Results 1 to 4 of 4

Thread: Một lựa chọn dân chủ trong quá khứ: Hoàng đế Bảo Đại - Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Một lựa chọn dân chủ trong quá khứ: Hoàng đế Bảo Đại - Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm

    Một lựa chọn dân chủ trong quá khứ: Hoàng đế Bảo Đại - Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm
    Nguyễn Quang Duy

    1A



    Trong bài “Viễn kiến, quyền lực và tính chủ động: con đường lên nắm quyền của Ngô Đ́nh Diệm, 1945-1954”, giáo sư Edward Miller tŕnh bày những hoạt động của Ngô Đ́nh Diệm trong ṿng một thập kỷ trước khi ông trở thành Thủ tướng vào tháng 7 năm 1954. Dựa trên những hoạt động tích cực này, Edward Miller kết luận ông Diệm thành công chủ yếu nhờ nỗ lực của chính ḿnh và của những đồng minh người Việt, cũng như ông đă chủ động t́m cách nắm lấy quyền lực đúng lúc. Trong kết luận thứ hai của bài viết, Edward Miller nhấn mạnh “... Không có bằng cớ nào chứng tỏ rằng Ngô Đ́nh Diệm được bổ nhiệm nhờ một chiến dịch gây áp lực (với Bảo Đại) do những quan chức Hoa Kỳ khởi xướng.”

    Bài tiểu luận này nghiên cứu những quan hệ giữa Hoàng đế Bảo Đại và Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm. Qua đây, độc giả nào quan tâm có thể thấy được nhiều điểm khác bài viết của Edward Miller về hai nhân vật lịch sử nói trên. Cũng như, vào năm 1954, việc Ngô Đ́nh Diệm chấp chính là một chọn lựa dân chủ của Bảo Đại, với sự đồng thuận của tất cả các tôn giáo, các phong trào chính trị và đảng phái quốc gia tại Việt Nam. Và đến chết Bảo Đại vẫn tin rằng đây là một quyết định đúng lúc và đúng đắn, mặc dù sự chọn lựa này dẫn đến việc trưng cầu dân ư để “truất phế Bảo Đại, khai sinh Đệ nhất Cộng hoà”.



    Bảo Đại. Nguồn: www.wikimedia.org

    Ngô Đ́nh Diệm. Nguồn: Chính ĐạoHoàn cảnh Việt Nam khi Bảo Đại cầm quyền

    Câu chuyện về cụ Phan Bội Châu đối đáp với Hội đồng Đề h́nh nói được hoàn cảnh “An Nam” lúc Bảo Đại vừa lên ngôi.

    Ngày 23-11-1925, Hội đồng Đề h́nh đă xử án cụ Phan Bội Châu, Quan toà hỏi:

    “Ông phản đối chính trị của chính phủ bảo hộ, hay là chính trị của nước Nam?”

    Cụ Phan trả lời:

    “Tôi phản đối chính trị của chính phủ bảo hộ, chứ nước Nam có nước đâu và có chính trị đâu mà tôi phản đối?” [1]

    Nước Nam ở đây chỉ gồm một phần của Trung kỳ. Theo hoà ước Giáp Tuất (1874), miền Nam đă trở thành đất Pháp. Theo Hoà ước Giáp Thân (1884), miền Bắc và miền Trung vẫn thuộc chủ quyền nhà Nguyễn và dưới sự bảo hộ của Pháp. Trên thực tế Pháp đặt ra Phủ Toàn quyền, lần hồi tước hết chủ quyền của vua. Năm 1893, Pháp đă buộc Triều đ́nh Huế chấp thuận cho Pháp toàn quyền giữ ǵn an ninh và cai trị vùng cao nguyên miền Trung. Người Kinh không được phép lên làm ăn buôn bán và sinh sống ở đây. Nhà vua cũng không c̣n được thu thuế ở vùng này nữa. Đến năm 1897, Pháp băi bỏ chức Kinh lược sứ Bắc kỳ, giao quyền cho viên Thống sứ Pháp. Từ đó, ở Bắc kỳ, quan lại Việt Nam chỉ biết có Thống sứ chứ không c̣n biết đến triều đ́nh nữa. Để dễ bề thống trị, Pháp đặt luật lệ riêng cho mỗi miền và cao nguyên.

    Đó là thời gian khi Bảo Đại vừa chấp chính. Trong thời gian Bảo Đại đang theo học ở Pháp, đại thần nhiếp chính Tôn Thất Hân đă kư với Pháp một hiệp ước. Theo đó, khâm sứ Pháp được chủ toạ Hội đồng Nội các. Pháp đảm trách thu thuế và kiểm soát tài chính. Từ đó triều đ́nh không c̣n ngân sách riêng. Mọi quyết định chi tiêu của nhà vua cũng phải lấy phê chuẩn từ các công chức Pháp... Đó là “thời” của vị vua xưa nay vẫn bị khép là “bù nh́n”.


    Hoàng đế Bảo Đại và vị Thượng thư Bộ Lại

    Sau khi tốt nghiệp trường Khoa học Chính trị Paris và về nước, khi nắm được t́nh h́nh Bảo Đại đă bắt tay ngay vào việc cải cách đất nước, mong từng bước khôi phục lại chủ quyền quốc gia. Ngày 10-12-1932, Bảo Đại cho công bố một đạo dụ theo đó nước ta theo chế độ quân chủ lập hiến. Bảo Đại sẽ trực tiếp điều khiển nội các, và cho cải cách hành chính, giaó dục, tư pháp, cũng như muốn người Pháp thực thi đúng đắn Hoà ước 1884, để cho Triều đ́nh một ít quyền hành trong khuôn khổ nền bảo hộ Pháp. Theo đó một nội các mới đă được thành lập gồm những người trẻ như Phạm Quỳnh, Ngô Đ́nh Diệm, Nguyễn Đệ...

    Những dự định cải cách này đă được ông Phạm Quỳnh, nguyên chủ bút Nam Phong, đề nghị từ trước qua bốn bài xă luận đăng trên báo France-Indochine ở Hà Nội, mà bài thứ ba nhan đề là “Tiến tới một Hiến pháp”. V́ đề nghị Phạm Quỳnh phù hợp với ước muốn cải cách, nhà vua đă chọn Phạm Quỳnh làm Thượng thư Nội các [2] mới thay thế Nguyễn Hữu Bài. Bảo Đại cho biết chính ông Charles [3] , có thể theo chỉ thị của chính phủ Pháp, đă đề nghị Phạm Quỳnh vào chức vụ này.

    C̣n về Ngô Đ́nh Diệm, Bảo Đại chọn v́: “... lúc ấy [Ngô Đ́nh Diệm] làm tuần vũ tỉnh Phan Thiết, để đảm trách Bộ Lại. Vốn ḍng dơi quan lại, anh ruột ông ta làm Tổng đốc tỉnh Faifo. Diệm năm ấy mới 31 tuổi, nổi tiếng là thông minh, liêm khiết. Đây là một người quốc gia bảo thủ. Ngoài chức vụ Thượng thư Nội các, Ngô Đ́nh Diệm lại c̣n là Tổng thư kư cho Hội đồng Hỗn hợp về Canh tân đă được ban bố năm trước bao gồm các thượng thư Việt Nam và hàng công chức cao cấp Pháp. Ngô Đ́nh Diệm đă được Nguyễn Hữu Bài trước khi về hưu, tiến cử.” [4]

    Bảo Đại đặt hết niềm tin vào hai người Phạm Quỳnh và Ngô Đ́nh Diệm. Phạm Quỳnh đầy viễn kiến lại được người Pháp hổ trợ. C̣n Ngô Đ́nh Diệm th́ kinh nghiệm, uy tín và ước mong cải tổ xă hội Việt Nam. Những cải tổ kể trên bị các phần tử bảo thủ, lạc hậu, thực dân trong chính phủ Pháp kịch liệt chống đối nên nỗ lực của Bảo Đại và hai ông Phạm Quỳnh, Ngô Đ́nh Diệm bị tê liệt hoàn toàn.

    Chỉ sau bốn tháng, Ngô Đ́nh Diệm xin Bảo Đại được từ chức. Bảo Đại đă khuyên Ngô Đ́nh Diệm như sau: “Quan Thượng, trẫm hiểu tinh thần trách nhiệm của quan Thượng. Sự liêm khiết ấy đă tôn vinh ông lên rất nhiều, nhưng cần phải chờ thời. Đất nước ta chưa sẵn sàng. Sau nữa, những năm sắp tới đây c̣n dành cho chúng ta nhiều biến chuyển. Trẫm biết ông và quan Thượng Nguyễn Hữu Bài vẫn có liên lạc chặt chẽ. Như thế, hẳn cụ Bài không quên nhắn nhủ ông những điều lo ngại của cụ. Chiến tranh khó có thể tránh được ở Âu châu, và như thế, sẽ có những hậu quả đối với Á châu mà Nhật Bản có thể là vai tṛ chủ chốt.” [5] Cũng cần biết, năm 1907, vua Thành Thái bị Pháp bắt v́ liên lạc với Kỳ Ngoại hầu Cường Để đang ở Nhật. Pháp buộc nhà vua thoái vị và đày sang đảo Reunion [6] . Ngô Đ́nh Khả, thân phụ Ngô Đ́nh Diệm, lại là Thượng thư Bộ Lễ và tận trung không chịu cùng với các đại thần trong triều đ́nh theo lệnh Pháp kư tên vào tờ biểu yêu cầu vua Thành Thái thoái vị. V́ thế đă bị người Pháp giáng chức và bắt về hưu không cho lănh tiền hưu liễm.

    Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Bảo Đại đích thân mời và Cường Để đă nhận lời hồi hương giúp nước. Ngày 30-7-1945, tại Tokyo, cơ quan thông tấn Domei loan tin Cường để đang trên đường về Việt Nam, do lời mời của Bảo Đại. Cường Để sẽ nắm chức Cơ mật Viện trưởng. [7] Báo Hưng Việt, ngày 3-8-1945, đă viết “... Theo Để, mục đích của ông là khôi phục lại độc lập cho Tổ Quốc, mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc chứ không v́ ngôi đế vương.” [8] Nguyễn Hữu Bài và Ngô Đ́nh Diệm đều có liên lạc mật thiết với Cường Để. Cả hai vẫn tiếp tục được Bảo Đại tin dùng. Có phải Nguyễn Hữu Bài và Ngô Đ́nh Diệm đă được Bảo Đại giao phó trọng trách (hay ngầm thu xếp) liên lạc với Kỳ Ngoại hầu Cường Để, nói riêng, và Nhật, nói chung?

    Bảo Đại đă từng giao trách nhiệm liên lạc các đảng phái quốc gia và Việt Minh cho các ông Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hăn, Phan Kế Toại để kêu gọi cộng tác hay kết hợp. Kỳ Ngoại hầu Cường Để là chú của Bảo Đại. Cho nên không có ǵ là lạ nếu Nguyễn Hữu Bài và Ngô Đ́nh Diệm đă được Bảo Đại giao phó trọng trách liên lạc với Kỳ Ngoại hầu.

    C̣n Nguyễn Đệ là bí thư của Bảo Đại. Một chuyên viên kinh tế, có thể đă được Từ Cung Thái hậu giới thiệu. Nguyễn Đệ cũng quen biết Nguyễn Hữu Bài và là bạn thân của Ngô Đ́nh Diệm. Sau khi Ngô Đ́nh Diệm từ chức, Nguyễn Đệ cũng xin từ chức. Sau này khi Bảo Đại làm Quốc trưởng ông lại tiếp tục làm bí thư của Bảo Đại và được Bảo Đại hết mực tin dùng. Mặc dù có lúc Bảo Đại đă lo ngại Nguyễn Đệ là người của Toà thánh Vatican v́ ông đă được Toà thánh giới thiệu.

    Trong hồi kư của ḿnh, Bảo Đại cũng nhắc đến việc Bùi Bằng Đoàn được giao nắm Bộ H́nh (tức Bộ Tư pháp). Ông này vốn là quan, có bằng luật khoa và đă 51 tuổi. [9]

    Qua nội các đầu tiên, Bảo Đại đă cho thấy ông là người sẵn sàng tham khảo ư kiến và dung hoà những quan điểm hoặc khuynh hướng khác nhau nhằm xây dựng nền tảng dân chủ, trong một thể chế quân chủ lập hiến.


    Nhật đảo chính Pháp

    Năm 1940, Nhật đánh Lạng Sơn, Pháp thua phải kư hiệp ước cho quân Nhật sang đóng trên lănh thổ Việt Nam. Năm 1945, phe Đức - Nhật yếu thế, khối Đồng minh nắm chắc phần thắng. Quân Pháp ở Việt Nam bắt liên lạc với quân Đồng minh. Nhật biết được, đêm 9-3-1945, Nhật cho nổ súng tấn công quân Pháp. Chỉ trong ṿng một đêm, cơ đồ thực dân Pháp xây dựng trong ṿng trăm năm đă hoàn toàn sụp đổ.

    Ngày 11-3-1945, Đại sứ Nhật Marc Masayuki Yokoyama yết kiến Bảo Đại tường tŕnh việc Nhật chấm dứt chủ quyền của Pháp ở Việt Nam và nhiệm vụ của ông là trao lại nền độc lập của Việt Nam. Bảo Đại rất ngạc nhiên đặt thẳng vấn đề Nhật công khai bảo trợ Hoàng thân Cường Để rồi kết luận: “... C̣n tôi, tôi quan tâm đến dân tộc tôi hơn là quan tâm đến ngai vàng...” [10] Việc Bảo Đại tự ư thoái vị (25--8--1945), và chấp nhận bị truất phế (23--10--1955) đă chứng minh Bảo Đại là lănh tụ “thờ ơ” quyền lực.

    Ngay chiều hôm đó, Bảo Đại cho triệu tập Hội đồng Cơ mật để thông báo, phân tích và thảo luận về t́nh h́nh mới. Bảo Đại yêu cầu tất cả các thượng thư đồng kư bản Tuyên ngôn Độc lập, do Phạm Quỳnh soạn từ gợi ư của Yokoyama, trong đó xác định “... kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ kư với nước Pháp được băi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia...” [11] Ngày 19-3-1945, vua Bảo Đại báo cho thượng thư Phạm Quỳnh biết là từ nay, nhà vua tự tay đảm trách quyền lănh đạo quốc gia. Phạm Quỳnh ư thức được t́nh thế mới, đă cùng toàn thể thượng thư lục bộ xin từ chức.

    Bảo Đại cho lập nội các mới. Như đă nói ở trên có thể Ngô Đ́nh Diệm đă được Bảo Đaị giao phó trọng trách liên lạc với Kỳ Ngoại hầu Cường Để và Nhật. Do đó Bảo Đại đă coi Ngô Đ́nh Diệm là ứng cử viên số một để lănh đạo chính phủ Việt Nam mới, và v́ vậy Bảo Đại đă hai lần đích thân nhờ Đại sứ Nhật Yokoyama triệu hồi Ngô Đ́nh Diệm từ Sài G̣n về Huế thành lập chính phủ.

    Edward Miller, dựa vào Shiraishi, cho rằng Ngô Đ́nh Diệm đă nhận được bức điện thứ hai trong hai bức điện mà Bảo Đại gửi đi ngay, và đă tự ư từ chối lời đề nghị của Bảo Đại. Ông đă thắc mắc không biết v́ lư do ǵ ông Diệm quyết định như vậy. Nhưng lại cho biết ông đă Diệm hối hận về quyết định này và cố gắng đảo ngược t́nh thế, nhưng quá muộn: Bảo Đại đă mời học giả và nhà phê b́nh văn hoá Trần Trọng Kim lên làm thủ tướng.

    Vũ Ngự Chiêu, lại dựa vào Marakami, cho rằng tướng Nhật Tsuchihashi Yuitsui, Toàn Quyền Nhật tại Đông Dương, đă không muốn đưa Cường Để lên ngôi, với hy vọng sẽ lợi dụng tối đa hệ thống hành chính thuộc địa của Pháp. [12] Báo Thông tin, Hà Nội ngày 10-6-1945, đưa tin: “DIỆM, từ năm 1944, đă được coi như ứng viên chức thủ tướng trong một chính phủ do Nhật bảo trợ. Tuy nhiên, từ sau ngày Tsuchihashi được giao trách nhiệm cai quản Đông Dương, phe Cường Để bị loại. Bị Tokyo áp lực đưa Cường Để hồi hương, Tsuchihashi đă có lần tuyên bố: Cứ đưa hắn về đây. Ta sẽ lập tức tống cổ hắn vào Côn Lôn.” [13]

    Theo bản phúc tŕnh cho nhà cầm quyền Pháp dưới dạng hồi kư không được công bố của Đại sứ Nhật Yokoyama, Ngô Đ́nh Diệm đă từ chối v́ lư do sức khoẻ. Nhưng ít lâu sau th́ ông được biết ông Diệm đă từ chối v́ hai lư do: thứ nhất ông đă thề trung thành với Kỳ Ngoại hầu Cường Để và không muốn phục vụ Bảo Đại mà ông cho là thân Pháp; thứ hai là ông muốn lấy lại Nam Bộ và ba thành phố Hà Nội, Hải Pḥng và Đà Nẵng mà lúc này Nhật chưa trả lại cho Việt Nam. [14]

    Trong khi đó, hồi kư Bảo Đại viết rất rơ: “...Trong óc tôi, người tiêu biểu nhất trong số này là Ngô Đ́nh Diệm... Ba tuần lễ trôi qua, mà chẳng thấy tăm hơi Ngô Đ́nh Diệm ở đâu. Trước thúc dục ngày càng khẩn thiết của tôi, Đại sứ Yokoyama trả lời là chưa t́m thấy vị Thủ tướng dự trù này. Sự chậm trễ ấy làm tôi suy nghĩ. Người Nhật rất thành thạo trong sự kiện xảy ra ở Việt Nam. Cơ quan t́nh báo của họ rất đắc lực, và họ biết chỗ và biết cách để t́m thấy nhân vật này. Về sau tôi biết được qua lời nói của Đại sứ Yokoyama là Ngô Đ́nh Diệm không được cảm t́nh của của chính phủ Nhật.” [15]

    Trong Hồi Kư Trần Trọng Kim có hai lần nhắc đến việc này. Lần đầu ở Chương 3 khi vừa từ Thái Lan về lại Việt Nam, khi ông vừa nhận được thơ mời của Bảo Đại, ông gặp ông Diệm th́ được ông Diệm cho biết đă không nhận được thơ mời. [16] Lần thứ hai Trần Trọng Kim nhắc đến việc này là ở Chương 4 khi ông vào gặp Bảo Đại. Trần Trọng Kim nói rơ ông có “hỏi ông Tối cao Cố vấn Nhật xem có tin ǵ về ông Diệm chưa. Trước th́ cố vấn Nhật nói chưa biết ông Diệm ở đâu, sau nói ông Diệm đau chưa về được. Đó là lời Tối cao Cố vấn, chứ tự ông Diệm không có điện riêng xác định lại.” [17] Hồi kư của Trần Trọng Kim được xuất bản tại Sài G̣n năm 1969, có thể là hồi kư được nhiều người Việt đọc nhất. Khi hồi kư này được phổ biến các nhân vật lịch sử như Bảo Đại, Hoàng Xuân Hăn, Tùng Hạ, Phan Anh... đều c̣n sống và không có người nào đính chính. Đối chiếu hồi kư của Bảo Đại và Trần Trọng Kim có thể nói rằng Yokoyama đă thiếu thành thật khi báo cáo với người Pháp.



    © 2008 talawas

  2. #2
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Một lựa chọn dân chủ trong quá khứ: Hoàng đế Bảo Đại - Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm

    Một lựa chọn dân chủ trong quá khứ: Hoàng đế Bảo Đại - Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm
    Nguyễn Quang Duy

    1B



    Sau khi chính phủ Trần Trọng Kim đă được thành lập, Đỗ Mậu và Nguyễn Tấn Quê, hai cán bộ cùng tổ chức Đại Việt Phục hưng của ông Diệm, đă được ông Ngô Đ́nh Khôi cử vào Sài G̣n để gặp ông Diệm và để tổ chức cuộc đón tiếp Kỳ Ngoại hầu mà ông Khôi tưởng sẽ trở về Việt nam. Nhờ đó Đỗ Mậu mới biết để ghi rơ trong hồi kư của ông như sau: “Ông Diệm mới tŕnh bày việc người Nhật đă phản bội, không cho Kỳ Ngoại hầu Cường Để về nước và cắt đứt mọi liên lạc chính trị với chính ông... Lúc bấy giờ ông Quê và tôi mới thực sự hiểu rơ t́nh h́nh và trạng huống bi đát cua ông Diệm và của tổ chức chúng tôi. Sách lược nắm chính quyền bằng con đường thân Nhật của ông Diệm đă đi vào bế tắc và hoàn toàn thất bại, hệ quả chính trị của nó không những là mất đi những ưu thế phát triển mà quan trọng hơn cả, c̣n là sự tê liệt của tổ chức.” [18] Trong hồi kư Nguyễn Xuân Chữ, một thành viên trong Uỷ ban Kiến quốc, có h́nh thức của một chính phủ lâm thời thân Nhật, cho biết ông cũng đă bị lănh sự Nhật hăm doạ: “...Nhưng nếu ông tiếp tục hoạt động, chúng tôi sẽ bắt buộc phải nghiêm trị phong trào của ông...” [19] Đối chiếu các hồi kư kể trên có thể kết luận người Nhật đă không đồng ư với Bảo Đại để Ngô Đ́nh Diệm đứng ra thành lập chính phủ. Thậm chí người Nhật c̣n t́m cách ngăn cấm mọi sinh hoạt chính trị của ông Diệm.

    Trong hồi kư, Đỗ Mậu cũng cho biết: “Công tác của tôi được ông Diệm giao phó là tổ chức một lực lượng quân nhân khố xanh trong khắp cơ binh thuộc xứ Trung kỳ, bao gồm từ Thanh Hoá vào đến Phan Thiết và các tỉnh cao nguyên. Về quân nhân khố đỏ th́ do Thiếu uư Phan Tử Lăng đang phục vụ trong Mang Cá ở Huế phối hợp với ông đội khố đỏ Nguyễn Vinh phụ trách việc liên lạc và thông tin các cơ sở quân sự đóng tại Huế và Phú Bài.” Như vậy, nếu ông Diệm nắm quyền, lực lượng này sẽ là nồng cốt cho việc thành lập một lực lượng quân sự hay Quân đội Quốc gia. Điều này có lẽ người Nhật đă biết được.

    Sau khi Nhật đảo chính, đa số người Pháp ở Đông Dương vẫn được tự do và tiếp tục đảm trách những công việc hành chính trước đây. Người Nhật chỉ bắt một số ít các giới chức cao cấp người Pháp có liên hệ với phe De Gaulle và thành phần chống đối. Mục đích chính của cuộc đảo chính là tránh việc lực lượng Đồng minh đổ bộ, quân Pháp nội ứng sẽ nổi dậy. Trong đánh ra, ngoài đánh vào, sẽ gây thiệt hại khó lường cho quân đội Nhật. Lúc này Thế chiến Thứ hai cũng đă đến hồi kết thúc. Người Nhật biết rơ ván cờ khó có thể đổi chiều. Đảo chính là việc không thể tránh. Nhưng người Nhật muốn tránh mọi việc gây thêm ác cảm với người Pháp. (Thêm vào đó, cá nhân Đại sứ Yokohama lại có vợ là người Pháp.) Người Nhật cũng muốn tiếp tục lợi dụng hệ thống hành chính thuộc địa của Pháp. Do đó việc xử dụng những lực lượng Quốc gia chống Pháp, với chủ trương quá khích hay vũ trang, không c̣n được hổ trợ hay nằm trong chiến lược của Nhật tại Đông Dương. Đây có thể là lư do chính người Nhật đă không đồng ư với Bảo Đại để Ngô Đ́nh Diệm đứng ra thành lập chính phủ. Và nội các Trần Trọng Kim là nội các của giới khoa bảng.

    Cũng v́ lư do này, người Nhật chỉ trao trả lực lượng Bảo an cho chính phủ Trần Trọng Kim hai tuần lễ trước ngày Việt Minh cướp chính quyền. Thiếu một lực lượng quân sự để bảo vệ an ninh cho dân chúng và bảo vệ chính quyền là lư do chính khiến chính phủ Trần Trọng Kim đă tự giải thể ngay khi Nhật đầu hàng.


    Ngô Đ́nh Diệm từ chối lời mời

    Chính phủ Trần Trọng Kim chỉ cầm quyền không quá 4 tháng (17-4 tới 5-8-1945). Sau đó nhiều diễn biến dồn dập xảy tới, mà hậu quả đến nay vẫn chưa giải quyết được. Hai trái bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima (ngày 6-8-1945) và Nagasaki (ngày 9-8-1945). Liên Sô tuyên chiến với Nhật (ngày 11-8-1945). Ngày 15-8-1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh. Ngày 17-8-1945, tại Nhà hát lớn Hà Nội Việt Minh cướp diễn đàn của Tổng hội công chức. Ngày 19-8-1945, Việt Minh cướp chính quyền Hà Nội. Ngày 25-8-1945, Bảo Đại thoái vị. Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh tuyên bố cầm quyền. Quân Pháp quay lại Việt Nam. Ngày 6-3-1946, Hồ Chí Minh kư Hiệp định Sơ Bộ chấp nhận quân Pháp trở lại Việt Nam. Thương thuyết giữa Pháp và Việt Minh bế tắc. Ngày 19-12-1946, Hồ Chí Minh tuyên chiến với Pháp.

    Sau khi thoái vị, Bảo Đại đă nhận lời mời của Hồ Chí Minh ra Hà Nội làm “Cố vấn Tối cao” cho Chính phủ của họ Hồ. Nhờ đó Bảo Đại biết được Hồ Chí Minh chỉ lấy ḿnh làm bức b́nh phong, để được quốc dân và Đồng minh công nhận sự “chính danh” của cái chính phủ tự phong này. Khi Hồ nhận ra việc Bảo Đại vẫn được quốc dân, các đảng phái quốc gia và Đồng minh tin tưởng mời ra chấp chính, Hồ đă yêu cầu nhà vua theo phái đoàn sang gặp thống chế Tưởng Giới Thạch. Rồi t́m cách bỏ Bảo Đại lại đây: một h́nh thức cho lưu đày viễn xứ. [20] Cũng nhờ thời gian làm “Cố vấn” cho Hồ Chí Minh, Bảo Đại mới thấu hiểu bề sâu của cung đ́nh “cách mạng vô sản”. [21] Hồi kư Trần Trọng Kim cho biết khi ông gặp Bảo Đại ở Hồng Kông lời đầu tiên nhà vua đă nói với ông là: “Chúng ḿnh già trẻ lớn bé mắc lừa bọn du côn.” [22]

    Sau ngày Việt Minh cướp chính quyền, Ngô Đ́nh Diệm cũng bị bắt giữ một thời gian tại miền Trung, sau đó ông được đưa ra Hà Nội vào khoảng tháng 2 năm 1946 để gặp Hồ Chí Minh. Hồ đề nghị Ngô Đ́nh Diệm giữ một chức vụ trong chính phủ đoàn kết Việt Minh nhưng Ngô đă không nhận. Trong thời gian này, Bảo Đại và Ngô Đ́nh Diệm không được gặp nhau nhưng có thể đă được Hồ thu xếp giao cho một công việc mà cả hai đều đă không nhận. Điều này sẽ được đề cập trong một dịp khác.

    Một mặt, v́ không thể thương lượng hay thoả hiệp với Việt Minh, một tổ chức cộng sản; mặt khác, v́ cần sự giúp đỡ của Hoa Kỳ để có phương tiện tài chính đối phó với Cộng sản, Pháp đă phải chấp nhận điều kiện của Hoa Kỳ là từng bước nh́n nhận nền độc lập của Việt Nam. [23] Ngày 20-3-1947 Hội đồng Chính phủ Ramadier cùng Hội đồng Các chính đảng Pháp công bố Quyết nghị về chính sách mới của Pháp tại Việt Nam. Theo đó, chính phủ Pháp hướng về Bảo Đại như một giải pháp nhằm chấm dứt chiến tranh và từng bước trao trả độc lập thống nhất cho Việt Nam. [24]

    Người Việt quốc gia sau một thời gian ngắn tiếp xúc với Việt Minh, cũng nh́n ra cốt lơi và bản chất cộng sản của tổ chức này. Bắt tay với Việt Minh hay với Pháp đều đi ngược lư tưởng quốc gia mà họ hằng theo đuổi. Nhân sỹ và lănh đạo các tổ chức Quốc gia đă nhanh chóng hướng đến Bảo Đại như tâm điểm, vừa chống Pháp, vừa chống Cộng sản, từng bước giành lại độc lập thống nhất cho Việt Nam. Hồng Kông trở thành một tụ điểm cho người Việt quốc gia. Bảo Đại lắng nghe từng cá nhân, từng tổ chức, tự nhận lănh vai tṛ trọng tài, đứng trên các đoàn thể chính trị trong nước để dung hoà những quan điểm hoặc khuynh hướng khác nhau và tạo thế đoàn kết cho những người Việt quốc gia. Chung quanh Bảo Đại, nhân sỹ và lănh đạo các tổ chức sinh hoạt như một quốc hội nhỏ. Họ đề đạt, họ chọn lựa những người đại diện và quyết định chiến thuật cho từng giai đoạn.

    Ngày 5-7-1947, Bảo Đại lên tiếng sẵn sàng chấp nhận vai tṛ nếu được dân chúng Việt Nam đặt tín nhiệm. Ngày 18-9-1947, nhà vua gởi lời kêu gọi dân chúng với mong muốn:”... đạt được độc lập và thống nhất, đúng như nguyện vọng của đồng bào, đạt tới những thoả hiệp do sự bảo đảm hổ tương, và có thể xác định với đồng bào là lư tưởng mà chúng ta từng dũng cảm chiến đấu trong cuộc kháng chiến gian lao, sẽ đạt được toàn diện...” [25] Ngày 7-12-1947 Cao uỷuỷ Bollaert kư Tuyên Ngôn Chung trên Vịnh Hạ Long với “cá nhân” Quốc Trưởng Bảo Đại, để thừa nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam. Sau đó Bảo Đại sang Pháp xem xét t́nh h́nh rồi quay về Hồng Kông để tham khảo ư kiến của Ngô Đ́nh Diệm, Trần văn Lư, Nguyễn văn Xuân, Phan văn Giáo... rồi cân nhắc nước cờ tới, từng bước đấu trí với người Pháp.

    Ngô Đ́nh Diệm là một trong những người đă luôn sát cánh bên Bảo Đại trong thời gian nay. Edward Miller đă viết “... Điều quan trọng là kế hoạch Ngô Đ́nh Diệm cổ vũ trong những cuộc gặp gỡ này phản ánh nhận thức về nền cộng hoà trong ông: kế hoạch nhằm xây dựng một hội đồng Việt Nam mới, trong đó uỷ nhiệm Bảo Đại làm đại diện trong các cuộc thương lượng với Pháp, và kế hoạch cũng quy định là cựu hoàng có nghĩa vụ phải hội ư với hội đồng trước khi thực hiện bất cứ thoả thuận nào về vấn đề độc lập”. Edward Miller đă tham khảo hồi kư của Bảo Đại nhưng lại thiếu khách quan và công bằng khi viết như trên.

    Trong hồi kư, Bảo Đại đă thuật lại vắn tắt như sau “... Thierry D'Argenlieu đă nói là giải pháp Hồ Chí Minh đă thất bại. Nay gió đă đổi chiều. Trong số khách thăm viếng này, người th́ đến để theo pḥ, người th́ đến để thăm ḍ đường lối cho Pháp hay cho các nước khác. Bác sỹ Phan Huy Đán, Luật sư Đinh Xuân Quảng, cả hai đều thuộc phe xă hội, thêm đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng Trần văn Tuyên, đều từ Quảng Châu sang. Người em họ trung thành với tôi, Vĩnh Cẩn cùng người em khác trẻ hơn, là tay đá banh nổi tiếng Vĩnh Tường, và Phan Văn Giáo tạo thành cái nhân vĩnh viễn thân cận. Rồi đến quưuư vị khác khá danh tiếng như Bác sỹ Lê Văn Hoạch, thuộc nhóm Cao Đài, cựu phó thủ tướng Nam Bộ, Phạm Văn Bích, Ngô Đ́nh Diệm trước tôi tưởng là tai mắt của Mỹ, Phạm Công Tắc, giáo chủ Tây Ninh, Lê Văn Soái, tướng Hoàoà Hảo, v.v... Tất cả các nhân vật đó đều đưa ra ư kiến và đồng nhất về chính trị, nhấn mạnh là tôi phải trở về, để đem lại hoà b́nh cho đất nước.” [26] Bảo Đại không cho biết lư do tại sao đă tưởng Ngô Đ́nh Diệm là tai mắt của Mỹ. So với các nhân vật khác Bảo Đại chỉ coi Ngô Đ́nh Diệm như một nhân sỹ hơn là một lănh đạo tổ chức. Cũng cần biết lúc này tổ chức Đại Việt Phục Hưng của Ngô Đ́nh Diệm đă bị Việt Minh khủng bố và chưa tổ chức lại được, nếu không nói là đă tan ră.

    Sự thành h́nh của chính phủ Ramadier ngày 21-1-1947, và quyết định thay d'Argenlieu bằng Dân biểu Emile Bollaert ngày 5-3-1947 mang lại một không khí mới. Bollaert chấp nhận một chính phủ Liên bang Việt Nam, với ba chính phủ địa phương tại ba kỳ, và một chính phủ trung ương tượng trưng sự thống nhất lănh thổ. Vấn đề đặt ra là ai sẽ cầm đầu chính phủ trung ương đó. Bảo Đại là người duy nhất Bollaert muốn giao cho nắm giữ chính phủ Trung ương này.

    Ngày 22-3-1948, Bảo Đại đă cử Ngô Đ́nh Diệm về Sài G̣n gặp Cao uỷ Bollaert để t́m hiểu thái độ Pháp về việc thành lập một chính phủ trung ương lâm thời. Chuyến đi không mấy kết quả, ông Diệm rất thất vọng khi trở lại Hồng Kông. Bảo Đại đă kể lại như sau: "Theo Diệm, chúng tôi chỉ c̣n một cách: Đợi chờ, và để khẳng định thái độ cương quyết của ḿnh, ông ta đề nghị lập một uỷ ban nghiên cứu, mà người ta đoán được dễ dàng là chẳng đi đến đâu. Đa số các nhà ái quốc ở Hồng Kông lại không đồng quan điểm với Diệm." [27] Bảo Đại viết tiếp "Để cắt ngắn những lập trường mâu thuẫn ấy, tôi đề nghị tập hợp một Hội nghị vào ngày 26 tháng 3 ở Hồng Kông khách sạn, để ra một thông báo, thành lập một chính phủ trung ương lâm thời, không phải để điều đ́nh mà để dùng làm "Tạm ước sống c̣n" với nước Pháp, có tầm trách nhiệm hạn chế, nhưng thực hiện được tức khắc, hầu giúp cho hai bên cơ hội hiểu biết nhau và thoả hiệp bằng những sự việc cụ thể... Lập một chính phủ trung ương lâm thời, phù hợp với hoàn cảnh quốc tế là một điều vừa hữu lư, vừa cần thiết." [28] và "..., tôi cho Trần văn Tuyên giải thích rơ ràng hơn, với các đại diện chính trị và tôn giáo là nếu chính phủ trung ương lâm thời được uỷuỷ nhiệm đàm phán về bản thông báo, về thể chế thực hiện, th́ tôi chịu trách nhiệm đàm phán về thoả ước nhất định, nhưng nhiệm vụ của tôi chỉ đóng vai tṛ trung gian, hay điều giải viên hạn chế có vậy mà thôi, chỉ có nhân dân mới có quyền quyết định tự do với đầy đủ ư thức để thiết lập thể chế mà họ bằng ḷng chấp nhận, sau khi trật tự và hoà b́nh được văn hồi." [29] Đa số đồng ư để Bảo Đại vận động thành lập Chính Phủ Quốc Gia Lâm Thời đứng ra thoả hiệp với Pháp.

    Trong hồi kư Bảo Đại cho biết một cách rơ ràng, Ngô Đ́nh Diệm vẫn chính là nhân vật đầu tiên mà ông nghĩ tới: “Nay chỉ c̣n đi đến việc thực hiện. Nhưng ai sẽ là thủ tướng chính phủ trung ương đây? Diệm được mời, nhưng lại từ chối không chịu kư vào bản thể chế, nên không nhận...” [30] Cuối cùng Tướng Nguyễn Văn Xuân đă được chọn.

    Ông Nguyễn Văn Xuân là một người miền Nam, một công dân Pháp và đương kim Thủ tướng Nam Kỳ Cộng hoà quốc. Mục đích chính Bảo Đại chọn Nguyễn Văn Xuân chỉ để người Pháp chấp nhận hai từ độc lập, thống nhất trong các văn kiện sẽ kư sau này với Pháp.

    Dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ (Việt Nam) và cờ tam tài (Pháp), với sự chứng kiến của Quốc trưởng Bảo Đại, ngày 5 tháng 6 năm 1948 tại vịnh Hạ Long, ông Emile Bollaert, Cao uỷ Pháp ở Đông Dương, và ông Nguyễn Văn Xuân, Thủ tướng Chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam, đồng công bố bản Tuyên bố chung: “Nước Pháp long trọng công nhận nền độc lập của Việt Nam; Việt Nam được tự do thực hiện nền thống nhất của ḿnh.” [31] Đây là một sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng, lần đầu tiên Pháp chính thức công nhận Chính phủ Quốc gia Việt Nam (thống nhất ba miền Việt Nam) và cũng là lần đầu tiên lá Quốc kỳ vàng ba sọc đỏ được chính thức công nhận. [32] Trước đó, ngày 7-12-1947 Cao uỷ Bollaert đă kư Tuyên ngôn chung trên vịnh Hạ Long với “cá nhân” Quốc trưởng Bảo Đại, để thừa nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam. Sau đó Bảo Đại đi Pháp c̣n Ngô Đ́nh Diệm trở về Việt Nam.

    Ngày 28-4-1949, Bảo Đại về nước lại có ư định mời Ngô Đ́nh Diệm ra lập chính phủ. Trong hồi kư Bảo Đại đă không nhắc đến ư định này. Theo hồi kư Linh mục Cao văn Luận khi ông vào Huế: “Bửu Lộc đánh điện mời tôi lên gặp hoàng đế Bảo Đại, và ư chừng muốn nhờ tôi thuyết phục ông Ngô Đ́nh Diệm ra thành lập một chính phủ qui tụ được những người quốc gia chân chính, có uy tín, có tài năng.” Trước khi gặp Bảo Đại Linh mục Luận có gặp Ngô Đ́nh Diệm và được ông Diệm cho biết chưa phải lúc để ông tham chính: “Bên Tàu đằng nào th́ Mao Trạch Đông cũng thắng Tưởng Giới Thạch. Mỹ muốn cho họ Tưởng thoả hiệp chia đất hay chia quyền với Mao cho yên chuyện Trung Hoa lục địa. Quân cộng sản Tàu thẳng tiến đến biên giới Bắc Việt Nam, quân Việt Minh được sự giúp đỡ trực tiếp của quân cộng sản Tàu, sẽ mạnh lên, quân Pháp sẽ gặp khó khăn, lúc đó th́ cả Pháp và Bảo Đại sẽ lạy lục người nào đưa ra được một giải pháp quốc gia chân chính. Lúc đó ra cũng chưa muộn.” Khi Linh mục Luận yết kiến Bảo Đại chỉ nghe Bảo Đại than:” Lúc mới về nước tôi đặt nhiều hy vọng vào sự hợp tác của các nhân vật quốc gia chân chính. Tôi có ngỏ ư mời họ nhưng phần đông đều từ chối hoặc đ̣i hỏi những điều kiện quá lư tưởng không thể nào tạo ra được trong hoàn cảnh này.” Linh mục Luận không nghe Bảo Đại nhắc ǵ đến Ngô Đ́nh Diệm. Vào ngày 16 tháng 6 năm 1949, Ngô Đ́nh Diệm cho đăng một tuyên bố trong đó ông hoàn toàn phủ nhận Hiệp ước Elysée, là bản hiệp ước mà Bảo Đại đă kư với Tổng thống Pháp Vincent Auriol, trước khi Bảo Đại về nước.

    Linh mục Cao văn Luận cũng cho biết một lư do khác mà Ngô Đ́nh Diệm mặc dù chấp nhận giải pháp từng bước giành độc lập mà Bảo Đại đang đeo đuổi nhưng đă từ chối cộng tác với Bảo Đại: “... th́ chúng ta có thể dùng thoả hiệp vịnh Hạ Long làm bàn đạp để tranh đấu một cách ôn hoà, đ̣i hỏi thêm những chủ quyền khác mà người Pháp chưa chịu trao trả. Với ai th́ được, nhưng với Bảo Đại th́ không thể được. Dù có thiện chí đến mấy cũng vô ích thôi. Bảo Đại chỉ thích nghi lễ, h́nh thức, bề ngoài lại ham săn bắn, ăn chơi, không có tinh thần trách nhiệm đối với sứ mạng lănh đạo của ông.”

    Chính Đạo (2004) cũng cho biết “... Tháng 3-1950, Giám mục Lê Hữu Từ tại Phát Diệm sai Lê Quang Luật vào Nam yêu cầu Diệm đừng “chùm chăn” và “ngang bướng” nữa, cần yểm trợ Bảo Đại.” [33] Trong phần chú thích của chuyên luận Cuộc thánh chiến chống cộng, Chính Đạo (2004) cũng đề cập đến lư do ông Diệm không cộng tác với Bảo Đại như sau: “Ngày 24-3-1950, Luật tiết lộ với cơ quan t́nh báo Pháp (SEHAN) rằng Diệm không thân cận được với Bảo Đại v́ bản tính nhu nhược (faible) và thiếu cương quyết (indécis) của Bảo Đại. Nếu lên nắm quyền, Diệm sẽ chống cộng thẳng tay, mà muốn thế cần có sự tín nhiệm và yểm trợ tuyệt đối của Bảo Đại. Điều này chắc không có. Ngoài ra, lập trường chính trị của Diệm cũng khác biệt. Thứ nhất Diệm muốn biết chắc thể chế độ chính trị của Việt Nam sẽ được tương tự như Ấn Độ trong khối Liên hiệp Anh. Nhưng sự bảo đảm chắc chắn này không được chứng tỏ qua thực tế, như việc bàn giao chủ quyền, hay qua sự tiến hoá của các khuynh hướng chính trị tại Pháp... SHAT (Vincennes), Indochine, 10H 1039.” [34]

    (C̣n 1 ḱ)

  3. #3
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Một lựa chọn dân chủ trong quá khứ: Hoàng đế Bảo Đại - Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm

    Nguyễn Quang Duy
    Một lựa chọn dân chủ trong quá khứ: Hoàng đế Bảo Đại - Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm
    2A

    Ngô Đ́nh Diệm vận động Bảo Đại

    Ngô Đ́nh Diệm sang Nhật gặp Cường Để rồi sang Hoa Kỳ vận động sự ủng hộ của chính giới nước này. Giáo sư Edward Miller đă nhắc đến: “Thất bại trong việc t́m kiếm sự ủng hộ của Mỹ, Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Thục tiếp tục sang Châu Âu vào tháng 10 năm 1950. Sau này Ngô Đ́nh Diệm kể lại là ông đă gặp Giáo hoàng ở Vatican; ông cũng sang Paris một thời gian ngắn, gặp gỡ các quan chức Việt và Pháp ở đó và gửi một thông điệp tới Bảo Đại. Thông điệp này mang lời đề nghị làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam tới Ngô Đ́nh Diệm, với điều kiện là ông có đủ thẩm quyền để cai trị các cơ quan hành chính vùng miền trong Việt Nam. Đề nghị này có vẻ là bước lui của Ngô Đ́nh Diệm, v́ trong đó không ghi yêu cầu trước đây của ông đ̣i quyền tự trị lănh thổ th́ ông mới đồng ư phục vụ trong chính phủ của Quốc gia Việt Nam. Nhưng Bảo Đại không ấn tượng với khả năng mềm dẻo mới có này của Ngô Đ́nh Diệm, và chỉ trả lời chung chung.” Không thấy Bảo Đại tŕnh bày việc này trong hồi kư của ông.

    Tháng 6-1953, Linh mục Cao Văn Luận nhân chuyến đi Hoa Kỳ có ghé Paris và thăm Ngô Đ́nh Diệm. Linh mục Luận đă hỏi ông Diệm “Lúc ni chính là lúc cụ phải về nước chấp chánh. Hồi trước, cụ đă tiên đoán giải pháp Bảo Đại sẽ thất bại hẳn rồi, chắc thế nào Hoa Kỳ cũng phải can thiệp. Mấy năm ni cụ đă tạo được uy tín với Mỹ. Tôi tưởng đây là lúc t́nh h́nh đă chín mùi rồi.” Đựơc ông Diệm trả lời: “Nhưng tôi sang Ba-Lê đă mấy tháng mà cũng chưa thấy Bảo Đại nói chi không lẽ lại phải đi năn nỉ cầu cạnh, nên đành phải chờ.”

    Linh mục Luận suy luận: “... tôi đă cố tránh nhắc lại tên Nguyễn Đệ với ông Diệm, nhưng khi chia tay ông Diệm rồi, tôi thấy rơ sự hiềm khích giữa ông Diệm với Đệ trở thành một vấn đề đáng kể. Viên chánh văn pḥng này hiện đang lănh sứ mạng của Bảo Đại mở các cuộc tiếp xúc t́m người về chấp chánh. Vậy mà ông Diệm với Đệ lại không thể nói chuyện với nhau, như vậy làm sao để ông Diệm có thể vượt qua cửa ải này mà gặp Bảo Đại thu xếp việc nước. Tôi quyết định phải đi t́m gặp ngay Nguyễn Đệ.” Cũng cần biết trước đây Nguyễn Đệ và Ngô Đ́nh Diệm là bạn rất thân, cùng tham gia Nội Các đầu tiên, ông Diệm từ chức ông Đệ cũng từ chức theo. Và đă có lúc Bảo Đại lo ngại ông Đệ là người của Toà thánh Vatican v́ ông là người Công giáo, rất gần guĩ với Toà thánh và đă được Toà thánh giới thiệu.

    Khi Linh mục Luận đến gặp ông Để cho biết: “... Nhưng hẳn cha cũng rơ, việc ông Diệm về nước hay không c̣n tuỳ thuộc nhiều yếu tố, phần ở quốc dân, phần ở Đức quốc Trưởng, phần ở chính ông Diệm... Cha đă gặp ông Diệm và biết hết mọi chuyện rồi, thành thử con cũng xin thưa thật với cha: Đức Quốc Trưởng cũng như con đầu đă nghĩ tới ông Diệm, không phải bây giờ mà từ năm 1948, khi đón cha lên Đà Lạt. Nhưng kẹt cái là anh em họ Ngô xưa nay vốn kiêu ngạo quá lố. Dù con có muốn lo cho ông Diệm về đi nữa, th́ chính ông cũng phải gặp Đức Quốc Trưởng mà tŕnh bày với ngài. Không lẽ cha đ̣i con phải đưa Đức Quốc Trưởng tới lạy ông Diệm sao?” Cuối cuộc gặp, ông Đệ đồng ư: “Con xin hứa với cha nội trong mùa hè này, bằng mọi cách con sẽ thu xếp để đưa ông Diệm xuống Cannes gặp Đức Quốc Trưởng. Cha có gặp lại ông Diệm, xin cha nói rơ ḷng con cho ông biết.”

    Năm 1951, Ngô Đ́nh Diệm trở về Hoa kỳ. Do cùng được Hồng y Francis Spellman, Ngô Đ́nh Diệm đă sinh hoạt chung với Linh mục Trần văn Kiệm trong cùng một nhà ḍng. Theo Linh mục Kiệm trong thời gian 2 năm tại đây ở ông Diệm có hai mục tiêu đeo đuổi. Mục tiêu số một ông nhằm là t́m nhân tài trong số các sinh viên du học tại Hoa Kỳ và Canada. Mục tiêu số hai là ông nghiên cứu tại chỗ chính thể và chính trường Hoa kỳ.

    Linh mục Kiệm cũng cho biết: “Mùa hè năm 1953, trung tuần tháng 6, ông Diệm gọi tôi mà nói: “Hoàng đế Bảo Đại mời tôi trở về nước chấp chính.” “... Tại sao Hoàng đế Bảo Đại kêu gọi chí sĩ Diệm sớm sủa như thế này?” Được hỏi Cụ trả lời rất dứt khoát: “ Được Mỹ bật đèn xanh, không phản đối việc tôi quy cố hương là đủ. Chắc rằng về nước nhà rồi, tôi sẽ c̣n cần họ tiếp sức mới hăn ngữ được đường tiến của Mạc tư khoa, Bắc kinh và Hà nội. Như vậy là bơ công tôi sống hơn hai năm ở Hoa ḱ . Việc tôi trở về sẽ không do Hoa thịnh đốn quyết định, nhưng sẽ tuỳ thuộc công cuộc Hoàng đế Bảo Đại dàn xếp với Champ Élizée có hanh thông hay chăng.” Ít lâu sau ông Diệm có gửi cho Linh mục Kiệm một bức thư kể vắn tắt rằng: “công cuộc Hoàng đế Bảo đại điều đ́nh với Pháp không xuôi xẻ.”

    Trong hồi kư, không thấy Bảo Đại nhắc đến có ư định hay đă mời Ngô Đ́nh Diệm trong 3 lần, năm 1949, 1951 và 1953 như được các nhân vật khác kể lại. Chỉ thấy Bảo Đại đă viết rất rơ lư do ḿnh chọn Bửu Lộc: “Tôi chọn Bửu Lộc để dự trù trong việc ngoại giao quốc tế, sẽ họp trong năm 1954. Bửu Lộc đă ở cạnh tôi rất lâu mỗi khi tôi về nghỉ ở Pháp. Như vậy, ông ta thường có dịp học hỏi và quen biết với giới chính trị Pháp, và các nhân vật ngoại quốc khác.” [1]

    Trong bài viết “Ông Ngô Đ́nh Diệm lên cầm quyền như thế nào?” đăng trên Thông Luận số 191, Nguyễn Gia Kiểng, dựa trên 2 lá thơ, lá thứ nhất của ông Jacqué Bénet, bạn thân của ông Ngô Đ́nh Nhu, gởi bà Nhu đề ngày 18-4-2004, và lá thứ hai đề ngày 20-4-1955, do ông Nhu gửi cho ông Jacqué Bénet, để chứng minh ông Diệm do người Pháp gây áp lực Bảo Đại đưa lên cầm quyền. Ông Kiểng đă viết bài này trong tinh thần hoàn toàn chủ quan, và v́ một lư do nào đó không phổ biến hai lá thơ kể trên để người đọc có thể tự ḿnh đánh giá. Theo ư kiến của người viết bài này, Bảo Đại, trái lại, luôn luôn cố gắng điều đ́nh và thuyết phục người Pháp chấp nhận Ngô Đ́nh Diệm. Có vô số tài liệu và chứng cớ chỉ thấy Ngô Đ́nh Diệm không được hỗ trợ của Pháp. Trong bài ông Kiểng đề cập tới việc trực tiếp nói chuyện với ông Ngô Đ́nh Luyện và được “ông Ngô Đ́nh Luyện khẳng định là quyết định đưa ông Ngô Đ́nh Diệm lên cầm quyền hoàn toàn do ông Bảo Đại, chính phủ Hoa Kỳ hoàn toàn không có vai tṛ ǵ và chỉ biết đến ông Diệm sau khi ông Diệm đă nhậm chức Thủ tướng. C̣n Pháp th́ không những không giúp ǵ mà c̣n phá ông Diệm.” Nỗ lực của ông Jacqué Bénet, nếu có, chỉ là giảm bớt sự chống đối của chính phủ Pháp và tiếp tay với Bảo Đại đưa Ngô Đ́nh Diệm lên cầm quyền.


    Ngô Đ́nh Diệm – một lựa chọn dân chủ

    Quyển Con rồng Việt Nam – Hồi kư chính trị của Bảo Đại đă nhắc đến hàng trăm nhân vật Việt Nam và ngoại quốc, lần đầu được phổ biến bằng Pháp ngữ năm 1980. Sau nhiều năm nhiều người vẫn c̣n sống, không có người nào đính chính, như vậy đủ xác nhận mức độ trung thực của nó. Cũng như giới khoa bảng đối chiếu các diễn biến lịch sử với các tài liệu khác đă xác nhận quyển hồi kư lịch sử này có mức độ khả tín cao, nếu không nói là tuyệt đối. Quyển hồi kư đă được Nguyễn Phước tộc dịch ra tiếng Việt năm 1990. Càng ngày quyển hồi kư càng được giới nghiên cứu để tâm và không thể thiếu trong các công tŕnh nghiên cứu về Việt Nam trong giai đoạn 1945-1954. Trong hồi kư của ḿnh, Bảo Đại đă viết rất rơ về sự lựa chọn Ngô Đ́nh Diệm làm thủ tướng năm 1954. Cũng như đối với hầu hết các thủ tướng khác, công việc [lựa chọn] này gồm ba giai đoạn:

    Giai đoạn thứ nhất là đánh giá về Ngô Đ́nh Diệm. Ư kiến của Bảo Đại như sau: “... Trước đây tôi đă dùng ông Diệm, tôi biết rằng ông ta vốn khó tính. Tôi cũng biết về sự cuồng tín, và tin vào đấng cứu thế. Nhưng trong t́nh thế này, không c̣n có thể chọn ai hơn. Thật vậy, từ nhiều năm qua, người Mỹ đă biết ông, và rất hâm mộ tính cương quyết của ông. Trước mắt họ ông là nhân vật có đủ khả năng đối phó với t́nh thế, v́ vậy Washington sẵn sàng hổ trợ ông. Nhờ thành tích cũ, và nhờ sự có mặt của em ông, đang đứng đầu Mặt trận Đoàn kết Cứu quốc, ông được nhiều nhà quốc gia cuồng nhiệt ủng hộ, các vị này từng làm đổ chính phủ Tâm và chính phủ Bửu Lộc. Tóm lại nhờ cương quyết và cuồng tín, ông là người chống cộng chắc chắn. Đúng vậy, đó là người của hoàn cảnh.” [2] Như vậy Bảo Đại đă đă thăm ḍ nhiều khuynh hướng khác nhau: Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Toà thánh Vatican, các tổ chính trị, các tôn giáo Việt Nam, trước khi tiến đến việc mời ông Diệm đứng ra thành lập nội các.

    Giai đoạn thứ hai, Bảo Đại “cho vời đến Cannes các lănh tụ của tất cả các phong trào chính trị và tôn giáo ở Việt Nam để hỏi ư kiến. Tôi cho họ biết cái ǵ đă xảy ra, rằng tất cả đều đă được xếp đặt trước, đến chỗ sẽ chia đôi đất nước. Tôi vạch cho họ sự cần thiết đặt một đường hướng mới, là gợi ư họ cho thay thế Hoàng thân Bửu Lộc bằng Ngô Đ́nh Diệm, để cầm đầu chính phủ. Tất cả hoan nghênh ư kiến của tôi.” [3] Công việc này nhằm minh xác đánh giá cá nhân, chính thức xác nhận sự hổ trợ, để từ đó ông Diệm có được một chính danh, khả dĩ t́m kiếm được sự hổ trợ từ các tổ chức chính trị, tôn giáo, quốc dân và Đồng minh.

    Giai đoạn cuối là chính thức thông báo, thuyết phục và tấn phong ông Diệm: “Đây là Chúa của ông đây. Ông hăy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đă trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó, để chống lại bọn cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.” [4]

    Đối chiếu với hồi kư của Bùi Diễm, Bảo Đại đă chọn Ngô Đ́nh Diệm là v́ “chẳng qua là một chính sách dùng người mà ông Bảo Đại đă áp dụng từ trước đến nay: ông chọn người để đối phó với từng giai đoạn một, và ông vẫn tự tin có đủ khéo léo để chọn người đúng lúc và đúng chỗ.” [5] Thực vậy, trong hồi kư Bảo Đại đă kể lại khá rơ chính sách dùng người theo từng giai đoạn của ḿnh.

    Khoảng tháng 6 năm 1954, Bùi Diễm trực tiếp nêu câu hỏi: “Thưa Ngài, Ngài thấy ông Diệm thế nào?” Bảo Đại trả lời “Ông Diệm có thể là một giải pháp, nhưng theo anh, ông Diệm có được Mỹ ủng hộ không?” Bùi Diễm hỏi lại: “Thưa Ngài, sao Ngài không hỏi thẳng người Mỹ?” Bảo Đại đáp lại: “Có chứ, tôi sẽ t́m hiểu, nhưng nếu anh ḍ hỏi được thêm th́ anh cho tôi biết.” [6]

    Về việc tấn phong Ngô Đ́nh Diệm, Bùi Diễm cho biết: “Vào cuối năm 1991, tôi có dịp trở lại thăm Cựu hoàng Bảo Đại tại Ba Lê. Trở lại chuyện cũ, tôi có hỏi ông về vấn đề này, th́ ông trả lời rằng: vào thời kỳ đó, thái độ của Hoa Kỳ cũng không có ǵ rơ rệt cả, tuy nhiên ông đă quyết định chọn ông Diệm v́ ông cho rằng trong số những nhân vật làm chính trị ở miền Nam lúc đó, ông Diệm rơ ràng là người ít dính líu tới Pháp trong những năm về sau này, nên có thể dễ được người dân ủng hộ hơn những người khác. Đây là một sự trớ trêu của lịch sử. Những diễn biến về sau này cho thấy khi bổ nhiệm ông Diệm làm Thủ tướng, Quốc trưởng Bảo Đại đă tự ḿnh tạo những điều kiện đưa tới sự đào thải của chính ḿnh và cả triều đại của nhà Nguyễn. Chắc chắn lúc đó ông không có một chút ngờ vực ông Diệm, một người đă từng làm quan trong triều đ́nh cũ vào thập niên 1930. Ông cho rằng ông Diệm chẳng thể nào nghĩ đến việc lật đổ ông, vả lại bất cứ một Thủ tướng nào, nếu không c̣n hữu dụng nữa, th́ cũng có thể bị thay thế. Tuy nhiên, trong dịp gặp lại tôi năm 1991, ông không hề tỏ lời oán trách ông Diệm.” [7]


    Tại sao Bảo Đại trao toàn quyền cho Ngô Đ́nh Diệm?

    Ngô Đ́nh Diệm đă nhận trọng trách lănh đạo đất nước trong một t́nh thế cực kỳ khó khăn đó là đánh giá t́nh h́nh của Bảo Đại. Trong hồi kư, Bảo Đại viết: “Công việc không dễ dàng ǵ cho Ngô Đ́nh Diệm. Việc ông đến Saigon chẳng được ai hoan nghênh. Cần phải động viên tinh thần mọi người cả nước đă rơi vào t́nh trạng hoang mang. Ngày 30 tháng 6 ông ta ra Hà-nội mà những điều ông ta thấy không ai có thể tưởng tượng được. Chống lại cộng sản chẳng ai nghĩ đến... Trái lại nữa người Pháp bắt đầu di tản trước tiên... Hàng trăm ngàn người đau khổ trong đó có những người Công giáo thuộc các giáo phận miền Bắc mà ông tin tưởng sẽ đứng bên cạnh ông, th́ chỉ nghĩ đến chạy vào Nam. Thật đă quá chậm, không thể hành động ǵ được nữa. Diệm trở về Sài G̣n. Ngày 9 tháng 7, ông lập chính phủ không phải dễ dàng ǵ. Cuối tháng 6, cuộc hành quân bi thảm ở đèo An Khê, cả đoàn quân bị tan ră v́ sa vào ổ phục kích rộng lớn của Cộng sản...” [8]

    Nhiều người vẫn tin rằng việc Bảo Đại trao toàn quyền về chính phủ và quân sự là theo đ̣i hỏi của Ngô Đ́nh Diệm. Thực ra, trong Hồi kư Bảo Đại đă giải thích khá rơ: “Sau Hội nghị Genève, tất cả mọi người đều xa lánh tôi. Người Anh, người Mỹ, người Pháp đều không biết đến tôi nữa. Không ai c̣n đến gặp tôi. Riêng có phái đoàn Việt Minh cử một người có tên là Văn Chỉ, đến xin gặp nói là đại diện của Phạm Văn Đồng... Chính là sau cuộc gặp gỡ này tôi đă trao toàn quyền cho Ngô Đ́nh Diệm.” (Xin xem chú thích để biết toàn bộ cuộc gặp) [9] Trong cuộc gặp gỡ này Văn Chỉ đă chuyển lời thượng cấp, Việt Minh sẽ sẵn sàng làm theo lệnh Bảo Đại nếu được gọi. Với tấm ḷng v́ đất nước và kinh nghiệm với cộng sản, để tránh cho miền Nam lại lọt vào tay quân cộng sản, Bảo Đại đă từ chối cộng tác với Việt Minh, hiểu được t́nh trạng khó khăn ông Diệm đang phải đối đầu, nên quyết định trao toàn quyền cho Ngô Đ́nh Diệm.

    Trong quyển hồi kư, Từ làng Gôi Vị đến kinh thành Paris, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, phụ trách tổ chức Việt kiều ở Ba Lê, viết rất rơ về nhân vật Việt Minh Văn Chỉ này: “Mặt khác, chúng tôi gửi về trong nước những nhận định về t́nh h́nh ở Pháp, về thái độ của các đảng khác, về các phong trào của nhân dân Pháp. Việc này phải kín đáo, chỉ có tôi với anh Nguyễn Văn Chỉ cùng làm. Anh Chỉ hơn tôi khoảng năm tuổi. Hồi 1930, anh đă tham gia phong trào chống lại vụ án xử tử h́nh một số cán bộ trong cao trào Xô-viết Nghệ - Tĩnh. Anh sang Pháp học lâu rồi, tiếng Việt nói không thạo, đi lại với anh em Việt kiều cũng không tiện lợi, mà lúc bí mật càng tốt. Anh Chỉ c̣n có thuận lợi là mang quốc tịch Pháp, nếu anh không làm ǵ phạm pháp, th́ Chính phủ Pháp không có quyền bắt anh v́ ư kiến về chính trị và cũng không có quyền trục xuất anh. Anh rất trung kiên, tận tuỵ. Suốt cả thời gian dài, cứ mỗi buổi sáng, anh đi mua mười mấy tờ báo lớn của Pháp, xem kỹ, chỗ nào cần chú ư, gạch ch́ xanh, gạch đỏ vào, dán lại rồi nhờ Trung ương Đảng Pháp gửi về Việt Nam. Cứ như thế, cần cù, chăm chỉ từ ngày này qua ngày khác, hết tháng này qua tháng khác. Ngoài ra anh không phải là đảng viên, nên có lợi thế trong việc quan hệ với các chính khách, các tổ chức ngoài Đảng Cộng sản Pháp, qua đó tập hợp được nhiều tin tức. Chúng tôi gặp nhau thường xuyên để trao đổi, nhận định t́nh h́nh để kịp chuyển về trong nước. ở các tỉnh cũng có một số anh em liên hệ được như thế.” [10] Bảo Đại đă nhớ cả tên của cán bộ điệp báo Việt Minh Văn Chỉ này chứng tỏ cuộc gặp gỡ với người này thực sự có một ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tối hậu của Bảo Đại.

    Việc đối chiếu hai quyển hồi kư đă cho thấy cuộc gặp gỡ với Văn Chỉ đúng là một sự kiện lịch sử dẫn đến việc Bảo Đại đă trao toàn quyền cho Ngô Đ́nh Diệm. Khác với huyền thoại cho rằng đó là đ̣i hỏi của ông Diệm. Huyền thoại này đă được hầu hết các học giả (nếu không nói là tất cả) tin theo, trong đó có giáo sư Edward Miller.

  4. #4
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Một lựa chọn dân chủ trong quá khứ: Hoàng đế Bảo Đại - Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm

    Nguyễn Quang Duy
    Một lựa chọn dân chủ trong quá khứ: Hoàng đế Bảo Đại - Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm

    2B


    Truất phế Bảo Đại

    Vai tṛ Bảo Đại với đất nước đă chấm dứt từ khi Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm cho trưng cầu dân ư về một chế độ chính trị cho miền Nam. Trong bài viết “Truất phế Bảo Đại và khai sinh Đệ nhất Cộng hoà”, Lâm Lệ Trinh, nguyên Bộ trưởng Nội vụ (1955-59) thời Tổng thống Diệm, đă thuật lại đầu đuôi câu chuyện truất phế Quốc trưởng Bảo Đại. Theo bài viết này việc truất phế là một việc làm hoàn toàn ngoài ư muốn của ông Diệm. Ông Trinh c̣n cho rằng thậm chí lương tâm ông Diệm cảm thấy đă phạm tội khi quân. Kết quả cuộc trưng cầu dân ư là 98,2 phần trăm dân chúng muốn truất phế nhà vua. Kết quả này bị nhiều người cho là gian lận. Bản thân ông Trinh cũng cho rằng kết quả kia là không hoàn toàn trung thực.

    Trong hồi kư, Bảo Đại đă nhẹ nhàng chấp nhận kết quả cuộc trưng cầu. Nhà vua chỉ đưa ra nhận xét về cuộc chơi: “Sự tŕnh bày khôn khéo, sự lựa chọn của cử tri đă được hướng dẫn một cách rơ ràng.” [11] Tận trong thâm tâm, Bảo Đại đă thấu hiểu việc ông Diệm làm là v́ dân v́ nước, nên đă rất thông cảm cho ông Diệm. Bảo Đại cũng sáng suốt nhận ra rằng “thời” của ḿnh đă hết.

    Mặc dù Bảo Đại thông cảm cho hoàn cảnh và việc làm của Ngô Đ́nh Diệm mà Bảo Đại nghĩ là v́ dân v́ nước, chiến dịch truất phế Bảo Đại vẫn c̣n hằn nét đến ngày nay. Hăy xem lại một đoạn hồi kư của Đỗ Mậu để mường tượng lại chiến dịch này: “Năm 1955, với vị thế là cán bộ chính trị trung niên của Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm, với tư cách là chủ tịch phong trào Cách mạng Quốc gia của bốn tỉnh duyên hải khu vực Nam Trung phần, tôi đă hăng say hoạt động cho chiến dịch truất phế Bảo Đại mà tôi cho là không c̣n đủ khả năng lănh đạo cuộc đấu tranh chống cộng, và không c̣n đủ vóc dáng để khai mở một kỷ nguyên dân chủ cho đất nước nữa. Thật ra th́ dân ư đang đ̣i hỏi và hướng về một cuộc thay đổi gốc rễ để đáp ứng với biến đổi mới của thời đại, và ông Diệm trên mặt chính trị không cần gian lận và trên mặt luân lư không cần dùng thủ đoạn vu khống hạ nhục Bảo Đại th́ cũng có thể, một cách rất lương thiện và dân chủ, thắng phiếu trong cuộc trưng cầu dân ư này. Nhưng những tài liệu do Bộ Thông tin Sài G̣n gởi ra cũng như những chỉ thị mật của Phong trào Cách mạng Quốc gia từ Huế gởi vào cho tôi đều chủ yếu tập trung vào việc lên án những tội lỗi của Bảo Đại: Bảo Đại bù nh́n, Bảo Đại dâm ô, Bảo Đại tham nhũng, Bảo Đại vô đức vô tài... Lên án không chưa đủ, chỉ thị c̣n bắt phải khơi dậy ḷng căm thù Bảo Đại trong quần chúng nữa! Cả một chiến dịch bao trùm từ Cà Mau đến Bến Hải, chính quyền yểm trợ trên cả hai mặt nội dung lẫn phương tiện, hung hăng và rầm rộ t́m cách đạp Bảo Đại xuống bùn dơ của lịch sử. Cả nước được vận động để phỉ nhổ Bảo Đại như là một hiện thân xấu xa nhất, hơn cả Lê Chiêu Thống và Lê Long Đĩnh. Hai đài phát thanh Sài G̣n và Huế, phối hợp với báo chí trong gần một tháng trời, liên tục mạt sát Bảo Đại và thúc giục dân chúng quất roi và đốt lửa những h́nh nộm Bảo Đại. Chiến dịch to lớn của một nhân vật quốc gia chống cộng (theo Mỹ) để truất phế một nhân vật quốc gia khác cũng chống cộng (nhưng theo Tây) c̣n tàn độc và khủng khiếp hơn chiến dịch hạ bệ Bảo Đại của kẻ thù là cộng sản Việt Minh thời 1948, 1949, khi giải pháp Bảo Đại mới ra đời để đối phó với Hồ Chí Minh.” Nếu có một cuộc tham khảo rộng răi ư kiến những vị trên 60 tuổi sẽ thấy được tuyệt đại đa số có một cách nh́n hết sức tiêu cực về vị hoàng đế cuối triều Bảo Đại.

    Đó là chưa nói đến những tài liệu “lịch sử” của cộng sản “đổi trắng thay đen” theo từng nghị quyết. Vừa rồi giới sử gia “chính thống” mở chiến dịch “nh́n nhận và đánh giá lại vai tṛ của nhà Nguyễn trong lịch sử”, âu cũng là một điều tốt. Tuy thế, nếu chế độ cộng sản c̣n tồn tại, có lẽ phải cả trăm năm nữa vai tṛ của Hoàng đế Bảo Đại mới được đánh giá một cách công bằng, trung thực và khách quan, nếu không nói là chẳng bao giờ. Từ tư tưởng đến hành động, Bảo Đại là người quốc gia, không chấp nhận cộng sản, nếu không nói là tích cực chống cộng.


    Kết luận

    Bài tiểu luận này chỉ sử dụng một số những dữ kiện nhằm mục đích góp thêm vào công tŕnh nghiên cứu của giáo sư Edward Miller. Trong chuyên luận của ḿnh, Edward Miller có một số nhận xét và đánh giá sai về Bảo Đại và Ngô Đ́nh Diệm. Một phần v́ ông đă cố gắng chỉ ra nỗ lực tích cực của Ngô Đ́nh Diệm và các đồng minh người Việt của ông Diệm. Phần khác, Edward Miller dựa nhiều trên các nghiên cứu khác, mà phần chính các công tŕnh nghiên cứu này lại dưạ trên những tài liệu và tường tŕnh chính thức mang nặng chính trị và tuyên truyền. Đó là chưa kể nhiều huyền thoại đă được thêu dệt về cá nhân ông Diệm. Cuộc sống trung dung và cởi mở của Bảo Đại lại cũng là những đề tài nóng hổi cho báo chí trong và ngoài nước trong một thời gian dài khai thác. Không ít tin tức báo chí nóng hổi này, do thiếu kiểm chứng, đă được đưa vào những công tŕnh nghiên cứu.

    Bài tiểu luận này dùng phương pháp đối chiếu các hồi kư để chỉ rơ Ngô Đ́nh Diệm chấp chính là một chọn lựa dân chủ của Bảo Đại, với sự đồng thuận của tất cả các tôn giáo, các phong trào chính trị và đảng phái quốc gia tại Việt Nam. Muốn hiểu rơ và phân tích sâu hơn về hai nhân vật lịch sử Bảo Đại và Ngô Đ́nh Diệm cần nghiên cứu về các yếu tố khác như gia đ́nh, cá tính, giáo dục,... là giới hạn chưa được tiếp cận của bài viết này.

    Qua quyển hồi kư Con rồng Việt Nam, Bảo Đại do nh́n ra được tài đức Ngô Đ́nh Diệm, đă luôn luôn quư trọng, tin cẩn và xem Ngô Đ́nh Diệm như ứng viên sáng giá nhất trong mọi giai đoạn. Bảo Đại đă chính thức chọn ông Diệm để mời lănh đạo chính phủ tới bốn lần vào các năm 1933, 1945, 1948 và 1954, mặc dù ông này chỉ nhận hai lần vào năm 1933 và 1954. Một số nguồn tư liệu khác c̣n cho thấy có thể Bảo Đại đă có ư định – hay đă mời – Ngô Đ́nh Diệm ra chấp chính trong ba lần khác nữa, và các năm 1949, 1951 và 1953.

    Nhờ chính thống, có viễn kiến và cá tính, trong vai tṛ Quốc trưởng và trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước, Bảo Đại đă thăm ḍ nhiều thế lực chính trị khác nhau: Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Toà thánh Vatican, các tổ chức chính trị, các tôn giáo Việt Nam, trước khi đi đến quyết định mời một thành viên thành lập một nội các mới. Trong thời gian 1947-54, Bảo Đại luôn t́m cách kết hợp các tôn giáo, đảng phái, các tổ chức quốc gia, các cá nhân ưu tú chung quanh ḿnh, t́m quyết định chung, để đồng thuận về nhân vật lănh đạo chính phủ. Nhờ vậy, tất cả các nội các Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Phan Long, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Bửu Lộc và Ngô Đ́nh Diệm đều bao gồm nhiều đảng phái và tổ chức quốc gia. Sau nhiều năm nô lệ, rồi lại chiến tranh, và vẫn chưa hoàn toàn độc lập thống nhất, Bảo Đại đă thiết lập được một guồng máy dân chủ, bước đầu thực hiện tốt những chức năng của một thể chế Quân chủ Lập Hiến. Tạo được nền tảng của sinh hoạt dân chủ như vậy một điều không dễ. Phải là một bậc minh quân mới có thể làm được điều này. Bảo Đại cũng đă sửa soạn để tiến đến bước thứ hai: Quốc hội đề nghị ứng viên, Quốc trưởng tấn phong ứng viên. Nội dung này sẽ được bàn sâu hơn trong một dịp khác.

    Người viết xin được dùng nhận xét của Hoàng đế Bảo Đại về Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm để tạm kết bài viết. Khoảng giữa năm 1992, trong một buổi nói chuyện của Bảo Đại tại một trường học ở Pháp, được nhà báo Phan Văn Trường ghi lại và dịch từ Pháp văn như sau: “Ông Diệm là người tôi tín nhiệm. Lúc đó thế lực của Pháp đă thất bại. Phía cộng sản đă được Liên Xô tích cực ủng hộ về mọi mặt nên tôi khuyên ông Diệm nên t́m sự ủng hộ của Mỹ để có thể ngăn chặn (endiguer) sự bành trướng của cộng sản. Việc ông ta lật tôi là do sức ép của chính trị. Ông Diệm là người yêu nước. Lúc trao quyền, tôi có yêu cầu ông ấy cam kết với tôi hai điều trước bàn thờ Chúa, v́ ông ấy rất mộ đạo, là phải giữ vững miền Nam, và nếu không làm được sứ mạng ấy th́ phải trao trả quyền lại cho tôi. Nhưng rồi ông ta đă chết khi thi hành nhiệm vụ. Dù sao th́ ông ta cũng cố giữ những lời cam kết ấy mà không được.” [12]

    Melbourne, Úc Đại Lợi, 27-10-2008



    Bảo Đại, 1990, Con rồng Việt Nam – Hồi kư chính trị 1913-1987, Nguyễn Phước tộc xuất bản.

    Bùi Diễm, 2000, Gọng ḱm lịch sử – Hồi kư chính trị, Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai.

    Chính Đạo, 1997, Việt Nam niên biểu – 1939-1975 (Tập B: 1947-1954), Văn Hoá, Houston, Hoa Kỳ.

    Chính Đạo, 2004, Cuộc thánh chiến chống cộng, Văn Hoá, Houston, Hoa Kỳ.
    Hoành Linh, Đỗ Mậu, Hồi kư Đỗ Mậu, www.vnthuquan.net

    Edward Miller, “Viễn kiến, quyền lực và tính chủ động: Con đường lên nắm quyền của Ngô Đ́nh Diệm, 1945-1954”, Hoài Phi, Vy Huyền dịch, www.talawas.org

    Linh mục Cao Văn Luận, 1969, Bên gịng lịch sử 1940-1965, Sài G̣n, www.vnthuquan.net

    Lâm Lệ Trinh, 2005, Truất phế Bảo Đại và khai sinh Đệ nhất Cộng hoà, www.lichsuviet.cjb.net

    LM An-tôn Trần văn Kiệm, 2005, Có phải Hoa Thịnh Đốn đă đưa Ông Diệm về làm Tổng thống Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam?, (www.vietnamreview.com)

    Lê Xuân Khoa, 2004, Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh. Tị nạn. Bài học lịch sử, Tập I, Tiên Rồng xuất bản.

    Minh Vơ, 1999, Ngô Đ́nh Diệm: Lời khen. Tiếng chê, www.tvvn.org

    Nguyễn Khắc Viện, Từ làng Gôi Vị đến kinh thành Paris, (www.vnthuquan.net)

    Nguyễn Xuân Chữ, 1996, Hồi kư Nguyễn Xuân Chữ, Những Bài Học Quí Báu của Một Nhà Ái Quốc Liêm Chính, Nhưng Bất Phùng Thời, Nguyễn Xuân Phác và Chính Đạo hiệu đính, Nhà Xuất Bản Văn Hoá, Houston, Hoa Kỳ.

    Nguyễn Văn Bường, Việt sử, Tủ sách Sử học Việt Nam, trọn bộ hai quyển, Sài G̣n.

    Nguyễn Gia Kiểng, 2005, “Ông Ngô Đ́nh Diệm lên cầm quyền như thế nào?”, www.thongluan.org

    Vũ Ngự Chiêu, 1996, Phía bên kia cuộc Cách mạng 1945: Đế quốc Việt Nam (3-8-1945), Văn Hoá, Houston, Hoa Kỳ.


    © 2008 talawas

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •