Ai vẽ nghe 3D nói rằng dự án Bauxit cao nguyên là khả thi (theo Đài BBC) làm ǵ ?.
Cảng Kê Gà ở B́nh thuận nguyên dự định chuyên chở bauxit về đây, nay nh́n thấy từ lổ đến lổ nên đă hủy bỏ không xây dựng cảng nầy nữa (mặc dầu đă gần xong) .

Nỗi đau cảng Kê Gà
(LĐ) - Số 38 - Thứ sáu 22/02/2013 05:38
Trang chủ | Phóng sự

5h ngày 19.2, ông Vũ Đức Công - chủ nhân resort Đức Hạnh – điện thoại báo tin cho tôi biết “Thủ tướng Chính phủ đă chỉ đạo ngừng xây dựng cảng Kê Gà rồi em ạ !”. Ông Công xúc động khóc nấc lên v́... sung sướng.

Thật vậy, chỉ những ai trong cuộc mới thấu được tiếng khóc nấc ấy có ư nghĩa như thế nào. Bởi sau gần 5 năm, ông Công và các chủ resort vùng biển Hàm Thuận Nam đă đau quá nhiều, mất mát quá nhiều cho cái... bánh vẽ “cảng nước sâu Kê Gà”.

Chính quyền “lật kèo”, “thủ đô” resort tan hoang

C̣n nhớ, đầu tháng 2.2010, ông Vũ Đức Công – chủ nhân khu du lịch sinh thái (resort) Đức Hạnh (thuộc thôn Kê Gà, xă Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh B́nh Thuận) - người nhỏ thó, gầy guộc, với cái trán hói đến tận đỉnh đầu, t́m gặp tôi để phản ánh bức xúc về một vụ việc tréo ngoe, đang gây bức xúc cho nhiều DN. Tiếp sau ông Công là chủ resort láng giềng khác của ông ở B́nh Thuận.

Ông Nguyễn Đức Hiếu – chủ khu resort Thế Giới Xanh – kể lể trong nước mắt: “Từ năm 2000, nghe theo lời kêu gọi đầu tư, góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh B́nh Thuận, chúng tôi gồm 12 nhà đầu tư đă đổ vốn xây dựng 12 resort ở ngay mũi Kê Gà – nơi có ngọn hải đăng rất nổi tiếng và từ thời Pháp thuộc, được đánh giá là thắng cảnh đẹp nhất của tỉnh B́nh Thuận. Riêng gia đ́nh tôi, với mong muốn đầu tư lâu dài, tôi đă gom góp, vay mượn, vét hết của mọi người trong gia đ́nh gần 3.000 lượng vàng, đổ tất tần tật vào xây dựng khu resort Blue World (Thế Giới Xanh), đạt tiêu chuẩn 2 sao, trên diện tích 24.000m2. Năm 2004, resort của tôi đă đi vào hoạt động”.

Với resort Đức Hạnh, gia đ́nh ông Công cũng bỏ ra hàng chục tỉ đồng để biến gần 32.000m2 đất hoang hóa, khô cằn thành một khu nghỉ dưỡng bề thế, xanh mát, mang màu sắc hướng về chiêm bái tâm linh…Tương tự, nhiều chủ resort khác như: Doanh nghiệp tư nhân Minh Ngọc, doanh nghiệp nhà hàng Lam Sơn, Cty TNHH Thạnh Đạt…, người ở B́nh Thuận, kẻ ở Vũng Tàu, hoặc TP HCM đă dồn hết tiền của, nhiệt huyết về thôn Kê Gà để chung một mục tiêu: Biến mũi Kê Gà thành “thủ đô” resort, như lời kêu gọi đầu tư của chính quyền tỉnh B́nh Thuận.

Thật vậy, chỉ trong ṿng 5 – 7 năm, với sự đầu tư hết ḿnh của những nhà đầu tư trên, mũi Kê Gà hoang hóa, khô cằn thuở nào đă trở thành một “thủ đô” resort như có người ví von. Sự sầm uất, xanh mát đă ngập tràn nơi vùng miền biển đầy nắng gió này…

Tưởng xuôi chèo mát mái, bất ngờ, vào năm 2007, chính quyền tỉnh B́nh Thuận thông báo: Toàn bộ 12 khu resort trên nằm trong quy hoạch dự án cảng nước sâu Kê Gà, phục vụ cho vận chuyển bauxite của 2 nhà máy bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắc Nông) trong tương lai. V́ vậy, UBND tỉnh B́nh Thuận sẽ tiến hành thu hồi giấy phép đầu tư, thu hồi lại đất đă giao cho các chủ resort. Kế đó, tỉnh B́nh Thuận sẽ bồi thường cho các chủ resort, giải phóng mặt bằng, giao lại đất cho Tập đoàn Than – Khoáng sản VN (TKV) xây dựng cảng Kê Gà. Ông Nguyễn Đức Hiếu nói: “Chúng tôi nhận thông báo ấy mà tan nát cả cơi ḷng. Trước mắt tôi, bao nhiêu công sức, tiền của cả gia đ́nh lâu nay đầu tư vào resort Thế Giới Xanh, coi như đổ sông đổ biển”.

Liên tục những ngày tháng sau đó là những buổi họp bàn, những công văn giấy tờ, những thúc ép của chính quyền địa phương yêu cầu giải tỏa… Không c̣n tâm trí đâu để mà kinh doanh du lịch nữa, chẳng bao lâu, vợ ông Hiếu bị tai biến, ông Hiếu mắc bạo bệnh và nằm liệt cho đến nay… Sau khi UBND tỉnh B́nh Thuận ra quyết định thu hồi giấy phép đầu tư, thu hồi lại quyết định giao đất…; toàn bộ khu resort Thế Giới Xanh trị giá xấp xỉ 200 tỉ đồng đành bỏ hoang hóa, cũ nát theo thời gian…

Tương tự, những resort kề bên như Phong Lan, Thịnh Phát, Lam Sơn… cũng không thể tiếp tục hoạt động, dù các chủ đầu tư đă xây hoàn chỉnh rất nhiều biệt thự, gần 30 bugalow trị giá trên 40 tỉ đồng; trái lại, đành bỏ hoang phế, mặc cho nắng gió, thời gian hủy hoại… Ông Vũ Đức Công cay đắng: “Mời gọi chúng tôi về đổ vốn đầu tư, rồi phút chốc “lật kèo”, đẩy chúng tôi ra đường. Làm sao không đau, làm sao không tiếc đứt ruột, khi mà bao nhiêu công sức, tiền của, thành quả đầu tư ngót nghét gần 1.000 tỉ đồng, vừa mới xây nên chưa đưa vào sử dụng đă bắt phải phá bỏ để giao đất cho chủ đầu tư khác xây cảng ?”.

Trách nhiệm thuộc về ai ?

Cơ sở pháp lư để UBND tỉnh B́nh Thuận thu hồi đất của 12 resort là theo khoản 1, Điều 38 – Luật Đất đai: “Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc pḥng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế”. Trong trường hợp này, nếu tỉnh B́nh Thuận thu hồi đất của 12 hộ dân thuần túy, sau đó giao lại cho TKV xây dựng cảng để “phát triển kinh tế” sẽ không ai ca cẩm điều ǵ.

Tuy nhiên, tỉnh B́nh Thuận lại thu hồi đất của 12 chủ resort đang đầu tư hợp pháp để giao cho chủ đầu tư khác, xem ra không ổn về mặt pháp lư. Bởi theo ông Công: “Tỉnh B́nh Thuận từng thu hồi đất của dân để giao cho 12 chủ resort “phát triển kinh tế”, theo Điều 38 – Luật Đất đai quy định. Chẳng lẽ giờ đây, tiếp tục lấy đất từ các chủ resort đang “phát triển kinh tế” để giao cho chủ đầu tư khác là TKV cũng để... “phát triển kinh tế” ? Hiến pháp năm 1992 quy định rất rơ, “các thành phần kinh tế đều b́nh đẳng trước pháp luật”.

Luật Doanh nghiệp cũng công nhận: “Nhà nước công nhận sự tồn tại và phát triển của các loại h́nh doanh nghiệp...; bảo đảm sự b́nh đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp, không phân biệt h́nh thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh”. Song, trên thực tế, 12 chủ resort dù đă kêu cứu khắp nơi, nhưng vẫn bị “lép vế”, khi bị chính quyền “lật kèo”, quyết tâm thu hồi giấy phép đầu tư, thu hồi lại đất để giao cho TKV chuẩn bị xây dựng dự án cảng Kê Gà...

Mặc dù vậy, trong 12 chủ resort kể trên, có người buông xuôi, nhưng cũng có người chắc nịch tin rằng, hăy cứ đấu tranh, có một ngày lư lẽ chính đáng của họ sẽ được xem xét. Người đó là ông Vũ Đức Công. Suốt gần 7 năm qua, ông đă miệt mài gơ cửa khắp nơi, từ các cơ quan công quyền tỉnh B́nh Thuận, cho đến những bộ, ngành trung ương ngoài Hà Nội và rất nhiều cơ quan thông tấn, báo chí, chỉ để mong mỏi được xem xét, giúp đỡ 12 chủ đầu tư resort trong dự án cảng Kê Gà. “Tôi đă không biết bao nhiêu lần ngậm ngùi, nuốt nước mắt ngược vào trong, khi một quan chức hay một cơ quan nào đó, thẳng thừng từ chối, ép buộc các chủ đầu tư phải thế này, thế nọ, nhận bồi thường và... xéo đi, khiếu nại, kiện cáo làm chi, không có kết quả đâu. Rằng dự án cảng Kê Gà là của cấp nhà nước, chủ đầu tư TKV là một tập đoàn lớn, trứng không chọi được với đá đâu...” – ông Công tâm sự.

Nhưng không hiểu v́ sao, trong tâm khảm của người đàn ông nhỏ bé ấy lại có một niềm tin vững chắc, về một ngày... Và quả thật, cái ngày ấy đă trở thành sự thật, khi chính người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă tuyên bố “ngừng xây dựng cảng Kê Gà” và chỉ đạo các bộ, ngành, UBND tỉnh B́nh Thuận “giải quyết hậu quả thiệt hại cho 12 chủ đầu tư du lịch”.

Trao đổi với tôi, một người gần cả đời nghiên cứu về cảng biển là kỹ sư Doăn Mạnh Dũng đă phát biểu: “Tôi chưa thấy tàu nào dám đến neo ở mũi Kê Gà v́ ḍng chảy ở đây rất mạnh, nguy hiểm cho tàu bè... Trong khi đó, phát biểu với báo chí mới đây, ông Nguyễn Văn Thu – nguyên Phó Chủ tịch tỉnh B́nh Thuận, từng nhiều năm theo dơi dự án cảng Kê Gà – cho rằng: “Thời điểm ấy, tỉnh B́nh Thuận cũng mong muốn có cảng biển để phát triển kinh tế - xă hội địa phương; nên lúc đó, chúng tôi buộc phải thuyết phục các nhà đầu tư du lịch ưu tiên nhường đất cho dự án cảng Kê Gà”. Rồi ông Thu băn khoăn: “Sao lúc đó không tính toán thật kỹ để khỏi xây dựng cảng ở đây? 5 năm qua, tỉnh B́nh Thuận đă mất quá nhiều cơ hội, v́ trông chờ vào dự án cảng biển này”. C̣n ông Vũ Đức Công th́ lo lắng: “Không biết chính quyền tỉnh B́nh Thuận và chủ đầu tư TKV sẽ “giải quyết hậu quả thiệt hại” cho chúng tôi, theo chỉ đạo của Thủ tướng, như thế nào đây ? ”.

Nên khôi phục lại giấy phép đầu tư

Theo luật sư Nguyễn Đ́nh Kim - Trưởng văn pḥng luật sư Tuệ Chương (TP HCM): “Để giải quyết thỏa đáng hệ lụy từ dự án “bánh vẽ” cảng Kê Gà gây ra cho 12 chủ resort, theo tôi, ngay khi Thủ tướng Chính phủ chính thức ra các quyết định loại bỏ cảng Kê Gà ra khỏi quy hoạch cảng biển, hủy bỏ chủ trương xây dựng cảng Kê Gà, thu hồi các quyết định giao việc xây dựng cảng Kê Gà cho TKV, UBND tỉnh B́nh Thuận nên khôi phục lại giấy phép đầu tư, trả lại quyết định giao đất đă cấp cho 12 chủ resort trước đây. Kế đó, TKV và UBND tỉnh B́nh Thuận mới thống kê tính toán đền bù các thiệt hại thỏa đáng cho các chủ đầu tư; thậm chí, cần đề nghị Chính phủ nên có một chính sách đặc biệt, hỗ trợ tài chính, vay vốn ưu đăi cho 12 chủ đầu tư… Có như vậy, mới lấy lại được niềm tin từ các nhà đầu tư và tạo điều kiện cho họ hồi phục”.

Tập đoàn Than - Khoáng sản VN: “Thiệt hại đầu tư cảng Kê Gà là không đáng kể”

Ngày 21.2, trả lời PV Báo Lao Động, Phó Tổng GĐ TKV Nguyễn Văn Biên cho hay: "Việc TKV thay đổi là do trong quá tŕnh tính toán thấy sản lượng dự kiến và sản lượng thực tế bất hợp lư, v́ dự kiến chỉ có 2 dự án là Tân Rai và Nhân Cơ với tổng công suất 1,2 triệu tấn/năm (mỗi dự án khoảng 600.000 tấn/năm) là rất thấp, hiệu quả kinh tế không đạt được như dự kiến. TKV thấy rằng nếu đầu tư một cảng lớn như vậy (theo dự toán giai đoạn 1 trước đây khoảng 3.800 tỉ đồng) với thời giá như hiện nay sẽ trượt giá tăng lên th́ sẽ không đạt kết quả mong đợi. Trước t́nh h́nh đó, TKV đă chọn cách khác để thay thế v́ trên thực tế sản lượng của dự án này chưa nhiều, năm 2013 dự án Tân Rai đạt khoảng trên 300.000 tấn và nếu như vậy mà phải bỏ ra số tiền rất lớn để đầu tư cảng th́ quả là lăng phí. Do vậy, TKV đề nghị dừng dự án.

Hiện TKV đang xuất khẩu bauxite thông qua cảng G̣ Dầu và Phú Mỹ, nh́n chung năng lực và công suất đưa qua cảng này rất tốt. Do vậy, nên xem xét các nguồn lực chung cho xă hội, tránh sự lăng phí, đây là cách để ḿnh nh́n lại. Hiện TKV đă có phương án thuê cảng G̣ Dầu, tận dụng cơ sở vật chất, hạ tầng sẵn có để xuất khẩu đến năm 2015, sau đó nếu tính toán thấy bất hợp lư th́ sẽ xây dựng phương án khác".

Đặng Tiến ghi