Results 1 to 1 of 1

Thread: TẾT NGUYÊN ĐÁN

  1. #1
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    131

    TẾT NGUYÊN ĐÁN

    TẾT NGUYÊN ĐÁN
    Việt Nam lễ hội rất phong phú, đa dạng, nhưng bài viết trong khuôn khổ giới hạn, nên người viết chỉ nêu lên một vài phong tục lễ hội thường được nhắc nhở.
    Tết Nguyên Đán(a): Chữ Tết là do chữ tiết (thời tiết) đọc trệch ra thành tết. Nguyên là nguyên thuỷ, bắt đầu. Đán là buổi sớm mai. Tết Nguyên Đán là tết mở đầu cho một năm. Tết năm mới của Việt Nam bắt đầu vào mùa xuân, trong không khí mát mẻ, cây cối, hoa cỏ tốt tươi, do đó năm mới sẽ hy vọng: Khoẻ khoắn, an lành và may mắn.
    Tết Nguyên Đán đối với người Việt rất thiêng liêng nên mọi người, mọi gia đ́nh, đều chuẩn bị từ đầu tháng chạp (trước một tháng), như: Tiền bạc, sửa sang nhà cửa, mua sắm rim mứt, quần áo mới để đón tết.
    Tiễn đưa ông Táo: Ngày xưa ở Việt Nam (đến nay c̣n nhiều gia đ́nh giữ tập tục này), người ta tin Táo Quân (Táo là bếp, Quân là vua: Thần Bếp), cai quản việc bếp núc, vào cuối năm vào ngày 23 tháng chạp (ÂL). Táo về chầu Ngọc Hoàng Thượng đế, báo cáo rành rẽ mọi việc của gia đ́nh nơi thần Táo ở (nếu nhà bếp cấp quốc gia, th́ Táo sẽ bẩm báo việc quốc gia).
    Chuyện kể về thần Táo(b), thuở xa xưa có một nông dân cưới được một người vợ đẹp lắm, mỗi lần đi làm ruộng, ông mang bức h́nh của người vợ theo, để nơi bờ ruộng vừa làm vừa ngắm. Một hôm có một con quạ sà xuống gắp bức h́nh bay là đà, quạ bị người lính đi săn bắn trúng chân, nên quạ thả bức h́nh để thoát thân.
    Người hướng dẫn đoàn lính đi săn là một vị Đại vương. Đại vương ngắm nghía người trong bức h́nh duyên dáng mặn mà, nên truyền lính đi t́m bà đem về cung. Ông nài nỉ và bắt buộc bà làm vợ. Người nông dân rầu rĩ, nhớ nhung, không làm lụng được, nên bị đói rách, đi lang thang, run rủi vào trúng nhà của người vợ cũ. Bà cho ông tiền bạc và ăn uống. Liền lúc đó nghe tiếng lính đi săn đă về xôn xao ngoài ngơ. Hốt hoảng quá! Bà bảo người chồng cũ chui vào ḷ để trốn. Lính đem con nai vừa bắn được bỏ vào ḷ để thui. Bà quá hối hận, v́ vô t́nh đă đem thui chết người chồng cũ. Nên bà nhảy vào ḷ lửa chết chung, cho trọn t́nh nghĩa. Đại vương sững sốt, quá lưu luyến vợ nên cũng nhảy vào ḷ cùng chết. Ngọc Hoàng nghe bẩm báo sự việc, ngẫm nghĩ cả ba người đă chết thật chan chứa t́nh nghĩa, nên phong cả ba người là Thần Táo, do đó Táo Quân có hai ông một bà.
    Từ đấy người ta thờ Táo Quân với câu đối: “Hữu đức năng tư hoả. Vô tư khả đạt thiên”. Nghĩa là: Có tài săm soi lửa. Khả năng bẩm báo trời.
    Cây nêu: Người Việt khi xưa tin tưởng, ngày tết ma quỉ hay quấy nhiễu, nên trước sân dựng cây nêu là cây tre với lá phướn và rắc vôi trên mặt đất, bởi tin rằng ngày xưa Phật đă cấm ma quỉ đến nơi có các vật này.
    Gởi tết: Con cháu các ngành thứ ở riêng, mang hoa qủa, bánh mức về nhà trưởng (nhà thờ ông bà) để nhà trưởng cúng tổ tiên.
    Biếu tết: Biếu tết là tṛ tặng quà đến thầy, hay người ta tặng quà với nhau giữa những người trong họ hàng, bạn bè, người làm cùng sở, để gây thêm t́nh thân mật.
    Lễ Giao thừa: Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, giao thừa là: “Cũ giao lại, mới đón lấy”. Trong lễ giao thừa, nơi các đ́nh miếu cúng tế do làng trưởng hay vị tiên chỉ hoặc thủ từ đứng làm chủ lễ. Tại tư gia do người gia trưởng sắp xếp việc cúng bái, vậy cúng ai? Theo Phan Kế Bính trong “Phong tục Việt Nam” viết: “Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông Hành khiển coi việc nhân gian, hết năm th́ thần nọ bàn giao cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới”. Như vậy có 12 vị Hành khiển, theo địa chi (Tư, Sửu... Hợi), mỗi năm một vị Hành khiển vâng mệnh Ngọc hoàng đến trần gian. Người Việt cúng bái c̣n cảm tạ Ông bà Tổ tiên, Thổ công và âm hồn đă phù hộ gia đ́nh hay làng xóm suốt năm qua. Giờ giao tiếp giữa hai năm, cũ và mới gọi là “Lễ Trừ tịch”.
    Lễ Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ bắt đầu sang năm mới. Cuối giờ Hợi (12 giờ đêm) ngày 30 tháng Chạp (tháng thiếu ngày 29) qua giờ Tư của mùng một tháng Giêng năm sau. Lễ trừ tịch có ư là bỏ tất cả những cái đă qua, những điều cũ, xấu của năm rồi, đón lấy cái mới mẻ tốt đẹp năm tới, cũng có nghĩa là lễ trừ ma quỷ. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên người ta, cũng có thể gọi là Lễ Giao thừa. Sau đó, người ta thường chọn hướng để xuất hành, mong gặp được điều may mắn suốt năm.
    Hái lộc: Khi đi xuất hành hay đi dự lễ giao thừa ở chùa, nhà thờ, đền, đ́nh, nhân dịp bẻ một nhánh cây nhỏ, có lá sởn sơ; như cây đa, cây đề, cây si, gọi là cành lộc, đem về cắm ở bàn thờ, tin tưởng sẽ đem lại sự may mắn cho gia đ́nh trong năm mới.
    Ngày tết Nguyên Đán thường là 7 ngày, từ ngày mùng một đến mùng bảy hạ nêu. Trong thời gian tết, nhiều nơi tổ chức hội hè, đ́nh đám nhộn nhịp như: Bài cḥi, bầu cua, lô tô. Nơi chùa, nhà thờ người tấp nập, ngoài đường người dập d́u, quần áo chỉnh tề. Gặp nhau chúc tết chân t́nh, lời lẽ nhỏ nhẹ lịch sự.
    Mừng tuổi: Ngày xưa con cháu mừng tuổi là lạy tổ tiên đă mất; lạy ông bà c̣n sống, và được ông bà cho tiền. Ngày nay người lớn bỏ tiền vào phong b́ màu đỏ, cho con cháu hay trẻ em quen biết, để các em hoan hỷ đầu năm, tiền này gọi là tiền ĺ x́, hay tiền mở hàng đầu năm.
    Tảo mộ: Tảo mộ là sang sửa mồ mả tổ tiên, mồ mả người đă mất, để hồn người chết được hưởng tết vui vẻ, có nơi chờ đến tháng ba, tết Thanh minh mới tảo mộ.
    (Trích trong "Sử Việt-Đât Việt" của tác giả)

    Cảm tác: TẾT NGUYÊN ĐÁN

    Việt Nam lễ hội biết bao nhiêu!
    Nguyên Đán, sửa sang đẹp đẽ nhiều
    Trong ngơ, dựng nêu phơ phất đứng
    Ngoài sân, đốt pháo rộn ràng kêu

    Hăm ba tháng chạp, Táo đi chầu
    Bẩm báo Ngọc Hoàng, đủ trước sau
    Chuyện nước, lớp lang rành rẽ tấu
    Việc nhà, tŕnh tự rơ ràng tâu

    Giao thừa, trừ tịch phút uy linh
    Năm mới gặp nhau, chan chứa t́nh
    Mừng tuổi, mừng xuân, mừng khách khứa
    Chúc tài, chúc lộc, chúc khang ninh
    ______________
    (a) - Sự khác biệt giữa Ta và Tàu trong cách gọi về Tết Nguyên Đán và Năm Âm Lịch:
    - Việt Nam gọi tết con Mèo (Cat) hay năm con Mèo, th́ Tàu nói là tết con Thỏ (Rabbit) hay năm con Thỏ.
    - Việt Nam gọi tết con Trâu (Buffalo) hay năm con Trâu, th́ Tàu nói là tết con Ḅ (Ox) hay năm con Ḅ.
    - Việt Nam gọi tết con Dê (Goat) hay năm con Dê, th́ Tàu nói là tết con Cừu (Sheep), hay năm con Cừu .
    Thi hào Nguyễn Trăi là người hiểu biết sâu sắc, lỗi lạc. Trong B́nh Ngô Đại Cáo, ông đă xác định sự khác biệt Văn Hóa giữa Việt và Tàu là:
    Như nước Đại Việt ta từ trước,
    Vốn xưng nền văn hiến đă lâu,
    Nước non bờ cơi đă chia,
    Phong tục Bắc Nam cũng khác,
    Từ Triệu, Đinh, Lư, Trần; bao đời xây nền độc lập,
    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương.
    (b). Chuyện kể về Thần Táo, người viết được nghe hiền mẫu kể chuyện lúc c̣n nhỏ, xin thuật lại.
    Last edited by nguyenlocyen; 01-02-2011 at 10:45 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. ĐIỆP VỤ: T̀NH YÊU KHÁC CHIẾN TUYẾN - MÁU - HẬN THÙ - NUỚC MẮT
    By Nguyen Hung Kiet in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 346
    Last Post: 11-10-2011, 11:22 AM
  2. Replies: 7
    Last Post: 07-06-2011, 08:03 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 24-03-2011, 01:50 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 23-03-2011, 06:34 AM
  5. CÓ NÊN BỎ TẾT NGUYÊN ĐÁN HAY KHÔNG ?
    By Son Ha in forum Triết Học
    Replies: 3
    Last Post: 09-01-2011, 06:53 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •