Page 6 of 19 FirstFirst ... 234567891016 ... LastLast
Results 51 to 60 of 190

Thread: T́m hiểu tổng quát về Thánh Kinh

  1. #51
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này.

    (Tiếp theo Bài 5)

    2. Hồi giáo được thành lập
    Hồi giáo (tiếng Ả Rập: الإسلام al-'islām), c̣n gọi là đạo Islam, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo, và là tôn giáo đang phát triển nhanh nhất, với số tín đồ hiện nay là 1,57 tỷ, chiếm 23% dân số thế giới.
    Hầu hết người theo đạo hồi thuộc hai ḍng, Sunni (75–90%), hoặc Shia (10–20%). Có khoảng 13% người theo đạo Hồi sống ở Indonesia, cộng đồng quốc gia Hồi giáo lớn nhất chiếm 25% ở Nam Á, 20% Trung Đông, và 15% ở hạ Sahara. Một số cộng đồng khác ở Châu Âu, Trung Quốc, Nga, và châu Mỹ. Các cộng đồng di dân và chuyển đạo cũng có ở nhiều nơi trên thế giới.
    Đối với người ngoài, đạo Hồi giáo ra đời vào thế kỷ 7 tại bán đảo Ả Rập, do Thiên Sứ Muhammad nhận mặc khải của thượng đế truyền lại cho con người qua thiên thần Jibrael (Gabriel theo tiếng Anh). Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối Cao, Đấng Duy Nhất (tiếng Ả Rập: Allāh). Đối với tín đồ, Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qur'an (c̣n viết là Koran) qua Thiên thần Jibrael.
    ” (Trích từ Hồi giáo).

    a.Theo Hồi giáo Muhammad là Thiên sứ cuối cùng của Thượng Đế
    Vào độ tuổi 40 Muhammad hay đến "Núi Ánh Sáng" (Mountain of Light) ở ngoại ô Mecca, vào động Hira tham thiền nhập định theo lối tu khổ hạnh.
    Vào một đêm cuối tháng 9 âm lịch Ả Rập (tháng Ramadan), năm 610 sCN, Allah đă mặc khải cho Muhammad lần đầu tiên qua Thiên Thần Gabriel. Sự mặc khải được tiếp tục trong các năm 610-622 sCN ở Mecca và trong các năm 622-632 sCN ở Medina, khoảng 260 dặm về phía bắc Mecca.


    Mecca và Medina là hai thành phố nơi Allah mặc khải Kinh Koran cho Muhammad

    Ngay sau khi nhận được mặc khải lần đầu tiên năm 610 sCN, Muhammad đă bí mật rao giảng đạo ở Mecca. Đến năm 613 sCN, Muhammad mới công khai rao giảng ở Mecca.
    Vào thời bấy giờ Mecca được cai trị bởi một nhóm quư tộc thuộc ḍng Qureysh. Việc rao giảng đạo Hồi ở Mecca làm cho nhiều người theo và việc này đă làm ảnh hưởng đến kinh tế của nhóm quư tộc Qureysh này nên họ chống đối Muhammad. Hai người chống đối mạnh nhất là hai người bác của Muhammad là ông Abu Jahil và ông Abu Lahab.
    Năm 622 sCN do bị chống đối quá mạnh ở Mecca, Muhammad và một nhóm nhỏ tín hữu theo ông phải di cư dến Medina. Năm 622 sCN này về sau được dùng làm năm gốc cho niên lịch tính theo Hồi giáo.
    Tại Medina số tín hữu theo Muhammad càng ngày càng đông. Nhóm quư tộc thuộc ḍng Qureysh ở Mecca vẫn tiếp tục truy đuổi các tín hữu của Muhammad ở Medina. Hai bên đánh nhau nhiều trận lớn như các trận tại Badr năm 624, trận núi Uhud năm 625 và trận Chiến Hào năm 627.
    Sau vài năm, Muhammad và những người theo ông đă trở về tái chiếm Mecca, nơi mà họ đă tha thứ cho kẻ thù của họ. Trước khi Muhammad qua đời, ở tuổi sáu mươi ba, phần lớn dân số ở bán đảo Ả Rập đă trở thành tín hữu của Hồi giáo. Và trong ṿng một thế kỷ sau cái chết của Muhammad, đạo Hồi đă lan đến Tây Ban Nha ở phương Tây và Trung Quốc ở phương Đông.
    Hồi-Giáo cho rằng Muhammad là thiên sứ hoàn hảo nhất từ trước cho đến nay, hơn hẳn các thiên sứ tiền nhiệm như Abraham, Moses, David và Chúa Giêsu. Bất cứ ai dám xưng là thiên sứ sau Muhammad đều là tà giáo.

    Theo Hồi giáo, người Do Thái đă phá vỡ giao ước với Thiên Chúa, từ chối các mặc khải của Allah với Muhammad, giết các tiên tri oan sai và nói lời phỉ báng nặng nề đối với Đức Mẹ Maria (Maryam). Họ cũng nói rằng Chúa Giêsu chỉ là thiên sứ của Allah.

    (Koran 4:155-157): “Nhưng họ đă bội ước và phủ nhận các Dấu hiệu của Allah, và đă giết hại các Nabi (của Allah) không có lư do chính đáng; và đă nói: “Quả tim của chúng tôi được bọc kín;”- Không, Allah đă niêm kín tấm ḷng của họ về tội không tin tưởng của họ. Bởi thế, đức tin của họ rất mỏng manh.
    Và v́ họ phủ nhận đức tin và dùng lời lẽ nặng nề để vu-oan Maryam;
    Và v́ họ đă nói: “Chúng tôi đă giết chết Masih 'Isa (Giê-su), con trai của Maryam, tức Thiên sứ;” và thực ra họ đă không giết chết cũng không đóng đinh Người trên cây thánh giá mà chỉ là một sự kiện tương tự đă xảy ra cho họ. Và quả thật, những ai tranh luận về việc đó th́ ngờ vực nó; họ đă không có một sự hiểu biết chắc chắn về việc đó; ngược lại, họ chỉ phỏng đoán. Và chắc chắn họ đă không giết chết Người.”


    Theo Hồi giáo, Do Thái giáo đă xuyên tạc những lời của Kinh Thánh, hay Lời Phán, và bỏ bớt đi một phần của Kinh Thánh, (Koran 5:13):

    “Nhưng v́ họ đă bội ước nên TA (Allah) đă nguyền rủa họ và làm chai cứng tấm ḷng của họ. Họ đă đổi vị trí của Lời Phán và đă bỏ bớt một phần những điều mà họ đă được nhắc nhở; bởi thế, Ngươi sẽ thấy họ không ngưng gian lận ngoại trừ một số ít; nhưng hăy lượng thứ và bỏ qua cho họ. Quả thật, Allah yêu thương những người làm tốt”.

    Rất tiếc là Kinh Koran không nói rơ Kinh Thánh của Do Thái giáo đă bị “đổi vị trí của Lời Phán và đă bỏ bớt một phần” như thế nào và chứng cứ của việc này là ở đâu.

    Kinh Koran chống lại mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi trong Kitô giáo, (Koran 4:171):

    “Hỡi Người dân Kinh sách! Chớ nên thái quá trong tôn giáo của các người và chỉ nói sự thật về Allah. Masih 'Isa (Giê-su) đứa con trai của Maryam, chỉ là một Thiên sứ và là Lời phán (Kun=Hăy Thành) mà Ngài đă truyền xuống cho Maryam và là một tinh thần (Ruh) từ Ngài (Allah). Bởi thế, hăy tin tưởng nơi Allah và các Thiên sứ của Ngài. Và chớ nói 'Ba' (ngôi). Từ bỏ nó tốt cho các người hơn. Quả thật, Allah là Thượng Đế Duy nhất. Ngài quá siêu phàm về việc có một đứa con trai! (V́ rằng) mọi vật trong các tầng trời và mọi vật dưới đất đều là (tạo vật) của Ngài cả. Và Allah đủ làm một Đấng Bảo hộ”.

    Theo Hồi giáo, cho rằng Thiên Chúa Allah có một đứa con trai là một chuyện tày trời, (Koran 19:88-92):

    “Và chúng nói: “Đấng (Allah) Rất mực Độ lượng đă có một đứa con trai.”
    Chắc chắn các người đă đưa ra một chuyện tày trời;
    V́ nó mà các tầng trời gần muốn vở tung, trái đất gần muốn chẻ đôi và những quả núi gần muốn sụp đổ tan tành,
    Bởi việc chúng đă cho rằng Đấng (Allah) Rất mực Độ lượng có một đứa con trai.
    Và thật hết sức phi lư bảo Đấng (Allah) Rất mực Độ lượng có một đứa con trai.”


    Hồi giáo cho rằng chẳng có một bằng chứng nào cho thấy Allah có một đứa con trai, (Koran 10:68):

    “Họ nói: “Allah đă có một đứa con trai.” Thật quang vinh thay Ngài! Ngài Rất mực Giầu có. Mọi vật trong các tầng trời và dưới đất đều thuộc về Ngài cả. Các người chẳng có một bằng chứng nào về điều này. Phải chăng các người đă nói (bậy) cho Allah điều mà các người không biết?”

    Hồi giáo không tin dân Do Thái đóng đinh Chúa Giêsu; họ cho rằng Allah đă đưa Chúa Giêsu lên với Allah, (Koran 4:157-158):

    “Và v́ họ đă nói: “Chúng tôi đă giết chết Masih 'Isa (Giê-su), con trai của Maryam, tức Thiên sứ;” và thực ra họ đă không giết chết cũng không đóng đinh Người trên cây thánh giá mà chỉ là một sự kiện tương tự đă xảy ra cho họ. Và quả thật, những ai tranh luận về việc đó th́ ngờ vực nó; họ đă không có một sự hiểu biết chắc chắn về việc đó; ngược lại, họ chỉ phỏng đoán. Và chắc chắn họ đă không giết chết Người.
    Không, Allah đă đưa Người (Giê-su) lên cùng với Ngài. Bởi v́ Allah Toàn Năng, Rất mực Sáng suốt”.


    Trong bài viết “T́m Hiểu Hồi-Giáo”, môt tín hữu của Hồi-Giáo là Thomas Larget, Thạc sĩ văn chương Sorbonne, có viết trên 1 website của Hồi-Giáo:

    “Hồi-Giáo (Islam) là tôn giáo của Allah.
    « Hôm nay Ta đă hoàn thiện tôn giáo cho các ngươi và đă hoàn tất Ân Sủng của Ta cho các ngươi và đă chọn Islam là tôn giáo cho các ngươi.» Quran 5:3.
    V́ thế, chúng ta có thể nói là Islam là tôn giáo nguyên thủy của loài người, không lệ thuộc một bộ lạc nào, một chủng tộc nào. Islam đă mang đến cho nhân loại Đức Tin toàn bộ thể hiện qua Thiên Kinh Coran được Thiên khải và đầy luật (Shari 'ah) vĩnh cửu.
    V́ thế khi chúng ta cúi đầu thành kính khẳng định: « Không có Thượng Đế nào khác mà chỉ có Allah và Muhammad là vị sứ (Rosul) cuối cùng của Allah », chúng ta đă chọn con đường Islam, cầu xin được Allah phán xử và ban thưởng phạt vào Ngày Sau.”

    b. Các kinh sách của Hồi giáo
    Các kinh sách căn bản của Hồi giáo gồm có Kinh Koran, các lời Hadith và các câu truyện Sunnah, các quyển tiểu sử đầu tiên của Muhammad viết bởi các tín đồ Islam, và một vài bút kư của người ở các xứ lân cận một thời gian sau khi Muhammad qua đời.

    Kinh Koran
    Kinh Koran gồm các lời mặc khải của Allah cho Muhammad thông qua thiên thần Gabriel trong suốt 23 năm, bắt đầu từ năm 610 sCN và chỉ chấm dứt khi Muhammad qua đời vào năm 632 sCN.
    Trong 23 năm, Allah đă mặc khải cho Muhammad trong 12 năm (610-622) ở Mecca (Makkah) và 11 năm (622-632) ở Medina (Madinah).

    Nội dung Kinh Koran chứa các nguyên tắc đạo đức, những pháp luật của Allah và các quy tắc của niềm tin Hồi giáo trong các h́nh thức chỉ thị đạo đức, quy định pháp luật, các lời kêu gọi, những lời khuyên nhủ, những lời kết án, những cảnh báo, các điều tốt và những lời an ủi. Theo Hồi giáo Kinh Qur'an gồm những lời mạc khải cuối cùng của Allah, là nguồn chủ yếu của đức tin và thực hành của mỗi người Hồi giáo.

    Bạn đọc có thể đọc bản tóm tắt các nội dung chính của Kinh Koran ở đây.

    Kinh Koran được viết bằng tiếng Ả rập. Tất cả các bản dịch sang các thứ tiếng khác đều được Hồi giáo xem chỉ là các bản giải thích (interpretations) của bản bằng tiếng Ả rập.


    Kinh Koran phải là bản văn được viết bằng tiếng Ả rập.

    Bản dịch kinh Koran sang tiếng Việt đăng trong website Thiên Kinh Qu’ran có tất cả 30 phần (Just), 114 chương (Surat), 6,246 câu (Ayat), hay đoạn được đánh số, và 234,934 từ.
    Bạn đọc có thể đọc bản dịch sang tiếng Việt của Kinh Koran ở đây hay ở đây.

    Theo Hồi giáo, 27 chương (các chương 2, 3, 4, 5, 8, 9, 13, 22, 24, 33, 47, 48, 49, 55, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 98, 99 và 110) được thiên thần Gabriel mặc khải cho Muhammad tại Medina và c̣n lại 87 chương trong Kinh Koran được Gabriel mặc khải cho Muhammad tại Mecca.

    Lần mặc khải đầu tiên tại động Hira ở ngoại ô Mecca năm 610 được Mohammed Marmaduke Pickthall mô tả trong bài viết “The Life of Prophet Muhammad” như sau:

    “Tại hang động Hira vào một đêm vào cuối một tháng yên tĩnh, sự mặc khải đầu tiên đă đến với Muhammad khi Muhammad được bốn mươi tuổi.
    Ông nghe thấy một giọng nói: "Đọc!" Ông nói: "Tôi không thể đọc được." Giọng nói nói: "Đọc!" Ông nói: "Tôi không thể đọc được." Lần thứ ba tiếng nói ra lệnh, kinh khủng hơn: "Đọc!". Ông nói:" Tôi có thể đọc ǵ ". Giọng nói lại nói:
    "Đọc: Nhân danh Chúa của ngươi đă tạo dựng
    "Người đàn ông từ một cục máu đông.
    "Đọc: Và đó là Chúa ngươi rất mực Quảng đại nhất
    "Đă dạy dỗ bằng cây bút,
    "Dạy dỗ người đàn ông điều mà anh ta không biết đến."

    Ông đă đi ra khỏi hang động trên các sườn đồi và nghe thấy 1 giọng đầy tôn kính nói rằng: "Hởi Muhammad! Ngươi là sứ giả của Allah, và ta là Jibril (Gabriel). "Sau đó, ông ngước mắt lên và thấy thiên sứ, có h́nh ảnh của một người đàn ông, đứng trên bầu trời trên đường chân trời. Và một lần nữa giọng nói đáng sợ cho biết: "Hởi Muhammad! Ngươi là sứ giả của Allah, và ta là Jibril (Gabriel)”.



    Chương 96 trong Kinh Koran là chương ghi lại các lời Allah mặc khải đầu tiên cho Muhammad tại Mecca năm 610. Sau đây là 5 đoạn đầu trong tổng số 19 đoạn của chương 96, (Koran 96:1-5):

    “Hăy đọc! Nhân danh Rabb (Allah) của Ngươi Đấng đă tạo,
    Đă tạo con người từ một ḥn máu đặc.
    Hăy đọc! Và Rabb của Ngươi Rất mực Quảng đại,
    Đấng đă dạy (kiến thức) bằng bút viết;
    Đă dạy con người điều mà y không biết”.


    Chương sau cùng Allah mặc khải cho Muhammad tại Mecca năm 622 là Chương 83. Al-Mutaffifin (Những Kẻ Gian Lận).
    Chương 83 có tất cà 36 đoạn. Sau đây là 9 đoạn đầu tiên, (Koran 83:1-9):

    “Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung.
    Khốn khổ cho những kẻ lừa đảo:
    Những ai khi đo cho ḿnh th́ đo đủ,
    Nhưng khi đo cho người th́ đo thiếu;
    Há những người này không nghĩ rằng họ sẽ được phục sinh
    Vào một Ngày khủng khiếp?
    Ngày mà nhân loại sẽ đứng trước mặt Đức Rabb (Đấng Chủ Tể) của vũ trụ.
    Không! Quả thật, hồ sơ của những kẻ ác đức được cất giữ trong Sijjin.
    Và điều ǵ cho Ngươi (Nabi) biết Sijjin là ǵ?
    Một quyển sổ ghi khắc (điều ác)”.


    Chương Allah mặc khải cho Muhammad tại Medina lần đầu tiên năm 622 là chương Chương 2. Al-Baqara (Con Ḅ Cái Tơ).
    Chương 2 có tất cà 286 đoạn. Sau đây là 5 đoạn đầu tiên, (Koran 2:1-5):

    “Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung.
    Alif. Lam. Mim .
    Đây là Kinh Sách, không có ǵ phải ngờ vực cả, (dùng làm) Chỉ đạo cho những người ngay chính sợ Allah
    Những ai tin điều vô-h́nh và chu đáo dâng lễ 'Salaah’ và chi dùng những vật mà TA (Allah) đă cung cấp;
    Và những ai tin tưởng nơi những điều đă được ban xuống cho Ngươi và những điều đă được ban xuống vào thời trước Ngươi; và họ tin chắc chắn về Đời Sau;
    Họ là những người theo đúng sự hướng dẫn của Rabb (Allah) của họ và là người sẽ thành đạt.”


    Chương sau cùng Allah mặc khải cho Muhammad tại Medina năm 632 là Chương 110 An-Nasr (Sự Giúp Đỡ). Chương 110 chỉ có 3 đoạn, sau đây là 3 đoạn trong chương 110, (Koran 110:1-3 ):

    “Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung.
    Khi sự giúp đỡ của Allah đến và sự thắng lợi,
    Và Ngươi thấy nhân loại gia nhập Tôn giáo của Allah (Islam) từng đoàn;
    Bởi thế, hăy tôn vinh ca tụng Rabb (Allah) của Ngươi và cầu xin Ngài tha thứ. Quả thật, Ngài Hằng quay lại tha thứ”.


    V́ không biết đọc và không biết viết nên Muhammad học thuộc ḷng các lời mặc khải. Ông ngâm đọc chúng cho những người theo ông và họ đă học thuộc ḷng hay đă viết chúng xuống trên lá cọ khô, trên những tấm da súc vật phơi khô và ngay cả trên xương khô của lạc đà.


    Sau khi Muhammad mất vào năm 632, phần lớn các bản chép tay của các tín hữu của Muhammad bị thất lạc nhiều nơi. Quan trọng hơn là năm 633 trong một trận thánh chiến rất nhiều tín hữu của Muhammad đă học thuộc ḷng Kinh Koran đă bị giết chết, trong số đó có Salim, người thuộc ḷng phần lớn Kinh Koran.

    Do các lư do nêu trên, để tránh nguy cơ Kinh Koran bị thất truyền Hồi giáo gấp rút sưu tầm các bản văn của Kinh Koran để biên tập lại thành một cuốn Kinh Koran duy nhất.
    Công việc sưu tập này được thực hiện qua ba đời quốc vương Hồi giáo (Caliph), cũng là người kế nhiệm Muhammad, là Abu Bakr, Umar ibn al-Khattab và Uthman Ibn Affan.

    Năm 653, tức 21 năm sau khi Muhammad qua đời, quốc vương Hồi giáo đời thứ ba là Uthman Ibn Affan (577-656) đă công bố bản Kinh Koran hiện được dùng là "Kinh Thánh chính thức của mọi người Hồi Giáo".
    Tất cả các phiên bản khác đă bị phá hủy.

    Hadith
    “Lúc sinh tiền, Thánh Muhammad (saw) ngăn cản không cho tín đồ chép lại lời nói của ông, mà chỉ khuyến khích mọi người dồn cố gắng học thuộc kinh Koran. Nhưng sau khi ông qua đời, một số người vận dụng trí nhớ để chép lại lời ông nói, một cách trực tiếp nếu đă từng gặp ông, hoặc một cách gián tiếp khi nghe những người thân cận ông nhắc lại việc xưa. Những lời đó được gọi là lời Hadith”. Trích từ Muhammad.

    Trong các văn bản của Islam do các tín hữu Hồi giáo viết, sau tên của Mohammed thường có thêm (saw) để tỏ ḷng tôn kính. SAW (hay SAWS): tiếng Ả rập đọc như sau: “Sallallahu alayhi wa sallam”. Tạm dịch ra tiếng Việt như sau: “Xin cho lời Ngợi Khen và B́nh An của Allah đến với Người”.

    Phái Sunni có 6 sách Hadith, nổi tiếng nhất là của Muhammad al-Bukhari và Muslim ibn al-Hajjaj. Al-Bukhari đă thu thập và tuyển chọn 2761 Hadith từ 600.000 Hadith và viết thành sách có tiêu đề “Sahih-Al-Bukhari”. Muslim đă thu thập và tuyển chọn 4000 Hadith từ 300.000 Hadith và viết thành sách có tiêu đề Sahih-Muslim.
    Bốn sách khác là của Sunan Abu Dawood, Jami at-Tirmidhi, Al-Sunan al-Sughra và Sunan ibn Majah.

    Phái Shia có 4 sách Hadith của Kitab al-Kafi, Man la yahduruhu al-Faqih, Tahdhib al-Ahkam và Al-Istibsar.

    Sunnah
    Sunnah tiếng Ả Rập có nghĩa là "truyền thống". Đó là những mẫu truyện về những ǵ Thánh Muhammad đă làm. Những mẫu truyện này thường nằm trong các sách 'Hadith', kể lại v́ lư do ǵ, trong t́nh huống nào ông đă nói những lời nào. Những mẫu truyện này cũng nằm trong các quyển tiểu sử do các tín đồ viết về ông.

    Kinh Koran, Hadith và Sunnah là các nguồn tạo ra các giáo luật (Sharia) của Hồi giáo rất đa dạng và rất chi tiết. Vấn đề này sẽ được nói đến ở phần sau của bài này.

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 03-06-2015 at 09:09 AM.

  2. #52
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Nguồn gốc các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này

    (Tiếp theo Bài 5)

    3. Tín hữu Hồi giáo tin ǵ?
    Tín hữu Hồi giáo tin vào Thượng Đế Allah và các Thiên thần của Ngài, tin vào các Sách Thánh của Allah và các Thiên sứ của Ngài, tin chắc chắn rằng sẽ có sự sống lại sau khi chết, tin vào Ngày Phán xét cuối cùng và tin rằng tất cả các số phận tốt và xấu là từ Allah. Tín hữu Hồi tin vào sáu điều căn bản của niềm tin sau đây:

    a. Tin vào Thượng Đế Allah
    Tín hữu Hồi giáo tin vào Thượng Đế chỉ có một và là duy nhất, theo (Koran 112: 1-4):

    “Hăy bảo (họ): “Ngài, Allah, là Một (Duy nhất).
    Allah là Đấng Đấng Tự Hữu, Độc Lập mà tất cả phải nhờ vả.
    Ngài không sinh đẻ ai, cũng không do ai sinh ra.
    Và không một ai (cái ǵ) có thể so sánh với Ngài đặng.”


    Họ cũng tin rằng Allah là, (Koran 25:2): “Đấng nắm quyền thống trị các tầng trời và trái đất; Ngài đă không nhận ai làm con trai của Ngài; và cũng không có một vị hợp tác nào trong việc thống trị của Ngài; Và Ngài đă tạo hóa tất cả vạn vật và định lượng mỗi vật theo đúng mức lượng của nó”.

    b. Tin vào các Thiên Thần và ma quỉ
    Theo Hồi giáo, Allah đă sáng tạo ra ba loài căn bản: loài người (từ đất sét), loài siêu nhiên Jinn (từ lửa không khói, smokeless fire) và thiên thần (từ ánh sáng).

    Loài Jinn được nói nhiều trong kinh Koran, nhất là Chương 72. Al-Jinn (Loài Jinn).
    Loài Jinn sống và sinh hoạt như loài người, nhưng mắt thường của chúng ta không thể nh́n thấy.

    Con người và loài Jinn đều có ư chí tự do nên có thể tốt hay xấu. Con người và loài Jinn sẽ được Allah phán xét trong Ngày Phán Xét Chung khi tận thế: tốt sẽ được hưởng Thiên Đàng, xấu sẽ sa Địa Ngục.
    Trái với con người và loài Jinn, thiên thần không có ư chí tự do, và do đó thờ phượng và vâng lời Thiên Chúa Allah trong sự tuân phục hoàn toàn.
    Có rất nhiều loại thiên thần theo Hồi giáo và sau đây là 3 trong số các thiên thần chính:

    Thiên Thần Gabriel (hay theo cách gọi dựa vào phiên âm của tiếng Ả rập là Jibreel Jibrail/Jibril) có nhiệm vụ truyền đạt các mặc khải từ Thiên Chúa cho Muhammad và các thiên sứ khác.
    Thiên Thần Raphael (Israfil hoặc Israafiyl) là một tổng lănh thiên thần, Raphael sẽ thổi kèn hai lần (hoặc ba lần) vào ngày tận thế, tức là Ngày Phán Xét Cuối Cùng, để đánh thức tất cả mọi người chết sống lại tập trung nghe Chúa phán xét lần chót có tính chung quyết!
    Thiên Thần Azrael (Malak al-maut) thiên thần của sự chết. Ông chịu trách nhiệm đưa linh hồn ra khỏi cơ thể mỗi người sau khi chết. Azrael đưa linh hồn các tín đồ ngoan đạo về thiên đàng và đày những kẻ không tin Chúa xuống hỏa ngục.

    Hồi giáo c̣n tin vào ma quỷ (Devil hay Satan), được Hồi giáo gọi là Shaitan, Shaytan hay Iblis. Sau khi Allah tạo dựng Adam, Allah ra lệnh cho các thiên thần và Jinn bái lạy Adam. Một Jinn không nghe lệnh của Allah nên không phủ phục Adam. Jinn không nghe lệnh này bị Allah biến thành Iblis. Đặc điểm chính của Iblis là kiêu ngạo. Hoạt động chính của Iblis là kích động loài người và loài Jinn làm điều ác qua sự lừa dối.

    “Hăy nhớ khi Rabb của Ngươi (Muhammad) đă phán bảo các Thiên thần: “TA sắp tạo một con người phàm bằng đất sét; “Bởi thế, khi TA uốn nắn Y (Adam) thành h́nh thể và hà vào Y linh hồn của TA (làm), các ngươi hăy qú xuống phủ phục trước Y.”
    Do đó, tất cả các Thiên thần đồng phủ phục; Ngoại trừ Iblis (Shaytan). Nó tự cao và là một tên phản nghịch.
    Allah phán: “Này hỡi Iblis! Điều ǵ cản nhà ngươi phủ phục trước một nhân vật mà TA đă tạo từ những Bàn Tay của TA? Há nhà ngươi ngạo mạn hay trịch thượng?”
    (Iblis) thưa: “Bề tôi tốt hơn y (Adam) bởi v́ Ngài tạo bề tôi bằng lửa và y bằng đất sét.”
    (Allah) phán: “Vậy th́ nhà ngươi hăy bước ra khỏi đó (Vườn trời). Nhà ngươi đáng bị đánh duổi. “Nhà ngươi sẽ nhận lời nguyền rủa của TA cho đến Ngày Phán xử cuối cùng.””
    (Koran 38: 71-78)

    c. Tin vào các Sách Thánh
    Chúng ta cũng nên biết là Hồi giáo vẫn tin một số sách của Cựu Ước và Tân Ước. Trong số những sách Hồi giáo tin là được Thiên Chúa mặc khải, bốn sách được nêu tên trong Kinh Koran là Tawrat (Ngũ kinh Torah, mạc khải cho Moses), các Zabur (Palms, các Thánh Vịnh, mạc khải cho David), các Injil (Gospels, các Phúc Âm, mạc khải cho Chúa Giêsu), và quan trọng nhất là Kinh Koran được Thiên Chúa mặc khải cho Thiên sứ Muhammad. Đối với Hồi giáo Kinh Koran mới là mặc khải đích thực từ Allah.

    Tuy tin vào một số Sách Thánh của Cựu Ước và Tân Ước, nhưng Hồi giáo cho rằng Do thái giáo và Ki- tô giáo đă làm sai lạc (corrupted) các sách này.
    Theo Hồi giáo, Do Thái giáo đă xuyên tạc những lời của Kinh Thánh, hay Lời Phán, và bỏ bớt đi một phần của Kinh Thánh, (Koran 5:13):

    “Nhưng v́ họ đă bội ước nên TA (Allah) đă nguyền rủa họ và làm chai cứng tấm ḷng của họ. Họ đă đổi vị trí của Lời Phán và đă bỏ bớt một phần những điều mà họ đă được nhắc nhở; bởi thế, Ngươi sẽ thấy họ không ngưng gian lận ngoại trừ một số ít; nhưng hăy lượng thứ và bỏ qua cho họ. Quả thật, Allah yêu thương những người làm tốt”.

    Hồi giáo cho rằng chỉ có Kinh Koran không bị sai lạc mà thôi, v́ chính Allah đă bảo quản kinh này, (Koran 15:9):

    “Quả thật, TA đă ban Thông điệp nhắc nhở (Qur’ăn) xuống và chính TA sẽ bảo quản Nó”.

    Hồi giáo gọi các tín hữu của Do thái giáo và theo Ki- tô giáo là “Người dân Kinh sách”, (Koran 2:111):

    “Và họ bảo: “Chỉ người Do thái và người theo Ki- tô giáo được vào Thiên đàng.” Đấy chẳng qua là điều mơ ước của họ. Hăy bảo: “Hăy trưng các bằng chứng của các ngươi ra xem nếu các ngươi nói thật.”

    d. Tin vào các Tiên tri (Prophets)
    Hồi giáo xác định các tiên tri (Prophets), hay thiên sứ, của Hồi giáo như những con người được Thiên Chúa chọn để làm sứ giả của ḿnh. Theo Kinh Koran, các tiên tri được hướng dẫn bởi Thiên Chúa để mang lại những "ư muốn của Thiên Chúa" cho các dân tộc. Người Hồi giáo tin rằng tiên tri là con người và không nói tiên tri, mặc dù một số có thể thực hiện phép lạ để chứng minh khả năng của họ.

    Kinh Koran đề cập đến tên của 28 tiên tri được coi là tiên tri lớn trong Hồi giáo gồm có 21 vị thuộc Do Thái giáo [Aaron (Harun), Abraham (Ibrahim), Adam (Adem), David (Dawud), Elijah (Ilias), Elisha (Alyasa), Enoch (Idris), Ezekiel (Dhul-Kifl), Ezra (Uzair), Isaac (Is'haq), Ishmael (Ismail), Jacob (Yaqub), Jethro (Shuaib), Jonah (Younis), Joshua (Yusa), Lot (Lut), Noah (Nuh), Moses (Musa), Samuel (Samoel), Solomon (Suleiman), Zechariah (Zakaria)], 3 vị thuộc Ki Tô giáo [John (Yahya), Joseph (Yusuf) và Jesus (Issa)] và 4 vị thuộc Ả Rập (Ezra (Uzair), Job (Ayoub), Shelah (Saleh) và Muhammad).
    Các tên trong các dấu ngoặc đơn là các tên phiên âm theo tiếng Ả rập mà các bản văn của Hồi giáo hay dùng.

    Trong số 28 tiên tri được coi là tiên tri lớn có 6 tiên tri lớn nhất theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất là Adam, Noah, Abraham, Moses, Jesus và Muhammad.

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 05-06-2015 at 07:31 AM.

  3. #53
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Nguồn gốc các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này

    (Tiếp theo Bài 5)

    e. Tin vào sự sống lại, Thiên đàng, Địa ngục và tin vào ngày phán xét cuối cùng trong ngày tận thế
    Hồi giáo tin có “Cuộc sống sau khi chết”.

    Sau khi chết, những ai tin vào Allah và sống tốt sẽ đươc đưa về Thiên đàng.

    “Hăy bước vào đó (Thiên đàng) với sự Bằng an; đó là Ngày vĩnh cửu.
    Trong đó, họ sẽ có vô vàn món vật mà họ mong muốn và c̣n nhiều món khác nữa nơi TA”
    . (Koran 50:34-35)

    Thiên đàng trong Hồi giáo được Kinh Koran mô tả chi tiết và rất hấp dẫn. Sau đây là một cảnh trên thiên đàng, (Koran 37:40-49):

    “Ngoại trừ các bầy tôi được chọn lựa của Allah.
    Họ là những người sẽ hưởng bổng lộc được biết rơ:
    Hoa quả; và họ sẽ được vinh dự,
    Trong các Ngôi vườn hạnh phúc;
    Nằm nghỉ đối diện trên những chiếc tràng kỷ cao,
    Một chiếc cốc đầy thức uống múc từ một ngọn suối trong vắt sẽ được chuyển ṿng giữa họ;
    Trắng, ngọt lịm, làm cho người uống thích thú,
    Không làm mất trí khôn, cũng không làm say khướt.
    Bên cạnh họ sẽ là những trinh nữ với đôi mắt to xinh đẹp, e-lệ nh́n;
    Xinh như những quả trứng non được giữ kỹ”.


    Và đây là một đoạn khác cũng mô tả thiên đàng, (Koran 55: 52;56;58;62;68;70;72 ;74;76):

    “Trong hai ngôi vườn có từng cặp trái cây, đủ loại.
    Trong đó (Thiên đàng) sẽ có các tiên nữ trinh trắng, với cái nh́n thẹn thùa mà chưa một con người hay một tên Jinn nào trước họ đă chạm đến thân thể.
    Các nàng đẹp như hồng ngọc và ngọc trai.
    Và ngoài hai ngôi Vườn đó, có hai ngôi Vườn khác;
    Trong hai ngôi vườn có trái cây, cây chà là và cây lựu.
    Trong các Thiên đàng có các (tiên nữ) tươi trẻ và xinh đẹp.
    Các tiên nữ cấm cung trong các căn lều;
    Mà trước họ chưa có một con người nào hay một tên Jinn nào chạm đến thân thể.
    Họ tựa ḿnh nằm nghỉ trên các chiếc gối nệm mầu xanh và những tấm thảm dày xinh đẹp”.


    Thiên đàng quá hấp dẫn như thế nên một số đạo hữu sẵn sàng “ôm bom tự sát” là phải.

    Là một tín hữu của Giáo Hội Công Giáo La Mă, tôi nghĩ đa số tín hữu của Giáo Hội Công Giáo chưa từng được đọc một tài liệu chính thức của Giáo Hội nói rất rơ và chi tiết về Thiên đàng, tuy cũng có nghe nói lơm bơm rất nhiều về Thiên đàng! Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo 1992 đă dành ra 5 điều, từ điều 1023 đến điều 1029, nói về Thiên đàng. Sau đây là 2 điều trong năm điều nói trên nói rơ về Thiên đàng theo Giáo Hội Công Giáo La Mă, điều 1024 và điều 1025:

    1024 (260, 326 2734, 1718): "Thiên Đàng" là cuộc sống viên măn v́ được hiệp thông trong sự sống và t́nh yêu với Thiên Chúa Ba Ngôi, với Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, với các thiên thần và các thánh. Thiên Đàng là mục đích tối hậu và là sự hiện thực các nguyện vọng sâu xa nhất của con người, là t́nh trạng hạnh phúc tuyệt hảo và chung cuộc.

    1025 (1011) "Lên Thiên Đàng" là "được ở với Đức Ki-tô" (x. Ga 14, 3; Pl 1, 23;1Th 4, 17). Những người được tuyển chọn "sống trong Người", nhưng vẫn giữ, hay nói đúng hơn là t́m được căn tính đích thực của ḿnh, danh xưng riêng của ḿnh (x. Kh 2, 17).
    "V́ sống là được ở với Đức Ki-tô; và ở đâu có Đức Ki-tô, nơi đó có sự sống, nơi đó là Nước Trời" (x. T. Am-rô-xiô chú giải TM-Lc 10, 121)”.

    Nếu bạn đọc muốn đọc các điều trên bằng Anh ngữ, xin đọc ở đây.

    Theo Hồi giáo, sau khi chết, những ai không tin vào Allah sẽ bị đày xuống Địa ngục:

    “Hăy đốt hắn trong ḷ Lửa; “Rồi xiềng hắn bằng sợi dây xích dài bẩy mươi tấc.
    “Quả thật, hắn đă không tin tưởng nơi Đấng Allah Chí Đại”
    . (Koran 69:32-34).

    Địa ngục trong Hồi giáo được Kinh Koramn mô tả rất ghê rợn:

    “Đây là Hỏa ngục mà những kẻ tội lỗi đă từng bài bác. Chúng sẽ bước qua lại giữa nó (Lửa) và nước cực sôi”. (Koran 55:43-44).

    Địa ngục trong Hồi giáo được nói rất chi tiết ở đâyở đây.

    Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo 1992 của Giáo Hội Công Giáo La Mă cũng đă dành ra 5 điều, từ điều 1033 đến điều 1037, nói về Hoả ngục. Sau đây là 2 điều trong năm điều nói trên nói rơ về Hoả ngục theo Giáo Hội Công Giáo La Mă, điều 1034 và điều 1035:

    1034: Chúa Giê-su thường nói về "hỏa ngục", về "lửa không hề tắt" (x.Mt 5,22.29;13,42.50; Mc 9,43-48), dành cho những ai đến chết vẫn không tin và không chịu hoán cải. Họ sẽ mất cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục (x.Mt 10,28). Chúa Giê-su đă nghiêm khắc cảnh cáo: "Con Người sẽ sai sứ thần của ḿnh tập trung mọi kẻ gian ác... mà quăng chúng vào ḷ lửa"(Mt 13,41-42). Người tuyên án : "Quân bị nguyền rủa kia hăy đi khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời" (Mt 25, 41).

    1035 (393): Hội Thánh dạy rằng có hỏa ngục và án phạt đời đời. Ngay sau khi chết, linh hồn kẻ c̣n mắc tội trọng sẽ xuống hỏa ngục chịu cực h́nh "lửa đời đời" (x.DS 76; 409; 411; 801; 858; 1002; 1351; 1575; SPF 12). V́ chỉ nơi Thiên Chúa, con người mới t́m được sự sống và hạnh phúc hằng khao khát, nên cực h́nh chính của hỏa ngục là đời đời bị tách khỏi Thiên Chúa”.


    Nếu bạn đọc muốn đọc các điều 1033 đến điều 1037 bằng Anh ngữ, xin đọc ở đây.

    Hồi giáo không tin có Luyện Ngục, nhưng Giáo Hội Công Giáo La Mă tin có Luyện Ngục. Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo 1992 của Giáo Hội Công Giáo La Mă cũng đă dành ra 3 điều, từ điều 1030 đến điều 1032, nói về Luyện Ngục. Sau đây là điều 1030:

    1030: Những người chết trong ân nghĩa Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, mặc dù chắn chắc được cứu độ đời đời, c̣n phải chịu thanh luyện sau khi chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết để vào hưởng phúc Thiên Đàng”.

    Giống như Giáo Hội Công Giáo La Mă, Hồi giáo cũng tin vào Ngày Phán Xét Cuối Cùng. Kinh Koran dạy, (Koran 45:26):

    “Hăy bảo: “Allah làm cho các người sống, rồi làm cho các người chết, rồi sẽ tập trung các người vào Ngày Phục sinh không có chi phải ngờ vực cả.” Nhưng đa số nhân loại không biết”.

    Kinh Koran c̣n nói thêm, (Koran 23:101-104):

    “Rồi, khi Tiếng c̣i được hụ lên, th́ vào Ngày đó sẽ không có t́nh máu mủ ruột thịt giữa bọn chúng và sẽ không có ai hỏi thăm ai;
    Nhưng ai mà bàn cân (chứa việc thiện) nặng th́ là những người sẽ thành đạt;
    C̣n ai mà bàn cân (chứa việc thiện) nhẹ th́ là những kẻ đă tự làm hại bản thân. Chúng sẽ ở trong Hỏa ngục đời đời. Lửa sẽ thiêu đốt bộ mặt của chúng và trong đó đôi môi của chúng méo mó.”


    Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo 1992 của Giáo Hội Công Giáo La Mă đă dành ra 4 điều, từ điều 1038 đến điều 1041, nói về Phán xét chung. Sau đây là 2 điều trong năm điều nói trên nói rơ về Phán xét chung theo Giáo Hội Công Giáo La Mă, điều 1038 và điều 1040:

    1038 (1001, 998) Phán xét chung sẽ diễn ra ngay sau khi mọi người đă chết được sống lại, "người công chính cũng như kẻ có tội" (Cv 24, 15) sống lại. Đó sẽ là "giờ các kẻ ở trong mồ sẽ nghe tiếng Người Con và sẽ ra khỏi đó : ai đă làm điều lành th́ sẽ sống lại để được sống, ai đă làm điều dữ th́ sẽ sống lại để bị kết án" (Ga 5, 28-29). Khi Con Người "vinh hiển quang lâm, có toàn thể thiên sứ theo hầu... Các dân thiên hạ sẽ tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ như mục tử tách biệt chiên với dê. Chiên th́ đặt bên phải, dê th́ đặt bên trái... Thế là bọn này sẽ phải ra đi vào chốn cực h́nh muôn kiếp, c̣n những người công chính sẽ được lên hưởng phúc trường sinh" (x. Mt 25, 31. 32. 46).

    1040 (637 314) Phán xét chung sẽ diễn ra khi Đức Ki-tô quang lâm. Chỉ có Chúa Cha mới biết ngày giờ chỉ một ḿnh Người quyết định khi nào sự kiện này sẽ xảy ra. Người sẽ dùng Chúa Con là Đức Giê-su Ki-tô để ra phán quyết chung thẩm về toàn bộ lịch sử. Bấy giờ chúng ta sẽ thông hiểu ư nghĩa tối hậu của toàn bộ công tŕnh sáng tạo, mầu nhiệm cứu độ và những con đường kỳ diệu Thiên Chúa Quan Pḥng dẫn dắt mọi sự đến mục đích tối hậu của chúng. Phán xét chung cho ta thấy Chúa công chính sẽ chiến thắng mọi bất chính của thụ tạo và t́nh yêu của Người mạnh hơn sự chết (Dc 8, 6)”.


    Nếu bạn đọc muốn đọc các điều trên bằng Anh ngữ, xin đọc ở đây.

    Về Ngày Tận Thế, Hồi giáo nói rất chi tiết ở đây.

    Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo 1992 của Giáo Hội Công Giáo La Mă cũng nói về Ngày Tận Thế ở đây:

    1042 769 670: Nước Thiên Chúa sẽ viên măn trong ngày tận thế. Sau phán xét chung, những người công chính, được vinh thăng cả hồn lẫn xác để hiển trị muôn đời với Đức Ki-tô và toàn thể vũ trụ sẽ được đổi mới: Bấy giờ, Hội Thánh "kết thúc trong vinh quang trên trời, khi toàn thể vũ trụ cùng với loài người được canh tân và đạt tới viên măn trong Chúa Ki-tô" (LG 48)”.

    f. Tin vào mọi sự do Allah tiền định nhưng con người có ư chí tự do
    “Người Hồi giáo tin vào thuyết tiền định (Predestination), đó là Allah tiền định, nhưng niềm tin vào Allah tiền định không có nghĩa là con người không có ư chí tự do. Thay vào đó, người Hồi giáo tin rằng Allah đă ban cho con người ư chí tự do. Điều này có nghĩa là họ có thể chọn đúng hay sai và họ có trách nhiệm cho sự lựa chọn của họ”. (Trích từ “Believe in Al-Qadar).

    Allah tạo nên con người, quyết định và hướng dẫn tương lai của họ, (Koran 87:1-5):

    “Hăy tôn vinh đại danh của Rabb (Allah) của Ngươi, Đấng Tối Cao,
    Đấng đă tạo hóa (tất cả) và ban h́nh thể;
    Và là Đấng đă đo lường (quyết định) và hướng dẫn;
    Và là Đấng đă làm mọc ra đồng cỏ,
    Sau đó, làm cho nó thành cộng rạ”.


    Những ǵ mà con người muốn, nhưng Allah không muốn sẽ không thành tựu, (Koran 81:29):

    “Nhưng điều mà các người muốn sẽ không thành tựu trừ phi Allah, Rabb (Đấng Chủ Tể) của vũ trụ muốn (hay chấp thuận)”.

    Ngay cả đức tin của mỗi người cũng do Allah chấp thuận, (Koran 10:100):

    Và không một người nào sẽ có đức tin trừ phi được Allah chấp thuận. Và Ngài sẽ hạ nhục những kẻ không hiểu.

    Con người chỉ đi đúng đường khi được Allah hướng dẫn, (Koran 7:178):

    “Ai mà Allah hướng dẫn th́ sẽ đi đúng đường, và ai mà Allah đánh lạc hướng th́ sẽ là những kẻ mất mát”.

    Mọi sự đều do Allah muốn hay không muốn, (Koran 6:39):

    “Và những ai bài bác các Lời mặc khải của TA (Allah) th́ là điếc và câm, và ch́m sâu trong tăm tối. Allah đánh lạc hướng kẻ nào Ngài muốn và đặt người nào mà Ngài muốn trên con đường ngay chính”.

    Tuy Allah tiền định mọi sự, nhưng Allah cho con người ư chí tự do (Free will), được tự do chọn lựa hành động của ḿnh, (Koran 18:29):

    “Và hăy bảo: “Chân lư là từ Rabb của các người.” Bởi thế, hăy để cho ai muốn, được tự do tin tưởng; và để cho ai muốn, được tự do không tin tưởng”.

    Allah tiền định nhưng con người có ư chí tự do là một nghịch lư (Paradox). Tuy nhiên tín hữu Hồi giáo tin rằng:

    “Niềm tin vào Allah tiền định bao gồm niềm tin vào bốn điều sau đây:
    1) Allah biết tất cả mọi thứ. Ngài biết điều ǵ đă xảy ra và những ǵ sẽ xảy ra.
    2) Allah đă ghi lại tất cả những ǵ đă xảy ra và tất cả những ǵ sẽ xảy ra.
    3) Bất cứ điều ǵ Allah muốn xảy ra sẽ xảy ra, và bất cứ điều ǵ Ngài muốn không để xảy ra sẽ không xảy ra.
    4) Allah là Đấng Tạo Hóa của tất cả mọi thứ”.
    (Trích từ “Believe in Al-Qadar)..

    (C̣n tiếp)

  4. #54
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này.

    (Tiếp theo Bài 5)

    4. Điều răn của Hồi giáo
    Công việc hành đạo của các tín hữu đạo Hồi được dựa vào “Năm Cột trụ của Hồi giáo”, “Mười điều răn” của Hồi giáo, “195 điều răn từ kinh Koran” và “Các giáo luật từ các Hadith”.

    A. Năm Cột trụ của Hồi giáo
    Năm Cột trụ của Hồi giáo là năm điều căn bản trong việc hành đạo của các tín hữu đạo Hồi.
    [1]. Tuyên đọc hai câu: "Không có Chúa Trời nào khác ngoài Allah", và "Mohammed là sứ giả của Ngài". Các tín đồ Hồi giáo nhắc lại những câu này hàng ngày khi cầu nguyện.

    [2]. Cầu nguyện năm lần mỗi ngày: Buổi b́nh minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng hôn và tối. Khi cầu nguyện, phải quay mặt về phía đền Kaaba trong thánh địa Mecca thuộc nước Saudi Arabia ngày nay.

    Tại sao phải cầu nguyện năm lần mỗi ngày? Kinh Koran không nói rơ điều này, nhưng trong Hadith th́ có. Theo sách Hadith của Bukhari, Sahih al-Bukhari, Tập (Volume) 4, Quyễn (Book) 54, Chủ đề: Bắt đầu sự sáng tạo, Hadith số 429, (viết tắt là Sahih Al-Bukhari 4:429) có nói rơ vấn đề này xin được tóm tắt như sau:
    Vào năm 621 thiên thần Gabriel đă đưa Muhammad từ đền Masjid al-Haram ở Mecca đến Thánh Đường Al-Aqsaa ở Jerusalem, (xin xem Koran 17:1) rồi sau đó lên gặp Allah ở tầng thiên đàng thứ 7.

    Lúc đầu Allah ra lệnh cho Muhammad và tín hữu phải cầu nguyện mỗi ngày 50 lần.
    Khi ra khỏi thiên đàng để trở về trái đất, Muhammad đă t́nh cờ gặp Mô-se (Moses) trên thiên đàng và Moses cố vấn cho Muhammad trở lại gặp Allah để xin bớt số lần cầu nguyện mỗi ngày. Sau nhiều lần gặp Allah để xin bớt, cuối cùng Allah bớt xuống c̣n 5 lần và Muhammad đă chấp nhận số 5 lần cầu nguyện mỗi ngày.

    Về chuyện Muhammad lên gặp Thượng Đế trên Thiên đàng bạn đọc có thể đọc thêm ở đây.

    Trong 5 lần cầu nguyện, tín hữu Hồi giáo đă hành lễ như thế nào và họ đọc những ǵ?
    Nếu bạn đọc ṭ ṃ muốn biết, xin nhấp chuột vào đường link sau đây:

    Sau khi nhấp chuột vào đường link nêu trên, sẽ có xuất hiện h́nh sau đây:

    Muốn xem và nghe buổi cầu nguyện nào, xin nhấp chuột vào các h́nh có chữ bên dưới theo các buổi cầu nguyện như sau: Alfajr (b́nh minh), Ad’duhr (trưa), Al3asr (xế trưa), buổi Alma3’rib (hoàng hôn) và Al3ishaa2 (tối). Muốn xem qua buổi cầu nguyện khác, xin nhấp chuột vào Home rồi nhấp chuột vào buổi cầu nguyện muốn xem.

    Tại sao khi cầu nguyện, phải quay mặt về phía đền Kaaba trong thánh địa Mecca? Đó là lệnh của Allah, nói trong (Koran 2:144):

    “Chắc chắn TA (Allah) đă thấy Ngươi quay mặt lên trời (cầu xin Chỉ đạo). Bởi thế, TA (Allah) đă hướng Ngươi về Qiblah làm Ngươi hài ḷng. Do đó, hăy quay mặt của Ngươi hướng về Al-Masjid al-Haraam (tại Makkah). Và ở tại bất cứ nơi nào, các người hăy quay mặt về hướng đó (để dâng lễ). Và chắc chắn những ai đă được (Allah) ban cấp Kinh sách đều biết rằng đó là sự Thật do Rabb của họ ban xuống. Và Allah không làm ngơ trước những điều họ làm.”

    “Qiblah” là hướng phải quay mặt khi cầu nguyện.
    Đền Al-Masjid al-Haraam tại Makkah (Mecca) là đền thiêng liêng nhất của Hồi giáo trong đó có đền cực thánh Kaaba ở gần bên.

    [3]. Bố thí cho người nghèo và người gặp cảnh không may. Số tiền làm việc từ thiện được ấn định là 2.5% lợi tức (income) hàng năm.
    Kinh Koran dạy, (Koran19:31):

    “Và Ngài ban phúc cho tôi bất cứ nơi nào tôi ở; Ngài truyền lệnh bảo tôi dâng lễ Salaah và đóng Zakaah suốt thời gian tôi c̣n sống”;

    Kinh Koran c̣n nói thêm, (Koran 27:3):
    “Những ai dâng lễ Salaah và đóng Zakaah và tin tưởng chắc chắn nơi Đời sau”.

    Salaah, hay Salat, là cầu nguyện mỗi ngày và Zakaah, hay Zakat, là làm việc từ thiện.

    Tỉ lệ 2.5% được tính dựa theo Hadith của Sunan Abu Dawood, Quyễn 9, Hadith số 1568.

    [4]. Nhịn chay trong tháng Ramadan (tháng 9 theo âm lịch Hồi Giáo): nhịn ăn và uống vào ban ngày, trừ trẻ em, người già và những người ốm đau bệnh tật.

    Kinh Koran dạy tín hữu phải ăn chay (Siyaam) trong tháng Ramadan, (Koran 2:185):

    “Tháng Ramadan là tháng mà Kinh Qur'an đă được ban xuống làm Chỉ đạo cho nhân loại và là bằng chứng rơ rệt về Chỉ đạo và Furqan. Bởi thế, ai trong các ngươi chứng kiến (hoặc hiện diện) tháng đó th́ phải thực hiện 'Siyaam' trọn tháng; và ai bị bệnh hoặc đi xa nhà th́ phải nhịn bù cho đủ số ngày đă thiếu về sau. Allah muốn điều dễ dàng cho các ngươi và không muốn gây khó khăn cho các ngươi hầu các ngươi hoàn tất số ngày ấn định và hầu các ngươi tán dương sự Vĩ đại của Allah về việc Ngài đă hướng dẫn các ngươi và để các ngươi có dịp tạ ơn Ngài”.

    Furqan là tiêu chuẩn phân biệt, chương 25 trong Kinh Koran, 25. Chương 25. Al-Furqan (Tiêu Chuẩn Phân Biệt).

    Trong tháng Ramadan, Kinh Koran hướng dẩn một số việc được phép và không được phép làm, (Koran 2:187):

    “Các ngươi được phép ăn nằm với vợ ban đêm suốt thời gian nhịn chay 'Siyaam'. Họ là y-phục của các ngươi và các ngươi là y phục của họ. Allah biết điều các ngươi thường lén lút với nhau. Do đó, Ngài đoái thương quay lại tha thứ cho các ngươi. Bởi thế, bây giờ các ngươi được phép chung chạ với họ, nhưng hăy cố gắng thực hiện điều mà Allah đă ra lệnh cho các ngươi; và hăy ăn và uống (ban đêm) cho đến khi các ngươi thấy rơ sợi chỉ trắng của buổi rạng đông tách rời sợi chỉ đen của nó, rồi hoàn tất việc nhịn chay cho đến lúc đêm xuống. Và không được ăn nằm với vợ trong thời gian các ngươi lánh trần tu tỉnh trong thánh đường. Đó là những giới cấm quy định bởi Allah. Do đó, chớ vi phạm chúng. Allah tŕnh bày những Lời mặc khải của Ngài cho nhân loại đúng như thế để may ra họ trở thành ngay chính sợ Allah”.

    [5]. Hành hương tới thánh địa Mecca ít nhất một lần trong đời.
    Việc Hành hương tới thánh địa Mecca được Kinh Koran nói rơ đó là bổn phận của tín hữu Hồi giáo, (Koran 3:96-97):

    “Quả thật, Ngôi-đền đầu tiên được chỉ định cho nhân loại (để thờ phụng Allah) là cái tại Bakkah (Makkah), đầy phúc đức và là chỉ hướng cho thiên hạ.
    Nơi đó có những Dấu hiệu rơ rệt: Chỗ đứng của Ibrahim; và ai vào đó (Makkah) th́ sẽ được an toàn. Và việc đi làm Hajj dâng lên Allah tại Ngôi đền (Ka'bah) là một bổn phận đối với người nào trong nhân loại có đủ phương tiện đi đến đó; và ai không tin th́ quả thật Allah Tự đầy đủ, không cần ǵ từ thiên hạ”.


    Sau đây là các chặng, hay trạm, và các nghi thức của cuộc hành hương chính thức (Hajj) Mecca:


    Trạm 1: Sáu trạm Miqat chuẩn bị hành hương. Các trạm Miqat cách Mecca khoảng 6 miles (10 km). Nơi chuẩn bị hành hương được gọi là Miqat. Hiện có 6 Miqat quanh Mecca.
    Tại trạm Miqat tín hữu thay quần áo bằng 2 mănh vải trắng đối với đàn ông. Mọi người đàn ông mặc như nhau để không phân biệt giàu nghèo, giai cấp. Với đàn bà th́ chỉ cần che kín hai tay và mặt. Làm nghi thức thanh tẩy (lấy nước wudu, sẽ được nói ở phần sau của Bài 5) để đi vào hành hương.

    Trạm 2: Tại Mecca.
    • Đi bộ, hay chạy chậm, ngược chiều kim đồng hồ bảy lần (tượng trưng cho 7 tầng thiên đàng) xung quanh đền Kaaba, vừa đi vừa đọc kinh Koran. Khi chạy quanh đền Kaaba, nếu có cơ hội thi hôn hay sờ Phiến Đá Đen (Black Stone), được gắng vào tường phía đông của Kaaba. Nếu không có cơ may hôn hay sờ th́ khi chạy ngang qua phải đưa tay phải hướng về phiến đá đen.


    Truyền thuyết Hồi giáo cho rằng phiến đá đen do Allah gởi từ Thiên đàng xuống cho Adam và Eva để chỉ nơi xây dựng đền thờ Allah đầu tiên trên Trái Đất.
    Theo truyền thống Hồi giáo, phiến đá đen đă được Muhammad gắn vào bức tường của Kaaba năm 605 sCN, năm năm trước khi Muhammad nhận được sự mặc khải đầu tiên.

    • Chạy qua chạy lại 7 lần giữa hai ngọn đồi Al-Safa và Al-Marwah, phía đông bắc của Kaaba. Safa cách Kaaba khoảng 100 m (330 ft) và Marwah cách Kaaba khoảng 350 m (1,150 ft). Khoảng cách giữa Safa và Marwah là 300 m (980 ft). Theo truyền thuyết Hồi giáo, Hagar mẹ của Ishmael đă chạy đôn chạy đáo t́m nước uống cho 2 mẹ con bà khi bị vợ chính của Abraham là Sarah đuổi vào sa mạc.

    • Uống nước từ giếng Zamzam, 20 m (66 ft) phía đông của Kaaba. Theo truyền thuyết Hồi giáo, khi quá khát nước, Ishmael đă lấy chân chà chà dưới đất và Allah đă cho nước từ chổ dưới chân Ishmael chảy ra thành giếng Zamzam.

    Trạm 3: Tại Mina, cách Mecca 5 kilometers (3.11 miles).
    Thay mới hai mănh văi trắng y phục và cầu nguyện.

    Trạm 4: Tại cánh đồng Arafat, cách Mecca 20 kilometers (13 miles) về hướng đông nam.
    Tín hữu đứng cầu nguyện trên Núi Của Ḷng Khoan Dung (The Mount of Mercy), là nơi Muhammad giảng đạo lần cuối cùng trước khi qua đời.

    Trạm 5: tại Muzdalifa, cách Arafat khoảng 6 kilometers (3.7 miles).
    Đọc kinh cầu nguyện cùng nhau suốt đêm và ngủ trên đất trống. Thu thập đá cuội cho nghi lễ ném đá Quỷ Satan trong ngày tiếp theo.

    Trạm 6: tại Mina.
    • Ném 7 viên sỏi vào trụ cột lớn nhất trong 3 trụ cột tượng trưng cho Quỷ Satan. Hai trụ cột c̣n lại không bị ném đá vào ngày này.

    • Lễ giết cừu: giết cừu để tưởng nhớ câu chuyện của Abraham có ư định hy tế con đầu ḷng là Ishmael cho Allah. (Theo Cựu Ước của Do Thái giáo, Abraham có ư định hy tế con trai thứ hai là Isaac, không phải Ishmael).

    • Cắt tóc: cạo đầu hoặc cắt tỉa tóc. Tất cả khách hành hương nam cạo đầu, hay cắt tóc của họ và phụ nữ hành hương cắt ngọn tóc của họ.

    Trạm 7: về lại Mecca.
    • Làm nghi thức thanh tẩy Wudu. Một lần nữa, đi bộ, hay chạy chậm, ngược chiều kim đồng hồ bảy lần xung quanh đền Kaaba, vừa đi vừa đọc kinh Koran. Nếu có cơ hội thi hôn hay sờ phiến đá đen.

    • Ném 7 viên sỏi vào mỗi trụ trong 3 trụ cột tượng trưng cho Quỷ Satan ở Mina.

    Ở trên là các bước và nghi thức bắt buộc cho một cuộc hành hương chính thức (Hajj). Thường cuộc hành hương chính thức kéo dài trong năm ngày. Ngoài hành hương chính thức, tín hữu có thể hành hương theo lộ tŕnh cắt ngắn (Umrah); trong Umrah tín hữu có thể cắt ngắn lộ tŕnh đă mô tả trong Hajj ở trên.


    Tín hữu Hồi Giáo hành hương thánh địa Mecca.
    Đền h́nh khối chữ nhật màu đen là đền Kaaba, theo Hồi Giáo là do Abraham và Ishmael xây dựng.

    Theo Wikipedia, mùa hành hương năm 2014 (bắt đầu từ ngày 3 tháng 10) số tín hữu hành hương Mecca là khoảng 2,089,053, trong đó số tín hữu địa phương là 700,000 và số tín hữu từ các nước khác là 1,389,053.

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 08-06-2015 at 01:07 AM.

  5. #55
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Nguồn gốc các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này

    (Tiếp theo Bài 5)

    B. “Mười Điều Răn”
    Đạo Hồi không có Mười Điều Răn như Do Thái giáo và Ki Tô giáo, nhưng kinh Qur'an cũng liệt kê mười điều tương tự trong Chương 6. Al-An'am (Gia Súc), đoạn 151-152, (Koran 6:151-152), và Chương 17. Al-Isra (Chuyến Đi Đêm), đoạn 22-37, (Koran 17:22-37).

    Sau đây là tóm lược “Mười Điều Răn” theo các đoạn trong hai chương nói trên:
    1. Chỉ tôn thờ một Thượng Đế là Allah.
    2. Hăy tốt và hiếu thảo với cha mẹ.
    3. Chớ v́ sợ nghèo mà giết con cái của các người.
    4. Chớ đến gần việc ngoại t́nh.
    5. Chớ giết sinh mạng của con người mà Allah đă làm cho linh thiêng trừ phi với lư do chính đáng của công lư và luật pháp.
    6. Chớ đến gần tài sản của trẻ mồ côi trừ phi với kế hoạch cải thiện cho đến khi trẻ đến tuổi trưởng thành.
    7. Hăy đo cho đúng và cân cho đủ.
    8. Chớ làm chứng về điều mà ngươi không hề biết.
    9. Hăy làm tṛn Lời Giao-ước của Allah.
    10. Chớ bước đi trên mặt đất với điệu bộ kiêu căng.

    Các đoạn trong hai chương 6 và 17 trong kinh Qur'an không ghi rơ theo thứ tự như Mười Điều Răn trong Do Thái giáo và Kitô giáo như được ghi rơ trong (Xh 20, 2-17) và (Đnl 5, 6-21). Về sau các tín hữu Hồi giáo dựa theo Mười Điều Răn trong Do Thái giáo và Kitô giáo mà liệt kê các đoạn trong hai chương 6 và 17 thành “Mười Điều Răn” của Hồi giáo.

    Nguyên văn (Koran 6:151-152) như sau:

    “Hăy bảo: “Đến đây, để Ta đọc cho các ngươi điều lệnh mà Rabb của các ngươi đă cấm các ngươi: chớ bao giờ kết hợp bất cứ cái ǵ với Ngài; và hăy ăn ở tử tế với cha mẹ của các ngươi; và chớ v́ sợ nghèo mà giết con cái của các ngươi. TA cung dưỡng các ngươi và cả chúng nữa. Và chớ đến gần những điều thô bỉ dù là công khai hay kín đáo; và chớ giết sinh mạng của con người mà Allah đă làm cho linh thiêng trừ phi với lư do chính đáng (của công lư và luật pháp). Đó là điều mà Ngài đă chỉ thị cho các ngươi hầu các ngươi có thể hiểu.
    “Và chớ đến gần tài sản của trẻ mồ côi trừ phi với kế hoạch cải thiện cho đến khi trẻ đến tuổi trưởng thành; và hăy đo cho đúng và cân cho đủ; TA chỉ bắt mỗi linh hồn gánh vác tùy theo khả năng của nó; và khi nói năng, các ngươi hăy công bằng trong lời nói dẫu có nghịch với bà con ruột thịt; và hăy làm tṛn Lời Giao-ước của Allah. Đó là điều Ngài chỉ thị cho các ngươi hầu các ngươi có thể ghi nhớ”.


    Nguyên văn (Koran 17:22-37) như sau:

    “(Bởi thế) chớ dựng một thần linh nào khác cùng với Allah sợ rằng ngươi (hỡi người!) sẽ ngồi thất sủng (trong Hỏa Ngục) bị khinh miệt và bỏ xó.
    Và Rabb (Allah) của Ngươi truyền lệnh bảo các người chỉ được thờ phụng riêng Ngài, và ăn ở tử tế với cha mẹ. Nếu một trong hai người (cha mẹ) hoặc cả hai sống với ngươi đến tuổi già, chớ nói tiếng ‘úph’ vô lễ với hai người, và chớ xua đuổi hai người, mà phải ăn nói với hai người lời lẽ tôn kính.
    Và hăy nhân từ đối xử khiêm nhường với cha mẹ và (cầu nguyện) thưa: “Lạy Rabb của bề tôi! Xin Ngài rủ ḷng thương cha mẹ của bề tôi giống việc hai người đă thương yêu, chăm sóc bề tôi lúc bề tôi hăy c̣n bé nhỏ.”
    Rabb của các người biết rơ điều nằm trong tâm hồn của các người. Nếu các người ăn ở đạo hạnh th́ chắc chắn Ngài sẽ tha thứ cho những người hằng quay về hối cải (với Ngài).
    Và hăy tặng cho thân nhân ruột thịt phần bắt buộc của y, và người thiếu thốn và khách lỡ đường nhưng chớ hoang phí quá mức;
    Quả thật, những kẻ phí phạm là anh em của Shaytan. Và Shaytan lúc nào cũng bội ơn Rabb của nó.
    Và nếu ngươi từ chối tặng họ do bởi ngươi cũng đang hy vọng chờ hồng ân của Rabb của ngươi th́ hăy ăn nói với họ lời lẽ nhă nhặn.
    Và chớ xiết chặt bàn tay của ngươi vào cổ (như kẻ hà tiện) cũng chớ giăng nó ra quá tầm vói (như kẻ hoang phí) sợ rằng ngươi ngồi xuống bị chê bai và nghèo khổ.
    Quả thật, Rabb của ngươi nới rộng bổng lộc cho người nào Ngài muốn và hạn chế nó (theo Ư Ngài muốn). Quả thật, Ngài Hằng biết, Hằng thấy bầy tôi của Ngài.
    Và chớ v́ sợ nghèo mà giết con cái của các người. TA cung dưỡng chúng và cả các người nữa. Chắc chắn, việc giết chúng là một trọng tội.
    Và chớ đến gần việc ngoại t́nh. Chắc chắn, nó là một tội lớn và là con đường tội lỗi.
    Và chớ giết hại một sinh mạng mà Allah đă làm cho linh thiêng trừ phi với lư do chính đáng. Và ai bị giết oan (một cách bất công), TA sẽ ban thẩm quyền (đ̣i thế mạng theo luật Qisaas- hoặc tha thứ hoặc lấy tiền Diya thế mạng) cho người thừa kế của y, nhưng y không được vượt quá mức giới hạn trong việc giết chóc . Bởi v́ y sẽ được (luật-pháp Islam) giúp đỡ.
    Và chớ đến gần tài sản của trẻ mồ côi trừ phi với điều ǵ tốt nhất (để cải-thiện nó) cho đến khi đứa trẻ trưởng thành. Và hăy làm tṛn lời giao ước. Chắc chắn, lời giao ước sẽ bị gặn hỏi.
    Và hăy đo cho đủ khi các người đo ra và hăy cân với một bàn cân thẳng đứng. Điều đó tốt và công bằng nhất về cuối.
    Và chớ (làm chứng) về điều mà ngươi không hề biết. Chắc chắn cái ‘nghe’, cái ‘thấy’ và ‘tấm ḷng’, tất cả những cái (giác quan) đó sẽ bị hạch hỏi về điều đó.
    Và chớ bước đi trên mặt đất với điệu bộ kiêu căng. Chắc chắn, ngươi sẽ không bao giờ chẻ đôi được trái đất và cũng không bao giờ đứng cao bằng quả núi.”


    C. 195 điều răn từ kinh Koran

    Chúng ta cũng đă biết từ Ngũ Kinh Torah trong Kinh Thánh Cựu Ước, Do Thái giáo đă rút ra 613 điều răn. Từ kinh Koran, Hồi Giáo cũng đă rút ra đến 195 điều răn. Danh sách 195 điều răn suy ra từ kinh Koran, được gọi là The Glorious Quran's Moral Code, ở đây.

    Trong bảng The Glorious Quran's Moral Code, từ “Noble Verses” có ư nói là được suy ra từ kinh Koran ở các chương (Chapters, Suras) và đoạn (Verses) cho trong bảng. Bạn đọc có thể dùng bản văn kinh Koran ở đây để tham khảo các chương và đoạn cho trong bảng nói trên.

    Sau đây là vài điều răn đáng lưu ư.
    • Điều răn thứ 55 dạy rằng: “Do not touch the Holy Quran when you're not in a pure state” hay “Không ai được phép chạm đến (sờ, cầm) Kinh Koran khi chưa được trong sạch”.

    Điều răn 55 này dựa vào đoạn sau đây trong Kinh Koran, (Koran 56:79):

    “Mà không ai được phép sờ mó ngoại trừ những vị trong sạch”.

    Muốn được trong sạch để được sờ, cầm Kinh Koran, tín hữu Hồi giáo bắt buộc phải thực hành Nghi Thức Thanh Tẩy (Wuđu), gồm 9 bước sau đây:
    [1]. Định tâm: trước khi thực hiện thủ tục thanh tẩy th́ định trong ḷng ư nghĩ sau đây: “Tôi định tâm thực hiện việc thanh tẩy để chuẩn bị hành lễ”.
    [2]. Rửa tay: Rửa hai bàn tay đến cổ tay ba lần cho sạch, tay phải trước, tay trái sau.
    [3]. Súc miệng: dùng tay phải để vốc nước, ba lần.
    [4]. Rửa mũi: hít nước vào và hỉ ra, hai hay ba lần.
    [5]. Rửa mặt: Rửa từ trán xuống cằm và từ vành tai phải sang vành tai trái ba lần.
    [6]. Rửa hai cánh tay: Rửa hai cánh tay đến cùi chỏ, ba lần mỗi bên.
    [7]. Vuốt đầu: Vuốt đầu với hai bàn tay ướt từ trước ra sau 3 lần.
    [8]. Lau hai vành tai: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ lau vuốt hai vành tai 3 lần.
    [9]. Rửa hai bàn chân: Rửa từ mắt cá xuống ḷng bàn chân: bàn chân phải trước và bàn chân trái sau, 3 lần.

    Thanh tẩy là điều kiện Giáo luật bắt buộc nếu có ư định làm những việc sau đây:
    Hành lễ cầu nguyện bắt buộc năm lần một ngày.
    Đi xung quanh đền Kaaba.
    Sờ, nắm hay cầm sách Kinh Qu’ran.

    Nghi Thức Thanh Tẩy (Wuđu) nói trên đă dựa vào đoạn 6 chương 5 Kinh Koran, (Koran 5:6), sau đây:

    “Hỡi những ai có niềm tin! Khi các người đứng dậy để dâng lễ Salaah, hăy rửa mặt và (hai) tay của các người đến cùi chỏ và lau vuốt đầu của các người (với bàn tay thắm nước) và rửa hai bàn chân đến mắt cá. Và nếu các người không được sạch (do việc chăn gối) th́ phải tẩy sạch toàn thân (tắm ghusl); và nếu các người bị bệnh hoặc trên đường đi xa hoặc sau khi từ nhà vệ sinh bước ra hoặc sau khi chung đụng với vợ nhưng không t́m ra nước (để tẩy sạch) th́ hăy đến chỗ đất (hay cát) sạch, dùng nó lau mặt và tay của các người (đến cùi chỏ) theo thủ tục 'Tayyammum'; Allah không muốn gây khó khăn cho các người, ngược lại, Ngài muốn tẩy sạch các người và hoàn tất Ân huệ của Ngài cho các người để các người có thể tạ ơn”.

    “Tayyammum” hay “Tayammum” có nghĩa là Thanh tẩy khô. Xin xem Thanh tẩy khô (Tayammum) trang 11 ở đây hay ở đây.

    • Điều răn thứ 187, phần dành cho nữ giới: “Lower your gaze. Be chaste. Be Modest. Protect your Chastity. Do not be sexually open. Chastity, modesty”.
    Xin lược dịch: “Hạ ánh mắt của bạn xuống. Hăy khiết tịnh. Hăy khiêm tốn. Bảo vệ sự trong trắng của bạn. Đừng ăn mặc hở hang khêu gợi t́nh dục. Khiết tịnh, khiêm tốn”.

    Điều này giải thích v́ sao phụ nữ Hồi giáo khi đi ra ngoài luôn trùm đầu với chiếc khăn Hijab như đă được nói trong (Koran 24:31):

    “Hăy bảo những người phụ nữ có đức tin nên nh́n xuống và che phủ phần kín đáo của họ; và chớ phô bày nhan sắc ngoại trừ bộ phận nào lộ ra tự nhiên (như hai bàn tay, cặp mắt v.v...); và họ nên kéo khăn choàng phủ lên ngực; và chớ phô trương với người khác ngoại trừ với người chồng, hoặc cha ruột, hoặc cha chồng, hoặc con trai ruột, hoặc con trai của chồng, hoặc con trai của anh em ruột, hoặc con trai của chị em ruột, hoặc những người đàn bà (giúp việc), hoặc những người nô-lệ thuộc quyền sở hữu của họ, hoặc những người đàn ông phục dịch nhưng đă hết t́nh dục, hoặc những đứa bé không quen với các phần kín đáo của phụ nữ; và chớ nện mạnh gót chân để cho người ta biết ḿnh đang giấu nữ trang. Và hăy quay về sám hối với Allah, tất cả các người, hỡi những người có đức tin, để may ra các người được thành đạt”.

    Tuy không nêu rơ trong 195 điều răn, việc các tín hữu Hồi giáo không được phép ăn thịt heo và các loại thịt khác, đă được nói trong (Koran 5:3):

    “(Allah) cấm các người ăn (thịt của) xác chết, và máu (huyết), và thịt của con heo, và món vật cúng cho ai khác không phải là Allah; và những con vật bị vặn (hay thắt) cổ chết; và những con vật bị đập chết, và những con vật rơi trên cao xuống chết; và những con vật bị húc chết bằng sừng; và những con vật bị các con thú dữ ăn một phần trừ phi các người làm sạch (bằng cách cắt cổ trước khi chúng chết); và những món vật cúng trên bàn thờ (hay trên đá); và cấm các người chia phần bằng cách xin xăm. Tất cả các thứ đó đều ô-uế. Ngày nay, những kẻ không có đức tin tuyệt vọng về (việc phá hoại) tôn giáo của các người. Bởi thế, chớ sợ chúng mà hăy sợ TA (Allah). Ngày nay, TA đă hoàn chỉnh tôn giáo của các người cho các người và hoàn tất Ân huệ của TA cho các người và đă chọn Islam làm tôn giáo của các người. Nhưng ai đành phải ăn v́ quá đói chứ không cố t́nh phạm giới th́ quả thật Allah Hằng Tha thứ và Khoan dung”.

    Nói chung việc ăn uống của tín hữu Hồi giáo rất kỹ, đồ ăn thức uống phải được chứng thực Halal, nghĩa là phải được dán nhản Halal, và nhản này phải do một cơ quan độc lập được tín nhiệm chứng nhận. Halal là ǵ?

    “Với những người theo đạo Hồi, với những sản phẩm thực phẩm và đồ uống, Dược phẩm, mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân, thực phẩm chức năng khi họ sử dụng phải có chứng nhận Halal (được phép). Việc chứng nhận Halal sẽ đảm bảo rằng một quá tŕnh xem xét đánh giá độc lập, khách quan để xác nhận rằng những sản phẩm được đánh giá không sử dụng các thành phần haram (bị cấm) và điều kiện sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh đáp ứng yêu cầu của Kinh Qur’an và Shari’ah Islamia (Luật Hồi giáo)”. (Trích từ “Halal là ǵ?”)

    Sau đây là nhản chứng thực Halal của công ty Islamic Services Of America, Iowa, USA.

    Ở các nước có đông tín hữu Hồi giáo, khi đi mua thực phẩm, tín hữu Hồi giáo chỉ mua các thực phẩm có dán nhản Halal Certified mà thôi.

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 09-06-2015 at 01:26 PM.

  6. #56
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Nguồn gốc các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này

    (Tiếp theo Bài 5)

    D. Hàng ngàn giáo luật Sharia từ các Hadith và Kinh Koran.
    Sharia, hoặc giáo luật sharia, là hệ thống giáo luật Hồi giáo có nguồn gốc từ các kinh sách cơ bản của Hồi giáo là Kinh Qur'an và các Hadith.

    Một số nước, như Arab Saudi, Sudan, Iran vv…, dùng giáo luật Sharia của Hồi giáo làm luật pháp của quốc gia. Tùy theo mỗi giáo phái, Sunni hay Shia, mà giáo luật Hồi giáo có khác nhau. V́ có rất nhiều Hadith nên giáo luật Hồi giáo cũng rất đa dạng và chi tiết. Giáo luật Sharia của Hồi giáo bao trùm cuộc sống hằng ngày của tín hữu, hướng dẩn cực kỳ chi tiết các sinh hoạt hằng ngày.

    Bạn đọc có thể đọc một số giáo luật của Hồi giáo, xem như là một số ví dụ, ở đây.

    Sau đây là một ví dụ về “Giáo luật khi uống nước” được trích từ tài liệu nói trên, theo điều 2647 và 2648:

    “Điều 2647: Có một số hành vi được cho là nên theo trong khi uống nước; các hành vi đó như sau:
    (i) Nước cần được uống chậm răi như thể nó bị mút (sucked).
    (ii) Trong thời gian ban ngày, nên uống nước trong khi đứng.
    (iii) Nên nói câu Bismillah trước khi uống nước và nói câu Al-hamdulillah sau khi uống nước. (Câu Bismillah là câu (Koran 1:1): “Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung”. Câu Al-hamdulillah là câu (Koran 1:2): “Mọi lời ca tụng đều dâng lên Allah, Rabb của vũ trụ và muôn loài”. Rabb là Đấng Chủ Tể theo từ của Hồi giáo, một từ Ả rập có nghĩa theo tiếng Anh là Lord, Sustainer, Cherisher, Master, Nourisher).
    (iv) Người ta phải uống nước trong ba ngụm.
    (v) Người ta chỉ nên uống nước khi cảm thấy khát.
    (vi) Sau khi uống nước, ta nên nhớ Imam Husayn (AS) và Ahlul Bayt (AS), và nguyền rủa những kẻ thù đă giết anh ta. (Imam Husayn và Ahlul Bayt là các danh nhân trong Hồi giáo).
    Điều 2648: Sẽ là không xứng đáng (unworthy) khi uống quá nhiều nước; uống nước sau khi ăn thực phẩm béo; và uống nước trong khi đứng trong đêm. Nó cũng không xứng đáng khi uống nước với bàn tay trái của ḿnh; uống nước từ phía bên bị nứt hoặc sứt mẻ của vật chứa (container = ly, lọ, b́nh), hoặc từ phía tay cầm của vật chứa.”


    Sau đây là một số luật lệ khi khi đi … tiểu tiện, được trích trong bài “Sự Vệ Sinh Liên Quan Đến Việc Hành Đạo Hàng Ngày” đăng trên một website của Hồi giáo:





    Bạn đọc có thể đọc toàn bộ bài viết “Sự Vệ Sinh Liên Quan Đến Việc Hành Đạo Hàng Ngày” ở đây.

    (C̣n tiếp)

  7. #57
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này.

    (Tiếp theo Bài 5)

    5. So sánh vài điểm trong Cựu Ước của Do Thái giáo và trong Kinh Koran của Hồi giáo.
    Trong post # 49, chúng ta đă biết có sự khác biệt giữa tính cách của Lề Luật trong Do Thái giáo và trong Kitô giáo về một số vấn đề như vấn đề giao tiếp với Thiên Chúa, thái độ đối với kẻ thù và thái độ đối với đàn bà ngoại t́nh.

    5a. Thái độ đối với những kẻ báng bổ hay phỉ báng Thiên Chúa.
    Đối với Do Thái giáo, Thiên Chúa luôn luôn ngự trong Ḥm Bia Giao Ước. Đối với Kitô giáo Thiên Chúa luôn luôn hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Đối với Hồi giáo, v́ Allah hay Thiên Chúa, không có sự hiện hữu cụ thể trên thế gian này nên thay v́ xét đến vấn đề giao tiếp với Thiên Chúa, chúng ta hăy xét đến thái độ của của Do Thái giáo và Hồi giáo đối với những kẻ nguyền rủa Thiên Chúa, hay nói phạm đến Thiên Chúa.

    Do Thái giáo đă đưa ra h́nh phạt tử h́nh đối với những ai nói phạm thượng đến Thiên Chúa hay nguyền rủa Thiên Chúa. Sách Lê-vi chương 24, từ câu 13 đến câu 16, (Lv 24,13-16), trong Kinh Thánh của Do Thái giáo nói rơ:

    “13 Đức Chúa phán với ông Mô-sê: 14 "Hăy đưa kẻ nói lời nguyền rủa ra ngoài trại. Tất cả những ai đă nghe, phải đặt tay lên đầu nó, và toàn thể cộng đồng phải ném đá nó.15 Rồi ngươi sẽ nói với con cái Ít-ra-en rằng: Bất cứ người nào nguyền rủa Thiên Chúa của nó, sẽ phải mang lấy tội ḿnh.16 Ai nói phạm đến danh Đức Chúa, sẽ bị xử tử: toàn thể cộng đồng sẽ ném đá nó; dù là ngoại kiều hay người bản xứ, nếu nói phạm đến thánh danh, sẽ bị xử tử”.

    Giáo luật Hồi giáo luôn luôn kết án tử h́nh cho những ai nói phạm thượng đến Allah hay Muhammad.
    Năm 1988, nhà văn Anh gốc Ấn Salman Rushdie đă viết cuốn tiểu thuyết mỉa mai đạo Hồi và gọi kinh Koran là "Những vần thơ của quỉ" (Satanic Verses). Ngày 4/02/1989 Ayatollah Khomeini, lănh tụ tôn giáo tối cao của Iran đă ra lệnh cho tín đồ đạo Hồi trên toàn thế giới truy nă và tử h́nh đối với Salman Rushdie. Tới tháng 9 năm 1998, lệnh tử h́nh Salman Rushdie mới được chính quyền Iran hủy bỏ.

    Ngày 7 tháng 1 năm 2015 tại trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo ở Pháp có một vụ nổ súng do nhóm Hồi giáo quá khích thực hiện khiến 12 người thiệt mạng, 11 người khác bị thương trong đó có 4 người bị thương rất nặng. Lư do của vụ xả súng là tuần báo Charlie Hebdo đă vẽ h́nh châm biếm giáo chủ Muhammad.

    Kinh Koran qui định h́nh phạt hết sức nặng nề đối với bất cứ ai chống Allah hoặc chống Muhammad, (Koran 33:57):

    “Quả thật, những ai quấy rầy Allah và Thiên sứ th́ sẽ bị Allah nguyền rủa ở đời này và Đời sau; và Ngài đă chuẩn bị cho họ một sự trừng phạt nhục nhă”.

    Đối với những ai “đặt điều nói dối rồi đổ thừa cho Allah” sẽ phải “giẫy giụa đau đớn vào lúc sắp chết”, (Koran 6:93):

    “Và c̣n ai sai quấy hơn kẻ đă đặt điều nói dối rồi đổ thừa cho Allah hoặc đă nói: “Tôi đă nhận điều mặc khải” trong lúc y đă không nhận một điều mặc khải nào; và y đă nói: “Ta sẽ ban xuống điều giống như điều mà Allah đă ban xuống.” Nếu Ngươi có thể nh́n thấy được những kẻ gian ác giẫy giụa đau đớn vào lúc sắp chết khi các Thiên thần giăng tay đến (bảo): “Hăy giao hồn của các ngươi cho ta. Ngày nay các người sẽ đón nhận h́nh phạt nhục-nhă v́ tội đă từng nói cho Allah những điều không đúng với sự Thật và các ngươi đă khinh miệt các Lời mặc khải của Ngài.”

    Với những kẻ gây rối, phao tin thất thiệt, tại thành phố Madinah (Medina) h́nh phạt rơ ràng hơn, (Koran 33:60-61):

    “Nếu những tên đạo đức giả và những kẻ mang trong ḷng một chứng bệnh (dâm dục) và những kẻ gây rối (phao tin thất thiệt) tại thành phố Madinah không chịu ngưng, th́ chắc chắn TA sẽ để cho Ngươi trị tội chúng rồi chúng sẽ sống nơi đó với Ngươi với tư cách người láng giềng nhưng chỉ trong một thời gian ngắn.
    Chúng sẽ bị nguyền rủa ở nơi nào mà chúng bị phát giác và sẽ bị bắt và bị giết không một chút thương xót”
    .

    Đối với những ai “tạo chiến tranh chống lại Allah và Thiên sứ của Ngài”, th́ h́nh phạt sẽ là “hoặc xử tử, hoặc đóng đinh trên thập tự giá hoặc chặt tay này và chân kia hoặc trục xuất ra khỏi lănh thổ”, (Koran 5:33):

    “H́nh phạt dùng trừng trị những kẻ tạo chiến tranh chống lại Allah và Thiên sứ của Ngài và nỗ lực gây phá hoại trên trái đất th́ chỉ có việc: hoặc xử tử, hoặc đóng đinh trên thập tự giá hoặc chặt tay này và chân kia hoặc trục xuất ra khỏi lănh thổ. Đó là h́nh phạt nhục nhă dành cho chúng ở thế gian này; và ở Đời sau chúng sẽ chịu một sự trừng phạt to lớn”.

    5b. Thái độ đối với kẻ thù.
    Vào thời lập quốc, những kẻ thù của người Do thái gồm 7 dân tộc sau đây: người Khết (Hittites), người E-mô-ri (Amorites), người Ca-na-an (Canaanites), người Pơ-rít-di (Perizzites), người Khi-vi (Hivites), người Giơ-vút (Jebusites), và A-ma-lếch (Amalek).
    Sở dỉ các dân tộc trên là kẻ thù của người Do thái v́ họ cản đường dân Do thái vào miền đất hứa Canaan và nhất là các dân tộc này thờ phượng các thần ngoại lai và hay quyến rũ người Do thái thờ phượng các thần ngoại lai, phạm tội nghịch cùng Thiên Chúa.

    Điều răn thứ 598 trong 613 điều răn của Do Thái giáo dạy rằng “That those engaged in warfare shall not fear their enemies nor be panic-stricken by them during battle”, xin lược dịch: “Những người tham gia trong chiến tranh th́ không sợ kẻ thù của họ, cũng không được hoảng loạn trong trận chiến”.

    “Anh em đừng sợ chúng, v́ chính ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em, chiến đấu cho anh em." (Đnl 3,22).

    Hay cụ thể hơn, (Đnl 20, 1-4):

    “1 Khi ra giao chiến với quân thù, nếu anh (em) thấy chiến mă chiến xa, và quân binh đông hơn anh (em), th́ anh (em) đừng sợ chúng, v́ ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), Đấng đă đưa anh (em) lên từ đất Ai-cập, ở với anh (em).2Khi anh em sắp sửa giao chiến th́ vị tư tế sẽ tiến ra và nói với dân.3 Ông sẽ nói với họ : “Nghe đây, hỡi Ít-ra-en ! Hôm nay anh em sắp sửa giao chiến với quân thù ; đừng sờn ḷng, đừng sợ hăi, đừng hoảng hốt, đừng run khiếp trước mặt chúng,4 v́ ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em, là Đấng đi với anh em, để chiến đấu giúp anh em chống lại quân thù của anh em, để cứu thoát anh em.”

    Trong trường hợp thánh chiến, hay chiến đấu v́ Thiên Chúa, người Do thái cung hiến tất cả chiến lợi phẩm (người cũng như của cải) cho Thiên Chúa: điều này đưa tới “luật tru hiến”, tức là tiêu diệt tất cả nơi phe bại trận, kể cả đàn bà, trẻ em, gia súc vv… để cung hiến cho Thiên Chúa.

    Khi vua Sa-un (Saul), vị vua đầu tiên của dân Do Thái tiến đánh dân A-ma-lếch (Amalek), thủ lănh Sa-mu-en (Samuel) nói với vua Sa-un về luật tru hiến, (1 Sm 15,1-3):

    "Tôi đă được Đức Chúa sai đến xức dầu tấn phong ngài làm vua cai trị dân Người là Ít-ra-en. Giờ đây ngài hăy nghe những lời Đức Chúa phán. Đức Chúa các đạo binh phán thế này: Ta sắp hạch tội A-ma-lếch về cách nó đă đối xử với Ít-ra-en khi chặn đường Ít-ra-en đang từ Ai-cập lên. Giờ đây, ngươi hăy đi đánh A-ma-lếch. Các ngươi phải tru hiến tất cả những ǵ thuộc về nó. Ngươi không được tha chết cho nó. Ngươi phải giết từ đàn ông đến đàn bà, từ nhi đồng đến trẻ con đang bú, từ ḅ đến chiên dê, từ lạc đà đến lừa."

    Tinh thần đối với kẻ thù của Hồi giáo rất giống với tinh thần đối với kẻ thù của Do Thái giáo. Đối với Hồi giáo, kẻ thù là những ai cản trở và chống lại đức tin của họ, cản trở sự bành trướng của Hồi giáo.

    Hadith số 149 trong Sách 1 (Book 1) của Muslim có viết, (Muslim 1:149):

    “Abu Dharr thuật lại: Tôi nói: Thiên sứ của Allah, những hành động nào là tốt nhất? Thiên sứ chí thánh trả lời: Tin vào Allah và thánh chiến (Jihad) v́ Allah ...”

    Hadith số 35 trong Sách 1 (Book 1) của Bukhari có nói rơ quyền lợi của người tham gia thánh chiến, (Bukhari 1:35):

    "Người tham gia vào Thánh chiến v́ Allah và không có ǵ buộc ông làm như vậy, ngoại trừ niềm tin vào Allah và Thiên Sứ của Allah, sẽ được đền bù bởi Allah hoặc với một phần thưởng, hoặc chiến lợi phẩm (nếu sống sót) hoặc sẽ được nhận vào thiên đường (nếu người đó bị giết chết). "

    Kinh Koran cũng dạy chiến binh thánh chiến không được đầu hàng kẻ thù, (Koran 8:15):

    “Hỡi những ai có niềm tin! Khi các người đối diện với những kẻ không có đức tin đang dàn trận tấn công các người, chớ quay lưng về phía chúng”.

    Hay (Koran 48:16):

    “Hăy bảo những người Ả-rập vùng sa-mạc tŕ trệ (trong việc tham chiến): “Các người được kêu gọi đi tham chiến chống một đám người đă từng kinh qua các cuộc chiến tranh dữ dội, hoặc các người đánh thắng chúng hoặc các người đầu hàng. Bởi thế, nếu các người tuân lệnh th́ Allah sẽ trọng thưởng các người; và nếu các người đào ngũ như các người đă từng làm trước đây, th́ Ngài sẽ trừng phạt các người bằng một sự trừng phạt đau đớn.”

    Hồi giáo tin rằng khi chiến đấu chống lại kẻ thù của họ th́ Allah luôn luôn đứng sau lưng yểm trợ cho họ, (Koran 47:35):

    “Bởi thế, chớ nản ḷng và chớ nhút nhát kêu gào ḥa b́nh trong lúc các người đang nắm ưu thế; và Allah đang ở cùng với các người. Và không bao giờ Allah sẽ làm phí mất công sức của các người”.

    Trẻ em và đàn bà vô tội có được tha chết trong thánh chiến của Hồi giáo không?

    Ba Hadith riêng biệt, (Muslim 19:4321-4323), trong đó Muhammad nhún vai trước tin cho rằng trẻ em vô tội đă bị giết chết trong một cuộc tấn công bởi những chiến binh của Muhammad chống lại những người không có đức tin. Muhammad luôn luôn trả lời:” “They are from them”, hay "Trẻ em là những người trong số họ (nghĩa là kẻ thù)."

    Hadith số 256 trong Tập 4 (Volume 4), Sách 52 (Book 52) của Bukhari cũng có nói rơ hơn về trẻ em và đàn bà vô tội có được tha chết trong thánh chiến của Hồi giáo không, (Bukhari 52:256):

    Thiên sứ ... được hỏi có được phép tấn công các chiến binh ngoại đạo vào ban đêm với xác suất là phụ nữ và trẻ em của họ sẽ rất nguy hiểm. Thiên sứ trả lời: “They are from them” hay "Họ (tức là phụ nữ và trẻ em) là từ họ (tức là những người ngoại đạo)." Trong lệnh này, Muhammad xác định cho phép giết những kẻ không chiến đấu trong quá tŕnh giết một kẻ thù truyền kiếp. Điều này biện minh cho nhiều vụ đánh bom khủng bố của các tín hữu Hồi giáo quá khích.

    c. Thái độ đối với đàn bà ngoại t́nh.
    Do Thái giáo có h́nh phạt rất nghiêm khắc đối với tội ngoại t́nh của đàn bà. Theo sách Lê-vi trong Cựu Ước của Do Thái giáo, h́nh phạt đối với đàn bà ngoại t́nh là phải bị xử tử, (Lv 20,10):

    “Khi người đàn ông nào ngoại t́nh với đàn bà có chồng, ngoại t́nh với vợ người đồng loại, th́ cả đàn ông ngoại t́nh lẫn đàn bà ngoại t́nh phải bị xử tử”.

    Con gái khi đi lấy chồng mà không c̣n trinh tiết th́ phải bị ném đá cho chết, theo sách Đệ Nhị Luật trong Cựu Ước của Do Thái giáo, (Đnl 22, 20-21):

    “Nhưng nếu điều đó có thật, nếu người ta không t́m thấy nơi cô gái những dấu chứng tỏ cô c̣n trinh, th́ họ sẽ lôi cô gái ra cửa nhà cha nàng; người trong thành của nàng sẽ ném đá nàng cho chết và nàng sẽ phải chết, v́ nàng đă làm điều đồi bại trong Ít-ra-en, khi làm điếm trong nhà cha ḿnh. Anh (em) phải khử trừ sự gian ác, không cho tồn tại giữa anh (em)”.

    Theo Kinh Koran, đối với đàn bà ngoại t́nh, nếu quả thật người đàn bà ngoại t́nh, h́nh phạt cũng sẽ là ném đá đến chết, (Koran 24:6-9):

    “Và đối với những ai buộc tội người vợ của ḿnh (ngoại t́nh) nhưng ngoài họ ra, không có ai làm chứng, th́ để mỗi người của họ thề bốn lần nhân danh Allah, rằng ḿnh là một người nói thật;
    Và (trong lời thề) lần thứ năm, để y xin Allah nguyền rủa y nếu y là một người nói dối.
    Và bà ta sẽ khỏi bị phạt (ném đá đến chết) nếu bà thề xác nhận bốn lần, nhân danh Allah, rằng ông ta là một người nói dối.
    Và (trong lời thề) lần thứ năm, để bà xin Allah giáng sự Giận-dữ (của Ngài) lên bà nếu người chồng là một người nói thật”.


    Trong ba trường hợp nêu trên, chúng ta thấy Luật lệ của Do thái giáo trong Cựu Ước khá giống với Luật lệ của Hồi giáo trong Kinh Koran và các Hadith.

    Có một vấn đề khác, phép cắt b́, Luật lệ của Hồi giáo cũng giống giống với Luật lệ của Do thái giáo, chỉ hơi khác nhau là do mục đích của phép cắt b́.
    Đối với tín hữu Do thái giáo phép cắt b́ là dấu chỉ thực hiện giao ước với Thiên Chúavà là một điều bắt buộc.
    Đối với tín hữu Hồi giáo th́ mục đích của phép cắt b́ là vấn đề vệ sinh: cắt b́ để sau khi tiểu tiện, việc thực hiện nghi thức thanh tẩy Wuđu dễ dàng hơn. Nếu không cắt b́ th́ phần nước tiểu bên trong bao quy đầu khó được rửa sạch hơn. Đối với tín hữu Hồi giáo, nước tiểu là một vật rất ô uế, nên cần thực hiện nghi thức thanh tẩy Wuđu sau khi đi tiểu.
    Đối với tín hữu Do thái giáo phép cắt b́ là một nghi thức tôn giáo, trong khi đó đối với tín hữu Hồi giáo các bác sĩ thực hiện cắt bao quy đầu v́ mục đích vệ sinh là OK.
    Ngoài ra cắt b́ là điều bắt buộc đối với Hồi giáo Shia, nhưng chỉ là điều khuyến khích nên làm đối với Hồi giáo Sunni.

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 18-06-2015 at 08:48 PM.

  8. #58
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này.

    (Tiếp theo Bài 5)

    IV. Nguồn gốc các tôn giáo tách ra từ Kitô giáo
    Các tôn giáo tách ra từ Kitô giáo có thể được tóm tắt qua sơ đồ sau đây:


    Các tôn giáo tách ra từ Kitô giáo

    Trong Bài 5 này chúng ta chú trọng nhiều đến nguồn gốc các tôn giáo Chính Thống giáo Đông Phương, Tin Lành và Anh giáo.

    Trước khi nói đến ba nhánh lớn nói trên, chúng ta cần xem vắn tắc nguồn gốc Cảnh giáo và nguồn gốc Chính Thống giáo Cựu Đông Phương.

    Cảnh giáo (Giáo hội Ba Tư) và Công đồng Êphêsô (Ephesus) năm 431
    Cảnh giáo hay Giáo hội Phương Đông, c̣n gọi là Giáo hội Ba Tư, là một tông phái Kitô giáo Đông phương hiện diện ở Đế quốc Ba Tư, từng lan truyền rộng sang nhiều nơi khác ở phương Đông và châu Á.”

    Công đồng Êphêsô là công đồng chung thứ 3 của Kitô giáo.
    “Vào thế kỷ thứ 5 Nestorio, giáo chủ Constantinopolis chủ trương rằng
    : "Chúa Giêsu có hai bản tính nên có hai ngôi vị. Đức Maria chỉ là Mẹ ngôi vị nhân tính của Chúa Giêsu, nên không phải là Mẹ Thiên Chúa". Công đồng được hoàng đế Theodosius II triệu tập vào năm 431 để giải quyết cuộc tranh luận.

    Cyrillô, giáo chủ thành Alexandria chủ toạ công đồng gồm khoảng 250 Giám mục Đông phương, một Giám mục Tây phương và một phó tế thành Carthage cùng với ba đặc sứ của Giáo hoàng Cêlestinô I. Mặc dù có sự phản kháng của 68 Giám mục ủng hộ lập trường của Nestorio và sự ngăn cản của đại diện hoàng đế, công đồng vẫn khai mạc ngày 22 tháng 6 năm 431.Công đồng xác định Chúa Giêsu có hai bản tính nhưng chỉ có một ngôi vị duy nhất là Thiên Chúa. Mẹ Maria là Mẹ thật của Chúa Giêsu nên mẹ thật là Mẹ Thiên Chúa”.


    Kết quả của công đồng Êphêsô theo bài viết “Vài nét về các Giáo Hội Đông Phương” của Lm Thêophilô như sau:

    “Chỉ trong một ngày, công đồng truất chức Nestoriô và tái khẳng định tín điều Mẹ Thiên Chúa. Nestoriô bị lưu đày và chết năm 440 trên một ốc đảo xứ Libye, nhưng nhóm người theo ông vẫn c̣n và họ hiển nhiên ly khai với Giáo Hội. Lần ly khai này mặc nhiên có những ư tưởng tranh chấp chính trị giữa thành Alexandrie và Constantinople, và sự khác biệt giáo thuyết đă cắt đứt hẳn giữa hai nhóm. Từ đó xuất hiện Giáo Hội Nestoriô hoặc Giáo Hội Assyrô. Ngày nay các Giáo Hội xuất từ nguồn gốc Assyrô gồm có:
    (1) Giáo Hội Chaldée có mặt nhiều nhất tại xứ Irak. Họ về hiệp nhất với Rôma vào năm 1551, được kết thành Ṭa Thượng phụ vào năm 1830. Hiện thời có khoảng 410.000 tín đồ. Ṭa Thượng phụ đặt tại thành phố Bagdad (Irak) mang tước hiệu Babylone.
    (2) Giáo Hội Syrie-Malabar (Công giáo) tại tiểu bang Kerala bên Ấn Độ. Những người trong Giáo hội này thuộc nguồn gốc Nestoriô nhưng vào thế kỷ thứ 16, đa số trở về nhập lại với Giáo Hội Công giáo. Họ vẫn giữ lễ nghi Chaldée.
    (3) Giáo Hội Syrie Mar Thoma de Malabar (Chính Thống giáo): Tại Ấn Độ có khoảng 2 triệu tín đồ, theo lễ nghi Chaldée dùng ngôn ngữ Syriaque và ngôn ngữ địa phương.”


    Các giáo hội vừa nêu tách ra khỏi Kitô giáo sau Công đồng Ephesus 431 được gọi là Cảnh giáo (Nestorianism, tức tôn giáo tin theo chủ trương của Nestoriô) hay c̣n gọi là Giáo hội Ba Tư.

    Công đồng Chalcédoine (451) và Chính Thống giáo Cựu Đông Phương
    Hai mươi năm sau Công đồng Êphêsô vấn đề hai bản tính của Chúa Giêsu lại được tranh luận sôi nổi. Viện phụ Eutychès ở Constantinople cho rằng nơi Đức Kitô, thiên tính bao trùm nhân tính đến độ chỉ c̣n một bản tính duy nhất là Thiên tính (monophysite). Cuộc tranh luận giữa hai phe chống và theo Eutychès lại nổi lên. Viện phụ đóng vai tṛ như bề trên của tu viện, thường là nhà tu kín.
    Cuối cùng Marcianus, Hoàng đế Đông La Mă, triệu tập một công đồng tại Chalcédoine (hay Chalcedon, Calcedonia hay theo tiếng Pháp Chalcédoine) năm 451 để giải quyết cuộc tranh luận.

    Công Đồng Chalcedon hay Calcedonia đă đưa ra một định nghĩa quan trọng có tính cách quyết định cho việc tŕnh bày đức tin về tín điều Nhập thể của Chúa Giêsu. Công đồng khẳng định Đức Giêsu Kitô có hai bản tính, nhân tính và thiên tính, hai bản tính này kết hiệp trong cùng một chủ thể có ngôi vị là Thiên Chúa Ngôi Lời. Về thần tính, Ngôi Lời Chúa Con được Chúa Cha sinh ra từ thuở đời đời; c̣n về nhân tính và trong thời gian, ngài được thụ thai và sinh hạ bởi Maria.”
    ….
    “Nhiều Giám mục Hy Lạp, Syria, Palestin, Ai Cập không chịu kư nhận công thức do Công đồng Calcedonia. Các Giám mục này cho rằng: nếu chấp nhận công thức của Calcedonia; tức là đi ngược với Công đồng Êphêsô, và nhượng bộ Nestorius; nhất là không thể dung ḥa được với giáo lư của Cyrillô.
    Giáo chủ thành Alexandria là Timotheus Aelurius, người kế vị Dioscorus đă công khai chống đối công đồng. Cuộc chống đối này kéo dài gần nửa thế kỷ với các giáo chủ nối tiếp. Các đan sĩ, những người có nhiều ảnh hưởng trong quần chúng, kéo nhau theo bè Nhất tính thuyết, làm Giám mục Acacius thành Constantinopoli nghiêng theo.”


    Kết quả của công đồng Chalcédoine theo bài viết “Vài nét về các Giáo Hội Đông Phương” của Lm Thêophilô như sau:

    “Công đồng Chalcédoine lại đưa đến những ly khai khác. Người Kitô hữu Ai-cập phủ nhận những khẳng định của công đồng, cũng như một số đông Kitô hữu gốc miền Tây Syrie và nhất là những Kitô hữu thuộc miền Arménie. Từ đó khai sinh:
    (1) Giáo Hội Copte (Chính Thống Giáo) hay Giáo Hội Ai-cập: Liban, Âu châu, Mỹ châu và Úc châu dành cho những di dân Ai-cập theo truyền thống Copte. Ngày nay Giáo hội Copte có khoảng 8 triệu tín đồ.
    (2) Giáo Hội Syrie hay là Jacobite do đan sĩ Jacques Baradée phục hưng: Giáo hội này một thời bị người Hồi giáo đánh phá nên ngày nay chỉ c̣n khoảng 150.000 tín đồ ở Thổ Nhĩ Kỳ, Liban, Irak và Syrie, Hoa Kỳ. Họ theo lễ nghi Syrie, giữ ngôn ngữ Syriaque và Ả-rập. Ṭa Thượng phụ ở Damas (Syrie).
    (3) Giáo Hội Arménie: Xứ Arménie trở lại đạo khoảng năm 295. Năm 374 họ tự đ̣i tự trị và cuối cùng đi theo bè phái nh́n nhận Đức Kitô chỉ một Thiên Tính. Ngày nay họ có khoảng 6 triệu tín đồ sống rải rác ở Liban, Arménie
    (4) Giáo Hội Ethiopie do thánh Frumentius và Aedesius thành lập thế kỷ thứ 4, trực thuộc và theo Giáo thuyết Alexandrie.
    Ngày nay, trong 4 Giáo Hội ly khai trên, đều c̣n có một thiểu số giữ theo truyền thống Công giáo. Giáo Hội Copte theo truyền thống Công giáo có khoảng 200.000 tín đồ chia thành 7 giáo phận và một Thượng phụ do Thượng Hội đồng với 6 giám mục bầu lên với sự chấp thuận của Ṭa Thánh La-mă. Giáo Hội Syrie (Công giáo) về hiệp nhất với Rôma năm 1662 có khoảng 96.000 giáo dân, vẫn giữ nghi lễ Syriaque và Ṭa Thượng phụ đặt ở thành Beyrouth (Liban). Giáo Hội Arménie (Công giáo) về hiệp nhất lại với Rôma vào năm 1742, có khoảng 152.000 giáo dân. Ṭa Thượng phụ với danh hiệu Cilicie đặt tại Beyrouth. Giáo Hội Ethiopie (Công giáo) nối lại hiệp nhất với Rôma ở thế kỷ thứ 16, có khoảng 100.000 giáo dân.”


    Các giáo hội vừa nêu tách ra khỏi Kitô giáo sau Công đồng Chalcedon 451 được gọi là “Chính Thống giáo Cựu Đông Phương (hay Chính thống giáo Cổ Đông phương) là các Giáo hội Kitô giáo Đông phương chỉ công nhận ba công đồng đại kết đầu tiên: Công đồng Nicaea thứ nhất (năm 325), Công đồng Constantinopolis thứ nhất (năm 381) và Công đồng Ephesus thứ nhất (năm 431).
    Họ đặc biệt bác bỏ các công thức định tín của Công đồng Chalcedon được tổ chức vào năm 451 tại Chalcedon. Do sự ly khai diễn ra vào buổi sơ khởi của lịch sử Kitô giáo nên phái phản đối Công đồng Chalcedon này được gọi là các giáo hội Cổ Đông phương hay Cựu Đông phương”
    . (Trích từ Chính thống giáo Cổ Đông phương)

    Chúng ta đă thấy việc ly giáo của Cảnh giáo và Chính Thống giáo Cựu Đông Phương có nguồn gốc chính từ tín điều liên quan đến bản tính của Chúa Kitô.

    Để hiểu thêm về tín lư này, xin bạn đọc đọc bài viết “Lịch Sử Tín Điều Chúa Kitô” của ĐGM Phaolô Bùi Văn Đọc, hiện là Tổng giám mục của tổng giáo phận Sài G̣n, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2013-2016.
    (C̣n tiếp)

  9. #59
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này

    (Tiếp theo Bài 5)

    1. Nguồn gốc Chính Thống giáo Đông Phương.
    A. Chính Thống giáo Đông phương
    A1. “Chính Thống giáo Đông phương
    là nhánh Kitô giáo lớn thứ nh́ trên thế giới, sau Giáo hội Công giáo Rôma. Đây là nhóm các giáo hội Kitô giáo đại diện cho truyền thống Kitô giáo Đông phương. Chính Thống giáo truy nguyên nguồn gốc của họ về Kitô giáo sơ khai và tuyên bố họ mới là sự tiếp nối duy nhất và chính thống của giáo hội do Chúa Kitô thiết lập, xem chính ḿnh là Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Trong thiên niên kỉ đầu của Kitô giáo, Chính Thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma cùng là một giáo hội, mặc dù có một số khác biệt giữa đông phương và tây phương. Vào thế kỷ 11, các khác biệt này dẫn đến cuộc Ly giáo Đông - Tây năm 1054, phân chia thành Chính Thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma.”

    A2. Chính Thống (orthodoxy) khác biệt với Công Gíáo La Mă (Roman Catholicism) ra sao?
    “Trước hết, danh xưng Chính Thống "Orthodoxy", theo ngữ căn (etymology) Hy lạp “orthos doxa", có nghĩa là "ca ngợi đúng (right-praise), "tin tưởng đúng” (right belief). Danh xưng này được dùng trước tiên để chỉ lập trường của các giáo đoàn đă tham dự các Công Đồng đại kết (Ecumenical Councils) Nicêa I (325) Ephêsô (431) và nhất là Chalcedon (451) trong đó họ đă đồng thanh chấp thuận và đề cao những giáo lư được coi là chân chính (sound doctrines)’ tinh tuyền của Kitô Giáo để chống lại những ǵ bị coi là tà thuyết hay lạc giáo (heresy). Do đó, trong bối cảnh này, từ ngữ "orthodoxy” được dùng để đối nghịch với từ ngữ “heresy” có nghĩa là tà thuyết hay lạc giáo. Nhưng sau biến cố năm 1054 khi hai Giáo Hội Kitô Giáo Hy Lạp ở Constantinople (tượng trưng cho Đông Phương) và Giáo Hội Công Giáo LaMă (Tây Phương) đă xung đột và ra vạ tuyệt thông cho nhau (anthemas=excommunic ations) ngày 16 tháng 7 năm 1054 giữa Michael Cerularius, Thượng Phụ Constantinople và Đức cố Giáo hoàng Leo IX v́ có những bất đồng lớn về tín lư, thần học và quyền bính, th́ danh xưng "Chính Thống” (orthodoxy) lại được dùng để chỉ Giáo Hội Hy Lạp ở Constantinople đă ly khai không c̣n hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo La Mă. Sau này, Giáo Hội "Chính Thống” Hy Lạp ở Constantinople đă lan ra các quốc gia trong vùng như Thổ nhĩ Kỳ, Nga, Albania, Estonia, Cyprus, Finland, Latvia, Lithuania, Rumania, Bulgaria, Serbia, Ukraine. . . V́ thế, ở mỗi quốc gia này cũng có Giáo Hội Chính Thống nhưng độc lập với nhau về mọi phương diện. Nghĩa là không có ai là người lănh đạo chung của các Giáo Hội này, mặc dù họ có tên gọi chung là các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương (Eastern Orthodox Churches) tách khỏi khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mă. (Tây Phương)”. (Trích từ “Những khác biệt căn bản giữa Công giáo, Chính thống giáo và Tin Lành” - Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn).

    A3. Số tín hữu Chính Thống giáo
    Theo các ước tính, số tín hữu Chính Thống giáo là từ 150-350 triệu người. Chính Thống Đông phương cũng là tôn giáo phổ biến nhất ở Belarus (89%), Bulgaria(86%), Cộng ḥa Cyprus (88%), Gruzia (89%), Hy Lạp (98%), Macedonia (70%),Moldova (98%), Montenegro (84%), România (89%), Nga(76%)[2], Serbia (88%), và Ukraina (83%)[3]. Tại Bosnia và Herzegovina, tỷ lệ này là 31%, tại Kazakhstan là 48%, tại Estonia là 13% và 18% ở Latvia. Thêm vào đó là các cộng đồng Chính Thống giáo ở châu Phi, châu Á, Úc, Bắc Mỹ và Nam Mỹ”.

    B. Cuộc Ly giáo Đông - Tây năm 1054
    Đông – Tây ở đây là Đông – Tây của Châu Âu với “ranh giới” là Bán đảo Balkan: phía Tây bán đảo Balkan là Tây Âu và phía Đông bán đảo Balkan là Đông Âu.
    Bán đảo Balkan là một vùng địa lư thuộc phía đông-nam châu Âu. Các quốc gia sau đây thường được xem là thuộc bán đảo Balkan: Albania, Bosna và Hercegovina, Bungary, Croatia, Montenegro, Hy Lạp, Cộng ḥa Macedonia, Serbia và Thổ Nhĩ Kỳ (phần châu Âu).

    B1. Nguyên nhân xa:
    B11.Việc dời kinh đô từ Rôma sang Constantinople

    Đế quốc La Mă dời kinh đô từ Rôma sang Constantinople:
    “Vào năm 324, vua Constantinus I Đại Đế tuyên bố quyết định đổi tên thành Byzantium thành Tân La Mă (Nova Roma) và vào 11 tháng 5 năm 330 ông chính thức dời đô về thành phố này. Đây là một quyết định quan trọng của ông. Ông là một vĩ nhân và việc ông thiên đô về thành Constantinopolis đă góp phần bảo vệ luật pháp La Mă, nền văn hóa và ngôn ngữ Hy Lạp, do đó ông trở thành vị vua sáng lập ra nền văn minh Đông La Mă Kitô giáo kéo dài hơn ngàn năm.[6] Sau khi Constantinus I Đại Đế qua đời vào năm 337, Triều đ́nh La Mă đổi tên kinh đô mới thành Constantinopolis, có nghĩa là Thành phố của Constantinus. Thành Constantinopolis vẫn là kinh đô của Đế quốc Đông La Mă trên hơn một ngàn năm, chỉ bị ngắt quăng tạm thời bởi sự đốt phá và chiếm đóng của quân Thập tự chinh lần thứ tư năm 1204, cho đến khi rơi vào Đế quốc Ottoman năm 1453”.


    Roma và Constantinopolis, hay Istanbul, là 2 trung tâm chính của Giáo hội Công giáo La Mă và Chính Thống giáo Đông phương trong thiên niên kỷ I sCN.

    Thành phố Constantinopolis là thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

    B12.Rồi sự tàn lụi của đế quốc Tây Rôma
    Đế quốc Đông La Mă, hay Đế quốc Byzantine, ngày một phồn thịnh trong lúc Đế quốc Tây La Mă đi vào lụi tàn.

    “Đế quốc Tây La Mă là phần đất phía tây của Đế quốc La Mă cổ đại, từ khi Hoàng đế Diocletianus phân chia Đế chế trong năm 285; nửa c̣n lại của Đế quốc La Mă là Đế quốc Đông La Mă, ngày nay c̣n được biết đến rộng răi với tên gọi Đế chế Byzantine.
    Theo quy ước, Đế quốc Tây La Mă được coi là đă kết thúc vào ngày 04 tháng 9 năm 476, khi Odoacer lật đổ Romulus Augustulus.”

    B13. Các Hoàng Đế can thiệp vào đời sống Giáo Hội
    Trong thiên niên kỷ đầu, quyền bính chính trị bắt đầu len lỏi vào đời sống giáo hội rất mạnh và sâu. Khi đế quốc La Mă dời kinh đô từ Rôma sang Constantinople, quyền hành của các hoàng đế của Đế quốc La Mă trên giáo hội rất lớn, nhất là đối với giáo hội ở Đông phương, hay Chính Thống giáo Đông Phương.
    Tất cả các công đồng đại kết (Ecumenical Councils) đầu tiên của Kitô giáo đều do các hoàng đế của Đế quốc La Mă triệu tập với các nghị phụ tham dự hầu hết là từ Chính Thống giáo Đông Phương. Các công đồng đại kết này đều được chấp nhận bởi Giáo Hội Công giáo La Mă và Chính Thống giáo Đông phương. Sau đây là các công đồng đại kết đầu tiên của Kitô giáo với tên công đồng (năm tổ chức, hoàng đế triệu tập công đồng):
    Công đồng Nicaea (325, hoàng đế Constantine I),
    Công đồng Constantinople (381, hoàng đế Theodosius I),
    Công đồng Ephesus (431, hoàng đế Theodosius II.),
    Second Council of Ephesus II (449, hoàng đế Theodosius II under the presidency of Pope Dioscorus I of Alexandria),
    Công đồng Chalcedon (451, Hoàng đế Marcian),
    Công đồng Constantinople II (553, hoàng đế Justinian I under the presidency of Patriarch Eutychius of Constantinople),
    Công đồng Constantinople III (680–681, hoàng đế Constantine IV),
    Công đồng Nicaea II (787, hoàng đế Constantine VI và hoàng hậu nhiếp chính Irene)

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 30-06-2015 at 11:03 AM.

  10. #60
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 5 - Các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa và Kinh Thánh của các tôn giáo này

    (Tiếp theo Bài 5)

    B14. Những điểm gây bất đồng khiến đi đến ly giáo
    “Sau đây là những điểm gây bất đồng khiến đi đến ly giáo (schism) Đông Tây:

    (1)- Về tín lư, Giáo Hội Chính Thống Đông Phương- tiêu biểu ban đầu là Giáo Hội Hy Lạp ở Constantinople - bất đồng với Giáo Hội Công Giáo La Mă về từ ngữ “Filioque” (và Con) thêm vào trong Kinh Tin Kính Nicêa tuyên xưng “Chúa Thánh Thần bởi Chúa Cha, và Chúa Con mà ra”.

    Giáo Hội Chính Thông Đông Phương cũng không công nhận các tín điều về Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai (Immaculate Conception) và Lên Trời cả hồn xác (Assumption) mặc dù họ vẫn tôn kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Sở dĩ thế, v́ họ không công nhận vai tṛ lănh đạo Giáo Hội của Đức Giáo Hoàng, nên đă bác bỏ mọi tín điều được các Đức Giáo Hoàng công bố với ơn bất khả ngộ (Infallibility) mà Công Đồng Vaticanô I (1870) đă nh́n nhận.

    Chính v́ họ không công nhận quyền và vai tṛ lănh đạo Giáo Hội hoàn vũ của Đức Giáo Hoàng Rôma, nên đây là trở ngại lớn nhất cho sự hiệp nhất (unity) giữa hai Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo cho đến nay, mặc dù hai bên đă tha vạ tuyệt thông cho nhau sau cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Thánh Cha Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Constantinople là Athenagoras I năm 1966.

    Giáo Hội Chính Thống có đủ bảy bí tích hữu hiệu như Công Giáo. Tuy nhiên, với bí tích rửa tội th́ họ dùng nghi thức d́m xuống nước (immersion) 3 lần để nhấn mạnh ư nghĩa tái sinh vào đời sống mới, trong khi Giáo Hội Công Giáo chỉ dùng nước đổ trên đầu hay trán của người được rửa tội để vừa chỉ sự tẩy sạch tội nguyên tổ và các tội cá nhân (đối với người tân ṭng) và tái sinh vào sự sống mới, mặc lấy Chúa Kitô.

    (2)-Về phụng vụ, Giáo Hội Chính Thống dùng bánh có men (leavened bread) và ngôn ngữ Hy lạp khi cử hành phung vụ trong khi Giáo Hội Công Giáo dùng bánh không men (unleavened bread) và tiếng Latinh trong phụng vụ thánh trước Công Đồng Vaticanô II, và nay là các ngôn ngữ của mọi tín hữu.

    (3)-Sau hết, về mặt kỷ luật giáo sĩ: Giáo Hội Chính Thông cho phép các phó tế và linh muc được kết hôn trừ Giám mục, trong khi kỷ luật độc thân (celibacy) lại được áp dụng cho mọi cấp bậc trong hàng giáo sĩ và tu sĩ Công Giáo, trừ phó tế vĩnh viễn (pernanent deacons)”
    . (Trích từ “Những khác biệt căn bản giữa Công giáo, Chính thống giáo và Tin Lành” - Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.)

    B2. Nguyên nhân gần:
    B21. Cuộc tái tranh luận về từ ngữ “Filioque”
    “Như ta đọc thấy lời tuyên xưng của Constantinople: "Chúa Thánh Thần từ Chúa Cha mà ra." Nhưng người Công giáo La mă ngày nay thường đọc: "Chúa Thánh Thần.... bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra." Vậy cụm từ "Và Chúa Con - Filioque" từ đâu mà có?
    Từ cuối thế kỷ thứ 6 bên Tây Ban Nha tái xuất hiện lạc thuyết Arius, từ chối Chúa Con là Thiên Chúa. Vậy để khẳng định Chúa Con là Thiên Chúa thật, một số giáo phận đă thêm "Chúa Thánh Thần từ Chúa Cha và Chúa Con mà ra." Về thần học, tư tưởng này không có ǵ mới, v́ thánh Augustinô và thánh Hilary thành Poitiers đă nói đến cách hiểu này (22).
    Nhưng khi công đồng miền vùng Toledo (Tây ban Nha) họp năm 589 quyết định thêm cụm từ "Filioque - và Con" vào kinh Tin Kính, lại c̣n ra vạ tuyệt thông cho ai từ chối lời dạy này, vấn đế trở nên rất phức tạp. Lúc này, Giáo Hội bên phương Đông cho là Toledo vi phạm quyết định của các công đồng chung Constantinople (381), Ephesus (431) và Chalcedon (451) v́ Toledo chỉ là công đồng miền mà thôi, không thể thay đổi quyết định công đồng chung được (23).
    Lịch sử ghi lại là hoàng đế Charlemagne (768-814) đọc kinh này trong cung điện vua, và dần dần lan truyền khắp vùng Tây phương. Tuy vậy toà thánh Roma, dù không phản đối "filioque" nhưng chưa đọc thêm cụm từ này trong kinh Tin Kính ở Roma. Cao điểm là năm 1014, ĐGH Benedict VIII (1012-1024), trong nghi lễ trao vương miện cho vua Henry II tại Roma, đă đọc thêm cụm từ này trong Kinh Tin Kính.
    Khi Đấng kế vị Phêrô ở Roma chấp thuận và đọc thêm cụm từ này, vấn đề trở nên cực kỳ trầm trọng v́ liên quan đến tín lư của Giáo Hội. Giáo Hội Đông phương lên tiếng phản đối v́ cụm từ thêm này không diễn tả đúng thần học Chúa Ba Ngôi trong lời dạy của các công đồng xưa. Giáo hội Đông phương lư luận rằng họ có thể chấp nhận Chúa Thánh Thần đến từ Chúa Cha "qua Chúa Con - per filium" nhưng không thể "và Chúa Con - filioque" được. Một phần v́ chỉ có Chúa Cha là "Cội Nguồn duy nhất" mà cả Chúa Con và Chúa Thánh Thần từ Ngài mà ra, và một phần v́ công đồng Constantinople không dạy điều này.”
    (Trích từ “Lịch Sử Thần Học Chúa Ba Ngôi” Lm. Matthêu Nguyễn Khắc Hy, SS.)

    B22. Việc Phá Huỷ Ảnh Tượng, 726-843, (Iconoclasm)
    Năm 726 Lêo (Leo) III, hoàng đế của đế quốc Đông La Mă, hay đế quốc Byzantine, đóng đô tại Constantinople, ra lệnh cho hủy bức ảnh Đức Kitô có tên Christos antiphonetes trên cửa Chalke Gate của cung điện hoàng cung tại Constantinople và công bố một sắc lệnh cấm các tất cả các ảnh tượng của Đức Mẹ Maria, Chúa Giêsu, các ảnh tượng và thánh tích của các thánh, tất cả đều được Lêo cho là ngẫu tượng (idols). Ông cho binh sĩ đến các nhà thờ và tu viện thực hiện lệnh cấm này.

    Đức Giáo hoàng La Mă tại thời điểm đó là Gregory II (713-31). Lêo III đă gởi một lá thư cho Gregory II, ra lệnh cho Gregory II chấp hành lệnh cấm và phá hủy tất cả các ảnh tượng tại La Mă và yêu cầu Gregory II triệu tập một công đồng chung để cấm giáo dân sử dụng ảnh tượng. Lêo III c̣n dọa sẽ đích thân đến La Mă để hủy bức tượng thánh Phêrô trên công trường thánh Phêrô và sẽ bắt nhốt tù Gregory II nếu không thi hành lệnh.

    Đức Giáo hoàng Gregory II đă gởi thư đổ lỗi cho sự can thiệp của hoàng đế Lêo III trong các vấn đề của Giáo Hội và giải thích cho Lêo III về sự khác biệt giữa các ảnh tượng và ngẫu tượng; các tín hữu Công giáo không dùng ảnh tượng để thờ phượng, nhưng ảnh tượng là một phương tiện giúp họ nhớ tới những người và những vật được vẽ hay được tạc tượng ra. Leo đă không hiểu sự khác biệt này.

    Đức Giáo Hoàng Gregory II qua đời năm 731. Gregory III lên thay và tiếp nối việc chống lại lệnh phá hủy ảnh tượng của Leo III. Năm 731 Đức Giáo Hoàng Gregory III triệu tập một thượng hội đồng tại thánh đường Phêrô với 93 Giám mục tham dự. Thượng hội đồng này ra vạ tuyệt thông cho tất cả những ai đă phá vỡ, làm ô uế, hoặc làm mất h́nh ảnh của Chúa Kitô, Mẹ Ngài, các Tông Đồ hay các vị thánh khác. Gregory III gởi một sứ giả cầm một bản sao của các quyết định của thượng hội đồng La Mă năm 731 cho Leo III. Sứ giả này bị Leo III bắt và bị giam cầm ở Sicily. Leo III sau đó đă gửi một đội tàu đến Ư để trừng phạt Đức Giáo Hoàng Gregory III; nhưng đội tàu bị đắm và phân tán bởi một cơn băo.

    Leo III qua đời năm 741. Công việc của Leo III đă được thực hiện bởi con trai của ông là vua Constantine V (741-775), người đă trở thành một kẻ bách hại các ảnh tượng c̣n quyết liệt hơn cha ḿnh.

    Năm 754 hoàng đế Constantine V triệu tập một công đồng, công đồng Hieria (Hieria sát gần với Constantinople), với 340 nghị phụ tham dự, nhưng không có các thượng phụ ở các giáo phận chính là Constantinople (c̣n để trống do Anastasius mất mà chưa có người thay), Alexandria, Antioch, và Jerusalem lúc đó đang bị Hồi giáo kiểm soát; La Mă không cử người tham dự. Công đồng Hieria ủng hộ công việc phá hủy ảnh tượng của Constantine V và ra vạ tuyệt thông cho những ai tạo ra các ảnh tượng không có sự sống của các thánh.

    Hoàng đế Constantine V mất năm 775. Con Constantine V là Leo IV lên ngôi. Leo IV không có tinh thần bài ảnh tượng như ông và cha ḿnh. Irene, vợ Leo IV, lại là người sùng kính các ảnh tượng. Khi Leo IV mất năm 780, con là Constantine VI lên ngôi lúc 9 tuổi và Irene làm nhiếp chính cho Constantine VI. Năm 787 Irene triệu tập công đồng Nicea II. Hơn 300 Giám Mục Đông Phương và 2 Sứ thần của Đức Giáo Hoàng Hadrianô I (1 Tổng giám mục, archbishop, và 1 Tu viện trưởng, abbot) tham dự. Công Đồng lên án phái chủ trương bác bỏ việc tôn kính các ảnh tượng và chính thức cho phép tôn kính các ảnh tượng.

    Hai mươi bảy năm sau công đồng Nicea II (năm 787), năm 814 hoàng đế của đế quốc Đông La Mă Leo V lại khai mào việc chống các ảnh tượng đợt II (814-842). Năm 815 hoàng đế Leo V (813-820) triệu tập công đồng Constantinople tại thánh đường Hagia Sophia, bác bỏ công đồng Nicea năm 787 và tái khẳng định ủng hộ quyết định hủy bỏ các ảnh tượng của công đồng Hieria năm 754.
    Hai mươi tám năm sau công đồng Constantinople (năm 815), năm 843 nữ hoàng Theodora của đế quốc Đông La Mă triệu tập công đồng Constantinople hủy bỏ công đồng Constantinople năm 815 và phục hồi việc thờ kính các ảnh tượng. Từ đó việc chống các ảnh tượng đă được chấm dứt. Nữ hoàng Theodora là vợ của hoàng đế Theophilos (hay Theophilus, trị v́ 829-842) và là nhiếp chính của vua Michael III. Theophilos là con trai của Hoàng đế Michael II, và là con đỡ đầu của hoàng đế Leo V.

    Bạn đọc có thể đọc thêm về Việc Phá Huỷ Ảnh Tượng ở đây hay ở đây.

    (C̣n tiếp)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 14
    Last Post: 06-11-2012, 12:53 AM
  2. Replies: 15
    Last Post: 06-07-2012, 09:59 AM
  3. Báo Việt Nam nói về độc quyền vàng để ổn định kinh tế
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 04-12-2011, 06:17 AM
  4. Replies: 12
    Last Post: 26-10-2011, 07:59 AM
  5. Kính chuyển và nhờ phổ biến - đa tạ
    By gt2012 in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 02-06-2011, 05:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •