Results 1 to 2 of 2

Thread: Thế Chiến Thứ 3: Cyber War

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thế Chiến Thứ 3: Cyber War

    Thế Chiến Thứ 3: Cyber War
    Chiến tranh không gian ảo
    Việt-Long, RFA




    Tranh minh họa "chiến binh không gian ảo", cyber warrior
    alradenagroup.com image


    “Quân đoàn hacker”

    Công ty an ninh mạng Mandiant của Hoa Kỳ phổ biến một tài liệu 74 trang hôm thứ ba, tố giác quân đội Trung Quốc chỉ huy cả một đạo quân hàng ngàn tin tặc chuyên đánh phá các trang mạng, trước hết là các mạng của một số cơ quan truyền thông Mỹ, nhiều công ty sản xuất vũ khí quốc pḥng, có cả một công ty điều hành phân phối 60% năng lượng điện, gas, xăng dầu cho toàn khu vực Bắc Mỹ.

    Đây không phải lần đầu tiên có sự tố giác như vậy từ phía Hoa Kỳ, nhưng đến nay mới có một công ty tư nhân Mỹ chỉ đích danh quân đội Trung Quốc là thủ phạm.

    Tuy vậy không phải đến bây giờ chính quyền và quân đội Hoa Kỳ mới biết đến điều này hay chưa có biện pháp nào liên quan đến cuộc chiến tranh mạng.

    Điều đặc biệt lần này là công ty Mandiant sau thời gian theo dơi điều tra thu thập dữ kiện đă có đầy đủ chứng cứ về việc đơn vị tin tặc 61398, mà báo chí Mỹ gọi là một “quân đoàn tin tặc” với hằng ngàn nhân viên, thuộc hệ thống chỉ huy của quân đội Trung Quốc, hoạt động từ một Tổng hành dinh là một building 12 tầng nằm trên đường Đại Đồng, quận Phố Đông của thành phố Thượng Hải.

    Không phải cả ngàn nhân viên kỹ thuật cao đều có mặt ở đó cùng một lúc, mà đó là nơi đặt các máy chủ và bộ chỉ huy đơn vị, cùng một số nhân viên làm việc thường trực. Mandiant c̣n có cả một đoạn video mô tả hoạt động xâm nhập của một tin tặc vào hệ thống một công ty bằng cách nào.

    Hoa Kỳ đă cảnh giác về những hoạt động xâm nhập trộm cắp như vậy, và đă có nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng có vẻ như chưa đủ.

    Hôm lễ tấn phong Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ thứ nh́, đài CBS nhân việc Tổng trưởng quốc pḥng Leon Panetta sắp măn nhiệm, đă hỏi ông Panetta về những thách đố nào đáng kể đối với nền quốc pḥng của Hoa Kỳ trong lúc này. Ông nói ngay đầu tiên rằng “chiến tranh mạng sẽ là một thách đố lớn trong thời gian sắp tới”, sau đó mới nói đến những vấn đề Iran, Bắc Hàn.

    Rồi hôm thứ ba 12 tháng này trong diễn văn State of the Union tại Quốc hội, Tổng thống Barrack Obama cũng nhắc đến chiến tranh mạng là một nguy cơ cụ thể, khi ông nói “ ngày nay kẻ thù của Hoa Kỳ cũng đang t́m cách để có khả năng phá hoại mạng lưới điện lực, các cơ sở tài chính, và cả hệ thống kiểm soát không lưu của Mỹ”. Hôm sau Tổng thống Obama kư sắc lệnh tăng cường an ninh không gian mạng và chống tin tặc.

    Nhưng Tổng thống Obama vẫn không chỉ đích danh Trung Quốc, trong khi một viên chức cao cấp về quốc pḥng của Hoa Kỳ lại so sánh mối đe dọa đó như “những trung tâm chỉ huy vũ khí hạt nhân ở quanh MátX-Cơ-Va” khiến nhiều người đă vội cho là ám chỉ Liên bang Nga.

    Để rồi sau đó công ty Mandiant chỉ đích danh nhóm hackers thủ phạm dưới tên APT 1, viết tắt tên Advanced Persistent Threat, hay “Mối đe dọa lâu dài về kỹ thuật cao”, và nói rơ đầu năo chủ quản của nó là Quân đội Nhân dân Trung Hoa.
    Nhiều nước đă sử dụng

    V́ sao người Mỹ không tố cáo đích danh từ đầu để thương lượng hay thách đố trở lại? Lư do là người Mỹ chỉ tố giác cụ thể khi có bằng chứng cụ thể; viên chức kia có thể muốn đánh lạc hướng Trung Quốc trong lúc cuộc điều tra sắp có kết quả.


    Chuyên viên Trung Quốc trước máy vi tính- chinadefense.mashup. com photo
    Thêm vào đó, Trung Quốc thường áp dụng chiến thuật tố ngược lại đối thủ những tội trạng y hệt, như khi bị tố giác xâm phạm nhân quyền th́ Bắc Kinh liền tố ngược Hoa Kỳ cũng xâm phạm nhân quyền, kỳ thị người thiểu số, dù đối thủ của Bắc Kinh có làm việc đó hay không. Lần này phát ngôn viên Hồng Lỗi cũng nói Trung Quốc cũng là nạn nhân của tin tặc, do những máy phát xuất từ Hoa Kỳ.

    Sự thật th́ ai cũng thấy công ty Mandiant của Hoa Kỳ vừa công bố kết quả điều tra sau khi xâm nhập “quân đoàn tin tặc” của Bắc Kinh, trong khi giới bất đồng chính kiến và người thuộc sắc dân bị đô hộ cũng có đánh phá nhiều trang mạng của chính quyền Trung Quốc.

    Thực ra Hoa Kỳ và một số quốc gia khác cũng có những hoạt động chiến tranh mạng, nhưng không trực tiếp nhắm vào với Trung Quốc. Người ta tin là Hoa Kỳ và Israel sử dụng Stuxnet, là một phần mềm lợi hại, để làm tê liệt công việc tinh chế uranium của Iran.

    Máy ly tâm tách hạt của Iran đă chạy tán loạn không điều khiển được, khiến Iran phải ngưng công tác này một thời gian đến khi giải quyết được vũ khí chiến tranh mạng Stuxnet. Một viên chức Mỹ dấu tên có xác nhận điều này với đài truyền thanh NPR.

    Năm 2009, chủ tịch HĐAN quốc gia Georgia, bà Tkeshelashvili, thuyết tŕnh trước hội nghị của cơ quan an ninh GovSec của Hoa Kỳ tại Washington rằng người Nga vào năm 2008 đă tấn công Georgia trên bốn mặt trận: hải, lục, không quân và không gian mạng.

    Cuộc tấn công mạng không để lại dấu vết nào của chính quyền hay quân đội Nga, v́ hacker toàn là những nhân viên dân sự được mô tả là đội ngũ chuyên viên có tài năng phục vụ thiện nguyện cho xứ sở, mà thực ra là những nhân viên được tuyển mộ để mở mặt trận thứ tư, tuy người ta không thể t́m bằng chứng về điều đó.

    Hoa Kỳ công bố chính sách chung về chiến tranh không gian mạng là pḥng thủ. Lầu Năm Góc tuyên bố không muốn dùng chiến tranh mạng cho những mục đích thù nghịch.

    Tuy vậy giới truyền thông Mỹ cũng ghi nhận một vài lần có những sĩ quan cao cấp của Hoa Kỳ tiết lộ việc sử dụng biện pháp xâm nhập mạng của các lực lượng đối thủ.


    Sinh viên sĩ quan không quân Hoa Kỳ thao luyện chiến tranh không gian ảo - af.mil photo
    Chuyên viên của Hoa Kỳ đă vào không gian mạng của phiến quân Taliban ở Afghanistan, đọc được những lệnh chỉ huy và kế hoạch của phiến quân.

    Năm 2009 một tướng lănh Hoa Kỳ tiết lộ với đài NPR là không quân Mỹ đang chuẩn bị kế hoạch tấn công vào mạng của hệ thống radar và hỏa tiễn pḥng không của một nước khác. Vị tướng này c̣n nói quân đội Mỹ đă có sẵn khả năng đó.

    Một sĩ quan không quân khác cũng cho NPR biết cuộc tấn công trên không gian mạng được sử dụng bên cạnh những cuộc oanh kích của không quân, và biện pháp chiến tranh này dễ được sử dụng thường xuyên hơn và tự do hơn những hành động quân sự như oanh tạc hay tấn công vào mục tiêu bằng các h́nh thức khác.

    Một chuyên gia của đại học Yonsei ở Seoul khi được báo chí Mỹ hỏi đă nói rằng ông có nghe tin vụ phóng thử hỏa tiễn của Bắc Hàn hồi tháng tư năm ngoái đă bị phá hỏng bằng cuộc tấn công không gian mạng, nhưng ông nói thêm đó chỉ là giả thuyết không chắc chắn.

    Dù sao, điều chắc chắn là các nước đều chuẩn bị cho chiến tranh không gian mạng. Nói sao chăng nữa th́ ai cũng biết Trung Quốc đă dùng hackers xâm nhập mạng để lấy thông tin kỹ thuật của hằng chục công ty chế tạo vũ khí quốc pḥng, một số công ty thuộc kỹ nghệ sản xuất, công ty kỹ nghệ không gian, cơ quan NASA, cả kỹ nghệ xe hơi…

    Rơ nhất là những diễn tiến trên thương trường quốc tế chứng tỏ nhiều điều khoản hợp đồng thương mại hay đấu thầu của các công ty Hoa Kỳ đă bị Trung Quốc lấy trộm.

    Hacker của Trung Quốc lấy cắp qua mạng hay bằng cách tuyển mộ những nhân viên cao cấp cũ nắm giữ những kiến thức kỹ thuật hay những thông tin mật về thương mại của những công ty tư nhân và có thể của những cơ quan chính quyền, quân sự, khoa học của Hoa Kỳ.

    Công ty Coca Cola đă bị mất mối hợp đồng sáp nhập lớn nhất ở Trung Quốc v́ thông tin thương mại bị tiết lộ qua một trong những ngă đó, mà ngă đường không gian mạng có nhiều dấu vết nhất.

    Thông tin về khoa học, quân sự và vũ khí mà Trung Quốc lấy được có giá trị tới đâu, thực hay giả, th́ tới khi làm ra và thí nghiệm những vũ khí đó để thấy chúng có hiệu quả hay vô dụng, hay phản tác dụng th́ mới biết cuộc chiến t́nh báo trên không gian mạng nghiêng phần thắng về đâu.

    Tuy nhiên tới nay người ta tin rằng Bắc Kinh đă lấy cắp được nhiều phần mềm điểu khiển vũ khí từ Mỹ là nguồn chính, cùng với nguồn gốc trộm cắp từ nhiều quốc gia khác.
    Không gian ảo quyết định chiến thắng

    Trong chiến tranh ngày nay, từ cổ điển đến hạt nhân, người chiếm hữu không gian mạng là người chiến thắng.

    Ta thử tưởng tượng một nước nào đó phóng hỏa tiễn hạt nhân lên, nhưng hỏa tiễn bị phản-lập-tŕnh để quay ngược lại căn cứ xuất phát; hay hệ thống vệ tinh định vị GPS của Hoa Kỳ bị vô hiệu hóa vào lúc giao chiến, toàn bộ hải lục không quân đều trở thành mù ḷa, các hạm đội và phi đoàn không biết ḿnh đang bay đang chạy nơi đâu, đến tọa độ nào, vũ khí bắn ra không biết đường nào t́m đến mục tiêu bằng tọa độ địa lư…

    Và không ai liên lạc được với ai khi các vệ tinh truyền tin bị hack, hệ thống chỉ huy liên lạc bị vô hiệu hóa trong thời gian quyết định, cho đến khi được phục hồi bằng các phương tiện cổ điển dự pḥng th́ có khi đă muộn…


    Chiến tranh không gian ảo - foreignpolicy.com image

    Những độc chiêu này chắc chắn phải được các bên giữ tuyệt mật, chỉ vào lúc khai chiến mới biết ḿnh và đối phương ai thắng ai trong những chiêu thức phù thủy “hô phong hoán vũ, thiên biến vạn hóa” ấy.
    Sân chơi b́nh đẳng

    Chiến tranh trên không gian ảo là cuộc chiến t́nh báo quyết định chiến trường thế giới trong tương lai không xa, trong bối cảnh các bên đều có lực lượng cân bằng hay tương đương về vũ khí, chiến cụ. Nhưng chiến tranh mạng với giá trị quyết định như vậy lại là h́nh thái chiến tranh ít tốn kém nhất.

    Vũ khí của cuộc chiến này chỉ có một thứ: đầu óc thông minh của con người, bên cạnh đó là những máy computer mà giá vài ba trăm chiếc cũng không bằng một chiến đấu cơ tối tân hay tàu ngầm loại nhỏ.

    Mọi dân tộc đều thừa khả năng tiến hành cuộc chiến trên những computer ngoại hạng, mà chiến sĩ là những chuyên viên programmer chuyên nghiệp được huấn luyện nhiều năm, có tinh thần yêu nước và trung thành tuyệt đối, c̣n phải được kiểm soát bằng hệ thống an ninh cảnh giới cao nhất của quốc gia.

    Tuy vậy, chiến tranh không gian ảo dẫu là tương lai chiến tranh của loài người, nó vẫn phải đi song song với kỹ thuật vũ khí tối tân siêu việt, nếu không, sẽ chỉ là những âm binh ảo vô h́nh không thể chinh phục được một mục tiêu sống thực nào.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Từ 'chiến tranh lạnh' đến 'chiến tranh mát'


    08.03.2013
    Từ “Chiến tranh lạnh” (Cold War) được nhà văn Anh George Orwell sử dụng đầu tiên trong bài tiểu luận “You and the Atomic Bomb” đăng trên báo Tribune vào tháng 10 năm 1945; sau đó, trở thành phổ biến rộng răi khi Walter Lippmann xuất bản cuốn sách nhan đề The Cold War vào năm 1947. Nó được dùng để chỉ sự căng thẳng về cả chính trị lẫn quân sự giữa hai khối tư bản (đứng đầu là Mỹ) và khối Cộng sản (đứng đầu là Liên Xô) kéo dài từ năm 1947 đến năm 1991. Cả hai siêu cường quốc đứng đầu hai khối, Mỹ và Liên Xô, đều muốn làm bá chủ thế giới. Nhưng cả hai đều biết, với kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của ḿnh, nếu thực sự đánh nhau, sẽ không có ai thắng ai cả: Cả hai đều cùng bị tiêu diệt. Bởi vậy, người ta chọn hai cách khác để đánh nhau: Một, sử dụng chiến tranh tâm lư; và hai, tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ ở một số nước với sự giúp đỡ của hai siêu cường quốc lănh đạo, trong đó, nổi bật nhất là cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950-53) và chiến tranh ở Việt Nam (1954-75). Ngoài hai cách đánh nhau ấy, cả hai đều cạnh tranh ráo riết trên các mặt trận khác, từ ngoại giao đến kinh tế và đặc biệt, nâng cấp các kho vũ khí hạt nhân của ḿnh.

    Năm 1989, sau khi Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan, bức tường Berlin bị sụp đổ, và chế độ Cộng sản bị phá sản ở tất cả các quốc gia Đông Âu, Tổng thống George H.W. Bush tuyên bố tại cuộc hội nghị thượng đỉnh ở Malta là Chiến tranh lạnh đă kết thúc.

    Gần hai thập niên sau đó, thế giới vẫn c̣n chiến tranh, dĩ nhiên. Nhưng chiến tranh ấy thuộc ba loại: Một, nội chiến giữa các phe phái trong một nước (ví dụ, ở Congo, từ 1991-97; Tajikistan, 1992-96; Algeria, 1992-99; Burundi, 1993-2005; Rwanda, 1994; Côte d’Ivoire, 2002; Syria, 2012-13); hai, giữa hai nước (ví dụ, Nga và Chechnya, 1991-2009; Armenia và Azerbaijan, 1991-94; Ethiopia và Eritrea, 1998-2000); và ba, chiến tranh giữa một khối liên minh lớn trên thế giới với lực lượng thù nghịch ở một nước nào đó (ví dụ, chiến tranh ở Vùng Vịnh năm 1991, ở Afghanistan, từ 2001, và ở Iraq, 2003-2011). Ở h́nh thức chiến tranh thứ ba, khối đồng minh bao giờ cũng do Mỹ lănh đạo, phần lớn được sự đồng thuận và sự tham gia của rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Một số quốc gia phản đối, nhưng hầu hết đều chỉ phản đối về phương diện ngoại giao và với mức độ vừa phải, không gây nên những mâu thuẫn quá trầm trọng. Hầu như mọi người đều thừa nhận vai tṛ lănh đạo tuyệt đối của Mỹ.

    Gần đây, với sự trỗi dậy của Trung Quốc, t́nh h́nh dần dần đổi khác. Về mọi phương diện, từ kinh tế đến khoa học kỹ thuật và quân sự, Trung Quốc vẫn c̣n thua Mỹ rất xa. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước dần dần đi từ chỗ hợp tác đến đối kháng. Gần đây, một số nhà b́nh luận chính trị quốc tế bắt đầu nói đến một thứ Chiến tranh lạnh giữa hai nước.

    Chính Tổng thống Mỹ, Barack Obama, hầu như cũng thừa nhận điều đó trong chuyến viếng thăm châu Á vào tháng 11 năm 2011.

    H́nh thức Chiến tranh lạnh mới này khác h́nh thức Chiến tranh lạnh kiểu cũ, giữa Mỹ và Liên Xô, ở nhiều điểm.

    Thứ nhất, về nguyên nhân, trong khi Chiến tranh lạnh kiểu cũ bắt nguồn, trước hết, từ những mâu thuẫn về ư thức hệ, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa Cộng sản, h́nh thức Chiến tranh lạnh kiểu mới chỉ bắt nguồn từ những mâu thuẫn về quyền lợi, chủ yếu là quyền lợi kinh tế và địa chính trị của mỗi nước.

    Thứ hai, về thế, trong Chiến tranh lạnh kiểu cũ, mỗi bên đều có một khối liên minh quân sự đông đảo, tính về nhân số, hầu như ngang ngửa nhau; trong Chiến tranh lạnh kiểu mới này, chỉ có Mỹ là có liên minh, không những các liên minh cũ ở châu Âu mà c̣n có thêm nhiều các liên minh mới ở châu Á, c̣n phía Trung Quốc, cho đến nay, vẫn chỉ một ḿnh. Lư do chính là, trên nguyên tắc, một liên minh thực sự chỉ có thể được xây dựng trên nền tảng những bảng giá trị chung mà mọi quốc gia đều chia sẻ. Về phương diện ấy, Mỹ có: Đó là những lư tưởng về tự do, dân chủ và nhân quyền; c̣n Trung Quốc th́ không: Những lư tưởng xă hội chủ nghĩa đă bị phá sản, chính bản thân Trung Quốc cũng không c̣n tin tưởng hay đề cao nữa; họ chỉ c̣n sử dụng quyền lợi để lôi kéo các nước khác, hầu hết là các nước nghèo ở châu Phi và châu Á. Loại đồng minh kiểu đó chỉ có ít nhiều giá trị trong việc buôn bán nhưng nếu chiến tranh bùng nổ, nó hoàn toàn vô nghĩa.

    Thứ ba, về lực, trong chiến tranh lạnh kiểu cũ, Mỹ và Liên Xô hầu như ngang ngửa nhau; trong chiến tranh lạnh kiểu mới, Trung Quốc vẫn c̣n thua hẳn Mỹ ít nhất là vài ba thập niên. Thua về số vũ khí. Thua về tŕnh độ kỹ thuật, và từ đó, hiệu quả tác chiến. Thua về kinh nghiệm tổ chức và chiến đấu.

    Chính v́ thế, hầu hết các nhà b́nh luận đều cho Trung Quốc chưa phải là một sự đe dọa đối với nền an ninh của Mỹ trong hiện tại. Việc Mỹ bố trí lại quân đội, đặc biệt là lực lượng hải quân ở vùng châu Á - Thái B́nh Dương, chủ yếu là để chuẩn bị cho một chiến lược lâu dài hơn là để đáp ứng một nhu cầu khẩn thiết trước mắt. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nguy cơ chiến tranh không có. Nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, Nhật Bản hoặc Philippines, Mỹ không thể khoanh tay ngồi nh́n. Trung Quốc có thể tấn công ba nước ấy không? B́nh thường, chỉ cần tỉnh táo một tí, người ta đều biết là không. Nhưng lịch sử lại dạy chúng ta một điều: Không thể nói chắc được. Khi chơi với lửa, không ai có thể cam đoan là nó sẽ không bùng cháy và thiêu rụi một cái ǵ đó. Chỉ cần một hành động nóng nảy hoặc dại dột của một người lính hải quân nào đó, hai bên có thể sẽ đánh nhau, thoạt đầu giữa hai tàu chiến, sau đó, giữa hai nước; và sau đó nữa, giữa hai khối. Trên thế giới, từ trước đến nay, vẫn có những cuộc chiến bùng nổ v́ những lư do lăng nhách như vậy.

    Thứ tư, về h́nh thức. Trong khi chưa có tiếng súng nào giữa Mỹ và Trung Quốc, nhiều nhà b́nh luận cho một h́nh thức chiến tranh lạnh đă thực sự nổ ra giữa hai nước, thậm chí, giữa Trung Quốc và cả khối tự do do Mỹ đứng đầu, bao gồm tất cả các quốc gia phát triển và dân chủ ở châu Âu và Úc. Cuộc chiến ấy diễn ra trên mạng.

    Từ lâu, người ta đă biết Trung Quốc chuyên đi đánh cắp các phát minh kỹ thuật từ Mỹ và Tây phương nói chung. Bực th́ bực, nhưng người ta vẫn xem đó là chuyện b́nh thường. Thật ra, nước nào cũng vậy, cũng đều có đội ngũ t́nh báo kinh tế lúc nào cũng tất bật hoạt động, không phải chỉ nhắm vào đối thủ mà c̣n, nếu không muốn nói chủ yếu là c̣n, nhắm vào các đồng minh thân thiết nhất của ḿnh. Đó chỉ là một quy luật cạnh tranh. Tuy nhiên, việc đánh cắp kỹ thuật của Trung Quốc càng ngày càng vượt quá những giới hạn thông thường. Quá về mức độ: Họ ăn cắp hầu như mọi thứ, từ kỹ thuật tin học đến khoa học không gian, viễn thông, năng lượng, điện tử, tài chính… Bọn tin tặc của họ thâm nhập vào máy điện toán của các nhà khoa học, các công ty và xí nghiệp lớn nhỏ ở Mỹ và ở Tây phương để ăn cắp các dự án nghiên cứu và các tài liệu liên quan đến kế hoạch phát triển. Thậm chí, nhiều người từ Tây phương sang Trung Quốc họp hành bị công ty cấm sử dụng laptop hoặc cả điện thoại di động; hoặc nếu phải sử dụng, sau khi về nước, phải đưa các thứ đó cho nhân viên an ninh mạng “tẩy trùng”. Quá ở phạm vi: Không dừng lại ở lănh vực kinh tế, đám tin tặc Trung Quốc c̣n thường xuyên quấy nhiễu các website cũng như máy điện toán của chính phủ hoặc các cơ quan an ninh, quốc pḥng và ngoại giao Tây phương. Quá ở tổ chức: chính phủ Trung Quốc luôn luôn chối bỏ các lời cáo buộc liên quan đến việc ăn cắp của ḿnh, nhưng các cơ quan an ninh mạng của Mỹ, đặc biệt là Mandiant, mới đây đă đưa ra những bằng chứng cụ thể cho thấy các hành vi ăn cắp ấy đều xuất phát từ cả ngàn nhân viên tin tặc thuộc Quân đội Nhân dân Trung Quốc, được thành lập từ năm 2006 và đặt tên là đơn vị 61398, có trụ sở là một ṭa nhà 12 tầng ngay tại Thượng Hải.

    Người ta thường phân biệt tin tặc thành hai loại: Có tổ chức và không có tổ chức. Phần lớn tin tặc chỉ là những kẻ không có tổ chức: đó chỉ là những kẻ giỏi về tin học, lại thích nghịch ngợm, hay đi lang thang trong thế giới ảo, khám phá hoặc ŕnh ngó chỗ này chỗ khác. Khi việc nghịch ngợm của họ có thể gây hại cho người khác, họ có thể bị bắt và bị bỏ tù. Thuộc loại tổ chức, có hai giới hạn: tổ chức xă hội hoặc kinh tế nhằm phục vụ cho lợi ích của nhóm hoặc của công ty và tổ chức chính phủ. Trong hai loại tổ chức ấy, dĩ nhiên loại tổ chức của chính phủ được xem là nghiêm trọng hơn. Khi tổ chức chính phủ ấy lại nằm trong tay quân đội, ư nghĩa thay đổi hẳn: Nó được xem là một sự tấn công dưới h́nh thức phi-vũ trang.

    Chữ “phi-vũ trang” ở trên rất dễ gây hiểu lầm. Trước, theo cách hiểu thông thường, phi-vũ trang được được xem là vô hại. Nhưng những cuộc tấn công trên mạng internet th́ lại rất lợi hại. Thực chất, đó là một thứ vũ khí mới đến độ Leon Panetta, nguyên Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ, phải lên tiếng cảnh báo: Nếu Đệ nhị Thế chiến bắt đầu bằng trận chiến ở Trân Châu Cảng; Đệ tam Thế chiến có thể sẽ bắt đầu bằng một trận Trân Châu Cảng ảo trên internet (cyber Pearl Harbour).

    Cuộc tấn công của tin tặc Trung Quốc nhắm vào Mỹ và Tây phương như thế đặt Mỹ và Tây phương vào thế bất lợi. Thứ nhất, họ chỉ ở thế pḥng thủ, luôn luôn pḥng thủ. Hơn nữa, ở đây, “mặt trận” lại quá rộng, bao gồm không những các cơ quan chính phủ mà c̣n mọi công ty xí nghiệp và cơ quan nghiên cứu: Không phải ở đâu cũng có khả năng chống đỡ lại đám tin tặc chuyên nghiệp ấy. Thứ hai, Mỹ và Tây phương không thể phản công: về phương diện khoa học kỹ thuật, Trung Quốc không có ǵ đáng để người ta sử dụng tin tặc để đánh cắp cả. Chả lẽ người ta lại đánh cắp lại những thứ mà Trung Quốc ăn cắp của họ?

    Không những bất lợi, Mỹ và Tây phương c̣n ở thế khó xử: Người ta không thể công khai tuyên chiến với một nước chỉ v́ một đám tin tặc dù người ta biết rơ đám tin tặc ấy nằm trong quân đội và do nhà nước quản lư. Nhưng người ta không thể im lặng và chịu đựng măi. Trước, trong nhiều năm, Mỹ và các quốc gia Tây phương đă chịu đựng và im lặng. Nay, người ta bắt đầu lên tiếng, nêu đích danh Trung Quốc là một tên ăn cắp và quấy phá trên mạng. Lên tiếng như thế cũng là một cách tuyên chiến.
    Dĩ nhiên, đó không phải là chiến tranh nóng. Đó chỉ là một kiểu Chiến tranh lạnh. Nhưng v́ kiểu Chiến tranh lạnh này khác hẳn cuộc chiến tranh lạnh kéo dài cả nửa thế kỷ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa Cộng sản trước đây, nên David Rothkopf, biên tập viên tạp chí Foreign Policy, đề nghị một tên gọi mới: Chiến tranh mát (the Cool War).

    “Mát” ấm hơn “lạnh” một chút. Nhưng dù sao th́ cũng vẫn là chiến tranh.

    * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •