Page 67 of 74 FirstFirst ... 1757636465666768697071 ... LastLast
Results 661 to 670 of 732

Thread: Đàm Tiếu Việt Nam

  1. #661
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Quyền tự do biểu đạt tại Việt Nam bị giằng co giữa chính phủ Hà Nội và Facebook!
    RFA
    2020-04-27

    Ảnh minh họa: Quyền tự do biểu đạt tại Việt Nam bị giằng co giữa chính phủ Hà Nội và Facebook!
    RFA Edited

    Vào ngày 21/4/2020 hăng tin Reuters trích hai nguồn tin giấu tên thuộc Facebook cho biết, các công ty viễn thông trong nội địa Việt Nam đă để các máy chủ hoạt động ở dạng offline trong khoảng 7 tuần khiến việc truy cập Facebook bị gián đoạn. Sau đó, Facebook đă phải nhượng bộ chính quyền Việt Nam trong việc kiểm duyệt các thông tin bị cho là có tính tiêu cực đối với Việt Nam.

    Đài Á Châu Tự Do mới đây cũng nhận được thông báo từ Facebook, cho biết một nội dung là bài viết về việc chính phủ Việt Nam kêu gọi người Việt ở nước ngoài giúp sức chống dịch COVID-19 đă bị chặn truy cập tại Việt Nam.

    Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và các nhà mạng lớn như Viettel, VNPT chưa đưa ra bất cứ lời b́nh luận nào về thông tin mà hăng Reuters loan.

    Vào đầu năm 2019, cơ quan này cũng đă lên tiếng chỉ trích Facebook v́ không chịu gỡ bỏ những thông tin liên quan đến vụ xung đột dẫn đến đổ máu giữa công an và người dân xă Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội. Đại diện bộ này khi đó cho báo chí trong nước biết: “Không thể kiên nhẫn nếu Facebook không tuân thủ pháp luật Việt Nam”.

    Người dùng Việt Nam sử dụng Facebook để có được những tin tức độc lập, không chịu sự kiểm soát của chính quyền, với biện pháp của Facebook vấn đề này bị tác động thế nào?

    Việc đó ảnh hưởng không tốt với người dân Việt Nam. Họ lại bị bịt tai, bịt miệng, che mắt như thời không có Facebook.
    -Trần Bang
    Trao đổi với RFA liên quan vấn đề này, nhà hoạt động Trần Bang nhận định:

    “Việc đó ảnh hưởng không tốt với người dân Việt Nam. Họ lại bị bịt tai, bịt miệng, che mắt như thời không có Facebook. Bởi thông tin của mấy chục triệu người dùng Facebook đưa nhiều tin đa chiều, giúp người dân thấy nhiều, biết nhiều tin nóng, tin sự thật về chính trị, kinh tế xă hội, tự nhiên... giúp người dân khai trí rất tốt. Facebook chặn, gỡ bài theo yêu cầu nhà cầm quyền là đồng loă với độc tài, vi phạm nhân quyền, ở đây là quyền tự do ngôn luận... Như vậy, Facebook có khác ǵ tuyên giáo và an ninh cộng sản?”

    Tuy nhiên ông Bang cho rằng, người dân sẽ có cách, như dần dần sẽ chuyển sang mạng khác như Twitter hay Telegram... nhưng trước mắt người dân Việt Nam thiệt tḥi v́ sẽ không được “hưởng thụ” những tin nóng, sự thật đa chiều, hay kiến thức cần thiết nhiều mặt như về y khoa, dịch bệnh, về chủ quyền, nhân quyền... thời sự chính trị quốc tế... ở những trang Facebook truyền thông như RFA, VOA, RFI, SBS... hay Facebooker uy tín. Theo ông đó là sự tụt lùi của văn minh, là chính sách ngu dân để trị, để giữ độc tài và túi tiền của tài phiệt làm khổ nhân dân!

    Facebooker Trần Đ́nh Thu cho RFA biết ư kiến của ḿnh:

    “Chúng tôi không bao giờ muốn bị kiểm duyệt, bởi v́ như thế th́ sẽ hạn chế quyền tự do ngôn luận của chúng tôi. Tuy nhiên tôi nghĩ Facebook bị rơi vào thế phải hợp tác chứ họ cũng không muốn. Bởi v́ nếu không chấp nhận yêu cầu của chính quyền th́ họ sẽ dựng tường lửa chặn Facebook như trước đây, khi mới có mặt ở Việt Nam th́ cũng căng. Theo tôi th́ facebook phải tiếp tục đặt tự do thông tin lên hàng đầu.”

    C̣n Facebooker Đinh Văn Hải th́ cho rằng, việc này thứ nhất làm cho người dùng bất măn và có xu hướng chuyển sang dùng các nền tảng ứng dụng khác. Thứ hai, sẽ làm giảm đi tinh thần lên tiếng của những người dùng Facebook như là một phương tiện để cất lên tiếng nói từ lương tâm. Ông Hải cho rằng Facebook không từ bỏ chức năng cổ xúy cho tự do thông tin, nhưng người dùng phải học cách cài đặt và sử dụng VPN...

    Tổ chức theo dơi nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 23 tháng 4 lên tiếng cho rằng tập đoàn Facebook đă cúi đầu khuất phục sức ép của chính phủ Việt Nam, đồng ư hạn chế đăng tải của những người bất đồng chính kiến. Điều này tạo nên một tiền lệ xấu cho nhân quyền và chính sách toàn cầu. Quyết định đó của Facebook làm tăng thêm khả năng về những giới hạn nội dung trong tương lai.

    Trước đó vào này 22/4, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế Amnesty International cũng đă ra thông cáo báo chí lên tiếng kêu gọi Facebook ngưng đồng lơa với biện pháp kiểm duyệt của chính phủ Hà Nội, cụ thể không chặn những nội dung đăng tải bị cho là chỉ trích chính phủ Việt Nam.

    Ông Mark Zuckerberg - nhà đồng sáng lập Facebook, và hiện đang là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành, khi phát biểu ở Georgetown University, Hoa Kỳ, vào tháng 10/2019, đă khẳng định việc kiểm duyệt đi ngược lại với cam kết bảo vệ tự do ngôn luận.


    Minh họa: Hướng dẫn bảo mật thông tin người dùng trên Facebook. Reuters
    Vậy liệu Facebook hợp tác với chính quyền Việt Nam ngăn chặn các tiếng nói đối lập như vậy, có phải từ bỏ chức năng cổ xúy cho tự do thông tin?

    Bà Amy Sawitta Lefevre - Quản lư chính sách truyền thông của Facebook, khi trả lời RFA qua email hôm 22/4, đă dẫn lại lời người phát ngôn của Tập đoàn cho hay:

    “Chính phủ Việt Nam đă chỉ thị chúng tôi hạn chế quyền truy cập vào nội dung được coi là bất hợp pháp tại Việt Nam. Chúng tôi tin rằng tự do ngôn luận là quyền cơ bản của con người và nỗ lực hoạt động để bảo vệ quyền tự do dân sự quan trọng này trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chúng tôi đă thực hiện hành động này để đảm bảo các dịch vụ của chúng tôi vẫn có sẵn và hàng triệu người ở Việt Nam có thể sử dụng được v́ họ dựa vào chúng mỗi ngày.”

    Vẫn theo vị Quản lư chính sách truyền thông của Facebook, điều quan trọng cần lưu ư là mặc dù những nội dung này đă bị chặn ở Việt Nam, nhưng nó vẫn có thể được xem ở các quốc gia khác trên thế giới. Phía Facebook tin rằng đây là kết quả tốt nhất có thể trong những hoàn cảnh vô cùng thách thức đang diễn ra hiện nay.

    Ông Ngô Toàn Thắng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam khi phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội hôm 23/4/2020 đă cáo buộc rằng, từ năm 2019 đến nay, Facebook đă vài lần vi phạm quy định về đóng thuế tại Việt Nam và chậm trễ trong việc gỡ bỏ các nội dung chống chính quyền mà phía Việt Nam yêu cầu.

    Thêm lần này cùng một số lần trước, chính quyền Hà Nội đă thành công trong việc buộc Facebook rút xuống một số đăng tải.

    Theo Cục Phát thanh Truyền h́nh và Thông tin điện tử, trong hai năm 2018-2019, Google đă hợp tác và gỡ bỏ theo yêu cầu gần 8.000 clip bị chính phủ Việt Nam cho là xấu độc. Buộc Facebook xóa 208 trong số 211 tài khoản bị cho là giả mạo, hơn 2.400 link rao bán, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp, hơn 200 link bài viết có nội dung mà Hà Nội nói là chống phá đảng, nhà nước, gỡ 215 fanpage quảng cáo game cờ bạc...

    Vào tháng 8 năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đă yêu cầu Facebook phải triển khai việc định danh tài khoản, trước mắt áp dụng tại Hà Nội và TP HCM. Theo đó, chỉ các tài khoản định danh mới được phép phát sóng trực tiếp (livestream). Ngoài ra, Bộ này cũng yêu cầu Facebook cần có chính sách tiền kiểm và gỡ các quảng cáo phát tán tin giả liên quan đến các vấn đề chính trị khi có yêu cầu từ chính phủ.

    Tôi chưa thấy có bất cứ tuyên bố hay ư định của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc cấm sử dụng Facebook.
    -Hà Hoàng Hợp
    Việt Nam từng cho ra đời những mạng xă hội do trong nước phát triển; tuy vậy đến lúc này những mạng đó đều chết yểu và không thể nào thay thế Facebook. Nhưng liệu trong tương lai ước muốn này có thể thành hiện thực?

    Ông Nguyễn Lâm Thanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kư Hội Truyền thông số Việt Nam, khi trả lời RFAđưa ra ư kiến của ḿnh:

    “Theo tôi nghĩ, việc làm mạng xă hội thay Facebook, th́ về mặt kỹ thuật không có ǵ khó, nhưng vấn đề là không có người dùng. Quyền để làm một sản phẩm để cạnh tranh th́ cũng là b́nh thường, nhiều doanh nghiệp cũng có thể nhảy vào để làm. C̣n để có một kết quả để có người sử dụng thật sự th́ không thể nói trước được, chắc là khó.”

    C̣n ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ BKAV cho rằng, về mặt công nghệ Việt Nam hoàn toàn có khả năng để làm mạng xă hội, để thay thế Facebook. Tuy nhiên ông nói tiếp:

    “Về mặt phát triển thị trường th́ cần phải rất là nỗ lực mới có thể thay thế Facebook. Hiện có hai xu hướng, một là các công ty sẽ vào thị trường ngách, tức là họ t́m một điểm mới, cũng theo phương thức mạng xă hội, nhưng khác với Facebook, nếu thành công th́ phần nào cũng cạch tranh với Facebook. Thứ hai là làm ra một cái mới có thể thay thế hoàn toàn Facebook. Tôi nghĩ công cuộc này chắc chắn có nhiều khó khăn, tuy nhiên không phải là không thể.”

    Nhưng ông Nguyễn Tử Quảng cho rằng, không dễ dàng có sự ủng hộ của người dân, v́ hiện nay rất nhiều người đang sử dụng Facebook một cách rất quen thuộc, việc chuyển sang một hệ thống khác không phải là dễ dàng. Ông cho biết, một số nước có nền công nghệ phát triển, như Trung Quốc hay Hàn Quốc, đă có thể có các đối thủ nặng kư với Facebook. Theo ông Quảng, nếu dùng biện pháp chặn hẳn Facebook như Trung Quốc th́ dễ dàng nhất, nhưng ông cho rằng Việt Nam sẽ không làm như vậy.

    Liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, Nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á có trụ sở ở Singapore, khi trao đổi với RFA qua tin nhắn cho biết:

    “Chính phủ Việt Nam thời gian qua giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng một số mạng xă hội gần giống như facebook, vận động người Việt Nam sử dụng các mạng đó. Họ nhằm mục đích kiểm soát nội dung và thông tin chia sẻ trên các mạng xă hội, nhằm chống các lại quyền tự do biểu đạt ư kiến, chính kiến. Nhưng các mạng xă hội Việt Nam chế ra rất ít người xài, và kém xa Facebook. Bộ trưởng thông tin và truyền thông năm ngoái cũng tuyên bố rằng Việt Nam sẽ có các mạng xă hội 'tốt hơn' Facebook...

    Tuy nhiên, tôi chưa thấy có bất cứ tuyên bố hay ư định của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc cấm sử dụng Facebook.”

    Hồi đầu năm ngoái, luật An ninh mạng của Việt Nam đi vào hiệu lực. Đây là bộ luật gặp phải nhiều chỉ trích của quốc tế v́ những ràng buộc và hạn chế tự do thông tin trên mạng internet. Luật cũng yêu cầu các công ty nước ngoài như Facebook, Google phải thiết lập trung tâm dữ liệu tại Việt Nam và lưu trữ các thông tin người dùng trong nước ngay tại Việt Nam. Tuy nhiên, Facebook cho biết hăng này không lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam.

    Việt Nam hiện là quốc gia bị nhiều chỉ trích về việc hạn chế thông tin, đàn áp các nhà báo và blogger. Theo báo cáo mới được công bố hôm 21/4/2020 của tổ chức Phóng viên không biên giới, Việt Nam xếp thứ 175 trên 180 quốc gia về chỉ số tự do báo chí 2020.

  2. #662
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Dịch Covid-19 giảm, Việt Nam xuất khẩu gạo trở lại


    Xuất khẩu gạo của Việt Nam. AFP - STR
    Thu Hằng
    Ngày 28/04/2020, bộ Công Thương Việt Nam đă đề xuất ư kiến lên thủ tướng chính phủ xóa bỏ hạn ngạch để có thể xuất khẩu gạo trở lại b́nh thường kể từ ngày 01/05. Trước đó, ông Nguyễn Xuân Phúc đă đồng ư nhưng phải bảo đảm an ninh lương thực trong bối cảnh dịch Covid-19 và hạn hán, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.



    Bộ Công Thương cho biết Việt Nam có từ 6,5 đến 6,7 triệu tấn gạo cần xuất khẩu trong năm 2020 sau khi đă dành một phần cho tiêu thụ nội địa và kho dự trữ chiến lược. Trong bốn tháng đầu 2020, Việt Nam đă xuất khoảng 1,9 triệu tấn. Reuters nhắc lại Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên thế giới. Khi xảy ra dịch Covid-19, chính phủ đă cấm xuất khẩu gạo trong tháng Ba và chỉ có 500.000 tấn được xuất trong tháng Tư.

    Hiện Việt Nam là nước có số ca nhiễm virus corona ít nhất Đông Nam Á. Sinh hoạt và kinh doanh đang dần trở lại b́nh thường từ ngày 23/04 và người dân phải tiếp tục áp dụng các biện pháp giăn cách xă hội.

    Singapore vẫn là nước có số ca nhiễm virus corona cao nhất ASEAN với 14.951 ca, theo số liệu ngày 28/04 của bộ Y Tế Singapore, được báo mạng The Strait Times trích dẫn, trong đó có 528 ca nhiễm mới trong một ngày.

    Trong khi đó, ngày 28/04, thủ tướng Prayut Chan-o-cha đă ra lệnh kéo dài t́nh trạng khẩn cấp đến hết ngày 31/05 trong bối cảnh Thái Lan có 2.938 trường hợp nhiễm virus corona và 54 ca tử vong. Lệnh giới nghiêm từ 10 giờ đến 4 giờ sáng, cũng như hạn chế đi lại tiếp tục có hiệu lực.

    C̣n tại Malaysia, thứ trưởng Y Tế Noor Azmi Ghazali vừa bị phạt 325 đô la v́ vi phạm lệnh giăn cách xă hội. Ông này đă ăn uống với 13 người khác tại ngôi trường Hồi Giáo Lenggong trong khuôn khổ chuyến khảo sát một vùng được khử trùng và đăng ảnh lên mạng xă hội ngày 18/04.

  3. #663
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Việt Nam triển khai ứng dụng theo dơi người nhiễm Covid-19


    Khẩu hiệu pḥng chống dịch Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, ngày 25/04/2020. REUTERS - YEN DUONG
    Thu Hằng
    Bluezone, « khẩu trang điện tử », là ứng dụng do công ty Bkav chủ tŕ phát triển, dưới sự bảo trợ của bộ Thông Tin và Tuyên Truyền Việt Nam, đă được ra mắt ngày 18/04/2020. Trang báo Nhân Dân điện tử ngày 25/04, kêu gọi người dân cài đặt ứng dụng này để có thể bảo vệ bản thân và cộng đồng trước dịch Covid-19.


    Về nguyên tắc, ứng dụng Bluezone sử dụng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp. Các điện thoại thông minh smartphone được cài Bluezone có thể giao tiếp với nhau trong khoảng cách 2 mét, ghi nhận tiếp xúc gần, vào lúc nào và trong bao nhiêu lâu. Chính phủ Việt Nam hy vọng mạng lưới người dùng Bluezone càng lớn, th́ chỉ sau nửa tháng, tất cả người dùng smartpone ở Việt Nam sẽ được bảo vệ.

    Ứng dụng theo dơi người nhiễm Covid-19 được một số nước châu Á, trong đó có Hàn Quốc, áp dụng rộng răi. Một số nước phương Tây do dự v́ sợ vi phạm đến quyền tự do cá nhân. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam khẳng định ứng dụng Bluezone bảo mật về dữ liệu, ẩn danh, không thu thập dữ liệu về vị trí của người dùng và đảm bảo minh bạch. Hiện Việt Nam có 270 ca nhiễm virus corona và nhiều tỉnh thành đă dần dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa.

    Bắc Kinh nghiêm trị các hành vi « thiếu văn minh »
    Trong khi đó, ngày 24/04, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, đă bổ sung thêm một loạt lệnh cấm mới, có hiệu lực từ ngày 01/06, nhằm cải thiện vệ sinh nơi công cộng để pḥng chống dịch Covid-19: hắt hơi hoặc ho mà không che mũi hoặc miệng, không đeo khẩu trang khi bị bệnh tại nơi công cộng, phải « ăn mặc sạch sẽ », cấm cởi trần hoặc phạch bụng (chủ yếu là nam giới) ở ngoài đường. Người vi phạm sẽ bị mất « điểm tín dụng xă hội ».

    Trước đó, Bắc Kinh đă áp dụng việc đánh dấu giữ khoảng cách trong khuôn khổ giăn cách xă hội tại các điểm công cộng. Khạc nhổ, vất rác bữa băi, hút thuốc, dắt chó ở nơi công cộng… cũng bị cấm, người vi phạm bị phạt nhưng nhiều người vẫn chưa thay đổi thói quen.

  4. #664
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    30 Tháng Tư! Lại trở về với một tên gọi


    Lê Thiên (Danlambao) - Hôm nay, ngày 29/4/2020. C̣n một ngày nữa tṛn 45 năm!

    Trích điện thư (email) từ một người tại Việt Nam:

    "Điều mà em chú ư là thế này: có vô số điều em cứ nghĩ là ḿnh đă biết, nhưng chỉ vài ngày sau đó mới nhận ra ḿnh mới chỉ biết có một tư thôi; thậm chí có những việc em cứ tin là ḿnh đúng, nhưng chỉ ít lâu sau lại xấu hổ khám phá ra ḿnh đă sai hoàn toàn, sai choe choét cḥe choẹt...

    Thí dụ, đă có lúc em cũng nghĩ tên Giáo phận sẽ đơn giản là lấy tên của thành phố hay tỉnh, v́ vậy cho nên khi tên Sài G̣n được thay bằng tên HCM th́ Giáo phận cũng phải thay tên? Thậm chí em đă đọc rất cẩn thận văn bản của Hội đồng Giám mục Việt Nam th́ Giáo tỉnh vẫn là Sài G̣n; nhưng lại là Tổng Giáo Phận Tp. HCM...

    Tôi hồi đáp bức thư của người bạn tại Việt Nam, đại để như sau:

    Cám ơn bạn đă chuyển cho tôi thư bạn hồi đáp ư kiến của Linh mục NTH cũng như ư kiến của ông TMD về một cái tên gọi... Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh hay Tổng Giáo phận Sài G̣n.
    Riêng tôi hồi tháng 11/2019 cũng đă viết về đề tài này - “Sài G̣n đẹp lắm! Sài G̣n ơi!”

    Tuy nhiên, đó chỉ là “suy nghĩ là suy nghĩ của tôi, cái nh́n là cái nh́n của tôi...” chỉ là tương đối, thậm chí chủ quan, phiến diện, một chiều... “chân lư bên này núi Pyrénées không hề là chân lư của bên kia núi Pyrénées”.

    Tôi chấp nhận thân phận kẻ đầu hàng, bên thua trận, tù đày và trốn chạy... và là “ngụy”! Con cái tôi cũng là “lũ con của bọn ngụy ác ôn” mà bạn bè của chúng được chỉ thị phải “cực kỳ cảnh giác”. Cho nên, tôi dứt khoát không nhận ḿnh là “ân nhân của cả hai phía” như bạn phán “những người đầu hàng là ân nhân của cả hai phía”.

    Không phải bạn chỉ trả lời cho Linh mục NTH và ông TMD, cũng như chuyển đến tôi (forward), quan điểm của bạn. Bạn c̣n gửi cho một linh mục nào đó ở Việt Nam và vị linh mục ấy đă hồi âm cho bạn rằng:

    “Sắp 30/4 rồi Bác. Em sinh Sài G̣n, lớn lên ở Sóc Trăng, Nam bộ lè phè thứ thiệt. Em thấy bên thua th́ mất tất cả, Giáo Hội bên thua cũng thế thôi. Giáo Hội bên thắng c̣n dở sống dở chết, Bên thua mất cái tên ăn nhằm ǵ. Hi hi tốt hơn:

    - Nên sợ Giáo Hội bên thắng giết Giáo Hội bên thua!

    - Nên sợ chính ḿnh đổi tên "Chúa" thành "Tiền".

    Rồi vị Lm viết tiếp trong hồi âm của ngài gửi cho bạn:

    “Saint-Pétersbourg, Petrograd hay Leningrad?

    Ai thắng th́ giành quyền đặt tên. Voi hay Chó tùy thời.”

    Và ngài hạ một câu kết thấm thía:

    “Biết đâu được, mai mốt Giáo Phận Hà Nội thành GP Tập Cận B́nh th́ sao? Hi hi, cha cụ nào thắc mắc chắc được TGM nhắc nhở: tôi kư giấy chuyển cha qua Phi châu nhá, qua đó muốn nói ǵ cũng được!”

    Phần tôi viết tiếp cho người bạn ở trong nước như sau:

    Có một điều tôi chưa hề lộ cho ai biết, nhưng xin được tỏ bày với bạn ở đây: Năm 2006, tôi về VN để chịu tang ông ngoại các cháu. Từ Sài G̣n tôi về quê địa phương trước giờ trưa. Biết thân biết phận, tôi mang giấy tới vào CA địa phương, làm công việc gọi là đăng kư “tạm trú” theo luật lệ NHẬP GIA TÙY TỤC.

    Đến 6 giờ chiều, có người mang đến cho tôi miếng giấy, bảo tôi kư nhận. Th́ ra, đó là cái công văn khẩn của tỉnh “yêu cầu đương sự có mặt tại CA Tỉnh vào ĐÚNG 8:00 sáng...” (tức sáng hôm sau ngày tội hạ cánh xuống quê hương tôi). Tờ giấy ghi “để làm việc sẽ cho biết sau”. Lại dặn ḍ: “Khi đi nhớ mang theo giấy này!”.

    Có cái ǵ không ổn rồi. Sáng hôm sau, tôi đi “tŕnh diện” tỉnh. Tôi chẳng được ai cho “việc ǵ để mà làm” ngoài việc ngồi phải ngồi hầu CA (ít nhất 3 SQCA thay nhau) trọn một ngày để chỉ “khai báo” ở nước ngoài tôi có viết báo không, viết những ǵ “bôi bác chế độ...!”

    Kể từ đó, tôi không về VN nữa. Tôi sợ v́ tôi biết sợ! Dưới mắt thiên hạ, tôi măi măi là “ngụy ác ôn”! Phần tôi đă đành, mà vợ con tôi lẽ nào lại phải khốn đốn sau bao năm tưởng đă yên!

    Trở lại với cái tên Sài G̣n hay Thành phố HCM!

    Tôi đă trả lời người bạn trên email: Như bạn nói "cái tên chẳng có thể cứu được ai" th́ với tôi, cái tên cũng vậy, nó chẳng giết thằng Tây, con Đầm nào! Nhưng cái tên có thể là một kỷ niệm tốt với người này, nhưng lại là một ám ảnh, một ấn tượng khủng khiếp với người kia, thậm chí nó là một cơn ác mộng kinh hoàng!

    Bạn c̣n hỏi “Kỷ niệm 30.4 có ǵ vui không, sao cứ phải lải nhải hoài?” Câu hỏi của bạn nghe cay cú làm sao!

    Bạn thử tự hỏi bạn đang sống ở Việt Nam có đọc báo Việt Nam không, ngay lúc này? Bạn có biết bên cạnh những hô hào “ḥa hợp, ḥa giải” th́ chông ḿn vẫn c̣n giăng khắp. Có lẽ bạn đang “thênh thang trên đường tám thước” của Tố Hữu nên bạn không phát hiện ra những băi chông ḿn thời b́nh?

    Từ “ngụy” vẫn c̣n thịnh đấy! Tại Việt Nam, trên cửa miệng nhiều người hằng ngày, và cả trên báo chí, diễn văn, diễn từ, báo cáo... bạn có đọc không mấy bài tranh công đang diễn ra giữa hai phe Phạm Xuân Thệ và Bùi Văn Tùng đang diễn ra? (Phạm Xuân Thệ năm 1975 là Đại Úy, nay đang là Trung tướng. C̣n Bùi Văn Tùng lúc bấy giờ đă là Trung tá Chính Ủy Sư đoàn, nay là Đại tá hưu). Ai là tác giả Lời tuyên bố đầu hàng của “Tướng ngụy” Dương Văn Minh ngày 30/4/1975? Mặc kệ họ lải nhải tranh căi... Điều tôi muốn nói ở đây là họ lại lôi... “ngụy” ra để mà xỉa xói, miệt thị, dày xéo!

    Vâng! Như bạn nêu, “cái tên chẳng có thể cứu được ai”. Nhưng có những cái tên chẳng những không cứu được ai, mà c̣n ám ảnh mănh liệt nhiều người. Những tên đồ tể, những tên sát nhân, những tên gian hùng... mà chỉ nghe gợi tới tên, người ta đă ói ra mật!

    Đang khi tôi trao đổi và tranh luận về một cái tên gọi th́ lại đọc được bài báo của Báo Pháp Luật đề ngày 27/4/2020 dưới nhan đề “Tổng giáo phận Sài G̣n vẫn chưa cử hành thánh lễ cộng đồng”. Tôi chuyển bài này về cho ông bạn ở Việt Nam, cẩn thận chỉ rơ nguồn https://plo.vn/van-hoa/tong-giao-pha...ng-908885.html.

    Bài báo c̣n mở đầu: “Ngày ngày 23-3, Ṭa Tổng Giám mục Sài G̣n đă ra thông báo...”

    Th́ ra, báo chính thống của CSVN nh́n nhận danh xưng Tổng giáo phận Sài G̣n, Ṭa Tổng Giám mục Sài G̣n...

    Ông bạn từ VN hồi âm bảo rằng đă vào t́m, nhưng không thấy bài báo... Biết đâu bài báo đă bị gỡ xuống! Những chuyện hèn hạ như vậy xưa nay không phải là hiếm dưới chế độ XHCN.

    Tôi đă dẫn nguồn! Đủ rồi! Không cần vào kiểm tra làm ǵ.

    29.04.2020


    Lê Thiên
    danlambaovn.blogspot .com

  5. #665
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    30 tháng Tư - Ngày nói thật


    Đỗ Thành Nhân (Danlambao) - Từ sau năm 1975, cứ đến ngày 30 tháng Tư là chính quyền cả nước tổ chức làm lễ kỷ niệm “ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, tùy năm tṛn, chẳn lẻ mà quy mô lớn nhỏ khác nhau.

    Sau khi câu nói của Cố Thủ tướng Vơ Văn Kiệt năm 2004 “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn” được báo chí đăng tải, th́ nhiều người nh́n nhận lại ngày 30 tháng Tư.

    Rơ ràng ngày 30/4/1975 không thể quên được trong lịch sử, nhưng phải gọi là ngày ǵ để không gợi lại những đau thương, chia rẽ của dân tộc đă từng đoàn kết giữ nước suốt chiều dài với hơn 4000 năm lịch sử.


    (H́nh: ngày 30/4/1975 không thể quên được trong lịch sử,
    nhưng phải gọi là ngày ǵ để không gợi lại
    những đau thương, chia rẽ của dân tộc)

    30 tháng Tư: là ngày ǵ?

    Khi mạng xă hội phát triển có nhiều người c̣n đặt vấn đề và tranh luận công khai nên gọi “ngày 30 tháng Tư” là ngày ǵ cho phù hợp. Tổng hợp một số ư kiến trên mạng xă hội vào bài viết này:

    1. Ngày GIẢI PHÓNG

    Khái niệm "giải phóng" th́ hơi bị mơ hồ. Giải phóng cái ǵ, ai giải phóng ai; chẳng lẽ nói miền Bắc giải phóng miền Nam?

    Từ khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam 1973 đến trước 11 giờ ngày 30/4/1975 miền Nam là một chính thể độc lập, có bị nô lệ ai đâu mà phải cần giải phóng.

    C̣n sau ngày “giải phóng” đến nay: các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xă hội, giáo dục... hai miền Nam-Bắc, miền nào thay đổi (theo bên kia) nhiều hơn: để xác định chủ thể và đối tượng “giải phóng” đúng với ư nghĩa ngôn ngữ.

    2. Ngày THỐNG NHẤT

    Gọi là ngày “thống nhất” th́ cũng rất khiên cưỡng, bởi lẽ:

    - Về địa lư: non sông Việt Nam chưa thực sự thuộc về cho dân tộc Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa vẫn c̣n bị Trung Quốc chiếm giữ.

    - Về chính trị: miền Nam là của Chính phủ Lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam lật đổ Chính phủ đương nhiệm Việt Nam cộng ḥa. C̣n miền Bắc thuộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng ḥa. Đến ngày 25/4/1976, họp Quốc hội sáp nhập và đổi tên nước thành Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam như ngày nay.

    - Về con người: bắt đầu cho một thời kỳ ly tán, di dân lớn nhất trong lịch sử dân tộc; hàng triệu người từ Nam ra Bắc t́m cách rời bỏ đất nước. Và thế giới có thêm từ “thuyền nhân - boat people” xuất phát từ Việt Nam.

    3. Ngày H̉A B̀NH

    Ngày 30/4/1975 chỉ chấm dứt bắn giết nhau giữa người Việt với người Việt.

    Đất nước lại tiếp tục cuộc chiến trường kỳ với người láng giềng bành trướng phương Bắc. Mở đầu là “chiến tranh biên giới Tây Nam 1975” (Google), tiếp đến là “chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979”.

    Ḥa b́nh sao được, khi ngày 5/3/1979 Chủ tịch nước kêu gọi tổng động viên. Sinh viên học quân sự để sẵn sàng cầm súng. Sau lũy tre làng b́nh yên là những người mẹ vật vă khóc khi nhận tin báo tử của con trai yêu quư. Thậm chí, đến ngày 14/3/1988 Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma làm 64 chiến sĩ Việt Nam hy sinh.

    Đến nay đất nước chấm dứt chiến tranh, nhưng vẫn chưa thực sự có ḥa b́nh!

    4. Ngày HỮU NGHỊ

    Có một số người đề nghị lấy ngày 30 tháng Tư là ngày “hữu nghị”, v́ hết chiến tranh Việt Nam mở ra một thời kỳ mới, làm bạn với tất cả các nước: cũng không đúng.

    Sau ngày 30/4/1975 “đồng chí em” Pol Pot láng giềng đánh hướng Tây Nam, rồi tiếp đến bị đồng chí anh Đặng Tiểu B́nh mang 60 vạn quân “dạy cho một bài học” suốt dọc biên giới phía Bắc. Ngay cả các nước trong khu vực Asean cũng không quan hệ ngoại giao; bị Mỹ và các nước phương tây cấm vận.

    Th́ làm sao gọi là “hữu nghị” được.

    5. Ngày ĐỘC LẬP

    Có ư kiến cho rằng: 30/4/1975 đă sạch bóng “quân xâm lược” nên gọi là ngày độc lập là không ổn. Đến năm 1975 có quân xâm lược nào đâu, mà chỉ có người Việt đánh với nhau.

    Nếu vậy th́ lấy ngày kư hiệp định Paris 27/01/1973 hoặc ngày chính thức quân đội Mỹ chính thức rút hết khỏi Việt Nam 29/3/1973 làm ngày độc lập.

    Tuy nhiên đă có ngày độc lập là ngày 2/9/1945, ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập chính phủ Việt Nam dân chủ cộng ḥa rồi. Ngoài ra c̣n thêm một chọn lựa nữa là ngày 11/3/1945: Thủ tướng Trần Trọng Kim tuyên cáo thành lập Chính phủ Đế quốc Việt Nam của nước Việt Nam độc lập.

    Do đó, ngày 30/4/1975 không thể là ngày “độc lập”.

    6. Ngày TỰ DO

    Có người đề xuất chọn ngày 30 tháng Tư làm ngày tự do.

    Có tự do không, khi hàng trăm ngàn người sau đó phải tập trung “cải tạo” để tẩy năo. Con người sống trong xă hội cái ǵ cũng phải làm “đơn xin...”: xin đi học, xin việc làm, xin lương thực, xin tạm trú / tạm vắng,... Có “cái xin” c̣n thua cả thú vật, đó là quyền hôn phối để duy tŕ ṇi giống rất tự nhiên nhưng cũng phải làm “đơn xin đăng kư kết hôn”, cán bộ nhà nước phải làm “đơn xin cưới vợ / xin t́m hiểu...” (đến sau 1990)!

    Ngày 30/4/1975, đă có thực sự “tự do” chưa, khi măi đến năm 2013 Hiến pháp mới dè dặt bổ sung phần riêng về “quyền con người, quyền công dân”.

    7. Ngày H̉A GIẢI

    Gần đây, có người muốn lấy 30 tháng Tư làm ngày “ḥa giải”, cũng “lợn cợn” những hạt sạn. Khởi điểm của nó là ngày 30/4/1975 - hai bên đánh nhau một mất, một c̣n. Ngày mà bắt đầu bên thắng th́ trả thù, hạ nhục bên thua; bên thua mất tất cả, mang danh xưng “ngụy”, uất hận đến thế hệ sau.

    Ngày 30 tháng Tư mà làm ngày ḥa giải, chẳng khác nào bắt người ta phải nhở lại nguyên nhân gây ra sự bất ḥa; ngày mà bắt đầu của sự phân ly, chia cách ḷng người.

    Điều lẽ ra phải quên đi th́ lại khơi dậy!.

    8. Những tên ngày khác

    Ngoài đặt tên ngày 30 tháng Tư những từ nói trên, c̣n nhiều đề xuất khác như: ngày ḥa hợp, ngày nô lệ, ngày quốc hận, ngày đen tối,... Nói chung đều không chuẩn, phân tích dưới nhiều góc độ th́ người này, người kia không thể chấp nhận được.

    Đề xuất: 30 tháng Tư - NGÀY NÓI THẬT

    Thế giới có ngày 1 tháng Tư là ngày nói dối (cá tháng tư), mọi người được quyền bốc phét, nói dối để gây cười, để xả strees; thậm chí có đài phát thanh c̣n tuyên bố chiến tranh: dù nói dối, có khi bị lừa nhưng mọi người vẫn vui vẻ và được tha thứ.

    Xă hội đang dối trá, nghi ngờ nhau quá nhiều, sự dối trá len lỏi vào cả trong nhà trường để đào tạo ra thế hệ nối tiếp thế hệ dối trá. Đề xuất có một ngày nói thật với quy ước: hoặc không nói, hoặc nói phải là sự thật và người nói thật không bị mang tội.

    Tại sao nói dối được tha thứ mà nói thật lại mang tội? Đầu tháng 4 là ngày nói dối, chọn ngày cuối tháng 4 là ngày nói thật.

    Nếu ngày 30 tháng Tư là “ngày nói thật” sẽ kết thúc chuỗi ngày nói dối bắt đầu tư ngày 01. Đến ngày đó mọi người được quyền nói lên sự thật, những oan trái uất ức, những bất công cường quyền.

    Người dân được quyền nói ra sai phạm của lănh đạo, con cái được quyền góp ư với cha mẹ, học tṛ được quyền chỉ ra lỗi sai của thầy cô, v.v... tất cả mọi sự thật đều được tôn trọng và không bị trừng phạt, như là bị gọi là: mất dạy, hỗn hào, nói xấu lănh đạo.

    Dân tộc nào muốn: thống nhất, ḥa b́nh, hữu nghị, ḥa giải,... với nhau được, th́ trước hết phải thật tâm, thật ḷng, phải được nói thật với nhau trước.

    V́ vậy, nên chọn ngày 30 tháng Tư là NGÀY NÓI THẬT.

    - Khi đă được nói thật, có nghĩa là được tự do (dù mới chỉ có 1 ngày).

    - Khi nói thật với nhận thức của ḿnh, th́ có nghĩa là được độc lập tư duy.

    - Khi nói thật, không c̣n dối trá mới nhau th́ mới mong có ḥa b́nh ổn định, ḥa giải những vướng mắc để rút ngắn khoảng cách và hướng đến sự thống nhất...

    Nếu ngày 30 tháng Tư được là NGÀY NÓI THẬT, th́ ngày 30 tháng Tư năm nay người miền Nam sẽ tự hào đă từng là công dân của một quốc gia độc lập mang tên Việt Nam cộng ḥa; không c̣n tự ti là “ngụy” hay có ông, cha từng là “ngụy”. Nhiều người dân hai miền Nam Bắc không muốn thấy cảnh ảnh em bắn giết nhau nữa; mà sẽ cùng nắm tay nhau hát bài “nối ṿng tay lớn”(*) để thống nhất ḷng người rồi thống nhất giang sơn, “Biển xanh sông gấm nối liền một ṿng Việt Nam”(*)

    Mong lắm: ngày 30 tháng Tư được là NGÀY NÓI THẬT KHÔNG BỊ TRỪNG PHẠT.

    Khi đó nhắc tới ngày 30 tháng Tư sẽ có hàng triệu người vui và không c̣n hàng triệu người buồn như nỗi niềm của Cố Thủ tướng Vơ Văn Kiệt.

    Chú thích:

    (*) Bản nhạc “Nối ṿng tay lớn” của Trịnh Công Sơn.

    PS. Tác giả người miền Nam, trong gia đ́nh 3 thế hệ nội ngoài đều có người tham gia cộng sản và cộng ḥa.

    28.04.2020


    Đỗ Thành Nhân
    danlambaovn.blogspot .com

  6. #666
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Tỷ phú Việt Nam tặng Philippines 750.000 khẩu trang, PPE
    30/04/2020


    Nhân viên y tế Philippines chúc mừng bé sơ sinh 16 ngày hồi phục sau COVID-19 khi bé xuất viên tại Bệnh viện Nhi Đồng Quốc gia ở Quezon city, Manila, Philippines ngày 28/4/2020. (AP Photo/Aaron Favila)


    Một doanh nhân người Việt đă tặng hơn 750.000 khẩu trang và thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) cho Philippines để hỗ trợ Manila trong nỗ lực kiềm hăm sự lây lan của dịch COVID-19 mà cho tới nay đă lây nhiễm gần 8.000 người Philippines.

    Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin Jr. hôm 29/4 đă nhận được 750.000 mặt nạ và 16.500 bộ PPE từ Henry Serrano Nguyen, quư tử và đại diện của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn, trong một buổi lễ bàn giao, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết trong một tuyên bố.

    Tờ Inquirer của Global Nation đưa tin vị mạnh thường quân đă thuê một chuyến bay riêng để mang vật tư y tế đến Philippines, với sự hỗ trợ của Bộ Tài chính, Cục Hải quan và các cơ quan chính phủ khác.

    Ngoại trưởng Locsin bày tỏ cảm kích về sự hào phóng của doanh nhân Việt Nam, và nói rằng sự đóng góp của ông Hạnh Nguyễn là rất cần thiết cho các nỗ lực của chính phủ Philippines chống dịch do virus COVID-19 gây ra.

    Tính cho đến thứ ba 29/4, Philippines có tổng cộng 7.958 ca nhiễm, 530 ca tử vong và 975 người phục hồi.

    Trong khi đó Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm corona thấp nhất thế giới. Tính tới ngày 20/4, VN chỉ có 268 ca nhiễm được xác nhận với 207 người phục hồi.

    Ông Hạnh Nguyễn, người được báo chí trong nước gọi là “Vua hàng hiệu”, là Việt kiều có quốc tịch Mỹ. Ông đă từng kinh doanh ở Philippines, và người vợ đầu tiên của ông, bà Cristina Serrano là cháu họ của bà Imelda Marcos, phu nhân Tổng thống Marcos.

    Hiện ông là Chủ tịch của Tập đoàn Liên Thái B́nh Dương (Imex Pan Pacific Group - IPP Group), nhà phân phối nhiều thương hiệu do tập đoàn LVMH sở hữu, như Louis Vuitton, Christian Dior, Hermes, Marc Jacobs, Hennessy.

    Gia đ́nh ông Hạnh Nguyễn c̣n sở hữu chuỗi cửa hàng miễn thuế tại các sân bay.

    Gia đ́nh Johnathan Hạnh Nguyễn có tên trong "Danh sách 20 gia đ́nh kinh doanh hàng đầu Việt Nam" do Forbes-Việt Nam công bố vào tháng 2/2019.

    Mới đây, gia đ́nh nhà tỷ phú Hạnh Nguyễn cũng gây nhiều chú ư trong và ngoài nước khi thuê bao cả một chuyên cơ để đưa ái nữ Thảo Tiên từ London về nước sau khi Thảo Tiên bị phơi nhiễm COVID-19 khi đến dự các show tŕnh diễn thời trang ở Milan, Paris và London và gặp “bệnh nhân số 17” của Việt Nam tại những nơi này.

  7. #667
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Hăy thôi gọi 30/4 là ngày giải phóng
    Nguyễn Trang Nhung
    2020-04-29

    H́nh minh hoạ. Chiếc xe tăng của quân đội Bắc Việt húc đổ cánh cổng vào Dinh Độc Lập hôm 30/4/1975
    AFP
    Ngày giải phóng là tên gọi mà chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ở miền Bắc dùng để chỉ 30/4, khi giành được chính quyền Việt Nam Cộng ḥa ở miền Nam và thống nhất hai miền đất nước.

    Từ góc nh́n của Việt Nam Cộng ḥa, 30/4 không những không là ngày giải phóng mà là ngày quốc hận hay ngày tháng Tư đen.

    Giải phóng – từ này có nghĩa là làm cho được tự do, làm cho thoát khỏi địa vị nô lệ hay t́nh trạng bị áp bức.

    Theo đó, để miền Nam được giải phóng, miền này phải ở trong địa vị hay t́nh trạng ấy.

    Nhưng, trong 20 năm tồn tại của Việt Nam Cộng ḥa, miền Nam chưa bao giờ là một miền như vậy.

    Miền Nam đă là một miền tự do, và Việt Nam Cộng Ḥa đă là một quốc gia có chủ quyền, và có khả năng tự quyết.

    Do hoàn cảnh đặc thù, Việt Nam Cộng ḥa là đồng minh của Hoa Kỳ, c̣n Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa là đồng minh của Liên Xô và Trung Quốc, đă đối đầu trong một cuộc chiến đầy cam go.

    Đó là cuộc chiến ư thức hệ, giữa một bên theo chủ nghĩa cộng sản và một bên theo chủ nghĩa tư bản.

    Bên thắng cuộc, sau 'giải phóng' đă áp đặt chủ nghĩa cộng sản cho toàn bộ đất nước.

    Dù chủ nghĩa nào thắng thế, cuộc 'giải phóng' đă dẫn đến cái chết của hàng trăm ngàn người ở cả hai bên chiến tuyến.

    Một lối đi khác, ḥa b́nh hơn, thống nhất mà không đổ máu, v́ nhiều lư do, đă không được lựa chọn.

    Đó là lịch sử mất mát mà chúng ta không thể thay đổi. Song điều mà chúng ta có thể thay đổi là thái độ đối với hai ư thức hệ và cuộc chiến.

    Chủ nghĩa cộng sản, theo thời gian, đă được thấy rơ là một ảo tưởng, một giấc mơ không thành của loài người. Việt Nam ngày nay đă không c̣n theo đuổi cộng sản nữa.

    Với thực tế đó, chúng ta cần thừa nhận sai lầm khi đă lựa chọn chủ nghĩa cộng sản cũng như sai lầm khi đă gây ra cuộc chiến ư thức hệ, và v́ vậy cần chấm dứt niềm vui chiến thắng kéo dài suốt 45 năm qua.

    Cùng với đó, chúng ta hăy thôi gọi đây là ngày giải phóng. Thay v́ thế, chúng ta chỉ nên gọi đây là ngày thống nhất mà thôi.

    Ngày thống nhất phải là ngày mà chúng ta nh́n lại quá khứ để thấy sai lầm của ḿnh và tự nhủ không lặp lại. Đây cũng nên là ngày hàn gắn các vết thương và nối liền những đứt găy.

    Lư tưởng mà miền Bắc đă theo đuổi hầu như đă bị bỏ lại, và Việt Nam hiện nay đang đi theo chủ nghĩa tư bản mà miền Bắc một thời đă quyết liệt chống đối.

    Song, trong khi thừa nhận chủ nghĩa cộng sản là một sai lầm và giờ đây đi theo chủ nghĩa tư bản, chúng ta cũng cần nhận chân rằng chủ nghĩa tư bản mà hầu như toàn bộ thế giới đang đi theo cũng có những vấn đề nghiêm trọng.

    Chủ nghĩa tư bản mặc dù đă có sự biến đổi về chất để phù hợp với thời đại song đang đứng trước sự xét lại trước các khủng hoảng ngày càng dồn dập, nhất là về môi trường, trong hiện tại và cả tương lai.

    Nhận chân được điều đó sẽ giúp chúng ta điều chỉnh hay t́m ra con đường phù hợp để Việt Nam có thể vượt qua các khủng hoảng một cách ngoạn mục, đồng thời có thể phát triển một cách bền vững, hài ḥa và trở thành một quốc gia đáng sống.

    * Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

  8. #668
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    DẬY SÓNG! Cô nữ sinh Sài G̣n "phổ cập" lại luật Quốc tế và L̉NG YÊU NƯỚC cho "kẻ hèn mạt" Phan Đăng


  9. #669
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Mỹ cảnh báo công dân về tội phạm gia tăng ở Việt Nam v́ virus Corona
    30/04/2020
    VOA Việt Ngữ


    Công an làm nhiệm vụ tại một chốt kiểm soát y tế tại Hà Nội.


    Cơ quan ngoại giao Mỹ hôm 29/4 đă phát đi “thông tin quan trọng”, cảnh báo công dân nước ḿnh ở Việt Nam về t́nh trạng tội phạm gia tăng do kinh tế khó khăn v́ virus Corona.

    Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội và Tổng Lănh sự quán Hoa Kỳ ở TP HCM cùng ra khuyến cáo, trong đó trích lời Bộ Công an Việt Nam nói về “sự gia tăng tội phạm như dự báo ở Việt Nam”, trong bối cảnh “COVID-19 tiếp tục làm suy yếu các nền kinh tế toàn cầu”.

    “Chính quyền Việt Nam nhấn mạnh rằng v́ nhiều nguồn lực của cảnh sát và quân đội được triển khai tham gia hỗ trợ các nỗ lực ngăn ngừa dịch bệnh, khả năng ứng phó và điều tra của họ có thể bị trở ngại trong thời gian này”, cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ ở Việt Nam nói trong cảnh báo.

    “Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội và Tổng Lănh sự quán ở TP HCM khuyên công dân Mỹ tiếp tục cảnh giác về khả năng gia tăng phạm tội về người và của như đă thấy trong thời kỳ khó khăn về kinh tế gồm trộm cắp, tấn công để cướp của và lừa đảo trên mạng”.


    Các công dân Mỹ cũng được khuyên “nên tiếp tục thận trọng trong khi Việt Nam tiếp tục nới lỏng các biện pháp giăn cách xă hội, bao gồm việc tuân thủ các hướng dẫn y tế địa phương, tránh gây chú ư ở nơi công cộng và cảnh giác môi trường xung quanh”.

    Cùng ngày cơ quan ngoại giao Mỹ ở Việt Nam phát đi cảnh báo, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang được báo chí trong nước trích lời nói rằng dịch bệnh COVID-19 “khiến kinh tế đ́nh trệ, đời sống của người dân gặp khó khăn” nên “t́nh h́nh tội phạm sẽ c̣n diễn biến phức tạp”.

    Ông Quang nêu lên nhận định này khi tới chúc mừng và khen thưởng các đơn vị tham gia phá vụ án dùng súng cướp ngân hàng ở Sóc Sơn, Hà Nội, theo Đài Tiếng nói Việt Nam.

    Quan chức này được cho là cũng “yêu cầu” công an các tỉnh thành, địa phương phải “bảo đảm an ninh chính trị và trật tự xă hội trên địa bàn trong mọi t́nh huống”.

    Một nhân viên không muốn nêu danh tính của công ty bảo vệ có tên gọi Ngày và Đêm, vốn có văn pḥng hoạt động khắp Việt Nam, cho VOA Việt Ngữ biết về t́nh trạng phạm tội trong thời kỳ bùng phát dịch Corona ở Việt Nam.

    Anh nói: “Trên địa bàn của em, một số các mục tiêu em quản lư, th́ hồi tạm ngưng hoạt động, thời gian đóng cửa, th́ cũng xảy ra trộm cắp vào cạy cửa để lấy xe đạp, xe máy để trong nhà. Tại các doanh nghiệp họ không có người để trông coi th́ cũng xảy ra t́nh trạng đó”.


    Nhân viên bảo vệ này cho biết thêm rằng anh nhận thấy chính quyền địa phương “đă tăng cường quản lư địa bàn” nên tội phạm “cũng không dám làm nhiều”.

    Tính tới sáng ngày 30/4, Việt Nam có 270 ca nhiễm virus Corona và trong mấy ngày qua chưa ghi nhận ca COVID-19 mới nào.

    Trong chỉ thị kư ngày 24/4 về việc “tiếp tục thực hiện các biện pháp pḥng, chống dịch COVID-19 trong t́nh h́nh mới”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng sau ba tuần thực hiện cách lư toàn xă hội, Việt Nam “đă phát hiện và xử lư kịp thời các ổ dịch, tiếp tục kiểm soát, hạn chế tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng, điều trị khỏi đa số người mắc và chưa có trường hợp tử vong”.

    “Tuy nhiên, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát vẫn ở mức cao, ảnh hưởng xấu đến kinh tế, xă hội, đời sống nhân dân”, ông Phúc viết, theo Cổng thông tin chính phủ.

  10. #670
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Rút khỏi Trung Quốc, hàng loạt tập đoàn công nghệ chuyển sang Việt Nam


     9:53 30/04/2020

    Việc dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc đă được tiến hành kể từ khi căng thẳng thương mại Mỹ Trung. Và giờ, Covid-19 đang tiếp tục thúc đẩy quá tŕnh đó.

    Hai tuần qua, ba trong số 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới công bố hoặc thảo luận kế hoạch rút dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

    Ngày 22/4, ủy viên thương mại Liên minh châu Âu (EU) Phil Hogan cho biết khối sẽ t́m cách “giảm bớt sự phụ thuộc về thương mại” sau đại dịch. Tuần trước, Nhật Bản công bố quỹ trị giá 2,2 tỷ USD để chào mời các nhà sản xuất nước này chuyển dây chuyền từ Trung Quốc về nước hoặc sang Đông Nam Á. Trước đó, giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ Larry Kudlow đề xuất Washington trả chi phí cho các công ty Mỹ chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc về nước.



    Một số công ty Mỹ, Nhật Bản và châu Âu đă rục rịch chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc do chi phí ngày càng tăng và tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Họ đang đứng trước sức ép ngày càng tăng để thúc đẩy chiến lược này, khi Covid-19 làm nổi bật sự phụ thuộc của các nước vào hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc, đặc biệt là vật tư y tế quan trọng.

    Pegatron nhà lắp ráp iPhone đang đa dạng hoá nơi sản xuất. CEO Liao Syh-jang cho hay công ty hy vọng sẽ sản xuất tại Việt Nam trong năm 2021 sau khi thiết lập một nhà máy ở Indonesia hồi năm 2019. Inventec, đối tác lắp ráp chính AirPod, cũng cho biết hôm thứ 3 là đang chuẩn bị xây dựng cơ sở mới ở Việt Nam.

    Chuỗi cung ứng của Apple tại Trung Quốc trong tháng 2 bị tê liệt do dịch Covid-19 càn quét trên diện rộng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Xu hướng chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc đang được đẩy nhanh, nhất là các nhà sản xuất quy mô nhỏ.

    Các nhà sản xuất thiết bị cho các công ty khác ngoài Apple cũng đang tính chuyện chuyển sản xuất ra nước khác. Foxconn tiên đoán từ trước về khả năng thay đổi trong mô h́nh sản xuất toàn cầu, đă chi phối ngành thiết bị điện tử trong hơn 30 năm qua. Công ty cũng có cơ sở sản xuất ở Ấn Độ và Việt Nam.
    Rút khỏi Trung Quốc, các tập đoàn công nghệ chuyển sang Việt Nam
    Đại gia công nghệ lên kế hoạch sang Việt Nam

    Việc đứt găy chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của dịch bệnh đă khiến các doanh nghiệp nhận ra sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh phụ thuộc vào một quốc gia.

    “Mọi thứ đang thay đổi theo từng ngày do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, v́ vậy rất khó để đưa ra bất kỳ b́nh luận về cung và cầu lúc này”, lănh đạo một nhà cung cấp cho Apple nói.

    Một số công ty đa quốc gia đă rục rịch lên kế hoạch mở rộng hoạt động ở Việt Nam từ năm ngoái nhằm giảm áp lực hàng rào thuế quan mới đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ và t́m kiếm thị trường thay thế pḥng khi giá tăng cao.

    Covid-19 có thể là chất xúc tác mới thúc đẩy quá tŕnh dịch chuyển sản xuất diễn ra nhanh hơn, sau khi đă được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại hồi năm ngoái. Do đó, khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ càng hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp trong lương lai.


    Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh

    Dữ liệu từ Cục điều tra dân số Mỹ cho thấy lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam năm 2019 tăng 35,6% so với cùng kỳ, đối nghịch với mức giảm 16,2% trong lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

    Dữ liệu năm nay sẽ bị ảnh hưởng do tác động của Covid-19 lên chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng xu hướng sản xuất chuyển từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục.

    Ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam, nhận định, Việt Nam vẫn là một điếm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Dù dịch Covid-19 đang gây ra những khó khăn nhất định đối với các quyết định cũng như hoạt động di dời, chủ đầu tư vẫn tự tin tăng giá đất trong quư đầu năm 2020 do đây là xu hướng đầu tư trong dài hạn.

    Tuy nhiên, không phải tất cả các ngành sản xuất đều có thể dễ dàng chuyển sang Việt Nam. Mức lương công nhân sản xuất tại Trung Quốc hiện cao gấp ba lần Việt Nam, nhưng tŕnh độ tay nghề của công nhân nơi này cũng cao hơn.

    Quy mô của Trung Quốc không thể được nhân rộng: lượng lao động công nghiệp di cư ở Trung Quốc c̣n cao hơn dân số Việt Nam. Hơn nữa, một khối lượng lớn ngành hàng sản xuất là để phục vụ thị trường nội địa Trung Quốc.

    Theo báo cáo của JLL, miền Bắc thu hút phần lớn các tập đoàn lớn muốn đa dạng hóa danh mục sản xuất bên cạnh cơ sở tại Trung Quốc, với nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển khá tốt và vị trí cần kề với Trung Quốc.

    Giá đất trung b́nh đạt 99 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhà xưởng xây sẵn lựa chọn yêu thích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn giữ ở mức giá thuê ổn định dao động từ 4,0-5,0 USD/m2/tháng, và đều đă được lấp đầy.

    Tại khu vực miền Nam, JLL ghi nhận số lượng yêu cầu thuê đất tăng cao và các chủ đầu tư đă trở nên tự tin hơn trong việc tăng giá thuê đất. Giá đất trung b́nh trong quư 1 đạt 101 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 12,2% so với cùng kỳ. Nhà xưởng xây sẵn ở miền Nam có giá thuê dao động từ 3,5-5,0 USD/m2/tháng, tăng nhẹ ở B́nh Dương, TP.HCM, Long An và giữ mức ổn định ở các tỉnh c̣n lại.

    Đại diện JLL cho rằng, về lâu dài, nhiều doanh nghiệp có khả năng thay đổi kế hoạch sản xuất của họ để đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng và giảm thiểu rủi ro của những cú sốc tương tự trong tương lai.

    Cùng với các sáng kiến để cải thiện hiệu suất bền vững và hạn chế tác động môi trường từ các hoạt động sản xuất, các nhà bán lẻ có thể lựa chọn sản xuất và mua sản phẩm từ thị trường nội địa. Việt Nam sẽ càng hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp trong lương lai.

    https://tambao.net/rut-khoi-trung-qu...-viet-nam.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •