Huỳnh Thục Vy (Danlambao) - Những biến cố đau đớn đă qua nên được nh́n nhận bằng cả tương tâm và bản lĩnh đạo đức. Nếu vẫn chối bỏ những sai lầm của ḿnh trong quá khứ, và thậm chí vẫn lấy làm tự hào về nó th́ chúng ta vẫn chưa sẵn sàng làm “rường cột” cho ngôi nhà Dân chủ-Tự do. Không ai trong chúng là người hùng nếu Việt Nam vẫn c̣n ch́m trong bóng đêm độc tài. Xin hăy từ bỏ những thiên kiến để có thể chấp nhận anh em. Tương lai VN tùy thuộc vào sự đúng đắn của những từ bỏ và chấp nhận như thế...

*


Trước khi được phê chuẩn trở thành tân Tổng trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ, ông Chuck Hagel đă gặp phải những phản ứng gay gắt từ chính giới Mỹ, đặc biệt là từ đảng viên Cộng Ḥa v́ điều mà họ cho là “sự mềm yếu với Iran và chống Israel” của ông. Nguyên nhân của làn sóng chống đối này khởi đi từ phát biểu gây nhiều tranh căi của ông: “Tôi là Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, không phải là Thượng nghị sĩ Israel”.


Sức mạnh Do Thái


Chỉ riêng phát biểu này của ông Hagel cũng đủ chứng tỏ sức mạnh vận động nghị trường của người Do Thái và các nhóm thân Do Thái trên đất Mỹ. Người Do Thái ở Mỹ không chỉ có đủ sức để vận động cho lợi ích của họ ở nước sở tại, mà c̣n là lực lượng kiên định bảo vệ quyền lợi quốc gia Israel. Từ những nhóm thiểu số khắp thế giới đến sự thành lập một quốc gia Israel nhỏ bé nằm lọt thỏm giữa thế giới Hồi giáo đầy kỳ thị, đất nước này đă tồn tại mạnh mẽ (có phần hung hăng) trong không gian ngột ngạt đó. Chứng tỏ đằng sau đó phải là nỗ lực ủng hộ không ngừng của người Do Thái khắp thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Không bàn về tính chất những hành xử của người Do Thái ở dăi Gaza và những vận động nghị trường ở Hoa Kỳ, chúng ta phải công nhận đó là điều mà không phải bất kỳ một dân tộc nào cũng làm được.


Nói dài ḍng về chuyện Israel không ngoài mục đích là bàn về chuyện Việt Nam. Biến cố năm 1975 và những đàn áp, ngược đăi sau đó của chính quyền CS Bắc Việt tại miền Nam đă dẫn đến thảm nạn Thuyền nhân. Từ đó, số lượng người Việt hải ngoại tăng đột biến và dần tạo thành một cộng đồng ngày càng rộng lớn và vững mạnh. Đây là một trong chuỗi tội ác của CS Việt Nam, là một vết đen trong lịch sử quốc gia, nhưng chính nó cũng tạo ra cơ hội mới cho Việt Nam.


Như chúng ta đă biết, quyền lợi và sự tồn vong của quốc gia Israel tùy thuộc rất lớn vào ư chí và thế lực của người Do Thái trên thế giới. Tương tự như vậy (dù cộng đồng Việt Nam hải ngoại không lớn mạnh bằng cộng đồng Do Thái) những hoạt động của họ đóng vai tṛ rất quan trọng, nếu không nói là không thể thay thế đối với cuộc vận động Dân chủ hóa và cả tương lai Việt Nam.


Những người anh em ưu tú


Thứ nhất, cộng đồng này ngày càng có nhiều đóng góp cho xă hội sở tại, do đó tiếng nói của họ ngày càng đáng kể. Với những mối quan hệ với chính giới các nước Dân chủ, với các NGOs quốc tế quan trọng, họ chính là kênh liên lạc vững chắc của người Việt ra toàn thế giới. Không một ṭa Đại sứ, Lănh sự (dù là của một Việt Nam dân chủ), hoặc các nhóm nghiên cứu được gởi đi học tập ở nước ngoài nào, có thể làm tốt công việc này hơn cộng đồng người Việt này.


Sống trong một quốc gia độc tài, không có xă hội dân sự, mối quan hệ của chúng ta với thế giới bên ngoài ở cấp độ công dân là hầu như không có. Sự liên hệ độc lập của công dân Việt Nam với các NGOs để thực hiện những hoạt động xă hội đặc thù v́ thế không thể thực hiện được. C̣n những kết nối với chính giới với các nước dân chủ lại càng là nan đề. Chính quyền độc tài đă thiết lập những liên kết cho riêng họ và có lợi cho họ, với các chính quyền trên thế giới. Các công dân và những đấu tranh cho Dân chủ Tự do trong nước không có được cơ hội như thế. Người Việt quốc nội hoàn toàn không có điều kiện để tạo dựng những kênh đối thoại chính trị với các quốc gia đó, để vận động sự ủng hộ và bày tỏ ư chí, mục tiêu của ḿnh ra thế giới (trái ngược với điều và nhà cầm quyền đang rêu rao). V́ vậy, có thể nói, nỗ lực lên tiếng với thế giới của chúng ta sẽ rơi vào bế tắc nếu không có cộng đồng Việt Nam hải ngoại.


Thứ hai, người Việt hải ngoại chủ yếu sống ở các quốc gia tự do, hấp thụ một nền giáo dục tiến bộ, nhân văn và văn hóa cởi mở. Đó là nguồn chất xám lớn mà không một chương tŕnh đưa học sinh đi du học, đưa chuyên viên sang nghiên cứu nào có thể thay thế. Xin hăy liên tưởng, chỉ riêng trong lĩnh vực kỹ thuật cảnh sát, quân đội, làm sao một giới chức quân sự được chính quyền CSVN đưa sang Hoa Kỳ học tập có thể nắm bắt nhiều kiến thức thực tiễn và có nhiều kinh nghiệm tiếp cận với quân đội Hoa Kỳ bằng một người Việt ở trong chính quân đội Hoa Kỳ? Đó là chưa nói, việc tiếp nhận các chuyên viên, nghiên cứu sinh sang học tập các kỹ thuật cảnh sát và quân đội, từ một quốc gia độc tài như Việt Nam c̣n đang bị hạn chế. Trong các lĩnh vực khác cũng tượng tự. Có một điều đáng quan tâm khác là: đối với các sinh viên, chuyên viên mà chính quyền Việt Nam đưa sang Hoa Kỳ, Anh, Pháp... để học hỏi kiến thức về xă hội và khoa học kỹ thuật, thời gian năm hay mười năm du học không giúp họ được nhiều trong việc thay đổi văn hóa, lối sống và năo trạng. Nói rơ ra là họ có kỹ năng Pháp, Mỹ nhưng năo trạng là của Việt Nam, mà là một Việt Nam thui chột và độc tài mới đáng lo. Họ đi học về để tiếp tục thay thế cha ông họ lănh đạo Việt Nam dưới chế độ độc tài một cách tinh vi hơn nữa (nếu không có sự thay đổi thể chế nào). Xin lưu ư là tôi nói những điều này không nhắm vào những thanh niên ưu tú, nhờ việc du học mà lĩnh hội được cả những kỹ năng khoa học và văn hóa dân chủ. Có thể thấy, thế hệ trẻ Việt Nam sinh trưởng ở hải ngoại được trau giồi trong văn hóa coi trọng con người và tinh thần phục vụ cộng đồng, sẽ là nguồn lực trí tuệ dồi dào và nguồn văn hóa lành mạnh để xây dựng một Việt Nam tự do, nhân bản trong tương lai.


Nói như vậy không phải là người Việt quốc nội hành động như những kẻ thấy anh em, họ hàng sang trọng nên “bắt quàng làm họ”, muốn nhờ vả, lợi dụng. Đă là anh em th́ dầu có rách rưới, chúng ta cũng mở rộng ṿng tay; huống ǵ họ là những người anh em mà chúng ta phải mang ơn v́ những nỗ lực hỗ trợ không mệt mỏi của họ cho cuộc đấu tranh của chúng ta.


Chúng ta không thể từ bỏ anh em


Hiện nay, với sự phát triển của mạng xă hội và sự đông đảo của giới blogger. Các blogger trong nước có thể lên tiếng để bảo vệ nhau, làm cho những thông tin về các vụ đàn áp lan đi nhanh chóng. Nhưng lên tiếng để dư luận thế giới có những quan tâm đầy đủ là điều mà người trong nước hiện nay chưa làm được, nếu không có sự giúp đỡ của cộng đồng hải ngoại. Hiện nay, trong nước có được mấy người có thể liên lạc và đề cập về những vụ đàn áp một cách trực tiếp, hiệu quả với Human Rights Watch, RSF, Amnesty International...? Mà dù có liên lạc được đi nữa vẫn cần sự trợ giúp trung gian ban đầu. Tôi nghĩ rằng, người Việt trong nước lâu nay vẫn chưa giúp đỡ nhau được nhiều và hiệu quả như cách người ở hải ngoại đang giúp chúng ta.


Có một số người trong nước đă chân thành khuyên bảo tôi (theo logic của riêng họ) rằng tôi không nên gửi bài đăng trên các trang mạng hải ngoại. V́ những vu cáo lố bịch “liên kết với các thế lực thù địch” từ chính quyền CS và v́ những rắc rối liên quan đến các đảng phải chính trị bên ngoài, tôi hiểu những lời khuyên này là v́ lo lắng cho an ninh của chính tôi. Nhưng quả thật, tôi đă không phải là một blogger, đă không có cơ hội để chia sẻ quan điểm của ḿnh nếu không có những trang mạng ở hải ngoại như thế ...
Xin lưu ư, cộng đồng hải ngoại mà tôi nói ở đây không phải là bất cứ đảng phải nào, mà là những con người có tâm huyết với đất nước, đă tự nguyện cống hiến thời gian thư giăn, sung túc trên xứ người để hướng về đất Mẹ và có những nỗ lực làm việc thiện chí, thiết thực để trợ giúp chúng ta. Tôi phải khẳng định như thế bởi v́ thực ra, tinh thần đảng phái ích kỷ hầu như tỉ lệ nghịch với sự phục vụ vô tư v́ lợi ích của phong trào Dân Chủ, của đất nước; thậm chí nó c̣n là lực cản cho nỗ lực chung.


Tôi nhớ có một lần nào đó, một người trên Facebook đă chia sẻ rằng “các ông (người Việt hải ngoại) dù có về Việt Nam th́ cũng chỉ là khách”. Theo tôi, đó là sự từ bỏ anh em đáng hổ thẹn, mà c̣n thiếu khôn ngoan hơn nữa v́ từ bỏ những người anh em ưu tú. Mỗi khi có một người nói rằng họ là công dân Mỹ, không c̣n hoặc c̣n rất ít mỗi liên hệ với VN, tôi lại cảm thấy VN đang mất đi một điều ǵ đó rất quư giá. Chúng ta chỉ nên lo người Việt hải ngoại, đặc biệt là thế hệ trẻ thành đạt, sung túc và hạnh phúc ở xứ người không c̣n tha thiết với VN. Vậy mà có một số người tự cho ḿnh yêu nước lại muốn đoạn tuyệt với anh em. Tại sao chúng ta lại coi anh em là khách? Phải chăng v́ chúng ta không thể chấp nhận quan điểm của họ, chúng ta muốn chính ḿnh mới là người quyết định, giải quyết và xúc tiến một tương lai cho VN? Chúng ta không nhận anh em v́ sợ phải chia nhỏ phần di sản của cha ông? Vậy tại sao chúng ta không cùng nhau gia tăng khối di sản ấy, để gia đ́nh Việt Nam dù đông con, mỗi người vẫn được hưởng phần lợi ích xứng đáng? Sự lựa chọn thông minh không đến từ những người bị sự ích kỷ che lấp trí khôn.


Nhiều người quốc nội luôn muốn tỏ ra ḿnh ôn ḥa, tôn trọng sự khác biệt, luôn cổ vũ cho một VN tương lai vẫn có chỗ cho đảng Cộng sản (hoặc hậu thân của nó) trong môi trường chính trị đa nguyên. Tôi tự hỏi tại sao một đảng với nhiều tội ác như thế, chúng ta c̣n có thể chấp nhận, trong khi lại muốn cắt đứt hoặc cổ xúy người khác cắt đứt liên hệ với cộng đồng VN hải ngoại?!


Những biến cố đau đớn đă qua nên được nh́n nhận bằng cả tương tâm và bản lĩnh đạo đức. Nếu vẫn chối bỏ những sai lầm của ḿnh trong quá khứ, và thậm chí vẫn lấy làm tự hào về nó th́ chúng ta vẫn chưa sẵn sàng làm “rường cột” cho ngôi nhà Dân chủ-Tự do. Không ai trong chúng là người hùng nếu Việt Nam vẫn c̣n ch́m trong bóng đêm độc tài. Xin hăy từ bỏ những thiên kiến để có thể chấp nhận anh em. Tương lai VN tùy thuộc vào sự đúng đắn của những từ bỏ và chấp nhận như thế.


Tam Kỳ, ngày 22 tháng 2 năm 2013

Huỳnh Thục Vy


http://danlambaovn.blogspot.com/2013...goai.html#more