Results 1 to 5 of 5

Thread: NHỮNG LÁ BÀI BỊ CHÁY

  1. #1
    Member doisoente's Avatar
    Join Date
    10-08-2010
    Posts
    335

    NHỮNG LÁ BÀI BỊ CHÁY

    NHỮNG LÁ BÀI BỊ CHÁY

    Cách đây 24 năm, trung tuần tháng 8 năm 1989, một người Mỹ gốc Việt bị một người đồng hương của ḿnh bắn trọng thương bằng súng ngắn tại Fresno, miền Trung tiểu bang California.
    Tin cảnh sát ngay sau đó , xác nhận người bị bắn có tên Đoàn Văn Toại (tên gốc Việt Nam), một người Mỹ gốc Việt. Người bắn cũng là một người đàn ông gốc Việt Nam, chưa được xác định rơ và đang được kiểm chứng. Ngay lập tức, giới truyền thông Mỹ chộp lấy tin này. Rơ ràng giới truyền thông Mỹ bị phản ứng bén nhạy khi nghe đến tin Đoàn Văn Toại bị bắn.
    Tại sao truyền thông Mỹ lại quan tâm đến Đoàn Văn Toại? Ông ta là ai, và tại sao ông ta bị một người đồng hương của ḿnh mưu sát?

    -Tuần báo Insight, một tờ báo vẫn có khuynh hướng đả kích những ǵ có liên hệ đến khối cộng sản đă đăng một bài tương đối dài về cá nhân Đoàn Văn Toại và các hoạt động của ông này với tựa đề “Some Vietnamese Are Still Fighting”. Nội dung bài báo rơ rệt phản đối việc sử dụng bạo lực để giải quyết các vấn đề chính trị. Bài báo đă trích đăng lời phỏng vấn một số người Mỹ gốc Việt tỏ ra không hài ḷng đối với việc sử dụng bạo lực.
    Vài ngày sau khi bị mưu sát, sau khi được giải phẩu cấp cứu và biết chắc rằng ḿnh sẽ được cứu sống, Đoàn Văn Toại đă gửi cho vợ một mẩu giấy, trong đó ghi một câu vắn tắt: “ĐVT sẽ không bao giờ chết”.

    -Tờ Register xuất bản ở vùng Nam California đă đăng bản tin và mẩu giấy nói trên vào ngày 21-8-1989.

    -Cùng ngày, 21-8-1989, tờ nhật báo Los Angeles Times đă đi “tít” lớn: “V́ những nỗ lực trong các hoạt động thúc đẩy bang giao Mỹ Việt, Đoàn Văn Toại không được người Việt tỵ nạn đang sống ở Orange Coutnty, Little Saigon hoặc Fresno tán thành”.

    -Ngày 27-8-1989, tờ Register lại đăng tiếp tin về Đoàn Văn Toại. Lần này, sau khi có đủ thời gian tập họp các tài liệu về cá nhân và hoạt động của Đoàn Văn Toại, tờ Register đă viết nhiều về “Viện Vận Động Dân Chủ cho Đông Dương” của ông này lập ra, dưới sự bảo trợ của một số chính trị gia, nghị sĩ, dân biểu tương đối có tiếng tăm nhưng có khuynh hướng ủng hộ lệnh băi bỏ cấm vận và thiết lập bang giao với chính quyền Hà Nội.

    -Ngày 27-8-1989, cùng ngày với tờ Register đăng bài báo nói trên, tờ Los Angeles Times đă một lần nữa trở lại với các tin tức có liên quan đến Đoàn Văn Toại. Tờ báo này cho rằng việc Đoàn Văn Toại bị mưu sát đă cho thấy một điều cộng đồng người Việt tỵ nạn đang chia rẽ: một số ủng hộ việc băi bỏ lệnh cấm vận đối với chính quyền Hà Nội, và một số khác chống lại quyết liệt. Cũng với một lối viết như trên, bài báo cho biết: Có một số người Việt tỵ nạn tỏ ra đồng ư với việc dùng vũ lực trong việc chống lại các quan điểm và hoạt động chính trị của ông Toại trong khi một số khác không tán thành.
    Điểm qua các bài báo trên báo chí Mỹ trong tháng 8-1989, người ta thấy rất rơ một điều là vụ mưu sát Đoàn Văn Toại rất được giới truyền thông Mỹ quan tâm. Và động cơ của việc mưu sát này được xác định rơ ràng là v́ lư do chính trị.
    Xuyên qua các bài báo trên, những người ít quan tâm đến thời sự nhất cũng biết rằng Đoàn Văn Toại là người đứng đầu “Viện Vận Động Dân Chủ” (*) và ông bị mưu sát v́ ông công khai lên tiếng hoạt động cho việc băi bỏ lệnh cấm vận và b́nh thường hóa bang giao giữa Mỹ và Hà Nội vào thời điểm tháng 8-1989 trở về trước.
    Về tiểu sử Đoàn Văn Toại, các báo Việt ngữ ở Nam Cali cho biết: Đoàn Văn Toại là một du học sinh trước 1975, sau đó về nước giữ một chức vụ trung cấp trong chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa. Sau 30-4-1975 ở lại hợp tác làm việc cho chính quyền mới. Bị chính quyền này bỏ tù một thời gian, ra tù đào thoát sang Pháp, viết sách tố cáo chế độ nhà tù cộng sản. Sau đó sang Mỹ và lập Viện Vận Động Dân Chủ.
    Tên tuổi Đoàn Văn Toại c̣n xuất hiện trên mặt báo trong một thời gian khá dài tiếp theo, chứng tỏ sự lưu ư của truyền thông Mỹ đối với vấn đề này.

    -Ngày 1-9-1989, tờ Los Angeles Times, tiếp tục trở lại vấn đề mưu sát ông Toại với bài báo tựa đề: “FBI thất bại trong việc bảo vệ những nhân vật hoạt động cho sự bang giao với Hà Nội”.

    -Ngày 17-9, tờ Register đăng một bài của kư giả Ken Adelman đă dẫn lời Thượng Nghị sĩ John Mc Cain, một trong những người đỡ đầu cho ông Toại và Viện Vận Động Dân Chủ của ông này nói rằng: “Các nhóm khủng bố này phải nên học hỏi rằng bạo lực chính trị không được chấp nhận trên đất nước Hoa Kỳ. Ông Đoàn Văn Toại là một người yêu nước”.

    -Ngày 18-10-1989, tuần báo Conservative Chronicle đăng bài của b́nh luận gia William Buckley Jr. Trong bài viết ông này xác nhận rằng, ông Đoàn Văn Toại đă gửi cho ông một lá thư nhân danh Viện Vận Động Dân Chủ kêu gọi những người Việt Nam tại Mỹ hăy ủng hộ ông Toại và Viện Vận Động Dân Chủ. Do đó ông Buckley đă chấm dứt bài báo bằng cách khuyên những người tỵ nạn cộng sản Việt Nam hăy ủng hộ ông Toại như một người anh em trong công cuộc tranh đấu cho tự do, dù rằng ông ta có những ư kiến khác với họ.

    Nhưng bài viết mang tính tổng kết phản ứng của dư luận Mỹ đối với việc mưu sát ông Toại có lẽ là lá thư ngỏ của ông James Benerian gửi các đoàn thể, tổ chức Việt Nam tỵ nạn tại Mỹ mang tựa đề: “Free Speech and the Vietnamese Community: An American’s Opinion”.
    Trong bức thư ngỏ, ông ca tụng hiến pháp Mỹ, và ông cho rằng một số người trong cộng đồng Việt Nam c̣n chưa thông hiểu luật pháp và lối sống của xă hội Mỹ. Ông xác nhận rằng thật sự chỉ có một số rất ít trong cộng đồng người Việt chủ trương sử dụng bạo lực trong các vấn đề chính trị, nhưng việc này sẽ đem lại ảnh hưởng xấu trong cái nh́n của người Mỹ đối với người Việt tỵ nạn. Ông nhận định: “Dư luận Mỹ lúc nào cũng chống lại sự khủng bố và sử dụng bạo lực, chống những ai ủng hộ chủ trương này. Ngược lại họ sẽ tỏ ra có thiện cảm đối với các nạn nhân. Bất kể các nạn nhân của việc sử dụng bạo lực để giải quyết các vấn đề chính trị này có được ḷng quần chúng người Việt hay không; hành động khủng bố sẽ bị người Mỹ xem đó là một cách hành xử thiếu văn minh, phi lư và tàn bạo”.
    Ông cho rằng đa số người Mỹ tỏ ra bất b́nh về vụ này và ông thành thật khuyên người Việt tỵ nạn nên cố tránh đừng để xảy ra những chuyện giống như vậy một lần nữa.

    Nên nhớ rằng ông James Banerian là một người đă từng lên tiếng chống lại sự bôi nhọ danh dự quân đội Mỹ trong loạt phim truyền h́nh : “Vietnam: Television History”. Ông tỏ ra am hiểu và yêu mến văn hóa Việt Nam. Nói chung, ông là một người từng có nhiều cảm t́nh với cộng đồng Việt Nam tỵ nạn.

    Trên đây là tóm lược một số tin tức và quan điểm của một phần giới truyền thông Mỹ đối với một sự kiện đă xảy ra cách đây 22 năm. Chúng ta hăy khoan nói đến phản ứng của cộng đồng người Việt nói đến sự kiện này. Ở đây, chúng ta có thể nói một điều, là đôi khi quan điểm của một vài cá nhân người Mỹ không được người Việt Nam tỵ nạn chúng ta tán thành cho lắm. Ví dụ như lời Thượng Nghị sĩ John Mc Cain đă nói rằng Đoàn Văn Toại là một người yêu nước. Ông Đoàn Văn Toại là người yêu nước nào? Ông yêu nước Mỹ như ông Mc Cain? Ông yêu chính quyền Việt Nam Cộng sản ở Hà Nội hiện nay hay ông yêu nước nào khác?

    Chúng ta hoàn toàn ủng hộ quan điểm chống lại khuynh hướng sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẩn chính trị. Trên một đất nước dân chủ và tự do như nước Mỹ, ai cũng có quyền phát biểu các quan niệm chính trị của ḿnh. Vào thời điểm trước 1989, ông Toại đă dùng Viện Vận Động Dân Chủ để công khai kêu gọi chính phủ Mỹ băi bỏ cấm vận đối với chính quyền Hà Nội và tái lập bang giao. Ông Toại có quyền nói lên quan điểm của ông, mặc dù các quan điểm đó chắc chắn là hoàn toàn đối nghịch với các quan điểm của đại đa số người Việt tỵ nạn chúng ta.
    Lệnh cấm vận đă được băi bỏ bốn năm rưỡi sau khi vụ mưu sát ông Toại xảy ra. Và bang giao giữa Mỹ và Hà Nội đă được b́nh thường hoá sáu năm sau sự kiện ấy.

    Ông Đoàn Văn Toại rơ ràng là đă đi trước thời cuộc và đi ngược lại quan điểm của những người đồng hương. Từ ấy đến nay, người ta ít thấy ông xuất hiện hoặc hoạt động ǵ. Tên tuổi của ông đă ch́m vào quên lăng. Đến đây người ta thêm một lần nữa nhận ra sự bạc bẽo của người Mỹ: Ông Toại là một lá bài trong canh bạc giải tỏa cấm vận, bang giao. Đến nay, canh bạc ấy đă ngă ngũ, lá bài ấy bị quẳng đi không thương tiếc. Người bảo trợ cho ông là ông John Mc Cain nay đă xoay qua đánh những canh bạc khác, theo lệnh của các ông chủ lớn trong bóng tối.

    Gần đây, có một số cá nhân, tổ chức, đảng phái tại hải ngoại cố ư chứng tỏ với người Việt tỵ nạn và cả với chính quyền Hà Nội là họ đă được những người Mỹ có thế lực ủng hộ họ thực hiện chủ trương ḥa hợp ḥa giải với Cộng sản Việt Nam để Việt Nam tiến tới chế độ đa nguyên, đa đảng. Có cả ông đă từng là cựu Thủ Tướng VNCH, cựu Đại Tướng QLVNCH công khai “ca tụng” dù là VC th́ họ cũng là người yêu nước, không nên phê phán họ bây giờ v́ quá sớm, công khai kêu gọi “góp ư” với đảng VC để “họ” sẽ sửa đổi trong kỳ Đại Hội Đảng sắp tới v.v.. Họ quên mất là ở Việt Nam hiện nay có câu ca dao thời đại rất sâu sắc như sau:

    “Đảng ta là đảng “thần tiên”
    Đa-lô th́ được, đa nguyên th́ đừng!”

    Thân phận hẩm hiu của ông Đoàn Văn Toại là một bài học đáng để những kẻ khác suy ngẫm.

    Nhưng tiếc thay, chỉ v́ chút danh, lợi (hăo) cuối đời , những kẻ đă từng cầm nắm vận mệnh miền Nam,
    lại bước theo bước chân của Đoàn Văn Toại đi làm những chuyện đốn mạt là bênh vực VC cũng là
    những người yêu nước và kêu gọi góp ư với VC để họ sửa đổi [sic!].

    Có những kẻ đă từng là cựu Dân biểu của chế độ VNCH lại viết bài mỉa mai “Chống Cộng, xưa rồi”; VC bây giờ là một đảng mafia chứ đâu phải là cộng sản mà chống?

    Có những kẻ là Tiến sĩ, Luật sư lại ra mặt bưng bơ VC bằng chiêu bài đối thoại…

    Những âm thanh cuồng nộ của dư luận đối với việc làm hèn hạ của những người này như thế nào mọi người đều đă rơ.

    .

    Ghi chú : (*)Viện Vận Động Dân Chủ này lănh tiền của NED (tức National Endorsement For Democracy [Quỹ Tài Trợ Dân Chủ]. Tạp chí Quê Mẹ và cái gọi là Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Là Người của Vơ Văn Ái cũng lănh tiền của NED.

    Mới đây có người phổ biến bài “Thổn Thức Việt Nam” của Đoàn Văn Toại không biết với ư đồ ǵ. Sau khi bị bắn bễ quai hàm, Đoàn Văn Toại đă im lặng và cái gọi là Viện Vận Động Dân Chủ đă dẹp. Y đă về VN cưới ca sĩ VC Trần Thu Hà cho con trai của y. Và cưới cho ḿnh một cô vợ là đào hát cải lương c̣n nhỏ tuổi hơn con ḿnh.

    NGUYỄN THIẾU NHẪN

    http://www.bacaytruc.com/index.php?o...c-gi&Itemid=53

  2. #2
    Member doisoente's Avatar
    Join Date
    10-08-2010
    Posts
    335

    Đoàn Văn Toại: Kẽ făn tĩnh muộn màng

    Đoàn Văn Toại: Kẽ făn tĩnh muộn màng



    THỔN THỨC CHO VIỆT NAM


    Bây giờ nh́n lại cuộc chiến Việt Nam, tôi chỉ cảm thấy buồn rầu cho sự ngây thơ của ḿnh khi tin rằng cộng sản là những người cách mạng và xứng đáng được ủng hộ. Trên thực tế, họ đă phản bội nhân dân Việt Nam và làm thất vọng các phong trào tiến bộ trên toàn thế giới. [Sounds like the sentiments of Dr. Chung. NMHC]

    Tôi nhận lănh trách nhiệm về những thảm kịch xảy ra cho đồng bào của tôi. Và nay tôi chỉ c̣n cách đóng vai nhân chứng cho sự thật này hầu các người đă từng ủng hộ Việt Cộng trước kia có thể cùng chia sẻ trách nhiệm với tôi.


    Đoàn Văn Toại.

    Lời tác giả: Khi cộng sản chiếm miền Bắc Việt Nam năm 1954, hàng triệu người đă lũ lượt di cư vào Nam.Tôi đă tận tai nghe nhiều câu chuyện về sự đau khổ tột cùng của họ. Nhưng cũng như nhiều người miền Nam lúc ấy, tôi đă không tin vào những câu chuyện đó.

    Cả về sau này, tôi cũng đă không tin về những câu chuyện được kể trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago) của văn hào Solzhenitsyn. Tôi không tin v́ cho rằng đó là những luận điệu tuyên truyền chống Cộng. Nhưng vào năm 1979, tôi đă cho xuất bản cuốn sách Việt Nam Ngục Tù của chính tôi. Liệu những người đă từng nếm trải những kinh hoàng dưới chế độ cộng sản có bao giờ thử thuyết phục những người không có cái kinh nghiệm này?

    Kể từ năm 1945, năm tôi ra đời tại huyện Cái Vồn thuộc tỉnh Vĩnh Long, một tỉnh lỵ cách Sài G̣n 160 km về hướng Nam, cho đến khi ngày tôi rời Việt Nam vào tháng 5/1978, tôi chưa từng một ngày vui hưởng hoà b́nh. Căn nhà gia đ́nh tôi đă bị đốt 3 lần trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong suốt cuộc đời niên thiếu, tôi đă phải theo cha mẹ di tản từ làng này sang làng khác để tránh tên bay đạn lạc. Cũng giống như những người Việt Nam yêu nước khác, cha mẹ tôi cũng tham gia kháng chiến chống Pháp. Khi tôi lớn lên, tôi lại tận mắt chứng kiến các nông dân đă bị các quan chức địa phương của chính quyền Sài G̣n áp bức ra sao, và họ đă phải chịu những cuộc oanh tạc tàn khốc của quân Pháp như thế nào. Tôi đă học trong lịch sử sự chiến đấu kiên cường của dân tộc chống lại ách đô hộ ngàn năm của giặc Tàu rồi đến các cuộc kháng chiến gian khổ chống ách thống trị trăm năm của giặc Tây. Với hành trang đó, tôi và các bạn đồng lứa đă lớn lên cũng với nỗi căm thù sự can thiệp của ngoại bang.

    Khi các sinh viên Sài G̣n bầu tôi vào chức Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Sinh viên Sài G̣n vào năm 1969 và 1970, tôi đă tham gia vào các hoạt động đ̣i hoà b́nh khác nhau, đă lănh đạo sinh viên biểu t́nh chống chế độ Thiệu và sự dính líu của người Mỹ. Tôi đă ấn hành nguyệt san Tự Quyết, và đă làm một cuộc du hành đến California để thuyết tŕnh về các hoạt động phản chiến ở Đại học Berkeley và Stanford vào tháng 1/1971. V́ các hoạt động đó, tôi đă bị bắt và tống giam nhiều lần dưới chế độ Thiệu.

    Vào thời điểm ấy, tôi tin rằng tôi đang thi hành sứ mệnh hoà b́nh và độc lập cho đất nước tôi. Tôi cũng tin tưởng vào đề cương của MTDTGPMN, một tổ chức đang lănh đạo cuộc kháng chiến cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Tôi căm ghét các nhà lănh đạo Sài G̣n, các người như Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Trung tướng Đặng Văn Quang ‒ những cựu chiến binh trong quân đội viễn chinh Pháp. Đó là những người được Pháp tuyển mộ vào năm 1940 để giúp chúng tiêu diệt các phần tử kháng chiến Việt Nam. Theo thời gian, họ đă vươn lên thành những nhà lănh đạo, nhưng sự lănh đạo của họ không thu được ḷng dân. Và chính v́ không có được ủng hộ của người dân, nên họ phải dựa vào các thế lực nước ngoài.

    Với tư cách một lănh tụ sinh viên, tôi cho rằng tôi phải hoàn thành khát vọng của người dân Việt Nam về dân chủ, tự do và hoà b́nh.

    Một cách ngây thơ, tôi nghĩ rằng chế độ Hà Nội ít nhất cũng là người Việt Nam, trong khi người Mỹ chỉ là những kẻ xâm lược giống như người Pháp trước đó. Như nhiều người trong phong trào đối lập tại miền Nam lúc ấy, tôi tin rằng dù sao các đồng bào cộng sản miền Bắc cũng sẽ dễ có sự tương nhượng và dễ nói chuyện hơn là người Mỹ. Hơn thế nữa, tôi lại thấy choáng ngợp trước các thành tích hy sinh và tận tâm của các lănh tụ cộng sản. Chẳng hạn, Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch Bắc Việt, đă bị nhốt đến 17 năm trong nhà tù của Pháp. Tôi cũng bị hớp hồn trước bản đề cương chính trị được MTDTGPMN áp dụng, bao gồm chính sách hoà giải dân tộc, không hề có sự trả thù, và chính sách ngoại giao phi liên kết. Cuối cùng, tôi đă chịu ảnh hưởng của các phong trào tiến bộ khắp thế giới và các nhà đại trí thức phương Tây lúc ấy. Tôi đă có cảm tưởng rằng các lănh đạo phong trào phản chiến ở Mỹ cuối thập niên 60 đầu 70 đă chia sẻ cùng niềm tin với tôi.

    Niềm tin ấy càng được củng cố hơn sau khi Hiệp định Paris kư kết vào năm 1973 và sự sụp đổ của Đệ nhị Việt Nam Cộng ḥa năm sau đó. Khi cuộc giải phóng đă hoàn tất, tôi chính là người đă khuyên bảo bạn bè và thân nhân không nên di tản. “Tại sao các người lại bỏ đi?” tôi hỏi, “Tại sao các người lại sợ cộng sản?”

    Tôi chấp nhân một viễn cảnh khó khăn trong thời gian tái thiết quê hương nên đă quyết định ở lại và tiếp tục làm việc với tư cách một quản trị viên một chi nhánh của Ngân hàng Sá G̣n, nơi tôi đă làm việc hơn 4 năm, và là nơi tôi viết các báo cáo mật về t́nh h́nh kinh tế Nam Việt Nam cho MTDTGPMN (Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đă không bị chính quyền Việt Nam Cộng ḥa động viên v́ là con một trong gia đ́nh. Tôi cũng không gia nhập Việt Cộng v́ MTDTGPMN nghĩ rằng tôi sẽ phục vụ tốt hơn trong vai tṛ báo cáo tài chính từ ngân hàng).

    Sau khi Sài G̣n thất thủ được nhiều ngày, MTDTGPMN thành lập chính quyền Cách mạng Lâm thời, mời tôi gia nhập một uỷ ban tài chính, một nhóm bao gồm các trí thức có nhiệm vụ cố vấn cho chính quyền về các vấn đề kinh tế. Tôi hăng hái tham gia, chấp nhận mức cắt giảm lương đến 90%.

    Nhiệm vụ đầu tiên của tôi là giúp thảo ra một kế hoạch nhằm tịch thu tất cả các tài sản tư nhân ở miền Nam Việt Nam. Tôi cảm thấy sốc, và đề nghị chỉ nên thi hành điều đó với tài sản những người từng cộng tác với chính quyền cũ và với những người đă làm giàu nhờ chiến tranh, và sẽ phân phối lại theo một cách thức nào đó cho các người nghèo và nạn nhân chiến tranh không phân biệt thuộc phe nào. Đề nghị của tôi bị bác bỏ, dĩ nhiên.

    Tôi đă quá ngây thơ khi nghĩ rằng các quan chức địa phương đă sai lầm, rằng họ đă hiểu lầm ư định tốt của các lănh đạo đảng cộng sản. Tôi đă tranh đấu với họ nhiều lần, v́ hoàn toàn đặt niềm tin vào các tuyên bố của Hà Nội trước đây rằng “t́nh h́nh ở Nam Việt Nam rất đặc biệt và rất khác với t́nh h́nh miền Bắc Việt Nam”. Chỉ vài tháng trước khi Sài G̣n thất thủ, Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, đă tuyên bố “miền Nam cần có chính sách riêng của nó”. Sau cùng, tôi không thể tuân theo lệnh sắp đặt các cuộc tịch thu tài sản tư hữu, một kế hoạch vẫn đang được xúc tiến. Một kế hoạch như vậy không hề đáp ứng nguyện vọng của người dân Nam Việt Nam, và nó đi ngược với lương tâm của tôi. Tôi quyết định từ chức. Nhưng không ai được phép từ chức trong chế độ cộng sản.

    Một ngụ ư bất tuân lệnh sẽ không được người cộng sản tha thứ. Khi tôi đưa đơn từ chức, người lănh đạo uỷ ban tài chính đă cảnh cáo rằng hành động của tôi “sẽ bị xem là sự tuyên truyền nhằm kích động quần chúng, và rằng chúng ta không bao giờ cho phép điều đó xảy ra”.

    Nhiều ngày sau đó, trong khi tôi đang tham dự một buổi hoà nhạc tại Nhà Hát Lớn (trước đây là trụ sở Quốc hội Việt Nam Cộng ḥa, nơi mà tôi đă lănh đạo các sinh viên chiếm giữ nhiều lần trước đây dưới chế độ Thiệu), tôi bị bắt. Không có sự truy tố cũng như không có lư do nào được đưa ra.

    Sau khi Sài G̣n thất thủ, rất nhiều nhà trí thức tiến bộ cũng như nhiều nhà lănh đạo các phong trào phản chiến trước đây đều tin rằng chính quyền mới sẽ đem lại dân chủ và tự do thay cho sự thống trị của ngoại bang. Họ tin rằng chính quyền mới sẽ đeo đuổi các quyền lợi tốt nhất cho nhân dân. Sẽ giữ đúng lời hứa của chính họ về chính sách hoà giải dân tộc, không có sự trả thù. Phủi sạch những hứa hẹn, nhà cầmn quyền cộng sản đă bắt giam hàng trăm ngàn người ‒ không chỉ những người đă cộng tác với chế độ Thiệu mà cả những người khác, bao gồm các vị lănh đạo tôn giáo và các cựu thành viên MTDTGPMN.

    Việt Nam ngày nay trở thành một quốc gia không có luật pháp nào khác hơn là sự điều hành độc đoán của những kẻ đang nắm quyền lực. Không hề có cái gọi là dân quyền. Bất cứ ai cũng đều có thể bị bắt mà không cần truy tố cũng như không cần xét xử. Và khi đă ở trong tù, các tù nhân đều được giáo dục rằng chính các thái độ, hành vi và sự “cải tạo tốt” là yếu tổ chủ chốt đễ xét xem liệu họ có thể được trả tự do hay không- không cần biết họ đă phạm tội ǵ. V́ vậy, các tù nhân thường là phải tuân lệnh tuyệt đối các quản giáo để hy vọng được thả sớm. Trong thực tế, họ không bao giờ biết được khi nào họ sẽ được thả – hay có thể bản án của họ sẽ được kéo dài thêm. Ở đất nước Việt Nam ngày nay có bao nhiêu tù chính trị? Không ai có thể biết được con số chính xác. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng có khoảng từ 150.000 đến 200.000 chính trị phạm, người Việt tỵ nạn th́ ước đoán con số đó là 1 triệu.

    Hoàng Hữu Quưnh, một trí thức tốt nghiệp Đại học Mạc Tư Khoa, hiệu trưởng một trường kỹ thuật tại Tp. HCM (trước đây là Sài G̣n), vừa mới bỏ trốn trong một chuyến đi tham quan các nước Châu Âu do nhà nước bảo trợ. Ông đă nói với báo chí Pháp, “Hiện nay ở Việt Nam có ít nhất 700.000 tù nhân”. Một nhân chứng khác, Nguyễn Công Hoan, một cựu thành viên trong Quốc hội thống nhất được bầu vào năm 1976, đă vượt biển thành công vào năm 1978, đă tuyên bố chính bản thân ông được biết về “300 trường hợp xử tử” chỉ nội trong tỉnh Phú Yên của ông.

    Vào năm 1977, các quan chức Hà Nội khăng khăng rằng chỉ có 50.000 người bị bắt giữ v́ có những hành vi gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Nhưng trong khi đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đă tuyên bố trên tờ Paris Match số ra ngày 22/9/1978, “Trong ṿng 3 năm qua, tôi đă trả tự do cho hơn 1 triệu tù nhân từ các trại cải tạo.”

    Người ta có thể tự hỏi làm thế nào có thể thả 1 triệu tù nhân trong khi chỉ bắt giữ có 50.000!

    Tôi bị tống vào một xà lim 1m x 2m, tay trái bị xiềng vào chân phải và tay phải xiềng vào chân trái. Thứ ăn của tôi là cơm trộn với cát. Khi tôi khiếu nại về cát trong cơm, các quản giáo đă giải thích rằng cát được cho vào cơm để nhắc nhở các tù nhân về các tội ác mà họ đă phạm. Tôi đă khám phá ra khi đổ nước vào tô cơm có thể tách cát ra khỏi cơm và lắng nó xuống đáy. Nhưng phần nước chỉ có 1lít cho một ngày dùng cho uống và tắm rửa, do vậy tôi phải dùng nó hết sức tiết kiệm.

    Sau 2 tháng biệt giam, tôi được chuyển ra pḥng giam lớn, một pḥng giam 5m x 9m, tuỳ theo thời điểm được nhồi nhét từ 40 đến 100 tù nhân. Nơi đây chúng tôi phải thay phiên để được nằm xuống ngủ, và phần lớn các tù nhân trẻ và c̣n mạnh khoẻ phải chịu ngủ ngồi. Trong cái nóng hầm hập, chúng tôi cũng phải thay phiên để được hứng vài cơn gió mát của khí trời từ một lỗ thông gió chút xíu và cũng là cửa sổ duy nhất của pḥng giam. Mỗi ngày tôi đều chứng kiến các bạn tù chết dưới chân tôi.

    Vào tháng 3, 1976, khi một nhóm phóng viên phương Tây đến viếng thăm nhà tù của tôi, các quản giáo đà lùa các tù nhân đi và thay vào đó là các bộ đội miền Bắc. Trước cửa nhà tù, không c̣n thấy các hàng rào kẻm gai, không có tháp canh, chỉ có vài công an và một tấm bảng lớn chăng ngang cửa chính đề câu khẩu hiệu nổi tiếng của Hồ Chí Minh, “Không có ǵ quư hơn độc lập tự do”. Chỉ có những người đang bị giam và các quản giáo là biết cái ǵ thực sự ẩn giấu đằng sau những dấu hiệu đó. Và mọi tù nhân đều biết rằng nếu họ bị t́nh nghi đào thoát th́ người bạn đồng tù và người thân của họ tại nhà sẽ bị trừng phạt thay v́ chính họ.

    Chúng ta sẽ không bao giờ biết được con số thực sự của những tù nhân bỏ mạng, nhưng chúng ta đă biết cái chết của nhiều tù nhân nổi tiếng, những người trong quá khứ chưa bao giờ cộng tác với Chính quyền Thiệu hay với người Mỹ: chẳng hạn, Thích Thiện Minh, nhà chiến lược cho các phong trào tranh đấu hoà b́nh của Phật tử tại Sài G̣n, một nhà đấu tranh phản chiến đă từng bị kết án 10 năm dưới chế độ Thiệu, sau cùng bị buộc phải thả ông v́ sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam và các nhà hoạt động phản chiến khắp thế giới.

    Đại Đức Thiện Minh đă chết trong tù 6 tháng sau khi ông bị bắt vào năm 1979. Một cái chết âm thầm khác là của Luật sư Trần Văn Tuyên, một lănh tụ khối đối lập tại Quốc hội dưới thời Tổng thống Thiệu.

    Nhà hoạt động nổi tiếng này đă chết dưới bàn tay cộng sản vào năm 1976, mặc dù vào cuối tháng 4/1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đă tuyên bố với các phóng viên Pháp rằng ông vẫn c̣n sống mạnh khoẻ trong trại cải tạo.

    Một trong những tổn thất to lớn nhất là cái chết của triết gia nổi tiếng Việt Nam Hồ Hữu Tường. Tường, bạn đồng môn với Jean Paul Sartre thập niên 30 tại Paris, có lẽ là nhà trí thức hàng đầu tại Nam Việt Nam. Ông chết tại nhà tù Hàm Tân vào ngày 26/06/1980. Đây là những người bị bắt, cùng với rất nhiều những người khác trong nhóm những người Nam Việt Nam ưu tú và được trọng nể nhất, với mục đích ngăn ngừa bất cứ một sự chống đối nào với chế độ cộng sản.

    Một số người Mỹ ủng hộ Hà Nội đă làm lơ hoặc biện minh cho những cái chết này, như họ đă từng làm với vô số các thảm kịch đă xảy ra từ khi Việt Nam Cộng ḥa sụp đổ năm 1975. Rất có thể họ sẽ vẫn tiếp tục giữ im lặng nhằm lăng tránh một sự thật về Việt Nam nếu tiết lộ sẽ mang lại một nỗi vỡ mộng sâu xa đối với họ. Cay đắng thay nếu tự do và dân chủ vẫn là mục tiêu xứng đáng để chiến đấu tại Philippines, tại Chile, tại Nam Hàn hay tại Nam Phi, th́ nó lại không xứng để bảo vệ tại các nước cộng sản như Việt Nam.

    Mọi người đều nhớ đến vô số các cuộc biểu t́nh chống đối Mỹ can thiệp vào Việt Nam và chống lại các tội ác chiến tranh của chế độ Thiệu. Nhưng một số trong các người đă từng một thời nhiệt thành với các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền th́ nay lại tỏ ra hết sức lănh đạm khi cũng chính các nguyên tắc ấy đang bị chà đạp tại nước Việt Nam cộng sản.

    Chẳng hạn, một nhà hoạt động phản chiến, William Kunstler, vào tháng 5, 1979 đă từ chối kư vào một bức thư ngỏ gởi nhà nước Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong đó có chữ kư của nhiều nhà hoạt động phản chiến khác, kể cả Joan Baez, phản đối sự vi phạm nhân quyền của chế độ Hà Nội.

    Kunstler nói “Tôi không tin vào sự chỉ trích công khai một chính quyền xă hội chủ nghĩa, dù đó là sự vi phạm nhân quyền”, và “toàn bộ chiến dịch này của Baez có thể là một âm mưu của CIA”. Câu nói này đă làm tôi nhớ lại lập luận mà chế độ Thiệu thường đưa ra làm lư do đàn áp các người đối lập, “Tất cả các hoạt động phản chiến và đối lập đều do cộng sản giựt dây”.

    C̣n có rất nhiều những huyền thoại về chế độ hiện hành tại Việt Nam mà người dân rất nên được soi sáng. Nhiều người cho rằng Hồ Chí Minh đầu tiên là một người quốc gia và rằng đảng cộng sản Việt Nam trước đây cũng như hiện nay đều độc lập với Liên Sô.

    Tôi cũng là người tin như vậy trước khi cộng sản chiếm miền Nam.

    Nhưng rồi chân dung các nhà lănh đạo Soviet nay được treo đầy các chung cư, trường học và các công sở trên khắp nước “Việt Nam độc lập”. Ngược lại, người ta chưa từng thấy chân dung bất cứ một nhà lănh đạo Mỹ nào được treo ngay cả trong chế độ được gọi là bù nh́n của Tổng thống Thiệu.

    Mức độ lệ thuộc của chính quyền hiện hành vào các ông chủ Soviet được thể hiện rơ ràng nhất do thi sĩ nổi tiếng của cộng sản Việt Nam, Tố Hữu, thành viên Bộ Chính Trị và là Trưởng Ban Văn hoá Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta có cơ hội được nghe người thi sĩ cao cấp này than khóc nhân cái chết của Stalin:

    ‘Xít-ta-lin! Xít-ta-lin,
    Yêu biết mấy, nghe con tập nói
    Tiếng đầu ḷng, con gọi Xít-ta-lin
    Ông Xít-ta-lin ôi. Ông Xít-ta-lin ôi,
    Hỡi ôi ông mất, đất trời có không?
    Thương cha, thương mẹ, thương chồng
    Thương ḿnh thương một, thương ông thương mười.’

    (Đời đời nhớ ông - Tố Hữu).

    Thật là khó mà tưởng tượng những vần thơ như vậy lại được viết tại Việt Nam, một đất nước mang nặng truyền thống gia đ́nh và bổn phận với con cái. Và bài thơ ấy vẫn đang chiếm một vị trí trang trọng trong ấn bản về thơ ca Việt Nam hiện đại được xuất bản tại Hà Nội.

    Hơn thế nữa, Lê Duẩn, Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, trong một bài diễn văn chính trị đọc trước Hội nghị khoáng đại của Quốc hội thống nhất năm 1976, “Cuộc cách mạng Việt Nam là để thực thi bổn phận và các cam kết quốc tế”, và v́ vậy, trong lời lẽ của bản luận cương của đảng năm 1971 đă viết, “dưới sự lănh đạo của Liên bang Soviet”. Sự vinh quang của một xă hội Soviet là mục tiêu chính yếu trong sách lược của đảng cộng sản Việt Nam.

    Sau khi Sài G̣n thất thủ, nhà nước đă ngay tức khắc đóng cửa toàn bộ các nhà sách và rạp hát. Tất cả các sách vở được xuất bản trong chế độ cũ đều bị tịch thu hay đốt bỏ. Các tác phẩm văn hoá thuần tuư cũng không ngoại lệ, kể cả các bản dịch tác phẩm của Jean Paul Sartre, Albert Camus và Dale Carnegie. Ngay cả tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió của Margaret Mitchell cũng nằm trong danh sách văn chương đồi truỵ. Nhà nước thay thế những tác phẩm ấy bằng những tác phẩm văn chương nhằm nhồi sọ trẻ em và người lớn với ư tưởng chủ đạo, “Liên bang Soviet là thiên đường của xă hội chủ nghĩa”.

    Một lập luận khác của các nhà biện luận phương Tây có liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam. Một điều khoản của bản hiến pháp mới, được đưa ra vào năm nay, có nêu rằng “nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng”. Về điều khoản này, Lê Duẩn đă nhiều lần tuyên bố, “Chế độ của chúng ta triệu lần dân chủ hơn bất cứ chế độ nào trên thế giới”.

    Ngược lại, trên thực tế, đă tŕnh bày rơ sự thật qua một sự kiện mang tính báng bổ một ngôi chùa Phật giáo, trong vụ đó một người đàn bà khoả thân theo lệnh nhà nước đă tiến vào ngôi chùa trong giờ hành lễ.

    Khi Hoà thượng Thích Mẫn Giác, một nhà lănh đạo Phật giáo nổi tiếng, lên tiếng phản đối, nhà nước đă nhân vụ này lên án Phật giáo là kẻ thù của dân chủ, chính xác là vi phạm quyền tự do không tín ngưỡng. Hoà Thượng Thích Mẫn Giác, người đóng vai tṛ là cầu nối giữa Phật giáo và nhà nước cộng sản, đă phải vượt thoát Việt Nam bằng thuyền vào năm 1977 và nay đang định cư tại Los Angeles.

    Tất cả những ai từng ủng hộ MTDTGPMN trong cuộc chiến đấu chống chế độ Sài G̣n đều có thể cảm nhận sự bị phản bội và nỗi tuyệt vọng của họ.

    Khi Harrison Salisbury của tờ New York Times viếng thăm Hà Nội vào tháng 12, 1966, các nhà lănh đạo Hà Nội đă nói với ông, “Sách lược tranh đấu của miền Nam được chỉ đạo từ miền Nam chứ không phải từ miền Bắc”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đă nói với Salisbury, “Không có ai ở miền Bắc có ư tưởng ngu ngốc, tội ác” rằng miền Bắc muốn thôn tính miền Nam.

    Vậy mà trong diễn văn đọc nhân lễ mừng chiến thắng vào ngày 19/05/1975, Lê Duẩn đă nói, “Đảng của chúng ta là một và là người lănh đạo duy nhất đă tổ chức, kiểm soát và điều hành toàn bộ cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam ngay từ ngày đầu của cuộc cách mạng”.

    Trong bản báo cáo chính trị đọc trước Quốc hội hợp nhất tại Hà Nội vào ngày 26/05/1976, Lê Duẩn nói, “Nhiệm vụ cách mạng chiến lược của đất nước ta trong thời kỳ mới là thống nhất tổ quốc và đưa toàn bộ đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc lên chủ nghĩa xă hội, lên chủ nghĩa cộng sản”.

    Vào năm 1976, Chính phủ Cách mạng Lâm thời do MTTGPMN thành lập đă bị xoá sổ, và toàn thể 2 miền Nam Bắc Việt Nam đều nằm dưới sự cai trị của những người cộng sản.

    Ngày nay,trong số 17 thành viên Bộ Chính trị và 134 Uỷ viên Trung ương thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam, không hề có người nào thuộc MTDTGPMN trước kia. Ngay cả Nguyễn Hữu Thọ, cựu Chủ tịch MT, chỉ nắm chức vụ Chủ tịch nhà nước, một chức vụ mang tính nghi lễ với nhiệm vụ đón tiếp khách nước ngoài và tham dự các buổi lễ lạc. Nhưng ngay cả vị trí đó rồi sẽ bị xoá bỏ khi bàn hiến pháp mới ra đời.

    Hăy nghe lời của ông Trương Như Tảng, một những người sáng lập MT, cựu Bộ trưởng Tư pháp của Chính phủ Cách mạng Lâm thời, vừa mới đây cũng là một thuyền nhân vượt biển. Ông Tảng trốn thoát khỏi Việt Nam vào tháng 12, 1979 và hiện nay sống tại Paris.

    Ông đă nói với các phóng viên về kinh nghiệm của ông trong cuộc họp báo gần đây vào tháng 5, 1980. 12 năm trước, ông nói, khi ông bị bỏ tù dưới chế độ Thiệu v́ các hoạt động thân cộng của ḿnh, cha của ông đă đến thăm ông.

    Ông cụ đă hỏi ông, “Tại sao con lại dứt bỏ tất cả ‒ một công việc tốt, một gia đ́nh sung túc ‒ để gia nhập cộng sản? Con không biết rằng cộng sản rồi sẽ phản bội con và sẽ thủ tiêu con, và khi con thật sự hiểu ra th́ đă quá muộn?” Tảng, một nhà trí thức, đă trả lời cha “Tốt hơn là cha nên im lặng và chấp nhận sự hy sinh một trong các đứa con của cha cho nền dân chủ và độc lập của đất nước”.

    Sau cuộc Tổng Công kích Tết Mậu thân 1968, Tảng được trao đổi với 3 Đại tá tù binh chiến tranh Mỹ, và sau đó ông biến mất vào rừng với MT. Ông đă viếng thăm nhiều nước cộng sản và các nước thế giới thứ 3 để kêu gọi sự ủng hộ dành cho MT trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

    Ông đă nói trong cuộc họp báo. “Tôi đă biết MT là một tổ chức do cộng sản chi phối và tôi đă quá ngây thơ khi cho rằng Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta sẽ dặt quyền lợi quốc gia lên trên ư thức hệ và đặt quyền lợi nhân dân Việt Nam lên trên quyền lợi của đảng. Nhưng nhân dân Việt Nam và tôi đă sai lầm”.

    Trương Như Tảng đă kể về kinh nghiệm của ông về phương sách các tầng lớp lănh đạo cộng sản cai trị, “Người cộng sản là chuyên gia về nghệ thuật chiêu dụ và có thể làm bất cứ cách nào để dụ bạn về phe họ một khi họ chưa nắm được chính quyền. Nhưng một khi đă nắm được quyền lực lập tức họ trở thành sắt máu và tàn nhẫn”. Ông tóm tắt t́nh h́nh tại Việt Nam hiện nay, “Gia đ́nh ly tán, xă hội phân ly, ngay cả đảng cũng chia rẽ”.

    Bây giờ nh́n lại cuộc chiến Việt Nam, tôi chỉ cảm thấy buồn rầu cho sự ngây thơ của ḿnh khi tin rằng cộng sản là những người cách mạng và xứng đáng được ủng hộ. Trên thực tế, họ đă phản bội nhân dân Việt Nam và làm thất vọng các phong trào tiến bộ trên toàn thế giới.Tôi nhận lănh trách nhiệm về những thảm kịch xảy ra cho đồng bào của tôi. Và nay tôi chỉ c̣n cách đóng vai nhân chứng cho sự thật này hầu các người đă từng ủng hộ Việt Cộng trước kia có thể cùng chia sẻ trách nhiệm với tôi.

    Khi tôi c̣n trong tù, Mai Chí Thọ, một Uỷ viên Trung ương đảng, đă nói chuyện trước một nhóm tù nhân chính trị chọn lọc.

    Ông ta đă nói với chúng tôi,

    “Hồ Chí Minh có thể là một quỷ dữ, Nixon có thể là một vĩ nhân. Người Mỹ có thể có chính nghĩa, chúng ta có thể không có chính nghĩa. Nhưng chúng ta đă chiến thắng và người Mỹ đă bị đánh bại bởi v́ chúng ta đă thuyết phục được người dân rằng Hồ Chí Minh là một vĩ nhân, Nixon là một tên sát nhân và người Mỹ là những kẻ xâm lược”.

    Ông ta đă kết luận,

    “Yếu tổ chủ chốt là làm thế nào kiểm soát người dân và ư tưởng của họ. Chỉ có chủ nghĩa Mác Lê mới có thể làm được như vậy. Không ai trong các anh đă từng biết đến một sự kháng cự nào đối với chế độ cộng sản, bởi vậy không nên nghĩ đến điều đó nữa. Hăy quên chuyện đó đi? Giữa các anh ‒ những nhà trí thức ưu tú ‒ và tôi, tôi đă nói với các anh sự thật”.

    Và quả là ông ta đă nói sự thật. Từ năm 1978, khi cộng sản Việt Nam chiếm đóng Lào, xâm lấn Kampuchea và tấn công Thailand, trong khi đó Liên Sô xâm lăng Afghanistan. Trong mỗi một sự kiện đó, người cộng sản vẫn tự phác hoạ chân dung của họ một cách ly kỳ, là những người giải phóng, người cứu rỗi, người bảo vệ chống lại các lực lượng xâm lăng nước ngoài. Và trong mỗi sự kiện, dư luận thế giới vẫn tương đối êm dịu.

    Nhưng ở Việt Nam, người dân vẫn thường nhắc nhau, “Đừng nghe những ǵ cộng sản nói mà hăy nh́n những ǵ cộng sản làm”.

    Một trong những người Nam Việt Nam theo cộng sản, ông Nguyễn Văn Tăng, bị tù 15 năm dưới thời Pháp, 8 năm dưới thời Diệm, 6 năm dưới thời Thiệu, và hiện nay vẫn c̣n đang nằm tù, đă nói với tôi, “Muốn hiểu người cộng sản, trước nhất phải sống với cộng sản”.

    Vào một buổi chiểu mưa rơi tại nhà tù Lê Văn Duyệt, Sài G̣n, ông đă nói với tôi,'Ước mơ của tôi bây giờ không phải là được thả ra, không phải là được gặp lại gia đ́nh. Tôi chỉ mơ được trở lại nhà tù của Pháp 30 năm trước”.

    Đó là giấc mơ của một người đàn ông 60 tuổi đă gởi trọn tuổi thanh xuân vào việc ra vào nhà tù để chiến đấu cho tự do và độc lập của đất nước. Giờ này, có lẽ ông đă chết trong tù hay có thể đă bị nhà nước của nhân dân hành quyết.

    Ước mơ của nhân dân Việt Nam là một cuộc cách mạng thực sự, họ không muốn chủ nghĩa cộng sản. Mức độ đo lường sự chán ghét cộng sản là việc hàng ngàn người đă từ bỏ sự ràng buộc lịch sử của họ với đất mẹ.

    Dưới thời thực dân Pháp, trải qua bao năm dài chiến tranh, ngay cả trong thảm cảnh nạn đói năm 1945 có đến 2 triệu người chết đói, người Việt Nam vẫn không đành đoạn rời bỏ quê hương, mảnh đất có mồ mả ông cha. Các cuộc đổ xô ra đi tỵ nạn là bằng chứng trực tiếp của sự kinh hoàng với chế độ hiện nay.

    Hăy nghe lời một người tỵ nạn khác, Nguyễn Công Hoan, cựu thành viên MT và là thành viên Quốc hội thống nhất được bầu năm 1976, “Chế độ hiện nay là chế độ phi nhân và áp bức nhất mà nước Việt Nam từng được biết đến”. Ông Hoan trốn thoát bằng thuyền vào năm 1977, sau khi từ bỏ chức vụ của ông trong Quốc hội cộng sản. “Quốc hội”, ông tuyên bố, “là một bù nh́n, các thành viên ở đó chỉ biết nói dạ, không bao giờ biết nói không”.

    Giữa các thuyền nhân sống sót, bao gồm cả những người bị hải tặc hảm hiếp và những người chịu nhiều cực nhục trong các trại tỵ nạn, không hề có người nào hối tiếc đă t́m cách trốn khỏi chế độ hiện nay.

    Tôi tuyệt đối tin rằng sự thật về Việt Nam sẽ dần dần hiện rơ. Nó có sẵn cho những ai muốn t́m hiểu về nó. Như Solzhenitsyn đă từng nói, “Sự thật cũng nặng nề như là thế giới vậy”. [Magna est veritas...]

    Và Việt Nam là một bài học về sự thật.

    Đoàn Văn Toại

    http://www.bacaytruc.com/index.php?o...c-gi&Itemid=53

  3. #3
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by doisoente View Post
    ....


    Về tiểu sử Đoàn Văn Toại, các báo Việt ngữ ở Nam Cali cho biết: Đoàn Văn Toại là một du học sinh trước 1975, sau đó về nước giữ một chức vụ trung cấp trong chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa. Sau 30-4-1975 ở lại hợp tác làm việc cho chính quyền mới.
    Tức là trí thức hai hàng loại xam xám , mới được VC recycle, như mấy ngày đầu sau 30/04 , tụi MTGPMN được recycle .

    Bị chính quyền này bỏ tù một thời gian, ra tù đào thoát sang Pháp, viết sách tố cáo chế độ nhà tù cộng sản. Sau đó sang Mỹ và lập Viện Vận Động Dân Chủ.

    Bài bản vắt chanh của Vc được áp dụng và bài "bắt & thả" (thả qua dạng "đào thoát" ) ,sau cùng là bài "Vận Động Dân Chủ" ...



    Lệnh cấm vận đă được băi bỏ bốn năm rưỡi sau khi vụ mưu sát ông Toại xảy ra. Và bang giao giữa Mỹ và Hà Nội đă được b́nh thường hoá sáu năm sau sự kiện ấy.
    Chính sách ngoai giao Mỹ mở cửa cho các nước gốc CS như China ,VN ..vv đă nằm trong doctrine của triều đại Nixon- Kiss


    Gần đây, có một số cá nhân, tổ chức, đảng phái tại hải ngoại cố ư chứng tỏ với người Việt tỵ nạn và cả với chính quyền Hà Nội là họ đă được những người Mỹ có thế lực ủng hộ họ thực hiện chủ trương ḥa hợp ḥa giải với Cộng sản Việt Nam để Việt Nam tiến tới chế độ đa nguyên, đa đảng. Có cả ông đă từng là cựu Thủ Tướng VNCH, cựu Đại Tướng QLVNCH công khai “ca tụng” dù là VC th́ họ cũng là người yêu nước, không nên phê phán họ bây giờ v́ quá sớm, công khai kêu gọi “góp ư” với đảng VC để “họ” sẽ sửa đổi trong kỳ Đại Hội Đảng sắp tới v.v.. Họ quên mất là ở Việt Nam hiện nay có câu ca dao thời đại rất sâu sắc như sau:

    “Đảng ta là đảng “thần tiên”
    Đa-lô th́ được, đa nguyên th́ đừng!”
    Dù CS HN có đủ sức diễn đa đảng đa nguyên cho dư luận thế giới nh́n cũng là loại đa đăng đa nguyên với đảng đối lập loại đảng MTGPMN có đảng kỳ sao 1 Sao Vàng PK trên nền xanh đỏ là cao lắm .


    Lường gạt dư luận thế gới là nghề chuyên nghiệp của CSHN cũng như CSBK lường gạt Nixon là "bồ tèo trung thành" với US vậy đó ..

    Th́ ngày nay hậu duệ Mỹ ráng mà nh́n tụi Bắc Kinh rồi tự dùng GQT6 đo lường sự "trung thành bồ tèo" của chúng .



    Có những kẻ đă từng là cựu Dân biểu của chế độ VNCH lại viết bài mỉa mai “Chống Cộng, xưa rồi” ;VC bây giờ là một đảng mafia chứ đâu phải là cộng sản mà chống?


    Dân biểu nào viết bài mỉa mai dở vậy !

    Nếu "chống cộng xưa rồi" th́ ngừới ta khg thấy cái h́nh Obama đội cái mủ Mao. CÀNG NGÀY THIÊN HẠ CÀNG DÙNG H̀NH ẢNH CỦA MAO , LENIN , HỒ RA MỈA MAI .

    KHÔNG THẤY H̀NH photohop Obama qua Chú Sam mà chỉ thấy qua Mao .




    Điều này chứng tỏ chống cộng rất là Fashion "In"


    Chống cộng nó như là chống ăn trộm ăn cấp măi măi ngàn năm sau không bao giờ XƯA nó như là hành động tự nhiên phải làm khi đi ra khỏi căn nhà của ḿnh phải khoá cửa lại để chống ăn trộm ăn cấp .

    C̣n lư luận CSHN lên tầm Đảng Mafia, th́ càng phải chống .
    Last edited by Viet xưa; 31-01-2013 at 05:11 AM.

  4. #4
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Trong bài "cảnh tỉnh" của DVT có đoạn Mai Chí Thọ, một Uỷ viên Trung ương đảng, tuyên truyền lư do tại sao thắng Mỹ :

    “Hồ Chí Minh có thể là một quỷ dữ, Nixon có thể là một vĩ nhân. Người Mỹ có thể có chính nghĩa, chúng ta có thể không có chính nghĩa. Nhưng chúng ta đă chiến thắng và người Mỹ đă bị đánh bại bởi v́ chúng ta đă thuyết phục được người dân rằng Hồ Chí Minh là một vĩ nhân, Nixon là một tên sát nhân và người Mỹ là những kẻ xâm lược”.


    Câu hỏi được đặt ra :

    Không biết bây giờ CSHN có đủ xí quách thuyết phục được người dân rằng :

    "... Hồ Chí Minh là một vĩ nhân, Tập cẩm b́nh là một tên sát nhân và người chệt là những kẻ xâm lược”.


    VỚi giác quan thứ 6 của tôi nghĩ rằng CS hanoi khg đủ xí quách , chỉ có cộng đồng hải ngoại mới đủ sức thuyết phục dân Việt trong nước là :

    "HỒ cẩm đào ,Tập cẩn b́nh là những tên sát nhân và người chệt là những kẻ xâm lược”.

  5. #5
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by doisoente View Post
    Đoàn Văn Toại: Kẽ făn tĩnh muộn màng



    .................... ...........



    Khi tôi c̣n trong tù, Mai Chí Thọ, một Uỷ viên Trung ương đảng, đă nói chuyện trước một nhóm tù nhân chính trị chọn lọc.

    Ông ta đă nói với chúng tôi,

    “Hồ Chí Minh có thể là một quỷ dữ, Nixon có thể là một vĩ nhân. Người Mỹ có thể có chính nghĩa, chúng ta có thể không có chính nghĩa. Nhưng chúng ta đă chiến thắng và người Mỹ đă bị đánh bại bởi v́ chúng ta đă thuyết phục được người dân rằng Hồ Chí Minh là một vĩ nhân, Nixon là một tên sát nhân và người Mỹ là những kẻ xâm lược”.
    ..
    - Cái đúng trong câu nổ như pháo của Mai Chí Thọ hù DVT ở chổ là MCT tự nhận cái chế độ Hanoi KHG có chính nghĩa .

    - Cái sai về "tự hào tuyên truyền giỏi" hay cái ngu nh́n về sử quốc tế (nh́n về mức độ hùng tráng của quân sự Mỹ) của MCT ở chổ :

    Cho dù tuyên truyền đến độ tuyệt vời thể chế Quân Chủ theo kiểu "Quân xử thần tử, thần bất tử bất Trung" , như Nhật Hoàng Hirohito nhồi sọ các phi công Nhật cảm tử Kamiakze .(tương tự như tụi CSHN nhồi "quyết tử cho tổ quốc quyết sanh")

    Một khi Mỹ thật tâm quyết định cho KO/tapis là tapis/KO .

    Cái "Màn buồn ngũ vớ chiếu manh 30/04" tụi Mỹ không thật tâm muốn CSHN KO mà cũng bày đặt tuyên truyền sang "Thuyết phục được người dân" (facts chứng minh thuyết phục ba cái tên trí thức hàng hai trói gà hỏng chặt th́ có )

    Mỹ nào ngại ngùng sự tuyên truyền giỏi cở tầm :

    ".. thuyết phục được người dân rằng Hirohito là một vĩ nhân, Roosevelt, Truman là những tên sát nhân và người Mỹ là những kẻ xâm lược”.

    Một khi Mỹ thật tâm (Declaration of War officially), thật ḷng quyết định TRẢM cho KO/tapis là tapis/KO .

    Đó là định mệnh KO bắt bụộc phải an bài (KHG thế đổi được) khi Mỹ thật tâm ước muốn .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 22-05-2012, 10:16 AM
  2. ĐÔ ĐỐC NỮ TƯỚNG BÙI THỊ XUÂN ANH HÙNG
    By Hắc Y Hiệp Nữ in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 13
    Last Post: 07-11-2011, 03:36 AM
  3. THƯ MỜI THAM DỰ LỄ TƯỞNG NIỆM NHỊ VỊ TRƯNG NỮ VƯƠNG.
    By NguyễnQuân in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 06-03-2011, 10:33 AM
  4. T̀NH HỮU NGHỊ HÀ NỘI - TRIPOLI ( LIBYA)
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 25-02-2011, 09:02 PM
  5. NHỮNG TÊN NỊNH CỘNG
    By nguyen kim in forum Tin Việt Nam
    Replies: 7
    Last Post: 18-02-2011, 07:59 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •