Page 12 of 13 FirstFirst ... 28910111213 LastLast
Results 111 to 120 of 126

Thread: Mẹ T́nh Thương / Mầu Nhiệm Chuỗi Mân Côi

  1. #111
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Câu chuyện về phép lạ của Đức Mẹ La Vang!

    Bốn Mươi Năm - Một Ḍng Lệ


    LTS: Bà Lê Tín Hương hiện ở California, là một nhạc sĩ, cũng là một nhà văn, qua cha cố Trọng đang nghỉ hưu tại Orange County, California, gởi cho chúng tôi câu chuyện về Ơn Lạ của Mẹ Lavang ban cho gia đ́nh bà cách đây 40 năm. Xin mời bạn đọc theo dơi. "Về bên Mẹ Lavang" chân thành cám ơn tác giả.

    Tôi rời nhà lúc sáu giờ sáng Chủ Nhật. Lái xe trong cơn mưa tầm tă, trên con đường dài vẫn c̣n mù mờ tối của một buổi sáng mùa đông lạnh, đối với tôi là một việc làm gần như rất hiếm hoi.

    Ngày cuối tuần, nhất là những sáng trời mưa, tôi vẫn có cái thú rúc trong chăn và nằm nướng. Cây đàn Tây Ban Cầm được gác sẵn bên góc tường để tôi có thể với tay kéo lên bất cứ lúc nào, và ngồi dậy tựa lưng vào thành giường nhă hứng... Những ḍng nhạc về mưa, về thân phận lúc đó lại có cơ hội tiếng thăng tiếng trầm đến với cuộc đời...

    Riêng sáng hôm nay, ḷng tôi nao nao mong đợi. Tôi thức dậy sớm. Sau một chút trang điểm nhẹ nhàng, tôi chọn cho tôi chiếc áo màu trắng, khoác ngoài chiếc áo ấm màu đen và sẵn sàng chờ giờ ra xe. Trời chưa thấy sáng và giờ đi hăy c̣n sớm. Tôi bâng khuâng ngồi nh́n ra khung cửa, mưa vẫn c̣n nặng hạt, dấu chỉ báo hiệu cho một cơn mưa có thể kéo dài đến chiều...

    Liên tưởng đến buổi Thánh Lễ Đại Trào mà tôi sẽ tham dự sáng nay, khai mạc năm Toàn Xá 200 năm Đức Mẹ Lavang và kỷ niệm 10 năm phong thánh, 117 vị anh hùng Tử Đạo Việt Nam. Tôi bỗng thấy ḷng lâng lâng xúc động. Ngoài sự cảm phục về tấm gương sáng ngời t́nh yêu và tuyên xưng đức tin của các Thánh Tử Đạo, th́ mỗi khi nhắc đến Mẹ Lavang, là gợi lại trong tôi hồi tưởng về một khung trời thơ ấu xa xưa với biến cố trọng đại đă đến với gia đ́nh tôi cách đây 40 năm về trước, vào một ngày mưa gió như hôm nay...

    Năm 1958, ba tôi làm việc tại bệnh viện Trung Ương thánh phố Huế. Mỗi tháng ông vẫn cùng các bác sĩ đi thanh tra các bệnh viện nhỏ ở các vùng lân cận. Hôm ấy, ông sửa soạn đi thăm bệnh viện Quảng Trị, cách thành phố Huế khoảng 65 cây số về phía Tây Bắc.

    Tôi c̣n nhớ rơ sáng hôm ấy trời mưa lạnh. Những cơn mưa mà những ai đă từng ở Huế chắc chắn không thể nào quên được. Mưa tầm tă, rả rích kéo dài từ ngày này sang ngày khác tưởng chừng như vô tận. Ba tôi chuẩn bị lên đường. Chiếc xe chở ông cùng ba vị bác sĩ và một nhân viên bệnh viện đă đón ông ở ngoài cổng. Ba tôi mặc vào người chiếc áo jacket bằng da và dặn ḍ mẹ tôi một vài điều ǵ đó rồi vội vàng ra xe.

    Bước xuống mấy bậc thềm ông gặp ngay cha Luận đang bước vào. Cha Cao Văn Luận cùng quê quán với cha tôi, Ngài rất gần gũi và thương yêu gia đ́nh tôi. Một trong những mong mỏi của Ngài là được thấy gia đ́nh tôi theo Đạo.

    Tuy rất kính và quư mến cha nhưng điều đó với ba mẹ tôi là một trở ngại lớn, không thể nào thực hiện được. Cả hai bên nội ngoại tôi không ai có Đạo. Mẹ tôi đồng thời lại là một Phật Tử. Bà đă quy y, pháp danh Nguyên Khai. Bà cũng đă từng xây chùa cho làng ngoại tôi tại Huế. Mẹ tôi là một người đàn bà có học. Như đa số những bà mẹ Việt Nam khác rất hiền lành và nhẫn nhục. Cả cuộc đời hy sinh cho hạnh phúc của chồng con, nhưng trong vấn đề tín ngưỡng th́ lại rất cương quyết, chẳng thể nào lay chuyển được. Ba tôi biết thế nên ông rất tôn trọng mẹ tôi mặc dầu ông rất kính mến cha Luận.

    Cha Luận gặp ba tôi, Ngài bắt tay rất vui vẻ, Ngài đưa cho ba tôi một tấm ảnh và bảo: "Tôi mới đi kiệu ngoài Lavang về. Tôi kính cho ông một tượng ảnh của Mẹ Lavang. Đức Mẹ đă làm nhiều phép lạ và rất linh thiêng. Ông hăy giữ lấy mà cầu nguyện."

    Ba tôi cười cười, nói cám ơn cha, rồi thuận tay ông nhét tấm ảnh vào túi trong của chiếc áo da. "Con phải đi ngay cha à, mọi người đang đợi con ở ngoài kia." Vừa nói ba tôi vừa chào từ giă cha rồi ra xe.

    Tôi nh́n theo chiếc xe chở ba tôi khuất dần, khuất dần sau màn mưa dày đặc...

    Buổi chiều trong khi người nhà chuẩn bị bữa cơm, chúng tôi ngồi nghe mẹ kể chuyện. Mẹ đang kể một đoạn trong câu chuyện "những kẻ khốn cùng" (les misérables) của văn hào Victor Hugo th́ chúng tôi nhận được hung tin. Chiếc xe chở ba tôi và bốn người nữa đă bị lật tại cầu Giồng Quảng Trị và ch́m xuống sông. Tất cả đều tử nạn. Bệnh viện báo tin và yêu cầu gia đ́nh ra ngay hiện trường để nhận xác đồng thời để tẩm liệm tại chỗ cho thân nhân...
    Trước biến cố bất ngờ đó, mẹ tôi như người bị sét đánh. Bà run rẩy rững sờ ôm lấy tôi. Làm sao tôi có thể diễn tả hết nỗi đau đớn trong ḷng mẹ lúc ấy... (giờ đây sau biết bao lần chứng kiến những chia ly, tử biệt, tôi mới ngậm ngùi thấm thía được niềm đau đớn của những nỗi đợi chờ tuyệt vọng), chỉ biết là đă nh́n thấy mẹ đầm đ́a nước mắt và cả chúng tôi nữa...

    Ngoài kia ḍng lệ của đất trời vẫn hững hờ rơi...

    Mẹ tôi và chị em tôi theo chiếc xe của bệnh viện ra Quảng Trị nhận xác cha. Đến nơi, tại một trạm gác nhỏ nằm cuối chân cầu, xác của ba vị bác sĩ và nhân viên bệnh viện đă được vớt lên. C̣n thi hài của ba tôi th́ chưa t́m thấy. Người ta chưa vớt được ba tôi nhưng mọi người xác định là ông cũng cùng một số phận với những người đă tử nạn; nhất là ông đă ch́m sâu dưới ḷng nước quá lâu. Mẹ tôi mặt mày bạc nhược tái xanh, mắt đỏ hoe v́ khóc, đứng ở một góc pḥng chờ đợi...

    Thân nhân của các nạn nhân đều đă tới, tiếng kêu gào khóc kể nghe rất năo ḷng. Tôi vừa buồn vừa sợ, mơ hồ cảm thấy một khúc quành nào đó thật ngặt nghèo đang chờ đợi gia đ́nh tôi.

    Em tôi v́ c̣n nhỏ, có lẽ chưa hiểu lắm, nép trong ḷng mẹ ngơ ngác nh́n quanh: "Ba đâu, ba đâu mẹ!" Mẹ tôi chưa kịp dỗ dành em th́ bỗng có tiếng người la lớn:

    "Đây rồi, vớt được xác sau cùng rồi!"

    Là ba đó, mẹ tôi chạy nhào tới.

    Phải rồi, người ta đang khiêng ba tôi vào, đặt ba tôi nằm trên chiếc băng ca.
    Lại có tiếng người la lên: "Trời ơi! Ông ta h́nh như chưa chết. C̣n thở. Hơi thở yếu lắm. Làm hô hấp nhân tạo ngay đi!"

    Và ba tôi quả c̣n sống thật! Mẹ tôi quỳ xuống lạy trời lạy đất. Cám ơn Trời Phật đă cứu sống ba tôi. Nước mắt một lần nữa tuôn dầm dề trên má mẹ, nhưng lần này là những gịng nước mắt hạnh phúc không ngờ...

    Chúng tôi quỳ chung quanh chiếc băng ca nơi ba tôi đang nằm.

    Ba tôi tỉnh lại hẳn. Ông nói bằng một giọng nói thật yếu ớt, câu nói đầu tiên mà tôi không bao giờ quên được: "Hăy xin cha rửa tội, rửa tội cho cả nhà, Đức Mẹ Lavang đă cứu ba."
    Nói xong ông đưa tay vào trong túi áo da lục lọi kiếm t́m, và sau đó ông rút ra tấm ảnh Đức Mẹ Lavang. Tấm tượng ảnh mà cha Luận đă cho ông trước chuyến đi định mệnh. Tấm ảnh đă ướt sũng và đậm màu v́ thấm nước, nhưng h́nh Đức Mẹ với chiếc áo choàng xanh vẫn c̣n in rơ nét.

    Ba tôi nói tiếp: "Đây chính Bà này đă cứu ba, Bà đă lôi ba, lúc ấy đang mắc kẹt trong xe, ra khỏi cửa xe. Bà đẩy ba nổi lên mặt nước và nói Ta là Đức Mẹ Lavang, Ta đến cứu con."

    Tôi chợt nghĩ lại, nếu ngày hôm đó ba tôi không vội vàng ra đi, và có thời giờ để tiếp chuyện với cha Luận. Có lẽ bức tượng ảnh Đức Mẹ Lavang đă bị quên trong một ngăn kéo nào đó cùng với sự hững hờ của ba mẹ tôi.

    Sau biến cố đó, gia đ́nh tôi gồm ba mẹ và 7 anh chị em đă rửa tội trong sự tự nguyện rất hoan hỷ của mẹ tôi. Ba vị linh mục thân thiết của gia đ́nh tôi, cha Cao Văn Luận, cha Ngô Văn Trọng lúc bấy giờ là cha Chánh Xứ họ đạo Phanxicô, hay c̣n gọi là Nhà Thờ nhà nước, nơi mà gia đ́nh tôi cư ngụ, và cha Vũ Minh Nghiễm, Ḍng Chúa Cứu Thế, người đă dày công dạy giáo lư cho chúng tôi. Cả ba vị linh mục này đă dâng thánh lễ và ban phép rửa tội cho chúng tôi.

    Theo lời xin của ba tôi, để cảm tạ ơn thánh của Đức Mẹ, lễ rửa tội được tổ chức tại Thánh Đường Đức Mẹ Lavang Quảng Trị. Mẹ tôi vô cùng vui mừng hân hoan, và tin tưởng lần chuỗi mân côi cảm tạ ơn Đức Mẹ mỗi ngày. Cho đến ngày nhắm mắt bà là một tín đồ sốt sắng, sùng kính Đức Mẹ tuyệt đối. Đây là những h́nh ảnh cuối đời của mẹ tôi.

    Tôi c̣n nhớ rơ sau thời gian gia đ́nh chịu phép rửa tội. Mẹ tôi đă chịu đựng nhiều lời ra tiếng vào của họ hàng và những người quen biết. Họ cho rằng gia đ́nh tôi theo đạo là để mưu cầu cho một quyền lợi nào đó. Về phần chúng tôi khi đến trường cũng nghe những lời đàm tiếu của bạn bè. Mỗi lần than văn với mẹ th́ mẹ lại khuyên răn chúng tôi: "Ba là cột trụ và là nguồn sống của gia đ́nh chúng ta. V́ thế dầu có chịu bao nhiêu thử thách, khó khăn cũng phải chấp nhận để cảm tạ ân sủng đó. T́nh yêu luôn luôn có cái giá phải trả, và cái giá đó có nghĩa ǵ đâu với ân huệ mà Đức Mẹ đă ban cho gia đ́nh chúng ta."

    Mẹ tôi nói đúng, ơn lạ mà Mẹ Lavang đă ban là một biến cố lớn trong đời sống tâm linh của gia đ́nh, cũng là một biến cố trong lịch sử gia tộc. Ba tôi năm nay đă gần 90. Ông vẫn c̣n kính tấm tượng ảnh năm xưa đă cứu ông trên bàn thờ. Tấm ảnh Đức Mẹ ngày nay đă mờ nhạt theo thời gian, nhưng mỗi ngày ông đều đọc kinh lần hạt cảm tạ Đức Mẹ.

    Câu chuyện mầu nhiệm này đă được chúng tôi thường xuyên kể lại cho con cháu nghe, như là một câu chuyện thần thoại nhưng có thật. Xẩy đến từ một trong những phép lạ của Đức Mẹ Lavang đối với gia đ́nh tôi nói riêng và nhiều gia đ́nh khác nói chung.

    Ngày đại lễ hôm nay trời cũng mưa. Tôi lái xe trong cơn mưa như trút nước, Ḷng hạnh phúc vô cùng v́ tôi được có Chúa. Có ánh sáng niềm Tin của Ngài chiếu rọi tâm hồn tôi. Có T́nh Yêu bao la rộng mở của Đức Mẹ đă đến với gia đ́nh tôi từ thuở tôi mới lên mười...

    Tôi lắng nghe những lời huấn từ của Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận. Bằng giọng nói rơ ràng trầm ấm, Ngài nhắc lại lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam từ những ngày đầu tiên. Qua biết bao nhiêu thăng trầm gian khổ có máu, có nước mắt và ngày nay đă được thăng hoa với 117 Vị Thánh Tử Đạo. Gia đ́nh ngài cũng đă theo Chúa cách đây 300 năm, với những thử thách cùng với nhiều ân sủng của Chúa, của Đức Mẹ, đặc biệt là Mẹ Lavang. Ngài cũng kể lại những phép lạ mà Đức Mẹ đă ban, trong đó có phép lạ chữa lành bệnh cho cha cố Trọng, cha Linh Hướng của gia đ́nh tôi.

    Tôi tự cảm thấy gia đ́nh ḿnh may mắn, đă được hưởng một ân sủng quá đặc biệt đến từ T́nh Yêu bao la không bờ bến của Đức Mẹ.

    Trong cái lạnh của mùa Đông, ḷng tôi bỗng nhiên ấm cúng. Tôi thấy tâm hồn như nở hoa. Đóa hoa Yêu Thương trong vườn hoa rực rỡ của niềm Tin. Tôi hy vọng sẽ măi măi là đóa hoa đầy hương sắc, không bao giờ héo rũ úa tàn. Tôi thầm cám ơn Chúa, cám ơn Mẹ, cúi đầu để che dấu ḍng lệ cảm xúc đang âm thầm rơi. Ḍng lệ của hơn bốn mươi năm trước kể từ khi gia đ́nh tôi được ơn lạ của Đức Mẹ Lavang, trải qua biết bao sóng gió bể dâu... Có lúc đă ngưng đọng, có lúc tưởng chừng bị lăng quên, hôm nay lại từng giọt chảy dài... Những giọt lệ vui mừng. Những giọt lệ bồi hồi nhắc nhở tôi niềm hạnh phúc được nương náu trong T́nh Yêu và Ân Sủng của Chúa, của Mẹ Maria.

    Lê Tín Hương

    Nguồn: http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/lavang/dongle.htm

  2. #112
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mắt Đức Tin, Mắt của trái tim

    Tác giả: ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

    Wed, 12/03/2014 - Có nhiều điều ta nh́n mà không thấy. Ví dụ: t́nh yêu, t́nh bạn, t́nh mẫu tử. Ta chỉ thấy những dấu hiệu của t́nh yêu như: sự âu yếm, quà tặng, sự quên ḿnh. C̣n chính t́nh yêu th́ ta không thấy. Điều chính yếu th́ vô h́nh. Ta chỉ thấy được bằng trái tim.

    Có nhiều điều ta chỉ thấy bề mặt mà không thấy bề sâu. Ví dụ như con người. Khi nh́n một người, ta chỉ thấy diện mạo, h́nh dáng bên ngoài. Ít khi ta thấy được tâm tư t́nh cảm của người khác, kể cả những người thân yêu sống kề cận bên ta. Linh hồn người ta không ai thấy bao giờ. V́ linh hồn thiêng liêng. Ta chỉ thấy được bằng đức tin.

    Chúa Giêsu xuống thế làm người đă trở nên giống như một người phàm. Người che giấu thần tính vinh quang sáng láng trong một thân xác nghèo hèn, b́nh thường. Không ai nhận ra thần tính của Người. Ngay cả các môn đệ luôn luôn kề cận bên Người.

    Hôm nay, khi Chúa tỏ ḿnh ra các ông chới với ngỡ ngàng. Ḷng các ông tràn ngập niềm vui khi nh́n thấy vinh quang của Chúa Giêsu. Thần tính vinh quang phát lộ rực sáng. Và nhân tính được tôn vinh. “Diện mạo Chúa Giêsu chói lọi như mặt trời và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng”.

    Thần tính Chúa Giêsu biểu lộ chứng thực Người là Thiên Chúa ẩn ḿnh. Th́ ra manh áo đơn sơ của bác thợ mộc che giấu cả một nguồn ánh sáng chói lọi. Tấm thân dân dă nghèo hèn lại là chiếc b́nh chứa đựng Ngôi Hai Thiên Chúa cao sang.

    Ánh sáng thần tính rọi vào nhân tính đem lại cho ta bao niềm hi vọng. V́ nhân tính của Chúa Giêsu gánh lấy cả nhân loại trên ḿnh, nên ánh sáng thần linh cũng soi rọi cả vào chúng ta, vào thế giới tăm tối của tội lỗi, yếu hèn, vào thân xác ră rời mệt mỏi của ta.

    Ánh sáng ấy cho tôi hiểu rằng, Thiên Chúa đang ẩn tàng trong vạn vật. Người ở nơi thâm sâu nhất của hữu thể tôi như thánh Augustinô đă cảm nghiệm: “Người ởi bên trong, c̣n tôi ở bên ngoài”.

    Người ẩn tàng trong mọi quan hệ, trong mọi niềm vui, trong mọi t́nh bạn, trong mọi t́nh yêu. Bởi v́ hạnh phúc là ǵ nếu không phải đi t́m cái cốt lơi, là nguồn mạch của hạnh phúc, là chính Thiên Chúa hằng sống.

    Ánh sáng ấy ngầm nói với tôi rằng: Vinh quang Thiên Chúa như hạt giống đang vùi chôn trong ḷng tất cả mọi anh em sống quanh tôi. Vinh quang ấy đang bị che khuất đàng sau những mái tranh thô sơ, những thân thể gầy guộc, những ánh mắt mệt mỏi lờ đờ.

    Nhận thức ấy thôi thúc tôi trở về t́m Chúa trong đáy ḷng ḿnh. Càng bóc đi lớp vỏ tội lỗi, dung nhan Thiên Chúa càng hiện rơ. Càng ch́m sâu vào nội tâm thinh lặng, tôi càng tới gần Chúa.

    Nhận thức ấy giúp tôi kính trọng anh em v́ anh em là những cung thánh đền thờ nơi Thiên Chúa ngự trị, là những vườn ươm hạt mầm thần linh, là những b́nh sành chứa đựng kho tàng cao quư.

    Như thế, sống Mùa Chay là thực hiện một hành tŕnh nọi tâm: trở về đáy ḷng ḿnh để gặp được Chúa. Ăn chay là đến với anh em bằng thái độ kính trọng, là bảo vệ hạt mầm thần linh đang đâm chồi nảy lộc trong các tâm hồn.

    Chương tŕnh hành động trong Mùa Chay là tiếp tay đem ánh sáng thần linh của Chúa Kitô soi chiếu vào những mảnh đời tăm tối, những thân phận hẩm hiu. Sao cho dung nhan nhân loại chói ngời ánh sáng nhân phẩm, ánh sáng văn hoá, ánh sáng lương tâm và ánh sáng thần linh.

    Như thế ta đang công tác vào việc biến h́nh thế giới. Như thế ta đang bước theo chân Chúa Kitô, đưa nhân loại vào hành tŕnh phục sinh.

    Lạy Chúa Kitô, xin ban cho con đức tin mạnh mẽ để con nh́n thấy Chúa trong anh em. Xin ban cho con trái tim bén nhạy để con nh́n thấy những thực tại vô h́nh. Amen.

    Nguồn: http://continchuaoi.blogspot.com/

  3. #113
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi Muốn Con Tôi Sống

    "Tôi muốn con tôi sống" đó là lời của bà Suzanna Petrosyan đă thốt ra và được báo chí nhắc lại. Thực ra, có bà mẹ nào lại không muốn con của ḿnh được sống đâu? Thế nhưng trường hợp của bà Petrosyan và đứa con gái 4 tuổi của bà không giống như những trường hợp của nhiều bà mẹ khác, v́ hai mẹ con bà này là nạn nhân của cơn động đất khủng khiếp tại Armeni, thuộc liên bang Xô Viết hồi tháng 12 năm 1987.

    Sau khi động đất, cũng giống như hàng ngàn người khác, cả hai mẹ con bà Petrosyan đều bị lấp vùi dưới hàng trăm ngàn tấn gạch, đá và xi măng, nhưng họ may mắn nằm lọt vào trong một khoảng trống nhỏ chỉ vừa đủ chỗ cựa quậy mà thôi. Tất cả lương thực họ có chỉ là một hũ mứt và chẳng mấy chốc hũ mứt cũng hết sạch. Lúc đó, cô gái 4 tuổi mới kêu: "Mẹ ơi, con khát quá. Mẹ cho con uống nước". Nhưng lấy nước đâu bây giờ? Tiếng kêu khát của con cứ tiếp tục làm cho bà mẹ vừa đau ḷng vừa lúng túng.

    Nhưng t́nh mẫu tử thiêng liêng đă gợi cho bà một ư nghĩ táo bạo: đó là lấy những giọt máu cuối cùng của bà cho con uống để cầm cự với tử thần. Lúc đó, người mẹ đáng thương mới lấy tay sờ sẫm và vớ được một miếng kính bể. Bà lấy miếng kính cắt đầu ngón tay trỏ và đút ngón tay vào miệng con bảo con mút. Em bé mút ngón tay của mẹ một lúc rồi nói: "Mẹ cắt một ngón tay nữa cho con mút thêm". Bà liền cắt một ngón tay nữa nhưng v́ trời lạnh quá nên bà không thấy đau đớn ǵ nữa...

    Sau khi được cứu sống, người đàn bà thuật lại rằng: "Lúc đó, tôi biết thế nào tôi cũng chết, nhưng tôi muốn con tôi được sống".
    Tấm gương hy sinh cao cả của bà mẹ trên đây có thể gợi lên T́nh Yêu của Đấng đă nói: "Không có t́nh yêu nào cao cả hơn t́nh yêu của kẻ thí mạng sống v́ người ḿnh yêu".

    Cũng giống như một người mẹ sẵn sàng hy sinh đến giọt máu cuối cùng để cho đứa con được sống. Chúa Giêsu cũng đă hy sinh chính mạng sống của ḿnh cho con người được sống. Sự sống thần linh mà Chúa Giêsu muốn thông ban cho con người cũng chính là t́nh yêu của Ngài. Chịu treo trên thập giá, đổ ra cho đến giọt máu cuối cùng, Chúa Giêsu chỉ muốn cho con người được sống và sống trong t́nh yêu. Ai sống trong t́nh yêu, người đó đang sống thực sự, bởi v́ người đó đang sống trong Chúa.

    Nhờ phép Rửa Tội, người Kitô chúng ta đang sống bằng sự sống của Thiên Chúa. Đó là kết quả của những giọt máu của Đấng đă chịu chết v́ chúng ta trên thập giá... Những giọt máu thần linh ấy một cách nào đó, đang châu lưu trong chúng ta. Máu ngừng chảy, máu không châu lưu, t́nh yêu không được san sẻ cho người khác, cũng sẽ làm cho con người chết khô cằn... Bao lâu chúng ta khước từ không san sẻ t́nh yêu cho người khác, chúng ta cũng chối bỏ chính t́nh yêu của Chúa.


    http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/.../14lesong3.htm

  4. #114
    Member
    Join Date
    05-06-2011
    Posts
    132
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Câu chuyện về phép lạ của Đức Mẹ La Vang!

    Bốn Mươi Năm - Một Ḍng Lệ


    LTS: Bà Lê Tín Hương hiện ở California, là một nhạc sĩ, cũng là một nhà văn, qua cha cố Trọng đang nghỉ hưu tại Orange County, California, gởi cho chúng tôi câu chuyện về Ơn Lạ của Mẹ Lavang ban cho gia đ́nh bà cách đây 40 năm. Xin mời bạn đọc theo dơi. "Về bên Mẹ Lavang" chân thành cám ơn tác giả.

    ....Chúng tôi quỳ chung quanh chiếc băng ca nơi ba tôi đang nằm.

    Ba tôi tỉnh lại hẳn. Ông nói bằng một giọng nói thật yếu ớt, câu nói đầu tiên mà tôi không bao giờ quên được: "Hăy xin cha rửa tội, rửa tội cho cả nhà, Đức Mẹ Lavang đă cứu ba."
    Nói xong ông đưa tay vào trong túi áo da lục lọi kiếm t́m, và sau đó ông rút ra tấm ảnh Đức Mẹ Lavang. Tấm tượng ảnh mà cha Luận đă cho ông trước chuyến đi định mệnh. Tấm ảnh đă ướt sũng và đậm màu v́ thấm nước, nhưng h́nh Đức Mẹ với chiếc áo choàng xanh vẫn c̣n in rơ nét.

    Ba tôi nói tiếp: "Đây chính Bà này đă cứu ba, Bà đă lôi ba, lúc ấy đang mắc kẹt trong xe, ra khỏi cửa xe. Bà đẩy ba nổi lên mặt nước và nói Ta là Đức Mẹ Lavang, Ta đến cứu con." ......

    .....Câu chuyện mầu nhiệm này đă được chúng tôi thường xuyên kể lại cho con cháu nghe, như là một câu chuyện thần thoại nhưng có thật. Xẩy đến từ một trong những phép lạ của Đức Mẹ Lavang đối với gia đ́nh tôi nói riêng và nhiều gia đ́nh khác nói chung.

    Tôi tự cảm thấy gia đ́nh ḿnh may mắn, đă được hưởng một ân sủng quá đặc biệt đến từ T́nh Yêu bao la không bờ bến của Đức Mẹ......

    Lê Tín Hương

    Nguồn: http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/lavang/dongle.htm
    Chị Tigon,
    Tôi tin có sự mầu nhiệm của phép lạ.
    Nhưng theo như câu truyện kể trên, th́ tại sao Đức Mẹ La Vang lại chỉ cứu có một ḿnh ba của tác giả, c̣n 3 người bác sĩ đi cùng xe kia, Mẹ La Vang lại để cho họ chết, để cho gia đ́nh họ kêu gào khóc thảm thương v́ sự chia ly vĩnh viễn. Có phải là v́ họ không có bức h́nh của Mẹ trong túi? hay là Mẹ chỉ có th́ giờ cứu được 1 người mà thôi?
    Tôi vẫn tin là nếu có thành tâm cầu nguyện, th́ có linh ứng. Nhưng ba của tác giả lúc đó chưa tin vào Mẹ La Vang, chỉ là có bức h́nh do cha Luận đưa mà thôi. Nghĩa là cả bốn người bác sĩ như nhau, chỉ khác là bức ảnh của Mẹ La Vang. Hay ta có thể kết luận là cái số của ông này chưa chết, số của ba ông kia đă tới?

  5. #115
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ai Tín Thác Vào Mẹ Qua Tràng Hạt Mân Côi Sẽ Không Bị Hư Mất


    Kính chuyển đến Qúy ông bà anh chị em, link dưới, nếu ai có thể lần hạt mân côi theo điều lệ hội viên, xin hăy ghi danh, cầu nguyện cho đất nước VN trong hoàn cảnh hiện nay.

    Thân kính.

    Nguyễn văn Sáng.


    rosary@rosary-center.org rosary@rosary-center.org via comcast.net

  6. #116
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by binhminh2 View Post
    Chị Tigon,
    Tôi tin có sự mầu nhiệm của phép lạ.
    Nhưng theo như câu truyện kể trên, th́ tại sao Đức Mẹ La Vang lại chỉ cứu có một ḿnh ba của tác giả, c̣n 3 người bác sĩ đi cùng xe kia, Mẹ La Vang lại để cho họ chết, để cho gia đ́nh họ kêu gào khóc thảm thương v́ sự chia ly vĩnh viễn. Có phải là v́ họ không có bức h́nh của Mẹ trong túi? hay là Mẹ chỉ có th́ giờ cứu được 1 người mà thôi?
    Tôi vẫn tin là nếu có thành tâm cầu nguyện, th́ có linh ứng. Nhưng ba của tác giả lúc đó chưa tin vào Mẹ La Vang, chỉ là có bức h́nh do cha Luận đưa mà thôi. Nghĩa là cả bốn người bác sĩ như nhau, chỉ khác là bức ảnh của Mẹ La Vang. Hay ta có thể kết luận là cái số của ông này chưa chết, số của ba ông kia đă tới?
    Binhminh2 ,

    Lâu rồi tôi không vào đây thăm Mẹ T́nh Thương , nên chưa reply góp ư của BM 2.

    Theo linh cảm tự nhiên của tôi , Đức Mẹ muốn mặc khải bằng phép lạ này để đưa gia đ́nh nhạc sĩ Lê Tín Hương trở lại đạo .

    Chứ nếu tất cả đều được cứu sống , th́ chả có chuyện ǵ để nói cả , phải không ?

  7. #117
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hương Vị Của Khói

    Để đả phá tính ích kỷ, người Ả Rập thường kể câu chuyện như sau:

    Tai một khu phố nọ, có không biết bao nhiêu cửa hàng ăn uống mọc lên. Hương vị bốc lên từ các cửa hàng này thu hút những người giàu lẫn kẻ nghèo. Những người giàu đến đây để thưởng thức những của ngon vật lạ, c̣n những người nghèo th́ chỉ mong ăn được chút cơm thừa canh cặn hay cùng lắm là chỉ để hít thở được hương vị thơm ngon bốc lên từ các nhà bếp...

    Một hôm, có một người nghèo mon men đến một cửa hàng. Trên tay anh cầm một ổ bánh ḿ. Anh người nghèo này có ư nghĩ độc đáo: thay v́ chầu chực hưởng phần ăn thừa của thực khách, anh bèn leo lên mái nhà, rồi ngồi cạnh ống khói của nhà bếp. Anh vừa nhai bánh ḿ vừa hít thở làn khói bốc ra từ nhà bếp, anh nhai ngấu nghiến ổ bánh ḿ mà tưởng tượng như ḿnh đang thưởng thức những của ngon được dọn trên bàn thượng khách.

    Nhưng không may cho anh, v́ hôm đó người chủ nhà hàng gặp nhiều rắc rối trong công việc làm ăn cho nên không có được bộ mặt vui tươi cho mấy. Thế là ông sai những người hầu bàn lôi cổ người ăn xin xuống khỏi mái nhà và yêu cầu trả tiền. Ông lư luận với người ăn xin như sau: "Khói bốc ra từ nhà bếp của ta không phải là khói chùa, nhà ngươi đă thưởng thức làn khói đầy hương vị đó, yêu cầu nhà ngươi trả tiền cho ta".

    Người ăn xin không chịu trả tiền. Nội vụ đă được đem ra trước ṭa án. Quan đầu tỉnh phải nhức đầu v́ vụ án này. Ông cho triệu tất cả các bậc thức giả trong toàn tỉnh để giúp ông giải quyết vụ án. Những người này đưa ra hai ư kiến xem ra đều có lư cả: một bên nói rằng khói bốc ra từ cửa hàng, do đó nó là chủ hữu của ông chủ cửa hàng. Những người khác th́ cho rằng khói cũng như không khí là của mọi người, thành ra người ăn xin có quyền hưởng mà không phải trả đồng xu nào.

    Sau khi đă bàn bạc và cân nhắc, quan đầu tỉnh mới đưa ra phán quyết như sau: "Người nghèo đă hưởng khói mà không đụng đến thức ăn, cho nên anh ta hăy lấy một đồng bạc, ra giữa công viên, gơ đồng bạc vào ghế đá, âm thanh của đồng bạc sẽ lan ra. Người chủ cửa hàng muốn đ̣i tiền của khói, ông hăy lắng nghe âm thanh ấy".

    Người kể câu chuyện ngụ ngôn trên đây có lẽ muốn nói với chúng ta rằng sự ích kỷ không mang lại cho chúng ta một lợi lộc nào.

    Nhưng sự ích kỷ không bao giờ mang tính chất trung lập. Nghĩa là khi tôi khép kín tâm hồn, khi tôi chỉ biết nghĩ đến ḿnh, không những tôi làm cho người khác bớt hạnh phúc, mà chính tôi cũng chết đi một phần trong tôi. T́nh liên đới không phải là một thứ xa xỉ phẩm được thêm vào tương quan giữa người với người hoặc như một thứ tô điểm phụ thuộc cho nhân cách của tôi, mà là đ̣i hỏi thiết yếu của ơn gọi làm ngựi. Tôi càng nên người hơn khi tôi sống cho tha nhân. Tôi càng trở nên phong phú hơn khi tôi trao ban...

    Chúa Giêsu đă mạc khải cho chúng ta ơn gọi đích thực của con người: đó là sống trọn vẹn cho tha nhân. "Này là Người, này là con người với đầy đủ tính người". Đó phải là ư nghĩa của lời tuyên bố của Philato khi ông cho tŕnh diện trước đám đông một Chúa Giêsu với tấm thân không c̣n h́nh tượng của con người nữa và nói: "Này là người...". Con người chỉ thể hiện được trọn vẹn tính người khi con người tiêu hao hoàn toàn v́ người khác, khi con người sống hoàn toàn cho người khác...

    Đó là định luật của T́nh Yêu mà Chúa Giê su đă mạc khải cho chúng ta: Ai đi t́m mạng sống ḿnh, người đó sẽ mất. Ai mất mạng sống ḿnh, người đó sẽ t́m gặp lại

    Nguồn FB

  8. #118
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trái đă chín


    ĐĂNG NGÀY: 24.06.2014 ,


    VRNs (24.06.2014) – Cần Thơ - Anh yêu tôi và tôi cũng yêu anh. Cả hai chúng tôi đều cần đến nhau, cần có một mái nhà chung để cùng nhau xây dựng một gia đ́nh. Nhưng khi chúng tôi quyết định tiến tới hôn nhân th́ tôi mới biết đời không như là mơ và con đường dắt d́u nhau về một tổ ấm vẫn c̣n xa lắm. Anh là con một, lại là cháu đích tôn của cả một ḍng họ gia giáo. Hơn nữa anh c̣n là người con hiếu đễ, luôn luôn coi t́nh cảm gia đ́nh là thiêng liêng. Ba anh là thần tượng của anh đến nỗi mỗi lời nói của ông luôn luôn là khuôn vàng thước ngọc, là mệnh lệnh mà anh tuân theo một cách tự nguyện, vui vẻ với ḷng biết ơn. C̣n bố tôi lại là một ông già tu xuất khó tính khó nết, ‘’bảo thủ’’ ghê gớm, nhất là đối với những ai đụng chạm đến Chúa Kitô mà ông tôn thờ, và Hội Thánh của Người.

    Anh đưa tôi về thăm nhà anh măi dưới U Minh Thượng. Về tới nơi th́ vừa trưa. Bốn bàn ăn thịnh soạn đă bày sẵn từ bao giở bao giờ. Không để cho tôi kịp rửa mặt mũi, thay quần áo, anh giới thiệu tôi với ba má, cậu cô chú thím d́ dượng, và các em của anh. Hơn bốn mươi đôi mắt dán vào tôi làm mặt tôi nóng ran. Chưa nhấm một giọt rượu nào mà tôi đă cảm thấy người bừng bừng khó tả. Đám em gái anh xúm xít quanh tôi, đ̣i chụp h́nh kỷ niệm, lại c̣n một điều chị dâu, hai điều đại tẩu, làm chân tay tôi bủn rủn, miệng nói chẳng nên lời. Ba anh oang oang:

    -Con xinh quá, lại dễ thương. Hèn chi thằng Hai nhà bác mê mệt chết bỏ. Nó khen con hoài à! Nhưng mà con theo đạo Thiên Chúa phải không? Trời ơi! Lại c̣n gốc Bắc Kỳ Công Giáo di cư nữa. Khó lắm chứ chẳng chơi đâu. Gia đ́nh bác sẽ lên trển thưa chuyện với cha mẹ con. Nhưng nói trước à ngheng: Đạo ai nấy theo, hồn ai nấy giữ. Được chớ?

    Rồi ông vỗ tay bôm bốp để tập trung mọi người nghe ông nói:

    -‘’Một mai ai đứng minh tinh, ai pḥ giá triệu ai nghinh quan tài?’’

    Ngừng một lát, ông tiếp:

    -Ai là ai? Là thằng Hai nhà này chớ ai vô đó. Dứt khoát không có chuyện cho thằng Hai bỏ đạo thờ cúng ông bà tổ tiên, theo đạo vợ, phải không?

    Tôi tủi thân th́ ít, mà bất b́nh v́ ông bảo đạo Công Giáo là đạo vợ th́ nhiều mà không làm ǵ được. Tự nhiên nước mắt tôi ứa ra. D́ Út của anh an ủi tôi:

    -Chuyện đâu c̣n có đó. Để d́ nói với ổng cho. D́ cũng lấy chồng bên đạo, cũng Công Giáo nè.

    * * *

    Chúng tôi trở lại thành phố. Tôi buồn quá, một tuần lễ tôi không gặp anh. Anh gọi điện thoại, tôi không nhấc máy. Anh nhắn tin, tôi không đọc. Anh đến nhà, tôi không mở cửa. Tôi gọi điện cho cha tuyên úy Thiếu nhi Thánh Thể xứ đoàn Thánh Tâm mà ngày trước tôi là một huynh trưởng và là một giáo lư viên. Tôi kể hết cho cha câu chuyện của tôi. Cha nói với tôi như đinh đóng cột, với một ḷng tin sắt đá:

    -Trong Thánh lễ chiều nay, cha sẽ cầu nguyện cho con. Nhưng con ‘’hăy đến cùng Giuse’’ v́ ‘’xưa nay không ai kêu cầu Cha mà vô hiệu’’.

    Không phải như, mà đúng là một phép lạ. Ngay tối hôm ấy tôi đang có ư định gọi điện về quê cho bố tôi mà chưa biết nói thế nào để xin bố thu xếp cho tôi lấy chồng theo diện hôn nhân khác đạo th́ chuông điện thoại reo. Tôi mở máy, số điện thoại bàn lạ hoắc măi dưới Kiên Giang:

    -D́ Út nè con. D́ đấu tranh kịch liệt mấy ngày trời liền, ổng mới nguôi ngoai. Phải giảng về chữ hiếu trong đạo ḿnh hết hơi cho ổng, phải cầu nguyện hết ḷng cùng Chúa, qua lời bầu chủ của mẹ Maria và thánh Giuse, ổng mới mở ḷng ra, cho thằng Hai theo đạo. Giờ th́ hai đứa thu xếp thời gian và công việc đưa nhau đi học giáo lư dự ṭng và giáo lư hôn nhân đi, nghe chưa ?

    * * *

    Chúng tôi gọi điện đến nhà thờ B thuộc quyền các cha ḍng Đ, một ḍng Giáo Hoàng, xin học giáo lư. Cha H niềm nở:

    -Rất vui ḷng. Mời anh chị đến trước 19 giờ chiều nay.

    Tan sở, chúng tôi không kịp ăn uống ǵ, vội vội vàng vàng xuất phát ngay từ lúc 18 giờ. Quăng đường chỉ hơn 3 cây số. Trời mưa tầm tă, lại kẹt xe, các phương tiện giao thông phải nhích từng tí một. Phải đến năm bảy lần đèn xanh đèn đỏ, chúng tôi mới qua được một ngă tư. Đến được nhà thờ th́ đă 19 giờ 15. Cha H đă lên lớp giảng bài. Một cha c̣n rất trẻ (tôi biết đó là một linh mục nhờ chiếc cổ cồn) trách chúng tôi tới trễ và đón chúng tôi bằng một nụ cười đùa cực kỳ vô tâm, vô t́nh và vô duyên:

    -Đạo nghĩa ǵ? Lại đạo vợ phải không?

    Tôi chợt nhớ đến câu ba anh nói hôm tôi về quê anh, tôi phản ứng như một con robot:

    -Thưa cha, cả tỷ người có vợ có chồng mà chẳng cần theo đạo. Nếu cha hạ thấp đạo Công Giáo xuống c̣n đạo vợ th́ chúng con xin đi về.

    Và chúng tôi đi về thật.

    Tuần sau, chúng tôi đến học giáo lư ở nhà thờ C, một nhà thờ nổi tiếng, do các cha cũng thuộc một ḍng Giáo hoàng đảm nhiệm. Cha phụ trách hùng biện quá. Lớp học rất sinh động. Lúc th́ im phăng phắc, lúc th́ sôi nổi hỏi và trả lời hoặc bàn luận hoặc cởi mở suy tư của ḿnh. Suốt mấy giờ học, anh chăm chú nghe giảng và tham gia mọi sinh hoạt, đến độ quên cả tôi ngồi bên. Tôi mừng lắm. Nhưng trên đường về, anh nói:

    -Các ông ấy bất măn hay sao ấy, nói về chính trị nhiều quá. Ḿnh đi học đạo chứ có phải học làm chính trị đâu. Phải t́m chỗ khác thôi.

    Tôi bất đồng với anh, muốn giải thích, thậm chí tranh luận với anh. Nhưng khi biết anh đă quyết định, tôi im lặng, không muốn để xảy ra bất ḥa.

    Tuần sau nữa, chúng tôi đến một nhà thờ nghèo, gần như vô danh ở ngoại thành. Phụ trách lớp giáo lư là một giáo dân khoảng lục tuần, người quắc thước, đeo cặp kính cận nặng độ. Ông chào đón chúng tôi theo kiểu miệt vườn Nam Bộ, như thể ông và chúng tôi có bà con, dây mơ rễ má với nhau từ lâu:

    -Tôi vui mừng chào đón anh chị. Anh thứ mấy? Thứ hai. Chị thứ mấy? Thứ út. Anh Hai, chị Út. Tôi thứ tư. Ḿnh kêu nhau bằng thứ cho tiện. Cám ơn anh Hai đă cho chúng tôi có cơ hội được dẫn dắt anh về với Chúa Giêsu Kitô và Hội Thánh Người. Cho tôi gởi lời cám ơn ba má anh, cùng gia đ́nh, đă rộng lượng cho anh đến với Chúa. Chúng ta vào lớp học…

    Hơn một năm sau, khi thời gian dự ṭng đă măn, anh được lănh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo, và chúng tôi trao ban bí tích hôn nhân cho nhau cùng một ngày 25/1, lễ kính thánh Phaolô trở lại. Tôi hết sức vui mừng v́ chúng tôi nên vợ thành chồng, và v́ anh đă là một Kitô hữu. Thêm vào đó, d́ dượng Út của anh, ba má anh, cùng họ hàng nội ngoại của anh cùng tham dự thánh lễ một cách trang trọng càng làm cho niềm vui của chúng tôi trọn vẹn hơn.

    * * *

    Mùa chay, tôi giục anh đi xưng tội, anh trả lời tỉnh bơ:

    -Anh không ăn gian nói dối, không cướp của giết người, không làm ǵ trái lương tâm, có tội ǵ đâu mà xưng?

    Tôi giật thót tim. Lạy Chúa tôi! Có vị thánh nào dám nói ḿnh vô tội trước mặt Chúa như anh vừa nói đâu. Nhưng tôi hiểu, anh nói rất chân thành, không hề ngạo mạn hay tự kiêu tự măn. Tôi bỏ hẳn một buổi chiều ngày nghỉ Thứ Bảy, dùng hết khả năng và hiểu biết của ḿnh (dù sao trước kia tôi đă từng là một giáo lư viên) diễn giải cho anh về tội. Nói hơi quá đáng, tôi giúp anh xét ḿnh luôn. Anh có vẻ đồng ư, nhưng lại nói tỉnh bơ:

    -Ừ th́ cứ cho là mỗi người đều ‘’phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót’’. Nhưng anh có biết xưng tội thế nào đâu?

    Tôi hiểu những điều anh học trong lớp giáo lư dự ṭng đă dần dà rơi rụng hết. Tôi lại mất thêm một buổi chiều Chúa Nhật để nói cho anh về bí tích ḥa giải.

    H́nh như việc tôi nói với anh hai buổi chiều liền làm anh tự ái. Biết tôi chẳng những không phiền hà mà c̣n vui ḷng nữa, anh bỏ ra hơn nửa tháng lương, lùng sục khắp nơi, khuân về một đống tài liệu, toàn kinh sách, báo chí Công Giáo, để ngổn ngang trên bàn làm việc của anh. Tôi đùa:

    -Chồng em tính làm luận án tiến sĩ Kinh Thánh, hay Giáo Luật đây. Nếu là chủ tịch hội đồng giám khảo, em sẽ chấm cho người sĩ sinh của em điểm tối danh dự.

    Anh cười:

    -Ít ra anh cũng phải học đạo để c̣n dạy vợ con chứ.

    Tôi cũng cười:

    -Dạy con th́ đúng rồi, nhưng một tân ṭng mà đ̣i dạy một nữ tín hữu bổn đạo gốc th́ không dễ đâu.

    * * *

    Ngày thằng cu Tí, con trai đầu ḷng của chúng tôi xưng tội rước lễ lần đầu, vợ chồng tôi mừng quá, làm mấy bàn tiệc ăn mừng. Khách mời tham dự đông đủ. Cha xứ, hội đồng mục vụ giáo xứ và ban điều hành khu đến chia vui với chúng tôi v́ thương chúng tôi là di dân và v́ chồng tôi là tân ṭng. Ông nội cháu vượt hơn 300 cây số từ quê lên. Ông bảo vợ chồng tôi:

    -Cháu nội tao là cháu ‘’đít nhôm’’ đó ngheng. Tụi bay không dưỡng dục nó nên người, tao không tha cho đâu.

    Bố tôi cũng từ dưới Cái Sắn lên, hỏi nhỏ:

    -Cuộc sống của các con ra sao? Ư bố muốn hỏi về thằng con rể tân ṭng của bố ấy mà.

    Tôi trả lời ngay, không cần đắn đo suy nghĩ:

    -Anh ấy rất tốt bụng, và có trách nhiệm. Con không đ̣i nài ǵ hơn nữa.

    Trong bữa ăn, ngoài những lời chào thăm xă giao, gần như anh không nói ǵ, cho đến khi cha xứ yêu câu anh phát biểu. Anh đứng lên, nắm chặt hai bàn tay, mím môi, hít sâu h́nh như để lấy can đảm. Anh khẽ khàng:

    -Vâng, con là một tân ṭng, con xin nói lên những suy nghĩ của con với tư cách một tân ṭng thôi. Con chắc rằng nhiều anh chị em tân ṭng cũng có mặc-cảm-tân-ṭng như con. Cái không cần (có khi c̣n vô h́nh chung tạo cho chúng con cảm tưởng bị kỳ thị) th́ được nhắc đến thường xuyên. Ở nhà vợ con gọi con là anh chồng tân ṭng; ông ngoại cháu Tí gọi con là chàng rể tân ṭng, cháu đi học giáo các giáo lư viên chú thích là cha: tân ṭng; giáo khu, giáo xứ gọi chúng con là gia đ́nh tân ṭng. Có khi chúng con c̣n được gọi là ‘’bổn đạo mới’’ nữa chứ. Muốn chứng tỏ ḿnh là một Kitô hữu trưởng thành, tham gia phục vụ giáo khu, giáo xứ khó quá. Chúng con không dám, mà có dám, cũng chẳng ai đề bạt, cắt cử, bầu chọn chỉ v́ chúng con là tân ṭng… Làm sao chúng con có thể ‘’tham gia và hiệp thông v́ sứ vụ trong tinh thần đồng trách nhiệm” được?

    Anh lấy tay áo lau mồ hôi trán:

    -Cái chúng con cần là giúp chúng con sống đạo th́ lại bị bỏ quên. Thật ra cuộc sống quá khó khăn, kiếm được đồng tiền sạch quá vất vả, ḍng chảy cơm áo gạo tiền cuốn hút chúng con đi. Những điều chúng con học được trong lớp giáo lư dự ṭng làm sao chúng con nhớ hết được? Con xin kể một thí dụ của chính con: Con không biết ‘’xưng tội lần đầu’’ thế nào, vợ con phải dạy con hai buổi chiều đấy.

    Mọi người cười rổn rang. Anh hài hước nói tiếp:

    -Nhưng những người chồng không được vợ dạy, những người vợ không được chồng dạy, hay những đôi cả vợ lẫn chồng đều là tân ṭng th́ sao? Rơ ràng sau khi chịu phép rửa, chúng con bị bỏ quên. Tại sao bề trên có những ủy ban hay ban mục vụ gia trưởng, hiền mẫu, thiếu nhi, giới trẻ, di dân… mà không có mục vụ tân ṭng? Hoặc có th́ có cũng như không? Tại sao mỗi năm chúng ta không tổ chức tĩnh tâm cho các tân ṭng ít là hai lần vào mùa chay và mùa vọng, giúp họ xưng tội rước lễ và giữ luật Hội Thánh? Tại sao anh chị em tân ṭng không có một ngày lễ bổn mạng để gặp gỡ, chia sẻ vui buồn và nhất là những khó khăn trong việc sống đạo? Về việc chọn thánh bổn mạng, con xin mạo muội xin tŕnh lên: chúng ta nên chọn lễ thánh Bảo Lộc Trở Lại, sau lần ngă xuống đất (Cv 9, 4) (Con không thích cụm từ ‘’ngă ngựa’’ v́ Kinh Thánh không hề nói ngài ngă ngựa, hay lừa, hay la, hay xe kéo, hay đi bộ). Con đề đạt chọn thánh Bảo Lộc v́ những lư do sau: 1/Đó là phiên âm Hán Việt rất quen thuộc tên của thánh Phaolô; 2/Dẫu sao, ngài đă từng là một tân ṭng; 3/Lại nữa, Bảo Lộc c̣n có nghĩa là lộc báu, là ơn phước cả, là hồng ân; 4/Ngoài ra, Bảo Lộc c̣n c̣n có nghĩa là bảo vệ mầm non, ở đây là mầm mống đức tin khi một người nhận được khi lănh bí tích rửa tội…

    Anh nói xong, cả pḥng tiệc im phăng phắc như chờ anh nói thêm. Anh cúi đầu chào. Sau đó là một tràng vỗ tay thật to, thật dài.

    Tôi sững sờ nh́n anh. Tôi cảm nhận được rằng: Hạt mầm đức tin được gieo vào linh hồn anh ngày anh lănh bí tích thanh tẩy đă đâm chồi nảy lộc, đă đơm hoa kết trái…, và ‘’trái đă chín rồi, tạ ơn Chúa, Chúa ơi’’- tôi thầm thĩ trong ḷng.

    Nguyễn Ngọc

    http://www.chuacuuthe.com/2014/06/trai-da-chin/

  9. #119
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thông Điệp Của Mẹ Maria Cho Việt Nam



  10. #120
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Những Bài Hát Hay Nhất Về Đức Mẹ Maria

    - MAI THIÊN VÂN





Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 11
    Last Post: 04-04-2012, 07:45 AM
  2. Bài Ca Dao Mẹ Ru (Đỗ Thu)
    By Tường Vân in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 08-08-2011, 12:31 AM
  3. Tấm Ḷng Của Mẹ - Đỗ B́nh
    By việtdươngnhân in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 16-05-2011, 10:30 PM
  4. Chuyện T́nh Đẹp Như Mơ : William & Kate
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 51
    Last Post: 10-05-2011, 10:20 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •