Results 1 to 9 of 9

Thread: Sửa đổi Hiến Pháp : Crisis Management

  1. #1
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Sửa đổi Hiến Pháp : Crisis Management

    Thành phần phản động đâu mà nhiều quá, đảng Cộng Sản hoảng lên rồi.
    Tôi rủ các bác bắc ghế ngồi xem tụi nó làm crisis management.


    Hà Nội xong góp ý Hiến pháp trước 7/3

    Trong khi đang có kêu gọi gia hạn lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp 92, giới chức Hà Nội tuyên bố hoàn tất trước 7/3.
    Quốc hội Việt Nam đang tổ chức đợt lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trong ba tháng, từ 2/1-31/3/2013.
    Tuy nhiên, các lãnh đạo thành phố Hà Nội hôm thứ Tư 27/2 cho biết, tiến trình lấy ý kiến của người dân Thủ đô sẽ xong sớm trước thời hạn gần một tháng.
    ...
    Thông tin này gây quan ngại trong giới quan sát, vì nếu thủ đô Hà Nội - thành phố lớn thứ hai Việt Nam với hơn 6 triệu dân, thực hiện công việc lấy ý kiến một cách nhanh chóng như vậy, các thành phố khác có thể cũng theo gương.
    ...
    Trong buổi làm việc với Hà Nội hôm 27/2, với hiện diện của Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, ông Nguyễn Sinh Hùng, người cũng là Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nói "đây là đợt sinh hoạt chính trị và pháp lư rộng răi trong toàn dân".
    Ông nhấn mạnh: "Các ư kiến đóng góp thể hiện ư chí, nguyện vọng của nhân dân. Do vậy, phải chọn lọc tinh hoa dân tộc đưa vào Hiến pháp".
    Giới chỉ trích đặt câu hỏi với một thời hạn chóng vánh như vậy, làm sao có thể chọn lọc được "tinh hoa dân tộc" như kỳ vọng.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...deadline.shtml

  2. #2
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Hội đồng Giám mục Việt Nam đ̣i bỏ Điều 4 Hiến pháp

    Hội đồng Giám mục nhảy vào cuộc sau khi thấy góp ư về sửa đổi Hiến pháp biến thành phong trào đ̣i dân chủ.



    Hội đồng Giám mục Việt Nam đ̣i bỏ Điều 4 Hiến pháp

    Sáng ngày 01/03/2013, Hội đồng Giám mục Việt Nam trao thư góp ư về Hiến pháp cho Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Trong thư góp ư này, Hội đồng Giám mục Việt Nam kêu gọi nên bỏ Điều 4 quy định về sự lănh đạo của Đảng Cộng sản.
    Trong bản nhận định và góp ư với tư cách công dân, Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam trước hết yêu cầu là Hiến pháp mới phải nêu rơ hơn về các quyền của con người, chẳng hạn như về quyền tự do ngôn luận, phải ghi rơ thêm là « mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tŕnh bày quan điểm và niềm tin của ḿnh ».
    Về quyền tự do tôn giáo, Hội đồng Giám mục yêu cầu Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo và không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo, như đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, . . .
    Đặc biệt trong phần nói về quyền làm chủ của nhân dân, các giám mục đặt lại vấn đề về Điều 4 Hiến pháp quy định sự lănh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài nhận định và góp ư của Hội đồng Giám mục viết : « Để tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định một cách tiên thiên sự lănh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào, v́ chủ thể của quyền bính chính trị chính là nhân dân. »
    ...
    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2013...eu-4-hien-phap

  3. #3
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Kết hợp tranh đấu Dân Chủ với tranh đấu Dân Quyền

    Tranh đấu Dân Quyền là vế thứ 2 của cao trào sửa đổi Hiến pháp. Nói chung người Việt ḿnh không thích những ǵ quá trừu tượng v́ vậy người dân thường trong nước cần những mục tiêu giản dị, liên quan đến đời sống hàng ngày.

    Việc đền bù đất đai là một chuyện thực tế, trước sau ǵ sẽ đụng chạm đến toàn thể người dân. Khó khăn kiện tụng đang xẩy ra khắp nơi là ở chỗ khi người dân bị thu hồi đất th́ giá đền bù là cực ḱ ít ỏi, nhưng khi đất vào tay doanh nghiệp lại là tiền tỷ. Kẻ được hưởng lợi cuối cùng không phải người dân bị mất đất mà là những nhà doanh nghiệp và những người có quyền hô biến “đất” thành “vàng”. Lợi dụng chế định “đất đai là sở hữu của toàn dân”, đám tham quan đang làm mưa làm gió.

    Đối với tôi tranh đấu về quyền sở hữu đất đai sẽ đập vào cái “sân sau”của đám lănh đạo Cộng sản. Chằng thế mà tên Trọng Lú đă cùng một lúc lên án là phản động những biểu t́nh, kiện tụng đất đai.

    "Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Th́ như thế là suy thoái chứ c̣n ǵ nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu t́nh, kư đơn tập thể … th́ đó là cái ǵ?”

  4. #4
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Phe Nhà nước Cộng sản: Giai đoạn leo thang danh từ.

    Sau Trọng Lú, Hùng chủ tịt báo Đảng tiếp hơi :
    Suy thoái - Phản động – Đảo chính Mềm.



    Không thể áp đặt

    Hiện nay, trong khi nhân dân ta đang đóng góp cho Dự thảo Hiến pháp năm 1992, coi đây là một dịp để củng cố và phát triển nền dân chủ XHCN ở Việt Nam th́ trên một số trang mạng trong và ngoài nước, một số người lại coi đó là cơ hội để áp đặt vào xă hội ta những quan điểm tư sản về dân chủ, nhân quyền.
    ...

    V́ những lư do khác nhau, những người lợi dụng cơ hội đóng góp ư kiến sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ḥng thực hiện một cuộc đảo chính mềm - thay đổi nội dung căn bản của Hiến pháp năm 1992, xóa bỏ vai tṛ lănh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là ảo tưởng
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61...9/Default.aspx
    Last edited by Lehuy; 04-03-2013 at 08:48 AM.

  5. #5
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Góp ư sửa đổi Hiến Pháp: Giai đoạn báo chí Đảng phản pháo.

    Phó Thủ tướng Nguyễn xuân Phúc bắt đầu chiến dịch “yêu cầu các cơ quan tổng hợp phải có cơ sở lư luận để phản bác lại các ư kiến sai lệch với đường lối lănh đạo của Đảng,”


    Thế là các tờ báo lề phải nhảy vào cuộc, đăng bài bảo vệ đảng Cộng sản theo óc sáng kiến của mỗi ban Biên tập

    Báo điện tử VnExpress dẫn lời Phó Thủ tướng nói: “Đa nguyên chính trị, đa đảng, xóa bỏ điều 4, đ̣i phi chính trị hóa quân đội, tư nhân hóa đất đai. Những vấn đề đó rất nhạy cảm nên cần bày tỏ rơ quan điểm.”


    Báo Quân đội Nhân dân hôm 6/3 có bài phê phán lập luận này, ám chỉ đây là “phần tử cơ hội chính trị, được các thế lực thù địch phản động tiếp sức”.
    Tờ báo kêu gọi “xử lư kịp thời, nghiêm minh những hành động tán phát tài liệu xấu, mạo danh, nặc danh, lợi dụng việc lấy ư kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta”.

    Cái vui nhất là tờ báo Nhân Dân sử dụng chiêu “người hải ngoại viết”.

    “Hơn 10 năm trước, v́ lư do trước, v́ lư do gia đ́nh, tôi tới định cư tại nước Mỹ. Tuy sống xa quê hương, nhưng tôi vẫn luôn coi ḿnh là người Việt Nam, tôi vẫn không quên công ơn của chế độ mới”.

    Báo Công An Nhân Dân không chịu thua kém, hôm 6/3 đăng bài phỏng vấn một tên Vịt Điên.

    Đến khi nào sẽ có bài ủng hộ Đảng của tên Liêm “c̣i hú”?;)

    Nếu các bác thật có hứng th́ hăy đọc tiếp những link dưới đây.
    http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nha...t-nam-1.393256
    http://www.cand.com.vn/vi-VN/binhlua.../3/193273.cand
    Last edited by Lehuy; 07-03-2013 at 08:38 AM.

  6. #6
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Giai đoạn cán bộ phường xă ép chữ kư của dân.

    Mục tiêu: Làm thế nào để có bằng cớ là 99% dân ủng hộ Đảng ( 101% th́ hơi lố :))
    Chiêu này có hơi hám cách thức bầu cử đại biểu Quốc Hội nước ta. Đọc bài báo dưới đây, tôi chịu nhất đoạn được tô đậm.


    Sài G̣n: Nhà cầm quyền đang ép dân kư đồng ư bản dự thảo Hiến Pháp 1992

    VRNs (09.03.2013) – Sài G̣n – Tại quận 12 và huyện Hóc Môn, Sài G̣n, các bộ phường xă đang đổ về các khu dân cư, đến từng nhà trao cho mỗi nhà một bản dự thảo HP và bản HP 1992, kèm theo là bảng danh sách đă được đánh máy sẵn, và yêu cầu đọc rồi kư ngay vào.
    Anh Tùng ở Hốc Môn cho VRNs biết như sau: “Hôm qua [08.03.2013] tại huyện Hóc Môn, chỗ tôi ở, ủy ban đến phát mỗi nhà một cuốn tài liệu bản góp ư sửa đổi hiến pháp, lúc đó tôi không có ở nhà. Khi về, con gái tôi nói lại: Họ đưa cuốn sách in đối chiếu hai bản hiến pháp cũ và mới (dầy 79 trang), rồi thêm một danh sách in sẵn đề nghị con bé xem rồi kư tên đồng ư vào, tất cả chỉ diễn ra trong ṿng 5 phút. Danh sách kư xong, họ mang đi luôn chỉ để lại cuốn sách in”.
    Anh Tùng cho biết thêm: “Người thuê nhà của tôi ở quận 12 cũng vừa cho biết, nhà nước cũng đến bảo họ kư vào bản đồng ư, mà họ chẳng biết đồng ư th́ như thế nào, mà không đồng ư th́ như thế nào, v́ họ có giờ đọc nó đâu”.

    Bạn Quang ở B́nh Ḥa, quận B́nh Thạnh, Sài G̣n cũng gởi thư xin VRNs tư vấn như sau: “Kính thưa Ban biên tập, người ta đưa bản dự thảo sửa đổi hiến pháp đến từng nhà. Bây giờ con ghi là “không ư kiến” được không? V́ ghi đồng ư hay không đồng ư cũng không có tác dụng ǵ”.

    Như vậy sau khi cho các chuyên “da” xuất hiện trên truyền h́nh, đài phát thanh và báo đảng để khen bản dự thảo sửa đổi HP 1992, cũng như t́m mọi lư lẽ để biện minh cho việc áp đặt đảng CS có quyền cai trị đất nước, và có quyền buộc quân đội phải bảo vệ đảng CS trước cả tổ quốc và nhân dân, th́ đảng CSVN vẫn không đủ tin rằng đă thuyết phục dân, nên quyết định thực hiến chính sách áp đặt tại nhà. Nghĩa là đến nhà bắt kư ủng hộ cho bằng được.
    Đảng cs đang dung tiền thuế của dân cách bất hợp pháp, khi trả lương từ ngân sách nhà nước cho hoạt động vận đồng nhân dân ủng hộ ḿnh. Nhất là sự vận động này mang tính đe dọa, và bắt buộc.


    http://www.chuacuuthe.com/index.php/...ien-phap-1992/
    Last edited by Lehuy; 09-03-2013 at 08:26 PM.

  7. #7
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Sửa đổi Hiến pháp: Pha lũng đoạn nhóm 72

    Pha này đă được phân tích nhiều lần bởi Machiavelli trong “The Prince” và vẫn được xem như là một pha "chốt". Thực hiện được pha này không phải là dễ v́ cần phải có nhiều tiền, nếu đợi đúng lúc để tung ra th́ ép phê sẽ to lớn trong dân chúng. Trong hàng ngũ nhóm 72 bây giờ đang có nhiều nghi kỵ. Từ thủ lănh cầm đầu phái đoàn ô. Lộc nay trờ thành một ông già hơi lẩm cẩm, đạo đức dễ "suy thoái".



    Ông Nguyễn Đình Lộc nói về Kiến nghị 72

    Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72.
    Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
    Nay trong một cuộc phỏng vấn ngắn phát trên Chương trình Thời sự VTV1 tối thứ Sáu 22/3/2013, ông bác bỏ vai trò đại diện của mình, nói rằng tư cách trưởng đoàn chỉ được trao cho ông vào phút chót vì "tín nhiệm".
    Ông nói: "Phải nói rằng… nói là trưởng đoàn th́ có vẻ như to lắm, nhưng thật ra th́ đến đấy mới được lên trưởng đoàn, đến lúc trao th́ mới được lên trưởng đoàn".
    "C̣n trước đó th́ thật ra những cái bản ấy tôi không tham gia. Tôi không tham gia."
    Ông Nguyễn Đình Lộc giải thích: "V́ tôi là nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cho nên các đồng chí, các bạn ấy có vẻ tín nhiệm giao việc trao thôi, chứ c̣n tôi không tham gia vào việc xây dựng cái tờ văn bản ấy. Cho nên bây giờ mọi người cứ bảo là tôi thế này tôi thế kia".
    Ông nói thêm: "Nếu mà tôi làm th́ tôi nhận thôi, nhưng bởi v́ tôi không làm cái đó... Hôm ấy ḿnh chỉ là người đến đấy th́ được giao làm trưởng đoàn… thế thôi!"


    'Có nghiên cứu'

    Tuy nhiên, ông cựu bộ trưởng thừa nhận là ông có đọc và nghiên cứu bản kiến nghị gồm bảy điểm trước khi cầm bút ký.
    Kiến nghị 72 này đề cập tới việc bỏ Điều 4 Hiến pháp, vốn đề cao một chiều vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với sáu điểm khác.
    Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong một phát biểu hôm 25/2, dường như đã ngầm ám chỉ tới bản kiến nghị này khi gọi các quan điểm về sự lãnh đạo của Đảng CSVN, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội.... là "suy thoái đạo đức".
    Ông Nguyễn Đình Lộc nói trên VTV: "Tất nhiên th́ trước khi trao phải đọc. Tôi cũng có nghiên cứu, và bản thân tôi lúc bấy giờ cũng có muốn sửa một số chỗ."
    "Sau các đồng chí bảo là không, v́ là cái này công bố trên mạng rồi, bây giờ ḿnh sửa th́ không nên. Cho nên vẫn cứ trao. Thật ra th́ đến lúc đó th́ mới giao cho tôi trao. Trước đó không trao đổi kỹ."
    Đối với bản Kiến nghị do nhóm 72 nhân sỹ trí thức, mà ông là một, khởi xướng, ông nói không tham gia soạn thảo dù "tất nhiên tôi có tham gia ư kiến".
    Ông cũng bác bỏ liên quan tới một văn bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 hiện đang được lưu truyền trên các trang mạng, được cho là phát triển từ Kiến nghị 72.
    Ngay sau khi chương trình Thời sự với phỏng vấn nói trên được phát sóng, các mạng xã hội nhanh chóng tràn ngập ý kiến chỉ trích ông Lộc về điều mà một số người gọi là "bất nhất" và "đào ngũ".
    Có người đặt nghi vấn là cuộc phỏng vấn đã bị cắt xén, chỉnh sửa.
    BBC đã tìm cách liên lạc với ông Nguyễn Đình Lộc, nhưng không được.


    Hại uy tín

    Giáo sư Tương Lai, một trong 72 vị nhân sỹ trí thức khởi xướng Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, nhận xét rằng phát biểu của ông Nguyễn Đình Lộc trên VTV "không minh bạch rõ ràng, gây hiểu lầm".
    "Những điều ông ấy nói có đúng một phần, nhưng một số chỗ lại không chính xác."
    Vị giáo sư, người cùng có mặt với cựu bộ trưởng Lộc và 13 vị khác tại Văn phòng Quốc hội hôm 4/2, cho hay "không có việc ép ông Lộc nhận vị trí trưởng đoàn, mà ông vui vẻ nhận lời và làm tròn công việc một cách xuất sắc".
    "Ông ấy phát biểu rất hay, cả khi mở đầu lẫn khi kết thúc, rất mộc mạc, cô đọng. Sau đó chúng tôi vui vẻ ra về."
    "Thực ra, trưởng đoàn hay không trưởng đoàn không quan trọng, quan trọng là tất cả chúng ta đều là công dân tâm huyết với mệnh tình đất nước," Giáo sư Tương Lai nói với BBC từ TP HCM.
    Ông cũng nhấn mạnh: "Với tư cách là trí thức, mình đã đặt bút ký thì chữ ký đó nặng ngàn cân, vì nó là danh dự và trách nhiệm của người trí thức".
    Trong khi không loại trừ "có thể đã có áp lực lên ông Lộc", Giáo sư Tương Lai cho rằng cách trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Đình Lộc "có hại cho bản thân ông ấy, cho danh dự và uy tín của ông", nhưng không có ảnh hưởng gì tới nội dung bản Kiến nghị.
    "Đó là tâm huyết của người dân, lãnh đạo thông minh thì cần nắm lấy thời cơ, chọn giải pháp để đưa đất nước ra khỏi tình trạng hiện nay."
    Bản Kiến nghị 72 gần đây đã bị tấn công trên các luồng thông tin chính thống. Báo Đại Đoàn Kết hôm 9/3 đăng bài nói một cuộc điều tra của báo này cho thấy nhiều chữ ký ủng hộ bản kiến nghị này là "ngụy tạo".

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...ennghi72.shtml
    Last edited by Lehuy; 23-03-2013 at 08:23 PM.

  8. #8
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560
    Bài của Mạc Lâm trên RFA đầy đủ và giải thích những sự kiện khá hơn bài của BBC.
    Thái độ ba phải (ai cũng đúng) của giáo sư Tương Lai không lấy ǵ làm thuyết phục lắm, nhất là chuyện soạn thảo mang ra tŕnh làng.



    Có phải phát biểu bị lợi dụng?



    Truyền h́nh nhà nước đêm 22 tháng 2 đă phát h́nh buổi vận động góp ư dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trong đó có phần phỏng vấn nguyên Bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đ́nh Lộc.
    Ông Lộc đă phát biểu rằng ông không tham gia soạn thảo bản kiến nghị 7 điểm mặc dù làm trưởng đoàn giao bản kiến nghị này cho Ủy Ban Pháp Luật Quốc hội vào ngày 4 tháng Hai vừa qua. Sự phủ nhận này gây một cơn lốc giận dữ trong cộng đồng mạng tại Việt Nam.

    Trong Chương trình Thời sự VTV1 vào tối thứ Sáu 22/3/2013 người dân ngạc nhiên khi ông cựu Bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đ́nh Lộc xuất hiện trả lời về việc người dân góp ư sửa đổi Hiến Pháp. Ông Lộc trong những ngày gần đây rất nổi tiếng v́ từng làm trưởng đoàn gồm 15 nhân sĩ trí thức đến số 37 đường Hùng Vương để trao kiến nghị 7 điểm và bản Dự thảo sửa đối Hiến pháp năm 2013 cho Ủy Ban Pháp luật của Quốc Hội.

    Khi được phóng viên truyền h́nh hỏi vai tṛ của ḿnh trong bản kiến nghị, ông Nguyễn Đ́nh Lộc đă trả lời như sau:
    “Phần tôi thật ra đóng vai tṛ th́ nói về trưởng đoàn nghe có vẻ to lắm nhưng chỉ đến đấy mới được lên trưởng đoàn, đến lúc trao th́ mới được lên trưởng đoàn thành ra giao cho cái gọi là trưởng đoàn c̣n trước đấy tôi không tham gia tôi không soạn thảo. V́ tôi là nguyên là bộ trưởng Bộ Tư pháp nên các đồng chí ấy, các bạn có vẻ tín nhiệm tôi cao thôi chứ c̣n thật ra tôi không tham gia vào xây dựng văn bản ấy, cho nên bây giờ có người cứ bảo tôi thế này tôi thế kia nhưng nếu tôi làm th́ tôi nhận thôi nhưng tôi không làm cái đó. Chính anh em họ làm mà hôm ấy ḿnh chỉ là người đến đấy họ trao làm trưởng đoàn để mà trao cái quyết định thế thôi.

    Tức nhiên trước khi trao th́ phải đọc chứ. Tôi cũng có nghiên cứu và bản thân tôi lúc bấy giờ cũng muốn sửa một số chỗ nhưng các đồng chí bảo: Không, cái này công bố trên mạng rồi bây giờ ḿnh sửa th́ không nên. Thật ra đến lúc đó mới trao cho tôi sau, trước đấy không trao đổi kỹ tôi nói rằng là cũng có lúc người khác trao nhưng hôm cuối cùng gặp nhau th́ bảo cứ để ông Lộc ông ấy trao. Như tôi đă nói việc viết những văn bản ấy tôi không tham gia, tất nhiên tôi có tham gia ư kiến nhưng tôi không phải là người viết đâu. C̣n cái dự thảo gọi là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013 th́ tôi hoàn toàn không tham gia cũng không phải là người thành lập kư vào chỗ bảy điểm c̣n Dự thảo Hiến Pháp sửa đổi năm 2013 th́ tôi không hề viết cái đó.”

    Khi chương tŕnh được phát sóng cư dân mạng đă thông tin cho nhau về cuộc phỏng vấn này và không ít người cho rằng ông Lộc đă phản bội lại những đồng chí của ông, ít nhất là mười bốn người cùng đi với ông để trao bản kiến nghị 7 điểm và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013.


    Hạ uy tín

    Để làm rơ hơn về bài phỏng vấn này chúng tôi đă liên lạc được với ông Nguyễn Đ́nh Lộc và ông thẳng thắn cho biết là chương tŕnh này không có sự biên tập nào đối với những phát biểu của ông. Để chứng minh, ông nói thêm về việc ông có tham gia soạn thảo kiến nghị 7 điểm hay không:
    “À không, th́ cái đó nó cũng rơ thôi. Thật ra th́ cái bản ấy tôi không tham gia viết, nhưng hôm ấy hôm cuối cùng gặp nhau th́ một số đồng chí bảo tôi, đề nghị ông Lộc bởi ổng chuyên về pháp luật cho nên để ổng làm trưởng đoàn để mà đi trao thôi chứ việc mà viết th́ tôi không viết đâu. Thật ra cũng có những chỗ tôi định đề nghị là có thể sửa được không nhưng anh em bảo cái ấy đă đưa lên mạng rồi không nên sửa nữa. Đấy là ư kiến chung chứ không riêng một người nào đâu, nói chung ấy là ư kiến chung.”

    Khi chúng tôi mang câu chuyện có nguồn tin cho rằng ông đă có ư định rút tên ra khỏi bản kiến nghị và nhân tiện hỏi ông có ân hận ǵ khi tham gia vào bản kiến nghị hay không, ông cho biết:
    “Cái việc hôm ấy đă làm xong rồi th́ rút hay không rút làm ǵ nữa? Chỉ làm bằng ấy thôi chứ có làm thêm điều ǵ đâu? Chuyện ǵ mà ân hận nhỉ? Quốc hội kêu gọi nhân dân đóng góp ư kiến th́ chúng tôi góp ư kiến thôi có ǵ đâu mà ân hận? Tiếp thu hay không th́ đó là việc của ban soạn thảo, đem tŕnh Quốc hội th́ Quốc hội quyết chứ. Khi tham gia th́ mọi người đều có quyền tham gia nhưng mà ư kiến tham gia th́ không phải mọi thứ đều bắt buộc phải nghe. Phải nói đó là ư kiến chung chứ không phải một người, hôm ấy có mười mấy người cơ mà, rồi sau này tham gia thêm.”

    Để sáng tỏ hơn những ǵ nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đ́nh Lộc nói trước công chúng, chúng tôi phỏng vấn Giáo sư Tương Lai, người có mặt từ đầu trong danh sách 72 người và cũng có mặt tại buổi trao kiến nghị 7 điểm cùng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 cho Ủy Ban Pháp luật Quốc hội vào ngày 4 tháng Hai. Giáo sư Tương Lai cho biết:
    “Ở trên mạng đă có một vài phê phán cho rằng ông Nguyễn Đ́nh Lộc trở cờ này nọ tôi cho nhận định như thế là rất vội vă và không đúng. Có mấy điều mà tôi nghĩ là ông Lộc ông ấy nói đúng. Bởi v́ chính tôi cũng được vinh dự tham gia vào đoàn đại biểu mang kiến nghị đến 37 Hùng Vương. Khi chuẩn bị đến bấy giờ mọi người bảo anh Lộc làm trưởng đoàn th́ anh Lộc rất vui vẻ và cùng đi, v́ vậy anh ấy nói ra là cũng b́nh thường v́ chúng tôi nghĩ rằng đă tham gia vào việc đưa kiến nghị th́ ai làm trưởng đoàn cũng thế thôi. Nhưng v́ anh Lộc nguyên là Bộ trưởng Bộ Tư Pháp th́ anh ấy làm trưởng đoàn nó có cái hay của nó. Cho nên chúng tôi nghĩ chẳng có vấn đề ǵ mà phải rắc rối, cho nên anh Lộc anh nói như vậy là đúng.”

    Riêng về điều mà ông Nguyễn Đ́nh Lộc khẳng định là không hề tham gia soạn thảo bản Dự thảo Hiến Pháp 2013 Giáo sư Tương Lai nhận xét:
    Điều thứ hai anh ấy nói cũng đúng. Anh ấy nói không tham gia soạn thảo bản Hiến pháp 2013, tôi nghĩ điều đó có thể cũng đúng. Theo chỗ tôi biết việc soạn thảo đó xem như là một tư liệu tham khảo kèm theo bản kiến nghị 7 điều mà chúng tôi đă kư tên vào th́ bản Hiến pháp năm 2013 là do một số chuyên gia về luật soạn thảo nhưng trong đó h́nh như không có anh Lộc, v́ vậy điều anh nói là cũng đúng.”

    C̣n việc thứ ba th́ sao? Ông Nguyễn Đ́nh Lộc đă làm cư dân mạng bức xúc khi nói rằng khi ông đưa ư kiến th́ mọi người nói rằng kiến nghị 7 điểm đă được đưa lên mạng nên không thể sửa, Giáo sư Tương Lai một lần nữa xác nhận:
    Anh ấy nói khi soạn thảo bản kiến nghị 7 điểm th́ anh ấy có tham gia và có ư kiến và về cuối th́ cũng có một vài ư kiến cần phải sửa nhưng quả thật lúc bấy giờ đă đưa lên mạng rồi không sửa kịp nữa. Điều đó cũng là đúng.

    Như cá nhân tôi được các anh ấy cho tham gia góp ư kiến về bản kiến nghị th́ đến phút cuối tôi cũng đề nghị là nên chỉnh sửa thế nào để khi người ta xem người ta dễ hiểu hơn. Tôi cũng nói quyết liệt lắm. Cuối cùng ư kiến của tôi cũng có thể được chấp nhận một phần nào và chúng tôi cùng sửa. C̣n anh Lộc có thể anh cũng là người không gay gắt thấy xong th́ anh cũng cười thế thôi.”


    Mặc dù những phát biểu của ông Nguyễn Đ́nh Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp đều được giáo sư Tương Lai xác nhận là đúng nhưng những băn khoăn của Giáo sư là những câu nói không mạch lạc và thiếu thuyết phục của ông Lộc có thể làm hại chính bản thân của ông, Giáo sư Tương Lai nói:
    “Theo tôi người ta có thể khai thác những ư nói không thật rơ ràng của anh Lộc để người ta làm mất uy tín của anh ấy, đây là điều mà bản thân anh Lộc phải rút kinh nghiệm thôi. Mỗi người phải tự chịu trách nhiệm về chính ḿnh. Cái cách anh ấy nói không rành rọt dứt khoát khiến người ta có thể khai thác và người ta nói ông này bị ép buộc, hoặc thế này thế kia điều đó sẽ rất hại uy tín cho một người từng là Bộ trưởng và nhất là một trí thức chân chính.

    Từ phát biểu không rành rọt của ông nguyên Bộ trưởng Nguyễn Đ́nh Lộc, của nhà luật gia, nhà trí thức Nguyễn Đ́nh Lộc người ta có thể bẻ quẹo đi th́ điều đó rất có hại cho uy tín của cá nhân anh Lộc. Mỗi người phải tự chịu trách nhiệm cho bản thân ḿnh c̣n áp lực hay không áp lực th́ tôi không được biết để bản thân anh Lộc sẽ nói mà thôi.”



    Vu khống, trù dập

    Khi được hỏi liệu những phát biểu này có làm mất đi phần nào uy tín của kiến nghị 7 điểm hay không, Giáo sư Tương Lai cho biết:
    “Bản thân của vấn đề này chẳng mảy may ảnh hưởng ǵ đến ư nghĩa sâu xa và trực tiếp của kiến nghị 7 điểm mà chúng tôi đă kư vào và đến tận nơi ban soạn thảo trao kiến nghị đó. Việc làm này là quang minh chính đại theo yêu cầu chung của Quốc hội đưa ra cho toàn dân.

    Cuộc thảo luận công khai gần đây do ông Uông Chu Lưu phó chủ tịch Quốc hội chủ tŕ những anh em từng tham gia soạn thảo kiến nghị 7 điểm nói trên đă được mời và mọi người đă tŕnh bày ư kiến này một cách rất thẳng thắn. Ư kiến của Giáo sư Hoàng Tụy, của Giáo sư Chu Hảo, ư kiến của TS Nguyễn Quang A … Anh Chu Hảo cho tôi biết từ hôm kia là chỉ tập trung vào bàn lời nói đầu của Hiến pháp mà thôi. Anh Chu Hảo đă thay mặt cho nhóm soạn thảo kiến nghị 7 điểm tŕnh bày toàn văn đoạn chúng tôi kiến nghị phải sửa lời nói đầu như thế nào. Rơ ràng đây là một việc làm quang minh chính đại theo yêu cầu của những người chủ trương nhân dân góp ư kiến vào Hiến Pháp, th́ chúng tôi làm!”


    Những tấn công dồn dập bằng mọi cách, mọi phương tiện sẵn có đối với kiến nghị 72 của truyền thông đại chúng, đặc biệt là hệ thống VTV1 của nhà nước đă làm người dân thật sự thất vọng. Vừa kêu gọi góp ư dự thảo sửa đổi Hiến pháp lại vừa trù dập, vu khống, bôi bẩn những người góp ư v́ không phù hợp với ư muốn của Đảng. VTV1 gọi là tranh luận nhưng những người được mời lên chỉ nói chung một thứ ngôn ngữ và do đó không khí tranh luận được xem như không có. Giáo sư Tương Lai nhận xét việc này thông qua sự việc VTV1 phỏng vấn ông Nguyễn Đ́nh Lộc:
    “Dùng xảo thuật ngôn từ để ăn gian trong thảo luận, tệ hơn nữa là quy kết hăm dọa để vu vạ, hăm hại người khác là hành vi khó nhận diện và luận tội hơn nhiều so với tham nhũng, ăn cướp, giết người. Thế mà có khi những việc làm thiếu lương thiện như vậy lại gây ra tai họa cho xă hội không kém nặng nề. Không phải vô cớ mà người xưa nói: “Một lời nói một đọi máu”. Không bao giờ có một cuộc thảo luận đúng nghĩa nếu người tham gia thiếu lương thiện. Và càng cần sự lương thiện trân trọng từ mọi người nhất là những người nắm quyền phát ngôn, những cái miệng có gang có thép trên các phương tiện thông tin đại chúng.”

    Mặc dù đa số cư dân mạng giận dữ với thái độ của ông Lộc nhưng không ít người cho rằng ông Nguyễn Đ́nh Lộc có phải là nạn nhân hay không chưa ai dám cả quyết nhưng những ǵ ông nói bị đưa vào một chương tŕnh mà chủ đích hạ nhục kiến nghị 72 quá lộ liễu khiến tính chính danh của một hệ thống truyền thông cấp quốc gia bị lệch lạc như chính nội dung mà nó đưa ra.
    Last edited by Lehuy; 24-03-2013 at 06:09 AM.

  9. #9
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Sửa đổi Hiến pháp: giai đoạn làm đẹp

    Không phải Tối Cao Pháp Viện th́ Hội đồng Hiến pháp.

    Xem ra Việt Nam ḿnh vẫn khoái mô hỉnh cai trị của “mẫu quốc” Pháp. Điểm quan trọng khi dựng một Hội đồng Hiến pháp (Conseil Constitutionnel) nằm ở tính cách độc lập của hội đồng trước những áp lực chính trị. Nếu đặt nó dưới sự giám sát của đảng Cộng sản th́ cũng như không. Công việc của hội đồng lúc đó sẽ chỉ là xem những điều luật mới có theo những nghị quyết của Đảng chứ không bao giờ làm ngược lại xem các hành động của đảng Cộng sản có hợp pháp không.



    Đảng sẽ cho lập Hội đồng Hiến pháp?

    Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang vừa chủ trì một phiên họp của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương ở Hà Nội với nhiều kết luận quan trọng về chỉnh sửa hệ thống chính trị như việc sẽ cho lập ra Hội đồng Hiến pháp.
    Trong phiên họp về kết quả lấy ư kiến góp ư Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 hôm 28/3/2013, có vẻ như lãnh đạo Việt Nam đã đồng ý cho lập Hội đồng Hiến pháp nhằm giám sát việc thực thi bản hiến pháp mới.
    ...
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...hienphap.shtml

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 8
    Last Post: 12-02-2013, 08:23 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 11-02-2013, 07:03 PM
  3. VN đang tiến hành sửa đổi Hiến Pháp
    By Tin nóng in forum Tin Việt Nam
    Replies: 10
    Last Post: 10-09-2011, 12:20 AM
  4. Replies: 5
    Last Post: 28-07-2011, 05:20 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •