Results 1 to 5 of 5

Thread: Hành tŕnh Tri ân Chiến sỹ Hoàng Sa của No-U Saigon

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Hành tŕnh Tri ân Chiến sỹ Hoàng Sa của No-U Saigon

    Hành tŕnh Tri ân Chiến sỹ Hoàng Sa của No-U Saigon

    - Kỳ 1: Đức Trọng - Đà Lạt


    Ký sự của nhóm No-U Sài Gòn

    Nguyễn Nữ Phương Dung (Miu Mạnh Mẽ) - Đến với nhau từ những cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc từ năm 2011, từ đó No-U SG được thành lập với tôn chỉ ǵn giữ và phát huy tinh thần yêu nước, xóa Đường lưỡi ḅ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biển và hải đảo Việt Nam. Nhóm No-U SG chúng tôi, từ lâu, đă ấp ủ những mong muốn có thể làm một chút ǵ đó để tri ân những anh hùng đă tử trận bảo vệ biển đảo, bảo vệ toàn vẹn non song lănh thổ...

    Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Hải chiến Hoàng Sa, 19/01/1974 - 19/01/2014 đại diện nhóm No-U SG gồm có: blogger An Đổ Nguyễn (Nguyễn Hoàng Vi), Cuong Le Doan (Lê Doăn Cường), Đinh Nhật Uy, Tin Ba (Bá Tín), Miu Mạnh Mẽ (Nguyễn Nữ Phương Dung), Bé Mập Lai (Bùi Thị Nhung) quyết định đi thăm, tặng quà Tết để tri ân các anh hùng tử sỹ đă chiến đấu và hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa khốc liệt.


    Kỳ 1: Đức Trọng - Đà Lạt


    4h30 sáng ngày 11/01, nhóm chúng tôi đă có mặt tại bến xe huyện Đức Trọng - Lâm Đồng, v́ chuyến xe khởi hành từ Sài G̣n đến hơi sớm nên cả nhóm đành phải nán lại ở thị trấn, tranh thủ nhâm nhi cà phê đợi trời sáng...





    Thật t́nh cờ, may mắn thay chúng tôi gặp chú Hải (hay c̣n được anh em trạm xe Phương Trang gọi vui là Hải bạch tuộc) nhân viên văn pḥng trạm xe Trung chuyển và cũng là người bạn thân của bác Phạm Ngọc Roa. Nhờ chú Hải bạch tuộc giúp đỡ nhiệt t́nh hướng dẫn, chúng tôi t́m được nhà bác Phạm Ngọc Roa một cách nhanh chóng.


    Khi xe vừa gần đến nơi, chúng tôi đă thấy một người đàn ông tuổi trạc 60, tóc nhuốm bạc, da sạm nắng, thần thái toát lên vẻ rắn rỏi, cương nghị đứng đợi ngoài cổng vẫy tay chào đón. Một chút tâm lư ban đầu hơi ngỡ ngàng, bác bắt tay từng người và thân thiện mời chúng tôi vào nhà.



    Ngôi nhà khá khang trang, rộng răi, phía trước là khoảng sân vừa đủ lớn dành để phơi hạt cafe mới thu hoạch về và được trang điểm bởi một vườn hoa nhỏ. Cả ba người con của bác: một nữ, hai nam - tất cả hiện tại đều đang sinh sống ở Sài G̣n, có việc làm ổn định và hai trong họ đă lập gia đ́nh. Ở quê nhà, Tân Thành - Đức Trọng, hai vợ chồng bác Roa chỉ làm thêm rẫy cafe nhỏ để trang trải việc sinh hoạt hàng ngày.



    Sân phơi cafe của nhà bác Roa, nguồn thu nhập chính của 2 vợ chồng già




    Chiếc xe trước nhà phương tiện vận chuyển cafe từ rẫy về


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 16-01-2014 at 01:38 PM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ban đầu, có vẻ như hai bác đều nghĩ chúng tôi là nhóm phóng viên báo chí nào đó muốn về đây tác nghiệp trong dịp tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa sắp đến. Blogger An Đổ Nguyễn và Nhật Uy đă giới thiệu vắn tắt về No-U SG và mục đích chuyến viếng thăm của nhóm.



    Thành viên Đinh Nhật Uy giới thiệu cho bác Roa biết về những hoạt động của nhóm No U SG

    Sau những lời hỏi thăm về gia cảnh, chúng tôi bắt đầu câu chuyện trước tiên về trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Những câu chuyện hào hùng năm nào, về những người đồng đội cũ, hạm trưởng Vũ Hữu San, Lữ Công Bảy, về tàu HQ 04 - khu trục hạm Trần Nhật Duật... được người Trung úy tham chiến tái hiện lại. Những thông tin mà trước đây, chúng tôi chỉ được đọc, nghe qua đài báo nay được trực tiếp bằng mắt, bằng tai ḿnh qua lời kể của người trong cuộc thật không ǵ sống động bằng.



    Tiếp đó, là câu chuyện về người thương binh Phạm Ngọc Roa phải đón Tết 1975 tại Trung tâm Y tế (*) tại thành phố Đà Nẵng. Đến nay vết thương cũ ở chân vẫn c̣n đau, nhất là những hôm trái gió trở trời. Quá nữa một đời người trôi qua, vật đổi sao dời, ngày trận chiến xảy ra người Trung úy Phạm Ngọc Roa chỉ mới 28 tuổi, bằng với lứa tuổi rất nhiều người trong chúng tôi cũng như những người con của ḿnh; thế nhưng những việc các chú, các bác làm - đă là một trang sử hào hùng của Tổ quốc.

    Chúng tôi có đề cập đến vết thương hiện nay, người cựu binh cũ đầy ưu tư nói rằng, vết thương đó có là ǵ khi mà bao nhiêu người đồng đội cũ vẫn c̣n nằm dưới đáy biển, khi mà giờ đây Hoàng Sa đă không c̣n là của Việt Nam.





    Bác Roa xúc động và kể lại cho chúng tôi nghe
    khoảng thời gian chinh chiến lúc c̣n trai trẻ của ḿnh


    Rồi những câu chuyện về Khóa 20 Trường sỹ quan Hải quân Nha Trang ngày ấy, về anh Trung úy trẻ tuổi tham gia trận chiến sinh tử khi vẫn c̣n độc thân và những khó khăn, vất vả giai đoạn sau năm 1975. Cũng như rất nhiều những người lính VNCH khác, người lính ấy cũng phải tŕnh diện chính quyền mới, phải đi cải tạo tập trung để rồi 18 tháng sau đó, là một giai đoạn mới - một cuộc sống mới - một vai tṛ mới của đời người. Anh lính giă từ cuộc đời binh nghiệp, lập gia đ́nh và tiếp tục bươn chải làm ăn kinh tế để mưu sinh cho đến ngày hôm nay.




    Khi chúng tôi đề cập đến số phận con tàu HQ-4 sau năm 1975, th́ bác Roa ngậm ngùi trả lời rằng, sau ngày đó, phận người c̣n chưa biết thế nào th́ huống chi là con tàu. Có lẽ không ai trong họ biết đích xác chiếc tuần dương hạm lịch sử đó đă được xử lư ra sao, nhưng có một điều chắc chắn rằng - những con người lịch sử trên chiếc HQ-4, và có thể cả các chứng nhân lịch sử khác trong trận Hải chiến oanh liệt năm 1974, sau gần 40 năm, họ mới dám (có cơ hội và điều kiện) để được liên lạc với nhau trong những dịp hiếm hoi hoặc chia sẻ, biết thông tin qua về nhau qua mạng Internet.


    Cuối buổi tṛ chuyện đó là những chia sẻ thông tin nhiều hơn về nhóm No-U SG, mục đích ra đời cũng như những tâm nguyện của thế hệ trẻ hôm nay, sẽ cố gắng hết sức để giành lại biển đảo quê hương. Tạm biệt vợ chồng bác Phạm Ngọc Roa, tạm biệt điểm đến đầu tiên, có lẽ chúng tôi sẽ quay lại thăm bác lâu hơn nữa trong một dịp khác... Chúng tôi tiếp tục lên đường với chuyến hành tŕnh của ḿnh...




    Đi bộ ra đường lớn bắt xe buưt lên Đà Lạt... Vừa đến nơi, chúng tôi tranh thủ ăn vội một ổ bánh mỳ trên đường đến nhà bác – Trung úy Nguyễn Đ́nh Long, điểm đến thứ hai, người đồng đội cùng trên con tàu HQ 4 với bác Phạm Ngọc Roa.



    Có lẽ một phần muốn dành cho gia đ́nh bác sự bất ngờ nên cả nhóm đă quyết định không gọi điện báo trước, nhưng tiếc thay, khi đến nơi, chúng tôi được bác gái cho biết, bác Long đă đi vắng...




    Chúng tôi đă đến địa chỉ 32 Nguyễn Hữu Cầu tp Đà Lạt,
    nhà của bác Long, nhưng rất tiếc không gặp được bác

    V́ không muốn ảnh hưởng hành tŕnh chuyến đi, nhóm đành hẹn bác gái một dịp khác sẽ đến thăm. Tạm biệt Đà Lạt cho hành tŕnh Huế - Đà Nẵng!





    Nguyễn Nữ Phương Dung (Miu Mạnh Mẽ)
    No-U SG thực hiện
    danlambaovn.blogspot .com


    (C̣n tiếp) Kỳ 2: Huế - Đà Nẵng

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    No U Hà Nội – Thông báo về lễ tưởng niệm 40 năm

    ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa tại Hà Nội vào Chủ Nhật 19/1/2014






    Hoà chung không khí tưởng niệm của nhân dân Việt Nam toàn thế giới.

    Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.

    Dựa trên quyền con người cơ bản là quyền tự do bày tỏ quan điểm, bao gồm quyền tự do bày tỏ ḷng yêu nước, tự do thờ phụng và tưởng nhớ những chiến sĩ đă hy sinh bảo vệ Tổ quốc.
    Với thực tế không thể chối căi là Trung Quốc đă xâm lược, chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và đang tiếp tục gây hấn, xâm lấn và thôn tính nước ta một lần nữa.

    Chúng tôi kêu gọi đồng bào hăy tham gia Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa 17-19/01/1974!

    Thời gian: Từ 8h30 – ngày 19/01/2014

    Địa điểm: Tại tượng đài Lư Thái Tổ – Hồ Gươm – Hà Nội

    Hăy đến với chúng tôi để chứng tỏ với cộng đồng quốc tế Hoàng Sa măi măi là của Việt Nam, để tưởng nhớ các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đă hi sinh để bảo vệ Tổ quốc và để khẳng định chúng ta không sợ hăi trước bất kỳ sự đe doạ nào khi bày tỏ ḷng yêu nước của ḿnh!

    Đề nghị UBND thành phố Hà Nội cùng các lực lượng chức năng đảm bảo an toàn cho buổi lễ, không tổ chức lễ hội, hát ḥ, vui chơi thể thao trong khu vực quanh Hồ Gươm và không cản trở, gây khó dễ cho những người tham gia buổi tưởng niệm này.



    17-19/01/1974 – Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa

    Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên!


    Anh em No-U Hà Nội

    Trân trọng kính báo!

    http://tienggoicongdan.com/2014/01/1...-nhat-1912014/

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    "Không ai bị lăng quên và không có ǵ bị quên lăng"



    Trong những ngày cuối tháng Chạp, dường như những hoạt động của mọi người trở nên nhanh và nhộn nhịp hơn hẳn, cộng thêm cái thời tiết se lạnh của những ngày giáp Tết làm cho những người tha hương cầu thực như tôi không thoát khỏi cái cảm giác bùi ngùi nhớ quê và gia đ́nh.

    Ngày 16/1, tôi có mặt trên chuyến xe xuôi về miền Tây nhưng lần này cảm giác khác xa so với những chuyến về miền Tây khác. Không phải v́ nó không đưa tôi về Sóc Trăng, vùng đất nơi tôi được sinh ra và lớn lên, mà v́ trên chuyến xe này c̣n có những người bạn trong nhóm No-U của tôi, những con người tràn đầy nhiệt huyết, càng đặc biệt hơn khi chuyến đi này là chặng hành tŕnh “Tri ân những anh hùng và tử sĩ đă chiến đấu trong trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974”.

    Dù thất bại khi không giữ được Hoàng Sa nhưng đấy là một trận chiến oai hùng của nhân dân Việt Nam, của những người lính VNCH để bảo vệ biển đảo quê hương chống Trung Quốc xâm lược. Một trận chiến mà nhiều người biết đến nhưng rất ít người nói đến...




    Trong chuyến đi này, đích đến của chúng tôi là huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, để viếng thăm gia đ́nh cựu thủy thủ Trần Văn Hà, người lính thợ máy trên chiếc tàu chiến lịch sử HQ 10.

    Sau khoảng thời gian 7 tiếng đồng hồ hành tŕnh, cuối cùng, xe cũng cập bến. Đứng trước ngôi nhà chúng tôi cần t́m là người đàn ông khoảng hơn 60 tuổi, dáng cao ráo với gương mặt khắc khổ, đầu tóc bạc trắng... Bác ấy tươi cười chào đón, và thật may mắn khi qua chào hỏi, chúng tôi được biết đấy là người chúng tôi đang t́m.

    Nhóm tự giới thiệu về ḿnh và mục đích của chuyến đi làm bác ấy bất ngờ, một thoáng hơi ngạc nhiên gia chủ mời chúng tôi vào nhà và tiếp chuyện. Sau những thăm hỏi về cuộc sống gia đ́nh trong 40 năm qua, tiếp đó là câu chuyện về diễn biến trận Hải chiến năm nào... Bác đă rất vui vẻ kể cặn kẽ từng chi tiết, giọng nói mạnh mẽ và rơ ràng từng lời khiến câu chuyện càng thêm sống động và khác xa với những ǵ tôi đọc trên sách báo.


    C̣n tiếp ...

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Từ trái: Blogger Miu Mạnh Mẽ (Nguyễn Nữ Phương Dung),
    Nguyễn Hoàng Vi, bác Trần Văn Hà và cháu gái, anh Nguyễn Quang Duy.


    Chặng hành tŕnh làm cho tôi có thêm những cái nh́n và cảm nhận rất mâu thuẫn về xă hội hôm nay... Chúng tôi cảm thấy rất tự hào và may mắn hơn nhiều bạn trẻ khác khi được nghe về trận chiến qua lời kể của người từng tham chiến bởi đa số họ chỉ biết từng có cuộc chiến này mà không biết nó diễn tiến ra sao, trong bối cảnh như thế nào? Nếu có cũng chỉ là một "góc nhỏ" nào đó trên các trang sử trong sách giáo khoa, hoặc các quyển sách “lề đảng” và khó mà chính xác... bằng người trong cuộc.


    Trong dịp tết năm Bính Th́n, cố Tổng bí thư Lê Duẩn lúc đấy đang ở Sài G̣n và được một số người trong Hội phụ nữ mời ăn tiệc Tết, ông tỏ ra giận dữ nói: "Ăn Tết làm ǵ? Con cái người ta chết ở Trường Sơn chưa ai nói tới đă nói dân Miền Bắc vào đây vơ vét hàng hóa" (Bên Thắng Cuộc, chương 8, trang 253, tác giả Huy Đức). Câu nói đó đă làm các cô khóc nức nở, chẳng qua là sau khi miền Nam được "giải phóng" và việc "người từ Bắc vào Nam và vật chất từ Nam ra Bắc" diễn ra ồ ạt nên đă có nhiều người lời ra tiếng vào mà thôi! Cứ cho đó là điều b́nh thường để đền ơn những người “có công với...” th́ hăy nh́n lại - những người lính đă hy sinh xương máu để giữ ǵn biển đảo quê hương đă có ai nhắc đến họ chưa? Những người c̣n sống sót sau trận chiến th́ được ǵ? Càng nghiệt ngă hơn khi “phần thưởng” dành cho họ vẫn là những năm tháng "học tập cải tạo" c̣n gia đ́nh th́ bị xă hội miệt thị, như vậy đă công bằng với họ rồi chăng?


    Trong suốt những năm tháng qua họ đă bị lăng quên, để rồi hôm nay, nhân dịp Kỷ niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, người dân cả nước muốn làm một lễ tưởng niệm công khai để tri ân và tỏ ḷng biết ơn lại bị “ai đó” dùng mọi thủ đoạn ngăn chặn, cấm cản một cách thật nực cười. Khi người Việt Nam đứng dậy chiến đấu, chấp nhận hy sinh để bảo vệ mảnh đất cha ông đă gầy dựng nên, hẳn nhiên họ chẳng cần Tổ quốc gọi họ là anh hùng ǵ đâu, v́ đấy là niềm hănh diện và là trách nhiệm không thể khước từ của mỗi con dân Việt Nam, và cũng v́ vậy người dân muốn làm những việc thiết thực để tưởng nhớ đến họ th́ có ǵ quá đáng?


    Cho đến bây giờ những hành động ngang ngược của Trung Quốc vẫn đang diễn ra hàng ngày trên biển đảo Việt Nam, và những người "đại diện" của nhân dân đă làm ǵ? Ừ... th́ "phản đối...", "chúng tôi vô cùng quan ngại...", bằng lời nói để cho nhân dân mát ḷng nhưng thực tế nhân dân c̣n cần nhiều hơn thế! Chúng ta chỉ có chiến đấu mới có cơ hội giành lại biển đảo chứ Trung Quốc, rơ ràng là một thằng ăn cướp, th́ có bao giờ sợ người khác gọi chúng là cướp đâu? Và bây giờ, khi toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đă thuộc về Trung Quốc, vẫn đang được tiếp tục “đầu tư và khai thác” th́ liệu chỉ bằng những động thái ngoại giao mang tính xă giao như vậy chúng sẽ trao trả Hoàng Sa và Trường Sa lại cho Việt Nam?


    Chúng tôi không kêu gọi chiến tranh, nhưng kêu gọi ḷng yêu nước, sẵn sàng tinh thần "vị quốc vong thân" khi Tổ quốc lâm nguy. Chúng tôi đa số là những thế hệ sinh sau 1975, chưa biết đến chiến tranh thực sự như thế nào nhưng ít nhiều chúng tôi cũng cảm nhận được nó rất đáng sợ, nhưng nh́n cảnh đất nước ḿnh phải chịu bất công, ngoại xâm lấn lướt, chi phối trên mọi mặt trận, nhũng nhiễu về kinh tế, băng hoại xă hội... chúng tôi c̣n sợ hơn. Nhà nước th́ bảo, nào là v́ vấn đề ngoại giao, v́ kinh tế, v́ quân sự... c̣n với người dân lao động th́ hiện tại “địch mạnh ta yếu”... Tôi là một người dân lao động v́ vậy cho tôi hỏi - Từ xưa đến nay có khi nào ta mạnh hơn Trung Quốc không?

    Từ xưa đến nay nếu cứ theo cái cách "Đảng và Nhà nước lo" th́ ngày hôm nay làm ǵ có những tấm gương kiêu hùng, những chiến công hiển hách của 4000 năm lịch sử! Chúng ta phải làm để con cháu chúng ta sau này đứng trước mặt bạn bè quốc tế có thể tự hào hô to: "Tôi là người Việt Nam..." chứ không phải một cách "thỏ thẻ" vào tai người hỏi. Những con người đă chiến đấu và hy sinh trong "nội chiến Nam Bắc", ai v́ chính nghĩa, ai là "nạn nhân" c̣n chưa rơ ràng và đó sẽ là công việc sau này của các nhà nghiên cứu lịch sử nhưng những người đă hy sinh để bảo vệ Tổ quốc trước ngoại xâm th́ chắc chắn - không cần ai phải xác nhận cả! Bởi v́ họ đă là những người anh hùng trong ḷng con dân Việt Nam cho dù "lịch sử" có cố t́nh lăng quên.




    Trần Hoàng Hận
    danlambaovn.blogspot .com

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Hành tŕnh xuyên Mỹ
    By Dac Trung in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 28-01-2013, 11:20 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-10-2011, 12:49 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 14-06-2011, 02:49 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 18-05-2011, 09:16 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •