Results 1 to 1 of 1

Thread: Tôi đi thăm tù

  1. #1
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    77

    Tôi đi thăm tù

    Tôi đi thăm tù

    Tết là ngày của đoàn tụ, của yêu thương, của t́nh thân và t́nh gia đ́nh. Dù đang ở đâu và làm ǵ, Tết là ngày mà ai cũng mong được quây quần bên nhau, bên ấm trà hít hà mứt gừng cay, thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên, cầu nguyện cho gia đ́nh được điều may mắn tốt lành. Ngày Tất niên là ngày gia đ́nh sum họp lại để ăn với nhau bữa cơm cuối năm.

    Năm nay, năm Quư Tỵ 2013, Tất Niên lại là ngày 29 tháng Chạp v́ là năm thiếu. Ngày đó, tôi lại đi thăm tù. Nói tù th́ hơi nặng chứ những người mà tôi đi thăm không phải là tù h́nh sự hay tù chính trị để phải bị kết án hay phải chịu cảnh tù đầy. Họ là những người ở trung tâm có tên gọi là Maribyrnong Detention Centre, nói nôm na là trung tâm tạm giam giữ để chờ cứu xét.

    Số là Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria có tổ chức một buổi thăm viếng trung tâm này ở miền Tây Melbourne vào thứ 7 ngày 9 tháng 2 năm 2013, đúng vào ngày 29 tháng Chạp. Tôi được hân hạnh tháp tùng phái đoàn. Trung Tâm hiện đang tạm giam giữ gần 100 người, đủ các chủng tộc, trong đó hơn 20 người đă là người Việt Nam rồi. Tỉ lệ đến 1 phần 4. Họ là ai? Gồm những thành phần nào?

    Giờ thằm viếng là từ 12:30pm cho tới 2:30pm, theo như đă sắp xếp trước giữa đồi bên, Trung Tâm và Cộng Đồng. Tôi đến nơi lúc 11:30am như đă được thông báo trước th́ đă có mặt đầy đủ những người đại diện Ban Chấp Hành (BCH) và các thiện nguyện viên. Có lẻ tôi là người đến trễ nhất. Đến nơi là mọi người đă lục tục chuyển đồ ăn thức uống cho gần 100 miệng ăn vào Trung Tâm. Tôi cũng phụ một tay. Rồi c̣n phải qua thủ tục giấy tờ và kiểm soát để vào bên trong. Tiếc là tôi không thể chụp được một tấm h́nh nào bên trong Trung Tâm cho mọi người thấy được h́nh ảnh buổi đi thăm những đồng hương bất hạnh vào ngày cuối năm để thấy được cái sinh hoạt đầy t́nh nguời xa xứ này. Luật lệ của trung tâm không cho người đi thăm mang vào trong bất cứ một vật dụng cá nhân nào dù nhỏ.

    Theo như tôi được biết th́ toàn bộ thức ăn cho cả trăm người ăn hôm đó là do các thiện nguyện viên, hầu hết là gia đ́nh trực hệ và thân nhân của những người trong BCH tự bỏ tiền túi ra mua và nấu nướng cho bữa ăn. Cộng Đồng không phải tốn một đồng nào cho sinh hoạt này. Thức ăn hôm đó nào là chả gị, ḿ xào, cà ri, đồ mặn, đồ chay, bánh trái, đủ cả. Không phải chỉ cho những người bị giam giữ mà tất cả mọi người trong phái đoàn, sau khi đă dẫn dắt cho họ lấy đồ ăn xong th́ mọi người cũng cùng ăn và chuyện tṛ, hàn huyên, hỏi thăm nhau. Toàn Trung Tâm, những người thuộc chủng tộc khác cũng được mời tham gia chứ không phải chỉ có người Việt. Những người chăm sóc họ, tạm gọi là “cai tù” cũng được mời tham dự, ăn uống, tṛ chuyện. Mấy người “tù” cảm động nói với tôi rằng lâu quá mới có được một bữa ăn đồ Việt Nam thật “đă”, bởi trong tù người ta nấu ăn chung cho tất cả các chủng tộc nên làm ǵ có đồ VN mà ăn!

    Cảm động nhất là cuối giờ thăm viếng, những người bị giam trước khi chia tay đến bắt tay chào và cám ơn từng người chúng tôi đă đến thăm họ vào dịp cuối năm này và đă cho họ một bữa ăn ngon, một buổi hỏi thăm nhau đượm t́nh thân của những người xa xứ.

    Lúc vào thăm, chúng tôi được Trung Tâm phát cho mỗi người một cái bảng mang chữ “Visitor” để cài lên áo. Có em nhỏ độ ngoài 30, ăn xong hứng chí bông đùa “Chú cho con mượn cái thẻ Visitor đó con mang ra đi chơi một đêm cho đă rồi mai con vô lại”. Nghe rất thật, vừa bi, vừa hài, vừa mũi ḷng. Có vậy mới thấy cái giá trị của 2 chữ TỰ DO!

    Trở lại câu hỏi họ là ai, thuộc những thành phần nào? Nói chung là thuộc thành phần tầm trú bất hợp pháp nên mới bị tạm giam ở trung tâm di trú này. Qua tiếp xúc, tôi phân loại được 5 trường hợp như sau:

    1. Vượt biên bằng đường biển từ miền Bắc VN qua thẳng đến Úc, tạm giữ chờ cứu xét

    2. Đi du lịch rồi trốn ở lại quá hạn bị bắt, chờ trả về

    3. Đi du lịch ở lại quá hạn ra đầu thú, chờ gởi về

    4. Đi du lịch mà trồng cần sa bị bắt

    5. Du học sinh trong thời gian đi học làm điều phạm pháp bị bắt, chờ trả về

    Chúng ta thấy đó. Chỉ có hơn 20 người mà có đến 5 trường hợp khác nhau. Thành phần nào, Bắc hay Nam, th́ cũng là con dân VN. Làng sống vượt biển t́m cái sống trong cái chết bắt đầu 37, 38 năm nay tưởng đă chấm dứt lâu lắm rồi, ấy vậy mà ngày nay cũng c̣n người liều ḿnh ra đi. Chính trị hay kinh tế chưa nói tới, chỉ nghĩ tới chuyện ngày nay c̣n người dám liều mạng đi t́m nguồn sống là cũng đủ nói lên lư do tại sao phải bỏ nước ra đi rồi rồi!

    Ngày nay con dân VN như một đàn ong vở tổ. Con dân VN tha phương cầu thực khắp nơi trên thế giới. Bằng mọi cách họ ra đi khỏi nước, không định cư được th́ họ luồn lách để được ở lại, có người may mắn đạt được ư nguyện, có người bất hạnh bị bắt giam, có người v́ mưu sinh làm càn, làm ẫu, làm những chuyện phi pháp để phải bị vướng vào ṿng lao lư hay chờ đợi bị gởi trả về VN. Tại sao dân Việt ḿnh ngày nay lại ra nông nỗi này? Lỗi này do ai???


    Phái đoàn thăm viếng trung tâm Maribyrnong Detention Centre


    Châu Quốc Nam
    Tháng Giêng 2013
    Last edited by NAS; 19-02-2013 at 07:58 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •