Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 13

Thread: Chuyện con gà, con công và con phụng ở xứ người

  1. #1
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Chuyện con gà, con công và con phụng ở xứ người

    13/01/2011, 09:24 AM (GMT+7)

    Cả ba con khi sang đến một xứ lạ đều bị rụng lông. Để mọc lại bộ lông như xưa, mỗi con t́m cho ḿnh một đường đi khác nhau. Con gà th́ vẽ cho ḿnh một con đường đơn giản: bỏ hết quá khứ, làm lại từ đầu, miễn sao có tiền là được và không cần ǵ phải đi học.

    Tôi có đọc một số bài viết trong mục Người Việt 5 Châu của bạn Danny Nguyễn. Bạn này viết về cuộc sống ở Mỹ cũng khá chi tiết, nói lên được một phần nào bức tranh của cuộc sống người Việt bên Mỹ.

    Mới đầu, bạn ấy đề cập đến sự cực khổ của những người mới qua Mỹ, các cách sống khác nhau để kiếm tiền, rồi nỗi trăn trở của một người từng giàu có, có chức vị cao trong xă hội, nhưng qua Mỹ th́ vất vả để mưu sinh. Bạn ấy thật sự được sự hưởng ứng của bạn đọc. Nhưng đằng sau những phần tích cực đó, bạn ấy lại khoe khoang những thành công trong việc kiếm tiền bằng nghề Nail của ḿnh, rồi chê bai những người có học thức cao nhưng kiếm tiền th́ không bằng ḿnh.

    Sau đó bạn ấy lại khyên không nên đi học lại, không nên học cao hơn, vân vân, lúc đó th́ bị bạn đọc đả kích kịch liệt nhiều hơn là được khen ngợi. Bạn ấy lại thanh minh là tôi dám nói thiệt, tôi chỉ khôn cho bạn, v́ tôi yêu nước, tôi có ḷng bác ái, ráng làm ra tiền để giúp đỡ bên Việt Nam, vân vân. Nguyên nhân chính của vấn đề là v́ bạn Danny lấy mẫu người ra so sánh không tương xứng với nhau nên mới bị phản đối như vậy. Bạn ấy đă lấy “con gà mà đem so sánh với con công, con phụng”. Nói vậy là thế nào? Tôi có những phân tích sau đây, mời các bạn đọc mà suy nghĩ nhé.

    V́ là so sánh để chỉ ra cái sai của bạn Danny, tôi phải so sánh đồng vế, từ thế hệ qua Mỹ của bạn Danny, cách đánh giá của bạn ấy về giá trị của học vấn, cách cư xử cho khỏi mắc ḷng người khác. Từ đây mỗi chúng ta tự rút cho ḿnh một bài học làm người nhé.

    Tôi biết là Danny qua Mỹ lúc lớn tuổi và không rành tiếng Anh. Tôi gọi đó là: qua Mỹ thế hệ thứ nhất. Tôi cũng xin các bạn đọc cho phép tôi tạm chia các dạng nhập cư vào xă hội Mỹ thành làm 3 loại, đại diện cho 3 tầng lớp điển h́nh để bạn đọc dễ bề theo dơi. Ngoài ra c̣n nhiều gia cấp khác, tôi không bàn tới trong bài viết này. Cách chia và ví von mỗi giai cấp như sau nhé:

    Loại 1: tôi ví von như là con gà: là những người qua Mỹ thế hệ thứ nhất, có học thức không cao, t́m cách ḥa nhập vào xă hội Mỹ bằng con đường đi làm. Làm có tiền rồi gáy (nổ, lên mặt dạy đời), rồi bới móc (châm chích, khuyên bậy) chuyện người khác.

    Loại 2: tôi ví von như là con công, tức là cao hơn và quư giá hơn con gà. Nhóm này là những người cũng qua Mỹ thế hệ thứ nhất, khi qua Mỹ có chịu khó đi học lại, nhưng không thành công mấy trên con đường học vấn. Dù học thức không cao, nhưng họ biết cách sống, biết tôn trọng nhân phẩm, biết cái giá trị của học vấn. Họ không gáy (nổ, lên mặt dạy đời) như con gà, không bới móc (châm chích, khuyên bậy) chuyện người khác.

    Loại 3: Tôi ví von như con phụng. Nhóm này giống loại 2, nhưng thành công trên con đường học vấn ở Mỹ.

    Như vậy ta có 3 cách hoà nhập khác nhau, và vị trí đại diện trong xă hội từ thấp tới cao là: con gà, con công và con phụng. Loại 2 và 3 th́ được xă hội đánh giá cao và tôn trọng hơn loại 1.

    Khi một người mới qua tới Mỹ, thường đều bị hụt hẫng; tôi ví họ như là con gà, con công, hoặc con phụng đang bị rụng lông. Khi c̣n đương thời bên Việt Nam th́ những con này có đủ lông, đủ cánh và đẹp đẽ. Khi qua Mỹ th́ đời sống thay đổi làm cho ta bị hụt hẫng. Từ khí hậu, cách cư xử, ngôn ngữ bất đồng, nghề nghiệp không xài được (v́ cách làm khác nhau, bên Mỹ th́ theo tiêu chuẩn của châu Mỹ, bên Việt Nam ta th́ theo tiêu chuẩn châu Âu; hoặc bằng cấp bên Việt Nam qua Mỹ không công nhận), con cái phải có người trông giữ sau giờ học, vân vân, th́ chuyện bị hụt hẫng không thể không xảy ra. Ḿnh không c̣n là ḿnh nữa rồi. Từng là một bác sĩ bên Việt Nam, qua Mỹ mà không học lại như bạn Danny khuyên th́ có làm lại bác sĩ được không? Từng là một anh thợ xây cất giỏi bên Việt Nam, nhưng qua Mỹ không học để biết cách sửa nhà bên Mỹ, không lấy được chứng chỉ cho phép được nhận sửa nhà th́ có dám đập nhà người ta ra mà sửa lại cho đúng yêu cầu khách hàng không? V́ vậy con nào cũng bị rụng lông, ḿnh không phải là ḿnh như ngày xưa là vậy.

    Để mọc lại bộ lông như xưa, mỗi con t́m cho ḿnh một đường đi khác nhau. Con gà th́ vẽ cho ḿnh một con đường đơn giản: bỏ hết quá khứ, làm lại từ đầu, miễn sao có tiền là được và không cần ǵ phải đi học. Sau một thời gian cày kiếm tiền vất vả, tiền bạc cũng thông thả và có dư, con gà kia mọc được một bộ lông mới và có vài quả trứng vàng là tiền bạc dư thừa. Có đủ tiền, con gà tưởng rằng ḿnh đă hoà nhập vào xă hội Mỹ. Sai lầm bắt đầu từ đây. Con gà bắt đầu cất tiếng gáy, bắt đầu nổ, lên mặt dạy đời con công và con phụng tại sao không theo gương thành công của ḿnh? Thế là anh gà bị bạn đọc trách móc rất tận t́nh.

    C̣n con công, con phụng hiểu rơ được sự quan trọng của tri thức, họ t́m cách hoà nhập vào xă hội Mỹ bằng con đường học vấn. Cố gắng đi học để t́m lại cái địa vi, cái bộ lông xinh đẹp của ḿnh. V́ từng là con công, phụng bên Việt Nam, từng có địa vị trong xă hội nên con đường họ chọn để hoà nhập vào xứ sở ở Mỹ là phải đi học lại, phải có bằng cấp để bộ lông rụng của họ mọc lại đẹp hơn và lành lặn hơn.

    Trong giai đoạn đi học th́ ai cũng cực khổ hết. Ngoài đi học, họ phải đi làm, hoặc phải mượn tiền thêm để trang trải chi phí sinh hoạt. Cái khó khăn của người đi học là: nào là phải tới lớp dự giảng, nào phải học bài, làm bài, nào phải đi làm thêm để có tiền đóng học phí, để trang trải chi phí cho gia đ́nh, con cái, phụ giúp bên Việt Nam, vân vân. Nói chung, người đi học có hai trách nhiệm là: đi học và đi làm thêm (thường là bán thời gian). V́ làm bán thời gian, trang trải chi phí đi học th́ con công, con phụng sao nhiều tiền bằng người chỉ biết đi làm là con gà được. Tại sao con gà không biết chuyện này cả?

    C̣n đi làm th́ dễ hơn đi học, v́ đi làm bạn chỉ có kiếm tiền và kiếm tiền toàn thời gian. Lương tối thiểu bên Mỹ là $8/giờ. Ăn th́ chỉ có $200/tháng mỗi người. Tiền share pḥng th́ $300/tháng bao hết gas, điện nước, cable, internet. C̣n bảo hiểm xe th́ khoảng $30-50/tháng. Tôi nói đây là mức lương tối thiểu, lối sống tối thiểu, và chạy xe cũ. Như vậy, chỉ với đồng lương tối thiểu, bạn biết dành dụm và sống theo lối tối thiểu như tôi nói, bạn vẫn c̣n dư chút đỉnh. Bạn có thể phụ giúp gia đ́nh, và cũng lo được chút it bên Việt Nam. Nếu bạn có con, với đồng lương tối thiểu, biết điều chỉnh số giờ làm thích hợp th́ bạn có thể được hưởng trợ cấp từ chính phủ. Phần trợ cấp có thể là bảo hiểm con cái, tiền học phí cho con, tiền giúp thuê nhà (housing), và phiếu thực phẩm hàng tháng (food stamp). Vậy bạn cũng không lo miệng ăn, tiền học và tiền khám bệnh cho những đứa con của ḿnh.

    Với lối sống trên, bạn có tiền cho gia đ́nh, có thể an phận mà không cần suy nghĩ nhiều. Nhưng con công và con phụng rụng lông kia không chịu an phận như vậy. Họ muốn t́m lại bộ lông ngày xưa ḱa. V́ bộ lông của con công, con phụng nó mắc hơn, khó t́m hơn, phải trả giá cao hơn th́ mới lấy lại được. Nên những con công, con phụng không ngại chấp nhận cực khổ hơn một chút, sống nghèo khó thêm một chút để t́m lại bộ lông hoàn vũ, để t́m lại chính ḿnh ngày xưa. Tuy cực khổ nhưng họ chấp nhận nghèo khổ để t́m lại cái mà họ mất, t́m lại cái mà ai cũng mong chờ, cái mà được xă hội đánh giá cao. Cái mà con cái sẽ noi theo. Đó là tiếp tục đi học. Đó là tấm gương được tôn vinh và khen ngợi.

    Khi con gà nh́n vào con công, con phụng c̣n rụng lông, con gà cứ tưởng nó là con ǵ; con gà liền trêu chọc nó, dạy đời nó, và khuyên nó không nên đi học lại. Hoặc là con gà thừa biết đó là con công, con phụng nhưng con gà cố t́nh phỉ báng nó v́ ghen tức. Ghen tức là v́ dù con gà có mọc lại bộ lông xinh đẹp, người ta cũng gọi nó là con gà. Là con gà th́ chỉ biết bơi móc để kiếm tiền, để lo cho bản thân và gia đ́nh. Khi no rồi, con gà lại gáy để chọc tức người khác. Mà cất tiếng gáy của con gà mà đ̣i qua mặt con công và con phụng sao? Ai nghe thấy cũng chướng mắt nên không đồng t́nh với con gà là vậy đó. Bạn dám lấy con gà đi so sánh với con công, con phụng; dám lấy thân phận kém tài không đức mà so sánh những người khác sao? Mặc dù con công, con phụng c̣n đang rụng lông, nhưng con công vẫn là con công, con phụng vẫn là con phụng. V́ con gà không biết rơ giới hạn và giá trị giữa con gà và con công, con phụng, nên con gà bị một trận đ̣n phê phán và bị phản đối kịch liệt.

    Là con gà cũng từng bị rụng lông khi mới qua Mỹ. Nhưng để con gà kia t́m lại bộ lông của nó th́ dễ hơn nhiều. Cụ thể là mảnh bằng Nail th́ chỉ có vài tháng là lấy được dù tiếng Anh không biết. Tốn chỉ đâu có $1.000-3.000 tùy theo từng trường và tùy tiểu bang. C̣n muốn lấy một bằng trung cấp hạng bét bên Mỹ cũng phải tốn ít nhất là 2 năm. C̣n những bằng cao hơn th́ lâu lâu lắm bạn ạ. Tốn tiền nhiều lắm, hy sinh nhiều lắm mới dám quyết định bỏ hết tất cả để đi học, để t́m lại bộ lông con công, con phụng yêu quư của ḿnh. Như vậy cái giá trị của con công, con phụng nó khác giá trị của con gà là vậy đó.

    Bên Mỹ thịt gà, nói nghĩa đen lẫn nghĩ bóng, nó rẻ lắm bạn ạ. Hỡi con gà kia, xin đừng lấy tiền và cái nghề thấp hèn của ḿnh ra mà gáy, mà khoác lác trước mặt con công, con phụng. Làm vậy th́ chỉ có gậy ông đập lưng ông mà thôi. Nh́n qua thấy con công, con phụng c̣n te tua, con gà lại lên giọng dạy đời. Nghĩ mà tội cho con gà suy nghĩ nông cạn, và cũng tội cho con công, con phụng chưa đủ no, chưa đủ lông đủ cánh mà cất tiếng gáy lại. Đôi khi con công, con phụng kia nó giận chứ, nhưng nghĩ lại th́ giai cấp khác nhau, nên nhận thức phải là khác nhau. Nhận thức của con gà chỉ vậy, giận nó làm ǵ.

    Tôi viết bài này cốt là để chỉ ra ai là con công, ai là phụng, và ai là con gà. Địa vị xă hội của mỗi ngựi khác nhau, danh dự và sở thích mỗi người không giống nhau, đương nhiên họ phải làm những việc khác nhau. Tôi không khinh rẻ nghề nào, tôi chỉ mong bạn đọc tự đánh giá đúng con người của ḿnh mà đặt nó vào đúng chỗ của nó. Nếu bạn “biết rơ ḿnh, biết rơ ta, trăm trận trăm thắng”, ông bà ta nói vậy không sai chút nào.

    Nghề nào cũng cao đẹp và quư giá cả, nhưng địa vị xă hội th́ khác nhau. Nếu bạn biết rơ địa vị xă hội của ḿnh, biết tôn trọng công việc người khác, th́ xă hội và người khác sẽ tôn trọng lại bạn, mọi người đều vui vẻ. Không có cô thợ hớt tóc, không có anh bưng phở, không có ông thầy giáo... th́ không ai làm đẹp cho ḿnh, không ai bưng tô phở cho ḿnh ăn, không ai dạy cho ḿnh nên người. Nói chung, thiếu những người khác, làm những việc đáng quư như vậy, chúng ta không có một xă hội hoàn hảo. Đọc tới đây các bạn hăy thở phào một hơi dài v́ không có ai đả kích ai hết, ai cũng được tôn trọng như nhau. Và nếu ḿnh tôn trọng người khác, th́ người khác sẽ tôn trọng lại ḿnh. Chỉ mong các bạn hăy tự xếp hạng xă hội cho ḿnh, có vậy xă hội sẽ không có nhiều tranh căi. Hăy hứa là không giận tôi nhé. Tôi là người chỉ ra cái xă hội cần nói. Nếu có hiểu lầm ư tôi th́ cho tôi xin lỗi nhé.

    Tới đây bạn đọc cũng thấm thía phần nào về vị trí xă hội của ḿnh. Xă hội đánh giá con người là vậy đó. Tôi chỉ là người nói ra tiếng nói chung của xă hội thôi. Tôi cũng mong các bạn phải biết học hỏi để tiến thân. Có học th́ từ con gà mới có thể trở thành con công, con phụng được. Có học th́ chúng ta mới biết sống như thế nào cho đúng đạo làm người. Đừng v́ ỷ ḿnh tài cao, học rộng, hoặc ỷ ḿnh giàu có mà chà đạp nhân phẩm người khác. Nguyễn Du dạy ta rất hay, tôi nghĩ đây là cái thước để người khác sắp đặt địa vị xă hội của ḿnh:

    Có tài mà cậy chi tài
    Chữ tài liền với chữ tai một vần
    Đă mang cái nghiệp vào thân
    Th́ đừng trách lẫn trời gần trời xa
    Thiện căn là bởi ḷng ta
    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài


    Bên Mỹ là xứ cơ hội cho những ai biết nắm bắt nó. Có người nắm bắt để làm giàu (như bạn Danny chẳng hạn), có người đi học để thăng tiến. Chúng ta tuy đi trên một con đường cơ hội nhưng đích đến là khác nhau. Một con đường dắt bạn trở thành con gà có cái trứng vàng (tiền bạc); một con đường dắt bạn trở thành con công, con phụng (dù có trứng vàng hay không). Khi chết đi, người ta để trên bia mộ là Nguyễn Con Gà. C̣n trên bia mộ của con phụng là Trần Con Phụng. Đôi khi hơi khoe khoang một chút th́ thêm vào vài chữ như bác sĩ, dược sĩ, luật sư, kỹ sư, nhà văn, nhà thơ Trần Con Phụng. Hai chữ bác sĩ, dược sĩ, luật sư, kỹ sư, nhà thơ, nhà văn, tuy nó ngắn ngủi, dễ viết, nhưng cả đời con gà nếu không chịu đi học th́ lấy hết trứng vàng ra mà mua th́ cũng không tài nào mua được. Khi chết đi th́ gà vẫn là gà, còn con công vẫn là con công, con phụng vẫn là con phụng. Đời đời không thay đổi.

    Dũng Phạm

    Theo VnExpress

  2. #2
    Con rùa
    Khách

    Thật chính xác

    tôi cho tác giả bài viết là con phụng v́ sự phân tách hiểu biết rỏ ràng

  3. #3
    I Da
    Khách

    Sự học hỏi không bao giờ vô ích

    Ở bất cứ xă hội nào sự học hỏi cũng đáng được tán dương và khuyến khích. Học đôi lúc không đạt được những ước nguyện như ta muốn nhưng sự học tập sẽ giúp con người có những kiến văn và có những nhận thức sâu sắc, đứng đắn. Dĩ nhiên đồng tiền có rất nhiều sức mạnh nhưng cũng đừng quá v́ tiền bạc mà bỏ đi cơ hội để hoàn thiện hơn tri thức của ḿnh. Tại sao nước Mỹ ca ngợi những người già trở lại học đường, tại sao một người đàn ông da đen lại trở lại trường học để học lại chuơng tŕnh Tiểu Học mà ông không có cơ hội để học khi c̣n nhỏ. Lư do giản dị là v́ ông muốn biết đọc và biết viết.
    Con cái chúng ta không khinh cha mẹ làm những nghề có tính cách lao động để nuôi các em, nhưng các em cũng luôn luôn hănh diện nếu có các bậc cha mẹ đă cố gắng vươn lên trong học tập để trở thành một người trí thức trong xă hộị. Ở nước Mỹ thỉnh thoảng vẫn có những cụ Ông, cụ Bà tốt nghiệp Đại Học và người ta coi đó là những tấm gương sáng cho giới trẻ noi theo.
    Không nên khuyên người khác đừng học dù họ ở trong hoàn cảnh nào!
    Ida

  4. #4
    qsat
    Khách

    Anh Rùa

    Quote Originally Posted by Con rùa View Post
    tôi cho tác giả bài viết là con phụng v́ sự phân tách hiểu biết rỏ ràng
    Xin anh Rùa ráng nh́n xuống thêm chút xíu nửa để thấy cái gốc của bài viết, ư tôi muốn nói nếu không có đại hoạ CS 1975 th́ đâu có 3 lớp nguoi VN phải xa quê.Mong lắm thay" Tàu đưa ta đi,tàu sẽ đón ta hồi huong " và quá tam 3 baan5.

  5. #5
    đồ bùn
    Khách

    lái buôn gà, công, phụng

    Có những hạng lái buôn, nó nhết chung Gà, công, phụng chung vào bu, vào lồng mang ra chợ đời bán.
    Đời Đông Chu, co Lã Bất Vi buôn vua Tần Thủy Hoàng, thì ngày nay có những lái buôn lưu manh buôn nhứng chức vi dân cử. Vô tai bất đức mà được công kênh, trò đời nhan nhản ra đấy. Gà Công Phụng chỉ la một mặt của vấn đề xã hội Nhưng cũng là một đề tài nên thảo luận. Phượng Hoàng -phụng- cao quí nhất trong giai cấp loài có lông vũ, nhưng gà tuy rẻ rúng nhất mà loài người ai cũng phải giao tiếp hàng ngày.

  6. #6
    anhnguyen
    Khách

    Chuyện con gà Trống c̣m.

    Xô bè dài.


    Tôi được ra tù tháng 2 năm 82.
    Sáng sớm Quản giáo Lịnh gọi ra gặp Trưởng trại Thanh Phong:Trung tá Nguyễn duy Thùy .Mất một tiếng đồng hồ giáo dục về tất cả mọi vấn đề liên quan tới đời sống mới .Đời sống ngoài xă hội,bởi v́ từ nay tôi sẽ là người" Công dân lương thiện "của nước Cộng ḥa Xă hội Chủ Nghĩa Việt nam.Nghĩa là từ nay tôi sẽ được quyền bầu cử,ứng cử các cấp đại diên cho dân từ phường xă tới Quốc hội,từ địa phương tới trung ương.Tất nhiên là phải bầu theo danh sách mà Mặt trận Tồ quốc đă gợi ư trong các cuộc họp tổ dân phố và có thể ra ứng cử chức tổ phó Dân pḥng.Đúng ra phải gọi là Tổ dân (đề) pḥng.Bởi v́ những cái tổ này ngày th́ ngủ,đêm đêm vác gậy đi rảo quanh xóm có con gà con vịt nào không chịu ở trong chuồng,khóa cho kỷ th́ phài bắt thôi.Và từ nay tôi muốn đi đâu th́ đi miển là trước khi đi phải ra phường nơi ḿnh cư trú để chứng giấy tạm trú tạm vắng.Tất nhiên xin đi đâu th́ về đó và khi trở lại phải cho đúng ngày mà phải nhớ ra Phường tŕnh diện lại.Nghĩa là từ nay đêm đêm có quyền ra ngoài đi tiều tien khỏi phải "Báo cáo cán bộ tôi đi tiểu"miển là ḿnh đừng đi quá xa cái nhà ḿnh đang ở.Nói cách khác là đừng có đi loạng quạng trong đêm tối...Nhưng thực sự th́ cũng chưa được làm công dân hẳn v́ c̣n sáu tháng quản chế hoặc hơn tùy theo sự tiến bộ của chính tôi.Điều tôi c̣n nhớ và biết ơn ông trưởng trại là ông nói"Ráng giữ kín cái miệng"th́ mọi chuyện sẽ dể dàng.Thứ đến là nhờ ổng tôi mới nhớ ra là ḿnh vẩn c̣n may mắn hơn nhiều bác khác chưa được tha ,nói cách khác các bác ư chưa được tốt cho lắm.Rôi ổng dắt qua pḥng hồ sơ lấy Giấy ra trại,xuống tài vụ lấy tiền tàu và tiền ăn đường,giấy cắt sổ gạo trại Thanh Phong để nhập hộ khẩu Sai g̣n.Trở lại trại lấy đồ đạc và cũng không quên ra láng thủ công chào anh em c̣n ở lại,thấy những đôi mắt hoe hoe không hiểu v́ lư do ǵ.Rồi th́ ra nhà Thăm nuôi chờ xe.Ngày mai mới có xe ra thị trấn Yên Cát ở đó có xe đ̣ ra Thanh hóa.
    Bước vô nhà thăm nuôi th́ đụng ngay 3,4 công dân lương thiện người Hà nội đi thăm nuôi đồng bọn đang trong tù.
    "Anh giai là Bun ùm hả"Tôi gật đầu .Cũng may trong thời gian "Ủ tờ"tôi có dịp tiếp xúc với các đỉnh cao trí tuệ như thế này nên cũng hiểu một số từ ngữ của chúng:Bum ùm là người Lào phe Quốc gia nên khi chúng nói Bum ùm th́ ḿnh phải hiểu là tù chính trị.
    " Anh giai về miền Lam,thành phố Hồ chí Minh chứ" tôi lại gật đầu.Giám thị dặn là phải kín tiếng nên tôi dán luôn cái fermeture dô miệng cho chắc ăn.Sau khi chuyện tṛ chút đỉnh th́ chúng sửa soạn ra về.Không thấy tôi nhúc nhích chúng nói:"C̣n chờ ǵ nữa ông anh " Tôi nói " Cán bộ cho biết là mai mới có xe đi Yên cát nên tôi chờ".Chúng cười ồ lên " Thế nhỡ chiều nay có lịnh ǵ đó chúng mời ông anh vô trại lại ông anh có đi không?"Nghe tới đây tôi liền khăn gói quả mướp bước theo chúng ngay tắp lự.30 cây số đường rừng đi chừng 3 tiếng là tới.
    Trong bọn có một đứa con gái tuổi chừng 18,19 trắng và hơi mập.Thấy tôi nh́n cô ta chúng nói" Ông anh về Sề ghềnh có thích th́ đem nó về luôn đi,nó muốn vô đó lắm.Coi vậy chứ đồ đạc của nó c̣n tốt lắm ông anh à".Con nhỏ chỉ cười toe.Lạ thật bọn này coi đám con gai ăn theo không ra ǵ cả.Tại sao?
    Tới Yên cát chúng đi mua vé xe ra Thanh hóa cho tôi.Tôi đưa tiền chúng không lấy.Lúc chờ xe,con nhỏ kia biểu tôi cởi áo ngoài rồi lấy một miếng vải ở đâu đó khâu một cái túi phía trong,bỏ hết tiền bạc giấy tờ vô.Nó dặn " Về trong Lam Chú mới nấy ra.Ở đây mà có đứa thấy là biến niền".
    Nh́n hàng hàng lớp lớp người ngồi la liệt trước sân ga chờ mua vé đi Nam tôi thật sự nản ḷng chiến sỹ và chỉ muốn khóc.Mấy công dân hồi sáng thoắt biến thoắt hiện không biết chúng đâu mà t́m.Bổng có đứa lú cái đầu ra,dắt tôi tới hàng Phở cho tôi ăn một bát phở " Không người lái"và dặn " Ngồi đây không đi đâu hết.Tối nay bọn em sẽ cho ông anh lên tàu chứ cái kiểu này mà để cho ông anh đi mua vé th́ tới mùng cửu cũng chưa đi được".Chừng 10 giờ đêm chúng dắt tôi men theo một bức tường thấp đi một chập,găp một cái lổ chó chui,chúng dắt tôi qua th́ vừa tàu tới.Sau khi dặn ḍ là đừng đưa tiền cho ai hết cứ nói Cải tạo về là chúng cho đi tuốt và nhớ đề pḥng bọn ngợm, đừng cho chúng cạ vô người ḿnh...Ba đứa bồng tôi lên ,nhét qua cửa sổ.Tôi nằm trên những cái đầu.Người này đấm, người nọ bấu tay,bấu chân,thụi vô mạng mỡ nhưng cuối cùng tôi cũng đứng được lên sàn tàu.Hú vía.Muốn quay lại cám ơn những ngựi công dân Hà nội nhưng làm sao có thể nh́n ra ngoài khi quanh mính toàn người với người...cũng có những khuôn mặt bậm trợn lắm chắc là bọn ngợm .Tôi rờ cái túi mà con nhỏ khâu cho lúc sáng,vẩn c̣n đây,bất giác tôi mỉm cười.
    Sau mấy tiếng đồng hồ tṛ chuyện trên đường từ trại Thanh phong ra Yên cát th́ tôi biết đây là một băng chuyên ăn hàng,trên các chuyến tàu dài từ Hà nội tới Vinh.(Lính xô bè dài).Lúc nói chuyện tôi cũng có đề cập tới vài nhân vật nổi tiêng trong giới giang hồ mà tôi gặp trong tù nên chúng mến tôi và ra sức giúp đở.Như vậy tôi đă mang cả đống ơn của những đỉnh cao trí tuệ miền Bắc.Vă lại trên đời này có ai xấu 100% đâu.
    Tàu chạy.
    Cảm giác của những ngày xưa thân ai hiện về khi mà những cậu học tṛ nhỏ lên tàu xuôi Nam đi học.Được đi xa nhà là cái thú phiêu lưu,khám phá những miền đất lạ của tuổi nhỏ,nhưng cũng buồn nhiều và bịn rịn lắm mổi khi chia tay.Tiếng c̣i táu rúc lên,một thằng tinh nghịch nào đó nhại lại"Nhớ nhà quá"'làm nôn nao cả ruột.Tàu đi qua những vùng sỏi đá khô cằn miền Trung với những đặc sản:Bánh tổ Hội an,khoai lang Trà kiệu,Thơm riệu Tam kỳ.Và tàu đến Quăng ngăi với đường phèn đường phổi nổi tiếng.Phải mua để dành ăn dần...tàu tới ga Diêu tŕ là phải chia tay.Chúng tôi về Quy nhơn học hành c̣n con tàu tiếp tục đi xa...
    Những chuyến tàu tự nó đă để lại trong tôi nhiều kỹ niệm v́ ngày xưa nhà tôi ở không xa ga Huế bao nhiêu.Tàu đi ,tàu về tôi điều biết cả.Một lần theo bà ngoại vô Đà nẵng thăm ông cậu.Sợ lạc nên lúc nào tôi cũng túm áo dài bà.Tàu hạng ba có hai dăy ghế hai bên.Hành khách ngồi đối diện nhau.Khoảng trống ở giữa để đồ đac.Khi đi qua những căn hầm tôi om tôi sợ lắm.Tuổi thơ ấu mà đă nghĩ ngợi mung lung "nếu mà cái hầm này sụp xuống th́ chết là cái chắc"Tưởng tượng những tăng đá núi đè lên ḿnh tôi són đái luôn...Tới Đà nẵng bà kêu xích lô chở tới nhà ông Duy Tân đường số 8.Vậy mà bác tài chở tới ngay bon:Số 8 đường Duy Tân.Trước khi lên tàu bà tôi mua một que kem 5 cắc"Kem Thanh Quỳnh sáu khến 2 cây đồng ê.!! ".Kem ngọt và thơm lắm bà cháu thay nhau mút sợ nó rớt .Sau này khi lớn lên vô ở Đà nẵng cung cách của bà cũng không thay đổi:Một lần tôi dẩn bà đi mua thuốc Tây ở Pharmacy Trung Nguyên ngay ngă tư Lê lợi và Hùng Vương.Khi ra ngoài bà mua một ly nước mía khuấy đá cho nó kêu lanh canh rồi ực một hơi nửa ly,phần c̣n lại biểu tôi uống cho mát.Tôi muốn đôn thổ luôn v́ chung quanh là đám con gái choi choi trường Phan chu Trinh đi học về đang nh́n.Thấy tôi không chịu uống bà tôi uống hết về nhà c̣n méc mẹ tôi .Mẹ tôi la bà:"Nó giờ 16,17 tuổi rồi đâu c̣n như xưa nữa mẹ là như vậy làm nó xấu hổ...
    Ngày xưa tôi lên tàu Xuyên Việt đi học.Mang tiếng là tàu Xuyên Việt chứ thật sự th́ chỉ đi từ Sài g̣n tới Đông hà thôi .Phía bên kia cầu Hiền Lương thuộc về người anh em "Đi dép Lốp"bà con họ hàng ǵ đó với ông "Khơ rút Sốp" người Liên Xô.Đứa nào loạng quạng t́m cách qua bển dù đi bộ, bơi qua sông Bến hải,đi thuyền,nhăy dù hay đi trực thăng đều bị cái tội danh "Gián điệp Biệt kích".Mà đă bị cái tôị ấy th́ không chết cũng tàn phế.Phía miền Nam th́ cũng không ai chịu đi từ Đông hà vô Sai g̣n hết v́ đi như thế là"Đi tàu suốt",nghe ghê lắm.
    Ngày nay tôi cởi con tàu Thống nhất để về nhà.
    Sau bao nhiêu năm chiến tranh và giải phóng con tàu vẩn thế :Ồn ào,dơ dáy,củ kỷ,xộc xệch.Có khi c̣n tệ hơn xưa.Ngày xưa tàu sạch sẽ hơn chạy êm hơn bây ǵờ nhưng đôi khi bị ḿn.Nhất là những năm sau 63 đôi khi phải có hộ tống,mở đường tàu mới dám chạy.
    Tàu chạy nhanh dần.Tôi không biết đây là đâu nếu ngưới ta không nói.Người ta cũng xuống dần trong đêm.Tới sáng th́ thấy trong toa xe heo (Không có ghế)của ḿnh c̣n có chừng 10 chú bộ đội hay Thanh niên xung phong ǵ đó và mấy gia đ́nh nghèo khổ lam lũ ngồi la liệt trên sán tàu.Họ xuôi Nam hy vọng có đất để canh tác .Họ lên tàu đi Nam để đồi đời.Nhiều người trong số đó đă thành công sau này: Có nhà cao cửa rộng biệt thự,vườn thú riêng mặc dù chỉ là bí thư chủ tịch xă...Cuối toa tàu thấy chất một đống hàng hóa không biết là thứ ǵ.Cũng gặp và́ người soát vé nhưng không ai lấy tiền cả.Có lẽ là tàu chợ nên ga nào nó cũng ngừng.Ga nào cũng ồn áo,bát nháo.người lên xuống th́ ít mà hàng hóa thảy lên tàu không biết bao nhiêu mà kể.Họ làm như trên táu không có ai,cứ thảy đồ lên đụng ai th́ ráng chịu.
    Xóm làng Viêt Nam nơi nào cũng thế :Lũy tre xanh,mái nhà tranh và những bụi chuối phấp phới trong nắng.Thỉnh thoảng c̣n gặp cây đa đầu làng và khói lam hờ hững bốc lên từ những mái tranh nghèo xa xa .Đền đài,Chùa,Miếu thờ phía Bắc hầu như không c̣n.
    Qua khỏi Quăng b́nh th́ cảnh quang đối khác: Nhà cửa khang trang hơn, đền đài miếu mạo c̣n nhiều.Ngưới dân ăn mặc cũng tuơm tất sạch sẽ hơn.
    Tới Huế th́ tôi xuống v́ có gia đ́nh ngưới anh c̣n ở đây.Anh Hai tôi cũng đi "Học tập cải tạo" và đă trở thành người công dân lưong thiện trước tôi mấy tháng.Vô nhà mới biết anh tôi đă vào Sai g̣n kiếm ăn.Thời đó ra đường gặp toàn những người mới " được trả quyền công dân"về làm đủ mọi chuyện để mưu sanh:Đạp xe thồ ,xích lô,xe ba gác,bán vé số....c̣n những người từ ngoài Bắc sau khi vô Nam ở trong những căn nhà lớn,xài bạc triệu,uống riệu Tây mới là những công dân thứ thiệt.
    Sau này khi ở Mỹ rồi tôi cũng có vài lần cởi tàu Amtrak đi xuyên bang.Tàu chạy nhanh ,êm,rộng rải và nhất là đầy đủ tiện nghi.Có đi tàu xuyên bang mới thấy được sư giàu có trù phú của nước Mỹ.Những cánh đồng mêng mông lúa bắp đậu.,Hàng ngàn Silô để chứa nông sản trên khắp mọi nẽo đường tàu đi qua.Những đàn ḅ không biết bao nhiêu con thong thă gậm cỏ trên những cánh đồng bao la tít tắp.Những đàn nai nhỏ tung tăng trong rừng thưa không ai săn bắt cả.Những khu công nghiệp,nhà máy khổng lồ ..Những thành phố thương măi,hành chính,dịch vụ với những toà nhà cao ngất.Nuí rừng bao la mịt mùng đủ loại cây trái,hàng trăm cánh rừng chuyên dụng chỉ trồng cây làm cột điện,những vách đá cao ngất đủ màu sắc .Huyền diệu biết bao bàn tay tạo hóa đă làm nên trái đất này.Đất nước này.Đất nước của những con người có tấm ḷng bao dung,rông lượng.
    Như Ánh.và

    Một đời đi cày..
    Tôi sinh ra trong một gia đ́nh đông anh em nên bắt buộc phải tháo vác từ nhỏ.
    Năm 7 tuổi, một đêm mẹ tôi trở dạ .Bà nói tôi đi kêu bà ngoại .Tôi cầm cây đèn bảo leo lét cháy ra khỏi nhà lúc 2 giờ sáng.Không hiểu v́ sao tôi không sợ hải ǵ khi đi trong đêm khuya một ḿnh.Có lẽ lúc đó tôi nghĩ nhiêm vụ mẹ tôi giao phó quan trong lắm nên tôi làm và không suy nghĩ ǵ hết.Bà ngoại và bà mụ đến đúng giờ.Mẹ tṛn con vuông .
    Tôi đi lính vào cái thời mà ai cũng phải đi lính.Cũng không nhiều năm lắm và cũng chưa làm đựợc việc ǵ"lớn lao" nhưng cũng đủ nếm mùi "Cải Taọ" để trở thành người Công dân lương thiện Xă hội Chủ nghĩa Việt nam( Té ra lâu nay tôi là một thằng bất lương mà tôi không hề biết).Mà đă cải tạo th́ phải đi làm.Nói cho ngay "Lao động là vinh quang"nên được làm đủ mọi việc: Cưa,Mộc,G̣,Rèn có làm qua hết mà việc nào cũng vất vă và việc nào tôi làm cũng được,nghĩa là không bị chê.Có lẽ do thành phần không khá nên không được đi ra ngoài làm nông nghiệp,trồng rau màu.Làm ngoài cũng cực nhưng nhiều lúc c̣n kiếm được một "Gô"hẩu lốn dằn bụng.Chứ mà làm ở khu thủ công th́ chỉ có có mà ăn dăm bào.
    Trong tù tôi có quan niêm " ai thế nào ,tôi thế nào"nên cũng qua được những năm tháng nhọc nhằn khó khăn.
    Ra tù vào cái thời "Đại trà".1982,83 v́ hầu hết tù chính trị được tha những năm này.Tha nhưng chưa thả v́ c̣n phải tŕnh diện nhiêu khê,đi lui đi tới,kiểm điểm đều chi mà cũng chưa yên thân. Ra tù th́ lại phải đi làm .Thật khó cho một anh "Tà ru" đi kiếm việc thời gian đó.Lên tận Trị An xin làm mộc v́ có nghề mộc trong tù,mọi chuyện phỏng vấn thử tay nghề đều trôi chăy cho tới cái khâu về Phường chứng lư lịch :Thua.
    Đi làm cho tư nhân cũng th́ hơi cực nhưng có khi cũng vui:Số là nghề mộc tôi học trong tù là phải "bào trơn ,đóng bén,mộng mẹo phải chắc chắn mới được."Cán bộ vừa ḷng".Ra ngoài th́ phải làm sao cho nhanh mới ăn tiền.Mộng lỏng th́ nhét keo vô,Chốt bằng đinh chứ đâu ai chốt tre nữa.Có một thời được nhà thầu cho vô làm trong Căng Sai g̣n.Lương th́ có chủ trả nhưng đôi khi làm lậu cho bọn Hải quan cũng kíếm thêm được chút cháo.Rồi th́ đi đóng Cốp pha cho người ta đổ bê tông.Lương bổng hậu hỉnh không phải v́ ḿnh làm giỏi,tay nghề cao mà v́ thằng chủ thầu là bạn Tà ru...
    Mấy lần đi "Vượt biên" không thành có lần bị tó mất 2 tháng.Sợ thấy mẹ.
    May mà có chú Sam ngó lại cho đi Mẽo những thằng nào tù trên 3 năm.Trúng tủ.
    Ra đi vào dịp nhiều người cùng đi ồ ạt nên tha hồ tranh nhau,chạy chọt.Mà dường như cái tính của người ḿnh nó thế.Hay sợ những điều vu vơ: Sợ Mẽo nó đổi ư,sợ đông quá không đủ máy bay,sợ mấy thằng đi trước qua cầu rút ván th́ bỏ mẹ.Cuối cùng th́ cũng xoay được tiền chạy dịch vụ (Dụ vịt,tức là dụ những em khờ khờ )và lên danh sách phơng vấn chờ ngày "Quy mă".Cái máy bay 747 nó bự lắm.Hơn 400 mạng nhét vô lọt thỏm.
    Qua Mỹ được rồi th́ phải đi làm chớ.Mới có 46 cái xuân xanh à,phải cày thôi.Muốn đi làm th́ phải đi học tiếng Anh.Cũng may là thời trước tôi cũng biết chút chút lúc ở chung với Mẽo.Thứ tiếng Anh của tôi khi cố vấn Mỹ nói"Get 5 magazines and one unit extra'(đem theo 5 băng đạn và một cơ số đan để dự pḥng).Tôi dịch là đem vài tờ báo đi theo để đọc thêm.Vào thời gian này- 93,94- anh em HO qua nhiều lắm nên khi vô Truman college đụng toàn loại học sanh hai thứ tóc.Mới vô học lớp 5 vài tháng th́ có người rủ rê đi học thợ Tiện.Muốn đi học thợ Tiện th́ phải qua English và Math test.Toán th́ ai cũng OK ,Anh văn th́ nhiều bác rớt.Hơn một năm dùi mài lư thuyết về nghề tiên,học cách xữ dụng micrometer và calliper để đo đạc,chạy máy tiện,máy phay,máy CNC( Máy chạy ra số nhiều programmed bằng computer)và các loại máy khoan,cưa,đột,hàn.Bi ết đọc bản vẻ (Blue print) th́ ra trường.Nhờ học khá nên khi chưa tốt nghiệp trường Dawson Tech giới thiệu tôi đi làm.Vă lại thời đó công việc nhiều lắm.Hăng nào cũng đề bảng Help wanted.
    Hăng đầu tiên tôi thử tay nghề là hăng Ever Green chuyên làm Tool Die.Làm qua 3 tháng th́ tôi nghĩ v́ xa quá mà ḿnh thi chưa có xe.Tôi mua chiếc Cresssida và kiếm được việc ở Elk grove Village.Hăng này chuyên làm hàng cho Quân đôị.Làm ca nh́,mồi ngày 10 tiếng,3 giờ sáng mới về tới nhà.Kiếm chổ đâu xe vất vă lắm,bị phạt đều chi nên phải cố đi t́m việc khác.Thời gian này cũng c̣n hay gặp mấy bạn cùng học thợ tiện năm xưa.Có người nhờ anh em đưa vô làm chổ ngon nhiều tiền nên gặp nhau ảnh thường hỏi " Dạo này Ánh làm ở đâu,có khá không ?" Tôi nói "Cũng không khá lắm nhưng lúc nào tôi cũng đi bắng hai chân của ḿnh".Từ đó anh ta không hỏi nữa.Sau này tôi cũng hối hận v́ sao ḿnh lại nói như vậy.Biết đâu người ta hỏi thiệt ḷng th́ sao.Cũng may lần này đi phỏng vấn để vô hăng Miller Fluid Power(MFP) ở Bensenville, gặp thằng Trưỡng pḥng nhân viên là cựu chiến binh nên nó nhận liền.
    MFP là một hăng rất lớn chuyên làm hệ thống bơm thủy lực(hydrolic power).Có 5 dăy nhà để sản xuất và lắp ráp các loại cylinder lớn nhỏ.Từ chuyển động ngắn trong tay lái xe Toyota tới hệ thống nâng cầu,đóng mở cống,đâp Chicago và vùng phụ cận đều làm ở đây.Các dăy nhà đều có máy lạnh.Đặc biệt đôi khi cần sửa chửa những cylinder khổng lồ để đóng mở đập Hoover Dam .Người ta phải làm ngoài Parking lot.Hai năm cuối cùng tôi chuyển qua làm máy loại cylinder nhỏ xíu để nâng giường bịnh viện,ghế nha sĩ.Công việc nhẹ nhàng và rất sạch.Vô MFP tôi làm ca ngày,suốt gần 10 năm trời,sáng 4 giờ thức dậy đi làm,5 giờ chiều mới về tới nhà,ngũ không đă giấc mấy nên nhiều khi rất mệt.Đang làm ngon trớn th́ hay tin hăng bán cho O'Hare.Mọi người đều được lănh tiền bồi thường sau khi kư giấy trước mặt Luật sư là sẽ không thưa kiện ǵ.Lại phải đi t́m việc khác chứ sao.Vô được John Crane chuyên làm Sealing.John Crane gần nhà và lương khá cao nhưng cũng không làm được lâu v́ căng thẳng lắm.Muốn đi t́m việc khác th́ phải nhuộm tóc.Sửa soạn mặt mày và chuẩn bi làm cái Resumé cho ngon.Ǵ chứ làm một hăng 10 năm liên tục và đuợc Review đều đều th́ cũng dể kiếm việc thôi.
    Vận may vẩn c̣n ngó lại khi có con trai của một người bạn gọi vô làm hăng IMC.IMC là một hăng nhỏ chuyên làm đồ để gắn vô trong người (Medical device)nên vật liệu rất cứng ,không rỉ (Titanium) đ̣i hỏi độ chính xác cao và deburr(chùi ba dớ) phải rất cẩn thận.Làm không sạch bọn Inspector sẽ gọi lên chửi và bắt làm lại.Tuổi trẻ dể giân c̣n ḿnh th́ chịu được,không sao...miển trả tiền kha khá là được rồi.Hăng này cũng có mấy ông Việt nam.Đặc biệt có ông lính không quân năm 75 đu càng máy bay qua Mẽo.Đi làm hơn 30 năm mà không có ǵ sất.À,có vợ một lần và đă li dị năm 24 tuổi thế thôi.Rất ghét Mỹ và cũng không ưa chế độ củ.Có lần tôi nói"Vậy chứ sao chú không về Việt nam cưới một con vợ trẻ,phụng dưỡng me ǵa,vui thú điền viên".Hắn đáp liền không suy nghỉ " Bác Ánh ơi,về đó rồi bốc C.. mà ăn hả bác".Như vậy thằng này cũng khôn thấy mẹ.
    Một ngày nọ,nhớ lại ḿnh đă 62.Tuy c̣n làm việc được nhưng đôi khi tự hỏi Taị sao cứ phải làm tội ḿnh lâu quá vậy cà?.Tôi cũng chưa có ư định nghĩ hưu nếu không bị thằng chủ hăng gọi lên sạc v́ làm hàng hư.Bực ḿnh tôi nói tao về nghĩ hưu đây.Nó nói về th́ về.Tôi về thiệt.Mấy ngày sau mặc cho nó năn nỉ tôi chỉ nói "It's too late"
    Nhiều hăng thích lấy người có bằng cấp.Nhiều hăng lại thích người làm lâu năm.Nhiều hăng thích nhận người trẻ tuổi,có hăng lại thích nhận người đứng tuối.Có hăng khi anh có bằng thợ tiện một năm sẽ mau chóng được cất nhắc (promotion).Có hăng th́ có bằng 2 năm ( Associated) cũng chỉ chạy máy.Nhiều hăng Superviser rất có quyền kể cả quyền tăng lương cho ḿnh( nhưng không hạ lương được).Nhiều hăng th́ Superviser cũng có khi lănh lương ít hơn ḿnh v́ không trực tiếp sản xuất.Hăng lớn th́ benefits nhiều,ngoài ngày nghĩ thường niên c̣n có sick day,personal day,dể tăng lương nhưng cũng rất khó chịu v́ nhiều boss không có việc ǵ làm cứ đi ra đi vô ḍm ngó làm cho ḿnh lạnh gị lắm
    Thắm thoát mà tôi đă đi làm 15 năm trên đất Mỹ.Đóng góp cho chú Sam như thế là đủ.Mười năm c̣n lại tôi phải dành cho tôi chứ.Phải không các bác?..
    Như Ánh.

  7. #7
    ĐẹpTraiBuồn
    Khách
    C̣n thiếu con Ó, suốt ngày lang thang không chịu làm việc lại chia phe đảng quậy tùm lum trong thiên hạ .

  8. #8
    lưtoét
    Khách

    Con gà VN ?

    Gà thông dụng.Công ít thấy..Phương th́ hiếm.
    Nhung sao phải chia người Việt tỵ nạn ra lả 3 con vật,3 tínhcách khác nhau. Phân giai cấp như cộng sản .Mỷ th́ cho là discrimination,củng bị pháp luật chế tài.C̣n nườiVN tong nước th́ thuọc loại nào vịt,ngan ,ngổng,có,vạc đây ?
    Theo tui,không ai là công là phượngmà là gà hết ,là con vật ,2 chân có cánh có lông,v́ tất cả là Người..
    Việt thế hệ thứ nhất v́ coi như ít học là gà ? (viết như gà bươi).thế hê thứ 2 có học nên thành công ư?(công ngủ? bộ tác giả chơi khăm ?) c̣n có học,sống như Mỷ là Phương ?người là thần thoại)...Nem công chả phụng không thấy,nhưng coi như món ăn vua chúa,nên,xini,cho chúng tôi,ngươi Việt Nam,thế hệ nào củng gắn bó với nhau,vẩn cứ là gà ,dù nhiều con tương ḿnh là công là phương cứ đ̣ilà "cha",làmkẻ dân đạo chúng tôi. Chúng tôikhông cấn nhửng con gà tô chuốt để thành công thành phụng mà dù có đẹp,củng chỉ là GÀDù bôi mặt đá nhau củng xin là gà.
    Đề-các môt hôm` nghe thây đinh nghỉa conngười là con vật di băng 2 chân,không có lông Ông ta về bắtgà nhổ hết hết long ,quăng vào lớp "Đây là con người" ....
    Theo như bài này th́ có thêm vào sau chử người,hai chử VN không ?

  9. #9
    ĐẹpTraiBuồn
    Khách

    Học

    Mà tớ thấy cái anh Dũng Phạm Viet Express vô duyên lạ . Khi con Phụng đi học cho dù suốt cả đời người có vài cái Tiến Sĩ th́ cũng chi? học những cái cũ người ta đă t́m ra và dạy lại ḿnh, đó là chưa kể học xong có khi cũng không nhờ vào cái học đó tiến thân lên được .
    Thế gian này có nhiều người không có bằng đại học như Larry Edison, Bill Gates, Steven Jobs, Thomas Edison và rất nhiều vĩ nhân không mặc áo con Phụng vẫn làm thay đổi cả thế giới .
    Học cho lắm mà không có tài th́ cũng nhảy múa cho vui ngoài xă hội chứ làm được ǵ ? Ở VN có cả trăm ngàn Tiến Sĩ
    mà có thấy sáng chế được cái ǵ đâu ?

  10. #10
    JNguyencali
    Khách

    Xứ Người ?

    Cuối bài viết ... theo như Tôi đọc th́ Tác Giả hiện cư ngụ tại tiểu bang Georgia ?- Vùng Đông Nam Hoa Kỳ . ( hay chỉ là " Nguỵ tạo " ? )

    Lại 1 trong những bài viết có ư "châm biếm " Người Việt thành công tại Hăi Ngoại !

    Từ ngày 8/1/2011 đến hôm nay: bài viết này đă được post trên hơn 30 sites tại VN... và 1 số site tại Hăi Ngoại theo dạng : vết dầu loang ...copy & paste !

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Dân Hà Tĩnh tấn công trụ sở Công an huyện.
    By Tin nguội in forum Tin Việt Nam
    Replies: 4
    Last Post: 23-03-2012, 06:16 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 27-12-2011, 03:53 AM
  3. Replies: 22
    Last Post: 09-12-2011, 09:31 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 22-03-2011, 05:41 PM
  5. Chuyện Dài Thẩm Mỹ: Thở Cái Kh́ Đứt Một Năm...
    By việtdươngnhân in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 29-01-2011, 08:12 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •