Chính Quyền Việt Cộng Gian Có Thừa, Khôn Chưa Đủ

Đến nay th́ ai cũng thấy chính quyền Việt Cộng (Việt Cộng: VC = Việt Nam Cộng sản) càng ngày càng lộ bộ mặt buôn dân bán nước một cách trắng trợn hơn, mà bấy lâu nay Họ đă cố t́nh che đậy. Ngày 4-9-1958, thủ tướng Tàu cộng là Chu Ân Lai, ra một bản tuyên bố vùng biển Đông gồm Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Tàu. Chỉ 10 ngày sau, ngày 14-9-1958, thủ tướng miền Bắc Việt Nam là Phạm Văn Đồng, tuân thủ ư đồ của quan thầy, được sự đồng loă của Hồ Chí Minh, liền gửi công hàm cho Chu Ân Lai, xác nhận chủ quyền của Tàu cộng theo bản tuyên bố của họ Chu. Trong khi ấy, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc miền Nam VN (VNCH), ông Đồng vừa bỉ ổi vừa tối tăm dâng biển đảo như vậy là thiếu yếu tố pháp lư.

Do đấy, ngày 19-1-1974, Tàu cộng đem hải quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH và đến năm 1988, Tàu cộng lại đem hải quân đánh chiếm nhiều đảo trong quần đảo Trường Sa của VN. Ngày 30-12-1999, gọi là phân định lại biên giới Việt-Trung, VC đă cắt nhượng cho Tàu cộng khoảng 700 km vuông vùng biên giới Bắc Việt. Ngày 25-12-2000, chính quyền VC, cắt nhượng khoảng 11,000 km vuông vùng vịnh Bắc Bộ VN cho Tàu cộng. Những trường hợp dâng đất đai và biển đảo của chính quyền VC, giống như Mạc Đăng Dung sau khi soán ngôi nhà Lê. Mạc Đăng Dung tự trói ḿnh trước phủ của quân Minh ở trấn Nam Quan, nhục nhă nạp dâng vàng bạc và 6 động: Tế Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liêu Cát, An Lương và La Phu cho nhà Minh vào đầu năm 1541. Thật là: “Những kẻ gian có thừa, khôn chưa đủ”.

Chính quyền VC đàn anh đă lỗi lầm, mà đàn em không nh́n đấy để ăn năn hối cải! Lại c̣n lăn theo bánh xe cũ vào vũng bùn nhơ nhuốc; khi Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng lại đồng loă với Nông Đức Mạnh, để cho Tàu cộng được đặc quyền khai thác bauxite Tây Nguyên, mặc dù nhiều nhân sĩ trí thức can gián?! V́ lo ngại ô nhiễm môi trường và tại địa bàn Tây Nguyên là nơi có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh và quốc pḥng; nên quan ngại rất lớn về an nguy tổ quốc?!

Sau đây, tóm tắt hai cuộc chiến tranh Việt - Trung vào năm 1075 và năm 1979, để thấy quân dân VN luôn kiên cường đánh đuổi kẻ thù truyền kiếp là quân xâm lược Tàu.

Tóm tắt “Chiến tranh Việt - Tống năm 1075”: Nhà Tống có Vương An Thạch, là một chính trị gia có nhiều mưu chước và muốn mở rộng phương Nam, nên tâu vua Tống: “Đại Việt vừa đánh Chiêm Thành, nên sức cùng lực kiệt, ta có thể cử quân Ung châu sang chiếm Đại Việt”. Trong lúc ấy, Tiêu Chú ở Ung châu cũng đang ḍm ngó Đại Việt, nhưng c̣n ngần ngại, đến khi Lư Thánh Tông băng hà, Lư Nhân Tông c̣n trẻ tuổi, là cơ hội nhà Tống đem binh xâm lược nước ta. Vua Tống cử Binh bộ thị lang Thẩm Khởi điểm binh đánh Đại Việt. Sau đấy Lưu Di thay thế, cấm người Tàu không buôn bán với người Việt, để khỏi lộ việc Nam chinh. C̣n dụ dỗ các tù trưởng của nhà Lư theo Tống, như: Nùng Thiện Mỹ ở Bắc Cạn, Lưu Kỷ ở Quảng Nguyên... Những việc này không qua mặt được t́nh báo của Đại Việt. Lư triều yêu cầu Tống triều giao lại Nùng Thiện Mỹ và 700 thuộc hạ để trị tội, Tống không đồng ư, c̣n chiêu dụ Nùng Trí Hội (con Trí Cao) ở châu Quy Hóa.

Lư triều bàn bạc, không thể ḥa hoăn với Tống được nữa, ra binh đánh Tống trước, sẽ có lợi hơn, trong lúc đó Đại Việt chưa tới 10 vạn quân, chia làm hai ngả. Lư Thường Kiệt đem quân đánh Quảng Đông (Khâm Châu và Liêm Châu), Tôn Đản đem quân đánh Ung Châu (Nam Ninh, Quảng Tây). Quân Tống bị tấn công bất ngờ như vũ băo, nên bị đại bại và nhiều thành tŕ bị mất. Đến tháng giêng năm 1076, quân Đại Việt vây chặt thành Ung châu, tướng giữ thành này là Tô Đam, cố thủ thành chờ viện binh. Lưu Di ở Quế Châu cử Trương Thủ Tiết đem quân cứu viện, bị Lư thường Kiệt chận đánh tan tác. Đến ngày 1-3-1076, quân Đại Việt hạ được thành Ung Châu, Tô Đam và 36 thân nhân tự sát. Kết quả quân Đại Việt phạt Tống, đă tiêu diệt khoảng 7 vạn người và khi rút quân về nước, bắt trên 200 người đem về Đại Việt.

Quân Tống phục thù: Quách Quỳ làm chủ tướng, Triệu Tiết làm phó, hợp với quân Chiêm Thành và Chân Lạp, chia làm nhiều đường, tiến đánh nước ta. Trận đụng độ ác liệt giữa quân Tống và Đại Việt, bên bờ sông Như Nguyệt (sông Cầu, thuộc tỉnh Bắc Ninh), trận này quân Tống bị tử trận trên 1000 người. Quân Tống dùng máy bắn đá qua như mưa, nên chiến thuyền của ta bị hư hại và một số quân sĩ bị tử thương. Lư Thường Kiệt làm 4 câu thơ khích lệ tinh thần binh sĩ, c̣n chia quân chận đánh quân Chiêm và Chân Lạp. Đại Việt dù thắng, nhưng xét thấy chiến tranh lâu dài, không lợi, nên giảng ḥa với Tống. Sứ thần Đại Việt là Đào Tôn Nguyên đưa 5 con voi đă thuần sang Tống để nối lại bang giao hoà hảo và đ̣i lại những châu, huyện ở miền Cao Bằng. Khi quân Tống chiếm được đất đai miền này đổi tên Quảng Nguyên là Thuận Châu, đă đặt 3000 quân để giữ. Tống triều ưng thuận với điều kiện là Lư triều phải trả lại cho Tống những người dân các châu Khâm, Liêm, Ung, mà quân Đại Việt đă bắt vào năm 1075, tất cả 221 người. Đúng là tiền nhân (nhà Lư) của chúng ta, đă khéo léo dùng: “Mưu chước thần kỳ” để trị quân xâm lược phương Bắc.

Tóm tắt “Chiến tranh Việt - Trung năm 1979”: T́nh h́nh Việt Nam đối với Trung cộng và Cao Miên (Campuchia), từ giữa năm 1978, càng lúc càng căng thẳng hơn. Đặng Tiểu B́nh là lănh tụ đảng Cộng sản Tàu, lấy lư do cần kinh phí để giúp đỡ người Hoa từ VN hồi hương; nên vào tháng 7-1978, Tàu cộng tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại VN về nước. Tháng 11-1978, Việt Nam và Liên Xô, kư “hiệp ước hữu nghị và hợp tác”. Đặng Tiểu B́nh thấy VN nghiêng hẳn về Liên xô. Trong khi ấy, Đặng Tiểu B́nh mới công du sang Hoa Kỳ, đă ướm hăm dọa “dạy cho Việt Nam một bài học”, thấy Hoa Kỳ và Tây phương im lặng, như ngầm tán thành. Đến ngày 23-12-1978, VN c̣n tiến quân sang đánh Cao Miên, để lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Tàu cộng có cơ hội tiến quân qua xâm lược VN, với tuyên truyền là buộc Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia để ổn định trong vùng; nhưng thực chất là Tàu không muốn VN trở nên hùng mạnh, nên cố t́nh gây chiến tranh trên đất nước VN, để VN bị kiệt quệ kinh tế mới dễ dàng khống chế. Khoảng 5 giờ sáng ngày 17-2-1979, quân xâm lược Tàu, với khoảng 120.000 quân bắt đầu tiến vào Việt Nam trên toàn biên giới phía bắc VN, mở đầu là pháo kích, kế đến là xe tăng và bộ binh. Các quân đoàn của Tàu, đồng loạt tấn công khắp các tỉnh biên giới phía bắc VN. Biên giới phía đông VN, do quân đoàn 42A, từ Long Châu tấn công Đồng Đăng thuộc tỉnh Lạng Sơn. Quân đoàn 41A tấn công Cao Bằng và Đông Khê. Quân đoàn 55A tấn công vào Móng Cái.

Biên giới phía tây VN: Quân đoàn 13A và 11A tấn công vào thị xă Lào Cai và Hà Giang. Quân đoàn 14A đánh vào Lai Châu. Những vùng đất nào của ta, quân xâm lược Tàu chiếm được, chúng sát hại thường dân VN rất dă man, như ngày 9 tháng 3, tại thôn Đổng Chúc, xă Hưng Đạo, huyện Hoà An, Cao Bằng, quân Tàu cộng đă dùng búa đập và dao đâm, giết chết 20 trẻ em và 21 phụ nữ trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi chúng ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt thây xuống suối. Đến ngày 18-3-1979, quân Tàu cộng hoàn tất việc rút quân khỏi Việt Nam. Trước khi rút quân, chúng c̣n phá hủy nhiều công tŕnh xây dựng của VN.

Quân đội VN dù quân số ít hơn, khoảng 50.000 quân tham chiến, nhưng đă chận đánh quân ngoại xâm nhiều trận ác liệt. Kết quả cuộc chiến, theo nhà sử học Gilles Férier th́ quân Tàu bị thiệt hại: khoảng 25.000 người bị tử thương, xe tăng và pháo bị phá hủy khoảng 500 đủ loại. Russell D. Howard cho rằng quân Trung cộng bị tử thương ít nhất là 50.000 người. Phía Việt Nam có hàng ngh́n thường dân bị chết và bị thương, theo tờ báo Time th́ quân Việt Nam bị tử thương dưới 10.000 người (c̣n Trung Quốc cho là quân VN bị tử thương trên 20.000 người).

Thế mà, chính quyền VC ngày nay c̣n khư khư ôm lấy 16 chữ mạ vàng của Tàu cộng, mà không biết trong đấy là thuốc độc hay thuốc nổ?! Đúng là: “gian có thừa, khôn chưa đủ”.

Theo bản tin từ RFA: “Ngày 17-2-2013, một phái đoàn gồm các nhân sĩ trí thức: Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, TS. Nguyễn Đ́nh Lộc, GS. Phạm Duy Hiển, TS. Nguyễn Quang A, TS. Nguyễn Xuân Diện cùng nhiều thanh niên và người dân ở Hà Nội mang ṿng hoa “Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ chống Trung Cộng xâm lược” đă gặp phải sự ngăn cản của chính quyền với nhiều lư do và buổi viếng các liệt sỹ không được trọn vẹn như dự định ban đầu”. Hầu hết các cơ quan báo chí và truyền thông Nhà nước đều im hơi lặng tiếng, không nhắc ǵ đến trận chiến bi hùng này. Chỉ duy nhất báo Thanh Niên có bài “Nh́n lại chiến tranh biên giới 1979”, có nhắc đến “Trung Quốc bất ngờ tung hơn 60 vạn quân nổ súng xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc”. Trận chiến xảy ra vỏn vẹn trong 1 tháng, dù Trung Quốc là kẻ xâm lăng bị tổn thất nặng nề, nhưng có khoảng hơn 10 ngàn chiến sỹ đă hy sinh để bảo vệ toàn vẹn lănh thổ Việt Nam. Nhiều người tự hỏi phải chăng chính quyền Hà Nội, thật sự đă vô ơn khi ṿng hoa tưởng niệm với ḍng chữ “Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ chống Trung Cộng xâm lược” bị cấm đoán”.

Cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy là một người trong phái đoàn, đến đặt ṿng hoa tưởng niệm các chiến sỹ đă hy sinh trong “Chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979”, bức xúc: “Sáng 17/2, chúng tôi đặt ṿng hoa ở đài Cảm Tử. Cách khoảng 2 mét trước chân đài th́ họ vây rào sắt cùng dây thừng. Gần đấy, tôi thấy có 2 xe công an, một số an ninh và cảnh sát và một số dân pḥng. Khi chúng tôi vào th́ chỉ có lực lượng dân pḥng và mấy cậu an ninh đến cản trở không cho chúng tôi vào, với lư do là tượng đài cần sửa chửa. Tất nhiên là không có một dấu hiệu nào của sửa chữa và chúng tôi tin rằng là những ngày sau cũng chẳng ai sửa chữa. Chúng tôi không làm ǵ được và chúng tôi phải đi. Sau, chúng tôi đến tượng đài Bắc Sơn th́ chúng tôi cũng bị bộ đội cản trở. Họ bày ra quy tŕnh muốn thắp hương rất là khó khăn. Là phải đăng kư bên Xă hội-Ông Ích Khiêm và phải mang ṿng hoa đến kiểm định. Họ nói nội dung của ṿng hoa này là không được. Chúng tôi đứng ngoài đặt ṿng hoa thật xa ở ngoài cổng và chúng tôi chỉ đứng xa xa vái vọng mà thôi. Song, chúng tôi lại mang đến tượng đài Quang Trung. Chúng tôi vội vàng đặt ṿng hoa và tranh thủ khấn vái. Được một lúc th́ bảo vệ ra ngăn cản”.

Qua các chứng cớ trên, chúng ta đă thấy chính quyền VC, đă hiện nguyên h́nh là đang làm thái thú (tay sai) cho Tàu cộng, chẳng những gây cho người sống nhiều bức xúc, mà các Chiến sĩ và Đồng bào đă can trường bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979, đă có hàng ngh́n hài cốt anh hùng Liệt sĩ, cho tới nay đang nằm lại nơi lạnh lùng đất Bắc, mà vùng đất ấy trước đây thuộc lănh thổ Việt Nam. Các Anh linh anh hùng Liệt sĩ, nếu linh thiêng cũng u uất ngậm ngùi không ít!!!. Với các lầm lỗi to lớn như vậy, đúng là “Chính quyền VC gian có thừa, khôn chưa đủ”. V́ sao Tôi khẳng định như vậy?. Xin thưa, chính quyền VC tồn tại được đến ngày nay, là nhờ sự hy sinh rất nhiều xương máu của Quân đội. Thế mà sau năm 1975, hai miền Nam Bắc thống nhất, Quân đội bị chính quyền VC xem thường, Tôi không muốn nói là “hết chim bẻ ná”. Điều thực tế đă chứng minh có rất nhiều Bộ đội sau khi giải ngũ, cuộc sống rất khó khăn, kẻ hớt tóc người chạy xe thồ kiếm sống, c̣n quân nhân tại ngũ, đời sống gia đ́nh cũng khó khăn không kém. Trong khi ấy, vô số công an lại có nhiều đặc quyền đặc lợi.

Từ việc cướp ruộng đất gây nên phong trào dân oan, từ việc kẻ bán nước là chính quyền VC bắt những nhà dân chủ yêu nước đem giam cầm. Ngày nay, người quân nhân của chế độ bị khinh rẻ cả người đang sống và anh linh những người đă hy sinh, th́ rơ ràng chính quyền Hà Nội đă tự tạo ra “các thế lực thù địch”. V́ nhu cầu cứu nước đang khẩn thiết, nên chính “các thế lực thù địch” này, dù muốn dù không cũng phải lật đổ chế độ, để cứu nguy Dân tộc và Tổ quốc. Như thế th́ “Chính quyền VC gian có thừa, khôn chưa đủ” đă chắc chắn như 2 với 2 là 4 vậy.

Trước cảnh nước nhà gian nguy, mong mỏi chính quyền VC mau tỉnh ngộ quay về nẻo thiện c̣n kịp, v́ “đồ tể buông đao thành Phật”. Xin hăy nh́n: Muhammad Hosni Sayyid Mubarak làm tổng thống Ai Cập từ ngày 6-10-1981 đến ngày 11-2-2011. Sau 30 năm cầm quyền, đă cai trị độc tài và quơ quét tài sản quốc gia, có thể lên tới 70 tỷ USD, nhân dân Ai Cập đă sôi sục biểu t́nh phản đối, tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak phải từ chức ngày 11-2-2011. Phần lớn tài sản của Hosni Mubarak cất giấu trong các ngân hàng của Thụy Sĩ. Liền trong ngày Mubarak từ chức, chính phủ Thụy Sĩ phong tỏa mọi tài sản của tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak trong các ngân hàng. Đấy, ai quơ quét tài sản quốc gia, cuối cùng th́ “của thiên trả địa”, mong những kẻ tham quan cần ngẫm nghĩ?!.

Mặc dù chứng cớ sờ sờ ra đấy, nhưng Tôi vẫn chưa tin các ngài lănh đạo chính phủ VN hiện nay, là người đang đóng tuồng Tần Cối, hay các ngài chính là Tần Cối tái sinh. Tần Cối (1090-1155), làm quan tể tướng nhà Tống, làm Hán gian bán nước cho giặc Kim, vợ của Tần Cối c̣n xúi giục Cối hăm hại trung thần danh tiếng Nhạc Phi là người đă cầm quân đánh đuổi giặc Kim tan tác và Tần Cối hăm hại bất cứ ai chống lại quân xâm lược Kim; do đấy sau này nước Tống bị nước Kim xâm lược. Người đời sau nguyền rủa Tần Cối thân làm tể tướng, mà lại là gian thần bán nước, làm chó săn cho giặc Kim. Để cảnh tỉnh, món bánh gị cháo quẩy của người Tàu, làm bằng bột rồi chiên trong dầu, luôn nắn từng cặp dính nhau, đó là tượng trưng cho cặp vợ chồng Tần Cối bị trói với nhau và ném vào vạc dầu sôi như trị tội bán nước. Sau khi Tống Cao Tông mất, Nhạc Phi được giải oan, hài cốt Nhạc Phi được an táng trên đồi bên bờ Tây Hồ, nơi phong cảnh tươi tốt, nơi đây có Nhạc Miếu, tượng Nhạc Phi ngồi ở chính giữa điện, nhung giáp uy nghi. Tượng Tần Cối và vợ là Vương Thị đúc bằng sắt, tay bị c̣ng quỳ trước mộ, để người đi qua lại nhổ nước bọt vào mặt. Trước mộ Nhạc Phi có câu đối:

“Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt
Bạch thiết vô cô chú nịnh thần”

Nghĩa là: “Núi xanh, an táng người trung liệt
Sắt trắng, uổng cho tượng nịnh thần”

Các ngài lănh đạo chính phủ VN hiện nay, không lẽ noi gương nhơ nhuốc của Tần Cối; luôn hăm hại, bắt bớ các nhà đấu tranh dân chủ và nhân dân VN biểu t́nh chống quân Tàu xâm lược hay sao?! Mong các ngài, sớm ngẫm nghĩ nhà độc tài Ai Cập Hosni Mubarak và tể tướng bán nước của nhà Tống là Tần Cối, kết quả cuộc đời kẻ độc tài và bán nước ra sao?!.

Nguyễn Lộc Yên