Page 7 of 25 FirstFirst ... 3456789101117 ... LastLast
Results 61 to 70 of 243

Thread: NGÀY ẤY ...30 THÁNG TƯ , 1975

  1. #61
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thứ tư 30-4-1975 :

    Cuộc di tản vẫn tiếp tục trong đêm cho đến rạng ngày 30 tháng 4, tuy nhiên con số người Mỹ c̣n lại ở Sài G̣n vẫn c̣n nhiều.

    Vào lúc 1 giờ 30 sáng, Ngoại trưởng Kissinger ra lệnh cho Ṭa đại sứ Mỹ phải kết thúc việc di tản vào lúc 3 giờ 45 sáng, giờ Sài G̣n, và Đại sứ Martin phải ra đi trên chuyến trực thăng trước chuyến bay cuối cùng.

    Tuy nhiên đến 3 giờ 45 sáng, vẫn c̣n có trên 400 người tại toà đại sứ Mỹ trong đó có cả Đại sứ Martin.

    Vào lúc 4 giờ 20 sáng, Đô Đốc Gayler đă quyết định kết thúc cuộc di tản và tất cả các phi công đều nhận được lệnh như sau: “Đây là lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ và lệnh này phải được chuyển lại bởi bất cứ phi công trực thăng nào liên được với Đại Sứ Graham Martin. Chỉ có người Mỹ mới được phép di tản và Đại Sứ Martin phải đáp chuyến trực thăng đầu tiên. Phi cơ chở đại sứ Martin phát đi ám hiệu “Tiger, Tiger, Tiger” để báo cho biết rằng ông Martin đă được di tản”.

    Vào lúc 4 giờ 58 sáng ngày 30 tháng 4, Đại Sứ Martin”bị hộ tống” lên trực thăng mang tên là Lady Ace 09, trên chiếc trục thăng này một phân đội Thuỷ Quân Lục Chiến đă được lệnh bắt giữ ông đại sứ để áp tăi lên phi cơ nếu ông ta c̣n chống lại lệnh di tản.

    Đại Sứ Hoa Kỳ Graham Martin đă cố t́nh cưỡng lại lệnh của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhưng ông lại là ân nhân của một số người Việt Nam v́ nếu không có ông th́ họ không có may mắn được di tản ra khỏi Sài G̣n trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975.

    Theo Ngoại Trưởng Kissinger th́ Đại Sứ Martin đă phối hợp di tản được 6,000 người Mỹ và trên 50,000 người Việt Nam ra khỏi Sài G̣n.

    Sau khi Đại Sứ Martin bị hộ tống lên trực thăng, trong toà đại sứ lúc đó vẫn c̣n gần 200 người Mỹ mà trong số đó có 170 người là lính Thuỷ Quân Lục Chiến có nhiệm vụ bảo vệ cho chiến dịch di tản. Cuộc di tản vẫn tiếp tục cho đến đúng 7 giờ 53 phút sáng ngày 3O tháng 4 năm 1975 th́ chiếc trực thăng CH-46 cuối cùng mới rời khỏi sân thượng của toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài G̣n mang theo Trung sĩ Juan Valdez, người lính Mỹ và cũng là người Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam.

    Chuyến phi cơ trực thăng cất cánh khỏi sân thượng của ṭa đại sứ Mỹ vào hồi 7 giờ 53 phút sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 này đánh dấu sự kết thúc của chính sách “ủng hộ miền Nam Việt Nam chiến đấu chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản trong vùng Đông Nam Á của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ qua 5 đời tổng thống: Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon và Ford trong hơn 20 năm. Đối với người Mỹ, cuộc chiến tranh đă chấm dứt nhưng đối với một số người Việt Nam th́ cuộc chiến vẫn chưa tàn. Vào ngày 30 tháng 4, có một số chiến sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa vẫn c̣n tiếp tục chiến đấu dù rằng trong vô vọng.

    Duơng Văn Minh Ra Lệnh Đầu Hàng

    Vào lúc 10 giờ 24 sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, “Tổng thống” Dương Văn Minh đă đọc nhật lệnh trên đài phát thanh Sài G̣n ra lệnh cho tất cả mọi quân nhân thuộc Quân Lực VNCH phải buông súng đầu hàng. Ông Dương Văn Minh đă tuyên bố như sau:

    “Đường lối, chủ trương của chúng tôi là ḥa giải và ḥa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự ḥa hợp ḥa giải gữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu của người Việt Nam. V́ lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa hăy b́nh tĩnh ngưng nổ súng và ở đậu th́ ở đó.

    “Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính Phủ Cách Măng Lâm Thời Cộng Ḥa miền Nam ngưng nổ súng, v́ chúng tôi ở đây đang chờ gặp Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong ṿng trật tự, tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào.”

    “Thủ tướng “Vũ Văn Mẫu cũng đọc lời kêu gọi mọi tầng lớp dân chúng hăy chào mừng “ngày Hoà b́nh cho Dân tộc Việt Nam” và ra lệnh cho mọi công chức phải trở về nhiệm sở. Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tổng Tham Mưu Phó Quân Lực VNCH nhân danh Trung tướng Vĩnh Lộc, Tổng Tham Mưu trưởng (vắng mặt), ra lệnh cho tất cả mọi quân nhân các cấp phải nghiêm chỉnh thi hành lệnh của ” tổng thống” Dương Văn Minh về vấn đề hưu chiến.

    Dương Văn Minh cũng đưa ra lời kêu gọi những “người anh em bên kia” hăy ngưng mọi hoạt động gây hấn và ông ta nói rằng chính quyền của ông đang chờ đợi được gặp gỡ chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam để cùng thảo luận về ” buổi lễ bàn giao quyền hành và để tránh đổ máu cho nhân dân.” Dương Văn Minh không hề đề cập đến cũng như không đưa ra lời kêu gọi nào với Cộng sản Bắc Việt, lúc đó dường như ông cố t́nh làm như không biết việc chính Cộng sản Bắc Việt mới là những người lănh đạo hàng ngũ những ” người anh em bên kia” của ông.

    Ông Dương Văn Minh chỉ kêu gọi những “người anh em bên kia” trong cái gọi là “chính phủ cách Mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam”, chắc là ông ta đă nghĩ đến những người lănh đạo trong cái chính phủ này như Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh tấn Phát, Nguyễn Thị B́nh v.v, nhưng ông ta không biết rằng những người mà ông ta kêu gọi đó không hề có một quyền hành nào, c̣n những kê có quyền hành lúc đó như Lê Đức Thọ, Ván Tiến Dũng, Phạm Hùng, ba ủy viên Bộ Chính trị đại diện cho Hà Nội đang thực sự nắm toàn quyền trong chiến dịch Hồ Chí Minh th́ ông ta không có đả động tới.

    Thượng Tướng Bắc Việt Văn Tiến Dũng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân Bắc Việt và đồng thời cũng là Tư Lệnh Chiến trường Miền Nam Việt Nam lúc đó đang nghe lời kêu gọi của Dương Văn Minh trên đài phát thanh Sài G̣n.

    Ngay sau đó, thay v́ tiến về Sài G̣n để “bàn giao” như lời kêu gọi của Dương Văn Minh, Văn Tiến Dũng đă ra lệnh cho “tất cả các quân đoàn, các vùng quân sự và mọi đơn vị các cấp phải tiến càng nhanh càng tốt đến các mục tiêu đă được chỉ định ở sâu trong các đô thị cũng như các tỉnh, kêu gọi địch quân đầu hàng, giao nạp vũ khí và bắt giữ tất cả các sĩ quan từ cấp thiếu tá trở lên; đập tan ngay tức khắc mọi mưu toan kháng cự. “

    Ông “Tổng Thống” Dương Văn Minh không thể nào biết được rằng trưa ngày hôm đó, Bộ Chính Trị và Quân ủy Trung ương đă gửi điện văn số 516/TV ra lệnh cho các cấp lănh đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh phải “bắt địch đầu hàng vô điều kiện”:

    “vấn đề hiện nay là bắt địch đầu hàng không điều điện chứ không phải cử người thương lương với địch để ngưng bắn tại chỗ như có nơi đă làm.

    Những nơi địch chịu đầu hàng: ta kéo quân vào bắt địch, hạ vũ khí và tước vũ khí của chúng, giải tán quân đội và bộ máy chính quyền của địch, phát động quân chúng truy kích, tiêu diệt bọn gian ác và phản động c̣n ẩn nấp chống lại ta.

    Những nơi địch không chịu đầu hang: ta cần phát động quần chúng nổi dậy, kêu gọi binh sĩ khởi nghĩa kết hợp với mũi tấn công đánh vào các điểm then chốt của địch, tiêu diệt những đơn vị ngoan cố chống lại ta, buộc chúng phải đầu hàng không điều kiện.

    Phải đặc biệt chú ư chiếm lĩnh, khống chế các sân bay không để chúng sử dụng các máy bay để chống lại ta và tẩu thoát”.*

    Ngoài bức điện văn nói trên, chính Vơ Nguyên Giáp thay mặt cho Bộ Chính Trị và Quân ủy Trung ương cũng đă gửi bức điện văn số 151 ngày 3O tháng 4 năm 1975 gửi cho “anh Sáu” tức là Lê Đức Thọ, “anh Bảy” tức là Phạm Hùng, “anh Tuấn” tức là Văn Tiến Dũng, “anh Tư” tức là Trần Văn Trà và “anb Tấn” tức là Lê Trọng Tấn nội dung như sau:

    “Theo ư kiến của Bộ Chính Trị và Quân ủy trung ương,

    1.việc chỉ đạo Ủy Ban Quân Quản Sài G̣n-Gia định (kể cả những mệnh lệnh, tuyên bố) giao cho Trung Ương Cục và Quân Ủy Miền phụ trách.

    2.Hôm nay sẽ ra một lời kêu gọi của Bộ Chỉ Huy Quân giải Phóng. Chúng tôi đang dự thảo và cho phát.

    3.Có thể dùng Dương Văn Minh để kêu gọi các đơn vị của địch hạ vũ khí, nhưng không phải với tư cách Tổng thống mà chỉ với tư cách một người đă sang hàng ngũ nhân dân.

    4. Sẽ tuyên truyền lớn về thắng lơi giải pbóng Sài G̣n-Gia Định, nhưng nhấn mạnh cuộc chiến đấu đang tíếp tục nhằm hoàn toàn giải phóng miền Nam. Đă chỉ thị chuẩn bị ngày mừng chiến thắng, sau khi hoàn thành việc giải phóng miền Nam sẽ tổ chức thống nhất cả nước. Anh Tố Hữu sẽ có điện cho các Anh.

    5. Mười một giờ đă nhận được tin ta cắm cờ trên Dinb Độc Lập.

    Gửi các anh lời chúc đại thắng lơi.

    Các anh Bộ chính Trị rất vui, rất vui . . .
    VĂN*199

    Như vậy th́ trước khi xe tăng của Cộng sản Bắc Việt ủi cổng sắt- đă được mở rộng- để vào chiếm Dinh Độc Lập, nơi mà ông “Tổng thống” Dương Văn Minh cùng với các ông “phó Tổng thống” Nguyễn Văn Huyền, “thủ tướng” Vũ Văn Mẫu cùng với một số nhân viên trong “nội các” của họ để chờ “bàn giao” cho Cộng sản th́ các giới lănh đạo ở Hà Nội đă quyết định không coi ông như là “tổng thống” mà chỉ là “một ngưới đă sang hàng ngũ nhân dân,” tức là một kẻ đầu hàng, “đầu hàng không điều kiện” như đă ṇi trong văn thư số 505 cùng ngày.

    Các sĩ quan Cộng sản cấp dưới cũng đă nhận được lệnh này cho nên đối với họ th́ những người tự nhận là tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng v.v. đang ngồi trong Dinh Độc Lập chỉ là những kẻ đầu hàng mà thôi. .

    Bởi vậy, vào lúc 12 giờ 15 trưa ngày 30 tháng 4, khi chiến xa mang số 879 của Lữ Đoàn Thiết Giáp Quân đội cộng sản Bắc Việt ủi sập hàng rào sắt tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, “Tổng thống” Dương Văn Minh thấy vị sĩ quan Cộng Sản đeo đầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ, v́ không biết cấp bậc của quân đội Nhân dân miền Bắc nên ông Minh tưởng rằng đang đứng trước một tướng lănh cao cấp:

    “Thưa Quan Sáu, tôi đă chờ ông từ ban sáng để trao quyền cho ông”.

    Viên sĩ quan Bắc Việt chỉ huy đoàn chiến xa này là Thượng Tá Bùi Tùng đă dùng danh từ “mày tao “ xằng giọng hách dịch và đanh đá lên tiếng:

    “Mày dám nói trao quyền hả? Mày chỉ là một kẻ cướp quyền và một bù nh́n. Mày làm ǵ có quyền nào để trao cho tao? Chúng tao lấy được quyền đó bằng khẩu súng này đây.
    Ngoài ra tao xác nhận với mày là tao không phải là tướng mà chỉ là một trung tá ủy viên chính trị của một đơn vị chiến xa. Kể từ bây giờ tao cấm mày không được ngồi xuống!” *


    Người thuật lại những lời đối thoại trên là cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa, một người rất thân cận với ông Dương Văn Minh.

    Vào năm 1963 ông là Thiếu Tá ngành Thiết giáp, đă theo tướng Dương Văn Minh đảo chánh Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và đă được Dương Văn Minh tin cậy cử vào phái đoàn đi vào Chợ Lớn “đón” ông Diệm. Trên đường về Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và ông Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu đă bị giết trên xe thiết vận xa M-113

    *200 Dương Hiếu nghĩa : “Hồi Kư Dang Dở,” kể lại theo lời của Trung Tá Nguyễn Văn Binh, cựu Quận Trưởng G̣ Vấp, cựu dân biểu, có mặt tại Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi quân Bắc Việt chiếm Sài G̣n. Xuân Thời Luận, Califonia 2004, trang 141.


    và từ đó cho đến nay, có nhiều người vẫn c̣n có nghi vấn là ông Dương Hiếu Nghĩa có thể là một trong những người có trách nhiệm trong cái chết của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.
    .Chắc chắn rằng ông Dương Hiếu Nghĩa không phải là kẻ thù hay có hiềm khích với ông Dương Văn Minh mà đặt điều viết lại sự đối thoại trên đây nếu chuyện đó không có thật.

  2. #62
    Tam Kỳ
    Khách

    1 đề nghị

    Xin Đề Nghị thâu thập tất cả những bài viết với h́nh ảnh về 30 tháng Tư 1975 để đóng thành tập


    "BÊN THUA CUỘC - 1 miền Nam VNCH ANH HÙNG thua cuộc chiến cho 1 VIỆT GIAN CỘNG SẢN miền Bắc"

  3. #63
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chiều hôm đó, Cộng sản không cho phép Dương Văn Minh đọc lởi đầu hàng tại Dinh Độc Lập tức là Phủ Tổng Thống của VNCH, họ đă áp giải ông đến đài phát thanh Sài G̣n để đọc lời kêu gọi như sau:

    “Tổng Thống chính quyền Sài G̣n kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bổ chính quyền Sài G̣n, từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đền địa phương trao lại cho chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam”.

    Ngay buổi chiều ngày 30 thỏng 4, Đài Phát Thanh Giải Phóng loan báo kể từ nay, thành phố Sài G̣n được cải danh là ” thành Phố Hồ Chí Minh”.

    Kể từ ngày hôm đó, ngày 30 tháng 4 năm 1975, Sài G̣n đă mất tên, Sài G̣n không c̣n nữa.

    Kể từ ngày hôm đó,Quốc gia Việt Nam Cộng Hoà không c̣n nữa.

    Và cũng kể từ ngày hôm đó, tại Miền Nam Việt Nam Tự Do cũng không c̣n nữa.

    http://ongvove.wordpress.com/2011/04...-thang-4-1975/

  4. #64
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Tam Kỳ View Post
    Xin Đề Nghị thâu thập tất cả những bài viết với h́nh ảnh về 30 tháng Tư 1975 để đóng thành tập


    "BÊN THUA CUỘC - 1 miền Nam VNCH ANH HÙNG thua cuộc chiến cho 1 VIỆT GIAN CỘNG SẢN miền Bắc"
    Ai tự nhận là " Bên Thua Cuộc " , chúng tôi th́ không !

    Ra khỏi nước chỉ là " ngộ biến phải tùng quyền ", chúng tôi sẽ trở lại .

    Kẻ xưng là " Thắng cuộc " đang thua trước chính đồng bào của họ . Bằng cớ là cả triệu người đă liều chết vượt biên , làm mờ cái hào quang chiến thắng của đảng Cộng Sản VN.

    H́nh ảnh về 30 tháng 4 đầy rẫy trên mạng , vào Google t́m " quốc hận " hay 30 tháng 4 là có ngay , Trong Vietland cũng nhiều lắm

    Cám ơn Tam Kỳ góp tiếng .

    Mong gặp lại

  5. #65
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    ngày ấy... 30 tháng tư....1975

    xin trả lời về vụ gom bài viết và tài liệu...
    trên Diễn đàn Vietland, các bài viết do nhiều thành viên và độc giả gom góp ư kiến. Cá bài viết này là đặc quyền sở hữu của người viết, gơ bài và của Viêtland đồng chủ quyền.
    Các bài trích, dịch từ các báo khác.. th́ ai muốn làm ǵ cũng được.tuỳ quyền sở hữu của tác giả hay như google, Wikipedia,..các web sites khác..
    Một khi gom góp để in thành sách hay báo.. , tiền nhuận bút, nmq xin đề nghị đem làm việc có ư nghĩa ; như góp phần xây tượng đài.. hỗ trợ các thương binh hiện đang sống sót ở Viêt Nam .v.v.... Trân trọng ./. nmq

  6. #66
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    38 năm nh́n lại ngày Quốc Hận 30/4/1975 - Phần I



  7. #67
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    38 Năm Nh́n lại - Quốc Hận 30 - 4 Tập 2 .


  8. #68
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    T́nh Bạn Thời Chinh Chiến...

    Tôi Và Anh (Cố đại úy Vũ đ́nh Long, người anh hùng đă nằm xuống trước giờ thứ 25 trong cuộc chiến 1975. Anh đă để cho tôi và 8 người đồng đội của phi hành đoàn Tinh Long 821 được cứu sống, an toàn trở về với gia đ́nh.)

    Mười năm không gặp tưởng t́nh đă cũ,
    Mây bay bao năm tưởng ḿnh đă quên?

    Đó là câu chuyện t́nh mười năm qua thơ nhạc, nghe như nhói lên một kỷ niệm buồn khôn tả! C̣n câu chuyện đời lính phi hành chúng tôi, bi thảm đau xót hơn nhiều, như “vết thù trên lưng ngựa hoang”, nỗi hằn thời chinh chiến, đớn đau thâm sâu chạm vào tim gan và không bao giờ b́nh phục dù đă trăi qua thời gian hơn 37 năm cố lăng quên. Cuộc đời nhiều thay đổi v́ phải vật lộn vất vả tại quê nhà để tồn tại, nhưng tôi không thể quên được h́nh ảnh người bạn cấp chỉ huy đă anh hùng chiến đấu đến giây phút cuối cùng trên vùng trời khói lửa quê hương. Tôi nghĩ, thân xác hào hùng của anh giờ đây có lẽ đă được ḥa nhập, thấm vào ḷng đất mẹ. Anh đă bay vào cơi trời vô tận hư không, vĩnh viễn rời xa bạn bè, người thân như những anh hùng phi công niên trưởng không quân, miền Nam Việt Nam đáng kính và tiếc thương: , Trần Thế Vinh, Lưu Kim Cương…

    Chứng tích lịch sử không quân miền Nam Việt Nam trăi dài thật oai hùng, sáng chói trong những ngày cuối cùng kết thúc cuộc chiến. Anh đă thêm vào một chiến tích vẻ vang nữa trong trang quân sử hùng tráng của chế độ miền Nam Việt Nam Cộng Ḥa, người anh hùng phi công trong cuộc chiến tranh, chiến đấu v́ tự do, danh dự và trách nhiệm. Tên anh, cố đại úy anh hùng phi công Vũ Đ́nh Long sẽ được bạn bè cùng khóa 69A Không quân, phi đoàn Tinh Long 821, người thân, bạn hữu… khắp thế giới ghi nhớ chiến công và tưởng niệm.


    Tôi, người bạn cùng bay chung phi hành đoàn, một nhân chứng trong số 9 người c̣n sống sót, xin kể về anh Đại Úy phi công Vũ Đ́nh Long. Đă 37 năm về trước, hay nói chính xác hơn đêm 16 rạng sáng ngày 17/4/1975. Cái ngày định mệnh ấy, anh ta với chức vụ trưởng phi cơ (Aircraft Commander) cùng tôi, hoa tiêu chánh (Co-pilot) và 8 người phi hành đoàn trên phi vụ Tinh Long 7 của Phi Đoàn 821, Sư Đoàn 5 Không Quân, đóng tại căn cứ Tân Sơn Nhất, Sài G̣n. Cứ như thông lệ, sau khi nhận lệnh hành quân, chúng tôi, phi đoàn gồm 10 người vội vă ra phi đạo t́m chiếc phi cơ AC 119K có tên trong phi vụ lệnh, kiểm tra bên ngoài, bên trong chiếc máy bay, quay máy cất cách làm tṛn sứ vụ…

    Trung úy trưởng phi cơ Vũ Đ́nh Long ngồi ghế trái chỉ huy trên pḥng lái, c̣n tôi, hoa tiêu chánh (Co-pilot) ngồi ghế bên phải cùng điều khiển chiếc phi cơ vận tải vơ trang AC 119K trong suốt phi vụ hành quân. Đây là loại máy bay vận tải lớn dùng tải quân, thả dù tiếp tế chế tạo từ đệ nhị thế chiến, được tân trang lại từ loại máy bay AC 119G, gắn thêm 2 động cơ phản lực hai bên cánh tăng thêm lực đẩy mạnh cất cánh trên đường bay ngắn được dễ dàng. Thời gian hoạt động trên không trung khoảng 3-4 giờ, hỏa lực yềm trợ hay tấn công quân địch rất hùng hậu, gồm 4 khẩu súng đại liên 7 ly 62(mini gun) và 2 khẩu đại bác 20 ly, tất cả đều 6 ṇng dài mỗi phút bắn ra hằng ngàn viên đạn lớn nhỏ xuống mặt đất.

    Giàn phóng chiếu sáng 24 trái hỏa châu, máy ngắm Hồng ngoại tuyến (nh́n ban đêm), giàn trang thiết bị IR (Radar nh́n thấy rơ mục tiêu di chuyển trên mặt đất dù đêm hay ban ngày) xác định mục tiêu, giàn máy phóng đạn flairs chống hỏa tiển tầm nhiệt SA7. Với hỏa lực hùng mạnh như vậy cũng đủ trấn át tinh thần địch quân một cách hiệu quả. Đơn vị phi đoàn 821 có danh hiệu Stinger (ḅ cạp về đêm) khi c̣n bay huấn luyện với người Mỹ, sau đó đổi lại danh hiệu mới Tinh Long cho mỗi phi vụ.

    Những con Rồng tinh khôn cất cánh hành quân khi ánh Thái dương đă khuất hẳn về cuối chân trời phía Tây, bóng tối không gian bắt đầu với ánh trăng, sao sáng lung linh về đêm, mặt đất thấp thoáng lấp lánh ánh đèn điện của đô thị. Trong khi đó, suốt đêm từng phi hành đoàn Tinh Long của phi đoàn 821 âm thầm lặng lẻ bay sâu vào vùng trời khói lửa đầy hiểm nguy khắp miền Nam Việt Nam. Những chuyến hành quân bay đêm đôi khi cũng an nhàn như du hành trên không trung vài ba giờ, ngắm nh́n ánh đèn đường thủ đô Sài G̣n rực sáng bên dưới cánh máy bay, đầu óc đầy mộng đẹp nghĩ về gia đ́nh, người thân, người t́nh, người em gái mới quen hôm này…đó là những lúc t́nh h́nh chiến sự vùng III yên tĩnh.

    Một khi chiến sự sôi động, lệnh hành quân khẩn cấp tiếp cứu các đơn vị bạn đang bị Việt cộng bao vây, tấn công hoặc tràn ngập, chúng tôi có nhiệm vụ nhanh chóng cất cánh vào vùng chiến sự, dùng hỏa châu soi sáng và sẳn sàng trút hết tất cả bom đạn mang theo trong chiếc vận tải cơ chiến đấu AC 119K dội xuống đầu quân thù. Địch quân phản ứng bằng những loạt đạn pḥng không 12.7ly, 37 ly…đủ loại đạn, nổ chớp nhoáng tua tủa nhắm vào chiếc máy bay như những đóm pháo bông chào mừng ngày lễ hội, hoặc bắn hỏa tiển tầm nhiệt SA 7 bay với tốc độ cực nhanh về hướng phía sau phi cơ gây nhiều nguy hiểm tính mạng tất cả phi hành đoàn. Người trưởng phi cơ phải khéo léo điểu khiển máy bay an toàn cho tất cả người phi hành đoàn cũng như tác xạ chính xác các mục tiêu Việt Cộng dưới mặt đất để bảo vệ quân bạn.

    Thật ra cuộc đời người phi công trong thời chiến không ai dám tự cho ḿnh tài giỏi, có thể an toàn trở về sau mỗi phi vụ hành quân. Biết bao hiểm nguy lúc nào cũng có thể xăy ra, như trục trặc kỹ thuật động cơ máy bay, thời tiết xấu, tránh né đạn đạo pháo binh của quân bạn đang bắn yểm trợ các tọa độ có địch quân, tránh được đạn pḥng không đủ loại của quân thù đang nhă đạn vào chiếc phi cơ…mà người phi công có thể gặp phải trong mỗi phi vụ hành quân đêm hay ngày. Nếu chiếc máy bay bị lâm nạn, tan tác trên bầu trời khói lửa…chắc chắn thân xác người phi công, phi hành đoàn hay hành khách tháp tùng trên chuyến bay cũng không vẹn toàn. Người phi công trưởng phi cơ có nhiệm vụ và trách nhiệm rất nặng nề hoàn tất phi vụ, an toàn đáp xuống phi đạo, tất cả phi hành đoàn và hành khách trên chuyến bay được b́nh an vô sự khi trở về.


    Từ đầu năm 1975, Cộng Sản Bắc Việt đă được các quan thầy Trung cộng và Nga sô chi viện rất nhiều cho quân sự nên đă xua các binh đoàn xe tăng đại pháo vượt tuyến Bến Hải, vi phạm hiệp định ngưng bắn quốc tế năm 1954 cũng như hiệp định Paris về Việt Nam, đánh chiếm nhiều phần đất của chánh phủ miền Nam Việt Nam. Mặt trận phía Tây, Cộng quân đang uy hiếp các tỉnh B́nh Long, Phước Long, rồi Ban Mê Thuột, mặt trận phía Bắc Cộng sản Bắc Việt vượt vĩ tuyến ngăn chia Nam Bắc nước Việt Nam đánh chiếm các tỉnh cực Bắc của chánh phủ Việt Nam Cộng Ḥa.

    Tháng 3 năm 1975, Ban Mê Thuột thất thủ, mở đầu cuộc triệt thoái Tây Nguyên, rồi Huế thất thủ, rút lui khỏi Đà Nẳng. Đầu tháng 4, Qui Nhơn, Nha Trang thất thủ, rồi Cam Ranh, PhanRang thất thủ ngày 16 tháng 4 năm 1975. Tin đồn gây hoang mang lo sợ dân chúng do Việt Cộng, tin chiến sự bất lợi cho chánh phủ miền Nam Việt Nam dồn dập mỗi ngày trên báo chí, đài phát tranh, đài truyền h́nh Việt Nam Cộng Ḥa, những cuộc triệt thoái quân đội ở Tây Nguyên, Vùng I chiến thuật hổn loạn không có kế hoạch chu đáo, đă khiến cho nhiều đơn vị cấp sư đoàn hoang man, tan ră. Quân đội Cộng Sản Bắc Việt chưa vào thành phố mà lực lượng quân sự của chúng ta đă rút lui, di tản chiến thuật rồi, dân chúng càng lo sợ v́ không c̣n được bảo vệ, tin tưởng nên đă bồng bế con cháu, họ hàng… băng rừng, qua đèo, vượt suối, vượt sông, vượt biển đổ xô về phương Nam lánh nạn Cộng sản, lánh nạn chiến tranh.

    Nước mất, nhà tan, gia đ́nh ly tán, tiếng khóc than ai oán thấu Trời xanh của người dân vô tội suốt chặng đường dài từ đại lộ kinh hoàng Quảng Trị, trên đèo Hải Vân…đoạn đường đầy máu và nước mắt căm hờn! Nhiều bạn bè, đồng đội của chúng ta đă bị Việt Cộng bắt làm tù binh, tử thương khi quyết tử chống trả một cách tuyệt vọng với quân thù, bỏ lại xác thân một nơi nào đó trên bước đường di tản.

    Nhiều vị tướng, tá cấp chỉ huy trực tiếp đơn vị vùng I, II cũng không biết lư do tại sao quân đội phải di tản liên tục, v́ lư do chiến thuật, v́ chính trị, hay v́ quân lực không c̣n được tiếp tế đầy đủ nhiên liệu, vũ khí đạn dược, v́ quốc hội Hoa Kỳ đă cắt hết viện trợ quân sự cho chánh phủ miền Nam Việt Nam?!

    Tại thủ đô Sài G̣n, t́nh h́nh chính trị bất ổn do bọn sinh viên, kư giả, nhà sư, ni cô và một số giới chức trong chính quyền thân Việt cộng hoặc đang bị Cộng Sản lợi dụng đă xuống đường, băi thị rầm rộ áp lực thỏa hiệp với Việt Cộng.

    Lănh thổ miền Nam Việt Nam thân yêu ngày một thu nhỏ lại về phía Nam, đất nước như tội đồ bị đưa ra xẻo, từng thớ thịt mất đi, ruột gan chúng tôi theo đó cùng quặn lại. Chúng tôi chỉ muốn bảo vệ tư do chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa Cộng Sản và ǵn giử lấy quê hương đang có bằng tất cả trái tim nồng cháy tuổi thanh xuân …nhưng lănh thổ miền Trung bị mất…bây giờ …đến đâu nữa? Trong khi chúng tôi đang miệt mài chiến đấu chống lại xâm lươc của Cộng sản, tại Tân Sơn Nhất một số người đồng đội đă hèn nhát lặng lẻ âm thầm bằng mọi phương tiện… trốn chạy ra nước ngoài trước biến cố lịch sử Việt Nam, ngày 30 tháng 4 năm 1975.

    Anh Vũ Đ́nh Long với khuôn mặt hiền ḥa, vui tính thường ngày với tất cả mọi người, tuy nhiên đối với bổn phận và trách nhiệm trưởng phi cơ phi vụ hành quân, anh quyết định rất dứt khoát, không bị lung lạc. V́ vậy, khi tiếp cận mục tiêu, đoàn xe địch đang di chuyển về phía Nam, những thiết giáp T 54, chiếc motova… chở đầy quân lính Việt Cộng ngụy trang cành lá cây che chung quanh di chuyển trên đường lộ như một con rắn dài đang tiến về phương Nam.

    Anh đă quyết định …nghiêng cánh trái máy bay, bay ṿng tṛn để tọa độ mục tiêu được anh nh́n thấy dễ dàng. Biết rằng nếu hủy diệt đoàn xe này, rồi c̣n có những đoàn xe khác, anh ấn nút màu đỏ FIRE trên cần lái, tiếng nổ ầm ầm vang lên khi loạt đạn đầu đă trút xuống như để điều chỉnh tác xạ, những ánh lửa lóe sáng của đạn đại liên sáu ṇng 7.62mm, rồi tiếp theo một loạt đạn đại bác 20 ly khi chạm đất hay mục tiêu sẽ gây ra tiếng nổ lần thứ hai, tiếng reo ḥ của anh em phi hành đoàn đang quan sát mục tiêu dưới đất.

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 09-04-2013 at 02:23 AM.

  9. #69
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    -Đẹp lắm! Trúng mục tiêu rồi! Bắn nữa! Bắn tiếp tục!

    Lúc này đoàn xe Việt Cộng tản loạn và đă ẩn tất cả vào hai vệ đường, đồng thời địch quân bắt đầu bắn đủ loại súng đạn vào chiếc AC 119 K đang bay ù ù trên bầu trời. Trưởng phi cơ Vũ Đ́nh Long vẫn tiếp tục bám sát mục tiêu, từng loạt đạn kế tiếp anh bắn phủ đầu địch.

    Như cách đánh một con rắn, anh quyết đập đầu nó trước tiên, sau đó anh sẻ đánh khoảng giữa thân rắn. Anh luôn nhắc nhở phi hành đoàn quan sát bên ngoài phi cơ và cẩn thận quan sát mục tiêu địch quân đang phía dưới mặt đất.

    Các xạ thủ (gunner) liên tục lắp thêm đạn (load) và sửa chữa nếu thấy súng bị trở ngại tác xạ, anh áp tải (IO) đang đứng cửa phía sau phi cơ quan sát các đạn đạo do quân địch bắn lên, các điều hành viên (Navigators) cũng chú tâm nh́n ra bên ngoài phi cơ theo dơi trận oanh kích Việt Cộng. Quá hăng say với bổn phận mà quên đi những hiểm nguy đang kề cận! Có lẽ mùi thuốc súng, tiếng súng nổ vang rền cả bầu trời đă mê hoặc đưa phi hành đoàn chúng tôi say men chiến thắng như lạc hồn vào mê cung trận.

    Tất cả phi hành đoàn Tinh Long 7 quên rằng phía chân trời, hừng đông đang dần ló dạng, chiếc máy bay AC 119K như một con chim Đại bàng với đôi cánh sắt khổng lồ, đang gầm thét trên vùng trời khói lửa và đă trở thành mục tiêu dễ dàng cho các xạ thủ pḥng không địch.

    Bầu trời sáng dần, chiếc phi cơ vận tải vơ trang AC 119 K chỉ c̣n 15 phút nữa chấm dứt trách nhiệm phi vụ Tinh Long 7 trên vùng trời tỉnh Phan Rang và trở về lại căn cứ Tân Sơn Nhất.

    Bùm! Bùm! Bùm! Tiếng đạn pḥng không loại lớn của Việt Cộng đă chạm mạnh vào thân máy bay! Một tiếng nổ thật to kinh hồn làm mọi người bàng hoàng khiếp sợ, phi cơ rùng ḿnh lắc lư, chao mạnh về phía trái như con chim ưng đang bay trên bầu trời bị trúng đạn kêu la thảm thương! Trên pḥng lái (carbin), bên phải sau lưng tôi, một lổ thủng to lớn xuyên thằng từ phía dưới lên trên trần phi cơ, tôi thấy cả mây trời trên cao và nh́n xuống thấy mặt đất sâu thăm thẳm như một cái giếng nước, rồi một động cơ chong chóng và một động cơ phản lực toác ra, xăng tuôn ra ào ạt như mưa. Giọng nói trưởng phi cơ Vũ Đ́nh Long hốt hoảng trên máy vô tuyến trên tàu (Inter-phone)


    _ Phi cơ bị trúng đạn, tất cả b́nh tỉnh!

    Không ai nói thêm một lời! Tôi cùng anh gồng ḿnh, gh́ chặt tay lái, hai chân đạp mạnh vào bàn đạp (rudder) để giử thăng bằng phi cơ. Người cơ phi (Flight Engineer) ngồi phía sau b́nh tĩnh vói tay phải lên cao nơi có cái nút, khóa (tắt) xăng hai động cơ bên phải. Sức gió thổi mạnh và lạnh buốt tạo nên những âm thanh rin rít rờn rợn nơi lỗ hỏng do viên đạn pḥng không của địch xuyên qua, như một trận cuồng phong, quét theo những vật dụng linh tinh trong pḥng lái, cuồn cuộn tuôn theo lổ hỏng ra ngoài không gian hun hút. Rất may, không một người phi hành đoàn nào bị thương tích!

    Chiếc máy bay như một con Diều giấy của trẻ con đang bay cao trên bầu trời chợt đứt dây, mất cao độ, lảo đảo rơi một cách rất nhanh chóng không thể điều khiển bay về căn cứ Tân Sơn Nhất một cách an toàn.

    Anh ra lệnh cho trung úy Điều hành viên (Navigator) ngồi phía sau vội báo tin khẩn bằng vô tuyến điện t́nh trạng chiếc Tinh Long 7 đang lâm nạn về pḥng Hành quân chiến cuộc Tân Sơn Nhất. Phi cơ như đang rơi từ từ xuống thấp về hướng Nam (Phan Thiết) dọc theo đường biển, phía Tây là dăy núi Trường sơn đang chạy dài về phương Nam, anh quyết định bắt buộc bỏ phi cơ để cứu lấy sinh mạng 10 phi hành đoàn. Anh để lại tín hiệu nhảy dù trên tần số khẩn cấp (Emergency) MAY DAY! MAY DAY! Hy vọng tất cả đơn vị Hải Lục Không quân Việt Nam Cọng Ḥa có thể nghe thấy và t́m biết tọa độ máy bay lâm nạn đến tiếp cứu.

    Anh Vũ Đ́nh Long đă nh́n thấy mặt nước đại dương màu xanh đang ở phía trước hướng Đông không xa lắm, như một tia hy vọng sinh tồn, anh đă ra lệnh theo thứ tự cho tất cả phi hành đoàn chuẩn bị kiểm tra lại cái dù an toàn, cái phao lội nước… trước khi ra cửa sau để nhảy ra ngoài không gian. Anh đă tính toán kỷ lưởng để phi hành đoàn có thể nhảy dù ra và có thể tự điều khiển đáp xuống mặt đất hoặc rất gần bờ biển, và chiếc máy phi cơ vận tải vơ trang to lớn này sẽ rơi xuống đáy đại dương thay v́ rơi xuống trên mặt đất gây tiếng nổ long trời lở đất, hỏa hoạn gây thiệt hại nhân mạng dân chúng nếu phi cơ rơi vào khu dân cư. Anh đă nhận ra lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới trong nắng ban mai của một đơn vị bộ binh địa phương xa xa đâu đó bên dưới cánh phải chiếc máy bay…

    _ Tất cả theo thứ tự, nhảy dù thoát thân! Tiếng anh hét vang đanh thép trên inter-phone như một lời cuối cùng trên cơi đời, từ giả đôi cánh bay phi hành, từ giả đời phi công chiến đấu, từ giả phi hành đoàn cuối cùng, từ giả bạn bè, từ giả người thân…cho anh được gởi lời vĩnh biệt tất cả..!

    Đă hơn 37 năm qua, tôi đă không c̣n được nh́n thấy anh, biết thêm những tin tức liên quan đến người chiến sĩ anh hùng không quân vô danh này kể từ giây phút biệt ly, nhưng dáng oai hùng hiên ngang và giọng nói của anh trong giây phút ấy vẩn c̣n vang măi trong tâm trí của tôi. Tôi măi măi khâm phục tài năng và đức hạnh của anh Vũ Đ́nh Long, trưởng phi cơ phi vụ Tinh Long 7 phi đoàn 821, không đoàn 53 Chiến Thuật, sư đoàn 5 không quân. Anh đă thể hiện tinh thần trách nhiệm & danh dự cao cả của một sĩ quan cấp chỉ huy trẻ tuổi, sẳn sàng hy sinh mạng sống ḿnh đối với tất cả đoàn viên phi hành khi chiếc phi cơ vận tải vơ trang AC 119K bị lâm nạn.

    Chúng tôi đă lần lượt rời khỏi phi cơ, lao người nhào lộn tự do vào không trung tưởng chừng như vô tận. Nh́n thấy chín cái hoa dù đang bay lơ lững trên bầu trời, tôi thở phào nhẹ nhỏm thế là ḿnh đă thoát chết. Gió rất mạnh theo hướng Tây Nam và anh Vũ Đ́nh Long cũng đă nhảy dù ra khỏi tàu sau cùng và vẫn c̣n lơ lững phía trên cao, bị tác động gió trôi giạt ra xa phía biển. Chiếc vận tải cơ vơ trang AC 119K không người điều khiển, cuối cùng rồi lao xuống biển sâu, tạo nên cơn chấn động mạnh trên đại dương Thái B́nh, những sóng lớn trắng xóa, rung rinh mặt đất tiếp tục xô nhau tràn vào bờ cát trắng…

    Chúng tôi đáp xuống mặt đất nhưng cách nhau không xa và không có th́ giờ thăm hỏi nhau, lật đật xếp gọn cái dù cất dấu tạm một nơi nào đó thấy an toàn. Nơi đây dân cư thưa thớt hoặc có lẽ dân chúng cũng đă di tản lánh nạn, chúng tôi suy đoán vùng này thuộc tiểu khu Tuy Phong (Long Hương), giáp ranh Cá Ná, Công ty nước suối Vĩnh Hảo vẫn c̣n phần đất của Ninh thuận Phan Rang.

    Chúng tôi như người từ hành tinh khác rơi xuống mặt đất, một tiểu đội lính chiến với khẩu súng ngắn cá nhân, lạc đường, lẩn tránh sự truy kích của Việt Cộng, mất phương hướng, không có tiểu đội trưởng chỉ huy, không ai có bản đồ địa h́nh, la bàn t́m phương hướng, hay vô tuyến để liên lạc với các đơn vị bộ binh quân bạn gần khu vực xin được tiếp cứu. Khu vực Tuy Phong nằm sát bờ biển Cà-Ná, gần quốc lộ 1 chạy dài uốn cong sát chân dăy núi thấp và nơi đây cũng có đường hỏa xa chạy dọc theo bờ biển Cà Ná nên phong cảnh nơi đây rất đẹp, ngoạn mục.

    Lúc ấy khoảng gần 7 giờ sáng, thiếu tá Phong, tiểu khu trưởng đă cho một toán lính cùng chiếc xe GMC t́m kiếm chúng tôi khắp nơi trong vùng. May mắn họ đă gặp lại được chúng tôi, phi hành đoàn Tinh Long 7 c̣n sống sót và chở về tập trung tại Tiểu Khu, đồng thời tiểu khu Tuy Phong cũng cắt cử người chăm sóc những vết thương nhẹ, thuốc men, ăn uống, nghỉ ngơi chờ phương tiện máy bay trực thăng đưa về căn cứ Tân Sơn Nhất.

    Chúng tôi vẫn lo lắng và chưa biết tin tức trung úy trưởng phi cơ Vũ Đ́nh Long v́ công cuộc t́m cứu vẫn c̣n đang tiếp diễn tại khu vực đă có xuất hiện quân đội Cộng Sản cũng đang săn lùng những người đă nhảy dù khỏi chiếc phi cơ vào lúc ban sáng.

    Vào khoảng đầu giờ chiều, một ngư dân thả lưới gần bờ đến tiểu khu Tuy Phong báo tin, một người nhảy dù ban sáng rơi xuống biển, họ thấy một số ngư dân cho thuyền ra để cứu nhưng bị toán du kích Việt Cộng trên bờ bắn chặn không cho tiếp cứu. Như vậy anh đă bị Cộng sản sát hại, bị bắt làm tù binh hay đă vùi thân xác nơi đại dương…hay anh đang được ở một nơi đó rất b́nh yên không c̣n hận thù?!…cũng không có người nào tai nghe mắt thấy thi thể của cố đại úy Vũ Đ́nh Long.

    Tất cả phi hành đoàn Tinh Long 7 vô cùng căm tức, bị kích động, bầu trời như tối hẳn, nước mắt tự nhiên rơi v́ thương tiếc một người bạn, một người phi công chỉ huy trẻ tuổi, một con chim đă bay ĺa tổ ấm phi đoàn Tinh Long 821. Anh ta như con chim đại bàng đơn độc, sa cơ thất thế nơi chiến trường, đă vượt qua những giây phút cực kỳ nguy hiểm thọ thương trên không trung, nhưng giây phút cuối sắp sắp được đoàn tụ với phi hành đoàn, anh đă trực diện với quân thù, thân xác anh lại không thể nào vùng vẫy qua định số tử thần. Ôi, tiếc thương thay!

    Như vậy, trung úy trưởng phi cơ Vũ Đ́nh Long đă anh dũng hy sinh trên vùng biển Cà Ná, Phan Rang, biển Thái B́nh vào sáng ngày 17 tháng 4 năm 1975! Thân xác anh đă ḥa nhập vào mảnh đất yêu thương, anh là chứng tích, là tuyến đầu, chúng tôi phải nuốt cơn đau mỗi khi nhắc lại tên anh…

    Xin một nén nhang ḷng tưởng niệm vong linh người nằm xuống! Tưởng nhớ đến anh những ngày chờ phi vụ trong câu lạc bộ phi đoàn, bên ly café ngồi với nhau chuyện tṛ rôm rả hay vài ván bida đang hồi gay cấn, hoặc bàn cờ domino…Chúng tôi c̣n kể nhau nghe về vui buồn trong cuộc sống, chuyện tiếu lâm hoặc thời sự lai rai…

    Có một bật mí mà giờ đây tôi xin thổ lộ-không biết phải chăng đây là truyền thuyết không quân. Có hai điều xui cho những phi công, thứ nhất:

    *bay thế (bay giùm bạn, mặc dù ḿnh không có tên trong phi vụ hành quân),

    *thứ hai: mới lấy vợ và vợ đang bầu. Tôi rơi vào trường hợp thứ hai v́ vợ tôi lúc ấy đang mang thai hơn 3 tháng.

    Xin cảm ơn anh, nếu không… đứa con tôi đến nay, có thể măi măi không thấy được mặt người cha đă từng đi bay chung với anh! Âu, tất cả cũng là cái số mệnh!

    Anh Vũ Đ́nh Long, xin anh vui ḷng yên nghỉ, chúng tôi những người bạn, những người đă cùng anh hiên ngang đối mặt kẻ thù sẵn sàng quyết chiến mà anh là bằng chứng hùng hồn cho mọi lư giăi. Anh, người chiến sĩ thầm lặng không được lưu danh sổ sách, tuy nhiên trong những người bạn, những người kề vai sát cánh cùng anh trong cuộc chiến luôn măi khắc ghi tên anh. Bạn bè cùng phi đoàn 821 Tinh Long sẽ măi nhớ tên chiến công anh, bạn hữu cùng khóa 69A Trung Tâm huấn luyện Không quân Nha Trang luôn vinh danh trong những lần hội ngộ, tượng đài tưởng niệm quân dân cán chính VNCH đă hy sinh v́ lư tưởng tự do khắp nơi trên thế giới sẽ được nhắc đến chiến công sáng ngời của anh. Gương anh hùng, ḷng quả cảm, danh dự & trách nhiệm của anh không thua kém những anh hùng phi công các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật…trên thế giới thời đệ nhị thế chiến. Chúng tôi những người bạn, những người sát cánh, chung vai góp sức bảo vệ mảnh đất miền Nam yêu thương, nhưng cuối cùng đành phải xuôi tay, mặc cho số phận an bài.

    Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày tủi hờn đau thương cho tất cả quân dân cán chính miền Nam tự do, quân đội VNCH đă bị bức tử, số phận miền Nam Việt Nam đă được định đoạt do các nước Nga, Trung Cộng, Hoa Kỳ… trên bàn hội nghị và các mật ước kư kết với Cộng Sản miền Bắc, đồng minh Hoa Kỳ đă tháo chạy, kéo theo sự sụp đổ của chánh phủ Cộng Ḥa Việt Nam… Thế mà đại đa số các cấp lănh đạo và dân chúng miền Nam không hay biết và tuổi trẻ chúng ta vẫn tiếp tục hy sinh và hăng say chiến đấu để bảo vệ tiền đồn chủ nghĩa tự do.

    Sáng sớm ngày 29 tháng 4 năm 1975, thêm một phi hành đoàn Tinh Long 7 nữa cũng đă tử nạn ngay trên bầu trời căn cứ Tân Sơn Nhất bởi hỏa tiễn tầm nhiệt của Việt Cộng, nhiều nhân viên trong phi đoàn 821 đă khóc ̣a khi chứng kiến cánh trái phi cơ nổ trên không trung, rồi một người rơi ra ngoài cửa sau, ngọn lửa đă bám theo cái dù vừa chợt bung ra… chiếc phi cơ vận tải vơ trang AC 119K đă đâm nhào xuống mang theo tất cả thân xác phi hành đoàn c̣n lại vào ḷng đất...

    Ô, thật là đau buồn! Sau đó, không quân Tân Sơn Nhất tháo chạy, phi đoàn Tinh Long 821 tan tác, mạnh ai nấy lo thoát thân, giả từ vũ khí…! Người th́ ngơ ngác bay đến phương trời xa lạ, đất khách quê người, tha phương cầu thực, kẻ th́ bỏ xác thân trên bước đường hốt hoảng di tản, rồi vượt biển, băng rừng, lội suối …biết bao hiểm nguy phải trả giá bằng nhiều sinh mạng trốn chạy Cộng sản để t́m tự do. Người ở lại quê hương sống cảnh đói rét, lao động khổ sai nơi chốn ngục tù Cộng Sản. Tài sản bị chúng tước đoạt, vợ con gia đ́nh bị đe dọa, theo dơi ngày đêm, cuộc sống sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 như đang sống dưới gông cùm Cộng Sản. Câu nói mộc mạc năm xưa của tổng thống Nguyễn văn Thiệu bổng nhiên trở thành chân lư cho người miền Nam Việt Nam khi so sánh chế độ hai miền Nam Bắc,”Đừng nghe những ǵ Cộng Sản nói, mà nh́n kỹ những ǵ cộng sản làm! “

    Đinh Soạn 6/2012

    http://www.haingoaiphiemdam.com/News...t.aspx?Id=7838

  10. #70
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    *VINH DANH NHỮNG CHIẾN SĨ VNCH ĐĂ TUẪN TIẾT TRONG GIỜ THỨ 25 CỦA CUỘC CHIẾN

    Không thấy ai thêm bài về những trận chiến cuối cùng , Tigon sang phần thứ hai :

    VINH DANH NHỮNG CHIẾN SĨ VNCH ĐĂ TUẪN TIẾT TRONG GIỜ THỨ 25 CỦA CUỘC CHIẾN

    Với phần bài này , chúng ta cùng đốt nén hương ḷng , kính dâng tất cả các tử sĩ VNCH hữu danh hay vô danh , tướng tá hay binh sĩ . Tất cả họ đều được vinh danh như nhau , những người đă tuẫn tiết cho lư tưởng Quốc Gia ,v́ không muốn lọt vào tay kẻ thù .

    Trước hết , xin được nhắc đến những gương anh dũng của các vị tướng tài trong Quân Lực VNCH :

    Những Vị Tướng VNCH đă Tự Sát 30/04/1975




    * Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn 4 (1927-1975)



    Vào lúc 11 Giờ 30, ngày 30.04.75, Thiếu Tướng Nam sau khi từ giă các binh sỉ đă tự kết liễu đời ḿnh.

    * Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 4 (19??-1975 )


    Tướng Hưng đă được vinh danh “Anh Hùng An Lộc” trong mùa hè đỏ lửa 1972 ở chiến trường An Lộc B́nh long. Tướng Hưng đă tự sát vào tối ngày ngày 30.04.75 tại văn pḥng riêng ở bộ chỉ huy phụ của Quân đoàn 4 (đồng thời là nơi gia đ́nh Tướng Hưng tạm cư trú), sau khi nói lời từ giă với gia đ́nh và bắt tay từ biệt tất cả quân sĩ bảo vệ bộ chỉ huy. Sau đó, ông đă quay vào văn pḥng, khóa chặt cửa và tự sát bằng súng lục vào lúc 8 giờ 45 phút tối.

    * Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh (1933-1975)


    Sau khi nhận được lệnh phải đầu hàng, Tướng Vỹ đă tự sát bằng súng lục vào lúc 11 Giờ, ngày 30.04.75 tại tổng hành dinh ở Lai Khê.

    * Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh (1925-1975)



    Vào đêm ngày ngày 30.04.75, Thiếu Tướng Hai đă tự sát tại trung tâm Đồng Tâm.

    * Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn 2 (1928-1975)


    Thiếu Tướng Phú là người trách nhiệm trong cuộc hành quân triệt thoái quân dân kḥi ba tỉnh Cao Nguyên, đă bị thất bại nặng nề và đau đớn nhất trong quân sử cận đại. Tướng Phú tự tử tại nhà vào ngày 30.04.75.

    * Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn (1940-1975)


    Đại Tá Hồ ngọc Cẩn đă anh dũng chiến đấu tới cùng và không chịu đầu hàng. Đại Tá Cẩn đă bị quân cộng sản đem ra xử trước công cộng và sau đó bị xử bắn tại chỗ.

    * Đại Tá Đặng Sĩ Vinh



    Vào lúc 2 giờ ngày 30.04.75, hai tiếng đồng hồ sau khi Dương Văn Minh ra lịnh đầu hàng, Đại Tá Vinh, cùng gia đ́nh gồm vợ và bảy người con đă tự tử bằng súng lục.

    * Trung-Tá Cảnh-Sát Nguyễn-Văn-Long



    Trung-Tá Cảnh-Sát Nguyễn-Văn-Long tuẩn tiết sáng 30-4-75 dưới chân tượng đài Thủy quân lục chiến.

    *Trung Sĩ Vũ Tiến Quang (30-9-1956 - 30-4-1975)

    Trung Sĩ Vũ Tiến Quang sinh ngày 30 thánng 9 năm 1956 tại Kiên Hưng, tỉnh Chương Thiện, đă hy sinh vào năm 19 tuổị Ông đă cùng Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đă anh dũng chiến đấu tới cùng và không chịu đầu hàng giặc. Trung Sĩ Vũ Tiến Quang và Đại-tá Hồ Ngọc Cẩn đă bị quân Cộng Sản đem ra xử trước công cộng và sau đó bị xử bắn tại chỗ.


    http://namrom64.blogspot.com/2012/08...-30041975.html
    Last edited by Tigon; 10-04-2013 at 08:12 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tháng Tư Nghiệt Ngă 1975 - Sài g̣n Thất Thủ
    By alamit in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 60
    Last Post: 01-03-2013, 10:19 AM
  2. Replies: 16
    Last Post: 03-09-2011, 09:02 AM
  3. Ngày 30 tháng Tư 1975: Một cái nh́n mới
    By Tu_Nhan_Dan_ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 27-04-2011, 10:56 PM
  4. Những ngày của tháng 4 – 1975 & trọn bộ DVD phim VƯƠT SÓNG
    By nguoibatcao in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 7
    Last Post: 19-04-2011, 01:50 AM
  5. Replies: 6
    Last Post: 07-12-2010, 12:21 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •