Results 1 to 3 of 3

Thread: Ai Cập cuộc nổi dậy bước vào ngày thứ sáu

  1. #1
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    Ai Cập cuộc nổi dậy bước vào ngày thứ sáu

    Ai Cập : Cuộc nổi dậy bước vào ngày thứ sáu, hơn 110 người chết
    31-01-2011 05:47

    Ai Cập : Cuộc nổi dậy bước vào ngày thứ sáu, hơn 110 người chết
    Biểu t́nh chống tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak tại Cairo, ngày 29/01/2011 Reuters

    Phong trào xuống đường đ̣i dân chủ tại Ai Cập bước vào ngày thứ sáu dù cho tổng thống Mubarak thông báo thay đổi nội các.

    Trước áp lực của đường phố mỗi ngày mỗi gia tăng, tổng thống Ai Cập Mubarak bổ nhiệm hai nhân vật có uy tín vào chức vụ phó tổng thống và thủ tướng. Tuy nhiên, phong trào đối lập không chấp nhận giải pháp nửa vời. Tổng thống Mỹ một lần nữa thúc giục Ai Cập cải cách thực sự trong lúc bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi kiều dân di tản. Phong trào phản kháng của người dân Ả Rập đă làm cho một số chính quyền châu Á đặc biệt là Trung Quốc và Cam Bốt lo ngại.

    Phong trào xuống đường đ̣i dân chủ tại Ai Cập bước vào ngày thứ sáu dù cho tổng thống Mubarak thông báo thay đổi nội các.

    Theo AFP, từ sáng sớm hôm nay, 30/01/2011, hàng trăm người từ nhiều ngă đường kéo về quăng trường Tahir (Giải phóng), nơi mà từ năm ngày qua quy tụ mỗi ngày hàng chục ngàn người đ̣i lật đổ tổng thống Hosni Mubarak cầm quyền liên tục từ 30 năm qua.

    Tại nhiều tỉnh và nhiều khu vực ở thủ đô, cuộc nổi dậy biến thành xung đột đẫm máu giữa cảnh sát chống bạo động và người biểu t́nh.

    Dựa trên số liệu do các bệnh viện cung cấp, AFP cho biết có 111 người chết và hơn 2000 người bị thương sau năm ngày biểu t́nh. Nhiều xe cảnh sát kể cả thiết giáp bị đốt cháy. Người biểu t́nh tấn công vào cả bộ Nội vụ, đốt trụ sở đảng Quốc gia Dân chủ của tổng thống Mubarak và hàng chục cơ quan cảnh sát tại Cairo và ở các tỉnh.

    Nhiều nhà tù bị phá làm cho hàng ngàn tù thường phạm và hàng trăm tù chính trị trong đó có thành viên tổ chức cực đoan « Huynh đệ hồi giáo » vượt thoát.

    Theo AFP, do nhân viên canh một nhà tù cách Cairo 100 cây số đă bỏ nhiệm sở, tù nhân ở đây đă trốn hết. Nhưng trên đường dẫn ra nhà tù, người ta thấy có nhiều chục xác người.

    Sinh hoạt kinh tế trong nước cũng bị tác động, nhiều ngân hàng, máy rút tiền bị tấn công. Kỳ thi giữa năm của sinh viên phải dời lại vô hạn định.

    Sau thủ đô , hai thành phố lớn khác là Alexendria và Suez bị giới nghiêm. Quân đội bố trí xe tăng tại các địa điểm chiến lược.

    Trong lănh vực chính trị, báo chí Ai Cập « đổi giọng » và tập trung nói đến « đổi mới » và tập trung nói nhiều về các khuôn mặt dân sự thuộc giới doanh nhân và chính trị gia thân cận với hai bố con tổng thống.

    Chỉ định phó tổng thống và thủ tướng

    Trước sức ép đ̣i cải tổ, ngày hôm qua, 29/01/2011, tổng thống Hosni Mubarak đă có bước nhượng bộ đầu tiên là bổ nhiệm một phó tổng thống và chỉ định một thủ tướng mới.

    Chức vụ phó tổng thống đă bị bỏ trống kể từ khi ông Mubarak lên nắm quyền năm 1981.

    Người vừa được bổ nhiệm là ông Omar Suleiman, phụ trách cơ quan t́nh báo Ai Cập. Lễ nhậm chức được chiếu trên truyền h́nh Ai Cập.

    Nổi tiếng là người liêm khiết, ông Suleiman thường xuyên được coi là một trong những nhân vật có khả năng thay thế tổng thống Mubarak.

    Sinh năm 1936 tại Qena, miền nam Ai Cập, ông Suleiman đă từng tham gia quân đội, được đào tạo quân sự tại Liên Xô cũ. Từ năm 1993, ông lănh đạo cơ quan t́nh báo Ai Cập.

    Tên tuổi của tân phó tổng thống Ai Cập được biết đến nhiều qua các nỗ lực làm trung gian trong vấn đề Cận Đông, một hồ sơ có vai tṛ quan trọng trong quan hệ giữa Mỹ và Ai Cập. Ông Suleiman cũng là người t́m cách thúc đẩy đối thoại giữa các phe phái Palestin, giữa tổ chức Fatah và lực lượng Hồi giáo Hamas.

    Theo giới quan sát, khi chấp nhận chỉ định một phó tổng thống, tổng thống Hosni Mubarak dường như chuẩn bị cho khả năng đưa người lên thay ḿnh, bởi v́ chính ông Mubarak đă từng giữ chức phó tổng thống vào thời điểm tổng thống Anouar el Sadate bị ám sát, năm 1981.

    Cho đến nay, theo một số nguồn tin tại Ai Cập th́ có nhiều triển vọng ông Gamal Mubarak, 47 tuổi, con trai ông Mubarak, sẽ lên thay cha làm tổng thống. Tuy nhiên, với việc bổ nhiệm ông Suleimain làm phó tổng thống, th́ khả năng này coi như bị gạt bỏ.

    Cũng trong ngày hôm qua, tổng thống Mubarak đă chỉ định tướng Ahmed Shafik, nguyên bộ trưởng bộ Hàng không làm thủ tướng. Nội các cũ do ông Ahmed Nazif đă bị tổng thống Mubarak giải tán hôm thứ sáu, 28/01.
    Tân phó tổng thống và tân thủ tướng Ai Cập đều là những người thân cận của tổng thống Hosni Mubarak.

    Nhận định về những thay đổi này, ông Shadi Hamid, giám đốc phụ trách nghiên cứu thuộc Brookings Doha Center cho rằng, dù sao th́ có vẫn c̣n hơn không. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy chính quyền xem xét vấn đề một cách nghiêm túc và nhận thức được mức độ nghiêm trọng của t́nh h́nh.

    Tuy nhiên, theo AFP, những động thái này không làm thay đổi thái độ của những người biểu t́nh tại thủ đô Ai Cập, họ vẫn hô vang những khẩu hiệu đ̣i tổng thống Mubarack phải ra đi và không chấp nhận những nhân vật thân cận với ông.

    Ông Mohamed Mustafa ElBaradei, nguyên tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, giải thưởng Nobel Ḥa b́nh và là một trong những nhân vật đối lập nổi bật nhất tại Ai Cập tuyên bố rằng những bổ nhiệm mới này là chưa đủ và ông kêu gọi tổng thống Mubarak nên nhanh chóng từ chức v́ lợi ích của đất nước. Trong khi đó, tổng thống Mỹ Barack Obama lại một lần nữa yêu cầu chính quyền Mubarack phải tiến hành cải tổ và có thái độ kiềm chế. Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon kêu gọi kiềm chế, tránh bạo lực và tôn trọng các quyền cơ bản của người dân.

    Thủ tướng Israel hôm nay, khẳng định lại rằng Israel mong muốn duy tŕ quan hệ ḥa b́nh với Ai Cập và ổn định trong khu vực. Ai Cập cùng với Jordani là hai nước duy nhất trong khu vực kư hiệp đ́nh ḥa b́nh với Israel.

    Cũng trong ngày hôm nay, tại hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Phi ở thủ đô của Ethiopia, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố là Pháp « sát vai với nhân dân Tunisia và Ai Cập trong hoàn cảnh cực kỳ then chốt này và mong mỏi có một cuộc thay đổi ôn ḥa ».

    Trong khi đó Quốc vụ khanh đặc trách thanh niên và sinh hoạt hội đoàn của Pháp , bà Jeannette Bougrab tuyên bố là tổng thống Mubarak phải « ra đi » v́ sau 30 năm cầm quyền, đă đến lúc phải chấp nhận đổi mới chính trị.

    « Al Jazeera bị cấm »

    Để gây khó khăn cho phong trào biểu t́nh, chính quyền Ai Cập ra lệnh cho các nhà dịch vụ internet phong tỏa mạng thông tin điện tử trên toàn quốc. Hôm nay, chính quyền tiến thêm một bước nữa là cấm đài truyền h́nh Ả Rập Al Jazeera, nhưng đài này hướng dẫn khán giả điều chỉnh tần số cũng như antenne.

    (Theo RFI)

    Bookmark and Share

  2. #2
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    Lịch sử Ai Cập

    Lịch sử Ai Cập
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, t́m kiếm
    Bài này nằm trong
    Lịch sử Ai Cập.
    Ai Cập cổ đại
    Ai Cập thuộc Ba Tư
    Ai Cập thuộc Hy Lạp
    Ai Cập thuộc La Mă
    Ai Cập thuộc Ả Rập
    Nhà Tulun
    Nhà Ikhshid
    Nhà Fatima
    Nhà Ayyub
    Nhà Mamluk
    Ai Cập thuộc Ottoman
    Nhà Muhammad Ali
    Ai Cập hiện đại
    Người Ai Cập
    Hathor, nữ thần của dải Ngân Hà

    Lịch sử Ai Cập là lịch sử của một lănh thổ thống nhất lâu đời nhất trên thế giới. Vùng thung lũng sông Ninl tạo một khối địa lư thiên nhiên và kinh tế, bao bọc bởi sa mạc hai bên đông tây, phía bắc giáp biển, và phía nam là các hố nước sông Nin. Vấn đề quản lư nguồn nước sông Nin đưa đến thành lập chính quyền khu vực này từ khoảng năm 5000 TCN. V́ địa thế của Ai Cập gây khó khăn cho những nước khác đến chiếm đóng, xứ này giữ độc lập tự chủ trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, từ khi con người tổ chức được những đoàn quân lớn vượt sa mạc, và những hạm đội lớn băng qua biển, th́ Ai Cập liên tiếp bị nhiều đế quốc vào đô hộ, đưa đến sự mất đi chữ viết, ngôn ngữ và bản sắc dân tộc.
    Mục lục
    [ẩn]

    * 1 Độc lập và ngoại xâm
    * 2 Mức độ được quan tâm
    * 3 Những giai đoạn lớn
    o 3.1 Thời kỳ cổ đại (khoảng 3100 TCN - 525 TCN)
    o 3.2 Thời kỳ thuộc Ba Tư (525 TCN - 404 TCN ) (343 TCN - 332 TCN)
    o 3.3 Thời kỳ thuộc Hy Lạp (332 TCN - 30 TCN)
    o 3.4 Thời kỳ thuộc La Mă (30 TCN - 642)
    o 3.5 Thời kỳ thuộc Ả Rập (642 - 935)
    o 3.6 Nhà Tulunid (868 - 905)
    o 3.7 Nhà Ikhshidid (935 - 969)
    o 3.8 Nhà Fatima (969 - 1171)
    o 3.9 Nhà Ayyub (1171 - 1250)
    o 3.10 Nhà Mamluk (1250 - 1517)
    o 3.11 Thời kỳ thuộc Thổ Nhĩ Kỳ (1517 - 1805)
    o 3.12 Nhà Muhammad Ali (1805 - 1953)
    o 3.13 Thời cận đại và hiện đại (1953 - nay)
    * 4 Tài liệu tham khảo
    * 5 Xem thêm
    * 6 Liên kết ngoài

    [sửa] Độc lập và ngoại xâm

    Trong quá tŕnh 7000 năm lịch sử, Ai Cập đă có những thời huy hoàng của người bản xứ cai trị trước năm 1000 TCN. Nhưng Ai Cập cũng bị người nước ngoài vào đô hộ hơn 2400 năm. Được biết đến thời xa xưa nhất là "người phương Đông" vào khoảng 3300 TCN. Kế đến là triều đại người Hyksos vào khoảng năm 1700 - 1580 TCN. Khoảng 600 năm sau có người Libya phía tây sang lập một triều đại. Năm 730 TCN Ai Cập rơi vào sự lệ thuộc người Nubia phía nam.

    Năm 672 TCN Ai Cập bị một thế lực từ phương xa là đế quốc Assyria ở Iraq sang chiếm một thời gian ngắn. Giai đoạn 525 - 332 TCN Ai Cập là tỉnh của đế quốc Ba Tư, với một khoảng 61 năm độc lập 404 - 343 TCN. Ai Cập tiếp tục bị các đế quốc từ xa là Macedonia và La Mă đến cai trị trước khi bị đế quốc Ả Rập láng giềng sang chiếm.

    Từ cuối thế kỷ 9 trở đi, Ai Cập lại có được những chính quyền tự chủ, đóng đô trên đất Ai Cập, mặc dù những vị vua là người Thổ Nhĩ Kỳ (nhà Tulunid và nhà Mamluk giai đoạn đầu), người Nubia ở Sudan (một vị vua nhà Ikhshidid), người Ả Rập (nhà Fatima), người Kurd (nhà Ayyub) và người Circassian (nhà Mamluk giai đoạn sau).

    Năm 1517, Ai Cập bị trở thành tỉnh của Đế quốc Ottoman người Thổ Nhĩ Kỳ, rồi trở thành nước của nhà Muhammad Ali người Albania (1805 - 1953). Ai Cập cũng chịu ảnh hưởng của Đế quốc Pháp và Đế quốc Anh.

    Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser (1954 – 1970) có thể đúng phần nào khi ông cho rằng ông là người Ai Cập chính gốc đầu tiên giữ chức lănh đạo Ai Cập tự trị từ khi pharaon Nectanebo II bị quân Ba Tư lật đổ năm 343 TCN.
    [sửa] Mức độ được quan tâm

    Ít có lịch sử nước nào sánh được với lịch sử Ai Cập về mức độ được quan tâm. Một người, dù thuộc chủng tộc nào, văn hóa nào cũng không khỏi bị lôi cuốn bởi những kim tự tháp bên trong có bảo vật, mê hồn trận và những hàng chữ tượng h́nh, tuy đă được giải mă, nhưng vẫn c̣n đượm nhiều huyền bí. Ai Cập thời cổ c̣n được biết như Đất nước của các pharaon.

    Ai Cập cũng là cái nôi của một nền văn minh rất cổ xưa, thầy của nền văn minh Hy Lạp, căn bản của văn minh các cường quốc Âu Mỹ ngày nay. Dưới thời nhà Ptolemaios (323 - 30 TCN), viện văn hóa Museion của Alexandria và thư viện Alexandria cũng là tụ điểm tinh hoa của nền văn minh Hy Lạp.

    Đối với hơn 3 tỷ tín đồ của hai tôn giáo lớn nhất thế giới ngày nay là Kitô giáo và Hồi giáo, Ai Cập là đất của kinh điển, nơi các thánh Abraham, Jacob, Joseph và Moses đă từng trải qua một quăng đời, và được ban nhiều điều mầu nhiệm ghi trong Kinh Thánh và Kinh Koran.

    Sự thất truyền trên nhiều phương diện của văn minh cổ Ai Cập gợi cho người ta ḷng hiếu kỳ háo hức muốn t́m lại một dĩ văng huy hoàng của một thời đă mất, của một dân tộc cổ coi như không c̣n nữa.

    Sau khi bị người Ả Rập vào chiếm và truyền bá đạo Hồi, Ai Cập dần dần trở thành một nước nói tiếng Ả Rập, với quốc giáo là đạo Hồi. Nhưng Ai Cập không giữ một vai tṛ thứ yếu đối với Hồi giáo hay chủng tộc Ả Rập. Viện đại học Al-Azhar ở thủ đô Cairo được ví như là ṭa thánh Vatican của thế giới Hồi giáo. Cơ quan điều hành và ǵn giữ ngôn ngữ Ả Rập cho 19 quốc gia nói tiếng Ả Rập nằm ở Ai Cập. Đây là những điểm khiến tín đồ Hồi giáo hay người nói tiếng Ả Rập cũng muốn biết thêm về lịch sử Ai Cập.

    Ai Cập giữ một vai tṛ hàng đầu trong các cuộc Thập Tự Chinh giành thánh địa Jerusalem giữa các nước Kitô giáo ở châu Âu và các nước Hồi giáo ở Trung Đông. Ai Cập là đất dựng nghiệp của người anh hùng Saladin Khôn Ngoan nhân đạo và mă thượng, người đă giành lại được Jerusalem cho khối Hồi giáo, và quan trọng hơn, đă mở cổng cho con đường hoà b́nh giữa Âu Châu và Trung Đông.

    Ai Cập cũng là tiền đồn bảo vệ châu Âu, châu Phi và bán đảo Ả Rập khỏi những cuộc tàn sát và tàn phá của đế quốc Mông Cổ. Khi quân Mông Cổ tiến công năm 1260, vài thế lực Kitô giáo đă ngưng Thập Tự Chinh để hợp tác với quân Hồi giáo của Ai Cập, đưa đến chiến thắng Ain Jalut, chiến thắng đầu tiên mà Âu Châu và Trung Đông biết được đối với quân Mông Cổ từ 40 năm. Sự vững mạnh của nhà Mamluk ở Ai Cập cũng khiến cho nhiều đợt tấn công của Mông Cổ trong vài mươi năm kế tiếp bị chận đứng.

    Lịch sử Ai Cập cũng liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của nhiều danh nhân như Alexandros Đại Đế, Julius Caesar hay Napoléon Bonaparte. Cuộc đời của nhiều danh nhân Ai Cập như Thutmosis III, Ramesses II hay Cleopatra cũng đă được tiểu thuyết hóa hoặc quay thành phim để giới thiệu đến đại chúng khắp nơi.
    [sửa] Những giai đoạn lớn
    [sửa] Thời kỳ cổ đại (khoảng 3100 TCN - 525 TCN)

    Bài chi tiết: Ai Cập cổ đại

    Với những trang sử bắt đầu từ khoảng năm 5000 TCN (hoặc 3000 TCN nếu không tính các nước và các vua trước thời pharaon Menes) và kết thúc năm 332 TCN hoặc 30 TCN, thời Ai Cập cổ đại vẫn dài hơn tất cả các thời đại khác của lịch sử Ai Cập cộng lại, và có nhiều vương triều hơn tất cả các thời đại khác.

    Đây cũng là thời đại duy nhất mà người Ai Cập nguyên thủy cai trị được toàn lănh thổ Ai Cập.
    [sửa] Thời kỳ thuộc Ba Tư (525 TCN - 404 TCN ) (343 TCN - 332 TCN)

    Bài chi tiết: Ai Cập thuộc Ba Tư

    Năm 525 TCN, Ai Cập trở thành một vùng lănh thổ thuộc đế quốc Ba Tư cổ đại. Các Shahanshah Ba Tư (tức Vua của các vua) trị v́ trong thời này cũng dùng hiệu pharaon tại Ai Cập. Người Ai Cập khôi phục được độc lập trong 61 năm (404 TCN - 343 TCN), trước khi bị Ba Tư đô hộ lần thứ hai (343 TCN - 332 TCN).
    [sửa] Thời kỳ thuộc Hy Lạp (332 TCN - 30 TCN)

    Bài chi tiết: Ai Cập thuộc Hy Lạp
    Bài chi tiết: Nhà Ptolemaios

    Với cuộc chinh phục của Alexandros Đại Đế vua xứ Macedonia, và sự kế nghiệp của nhà Ptolemaios do một cận tướng của Đại Đế là Ptolemaios I Soter lập ra, Ai Cập trở thành một thành viên của đại gia đ́nh các quốc gia nói tiếng Hy Lạp. Thủ đô Alexandria của Ai Cập cũng trở thành trung tâm lớn nhất và rực rỡ nhất của văn minh Hy Lạp. Các vua tộc Hy Lạp thời này cũng dùng hiệu Pharaon đối với người Ai Cập.
    [sửa] Thời kỳ thuộc La Mă (30 TCN - 642)

    Bài chi tiết: Ai Cập thuộc La Mă

    Ai Cập trở thành tỉnh của La Mă năm 30 TCN và người Ai Cập không được coi là công dân La Mă trong hơn hai thế kỷ. Đây là thời kỳ mà dân tộc cổ Ai Cập mất đi bản sắc, và là thời kỳ tôn giáo cổ Ai Cập biến mất, nhường chỗ cho Kitô giáo thành tôn giáo chính.

    Cuối thời kỳ thuộc La Mă, có một thời gian ngắn Ai Cập bị lệ thuộc Ba Tư lần thứ ba (621 - 629).
    [sửa] Thời kỳ thuộc Ả Rập (642 - 935)

    Bài chi tiết: Ai Cập thuộc Ả Rập

    Trong cuộc chiến tranh giữa quốc gia Hồi giáo của người Ả Rập và đế quốc Đông La Mă, đất Ai Cập đổi sang quyền kiểm soát của người Ả Rập. Thời này cư dân Ai Cập phần lớn bị đồng hóa thành người Ả Rập. Kitô giáo dần dần trở thành tôn giáo thứ hai, sau đạo Hồi tôn giáo của giới cai trị.

    Với thời gian, quốc gia Hồi giáo biến chất thành đế quốc Ả Rập, và khi đế quốc Ả Rập suy yếu th́ Ai Cập lại có những triều đại địa phương cai trị.
    [sửa] Nhà Tulunid (868 - 905)

    Bài chi tiết: Nhà Tulunid

    Triều đại địa phương đầu tiên là nhà Tulunid của những tổng đốc người Thổ Nhĩ Kỳ. Triều đại này đă đặt được những nền móng kinh tế và quân sự vững chắc cho một nước Ai Cập tự chủ.
    [sửa] Nhà Ikhshidid (935 - 969)

    Bài chi tiết: Nhà Ikhshidid

    Sau nhà Tulunid, Ai Cập lại trực thuộc đế quốc Ả Rập thêm 30 năm (905 - 935). Khi đế quốc này suy yếu lần nữa th́ Ai Cập thực thụ bước sang thời kỳ tự chủ với nhà Ikhshidid.
    [sửa] Nhà Fatima (969 - 1171)

    Bài chi tiết: Nhà Fatima

    Nhà Fatima đă bắt đầu tại Tunisia từ năm 910, nhưng khi họ chiếm được Ai Cập năm 969 th́ họ lập tức cho xây thành phố Cairo ở Ai Cập và dời đô về đấy. Do đó, đối với Ai Cập th́ nhà Fatima bắt đầu vào năm 969.
    [sửa] Nhà Ayyub (1171 - 1250)

    Bài chi tiết: Nhà Ayyub

    Nhà Ayyubid khởi nghiệp tại Ai Cập, nhưng dựa trên lực lượng đến từ Syria. Có nhiều lúc họ cai trị từ Syria.
    [sửa] Nhà Mamluk (1250 - 1517)

    Bài chi tiết: Nhà Mamluk

    Nhà Mamluk là một triều đại của những người nô lệ trở thành tướng và nối nhau lên ngôi sultan trị nước. Đây là một hiện tượng đặc biệt có lẽ chỉ có trong lịch sử Ai Cập và lịch sử Ấn Độ.

    Nhà Mamluk nhiều khi được coi là hai triều đại: nhà Bahri (1250 - 1390) với các lănh tụ người Thổ Nhĩ Kỳ và nhà Burji (1390 - 1517) người Circassian.
    [sửa] Thời kỳ thuộc Thổ Nhĩ Kỳ (1517 - 1805)

    Bài chi tiết: Lịch sử Ai Cập thuộc Ottoman và Lănh thổ Ai Cập, Đế quốc Ottoman

    Năm 1517, Ai Cập bị sáp nhập vào đế quốc Ottoman. Các nô tướng Mamluk và con cháu nhà Burji vẫn được người Ottoman trọng dụng trong chính quyền.

    Vào cuối giai đoạn này, Ai Cập bị quân Pháp của Napoléon Bonaparte vào chiếm 3 năm (1798 - 1801).
    [sửa] Nhà Muhammad Ali (1805 - 1953)

    Bài chi tiết: Ai Cập dưới thời nhà Muhammad Ali
    Bài chi tiết: Nhà Muhammad Ali

    Năm 1805, sultan nhà Ottoman phong cho tướng Muhammad Ali làm tổng đốc Ai Cập. Từ đó, Ai Cập trở thành một giang sơn tự trị của nhà Muhammad Ali. Ngoài mặt, Ai Cập vẫn là tỉnh hay nước chư hầu của đế quốc Ottoman cho đến năm 1914.

    Ai Cập cũng bị đế quốc Anh chiếm đóng từ năm 1882, và lập cuộc Bảo Hộ trong khoảng (1914 - 1922). Người Anh chỉ hoàn toàn rút khỏi Ai Cập năm 1956, sau khi nhà Muhammad Ali đă bị truất phế.

    Mặc dù không lúc nào có được trọn chủ quyền cai trị Ai Cập trên cả danh nghĩa lẫn thực tế, nhà Muhammad Ali đă có công lớn canh tân đất nước, khiến Ai Cập trở thành một nước hiện đại bậc nhất thế giới bên ngoài châu Âu và Bắc Mỹ.

    Song song với cuộc canh tân, khoa khảo cổ học Ai Cập, chủ yếu do người Âu đẩy mạnh, cũng đạt được nhiều thành quả vang dội, đáng kể nhất là chữ viết cổ Ai Cập được giải mă và đọc được trở lại.
    [sửa] Thời cận đại và hiện đại (1953 - nay)

    Bài chi tiết: Ai Cập hiện đại

    Ảnh hưởng phong trào dân chủ từ châu Âu, người Ai Cập lập các đảng phái chính trị, đưa đến một cuộc đảo chính do quân đội thực hiện năm 1952 và sự khai sinh nước Cộng ḥa Ả Rập Ai Cập năm 1953.

    Ai Cập giữ một vai tṛ quan trọng hàng đầu trong những cố gắng thống nhất các xứ nói tiếng Ả Rập, trong những tiến tŕnh chiến tranh và hoà b́nh giữa khối Ả Rập và quốc gia Do Thái, và trong lănh vực văn hóa đối với các nước bờ nam Địa Trung Hải.
    [sửa] Tài liệu tham khảo

    * Freeman-Greenville, G.S.P. Chronology of World History: A Calendar of Principal Events from 3000 B.C. to A.D. 1976. 2nd ed. London: Rex Collings, 1978.
    * Grun, Bernard. The Timetables of History: A Horizontal Linkage of People and Events. 3rd rev. ed. New York: Simon and Schuster, 1991.

    [sửa] Xem thêm

    * Tàu thuyền Ai Cập cổ
    * Hội họa Ai Cập cổ
    * Xác ướp Ai Cập cổ
    * Các Pharaong

    Nuvola apps kedit.png
    Bài này c̣n sơ khai.
    Mời bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp về cách sửa bài.

  3. #3
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    Biểu t́nh bạo động tại Ai Cập

    <iframe title="YouTube video player" class="youtube-player" type="text/html" width="640" height="390" src="http://www.youtube.com/embed/uBfBJlZGWEc" frameborder="0" allowFullScreen></iframe>

    <iframe title="YouTube video player" class="youtube-player" type="text/html" width="640" height="390" src="http://www.youtube.com/embed/4AjakTN8oU4" frameborder="0" allowFullScreen></iframe>

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •