Results 1 to 1 of 1

Thread: 4 NGÀY ĐI BỘ QUỐC TẾ NIJMEGEN

  1. #1
    Locxethung
    Khách

    4 NGÀY ĐI BỘ QUỐC TẾ NIJMEGEN


    Vui mừng nhận lảnh Huy Chương sau 4 ngày đi bộ

    Thành phố có cái tên Nijmegen
    Nijmegen , thuộc tỉnh Gelderland, nằm về phía Đông Nam, cách thủ đô Amsterdam 110 km, là một trong 10 thành phố có mật độ dân số lớn nhất của Ḥa Lan.
    Theo tài liệu của pḥng thống kê dân số tỉnh, tính đến ngày 1 tháng 5 năm 2013, có tất cả 166.443 người cùng sống trên một mảnh đất rộng chừng 57,6 km2, tức là trung b́nh cứ 1km2 có đến 3140 người sinh sống. (Ḥa Lan là một trong quốc gia có mật độ dân số đông nhất Âu Châu: 440 người/km2 ).
    Thành phố Nijmegen được thế giới biết đến , không phài v́ mẫu tự là lạ “ ij “ đứng liền nhau, có cách phát âm tương đương với mầu tự “ y “ trong cái tên “ Nijmegen “; cũng không phải v́ chiến tích lừng danh trong trận chiến vô cùng ác liệt đă diễn ra vào tháng 2 năm 1944 khi quân đội Đồng Minh, trong đó, chủ lực là quân đội Hoa kỳ và Anh đă phản công lấy lại thành phố này sau khi bị quân Đức Quốc Xă chiếm đóng từ năm 1940, ngay khi khởi đầu Chiến tránh Thế Chiến lần thứ II.
    Mijmegen nỗi tiếng thế giới chính là nhờ vào âm vang của “ hiện tượng” 4 Ngày Đi Bộ Quốc tế Nijmegen – The International Four Day Marches Nijmegen.

    Một vài nét chính về 4NGÀY ĐI BỘ QUỐC TẾ NIJMEGEN.
    Từ mùa thu năm 1904, các cuộc đi bộ tập thể đă bắt đầu manh nha trong các trại lính của Sư Đoàn Bộ Binh Hoàng Gia Ḥa Lan trú đóng tại thành phố Breda, cách thủ đô Amstredam của Ḥa Lan vào khoảng chừng 100 km về hướng Nam.
    Kể từ năm đó, hằng năm, các đơn vị trong Sư Đoàn Bộ Binh này tổ chức các cuộc di quân từ thành phố qua các thành phố khác, như một h́nh thức huấn tập thể lực trong các quân trường.
    Nhưng các cuộc đi bộ này vẫn c̣n giới hạn về cả số người tham dự, có tínnh cách nội bộ, cách tổ chức thô sơ, thời gian kéo dài không nhất định .
    Đến đầu năm 1909, Trung úy C. Viehoff, chính thức dẫn một trung đội di hành 4 ngày liên tục từ Trung tâm Huấn luyện Quân sự Arnhem, tiến về Bộ Chỉ huy Sư đoàn tại Breda.
    Kể từ đó, Danh Xưng 4 Ngày Đi Bộ chính thức ra đời.
    Mặc dù ngoài các đơn vị của các Quân Đoàn c̣n có các tổ chức dân sự vị tham dự, nhưng ngươi tham dự vẫn là dân bản xứ, tức là chỉ có người ḥa lan mà thôi.
    Măi đến năm 1928, nhân cơ hội Ḥa Lan tổ chức thế Vận Hội tại Amsterdam, ông Jhr mr J.W. Schorer, lúc bấy giờ là người chịu trách nhiệm tổ chức 4 Ngày Đi Bộ, đă chính thức mời các quốc gia hiện đang có mặt trong cuộc tranh tài Thế Vận Hội, ghi tên tham dự đi bộ. Đáp ứng lời mời này, có 4 quốc gia bằng ḷng gởi người đến tham dự. Đó là các phái đoàn Đức, Pháp Anh và Na Uy.
    Kể từ đó, Thị Xă Nijmegen chính thức chịu trách nhiệm, hằng năm đứng ra tổ chức 4 ngày đi Bộ Quốc Tế.
    Tính từ năm 1909 là năm chính thức khai sinh danh xưng 4 Ngày Đi Bộ, cho đến năm nay năm 2013, Ḥa Lan đă tổ chức 96 lần Đi Bộ. Năm nay, 2013, là lần Đi Bộ Thứ 97.
    V́ thế giới đă trải qua 2 cuộc chiến tranh, cho nên trong những năm 1914, 1915 của Thế chiến lần thứ I và những năm 1940, 1941, 1942, 1943, 1944 và 1945 của Thế chiến II, không có tổ chức.
    Năm có ít người tham dự nhất là năm 1910, chỉ có 44 người.
    Năm nay , có tất cả 52595 người ghi danh., trong đó Ban Tổ Chức chỉ có thể lo liệu và chọn 46.000 người. Số c̣n lại bị loại, chờ ghi danh 4 ngày đi bộ tháng 7 năm 2014.
    Năm đáng ghi nhớ nhất là năm 2006. Năm đó trời nắng gắt, đă có 2 người tham dự chết và một số vào nhà thương.
    Năm 2005 là năm có con số người Việt tị nạn cộng sản tham dự nhiều nhất: 7 người. Trong số này có một quân nhân Hoa kỳ gốc Việt, anh Bùi thanh Thảo.
    Người Việt tham dự liên tục và nhiều năm nhất là anh Lưu Phát Tấn ( 6 lần , mỗi lần 160 km trong 4 ngày.)

    Lộ trinh

    Theo như điều lệ tổ chức, có tất cả 4 đoạn đường đi khác nhau trong 4 ngày. Chiều dài của các đoạn đường tùy thuộc vào số tuổi và phái tính, quân nhân hay dân sự. Có 3 chiều dài: 30 km, 40 km và 50 km.
    Dưới đây là sơ đồ của các lộ tŕnh trong 4 ngày.

    Một vài nét về Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản ở Ḥa Lan

    Sau khi cộng quân phía Bắc xé bỏ hiệp định Paris mà chúng đă kư kết, dùng vũ lực cưỡng chiếm Miền Nam, nhân dân Miền Nam cả nước t́m cách trốn chạy khỏi bọn cướp này.
    Một số may mắn vượt khỏi nanh vuốt Việt cộng, số c̣n lại bị chúng bắt cầm tù trong các trại tù lớn cũng như nhỏ trên khắp nước Việt Nam.
    Trong số những người may mắn đó, có một số đồng bào được chính quyền và nhân dân Ḥa Lan mở rộng bàn tay đón nhận.. Họ đă được nhân dân Ḥa Lan tiếp đón nồng hậu và đă tạo điều kiện cho họ xây dựng lại đời sống mới nơi xứ người.
    Nhóm Người Việt tị nạn đầu tiên đă đặt bước chân lên vùng Đất Thấp – NetherLand - vào năm 1976.
    Sau đó, làn sóng tị nạn ra gia tăng. Cao độ của các làn sóng trốn chạy cộng sản, đi t́m vùng đất tự do này là vào những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 của thế kỷ vừa qua.
    Từ 30 người, dần dà cho đến nay lên đến khoảng chừng 16.000 người Việt tị nạn định cư tại Ḥa Lan. So với dân số Ḥa Lan, tỉ lệ Người Việt tị nạn là 1/1000.
    Tỉ lệ này rất nhỏ so với một số sắc dân khác đang định cư tại Ḥa Lan, nhưng đó là một tỉ lệ rất vĩ đại tính theo ḷng nhân đạo của một quốc gia không cùng chủng tộc, đă cưu mang người Việt tị nạn.
    Người Việt cộng sản, cùng màu da, ḍng máu, đă dă man sát hại dân Việt; trong khi đó, một dân tộc không cùng ḍng máu đă cứu vớt và chăm lo đời sống cho Người Việt, thế th́ không vĩ đại là ǵ ????
    Với truyền thống sống tập đoàn, ngay những ngày tháng đầu đặt chân đến vùng đất lạ, một số Đồng Hương đă nghĩ đến việc thành lập một tổ chức, biểu tượng cho tập thể, chung lo một số công việc trong đời sống hằng ngày. Giấy tờ hành chánh, nhà cửa gia cư, công ăn việc làm, y tế học đường,… Không phải ai cũng có thể tự túc và thành công riêng biệt được, v́ thế sự giúp đở lẫn nhau hết sức là cần thiết. Từ đó ư nghĩ đến một Ban Đại Diện đă manh nha trong ḷng của Người Việt tị nạn.
    Năm 1977 một Ban Đại diện tạm thời h́nh thành. Chủ tịch đầu tiên là Ông Nguyễn Văn Miễn. Ông là một cựu quân nhân thuộc binh chủng Nhảy Dù của quân lực Việt Nam Cộng Ḥa.
    Ban Đại Diện trong giai đoạn này được h́nh thành có tính cách tự phát, chưa qua thủ tục dân chủ, nghĩa là chưa có tổ chức bầu cử.
    Năm 1978, con số người tị nạn đến Ḥa Lan gia tăng. Nhu cầu h́nh thành và kiện toàn cho một Ban Đại Diện càng lớn.. Một Ban Đại Diện với ông chủ tịch mới thay thế. Ông Đỗ Linh Khoa giữ vai tṛ chính trong Ban Đại Diện.
    Cuối năm 1979, các trại tiếp nhận người Việt tị nạn được xây dựng khắp nơi trên lănh thổ mà diện tích của quốc gia này không lớn hơn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
    Ngày 30 tháng 8 năm 1980, dưới sự bảo trợ của Bộ Xă Hội Ḥa Lan, một đại hội Người Việt tị nạn được tổ chức tại Utrecht, một thành phố nằm vào trung tâm điểm của Ḥa Lan. Có vào khoảng 15 phái đoàn đại diện người Việt tị nạn đang tạm định cư trên 15 thị xă trên toàn quốc đến thảo luận và hoạch định chương tŕnh chính thức thành lập Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Cộng Sản tại Ḥa Lan. Một toán đặc nhiệm, đại diện các trại tạm cư, đi vận động và tổ chức bầu cử Ban Chấp Hành Cộng Đồng.
    Sau 8 tháng làm việc, kể cả thành lập Bản Nội Quy, quy chế bầu cử, h́nh thành cơ quan truyền thông là tờ Bản Tin. Vào mùa hè năm 1981, một cuộc bầu cử, bầu ban Chấp hành Cộng Đồng đă được tổ chức trọng thể tại một hội trường ở Thị xă Amersfoort.
    Ban Chấp Hành được chính phủ Ḥa Lan trợ cấp tài chánh trong một số năm đầu, giúp cho Cộng Động xây dựng cơ sở.
    Chủ tịch đầu tiên được thừa nhận có tính pháp lư là ông Đặng Minh Kỷ.
    Cơ quan phát ngôn đầu tiên của Cộng Đồng , từ Bản Tin với h́nh thức in rời, đă chuyển qua một tờ báo đúng mức với cái tên VIỆT NAM MẾN YÊU.
    Chiếu theo Điều 33 Chương X của Bản Nội Quy, cứ mỗi 3 năm, người Việt lại đi bầu, chọn một tân Ban Chấp Hành.
    Đến cuối thập niên 80, Bộ Xă Hội cảm thấy Cộng Đồng đă trưởng thành, có thể tự túc được, cho nên ngưng yễm trợ tài chánh.
    Những năm sau đó, lần lượt một số đồng hương nhận thấy có trách nhiệm ra lănh công việc Cộng Đồng, có vị được tái bổ nhiệm, có vị chỉ nhận lănh một nhiệm kỳ. Một số vị đă từng giữ vai tṛ Chủ Tịch như quư ông:
    Lữ Đức Thái (qua đời), Lâm Văn Thế (qua đời), Lê Văn Lợi, Trần Châu Lam (qua đời), Phạm Ngọc Ninh (2 nhiệm kỳ, qua đời) Trần văn Trân (2 nhiệm kỳ) , Nguyễn Đắc Trung, Đào Công Long, Nguyễn Liên Hiệp….… và hiện nay, chủ tịch đương nhiệm là ông Nguyễn Đắc Trung( nhiệm kỳ thứ 2 ).

    Một ngày trước khi khởi hành
    Ḥa Lan, thứ hai 15 tháng ,… ….
    Thành phố Nijmegen– kể từ ngày hôm qua, chủ nhật 14 và ngày hôm nay thứ hai 15 ,…trở nên náo nhiệt.
    Cả thành phố rộn ràng và thích thú dọn…ḿnh để đón chào, không những chỉ cho 46 ngàn tham dự viên của 4 ngày đi bộ mà hàng trăm ngàn ủng hộ viên từ khắp nơi trên thế giới đến. Nhiều năm qua, phải nói chính xác hơn, 96 năm qua, thành phố này đă từng đón nhận con số đông người hơn gấp 5, 7 lần dân trong thành phố. Và nói cho cùng, cũng chính nhờ những ngày sinh hoạt này mà ngân sách của thành phố lúc nào cũng ….thoải mái. 4 Ngày Đi Bộ Quốc đă đem lại 1/3 lợi tức hằng năm của thành phố .
    46.000 tham dự viên lần lược đến địa điểm tổ chức để nhận số ghi danh điện tử. Chính nhờ con số này điện tử , BTC mới kiểm soát người đi bộ được trên suốt cuộc hành h́nh 30, 40 hay 50 km, tùy theo tuổi tác và phái tính.
    Hai thành viên của Nhóm Vinh Danh Cờ vàng Ḥa Lan cũng hăng hái có mặt chiều hôm nay tại văn pḥng của BTC để nhận số ghi danh điện tử.


    Song hành với Quốc Gia bạn

    Nhóm VDCV/HL
    Last edited by Locxethung; 23-07-2013 at 03:17 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 13-04-2013, 01:54 PM
  2. Replies: 3
    Last Post: 17-01-2013, 04:22 PM
  3. Replies: 59
    Last Post: 07-01-2013, 10:00 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 10-09-2011, 11:47 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 30-12-2010, 12:51 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •