Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 11

Thread: Gió Đă Nổi Lên Xoay Chiều ở Việt Nam?

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Gió Đă Nổi Lên Xoay Chiều ở Việt Nam?

    Gió Đă Nổi Lên Xoay Chiều ở Việt Nam?

    Miến Điện "Xoay chiều Dân chủ" khi:
    "Ngừng dự án xây đập thủy điện Myitsone

    Tại bang Kachin, có biên giới chung với Trung Quốc, vào tháng 05/2007, chính quyền quân sự độc tài đă kư một thỏa thuận với công ty China Power Investment Corporation, để xây sáu đập thủy điện dọc theo các con sông Mali Hka và Nmail Hka cũng như trên sông Myitsone, nơi hợp lưu hai ḍng nước sản sinh ra con sông Irrawaddy. Dự án này có thể phá hủy một khu vực lịch sử, di sản văn hóa của người Kachin. Hồ chứa nước có thể nhấn ch́m một diện tích bằng nước Singapore, phá hủy một khu vực đa dạng sinh học rất giàu có và dẫn đến việc di chuyển 10 ngàn người. Hơn nữa, nằm trên đường đứt gẫy địa chấn, đập thủy điện, nếu bị vỡ, có thể đe dọa thành phố Myitsone, thủ phủ của bang Kachin, cách đập 40 km ở hạ nguồn.

    Ngay khi kư kết thỏa thuận, các tổ chức phi chính Kachin và Quân đội v́ Độc lập Kachin - KIA đă phản đối. Sự phản đối lan rộng, bởi v́ đập thủy điện này cũng liên quan đến tất cả người dân Miến Điện và Irrawaddy là con sông nuôi sống người dân. Mặc dù được một số bộ trưởng ủng hộ, dự án này đă gây chia rẽ nội bộ chính quyền quân sự độc tài, một số tướng lănh coi đây như là một sự chi phối của Trung Quốc và là dấu hiệu của sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào Bắc Kinh.

    Trước sự ngạc nhiên của mọi người, ngày 30/09/2011, tổng thống Thein Sein đă thông báo tạm ngưng dự án Myitsone. Một số nhà đối lập coi đây là một thắng lợi, trong khi những người khác th́ thận trọng hơn và quen thuộc với những thủ đoạn thao túng của chế độ, nhấn mạnh rằng đây mới chỉ là tạm dừng chứ không phải là từ bỏ hẳn dự án. Ngoài ra, chương tŕnh xây sáu đập thủy điện khác vẫn được duy tŕ.


    Và Việt Nam nay:

    "Một trong những diễn biến quan trọng nhất trong tuần mà Thanh Niên Online gọi là “Đối diện với sự thật”. Trong mục ‘Chào Buổi sáng’ đưa lên mạng ngày 21/2 nhà báo nhận định: “Thủ tướng Chính phủ đă quyết định dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà, không chỉ v́ địa điểm xây dựng rơi vào ‘tọa độ chết’ mà c̣n bởi phương án đó không mang lại hiệu quả.

    Thanh Niên Online nhận định: “quyết định dừng một dự án tốn kém mà không hiệu quả như cảng Kê Gà phải được coi là một quyết định cực kỳ dũng cảm. Và trên thực tế, c̣n rất nhiều vấn đề hệ trọng, chờ đợi bản lĩnh đối diện sự thật của nhà quản lư, của người lănh đạo….”

    Gió Nổi Lên rồi chăng,b́nh tỉnh chờ xem !?

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Góp phần “giải mă” một thế hệ dấn thân (Hà Sĩ Phu)




    “...Cuối cùng, ngày nay mỗi đảng viên đều phải chọn cho ḿnh một sự giă từ, một sự “phản bội”: hoặc là trung thành với chủ nghĩa th́ phản bội nhân dân, muốn trung thành với nước với dân th́ phải phản lại chủ nghĩa!...”





    I- Đặt vấn đề

    Sáng 19-2-2013 đọc báo mạng thấy trang Anhbasam có điểm hai bài tương phản “Tiêu Dao Bảo Cự: Từ Ngô Kha, soi rọi và giải mă một thế hệ dấn thân (Diễn Đàn). Blogger Caubay Thiem có bài phản biện lại bài này bên Facebook”.

    Mặc dù tôi mới ở bệnh viện về, t́nh trạng mắt được bác sĩ yêu cầu hết sức hạn chế đọc và viết, tôi vẫn phải “đánh liều” viết đôi điều ngắn gọn về chuyện “xung đột” âm ỉ từ lâu này (nếu có thể gọi như thế), giữa những người đáng kính, v́ mấy lẽ sau đây:

    - Thế hệ dấn thân theo con đường Cộng sản như nhà văn TDBC bao hàm nhiều người (ở miền Bắc c̣n nhiều hơn miền Nam), trong đó số đă thức tỉnh ở những mức độ khác nhau, đang cố gắng làm những điều nhằm sửa lại hay chống lại thực tại sai lầm của ĐCS cũng ngày càng nhiều thêm, nhưng việc tự đánh giá giai đoạn quá khứ của ḿnh xem chừng chưa có ǵ nhất trí, ổn thỏa, thanh thoát, như có những tâm trạng uẩn khúc bên trong nên phải đặt vấn đề “giải mă”.

    - Việc “giải mă” cũng liên quan đến cả những người CS hiện nay đang được dư luận ca ngợi, tán thưởng (kể cả dư luận khó tính ở hải ngoại), như nghệ sĩ Kim Chi khước từ sự có mặt trong nhà ở của ḿnh chữ kư của một kẻ cao cấp “hại nước hại dân”- v́ chị tự hào ḿnh là một người “Cộng sản chân chính”! Những đảng viên trong 72 vị khởi xướng đợt góp ư Hiến pháp hiện nay cũng vậy, chắc phần đông cũng là những người muốn hành xử như những người “Cộng sản chân chính” để phân biệt ḿnh với loại “CS thoái hóa”. Vậy có thể tồn tại khái niệm “người CS chân chính” hay không, cũng là điều cần xác định cho rơ.

    - Trong hàng ngũ những bạn bè thân hữu đang nỗ lực góp phần ḿnh vào công cuộc dân chủ hóa xă hội hiện nay cũng có hai “phe” với hai cách nh́n ngược nhau trong việc đánh giá quá khứ tham gia Cộng sản.

    Tóm lại, t́nh h́nh khác nhau trong việc nh́n nhận giai đoạn quá khứ tham gia hoặc ủng hộ CS là điều tốt hay không tốt, là công hay tội, nên nhớ đến để tôn vinh hay nhắc đến chỉ thêm ân hận… là một thực tế rộng lớn, tuy không phải mâu thuẫn đến mức nặng nề nhưng vẫn âm ỉ như một chút gợn, một cái gai, hay một cái nhọt trong đội ngũ những người từng có nợ với quá khứ và đang phải băn khoăn về trách nhiệm với hiện tại và tương lai đất nước (c̣n những kẻ vô trách nhiệm, thờ ơ hay cố bám sự hủ bại th́ không đáng bàn đến ở đây).

    Khoảng một hai năm gần đây, khả năng lănh đạo của đảng cầm quyền ngày càng sút kém, bất lực, những mâu thuẫn đối nội và đối ngoại thúc đẩy phải có những thay đổi, kéo theo đó là sự phân hóa phức tạp trong xă hội về nhân sự, tổ chức, phong trào, phe nhóm… Bên cạnh chủ trương đối xử cứng dắn với giới dân chủ tiên phong là sự nới rộng có kiểm soát với giới trí thức cận thần, có cái mới vừa sáng tạo ra, có cái vốn cũ đang được dùng lại. Trong bối cảnh phân hóa đó, sự khác nhau tiềm ẩn trong quá khứ của giới “pro-Đảng” nay cần phải tách bạch. Việc điểm tin hai bài ngược chiều nói trên của “nhật báo Basam”, mà tránh không b́nh luận, có lẽ cũng là một biểu hiện nhạy cảm và tế nhị. Những người nhạy cảm thấy đă đến lúc nên có sự trao đổi thẳng thắn với tư cách giữa những người được giả thiết là “chung một chiến hào”. Vướng một cái gai, anh chiến sĩ vẫn có thể chiến đấu, nhưng “giải quyết” được cái gai tất nhiên sức chiến đấu sẽ tốt hơn nhiều.

    Suốt trong quá khứ tôi không dính dáng trực tiếp ǵ đến chính trị, nhưng bạn bè thuộc cả hai “phe” cũng có nhiều thân hữu. Trong điều kiện sức khỏe không thuận lợi, tôi không dám hy vọng có thể đề cập vấn đề một cách thấu đáo, chỉ xin đưa ra một vài ư chung, tản mạn, để góp phần gọi là “giải mă” một thực tiễn khá nhiều tế nhị.

    II. Mấy điều cơ bản gợi ư có thể dùng trong lư giải

    1/ Phải chăng sự hiểu biết lúc ấy chưa đủ tầm để sàng lọc?

    Hiện tượng một chủ nghĩa ảo tưởng, phi lư và phản tiến hóa như chủ nghĩa CS lại rộ lên một thời rộng lớn, thu hút đám đông, trong đó có cả những trí thức lớn, nghịch lư quá lớn ấy khiến thiên hạ phải chiêm nghiệm mà đúc kết thành một quy luật, quy luật liên kết và hoán vị loại trừ lẫn nhau trong 3 thành tố, tạm gọi là luật “loại trừ một trong ba” hay luật “Hai khử một”.

    Ba thành tố ấy là Tâm hồn Lương thiện, Trí tuệ Thông thái và Lập trường Cộng sản, liên kết và loại trừ nhau như sau:

    - Đă Thông thái và Cộng sản th́ không Lương thiện ( phải mưu mẹo, gian hùng)

    - Đă Lương thiện và Cộng sản th́ không Thông thái ( phải nhẹ dạ, nông cạn)

    - Đă Lương thiện và đủ Thông thái th́ không theo Cộng sản.[1]

    Những ai tự nhận ḿnh luôn lương thiện trong sáng và đă theo CS th́ ứng với trường hợp thứ hai, tức là trí tuệ nông cạn, không đủ tầm để sàng lọc trước một vấn đề ở tầm thời đại. Trước mắt mới nh́n bề ngoài tưởng là tốt th́ theo thôi.

    Xem ra nhiều đảng viên lương thiện không chịu nhận là lúc ấy ḿnh ngu, cứ khẳng định khi ấy chỉ có theo đảng là thông minh nhất. Có vị c̣n khăng khăng rằng: Nếu bây giờ lịch sử lặp lại th́ ông ta cũng lại chọn đúng con đường cũ chứ không thể khác (ghê thiệt!). Sở dĩ có sự tự ái như vậy do chưa hiểu sự “ngu đần” có thể là tầm của cả một dân tộc trong một thời kỳ chứ chẳng riêng ai, người viết những ḍng này cũng đâu thoát khỏi mê cung ấy? Phê phán bạn cũng là phê phán ḿnh. Chỉ cần so sánh với một dân tộc văn minh và khôn ngoan hơn sẽ thấy ngay sự kém cỏi, dân trí lạc hậu của cả dân tộc ḿnh th́ sẽ tránh được tâm lư tự ái cá nhân.

    Hiện tượng có mấy nhà bác học nổi tiếng vẫn say mê CS cũng chẳng biện bạch được ǵ hơn v́ có thể vị bác học ấy giàu lư tưởng, lư thuyết, hiểu biết chuyên môn nhưng rất ngây thơ, ảo tưởng, cũng dốt về chính trị-xă hội. Chấp làm ǵ những vị trí thức nọ trí thức kia mù quáng thân Cộng, khi “ông trùm CS” của nước ḿnh là chủ tịch Hồ Chí Minh khi quyết định theo con đường Cộng sản cũng chưa hiểu Cộng sản là ǵ kia mà?

    Cú “nhích chân” của Nguyễn Ái Quốc từ Đảng Xă hội Pháp sang Quốc tế III của Lênin “chỉ v́ Đệ Tam Quốc tế rất chú ư đến vấn đề giải phóng thuộc địa”, “C̣n như Đảng là ǵ, công đoàn là ǵ, chủ nghĩa Xă hội và chủ nghĩa Cộng sản là ǵ, th́ tôi (tức Nguyễn Ái Quốc) chưa hiểu”. Thậm chí Sơ thảo luận cương về các dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo L’Humanité ngày 16/6/1920 th́ “ngay cả chữ nghĩa trong văn bản” ấy Nguyễn Ái Quốc ”cũng chỉ hiểu loáng thoáng thôi” [2]

    Nhà báo Bùi Tín th́ nói kỹ hơn: “Do văn hóa thấp, mới học hết bậc tiểu học, lại c̣n quá trẻ nên khi đọc bài của Lênin về giải phóng dân tộc, ông đă nhẹ dạ theo ngay Mác, Lênin , rồi Stalin, rồi Mao cho đến suốt đời, cả sau khi chết … Đến khi chết ông vẫn hài ḷng nghĩ ḿnh là một lănh tụ yêu nước và cứu nước. Theo tôi một nhà lănh đạo dân tộc mà yêu nước kiểu như vậy th́ bằng mười làm hại đất nước, dân tộc, thà ông không yêu nước th́ có khi lại là may cho nhân dân. Hiện ta thua xa Thái Lan, Inđonesia, Singapore, Malaysia… là v́ vậy”(bài của Bùi Tíncũng được giới thiệu trên trang Basam ngày 19-2-2013).Vẫn là Trí tuệ chưa đủ cho một cuộc sàng lọc ở tầm thế kỷ

    Nhưng cũng không chấp ông HCM làm ǵ, khi chính ông Mác, ông Lê cũng “khái quát vội, khái quát nhầm” ít nhất là 9 điều căn bản [3] tức là cũng hụt hẫng về Trí tuệ khi cả gan nghĩ ra một chủ nghĩa mới toanh ḥng cứu rỗi nhân loại nhưng vượt quá tầm Trí tuệ của ḿnh (chủ nghĩa Xă hội khoa học ít nhất cũng có một khuyết điểm cơ bản là phi khoa học!), th́ một đảng viên CS nhỏ bé có tự nhận là “Trí tuệ không đủ để sàng lọc” cũng chẳng có ǵ đáng phải băn khoăn!

    Vậy th́ thôi, ta cứ yên trí nhận là trước đây ta theo CS v́ chưa đủ thông thái để sàng lọc là ổn.

    Nhưng mâu thuẫn vẫn chưa hết. Các bạn lại bảo: Tôi theo CS không phải là yêu CS ǵ hết, chỉ v́ yêu nước, yêu hỏa b́nh-thống nhất, ghét Mỹ xâm lược. Nếu bạn chỉ mượn CS làm phương tiện như thế th́ khi mục đích đă xong, Mỹ đă rút, đă có “ḥa b́nh-thống nhất” th́ bạn c̣n ôm cái “phương tiện” ấy làm ǵ, bạn phải chủ động rời bỏ nó ngay mới phải, như qua sông rồi th́ bỏ con thuyền ở lại chứ?

    Nếu bạn lại bảo: Tôi chưa hiểu ǵ về chủ nghĩa CS nên hăy cứ theo xem sao? Vậy đến hôm nay bạn đă hiểu chưa? Với tư cách một đảng viên bạn có t́m hiểu mọi thông tin trên mạng và trên thực tế không, có biết nghị quyết 1481 của nghị viện châu Âu, biết nhân loại đă vứt một Chủ nghĩa ảo tưởng vào sọt rác lịch sử? Nếu có đủ thông tin th́ chắc bạn không c̣n đủ dũng khí để tự hào là một đảng viên CS, v́ tôi tin bạn là người có trí óc b́nh thường và c̣n dây “thần kinh xấu hổ”. Theo lô-gich của môn “liêm-sỉ-học” (liemsiology!) th́ bạn phải hành xử như Trần Độ, như Phạm Đ́nh Trọng, như Nguyễn Chí Đức… mới phải.

    Nhưng chưa, bạn chưa đến chân tường, v́ bạn c̣n một câu trả lời khả dĩ hữu lư : Tôi phải ở lại trong Đảng để “chiến đấu”, với tư cách “người CS chân chính” chống bè lũ “CS thoái hóa”. Vâng, vậy xin chuyển tiếp sang phần sau.

    2/ Có hay không khái niệm gọi là “người Cộng sản chân chính”?

    Những người tự hào là “CS chân chính” v́ nghĩ rằng cái đảng mà ḿnh gia nhập là một đảng chân chính, nay “một số không nhỏ” (tất nhiên nằm trong lănh đạo tối cao) đă THOÁI HÓA và PHẢN BỘI, nên ḿnh phải đấu tranh chống lại sự tha hóa để phục hồi một ĐCS chân chính, nghĩa là ḿnh đấu tranh (chống những cán bộ lănh đạo xấu) với tư thế của người “đ̣i nợ”, đ̣i cái món nợ mà đảng đă hứa (trong lời tuyên bố) trước nhân dân nhưng bây giờ họ “quịt nợ, vỗ nợ”!

    Phải công nhận, nếu như vậy th́ trong 3 yếu tố Lương tâm, Trí tuệ và Cộng sản bạn đáp ứng đầy đủ hai yếu tố Lương tâm và Cộng sản nhưng quá yếu về Trí tuệ (theo đúng quy luật Hai khử một đă nói ở đoạn trên), nên trở thảnh duy cảm, thiếu duy lư. Sự THOÁI HÓA và PHẢN BỘI đă nằm sẵn trong mớ tín điều của chủ nghĩa, đă được “chương tŕnh hóa” ngay từ khi khởi lập. Những biểu hiện thoái hóa và phản bội mà bạn nh́n thấy bây giờ thực ra đă được tiền định từ đầu (trước khi bạn gia nhập đảng rất lâu) : không một ĐCS cầm quyền nào có thể thoát khỏi t́nh trạng thoái hóa và phản bội!

    Về lư thuyết chính Mác đă tự chống lại ḿnh, khi triết học Mác th́ duy vật, chống duy tâm-duy ư chí nhưng chính trị Mác th́ rất duy tâm, chủ quan, duy ư chí. Một lư thuyết ảo tưởng phi khoa học th́ sẽ bị thực tế chống lại nên dần dần phải làm ngược lại hết, CS phải tự làm ngược lại những tín điều của ḿnh mới mong tồn tại. Cuối cùng, ngày nay mỗi đảng viên đều phải chọn cho ḿnh một sự giă từ, một sự “phản bội”: hoặc là trung thành với chủ nghĩa th́ phản bội nhân dân, muốn trung thành với nước với dân th́ phải phản lại chủ nghĩa![4]

    Khi bạn trung thành với nước với dân, với nhân tâm, với chân lư phổ quát th́ bạn là “con người chân chính”, rất chân chính, tôi yêu quư bạn, nhưng bạn không c̣n là “người CS chân chính” nữa đâu, âu cũng là lối tự hào do cảm tính, xin đừng nhầm lẫn!

    Bạn lại bảo: Tôi trung thành với chủ nghĩa CS là trung thành với lư tưởng cao đẹp của nó. Bạn lại nhầm rồi. Nhân tố chủ yếu làm nên một chủ nghĩa, phân biệt chủ nghĩa này với chủ nghĩa khác không phải ở mục đích mà nó tuyên bố, mà ở con đường mà nó vạch ra, v́ mục đích sau cùng th́ bao giờ chẳng tốt đẹp, căn bản đều phải hướng đến tự do-hạnh phúc cho con người. Nhưng khi con đường sai hoặc ảo tưởng th́ không đến đích mong muốn hoặc chỉ đem đến kết quả ngược lại như trường hợp chủ nghĩa Mác-Lênin [5].

    Ngoài ra, có cách đi đến đáp án đơn giản hơn nhiều:

    Khi một chủ nghĩa ảo tưởng chỉ đem lại kết quả ngược với mong muốn th́ chủ nghĩa ấy không thể coi là CHÂN CHÍNH được. Chủ nghĩa đă không CHÂN CHÍNH th́ làm sao tín đồ của nó lại CHÂN CHÍNH được? Bạn chỉ có thể là một CON NGƯỜI CHÂN CHÍNH v́ thực ra bạn đă làm ngược tín điều của Chủ nghĩa rồi, chắc bạn là người nặng về duy cảm nên không nỡ hay không dám để cho bộ óc Duy lư được đứng trước gương mà phán xét đó thôi! Xin nói với nhau một lời thông cảm thực ḷng như vậy.

    III- Lấy đích Dân chủ-Độc lập-Phú cường làm sợi dây liên kết

    Chỉ cần nh́n các nước quanh ta với một xuất phát “same-same” như nhau đủ thấy trong cuộc chạy đua thế kỷ, Việt Nam chúng ta là kẻ thua cuộc, là đoàn khách nhỡ tàu.

    Chỉ nh́n kinh tế-kỹ thuật đă thấy thua các nước bạn trong khu vực vài chục năm nhưng sự thua kém về độc lập-tự do, về văn hóa-nhân phẩm c̣n đáng lo hơn nhiều.

    Nay muốn đoàn kết để thực hiện dân chủ ắt phải chấp nhận đa dạng đă đành, nhưng ở một nước vửa trải qua mấy cuộc phân ly kinh khủng, lại đang bị ngự trị bởi một Ư thức hệ đoàn kết giả để phân ly thật th́ ḷng người ly tán là một trở ngại khổng lồ, nếu không biết chấp nhận sự khác biệt th́ lấy đâu sức mạnh cho một sứ mệnh cũng khổng lồ tương xứng? (sứ mệnh lập lại một xă hội đă bị phá nát từ gốc, quay lại một con đường đă đi ngược trên nửa thế kỷ, chống lại một anh hàng xóm khổng lồ chỉ muốn ḱm giữ Việt Nam yên vị như một con cừu Ư thức hệ vừa ngoan vừa chậm vừa ngu để hắn có thể ngoạm dần hết cơ thể con mổi trong cái áo choàng hữu nghị đểu).

    - Muốn có khối đoàn kết toàn dân tộc, trước hết hăy t́m khả năng đoàn kết giữa các khối người tích cực mà họ đang rất khác nhau như trên đă nói. Hăy quư sự khác nhau ấy v́ đó chẳng những là thực tiễn buộc phải chấp nhận, là tất yếu trong tinh thần dân chủ, mà c̣n là thuận lợi để diễn tiến xă hội đi lên một cách ḥa b́nh. Nếu không có những “trí thức cận thần”, c̣n rất khác những người có tư duy triệt để (biết phải thay đổi cái cũ tận gốc), đồng thời lại có những người trung gian giữa hai thái cực ấy th́ sao có thể nối với nhau thành những nhịp cầu chuyển hóa dần dần? Nối tiếp với nhau được nếu tất cả đều hướng về phía trước, dẫu kẻ trước người sau nhưng phải chống những kẻ ngược chiều hoặc mưu toan cơ hội trụ lại nửa chừng để chia hoa lợi!

    Một ví dụ: trong những người đă có thời hăng hái theo đảng làm một cuộc gọi là “chống Mỹ cứu nước” có người không muốn nhắc lại “thành tích đáng buồn” cũ (như anh em Huỳnh Nhật Hải-Huỳnh Nhật Tấn) trong khi rất nhiều người vẫn muốn nhắc lại những kỷ niệm một thời tranh đấu “hào hùng”. Không sao, miễn là khi nhắc lại chuyện cũ phải nh́n dưới lăng kính mới, vượt trên cái cũ với óc phê phán để phục vụ cho cái mới. Chẳng hạn phải hiểu v́ sao trong chế độ cũ (mà ta quyết đánh đổ) ta có thể ngang nhiên tranh đấu, tuyên bố hùng dũng, thậm chí lăng mạn bay bổng, thỏa chí tang bồng chống lại giới cầm quyền, c̣n trong chế độ mới (mà ta mơ ước) ta chỉ dám làm bằng 1 phần trăm thời xưa thôi mà đă phải rụt rè? Chẳng hạn ngày trước dưới cái nh́n bồng bột ta chỉ thấy cái gọi là “Mỹ Ngụy” là thấp hèn, tàn ác, đáng khinh ghét, nay dưới cái nh́n dân chủ và toàn cầu ta lại mong sao bây giờ được bằng cái mà ta đă quyết diệt [6],mongtrở lại cơ hội cũ mà ta đánh mất,để rồi từ đó tiếp tục đi lên th́ dễ dàng hơn.

    Chẳng hạn ta nhận ra sự “hào hùng” cũ thật là “bi tráng” (như nhà văn TDBC nhận thấy), nhưng “bi” không ở chỗ bị kẻ thù tàn sát, thất bại đau đớn như cái bi hùng của phong trào Nguyễn Thái Học, mà ngược đời, “bi” lại ở chỗ muốn thắng cuộc thỉ nhất thời đă thắng, nhưng nghĩ lại, thà đừng thắng th́ hơn! “Bi” ở chỗ cái “tinh hoa phẩm chất” của tuổi thanh niên (nhưng c̣n bồng bột, cảm tính, bị tuyên truyền), tương tự như cái vốn quư giá mà Dương Thu Hương gọi là “một khối vàng ṛng”, nhưng đă bị lợi dụng, bị dùng nhầm, dùng phí phạm, đáng tiếc. Song cái “bi” ở đây cũng không hề “bi lụy” nếu ta quyết hồi sinh cái “tinh hoa phẩm chất” của tuổi trẻ ấy, với sự bổ khuyết rất cần thiết bằng các tri thức hiện đại, trưởng thành, để dùng vào công cuộc hôm nay, như để bù đắp cho điều đáng tiếc cũ, th́ sự hồi tưởng như thế thật là hồi tưởng vô cùng tích cực.

    Nhà thơ Bùi Minh Quốc cũng vậy, nghĩ lại thời đă qua để thấy trách nhiệm của ḿnh. “Cả tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt, để đúc nên chính cỗ máy này”, cái cỗ máy của sự “đểu cáng lên ngôi”. Hồi ức chuyện cũ để mà hối tiếc cho nhiệt huyết của ḿnh không đem lại kết quả mong muốn, và thấy trách nhiệm của ḿnh trong hiện tại! Một khi cùng hướng về phía trước và hành động cụ thể là nhất định gặp nhau. (Không biết trong hàng ngũ của các anh có ai muốn ôn chuyện cũ để kể công, để che dấu cái hèn hiện tại, để lập một cái ǵ đó chung chiêng hay không th́ tôi không rơ, tất nhiên không bàn).

    - Hăy biết ơn những người tiên phong.

    Nếu như trên mặt phẳng nằm ngang ta h́nh dung đoàn người nối tiếp nhau như cây cầu bắc từ chế độ độc tài toàn trị đến cuối cầu là chân trời Dân chủ-Độc lập-Phú cường, trong đó những tư tưởng tiên phong luôn dẫn đầu đi trước, th́ đừng quên một đường dây thẳng đứng, người nọ đứng lên vai người kia, để đưa nhau từ đáy giếng lên bờ. Trên cái “chồng người” thẳng đứng ấy những người tiên phong đứng ở dưới cùng cho đồng đội được đứng lên vai. Những người tiên phong ấy sẽ lên bờ sau cùng hoặc lúc khải hoàn có thể không c̣n họ nữa.

    Về Độc lập dân tộc nếu không có những anh hùng liệt nữ đă hy sinh liệu ngày nay ta có c̣n quốc gia không để mà tranh đấu? Chúng đă đứng trên vai họ để có hôm nay. Về Dân chủ-Tự do cũng vậy. Nếu không có những người dân chủ tiên phong như Nguyễn Mạnh Tường, như Hữu Loan, như Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Kiến Giang, Lê Hồng Hà, Cù Huy Hà Vũ, Dương Thu Hương, Ḥa thượng Thích Quảng Độ, cha Nguyễn Văn Lư, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức… vân vân và vân vân…mà hầu hết họ đều bị tù đày, và biết bao tiếng nói dân chủ từ bên ngoài hỗ trợ th́ làm sao có chút nền dân chủ cỏn con để có thể tồn tại những trang Web dân chủ trong nước như trang Bô-xít, trang Basam và các blogger? Rồi đến lượt, nếu không có những trang Web và blogger ấy làm chỗ tựa làm sao đoàn trí thức 16 vị có thể được đón tiếp để trao những kiến nghị và dự thảo Hiến pháp quá mạnh dạn kia, cũng như cá nhân tôi lúc này có thể công khai công bố những lời đóng góp thẳng thắn nhường này? Chúng ta đă được đứng trên vai họ, những người dân chủ tiên phong chịu nạn tù đày để giành lấy từng tư chút dân chủ cho ta tiếp tục. Hăy nhớ ơn họ!

    Một chi tiết nhỏ thiết nghĩ cũng nên nói thẳng : GS Nguyễn Huệ Chi là chủ trang mạng Boxit Việt Nam, cũng là trang chủ đăng tải “Kiến nghị 72” và hộp thư thu thập chũ kư. Trong đoàn 16 người nếu có GS Nguyễn Huệ Chi th́ sẽ đàng hoàng hơn, chính danh hơn, khiến cho cơ quan công quyền phải nể trọng hơn bởi sự đàng hoàng ấy.

    Nói đến chuyện đứng trên vai nhau, tôi lại thầm hỏi ḿnh: Nếu không có đồng đội lấy vai cho ḿnh đứng, lại không có một điểm tựa nào đó từ môi trường, dù là điểm tựa vô t́nh hay vô tri th́ một cá nhân đơn độc làm sao có thể vượt qua cái vai của ḿnh? Tự ḿnh vượt qua chính ḿnh mới thật là điều khó lắm thay! Làm sao có thể tự thắng cái khối lượng ́ ạch của bản thân với tất cả những sức cản nặng nề đă ràng buộc ḿnh vào cuộc đời này?

    Đoàn kết, dấn thân hết ḿnh phải đi đôi với tỉnh táo sàng lọc chính là bài học lịch sử quư giá mà quá khứ từng dạy cho ta vậy.

    Đà Lạt, ngày 24/2/2013
    Hà Sĩ Phu

    [1]“Quy luật” tương tự này tôi đọc thấy đă lâu, gần đây thấy nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh và nhà báo Lê Diễn Đức nhắc tới. Tôi diễn đạt lại cho rơ hơn (HSP)

    [2] Xưa nhích chân đi giờ nhích lại:HCM quyết định theo Quốc tế 3 khi chưa hiểu CS là ǵ! Tư liệu trích từ:

    -Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch, Nhà xuất bản Văn học, Hànội (in lần thứ tám), 1975, trang 44.

    - Hồ Chí Minh:Con đường dẫn tôi tới chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2000, trang 126.

    - Lữ Phương: Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh, THƯ NHÀ xuất bản, Australia, 2002, trang 40.

    [3]Xem bài Từ Nguyễn Phú Trọng đến Lê Hiền Đức (HSP)

    [4] Từ vụ Bauxite nghĩ về vận nước(www.hasiphu.com/baivietmoi_40.html)

    [5] Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của Trí tuệ

    [6] Nguyên Ngọc (S: Tôi nghĩ giá như trong cuộc chiến vừa qua, miền Nam thắng, th́ có lẽ sẽ tốt hơn …).Huy Đức: “bên (cần) được giải phóng hóa ra lại là Miền Bắc”.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thưa Đảng quang vinh! (Phương Hà)



    “…Nhân dân muốn có một hiến pháp dân chủ, nhân dân muốn có quyền làm chủ thật sự, muốn có một nhà nước của dân do dân v́ dân, bảo vệ nhân dân bảo vệ, cương vực toàn vẹn lănh thổ biên cương hải đảo của Tổ quốc, bao vệ sự tồn vong của Dân tộc…”





    Hồi c̣n học phổ thông để chống phong kiến đồi trụy và lạc hậu thầy giáo dạy văn tôi thường sang sảng đọc “Bộ binh, bộ hộ, bộ h́nh/ Ba bộ đồng t́nh bóp vú con tôi” rồi ông khẳng định đó là sự thông đồng áp bức bóp lột nhân dân. Phủ bênh phủ, huyện bênh huyện. Sự thối nát của chế độ phong kiến.

    Đến thời nay khi được đảng (Đảng của ông Trọng) ca dao mới cũng có nhưng không được đăng tải cho toàn dân đọc mà thuộc ḍng văn học truyền khẩu bắt đầu lan truyền trong dân chúng. Họ kể chuyên về ông bố giảng dạy cho con của minh để phân biệt thế nào là Đảng và Nhà nước, Công đoàn.. Ông bố nói Nhà ta Ba là “Đảng” lănh đạo đường lối chung chung, Mẹ con là “Nhà nước” nắm tay ḥm ch́a khóa, hoach định chính sách kinh tế, nuôi con ǵ, trồng cây ǵ. Bà ngoại con là “công đoàn” chăm lo đời sống cả nhà. Đến bữa thằng con đi học về nh́n vào nhà thấy Cha với Mẹ đang ôm nhau ngủ, nó lớn tiếng nói rằng: Ơ hay Đảng và nhà nước ôm nhau ngủ, Công đoàn lo chay cám lợn, để cho quần chúng đói meo!

    Đến thời ông Trọng làm chủ tịch Quộc hội dân lại có câu rằng:

    Đảng chỉ tay
    Nhà nước ra tay
    Quốc hội dơ tay
    Mặt trận vỗ tay
    Công an c̣ng ta
    Nhân dân trắng tay

    Không có tam quyền phân lập, không có nhà nước pháp quyền, chỉ có tam quyền phân công.

    Hèn chi chỉ một bài phát biểu của nhà báo Nguyên Đắc Kiên sau 24 tiếng đồng hồ đă bị báo Lao động & xă hội cúp cắt hợp đồng cho thôi việc bất chấp luật lệ về lao động do chính nhà nước ban hành. Đề nghi Đảng nên thưởng cho ông TBT báo này huy chương v́ sự nghiêp phạm pháp.

    Nhân dân muốn có một hiến pháp dân chủ, nhân dân muốn có quyền làm chủ thật sự, muốn có một nhà nước của dân do dân v́ dân, bảo vệ nhân dân bảo vệ, cương vực toàn vẹn lănh thổ biên cương hải đảo của Tổ quốc, bao vệ sự tồn vong của Dân tộc

    Ông Trọng muốn bảo về Đảng cầm quyền, các ông đă đánh đồng nhiều khái niệm như Đảng với Mùa Xuân, Đảng với dân tôc, Đảng với nhân dân… vậy hà cớ ǵ các ông không nhân thấy những Vinashin, những Vinaline, những PU này nọ, những Bauxite, những Tiên Lăng, những Văn Giang, … Và những con số thất thoát tài sản của dân của nước hàng trăm ngàn tỷ VND, những khoản nợ mà gần 90 triệu người dân đang phải gánh trên đôi vài c̣m cơi.

    Sao Đảng không thấy những trí thức phản biện dự án Bauxit với trên 2 ngàn chữ kí kiến nghị là đúng? Sao Đảng không thấy trí thức đang kiến nghị sửa đổi hiến pháp với hơn 5 ngàn chữ kí là đúng? Sao Đảng không cùng đồng hành cùng họ, bởi đồng hành với trí thức là đồng hành với nhân dân và dân tộc?

    Chúng ta cần một Đảng quang minh lỗi lạc chứ không mong vào môt Đảng vô minh, bao hiểm họa đang chờ chực đối với bất kỳ ai dám cất cao tiếng nói trung thực .

    “Lật thuyền mới biết dân là nước”- Nguyễn Trăi đă từng nói vậy đó, thưa Đảng quang vinh!

    Phương Hà
    Nguồn: quechoa.vn

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Sự thật hay là chết
    Trần Văn Huỳnh (Danlambao)
    -



    Người ta thường nghe những ǵ ḿnh thích hơn là sự thật. Tưởng tâm lư này chỉ phổ biến với người ít trách nhiệm nhưng giờ lại thấy nó là cáibệnh của những người đỉnh cao trí tuệ đang có ảnh hưởng đến vận mệnh dân tộc. Đến lúc này rồi mà họ vẫn phung phí chút niềm tin c̣n lại rất ít trong dân và đảng viên.

    Cách đây 7 năm khi mà nền kinh tế c̣n đang hừng hực th́ đă có những lời cảnh báo nếu không chấn chỉnh ngay th́ chắc chắn sẽ dẫn đến những hậu quả rất tai hại. Bây giờ nhân dân đang phải gánh chịu hậu quả này. Sự thật đó không những không được tôn trọng mà những người nói ra nó - Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long c̣n phải chịu tù đày. Hậu quả của sự đày ải sự thật này là sự khốn cùng của mấy chục triệu dân v́ suy thoái kinh tế, tham nhũng và sụp đổ của các quả đấm thép kinh tế của nhà nước.

    Chỉ mới 4 năm trước, bất chấp yêu cầu, kiến nghị, kêu gọi của các nhà khoa học yêu nước, các dự án bauxite Tây Nguyên vẫn ngốn hàng ngàn tỉ đồng với những hứa hẹn về hiệu quả kinh tế xă hội được quyết định bởi chủ trương lớn của đỉnh cao trí tuệ, th́ giờ đây chúng đă hụt hơi dù chỉ mới khởi động. Rồi đây những hậu quả về môi trường, an ninh, văn hoá sẽ mau chóng ập đến nếu những người có trách nhiệm không dám thừa nhận sự thật, công khai xin lỗi giới khoa học để nhờ họ t́m ra giải pháp. Nhưng trước hết phải trả tự do cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ – người đă dũng cảm hy sinh sự nghiệp và tự do của ḿnh để bảo vệ sự thật đó và phục hồi danh dự cho ông.

    Giải pháp hiệu quả chỉ có thể từ sự thừa nhận và tôn trọng sự thật, nếu không sẽ chỉ là sự chắp vá, đối phó mong qua ngày đoạn tháng nên sẽ làm hậu quả càng nghiêm trọng. C̣n tệ hại hơn nữa khi giải pháp được lựa chọn là bịt miệng sự thật. Có lẽ những người này ảo tưởng và nhầm lẫngiữa khả năng bịt miệng báo chí của ḿnh và bịt miệng sự thật. Ở cái thời mà internet chưa có, bao nhiêu kẻ bạo chúa, độc tài c̣n không bịt nổi sự thật. Đừng nói chi thời đại thông tin lan truyền theo tốc độ ánh sáng như bây giờ. Càng ảo tưởng hơn nữa nếu tin rằng có thể huy động cả bộ máy tuyên truyền khổng lồ để bóp méo sự thật. Sự thật là sự thật. Cho dù nó có bị chôn vùi trong những tháng ngày tăm tối bằng lưỡi gươm và họng súng th́ nó vẫn tồn tại. Đến một ngày sáng trời nó vẫn trỗi dậy. Dân tộc này sẽ c̣n rất nhiều những Huy Đức âm thầm, chắt chiu ǵn giữ từng mẩu sự thật để đưa nó trở lại đúng vị trí của ḿnh.

    Và dân tộc này đang xuất hiện hàng ngàn công dân như Nguyễn Đắc Kiên dám đứng thẳng người dũng cảm tuyên bố chúng tôi là những người tự do. Chúng tôi không muốn một sự áp đặt ư thức hệ và sự lănh đạo nào. Chúng tôi chỉ chấp nhận một sự thật là tổ quốc này là của cả dân tộc Việt Nam chứ không riêng của đảng phái nào. Một hệ quả tất yếu của sự bùng phát sự thật đă bị ḱm nén, đàn áp và trù dập nhưng không tận diệt được nỗi khát khao dành cho nó. Đến lúc người dân đă chẳng c̣n sợ hăi. Có ǵ tệ hơn nữa đâu, cuộc sống bên ngoài bây giờ ngột ngạt chẳng kém ǵ trong tù. Vào đó có khi c̣n là một sự dạo chơi đầy ư nghĩa để đất nước có được một vận hội ngẩng cao đầu. Sắp tới hạn của điểm đông đặc nên t́nh h́nh sẽ diễn biến rất nhanh. Một người dũng cảm xông lên th́ sẽ có hàng ngàn người xông theo. Rồi hàng ngàn người đó sẽ kéo theo hàng triệu người.

    Không biết bây giờ những người có trách nhiệm đă nhận ra sai lầm trước đây chưa, lúc mà họ đàn áp và bỏ tù những người dám nói lên sự thật những tưởng rằng sẽ dập tắt được ư chí của những người đó và làm người dân sợ hăi. Kết quả bây giờ th́ ngược lại. Người dân đă thấy rơ ai là người nói thật và nhờ vậy mà họ vượt qua nỗi sợ hăi, cùng hướng đến sự thật, đến chân lư. Có lẽ là chưa nên những người có trách nhiệm đó mới đây c̣n lên giọng doạ nạt dân, coi thường dân và cả những người từng là thầy và bậc tiền bối của ḿnh v́ họ đă nói lên sự thật là không bỏ điều 4 là tự sát. Kể cũng lạ, cái hố vực ngay trước mắt mà người ta vẫn bước vào. Khi định triển khai dự án bauxite Tây nguyên, Trần Huỳnh Duy Thức đă cảnh báo đó sẽ là tử huyệt cho những ai cứ bước tới. Và Thức nói nếu tiếp tục chạy theo thành tích tăng trưởng ngắn hạn th́ toàn bộ nền kinh tế sẽ sụp đổ nhưng họ vẫn cứ đào sâu hơn cái hố được chỉ ra đó. Rồi Thức c̣n nói trong một t́nh trạng kinh tế như vậy nếu không cải cách chính trị trả quyền lực lại cho nhân dân th́ chắc chắn chế độ này sẽ sụp đổ rất nhanh và không thể cứu văn. Nhưng người ta lại chọn cách sửa hiến pháp để thâu tóm quyền lực nhiều hơn nữa. Những ǵ Thức dự đoán nó là quy luật khoa học chứ chẳng phải tiên tri cao siêu ǵ. Đă là quy luật th́ chẳng ai có thể ngăn cản nó xảy ra được. Nhất thời nào đó, họng súng và nhà tù có thể làm một số người sợ hăi nhưng quy luật th́ chẳng biết sợ là ǵ. Nó vẫn cứ diễn ra bất chấp súng đạn, bất chấp sự đe doạ và cả những bản án nhẫn tâm.

    Những lần trước th́ c̣n có thể hiểu người ta hám lợi kinh tế nên mờ mắt. Nhưng t́nh thế bây giờ đă là chuyện sống c̣n, sinh mệnh. Có lẽ câu chuyện dân gian sắp chết đuối vẫn c̣n trả giá không chỉ đúng với anh nhà giàu hà tiện. Hơn nữa, giờ c̣n là câu chuyện của vận mệnh quốc gia.

    Muốn vẹn cả đôi đường th́ chỉ có cách thừa nhận sự thật và sai lầm, trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị để khởi động một quá tŕnh ḥa hợp dân tộc, bầu cử tự do để tôn trọng ư nguyện làm chủ của nhân dân. Như vậy mới có được hiền tài mà chấn hưng và bảo vệ đất nước. Nhũng toan tính đặt tổ quốc sau lợi ích của đảng phái, phe nhóm đều sẽ nhận những kết cục thảm bại nhanh chóng.


    Trần Văn Huỳnh
    danlambaovn.blogspot .com

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đại diện Tổ chức Ân xá Quốc tế thăm Việt Nam
    RFA 06.03.2013




    Ông Frank Jannuzi gặp gỡ LS Nguyễn Văn Đài và BS Phạm Hồng Sơn nhân chuyến thăm Việt Nam.
    Courtesy VNHRC



    Một đại diện của Tổ chức Ân xá Quốc tế đă đến Việt Nam để mở đầu quan hệ mà tổ chức này hy vọng sẽ tốt đẹp hơn với chính phủ Hà Nội, trong nỗ lực quan sát t́nh trạng nhân quyền.

    Trong bản thông cáo báo chí phổ biến ngày hôm nay từ London, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết ông Frank Jannuzi, Phụ Tá Giám Đốc Điều Hành đă sang Việt Nam và ở lại 6 ngày.

    Thông cáo cũng cho biết ông Jannuzi đă tŕnh bày những quan tâm của tổ chức về t́nh trạng nhân quyền tại Việt Nam, trong đó bao gồm cả việc chính phủ Hà Nội vẫn rất khắt khe với quyền được bày tỏ tư tưởng.

    Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng nói ông Jannuzi ghé Hà Nội và Sài G̣n, gặp gỡ với nhiều thành phần, trong đó có một số nhà lănh đạo tôn giáo và 2 cựu tù nhân lương tâm là ông Nguyễn Văn Đài và Phạm Hồng Sơn.

    Bà Isabelle Arradon, người đặc trách về Việt Nam của tổ chức nói rằng mong mỏi Hà Nội sẽ tiếp tục cuộc đối thoại, tiếp tục cho đại diện của tổ chức vào Việt Nam trong những ngày tháng tới.

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tổ chức Ân xá Quốc Tế gặp 2 nhà hoạt động cho Dân chủ và Nhân quyền
    Tường An, thông tín viên RFA, Paris


    Ngày 27 tháng 2 vừa qua, đaị diện của Tổ chức Ân xá Quốc tế và các viên chức của Toà đại sứ Hoa kỳ tại Hà Nội đă có cuôc gặp gỡ đặc biệt với 2 nhà hoạt động cho Nhân quyền Dân chủ đối lập là luật sư Nguyễn văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn.

    Tại khách sạn Metropol Hà Nội, ngày 27/2 vừa qua đă diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Phó giám đốc điều hành Tổ chức Ân xá Quốc tế : ông Frank Jannuzi, Tham tán chính trị của Đại sứ quán Hoa kỳ Mark Lambert, Viên chức chính trị Michael Orona cùng với 1 thông dịch viên của đaị sứ quán Hoa kỳ. Phía Việt Nam có đại diện cho những người hoạt động nhân quyền và dân chủ đối lập là luật sư Nguyễn văn Đài và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Cuộc gặp gỡ đặc biệt kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ và không có sự hiện diện của công an Việt Nam theo sự yêu cầu của ông Frank Jannuzi.

    Mở rộng đối thoại về Nhân quyền với Việt Nam

    Tường An : Thưa luật sư Nguyễn văn Đài, xin luật sư có thể cho biết mục đích của cuộc gặp gỡ này và những điểm chính nào đă được đề cập tới trong cuộc trao đổi này không ạ. ?

    Ls Nguyễn văn Đài : Trước tiên th́ ông Frank Jannuzi giới thiệu về vị trí của ông và mục đích chuyến đi của ông đến Việt Nam để làm ǵ ? Ông nói : mục đích chuyến đi là để ông thiết lập và mở rộng kênh đối thoại về Nhân quyền từ các Tổ chức bảo vệ Nhân quyền Quốc tế cũng như là cùng với chính phủ Hoa kỳ đối với Việt Nam và sau đó th́ ông có buổi làm việc với cơ quan chính phủ Việt Nam và trong đó th́ ông cũng sẽ gặp đại diện của các Tổ chức Tôn giáo cũng như những người hoạt động Nhân quyền và Dân chủ đối lập ở tại Việt Nam.

    Mục đích chuyến đi là để ông thiết lập và mở rộng kênh đối thoại về Nhân quyền từ các Tổ chức bảo vệ Nhân quyền Quốc tế cũng như là cùng với chính phủ Hoa kỳ đối với Việt Nam

    Ls Nguyễn văn Đài



    Đoàn chụp chung với ông Markus Loning. Photo courtesy Nguyen Van Dai
    Đoàn chụp chung với ông Markus Loning. Photo courtesy Nguyen Van Dai
    Trong nội dung đề cập của tôi và bác sĩ Phạm Hồng Sơn đề cập th́ có rất nhiều nội dung. Có một số nội dung th́ không thể công bố với họ được, nhưng mà có một số nội dung mà tôi có thể công bố như là : chúng tôi nhấn mạnh đến vai tṛ của việc cải thiện Nhân quyền Việt Nam đối với quan hệ Việt Nam và Hoa kỳ. Thứ hai là khi Việt Nam có Tự do Dân chủ th́ không chỉ đem lại lợi ích cho 90 triệu dân Việt Nam mà c̣n đem lại lợi ích cho quan hệ Việt Nam và Hoa kỳ cũng như là đem lại Hoà b́nh, ổn định và Thịnh vượng chung cho khu vựa Châu Á Thái B́nh Dương.

    Và trong phần kết thúc của tôi th́ tôi nhấn mạnh đến 5 vấn đề là Ngài Frank Jannuzi cùng Tổ chức Ân xá Quốc tế vá các cơ quan của Quốc hội cũng như là chính phủ Hoa kỳ cần phải nổ lực vận động chính phủ Việt Nam để thực hiện các công việc như sau : thứ nhất là trả tự do cho tất cả những tù nhân chính trị và tôn giáo đang bị giam giữ , thứ hai là chấm dứt quản chế đối với những người đă măn án tù, thứ ba là chấm dứt sách nhiễu đối với các bloggers và những nhà hoạt động Nhân quyền và Dân chủ đối lập, thứ tư là chấm dứt hạn chế đi lại trong nước cũng như ra nước ngoài của các bloggers cũng như những nhà hoạt động Nhân quyền và Dân chủ đối lập và điều cuối cùng mà cũng là điều mà chúng tôi trong nước đang nổ lực đấu tranh là cho phép người dân Việt Nam thành lập báo chí tư nhân và thành lập các tổ chức chính trị ngoài đảng Công sản.

    Tường An : Về phía Tổ chức Ân xá Quốc Tế họ đề cập những ǵ ? Trong tương lai, Tổ chức Ân xá Quốc Tế có hứa hẹn sẽ làm ǵ cụ thể hơn để cải thiện vấn để Nhân quyền tại Việt Nam ?

    Ông Frank Jannuri ghi chép rất là đầy đủ tất cả những đề nghị của chúng tôi, ông hứa là sẽ nổ lực làm việc với các cơ quan Quốc hội cũng như là chính phủ Hoa kỳ để thực hiện việc vận động chính phủ VN cải thiện t́nh trạng Nhân quyền, tôn trọng những quyền con người cơ bản đă được hiến pháp VN ghi nhận

    Ls Nguyễn văn Đài

    Ls Nguyễn văn Đài : Ông Frank Jannuri ghi chép rất là đầy đủ tất cả những đề nghị của chúng tôi , ông hứa là sẽ nổ lực làm việc với các cơ quan Quốc hội cũng như là chính phủ Hoa kỳ để thực hiện việc vận động chính phủ Việt Nam cải thiện t́nh trạng Nhân quyền, tôn trọng những quyền con người cơ bản đă được hiến pháp Việt Nam ghi nhận cũng như là Việt Nam đă tham gia kư kết vào những quyền dân sự và chính trị.

    Thiện chí từ phía Việt Nam ?

    Tường An : Đây không những là lần đầu tiên của Tổ chức Ân xá Quốc tế mà c̣n là lần đầu tiên của Tổ chức bảo vệ Nhân quyền được phép tới thăm Việt Nam và cũng như được phép làm việc riêng rẽ với các nhân vật đấu tranh độc lập ở trong nước. Theo luật sư, nhà cầm quyền Việt Nam có đánh giá thế nào về sự can thiệp của Tổ chức Ân xá Quốc Tế đến các vấn đề Việt Nam ?

    Ls Nguyễn văn Đài: Lần đầu tiên chính phủ Việt Nam đă lựa chọn và mời Ngài Frank Jannuzi tới thăm Việt Nam bởi v́ họ cũng biết rằng Ngài Frank Jannuzi trước đây cũng đă từng làm trợ lư cho Phó Tổng thống Mỹ là Joe Biden khi ông c̣n là Thượng Nghị Sĩ. Khi ông Joe Biden là Phó Tổng thống th́ ông tiếp tục làm trợ lư cho Thượng Nghị Sĩ John Kerry. Và bây giờ ông John Kerry là Ngoại trưởng Hoa kỳ và trong tương lai có thể ông cũng sẽ là trợ lư Ngoại trưởng. Ông Frank Jannuzi c̣n có những mối quan hệ rất tốt với Thượng nghị sĩ John McCain và rất nhiều các quan chức trong chính phủ cũng như Quốc hội Hoa Kỳ cho nên Việt Nam cố gắng làm hài ḷng những ǵ mà ông Frank Jannuzi yêu cầu để hy vọng rằng ông có tác động đến chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Việt Nam trong thời gian tới.

    Tường An : Trong báo cáo thường niên mang tên “T́nh trạng Thế giới năm 2012” của tổ chức Ân xá Quốc tế về t́nh trạng nhân quyền tại Việt Nam có nói: Việt Nam vẫn tiếp tục cấm đoán nghiêm ngặt quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân và vẫn đàn áp mạnh tay những người bất đồng chính kiến. Luật sư chia sẻ thế nào về nhận xét này ?

    Đây là lần đầu tiên chính phủ Việt Nam mà đại diện là bộ công an đă chấp thuận cho tôi là một người mới ra tù, đang chịu án quản chế được phép làm việc với đại diện của một tổ chức bảo vệ Quốc tế một cách riêng biệt

    Ls Nguyễn văn Đài

    Ls Nguyễn văn Đài : Những ghi nhận của Tổ chức Ân xá Quốc Tế về t́nh trạng Nhân quyền Việt Nam là rất chính xác và trong các cuộc gặp của ông Frank Jannuzi với chính phủ Việt Nam th́ ông cũng yêu cầu Việt Nam phải tôn trọng quyền Tự do Ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội và quyền biểu t́nh. Phía chính phủ Việt Nam th́ rất là hoan nghênh điều đó và họ cũng sẵn sàng chấp nhận đối thoại với chính phủ Hoa kỳ nói riêng và các tổ chức Nhân quyền Quốc tế về mọi vấn đề kể cả vấn đề nhậy cảm nhất như là Nhân quyền, tự do Tôn giáo và vấn đề tranh chấp đất đai.

    Tường An :Tháng giêng năm 2012 vừa qua, sau cuộc gặp gỡ với 4 Thượng Nghĩ Sĩ Hoa Kỳ, luật sư đă gặp khó khăn về phía công an, cụ thể là luật sư đă bị công an đe dọa là sẽ đặt chốt gát trước nhà ông. C̣n lần này th́ sao ?

    Ls Nguyễn văn Đài : Đây là lần đầu tiên chính phủ Việt Nam mà đại diện là bộ công an đă chấp thuận cho tôi là một người mới ra tù, đang chịu án quản chế được phép làm việc với đại diện của một tổ chức bảo vệ Quốc tế một cách riêng biệt . Chúng ta cũng ghi nhận thiện chí của đại diện bộ công an bởi v́ trước đó, vào ngày thứ bảy, th́ đại diện của cơ quan an ninh có đến gặp tôi và thông báo là họ cho phép và hiện nay họ cũng mong muốn được xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ cho nên là trong buổi làm việc th́ cũng nói những ǵ thật hợp lư cho Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa kỳ.

    Tường An : luật sư có thể rút ra được kết luận ǵ từ sự thay đổi này ?

    Ls Nguyễn văn Đài : Cái sự thay đổi này nó phải đến từ 2 phía. Trong suốt thời gian vừa qua, từ khi Việt Nam đưa bản Hiến pháp ra để lấy ư khiến người dân th́ sức ép đ̣i thay đổi điều 4 Hiến pháp, đa nguyên đa đảng từ khắp mọi tầng lớp người dân rất là mạnh mẽ, đó là sức ép từ trong nước. C̣n khi mà Việt Nam liên tục vi phạm Nhân quyền sau khi họ gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế, vào thời điểm này, họ cũng bắt đầu nhận những trái đắng trong quan hệ của họ đối với cộng đồng Quốc tế nói chung cũng như là chính phủ Hoa kỳ nói riêng. Cho nên là lúc này cũng là thời điểm Việt Nam chuẩn bị phải được xem xét lại về vấn đề Nhân quyền tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 tới đây, cho nên là Việt Nam cố gắng cải thiện những h́nh ảnh rất là xấu của họ về vấn đề Nhân quyền, cho nên đây là một nổ lực của họ.

    Lúc này cũng là thời điểm Việt Nam chuẩn bị phải được xem xét lại về vấn đề Nhân quyền tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 tới đây, cho nên là Việt Nam cố gắng cải thiện những h́nh ảnh rất là xấu của họ về vấn đề Nhân quyền, cho nên đây là một nổ lực của họ

    Ls Nguyễn văn Đài

    Tường An : Sau cuộc phỏng vấn này th́ luật sư có lời nhắn nhủ ǵ đến thính giả nghe đài không ạ ?

    Ls Nguyễn văn Đài : Cũng nhân dịp được trả lời phỏng vấn của đài Á châu Tự do th́ tôi cũng kêu gọi khán thính giả của đài Á châu Tự do ở trong nước hăy tham gia kư vào các kiến nghị của các Nhân sĩ trí thức, các cựu quan chức gửi lên Quốc hội bởi v́ chúng ta chỉ c̣n 1 tháng nữa là kết thúc việc này. Cho nên là bằng chữ kư của ḿnh chúng ta sẽ làm thay đổi đất nước thay v́ xuống đưởng biểu t́nh hay làm những việc rất nguy hiểm th́ chúng ta chỉ cần đặt chữ kư như vậy th́ đất nước chúng ta sẽ có cơ hội được thay đổi. Tự do Dân chủ sẽ sớm đến với mọi người dân Việt Nam .

    Luật sư Nguyễn văn Đài là sáng lập viên của Ủy ban Nhân quyền Việt Nam năm 2006. Ông được giải Hellman-Hammett năm 2007. Ông cũng là giám đốc Công ty Dịch thuật và Tư vấn Việt Luật; đồng thời là Trưởng Văn pḥng Luật sư Thiên Ân. Ông và luật sư Lê thị Công Nhân bị bắt ngày 6/3/2007 khi đang giảng dạy về Nhân quyền cho sinh viên tại văn pḥng luật sư Thiên Ân, ông bị kết án 4 năm tù và 4 năm quản chế. Được trả tự do ngày 6/3/2011, ngay khi ra khỏi tù, trả lời báo chí, ông vẫn khẳng định việc ông làm là không vi phạm pháp luật và kiên định với con đường đă chọn là cổ xúy cho Dân chủ, xây dựng một chế độ mới tiến bộ hơn, văn minh hơn, đem lại lợi ích cho đất nước, cho dân tộc.

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Kêu gọi trưng cầu dân ư về chế độ chính trị tại Việt Nam




    Phó Giám đốc điều hành của Hội Ân xá Quốc Tế Frank Jannuzi gặp Luật sư Nguyễn Văn Đài, thành viên khối 8406 và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn tại Vệt Nam, tháng 2 năm 2013.


    Trà Mi-VOA

    07.03.2013
    Khối 8406



    Tên "Khối 8406" xuất phát từ tuyên ngôn công bố ngày 8 tháng 4 năm 2006 của nhóm.

    Chính phủ Việt Nam cho rằng hoạt động của nhóm này vi phạm pháp luật Việt Nam và đă kết án một số thành viên, trong đó có Luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Linh mục Nguyễn Văn Lư.
    ​​Cần phải có một cuộc trưng cầu dân ư được quốc tế giám sát để lắng nghe nguyện vọng của nhân dân về một chế độ chính trị dân chủ đa đảng tại Việt Nam. Đó là Lời Kêu Gọi của các nhà hoạt động trong nước thuộc khối dân chủ 8406 vừa đưa ra ngày 7/3.

    Một thành viên trong Ban điều hành 8406, kỹ sư Đỗ Nam Hải, nói về thông điệp chính của Lời Kêu Gọi trưng cầu dân ư:

    “Trong suốt hơn 67 năm qua kể từ khi ông Hồ Chí Minh đọc lời Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 cho tới nay, quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Việt Nam đă bị thủ tiêu hoàn toàn. Đến nay, họ vẫn cứ ngụy biện dối trá rằng sự lănh đạo của đảng cộng sản Việt Nam là ‘sự lựa chọn của nhân dân và của lịch sử’. Chúng tôi đưa ra lời kêu gọi này với một thông điệp rất mạnh mẽ rằng nếu họ muốn chứng minh ‘sự lựa chọn của nhân dân và lịch sử’ th́ hăy đồng ư để cho nhân dân Việt Nam được thực hiện một cuộc trưng cầu dân ư, một h́nh thức dân chủ trực tiếp. Đấy là ư chính của thông điệp mà lời kêu gọi của khối 8406 muốn chuyển đến đồng bào Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước và cộng đồng thế giới tiến bộ hôm nay.”

    Các nhà hoạt động trong khối 8406 nói không thể chỉ sửa chữa mà phải thay thế hoàn toàn bản Hiến pháp hiện hành bảo vệ quyền cai trị độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam.

    Ngoài ra, khối này cũng kêu gọi người Việt trong và ngoài nước kư tên ủng hộ các kiến nghị sửa đổi Hiến pháp gần đây như Bản kiến nghị 7 điểm do giới trí thức đề xướng, Lời Tuyên bố Công dân Tự do xuất phát từ Tuyên bố của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, Thư góp ư sửa đổi Hiến pháp của Hội đồng Giám mục Việt Nam, và Tuyên bố của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất rằng “Dân chủ là nền tảng phát triển kinh tế, đem lại cơm no ấm áo, hạnh phúc, và tự do cho toàn dân.”
    Khối 8406 chúng tôi muốn đưa ra lời kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ư tại Việt Nam với câu hỏi rằng ‘Việt Nam nên hay không nên theo chế độ chính trị đa đảng’. Cuộc trưng cầu dân ư này phải có quốc tế giám sát, chứ không thể để cho đảng cộng sản Việt Nam tự tung tự tác như bao nhiêu năm qua...
    Kỹ sư Đỗ Nam Hải.

    Những lời kêu gọi này được đưa ra giữa lúc nhà nước Việt Nam loan báo tổ chức lấy ư kiến dân Việt cả trong lẫn ngoài nước từ ngày 2/1 đến cuối tháng 9 năm nay về bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Một trong những điều khoản trong bản Hiến pháp này gây tranh căi công luận là điều 4, quy định đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất nắm quyền cai trị đất nước.

    Ông Đỗ Nam Hải nhấn mạnh sự cấp thiết của một cuộc trưng cầu dân ư có quốc tế giám sát về chế độ cai trị độc đảng hay đa đảng tại Việt Nam ngay thời điểm này:

    “Ư tưởng này đă có từ rất lâu rồi, nhưng trong thời điểm hiện nay khi nhà cầm quyền cộng sản kêu gọi tổ chức một bản sửa đổi cho Hiến pháp 1992, có rất nhiều nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, đồng bào Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước đă lên tiếng. Điển h́nh gần đây nhất là Lời Tuyên bố Công dân Tự do và trước đó là Kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức. Cả hai lời kêu gọi đó đă có tới hàng chục ngàn dân Việt trong và ngoài nước kư tên tham gia, đ̣i hỏi một nền dân chủ thực sự tại Việt Nam. Khối 8406 chúng tôi muốn đưa ra lời kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ư tại Việt Nam với câu hỏi rằng ‘Việt Nam nên hay không nên theo chế độ chính trị đa đảng’. Cuộc trưng cầu dân ư này phải có quốc tế giám sát, chứ không thể để cho đảng cộng sản Việt Nam tự tung tự tác như bao nhiêu năm qua với những cuộc bầu cử đảng chọn dân bầu.”

    Nhà dân chủ Đỗ Nam Hải nói khối 8406 sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh đ̣i dân chủ cho tới khi nào sức mạnh của nhân dân và sự ủng hộ của quốc tế đủ lớn để buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải chấp nhận những việc làm dân chủ như một cuộc trưng cầu dân ư độc lập về chế độ chính trị tại Việt Nam.

    Khối 8406 là tập hợp các tiếng nói kêu gọi dân chủ đa nguyên tại Việt Nam được thành lập từ ngày 8 tháng 4 năm 2006.

    Kể từ khi ra đời đến nay, đă có rất nhiều thành viên trong khối bị sách nhiễu, bắt bớ, và tuyên án tù v́ các hoạt động đấu tranh đ̣i nhân quyền-dân chủ, đa đảng-đa nguyên tại Việt Nam bị Hà Nội cho là “chống phá nhà nước” và “âm mưu lật đổ chế độ”. Một số thành viên 8406 được nhiều người biết đến bị lănh án tù bao gồm Linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lư cùng hai luật sư nhân quyền Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài.

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Ư kiến về thư góp ư sửa đổi hiến pháp của HĐGM
    Gia Minh, biên tập viên RFA


    Hội đồng Giám Mục Việt Nam, lănh đạo tinh thần của chừng 6 triệu tín hữu Công giáo tại Việt Nam, hồi đầu tháng 3 vừa qua gửi đến Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 một thư với những đề nghị của hội đồng này.


    Phản ứng của nguời Công Giáo tại Việt Nam ra sao trước thư góp ư đó? Gia Minh tŕnh bày với ư kiến của phía thành phần dân Chúa và tu sĩ Công giáo.
    Đồng thuận với lănh đạo tinh thần

    Thư góp ư sửa đổi hiến pháp năm 1992 do Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nêu ra có ba mục chính và những đề nghị cụ thể cho những mục đó. Trước hết, các vị chủ chăn của Giáo hội Công giáo Việt Nam đề cập đến vấn đề quyền con người. Nhận định về quyền con người Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nêu rơ ‘quyền con người là những quyền gắn với phẩm giá con nguời, do đó là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, bất khả nhuợng’. ‘Quyền bính chính trị được nhân dân trao cho nhà cầm quyền là để tạo điều kiện pháp lư và môi trường thuận lợi cho việc thực thi quyền con người, chứ không phải để ban phát cách tùy tiện’ Hội đồng giám mục Việt Nam đề nghị ‘Hiến pháp cần phải xác định rơ mọi người đều tự do và b́nh đẳng về phẩm giá và quyền’. ‘Mọi nguời đều có quyền sống. Không ai được phép tước đọat sự sống của người khác từ khi thành thai đến khi chết’. Hiến pháp phải nêu rơ quyền tự do ngôn luận và quyền tự do tôn giáo. ‘Không tôn giáo nào hoặc chủ thuyết nào được coi là bó buộc đối với người dân Việt Nam’

    Nhận định của Hội đồng Giám Mục Việt Nam hết sức chính xác và súc tích, và có lẽ đây là văn bản mà tôi cho rất có giá trị và rất đúng trong thời điểm hiện nay. Nguyễn Hữu Vinh

    Về vấn đề quyền làm chủ của nhân dân, các vị lănh đạo tinh thần giáo hội Công giáo Việt Nam, nhận định rằng ‘…chủ thể của quyền bính chính trị phải chính nhân dân xét như một ṭan thể trong đất nước. Nhân dân trao việc thi hành quyền bính ấy cho những người có năng lực và tâm huyết mà họ bầu làm đại diện cho họ, bất kể người đó thuộc đảng phái chính trị hoặc không thuộc đảng phái nào’. Theo đó, Hội đồng Giám mục Việt Nam đề nghị ‘để tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định cách tiên thiên sự lănh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào (x. điều 4), v́ chủ thể của quyền bính chính trị là chính nhân dân, và nhân dân trao quyền bính đó cho những người mà họ tín nhiệm qua việc bầu chọn’.

    Điểm thứ ba trong thư của Hội Đồng Giám mục Việt Nam là việc thi hành quyền bính chính trị. ‘Quyền bính chính trị mà nhân dân trao cho nhà cầm quyền được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Để những quyền bính này được thi hành một cách đúng đắn và hiệu quả, cần có sự độc lập chính đáng của mỗi bên và v́ công ích của ṭan xă hội’. Hội đồng Giám mục Việt Nam đề nghị ‘Phải vượt qua sự bất hợp lư từ trong cấu trúc Hiến pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái nào, đồng thời nhấn mạnh vai tṛ của Quốc hội là ‘cơ quan quyền lực Nhà Nước cao nhất do dân bầu ra, và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào’.

    Những nhận định và đề nghị của Hội đồng Giám mục Việt Nam cho việc sửa đổi dự thảo hiến pháp năm 1992 được những thành phần dân Chúa đồng thuận.

    Cụ thể như tŕnh bày của ông Gioan Baotixita Nguyễn Hữu Vinh, một giáo dân Công giáo tại Hà Nội:

    hdgm1-250.jpg
    Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhận định và góp ư sửa đổi Hiến pháp. Courtesy HĐGMVN.

    “Theo tôi nhận định th́ Bản Nhận định và Góp ư của Hội Đồng Giám mục Việt Nam lần này đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là một bản văn đă đúc kết được nguyện vọng của những người giáo dân như chúng tôi. Và không chỉ của những giáo dân mà c̣n của các công dân Việt Nam, đă nói lên được tâm tư, nguyện vọng của họ và nhận định của Hội đồng Giám Mục Việt Nam hết sức chính xác và súc tích, và có lẽ đây là văn bản mà tôi cho rất có giá trị và rất đúng trong thời điểm hiện nay.”

    Linh Mục Antôn Lê Ngọc Thanh, thuộc Ḍng Chúa Cứu Thế, cũng có ư kiến hoan nghênh những nhận định và kiến nghị của Hội Đồng Giám mục Việt Nam như sau:

    “Những điểm góp ư của Hội đồng Giám mục Việt Nam thay mặt cộng đồng dân Chúa Công giáo tại Việt Nam là những góp ư rất sắc bén và rất cần thiết. Có thể tóm tắt góp ư đó bằng 5 điểm. Điểm thứ nhất đề cập đến vấn đề quyền con người và sự sống của con người là bất khoan nhượng, phải bảo vệ đến cùng, và sự sống con người được các ngài xác định lại từ khi thụ thai là sự sống con người.

    Điểm thứ hai các ngài nêu ra mà tôi cho là quan trọng và không những được người Công giáo đồng t́nh mà cả xă hội đồng t́nh: đó là vấn đề Nhà Nước nói có tự do ngôn luận - điều 26 trong dự thảo, có quyền sáng tạo văn học nghệ thuật - điều 43, và có tự do tín ngưỡng ở điều 25; trong khi đó dự thảo ghi rằng Đảng Cộng sản lănh đạo Nhà nước và xă hội, lấy chủ thuyết Mác-Lênin và chủ thuyết Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Điều đó trở nên phi lư và làm cho ba điều, 26, 25 và 43 không thể thực hiện được, bởi v́ chỉ cần một người nào đó phát biểu hoặc sáng tạo nghệ thuật đi ngược hay đi ra khỏi phạm vi nền tảng tư tưởng Mác- Lênin th́ có thể bị coi là phản động.

    Rồi quan điểm học thuyết Mác-Lênin coi tôn giáo là thuốc phiện, không phải là một nhu cầu có thực của con người là nhu cầu của giai cấp thống trị, giai cấp lănh đạo dùng để khuyến dụ giai cấp công nhân, nông dân mà thôi. Nên với điều 4 như vậy th́ chắc chắn ba điều kia không thể thực hiện được Nhận xét của các ngài, tuy không nói ra ‘bỏ điều 4’, nhưng điều đó có nghĩa nếu muốn một đất nước duy tŕ được quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự do sáng tạo nghệ thuật th́ điều 4 phải được xem xét lại một cách nghiêm túc.

    Nhận xét của các ngài, tuy không nói ra ‘bỏ điều 4’, nhưng điều đó có nghĩa nếu muốn một đất nước duy tŕ được quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng tôn giáo.
    LM Antôn Lê Ngọc Thanh

    Và điểm mà các ngài đưa ra trong văn bản năm 2008 về ba nhận định của Hội đồng Giám mục mà các ngài nhắc lại là vấn đề tư hữu đất đai phải được xác định rơ ràng, và đó là quyền của người dân và nó được diễn tả như cuộc sống vậy. Rồi điểm được đề nghị là việc bầu cử: các ngài nói rất rơ mỗi người dân có quyền chính trị của họ và họ có thể trao cho ai mà họ tin tưởng dù người đó thuộc đảng phái nào hay không thuộc đảng phái nào. Tức một cách gián tiếp các ngài cũng nói đến một t́nh trạng phải có đa đảng trong một quốc gia th́ mới có thể phát triển được.

    Tôi nghĩ với tư cách một giáo dân, một công dân và một linh mục, đó là những điểm có tính định hướng không chỉ như là góp ư cho một bản dự thảo hiến pháp của Nhà nước đang đề xuất cho nhân dân góp ư mà là định hướng cho giáo dân biết rằng sống trong một xă hội hiện nay th́ phải hướng đến điều đó mới có thể sống được Phúc Âm.”

    Dù những vị lănh đạo thuộc Đảng Cộng sản và quốc hội Việt Nam có những đánh giá khiến nhiều người dân bất b́nh, ông Nguyễn Hữu Vinh và LM Lê Ngọc Thanh vừa rồi, hai người này đều cho rằng đợt góp ư sửa đổi dự thảo hiến pháp hiện nay với những nhận định và đề nghị như của Hội đồng Giám mục Việt Nam, kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức… là tín hiệu tốt cho t́nh h́nh đất nước.

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tổng lănh sự Mỹ thăm Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà
    RFA-08-03-2013



    Chiều ngày 7 tháng 3 năm 2013, một phái đ̣an thuộc Tổng Lănh Sự Hoa Kỳ tại Sài G̣n do ông TLS Lê Thành Ân dẫn đầu đă đến thăm nghĩa trang Quân Đội Biên Ḥa
    Courtesy blog hientinhvn

    Hôm qua ông Lê Thành Ân Tổng Lănh Sự Hoa Kỳ Tại TP.HCM dẫn đầu một phái đoàn đă viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH cũ ở Biên Ḥa.

    Nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa từng là nơi yên nghỉ hơn 16.000 tử sĩ các cấp. Sau năm 1975, chế đội mới đă phong tỏa khu vực nghĩa trang quân đội này, không cho phép thân nhân những người đă khuất vào thăm viếng và chăm sóc phần mộ.

    Gần đây Chính quyền Việt Nam đă chuyển quyền quản lư khu nghĩa trang Quân đội VNCH cho Tỉnh B́nh Dương và qui hoạch như một nghĩa trang dân sự. Việc thăm chăm sóc mộ phần tử sĩ VNCH đă được dễ dàng hơn trước.

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tổng lănh sự Mỹ thăm Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà



Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 10-02-2012, 09:31 AM
  2. Vận Nước Đă Xoay Chiều...
    By Phú Yên in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 30-09-2011, 03:39 AM
  3. Replies: 5
    Last Post: 24-04-2011, 01:19 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 10-04-2011, 06:55 PM
  5. Replies: 3
    Last Post: 03-10-2010, 07:06 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •