Results 1 to 8 of 8

Thread: Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Canada, Nga ,Trung quốc, Nhât: Vaii tṛ "Sen Đầm Quốc Tế" ?

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Canada, Nga ,Trung quốc, Nhât: Vaii tṛ "Sen Đầm Quốc Tế" ?

    Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Canada Nga, Trung quốc, Nhật ...: Vai tṛ "Sen Đầm Quốc Tế" ?
    Quyết định tham chiến


    ngân sách, mà lại c̣n đắt hơn cái giá vài trăm, vài ngàn tỉ nữa, v́ ngoài cái giá trả bằng tiền, quốc gia tham chiến c̣n phải trả giá bằng xương, bằng máu của thành phần công dân trẻ trung nhất, yêu đời nhất trong nước.



    Tổng thống Pháp François Hollande vừa lấy cái quyết định tham chiến trọng hệ cho nước Pháp, và dĩ nhiên cho chính sự nghiệp chính trị của ông. Ông quyết định tham chiến một cách rất nhẹ nhàng, nhanh chóng: ông giản dị tuyên bố là ông đă chấp thuận lời yêu cầu tiếp viện của chính phủ Mali, và quân đội Pháp đă được gửi sang Phi Châu tiếp chiến, giúp quân đội Mali.

    Khiếp đảm trước quyết định dễ dăi của ông Hollande, một chính khách khác của Pháp, cựu Thủ tướng Dominique de Villepin, báo động, “Quân Pháp qua Mali để tham dự cuộc chiến tranh nào? Ngăn chặn không cho quân jihadists (thánh chiến quân) tiến chiếm Nam Mali là một cuộc chiến tranh; tái chiếm Bắc Mali lại là một cuộc chiến tranh khác, trong lúc “san bằng” các căn cứ thánh chiến quân, lại là cuộc chiến thứ ba”.

    Hollande không trả lời, có thể ông không biết trả lời cách nào.

    Nếu ngày thứ Sáu 11 tháng Giêng 2013, trước khi tuyên bố tham chiến, ông gọi điện thoại hỏi nguyên Tổng thống George W. Bush xem “Pháp có nên tham chiến tại Mali hay không?” th́ việc “vấn kế” này đă trở thành hành động chính trị khôn ngoan nhất trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông.



    Tổng thống Pháp François Hollande và cựu Thủ tướng Pháp Dominique de Villepin



    Đằng này, trên thượng đỉnh chiến lược, trước khi chính phủ Pháp kịp khẳng định được vai tṛ (tham dự cuộc chiến nào trong 3 cuộc chiến tranh tại Mali), th́ trên chiến trường người lính Pháp đă nhập cuộc, đang bắn địch và bị địch bắn. Tổng trưởng Quốc pḥng Pháp Jean-Yves Le Drian cho truyền thông biết lực lượng Pháp đă đánh quân thánh chiến bật ra khỏi làng Kona, trong lúc quân thánh chiến loan báo họ cũng đánh bật được quân Nam Mali ra khỏi làng Diabaly, bên bờ phía Tây của con sông Niger River.





    Chính phủ Mali xác nhận họ rút quân ra khỏi làng Diabaly. Nói cách khác, chưa được Quốc hội Pháp chuẩn thuận, chưa được bất cứ một quốc gia đồng minh nào của Pháp cam kết tiếp chiến, quân đội Pháp đă bị đẩy sâu vào những cuộc quần thảo cấp xă, cấp giao tranh của những trung đội, đại đội bộ binh, cấp rất thấp, rất nguy hiểm.

    Hôm thứ Hai 14 tháng Giêng, một viên chức Mali, ông Benco Ba, xác nhận, “Quân thánh chiến đă chiếm xă Diabaly; chúng đốt nhà thờ, đốt đồn binh, vào khám xét từng nhà một”.

    Đốt nhà thờ rồi, quân thánh chiến c̣n lùa dân làng đến dự lễ Hồi Giáo.

    Tờ New York Times nhận định, “Chỉ cần nửa ngày, quân Pháp đă thực sự tham chiến trong nỗ lực giải cứu con tin. Nỗ lực này thất bại, và hành động chiến tranh đang đặt Tổng thống Hollande trong vị thế rất khó khăn”.

    Giới quân sự Hoa Kỳ tỏ ra dè dặt, mặc dù họ không tránh né việc yểm trợ quân đội Pháp; nhà phân tách chiến tranh Thomas Dempsey -một đại tá hồi hưu- nhận định, “Mặc dù cuộc chiến tranh Mali có chính nghĩa chống lại bọn cực đoan rất hung bạo, nhưng chúng ta cũng phải vô cùng thận trọng tránh không gây ra những hiềm khích, đụng chạm tại vùng Bắc Mali, không khuyến khích nhóm này chống nhóm khác, không làm chiến tranh lan rộng hơn, quyết liệt hơn”.

    Với chiến lược mới của Tổng thống Obama, Hoa Kỳ tránh không trực tiếp can dự vào những cuộc chiến tranh địa phương, mà chỉ yểm trợ và huấn luyện những lực lượng thân Mỹ.

    Tổng thống Hollande lư luận: ông đưa quân Pháp can thiệp để lập tức ngăn chặn không cho quân thánh chiến tiến chiếm Nam Mali trong lúc chờ lực lượng “Bảo Vệ Ḥa B́nh” tại Phi Châu được đưa vào bảo vệ miền Nam Mali. Dempsey nói, “Hoa Kỳ cần nh́n thấy chiến tranh kết thúc cách nào, trước khi nhập cuộc”. Ư ông khuyến cáo Hoa Kỳ không nên đưa quân vào cuộc phiêu lưu quân sự này, v́ chưa biết làm cách nào chấm dứt chiến tranh.

    Quân
    Pháp đang phiêu lưu như vậy: họ được đổ vào Mali, trong lúc ông Hollande chỉ có thể nói được là nhiệm vụ chiến đấu của quân đội Pháp chấm dứt sau ngày lực lượng “Bảo Vệ Ḥa B́nh” nhập cuộc.

    Viễn ảnh này quả là mơ hồ, v́ lực lượng “Bảo Vệ Ḥa B́nh” chỉ có giá trị cảnh sát chứ không có giá trị tác chiến, và sẽ không có khả năng ngăn chặn quân thánh chiến tiến chiếm Nam Mali.



    Việc Tổng thống Hollande đơn phương quyết định đưa quân Pháp vào Mali lại c̣n đặt trên một nhược điểm mang tính chất căn bản là giá trị chiến đấu của quân đội Pháp và mức trang bị rất thô sơ của người lính Pháp.

    Phóng viên nhiếp ảnh Loe Penney, hăng Reuters, chụp tại căn cứ không quân Bamako ở Mali cho thấy rơ 2 điều: giá trị tác chiến và mức độ trang bị của người lính Pháp.



    Đổ bộ vào chiến trường, đương nhiên người lính Pháp phải sẵn sàng trong tư thế tác chiến, nhưng trên đầu không có mũ sắt, ngực không được che chở bằng áo giáp, và ống quần không bó gọn trên đôi bốt trận.



    Năm 1952 -61 năm trước- người viết bài báo này tốt nghiệp trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam, mang cấp bực thiếu úy để thực hiện trọng trách Việt Nam hóa quân đội Việt Nam. Sở dĩ quân đội Việt Nam cần được Việt Nam hóa v́ vào thời điểm đó, sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp nắm toàn quyền chỉ huy những đơn vị Việt Nam.

    Do hoàn cảnh đặc biệt này, những anh tân thiếu úy Việt Nam đáo nhiệm đơn vị với tư cách là người sẽ chỉ huy đơn vị sau nửa năm, hay 8 tháng học việc. Chính trong hoàn cảnh đó, tôi trở thành đại đội phó của đại đội Giang Thuyền 1, trú đóng tại Cần Thơ. Trong nhiệm vụ này tôi biết rất rơ người lính Pháp mà tôi thực sự chỉ huy họ.

    Người đại đội trưởng Pháp, anh Jule Lombard, trên 50 tuổi, tự coi ḿnh là một trong những người Pháp bon vivant, thích uống rượu ngon, thích khiêu vũ, và rất “quư phái”. Anh bảo tôi là anh ư thức được nhiệm vụ của tôi là “cưa ghế” chỉ huy trưởng đơn vị anh đang ngồi, đuổi anh trở về Pháp, nhưng anh vẫn yêu thương tôi, v́ tôi trẻ hơn đứa con gái út của anh.

    Đại đội có 2 sĩ quan, tôi -một chú học sinh chỉ mới học hết trung học- và Lombard, một người Pháp “tiến bộ”, không sợ “họa da vàng”. Ngày đó sĩ quan hải quân được trợ cấp 1,700 quan mỗi ngày sống trên tàu, do đó bữa cơm tối của chúng tôi rất thịnh soạn -một anh trung úy Pháp và một anh thiếu úy Việt Nam bỏ mất 2 tiếng đồng hồ vào một bữa ăn khề khà mà một sĩ quan Mỹ không mất nhiều hơn nửa tiếng.

    Lombard yêu thương tôi cho đến ngày anh đọc một tờ giấy phạt, tôi phạt một thượng sĩ Pháp 2 ngày khinh cấm v́ vô kỷ luật. Cũng trên dưới 50 như Lombart, ông thượng sĩ này thường quan tâm đến bữa ăn, giấc ngủ của tôi khi chúng tôi cùng đi hành quân. Ông có tật thích vỗ vai tôi và nựng nịu gọi tôi là “mon petit” (con cưng của tôi).

    Một bữa tôi bảo ông, “tôi cũng thích được anh gọi tôi là con; tuy nhiên tôi lại c̣n thích mỗi ngày một lần, khi gặp tôi, anh đứng cách tôi 6 bước, nghiêm chỉnh chào tay. Anh có thể nói hay không nói câu 'mes respects, mon lieutenant' (kính chào thiếu úy) cũng được”.

    Ông ách già đổ khùng, văng tục, và tôi bảo ông là tôi phạt ông 2 “củ”.

    Người lính Pháp c̣n có mặt trên chiến trường Việt Nam thêm 2 năm nữa; tôi có dịp quan sát họ rất kỹ, và có lần tôi đă viết về trận phục kích trên đèo MangYang (Quốc lộ 19), tiêu diệt nguyên một trung đoàn Pháp (GM 100) vừa từ chiến trường Triều Tiên đến thẳng Việt Nam.

    Tác chiến trong suốt 2 năm trời bên Triều Tiên dưới quyền tư lệnh của tướng Mỹ McArthur, trung đoàn này không lần nào bị tổn thất nặng, ngay cả trong những trận giao tranh với Chí Nguyện Quân Trung Quốc, vậy mà đến Việt Nam, hành quân dưới quyền của tư lệnh Đệ Tứ Quân Khu -tướng 2 sao Paul de Beaufort- trên 3,000 lính Pháp phơi xác trên Quốc lộ 19, con đường huyết mạch mà hằng ngày tiểu đoàn 9 Sơn Cước chúng tôi tranh giành với Việt Cộng quyền làm chủ.



    Tôi thương người lính Pháp, thương cả những nhược điểm của họ, nhưng tôi không đánh giá cao khả năng tác chiến của họ. Nh́n bức ảnh chụp họ trong đội h́nh tác chiến, tôi lo sợ toàn thể những quân nhân này sẽ gục ngă sau chỉ một băng trung liên “quạt” vào đội h́nh.

    Có thể Tổng thống Hollande không nh́n thấy nhược điểm của quân đội Pháp. Nếu thấy ông đă không dám một ḿnh tuyên chiến, không cần chờ đồng minh, không cần hỏi quốc hội, và không cần biết hành động tuyên chiến của ông tạo nhiều hậu quả, không chỉ giới hạn vào quyền lợi của nước Pháp mà thôi.



    Nguyễn đạt Thịnh
    TBOnline
    Last edited by alamit; 01-02-2013 at 11:10 PM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Mali: một trật tự thế giới mới tại Châu Phi (Nguyễn Văn Huy)



    “...Tại sao các đồng minh lại chậm hỗ trợ Pháp? Tinh thần tương trợ của NATO và sự liên đới của Liên Hiệp Châu Âu ở đâu? Một sự thật ít ai nhắc tới, đó là các quốc gia phương Tây, đồng minh của Pháp, muốn cảnh cáo tổng thống François Hollande đă không tôn trọng những cam kết của Pháp tại Afghanistan...”





    Sau hơn ba tuần lễ hiện diện trên lănh thổ Mali từ ngày 11/1/2013, quân đội Pháp đă một ḿnh tái chiếm những thành phố lớn tại miền Bắc Mali bị quân khủng bố Hồi giáo chiếm đóng từ tháng đầu năm 2012.

    Diễn tiến cuộc chiến

    Tin tức về cuộc tiến công này rất là nhỏ giọt, chính quyền Pháp đă rất dè dặt trong việc đưa tin v́ hiện nay c̣n bảy con tin Pháp nằm trong tay những nhóm khủng bố mà quân đội Pháp đang tấn công. Cho đến nay không ai biết chính xác những thiệt hại về nhân mạng và tài sản của quân khủng bố sau những trận dội bom và chạm trán với quân đội Pháp. Người ta chỉ biết về phía Pháp có một phi công bị tử trận và hai trực thăng chiến đấu Gazelle bị bắn hạ.

    Tuy tin tức về cuộc chiến tại Mali có bị giới hạn, các chuyên gia quân sự không thể không nh́n nhận sự thiện chiến của quân đội Pháp trong sa mạc. Trong ṿng 20 ngày, lực lượng bộ binh Pháp đă chiếm lại gần như toàn bộ những thành phố, làng xă miền Bắc Mali, rộng 822.000 km2, bị quân khủng bố Hồi giáo chiếm đóng trước đó. Nh́n những h́nh ảnh mà các phóng viên Pháp và quốc tế thôngtải vài ngày sau khi chiếm lại các thành phố, người ta có thể h́nh dung sự khốc liệt của những trận đánh: những hố bom, những căn cứ quân sự đầy lỗ đạn với đủ loại vũ khí bị văng bừa băi, những ngôi mộ tập thể được quân khủng bố đào một cách vội vả để chôn đồng đội, xác những xe pick-up bị bắn cháy đen đôi khi c̣n dính với một vài xác chết cháy thành tro và… sự vui mừng của dân chúng trong những vùng bị quân khủng bố chiếm đóng phe phẩy cờ Pháp trong tiếng reo ḥ và tiếng cười khi vừa được "giải phóng".

    Công đầu của những chiến tích này trước hết thuộc về lực lượng lính Lê Dương Pháp (Légion étrangère française). Lê Dương là một binh chủng đặc biệt, được thành lập năm 1831 để tuyển mộ người nước ngoài vào quân đội Pháp trong mục tiêu bảo vệ những thuộc địa. Từ sau khi giải tán những thuộc địa năm 1962 đến nay, binh chủng Lê Dương được sáp nhập vào Quân đoàn 19, đơn vị ṇng cốt của Binh đoàn Châu Phi (Armée d’Afrique), lực lượng chủ lực của quân đội Pháp ngoài lănh thổ, gồm ba binh chủng : Légion étrangère, Zouaves và Tirailleurs. Ưu điểm của lực lượng biệt kích Lê Dương là sự triển khai nhanh chóng trên mọi chiến trường, đặc biệt là trong sa mạc. Một người lính Lê Dương được huấn luyện để có thể ngụy trang cùng với đất đá trong sa mạc và tự túc nhiều ngày trong những điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Tại Bắc Mali, những nhóm biệt kích Lê Dương được đưa vào những vùng địch đóng để tiêu diệt và loại trừ những ổ kháng cự và dọn đường cho bộ binh Pháp và quân đội Mali tiến vào. Gay go nhất là cuộc tiến chiếm những thành phố Diabaly, Mopti, Sevaré, Léré, Douentza và Konna trong khu vực phân chia hai miền Bắc Nam do các tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan cố thủ. Nhiều mộ tập thể chôn xác quân khủng bố được t́m thấy trong những thành phố này, nhưng không một người nào bị bắt sống.

    Binh chủng Lê Dương có hai đặc điểm. Một là không bắt tù binh. Một thí dụ, trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991 tại Iraq, chiến dịch "Băo sa mạc", sự tiến công nhanh chóng của lực lượng biệt kích Lê Dương Pháp trong vùng sa mạc Kuwait đă khiến các cấp chỉ huy Hoa Kỳ kinh ngạc: trong vài ngày đầu của cuộc chiến, lực lượng biệt kích Pháp đă tiến sâu vào nội địa Iraq để phá hủy các tuyến pḥng thủ của Iraq trước quân đội Mỹ, để lại sau lưng toàn bộ hàng ngàn tù binh Iraq cùng với quân trang và quân dụng trên một đoạn đường dài trên 400 km. Hai là sự kín đáo. Mặc dù rất thiện chiến, binh chủng Lê Dương không bao giờ giành công đầu với bất cứ ai và cũng không cho ai biết thực lực của ḿnh v́ một lư do giản dị: phần lớn quân nhân trong binh chủng Lê Dương là người nước ngoài.

    Nh́n lại những lực lượng chiếm đóng miền Bắc Mali, c̣n gọi là Azawad (có nghĩa là "vùng chăn nuôi dê" theo thổ âm Touareg), chỉ những nhóm khủng bố Hồi giáo Ả rập đến từ bên ngoài mới là đối thủ của lực lượng Lê Dương, v́ được trang bị hỏa lực mạnh và từng có kinh nghiệm chiến đấu từ các chiến trường Afghanistan, Iraq, Libya, Tunisia, và Algeria; đó là các nhóm AQMI (Al Qaeda of Maghreb Islamic) với hơn 1.000 tay súng, MUJAO (Mặt trận v́ sự thống nhất và cuộc thánh chiến khu vực Tây Châu Phi) với khoảng 500 tay súng. Bên cạnh đó là nhóm Hồi giáo cực đoan salafist dưới tên gọi Ansar-Dine, có từ 5.000 đến 10.000 tay súng phần lớn là những du kích quân địa phương, vừa thiếu kinh nghiệm chiến đấu vừa thiếu trang bị, nhóm này thường đảm nhiệm vai tṛ cảnh sát để áp dụng luật Sharia Hồi giáo trong những vùng chiếm đóng. Nói chung, với một lực lượng chiếm đóng trên 10.000 người để kiểm soát một vùng đất rộng lớn như Azawad, lớn hơn diện tích ba nước Đông Dương cộng lại (737.000 km2), rất khó thực hiện v́ bị phân tán lực lượng. Hơn nữa, lực lượng ṇng cốt của những tổ chức khủng bố này chỉ qui tụ khoảng 3000 tay súng dày dặnkinh nghiệm nên không đủ khả năng đối đầu với một lực lượng quân sự chính quy có quyết tâm và có phương tiện như quân đội Pháp. Đó là lư do giải thích tại sao những lực lượng khủng bố Hồi giáo từng làm mưa làm gió trên địa bàn miền Bắc Mali đă ră hàng nhanh chóng và bỏ chạy khi bị dội bom hay bị biệt kích Lê Dương truy đuổi.

    Lợi dụng sự bỏ chạy của những nhóm khủng bố Hồi giáo ả rập, tổ chức MNLA (Phong trào quốc gia giải phóng Azawad), lực lượng quân sự của người Touareg địa phương, chiếm đóng Kidal, thành phố lớn thứ ba tại miền Bắc Mali sau Gao và Tombouctou, và tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Pháp đánh đuổi quân khủng bố Hồi giáo ra khỏi lănh thổ. Thông điệp này đang được chính quyền Pháp nghiên cứu và có nhiều hy vọng được chấp nhận v́ một lư do dễ hiểu: Pháp không muốn hiện diện lâu dài trên lănh thổ Mali. Chắc chắn sau khi các nhóm khủng bố Hồi giáo ả rập bị đánh đuổi ra khỏi lănh thổ miền Bắc, chính quyền trung ương Mali sẽ để dành cho vùng Azawad một quyền tự trị tương đối, dưới sự quản trị của MNLA.

    Không bỏ lỡ cơ hội, một số nhân vật ôn ḥa vừa ly khai khỏi tổ chức Hồi giáo quá khích Ansar-Dine thành lập tổ chức MIA (Phong trào Hồi giáo vùng Azawad) để hợp tác cùng với tổ chức MNLA với hy vọng được chia sẻ quyền quản trị Azawad, nếu được chính quyền trung ương tại Bamako chấp nhận. Vấn đề của chính quyền Mali tương lai là làm sao thực hiện ḥa giải và ḥa hợp dân tộc để hai miền Nam-Bắc chấp nhận lẫn nhau, v́ người Mali da đen miền Nam hiện nay thường lẫn lộn dân cư touareg miền Bắc (có nước da ít đen hơn người da đen thuần túy miền Nam) với những nhóm khủng bố Hồi giáo mà đa số là những người gốc Ả rập. Nhiều cuộc trả thù báo oán người Ả rập đă diễn ra trong những vùng vừa được chiếm lại dưới sự quản trị của quân đội Mali da đen. Tại một vài nơi như Gao và Tombouctou, các cửa hàng của người gốc Ả rập đă bị cướp bóc và những người bị t́nh nghi hợp tác với quân khủng bố bị ném đá hay đánh đập. Công cuộc ḥa giải hai miền Nam-Bắc do đó sẽ rất khó khăn và đ̣i hỏi rất nhiều thời gian và kiên nhẫn.

    Cũng nên biết MNLA được thành lập từ năm 1988 dưới tên gọi MPLA (Phong trào nhân dân giải phóng vùng Azawad, là tổ chức đ̣i tự trị vùng Azawad của những sắc dân Touareg địa phương gốc Ả rập (arabo-berbère). Tổ chức này đă tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống lại các chính quyền của người Mali và Niger da đen trong những năm 1990-1995, 2006-2009 và bị đàn áp trong máu lửa, phần lớn những cán bộ ṇng cốt của MPLA chạy sang Libya đầu quân dưới trướng Khadafi. Sau khi chế độ Khadafi bị sụp đổ, những cấp lănh đạo MPLA trở về Mali và thành lập tổ chức MNLA (Phong trào quốc gia giải phóng Azawad) ngày 16/10/2011 với sự tham gia của nhóm ATNM (Liên minh Touarg Niger-Mali) để cùng tranh đấu đ̣i quyền tự trị vùng Azawad.

    Sau khi quân đội Pháp chiếm lại gần như toàn bộ những thành phố và căn cứ quân sự trên miền Bắc Mali, tổ chức MISMA (Sứ vụ quốc tế hỗ trợ Mali) sẽ triển khai một lực lượng quân sự hỗn hợp Châu Phi khoảng 20.000 người đến Mali để duy tŕ an ninh và trật tự. Hiện nay chỉ có quân đội Tchad, khoảng 2.500 người được Pháp huấn luyện, và Niger đang đảm nhiệm vai tṛ bảo vệ an ninh miền Bắc Mali. Các đơn vị quân sự của các quốc gia Châu Phi khác sẽ đến sau và có nhiệm vụ duy tŕ an ninh tại miền Nam, ít nguy hiểm hơn.

    Từ sau khi quân khủng bố Hồi giáo chiếm đóng các thành phố lớn tại miền Bắc Mali đầu năm 2012, hơn 530.000 dân Bắc Mali đă di tản sang nơi khác, trong đó 270.000 người Ả rập touareg chạy sang các quốc gia lân cận tị nạn và hơn 260.000 người Châu Phi da đen chạy xuống miền Nam Mali lánh nạn. Liên Hiệp Quốc dự trù sẽ đưa những người này về lại quê quán cũ trong năm 2013, một công tác rất khó khăn !

    Một trật tự thế giới mới tại Châu Phi

    Sự cầu cứu chính thức và công khai của chính quyền Mali với chính quyền Pháp ngày 10/1/2013 trước sự tiến công của quân khủng bố Hồi giáo vào lănh thổ miền Nam cho thấy sự bất lực của một quốc gia không c̣n thực chất.

    Được Pháp trả độc lập năm 1960, Mali là một quốc gia Tây Phi rộng 1,240 triệu km2 với hơn 15 triệu dân và là thành viên của CEDEAO (Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi) và Liên Hiệp Châu Phi. Thủ đô Bamako nằm trong lănh thổ Nam Mali với hơn 1,8 triệu dân. Lănh thổ Mali là một thí dụ điển h́nh về sự phân chia tùy tiện của các chính quyền thực dân Anh và Pháp các vùng biên giới giữa các quốc gia trong sa mạc Sahara. Năm 1960, Liên bang Mali được tách ra làm hai, lănh thổ Soudan français (khác với lănh thổ Soudan hiên nay là cựu thuộc địa Anh) trở thành Mali và phần c̣n lại là quốc gia Sénégal.

    Vấn đề của Châu Phi sau khi được trả độc lập là khả năng lănh đạo của những người cầm quyền. Nh́n bề ngoài, nhân sự lănh đạo các quốc gia Châu Phi không khác ǵ nhân sự lănh đạo các quốc gia phát triển phương Tây. Nếu là dân sự, họ ăn mặc bảnh bao, sử dụng những phương tiện đắt tiềnvà nói những ngôn ngữ rất thời thượng. Nếu là tướng lănh, trên ngực họ gắn đầy huy chương và ăn mặc, đi đứng y hệt những sĩ quan cao cấp của các binh chủng tinh nhuệ phương Tây. Một vài sĩ quan cấp thấp, đôi khi chưa đủ khả năng chỉ huy một đại đội nhưng khi duyệt binh cũng kẹp gậy vào nách y như các tướng lănh Anh và Pháp thời các thế chiến. Một hiện tượng khác là phần lớn những cấp lănh đạo Châu Phi xuất thân từ quân đội, nơi cung cấp uy quyền và có cuộc sống khá giả. Trong quá khứ đă xảy ra nhiều vụ đảo chánh lật đổ chính quyền chỉ v́ quân đội không được trả lương, họ sẵn sàng chống lại và không chừng c̣n ủng hộ phe đảo chánh để lật đổ. Tại Mali, một trung úy truất phế một tổng thống dân cử và chỉ định một người khác lên làm tổng thống lâm thời (với những hậu quả mà thế giới đang chứng kiến). Có thể mỗi nhân sự lănh đạo có một biệt tài nào đó nhưng về quản trị quốc gia th́ không. Quyền lợi và sự hào nhoáng của địa vị đă khiến các cấp lănh đạo Châu Phi trở nên hám quyền và trong nhiều trường hợp hung bạo đối với người yếu kém và hèn nhát trước kẻ mạnh hơn. Cựu tổng thống Côte d’Ivoire Laurent Gbagbo gần đây là một thí dụ.

    Mali không phải là một ngoại lệ. Từ sau 1960, mỗi cấp lănh đạo Mali chỉ lên cầm quyền sau một cuộc lật đổ hay đảo chánh quân sự, và từ năm 1992 đến nay là những tướng lănh lên làm tổng thống qua bầu cử nhưng được tái nhiệm nhiều lần. Dưới sự lănh đạo các cấp lănh đạo này, đất nước Mali ngày nay không có ǵ thay đổi ngoài những dinh thự của chính họ và thân cận. Khi cần tiền th́ đi xin, nhưng khi có tiền th́ bỏ vào túi riêng thay v́ đầu tư vào phát triển kinh tế hay quốc pḥng. Về quân sự, những đơn vị quân đội Mali được trang bị khá đầy đủ: súng đạn của Nga, hệ thống truyền tin của Nhật… nhưng khi lâm trận th́ tất cả sĩ quan cùng binh sĩ đều bỏ chạy v́ không biết sử dụng, các loại xe bọc sắt bị bở trống v́ xăng dầu đă bị đem bán ra ngoài chợ đen. Đó là lư do giải thích tại sao với một nhóm ít người, quân khủng bố đă không gặp kháng cự và chiếm lĩnh dễ dàng các thành phố trên tuyến đường tiến xuống miền Nam và đe dọa tiến chiếm thủ đô Bamako.

    Mali mặc dù là thành viên của Liên Hiệp Châu Phi đồng thời là thành viên tích cực của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi, nhưng khi bị lâm nguy không một quốc gia thành viên nào dám đưa quân đến tiếp viện v́ một lư do giản dị: quân đội của họ không khác ǵ Mali, chỉ có cái vỏ bề ngoài chứ không có thực chất, nghĩa là chỉ có người chứ không có phương tiện. Nếu không được máy bay vận tải của Liên Hiệp Châu Âu đến chở, các lực lượng quân sự của MISMA chưa chắc đă có mặt tại Mali để tiếp tay duy tŕ an ninh sau khi quân đội Pháp ra khỏi lănh thổ.

    Sự tồi dở của nhân sự lănh đạo các quốc gia Châu Phi hiện nay không c̣n xa lạ đối với bất cứ một ai và đang là ưu tư của các cường quốc phương Tây: tiếp tục giúp đỡ hay ngừng mọi giúp đỡ ? Tiếp tục giúp đỡ là đổ tiền vào một thùng không đáy v́ không biết bao nhiêu cho đủ và sẽ mang lại lợi ích nào cho dân chúng. Nếu ngừng giúp đỡ th́ các quốc gia Châu Phi sẽ lần lượt rơi vào bạo loạn và bị các lực lượng Hồi giáo quá khích khống chế, nhiều nơi có thể sẽ bị biến thành địa bàn hoạt động các nhóm khủng bố chống phương Tây. Ưu tư này đă kéo dài từ nhiều thập niên năm qua và đang chín muồi từ vài năm trở lại đây. Trừ trường hợp Libya, v́ nguồn dầu khí cung cấp cho Châu Âu c̣n khá lớn, các cường quốc Châu Âu đă chỉ từ xa quan sát những cuộc nổi dậy của dân chúng ả rập trong những năm 2011 và 2012 chống lại các chế độ độc tài Bắc Phi trong Mùa Xuân Ả Rập. Nếu không có sự can thiệp quân sự của Pháp, số phận Mali sẽ không khác ǵ Tunisia và Egypt, nghĩa là rơi vào tay những nhóm Hồi giáo bảo thủ chống lại sự hiện diện của người phương Tây trên lănh thổ của họ.

    Qua những biểu hiện vừa kể, các cường quốc phương Tây đang xét lại vai tṛ của họ trên thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ 20 năm sau cuộc chiến tranh lạnh và 5 năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh trên toàn cầu đang kéo dài. Thế giới ngày nay đă trở nên đa cực, không thế lực nào đủ khả năng đe dọa an ninh toàn thế giới. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh trên toàn cầu từ năm 2008 đến nay vẫn chưa khắc phục mà c̣n đe dọa sự sống c̣n của nhiều quốc gia phát triển khác, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia Châu Âu, nghĩa là các quốc gia chi tiêu nhiều nhất để giúp đỡ các quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Ngày nay sự sung túc này đang đổi ngôi, Trung Quốc và các quốc gia dầu lửa vùng Vịnh do tích lũy nhiều số tiền lớn dó bán dầu khí và xuất khẩu hàng hóa đă trở nên giàu có. Thế giới phương Tây muốn hai trung tâm giàu có này đảm nhiệm tích cực hơn vai tṛ giúp đỡ các quốc gia nghèo khó trên thế giới. Điều này có nghĩa là các quốc gia Hồi giáo giàu có phải có trách nhiệm đối với những quốc gia Hồi giáo nghèo khó. Cùng ước muốn đó, thế giới phương Tây đang trách nhiệm hóa những cấp lănh đạo Châu Phi trong vai tṛ duy tŕ an ninh và phát triển lục địa Châu Phi. Khẩu hiệu "số phận Châu Phi do người Châu Phi quyết định" đang được khuyến khích qua những hội nghị thượng đỉnh các quốc gia Châu Phi.

    Trong cuộc chiến tại Mali, các quốc gia phương Tây khuyến khích những định chế như Liên Hiệp Châu Phi (Union of Africa), Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (CEDEAO) trực tiếp tham gia vào những can thiệp quân sự, kinh tế và nhân đạo thay v́ đứng nh́n sự giúp đỡ các các quốc gia Phương Tây như kẻ bàng quang. Thời kỳ bao cấp các quốc gia Châu Phi về mọi phương diện đang chấm dứt. Tuy nhiên để tránh Châu Phi rơi vào bạo loạn, trong giai đoạn đầu các cường quốc quân sự phương Tây tận t́nh giúp đỡ đào tạo nhân sự lănh đạo chính trị, quân sự và kỹ thuật để sau đó những người này huấn luyện và đào tạo lại những thế hệ tiếp theo. Như vậy, kể từ nay, các cường quốc phương Tây sẽ chỉ can thiệp vào những nơi nào mà sự an ninh, quyền lợi kinh tế liên quan đến quốc gia họ bị đe dọa.

    Về vai tṛ của Pháp tại Mali, dư luận đă rất ngạc nhiên về sự đơn độc của Pháp trong cuộc chiến chống quân khủng bố. Người ta nói nhiều tới trách nhiệm của Pháp tại những cựu thuộc địa Châu Phi. Bảo vệ Mali thuộc về Pháp v́ trong nội dung các hiệp ước trao trả độc lập các quốc gia cựu thuộc có quyền yêu cầu Pháp bảo vệ và can thiệp bằng quân sự khi bị đe dọa mất chủ quyền. Hơn nữa, Pháp là quốc gia có nhiều hiện diện quân sự nhất trong khu vực Châu Phi da đen (Sénégal, Côte d’Ivoire, Togo, Gabon, Tchad, Centrafrique, Cameroun, Somalie, Djibouti, đảo Réunion và Comores). Hiệp ước Licorne kư với Côte d’Ivoire, Epervier với Tchad, chiến dịch Atalante với Somalie là những thí dụ. Nhưng ngày nay Pháp chỉ là một cường quốc trung b́nh chứ không c̣n là một đế quốc hùng mạnh như trước, do đó rất cần sự hỗ trợ của các quốc gia đồng minh.

    Tại sao các đồng minh lại chậm hỗ trợ Pháp? Tinh thần tương trợ của NATO và sự liên đới của Liên Hiệp Châu Âu ở đâu? Một sự thật ít ai nhắc tới, đó là các quốc gia phương Tây, đồng minh của Pháp, muốn cảnh cáo tổng thống François Hollande đă không tôn trọng những cam kết của Pháp tại Afghanistan. Ngay vừa nhậm chức, tổng thống Hollande đă đơn phương rút quân khỏi chiến trường Afghanistan trước thời hạn (cuối năm 2012 thay v́ cuối năm 2013), bất chấp những cam kết dưới thời tổng thống Nicolas Sarkozy trước đó. Trong một cuộc chiến, danh dự của một quốc gia nằm trong lời cam kết, một người lính không thể bỏ rơi đồng đội khi cuộc chiến chưa kết thúc, đó là hèn và ích kỷ. Thử tưởng tượng trong hai cuộc đại chiến thế giới trong thế kỷ 20 vừa qua, nếu không có sự giúp đỡ tận t́nh của Hoa Kỳ và Anh liệu nước Pháp có được giàu có và b́nh yên như ngày nay không ?

    Cũng may là trong cuộc chiến tại Mali, quân đội Pháp có những đơn vị thiện chiến đủ khả năng đánh bại những toán quân khủng bố tầm vóc nhỏ thiếu phương tiện. Nhưng, như đă nói, Pháp ngày nay chỉ là một cường quốc trung b́nh nên không đủ khả năng duy tŕ một lực lượng quân sự lâu dài tại bất cứ nơi nào v́ quá tốn kém, hơn nữa lại c̣n đang phải đối đầu với những khó khăn nội bộ trong nước như thất nghiệp, thiếu hụt ngân sách, tŕ trệ kinh tế... Sau hơn 20 ngày tham chiến trực tiếp trên chiến trường Bắc Mali và cuộc chiến đang đến hổi kết thúc, Hoa Kỳ mới quyết định giúp tiếp tế nhiên liệu trên không những máy bay chiến đấu của Pháp. Điều làm dư luận ngạc nhiên là sự giúp đỡ này không miễn phí, Hoa Kỳ sẽ gởi cho Pháp những hóa đơn về xăng dầu để trả. Trong khi đó, các quốc gia đồng minh trong khối NATO và Liên Hiệp Châu Âu chỉ lên tiếng ủng hộ và giúp đỡ… gián tiếp cho Pháp như chở quân từ các quốc gia Châu Phi sang Mali, lập những trạm y tế sau khi cuộc chiến đă tàn. Nói thẳng hơn, Pháp đang bị bỏ rơi trên chiến trường Mali. Cái giá mà Pháp phải trả cho sự trở mặt, đúng hơn là sự phản bội một lời cam kết quốc gia, tại Afghanistan là sự thờ ơ của đồng minh.

    Tuy nhiên điều này không có nghĩa Pháp bị cô lập. Những đồng minh của Pháp sẽ trực tiếp giúp Pháp đào tạo nhân sự quân sự để tự bảo vệ trong tương lai. Cũng qua cuộc chiến tại Mali, một trật tự thế giới mới đang thành h́nh: những vấn đề của Châu Phi sẽ do người Châu Phi tự giải quyết. Liên Hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản, nói chung là những quốc gia phát triển phương Tây, sẽ không c̣n rộng lượng như trước, nghĩa là sẵn sàng bỏ tay vào túi lấy tiền cho không những quốc gia nghèo khó. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh kéo dài từ năm 2008 đến nay vẫn chưa chấm dứt, ưu tư của các cường quốc kinh tế và quân sự phương Tây là giảm thiểu tối đa những chi tiêu không cần thiết để tiết kiệm ngân sách, trong đó có quốc pḥng và viện trợ. Hơn nữa, cho tới một ngày gần đây, sự rộng lượng này đă chỉ sản sinh ra những chế độ độc tài như tại Trung Đông và Châu Phi mà ngày nay đang bị chính nhân dân của họ lật đổ. Điều này giải thích tại sao thế giới phải đă đứng từ xa nh́n những cuộc nổi dậy của người Ả rập và chỉ can thiệp khi cán cân lực lượng giữa thiện vá ác mất cân bằng.

    Hiện nay các quốc gia phương Tây đang nghiên cứu và khai thác nguồn năng lượng từ phiến thạch (schiste), nếu thành công sự lệ thuộc vào nguồn dầu lửa của các quốc gia Trung Đông sẽ giảm và các chế độ độc tài dầu lửa vùng Vịnh và Tây Phi cũng sẽ bị bỏ rơi. Một vài quốc gia vùng Vịnh đang t́m lối thoát bằng cách đầu tư khắp nơi để di tản, như Qatar, Bahrein và Kuwait.

    Trong thời gian tới, chỉ Anh và Pháp c̣n duy tŕ quan hệ tinh thần với những cựu thuộc địa, các quốc gia Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ chỉ tập trung vào những vấn đề Nhật Bản của quốc gia họ, nghĩa là tăng trưởng kinh tế và giải quyết nạn thất nghiệp. Riêng Hoa Kỳ, nhu cầu làm xen-đầm (gendarme) quốc tế không c̣n nữa, trọng tâm chiến lược sẽ tập trung vào Châu Á-Thái B́nh Dương trong mục đích ǵn giữ và bảo vệ trục giao thông hàng hải trong vùng Biển Đông và Đông Nam Á.

    Nguyễn Văn Huy
    Ethongluan

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nhiều nước tham chiến ở Mali



    cuoc chien o mali

    Cuối tuần trước, tại Abidjian -Côte d’Ivoire, nguyên thủ các nước CEDEAO – Cộng đồng Kinh tế Tây Phi – họp bàn việc đưa binh lính vào Mali, phối hợp với quân đội Pháp và Mali nhằm đẩy lui lực lượng Hồi giáo cực đoan. Dự kiến sẽ có 3.300 binh sĩ Tây Phi tham chiến.

    Ngày 20/01, Pháp đă nhận được sự hỗ trợ của Nga trong chiến dịch quân sự Mali. Canada cũng đề nghị cùng với Châu Âu vận chuyển lính thuộc Lực lượng Hỗ trợ Mali (Misma) của châu Phi tới Mali.

    Hôm 18/01, quân đội Mali và Pháp đă lấy lại thành phố Konna, miền Trung Mali, cách Bamako 700 cây số về phía đông bắc. Sáng 20/01, quân đội Mali ra thông cáo chính thức đă kiểm soát được thành phố này. Konna là thành phố bị quân Hồi giáo cực đoan bất ngờ đánh chiếm vào ngày 10/01. Đây là sự biến khiến Pháp phải tiến hành chiến dịch quân sự khẩn cấp để ngăn chặn đà tiến của quân khủng bố, đe dọa thủ đô Bamako.

    Ngày 21/01, Bộ trưởng Quốc pḥng Pháp Jean-Yves Le Drian thông báo chính quyền Mali đă giành lại được hai thành phố Diabali và Douentza ở miền Trung. Cùng ngày, ông Le Drian nhấn mạnh trong một thông cáo rằng chiến dịch quân sự của Pháp tại Mali nhằm “giúp Mali bảo đảm toàn vẹn lănh thổ và xua tan nguy cơ biến châu Phi thành địa bàn hoạt động của quân khủng bố”. Cho đến sáng 21/01, Paris đă đưa hơn 2010 quân sang Mali trong chiến dịch Serval, và trong một vài ngày tới sẽ huy động thêm 1000 lính.

    Hiện tại, liên quân Pháp Mali đang bảo vệ chiếc cầu Markala, cách thủ đô Mali gần 300 cây số, để sẵn sàng ngăn chặn các nhóm khủng bố đang chuẩn bị vượt sông tiến về thủ đô Bamako.

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Phó Tổng thống Mỹ kêu gọi Iran nghiêm túc đàm phán


    02.02.2013
    Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết đề nghị đă đưa ra từ 4 năm nay về việc thương thuyết trực tiếp giữa Iran và nhóm liên lạc quốc tế được gọi là nhóm P5+1 vẫn có hiệu lực nếu nhà lănh đạo hàng đầu của Iran sẵn sàng cho những cuộc đàm phán nghiêm túc không diễn ra trong ṿng bí mật.

    Ông Biden cho biết như thế ngày hôm nay tại một hội nghị an ninh ở Đức. Ông nói thêm rằng 5 nước hội viên thườøng trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và nước Đức muốn Iran tới bàn thương thuyết với “một chương tŕnh nghị sự mà họ sẵn sàng thảo luận.”

    Phó Tổng thống Biden phát biểu như vậy không lâu sau khi một tờ báo lớn ở Mỹ cho biết vị bộ trưởng quốc pḥng Mỹ sắp rời khỏi chức vụ tố cáo rằng Iran đă lén lút cung cấp cho những nhóm hiếu chiến các loại vũ khí chống máy bay.

    Theo tường thuật hôm thứ sáu của tờ Wall Street Journal, ông Leon Panetta nói rằng hoạt động chuyển lậu vũ khí của Iran đă tạo ra “một sự leo thang nguy hiểm” của những mối căng thẳng trong khu vực.

    Ông Panetta nói với tờ báo này rằng “khi họ bắt đầu phân phát khắp nơi những loại phi đạn vác vai th́ điều đó trở thành một mối đe dọa – không những cho máy bay quân sự mà c̣n cho máy bay dân sự.”

    Tờ Wall Street Journal cho biết các giới chức Yemen đă chận bắt một chiếc tàu chở phi đạn vác vai hôm 23 tháng 1, và trước đó, vài chuyến tàu chở loại vũ khí này cũng đă bị chận bắt.

    Bài báo trích lời các nhà điều tra Mỹ nói rằng các bằng chứng cho thấy loại phi đạn này được cung ứng bởi Vệ Binh Cách mạng Hồi giáo, là lực lượng bán quân sự của Tehran.

    Ông Panetta sắp sửa rời khỏi Ngũ giác đài sau khi giữ chức Bộ trưởng Quốc pḥng được 19 tháng.

    VOA

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Syria là trọng tâm của hội nghị ở Đức



    Bộ trưởng Quốc pḥng Israel Ehud Barak và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (phải) tại Hội nghị An ninh Munich, ngày 2/2/2013.


    Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đang chuẩn bị đến dự Hội nghị An ninh Munich, nơi mà các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào vụ khủng hoảng Syria.

    Hội nghị hôm nay ở miền nam nước Đức được thiết kế để hồi sinh những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria. Hồi đầu tuần này, người đứng đầu phe đối lập Syria, ông Moaz al-Khatib, cho biết ông sẵn sàng thương thuyết với chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.

    Trong số các giới chức khác sẽ đến dự hội nghị Munich có Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Đặc sứ Liên hiệp quốc-Liên đoàn Ả Rập Lakhdar Brahimi, và ông Khatib.

    Theo dự liệu, lănh tụ đối lập Syria sẽ họp với ông Biden bên lề hội nghị.

    Theo kế hoạch, ông Biden cũng sẽ họp riêng với ông Brahimi và ông Lavrov. Washington và Moskova có những khác biệt lớn về cách thức giải quyết vụ khủng hoảng Syria.

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Phi cơ của Pháp tấn công các vị trí nhóm chủ chiến ở Mali

    VOA
    Quân đội Pháp cho biết phi cơ của Pháp đă mở cuộc tấn công các vị trị của nhóm Hồi giáo chủ chiến trong vùng đông bắc Mali chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Pháp Francois Hollande đến thăm nước này.

    Các giới chức quân đội nói các vụ tấn công bất ngờ trong đêm nhắm vào các vị trí hậu cần và huấn luyện của phe chủ chiến trong các vùng Kidal và Tessalit, gần biên giới Algerie.

    Hôm thứ Bảy, Tổng thống Hollande nói với dân chúng Mali rằng chủ nghĩa khủng bố đă bị đẩy lui, nhưng chưa bị chế ngự.

    Trong lúc xuất hiện với Tổng thống lâm thời của Mali, ông Dioncounda Traore, nhà lănh đạo Pháp nói rằng nước ông có nghĩa vụ can thiệp và giúp các lực lượng Mali đẩy lui các phần tử Hồi giáo chủ chiến ra khỏi cứ địa của nhóm này ở miền bắc Mali. Ông nói:

    “Từ thành phố đến thành phố khác, từ làng này sang làng khác, quân đội Pháp và quân đội Mali với sự hỗ trợ của các nước Tây Phi đem đến cho Mali sự toàn vẹn lănh thổ và trở lại hùng mạnh.”

    Đám đông dân chúng hoan hô khi ông nói nói chuyện trong thủ đô Bamako. Các lực lượng Pháp đang chiến đấu để nhân dân của Mali, cựu thuộc địa của Pháp có thể sống trong ḥa b́nh và dân chủ.

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chiếm và Giữ

    - Nguyễn đạt Thịnh



    Hai tuần sau ngày đổ quân vào Mali, cứu viện cho chính phủ Nam Mali, lực lượng Pháp đă tái chiếm Diabaly, thành phố thủ phủ của Miền Trung Mali, cách Bamaki -thủ phủ miền Nam Mali- 350 cây số. Phải xác nhận sức tiến rất nhanh của quân Pháp là một ưu điểm, mà giới chỉ huy quân sự Pháp đă học được trong cuộc tiến quân vũ băo của Đức năm 1939, sau khi họ chọc thủng chiến lũy Maginot của Pháp, tiến vào Paris trong lúc quân trú pḥng Maginot chưa kịp rút về bảo vệ thủ đô.



    Dân chúng Diabaly nói với phóng viên truyền thông là quân Thánh Chiến Hồi Giáo đă bỏ thành phố chạy vào rừng ngay sau cuộc tấn công đầu tiên của không quân Pháp.

    Thắng lợi nhanh chóng của một đạo quân viễn chinh chỉ gồm có 750 binh sĩ không làm Tổng thống Pháp Francois Hollande vui mừng; ông tỏ ra lo ngại khi nói với phóng viên truyền thông: "750 quân nhân mới chỉ là quân số của một tiểu đoàn, Pháp cần tăng lực lượng này lên đến cấp trung đoàn để tận diệt những nhóm nổi loạn Hồi Giáo, và bảo vệ chính phủ hợp pháp Mali, giữ vững họ trên chiếc ghế chính trị".

    T́nh h́nh chiến sự hiện nay là một tiểu đoàn Pháp được không quân ồ ạt yểm trợ vẫn thừa sức chiến thắng những nhóm quân ô hợp của Hồi Giáo, NẾU họ không cần phải bảo vệ trục đường họ tiến quân, và NẾU họ cũng không cần bảo vệ trục đường đó cho nhu cầu tiếp vận sau này. Cánh quân đang tiến về hướng Bắc, và vẫn thừa sức đánh tan bất cứ lực lượng nào chống cự lại họ. Họ sẽ toàn thắng trong ṿng 2 tháng tới, NẾU họ không cần bảo vệ những thị trấn họ chiếm được, và NẾU nhu cầu tiếp vận lương thực, súng đạn, thuốc men đến bằng đường hàng không.

    Nói cách khác, đạo quân cứu viện của Pháp có 2 trọng trách riêng biệt và vô cùng khác nhau: một là đánh đuổi quân Hồi Giáo ra khỏi những lănh thổ họ chiếm của Mali, và sau đó giúp quân Mali bảo vệ lănh thổ.

    Trọng trách thứ nhất là TÁI CHIẾM lănh thổ chính phủ Mali đă để mất vào tay địch quân, và trọng trách thứ nh́ là tổ chức lực lượng để bảo vệ (GIỮ) những vùng đất vừa chiếm lại được.

    Gần 7 thập niên trước, một tướng lănh Pháp, Thống chế Jacques-Philippe Leclerc de Hauteclocque, cũng đă gặp bài toán CHIẾM và GIỮ, rất gần với những khó khăn của quân Pháp hiện nay.

    Năm 1946, là Tư lệnh Sư Đoàn 2 Kỵ Binh, ông đă đưa nguyên sư đoàn ông chỉ huy sang Việt Nam, khi nhận được lệnh tái chiếm Đông Dương. Những chiếc xe tăng do người Mỹ chế tạo, người Pháp lái, đổ bộ vào Việt Nam chỉ vài tháng sau khi đă đổ bộ vào bờ biển Manche để giải phóng nước Pháp.





    Tướng Leclerc đưa Sư Đoàn 2 Thiết kỵ về giải phóng nước Pháp, rồi tấn công Việt Nam



    Đoàn thiết giáp của Pháp chiếm Sài G̣n không gặp sức kháng cự, tiến xuống vùng Đồng Bằng Cửu Long Giang cũng dễ dàng như đi diễn hành dưới Arc De Triomphe, dễ đến mức LeClerc phải nói, "Tôi sẽ chiếm trọn vẹn Nam Việt, hoàn thành sứ mệnh trong ṿng 6 tháng". Ông thực hiện được điều ông tiên đoán: CHIẾM Nam Việt trong ṿng 6 tháng.

    Nhưng chỉ 8 năm sau ngày ông thực hiện được việc dễ: CHIẾM trọn miền Nam, quân Pháp vấp ngă trước một nhiệm vụ khó khăn hơn: GIỮ Việt Nam chống lại sự tấn công của Cộng Sản: quân Pháp đầu hàng tại Điện Biên Phủ.

    Cũng vẫn trên chiến trường Việt Nam, những người tiếp nối những sai lầm quân sự của người Pháp, là các tướng lănh Hoa Kỳ.

    Hoa Kỳ giàu hơn Pháp, quân đội Hoa Kỳ mạnh hơn Pháp nên tướng Mỹ cũng kiêu căng hơn, xấc xược hơn tướng Pháp. Nhiều quân nhân Việt Nam cho là người Mỹ dễ chịu hơn v́ họ không đến Việt Nam với mục đích tái chiếm thuộc địa như Pháp.

    Tuy nhiên, từ góc nh́n "đại cường", Hoa Kỳ luôn luôn thấy quân Việt Nam không có giá trị ngang với quân Mỹ; họ ngược đăi quân đội Việt Nam Cộng Ḥa; một thí dụ: họ trang bị loại súng mới M-16 cho toàn thể quân lực đồng minh, trong lúc vẫn để mặc quân nhân Nam Việt giao tranh với địch bằng những khẩu súng lỗi thời như Garant M-1 và Carbine M-2, trong lúc Việt Cộng được trang bị bằng loại tiểu liên bán tự động AK 47, lợi hại hơn.

    Ngay cả tin tức t́nh báo -yếu tố tối cần để hoạch định hành quân- Hoa Kỳ cũng không cho Việt Nam biết sự thật. Một điển h́nh: năm 1974, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Vùng 2 Chiến Thuật, đă phải vận động đến nhiều sư đoàn không quân Việt Nam không trực thuộc quyền chỉ huy của ông để đánh bom đoàn Molotowa 2,500 xe trên đường ṃn Hồ Chí Minh.

    Điều sai lầm chiến thuật lớn lao nhất của Hoa Kỳ tại Việt Nam là việc họ phá hoại chiến thuật ẤP CHIẾN LƯỢC, coi nhẹ thế pḥng thủ, GIỮ đất, bảo vệ dân của chính phủ Việt Nam. Họ c̣n đi đến mức quá lố là giết 2 anh em ông Diệm, ông Nhu, những người chủ trương thế thủ, GIỮ thôn ấp.

    Trở lại với người Pháp và với chiến trường Mali, quân Pháp đă tiến chiếm phi trường Gao, vào lúc 10:37 phút sáng thứ Bảy 26 tháng Giêng 2013. Gao là thành phố lớn nhất của miền Bắc Mali. Trực thăng đưa Lực Lượng Đặc Biệt nhảy thẳng vào đường bay của phi trường, trong lúc khu trục bao vùng và đánh phá những mục tiêu phụ gần đó.

    Quân Hồi Giáo chỉ chống cự rất yếu, và khoảng trên 20 người bị quân Pháp giết. Cuộc hành quân tiếp cứu -bắt đầu hôm 11 tháng Giêng- mới chỉ kéo dài có nửa tháng, và đang thành công trên mọi ước đoán; nhưng điều đáng lo là liệu người Pháp có hiểu 15 ngày vừa rồi chỉ là giai đoạn CHIẾM -giai đoạn dễ làm cho một lực lượng mạnh.

    Giai đoạn sau -giai đoạn GIỮ- mới thật là khó. Năm 1952, Đại tướng Henry Navarre -một công thần của Pháp trong cả 2 cuộc thế chiến 1 và 2- đă phải đi đến quyết định là quân Pháp không đủ sức GIỮ tất cả, giữ từ một cây cầu trên tỉnh lộ, đến giữ -bảo vệ một quận đường trong đồng bằng sông Cửu Long.

    Ông trở về Pháp và tŕnh bày cái tương quan CHIẾM và GIỮ, rồi đề nghị chính phủ Pháp trả độc lập cho Việt-Miên-Lào để 3 quốc gia này thành lập quân đội của họ, tự cáng đáng việc GIỮ những ǵ quân Pháp đă CHIẾM.

    Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa thành h́nh, không những chỉ đảm nhận mọi trách nhiệm lănh thổ mà c̣n giúp đỡ đắc lực cho quân Pháp trong mọi cuộc giao tranh quy ước. Đại úy Phạm Văn Phú, cùng với đơn vị Nhảy Dù của ông, nhảy xuống tiếp cứu Điện Biên Phủ và cùng chia số phận bị Việt Cộng bắt làm tù binh như tướng Pháp De Castrie.



    Khó khăn của quân đội Pháp tại Mali là bài học CHIẾM và GIỮ. Cái khó đầu tiên của GIỮ, là "ai giữ", quân đội Pháp không đảm nhận được vai tṛ này, dù họ can đảm hơn, thiện chiến hơn quân đội Mali.

    Cái khó thứ nh́ là "giữ bằng cách nào?" Đừng xây những "lô cốt" bên một ngôi làng, một cây cầu; người lính bên trong lô cốt, sẽ chỉ hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ lô cốt cũng đă đủ khó, do đó họ không bảo vệ được cây cầu, không bảo vệ được ngôi làng mà lô cốt được dựng lên để bảo vệ.

    Tính chất khó học, khó hiểu của những bài học về CHIẾM và GIỮ khiến nó không được giảng dạy tại bất cứ một trường Cao Đẳng Quốc Pḥng nào cả.



    Nguyễn đạt Thịnh

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hành động của Bắc Triều Tiên gây chú tâm về hệ thống pḥng thủ phi đạn của Mỹ




    Phi đạn nghênh cản SM-3 Block 1A được phóng từ chiến hạm USS Lake Erie trong một cuộc thử nghiệm của Cơ quan Pḥng thủ Phi đạn và Hải quân Mỹ ở Thái B́nh Dương 23/2/13Phi đạn nghênh cản SM-3 Block 1A được phóng từ chiến hạm USS Lake Erie trong một cuộc thử nghiệm của Cơ quan Pḥng thủ Phi đạn và Hải quân Mỹ ở Thái B́nh Dương 23/2/13


    Mike Richman

    15.02.2013
    WASHINGTON — Vụ thử nghiệm hạt nhân hồi đầu tuần này của Bắc Triều Tiên, cộng với việc họ phóng thành công một hỏa tiễn tầm xa hồi tháng 12, đang làm cho nhiều người chú ư tới t́nh trạng của các hệ thống pḥng thủ phi đạn của Mỹ.

    Sau vụ thử nghiệm hạt nhân hôm thứ Ba, Bắc Triều Tiên tuyên bố họ đă chế tạo một quả bom “nhỏ hơn và nhẹ hơn.” Nếu quả thật là như vậy, B́nh Nhưỡng đang tiến gần hơn tới chỗ phát triển một đầu đạn hạng đủ nhỏ để gắn vào phi đạn tầm xa mà họ đă có.

    Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ đă ra sức làm việc để bảo đảm là họ có thể nghênh cản một phi đạn như vậy trong trường hợp lănh thổ của Mỹ bị phi đạn tấn công. Mới đây Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ Leon Panetta nói với đài CNN rằng nước Mỹ có một hệ thống pḥng thủ phi đạn vững mạnh để ứng phó với một t́nh huống như vậy.

    Ông Panetta muốn nói tới con số khoảng 30 phi đạn nghênh cản đặt trên đất liền, hầu hết là ở Alaska. Những phi đạn nghênh cản này được phát triển dưới thời Tổng thống George W Bush để đối phó với chương tŕnh phi đạn đạn đạo của Bắc Triều Tiên.

    Hai nhà phân tích an ninh ở Washington nói đài VOA rằng họ không biết chắc về hiệu quả của các phi đạn nghênh cản.

    Ông Steven Pifer, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về vấn đề kiểm soát vũ khí của Viện Brookings, phát biểu như sau:

    "Những phi đạn nghênh cản ở Alaska và California được cho là có khả năng chống lại một phi đạn đạn đạo liên lục địa có tính chất thô sơ mà lúc đầu chúng tôi nghĩ là loại phi đạn mà Bắc Triều Tiên đang có."

    Chúng tôi không biết rơ các phi đạn này thật sự có hiệu quả tới mức nào, nhưng một số năng lực để bảo vệ nước Mỹ đă được triển khai.

    Ông James Acton, một nhà nghiên cứu của Quỹ Ḥa b́nh Quốc tế Carnegie, nói rằng không thể nào đánh giá các phi đạn nghênh cản nếu không thể tiếp cận các thông tin được bảo mật. Ông nói:

    "Dựa trên những thông tin được phổ biến công khai, tôi có thể nói với quí vị rằng việc nghênh cản chắc chắn là một việc có thể nhưng không bảo đảm một trăm phần trăm."

    Trong bài diễn văn về t́nh trạng liên bang hôm thứ ba vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gọi vụ thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên là một hành động gây hấn và cho biết nước Mỹ đang tăng cường hệ thống pḥng thủ phi đạn của ḿnh.

    Ông Pifer cho biết Washington đang có kế hoạch xây thêm các địa điểm bố trí phi đạn ở Alaska. Ngoài ra, hải quân Mỹ cũng có một loại phi đạn được gọi là SM3 có thể nghênh cản các loại phi đạn đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.

    Theo ông Acton, chính phủ của Tổng thống Obama trong thời gian gần đây đă chú tâm tới việc bố trí các phi đạn nghênh cản ở vùng Đông Bắc Á để pḥng vệ trước mối đe dọa phi đạn của Bắc Triều Tiên và những loại phi đạn qui ước tầm ngắn của Trung Quốc.

    Năm 1983, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đă đề nghị thiết lập một hệ thống pḥng thủ phi đạn trong không gian, thường được gọi tắt là SDI. Ông cho rằng một hệ thống như vậy có thể tiêu diệt các phi đạn đạn đạo liên lục địa của Liên Sô từ trên cao trước khi các phi đạn có thể bay tới nước Mỹ.

    Chương tŕnh này được đặt tên là Star Wars, hay Cuộc Chiến tranh Tinh cầu, dựa theo tên một cuốn phim ăn khách của Mỹ năm 1977.

    Hoa Kỳ từ bỏ chương tŕnh này vài năm sau đó, một phần v́ những khó khăn về kỹ thuật và ngân sách. Nhưng ông Pifer cho biết một số thành tố của chương tŕnh Star Wars vẫn tồn tại. Ông giải thích:

    "Khi quí vị nh́n vào một số khái niệm liên quan tới những phi đạn nghênh cản bố trí trên đất liền ở Alaska và California và những phi đạn SM3 trên các chiến hạm, quí vị sẽ thấy là ư tưởng có một phi đạn nghênh cản dùng hồng ngoại tuyến để phát giác một đầu đạn trong không gian rồi sau đó phóng phi đạn nghênh cản bay tới mục tiêu là một ư tưởng có nguồn gốc từ khái niệm và một số công tác đă được tiến hành trong chương tŕnh SDI của thời Reagan."

    Hầu hết các nhà phân tích tin rằng Bắc Triều Tiên phải mất nhiều năm nữa mới có thể phát triển một phi đạn có thể bắn tới nước Mỹ, nhưng việc cải thiện hệ thống pḥng thủ phi đạn sẽ tiếp tục là một ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 11-05-2012, 02:26 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 05-06-2011, 09:25 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 30-05-2011, 09:26 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •