Results 1 to 10 of 10

Thread: Thời sự Mỹ quốc

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thời sự Mỹ quốc

    Thời sự Mỹ quốc
    Tay bắn tỉa lợi hại nhất' của Hải quân Mỹ bị bắn chết



    Ông Chris Kyle bị cựu binh sĩ Thủy quân lục chiến bắn chết.


    04.02.2013
    Một cựu chuyên viên bắn tỉa của đội đặc nhiệm Hải quân Hoa Kỳ và là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất vừa bị bắn chết tại bang Texas bởi một hung thủ, theo cáo buộc là một cựu binh sĩ Thủy quân lục chiến bị tâm thần.

    Ông Chris Kyle, tác giả cuốn American Sniper, (xin tạm dịch là Tay súng bắn tỉa Mỹ), kể lại những kinh nghiệm của một trong những phát đạn chết người nhất của Hải quân Hoa Kỳ.

    Ông Kyle, một binh sĩ đặc nhiệm của Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1999 đến 2009, nói rằng ông đă hạ sát ít nhất 150 phần tử nổi dậy Iraq và các kẻ thù khác, và ông tự xưng là tay súng bắn tỉa lợi hại nhất trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ.

    Cựu binh sĩ Thủy quân lục chiến Eddie Ray Routh bị cáo buộc là đă bắn chết ông Kyle và một người đàn ông khác hôm thứ Bảy vừa qua tại một trường bắn gần Forth Worth, bang Texas.

    Những người quen biết hai nạn nhân và biết nghi can vụ này nói rằng ông Routh bị hội chứng căng thẳng sau chấn thương, một loại bệnh tâm thần thấy ở nhiều cựu quân nhân từng phải đối diện với những điều kiện cực kỳ bạo động tại các chiến trường.

    Những người này nói rằng ông Kyle thường t́nh nguyện giúp các cựu quân nhân và chính ông đă đưa ông Routh đến tham gia trường bắn như một liệu pháp.

    Cảnh sát từ chối b́nh luận về bất cứ giả thuyết nào về động cơ dẫn đến việc ông Routh nổ súng bắn chết ông Kyle và một người khác

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nữ tỷ phú trẻ tuổi nhất Hoa Kỳ



    Los Angeles, California (Theo Bloomberg): Bà Lynsi Torres năm nay 30 tuổi là chủ nhân và chủ tịch công ty bán đồ ăn nhanh In-N-Out Burger là một trong những tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới.



    Người tỷ phú này không có bằng cấp đại học, cũng chẳng có kinh nghiệm thương mại, nhưng đă thừa hưởng cơ nghiệp từ ông bà nội là ông bà Harry và Esther Snyder. Gia đ́nh bà Torress đă biến một cửa tiệm nhỏ bán thức ăn nhanh cho khách lái xe qua đường, thành một hệ thống thương mại đồ sộ với tài sản ước lượng lên đến 1.1 tỷ mỹ kim.



    Bắt đầu từ một cửa tiệm nhỏ ra đời vào năm 1948, hệ thống tiệm Burger In-N-Out đă có tổng cộng 280 cửa tiện ở 5 tiểu bang Hoa Kỳ.



    Bà Torres là người đă qua ba lần hôn nhân, đă được thừa hưởng gia tài vào năm 2010, sau nhiều cái chết xảy ra trong gia đ́nh.



    Ông nội Harry Snyder chết năm 1976, trong khi đứa con trai thứ nh́ của ông, Rich, chết v́ tai nạn phi cơ vào năm 1993 ở lứa tuổi 41.



    Bố của bà Torres, ông Harry Guy Snyder nắm quyền điều khiển và phát triển số chi nhánh lên đến 140 cửa tiệm, trước khi chết v́ dùng thuốc men quá liều vào năm 1999. Bà nội của bà Torres thay thế làm chủ hệ thống tiệm cho đến khi bà qua đời vào năm 2006.





    Theo di chúc, bà Torres sẽ làm chủ một nửa gia tài khi bà này đủ 30 tuổi và nhận phần nửa c̣n lại vào năm 35 tuổi.



    Trong tháng 9 năm 2012, bà Lynsi Torres đă mua một căn biệt thự 7 pḥng ngủ, 16 pḥng tắm với giá 17.4 triệu mỹ kim ở thành phố Bradbury, tiểu bang California.

    Môn thễ thao ưa thích của bà Torres là môn đua xe, và ông chồng hiện tại của bà là một tay đua xe chuyên nghiệp.

    TBONline

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những giờ phút cuối cùng của sát thủ Christopher Dorner




    Los Angeles: Sau khi giết thêm một cảnh sát và bắn bị thương một cảnh sát khác, sát thủ Christopher Dorner chạy lên khu nhà nghỉ mát trên vùng Big Bear gần San Bernardo. Tại đây, ông ta bỏ chiếc xe pick up truck, và trốn vào một căn nhà nghỉ hè ở gần đó.

    Cảnh sát t́m ra chiếc xe truck mà người sát thủ này bỏ lại, thiết lập một trung tâm hành quân ngay gần căn cabin mà sát thủ Dorner đang trú ẩn.



    Vào buổi sáng hôm thứ ba 12 tháng Hai, hai người làm nghể dọn dẹp nhà cửa, đă vào lau chùi ngay căn nhà có sát thủ này đang trú ngụ. Tên này đă trói hai người phụ nữ, lấy chiếc xe của họ trốn đi. Một trong hai phụ nữ gỡ được dây trói và kêu điện thoại khẩn cấp báo cáo với cảnh sát.

    Các nhân viên an ninh đă truy lung chiếc xe Nissan mầu hồng và họ đă trông thấy đuổi theo trên đường 38. Sát thủ Dorner đụng xe, chạy trốn vào rừng và uy hiếp lấy một chiếc xe truck khác của một tài xế đang chạy gần đó. Hắn chạy đến một đoạn th́ chiếc xe truck bị tắc trong tuyết. Sát thủ này cố thủ trong một căn cabin bỏ trồng gần đó.

    Một cuộc đọ súng lại diễn ra và kết quả là thêm một cảnh sát bị bắn chết và một người khác bị thương. Điều này có thể không gây ngạc nhiên, v́ trước khi đầu quân vào cảnh sát thành phố Los Angeles, sát thủ Christopher Dorner là một thủy thủ và đă từng được bằng bắn súng thiện nghệ.

    Cảnh sát cho xe bọc sắt tiến vào phá cửa và tung lựu đạn cay loại thường, để mong sát thủ này chường mặt. Không kết quả, họ dùng loại lựu đạn cay CS gas canister, thường dùng để phá hủy xe và phát cháy. Khi ngọn lửa bùng lên, người ta nghe trong nhà có tiếng một phát súng : có lẽ là tiếng súng tự tử của nghi can.

    Vài tiếng đồng hồ sau, khi đám cháy đă tàn, các cảnh sát xông vào lục soát. Họ t́m thấy một xác người cháy thành than, và t́m thấy bằng lái xe của người sát thủ.

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hàng hóa sản xuất ở Hoa Kỳ





    New York (Theo CNN Money): Các công ty Hoa Kỳ, sau một thời gian di chuyển các chi nhánh ra nước ngoài, để tiết kiệm chi phí sản xuất, đă dần dần di chuyển các chi nhánh lại trở lại Mỹ, v́ nhiều lư do: chi phí tiền lương cho nhân viên ở các cơ xưởng ngoại quốc đă gia tăng. Trong khi đó t́nh h́nh chính trị không yên ổn tại nhiều vùng, đă gây thiệt hại tài chánh cho các công ty này.

    Không những chỉ có các công ty Hoa Kỳ như Apple mà c̣n có nhiều công ty ngoại quốc khác đang bành trướng thêm các chi nhánh ở Mỹ như công ty Toyota, Hyundai..v.v.



    Chương tŕnh CNN Money mới đây có một bài nói về những ngành kỹ nghệ ở Mỹ vẫn tiếp tục phồn thịnh.



    Hàng hóa làm từ Mỹ và ở lại Mỹ.



    Tuy quần áo vải vóc nhập cảng từ nước ngoài vào rất rẻ, nhưng một cơ xưởng dệt ở thành phố Garfield, tiểu bang New Jersey vẫn phát triển mạnh. Công ty Wearbest Sil Tex có trên 100 nhân viên và số thương vụ của công ty này gia tăng 52 phần trăm trong năm 2012. Phần lớn những loại vải sản xuất từ công ty này, dùng để bọc các bộ salon ở các khách sạn, các tiệm bán đồ ăn nhanh..v.v.



    Round House Manufacturing là một xưởng may quần blue jeans, các loại quần jeans cho con nít đă thiết lập ở thành phố Shawnee, tiểu bang Oklahoma từ 110 năm qua, và vẫn c̣n phát triển với 80 nhân viên.. Các phụ tùng, vật liệu làm những quần jeans đều từ Mỹ nhưn vải từ Texas và North Carolina, zippers và nút áo từ Georgia, và không có một phụ tùng nào phải nhập cảng. Gía bán trung b́nh một cái quần Round House jeans là 30 mỹ kim. Hiện nay công ty Round House cung cấp quần jeans cho công ty bách hóa Wal Mart, cho quân đội Hao Kỳ và những tiệm bán quần áo cho ngành kỹ nghệ và nông trại trên toàn nước Mỹ cũng như xuất cảng sang Nhật.



    Một cơ xưởng khác làm thảm chùi chân là công ty Smart Step của ông Daniel Bouzide. Công ty này có cơ xưởng ở thành phố Troy, tiểu bang Michigan với 180 nhân viên. Tuy loại thảm chùi chân của cơ xưởng Smart Step đắt hơn loại thảm nhập cảng từ nước ngoài, nhưng lại bền hơn cho nên người ta vẫn ưa thích hơn.

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Cuộc săn người chưa từng có ở Los


    Chu Nguyễn
    TBOnline



    Cuộc săn lùng một nghi can sát thủ cực kỳ bản lĩnh và nguy hiểm diễn ra ở Los Angeles, phía nam California, trong tuần đầu tháng 2, 2013. Nghi can vừa là một cựu sĩ quan đặc nhiệm Hải quân (Navy) đồng thời là một tay súng cừ khôi của cảnh sát Los Angeles. Phải chăng bi kịch đă tới hồi kết thúc khi giới hữu trách Los t́m thấy một xác chết cháy đen trong một cabin bốc hỏa ở khu giải trí Big Bear Lake? Bi kịch có thể sẽ qua mau nhưng dư âm c̣n lại và câu hỏi khó phai mờ trong tâm trí mọi người. Phải chăng sát thủ, một người Mỹ gốc Phi châu, đă bị dồn vào bước đường cùng chỉ v́ muốn t́m sự công bằng trong một hệ thống quyền lực c̣n tàn dư của sự kỳ thị chủng tộc?



    Bước đường cùng của Christopher Dorner

    Christopher Dorner, 33 tuổi, đẹp trai, vẻ mặt tươi tỉnh, cao 1 mét 8, nặng 122 kg, là cựu nhân viên cảnh sát L.A. và cựu trung úy lực lượng trừ bị hải quân Mỹ. Dorner có đầy tham vọng thăng tiến trên đường sự nghiệp. Khi ở lực lượng hải quân anh ta đă giành huân chương thiện xạ và hảo thủ về sử dụng súng lục (a rifle marksman ribbon and a pistol expert medal) trong hai năm 2006 và 2007 biệt phái ở Bahrain. Nhưng bước công danh của chàng tuổi trẻ chấm dứt vào 2008 v́ bị sa thải khỏi lực lượng cảnh sát và tiếp đó là hải quân

    . Nguyên nhân “v́ đâu” có lẽ chẳng bao giờ ra ánh sáng, chỉ biết về mặt pháp lư th́ Dorner bị đuổi khỏi ngành v́ bị cho rằng đă “cáo gian” một nữ huấn luyện viên, rằng bà ta đă dùng bạo lực với một nghi can bị bệnh tâm thần. Có điều là thân phụ kẻ bị đánh có tên là Richard Getter, làm chứng rằng con ḿnh, Christopher, một bệnh nhân tinh thần nặng, đă bị cảnh sát đá vào mặt vào tháng 7, 2007 đúng như lời Dorner khiếu nại nhưng không hiểu sao hội đồng kỷ luật lại bảo Dorner cáo sai.

    Phiên xử của hội đồng kỷ luật vào tháng 9, 2008, đă diễn ra trong nội bộ của sở cảnh sát Los (LAPD), do Đại úy Phil Tingirides, làm chủ tịch và Đại úy Randal Quan, Mỹ gốc Hoa, người đại diện cho Dorner trong hội đồng kỷ luật (Board of Rights), dẫn tới việc sa thải Dorner vào năm 2008. Kết quả Dorner bị lột lon và sa thải.

    Tức tối v́ cho rằng ḿnh là người huưt c̣i tố cáo t́nh trạng bất công trong hệ thống cảnh sát LA, thế mà bị “trù dập”, Dorner trong 5 năm trời nuôi ư trả thù và mới đây đă lộ rơ dă tâm này trong trang Facebook của ḿnh. Dorner nói rằng anh ta đă bị giới hữu quyền trong lực lượng cảnh sát LA vào tháng chín, 2008, dồn tới bước đường cùng, không những chấm dứt sự nghiệp làm bạn dân của anh ta mà cả bước đường tiến thủ trong hải quân của anh ta. Không những thế, “bản án bất công” dẫn tới gia đ́nh anh ly tán, bạn bè phân cách, nghĩa là anh ta đă mất hết, nên quyết chí trả thù bằng mọi cách mà anh ta được huấn luyện trước đây từ súng đạn, phá hủy, phục kích tới thoát hiểm và nhắm vào mọi đối tượng của cảnh sát LA và gia đ́nh của họ.

    Không phải là lời đe dọa suông mà đầu tháng 2, cựu Đại úy Randal Quan, người trước đây đại diện cho Dorner trong hội đồng kỷ luật, nhận được điện thoại của người vô danh đe dọa: “Hăy rán bảo vệ cô con gái nghe không!”

    Con gái của Quan là Monica, một huấn luyện viên môn bóng chày của một đại học, đă có bạn trai và sắp làm lễ kết hôn. Ai cũng tưởng đó chỉ là lời đe dọa suông. Nào ngờ án mạng xảy ra. Cái chết của đôi t́nh nhân trẻ, bị hạ sát với những viên đạn vào đầu, ngờ rằng do bàn tay nhuốm máu của Dorner gây ra.

    Nguồn tin cho biết thêm, Keith Lawrence, 27, và Monica Quan, 28, cả hai vào đầu tháng 2, bị bắn chết khi đậu xe tại tầng thượng một bại đậu xe ở thành phố Irvine, gần nơi họ cư ngụ ở Orange County phía nam Los Angeles. Phải chăng Dorner cho rằng Randal Quan, nhân vật đă được chỉ định biện hộ cho Dorner trong hội đồng kỷ luật, nhưng chỉ v́ lợi ích của LAPD, đă không hết ḷng bênh vực anh ta nên đă dẫn tới anh ta thân bại danh liệt.

    Bạo hành mà người ta ngờ là do Dorner khởi xướng dẫn tới vụ nổ súng với cảnh sát khi cảnh sát truy lùng anh ta. Tiếp đó là cái chết của một viên chức cảnh sát khác trên xe tuần tiễu ở Riverside. Xe này bị phục kích và một viên chức cảnh sát trúng đạn tử thương, người c̣n lại bị thương nặng.

    Hoang mang bao trùm gia đ́nh thân nhân cảnh sát LAPD. Cảnh sát LAPD vừa phải mở cuộc truy lùng nghi can vừa phải bảo vệ gia đ́nh bị Dorner đe dọa. Hàng chục xe cảnh sát canh pḥng ngày đêm quanh nhà Đại úy Phil Tingirides và một khu vực của Irvine, nơi có gia đ́nh cảnh sát cư trú.

    Đồng thời với việc bảo vệ những người bị Dorner đe dọa, cuộc săn t́m nghi can diễn ra ở vùng núi San Bernardino gần khu vực trượt tuyết Big Bear, Big Bear Lake California, nơi người ta t́m thấy chiếc xe pickup của Dorner bên trong có đồ cắm trại và nhiều vũ khí cháy rụi. Cảnh sát đă lùng sục nghi can ở trong 600 cabin hiện giờ phần lớn không người ở, để t́m sát thủ, đồng thời huy động chó săn và trực thăng có bộ phận định hơi nóng, soi từng tấc đất để t́m kẻ nguy hiểm điên cuồng với ư niệm trả thù, kể cả sát hại kẻ vô can.

    Cuộc t́m kiếm không phải chỉ diễn ra ở nơi núi rừng phía nam Los Angeles mà người ta ngờ Dorner lẩn trốn mà c̣n ở bên ngoài tiểu bang Cali, kể cả đường thủy và đường không v́ Dorner đă được huấn luyện làm “biệt kích” trong mọi hoàn cảnh thủy, lục và không trung.

    Thị trưởng Los Angeles là Antonio Villaraigosa tuyên bố: “Chúng ta không thể nhân nhượng đối với hành vi khủng bố như thế” và đồng ư đưa ra giải thưởng 1 triệu Mỹ kim cho ai chỉ rơ nơi Dorner ẩn nấp. Số tiền này một phần do cơ quan cảnh sát chi ra, c̣n phần lớn là do các nhà bảo trợ an ninh đóng góp.

    Cảnh sát trưởng Los Angeles là Charlie Beck mới đây tuyên bố giới hữu trách cảnh sát sẽ xét lại điều mà Dorner cho rằng anh ta uất ức v́ bị đối xử bất công trong vụ án 2007 v́ có sự kỳ thị trong hệ thống cảnh sát, nếu Dorner ra hàng. Nhưng ông ta nhấn mạnh: “Tôi cho làm việc này không phải để trấn an kẻ sát nhân mà muốn khẳng định với công chúng rằng sở cảnh sát luôn luôn minh bạch và hành động chí công vô tư”.



    Một kết cuộc bi thảm

    Nguồn tin cảnh sát cho biết Dorner bắt đầu lẩn trốn sau ba vụ án mạng đă kể trên mà anh ta bị ngờ là sát thủ. Cuộc t́m nghi can diễn ra sôi nổi với hàng ngàn nhân viên cảnh bị. Kẻ đào tẩu rút lui về một cabin ven núi phủ tuyết gần Big Bear Lake, một khu giải trí cách Los Angeles chừng 130 km về phía đông.

    Cảnh sát Los đă bao vây chặt chẽ địa điểm này. Từ nơi ẩn nấp, nghi can bắn về phía cảnh sát và sát hại một phụ tá cảnh sát của hạt San Bernardino và làm một người khác bị thương. Tiếp đó có một phát súng nổ vang lên trong cabin rồi cabin bùng cháy dữ dội. Không có bóng h́nh nghi can chạy ra nhưng khi ngọn lửa tàn cảnh sát đă t́m thấy trong đám than hồng một tử thi cháy đen mà người ta ngờ rằng chính là Christopher Dorner, kẻ phản kháng nhưng bằng hành động điên cuồng, đáng trách nên mang theo mối hận vào ḷng đất để khiếu nại với Diêm vương.

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Ngừa thai không miễn phí



    - Nguyễn đạt Thịnh



    Hoa Kỳ là quê hương của nhiều chuyện ly kỳ; một trong những chuyện ly kỳ đó là BECKET FUND, gọi tắt là BF, dịch ra tiếng Việt là Quỹ Becket. Đặt trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn BF tự mô tả là “cơ quan bất vụ lợi, phục vụ tự do tín ngưỡng của tín đồ thuộc mọi tôn giáo: đạo Phật, đạo Chúa, đạo Hindu, đạo Do Thái, đạo Hồi, hay đạo Zoroastrians.

    Chưa người Việt Nam nào mướn BF bênh vực tự do tôn giáo tại Việt Nam cả, và có thể cũng không mấy người buồn t́m hiểu xem BF là cái quái ǵ; không biết nhưng họ vẫn mô tả khá chính xác cái quỹ bất vụ lợi kỳ cục này bằng 2 câu vè lục bát:



    Thoạt nghe cứ ngỡ là hay,

    Ngẫm ra ngậm đắng nuốt cay cũng nhiều.

    Câu vè này được quí bà thấm thía hơn quí ông, sau vụ BF lôi ông Obama ra ṭa về tội xúc phạm tự do tôn giáo, xúc phạm v́ Obama đang t́m cách giúp toàn thể đàn bà Mỹ được ngừa thai miễn phí.

    Thuốc ngừa thai thịnh hành từ những năm đầu của thập niên 1960; các viện bào chế dùng estrogen và progestin chế tạo ra thuốc ngừa thai, một đồng vốn 40 đồng lời, mỗi năm bỏ vào ngân hàng bạc tỉ. Thuốc ngừa thai thường được gọi là PILL, kiến hiệu 95% - bách phân tỉ lệ này có nghĩa là trong 100 bà sử dụng PILL, có 5 bà vẫn thụ thai như thường.

    Phí tổn ngừa thai mỗi năm từ $160 cho loại PILL rẻ tiền, kết quả không mấy bảo đảm, đến $600 cho loại PILL “chắc ăn”, năng động đến đâu cũng vẫn không sợ hậu quả. Con số trung b́nh $300 mỗi năm -rẻ hơn tiền bảo hiểm xe - tưởng cũng không có ǵ quá đáng, nhưng nhiều thiếu phụ nghèo vẫn không có tiền mua, đành nhắm mắt làm liều, rồi ‘chia vécbờ MACKENO’, chấp nhận đến đâu th́ đến.

    BF hoạt động trên 3 mặt trận để bênh vực tự do tín ngưỡng: mặt trận thứ nhất là pháp lư, họ đem ông Obama ra ṭa về tội xâm phạm tự do tín ngưỡng v́ ban hành đạo luật ACA (Affordable Care Act - Luật Y Tế Vừa Túi Tiền); mặt trận thứ nh́ là dư luận, BF sẽ thuyết phục dư luận tin rằng việc ACA bắt buộc các hăng bảo hiểm y tế phải cung cấp miễn phí thuốc ngừa thai cho thân chủ là chà đạp tự do tín ngưỡng; mặt trận thứ ba là tư tưởng, BF sẽ vận động giới trí thức lên án luật ACA.

    BF chủ trương, “tự do tín ngưỡng là căn bản của nhân quyền, và là điều không một chính phủ nào có thể phủ nhận được; chính phủ không hề ban phát tự do tín ngưỡng cho công dân nước ḿnh, mà tự do tín ngưỡng là mầm móng của nhân phẩm, là chứng minh của một xă hội tự do, và tín ngưỡng c̣n là dấu chứng của một xă hội lành mạnh và b́nh thường. Việc các nhân vật và các tổ chức tôn giáo can dự vào cuộc sống xă hội phải được coi là một sinh hoạt hợp lư và tự nhiên”.

    Tóm lại, BF chủ trương chính phủ Hoa Kỳ phải tôn trọng quan điểm của công giáo chủ trương không phá thai, không ngừa thai, và không đài thọ phí tổn ngừa thai cho ai cả.

    Hôm thứ Sáu mùng 1 tháng Hai, chính phủ Obama đề nghị một giải pháp dung ḥa, nhượng bộ những đ̣i hỏi của tôn giáo về việc bắt các hăng bảo hiểm y tế của tôn giáo phải cung cấp thuốc ngừa thai miễn phí cho thân chủ.

    Luật ACA sẽ nới rộng những tổ chức không phải cung cấp thuốc ngừa thai miễn phí cho thân chủ mua bảo hiểm; trước kia ACA chỉ miễn trừ cho giáo đường và một vài tổ chức trực thuộc giáo đường, trong nhượng bộ lần này, chính phủ đồng ư miễn trừ việc cung cấp thuốc ngừa thai cho cả những bệnh viện, những trường đại học và những cơ sở xă hội trực thuộc nhà thờ. Các hăng bảo hiểm y tế sẽ phải trả tiền thuốc ngừa thai cho nữ sinh viên theo học trường đạo, và nữ y tá, nữ bác sĩ phục vụ tại những bệnh viện do tông giáo làm chủ.

    Đây là lần thứ ba Tổng thống Obama nỗ lực cân bằng nữ quyền, nhu cầu y tế của phụ nữ và quyền tự do tín ngưỡng của người Mỹ. Giới tư pháp cho là nội vụ vẫn không có lối thoát nào khác ngoài lối đáo tụng đ́nh: Tối Cao Pháp Viện sẽ phải phán quyết về quyền ngừa thai và quyền tự do tín ngưỡng.

    Tổng trưởng Y Tế, Xă Hội Kathleen Sebelius cho là nhượng bộ mới của chính phủ bảo vệ được quyền ngừa thai của phụ nữ mà vẫn tôn trọng tự do tín ngưỡng.



    Kathleen Sebelius



    Để yêu cầu quần chúng góp ư kiến từ nay cho đến ngày mùng 8 tháng Tư 2013, bà Sebelius viết trong một bản thông báo: “Chính phủ đang bước thêm một bước nữa trên chương tŕnh cung cấp miễn phí cho toàn thể phụ nữ Hoa Kỳ những phương tiện ngừa thai, trong lúc vẫn tôn trọng những quan điểm của tôn giáo. Chúng tôi sẽ cộng tác với những tổ chức tín ngưỡng, những tổ chức phụ nữ, những hăng bảo hiểm y tế và nhiều tổ chức khác quan tâm đến việc ngừa thai”.

    Truyền thông ca ngợi thái độ tôn trọng dư luận của chính phủ, nhưng Kyle Duncan, luật sư chính của tổ chức BF, tổ chức đang đại diện hội Religious Liberty tại Hoa Thịnh Đốn và nhiều chủ nhân có mướn nữ công nhân trong 8 vụ kiện chính phủ liên quan đến luật ACA, lại tuyên bố là “đạo luật này chà đạp tự do tín ngưỡng của nhiều triệu người Mỹ”.



    Kyle Duncan



    Duncan đ̣i chính phủ nới rộng việc miễn trừ không phải cung cấp thuốc ngừa thai miễn phí ra ngoài phạm vi giáo hội, trường ḍng, và các bệnh viện tôn giáo, rộng ra đến các chủ nhân những hăng bảo hiểm y tế, chủ nhân những nghiệp vụ có nữ công nhân, v.v..., nếu những người này là tín đồ của những tôn giáo có giáo điều cấm ngừa thai.

    Nếu Duncan thắng kiện, th́ gần như không c̣n hăng bảo hiểm y tế nào phải cung cấp thuốc ngừa thai miễn phí cho thân chủ của họ nữa.

    Stephen F. Schneck, giám đốc viện nghiên cứu Policy Research and Catholic Studies tại viện đại học Catholic University of America tại Hoa Thịnh Đốn, nhận định, “Việc chính phủ xét lại những tổ chức công giáo được miễn cung cấp thuốc ngừa thai miễn phí là một thắng lợi đủ lớn cho Thiên Chúa giáo”. Năm ngoái Schneck là một viên chức trong chính phủ Obama phụ trách những vấn đề liên quan đến Thiên Chúa Giáo.

    Bà Cecile Richards, chủ tịch phong trào “kế hoạch hóa gia đ́nh”, diễn dịch ACA là đạo luật ấn

    định việc “chủ hăng xưởng không có quyền định đoạt việc nữ công nhân có quyền ngừa hay không ngừa thai. Quyền đó là nữ quyền, quyền của người đàn bà lựa chọn thời điểm thuận lợi nhất để sinh nở và nuôi con”.



    Tám vụ kiện đang xúc tiến nhân danh tự do tín ngưỡng có triển vọng bảo vệ quyền của các vị chủ hăng không phải đài thọ chi phí ngừa thai cho nữ công nhân, v́ việc các bà uống thuốc ngừa thai miễn phí, ngoài việc chà đạp lên tự do tín ngưỡng của chủ hăng, c̣n làm hao hụt túi tiền của họ nữa.

    Các bà cần học bài học mới, là muốn ngừa thai th́ cứ móc tiền trong bóp ra, việc tự đài thọ phí tổn ngừa thai sẽ không chà đạp lên tự do tín ngưỡng của ai cả.



    Nguyễn đạt Thịnh

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thời thịnh vượng của Hoa Kỳ đang trên đường quay trở lại !



    New York: (Theo CNN Money): Vào những năm sau cuộc thế chiến thứ Hai, Hoa Kỳ cung cấp 40 phần trăm số hàng hóa, sản phẩm cho toàn thế giới. Những năm gần đây con số 40 phần trăm đă sút giảm c̣n ở mức 18 phần trăm. Hoa Kỳ vẫn sản xuất những loại hàng hóa, nhưng những búp bê làm từ các cơ xưởng ở Trung quốc, những quần Jean Levi ở Mễ Tây Cơ, và những phim ảnh được sản xuất từ thành phố Vancouver, Canada, nơi được gọi là Hollywood của miền Bắc.



    Sau một thời gian phân tán các cơ xưởng ra nước ngoài, các công ty Mỹ như công ty điện toán Apple, công ty Caterpillar, Ford, General Electric..v.v.đang trên đà di chuyển các cơ xưởng sản xuất trở lại Hoa Kỳ.





    Trị giá của đồng mỹ kim sút giảm so với các đồng bản vị của các quốc gia khác.Trong khi đó giá nhân công ở các quốc gia khác như Trung quốc ngày một tăng, khiến việc mở lại các cơ xưởng ở Hoa Kỳ. Mới đây công ty Samsung Electronics dự trù mở một cơ xưởng sản xuất semiconductor trị giá 4 tỷ mỹ kim ở tiểu bang Texas, công ty chế tạo máy bay Airbus sẽ mở một cơ xưởng ở tiểu bang Alabama, công ty sản xuất xe hơi Toyota dự trù xuất cảng xe minivan làm ở cơ xưởng ở tiểu bang Indiana, sang các quốc gia Á Châu.



    Những t́m kiếm mới trong lănh vực dầu khí đă giúp vùng Bắc Mỹ gồm Hoa Kỳ và Canada trở nên một vùng sản xuất nhiều khí đốt nhất trên thế giới. Khí đốt bán với giá rẻ só với giá khí đốt ở Âu Châu và Nhật, đă giúp các cơ xưởng ở Hoa Kỳ giảm thiểu những chi phí.

    Gía khí đốt không cao cũng tiết kiệm chi phí cho những gia đ́nh dùng khí đốt đểsưởi ấm hay nấu nướng. Hoa Kỳ bây giờ là một xứ Saudi Arabia trên lănh vực khí đốt.



    Theo nhận định của cơ quan đặc trách năng lượng thế giới th́ vào năm 2020, Hoa Kỳ sẽ trở thành một quốc gia sản xuất nhiều dầu hỏa nhất thế giới. Bắc Mỹ gồm Canada và Hoa Kỳ sẽ là nơi xuất cảng dầu khí đi khắp nơi trên thế giới.

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Dân Mỹ đứng trước những chọn lựa khó khăn do cắt 85 tỉ công chi


    VOA

    Tổng thống Obama hôm thứ Sáu nói với các nhà làm luật rằng thất bại trong việc ngăn tránh tự động cắt giảm ngân sách là một điều ‘không thể biện minh.'


    Nhiều người Mỹ đang đối mặt với thời kỳ bất trắc và chọn lựa khó khăn khi kế hoạch cắt giảm ngân sách 85 tỉ đôla một cách tự động bắt đầu có hiệu lực.

    Phải chờ vài tuần nữa mới thấy tác động đầy đủ của chuyện này sẽ lan tỏa khắp nước Mỹ như thế nào, những một số ảnh hưởng đă bắt đầu cảm nhận.

    Một số cơ quan chính phủ liên bang đă quyết định ngưng tuyển người, cắt nhiều dự án hoặc chương tŕnh các loại để tránh phải cho nhân viên của ḿnh nghỉ việc. Một số công chức nói rằng họ đă có kế hoạch dự pḥng bị cắt lương.

    Vào lúc kế hoạch cắt giảm ngân sách tự động từ từ thấm, các nhà kinh tế cho biết các gia đ́nh nghèo và những người thất nghiệp sẽ mất trợ cấp. Hàng thịt ở các chợ sẽ bớt bày thịt v́ một số thanh tra thực phẩm đă nghỉ việc. Cũng có thể các chuyến chở hàng sẽ bị chậm trễ, hàng nhập và Mỹ cũng bớt đi, ảnh hường đến các công ty xuất hàng sang Mỹ.

    Tại Bộ Quốc pḥng, Bộ trưởng Chuck Hagel nói rằng vấn đề ngân sách chưa dứt khoát khiến quân đội khó có thể thi hành các sứ mạng. Ngoài các biện pháp đă loan báo, Bộ trưởng Hagel nói rằng một số máy bay của Hải quân sẽ nằm ụ, Không quân sẽ giảm giờ bay, và Lục quân sẽ hủy nhiều khóa huấn luyện.

    Tổng thống Obama hôm thứ Sáu nói với các nhà làm luật rằng thất bại trong việc ngăn tránh tự động cắt giảm ngân sách là một điều ‘không thể biện minh,’ và cắt giảm ngân sách 85 tỉ đôla là chuyện ‘khờ dại’ và ‘tùy tiện.”

    Phe Dân chủ của tổng thống muốn chấm dứt một số ưu đăi về thuế cho giới nhà giàu, nhưng phe Cộng ḥa không muốn tăng thuế dưới bất kỳ h́nh thức nào.

    ---------------------------------


    TT Mỹ: ‘Không thể biện minh’ nếu không tránh được cắt ngân sách



    Tổng thống Obama gọi cắt giảm ngân sách 85 tỉ đôla là ‘khờ dại’ và ‘tùy tiện.'

    Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói với các nhà làm luật rằng thất bại trong việc ngăn tránh tự động cắt giảm ngân sách là một điều ‘không thể biện minh.’

    Lên tiếng tại Ṭa Bạch Ốc hôm thứ Sáu, Tổng thống Obama gọi cắt giảm ngân sách 85 tỉ đôla là ‘khờ dại’ và ‘tùy tiện.' Ông nói cắt giảm sẽ ảnh hưởng xấu đến kinh tế và làm nhiều người mất việc.

    Phát biểu của Tổng thống Obama được đưa ra sau khi họp với lănh đạo hai đảng ở Quốc hội vào sáng thứ Sáu để t́m cách tránh phải tự động cắt giảm, có hiệu lực nội trong ngày.

    Cuộc họp tại Ṭa Bạch Ốc được nhiều người xem chỉ có tính cách tượng trưng, bởi v́ cả hai dự luật nhằm tránh cắt giảm đều bị đánh bại trước Thượng viện hôm thứ Năm.

    Sau khi họp với Tổng thống, Chủ tịch Hạ viện, Dân biểu Cộng ḥa John Boehner, nói
    rằng không có ǵ mới liên quan đến các tin tức cắt giảm ngân sách tự động trước thời hạn thứ Sáu.

    Ông nhắc lại lập trường của đảng Cộng ḥa là không chấp nhận tăng thuế.

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Phụ nữ và bảo hiểm y tế
    Phong Thu, thông tín viên RFA


    Bảo hiểm y tế ở Hoa Kỳ

    Đặc biệt là phụ nữ và trẻ em tại Hoa Kỳ đang phải đối diện với t́nh trạng không có bảo hiểm sức khoẻ do chí phí bảo hiểm ngày một tăng cao.

    Báo cáo mới nhất của tổ chức Gia Đ́nh USA về vấn đề bảo hiểm y tế cũng cho biết có 72 người chết mỗi ngày, 500 người chết mỗi tuần và khoảng 2.175 người chết mỗi tháng do thiếu bảo hiểm y tế.

    Bảo hiểm y tế rất cần thiết cho phụ và trẻ em. Nhưng nhiều phụ nữ có thu nhập thấp và trung b́nh, hoặc kinh doanh nhỏ thường không có bảo hiểm sức khoẻ. Phần lớn họ lệ thuộc vào người chồng. Nhưng sau khi ly hôn, phụ nữ thường bị mất bảo hiểm y tế.
    Website Futurity phát hành ngày 14/11/2012, đă đăng tải một bản báo cáo nghiên cứu của trường Đại Học Michigan cho biết khoảng một triệu vụ ly hôn xảy ra mỗi năm ở Mỹ, và hơn 100.000 phụ nữ bị nhận được bảo hiểm y tế thông qua người chồng của họ, đă mất bảo hiểm y tế ".

    Báo cáo mới nhất của tổ chức Gia Đ́nh USA về vấn đề bảo hiểm y tế cũng cho biết có 72 người chết mỗi ngày, 500 người chết mỗi tuần và khoảng 2.175 người chết mỗi tháng do thiếu bảo hiểm y tế

    Nhiều phụ nữ gặp khó khăn trong việc duy tŕ bảo hiểm tư nhân v́ họ không c̣n đủ điều kiện và gặp khó khăn trong việc trả phí bảo hiểm sức khoẻ.ngày một tăng cao. Họ lại không đủ điều kiện để được chính phủ hổ trợ và cung cấp bảo hiểm cho họ và các con.

    Số người không có bảo hiểm y tế là 50 triệu tức ¼ dân số tại Hoa Kỳ, chưa tính những người nhập cư lậu không có bảo hiểm y tế .Trong số đó có khoảng 13% phụ nữ mang thai mỗi năm, nhưng họ không có bảo hiểm, thường không được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ trước khi sinh con.

    Tờ báo Newsweek/ The Dialy Beast, trong ngày 14 tháng 9 năm 2012, đă đăng một bài viết của bà Leslie Bennetts, đă nói về những con số mới nhất về nghèo đói của Cục Điều Tra Dân Số và phụ nữ Mỹ đang bị ảnh hưởng nặng nhất. Bà Leslies Benetts nói rằng chúng ta có thể cảm ơn Trung tâm Luật Phụ nữ Quốc gia,(National Women’s Law Center) một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington cho biết con số kỷ lục đáng báo động về t́nh trạng phụ nữ, trẻ em đang sống trong nghèo đói và hàng triệu những người phụ nữ nghèo không có bảo hiểm sức khỏe. Trong đó, đáng quan tâm nhất là phụ nữ gốc Tây Ban Nha và phụ nữ da đen, tỷ lệ nghèo tăng nhanh hơn và tăng cao hơn, có khoảng 25% đối với phụ nữ gốc Tây Ban Nha và 25,6% phụ nữ da đen.

    Hiện nay, có hơn 19 triệu phụ nữ không có bảo hiểm y tế, cứ năm phụ nữ th́ có một người không có bảo hiểm y tế. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 64 không có bảo hiểm y tế tăng từ 19,2% năm 2009 đến 19,7% trong năm 2010, tỷ lệ cao nhất được ghi nhận trong hơn một thập kỷ qua.

    Bảo hiểm tư nhân không thể để giải quyết được t́nh h́nh nầy. Tỷ lệ phụ nữ được bảo hiểm y tế thông qua các công ty, cơ sở nơi ḿnh đang làm việc. Nhưng sự bảo trợ lao động giảm 60,6% trong năm 2010, có ảnh hưởng đến hơn 600.000 phụ nữ.

    Theo báo cáo của chính phủ, cộng đồng Việt Nam không có bảo hiểm y tế chiếm tỉ lệ 18.3%. Con số nầy hiện nay tăng cao hơn do t́nh trạng thất nghiệp và di dân từ Việt Nam sang. Chính quyền tại quận hạt Santa Ana báo cáo năm 2011 rằng, so với các sắc dân khác th́ tổng số người Việt tử vong do mắc bệnh măn tính cao hơn sắc dân khác mà ung thư gan là chiếm hàng đầu. Đặc biệt phụ nữ Việt Nam có tỷ lệ bệnh ung thư cổ tử cung đứng vào hàng thứ ba so với các sắc dân người Mỹ gốc Á Châu. Cứ 4 người Việt th́ có hơn 1 người thiếu bảo hiểm y tế, chiếm tỉ lệ 26%.

    Hiện nay, có hơn 19 triệu phụ nữ không có bảo hiểm y tế, cứ năm phụ nữ th́ có một người không có bảo hiểm y tế. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 64 không có bảo hiểm y tế tăng từ 19,2% năm 2009 đến 19,7% trong năm 2010

    Chương tŕnh cải tổ y tế của Tổng Thống Obama

    Cô Kimberly, một phụ nữ trẻ đă tốt nghiệp Đại Học, đang sống tại San Jose cho rằng cộng đồng Việt Nam cũng đang đối diện với t́nh trạng không có bảo hiểm, tỉ lệ nầy chiếm rất cao nhất. Cho nên, nhiều người cũng theo dơi và quan tâm đến chương tŕnh cải tổ y tế của Tổng Thống Obama. Cô nói:

    Kimberly: Nữ giới ḿnh th́ sức khoẻ là hàng đầu tại v́ c̣n phải lo cho bản thân và gia đ́nh nữa. Bản thân không có đuọc khoẻ th́ không thể nào lo cho gia đ́nh và đứng ra lo cho công việc xă hội nữa th́ rất là quan trọng. Riêng về cái bảo hiểm của ông Obama th́ cháu thấy nó hay. Bó buộc lại những người làm nghề tự do để mà có thể tuân thủ theo những nguyên tắc của y tế là phải bảo vệ sức khoẻ hàng đầu th́ đó là một sự khó khăn rất khó khăn cho chính phủ Tiểu Bang cũng như là Liên Bang. Tại v́ làm như thế th́ số tiểu thương nếu mà không có sự giúp đỡ tài trợ của chính phủ th́ họ sẽ từ từ cắt giảm nhân công tại v́ khi họ làm họ cũng có đóng góp ít nhiều cho chính phủ.”

    Ngược lại, bà Tracy Lê, chủ tiệm Nails tại Washington D.C cho rằng nếu chính phủ lo bảo hiểm cho toàn dân th́ sẽ sinh ra rất nhiều vấn đề khó khăn cho dân. Bà cho biết:

    Chưa chắc ǵ cái Obama Care là tốt đâu. Những cái bảo hiểm của chính phủ là đừng có hy vọng. Bảo hiểm tư nhân th́ c̣n có hy vọng. Sau nầy nó sẽ bao cấp những cái luật của nó dầy 2,000 trang giấy chị không thể nào nhớ hiểu được hết

    Tracy Le

    Tracy Le: “Chưa chắc ǵ cái Obama Care là tốt đâu. Những cái bảo hiểm của chính phủ là đừng có hy vọng. Bảo hiểm tư nhân th́ c̣n có hy vọng. Sau nầy nó sẽ bao cấp những cái luật của nó dầy 2,000 trang giấy chị không thể nào nhớ hiểu được hết. Nhưng mà những ǵ thuộc về chính phủ th́ thường thường bao giờ cũng bao cấp. Nó không có lo cho bệnh nhân. Một lần mà chị lấy hẹn với bác sĩ hay cái ǵ đó khó khăn lắm chớ không phải dễ. giống như Canada hiện tại bây giờ cũng vậy. Canada là Medicare của nhà nước không đó. Nó lấy thẳng trong tiền lương của chị bất kỳ ai, cho toàn dân luôn mà th́ cái Medicare đó là chính phủ nên nhiều người ở Canada kể người ta nói là có một lần bịnh lấy hẹn nó cho cái hẹn 6 tháng trời mới gặp được bác sĩ hoặc là có khi chị vô ngồi chờ mút chỉ luôn. Tại v́ có nhiều người không có bệnh hay là bệnh sơ sơ cũng vô khám bệnh để lấy thuốc. Tại v́ cho không hết không có tốn tiền, cho nên, nó làm như vậy để cho người ta nản người ta không đi nữa.”

    Nh́n chung, những người Việt không có bảo hiểm y tế đa số tập trung vào những người làm nghề tự do. Đông nhất là làm Nails. Chỉ tính tại New York đă có 4.100 tiệm Nails. Mỗi tiệm trung b́nh có khoảng từ 3 đến 10 thợ th́ đă thấy số lượng người làm Nails rất cao, phụ nữ chiếm tỉ lệ 96%, nam 4%. Cộng đồng người Việt chiếm 43%, với một lực lượng làm Nails trên 5,000 người, dẫn đầu trong tổng số những người làm Nails trên toàn quốc: Nữ chiếm 70% nam 30%.

    V́ sinh hoạt trong cộng đồng từ khi c̣n trẻ nên Cô Kimberly cũng đưa ra những nhận định rằng, vấn đề bảo hiểm toàn dân c̣n gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều người lạm dụng để trục lợi cho ḿnh. Cô vẫn hy vọng chính phủ cần cần nhắc trước khi ứng dụng tại Hoa Kỳ:

    Kimerly: “Bảo hiểm sức khoẻ đang trong giai đoạn tranh căi. Cô sẽ thấy 2 bên để cô tự nhận ra. Nếu cháu là cái giới mở ra bán bảo hiểm sức khỏe th́ cháu thấy nó mất, tại v́ chính phủ bây giờ tài trợ rồi. Cho nên những người đó không c̣n mua bảo hiểm sức khoẻ nữa. Nếu mà họ có bảo hiểm sức khoẻ của chính phủ như vậy th́ cái tiền đó nó cũng đắp đổi qua, mà cái tiền đó quỹ lấy ra từ đâu và bao nhiêu phần trăm. Nếu mà cháu đứng về phe của những người được nhận cái khoảng phúc lợi nầy th́ cháu thấy có nhiều người rơi vào vấn đề tham. Họ cảm thấy được bao nhiêu th́ được không cần bỏ tiền ra. Cái người nào thực sự cần thiết và cái người nào thực sự không cho.”

    Bà Tracy Lê cho rằng nhà nước đang khó khăn th́ chương tŕnh Obama Care không phải là một biện pháp khả thi cho đất nước:

    Tracy: “Cái ǵ thuộc về chinh phủ rồi th́ nó bao cấp. Các nhân viên nó không quan tâm đến người dân. Tư nhân th́ họ mới cạnh tranh nhau để mà lo cho khách hàng của họ. C̣n cái chị được quyền chọn lựa. Chị thích th́ chị mua, chị không thích th́ chị không mua. Nếu chị thấy chị c̣n khoẻ mạnh th́ chị không mua. Khi nào chị cần th́ chị đi mua. Rồi chị lựa hảng nào mắc, hảng nào rẻ th́ chị đi mua theo cái giá của chị. Chị phải chấp nhận thôi. Chưa kể ông Obama ra cái luật đó rồi là c̣n trích ngân sách nhà nước ra trong khi nhà nước đang lủng. Nhà nước đang thiếu nợ mà lại trích ra nữa, thiếu nợ nữa. Nghe nói bao nhiêu ngàn tỉ để lo cho vụ Obama Care. Rồi bắt những công ty bảo hiểm đóng cửa. Những công ty đóng cửa th́ nhân viên thất nghiệp. Rồi phải mướn nhân viên khác vô nhà nước làm, phải huấn luyện tốn tiền nữa, lại bao cấp nữa. Cái ǵ thuộc về nhà nước là mệt lắm.”

    Nhiều người muốn mua bảo hiểm nhưng giá quá cao và giá bảo hiểm hàng năm cứ tăng dần theo độ tuổi khiến họ không thể theo đuổi hoặc phải cắt bảo hiểm. Họ phải mua những loại bảo hiểm rẻ tiền chỉ dành cho bệnh viện. Trong thực tế, hiện nay các công ty bảo hiểm sức khoẻ không muốn bán cho phụ nữ sinh con. V́ họ thấy không có lời. Tại tiểu bang Maryland, Washington D.C, và Virginia chỉ c̣n có công ty CareFirst và Anthem là c̣n bán bảo hiểm cá nhân cho phụ nữ sinh con. Nhưng giá bán cho họ cao gấp đôi so với nam giới.

    Cô Kimberly tin rằng chương tŕnh Obama Care có thể thực hiện được. Cô nhận định như sau:

    Kimberly: “Cái bảo hiểm của ông Obama có thể thực hiện được nếu đưa ra một chính sách nó ổn thoả cho cả hai bên. Bây giờ ḿnh phải giới hạn, cái giới nào và cái thành phần nào được. Huống ǵ ḿnh nói chỉ là nói lư thuyết thôi ḿnh là cái người mà quan tâm về cái sức khoẻ cả nước. Ḿnh chưa thể nào ở vào cái mức của người Canada. Họ có bảo hiểm sức khoẻ cho bao nhiêu người của họ. Tại v́ người Mỹ có quan niệm tiểu bang khác nó là cái nhà khác nó không mắc mớ ǵ bên nầy. Mọi người chưa có hợp nhất. Bây giờ đối với gánh nặng như vậy Liên Bang sẽ phải giúp đỡ bỏ ra cái phần tiền nầy. Đă phải trích cái phần tiền nào ra, cái tiền đó dùng để làm cho cái nào. Liên Bang ra th́ Tiểu Bang được sự giúp đỡ đó th́ họ sẽ nghĩ cách.”

    Thực tế vẫn c̣n hàng triệu người không có bảo hiểm, dự luật Affordable cung cấp những hứa hẹn cho việc truy cập giá cả phải chăng cho bảo hiểm và người dân có cuộc sống khoẻ mạnh và sống lâu hơn

    Ông Ron Pollack

    Tổ chức Gia Đ́nh USA đă ủng hộ tuyệt đối chính sách cải tổ y tế của Tổng Thống Obama. Ông Ron Pollack, Giám Đốc điều hành tổ chức cho biết, Dự luật Affordable Care Act đă được Quốc Hội thông qua để giải quyết một bi kịch đáng xấu hổ của người Mỹ. V́ thực tế vẫn c̣n hàng triệu người không có bảo hiểm, dự luật Affordable cung cấp những hứa hẹn cho việc truy cập giá cả phải chăng cho bảo hiểm và người dân có cuộc sống khoẻ mạnh và sống lâu hơn. Affordable Care Act cho phép chúng tôi thức dậy từ cơn ác mộng khủng khiếp về chăm sóc y tế và cái chết. Ông Pollack nhấn mạnh: “Tiêu diệt cải cách y tế có nghĩa là cơn ác mộng sẽ tiếp tục cho tất cả người Mỹ.” Đa số do các công ty bảo hiểm từ chối bán cho những người có bị bệnh từ trước. Và do giá cả y tế quá cao so với khoảng thu nhập của gia đ́nh. Họ chỉ c̣n chú trọng đến việc trả tiền nhà và thức ăn cho ăn gia đ́nh. Một số khác bị mất bảo hiểm khi thất nghiệp tăng cao. Số người tử vong sớm từ năm 2005 đến 2010 tăng từ 20.350 đến 26.100, trong đó California chết nhiều nhất là 3,164 người chết trẻ.

    Ông Pollack kết luận rằng con số 50 triệu người không có bảo hiểm y tế không phải tầm thường. Họ thường xuyên bị từ chối chăm sóc y tế và phải đối mặt với sự bất công về cuộc sống khoẻ mạnh và phải chết sớm. Tất cả những ǵ mọi người khác quan tâm, từ các chính trị gia đến các nhà b́nh luận, các nhà lănh đạo chính phủ muốn giúp cho dân thoát khỏi t́nh trạng thiếu thốn và đau khổ, th́ họ phải bắt đầu tập trung vào phụ nữ và trẻ em. Bởi v́, họ là những người chịu đau khổ nhiều hơn bất cứ ai khác./.

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Sự cáo chung của Bưu điện Mỹ

    - Nguyễn Thơ Sinh



    Thư không cánh thư bay muôn ngả

    Cảm ơn người vất vả đưa thư...

    (Khuyết danh)



    Hồi nhỏ ở nhà có lần tôi đă thấy hai câu thơ viết ngoài phong b́ như vậy. Có vẻ như người viết câu thơ đó thực tâm muốn bày tỏ t́nh cảm tri ân của ḿnh với những bưu tá viên. Và hiển nhiên chuyện gởi thư, nhận thư quá quan trọng với người Việt ḿnh “hồi c̣n ở nhà”. Qua đến Mỹ (hoặc ở bất cứ nơi nào đồng bào ḿnh lưu lạc) buổi đầu rất ít khi nói chuyện điện thoại bởi giá cước điện thoại đắt kinh khủng, Internet th́ chưa có, email lại càng không có, điện tín cũng đắt, việc nối kết liên lạc giữa những người thân trong gia đ́nh nghiễm nhiên chỉ c̣n một con đường duy nhất: Gởi thư.

    Tới Mỹ, một h́nh ảnh khiến bà con ḿnh ngạc nhiên nhất là chiếc xe thư và những người đưa thư (mailman). Có thể nói h́nh ảnh gần gũi quen thuộc của người đưa thư đă trở thành một phần của bức tranh đời sống người dân xứ Mỹ. Đặc biệt v́ cuộc sống ở Mỹ với một hệ thống các ngành dịch vụ phát triển hoàn chỉnh nên ai cũng có tài khoản (account) với các dịch vụ ḿnh sử dụng. Thôi th́ từ ngân hàng cho đến hăng điện thoại, sở nước, sở điện, hăng gaz, hóa đơn cáp truyền h́nh, thẻ tín dụng, bảo hiểm các loại, biu, bủng... Kế đó là ê hề những tờ quảng cáo của các chợ, các công ty mua bán hoặc những lá thư rác rến mà người Mỹ gọi là junk mails.



    Nhớ năm 1992 một con tem gởi thư nội địa ở Mỹ cho một lá thư đơn giản (first class mail) chỉ mất có 29 xu. Đến tháng 01 năm 2013 là 46 xu. Như vậy chỉ sau hai thập niên, giá tem đă tăng lên 17 xu. Thuở ban đầu, khi hệ thống tem thư hoạt động ở Mỹ, gởi một lá thư chỉ mất có 3 xu (năm 1886). Vậy nhưng xem ra dù giá tem có tăng, ngành bưu điện Mỹ có thể nói hiện đang đứng trên bờ vực thẳm!





    Thời vàng son của bưu điện nay c̣n đâu?



    Hôm thứ Tư, mùng 6 tháng 02 năm 2013, viên chức cao cấp nhất của Bưu điện Mỹ (U.S. Postmaster General) là ông Patrick Donahoe đă tuyên bố sẽ ngừng đưa thư vào ngày thứ bảy, bắt đầu từ tháng 08 năm 2013. Lư do, ṿng vo tới lui cuối cùng vẫn là kết luận: Thói quen gởi thư của người Mỹ đă thay đổi. Nguyên văn: America's changing mailing habits. Và chỉ có cách tiết kiệm này mới giúp ngành bưu điện Mỹ tránh khỏi phá sản. Nôm na đây sẽ là cách sáng tạo để giảm bớt những chí phí: creative ways to generate significant cost savings!

    Hăy tưởng tượng, mỗi ngày Bưu điện Mỹ (một dạo từng là Bộ Bưu Điện hẳn hoi) có tầm quan trọng ngang hàng với những Bộ khác của Mỹ. Nhưng giờ đây Bưu điện Mỹ xem ra đang gặp phải những khó khăn tài chánh đến nỗi mỗi năm Bưu điện Mỹ lỗ lă khoảng 25 triệu đô la. Tháng 11 năm 2012, Bưu điện Mỹ (theo lời Patrick Donahoe) kê khai con số thua lỗ lên tới 15.9 tỷ đô la. (Tương đương thua lỗ gấp 3 lần so với năm trước đó). Hiện nay Bưu điện Mỹ đă vay Ngân khố Mỹ (Treasury) ở mức cao nhất được phép là 15 tỷ đô la rồi.

    Khi bạn tưởng tượng Bưu điện Mỹ là một chàng khổng lồ - một dạo từng được coi có thể nói vững như bàn thạch, bạn sẽ thấy bức tranh kinh tế xă hội Mỹ đang có những thay đổi rất sâu và rộng - ảnh hưởng trực tiếp lên tương lai của gă khổng lồ này. Một dạo nhân viên Bưu điện Mỹ được coi là người có job thơm. Nhưng với đà phát triển èo uột, đi xuống này, người ta sẽ đắn đo, không thể không suy nghĩ về tương lai của chàng khổng lồ này trong t́nh trạng ngành bưu điện Mỹ mỗi lúc càng chật vật hơn.

    Một vài người đă nói: Lương của họ bây giờ đă bị cắt giảm rồi. Khi hỏi kỹ hơn, lương của nhân viên bưu điện làm việc đă lâu vẫn giữ nguyên. (Khó có thể có tăng lương). C̣n nhân viên mới được thuê sẽ phải nhận lương thấp hơn khoảng 25% so với các đồng nghiệp được thuê trong các giai đoạn Bưu điện Mỹ vẫn chưa rơi vào cảnh thua lỗ. Kể ra chuyện này đâu có ǵ là lạ. Thu nhập giảm, lợi tức thất thoát, ban giám đốc điều hành buộc phải siết lại những lỗ hổng ṛ rỉ tài chánh! V́ vậy, chuyện bỏ phát thư ngày thứ bảy (từng được tiên báo) là chuyện sớm muộn ǵ cũng xảy ra. Có người bi quan hơn cho rằng rồi đây mỗi tuần chỉ c̣n phát thư vào thứ hai, thứ tư, và thứ sáu. Hẳn các bạn c̣n nhớ một chuyện khá xôn xao xảy ra cuối năm ngoái khi thương hiệu bánh ngọt Hostess với những chiếc bánh nướng nhân kem Twinkies đă buộc phải cắt lương của công nhân (đơn giản là lợi tức của hăng sụt giảm v́ dân Mỹ tránh xa những món ăn chứa nhiều đường như bánh Twinkies, dễ bị béo ph́). Kết quả là công nhân không chịu hạ lương. Nghiệp đoàn nhảy vô can thiệp. Kết quả là hăng đi đến quyết định đóng cửa, phát măi tài sản, sa thải 18.500 nhân công. Nhắc lại chuyện này để thấy trong bức tranh toàn cảnh kinh tế ở Mỹ hiện nay không có điều ǵ là chắc chắn. Nhiều bạn trẻ người Việt bắt đầu nhận thấy thật khó tiên liệu trước chuyện ǵ sẽ xảy ra. Trong đó nhiều thương hiệu từng một thời tạo nên những h́nh ảnh ấn tượng, góp phần làm nên xứ Mỹ cực thịnh bây giờ bắt đầu bước vào ngưỡng cửa suy thoái, mai một dần dần.





    Có ngày thùng thư này sẽ hóa thạch



    Vậy ai là thủ phạm đă đánh một chùy khá nặng vào đầu anh chàng khổng lồ Bưu điện Mỹ? Người ta không thể không nghĩ đến thư điện tử (email) và những dịch vụ qua mạng trực tuyến (online) - đặc biệt là giao dịch ngân hàng qua mạng; hiện đang bùng nổ ồ ạt trong thời đại kỹ thuật số (digital). Kết quả là lượng thư từ gởi đi trong năm 2012 chỉ c̣n lại gần 160 triệu thư, tức giảm đi 5% so với năm 2011. Tất nhiên t́nh h́nh này xem ra mỗi lúc một thêm gay cấn, sốt dẻo hơn khi đâu đâu người ta cũng nói đến chiến dịch xanh (go green), hoặc không xài giấy nữa (paperless). Thử hỏi như vậy làm sao ngành bưu điện không bị ảnh hưởng nặng nề.

    Đó là cú đánh vào đầu khá nặng từ bên ngoài. Bản thân ngành Bưu điện Mỹ từ bên trong đang phải đối diện với những điều nan giải như một khối ung trong ngực. Tỷ như khoản chi trả cho lương hưu (employee pension) và phúc lợi sức khỏe cho nhân viên đă trở thành một gánh nặng tài chánh khá nhức nhối. Trong ṿng hai năm, Bưu điện Mỹ đă phải cắt giảm chỉ giữ lại 70 trung tâm xử lư phân phối thư. Họ buộc phải giảm giờ mở cửa tại các bưu điện, sáp nhập các cơ sở trung tâm, đồng thời sa thải gần 60.000 nhân viên để tồn tại.

    Cực chẳng đă mới phải vậy thôi, hết cách rồi! Theo báo cáo của hăng tin AP chuyện chấm dứt phát thư ngày thứ bảy (khoảng 52 ngày trong năm) giúp Bưu điện Mỹ tiết kiệm được chừng 2 tỷ đô la mỗi năm. Lần đầu tiên trong lịch sử hiện diện 237 năm của ḿnh, Bưu điện Mỹ cố gồng hết sức để duy tŕ chỉ giao các bưu kiện (packages) 6 ngày/tuần và phát thư (mails) chỉ c̣n 5 ngày/tuần.

    Báo New York Times cho biết tháng 04 năm 2012, Thượng viện Mỹ phê chuẩn cho phép Bưu điện Mỹ trả lương hưu non (early retirement) cho 100.000 nhân viên (tương đương 18% tổng số nhân lực của Bưu điện Mỹ). Bằng cách này, Bưu điện Mỹ có thể gỡ gạc lại được 11 tỷ đô la tiết kiệm. Tuy nhiên, Thượng viện không đồng ư chuyện bỏ phát thư ngày thứ bảy. Xem ra năm nay chuyện này đă xảy ra như một hiện trạng rơ rệt không thể chối căi được. Kể cả chuyện Thượng viện Mỹ cùng đành phải... bó tay.

    Có ư kiến cho rằng lẽ ra chuyện bỏ phát thư ngày thứ bảy nên làm từ lâu rồi mới phải. Có ư kiến đề nghị nên tăng thêm thuế để duy tŕ lịch phát thư đều đặn như cũ. Có ư kiến nói tăng thêm giá cước bưu phí để cân bằng lại những chi phí cũng như thất thoát từ thu nhập của ngành bưu điện. Có người nói sao bưu điện không cải tổ, biến thành một siêu thị, bán thêm những mặt hàng khác để hấp dẫn khách và tăng thêm thu nhập... Cách nào cũng có cái hay, cái dở của riêng nó... Và xem ra số phận của Bưu điện Mỹ sẽ có ngày cáo chung, chí ít chúng ta sẽ thấy nó khác hẳn với những ǵ chúng ta từng biết cách đây chừng hơn một thập niên.

    Vậy đó... Với bà con người Việt ḿnh, h́nh như lâu lắm rồi mới thấy dán một con tem lên b́a thư. Cái ǵ bây giờ cũng thấy online hết trơn. Tỷ như các báo cáo hằng tháng của ngân hàng (bank statements) nay được gởi thẳng vào hộp thư điện tử qua ngả những file đính kèm. C̣n thư tín ́ ạch tuổi con rùa th́ làm sao địch lại thư điện tử... Đă vậy gởi thư điện tử khỏi lo thất lạc, khỏi sốt ruột đợi chờ...

    Rồi đây sẽ c̣n thương hiệu nào của Mỹ sẽ nối gót Bưu điện Mỹ đối diện với những điều chỉnh gay gắt để tiếp tục sinh tồn? Một khi luật của cuộc chơi đă tới hồi thẳng tay đào thải th́ trời cũng không cứu nổi!



    Nguyễn Thơ Sinh



    (Theo: http://finance.yahoo.com/blogs/daily...140127634.html)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 37
    Last Post: 08-11-2012, 10:17 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 04-03-2012, 09:00 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 09-02-2012, 06:36 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 18-03-2011, 11:49 AM
  5. Dự Án Đường Sắt Cao Tốc Mỹ.
    By nghiep in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 09-02-2011, 09:04 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •