Results 1 to 4 of 4

Thread: TRƯNG VƯƠNG

  1. #1
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    131

    TRƯNG VƯƠNG

    (Sách “Nhớ Nguồn” đă ra mắt vào tháng 11/2008, sau khi bổ chính, đổi tên là: “Sử Việt - Đất Việt”, Tôi xin trích nhân vật lịch sử trong sách, post vào Việtland nhân dịp kỷ niệm vị nữ anh hùng của dân tộc VN là hai Bà Trưng vào ngày 6 tháng 2 âm lịch. Trong sách có trên 160 vị anh hùng dân tộc và 64 tỉnh thành, nếu Ban điều hành Vietland cho phép và Bạn đọc hoan nghênh, tôi sẽ tiếp tục post vào Việt land mỗi tuần một nhân vật lịch sử VN hay một tỉnh thành).

    TRƯNG VƯƠNG: TRƯNG TRẮC, TRƯNG NHỊ (? - 43 SCN)
    Trưng Trắc là con của Lạc tướng ở huyện Mê Linh (tỉnh Phúc Yên), kết hôn với Thi Sách là con của Lạc tướng ở huyện Chu Diên (thuộc Vĩnh Phúc). Sau khi nhà Triệu bị thất bại, Giao Chỉ do Tàu đô hộ. Mỗi quận đứng đầu là quan Thái thú, tuy nhiên các Lạc hầu, Lạc tướng của ta vẫn được tại vị. Thái thú Tích Quan và Nhâm Diên cai trị khôn ngoan, luôn dùng thủ đoạn vuốt ve khôn khéo, nên dân chúng có lầm than, nhưng không quá khốn đốn, sự chống lại chính quyền không mấy mạnh mẽ.
    Khi Tô Định làm Thái Thú ở Giao Châu, tính t́nh tham lam, hung hăn, Thi Sách lo lắng dân chúng bị hại, ông viết thư gửi Tô Định, lời lẽ can gián trung trực. Tô Định không nghe điều phải, mà bất kỳ đem quân bắt Thi Sách giết đi vào năm 39 (SCN). Khi Trưng Trắc nhận được thiệp tang, ḷng đau đớn, nhưng người tài trí như bà không để tang chồng vào lúc đó, mà bà cho đánh trống đồng dồn dập, dựng cờ khởi nghĩa để trả thù nhà nợ nước. Theo “Thiên Nam Ngữ Lục” bà xin phát thệ 4 điều:
    “Một xin rửa sạch nước thù
    Hai xin dựng lại nghiệp dư họ Hồng
    Ba xin báo oán cho chồng
    Bốn xin được vẹn sớ công lệnh này”
    Thề xong, Bà cùng em gái là Trưng Nhị, hiệu triệu thiên hạ, phất cờ khởi nghĩa, được toàn dân hưởng ứng. Tương truyền hai bà cỡi voi, mặc áo giáp nai nịt hẳn hoi, che lọng vàng. Khi xung trận quân Hán tiến thối có trật tự, vũ khí sắc bén; quân ta chưa được huấn luyện, chưa kinh nghiệm chiến trận và vũ khí thô sơ.
    Tuy nhiên, với ḷng căm thù ngoại xâm cùng cực, nên quân ta đánh quân Hán tan tác. Sử Hậu Hán Thư của Tàu, Phạm Việp viết: "Ở quận Giao Chỉ có người đàn bà tên Trưng Trắc, cùng em gái là Trưng Nhị, khởi binh đánh lấy quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, dân chúng đều hưởng ứng, chiếm trên 60 thành vùng Lũng Ngoại" (a).
    Tô Định tháo chạy về Tàu. Bà được quân dân tôn lên làm vua, đế hiệu Trưng Vương, quốc hiêu là Hùng Lạc, đóng đô Mê Linh, thuộc tỉnh Phúc Yên. Đến lúc ấy bà Trưng Trắc mới làm lễ để tang cho chồng, lư do như bà đă nói lúc xuất quân “Mang tang chế trong lúc cầm quân có thể làm giảm nhuệ khí của binh sĩ”.
    Năm 41 (SCN) vua Tàu là Quang Vũ sai Mă Viện làm Phục ba tướng quân, Lưu Long làm phó tướng, đem đại quân sang đánh nước ta, trận Lăng Bạc cả vạn người Việt bị tử thương. Trưng Vương cho rút quân về Cấm Khê (Vĩnh Yên), một trận ác liệt nữa quân ta bị nhiều người hy sinh. Thế yếu, Bà lui dần đến làng Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây, đến sông Hát Giang, hai bà gieo ḿnh xuống sông tuẫn tiết vào ngày 6 tháng 2 năm Quí Mẹo (Năm 43 SCN) dân chúng lập đền thờ hai bà ở nơi đây. Sau này nhiều sử gia cảm phục hai Bà Trưng là hồng nhan liễu yếu, mà đă vùng vẫy giành lại độc lập cho nước nhà, ghi như sau:
    - Sử gia Lê Văn Hưu viết: Trưng trắc và Trưng Nhị là đàn bà phất cờ khởi nghĩa, đánh lấy 65 thành tŕ, lập quốc xưng vương dễ dàng. Thế mà từ cuối đời nhà Triệu đến nhà Ngô, hơn một ngh́n năm, người ḿnh cứ cúi đầu bó tay làm tôi cho người Tàu. Thật thẹn thùng, không bằng chị em Trưng Nữ Vương là liễu yếu hồng nhan.
    - Đại Nam Quốc sử diễn ca viết:
    “Ngàn tây nổi áng phong trần
    Ầm ầm binh mă xuống gần Long Biên
    Hồng quần nhẹ bước chinh yên
    Đuổi ngay Tô Định giang sơn thái b́nh
    Đô kỳ đóng cơi Mê Linh
    Lĩnh Nam riêng một triều đ́nh nước ta
    Báo thù gánh vác sơn hà
    Một là báo phục hai là bá vương”.

    Đền hai Bà ở xă Ngọc Lâm, tỉnh Bắc Giang có hai câu đối:
    “Đông hải chung anh, thiên vị Trưng triều sinh nữ tướng
    Bắc nhung chi phách, nhân ư ngọc chử ngưỡng thần uy”
    Tạm dịch: Biển Đông hun đúc, sản sinh nữ tướng dựng triều đại Trưng Vương. Giặc Nhung phương bắc tan hồn vía, người nơi bến ngọc cũng ngưỡng mộ thần uy.

    Cảm niệm: Trưng Vương

    Anh thư tài sắc ở Mê Linh
    Thi Sách lo dân, lại bỏ ḿnh
    Đau đớn thiệp tang, không thể nín
    Ngậm ngùi quốc nhục, há làm thinh?
    Trống đồng dồn dập, truyền trừ giặc(b)
    Trưng Nữ lẹ làng, nguyện khởi binh
    Xông xáo vây thành, công hăm trận
    Nhọc nhằn đánh đuổi, nước thanh b́nh

    Nhọc nhằn đánh đuổi, nước thanh b́nh
    Lo lắng quân lương, ngừa chiến chinh
    Mă Viện mưu mô, tâm quỷ quyệt(c)
    Cấm Khê ràn rụa, máu trung trinh
    Đầu hàng giặc Bắc luôn luôn nhục
    Tử tiết Hát Giang măi măi vinh(d)
    Mùng sáu tháng hai, ngày thống thiết!
    Trời cao lồng lộng, nỡ làm thinh?!
    ____________________ _____________
    (a)- Nguyên văn: “Hựu Giao Chỉ tử nữ Trưng Trắc, cập nữ muội Trưng Nhị, phản công đầu kỳ quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, man di giai ứng chi, khẩu lược dũng ngoại lục thập dư thành.”
    (b)- Trống đồng: Nhạc khí đúc bằng đồng, có khắc hoa văn trên mặt, thường có buộc tua ngũ sắc, để trên giàn hay treo ở các xà của đ́nh, lẫm, miếu, được đánh bằng thanh gỗ trong các ngày hội hè. Khi xưa dùng để báo động cho binh sĩ.
    (c)- Tục truyền quân của Trưng Vương, nhiều nữ tướng và nữ binh, nên Mă Viện quỷ quyệt cho lính Tàu cởi truồng ra trận, đàn bà con gái e thẹn ngó mặt đi nơi khác, nhờ vậy giặc thừa cơ thủ thắng. Mă Viện xâm chiếm xong, bèn lập cột đồng ở Lĩnh Nam để làm cương giới nhà Hán.
    (d)- Hát Giang: Sông Hát Giang bên làng Hát Môn, huyện Phúc Lộc (nay h. Phú Thọ, t. Sơn Tây), chỗ sông Đáy tiếp với sông Hồng Hà (theo Việt Nam sử lược chú thích). Người đời sau thương mến Trưng Vương, đă lập đền thờ hai Bà ở bờ sông Hát Giang, huyện Phúc Lộc. Trong đền thờ hai Bà Trưng, những đồ thờ tự đều sơn đen, tuyệt không có sơn đỏ, dân địa phương sợ xúc phạm đến cấm lệ. Tục truyền Trưng Vương mất về việc binh đao, nên kiêng sắc đỏ, v́ giống như máu.
    Last edited by nguyenlocyen; 05-03-2011 at 12:05 AM. Reason: chang

  2. #2
    Member
    Join Date
    05-03-2011
    Posts
    148

    Những Anh Thư của nưóc Việt

    Những Anh Thư của nưóc Việt

    <iframe title="YouTube video player" width="480" height="390" src="http://www.youtube.com/embed/q71jlGb-2q0" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

  3. #3
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Thua đâu có nghĩa là sai ?

    Nhị vị Trưng nữ Vương thua trận quân binh tan nát,Triệu Trinh vương cũng thế, cả Trương Công định, Đinh Công Tráng ,Hoàng Hoa thám, Phan đình Phùng cũng thế .
    Thua đâu có nghĩa là sai ?
    Bọn phò cộng đồng hóa thua trận có nghĩa là sai, là không được nhân dân ủng hộ, chúng nó théc méc :" Tại sao VNCH bại trận mà ở Hải Ngoại còn vinh danh QĐ VNCH ? "
    Bọn phò cộng nào mà lập luận thua trận đồng nghĩa với sai trái ,thua trận là chứng tỏ không được nhân dân hậu thuẩn ,thua trận rồi thì không còn lý do gì mà vinh danh ........

    ..thì bọn phò cộng đó có ngon đưa ý kiến lên chính quyền cộng sản đừng vinh danh Trưng Nữ Vương ,Triệu Trinh Vương , Mai hắc Đế ,Phùng Hưng ,Phùng Hải ,Trương Công Định ,Đinh công Tráng, Hoàng hoa Thám ,Phan Đình Phùng.....đi

  4. #4
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    Từ Ngày Cao uỷ thực dân nắm Toàn quyền, Bầu trời chính trị Việt Nam u ám , mâu thuẫn Hoàng đế Quốc trưởng -Hoàng Hậu với cao uỷ Thực dân càng trầm trọng . Nhất là vấn đề tăng quân số 100 ngàn quân .

    TOI POST BỊ NHẦM KÍNH NHỜ BAN BIÊN TẬP XOÁ GIÙM , XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •