Báo Đức chỉ ra sự đồng lơa của phương Tây trong hoạt động buôn bán nội tạng ở Trung Quốc

Tác giả: Gisela Sommer
Đăng ngày 10 / 9 / 2013



Phương Tây có dính líu sâu trong hoạt động mua bán nội tạng đáng ngờ và béo bở của Trung Quốc, một tờ báo lớn của Đức cho biết.

Ở Trung Quốc, nội tạng của tử tù thường bị lấy và đem bán cho hoạt động cấy ghép tạng, gồm cho cả bệnh nhân phương Tây. Các bệnh viện, công ty dược và bác sĩ phương Tây đều ủng hộ các trung tâm cấy ghép tạng của Trung Quốc mà không có thắc mắc nào, theo một báo cáo điều tra của tờ báo Đức, Die Zeit.

Báo cáo bằng tiếng Đức, có tựa đề “Herz auf Bestellung”, hay “Quả Tim dành cho đặt hàng” được viết bời Martina Keller, tuyên bố rằng báo cáo dự định phơi bày hoạt động giết người theo nhu cầu của Trung Quốc, và rọi đèn vào các bác sĩ – những người đi ngược lại đạo đức nghề nghiệp.

Khi họ đi trên một con đường hẹp “giữa ranh giới của sự hợp tác và đồng lơa”, những người tham gia bị vướng vào những mâu thuẫn đạo đức, tham vọng nghề nghiệp, và tiền, trong đó nhiều người muốn giữ im lặng về vấn đề, Keller viết.

“Một người chết, vừa đúng lúc, để một người khác có thể tiếp tục sống. Trong hệ thống cấy ghép tạng của Trung Quốc, điều này là có thể. Trên danh nghĩa v́ sự tiến bộ, trên danh nghĩa để kiếm tiền – gồm cả tiền phương Tây”, báo cáo cho biết.

Bài báo đặt ra câu hỏi, “Phương Tây nên vạch ranh giới ở đâu để không trở thành kẻ đồng lơa”


Những tử tù bị hành quyết


Trung Quốc giữ vị trí thứ hai trong thống kê cấy ghép tạng toàn cầu, chỉ sau Mỹ, “một sự thật làm chính phủ đầy tự hào”, Keller viết.

“Hơn 10,000 quả thận, gan, tim và phổi được cấy ghép hàng năm, cựu thứ trưởng bộ y tế Hoàng Khiết Phu – bản thân ông ta là một bác sĩ cấy ghép – viết trên tạp chí khoa học The Lancet năm ngoái. Theo số liệu của ông ta, gần 60% số lượng nội tạng đến từ tử tù, một sự thừa nhận gây ngạc nhiên”, Die Zeit cho biết.

Cho đến vài năm về trước, chính quyền vẫn gạt bỏ tất cả các báo cáo nước ngoài về hoạt động cấy ghép nội tạng đáng ngờ của Trung Quốc như là tuyên truyền sai trái, và số lượng vụ tử h́nh ở Trung Quốc là một bí mật quốc gia.

“Những người trong cuộc nói rằng các bệnh viện cấy ghép tạng làm việc chung với nhà tù và cử những đội riêng của ḿnh để thu hoạch nội tạng. Không loại trừ rằng các bác sĩ có tham gia vào việc hành quyết”, báo cáo cho biết.

Thời gian chờ đợi ngắn

Các bệnh nhân từ các nước phương Tây cũng có được những quả thận và lá gan mới nhờ vào các vụ hành quyết ở Trung Quốc, báo cáo khẳng định.

Die Zeit thực hiện một bài phỏng vấn với ông Mordechai Shtiglits 63 tuổi từ Tel Aviv, người đă bay đến Trung Quốc vào tháng 11 năm 2005 để nhận một quả tim mới tại bệnh viện Trung Sơn ở Thượng Hải. Ở đó ông gặp các bệnh nhân từ Canada, Úc, và Hồng Kông, những người đang chờ các nội tạng cứu mạng mới.

“Ở Trung Quốc, một người có thể có một quả tim mới trong hai đến ba tuần. Nếu bạn may mắn, giống như Mordechai Shtiglits, th́ nó c̣n nhanh hơn”, Keller viết. Một tuần sau khi ông ta đến Thượng Hải, một bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc nói rằng Mordechai Shtiglits sẽ có trái tim trong ngày kế tiếp, nói rằng nó đến từ một “người hiến tạng” 22 tuổi, nạn nhân của một vụ tai nạn giao thông.

Tuy nhiên báo cáo khẳng định rằng t́nh huống trên là cực kỳ không thể. Mặc dù hơn 60,000 người Trung Quốc chết v́ tai nạn hàng năm, các bác sĩ Trung Quốc không thể biết trước khi nào sẽ có người chết v́ tai nạn. Hơn nữa, đến tận hôm nay Trung Quốc vẫn không có một hệ thống trung tâm phân phối nội tạng nhanh chóng.

Việc lấy nội tạng từ tử tù là trái pháp luật trên khắp thế giới, theo Die Zeit – hoạt động cấy ghép tạng được dựa trên nguyên tắc là tự nguyện hiến tạng. Tuy nhiên, tử tù không ở trong vị trí được tự do quyết định. Đó là điều mà Hiệp hội các bác sĩ và Cộng đồng cấy ghép nội tạng quốc tế nh́n nhận.

Bác sĩ Jacob Lavee, giám đốc khoa cấy ghép tim tại Trung tâm y khoa Sheba, đă chăm sóc Mordechai Shtiglits trong nhiều năm trước khi Shtiglits nhận được một quả tim mới ở Trung Quốc. Lavee nói rằng ông hầu như hết hy vọng đối với bệnh nhân của ḿnh. Nhưng khi Shtiglits kể với ông rằng ḿnh chuẩn bị đến Trung Quốc để làm một ca cấy ghép tim trong 2 tuần, Lavee mỉm cười với ông ta và nói “Điều đó là không thể.”

Bạn có thể lấy một quả thận hoặc một phần của một lá gan từ một người hiến tặng c̣n sống, bác sĩ Lavee giải thích. “Nhưng khi ai đó có một quả tim, nó có nghĩa là một người nào đó phải chết”, ông ta nói với Die Zeit.

Bài báo trích lời chuyên gia đạo đức học người New York, Arthur Caplan , một cộng tác viên của cuốn sách Tạng quốc gia: Sai phạm cấy ghép tạng ở Trung Quốc; “Ban quản lư nhà tù phải t́m kiếm đặc biệt kỹ những người hiến tạng tiềm năng, kiểm tra sức khỏe của họ, máu và mẫu mô và xử tử họ khi người du khách vẫn c̣n ở Trung Quốc. Đó đơn giản là giết người theo nhu cầu.

Pháp Luân Công

Thật là khủng khiếp nếu việc buôn bán nội tạng được dung thứ bởi một chính phủ, và việc hành h́nh để lấy nội tạng cho cấy ghép cũng giống như thế. Nhưng đây không phải là tất cả – c̣n có một vấn đề khác thậm chí c̣n đáng nghi hoặc hơn. Luật sư người Canada David Matas và David Kilgour, một cựu bộ trường chính phủ, cả hai được đề cử giải Nobel ḥa b́nh năm 2010, đă tỉ mỉ thu thập chứng cứ kể từ năm 2006.

Hai người Canada đă cố hết sức để giữ mọi thứ trong việc điều tra của ḿnh độc lập với tuyên bố của các học viên Pháp Luân Công, theo bài báo của tờ Die Zeit. Họ đă thu thập không chỉ tài liệu về các học viên Pháp Luân Công bị kiểm tra y tế trong các nhà tù, biến mất không một dấu vết trong các trại, hoặc có xác chết bị mất các phần thân thể. Họ c̣n phỏng vấn các bệnh nhân nước ngoài đă được cấy ghép thận hoặc gan ở Trung Quốc

Họ thậm chí c̣n thành công trong việc xét hỏi các kẻ đồng lơa về việc lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công. Và họ lưu trữ các cuộc gọi của điều tra viên, những người đóng giả làm bệnh nhân hoặc người thân để tra hỏi các trung tâm và cơ sở cấy ghép tạng ở Trung Quốc về sự có sẵn của nội tạng của các học viên Pháp Luân Công – học viên Pháp Luân Công được xem là những người đặc biệt thích hợp để hiến tạng, trong khi các tù nhân khác thường xuyên mắc bệnh viêm gan B.

Họ c̣n trích dẫn một cuộc nói chuyện trên điện thoại vào tháng 3 năm 2006 với bệnh viện Trung Sơn, bốn tháng sau khi Mordecai Shtiglits nhận được trái tim mới ở đây, tờ Die Zeit tường thuật. Để trả lời câu hỏi của người gọi về việc liệu có phải nội tạng của các học viên Pháp Luân Công được dùng để cấy ghép hay không, một bác sĩ trả lời: “Tất cả nội tạng của chúng tôi là cùng một loại này”.

Bài báo của Keller trích lời Manfred Nowak, giáo sư luật quốc tế của trường đại học Vienna và báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tra tấn nhiệm kỳ đến năm 2010, nói rằng các cáo buộc của hai người Canada là “được điều tra kỹ lưỡng và rất nghiêm túc”, và một thước đo quan trọng là sự tăng lên mạnh mẽ của số ca cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc diễn ra đồng thời với cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Thay mặt Liên Hiệp Quốc, Nowak gửi một lời kêu gọi khẩn cấp đến chính phủ Trung Quốc về việc cung cấp thông tin chính xác về nguồn gốc của tất cả các nội tạng được cấy ghép. Theo Nowak, Trung Quốc phủ nhận tất cả các cáo buộc là tuyên truyền sai trái, nhưng không bao giờ giải thích chúng.

Sự cộng tác của phương Tây

“Ở nơi nào đó trên thế giới, những thông báo này gây nên sự kinh hoàng, Die Zeit tường thuật. “Nhưng điều mà hầu như không ai biết là phương Tây có dính líu sâu trong hệ thống cấy ghép tạng của Trung Quốc”.

Các công ty dược cung cấp cho thị trường Trung Quốc thuốc chống đào thải tạng, và tiến hành các nghiên cứu cấy ghép tạng vốn có nhiều khả năng sử dụng nội tạng từ tử tù. Các bệnh viện và bác sĩ phương Tây hỗ trợ các trung tâm cấy ghép tạng của Trung Quốc mà không hề thắc mắc, Die Zeit tường thuật.

Các cố vấn phương Tây của chính phủ Trung Quốc có ngụ ư muốn trợ giúp xúc tiến các thay đổi trong hoạt động cấy ghép tạng của Trung Quốc, cùng lúc đó theo đuổi các lợi ích tài chính tại quốc gia này.

Xe ô tô từ phương Tây đang được cung cấp để làm “xe hành quyết”. Ví dụ, một người kinh doanh xe ô tô ở Trung Quốc chào bán một nhăn hiệu xe thùng được trang bị thiết bị theo dơi và dụng cụ y tế trên internet – một biểu tượng ghê tởm của việc hợp tác tay trong tay giữa những kẻ hành quyết và bác sĩ, Die Zeit tường thuật.

Với những sự dính líu này, nhiều người phương Tây tham dự vào vấn đề muốn giữ im lặng.

Các công ty dược

Theo bài thuyết tŕnh ở Marid của cựu thứ trưởng bộ y tế Hoàng Khiết Phu, đă có một sự gia tăng đáng kể trong hoạt động cấy ghép nội tạng, khi nói rằng việc cấy ghép thận tăng trong khoảng giữa những năm 1997 và 2005 từ 3,000 ca lên 8,500 ca mỗi năm, gan từ 2 đến 3,000 ca. Sự bùng nổ này có một phần là do dược phẩm mới và tốt hơn.

Đó là dược phẩm đến từ phương Tây, Die Zeit cho biết.

Công ty Thụy Sĩ Sandoz đă cung cấp thuốc Cyclosporin A, một loại thuốc quan trọng cho sự sống của bệnh nhân cấy ghép, cho Trung Quốc kể từ giữa những năm 1980. Roche và Novartis, những công ty hiện sở hữu Sandoz, và công ty Nhật Bản Astellas, đang bán thuốc chống đào thải tạng ở Trung Quốc, theo Die Zeit. Trễ nhất là vào năm 1994, những công ty này được biết về các cáo buộc chống lại Trung Quốc: vào lúc đó tổ chức phi chính phủ Human Rights Watch đă công bố một báo cáo chi tiết, Die Ziet cho biết.

Cuối năm 2005, Roche thậm chí c̣n bắt đầu sản xuất thuốc Cellcept ở Trung Quốc. Trong đại lễ khai trương nhà máy của ḿnh ở Thượng hăi, theo một báo cáo ở Handelsblatt, lănh đạo của công ty Roche là Franz Humer đă biện hộ lư do v́ sao trong tất cả mọi nơi, Cellcept nên được sản xuất ở Trung Quốc: Trái với Nhật Bản, không có một sự hạn chế về mặt đạo đức hay văn hóa nào ở Trung Quốc chống lại ngành cấy ghép nội tạng, Die Zeit cho biết.

Ngành công nghiệp dược phương Tây cũng chịu trách nhiệm về các nghiên cứu ở Trung Quốc, Die Zeit cho biết. Các tờ báo nghiên cứu đă xuất bản 9 nghiên cứu y khoa về khoảng 1,200 ca cấy ghép mà trong đó các công ty Wyeth và Pfizer của Mỹ, Novartis và Roche của Thụy Sĩ và Astellas của Nhật Bản đă thử nghiệm các loại thuốc cấy ghép. Cùng với nhau, các công ty này đă cộng tác với 20 bệnh viện ở Trung Quốc cho các nghiên cứu trên.

Huấn luyện các bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc

Trong tạp chí Cấy ghép thận, Hoàng Khiết Phu viết rằng “toàn bộ đội cấy ghép đến từ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa” đă được nhận huấn luyện ở nước ngoài. Cá nhân ông ta thích các kỹ năng ở Úc.

Một vài trung tâm y khoa của Úc, trong lúc đó, đă đặt ra các yêu cầu khi huấn luyện các bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc, Keller viết. Ví dụ, bác sĩ Stephan Lynch của bệnh viện Alexandra ở Brisbane yêu cầu những ứng viên phải cung cấp một bản viết tay đảm bảo bởi giám đốc bệnh viện hoặc một người có trách nhiệm trong cơ quan chính phủ cấp tỉnh, rằng các kỹ năng học được sẽ không được sử dụng trong các chương tŕnh cấy ghép có sử dụng nội tạng của tử tù.

Tuy nhiên các bác sĩ người Đức lại ít thận trọng hơn, Die Zeit báo cáo. Trung tâm tim mạch của Đức ở Berlin, nơi gần 2,300 quả tim đă được cấy ghép kể từ khi thành lập vào năm 1986, làm việc cùng với hơn 30 bệnh viện ở Trung Quốc, gồm các các trung tâm cấy ghép tạng. Vào năm 2005, phụ tá riêng của giám đốc y tế Roland Hetzer đă tự hào thông báo trên Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc về sự hợp tác bền chặt của họ.

Tại phần mở đầu của hội nghị phẫu thuật tim ở Thượng Hải tháng 5 năm 2012, Hetzet thông báo: “Hơn 500 bác sĩ… từ Trung Quốc đă tham gia vào công việc của chúng tôi ở Berlin trong những năm qua. Một số bác sĩ phẫu thuật đă hoàn tất chương tŕnh huấn luyện 5 năm. Họ đều làm tốt công việc sau khi trở về quê nhà”, Die Zeit trích dẫn.

Keller đưa ra một các diễn giải khác: “Nói một cách khác” Ở Đức, các bác sĩ Trung Quốc có được các công cụ mà cho phép họ cấy ghép nội tạng từ tử tù ở Trung Quốc – các công cụ vi phạm nhân quyền.”

Lưu Trung Dân là một trong các bác sĩ phẫu thuật đă làm việc ở Berlin trong nhiều năm, Keller viết. Ông ta bây giờ là giám đốc điều hành của viện tim mạch Trung – Đức tại Thượng Hải, được thành lập vào năm 2000 bởi Trung tâm tim mạch Đức và bệnh viện Đông Thượng Hải. Bệnh viện này là một đối tác thân cận nhất của Đức ở Trung Quốc.

Khả năng chuyên môn của Lưu được ghi trên trang mạng của Viện tim mạch: Ông ta chịu trách nhiệm nghiên cứu về “cấy ghép tim, tim nhân tạo, và cấy ghép tim – phổi kết hợp”.

Tổng cộng, có bao nhiêu trái tim đă được cấy ghép tại viện tim mạch Trung – Đức? Đâu là nguồn gốc của số nội tạng? Lưu không trả lời những câu hỏi đưa ra bởi Die Zeit.

Weng, người đại diện lâu năm của Hetzer, và hiện tại là một bác sĩ lâu năm tại Trung tâm tim mạch Đức, cũng giống như Lưu, là giám đốc điều hành tại viện tim mạch Trung – Đức. Ông ta đến Trung Quốc vài lần một năm, theo Die Zeit.

Ông ta cũng thất bại trong việc trả lời các câu hỏi của Die Zeit, giống như Hetzer.


Kể từ khi Mordechai Shtiglits trở về từ Trung Quốc, bác sĩ Jacob Lavee đă tích cực theo đuổi việc ngăn chặn công dân Israel thay tim ở Trung Quốc, Keller viết. Năm 2008, một điều luật cấy ghép tạng được ban hành ở đất nước này cấm việc chi trả bảo hiểm y khoa cho cấy ghép nội tạng ở nước ngoài nếu có dính líu đến buôn bán nội tạng. Kể từ đó, không c̣n bệnh nhân nào từ Israel đến Trung Quốc để cấy ghép nội tạng nữa.

Bác sĩ Lavee kể với Die Zeit rằng ông đă bị quấy rối trên mạng v́ ngăn cản các bệnh nhân đến Trung Quốc.

“Tôi rất tự hào v́ cáo buộc này”, Lavee nói. Nhưng ông vẫn chưa đi đến điểm cuối của sứ mệnh của ḿnh bởi du lịch nội tạng đến Trung Quốc vẫn c̣n tiếp diễn, ngay cả khi giới lănh đạo Trung Quốc đang cố gắng cải cách, ông ta kể với Die Zeit.


nguồn: Đại Kỷ Nguyên