắc viên phấn thành cô gái. Cái đầu viên phấn có chút xíu thế mà anh khắc sống mũi cao, đôi môi cong dễ thương, rồi th́ mái tóc, rồi th́ thân h́nh mặc áo dài. Sau đó anh tô màu sơn dầu. Chưa hết, khi tác phẩm đă hoàn thành, anh Sơn nhúng cả “cô phấn” vào một ly sáp chảy lỏng rồi lấy ra. Thế là một bức tượng thiếu nữ nhỏ nhắn bóng láng được đặt đứng trên bàn, quá xinh. Tôi cung cấp cho anh Sơn đầy đủ “nguyên vật liệu”, học lóm nghề điêu khắc của anh, và thưởng thức những tác phẩm của anh.

    Anh Sơn bảo đời lính biển không có ǵ vui, chỉ thấy biển và trời, nên các anh ai cũng tự học một “nghề” làm vui cho chính ḿnh. Anh không biết rằng cái mà các anh thấy quen thuộc đến nhàm chán, lại là điều mà tôi ao ước được đến.

    Sau này anh Sơn bị bệnh, phải sớm giă từ quân ngũ. Anh nói anh nhớ biển, nhớ trời, nhớ những con tàu đến điên cuồng.


    Và rồi tôi có một lần được đi trên một con tàu: Dương vận hạm Vũng Tàu HQ 503.
    Chiếc tàu này trong một kỳ nghỉ ngơi, đă được điều để giúp đưa nhóm sinh viên Dược khoa ra Nha Trang. Mùa hè 1973.

    Đi bằng đường biển! Tôi vui sướng khôn tả. Mơ ước đă trở thành sự thật!

    Dương vận hạm Vũng Tàu HQ 503! Ngay cái tên đă làm chúng tôi h́nh dung được một chiếc tàu vận tải thật lớn. Đúng như vậy! Boong tàu dài ơi là dài! Chúng tôi reo lên, và đă hát ḥ sinh hoạt suốt ngày trên boong tàu. Tôi khám phá một điều mà sau này tôi cứ dùng để chia sẻ như một “bí quyết” cho những người đi tàu, đó là: hát ḥ sẽ giúp chúng ta không bị say sóng. Và nguyên nhóm văn nghệ chúng tôi không ai bị chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn hay ói mửa ǵ cả. Trong khi đó những anh chị vào nằm trong các pḥng kín mít lại bị “nôn tới mật xanh mật vàng”, kể cả mấy vị bác sĩ.

    Thế nhưng có một lúc tôi cùng các bạn được vào trong hầm tàu, dưới sự hướng dẫn của một sĩ quan. Chúng tôi vào pḥng máy. Không khí trong pḥng nóng và ngột ngạt. Tiếng máy chạy ồn điếc tai. Không ai nghe được người khác nói ǵ. Rời pḥng máy, chúng tôi được đi xem các nơi khác trong tàu, như pḥng ngủ, nhà bếp, và cả pḥng tắm và vệ sinh nữa. Dĩ nhiên những cái này là dành cho những người quân nhân sống đời hải hồ như anh Sơn của tôi vậy.

    Ra khơi… biết mặt trùng dương, biết trời mênh mông, biết đời viễn vông, biết ta hăi hùng.
    Ra khơi… thấy ḷng phơi phới, thấy t́nh thế giới, thấy mộng ngày mai, thấy niềm tin mới.
    Chơi vơi… con thuyền trên sóng không nguôi, băo bùng xô tới xô lui, vững tay chèo lái.
    Xa xôi… hỡi người trong viễn phương ơi, hẹn ḥ nhau viễn du thôi, lên đường măi măi… (*)

    Tiếng hát cứ cất lên, tiếp nối nhau trong những bài ca tụng biển cả, kéo dài đến cuối ngày. Đêm trên biển mênh mông thật lạ lùng, thú vị. Chúng tôi thấy bờ biển Phan Thiết phía xa, đèn sáng cả một vùng, thấy ánh đèn từ những chiếc ghe của ngư dân đi đánh cá đêm, lập ḷe. Và trăng đêm rằm ḱa! Một mảnh tṛn sáng vằng vặc. Nó làm cho ḷng người reo vui.

    Sau những ngày chúng tôi đi du khảo ở Nha Trang, chiếc tàu theo hẹn đến đón chúng tôi về lại Sài G̣n. Nắng gió trên boong tàu làm mặt đứa nào đứa nấy đen ś.

    Dương vận hạm Vũng Tàu HQ 503, tôi nhớ lắm! Không chỉ là nhớ con tàu, mà c̣n những người thợ làm việc mệt nhọc dưới pḥng máy, những công nhân khu “hậu cần”, suốt ngày có khi không thấy mặt trời, cho đến những người lính thủy rắn rỏi nhanh nhẹn, những vị sĩ quan nghiêm nghị ở đài chỉ huy.
    Đó là chuyện vui chơi. Năm tháng trôi đi… Có khi người ta không nghĩ đến chúng - những con tàu.

    Nửa năm sau đó, một chiếc chiến hạm đă vĩnh viễn ch́m vào sóng cả - Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10.

    Các chiến hạm của VNCH tham gia trận hải chiến Hoàng Sa ngoài chiếc Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10 c̣n có Tuần dương hạm Lư Thường Kiệt (HQ 16), Tuần dương hạm Trần B́nh Trọng (HQ 5) và Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ 4). Chuyện đó th́ không ai có thể quên.

    Hải quân Thiếu tá Nguỵ Văn Thà cùng 74 chiến sĩ đă hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa chống quân Trung Cộng xâm lược.

    Sóng khóc... Biển hờn...



    C̣n tiếp ...

  8. #28
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Hôm nay nhớ đến con tàu năm xưa mà ḿnh đă hân hạnh đi về hai bận như với một người bạn đồng hành ngắn ngủi, tôi băn khoăn tự hỏi con tàu ấy đă ra sao. Sau ngày 30 tháng Tư 1975 tất cả những binh chủng không c̣n! Có chăng là c̣n trong trí nhớ và trong ngập tràn ḷng biết ơn của những người từng sống trong thời ấy. Tôi t́m ṭi trong những tài liệu ở cái thế giới “vi hữu” của tôi.

    Đây rồi, mấy ḍng ngắn ngủi:

    “Tháng 3/1975, Lữ đoàn 3 Nhảy Dù đang trấn đóng tại Đại Lộc, Quảng Nam, được lệnh bàn giao khu vực trách nhiệm cho Lữ đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến và xuống hai Dương vận hạm HQ 503 và HQ 504 tại cảng Đà Nẵng để về Sài G̣n. Cùng lúc đó, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2 - Quân Khu 2, xin Bộ Tổng Tham mưu cho Lữ đoàn 3 Nhảy Dù tăng viện để lập pḥng tuyến mới tại Khánh Dương. Sau khi đổ quân xuống Nha Trang, HQ 503 quay trở lại Đà Nẵng tiếp tục công tác di tản. Ngày 17 tháng 4/1975, trong công tác cứu vớt quân bạn gần vịnh Cà Ná, B́nh Thuận, HQ 503 đă bị đạn pháo bắn trúng bên hông”.
    (http://www.mekongrepublic.com)

    Ở một trang khác:

    “Trên đường lui binh về Nam, các chiến hạm Hải Quân, hoặc đă đầy người, hoặc đang chuyên chở vũ khí nặng, không thể giúp các đơn vị bạn tại Phan Thiết nhiều, như đă giúp những đơn vị khác từ các tỉnh miền Trung. ..

    Tại vịnh Cà Ná, thuộc tỉnh Ninh Thuận, HQ 503 đang tuần tiễu th́ thấy một trực thăng bay quanh chiến hạm. Một mệnh lệnh vang lên từ máy truyền tin: “Mặt trời muốn nói chuyện”. Hạm Trưởng HQ 503 tức tốc chụp ống liên hợp. Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi từ trực thăng đích thân ra lệnh cho Hạm Trưởng HQ 503: “Anh vào bờ vớt mấy thằng con của tôi.” Chỉ một câu đó thôi, rồi trực thăng biến dạng vào bờ.

    Sau khi lấy ống ḍm, nh́n vào bờ và thấy mấy toán Nhảy Dù đang dùng kính phản chiếu cấp cứu rọi ra chiến hạm, Hạm Trưởng HQ 503 liên lạc với Hạm Trưởng HQ 17, xin chỉ thị. Hạm Trưởng HQ 17 chấp thuận.

    Vùng Cà Ná núi đá ra tận biển, cho nên việc đưa một chiến hạm vào sát bờ là không thể thực hiện được. Nhưng khoảng cách từ chiến hạm đến bờ cũng khoảng hai, ba trăm thước, không thể nào mấy toán Nhảy Dù có thể bơi ra. Thấy một số ghe tam bản đánh cá gần đó, Hạm Trưởng HQ 503 cho gọi họ đến, thương lượng. Những ngư phủ này đồng ư đưa mấy toán Nhảy Dù ra chiến hạm để đổi lấy hai “phuy” dầu cặn.

    V́ ghe tam bản không có khả năng đi xa, Hạm Trưởng phải giữ chiến hạm càng gần bờ càng tốt. Trong vị thế như vậy, chỉ một sơ hở hay một cơn sóng bất thần hoặc một luồng gió mạnh cũng có thể đẩy chiến hạm lên bờ; mà mắc cạn trong lúc này là chết hết!

    Để pḥng ngừa mọi bất trắc, Hạm Trưởng chia nhân viên thành hai nhóm. Nhóm chỉ huy chiến hạm
    do Hạm Trưởng đảm trách; nhóm chỉ huy các ghe vào đón quân Dù do Hạm Phó phụ trách.

    Chiều 16 tháng 4, khoảng 5 giờ, công tác hoàn tất. HQ 503 vớt được 20 binh sĩ Dù.

    Sau khi vận chuyển, quay mũi ra khơi, Hạm Trưởng HQ 503 giao chiến hạm cho sĩ quan đương phiên. Vào pḥng chưa được bao lâu, Hạm Trưởng nghe tiếng gơ cửa gấp rút: “Hạm Trưởng! Hạm Trưởng! VC pháo ra tàu.” Hạm Trưởng chụp ngay ống liên hợp, ra lệnh cho đài chỉ huy: “Nhiệm sở tác chiến! Tăng tốc độ tối đa. Lái zigzag ra khơi. Gọi tàu bạn tới cứu!”

    Ra lệnh xong, Hạm Trưởng chạy ngay lên đài chỉ huy. Hạm Trưởng vừa lên ngang pḥng ăn, một trái đạn rớt ngay pḥng vô tuyến. Sĩ quan vô tuyến bị thương. Hạm Trưởng ra lệnh cho hạ sĩ quan vô tuyến: “Gọi tàu bạn tới cứu!” rồi Hạm Trưởng tiếp tục chạy lên đài chỉ huy.

    V́ nghĩ rằng khi chiến hạm bị trúng trọng pháo, điện sẽ bị hỏng, hệ thống điện thoại sẽ bị gián đoạn, Hạm Trưởng chạy ṿng ra phía trước, bên ngoài đài chỉ huy, cầm ống hơi – không cần ḍng điện – để chỉ huy, chứ Ông không vào đài chỉ huy, ngồi lên ghế Hạm Trưởng, với đầy đủ hệ thống chỉ huy toàn chiến hạm.

    Hạm Trưởng vừa cầm ống hơi, bất ngờ một quả đại bác rớt ngay đài chỉ huy. Một sĩ quan và năm nhân viên trong đài chỉ huy tử thương! Hạm Trưởng bị sức ép, ngă xuống. Chỉ vài tích tắc, Hạm Trưởng HQ 503 bừng tỉnh và cảm thấy vật ǵ nhầy nhụa trong ḷng bàn tay trái và máu từ trên đầu tuôn xối xả! Hạm Trưởng tưởng rằng Ông đă chết và vật nhầy nhụa trong bàn tay là năo của Ông!

    Nhưng không hiểu một mănh lực nào đó trợ giúp, Hạm Trưởng HQ 503 gượng đứng dậy, tiếp tục ra lệnh cho pḥng lái (ngay dưới đài chỉ huy): “Tiếp tục lái ra khơi. Kêu tàu bạn tới cứu. Báo cáo Hạm Trưởng có lẽ đă chết!”

    Nghe HQ 503 kêu cứu, HQ 17 phản pháo dữ dội.

    Ra khỏi tầm đạn của VC, kiểm điểm lại, HQ 503 bị trúng 20 trái đại bác. Chiến hạm bị hư hại nặng, chỉ c̣n một máy. Hai mươi nhân viên chết và bị thương. Hạm Trưởng thoát chết!
    (http://vuthat.wordpress.com)

    Hạm trưởng HQ 503, Trung Tá Hải quân Nguyễn Văn Lộc, hoài niệm:

    “Biến cố 75, “Mộng Hải Hồ” của tôi tan biến cùng với sự sụp đổ của Miền Nam. Tôi giă từ biển cả, được bạn đưa đi dung thân trên xứ lạ quê người. Ḷng tôi đau đớn, đau hơn cả vết thương trên đầu do một mảnh đạn 105 khi tôi đưa tàu vào bờ biển Phan Thiết để cứu binh chủng bạn. Tàu tôi bị địch bắn trực xạ hàng loạt pháo 105. Pḥng chỉ huy của tôi bị nổ tung. Một số sĩ quan và binh sĩ đă hy sinh tại chỗ. Tôi nhờ đứng phía ngoài nên chưa ngă gục, nhưng đă bị ngất xỉu v́ sức ép của đại pháo. Tôi đă bị thương ở đầu v́ một mảnh đạn xẹt qua. Máu chảy ướt hết cả áo, tận đến thắt lưng mà tôi chẳng thấy đau. Trong cơn nguy hiểm, h́nh như tất cả đều quên ḿnh. Sau một phút kinh hoàng, tôi tỉnh lại và đứng dậy tiếp tục chỉ huy bằng ống loa, ra lệnh cho tàu chạy zic-zac ra khơi, để tránh những luồng đạn ác nghiệt nối tiếp theo sau.

    Ôi! mảnh đạn oan nghiệt kia, nó không kết liễu đời tôi để được trọn vẹn chung thủy với gần 20 đồng đội đă vĩnh biệt ra đi lúc đó, không có lễ lộc, không có ṿng hoa, cũng không có điếu văn từ giă. Nhưng các bạn đó là người của biển, đă hănh diện bỏ ḿnh ngay trên mặt biển, được biển đón về trong tiếng nhạc êm đềm không dứt.

    Trở lại là mảnh đạn oan nghiệt đó, nó không lấy đời tôi nhưng h́nh như đă hủy hoại một bộ phận trong năo bộ của tôi, nơi đó có chức năng sinh sản chất dopamine, v́ vậy đă gây cho tôi mang một cố bệnh, mà hiện nay trên thế giới chưa có thuốc chữa, chỉ có thuốc cầm chừng và giảm đau. Cơn bệnh càng ngày càng trầm trọng và có lẽ nay đă đến giai đoạn cuối. Bệnh của tôi, anh em ai cũng biết. Có bạn đến thăm thấy bệnh t́nh của tôi, đă quay mặt che giấu những giọt nước mắt ứa ra v́ thương cảm. Tôi tiếu lâm: “Tôi đang enjoy bệnh của tôi mà!” …
    (http://vuthat.wordpress.com)


    Nguyên Hạm Trưởng Dương Vận Hạm Vũng Tàu HQ 503, Trung Tá Hải quân Nguyễn Văn Lộc, chịu đựng vết thương trong 30 năm, đă giă từ gia đ́nh và bè bạn vào ngày 20 tháng 3 năm 2005 tại San Jose, California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 68 tuổi.

    **

    Ôi những con tàu, hoặc đă ch́m vào ḷng đại dương hay đă bị dẫn dắt về một công xưởng nào đó, vẫn để lại những lời vang vọng. Lời của tàu mênh mang trong khói sóng. Đó là tiếng buồn của quê hương. Mấy mươi năm qua rồi, biển mẹ c̣n đau day dứt.

    Tôi vẫn khắc khoải chờ nghe những tiếng c̣i tàu. Như chờ một mùa xuân

    Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
    19 tháng Giêng, 2013


    http://cao-minhtam.blogspot.com/2013...g-coi-tau.html

  9. #29
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    THƯ GỬI BÀ Quả phụ c HQ Trung Tá Ngụy văn Thà

    Hà Nội, ngày 18 tháng 1 năm 2013
    THƯ GỬI BÀ HUỲNH THỊ SINH
    Kính gửi: Bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh, vợ cố Trung tá Ngụy Văn Thà;


    Thưa Bà;
    Chúng tôi những người con nước Việt, trong những ngày này, ḷng đang hướng về Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của Tổ quốc xin gửi đến Bà cùng gia đ́nh lời thăm hỏi ân cần và lời chúc an lành, hạnh phúc!
    Cách đây 39 năm, ngày 19/1/1974, trong một cuộc chiến không cân sức với quân xâm lược Trung Cộng để bảo vệ Hoàng Sa, Trung tá Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Chiến hạm Nhật Tảo HQ-10 đă tử trận cùng 73 đồng đội của Ông. Từ đó, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đă rơi vào tay quân xâm lược.
    Chúng tôi vô cùng xúc động trước sự hy sinh anh dũng của Ông nhà. Ông đă hiến thân v́ Tổ quốc - một sự hy sinh vẻ vang nhất, hơn bất cứ một sự hy sinh nào. Sự hy sinh ấy là một tấm gương cho các thế hệ sau noi theo trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của người Việt Nam.
    Thưa Bà;
    Chúng tôi rất vui v́ những năm gần đây, sự kiện Hoàng Sa được nhắc lại và lần đầu tiên, nhiều người mới biết đến. Các giá trị dần dần được trả lại đúng bản chất của nó.
    Ngày 24/7/2011, một cuộc biểu t́nh tại Hà Nội đă tôn vinh Ông nhà cùng những chiến sĩ đă ngă xuống Hoàng Sa và những chiến sĩ đă ngă xuống Trường Sa 14 năm sau đó.
    Ngày 27/7/2011, Lễ tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc đă được tổ chức tại Sài G̣n mà bà là nhân vật được mời dự. Buổi lễ đă tri ân tất cả các chiến sĩ hy sinh trong các cuộc chiến chống xâm lược tại biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa.
    Những người đă ngă xuống v́ Tổ Quốc đều chung trong người ḍng máu Lạc Hồng, không có lư do nào để phân biệt người của chế độ này hay chế độ khác.
    Chúng tôi tin rằng sớm muộn rồi Tổ Quốc sẽ vinh danh xứng đáng Ông nhà cùng đồng đội của Ông đă ngă xuống trong cuộc Hải chiến Hoàng Sa.
    Trung tá Ngụy Văn Thà và nhiều đồng đội của Ông c̣n nằm lại nơi biển cả. Nhưng dù sao, Ông và đồng đội vẫn được nằm trong ḷng Đất Mẹ, dù nơi ấy đang bị kẻ thù chiếm đóng.
    Trong ngày giỗ của Ông, chúng tôi sẽ hướng về Biển Đông cầu mong cho linh hồn Ông cùng đồng đội được siêu thoát, để bày tỏ ḷng tri ân những người đă ngă xuống trong cuộc Hải chiến Hoàng Sa.
    Dù đảo không giữ nổi nhưng dân tộc ta, đời này và các đời sau sẽ t́m mọi cách lấy lại quần đảo Hoàng Sa, thu hồi về với đất Mẹ thân yêu.
    Thưa Bà;
    Chúng tôi được biết sau khi Ông nhà mất đi, dù tuổi đời c̣n rất trẻ, bà đă ở vậy nuôi ba con gái, cuộc sống của Bà hiện c̣n nhiều khó khăn. Lại nghe nói căn nhà chung cư nơi Bà ở đă phá đi làm lại, không biết bây giờ thế nào. Nhưng dù sao, chúng tôi luôn mong Bà sống thanh thản. Bà hăy tự hào v́ Bà là vợ của một người anh hùng.
    Kư lá thư này là những người yêu Tổ Quốc Việt Nam, yêu đồng bào Việt Nam đến cháy bỏng, trong đó có cả những người lính từng là những người khác chiến tuyến với Ông nhà lúc sinh thời. Nhưng tất cả những người lính chỉ đơn thuần làm nghĩa vụ công dân trong chế độ mà họ sống, dù bên này hay bên kia trong giai đoạn đau thương của lịch sử dân tộc không bao giờ có lỗi và giờ đây, khi ngộ ra, họ không coi những người ở bên kia chiến tuyến là kẻ thù.
    Kính chúc Bà sang năm mới b́nh an, có nhiều sức khỏe để làm những việc hữu ích phụng sự cho Tổ quốc Việt Nam.
    Chúng tôi nhờ Bà chuyển lời thăm hỏi, lời chúc mừng năm mới đến ba con gái của Bà, do sự hiến thân cao cả của Ông nhà mà sớm mồ côi cha.
    Xin cùng Bà hô lên một câu khẩu hiệu mà chúng tôi
    từng hô trên đường phố Hà Nội trong ngày 24/7/2011:
    NGỤY VĂN THÀ BẤT DIỆT!
    Kính thư
    Chúng tôi đồng kư tên:
    1.Nghiêm Ngọc Trai
    2.Nguyễn Tường Thụy
    3.Phan Trọng Khang
    4.Phạm Thị Lân
    5.Nguyễn Thị Dương Hà
    6.Hoàng Cường – Hà Nội
    7.Hoàng Hà – Thanh Xuân – Hà Nội
    8.Văn Dũng – Việt Tŕ – Phú Thọ
    9.Ngô Duy Quyền – Hà Nội
    10.Trương Văn Dũng – Hà Nội
    11.Nguyễn Lân Thắng – Hà Nội
    12.Lê Thị Bích Vượng – Hà Nội
    13.Lă Việt Dũng – Hà Nội
    14.Nguyễn Thành Tiến – Hải Pḥng
    15.Đặng Bích Phượng – Hà Nội
    16.Nguyễn Xuân Diện – Hà Nội
    17.Phạm Quỳnh Hương – Hà Nội
    18.Nguyễn Thúy Hạnh – Hà Nội


    Cùng các vị có tên sau đă hiệp ư cùng chúng tôi, kư tên qua thư điện tử





    Trần Vinh Hoàng Mai - Hà Nội

    Huỳnh Công Thuận Tp Hồ Chí Minh

    Lê Hồng Hà Washington - Hoa Kỳ

    Ngô Hoàng Hưng G̣ Vấp - Tp Hồ Chí Minh

    Anna Nguyễn Illinois - Hoa Kỳ

    Nguyễn Văn Phúc Tây Sơn - B́nh Định

    Vũ Ngọc Thắng An Dương - Hải Pḥng

    Nguyễn Thanh Hưng Cầu Giấy - Hà Nội

    Trần Hoàng Tuấn G̣ Vấp - Tp Hồ Chí Minh

    Lê Chí Thành Thanh Xuân - Hà Nội

    Nguyễn Văn Thuận Hoàng Mai - Hà Nội

    Trần Thị Nga Phủ Lư - Hà Nam

    Nguyễn Trường Sơn Thanh Xuân - Hà Nội

    Paul Đỗ Trí Lâm Đồng

    Vũ Đ́nh Quư Kiến Xương - Thái B́nh

    Lê Thị Thu Trà Hai Bà Trưng - Hà Nội

    Nguyễn Trọng Thu Windsor - Canada

    Nguyễn Thế Anh Từ Liêm - Hà Nội

    Nguyễn Công Chính Tp Hồ Chí Minh

    Nguyễn Tiến Dũng Vinh - Nghệ An

    Trần Phong California - Hoa Kỳ

    Trần Helen California - Hoa Kỳ

    Trần Cindy California - Hoa Kỳ

    Trần Christine California - Hoa Kỳ

    Trương Quốc Dũng Tân B́nh - Tp Hồ Chí Minh

    Nguyễn Quang Duy Melbourne - Australia

    Phạm Anh Tuấn Pleiku - Gia Lai

    Phạm Duy Hiển Vũng Tàu - Bà Rịa - Vũng Tàu

    Đặng Đinh Tấn Trương Tp Hồ Chí Minh

    Phan Anh Khoa Phú Vang - Thừa Thiên Huế

    Nguyễn Ngọc Yến Hoàng Mai - Hà Nội

    Nguyễn Duy Anh Hai Bà Trưng - Hà Nội

    Huỳnh Nguyễn Đạo Bangkok - Thái Lan

    Nguyễn Đức Sắc Tây Hồ - Hà Nội

    Hồ Đặng Vũ Thi G̣ Vấp - Tp Hồ Chí Minh

    Bùi Thị Quyên Tân Phú - Tp Hồ Chí Minh

    Nguyễn Văn Diễn Việt Yên - Bắc Giang






    Lá thư đă được gửi qua đường bưu điện phát chuyển nhanh và dự kiến hôm nay sẽ tới tay bà quả phụ Ngụy Văn Thà.

    http://xuandienhannom.blogspot.fr/20...y-van-tha.html

  10. #30
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    KẺ SỐNG SÓT TỪ HỘ TỐNG HẠM NHẬT TẢO HQ10 TRONG TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA



    HS1/TP Vương Văn Hà


    Lời phi lộ

    Lướt Sóng mới nhận được bài "Kẻ sống sót trong trận hải chiến Hoàng Sa" của tác gỉa Vương Văn Hà. V́ tính chất quan trọng của dữ kiện không ít th́ nhiều cũng là một sử liệu của cuộc hải chiến và đă biểu lộ được tinh thần quả cảm và ḷng căm hận của người chiến sĩ HQ/QLVNCH trước kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng luôn nuôi tham vọng xâm chiếm hải phận và đất đai của cha ông chúng ta mà CSVN không những đă là kẻ nối giáo cho giặc mà c̣n công khai, trơ trẽn bán đứng quê hương chúng ta nữa!

    Để tài liệu thêm phần khả tín, phần tiểu sử người viết do chính tác giả cung cấp.


    LS xin tŕnh bày bài viết với bố cục:

    Phần I : tiểu sử tác giả
    Phần II : Người về từ Hoàng Sa

    Lướt Sóng chân thành cảm tạ sự cộng tác nhiệt t́nh của tác giả và xin trân trọng giới thiệu cùng đọc giả.

    Lướt Sóng


    ----------------
    Phần I : Tiểu sử tác giả


    - Họ và tên : Vương Văn Hà
    - Ngày và nơi sinh : 17/6/1950 tại Lạng Sơn, Bắc Việt
    - Học Lực : Tốt nghiệp Trung Hoc Kỹ Thuật.
    - Ra nhập HQ/VNCH tháng 11/1968.
    - SQ: 70A 706340.
    - Thụ huấn Khoá 53Tân Binh tại TTHL/HQ/Cam Ranh.
    - Khoá I OJT năm 1969 do HQHK đảm trách huấn luyện về Thủy Bộ, Tuần Dương, Tuần Giang.
    - Cuối năm 1969 măn khoá phục vụ thực tập với GD Patrol Boat River 514 của HQHK.
    - Thuyên chuyển về GD54TT(2GĐ 53 và 54 Tuần Thám do HQHK giao lại cho HQVN/CH)
    - Tham dự các chiến dịch Trần Hưng Đạo 1, 2, 3, và 4.
    - Thuyên chuyển về Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10 năm 1972.
    - Bị thương, sống sót trong trận hải chiến Hoàng Sa 21/1/1974.
    - Huy Chương: Anh Dũng Bội Tinh, Chiến Thương Bội Tinh, và Hải Dũng Bội Tinh.
    - Được thăng cấp HS1/TP thuyên chuyển về TTTL/HQ Saigon.

    - Di tản ngày 30/4/1975 trên Hải Vận Hạm Lam Giang HQ 402. Lúc đó chiến hạm BKZ đă phụ giúp Tr/Úy Hùng "Bắc Kỳ" giựt máy ép gió, khởi động máy tàu ra khơi với gần 2000 đồng bào và quân cán chính. ( ** )

    - Định cư tại Pháp Quốc.
    - Làm việc cho hăng Citroen.
    - Gia cảnh: ly dị-Có một con đă trưởng thành.
    - Hiện sống với phụ cấp tàn phế 80%.


    ( *** ) Ghi chú của Lướt Sóng: HQ 402 đă được Đệ Thất Hạm Đội của HQ/HK phá hủy và bắn ch́m tại hải phận Quốc Tế để tránh trở ngại cho các tàu qua lại vào chiều ngày 2/5/1975. Chi tiết xin đọc cuốn: HQ/VNCH Ra Khơi năm 1975 của nhà văn nữ Điệp Mỹ Linh.


    ( ****) Ghi chú của Tigon : <Tr/Úy Hùng "Bắc Kỳ" > đă lái con HQ 402 ra khỏi SAIGON trong t́nh trạng hư hỏng là Cao Thế Hùng , hiện cư ngụ tại Houston , TX

    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 14
    Last Post: 16-09-2012, 06:53 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 09-07-2011, 06:02 AM
  3. Replies: 10
    Last Post: 18-06-2011, 04:04 PM
  4. 37 NĂM TRẬN TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974.
    By nghiep in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 10-06-2011, 04:22 AM
  5. Replies: 3
    Last Post: 30-01-2011, 03:30 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •