Đụng độ giữa phe ủng hộ Chính phủ và người biểu t́nh trên đường phố Sana, Yemen. Ảnh: EPA

“Hôm qua là Ai Cập, hôm nay là Algeria”, đó là khẩu hiệu mà hàng ngàn người dân Algeria biểu t́nh gương cao trên đường phố thủ đô Algiers ngày 12.2. Cách mạng hoa lài đang lan rộng đến các nước Bắc Phi.


Từ sáng 12.2, hàng ngàn người biểu t́nh ôn hoà trước dinh 1.5 ở thủ đô Algiers, đ̣i chấm dứt việc áp dụng t́nh trạng khẩn cấp kéo dài 19 năm qua, đ̣i tự do dân chủ và thay đổi hệ thống chính trị tại Algeria, đ̣i tổng thống Bouteflika từ chức.

Hàng ngàn cảnh sát đă được huy động để đối phó với ḍng người biểu t́nh. Các ngă đường dẫn vào thủ đô bị phong toả. Mạng internet, facebook... bị cắt. Đụng độ đă xảy ra và theo nhiều nguồn tin, hàng trăm người đă bị bắt.



Việc ông Mubarak phải từ chức tổng thống Ai Cập và cuộc tháo chạy của tổng thống Zine El Abidine Ben Ali ở Tunisia tháng trước đang là nguồn năng lượng cho các cuộc nổi dậy ở thế giới A-rập.

Một người biểu t́nh tại thủ đô Algiers nói với hăng truyền h́nh Al Jazeera: "Đây là một nhà nước cảnh sát, giống như ở Ai Cập”.

Ông Said Sadi, lănh đạo phong trào Tuần hành v́ dân chủ và văn hoá (RCD) cho biết khoảng 10.000 cảnh sát đă đàn áp cuộc tuần hành của 20.000 người ở Algiers ngày 22.1 vừa qua làm ít nhất 5 người chết và hơn 800 người bị thương.

Đầu tháng 2.2011, tổng thống Algeria, ông Abdelaziz Bouteflika (cầm quyền từ 1999 đến nay) nói rằng sẽ băi bỏ t́nh trạng khẩn cấp trên toàn quốc, cho phép tuần hành dân chủ và giảm bắt bớ.

Algeria ban bố t́nh trạng khẩn cấp toàn quốc từ cách đây 19 năm để đối phó với các cuộc nổi dậy của dân quân Hồi giáo. Những cuộc nội chiến này đă khiến 200.000 người thiệt mạng.

T́nh trạng bất ổn đang lan rộng ở Algeria có thể tác động đến nền kinh tế thế giới do đây là nước khai thác và xuất khẩu dầu khí quan trọng, nhưng nhiều chuyên gia tin rằng một cuộc cách mạng như kiểu Ai Cập sẽ khó xảy ra v́ có thể chính phủ Algeria sẽ dùng nguồn tài chính dồi dào của việc xuất khẩu dầu khí để xoa dịu sự phản kháng của người dân.



Không chỉ Algeria, các nước A-rập khác đang t́m biện pháp đối phó với tác động từ cuộc cách mạng hoa lài ở Tunisia và từ Ai Cập. Tại Jordani, vua Abdullah đă thay thế thủ tướng sau khi có nhiều cuộc biểu t́nh phản kháng của người dân. Tổng thống Ali Abdullah Saleh của Yemen hứa sẽ không tham gia tái tranh cử nhiệm kỳ tiếp. Ngày 12.2 tại thủ đô Yemen, hàng người đă tham gia biểu t́nh phản đối chính phủ, kêu gọi làm cuộc “cách mạng cà phê” và đă đụng độ với cảnh sát.



Cuộc xuống đường ở Quảng trường Tahrir đă lật đổ ông Mubarak sau 18 ngày đấu tranh

Cạnh đó, tại Yemen, hàng ngh́n người biểu t́nh cũng xuống đường kêu gọi tiến hành một cuộc cách mạng tương tự ở Ai Cập. Những người này đă đụng độ với những người ủng hộ chính phủ trên đường phố ở thủ đô Sanaa. Nhân chứng cho biết đụng độ đă xảy ra chỉ vài giờ sau khi nhiều người mang theo dao và gậy gộc buộc khoảng 300 người biểu t́nh chống chính phủ phải giải tán. Những người biểu t́nh đă hô vang "Người dân muốn chính phủ sụp đổ", "Cách mạng ở Yemen tiếp theo cách mạng Ai Cập".



Người biểu t́nh đụng độ vớ phe ủng hộ Chính phủ ở thủ đô Sana, Yemen.

Cuộc biểu t́nh tại thủ đô Yemen bắt đầu sau khi khoảng 300 sinh viên tập trung tại Đại học Sana để biểu t́nh chống chính phủ. Số người tụ tập ngày càng đông và bắt đầu kéo đến Đại sứ quán Ai Cập tại Yemen. Trên đường đi, những người này đă đụng độ với những người ủng hộ chính phủ và hai bên đă xảy ra xô xát.

Tổng hợp theo Reuters, Guardian, Al Jazeera