Results 1 to 3 of 3

Thread: Đă đến lúc bàn về chuyện đa đảng?

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đă đến lúc bàn về chuyện đa đảng?

    Đă đến lúc bàn về chuyện đa đảng?
    Thành lập một đảng chính trị dễ hay khó? (Việt Hoàng)



    “...Thành lập một đảng chính trị đă rất khó, duy tŕ được nó lại càng khó hơn. Việc các tổ chức chính trị vội vă thành lập và nhanh chóng rơi vào quên lăng tại Việt Nam thời gian qua là một ví dụ. Một điều rất quan trọng khác nữa là một tổ chức chính trị muốn có uy tín th́ cần phải có thời gian để chứng minh...”





    1.Đă đến lúc bàn về chuyện đa đảng?

    Một sự kiện chính trị đang diễn ra sôi nổi và thu hút được sự chú ư đặc biệt của người dân Việt Nam qua các trang mạng điện tử cũng như trong dư luận tại Việt Nam là việc lấy ư kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992. Đỉnh điểm của sự kiện này là “Bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992” của 72 nhân sĩ trí thức hàng đầu của Việt Nam, ngoài việc đưa ra bảy (7) kiến nghị về “quyền lập hiến, quyền con người, sở hữu đất đai, tổ chức nhà nước, lực lượng vũ trang, trưng cầu dân ư đối với Hiến Pháp và thời hạn góp ư kiến sửa đổi Hiến Pháp” bản Kiến nghị này c̣n mạnh dạn đưa ra một bản dự thảo Hiến pháp khác với bản dự thảo của Quốc hội Việt Nam.

    Khoan hăy nói đến kết quả và nội dung của bản Kiến nghị và bản dự thảo Hiến pháp mới của 72 vị nhân sĩ th́ chỉ riêng với việc soạn thảo một bản Hiến pháp với những tiêu chí dân chủ và mang tính thời đại cùng với việc công bố rộng răi nó cũng đă là một bước tiến đáng kể trong tư duy của giới trí thức tinh hoa Việt Nam. Trí thức Việt Nam đă phần nào hiểu rằng việc dẫn dắt, định hướng và lănh đạo đất nước phải do chính họ đảm nhiệm, không ai khác có thể làm thay cho họ. Trí thức Việt Nam đă bước đầu vượt qua được tâm lư và di sản lịch sử “vua-tôi” để đứng lên nhận lănh trách nhiệm hướng dẫn quần chúng.

    Trí thức Việt Nam có lẽ, cần đồng thuận với nhau một điều căn bản: Cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước mà các lực lượng dân chủ Việt Nam đang theo đuổi phải là cuộc cách mạng của tri thức. Đó là cuộc đấu tranh bằng tư tưởng, bằng lời nói, bằng sự thuyết phục và sự đồng thuận chứ không thể là cuộc đấu tranh bằng bạo lực của Búa và Liềm như đảng cộng sản đă và đang thực hiện. Nếu chúng ta đồng ư như vậy th́ muốn hay không, giới trí thức Việt Nam phải nhập cuộc, phải đi đầu và tiên phong trong mọi hoàn cảnh. Cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước, v́ vậy nó c̣n là cuộc đấu tranh để “giải phóng” trí thức.

    Điều nổi bật nhất, gây được sự chú ư và đồng thuận nhất của đa số người dân Việt Nam theo dơi sự kiện “sửa đổi Hiến pháp” lần này đó là yêu cầu bỏ điều 4 Hiến pháp 1992, tức là yêu cầu đảng cộng sản Việt Nam chấp nhận cuộc chơi dân chủ, cạnh tranh lành mạnh và b́nh đẳng với các đảng phái chính trị khác không cộng sản. Sự đồng thuận này đến từ mọi thành phần trong xă hội, trong cũng như ngoài nước. Một nước Việt Nam đa đảng là đ̣i hỏi đầu tiên và quan trọng nhất đối với tất cả người dân Việt Nam. Như vậy, việc đề cập và bàn luận về đa nguyên, đa đảng bắt đầu được người dân và cả giới trí thức Việt Nam quan tâm và t́m hiểu. Đây là một sự tiếp cận mới về chính trị rất đáng khuyến khích trao đổi.

    Sự “đổi mới tư duy” này có được sau khoảng thời gian dài mà người dân Việt Nam, giới trí thức và giới “đối lập trung thành” đă t́m mọi cách góp ư, khuyên bảo, năn nỉ, van xin… chính quyền, nhưng không thành. Rơ ràng là không thể có chuyện “dân chủ độc đảng”, đă là dân chủ th́ phải có đa đảng. Chính trị cũng như kinh tế, phải có cạnh tranh th́ người dân mới có thể hưởng lợi, mới có quyền đ̣i hỏi và mới được chính quyền phục vụ tốt nhất. Cạnh tranh sinh ra đạo đức và công bằng xă hội.

    2.Một đảng chính trị cần có những điều kiện ǵ?

    Có một số câu hỏi cần thảo luận một cách nghiêm túc và rơ ràng là: Thế nào là một đảng chính trị? Thành lập và duy tŕ một đảng chính trị dễ hay khó? Việt Nam có bao nhiêu đảng chính trị đúng nghĩa, và nó như thế nào?... Chúng ta hăy cùng nhau xem xét.

    Đầu tiên, thế nào là một đảng chính trị (một chính đảng)? Một đảng chính trị là tập hợp của những người cùng chia sẻ một lư tưởng chính trị với mong muốn tham gia vào chính trường để thay đổi xă hội và phụng sự nhân dân. Theo ông Nguyễn Gia Kiểng th́ “một chính đảng đúng nghĩa được quan niệm như là một dụng cụ để thể hiện một tư tưởng chính trị nghiêm túc và để thực hiện một dự án chính trị đúng đắn”. Điều kiện cần và đủ của một chính đảng đó là: có một tư tưởng chính trị nghiêm túc; một vị lănh đạo có hiểu biết, lương thiện và bao dung; một đội ngũ ṇng cốt gắn bó và đoàn kết; có những hoạt động thường xuyên, có sự phân công, tổ chức và lănh đạo rơ ràng; có sự kế thừa;…Trong các yếu tố trên th́ hai yếu tố “xây dựng một tư tưởng chính trị” và “ xây dựng một đội ngũ cán bộ ṇng cốt” là hai yếu tố cực kỳ quan trọng và mất rất nhiều thời gian. Đảng cộng sản Liên-xô của Lê-nin (trước đây) trên thực tế hoàn toàn là một tổ chức khủng bố nhưng Lê-nin cũng phải dựa vào học thuyết cộng sản của Mác và Ăng-gen, sau đó xào nấu lại thành chủ nghĩa Mác-Lênin. Rồi th́ các đảng cộng sản như Trung Quốc, Cu ba, Bắc Triều Tiên và Việt Nam đều phải dựa trên học thuyết đó để biện minh cho sự độc tài và toàn trị của ḿnh. Tại Việt Nam, dù hoang tưởng nhưng chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đă mê hoặc được rất nhiều người dân và cả trí thức để rồi mới có cách mạng Tháng 8 năm 1945 và chiến thắng 1975. Hiện tại dù ban lănh đạo đảng cộng sản Việt Nam và nhiều người dân Việt Nam không c̣n tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin nữa nhưng chính quyền không thể vứt bỏ nó v́ nếu không có nó th́ đảng cộng sản hoàn toàn trần trụi về tư tưởng. Chủ nghĩa Mác-Lênin như cái áo đă rách nát nhưng không mặc nó th́ chỉ c̣n cách cởi trần mà cởi trần th́ chứng tỏ chính quyền là vô lư và vớ vẩn.

    Nói như vậy để chúng ta thấy được sự quan trọng tột bậc của việc xây dựng một tư tưởng chính trị cho một quốc gia. Không có tư tưởng chính trị đúng đắn và nghiêm túc th́ không một quốc gia nào có thể thịnh vượng và phát triển. các nước Châu Phi dù có dân chủ, đa đảng và bầu cử tự do nhưng vẫn cứ kiệt quệ trong nghèo đói và chiến tranh. Hay mới đây nhất là tại các nước Ả Rập như Tunisia, Lybia và Ai Cập… sau khi lật đổ được các nhà độc tài một cách ngoạn mục với tên gọi “Mùa Xuân Ả Rập”, các nước này tiếp tục rơi vào bất ổn với sự chiến thắng của các đảng Hồi giáo cực đoan với âm mưu dựng lên một nhà nước độc tài kiểu mới. Nhân dân các nước Ả Rập lại phải xuống đường, tiếp tục đấu tranh để cuộc cách mạng mà họ vừa giành được không bị đánh cắp một lần nữa.

    Năm 1945, đảng cộng sản Việt Nam đă cướp được chính quyền chỉ với 5000 đảng viên, nhưng giờ đây với gần 4 triệu đảng viên th́ sự tồn vong của chế độ đang trên bờ vực thẳm. Tại sao như vậy? Rơ ràng là 5000 đảng viên trước đây có sự dấn thân, lư tưởng, gắn bó và đoàn kết hơn 4 triệu đảng viên bây giờ. Điều này cũng chứng minh một chân lư là chỉ có lư tưởng (dù là hoang tưởng như chủ nghĩa cộng sản) mới gắn kết được các thành viên trong một chính đảng lại với nhau, chứ không phải là tiền bạc. Các đảng viên cộng sản ngày xưa hầu như là không có ǵ và họ tự nguyện hy sinh, c̣n đảng viên bây giờ gắn kết và bảo vệ đảng bằng cái… sổ hưu, như lời ông Đại tá-Phó giáo sư-Tiến sĩ-Nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh từng phát biểu, và đó là sự thật.

    Việc thành công của Việt Minh năm 1945 cũng minh chứng cho một điều rất quan trọng khác về chính đảng, đó là một đảng chính trị chỉ có thể h́nh thành trong khó khăn, khi chưa thành công. Không một đảng chính trị nào có thể thành lập và duy tŕ được sau khi đă… cầm quyền. Đảng Cần lao của ông Ngô Đ́nh Diệm hay đảng Dân chủ của ông Nguyễn Văn Thiệu ở Miền Nam trước đây là một ví dụ. Đảng cộng sản Việt Nam là đảng chính trị duy nhất thành công và cầm quyền tại Việt Nam suốt 68 năm qua, tuy nhiên “tư tưởng chính trị” của đảng cộng sản vốn là hoang tưởng và khủng bố nên nó đă sai ngay từ đầu, việc du nhập nó vào Việt Nam đă khiến cho đất nước ta tan hoang và đau khổ suốt gần một thế kỷ nay. Nếu người Việt chúng ta không thay đổi tư tưởng chính trị th́ không có ǵ đảm bảo tương lai chúng ta sẽ khá hơn bây giờ.

    Một chính đảng phải có một vị lănh đạo (chứ không phải là lănh tụ), người lănh đạo đó ngoài sự hiểu biết sâu sắc về thế giới, về con người và hoàn cảnh đất nước phải c̣n là một người lương thiện và bao dung. Dù một người có tài giỏi đến đâu mà không lương thiện th́ cũng không thể làm lănh đạo. Một chính đảng cũng như người lănh đạo của chính đảng đó sẽ không có tương lai nếu thiếu sự bao dung và sự ḥa giải. Chính trị là hướng tới những điều tốt đẹp cho cả một dân tộc, một đất nước v́ vậy sẽ không có chổ cho những người lănh đạo thiếu lương thiện và bao dung. Một chính đảng, muốn có sức sống th́ cần có sự kế thừa liên tục. Nhiều chính đảng người Việt ở hải ngoại như Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng… đă không có sự kế thừa của lớp trẻ, phần lớn các thành viên cũ đă lớn tuổi, v́ thế thiếu đi sự đổi mới và sự năng động cần thiết.

    3.Người Việt hiểu biết về chính trị ra sao?

    Có thể nói ngay mà không sợ sai rằng: Kiến thức về chính trị, về các hoạt động chính trị, về đảng phái… của người Việt nói chung và giới trí thức nói riêng rất kém và rất sơ sài. Ví dụ rơ nhất là một người, chỉ cần có bằng cấp khoa bảng là mặc nhiên xem ḿnh là trí thức và không chịu đầu tư thời gian để học hỏi về “văn hóa chính trị”. Trong các sự hiểu biết của con người th́ hiểu biết về chính trị là cao nhất và khó nhất. Tiếc thay người Việt, đặc biệt là tầng lớp trí thức, việc học hỏi để trở thành những “trí thức chính trị” lại là việc ít quan tâm nhất. Điều đó khiến cho nhiều người, dù bằng cấp rất cao, rất có uy tín trong cộng đồng và hoàn toàn có thể trở thành những người lănh đạo trong tương lai lại có những lời nói và hành động gây thất vọng cho dân chúng và làm phân tán sự tập trung sức lực cho đại cuộc chung. Ví dụ một người rất nổi tiếng là tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, ông là người học rộng, có kiến thức trên nhiều lĩnh vực như văn chương, hội họa… là người dũng cảm, dám dấn thân cho đất nước, nhưng kiến thức về chính trị của ông, vẫn c̣n hạn chế khi ông ra ứng cử chức “bộ trưởng văn hóa”. Một bộ trưởng, thành viên của nội các là chức vụ được chỉ định bởi người đứng đầu cơ quan hành pháp (có thể là thủ tướng hay tổng thống, là người chiến thắng trong các cuộc bầu cử). Trên thế giới chẳng có nước nào mà chức vụ bộ trưởng lại tự ra ứng cử cả, một người chỉ có thể ứng cử các chức danh như dân biểu quốc hội hay tổng thống.

    Rất nhiều trí thức dấn thân cho dân chủ tại Việt Nam vẫn c̣n dị ứng với các đảng chính trị, họ cho rằng tham gia chính trị là có động cơ, mục đích và tham vọng v́ vậy họ muốn hoạt động “độc lập” để cho nó khách quan? Nhưng nếu ai cũng muốn “độc lập” th́ ai cho họ cái quyền độc lập và khách quan đó? Và đường nào khi đă lên tiếng cho dân chủ th́ dù có đứng trong hay ngoài một tổ chức chính trị th́ động cơ của họ cũng đă rất rơ ràng: Họ muốn thay đổi xă hội hiện tại và mong muốn tương lai được tốt đẹp hơn. “Động cơ” đó cũng đủ để khiến bao nhiêu người vào tù, cho dù họ không hề tham gia vào một tổ chức chính trị nào.

    Cũng có những trí thức Việt Nam cho rằng cần dựa vào lực lượng tôn giáo, dân oan, công nhân… để làm cách mạng? Đây là một sự lầm lẫn và ngộ nhận lớn. Các tôn giáo không nên tham gia vào các hoạt động chính trị, họ cần độc lập với chính quyền, đó cũng là tôn chỉ của các tôn giáo. Dân oan hay công nhân cũng vậy, họ cần chia sẻ và giúp đỡ chứ họ không thể là “lực lượng tiên phong hay lănh đạo”, cái ǵ gắn kết họ lại với nhau? Lư tưởng? Tiền bạc? Cả hai thứ, họ đều không có. Hơn nữa, khi nói cần dựa vào các lực lượng này nọ để làm người dẫn đường th́ người nói chứng tỏ ḿnh thiếu chín chắn và lương thiện, tại sao không tự ḿnh chung tay, góp sức “xây dựng một lực lượng” đàng hoàng và có tầm vóc, mà lại chỉ muốn dựa vào các lực lượng khác, đă có sẵn? Cũng có người ngây ngô đặt câu hỏi “tại sao các đảng chính trị dân chủ đối lập Việt Nam không thống nhất lại với nhau thành một đảng duy nhất?”. Họ không hiểu được sự khó khăn của việc xây dựng các chính đảng và sự khác biệt tư tưởng giữa các chính đảng.

    Thành lập một đảng chính trị đă rất khó, duy tŕ được nó lại càng khó hơn. Việc các tổ chức chính trị vội vă thành lập và nhanh chóng rơi vào quên lăng tại Việt Nam thời gian qua là một ví dụ. Một điều rất quan trọng khác nữa là một tổ chức chính trị muốn có uy tín th́ cần phải có thời gian để chứng minh. Tiếc thay thời gian lại không c̣n nhiều, v́ vậy thay v́ thành lập các tổ chức chính trị mới, trí thức Việt Nam nên lựa chọn một tổ chức chính trị đă có uy tín để tham gia. Nếu có tài th́ lo ǵ không có đất dụng vơ. Thay v́ loay hoay tự đóng thuyền vượt biển hăy mạnh dạn bước lên một chiếc tàu đă đóng sẵn và có đầy đủ thủy thủ đoàn lẫn thuyền trưởng. Trí thức Việt Nam cũng cần hiểu rơ một điều rằng để thay đổi được một xă hội như Việt Nam là một công việc rất khó khăn mà một người dù tài giỏi đến mấy cũng không thể làm được, v́ vậy hăy t́m đến với nhau, phải dựa vào nhau, đứng chung lại với nhau…

    4.Đôi lời về Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (THDCĐN).

    Bây giờ xin được nói một chút về THDCĐN, một tổ chức chính trị đă ra đời cách đây 30 năm. Cho đến bây giờ THDCĐN vẫn chưa có được tầm vóc của một tổ chức đối lập hùng mạnh, sự lan tỏa và ảnh hưởng của THDCĐN lên đại đa số người dân Việt Nam vẫn c̣n yếu. Vậy th́ chúng tôi đă làm được ǵ suốt 30 năm qua? Dù c̣n rất khiêm tốn nhưng kết quả đang ngày càng rơ nét. THDCĐN đă làm được một “cuộc cách mạng về tư tưởng” với ba lập trường chủ đạo “Dân chủ đa nguyên, Bất bạo động, Ḥa giải và ḥa hợp dân tộc”. Những lập trường này khi mới ra đời đă gặp phải sự chống đối dữ dội từ “bên thắng cuộc” lẫn “bên thua cuộc”. Thậm chí, ông Nguyễn Gia Kiểng trong một lần đi diễn thuyết tại Hà Lan đă bị một nhóm người Việt quá khích đả thương. Ngày nay, những lập trường trên đă thành sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân, mọi người đều nh́n nhận nó như là ch́a khóa để mở ra cánh cửa tương lai cho dân tộc Việt Nam. Trong bản dự thảo Hiến Pháp của 72 nhân sĩ, trí thức Việt Nam đă dành hẳn điều 77 để viết về “Ḥa giải dân tộc”.

    THDCĐN cũng đă mất gần 30 để xây dựng một tư tưởng chính trị, làm kim chỉ nam cho các hoạt động của tổ chức, đó là Dự Án Chính Trị-Thành Công thế kỷ 21. Và THDCĐN cũng đă xây dựng được một đội ngũ cán bộ ṇng cốt, tuy chưa thật sự đông đảo nhưng đó là những người có tinh thần yêu nước, có văn hóa tổ chức và thông suốt tư tưởng chính trị. Dù số lượng thành viên chính thức vẫn c̣n khiêm tốn nhưng thân hữu và bạn bè th́ rất nhiều và chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục đón nhận nhiều thành viên mới, đến từ mọi tầng lớp trong xă hội, trong thời gian tới. Nhất là sau khi mọi người đă thử qua những phương cách khác và không thành công như mong muốn. Điều khiến cho THDCĐN vẫn chưa phát triển mạnh về số lượng thành viên là do chúng tôi tôn trọng sự lựa chọn và dấn thân của giới trí thức Việt Nam. THDCĐN là một tổ chức chính trị mở, bao gồm mọi thành phần dân chúng trong xă hội với sự xuất thân khác nhau. Chúng tôi cho rằng dấn thân chính trị là một lựa chọn khó khăn v́ vậy rất cần sự tự nguyện và tự giác. Trí thức Việt Nam cần phải vượt qua chính ḿnh bằng cách sáng suốt lựa chọn và tham gia vào một tổ chức chính trị đứng đắn. Bản thân người viết bài này cũng tự ḿnh t́m hiểu THDCĐN qua việc đọc “Tổ quốc Ăn năn”, đọc Dự án chính trị rồi viết thư trao đổi với các thành viên của THDCĐN và cuối cùng là xin gia nhập tổ chức. Từ đó đến nay đă 10 năm nhưng người viết chưa một lần viết thư mời mọc người này, người kia tham gia vào THDCĐN dù trong ḷng rất muốn và mến mộ rất nhiều người.

    Khi nói về THDCĐN th́ không thể không nói đến người lănh đạo của chúng tôi, ông Nguyễn Gia Kiểng. Ngoài sự uyên bác ông c̣n là người lương thiện, độ lượng và bao dung. Bản thân ông cũng như THDCĐN không ít lần bị công kích, chụp mũ một cách vô lối và hằn học nhưng chúng tôi đă phản ứng một cách có chừng mực và văn hóa v́ ông luôn dặn chúng tôi phải tôn trọng tuyệt đối sự đa nguyên và nên bao dung với người khác chính kiến, nếu họ chưa hiểu rồi thời gian sẽ làm họ hiểu, hoặc là người khác sẽ giúp họ hiểu hơn về chúng tôi… Năm nay ông đă bước sang tuổi 70, là linh hồn của THDCĐN nhưng ông không hề có tham vọng sẽ làm thủ tướng hay tổng thống Việt Nam trong tương lai, dù rằng ông hoàn toàn xứng đáng. Trong các cuộc trao đổi với chúng tôi ông luôn khẳng định như vậy và ông tin rằng Việt Nam không thiếu người tài để lănh đạo đất nước. Ông cũng như THDCĐN biết thế nhưng v́ t́nh yêu đất nước và con người Việt Nam chúng tôi sẵn sàng nhận lănh trách nhiệm làm người tiên phong và dẫn đường (lâm thời) trên con đường đấu tranh dân chủ hóa đất nước. Khi Việt Nam có dân chủ, chúng tôi sẵn sàng cùng với các chính đảng khác tham gia vào một cuộc bầu cử tự do, dân chủ và công bằng để nhân dân Việt Nam chọn lựa làm người phục vụ cho nhân dân.

    Có lẽ, chúng ta ai cũng thấy bầu không khí của xă hội Việt Nam ngày nay rất ngột ngạt như trong đêm tối, trước khi b́nh minh của sự đổi mới xuất hiện. Một sự thay đổi toàn diện đất nước về hướng dân chủ là điều dứt khoát phải đến. Thời gian không c̣n nhiều, trí thức Việt Nam cần dấn thân một lần cuối cùng để giải phóng cho dân tộc và giải phóng cho cả… chính ḿnh.

    Việt Hoàng
    http://www.ethongluan.org/index.php?...=44&Itemid=301

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chế độ chính trị cho một nước Việt Nam dân chủ đa nguyên
    (Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên – Thành Công Thế Kỷ 21)




    “…Thể chế đại nghị là thể chế dân chủ nhất và cũng là thể chế đúng đắn nhất, với điều kiện là không dẫn tới t́nh trạng lạm phát chính đảng và một quốc hội tê liệt v́ bị phân hóa giữa nhiều khuynh hướng đối nghịch…”



    Việc chọn lựa một chế độ chính trị không thể là một chọn lựa thuần túy lư thuyết, càng không thể là sự sao chép một khuôn mẫu sẵn có đă thành công tại một quốc gia khác, dù chúng ta trân trọng tới đâu kinh nghiệm của các dân tộc trong cuộc hành tŕnh tới dân chủ và phồn vinh.

    Chúng ta chọn lựa một chế độ chính trị đáp ứng sáu yêu cầu cơ bản của đất nước:

    - xây dựng dân chủ,

    - thực hiện ḥa giải và ḥa hợp dân tộc,

    - phát triển đất nước,

    - giảm thiểu chênh lệch giữa các vùng,

    - thỏa măn những khát vọng chính đáng của các cộng đồng sắc tộc và tôn giáo,

    - và thực hiện thống nhất đất nước thực sự.

    Dưới ánh sáng của sáu yêu cầu cơ bản đó chúng ta chọn một chế độ chính trị dân chủ đại nghị và tản quyền.

    1. Hai thành kiến sai lầm về chế độ chính trị

    Trước khi thảo luận về một chế độ chính trị hợp t́nh, hợp lư cho Việt Nam, chúng ta cần giải tỏa hai thành kiến, cũng là hai lo âu không đúng nhưng rất phổ biến của người Việt.

    1.1. Dân chủ đa nguyên và ổn định chính trị

    Lo âu thứ nhất là một chế độ đa nguyên và đa đảng có thể gây ra t́nh trạng phân tán đảng phái, trong đó không có đảng nào có được đa số để nắm chính quyền và do đó gây ra t́nh trạng bất ổn chính trị. Người ta có thể lo sợ rằng chính quyền sẽ thay đổi liên tục tùy theo những hợp tan của những liên minh tạm bợ.

    Lo âu này không có căn cứ, nó xuất phát từ một hiểu lầm do một tuyên truyền đầu độc mà nhiều người Việt Nam đă là nạn nhân.

    Sự kiện có ít hay nhiều đảng phái tùy thuộc chủ yếu ở thể thức đầu phiếu, chứ không phải ở mức độ tự do chính trị. Nói một cách giản dị: lối đầu phiếu đơn danh và một ṿng đưa tới chế độ lưỡng đảng v́ loại bỏ các đảng nhỏ, trong khi lối đầu phiếu theo tỷ lệ đưa tới sự xuất hiện của nhiều chính đảng.

    Bầu đơn danh và một ṿng có nghĩa là mỗi đơn vị bầu cử bầu ra một dân biểu và các ứng cử viên ra tranh cử với tư cách pháp lư cá nhân, dù có thể mang nhăn hiệu của một chính đảng, ai được số phiếu cao nhất sẽ đắc cử. Lối bầu cử này có lợi cho các chính đảng lớn, loại các đảng nhỏ và bảo đảm sự hiện hữu thường trực của một đa số để thành lập và điều hành chính phủ một cách ổn vững, ngược lại nó không cho phép các khuynh hướng thiểu số có tiếng nói tại nghị trường. Trên thực tế nó thường đưa tới chế độ lưỡng đảng. Như vậy lối đầu phiếu đơn danh và một ṿng là giải đáp kỹ thuật cho ưu tư có một chính quyền ổn vững mà không cần giới hạn tự do chính trị về mặt pháp chế.

    Bầu theo tỷ lệ có nghĩa là đầu phiếu chung trên cả nước hay trong mỗi vùng, giữa các chính đảng với nhau, và số dân biểu đắc cử của mỗi chính đảng sẽ tyœ lệ với số phiếu của ḿnh, thí dụ đảng được 20% số phiếu th́ trên nguyên tắc cũng được 20% dân biểu. Lối đầu phiếu này rất dân chủ v́ cho phép mọi khuynh hướng có tiếng nói và chỗ đứng trong quốc hội, nhưng ngược lại nó có nguy cơ đưa tới một quốc hội phân tán trong đó không có đảng nào có đa số đủ để cầm quyền.

    Giải pháp tối ưu là một sự phối hợp giữa hai lối đầu phiếu này để vừa đảm bảo dân chủ vừa đảm bảo sự ổn vững tương đối của chính quyền. Về mặt kỹ thuật có thể có vô số công thức, kể cả lối đầu phiếu đơn danh hai ṿng với tác dụng kết hợp các đảng có cùng khuynh hướng trong ṿng hai.

    Những nhận định này cho phép ta khẳng định rằng viện lư do ổn định chính trị để giới hạn hoạt động chính đảng là vô căn cứ. Trong nước Việt Nam tương lai không cần có, và cũng không thể có, bất cứ một giới hạn nào đối với quyền thành lập và phát triển các chính đảng.

    Cũng cần chấm dứt một sự lẫn lộn gian trá về ổn định. Ổn định có hai nghĩa.

    Nghĩa thứ nhất là ổn định dân sự, nghĩa là ổn định trong cuộc sống của mỗi công dân, là đảm bảo không bị bắt bớ, tịch thu tài sản, cấm kinh doanh, không là nạn nhân của những thay đổi luật pháp đột ngột và thường xuyên, hay những quyết định tùy tiện của chính quyền. Ổn định này rất cần thiết cho phát triển kinh tế, v́ có như thế người dân mới có thể yên trí để tiên liệu và hoạch định sinh hoạt của ḿnh. Ổn định này đ̣i hỏi dân chủ, nhân quyền và nhà nước pháp trị.

    Nghĩa thứ hai là ổn định của tập đoàn cầm quyền, hay nói khác đi là sự kéo dài của một chính quyền với cùng những người cầm quyền. Sự kéo dài này, nếu không do bầu cử tự do mà là do một chế độ độc tài bạo ngược, c̣n rất mâu thuẫn với ổn định dân sự và do đó hoàn toàn mâu thuẫn với phát triển, bởi v́ người dân luôn luôn phải sống trong sợ sệt, không dám và không thể lập những kế hoạch kinh doanh lâu dài.

    Kinh nghiệm cho thấy ổn định dân sự rất cần cho phát triển, trong khi ổn định của tập đoàn cầm quyền hoàn toàn không có ảnh hưởng, hoặc chỉ có ảnh hưởng xấu. Tại Nhật, từ sau thế chiến hai tới nay, ít có chính phủ nào kéo dài được hai năm. Tại Ư, tuổi thọ trung b́nh của các chính phủ c̣n ngắn hơn nhiều. Mặc dầu vậy kinh tế của cả hai nước này đều phát triển nhanh chóng, họ đều là thành viên của nhóm bảy nước phát triển nhất. Trong khi các nước có những chính quyền kéo dài như Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên và nhiều nước thuộc Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh lại rất tŕ trệ và lạc hậu.

    Khi các tập đoàn độc tài - như ban lănh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam - nói cần phải có ổn định để phát triển, nhiều người đồng ư với họ v́ hiểu đó là ổn định dân sự trong khi họ thực hiện ổn định theo nghĩa thứ hai, nghĩa là ổn định của tập đoàn cầm quyền. Đó là một sự gian trá cần được tố giác.

    1.2. Thống nhất và tản quyền

    Lo âu thứ hai là tản quyền có thể phương hại tới thống nhất lănh thổ và tái lập lại t́nh trạng sứ quân.

    Câu trả lời dứt khoát là không.

    Các vùng không phải là những quốc gia, tự quản không đồng nghĩa với độc lập. Luật pháp của vùng không thể mâu thuẫn với luật pháp quốc gia.

    Cũng nên có một cái nh́n lành mạnh hơn về thống nhất, vượt lên trên sự thống nhất hành chính, nặng nề và bàn giấy. Thống nhất chủ yếu là thống nhất trong ḷng người. Khi mỗi người và mỗi địa phương cảm thấy có chỗ đứng và tiếng nói trong cộng đồng quốc gia trong khi những nét đặc thù của ḿnh vẫn được tôn trọng th́ họ càng cảm thấy ḥa nhập vào quốc gia, và ḥa hợp dân tộc càng mạnh thêm. Ngược lại, trong thế giới vừa dồn dập vừa phức tạp hiện nay và trong một quốc gia với gần một trăm triệu người, một chính quyền trung ương tập quyền không thể nào định đoạt tất cả, các địa phương trên thực tế vẫn tự trị, nhưng tự trị một cách bất hợp pháp, nghĩa là luôn luôn ở trong thế xung đột hợp lư nhưng bất hợp pháp với chính quyền trung ương, và do đó với cộng đồng quốc gia. Trung ương tập quyền v́ vậy đưa tới sứ quân thay v́ thống nhất. Chính v́ tác dụng đoàn kết dân tộc của nó mà tản quyền cần được thực hiện cả trên b́nh diện quốc gia lẫn trong tổ chức của mỗi vùng.

    Tản quyền là xu hướng áp đảo của thời đại này, và là kết luận của hai thế kỷ thử nghiệm dân chủ trên trái đất. Điều đáng ngạc nhiên là các dân tộc đă mất một thời gian dài như vậy để khám phá một sự thật đơn giản: một nội các chỉ có thể gồm một số ít người, và một số ít người không thể quyết định tất cả cho một quốc gia rộng lớn với số người đông đảo, sinh sống trên những vùng đất với những điều kiện địa lư và nhân văn khác nhau.

    Tản quyền có những ưu điểm rơ rệt: nó khuyến khích sinh hoạt chính trị tại các địa phương, nó đem dân chủ tới mọi nơi với mọi người, nó tránh được những đường dây hành chính dài và phức tạp cho sinh hoạt thường ngày, nó kích thích sinh hoạt văn hóa và báo chí địa phương, nó cho phép mỗi địa phương chọn lựa công thức sinh hoạt phù hợp nhất với đặc tính của ḿnh và nhờ đó mà phát triển.

    Các vùng nghèo khó sẽ có được một chính quyền riêng dành tất cả ưu tư cho việc phát triển vùng và đưa vùng lên ngang tầm phát triển của cả nước, thay v́ bị quên lăng bởi một chính quyền trung ương bận rộn với những vấn đề dồn dập của các vùng đă phát triển và có hoạt động mạnh. Không ai báo động một cách thành tâm và chính xác t́nh trạng khó khăn của một vùng bằng một chính quyền của vùng mà sứ mạng duy nhất là phát triển vùng.

    Tản quyền c̣n đóng góp vào sự ổn vững của quốc gia và của dân chủ. Một mặt nó vô hiệu hóa những âm mưu đảo chính (lật đổ chính quyền trung ương rồi làm ǵ với các chính quyền địa phương?). Mặt khác nó tránh các khủng hoảng đáng lẽ không có ở cấp trung ương, bởi v́ vấn đề có thể đặt ra ở từng địa phương một vào những thời điểm khác nhau. Một ưu điểm vô cùng quan trọng khác của tản quyền là nó làm giảm bớt xung đột chính trị bởi v́ một đảng có thể thua ở cấp trung ương nhưng vẫn có thể nắm quyền tại một số địa phương, nơi mà họ được tín nhiệm. Xung khắc chính quyền - đối lập v́ vậy sẽ bớt gay gắt. Trong hoàn cảnh lịch sử hiện nay của Việt Nam, tản quyền v́ vậy tránh được t́nh trạng được th́ được hết, thua th́ thua luôn, và đóng góp tích cực cho ḥa giải và ḥa hợp dân tộc.

    Tản quyền cho phép những khuynh hướng thiểu số, các tôn giáo và các sắc tộc ít người có trọng lượng chính trị đáng kể tại những địa phương mà họ hiện diện đông đảo, do đó làm dịu bớt những tâm trạng bất măn và các ư đồ ly khai, tự trị.

    Một điểm lợi quan trọng khác của tản quyền là chính nhờ các chính quyền địa phương mà mỗi khi có thay đổi chính quyền th́ những người lên cầm quyền ở trung ương cũng không phải là những người tập sự mà ít nhất đă có kinh nghiệm ở cấp địa phương.

    Tuy nhiên, muốn tản quyền có nội dung và tác dụng thực sự của nó, các vùng phải có một diện tích và một dân số khả dĩ có thể tồn tại và phát triển được.

    Nước ta hiện nay có khoảng 80 triệu dân, khi đà gia tăng dân số đă khựng lại, dân số của chúng ta sẽ ổn định ở một mức độ nào đó chung quanh con số 100 triệu dân. Chúng ta có thể có từ mười đến mười lăm vùng, mỗi vùng từ năm tới mười triệu người.

    Để tránh những phiền phức về hành chính và nhất là về hộ tịch, các vùng sẽ là sự kết hợp của một số tỉnh hiện có. Việc tập trung các tỉnh vào một vùng sẽ dựa trên các tiêu chuẩn cấu tạo sắc tộc, chức năng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và giao thông.

    Mỗi vùng sẽ có một nghị viện riêng được quyền bổ nhiệm chính quyền vùng, ban hành các luật lệ vùng không mâu thuẫn với hiến pháp và pháp luật quốc gia, biểu quyết mức độ của một số sắc thuế, biểu quyết ngân sách địa phương.

    Chính quyền vùng do nghị viện địa phương bầu ra để thi hành những chính sách đă được nghị viện địa phương biểu quyết.

    Các vùng không có quyền có quân đội, không được phát hành tiền tệ riêng, không có đại diện ngoại giao, không được quyền kư hiệp ước với các nước khác, không được làm chủ các công ty có mục đích kinh doanh, không được tổ chức những trưng cầu dân ư có mục đích chính trị. Mọi cuộc bầu cử và trưng cầu dân ư phải được chính quyền trung ương cho phép và nh́n nhận kết quả mới có giá trị.

    Các vùng không được kư hiệp ước với nhau. Việc phối hợp giữa các vùng hoàn toàn thuộc thẩm quyền của chính quyền trung ương.

    Mỗi công dân có quyền chọn lựa nơi cư trú trên toàn lănh thổ. Các vùng không có quyền cấm cản sự nhập cư vào vùng mà chỉ có quyền giới hạn phạm vi lưu thông của các công dân trong t́nh trạng điều tra pháp lư.

    Số lượng cảnh sát vùng không được vượt quá một tỷ lệ, do chính quyền trung ương qui định, so với số cảnh sát quốc gia hiện diện tại vùng.

    Chính quyền trung ương được quyền ấn định một nội dung tối thiểu cho mỗi tŕnh độ giáo dục. Các bằng cấp cho phép hành nghề tự do phải được chính quyền trung ương chuẩn nhận.

    Các cơ quan chính quyền tỉnh và dưới cấp tỉnh sẽ do một đạo luật quốc gia qui định theo nguyên tắc tản quyền.

    2. Chế độ chính trị

    2.1. Chế độ đại nghị: thể chế dân chủ và ổn vững nhất

    Quyết tâm của chúng ta là thực hiện dân chủ và ngăn chặn sự trở lại của bất cứ một h́nh thức độc tài nào. Chúng ta lựa chọn thể chế chính trị trên căn baœn của quyết tâm đó. Việc đầu tiên phải làm là chọn lựa giữa một trong ba công thức: chế độ tổng thống, chế độ bán tổng thống và chế độ đại nghị.

    Trước hết, chúng ta loại bỏ chế độ tổng thống, nghĩa là chế độ trong đó một người được dân chúng trực tiếp bầu cử theo phổ thông đầu phiếu và nắm trọn quyền hành pháp, v́ nó dành quá nhiều quyền lực cho một người và, trong hoàn cảnh của một nước vừa thử nghiệm dân chủ, nó có khả năng đưa tới lạm quyền và độc tài.

    Trên mặt thuần túy lư thuyết chế độ tổng thống có ưu điểm của nó, mà ưu điểm nổi bật nhất là đảm bảo một chính quyền mạnh có khả năng quyết định mau chóng những chọn lựa chiến lược cần thiết, nhưng trên thực tế không nên quên ba sự kiện rất cơ bản: một là hiện nay nguy cơ chiến tranh không c̣n nữa, ngay cả chiến tranh lạnh cũng đă chấm dứt, nhu cầu có một chính quyền mạnh để lấy những quyết định quan trọng một cách nhanh chóng không c̣n đặt ra nữa; hai là cho tới nay, trừ trường hợp của Hoa Kỳ, tất cả mọi chế độ tổng thống trên thế giới đều đă thất bại; ba là nó dẫn tới một chế độ độc tài cá nhân, như trường hợp của hầu hết các quốc gia theo chế độ này, hoặc là nó đưa tới một xung đột bế tắc giữa hành pháp và lập pháp.

    Chính sự thất bại của các chế độ tổng thống đă đưa đến sự xuất hiện của các chế độ « bán tổng thống », nghĩa là vừa có một tổng thống vừa có một thủ tướng. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa chia sẻ một phần quyền hành pháp, nhiều hay ít theo qui định của hiến pháp, với một thủ tướng chịu trách nhiệm trước quốc hội trong đa số các trường hợp. Tổng thống do phổ thông đầu phiếu trực tiếp bầu ra nên uy thế rất lớn, ngang hàng với một tổng thống trong chế độ tổng thống thuần túy ngay cả khi quyền hiến định có thể khác. Uy thế này là một bảo đảm cho ổn vững chính trị, tương tự như một chế độ tổng thống, bù lại cái giá phải trả là, một mặt, một số bất lợi của chế độ tổng thống và, mặt khác, những mâu thuẫn về thẩm quyền không tránh khỏi trong nội bộ hành pháp giữa tổng thống và thủ tướng.

    Các chế độ bán tổng thống có tác dụng giảm bớt những bất lợi của chế độ tổng thống bằng cách dung ḥa nó với chế độ đại nghị. Đă có nhiều chế độ bán tổng thống thành công. Tuy nhiên, chế độ bán tổng thống là một chế độ rất phức tạp, bản chất và nội dung chế độ có thể thay đổi tùy theo những yếu tố t́nh cờ: tổng thống và thủ tướng cùng đảng hay khác đảng, nhiệm kỳ của tổng thống và của quốc hội ngắn dài bằng nhau hay khác nhau, tổng thống hay quốc hội mới được bầu gần đây...

    Trong một chế độ đại nghị, quyền hành pháp ở trong tay một thủ tướng do quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm trước quốc hội. Như thế khi bầu ra một quốc hội, một cách gián tiếp, người dân cũng chọn lựa một thủ tướng. Ưu điểm của chế độ đại nghị là người dân bầu trước hết cho một dự án chính trị của một đảng thay v́ cho một người và sau đó chọn lựa một dân biểu trong số những ứng cử viên sinh hoạt gần gũi với họ mà họ có điều kiện để đánh giá; qua dân biểu của họ, họ cũng có khả năng theo dơi và kiểm soát một cách thường trực sinh hoạt của chính phủ.

    Thể chế đại nghị là thể chế dân chủ nhất và cũng là thể chế đúng đắn nhất, với điều kiện là không dẫn tới t́nh trạng lạm phát chính đảng và một quốc hội tê liệt v́ bị phân hóa giữa nhiều khuynh hướng đối nghịch. Điều kiện này, như kinh nghiệm đă chứng minh, có thể thỏa măn được bằng cách bầu tất cả hoặc phần lớn các dân biểu quốc hội theo phương thức bầu cử đơn danh và một ṿng.

    Chúng ta chọn lựa chế độ đại nghị v́ sự giản dị và tính dân chủ cao của nó.

    2.2. Tổ chức chính quyền

    Một thể chế tản quyền đưa tới sự hiện hữu tất nhiên của hai nghị viện ở cấp trung ương. Thượng nghị viện đại diện cho các vùng, trong khi quốc hội đại diện cho quần chúng. Ở mỗi vùng, chỉ cần một nghị viện giữ vai tṛ của quốc hội ở cấp địa phương.

    Thượng nghị viện chỉ có ở cấp trung ương. Mỗi vùng có một số thượng nghị sĩ bằng nhau do cử tri toàn vùng trực tiếp bầu ra, cộng đồng người Việt hải ngoại cũng sẽ được đại diện. Thượng nghị viện có vai tṛ: bảo đảm sự thống nhất và ḥa hợp quốc gia qua các vùng, đề nghị các dự luật, phúc thẩm, nếu cần, các đạo luật do quốc hội biểu quyết, khuyến cáo và đề nghị với chính phủ về các chính sách và về việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao. Thượng nghị viện có quyền đ̣i các viên chức chính quyền mọi cấp ra điều trần.

    Quốc hội gồm các dân biểu mà đại đa số sẽ được bầu theo lối đầu phiếu đơn danh và một ṿng, số c̣n lại được bầu theo tỷ lệ. Trong một nước Việt Nam với dân số 80 triệu, quốc hội có thể gồm khoảng 500 dân biểu, trong đó khoảng 450 được bầu theo thể thức đơn danh và một ṿng, số c̣n lại bầu theo tỷ lệ trên cả nước. Việc đa số được bầu theo thể thức đơn danh và một ṿng bảo đảm rằng sẽ không có t́nh trạng lạm phát chính đảng và sẽ có một đa số (của một đảng hay do liên minh của một vài đảng cùng khuynh hướng) để thành lập một chính phủ. Thiểu số bầu theo tỷ lệ cho phép mọi đảng phái có mặt trong quốc hội và cũng cho phép những người lănh đạo các chính đảng có tầm vóc quốc gia khỏi phải tranh cử tại địa phương và để tập trung cố gắng cho những vấn đề của cả nước.

    Tại mỗi vùng, phần nghị viên được bầu theo tỷ lệ có thể cao hơn, các nghị viên có thể được bầu một nửa theo phương thức đơn danh một ṿng, một nửa theo tỷ lệ.

    Để giới hạn con số các chính đảng, cần đặt một mức tối thiểu để có thể hiện diện trong quốc hội hay nghị viện vùng qua lối bầu tỷ lệ, thí dụ 5%.

    Về hành pháp, ở cấp trung ương, thủ tướng do quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm trước quốc hội. Các bộ trưởng do thủ tướng chỉ định. Tại các vùng, hành pháp nằm trong tay một thống đốc do nghị viện vùng bầu ra và chịu trách nhiệm trước nghị viện vùng.

    Vị nguyên thủ quốc gia, tổng thống, có thể do một cử tri đoàn gồm tất cả dân biểu, thượng nghị sĩ ở cấp trung ương bầu ra. Vị nguyên thủ quốc gia này v́ được bầu ra do một cử tri đoàn hùng hậu sẽ có một uy tín rất cao. Tổng thống không giữ một quyền hành cụ thể nào cả, nhưng là vị nguyên thủ quốc gia đúng nghĩa, đứng ngoài và đứng trên cả lập pháp, hành pháp lẫn tư pháp, có vai tṛ bảo đảm sự liên tục, ổn vững và đoàn kết của quốc gia.



    Pháp Viện Tối Cao, gồm những thẩm phán được chọn trong các luật gia, có nhiệm kỳ dài, khoảng mười năm, do tổng thống, chủ tịch thượng nghị viện và chủ tịch quốc hội bổ nhiệm, mỗi vị một phần ba. Pháp Viện Tối Cao có quyền phán quyết tính hợp hiến hay bất hợp hiến của các đạo luật, trọng tài những tranh tụng giữa các cơ quan quyền lực, xét xử những cấp lănh đạo cấp cao, xét lại các bản án do các ṭa án quốc gia cũng như địa phương.

    2.3. Các chính đảng: một thành tố khắng khít của chính quyền

    Trong một thể chế như vậy sẽ có thể có rất nhiều chính đảng, nhưng ở cấp trung ương sẽ chỉ có vài đảng lớn. Ở mỗi địa phương cũng sẽ chỉ có một số đảng địa phương giới hạn bên cạnh các đảng có tầm vóc quốc gia.

    Mọi chế độ dân chủ đích thực đều phải trân trọng sinh hoạt chính đảng. Không thể có sinh hoạt chính trị đứng đắn nếu không có chính đảng. Trong hoàn cảnh nước ta, sau bao năm dài dưới các chế độ độc tài trong đó mọi sinh hoạt chính trị bị đàn áp, các chính đảng không những cần thiết mà c̣n cần được khai sinh, khuyến khích và nuôi dưỡng. Các chính đảng là yếu tố không thể thiếu cho đất nước, và v́ thế quốc gia không những không được cấm cản mà c̣n phải sẵn sàng trả giá cho sinh hoạt chính đảng.

    Các chính đảng phải tự tài trợ trước hết bằng đóng góp của đảng viên và cảm t́nh viên, nhưng các đảng có tầm vóc sẽ được ngân sách tài trợ. Bù lại, mọi phương thức kinh tài khác kể cả việc nhận ủng hộ tài chánh của các công ty, xí nghiệp sẽ bị chế tài nghiêm khắc theo luật pháp. Một tỷ lệ khoảng 1% ngân sách quốc gia sẽ được dành cho việc tài trợ các chính đảng ở cấp trung ương và một tyœ lệ tương đương ở cấp ngân sách vùng. Nguồn tài trợ, tại trung ương cũng như tại địa phương, chia làm hai phần: một phần chia cho các chính đảng theo số dân biểu hoặc nghị viên; một phần chia theo tổng số phiếu của mỗi chính đảng. Để tránh t́nh trạng lạm phát chính đảng, cần ấn định một tầm vóc tối thiểu - dựa theo số dân biểu, nghị viên hay số phiếu được bầu - để được hưởng trợ cấp. Chi phí chính đảng này dĩ nhiên là lớn, nhiều người có thể nghĩ là quá lớn, nhưng sẽ tránh cho chúng ta những thiệt hại c̣n nặng nề hơn gấp nhiều lần khi các chính đảng, v́ không được tài trợ, trở thành con tin của những thế lực tài phiệt hay khi họ phải kiếm tài nguyên bằng những biện pháp bất chính. Một khi cộng đồng quốc gia đă tài trợ cho các chính đảng th́ bù lại cộng đồng quốc gia cũng có quyền đ̣i hỏi nơi các chính đảng một sự trong sạch tuyệt đối. Sinh hoạt chính trị sẽ được kính trọng và dân chủ cũng v́ thế mà lành mạnh hơn.

    Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên
    (Thành Công Thế Kỷ 21)

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Phản xạ tổng thống (Nguyễn Gia Kiểng)


    “…Nó là một cải tiến của chế độ quân chủ tuyệt đối theo hai hướng: một là vua được bầu ra do phổ thông đầu phiếu thay v́ lên ngôi theo cha truyền con nối và được gọi là tổng thống; hai là quyền hạn của tổng thống được qui định theo hiến pháp…”





    LTS:Nhân dịp thảo luận về hiến pháp và một số người đề cập đến chế độ tổng thống chúng tôi đăng lại sau đây một chương trong cuốn Tổ Quốc Ăn Năncủa Nguyễn Gia Kiểng bàn về đề tài này.

    Trong một cuộc nói chuyện cách đây không lâu, một nhân vật từ trong nước ra có lúc đă nổi sùng cự lại tôi: "Thế anh muốn ǵ? Anh đ̣i làm tổng thống hay sao?". Ư vị này là trách tôi đ̣i thay đổi quá nhiều. Dầu sao ở miệng của một người cộng sản hai tiếng tổng thống cũng là lạ v́ chức vụ tổng thống không hề có trong các chế độ cộng sản. Tôi cũng nhớ vào giai đoạn "mở cửa" của ông Nguyễn Văn Linh trong đó trí thức trong nước được phép thi đua phê phán chế độ, Dương Thu Hương đă có một bài tham luận đặc sắc; theo một bài tường thuật, một vị cao niên nào đó đă tán thành đến độ nói với Dương Thu Hương: "Sau này tôi sẽ bầu cho cô làm tổng thống".

    Đối với nhiều người Việt Nam, kể cả người cộng sản, có lẽ tương lai của Việt Nam sau này đương nhiên là chế độ tổng thống. Tuy nhiên chế độ tổng thống là một chế độ rất dở. Cho đến nay trong lịch sử thế giới đă chỉ có một trường hợp chế độ tổng thống tương đối thành công là Hoa Kỳ. Tất cả các quốc gia theo chế độ tổng thống đă thất bại. Trong đại đa số, nó đưa đến độc tài, trong những trường hợp c̣n lại, nó đưa đến một xung đột bế tắc giữa tổng thống và quốc hội, đặt quốc gia trong t́nh trạng căng thẳng thường trực.

    Những khuyết tật của chế độ tổng thống không khó nhận diện. Nhưng trước hết phải hiểu thế nào là chế độ tổng thống.

    Nước Đức cũng có tổng thống, nhiều quốc gia theo chế độ đại nghị cũng có tổng thống, nhưng các nước này không áp dụng chế độ tổng thống v́ tổng thống chỉ có vai tṛ nghi lễ; quyền hành ở trong tay một thủ tướng do quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm trước quốc hội. V́ thủ tướng đồng thời cũng là lănh tụ của đảng cầm quyền, hay liên hiệp các đảng cầm quyền, nên cũng có thể bị thay thế bất cứ lúc nào do quyết định của đảng ḿnh hay của liên hiệp đă đưa ḿnh lên làm thủ tướng. Trong các chế độ này tổng thống không cầm quyền nên cũng không bị thay thế trong một nhiệm kỳ nhất định. Chế độ tổng thống là chế độ trong đó tổng thống do dân chúng trực tiếp bầu ra theo phổ thông đầu phiếu, đứng đầu chính phủ và cầm quyền thực sự.

    Có một số chế độ tổng thống không b́nh thường trong đó tổng thống nắm quyền nhưng lại không được quốc dân trực tiếp bầu ra theo phổ thông đầu phiếu mà do một định chế đặc biệt. Đó là trường hợp của Nam Cao Ly dưới thời Toàn Đầu Hoán, đó cũng là trường hợp của Indonesia từ thời Suharto. Những chế độ này thường là sản phẩm của một t́nh trạng bất b́nh thường, nhằm che giấu thực chất của một chế độ độc tài cá nhân nên không thể được coi là những chế độ dân chủ. Nam Cao Ly đă băi bỏ chế độ này và Indonesia chẳng bao lâu nữa cũng sẽ chuyển hướng về một chế độ hợp lư hơn.



    Trước khi thảo luận về chế độ tổng thống có lẽ chúng ta cần khảo sát một loại chế độ xuất hiện từ vài thập niên nay, được gọi là chế độ "bán tổng thống". Khởi đầu từ Pháp, mô h́nh này sau đó lan ra một số quốc gia Đông Âu, Nga và Nam Cao Ly. Một số quốc gia châu Phi có lẽ do ảnh hưởng của Pháp cũng theo chế độ này. Trong các chế độ này tổng thống cũng do phổ thông đầu phiếu trực tiếp bầu ra, nhưng lại phải chia sẻ quyền hành pháp với một thủ tướng.

    Nếu chúng ta có thể hiểu khá dễ dàng một chế độ tổng thống hay một chế độ đại nghị th́ lại rất khó nhận diện các quan hệ quyền lực trong một chế độ bán tổng thống. Tất cả tùy thuộc ở sự phân chia quyền lực giữa tổng thống và thủ tướng. Nếu thủ tướng không chịu trách nhiệm trước quốc hội mà chỉ do tổng thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước tổng thống th́ trên thực tế ông (hay bà) chỉ là một phụ tá của tổng thống, một thứ bộ trưởng thứ nhất, và lúc đó chế độ bán tổng thống chẳng khác ǵ một chế độ tổng thống thuần túy bao nhiêu. Đó là trường hợp của chế độ Việt Nam Cộng Ḥa tại miền Nam Việt Nam trước đây. Ngược lại, nếu thủ tướng xuất phát từ quốc hội và chịu trách nhiệm trước quốc hội th́ vai tṛ của thủ tướng lại có thể quan trọng hơn cả vai tṛ tổng thống, ít nhất trong chính sách đối nội. Giữa hai thái cực đó là vô số công thức trung gian. Chế độ hiện nay tại Nga có thể coi là chế độ ba phần tư tổng thống, chế độ tại Nam Cao Ly là hai phần ba tổng thống. Điều cần lưu ư là trong bất cứ trường hợp nào trọng lượng của tổng thống cũng rất lớn, v́ lư do là ông có sự chính đáng của phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Ông là người duy nhất trong quốc gia được toàn dân bầu ra.

    Lư do ra đời của các chế độ bán tổng thống (hăy tạm gọi như thế) là một sự quân b́nh giữa hai ưu tư bảo đảm dân chủ và ngăn ngừa bất ổn chính trị. Người ta muốn một tổng thống vững chắc do dân chúng bầu ra với một nhiệm kỳ rơ rệt, nhưng lại sợ nếu để ông (hay bà) nắm trọn hành pháp th́ sẽ dẫn tới độc tài hoặc xung đột bế tắc với quốc hội. Đây là thái độ mà ta có thể gọi là bắt cá hai tay.

    Kinh nghiệm của các chế độ bán tổng thống đă có thể cho phép chúng ta hai nhận định.

    Một là, về mặt thực tế, hậu quả đă khác với những ǵ những người khởi xướng ra nó tưởng tượng. Các chế độ "ba phần tư tổng thống" như tại Nga vẫn giữ hầu như nguyên vẹn những bất lợi của một chế độ tổng thống, trong khi các chế độ thực sự bán tổng thống như tại Pháp đưa đến t́nh trạng ngược đời là nhân vật nhiều quyền lực nhất, nghĩa là tổng thống, lại có thể thuộc phe đối lập với tất cả những bất tiện của nó: hai vị nguyên thủ hành pháp cùng đi dự một hội nghị, những lời qua tiếng lại không ngừng trên đỉnh cao của quốc gia làm người dân mất đi sự nể trọng và tin tưởng vào nhà nước, đe dọa khủng hoảng thường trực, v.v... Cũng nên nhấn mạnh một tính toán sai lầm của những người khai sinh ra chế độ bán tổng thống là việc tổng thống và thủ tướng thuộc hai đảng chống đối nhau không phải là một ngoại lệ mà đă mau chóng trở thành một thông lệ trong các chế độ bán tổng thống thực sự, như đă thấy tại Ba Lan và Pháp. Cử tri hay có thái độ "công b́nh", đă bầu cho tổng thống thuộc phe này th́ bầu cho một đa số trong quốc hội, và do đó thủ tướng, thuộc phe kia. Các nhà làm hiến pháp đă bắt cá hai tay th́ có ǵ ngạc nhiên nếu dân chúng cũng bắt cá hai tay? Điều đáng ngạc nhiên chính là người ta đă ngạc nhiên khi t́nh trạng này xảy ra. Chính trị quả thực chỉ là một khoa học thực nghiệm.

    Hai là các chế độ bán tổng thống đă là hậu quả của một sai lầm về nhận thức chính trị. Lư do để bầu ra một tổng thống theo phổ thông đầu phiếu là để bảo đảm một mức độ ổn vững chính trị nào đó, tránh t́nh trạng chính phủ bị thay đổi liên tục bởi một quốc hội trong đó không có một đa số rơ rệt, mỗi lần các đảng phái thay đổi đồng minh là một thủ tướng và một chính phủ mới. Nhưng thực ra sự kiện một quốc hội gồm hai đảng lớn hay bị phân chia thành nhiều đảng nhỏ không phải là một hậu quả của chế độ đại nghị mà chỉ là hậu quả của thể thức đầu phiếu.

    Nói chung, có hai thể thức đầu phiếu chính:

    Thể thức thứ nhất là bầu đơn danh và một ṿng, trong đó cử tri ở mỗi đơn vị bầu cử bầu một dân biểu và chỉ bầu một lần, người nào được số phiếu cao nhất th́ đắc cử. Với lối bầu "dă man" này, một đảng có thể chỉ được 20% số phiếu của cử tri toàn quốc mà vẫn nắm được hai phần ba số dân biểu trong quốc hội nếu các ứng cử viên của họ về hạng nhất, thí dụ như với 20%, trong hai phần ba số đơn vị bầu cử trong khi các ứng cử viên khác chỉ được 12% hay 15%. Lối bầu cử này loại bỏ các đảng nhỏ và nâng đỡ các đảng lớn. Nó đặt các đảng nhỏ trước một chọn lựa: hoặc kết hợp lại với nhau thành một đảng lớn, hoặc bị gạt ra ngoài lề; nó dần dần đưa tới chế độ lưỡng đảng.

    Thể thức thứ hai là bầu theo tỷ lệ. Theo lối đầu phiếu này, cử tri toàn quốc, hay trong mỗi vùng lớn, sẽ bầu cho các liên danh do các chính đảng đưa ra. Sau cuộc bầu cử, mỗi liên danh sẽ được một số dân biểu theo tỷ lệ, thí dụ một liên danh được 25% số phiếu th́ được 25% tổng số dân biểu, hay hơn một chút bởi v́ thường thường người ta hay qui định một tỷ lệ tối thiểu của số phiếu đạt được, thí dụ 5%, để được chia ghế; các chính đảng không được 5% tổng số phiếu của cử tri không được chia phần, số ghế dân biểu đáng lẽ về phần họ được đem chia cho các đảng vượt được tỷ lệ 5%. Lối bầu phiếu này rất dân chủ v́ nó cho phép mọi khuynh hướng chính trị có chút tầm vóc được hiện diện trong quốc hội, và do đó được tham dự thảo luận về các chọn lựa lớn của nhà nước. Ngược lại, nó thường đưa đến t́nh trạng khó khăn là quốc hội bị chia vụn thành nhiều đảng nhỏ, không đảng nào nắm được đa số và do đó thủ tướng có thể bị thay đổi thường xuyên nếu do quốc hội chỉ định và chịu trách nhiệm trước quốc hội, như trong các chế độ đại nghị.

    Như vậy nếu muốn tránh t́nh trạng bất ổn do một quốc hội bị chia vụn th́ người ta chỉ cần chấp nhận lối đầu phiếu đơn danh và một ṿng là xong, không cần phải phát minh ra một chế độ bán tổng thống, hai phần ba tổng thống hay ba phần tư tổng thống.

    Tóm lại, cả lư do khiến các chế độ gọi là bán tổng thống được phát minh ra lẫn những hậu quả mà người ta dự đoán chúng sẽ đem lại đều là những sai lầm. Sai lầm về phân tích chính trị hoặc sai lầm về tiên liệu phản ứng của cử tri. Nói như thế không có nghĩa là tôi đề nghị gạt bỏ chế độ bán tổng thống một cách không thương tiếc. Ít nhất nó cũng sửa chữa được phần nào những xơ cứng của chế độ tổng thống. Nó có thể là một giải pháp trấn an cho chúng ta sau này nếu do lo âu và lưỡng lự - không đúng nhưng khó trút bỏ - chúng ta chưa dám chọn lựa dứt khoát chế độ đại nghị.

    Bây giờ trở về với chế độ tổng thống. Những bất lợi và nguy cơ của chế độ tổng thống không khó nh́n thấy.

    Trước hết, nó dành quá nhiều quyền cho một người không thể bị thay đổi trong một thời gian dài, ít nhất cũng bốn năm. Tổng thống có thể dùng quyền lực này mà bất chấp cả quốc hội. Nếu trong thời gian này tổng thống làm toàn sai lầm, hoặc vi phạm luật pháp th́ sao? Hậu quả là đất nước bị lâm vào t́nh trạng bệnh hoạn vô phương cứu chữa trong suốt nhiệm kỳ, hoặc sẽ phải trải qua một cuộc khủng hoảng lớn trước khi hạ bệ được tổng thống. Điều mà người ta nghĩ là một ưu điểm của chế độ tổng thống - sự kiện nguyên thủ hành pháp không thể bị thay đổi trong một nhiệm kỳ - thực ra là một mối nguy. Chế độ tổng thống cũng chờ đợi quá nhiều đức tính và khả năng ở một người trong khi không ai có thể hoàn hảo, hơn nữa ai cũng có thể bị sút giảm sức khỏe và khả năng một cách bất ngờ.

    Nhưng c̣n một hậu quả nghiêm trọng hơn là chế độ có thể trở thành độc tài. Tâm lư tại các nước thiếu mở mang là hay bầu lại cho người cầm quyền trừ khi ông ta quá tồi dở. Một tổng thống mị dân có thể mê hoặc cử tri để trở thành một thứ thần tượng rồi không những tái đắc cử mà c̣n đem cả tay chân và thủ hạ vào quốc hội, sửa đổi hiến pháp, ban hành t́nh trạng khẩn cấp, v.v... để kéo dài thời gian cầm quyền. Đó là t́nh trạng đă xảy ra ở hầu hết các nước mới được độc lập. Đó đă là trường hợp của mọi nước châu Mỹ La Tinh, trừ Chile, trong một thế kỷ rưỡi từ giữa thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20.

    Và nếu tổng thống xung đột với quốc hội? Nhà nước sẽ chỉ được quản lư theo lối xử lư thường vụ; luật quốc hội biểu quyết tổng thống không ban hành, các đề nghị của tổng thống quốc hội không chấp nhận. Đất nước sẽ dẫm chân tại chỗ trong khi bối cảnh quốc gia và quốc tế thay đổi. Guồng máy nhà nước cũng có thể bị ngừng trệ v́ ngân sách không được biểu quyết hoặc tháo khoán.

    Cách bầu cử tổng thống qua phổ thông đầu phiếu tự nó đă không đứng đắn.

    Cuộc bầu cử một người trên một nước lớn đ̣i hỏi những chi phí rất quan trọng cho ứng cử viên, do đó chỉ có những người rất giàu hoặc được sự hỗ trợ của những thế lực tài phiệt lớn mới có thể tranh cử. Như vậy bằng cách này hay cách khác quyền lănh đạo chính trị sẽ luôn luôn thuộc về người giàu có chứ không phải thuộc về người thực sự có trí tuệ và khả năng.

    Lối bầu cử tổng thống là bầu cho một người trước khi bầu cho một dự án chính trị. Tổng thống có thể được bầu v́ những lư do không liên hệ ǵ với khả năng chính trị: con cháu một vĩ nhân, đẹp trai, ăn ảnh, vợ đẹp, nói chuyện duyên dáng, v.v... làm mất sự nghiêm trang của sinh hoạt quốc gia. Cử tri có thể bầu cho một ứng cử viên như thế, nhưng sau đó lại nhàm chán với sinh hoạt chính trị.

    Lô-gích của một cuộc bầu cử tổng thống là được ăn cả ngă về không cho nên các cuộc bầu cử tổng thống thường rất gay gắt và gây chia rẽ trầm trọng, nhất là trong một quốc gia đang bị đặt trước những chọn lựa khó khăn. Mỗi cuộc thay đổi tổng thống đều tương tự như một cuộc cách mạng với những người rất vui mừng và những người rất tức giận.

    Hậu quả của chế độ tổng thống cũng là làm tan vỡ các đảng phái chính trị. T́nh trạng này có hai lư do. Một là v́ sự được hay thua dựa trên một người nên nhu cầu là có được một ê-kíp quảng cáo chính trị tốt chứ không phải một bộ tham mưu chính trị giỏi, vấn đề là làm thế nào để đánh bóng được ứng cử viên của ḿnh để giành được chức tổng thống trước khi cần những nhà chiến lược lớn. Hai là v́ chức vụ tổng thống là tất cả cho nên những nhân vật lớn trong cùng một đảng không thể thỏa hiệp với nhau. Hai nhân vật ngang tầm cỡ với nhau không thể thỏa hiệp để người có hy vọng hơn ra ứng cử, bởi v́ không có sự qua lại, phải nhượng bộ tất cả hoặc không nhượng bộ ǵ hết. Các quốc gia theo chế độ tổng thống v́ vậy thường không thể có các chính đảng lớn như tại các quốc gia theo chế độ đại nghị. Sự kiện thiếu vắng các chính đảng lớn là một bất lợi trầm trọng cho quốc gia. Các chính đảng lớn vừa là ḷ đào tạo ra các nhà lănh đạo vừa là nơi mổ xẻ và trao đổi những ư kiến về những chọn lựa quan trọng đặt ra cho đất nước.

    Hơn nữa, các nước theo chế độ tổng thống không phải chỉ thiếu chính đảng lớn mà c̣n thiếu chính đảng đúng nghĩa. V́ tất cả quyền hành tập trung vào tổng thống nên vị tổng thống nào cũng lôi kéo được sự hùa theo của một số đông đảo những phần tử cơ hội chủ nghĩa và vụ lợi. Tổng thống luôn luôn có một đảng rất lớn nhưng thường không có phẩm chất, bởi v́ phần lớn là những phần tử xu nịnh.

    Tôi sống tại Pháp và đă theo dơi năm cuộc bầu cử tổng thống. Mỗi cuộc bầu cử là mỗi lần dân Pháp bị chia làm hai phe. Kết quả vừa được công bố th́ lập tức hàng trăm ngh́n người xuống đường đốt pháo bông, bóp kèn, nhảy múa và gào hét "On a gagné!" [Ta đă thắng!] trong khi những người thuộc phe thua th́ ḷng đau như cắt. Mỗi lần bầu cử tổng thống là mỗi lần nội bộ các đảng lớn khủng hoảng trầm trọng. Trong đảng xă hội, tổng thống Mitterrand và nhân vật uy tín thứ hai là Michel Rocard trở thành những kẻ thù, không phải chỉ suốt đời mà cả sau khi ông Mitterrand đă chết. Đảng Xă Hội hầu như tan ră sau lần bầu cử tổng thống thứ hai. Bên cánh hữu th́ Tập Hợp Cộng Ḥa, đảng lớn nhất, cũng tan ră dần sau cuộc bầu cử tổng thống. Đôi bạn ba mươi năm Chirac và Balladur đă trở thành những đối thủ không thể nh́n mặt nhau, sau khi cả hai đều ra ứng cử tổng thống dù thuộc cùng một đảng. Nguyên nhân lúc nào cũng giống nhau: người ta không thể thỏa hiệp, bởi v́ chức vụ tổng thống là tất cả. Hậu quả tai hại như vậy dù Pháp mới chỉ là một nước theo chế độ bán tổng thống, trong đó hiến pháp dành cho thủ tướng toàn quyền trong các vấn đề kinh tế xă hội.

    Bây giờ, hăy nh́n ngay vào trường hợp Hoa Kỳ, quốc gia duy nhất mà chế độ tổng thống có thể coi là thành công. Sự thành công này có một giải thích: Hoa Kỳ không giống bất cứ một quốc gia nào khác trên thế giới.

    Quốc gia này đă được thành lập sau khi xă hội dân sự đă trở thành mạnh mẽ, từ đó xă hội dân sự luôn luôn nắm vai tṛ chủ động, nhà nước Hoa Kỳ luôn luôn là một nhà nước nhẹ tới mức tối thiểu. Trong tác phẩm để đời của ông Về Nền DânChủ Mỹ [De la Démocratie en Amérique] viết năm 1830, Alexis de Tocqueville kể lại rằng ông t́m gặp một thị trưởng một thành phố khá lớn tại Mỹ và thấy một người rất tầm thường đang loay hoay sửa mái nhà, qua câu chuyện ông thấy vị thị trưởng chỉ có một tŕnh độ hiểu biết rất giới hạn. Tocqueville nhận ra là tại Mỹ những người thông minh và tài giỏi đều lao vào kinh doanh làm giàu, chỉ những người trung b́nh mới tham gia vào chính quyền. Chính quyền v́ vậy luôn luôn trọng nể xă hội dân sự và tự cho ḿnh sứ mạng là phục vụ xă hội dân sự và tạo điều kiện để xă hội dân sự có thể hoạt động lành mạnh. Nền tảng của nước Mỹ là xă hội dân sự. Không những thế Hoa Kỳ lại theo chế độ liên bang, tản quyền tối đa, vai tṛ của nhà nước trung ương lại càng bị giảm thiểu. Trong phần thảo luận về dân chủ, chúng ta đă nói tự do mới là cứu cánh của chính trị, v́ thế ưu tư đầu tiên phải là giảm thiểu vai tṛ của chính quyền để nhường chỗ tối đa cho cá nhân và xă hội dân sự. Hoa Kỳ là bằng chứng rằng một chính quyền dở mà nhẹ vẫn hơn một chính quyền tốt nhưng kềnh càng. Một nét đặc thù khác của nước Mỹ là ngay từ ngày lập quốc nó đă có một đồng thuận rất mạnh trên một triết lư chính trị, triết lư chính trị đó là chủ nghĩa cá nhân tự do. V́ vậy mà Hoa Kỳ không có những cuộc tranh luận chính trị lớn. Các « issues » của những cuộc bầu cử chỉ là những vấn đề nhỏ: có nên hạn chế quyền phá thai không, có cho phép cầu nguyện trong trường học không, ủng hộ hay không ủng hộ án tử h́nh, hay cùng lắm là tăng hay giảm 0,5% thuế, v.v... Trường hợp Hoa Kỳ v́ vậy không thể nới rộng cho các quốc gia đang bị đặt trước những chọn lựa quan trọng. Các nước khác bắt chước chế độ tổng thống của Hoa Kỳ đă chỉ tiến dần về độc tài và bế tắc.

    Tuy vậy, chế độ tổng thống cũng đă gây những khó khăn đáng kể cho Hoa Kỳ, một tổng thống kém cỏi như Harding đă có thể tiếp tục trong sự sai lầm, góp phần quyết định đưa cả Hoa Kỳ và thế giới vào cuộc khủng hoảng bi đát 1929. Chính cuộc khủng hoảng này đă giúp cho các đảng phát-xít lên cầm quyền tại Ư và Đức, đưa đến thế chiến; nó cũng đă cung cấp lập luận cho chế độ cộng sản Liên Xô và nhiều chế độ độc tài khác để bài bác dân chủ. Một thí dụ gần đây hơn là vụ tai tiếng của Bill Clinton và Monica Lewinski, gây chia rẽ và bối rối vô ích cho nước Mỹ trong hơn một năm trời. Nếu Clinton chỉ là một thủ tướng, ông đă có thể từ chức một cách êm thấm. Hoa Kỳ đă thành công với chế độ tổng thống nhờ một xă hội dân sự mạnh, tổ chức liên bang, chính quyền nhẹ và đồng thuận cao, nhưng chắc chắn Hoa Kỳ sẽ thành công hơn nhiều nếu theo chế độ đại nghị.

    Cần lưu ư là vào lúc lập quốc, chính quyền liên bang Hoa Kỳ chỉ có một nhiệm vụ chính là đảm bảo quốc pḥng. Dần dần với vai tṛ ngày càng lớn trên thế giới và với các vấn đề ngày càng phức tạp, chính quyền liên bang đă trở thành một chính quyền thực sự, nhưng đồng thời chế độ Hoa Kỳ cũng chuyển biến từ từ tới gần một chế độ đại nghị.

    Tại Pháp, do sự phá sản của lối đầu phiếu theo tỷ lệ được đổ lỗi oan cho chế độ đại nghị và do uy tín áp đảo của tướng De Gaulle, chế độ bán tổng thống đă được thành lập, nhưng càng ngày càng có những tiếng nói có thẩm quyền cất lên đ̣i chuyển hóa về chế độ đại nghị. Maurice Druon, cựu bộ trưởng của De Gaulle và viện sĩ Viện Hàn Lâm Pháp, đánh giá chế độ tổng thống là một sai lầm vĩ đại của De Gaulle.

    Thực ra chế độ tổng thống là ǵ? Nó là một cải tiến của chế độ quân chủ tuyệt đối theo hai hướng: một là vua được bầu ra do phổ thông đầu phiếu thay v́ lên ngôi theo cha truyền con nối và được gọi là tổng thống; hai là quyền hạn của tổng thống được qui định theo hiến pháp. Tóm lại, chế độ tổng thống là một bước tiến do dự từ chế độ quân chủ sang dân chủ. Nói khác đi, nó phản ánh một lấn cấn tiếc nuối đối với những chế độ mệnh danh là "độc tài sáng suốt". Ông Nguyễn Ngọc Huy đă bày tỏ tâm lư này trong cuốn Chủ Nghĩa Dân Tộc SinhTồn. Ông giải thích rằng trước đây đảng Đại Việt chọn chế độ độc tài và theo lănh tụ chế v́ vào lúc đảng Đại Việt được thành lập các chế độ độc tài đang thịnh hành; sau đó v́ các chế độ độc tài không c̣n được nh́n nhận, đảng Đại Việt đă chuyển sang chế độ tổng thống v́ nghĩ rằng chế độ này giữ được những ưu điểm của chế độ độc tài dù vẫn dân chủ. Ngày nay thực tế đă chứng minh rơ ràng rằng không làm ǵ có những "ưu điểm" của chế độ độc tài cả, các "chế độ độc tài sáng suốt" chỉ là một huyền thoại, mọi chế độ độc tài đều tồi tệ. Chỉ c̣n một chọn lựa dứt khoát là dân chủ. Chế độ dân chủ nhất là chế độ đại nghị, trong đó quyền hành thuộc về một thủ tướng do quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm trước quốc hội.

    Trong chế độ đại nghị, người dân bầu một cách đúng đắn hơn hẳn, họ bầu cho một dự án chính trị thay v́ cho một người, và họ cũng bầu cho hàng trăm dân biểu cùng một lúc. Cử tri mỗi đơn vị có phương tiện để tiếp xúc và t́m hiểu các ứng cử viên để có thể bầu với sự hiểu biết. Rủi ro sai lầm giảm đi, và sai lầm nếu có cũng không trầm trọng v́ họ chỉ bầu một trong số bốn, năm trăm dân biểu.

    Vị thủ tướng có thể bị quốc hội thay đổi bất cứ lúc nào và phải luôn luôn chứng tỏ khả năng của ḿnh trước một "hội đồng giám khảo" có bản lănh. Do đó thủ tướng vừa phải có thực tài vừa phải hết sức thận trọng. Sự thay đổi thủ tướng, nếu cần, cũng không gây ra khủng hoảng lớn. Các chính đảng cũng hoạt động nghiêm túc và hài ḥa hơn, hai nhân vật ngang tầm cỡ trong cùng một đảng cũng có thể dễ dàng thỏa hiệp với nhau hơn, để một người làm lănh tụ và trở thành thủ tướng nếu đảng thắng cử, bởi v́ chức thủ tướng không phải là tất cả, thủ tướng chỉ là người thứ nhất trong số những người ngang nhau trong một chính phủ.

    Chế độ thủ tướng chắc chắn hơn hẳn chế độ tổng thống, với điều kiện là nó vừa bảo đảm được một mức độ ổn vững tương đối vừa bảo đảm được tiếng nói của mọi khuynh hướng trong các cuộc tranh luận trên những vấn đề lớn của đất nước. Đó là một bài toán có lời giải.

    Chúng ta đă biết là lối đầu phiếu đơn danh và một ṿng đưa tới một quốc hội với hai đảng lớn. Mặt khác chúng ta cũng biết rằng lối đầu phiếu theo tỷ lệ đảm bảo tiếng nói trong quốc hội cho mọi khuynh hướng.

    Như vậy giải pháp tối ưu là một thể chế đại nghị tản quyền với một quốc hội trong đó 90% dân biểu được bầu theo thể thức đơn danh và một ṿng, và 10% c̣n lại được bầu theo tỷ lệ. Số 90% bầu theo thể thức đơn danh bảo đảm sự hiện diện của một đa số trong quốc hội và do đó sự ổn vững của chính quyền, trong khi số 10% bầu theo tỷ lệ có hai mục đích, một là bảo đảm cho mọi khuynh hướng được có tiếng nói, hai là cho phép những người lănh đạo các chính đảng khỏi phải lo tranh cử tại các địa phương và tập trung cố gắng vào những vấn đề quốc gia. Giải pháp này đă được đưa ra trong Dự ÁnChính Trị Dân Chủ Đa Nguyên 1996 của nhóm Thông Luận. Gần đây, Guy Carcassonne, chuyên gia có uy tín về các định chế chính trị tại Pháp, phản ánh những trao đổi của các chuyên gia lớn trên thế giới về hiến pháp, cũng đi tới cùng một đề nghị.

    Người Việt Nam chúng ta sở dĩ coi chế độ tổng thống là tự nhiên v́ đó là chế độ không cộng sản duy nhất mà đại đa số chúng ta biết tới. Ở miền Nam Việt Nam trước đây đă chỉ có chế độ tổng thống. Sau này hai cộng đồng người Việt hải ngoại lớn nhất là tại Mỹ và Pháp, cả hai nước này đều theo chế độ tổng thống. Từ đó chúng ta tiêm nhiễm một thứ phản xạ tổng thống. Nhưng có những phản xạ rất có hại, cũng như có những thành kiến cần phải từ bỏ.

    Nguyễn Gia Kiểng
    (Trích Tổ Quốc Ăn Năn)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 13-05-2012, 09:57 PM
  2. Replies: 13
    Last Post: 22-11-2011, 12:16 PM
  3. Replies: 3
    Last Post: 02-10-2011, 06:09 AM
  4. Replies: 5
    Last Post: 19-07-2011, 07:35 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •