Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 15

Thread: KHÁNH LY và CHUYỆN CON ẾCH BỊ LUỘC

  1. #1
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,758

    KHÁNH LY và CHUYỆN CON ẾCH BỊ LUỘC




    Poster: Live concert Khánh Ly tại Hà Nội

    Mới đây có một bài viết của tác giả Trần Mộng Lâm với tựa đề : "Chiến thuật luộc ếch của VC", ông Trần Mộng Lâm đă dẫn chứng một thí nghiệm của Viện nghiên cứu Khoa Học John-Hopkin năm 1982 : người ta bỏ 1 con ếch vô nồi nước lạnh, nâng nhiệt độ lên rất chậm, 0.002 độ C mỗi giây, sau 2 giờ 30 phút, con ếch bị luộc chín mà không nhúc nhích ǵ, c̣n nếu nồi nước đang sôi mà bỏ con ếch vào, nó sẽ dẫy dụa và nhẩy ra ngoài.

    Thí nghiệm trên cho ta thấy con ếch bị luộc mà không biết ḿnh bị luộc, chết rất từ từ, từ đó ta mới giật ḿnh là những người Việt hải ngoại từ lâu, gần 40 năm nay, rất chậm răi, VC đă đặt nồi nước để luộc ḿnh mà ḿnh không biết. Bốn mươi năm, hẳn nồi nước đă sôi lắm rồi, tuy nhiên đại đa số không bị tác động bởi nồi nước sôi đó, họ coi chung quanh là một gịng suối mát và luôn chống lại bọn chúng, VC sốt ruột, thêm mồi lửa bằng nghị quyết này, nghị quyết nọ nhưng người ta vẫn vững như đồng.


    Tuy nhiên, cạnh đó cũng có những con ếch đă bị tác động của nồi nước sôi, bị luộc chín, chết mà không biết. Hồi mới ra đi, để được nước ngoài cho định cư, những con ếch đă phải tuyên thệ, làm giấy làm tờ rằng: tôi không thể sống với chế độ CS được, rằng tôi ở lại sẽ bị chúng cầm tù, sẽ bị đầy đoạ v.v...và v.v...Thời gian sau, cũng không lâu lắm, vài con ếch mon men về lại nơi xưa, nơi mà ếch thề bồi rằng tôi mà ở lại chúng sẽ giết tôi chết, những con cá hồi quay về chốn cũ để sinh con đẻ cái rồi chết, ít ra chúng yên tâm rằng chúng đă duy tŕ được ṇi giống, c̣n những con ếch này quay về chốn cũ để chết vô tích sự, phải chăng chúng đă bị nước sôi luộc chín ?!

    Những con ếch đó là những con ếch nào? trước tiên, toàn là những ếch ca sĩ, từ Elvis Phương, Giao Linh, Hương Lan tới Tuấn Ngọc, Khánh Hà...Quan niệm cổ hủ nói xướng ca vô loài, tôi không cùng quan niệm đó nhưng với tôi, trong bộ óc của những con ếch này chỉ chứa toàn bài ca, lời hát chứ không chứa quan điểm, thôi cũng được, ếch chỉ ồm ộp ca hát cho vui thôi chứ không nói nhăng, nói cuội, c̣n hơn những con ếch làm ḿnh ngỡ ngàng.

    Một loại ếch khác, bị luộc tới 2 lần, có ông vua chả gị đem bạc triệu về nước đầu tư, có ông BS về tim, đem tiền về xây clinic mổ tim, ông mở cơ sở bán điện thoại di động... rồi là ǵ, tất cả hối hả chạy trốn, chúng lột da ếch, đổ cho tội trốn thuế, thế là bỏ của chạỵ lấy người, hú hồn, bị luộc lần thứ hai, không tù là may.

    Nhưng xem ra những cái gương đó chưa làm người ta thức tỉnh, một loại ếch khác nữa thuộc loại ếch ông, ếch bà, ếch này trước đây được người đời có chút trọng vọng, bị luộc chết lột cả da, quay về VN tuyên bố vung vít như Nguyễn cao Kỳ, Phạm Duy... NCK được cả chồng lẫn vợ( dù đă thôi nhau), ếch Tuyết Mai về kinh doanh tiệm phở, thỉnh thoảng mặc áo da bó sát người, ưỡn ẹo hát như ḿnh hăy c̣n tuổi teen, phát tởm. Mấy con ếch này có đầu óc chứ không như mấy ếch ca sĩ kia nhưng bị nước sôi luộc, óc nó trôi tuột xuống dưới đít, xỉa xói lại đồng bào hải ngoại, cuối cùng được ǵ ? lúc chết trơ mắt ếch, không nhắm lại được. Chúng không biết rằng chúng đă giúp CS thực hiện được nghị quyết 36 và chống lại đồng bào hải ngoại trong công cuộc tố cáo bọn VC vi phạm nhân quyền.

    Trong ca sĩ hải ngoại, có những người vững vàng như tượng đồng, đáng cho ta thán phục, không ngả nghiêng với nưóc sôi( cầu mong cứ như vậy đi), một ca sĩ khác, trước cứ nghĩ cũng là một tượng đài nhưng cuối cùng rồi cũng bị nồi nước sôi luộc chín, đó là Khánh Ly, sở dĩ tôi gọi KL là tượng đài v́ trước đây, trong những sinh hoạt cộng đồng, KL luôn có mặt, các đại nhạc hội Cám ơn Anh không bao giờ vắng mặt.

    9 tháng 5 này, KL sẽ có buổi tŕnh diễn tại Hà Nội mà người ta ước đoán cát xê trả cho KL khoảng 100 ngàn đô la ! Một trăm ngàn đô la nghe bà già 70 tuổi hát, theo nhạc sĩ Tuấn Khanh là: vé 3,4 triệu để nghe 1 bà già phều phào. Cách nay 1,2 năm, KL qua Uc, tôi có đi nghe và nghĩ sao KL không nghỉ hưu đi nhỉ ? quả thực hôm đó KL phều phào thực, nhất là tôi thấy h́nh như KL mới gắn bộ răng giả, tiếng nói c̣n ngọng ngịu, đành rằng bà ấy vang danh 1 thời, nhưng 1 thời chứ không phải măi măi.

    Việc KL được về VN ca hát, chưa hẳn chúng trân trọng, thèm nghe lại giọng hát của bà ta, huyền thoại c̣n vọng lại nhưng là của thời nào cơ, chứ c̣n bây giờ 70 rồi, chúng cho KL về mục đích một công 2 việc : 1) cho cộng đồng Hải Ngoại lại thêm một phen ồn ào, kẻ chống , người bênh, gấu ó nhau như lúc Phạm Duy về VN. 2) để thế giới thấy là chúng rất tự do, dân chủ.

    Thôi th́ KL về th́ mặc bà ta, như chúng ta cũng đă từng mặc NCK, PD...Diều ước mong là tuyệt đại đa số c̣n lại sẽ chẳng chút ǵ ảnh hưởng bởi cái nồi nước sôi đó, như ngày 30-4 này, chúng ta vẫn kéo tới cái lô cốt ở Canberra mà tố cáo với thế giới về sự tàn ác của chế độ đó với người dân trong nước cũng như không có nhân quyền ở VN.

    TRẦN NHƯ XUYÊN

    * Source: http://hoiquanphidung.com/showthread...3;-luộc-!
    Last edited by Sydney; 04-05-2014 at 08:13 AM.

  2. #2
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,758

    Khánh Ly Và “Những Con Ếch Luộc Việt Kiều”

    Ngày 24 tháng 4 năm 2014

    H,

    Tuần qua, Giáo Già nhận đươc một Email từ trong nước cho hay: “Sau nhiều lần chuẩn bị rồi bị thay đổi vào giờ cuối, cuối cùng danh ca Khánh Ly cũng sẽ về nước và có đêm diễn tại Hà Nội với chủ để “Live concert Khánh Ly” vào đêm 9/5/2014 tới tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội”. Email cũng kèm theo poster [đính kèm] và cho biết thêm:

    “Theo thông tin mới nhận được sáng nay (10.4), đơn vị tổ chức đêm nhạc Live concert Khánh Ly, pḥng trà Đồng Dao đă chính thức được các cơ quan Quản lư Văn hóa, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Cục Nghệ thuật biểu diễn đă đồng ư để nữ danh ca Khánh Ly được tổ chức 1 đêm nhạc duy nhất vào ngày 9.5.2014 tại Trung tâm hội nghị Quốc gia, Hà Nội”.

    Đọc email và nh́n Khánh Ly in trên poster bất chợt Giáo Già nghe như văng vẳng đâu đây giọng Khánh Ly hát:

    “Ai trở về xứ Việt, nhắn giùm tôi người ấy ở trong tù, nghe đâu đây vang giọng hờn rên xiết…”

    Giáo Già chợt nghĩ không biết trước đây, qua giọng hát của ḿnh, Khánh Ly có thật muốn “nhờ ai đó trở về xứ Việt” để nhắn giùm “người ấy ở trong tù”; bất kể người ấy là ai? Bây giờ Khánh Ly đích thân về có muốn gặp người nào ở trong tù hay không? Và đôi tai của Khánh Ly có nghe đâu đó “giọng ai hờn rên xiết”? Chắc chắn là không! V́ Khánh Ly bây giờ không c̣n là Khánh ly của ngày trước nữa…

    Từ Khánh Ly, Giáo Già chợt nhớ tới Thúy Nga Paris, nhớ tới bài viết của Hai Nga Diep, ngày 21/7/2013, Giáo Già cũng nhận được qua Email, theo đó tác giả cho biết (nguyên văn):

    “Vào ngày Thứ Bảy ngày 6 tháng Bảy [2013], tôi đến Las Vegas để lần đầu tiên đi xem live chương tŕnh ca nhạc Thúy Nga kỷ niệm 30 năm hoạt động… Tôi đă bỏ về giữa chừng chỉ sau khi chương tŕnh Thúy Nga 30 năm kéo dài hơn một nữa! Sau màn kịch hài, tôi quyết định ra khỏi rạp mà không hề luyến tiếc… Tôi cảm thấy hụt hẫng… Cho đến lúc tôi bước ra khỏi rạp, tôi không hề thấy có một nội dung nào của chương tŕnh ca nhạc này là đặc biệt để dành riêng cho sinh nhật Thúy Nga Paris 30 tuổi. Những bài nhạc t́nh dễ dăi, vô thưởng vô phạt, cũng giống na ná như những chương tŕnh Thúy Nga trước. Không có nội dung nào về quê hương, dân tộc. Không có nội dung nào về những chặng đường lưu vong của người Việt, vốn là chỗ dựa về cả tinh thần và tài chính cho trung tâm Thúy Nga kể từ những ngày đầu thành lập cho đến nay…

    Nội dung chương tŕnh ca nhạc Thúy Nga 30 năm này rất giống với các show ca nhạc đang được tŕnh diễn ở Sài G̣n, Hà Nội ngày nay, trong các nhà hàng, pḥng trà, sân khấu ca nhạc trong nước. Một thứ âm nhạc thiếu cá tính, chạy theo thị hiếu dễ dăi của người nghe. Và đặc biệt hơn cả, đó là những bài nhạc có nội dung phi chính trị, không có tính xă hội, thời sự, né tránh các nội dung vốn “nhạy cảm” trong nước hiện nay như ḷng tự hào dân tộc, ḷng yêu nước, sự trăn trở về quê hương, tương lai tuổi trẻ… Đó là nội dung của một nền văn hóa bị kiểm duyệt gắt gao, chỉ được hát những ǵ mà nhà nước Việt Nam cho hát… Một trong ba nhà tài trợ lớn có tên Lụa Thái Tuấn, một nhà sản xuất trong nước Việt Nam. Một trong những nhà tài trợ $1,000 trong mục “đố vui có thưởng” là Nguyễn Kim, công ty chuyên bán hàng kim khí điện máy ở Việt Nam, và thị trường chỉ nằm ở Việt Nam mà không có ở hải ngoại… Đă có những thỏa thuận nào giữa trung tâm Thúy Nga và các tập đoàn tư sản đỏ trong nước đang nắm ngành kinh doanh văn hóa béo bở?...”

    Đồng thời, Giáo Già cũng nhớ lại bức thư đề ngày 17/5/2011 của Dược sĩ Nguyễn Thị Yến Tuyết; Chủ tịch Hội Phụ Nữ Tự Do tại NSW- Australia (VWA); gởi ông Nguyễn Ngọc Ngạn; cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên; cô Marie Tô; ông Paul Huỳnh; giám đốc Thúy Nga, Paris By Night, về việc “Tŕnh Diễn của các nghệ sĩ tại Việt Nam trong thời điểm của Tháng Tư Quốc Hận”. Theo đó, cô Yến Tuyết cho biết (xin trích nguyên văn):

    “…Chuyến đi Việt Nam vừa qua của tôi đă ghi lại cho tôi một ấn tượng không mấy ǵ là trong sáng đối với một số nghệ sĩ Việt Nam đang ở đất nước Tự Do như Hoa Kỳ… Khoảng cuối tháng Tư là tháng mà người Việt hải ngoại của chúng ta lấy đó là thời gian đau buồn và thất vọng, là thời gian của Quốc Hận, th́ cộng sản Việt Nam đă cho là chiến thắng và liên hoan. Nên khi tôi nh́n thấy h́nh ảnh của một vài nghệ sĩ quen thuộc của Paris By Night treo phất phơ giữa đường phố chính của Đà Nẵng, to lớn và rạng rỡ dọc theo hai bên đường, cùng chung vai với những biểu ngữ chuẩn bị cho những ngày liên hoan ăn mừng của họ th́ tôi đă sững sờ, hụt hẫng và đau xót cho cả một cộng đồng người Việt Tự Do tại khắp nơi trên thế giới!...

    Tôi đă ngẩn ngơ đứng nh́n h́nh ảnh của Chí Tài và Thanh Hà thật trong sáng và rơ ràng, h́nh chân dung treo đứng bên những cột cờ dọc bên con đường chính của Đà Nẵng. Hai khuôn mặt quen thuộc của Paris By Night to lớn, thêm Dương Triệu Vũ trong tờ quảng cáo nho nhỏ của một hộp đêm và không biết c̣n ai nữa không v́ tôi cũng không theo dơi rơ lắm những khuôn mặt mới đă làm tôi buồn đau điếng v́ không ngờ những nghệ sĩ này lại vô t́nh và dửng dưng với cộng đồng người Việt Tự Do như vậy!... Đă biết là họ có quyền tự do của họ để tŕnh diễn ở bất cứ nơi đâu nhưng tôi thiết nghĩ đă là một người Việt mang danh nghĩa tỵ nạn chính trị, tỵ nạn cộng sản và đă lao đao trên chuyến đường vượt biển t́m tự do, đă từng khó nhọc trong các trại tỵ nạn th́ họ không thể nào vô t́nh và vô ư thức để có thể trở về Việt Nam trong khoảng thời gian 30 tháng Tư để tŕnh diễn như một đóng góp cho công cuộc liên hoan của cộng sản!...

    Những hành động vô ư thức này đă là một cái tát tai thật phũ phàng cho người Việt Tự Do tại hải ngoại. Sự tham gia chương tŕnh liên hoan của các nghệ sĩ này đă làm một tṛ cười cho đám cộng sản Hà Hội v́ rơ ràng là họ đă công nhận chiến thắng của cộng sản chứ không phải đă ngậm ngùi buồn thương cho một Quốc Hận của người Việt Nam Cộng Hoà!!!... oái oăm thay, khi về Saigon vài ngày sau tôi t́nh cờ ngồi xem chương tŕnh Lam Phương mới nhất của Paris By Night th́ lại thấy chính cô ca sĩ Thanh Hà đă nói là ḿnh xuất thân từ trại tỵ nạn nào đó! Quả là mâu thuẫn! Cô ấy đă quên béng cái lư do tại sao cô ấy đă phải là người tỵ nạn rồi! Cô ấy đă quên hẳn tại sao cô ấy đang là một người Việt Nam gốc Mỹ!...”

    ừ tin tức Khánh Ly về hát ở VN và tấm poster nêu trên, dư luận dấy lên nhũng phẫn nộ nhắm vào Khánh Ly, cho rằng Khánh Ly đă phản bội khán giả từng mến mộ cô. Phải chăng v́ vậy mà “ai đó” đă lập tức tung ra cái gọi là “Đêm Nhớ Về SàiG̣n”, sẽ tổ chức tại San Jose, vào đúng ngày 30/4/2014, với lời quảng cáo ghi rơ “Khánh Ly với Đêm Nhớ Về Sài G̣n vào ngày Thứ Tư 30/4/2014 được chụp lại trong Diễn Đàn Mẫu Tâm”

    (http://mautam.net/forum/viewtopic.ph...e192b51d89c89a)

    Sự xuất hiện của Khánh Ly trong “Đêm Nhớ Về Sài G̣n vào ngày Thứ Tư 30/4/2014” [h́nh poster đính kèm] không biết có góp phần “chửa cháy” được ngọn lửa đă đốt cháy Khánh Ly v́ sự xuất hiện của ca nhi về chiều này ở “Live concert Khánh Ly” vào đêm 9/5/2014 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội”.

    Nhưng, cho dầu thế nào “Khánh Ly cũng đă là con ếch bị luộc” theo chiến thuật “luộc ếch” được Việt cộng từng bước thực hiện trong suốt ba thập niên qua.

    Để hiểu rơ chiến thuật luộc ếch, Giáo Già xin trích lại đây một đoạn trong bài viết của Trần Mộng Lâm mà Giáo Già nhận được qua email, như sau:

    “Năm 1996, Daniel Quinn viết cuốn sách có tên là Truyện của B (The Story of B) nói về lịch sử nhân loại trong đó ông dành riêng một chương để viết về con ếch, với những ḍng như sau: Nếu ta bỏ một con ếch vào một nồi nước sôi, th́ con ếch sẽ dẫy dụa và nhẩy ngay ra khỏi nồi nước. Nhưng nếu ta bỏ ếch vào nồi nước lạnh, để ếch nằm trong đó, rồi từ từ nâng nhiệt độ lên, th́ ếch ngồi trong đó thoải mái cho đến khi bị luộc chín lúc nào không biết…

    … Câu chuyện bắt nguồn từ một tài liệu xuất hiện năm 1987 ghi lại một cuộc thí nghiệm tại Institut John-Hopkins năm 1982 : Một con ếch bị bỏ trong một nồi nước lạnh, sau đó người ta nâng nhiệt độ lên một cách rất chậm, chỉ 0,002 độ C mỗi giây. Sau 2 giờ 30 phút, con ếch bị luộc chín mà không nhúc nhích ǵ.

    Câu chuyện lư thú nói trên khiến người ta liên tưởng đến hoàn cảnh nước Việt Nam ta, với tà quyền CS trong nước, và khối người Việt Hải Ngoại.

    Vào đầu thập niên 1980, những người Việt định cư tại nước ngoài căm thù CS đến thâm gan, tím cật. Ai nói đến CS, là người ta chống đối mănh liệt. Rồi ngày tháng qua đi, CS th́ vẫn thi hành một chính sách độc tài, độc đảng như cũ, vẫn hà hiếp, bóc lột người trong nước như xưa, nhưng người tỵ nạn th́ không phải tiếp xúc trực tiếp với những cán bộ ác ôn hàng ngày. Mối hận thù cũng không thể quên, nhưng cường độ một ngày một giảm đi. Hơn nữa, sau một thời gian dài cần cù làm ăn, người tỵ nạn đă có của ăn, của để, họ nghĩ đến việc trở về cố hương, để trước là thăm nơi quê cha đất tổ, nhưng cũng có phần để lên mặt với đời.

    Mới đầu, số người về rất ít, sau càng ngày càng nhiều, nhất là vào các dịp Tết. Rồi Ông Nguyễn Cao Kỳ, Rồi ông Phạm Duy, rồi các ca sỹ nổi tiếng, ngày nào lếch thếch nơi Mă Lai. Hồng Kông, hay Thái Lan, Nam Dương, trong các trại tỵ nạn, nay áo quần diêm dúa, môi son đỏ choét, về lại cố hương, để có được “hạnh phúc hát trước đồng bào”, làm như ḷng yêu nước của họ to hơn số đô la chứa trong các phong b́ mà họ nhận được sau những buổi tŕnh diễn cuối đời.

    Ngày nào, khi Đàm Vĩnh Hưng qua hát, người ta bảo nhau đi phản đối, tay cầm cờ vàng, miệng hô đả đảo. Ngày nay, Nguyễn Thanh Sơn, người quan trọng gấp mấy lần Đàm Vĩnh Hưng, đi Mỹ, đi Canada, chẳng ai thèm đặt vấn đề, lại c̣n bắt tay, phỏng vấn xỳ xèo.

    Việc này, thực đâu có ǵ lạ, mà phải la làng. Chỉ là một trong muôn ngàn thí dụ của ‘boiling frog syndrome’.” [Xin xem bức biếm họa của Babui trích từ http://www.danchimviet.info/ ngày 17/4/2014].

    Bên cạnh bài viết của Trần Mộng Lâm, Giáo Già cũng nhận được bài viết của Trần Khải nói về hiện tượng “Nước Ấm Luộc Ếch” có đoạn như sau (xin trích nguyên văn):

    “…chiến lược này trong sách Tàu đă nói từ xa xưa rồi: độc chiêu ‘Nước ấm luộc ếch.’ Truyện Tàu tưạ đề ‘Vũ Nghịch Càn Khôn’ của tác giả Chúc Long Ngữ, …kể rằng:

    “Tôn Long Vũ Thần tự hỏi, trong đầu lập tức hiện ra chuyện mà trước đây hắn từng gặp qua, đó là một con ếch bị vứt vào trong nồi nước đang sôi, tiềm lực của ếch bạo phát, thoáng một cái đă nhảy ra ngoài, người nó chỉ bị thương một chút mà thôi, chứ không nguy hiểm đến tính mạng. Cũng là con ếch đó, nhưng để trong nồi nước ấm, rồi tăng nhiệt độ từ từ, ếch sẽ không phát giác ra điều ǵ, đến khi nước sôi, th́ nó mới cảnh tỉnh ra, đến lúc này nó đă không c̣n có năng lượng để nhảy ra nữa rồi, chỉ có thể chịu chết trong nồi nước sôi mà thôi. Câu chuyện này có tên gọi là nước ấm luộc ếch…”(hết trích)

    Trở lại thực tế VN, trong lúc ‘CSVN luột ếch Việt kiều” th́ “Trung cộng cũng luộc ếch Việt cộng” với dă tâm đô hộ Việt Nam không kém phần hiệu nghiệm. Xin được trích bài của cựu Thiếu tướng VC Nguyễn Trọng Vĩnh [xem h́nh], nguyên Đại sứ CSVN tại Trung cộng từ năm 1974 tới năm 1987, có tên “CHÚNG TA ĐANG MẤT NƯỚC TỪNG PHẦN VÀO TAY GIỚI CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC” đăng trên http://www.boxitvn.net/ ngày 17/4/2014, nguyên văn:

    “…chúng ta đương mất nước từng phần vào tay những nhà cầm quyền TQ, và sẽ mất nữa:

    Trước đây họ đă mua được hàng ngàn hecta rừng biên giới, một đoạn băi biển Đà Nẵng, người Việt Nam không ai vào được…

    Vài năm gần đây, họ đổ tiền vào đầu tư bất động sản, địa ốc, những nơi ấy họ đă xây nhà hay chưa cũng là lănh địa của họ rồi.

    Họ chi 40 triệu đôla mua hơn 6 triệu cổ phiếu của Công ty Vinacafe Biên Ḥa, trở thành cổ đông lớn thứ 2 của công ty. Họ tăng cường mua cổ phần của nhiều công ty nước ta, đến một lúc họ mua được 51% cổ phần, sẽ biến thành công ty của TQ, những mảnh đất mà các công ty này tọa lạc sẽ nghiễm nhiên trở thành đất của TQ.

    Tập đoàn Yulun, Giang Tô xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm tại Vụ Bản, Nam Định chiếm 80.000 m2 đất. Lấy Tập đoàn dệt may Việt Nam làm b́nh phong, TQ dự kiến xây dựng nhà máy dệt tại huyện Nghĩa Hưng chiếm diện tích khoảng 1.500 ha.

    Một người dân Kỳ Anh nói: “Người TQ hầu như đă làm chủ thực tế huyện Kỳ Anh”.

    Họ xây dựng tường cao tốc dọc phía Đông đường quốc lộ suốt từ Kỳ Anh qua Cẩm Xuyên đến chân Đèo Ngang, phía trong bức tường ra biển, họ làm ǵ trong đó không ai biết được.

    Họ thuê cảng Cửa Việt (Quảng Trị). Họ được Đài Loan nhượng dự án khu kinh tế Formosa bao gồm cả cảng Vũng Áng chiếm một diện tích rất rộng, riêng cảng là 3.300 ha. Cảng Vũng Áng là điểm cực kỳ xung yếu, nó là yết hầu của miền Trung, TQ làm chủ, khi họ trở mặt, họ có thể khống chế đường giao thông của ta cả trên bộ lẫn trên biển, chia cắt nước ta làm 2 phần. Cửa Việt và Vũng Áng, họ cấm người ra vào, có thể họ đương xây dựng thành căn cứ quân sự.

    Tóm lại, những nơi mà TQ thuê, mua, đầu tư đă trở thành lănh địa của TQ. Người Việt Nam, công an, chính quyền địa phương không được vào, ngay cả công trường nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân do TQ thầu đương xây dựng, phó giám đốc công an tỉnh B́nh Thuận cũng không được vào. Thế là tất cả những nơi nói trên, ta mất chủ quyền, chẳng phải là mất nước từng phần là ǵ?

    Những nơi TQ thuê, mua, đầu tư họ đều đưa người của họ sang làm. TQ trúng thầu 90% công tŕnh trọng điểm của nước ta. Bằng nhiều thủ đoạn, bất chấp luật pháp của nước ta, họ đưa ồ ạt lao động phổ thông vào. Thế là họ vừa thực hiện được mục đích di dân vừa bố trí được đội quân thứ 5 hàng vạn người rải khắp nước ta. Rất nhiều người trong số họ lấy vợ Việt Nam, sau thời hạn 50, 70 năm sẽ có hàng trăm “làng TQ” trong nước ta.

    Cứ đà này, sớm muộn nước ta sẽ trở thành “thuộc quốc” hoặc “thuộc địa kiểu mới” của chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Đại Hán!..

    Phải nói thẳng ra đây là trách nhiệm của các cấp nắm quyền của ta từ dưới lên trên.

    Hoặc do mê muội bởi “16 chữ, 4 tốt”, “cùng ư thức hệ”, mà không thấy được giới cầm quyền TQ miệng th́ nói “hữu nghị”, nhưng hành động th́ ác độc, đầu óc th́ thâm hiểm, nên tạo cho họ mọi sự dễ dàng. Làm ǵ có “cùng chung ư thức hệ”? Từ khi Đặng Tiểu B́nh nói: “Mèo trắng, mèo đen, mèo nào bắt được chuột là mèo tốt” th́ họ đă đi theo con đường TBCN rồi, dù vẫn nêu xây dựng CNXH đặc sắc TQ. C̣n ở nước ta, tuy tên nước vẫn là XHCN, nhưng trong nội dung có ǵ là XHCN đâu?!

    Hoặc do không tiếp thu được ư chí quật cường của cha ông, nên tự ty, tự cho ḿnh là nước nhỏ, quân yếu, nhân nhượng họ cho yên, vẫn giữ được quyền, được ghế.

    Hoặc quá sợ họ đánh, nên họ đề xuất ǵ, yêu cầu ǵ đều chấp nhận; họ sai trái, vi phạm luật pháp của ta, không dám xử lư.

    Hoặc có vị “ăn xôi chùa ngọng miệng”, quyền kư th́ kư, quyền bỏ qua th́ bỏ qua, để mặc họ muốn ǵ cũng được.

    Hoặc chỉ thấy tiền, cho thuê, bán, cho đầu tư, cấp dự án, th́ được tiền, tiền cho ngân sách đồng thời cho cả cá nhân, cho nhóm lợi ích, bất chấp sự nguy hại cho đất nước, đúng là “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”…

    Tôi rất tâm dắc với suy nghĩ của bạn Hoàng Mai về con đường cao tốc Lào Cai – Hà Nội, cho rằng: “Mục đích trước mắt của tuyến đường này là để hàng hóa TQ xâm nhập Việt Nam một cách nhanh hơn, rẻ hơn, qua đó nhằm bóp chết nền sản xuất của Việt Nam, cũng là để vơ vét tài nguyên của Việt Nam một cách nhanh hơn…”.

    Tôi nghĩ, đến một thời cơ nào đó, TQ xuất quân đánh ta th́ chính con đường cao tốc này cho phép bộ đội cơ giới của họ tiến rất nhanh đến Hà Nội. Từ xưa đến nay, các thế hệ cầm quyền TQ chưa bao giờ từ bỏ ư đồ thôn tính nước ta và tiến xuống bá chiếm Đông Nam Á...” (hết trích).

    Con “ếch luộc Khánh Ly” và những con “ếch luộc Việt kiều”, bên cạnh những con “ếch luộc Việt cộng”; được tŕnh bày trong mùa Quốc Hận 30 tháng 4 có thể khiến dư luận lo lắng nhiều về tương lai dân tộc Việt Nam sẽ bị luộc như thế; nhưng nh́n kỹ th́ “như vậy” chớ “đâu có phải vậy”; v́ cho tới nay, mặc dầu chưa có thống kê rơ ràng; chưa có ai dám nói hầu hết Việt kiều đă bị luộc.

    Thật vậy, với con số 4 triệu rưỡi người hải ngoại, theo cách nói của Nguyễn Thanh Sơn; hay ít ra cũng hơn 3 triệu người ở hải ngoại, như con số vẫn được nhiều người dùng lâu nay; th́ con số mấy chục ngàn người, mấy trăm ngàn người, thậm chỉ cả triệu người, được nói là về VN hằng năm, th́ đâu có ǵ chắc chắn tất cả họ đều bị luộc.

    Trong khi đó, các cấp lănh đạo VC công du hải ngoại; ngay cả Nguyễn Thanh Sơn, một Thứ trưởng Ngoại giao, kẻ chịu trách nhiệm điều hành cái gọi là Nghị quyết 36, vừa mới đi Canada, đi Mỹ…; có ai dám trực diện đương đầu với người Việt hải ngoại, có bao nhiêu người trong số họ, số nhiều hay số ít, đă bị luộc. Đặc biệt, có ai dám nói có bao nhiêu cán bộ đi công tác hay “tham quan” hải ngoại; các du sinh, cho dầu là “con ông cháu cha”, là con của tư bản đỏ hay là sinh viên học sinh ưu tú được học bổng xuất ngoại; đă bị nếp sống tự do ở các nơi chúng đến luộc chúng, khiến chúng t́m cách ở lại hợp pháp, hay “mánh mung”, thậm chí làm cả chuyện bất hợp pháp như làm giấy tờ giả… để lưu cư, để xin nhập tịch Mỹ, nhập tịch Canada, Pháp, Úc…

    Do vậy, nếu Khánh Ly có bị luộc, có bị làm con ếch luộc; th́ cứ để người “thương nữ bất tri vong quốc hận” này chịu chung thân phận của những con ếch luộc Việt kiều. Thôi, hăy quên đi h́nh ảnh chiếc áo dài in dậm lá cờ Quốc gia VN nền vàng ba sọc đỏ cô nàng mặc ngày nào khi tŕnh diễn trên sân khấu hải ngoại [xem h́nh đính kèm]; cho dầu có ai giúp cô nàng chửa cháy được hay không.

    Hẹn con thư sau,
    Giáo Già

    * Source: http://vietvungvinh.com/2013/index.p...-hoi&Itemid=82

  3. #3
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,758

    Khánh Ly: Đói ăn vụng, túng làm càn ! (để tùy mỗi người nhận định...)‏

    Khánh Ly sẽ về Hà Nội diễn một đêm "Live concert Khánh Ly" vào tối ngày 9.5 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

    Ư chí của con người không ai nói trước được là lúc nào sẽ bị 'găy'. Trong tiếng... Anh có chữ 'break you down', đồng nghĩ với chữ 'găy'.Khi một người bị bắt vào tù, bị tra khảo, bị hành hạ xác thịt, đau đớn đến nổi, có lúc phải 'nhận tội' bừa để sống c̣n.

    Khánh Ly tuy không bị hành hạ, không đau đớn về xác thịt, nhưng bà ta bị thiếu tiền, bị nợ ngập đầu. Khánh Ly cũng như nhiều ca sĩ khác ham mê cờ bạc, đỏ đen đến cháy túi, và hiện nay nợ nần không thể trả nổi.

    Nhiều người cho rằng Khánh Lư là một Icon cho một thời nhạc Vàng Trịnh Công Sơn, v́ vậy cô ta không nên về Việt Nam để hát, nếu KL về VN hát tức là phản bội lại Cộng Đồng...

    Nếu ai chưa từng NGHÈO, th́ khó ḷng hiểu nổi tâm trạng của một người cháy túi như thế nào. Những năm tháng đi du học bên Mỹ, Thùy Trang đă lâm vào cảnh nghèo. Nghèo đến nổi nhiều lúc phải lật cái ghế sa lông lên xem, may ra kiếm được vài đồng tiền cắc rơi rớt, để lượm đi xe buưt. Có những lần xe gần hết xăng mà ḷng cứ phập pḥng v́ không có tiền để đổ.

    Sống ở Mỹ th́ không ai đói, v́ đi xin đồ ăn tại các nơi xă hội vẫn được. Họ luôn để bánh ḿ không và một vài món đồ hộp khó ăn. Mỗi tháng đi xin th́ cũng được cho 2 bịt, nên nói chung là chữ NGHÈO ở Mỹ chỉ là nợ nần không có tiền trả, chứ không phải là đói.

    Các bạn biết, lúc c̣n học sinh, có lần Thùy Trang mượn nợ Credit Cards lên tới 10.000 USD. Mỗi tháng trả tiền lời không đă là 600 USD rồi. Không chịu thấu v́ mỗi tháng nó tới rất nhanh là phải vội vă kiếm tiền để trả. Cho tới lúc đi làm, sau khi trả hết nợ, quá sợ hăi, cắt bỏ hết những tấm thẻ nầy.

    Nữ ca sĩ của một thời vàng son trước năm 1975, bây giờ đă 70 tuổi. Nếu nói Khánh Ly mới về hát cho Việt Cộng trong dịp 40 năm ngày Quốc Hận th́ chưa đúng lắm. Năm 2011, trong dịp Tết Nguyên Đán, Khánh Lư đă cùng Nguyễn Cao Kỳ Duyên, Tô Văn Lai có mặt tại một Ballroom ở San Francisco để hát mừng Đảng , mừng Xuân cho Lănh Sự Quán CSVN tại đây tổ chức.

    Ngay 26/9/2012, trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC, Khánh Ly tuyên bố là:

    "AI CHỐNG TÔI VỀ HÁT Ở VN LÀ CỰC ĐOAN!" và Khánh Ly nhận định về cái tính ưa chống đối là cái tính của người VN, cô nhận định:

    "Có nhiều người nói với tôi đó là cái Việt Nam tính. Nhưng tôi lại thấy không chịu cái chữ Việt Nam tính đó. Bởi v́ không phải người nào cũng như thế. Có những người rất hiểu biết và coi đó là chuyện b́nh thường."

    Nếu người sống gần Khánh Ly th́ biết ca sĩ nầy là chuyên viên lẹo lưỡi, nói chuyện xấc sượt và hỗn láo. Nếu nh́n Khanh Ly là một Icon của thời trước năm 1975 th́ nhiều người sẽ cảm thấy xúc phạm khi Khánh Ly PHẢN BỘI lại Cộng Đồng NVQG.

    Thùy Trang luôn có cái nh́n lạc quan, v́ vậy ḿnh đă xem Khánh Ly đă chết từ năm 2011, lúc đến San Francisco để hát cho Lănh Sự Quán CSVN. Khánh Ly hôm nay, không phải là của hôm qua, không phải là kỷ niệm của một thời nữa.

    Nếu chúng ta không có ai RẢNH để mà góp tiền cho bà Khánh Ly trả nợ, th́ cứ để cho bà ấy về Việt Nam kiếm tiền. Cũng nhờ vào Việt Cộng giỏi tuyên truyền nên nhà Sản mới cho Khánh Ly về hát trong dịp 30-4 nầy, ngược lại Khánh Ly cũng lợi dụng sự tuyên truyền đó để kiếm tiền về Mỹ trả nợ.

    Nghèo không có tiền, nhiều người phải bán thận, bán vợ, bán con... Khánh Ly đem lương tâm, chính nghĩa đi bán cũng không có ǵ làm lạ.

    Nguyễn Thùy Trang

    *Ghi Chú: có vài nhận định
    C̣n nhớ rất rơ, cách đây chỉ vài năm thôi, KL vẫn huênh hoang: Cát sê 2 triệu đô tôi cũng không về.

    Vậy mới thấy cái lưỡi không xương.

    Dù sao th́ chuyện này cũng chẳng có ǵ đáng để đề cập, chỉ cho thấy cái con người thật của KL mà thôi.

    ---------

    Chỉ v́ cái tội si mê "cờ bạc" mà chết! 99% ca sĩ đều vướng vào cái tội này. Tất cả ca sĩ nước ng̣ai về đây cũng nợ nầng ngập đầu. Khổ!!!
    Ca sĩ trong nước muốn có tiếng, xe hơi nhà lầu (giả tạm!) th́ phải bợ, bợ nhiều thứ! Rồi đến khi không c̣n chỗ bợ th́ cũng tiêu!

    -----------

    * Source: http://hoiquanphidung.com/showthread...26%237897%3Bc-

  4. #4
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Chiến thuật vừa đánh vừa đàm, đàm xong th́ xé tờ giấy hoà đàm cũng nằm trong Chiến thuật luộc ếch chính từ từ đó sao ? Hiệp định Paris 1973 chính là vết dầu loan từ từ kiểu luộc chính rồi đó .Chỉ có cái đám ếch Nixon & kissinger ngu ngu chả thấy c̣n khoái chí tự nguyện chui vào nồi thôi .


    Tụi Mỹ cũng bị tụi VC luộc từ ngày mở bang giao HHHG đến nay rồi nhưng con ếch Mỹ thông minh hơn biết thế nào nước đến giới hạn sôi từ từ (hỏng thèm cho ḿnh mướn căn cứ Cam Ranh củ) liền nhảy ra khỏi nồi nước khi thấy nuớc bất đầu tăng đến sự sôi

    Bây giờ tụi Mỹ nghiệm lại rằng "cựu thù" vẩn hoàn lại "c̣n thù" dù VC ca bài HHHG kiêủ luộc chính từ từ .Thôi đành trở về với bạn bè năm xưa của ḿnh từng đi thực dân, đó là nước Phi, tạm cho Mỹ có căn cứ quân sự kế bên hàng xóm cái Cam Ranh mà chúng đă từng xây dựng trong quá khứ .

    Sau khi vào miền Nam tụi VC cũng giở tṛ "10 ngày học tâp thôi" , đó chính là dạng luộc từ từ con Ếch đó sao ? ..

    - Rồi nhiều đợt đổi tiền cũng là dạng luôc từ từ túi tiền thiên hạ đó sao?


    - Rồi đuỗi đi vùng kinh tế mới chính là dạng luộc từ từ cho chết từ từ v́ bịnh tật ở nơi hoang dă đó sao ? .


    Bậy giờ chúng ta có dạng mới là gỡi con ông cháu cha (tức là có tía làm đăng viên kỳ cựu trong đảng CS) ra Hải ngoại trị bịnh ,để luộc tiếp chính từ từ nữa ..


    Putin cũng đi kiểu luộc chính từ từ con ếch Ukraine đó sao ? Thế giới biết sự luôc chính từ từ này rồi mới hoá giải lại làm "lạnh từ từ" nồi nuớc bằng xài cấm vận đó sao! .

    Vấn đề là bản thân con ếch nào khg biết sẽ bị luộc chính từ từ th́ ráng chịu thôi ..

    Câu "khôn nhờ dại chiu" c̣n đó .


    Khôn ba năm biết nóng sôi, chỉ dai 1 giờ v́ "khg biết nóng từ từ" ...

    Một anh chàng 35 ngu ngu đi bóp một cô gái kiểu thô bạo như nấu sôi nước thật mạnh th́ dĩ nhiên bị phản xạ tự nhiên cô gái cho ăn bạt tay cái bụp, nhưng nếu anh ta giở thủ đoạ luộc từ từ dùng chiêu smooth hand, slowly touch th́ cô ta hơng biết ...ǵ hết, đến khi bàn tay nham nhở đó vô tận chổ tam giác vàng th́ too late ..

    Vấn đề một cô gái khôn ngoan khi thấy khởi sự đầu chàng trai mới vô tuồng "bàn tay êm dịu" là phải cho ngay cái bạt tay chí mạng ,th́ đối phương trong trường phía 35 sẽ có căm giác thấy ngay gặp cao thủ vơ lâm xứng tầm chính trị gia Obama ..

    Nếu cô gái đó c̣n chơi thêm câu :

    - Thôi đi cha nội về học lại bài Boiling Frog Syndrome cho kỹ từng chữ đi ...rồi đi sờ soan nhe nhàng hơn nữa cũng bị ăn cái bạt tay liền hà ...:p:D

    Rồi cuời hi ..hí .ha ..há ..y như trong phim Eastern Female
    Undefeated


    Th́ đối phương hiểu ra một chân lư gặp phải loai ếch bà Thatcher có kiến thức chính tri cao rồi .


    Khi đối phương của trường phái 35 giở tṛ nhà nghề sờ sọan "sôi từ từ" cô con gái theo cái kiễu dùng nghệ thuật "bồn rữa chưn vẽ màu cờ ba sọc đỏ" th́ cô gái phải chơi ngay cái cú bạt tay cho nẫy lữa (cho dư luận nghe tiếng cái bóp ồn ào càng tốt) cho đối phương thấy đom đóm luôn

    ====> Th́ mới đi đúng bài bản chính trị trừng trị những ai dám dùng thủ đọan Boiling Frog Syndrome này .

  5. #5
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Dân như KL th́ không có ǵ để nói ngoài ba chữ để thông cảm là "già th́ lú"

    Nếu từ trước tới giờ, KL không hề tiết lộ bất kể thông tin ǵ về TCS th́ đă đủ lên án bà là kẻ tiếp tay cho Cộng, v́ không nhiều th́ ít KL phải biết một số vấn đề của TCS, mà nếu bà ta không nói ra th́ có nghĩa bà ta dấu diếm Cộng trong nhà

  6. #6
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    "Được về VN hát là điều hạnh phúc" hay "Được gặp lại khán giả mến mộ là điều tôi mong muốn" ..... là những câu nói cùng 1 công thức, th́ chẳng ai ngu đần không hiểu được nó từ đâu ra và do ai mớm, câu nói "xướng ca vô loài" của cha ông ngày xưa vẫn không sai, hành xử bị ràng buộc mà vẫn huyênh hoang

  7. #7
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Hát cho dân tôi nghe là hát những thứ ǵ bây giờ bà KL biết không, nếu không biết th́ đi hỏi Việt Khang
    Mẹ nó mối thù với những ǵ bà làm trước đây với TCS đă được bỏ quên nhưng hôm nay bà nhắc lại

    Tổ cha những thứ như bà, trong khi bà nghệ sĩ Kim Chi là dân ṇi Cộng thi biết đi thưa Cộng c̣n bà về hát mua vui cho đám Cộng với danh nghĩa hát cho dân tôi nghe, nó thúi làm sao

  8. #8
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Chỉ có thứ đốn mạt mới che đậy lối sống đầy tớ bằng danh nghĩa hát cho dân tôi nghe và rêu rao cái hạnh phúc của ḿnh, chẳng thà chúng câm đi ḿnh c̣n cho 1 sự thông cảm tối thiểu, v́ lợi ích cá nhân, ai cũng phải có 1 cách sống, nhưng đừng đội lốt rồi rêu rao những thứ nhân nghĩa chẳng ra ǵ

    Luôn tạo điều kiện nhưng nghệ sĩ phải chú ư h́nh ảnh

    Chủ trương chung từ trước đến nay của Nhà nước là luôn tạo điều kiện cho nghệ sĩ hải ngoại về diễn, không gây khó khăn ǵ; kể cả những nghệ sĩ có quá khứ không được tốt nhưng qua thời gian làm việc, t́m hiểu giữa các ban ngành, an ninh trong nước, Bộ Ngoại giao, Cục vẫn cho về và cấp phép biểu diễn.

    Tuy nhiên, khi trong nước đă có chính sách cởi mở tạo điều kiện th́ các nghệ sĩ nên chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật của nước sở tại, không nên tham gia những chương tŕnh chống đối. Bởi nhiều khi nghệ sĩ không ư thức được chương tŕnh ḿnh biểu diễn với mục đích ǵ.

    Dưới góc độ quản lư nhà nước, Cục sẽ xem xét từng trường hợp vi phạm cụ thể để có biện pháp xử lư. Cục cũng khuyến cáo nghệ sĩ nên có ư thức hơn về h́nh ảnh của ḿnh sau khi đă về nước biểu diễn.

    Ông PHẠM Đ̀NH THẮNG, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VH-TT&DL
    Last edited by pheng; 05-05-2014 at 03:40 AM.

  9. #9
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399

    Trách Chi Những Kẻ Chỉ Biết Lợi Nhuận

    Tệ Trạng Ca Sĩ Hải Ngoại về Ca Hát ở Việt Nam

    Trách Chi Những Kẻ Chỉ Biết Lợi Nhuận


    Đỗ Văn Phúc.


    Ngày xưa, ông Đào Duy Từ tuy là một nhân tài lỗi lạc, nhưng v́ là con của một đào hát cô đầu, nên không được đi thi để ra làm quan như các sĩ tử khác. Xă hội Việt Nam cho đến thời Cộng Hoà, vẫn coi những người hoạt động trong giới ca hát là thấp kém nhất; không có trong sự xếp loại “Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh”. V́ thế, mới có chữ “Xướng Ca Vô Loài”

    Khác với xă hội Tây Phương mà nghệ thuật tŕnh diễn đă được coi trọng từ hàng trăm năm trước, nhất là khi có quan điểm tân tiến về b́nh đẳng xă hội; Việt Nam ta vẫn coi nhẹ nghề ca hát, kịch trường. Một phần do ảnh hưởng phong kiến, một phần cũng do tự những giới trong nghề tŕnh diễn phần lớn xuất thân kém cỏi và ít chịu thăng tiến về kiến thức và phẩm cách. Họ thường nổi lên do chút tài thiên phú. Có một số ít học, mà không qua các lớp đào tạo để có những kiến thức cơ bản trong nghề và các kiến thức về xă hội. V́ thế, một phần của giới này có lối sống buông thả, thiếu phẩm hạnh, thiên về lợi danh.



    Theo làn sóng người di tản tị nạn Cộng Sản, các ca sĩ nhạc sĩ cũng có mặt rất sớm trên mảnh đất tự do. Sau đó, những chuyến vượt biên, đoàn tụ đă đem lại thêm rất nhiều người tài danh để đủ khả năng h́nh thành một sinh hoạt văn nghệ sống động tại Hoa Kỳ và các nước tự do – là món ăn tinh thần không thể thiếu được của những người Việt mới định cư, chưa hội nhập vào đời sống văn hoá hoàn toàn khác lạ của các nước sở tại.



    Những năm khi c̣n ở trong các trại tù Cộng Sản, chúng tôi luôn luôn nuối tiếc về sự “khai tử” của nền văn hoá văn nghệ phong phú của miền Nam Tự do. Nhưng nhờ các ca, nhạc sĩ di tản, nền văn hoá, văn nghệ đă được hồi phục và phát triển mạnh. Các bản nhạc được ghi chép lại, tŕnh diễn và phổ biến rộng rải đă trở thành niềm vui và hy vọng cho hàng triệu người Việt chúng ta không những ở hải ngoại mà cả ngay trong nước. Đó là điểm son mà chúng tôi không hề quên.



    Người Việt hải ngoại đă trả công xứng đáng cho các ca, nhạc sĩ, các chương tŕnh Thúy Nga, Asia, các đại nhạc hội tổ chức khắp nơi bằng sự tham dự đông đảo, bằng các bài báo vinh danh, quảng bá. Những tưởng rằng tấm ḷng của họ sẽ chung thủy với sự cổ vũ, đùm bọc của đồng hương.



    Nhưng mấy năm gần đây, làn sóng những ca (có vài nhạc sĩ) quay bước trở về Việt Nam để mua nhà, mở tiệm, ca hát càng ngày càng tăng. Thậm chí có những ca nhạc sĩ c̣n lếu láo tuyên bố ca tụng Cộng Sản và được Cộng Sản ban cấp bằng khen ve vuốt. Những người này không lâu trước đây c̣n đứng trên sân khấu Asia, Thúy Nga, mặc áo lính, hát những bài ca tụng chế độ Cộng Hoà, vinh danh người lính miền Nam; th́ đùng một phát, trở mặt thấy xuất hiện trên sân khấu Sài G̣n. Có những ca sĩ trở mặt nhiều lần, từ đỏ sang vàng, kiếm được chồng sang, kiếm được chút vốn, lại trở từ vàng sang đỏ. Có kẻ sau khi về đỏ, bị lừa bịp, hất cẳng lại từ đỏ sang vàng nhanh đến chóng mặt.

    Sự trở cờ, quay mặt này làm hao tốn không ít bút mực lời bàn trên các trang web, báo chí hải ngoại. Người ta lên án, chê bai thậm chí thoá mạ bằng nhiều chữ rất tàn độc. Đa phần là do các ca sĩ đă luống tuổi, giọng ca đă bể không c̣n hơi. Ở hải ngoại, khan giả c̣n chút cảm t́nh mà chấp nhận. Họ tưởng có thể ṃ về Việt Nam để được vỗ tay v́ chút dư âm của dĩ văng xa xưa. Người ta đă miệt thị những kẻ này bằng các chữ khó nghe như “con Nhện Trắng G̣ Công”, “Nguyễn Cao Kỳ Cẩu”, “Trịnh Hủi” …

    Người viết bài này đă hơn một lần lên tiếng đề nghị không nên mất th́ giờ về những ca sĩ này. V́ xét cho cùng, họ không phản bội điều ǵ cả. Họ không tôn thờ lư tưởng nào mà chỉ là những người làm tiền, kiếm danh vọng. Ngoài một số ít các ca nhạc sĩ có tŕnh độ, có ư thức chính trị như Lê Dinh, Duy Khánh, Lam Phương, Ngọc Minh… đa số không hề có chút lập trường, nhận thức chính trị nào. Họ ra đi khỏi Việt Nam là để trốn chạy một chế độ mà họ không thể sống thoải mái được như trong một xă hội tự do. Điểm này có vẻ nghịch lư, v́ kinh tế cũng là một phần trong phạm trù chính trị. Nhưng trong thâm tâm họ, họ không có cái tầm nh́n như thế. V́ thế, khi có cuộc sống thoải mái ở nước ngoài, mà lại được đi về Việt Nam ca hát, th́ họ tận dụng ngay cơ hội. Mục đích của họ chỉ là tiền và danh thôi.

    Lỗi là tại chúng ta đặt quá nhiều kỳ vọng vào họ và đánh giá họ cao hơn nhiều thực chất của họ. Đơn thuần, họ là những nghệ sĩ, chỉ biết đồng tiền và danh vọng.

    Những nhạc sĩ khi viết bản nhạc do t́nh cảm thắm thiết với đối tượng, âm điệu nhạc sẽ có hồn, và lời nhạc sẽ thanh thoát (đó là Chiều Mưa Biên Giới, Anh Đi Chiến Dịch, Ngày Trở Về, Quê Nghèo…) ; trái lại th́ chỉ là những nốt sol, đô, mị ráp vội vàng cho đủ một bài ca, cho đúng nhạc lư, và lời th́ chắp vá, ngọng nghịu đến vô duyên.

    Người ca sĩ khi hát v́ sự đồng cảm với nội dung bài hát th́ giọng hát tuyệt vời, thấm vào từng thớ thịt, gịng máu người nghe, làm cho họ xúc động đến rơi lệ. Ngược lại, th́ chỉ là một giải trí cho qua thời gian mà không để lại một ấn tượng nào.

    Trong cuốn phim “From Here to Eternity”, khi Binh Nh́ Angelo Maggio (do Frank Sinatra đóng) bị tên Thượng Sĩ Ph́ Lũ Fatso Judson (Ernest Borgnine) bắt nhốt và đánh chết; người bạn rất thân là Binh Nh́ Robert Lee Prewitt (Montgomery Cliff) đă thổi ba hồi kèn tiễn biệt lúc sáng mai với nước mắt ràn rụa. Âm vang thổn thức từ đáy con tim của người lính nghệ sĩ đă làm cho cả doanh trại đều ngồi dậy nh́n ra và cảm xúc tột cùng.

    Chúng ta đang sống trong một xă hội tư bản do chúng ta lựa chọn và chấp nhận (dù ch́ là sự lựa chọn bắt buộc giữa hai chế độ Tư bản và Cộng sản). Chế độ Tư bản dựa trên lợi nhuận, và luật cung cầu. Khi có cầu, th́ mới có cung. Hết nhu cầu về phương diện này, th́ nhà sản xuất xoay qua cung cấp cho mặt khác đang có nhu cầu nổi lên. Họ làm thế v́ lợi nhuận chứ không hoàn toàn v́ ḷng yêu thương phục vụ khách hàng. Dù rằng trên các quảng cáo, luôn luôn mở miệng nói :”We are here for you”. Phải nói rằng “we are here for money!” mới đúng.

    Các ca nhạc sĩ, các nhà sản xuất băng đĩa không là ngoại lệ. Họ phải sống trước đă. Ngay cả anh chị em cựu tù nhân chính trị cũng thế thôi. Những năm mới qua Mỹ, đi làm thuê cho các hăng xưởng, họ rất hăng hái chống cộng. Họ lên án văn hoá phẩm VC, họ chê trách những ai nghe nhạc VC, đọc báo VC. Nhưng sau khi có một số vốn bỏ ra đầu tư, những người kinh doanh về sách báo, băng nhạc, phim ảnh đă sớm chiều theo thị hiếu khách hàng mà nhập cảng những băng nhạc, DVD từ Viêt Nam với nội dung ban đầu là những bài hát cho trẻ em, rồi đến những băng hài hước rẻ tiền, và sau đó, không ngần ngại nhập luôn những băng phim truyện mà chắc chắn có ít nhiều tuyên truyền cho CS.

    Câu trả lời của họ luôn luôn là: “Ḿnh buôn bán, th́ khách hỏi ǵ phải t́m cho có!!!”

    Các vị chủ chợ, địa ốc, chuyển tiền th́ khỏi nói. Làm sao mà họ không bị quyến rũ bởi mức lời hàng chục, hàng trăm ngàn đô la mỗi tháng?

    Chúng ta thử nghe một đoạn của ông Nam Lộc, một MC chuyên nghiệp mà nhiều người tị nạn rất ngưỡng mộ khi trả lời phóng viên Xuân Hồng của đài BBC trong chương tŕnh “Lá Thư Hàng Tuần” phát thanh sáng Thứ Bẩy 26 tháng 5, 2007 tại Hoa Kỳ



    Trích:

    Xuân Hồng: Xin ông Nam Lộc cho biết các chương tŕnh ca nhạc của Trung tâm Asia thường dựa vào những yếu tố nào để thực hiện?

    Nam Lộc: Thưa anh, Asia Entertainment là một trung tâm ca nhạc và sinh hoạt nghệ thuật tư nhân phục vụ cho khán thính giả người Việt tại hải ngoại. Do đó khi thực hiện các chương tŕnh ca nhạc, chúng tôi hoàn toàn dựa vào cảm quan cùng nhu cầu thưởng ngoạn của người tiêu thụ. Chính v́ thế mà hầu hết các nhạc phẩm được sử dụng và tŕnh bày trong mọi đĩa nhạc đều là những ca khúc được khán th́nh giả yêu thích hoặc yêu cầu, v́ nó phản ảnh đúng tâm trạng, hoàn cảnh cùng nỗi niềm và thị hiếu của người nghe. Có thế th́ khán thính giả mới mua DVD và trung tâm mới có lợi nhuận để tiếp tục thực hiện các sản phẩm mới.

    Ngưng trích



    Vậy th́ khi Cộng Đồng tị nạn chống Cộng tích cực th́ họ làm băng nhạc, hát các bài chống Cộng. Khi Cộng Đồng chống Cộng yếu đi, và có thể kiếm tiền ở quốc nội, th́ họ đi hai hàng. Khi Cộng Đồng hải ngoại không c̣n là con ḅ sữa, do những đợt di dân sau này với hàng loạt khán thính giả mới đến Hoa Kỳ càng ngày càng đông không thiết tha ǵ với nhạc cũ miền Nam th́ họ bắt buộc phải chuyển qua loại nhạc khác mà có thể là nhạc từ Việt Nam; hay ṃ về Viêt Nam quay phim, ca hát ca tụng Việt Cộng để kiếm tiền ở Việt Nam.

    Tóm lại, một khi đă bước vào ṿng doanh thương, chỉ có tiền là "mục tiêu tối hậu". Tổ quốc, đồng bào chỉ là những khái niệm xa lạ, mơ hồ. Tiền đếm được, mua được những ước muốn, áo quần, nữ trang đua đ̣i v́ nhu cầu ăn diện của giới nghệ sĩ rất cao.

    Cái lỗi là do chúng ta đă kỳ vọng vào những điều mà họ không hề có; và đánh giá họ quá cao so với tầm vóc của họ. Nhưng cũng xin đừng vơ đũa cả nắm mà mắng mỏ người ta là xướng danh vô loài, tội nghiệp cho những nghệ sĩ có ḷng và có tư cách.



    Đỗ Văn Phúc

    Cuối Đông năm Kỷ Sửu, Jan. 2010.

  10. #10
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Tôi không trách bất kể ai v́ sinh nhai mà phải t́m kiếm cho ḿnh một cơ hội sống, mà tôi cũng không trách những người phải sống v́ nghề nghiệp như ca sĩ cần khán giả và ánh sáng sân khấu, họ không cần giải thích mà người Việt như tôi vẫn chấp nhận, nhưng nếu họ ra ngoài những nguyên tắc đó, với bất kể lư lẽ ǵ tôi cũng không thể chấp nhận

    Vấn đề KL bây giờ nhắc tôi nhớ lại việc làm của Trịnh công Sơn hơn 39 năm trước đây, khi ông chính là 1 trong những thủ phạm đă kêu gào, rêu rao 1 thứ chính sánh đoàn kết, xoá bỏ thù hận đă là lư do người lính buông súng dễ dàng, và trăm ngàn quân nhân tin tưởng đă xách túi đi học tập để rồi bị lock up và vợ con họ bị hành hạ, chèn ép bằng chính sách nhân thân, thậm chí làm ngu bằng những giới hạn học hành, không cơ hội sống

    KL hôm nay đă đang tiếp tục việc làm đó cho một chiến dịch mua ḷng, gian trá nhất
    Không cần biết bất kể tên VC nào nói ǵ, bài học ngày 30/04 c̣n đó mà bất kể người Việt nào cũng không thể quên câu "Đừng nghe những ǵ CS nói"
    NVHN không mặc cảm tự ti như tên Sơn nói, mà là NVHN chưa bao giờ tin lời CS, rất đơn giản vậy thôi

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 17
    Last Post: 14-03-2014, 05:50 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 04-12-2012, 06:04 AM
  3. Replies: 2
    Last Post: 07-07-2012, 07:04 AM
  4. Replies: 188
    Last Post: 30-03-2012, 01:31 AM
  5. Replies: 28
    Last Post: 16-07-2011, 04:58 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •